Những trình bày ở trên cho thấy, đề tài “Tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” kTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI - Năm 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Hà Nội, Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Văn Đức
TS Nguyễn Ngọc Toàn
Phản biện 1: PGS.TS Lưu Văn Quảng Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Văn Thạo Phản biện 3: PGS.TS Trần Thọ Quang
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại vào hồi……….giờ………phút, ngày …tháng……….năm……
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trang 3DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN
Đỗ Thanh Vân, Trần Sơn Tùng, LUO Jun (2022) Đặc điểm và xu hướng phát triển nghiên cứu liên quan đến tiếng Trung Quốc ở Việt Nam - Thống kê tài liệu dựa
trên Cơ sở dữ liệu Tạp chí Khoa học Xã hội và Triết học Quốc gia Trung Quốc Kỷ
yếu Hội thảo Học thuật Quốc tế của Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam, trang 26 –
35; 3 陈山松、杜青云、谢春辉(2022).越南HSK中文水平考试现状及其所推动
-东盟国际中文教育学术研讨会论文集,15-27 Trần Sơn Tùng, Đỗ Thanh Vân, XIE Chunhui (2022) Thực trạng kỳ thi năng lực tiếng Trung HSK của Việt Nam và tác động của nó tới xu hướng phát triển giáo dục Trung Quốc hiện nay - Phân tích dữ liệu dựa trên điểm thi HSK của Viện Khổng
Tử tại Trường Đại học Hà Nội, Việt Nam Kỷ yếu Hội nghị chuyên đề học thuật giáo
dục Trung Quốc quốc tế Trung Quốc-ASEAN lần thứ nhất (tổ chức tại Thái Lan, tháng 2 2023), trang 15 – 27;
4 谢春晖、罗军、杜青云(2023).越南孔院推行“中文+职业技能”建设实践 新加坡环宇科学出版社、新加坡亿科出版社联合发行的《教师专业发展与创新教育研究》,2023年第5卷第03期,226-227
Đỗ Thanh Vân, LUO Jun, XIE Chunhui (2023) Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội thúc đẩy thực hiện thực tiễn mô hình đào tạo “tiếng Trung Quốc + kỹ năng
nghề” Tạp chí "Nghiên cứu phát triển chuyên môn giáo viên và đổi mới giáo dục"
do Nhà xuất bản Khoa học Phổ thông Singapore và Nhà xuất bản Yike Singapore đồng xuất bản, trang 226-227;
Trang 45 陈山松、杜青云、陈光荣(2023).国际中文推广视域下孔子学院研究现状及其对越南孔子学院可持续发展的启示
汉语教学与研究:世界趋势与越南实践国际学术研讨会论文集,172-183 Trần Sơn Tùng, Đỗ Thanh Vân, Trần Quang Vinh (2023) Thực trạng nghiên cứu về Học viện Khổng Tử dưới góc độ quảng bá tiếng Trung quốc tế và sự gợi ý của nó đối với sự phát triển bền vững của Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội, Việt
Nam Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế “Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Trung
Quốc: xu hướng trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam”, trang 172-183;
6 Đỗ Thanh Vân (2024) Tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản
Trung Quốc trong thời đại mới Tạp chí Nghiên cứu Triết học, số 2 (11) 2024, trang
64-74; 7 Đỗ Thanh Vân (2024) Tư tưởng giáo dục Tập Cận Bình và việc vận dụng trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam Tạp chí Lý luận Chính trị điện tử
Trang 51
MỞ ĐẦU 1 Lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu
Sau hơn 45 năm thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc là đất nước nổi tiếng không chỉ ở khía cạnh là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với diện tích rộng lớn, dân số đông và nền văn minh khoảng 5.000 năm rực rỡ, những thành tựu trong công cuộc xây dựng nền giáo dục nơi đây cũng là dấu ấn nổi bật Giáo dục được coi là “đại kế” căn bản trong phát triển sự nghiệp xây dựng XHCN của Trung Quốc, quốc gia này đã xác định “vận quốc hưng suy” có quan hệ trực tiếp với giáo dục, bởi giáo dục không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi cá thể và hạnh phúc mỗi gia đình mà còn ảnh hưởng đến sự cường thịnh của đất nước và phục hưng dân tộc
