1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tâm lý học chủ đề ảnh hưởng của điện thoại thông minh lên học tập và trí nhớ

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chương II: Tầm quan trọng của việc kiểm soát sử dụng điện thoại thông minh trong học tập và ghi nhớ 1.. Tận dụng tối đa các tiện ích mà điện thoại thông minh đem lại: Điện thoại thông mi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

TÂM LÝ HỌC

CHỦ ĐỀ:ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH LÊN HỌC

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 1

Chương I: Cơ sở lí thuyết 1

1 Học tập: 1

1.1: Chủ nghĩa hành vi và điều kiện hóa cổ điển: 1

1.2: Điều kiện hóa hành vi (Điều kiện hóa từ kết quả): 2

Chương IV: Kết luận 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO 8

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Thời đại công nghệ 4.0 ngày nay đang bùng nổ lên một tầm cao mới với vô vàn sự xuất hiện

của các thiết bị điện tử thông minh nhằm phục vụ cho đời sống con người Tuy nhiên đi kèm

với tiện ích to lớn đó, nó cũng đem lại cho con người nhiều tác động tiêu cực Điển hình trong

số đó phải kể đến điện thoại thông minh - một phát minh hiện đại đã và đang trở thành một

phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người, nhất là đối với giới trẻ hiện nay Chính

vì những lợi ích to lớn cùng với những ảnh hưởng tiêu cực mà điện thoại thông minh đem đến

cho người sử dụng, em đã quyết định lựa chọn chủ đề 3 với đề tài: “Ảnh hưởng của điện thoại

thông minh lên học tập và trí nhớ” cho bài tiểu luận môn Tâm lí học

Điện thoại thông minh là một hình thức liên lạc phổ biến trên toàn thế giới hiện nay và có thể

sẽ tiếp tục như vậy trong tương lai, đặc biệt là với giới trẻ Điện thoại đã phát triển từ các

chức năng cơ bản như nghe và gọi, trở thành một công cụ thay thế các thiết bị khác như máy

tính, nó được sử dụng để tìm kiếm thông tin trên các web, trò chơi, liên lạc tức thì và kết nối

trên các nền tảng mạng xã hội Điện thoại thông minh chắc chắn đã đem lại nhiều lợi ích và

sự tiện lợi chưa từng có đối với chúng ta, tuy nhiên hiện nay nhiều người đang dần bị “điều

khiển” bởi chúng Họ bị phụ thuộc và ngày càng trở nên không thể tách rời với chúng, điều

này có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đến trí nhớ, và học tập của con người

Trang 4

Chủ nghĩa hành vi cho rằng tâm lý học chỉ nên quan tâm đến những gì con người và các động

vật khác làm cũng như hoàn cảnh mà chúng làm điều đó Mà, không xem xét các suy nghĩ,

cảm xúc, trạng thái bên trong phức tạp khác Tâm lý học kích thích - phản ứng giải thích hành

vi theo cách mỗi kích thích gây ra phản ứng, nguyên nhân – kết quả Nhìn nhận Chủ nghĩa

hành vi về việc học: Giải thích việc học bằng những thuật ngữ đơn giản nhất có thể mà không

đề cập đến sự hiểu biết, kiến thức hoặc các thuật ngữ nghe có vẻ về tâm thần (huyền bí) khác

Vd: Dog training

a) Pavlov và điều kiện hóa cổ điển:

• Điều kiện hóa cổ điển: Quá trình một sinh vật được mối liên hệ giữa hai kích thích

• Kích thích vô điều kiện (UCS): Tự động tạo ra phản ứng vô điều kiện

• Phản ứng vô điều kiện (UCR): Hành động mà kích thích vô điều kiện gây ra

• Kích thích có điều kiện (CS): Phản hồi đối với nó phụ thuộc vào các điều kiện trước đó

Trang 5

• Phản ứng có điều kiện (CR): Phản ứng mà kích thích có điều kiện tạo ra là kết quả của quy

trình điều hòa (huấn luyện)

• Kích thích có điều kiện (CS) xảy ra trước kích thích không điều kiện (UCS)

• Sau khi ghép đôi đủ, kích thích có điều kiện (CS) sẽ tạo ra phản ứng có điều kiện (CR), có

thể giống với phản ứng vô điều kiện (URC)

1.2: Điều kiện hóa hành vi (Điều kiện hóa từ kết quả):

- Thorndike và điều kiện hóa từ kết quả:

Điều kiện hóa từ kết quả (học tập bằng công cụ): Quá trình thay đổi hành vi bằng cách đưa ra

biện pháp củng cố hoặc hình phạt sau phản ứng

Đường cong học tập: Biểu đồ về những thay đổi trong hành vi xảy ra trong quá trình học tập

• Một số hành vi nhất định được củng cố bằng sự tổn hại của các hành vi khác

• Củng cố: Quá trình tăng khả năng xảy ra phản ứng trong tương lai dẫn đến hậu quả tích cực

• Luật tác động: Tăng khả năng lặp lại các phản ứng dẫn đến kết quả/hậu quả có lợi, ngay cả

khi chúng ta không hiểu tại sao

Một sự kiện làm giảm xác suất phản hồi hay hành vi

• Hoặc là trình bày một điều gì đó (ví dụ: nhận được sự đau đớn) hoặc loại bỏ (ví dụ: không

cho ăn)

Trang 6

• Hiệu quả nhất khi nó nhanh chóng và có thể dự đoán được

Tăng cường/Củng cố bằng cơ hội trốn thoát hoặc tránh nguy hiểm

• Sự chuẩn bị có nhiều ứng dụng thực tế cho việc học tập và thiết kế

b) Ác cảm vị giác có điều kiện:

Ác cảm vị giác có điều kiện là liên kết một loại thực phẩm với bệnh tật

Quá trình học tập diễn ra đáng tin cậy sau một lần ghép đôi, ngay cả khi có một khoảng thời

gian dài giữa thức ăn và bệnh tật

Bệnh tật có liên quan chặt chẽ hơn với thực phẩm hơn là với các kích thích khác

VD:

Trang 7

i. Khi chuột uống nước, chúng nếm thử loại nước có vị saccharin và bật đèn sáng cùng

phát ra âm thanh lách cách Một số con chuột bị điện giật ở chân 2 giây sau khi bắt

đầu uống nước Những con chuột khác nhận được tia X gây buồn nôn

ii. Những con chuột bị sốc điện sẽ tránh xa ống có ánh sáng và tiếng ồn

iii. Những con chuột bị buồn nôn do chụp X-quang sẽ tránh nước có vị saccharin

c) Học tập xã hội:

Phương pháp học tập xã hội là học nhiều hành vi bằng cách quan sát hành vi của người khác

Học tập xã hội là một loại điều kiện hoạt động có cơ chế cơ bản tương tự:

người khác và hậu quả của họ

• Hành vi thường cung cấp thông tin

• Thiết lập một chuẩn mực hoặc quy tắc

Trang 8

• Thí nghiệm búp bê Bobo của Bandura • Hầu hết mọi người không đồng cảm với

người thất bại hoặc bị trừng phạt

Tự hiệu quả trong học tập xã hội:

• Niềm tin về khả năng thực hiện nhiệm vụ thành công

• Xem xét điểm mạnh và điểm yếu

• So sánh bản thân với người khác và ước tính/đánh giá cơ hội thành công

• Nếu cơ hội thành công nhỏ, mọi người sẽ chán nản

2 Ghi nhớ:

2.1: Các loại bộ nhớ:

Trí nhớ: Việc lưu giữ thông tin

a) Phương pháp kiểm tra trí nhớ:

Trí nhớ rõ ràng/trực tiếp: Các loại trí nhớ trực tiếp Người đưa ra câu trả lời được coi đó là sản

phẩm của trí nhớ

Trí nhớ ngụ ý/ẩn: Bộ nhớ gián tiếp, một trải nghiệm ảnh hưởng đến những gì bạn nói hoặc

làm mặc dù bạn có thể không nhận thức được sự ảnh hưởng đó:

Trang 9

Trí nhớ thủ tục Trí nhớ khai báo• Trí nhớ về cách làm điều gì đó

Trí nhớ ngắn hạn: Lưu trữ tạm thời các sự kiện gần đây, chỉ có khả năng nhớ một vài mục

Trí nhớ dài hạn: Việc lưu trữ các sự kiện tương đối lâu dài, có dung lượng lớn hơn

Chứng mất nguồn trí nhớ : Quên khi nào, ở đâu hoặc làm thế nào bạn học được điều gì đó

c) Sự suy giảm ký ức theo thời gian:

Ký ức ngắn hạn sẽ mờ dần theo thời gian nếu không được luyện tập

- Sự đại diện của não bị suy giảm

- Một trí nhớ can thiệp vào trí nhớ khác

d) Trí nhớ làm việc:

Củng cố: Chuyển đổi trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn

Bộ nhớ làm việc: Một hệ thống để làm việc với thông tin hiện tại

Chức năng điều hành: Quá trình nhận thức chi phối sự thay đổi sự chú ý

Trang 10

2.2: Quên:

Truy xuất và Giao thoa (can thiệp):

Giao thoa tác động vào hiện tại (Chủ động giao thoa- Proactive interference) là khi thông

tin/trí nhớ cũ làm tăng khả năng quên trí nhớ mới

Giao thoa tác động vào quá khứ (Sự giao thoa hồi tố- Retroactive Interference) là khi trí nhớ

mới làm tăng khả năng quên đi trí nhớ cũ

Sự can thiệp là nguyên nhân chính gây ra quên

Chương II: Tầm quan trọng của việc kiểm soát sử dụng điện thoại thông minh trong học

tập và ghi nhớ

1 Giảm thiểu sự xao nhãng: Điện thoại thông minh là một công cụ chứa nhiều tính năng ưu

việt và tiện lợi cùng với nhiều ứng dụng giải trí có thể gây “nghiện” cho bạn Nó khiến bạn

luôn nghĩ đến nó và có khả năng gián đoạn các công việc, vì vậy kiểm soát việc sử dụng sẽ

giúp giảm thiểu sự xa nhãng

2 Tăng cường khả năng tập trung: Kiểm soát việc sử dụng điện thoại thông minh giúp bạn

tập trung vào việc học và ghi nhớ thay vì kiểm tra tin nhắn và thông báo liên tục từ điện

thoại

3 Cải thiện trí nhớ: Bức xạ từ sóng điện thoại có thể gây suy giảm trí nhớ, vì vậy giảm thời

gian sử dụng nó sẽ giúp bạn cải thiện được khả năng ghi nhớ

Trang 11

4 Nâng cao hiệu quả học tập: Rút ngắn thời gian sử dụng điện thoại sẽ giúp bạn có nhiều

thời gian hơn giành cho việc tiếp thu kiến thức, trau dồi kĩ năng của bản thân

5 Giảm căng thẳng và lo âu: Người mắc hội chứng nomophobia (hội chứng sợ khi không có

điện thoại bên mình) sẽ giảm thiểu được tâm trạng lo lắng khi hình thành thói quen giảm bớt

việc sử dụng điện thoại

6 Bảo vệ sức khỏe: Ít sử dụng điện thoại có thể giảm thiểu các vấn đề liên quan như mỏi mắt,

đau đầu hay rối loạn giấc ngủ, cải thiện tình trạng sức khỏe và tinh thần

7 Tận dụng tối đa các tiện ích mà điện thoại thông minh đem lại: Điện thoại thông minh có

rất nhiều tính năng và nguồn thông tin hữu ích, có thể tận dụng các tính năng để cải thiện hiệu

quả học tập và ghi nhớ

Chương III: Thực trạng và giải pháp:

1 Thực trạng:

- Ảnh hưởng tới tâm trạng và gây ra các triệu chứng suy giảm trí nhớ: Sự phụ thuộc vào điện

thoại thông minh có liên quan đến một dạng phụ thuộc về mặt tâm lý và sự phụ thuộc này có

ảnh hưởng bất lợi đến trạng thái “tâm trạng” tình cảm của chúng ta Cheever và cộng sự lưu ý

rằng việc sử dụng điện thoại di động nhiều có liên quan đến nguy cơ mắc chứng

“nomophobia” (ám ảnh điện thoại di động) cao hơn, một dạng lo lắng đặc trưng bởi việc liên

tục nghĩ về điện thoại di động của chính mình và mong muốn giữ thiết bị bên cạnh mình Đây

Trang 12

cũng là một minh chứng của lý thuyết về điều kiện hóa cổ điển, việc kiểm tra điện thoại và

chú ý liên tục tới thông báo từ nó sẽ tạo nên phản ứng có điều kiện, chỉ cần nghe thấy tiếng

điện thoại bạn sẽ cầm lên ngay lập tức và kiểm tra thông báo từ nó Đồng thời, thí nghiệm của

Henrietta Nittby cùng giáo sư Leif Salford cũng cho thấy rằng bức xạ sóng ngắn từ điện thoại

thông minh có thể ảnh hưởng đến hàng rào máu, điều này gây ra ảnh hưởng tới khả năng ghi

nhớ của con người

- Làm gián đoạn sự tập trung và khả năng ghi nhớ trong quá trình học tập: Altmann, Trafton

và Hambrick cho rằng chỉ cần mất tập trung trong 3 giây (ví dụ như với lấy điện thoại di