Chính vì giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng như vậy đối với mỗi quốc gia dân tộc, nhất là đối với những nước đang phát triển, nên không chỉ có Trung Quốc mới coi trọng phát triển nền giáo dục toàn dân, toàn diện và hiện đại hóa Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách giáo dục, trong hoàn cảnh lịch sử dân tộc phải đi qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước như vậy, giáo dục và đào tạo vẫn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư trong điều kiện đất nước đang cần phải khắc phục hậu quả chiến tranh với biết bao khó khăn cả về kinh tế lẫn những bất lợi về chính trị vì bị cấm vận Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đến nay, quan điểm cơ bản của Đảng ta về giáo dục và đào tạo luôn được thể hiện trong các Nghị quyết Trung ương của mỗi kỳ Đại hội
Những trình bày ở trên cho thấy, đề tài “Tư tưởng chiến lược về giáo dục của
Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” không chỉ có tính cấp thiết về mặt lý luận và khoa
học mà còn có giá trị thực tiễn đối với nước ta Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những nhận thức đầy đủ, khách quan hơn về hoàn cảnh lịch sử, ý nghĩa và nội dung cơ bản của tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở mỗi giai đoạn, trên cơ sở đánh giá khách quan những thành tựu và hạn chế của cải cách giáo dục Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ hiện nay, tìm hiểu xem họ đã làm gì và làm như thế nào, để từ đó đóng góp một số đề xuất trong cải cách giáo dục của Việt Nam
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu, làm rõ hoàn cảnh lịch sử, bước phát triển và nội
Trang 62 dung cơ bản của tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở mỗi giai đoạn từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về tư tưởng chiến lược về giáo dục, trong đó hệ thống và phân tích khái niệm tư tưởng chiến lược về giáo dục/cải cách giáo dục, xác định mục đích, sự cần thiết của cải cách giáo dục đối với một quốc gia
- Khảo sát, đánh giá kết quả đạt được và hạn chế của mỗi giai đoạn khác nhau trong triển khai tư tưởng chỉ đạo về giáo dục của Trung Quốc
- Từ đánh giá việc phát triển tư tưởng chiến lược về giáo dục, thực tiễn cải cách giáo dục của Trung Quốc, đề tài làm rõ quan điểm về cải cách giáo dục ở Việt Nam, đề xuất những gợi mở cho chính phủ Việt Nam trong đó chủ yếu tập trung vào những khuyến nghị để Nhà nước điều chỉnh phù hợp đối với chiến lược cải cách giáo dục hiện hành
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc và những gợi mở cho Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách mở cửa (năm 1978) đến nay và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam
4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục làm cơ sở phương pháp luận chỉ đạo, kết hợp dựa trên những tư liệu nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan của các học giả trong nước và quốc tế để tiến hành nghiên cứu
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng phương pháp phổ biến như phương pháp lịch sử, lô gic, so sánh, thống kê, dự báo … để tiến hành nghiên cứu đối với việc xây dựng lý luận và quá trình thực tiễn của tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn sử dụng phương pháp khảo sát thực địa để tiến hành khảo sát đối với một số cán bộ quản
Trang 73 lý của Bộ Giáo dục Trung Quốc, Đại học Thanh Hoa, Trường Đại học sư phạm Thủ đô, Trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, Học viện quan hệ quốc tế và Quản lý sự vụ công thuộc Đại học Phúc Đán …, các Sở Giáo dục thành phố Bắc Kinh,Thiên Tân, Thượng Hải, tỉnh Giang Tô, tỉnh Quảng Tây …
5 Đóng góp mới của luận án
- Luận án đã nêu ra khái niệm tư tưởng chiến lược giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc và mong muốn đưa nó trở thành một vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam;
- Luận án đã nêu ra quá trình phát triển tư tưởng chiến lược giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chỉ rõ được tính kế thừa và đổi mới tư tưởng chiến lược giáo dục của mỗi hạt nhân lãnh đạo là phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc qua từng thời kỳ
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 4 chương
chính trị, tâm lý học, triết học, v.v… Với đề tài của luận án là “Tư tưởng chiến lược
về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, tác giả luận án trước tiên làm rõ khái niệm
giáo dục, tư tưởng giáo dục và tư tưởng chiến lược về giáo dục, tiếp đó đi sâu vào các vấn đề đã nghiên cứu có liên quan tới tư tưởng giáo dục của các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tổng quan tài liệu chính là một trong những phần quan trọng nhất của luận án, xác định phạm vi, tình hình các vấn đề đã được nghiên cứu để tổng hợp, phân tích đánh giá, và coi đó là nền tảng cho việc đi sâu phân tích hoàn cảnh lịch sử ra đời và các nội dung cơ bản tư tưởng chiến lược về giáo dục của các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau cùng, người viết so sánh đối chiếu với tình hình Việt Nam để đưa ra một số gợi mở cho phát triển giáo dục ngày nay
1 Giáo dục và tư tưởng chiến lược về giáo dục
Trang 84
1.1 Các công trình bàn về giáo dục và chiến lược giáo dục
Trong tiếng Anh, “education” vốn xuất phát từ tiếng La Tinh “educoatus” có ý nghĩa là “hướng dẫn”, “chỉ dẫn”, dùng để chỉ thông qua các cách thức nhất định, làm cho những thứ ẩn sâu trong cơ thể và tâm hồn của con người được thể hiện ra bên ngoài “Education” vốn xuất hiện từ lâu, tuy nhiên,theo tác giả Raymond Henry
Williams trong công trình Văn hoá và Xã hội phải đến cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19, nó
mới thực sự trở thành một từ vựng có ý nghĩa thông dụng và trở thành một khái niệm thảo luận phổ biến trong các nghiên cứu1
Trong tiếng Trung Quốc, từ “教育”(giáo dục) sớm xuất hiện trong “Mạnh Tử - Tận Tâm thượng” (《孟子·尽心上》) với câu “Đắc thiên hạ anh tài nhi giáo dục chi, tam lạc giã” (“得天下英才而教育之,三乐也”2, giải nghĩa: giáo dục nhân tài xuất sắc trong thiên hạ, đây chính là niềm vui lớn thứ ba của con người) Theo cách giải thích của người Trung Quốc trong quyển “Thuyết văn giải tự” (《说文解字》), “Giáo” có nghĩa là người bề trên truyền thụ cho người bề dưới tiếp thu, “Dục” có nghĩa là dạy con cái làm điều tốt Có thể thấy rằng “Giáo dục” mặc dù được ghép bởi hai từ, nhưng ý nghĩa của hai từ đó vẫn hoàn toàn tách biệt và chưa thật hài hoà
Tại Trung Quốc, nền giáo dục cổ đại đã phát triển từ rất sớm, từ xa xưa họ đã hình thành một chế độ giáo dục, khoa cử khá hoàn chỉnh, có nội dung và hình thức đặc biệt, Và theo như quan điểm của giáo sư Bùi Đình Hiền khi phân tích quan điểm “giáo dục là gì?” trong tư tưởng của nhà triết gia, giáo dục học nổi tiếng Khổng Tử thì cho rằng, theo Khổng Tử “giáo dục là con đường duy nhất, cần thiết nhất đối với mọi con người, giúp họ hiểu được đạo lí sống trong trời đất – tức cách cư xử với tự nhiên, xã hội và con người”3
Ngày nay, “giáo dục” đã được sử dụng rộng rãi và trở thành lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong khoa học xã hội và nhân văn Các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau, và thông thường họ đều tiếp cận khái niệm dưới hai góc độ xã hội và cá thể, nhưng góc nhìn xã hội phổ biến hơn cả
Trong tiếng Việt, “giáo dục” là một từ gốc Hán Việt, có ý nghĩa tương tự trong tiếng Trung Quốc, bao gồm “giáo” có nghĩa là “dạy cho biết”, và “dục” có nghĩa là “nuôi nấng”, “giáo dục” về mặt ngữ nghĩa bao gồm hai phương diện, nuôi nấng về
mặt thể chất, và dạy dỗ về mặt hành vi, ý thức Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam,
1 Raymond Henry Williams, Wu Song Jiang dịch (1991) Văn hoá và Xã hội Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, trang 19
2 Yang Bo Jun (2013) Mạnh Tử dịch chú Nhà Xuất Bản In ấn Thuỵ Cổ Quán Trung Bắc Kinh, trang 285
3 Bùi Đình Hiền chủ biên (2015) Lịch sử giáo dục thế giới Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, trang 44