động) là đủ làm giảm sự chú ý và trí nhớ trong quá trình nhận thức Sự mất tập trung này gây

ra chuỗi bất lợi và kéo dài sự mất tập trung, đặc biệt trong khi học Các bằng chứng thực

nghiệm cho thấy những học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học ít ghi chép hơn và có thành

tích học tập kém hơn người không sử dụng Điều này cũng gây ra suy giảm trí nhớ theo thời

gian khi trí nhớ về việc sử dụng điện thoại can thiệp vào trí nhớ về các kiến thức học tập Cụ

thể, khi bạn nhìn thấy người khác sử dụng điện thoại, bạn cũng sẽ “bắt chước”, tuy nhiên đây

là một loại học tập từ xã hội mà không qua suy xét gây ra hậu quả tiêu cực Nó có thể gây ảnh

hưởng tới họ ngay cả khi để gần nhưng không sử dụng

- Gây ra tình trạng mất ngủ: Theo nghiên cứu từ những năm gầy đây cho thấy rằng ánh sáng

xanh từ điện thoại thông minh sẽ khiến cho não ngừng sản xuất Melatonin - đây là một

hormone giúp cho cơ thể chìm hẳn vào giấc ngủ Điều này gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài,

ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng ghi nhớ của con người

Trang 13

2 Giải pháp:

- Từ điều kiện hóa hành vi, ta có thể kiểm soát việc sử dụng điện thoại bằng cách: Thay vì vừa

học vừa kiểm tra và sử dụng điện thoại, ta lập thời gian biểu cho việc học, và sẽ sử dụng điện

thoại cho việc giải trí sau khi hoàn thành đủ việc học (xem việc dùng điện thoại như một phần

thưởng được giải trí khi hoàn thành bài tập)

- Nghĩ đến những hậu quả khi đạt kết quả thấp trong việc học, điều này sẽ tạo động lực học và

giúp ta kìm nén ý muốn sử dụng điện thoại gây mất tập trung trong lúc học

- Tắt thông báo từ điện thoại và để ngoài tầm mắt của bản thân, điều này dựa trên trí nhớ thủ

tục của con người, giúp bạn tạo thói quen không sử dụng điện thoại trong lúc học để tăng cao

sự tập trung và thời gian học tập

- Cài đặt các thông báo và ứng dụng học tập trên điện thoại, việc các thông tin xuất hiện liên

tục sẽ giúp chúng ta tiếp thu kiến thức một cách thụ động ngay cả khi đang giải trí

- Học ở thư viện và những nơi yên tĩnh, điều này sẽ giảm khả năng sao nhãng bởi các hành vi

sử dụng điện thoại của những người xung quanh

Chương IV: Kết luận

Như vậy, nghiên cứu thực trạng của việc sử dụng điện thoại thông minh đã giúp chúng ta có

cái nhìn toàn diện hơn về các lợi ích và tác hại mà nó đem lại cho con người Và dựa trên các

lí thuyết về ghi nhớ và học tập để lí giải các tình trạng trên, ta có thể áp dụng các phương

Trang 14

pháp để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng điện thoại thông minh bằng cách kiểm soát

chúng, đồng thời loại bỏ được các tác hại của chúng Kiểm soát việc sử dụng điện thoại thông

minh giúp chúng ta tận dụng tối đa các hiệu năng của nó, đem lại lợi ích to lớn cho mỗi

người, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0, khi mà điện thoại thông minh và các sản phẩm

công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta Hiểu rõ được

những điều này, con người sẽ trở thành “chủ nhân” của những chiếc điện thoại thông minh

thay vì trở thành “nô lệ” bị kiểm soát bởi chúng Vì vậy, hãy tạo dựng cho mình những thói

quen tốt, góp phần cho sự phát triển của bản thân và toàn xã hội

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Sara Thomée, Annika Härenstam, Mats Hagberg (2011) “Mobile phone use and stress,

sleep disturbances, and symptoms of depression among young adults - a prospective cohort study”, BMC public health: https://bmcpublichealth.biomedcentral.com/articles/10.1186/1471-2458-11-66

2.Aaron W Kates, Huang Wu, Chris L.S Coryn (2018) "The effects of mobile phone use

on academic performance: A meta-analysis" Computer & Education, volume 127,

107-112: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0360131518302161

3.Jessica S Mendoza, Benjamin C Pody, Seungyeon Lee, Minsung Kim, Ian M

McDonough (2018) "The effect of cellphones on attention and learning: The influences

Trang 15

of time, distraction, and nomophobia" Computers in Human Behavior , volume 86,

52-60: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0747563218301912#sec11

Ngày đăng: 09/09/2024, 10:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w