Trang 95 Giáo dục là “quá trình đào tạo con người một cách có mục đích nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó được thực hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người”4 Với cách tiếp cận này, các tác giả biên soạn cuốn Từ điển này cho rằng giáo dục thực chất là một hiện tượng xã hội đặc trưng của loài người, nảy sinh cùng xã hội loài người và trở thành một chức năng sinh hoạt không thể thiếu của mọi giai đoạn phát triển của xã hội Đây chính là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động của loài người, biến đổi về tính chất, mục đích, nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức theo các giai đoạn phát triển khách nhau của xã hội loài người5
1.2 Tư tưởng chiến lược về giáo dục
Chiến lược là một từ, một khái niệm sớm xuất hiện trong lĩnh vực quân sự, ở phương Tây, “chiến lược” (strategy) được bắt nguồn từ từ “strategos” trong tiếng Hy Lạp, với ý nghĩa là quan hành chính địa phương, lãnh tướng quân sự Về sau, từ “chiến lược” đã biến thành một thuật ngữ trong lĩnh vực quân sự, dùng để chỉ tướng lĩnh quân sự dùng các mưu lược chỉ huy quân đội tham gia chiến đấu Nhưng ở Trung Quốc, từ “chiến lược” (战略)lại xuất hiện vô cùng sớm, “chiến” có nghĩa là chiến tranh, “lược” có nghĩa là mưu lược, và khi nhắc đến “chiến lược”, mọi người đều nghĩa ngay tới “Binh pháp Tôn Tử”, và đây cũng được coi là tác phẩm liên quan tới “quân sự” và “chiến lược” nổi tiếng, xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc
Về định nghĩa “tư tưởng chiến lược”, tác giả người Trung Quốc Peng Xiao Li
trong bài viết Nghiên cứu tư tưởng chiến lược phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa
của Tập Cận Bình có đưa ra quan điểm của bản thân mình khi đề cập đến khái niệm
tư tưởng chiến lược, cụ thể đó là “chỉ các quan điểm hoàn chỉnh của một tổ chức khi trong bối cảnh chiến lược nhất định, xác định được mục tiêu chiến lược của tổ chức đó và sử dụng các chính sách, sách lược để thực hiện mục tiêu chiến lược này”6 Từ quan điểm này có thể thấy, tư tưởng chiến lược được cấu thành bởi các yếu tố: bối cảnh chiến lược, mục tiêu chiến lược, giai đoạn chiến lược, chính sách chiến lược, để từ đó có thể trả lời cho các câu hỏi như đang ở môi trường như thế nào, mục tiêu là gì, cần thực hiện mục tiêu đó trong giai đoạn nào và cần có phương pháp nào để thực
4 Hội đồng chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam Từ điển Bách khoa Việt Nam Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2002, tập 2, trang 120
5 Xem: Hội đồng chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam Sđd., trang 120
6 Peng Xiao Li (2019) Nghiên cứu tư tưởng chiến lược phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa của Tập Cận Bình Luận văn Thạc sĩ Đại học Công nghệ Hoa Nam
Trang 106 hiện Chỉ khi trả lời được bốn câu hỏi đó, chúng ta mới có thể hình thành nên một tư tưởng chiến lược rõ ràng, xác định đúng mục tiêu và phương hướng
Giáo sư Đặng Bá Lãm cho rằng, tư tưởng chiến lược giáo dục hay quá trình xây dựng chiến lược giáo dục cần phải được “thực hiện trên cơ sở đánh giá thực trạng của giáo dục, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, bối cảnh trong nước và quốc tế, đưa ra những mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể dựa trên các quan điểm phát triển và dự báo, đồng thời đưa ra các giải pháp và chương trình cụ thể để thực hiện các mục tiêu đó”7 Và với cách tiếp cận phát triển con người toàn diện, tác giả còn cho rằng tư tưởng trong xây dựng và thực hiện chiến lược giáo dục phải hướng đến “con người được giáo dục và biết tự giáo dục … “vừa là động lực, vừa là mục tiêu” của sự phát triển bền vững xã hội 8 Với nội dung như vậy, tư tưởng chiến lược giáo dục là phải coi giáo dục là quốc sách hàng đầu với mục đích xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại9
2 Nghiên cứu về tư tưởng về giáo dục của các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau cải cách tới nay
2.1 Tổng quan các nghiên cứu đánh giá chung về tư tưởng giáo dục của Trung Quốc từ sau cải cách tới nay
Tư tưởng giáo dục chính là cái nhìn cơ bản về hiện tượng và vấn đề trong giáo dục Trong những năm đầu dựng nước, Trung Quốc đã nhìn nhận giáo dục như là công cụ để xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa Đến những năm 60 của thế kỷ 20, do có những đánh giá sai lầm cho rằng giáo dục đơn giản chỉ là công cụ đấu tranh giai cấp, dẫn đến việc giáo dục Trung Quốc đến năm 1966 bắt đầu rơi vào thời kỳ 10 năm hỗn loạn Giáo sư Nguyễn Văn Căn đã đánh giá đây chính là 10 năm đại nạn của giáo dục Trung Quốc, giáo dục không chỉ là vùng trắng mà còn có thể coi là vùng tối trên bức tranh toàn cảnh xã hội Trung Quốc đương thời10, và chính “cách mạng văn hoá” đã tạo điều kiện cho sai lầm “tả khuynh” đến chỗ cực đoan phủ định tri thức, thủ tiêu giáo dục, điều này khiến cho nền giáo dục của Trung Quốc ngày càng tụt lại phía sau về nhiều phương diện so với các nước phát triển trên thế giới11
Trang 117
Trong luận văn thạc sĩ Tư tưởng giáo dục ở Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
(1949 đến nay), tác giả Bùi Đức Thiệp cho rằng từ sau cải cách đến nay, tư tưởng
giáo dục của Trung Quốc đã có những biến đổi vô cùng lớn Giáo dục đầu tiên được coi như là công cụ đấu tranh giai cấp đã chuyển biến và được coi là nền tảng để xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, tiếp đó lại có sự chuyển biến từ việc nhấn mạnh kiến thức và kĩ năng cơ bản trong giai đoạn đầu cải cách sang việc chú trọng bồi dưỡng toàn diện và hoàn chỉnh tố chất, phẩm chất của con người với phương châm bồi dưỡng nhân dân lao động phát triển toàn diện về đức, trí, thể, trở thành những người có giác ngộ chủ nghĩa xã hội và có văn hoá12 Và khi nhìn lại quá trình cải cách
giáo dục ở Trung Quốc, học giả Xiang Xian Ming trong bài viết Nhìn lại và suy nghĩ
về 70 năm cải cách giáo dục của Trung Quốc mới cho rằng Trung Quốc đã thành
công trong việc nâng cao tố chất của tầng lớp lao động để đẩy mạnh kinh tế phát triển, đây là một bước tiến lớn trong lịch sử phát triển quốc gia, từ đó nhấn mạnh việc nhân loại xây dựng tương lai tốt đẹp thông qua giáo dục13
2.2 Các nghiên cứu về tư tưởng chiến lược giáo dục từ sau cải cách tới nay qua từng thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc
Trong quá trình tổng hợp tài liệu, chúng tôi nhận thấy các nghiên cứu liên quan tới đề tài chủ yếu đều tập trung tổng hợp phân tích lí luận giáo dục, chủ trương chính sách giáo dục của các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra, trong đó nổi bật nhất là các nghiên cứu liên quan tới: (1) Tư tưởng giáo dục của Mao Trạch Đông với tư cách là tư tưởng tiền đề đặt nền móng cho Ông Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đưa ra tư tưởng chiến lược giáo dục; (2) Tư tưởng giáo dục của các ông Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào; (3) Tiếp đó, trong những năm gần đây, tư tưởng chiến lược giáo dục của Tập Cận Bình cũng đã nhận được sự quan tâm và chú ý của giới học giả Các công trình nghiên cứu hiện có đều chú trọng tới tính liên tục, tính chỉnh thể và tính hệ thống của các lí luận tư tưởng này
3 Đánh giá về các nghiên cứu có liên quan tới luận án
Có thể khẳng định, việc nghiên cứu một cách khách hệ thống các tư tưởng giáo dục nói chung và tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách mở của (năm 1978) đến nay là cơ sở để nâng cao nhận thức, thấu hiểu vị trí và vai trò của yếu tố giáo dục trong nền kinh tế quốc dân và phát triển
12 Bùi Đức Thiệp (1998) Tư tưởng giáo dục ở Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1949 đến nay) Luận văn thạc sỹ, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội, 1998, 26
13 Xiang Xian Ming (2019) Nhìn lại và suy nghĩ về 70 năm cải cách giáo dục của Trung Quốc mới Tạp chí Đại học Nam Kinh (khoa học xã hội), số 2, trang 15-29
Trang 128 xã hội Trung Quốc Qua tổng quan các công trình nghiên cứu về tư tưởng giáo dục tên thế giới nói chung và tư tưởng giáo dục của đất nước, các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc nói riêng, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu đều đề cập đến nhiều vấn đề, khía cạnh nội dung của
tư tưởng giáo dục; có vai trò, vị trí, giá trị đặc biệt trong việc nhận thức, làm rõ những vấn đề cốt lõi cũng như những vấn đề mới xuất hiện trong phát triển nền giáo dục, đặc biệt đối với đất nước tỷ dân
Thứ hai, số lượng quốc gia theo con đường xã hội chủ nghĩa là không nhiều, do
đặc điểm thể chế chính trị gắn liền với phương hướng giáo dục, nên có sự khác biệt khá lớn và rõ ràng giữa giáo dục ở các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản phương Tây, kéo theo đó, thực sự số lượng học giả quan tâm đến việc nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng nền gió dục Trung Quốc là chưa nhiều; đặc biệt, chưa có công trình nghiên cứu đào sâu vào hoàn cảnh lịch sử, nội dung căn bản của tư tưởng chiến lược của mỗi thế hệ lãnh đạo đồng thời chỉ ra tính kế thừa và phát triển trong tư tưởng chiến lược về giáo dục của 4 thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1978 đến nay
Thứ ba, các nghiên cứu chưa có sự đánh giá, toàn diện về hệ thống giáo dục
Trung Quốc từ khi thực hiện công cuộc cải cách đến nay; nhất là về những thành tựu và hạn chế của cải cách giáo dục Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ hiện nay Xác định hệ thống các vấn đề giáo dục hiện nay của Trung Quốc Quan trọng hơn, tìm hiểu xem họ đã làm gì và làm như thế nào, để từ đó đóng góp một số đề xuất trong cải cách giáo dục của Việt Nam trong bối cảnh mới
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC
Tư tưởng giáo dục từ lâu đã là một trong những vấn đề được các nhà nghiên cứu và học giả quan tâm, với tính chất đặc thù của một bộ môn khoa học liên ngành, nội dung tư tưởng giáo dục xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khoa học xã hội nói chung, như xã hội học, kinh tế, chính trị, tâm lý học, triết học…
2.1 Về một số khái niệm, thuật ngữ công cụ
2.1.1 Khái niệm “giáo dục”
Trong bài viết Phân tích liên văn hoá về sự biến đổi của khái niệm “giáo dục” được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu Giáo dục Sư phạm Đại học vào năm 1997, học
Trang 139 giả Trung Quốc Shi Zhong Ying cho rằng: Khi thảo luận các vấn đề có ý nghĩa như giáo dục hiện nay, trước đây, đa phần đều sử dụng các từ như “nurture” (dưỡng dục), “rear” (chăn nuôi, nuôi trồng), “nourish” (nuôi), “breed” (chăn nuôi), “bring up” (nuôi nấng, chăm sóc), “train” (huấn luyện, tập luyện), nghĩa của những từ vựng này vốn dĩ ban đầu không dùng để chỉ các hoạt động giáo dục của con người, mà dùng để chỉ việc chăn nuôi, trồng trọt
Tại Trung Quốc, nền giáo dục cổ đại đã phát triển từ rất sớm, từ xa xưa họ đã hình thành một chế độ giáo dục, khoa cử khá hoàn chỉnh, có nội dung và hình thức Đặc biệt, những phân tích của giáo sư Bùi Đình Hiền khi phân tích quan điểm “giáo dục là gì?” trong tư tưởng của nhà triết gia, giáo dục học nổi tiếng Khổng Tử cho thấy, theo Khổng Tử: “giáo dục là con đường duy nhất, cần thiết nhất đối với mọi con người, giúp họ hiểu được đạo lí sống trong trời đất - tức cách cư xử với tự nhiên, xã hội và con người”
Trong tiếng Việt, “giáo dục” là một từ gốc Hán Việt, có ý nghĩa tương tự trong tiếng Trung Quốc, bao gồm “giáo” có nghĩa là “dạy cho biết”, và “dục” có nghĩa là “nuôi nấng”, “giáo dục” về mặt ngữ nghĩa bao gồm hai phương diện, nuôi nấng về
mặt thể chất, và dạy dỗ về mặt hành vi, ý thức Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam,
Giáo dục là “quá trình đào tạo con người một cách có mục đích nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó được thực hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người” Với cách tiếp cận này, các tác giả biên soạn cuốn Từ điển này cho rằng giáo dục thực chất là một hiện tượng xã hội đặc trưng của loài người, nảy sinh cùng xã hội loài người và trở thành một chức năng sinh hoạt không thể thiếu của mọi giai đoạn phát triển của xã hội Đây chính là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động của loài người, biến đổi về tính chất, mục đích, nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức theo các giai đoạn phát triển khách nhau của xã hội loài người
2.1.2 Khái niệm “chiến lược”
Chiến lược là một từ, một khái niệm sớm xuất hiện trong lĩnh vực quân sự, ở phương Tây, “chiến lược” (strategy) được bắt nguồn từ từ “strategos” trong tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là quan hành chính địa phương, lãnh tướng quân sự Về sau, từ “chiến lược” đã biến thành một thuật ngữ trong lĩnh vực quân sự, dùng để chỉ tướng lĩnh quân sự dùng các mưu lược chỉ huy quân đội tham gia chiến đấu Nhưng ở Trung Quốc, từ “chiến lược”(战略)lại xuất hiện vô cùng sớm, “chiến” có nghĩa là chiến
Trang 1410 tranh, “lược” có nghĩa là mưu lược và khi nhắc đến “chiến lược”, mọi người đều nghĩa ngay tới “Binh pháp Tôn Tử”, đây cũng được coi là tác phẩm liên quan tới “quân sự” và “chiến lược” nổi tiếng, xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc
2.1.3 Thuật ngữ “tư tưởng chiến lược về giáo dục”
Về định nghĩa “tư tưởng chiến lược”, tác giả người Trung Quốc Peng Xiao Li
trong bài viết Nghiên cứu tư tưởng chiến lược phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa
của Tập Cận Bình có đưa ra quan điểm của bản thân mình khi đề cập đến khái niệm
tư tưởng chiến lược, cụ thể là “chỉ các quan điểm hoàn chỉnh của một tổ chức khi trong bối cảnh chiến lược nhất định, xác định được mục tiêu chiến lược của tổ chức đó và sử dụng các chính sách, sách lược để thực hiện mục tiêu chiến lược này” Từ quan điểm này có thể thấy, tư tưởng chiến lược được cấu thành bởi các yếu tố: bối cảnh chiến lược, mục tiêu chiến lược, giai đoạn chiến lược, chính sách chiến lược, để từ đó có thể trả lời cho các câu hỏi như đang ở môi trường như thế nào, mục tiêu là gì, cần thực hiện mục tiêu đó trong giai đoạn nào và cần có phương pháp nào để thực hiện Chỉ khi trả lời được bốn câu hỏi đó, chúng ta mới có thể hình thành nên một tư tưởng chiến lược rõ ràng, xác định đúng mục tiêu và phương hướng
2.2 Yếu tố nội hàm và cơ sở thực tiễn của tư tưởng chiến lược về giáo dục
2.2.1 Yếu tố nội hàm của tư tưởng chiến lược về giáo dục
Tư tưởng chiến lược giáo dục được hiểu là việc các chínhh quyền, quốc gia đưa ra, xác định các phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách phát triển dài hạn và toàn diện đối với giáo dục của quốc gia đó cùng với những quyết sách, quản lý đối với việc huy động tài nguyên trong một thời kỳ nhất định một cáchh có hệ thống, liền mạch Bởi vì tư tưởng chiến lược giáo dục có tính thực tiễn vô cùng lớn, do đó, khi đưa ra và thực thi tư tưởng chiến lược giáo dục thì cần làm tốt việc quy hoạch chiến lược giáo dục; tư tưởng chiến lược giáo dục là phải coi giáo dục là quốc sách hàng đầu với mục đích xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại [17]
2.2.2 Cơ sở thực tiễn của tư tưởng chiến lược về giáo dục
Tư tưởng chiến lược giáo dục hay quá trình xây dựng chiến lược giáo dục cần phải được “thực hiện trên cơ sở đánh giá thực trạng của giáo dục, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, bối cảnh trong nước và quốc tế, đưa ra những mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể dựa trên các quan điểm phát triển và dự báo, đồng thời đưa ra các giải pháp và chương trình cụ thể để thực hiện các mục tiêu đó” [17, tr 24] Tự chung lại, phương hướng chung để xây dựng giải pháp phát huy yêu tố nội hàm của tư tưởng chiến lược