1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

212 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Tác giả Đỗ Thanh Vân
Người hướng dẫn GS. TS. Phạm Văn Đức, TS. Nguyễn Ngọc Toàn
Trường học Học viện Khoa học xã hội
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 212
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Nghiên cứu một cách khách quan tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay sẽ hiểu rõ được vị trí và vai trò của giáo dục trongTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamTư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định

Tác giả

Đỗ Thanh Vân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tác giả luận án còn nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ to lớn từ nhiều cơ quan, đơn vị, tập thể và cá nhân Bằng tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội; quý Thầy, Cô của Học viện Khoa học xã hội; Phòng Quản lý đào tạo và Khoa Triết học, Chính trị học và Tôn giáo học của Học viện Khoa học xã hội; đặc biệt là GS.TS Phạm Văn Đức và TS Nguyễn Ngọc Toàn, những người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập, từ định hướng nghiên cứu, xây dựng đề cương, tổ chức nghiên cứu, đến báo cáo hoàn thành luận án Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn những ý kiến nhận xét đánh giá, góp ý quý báu của các thầy cô, thành viên các hội đồng trong suốt quá trình hoàn thành luận án

Xin cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện của Ban lãnh đạo Trường Đại học Hà Nội, nơi tôi đang công tác; cảm ơn các đồng nghiệp trong Trường, nhất là các đồng nghiệp của Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội, đã động viên khích lệ, nhiệt tình giúp đỡ, tham gia đóng góp ý kiến và có nhiều trao đổi quý báu trong suốt quá trình tôi chuẩn bị nội dung của đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận án

Xin gửi lời cảm ơn tới đại gia đình của tôi đã luôn thấu hiểu và chia sẻ, luôn sẵn sàng dành cho tôi sự hỗ trợ to lớn và toàn diện, làm chỗ dựa vững chắc cho tôi trong suốt thời gian tôi vừa làm vừa học nghiên cứu sinh và hoàn thành luận án này

Luận án đã được triển khai một cách nghiêm túc, khoa học và bản thân tác giả đã có nhiều nỗ lực, song vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được những ý kiến chỉ dẫn, góp ý của các thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp để bổ sung, hoàn thiện luận án

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Đỗ Thanh Vân

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội NXB : Nhà xuất bản

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu 1

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6

5 Đóng góp mới của luận án 7

6 Kết cấu của luận án 7

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8

CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 8

1.1 Tổng quan các nghiên cứu đánh giá chung về tư tưởng giáo dục của Trung Quốc từ sau cải cách tới nay 8

1.2 Các nghiên cứu về tư tưởng chiến lược giáo dục từ sau cải cách tới nay qua từng thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc 10

1.3 Đánh giá về các nghiên cứu có liên quan tới luận án 24

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC 29

2.1 Về một số khái niệm, thuật ngữ công cụ 29

2.1.1 Khái niệm “giáo dục” 29

Trang 7

2.1.2 Khái niệm “chiến lược” 37

2.1.3 Thuật ngữ “tư tưởng chiến lược về giáo dục” 39

2.2 Yếu tố nội hàm và cơ sở thực tiễn của tư tưởng chiến lược về giáo dục 452.2.1 Yếu tố nội hàm của tư tưởng chiến lược về giáo dục 45

2.2.2 Cơ sở thực tiễn của tư tưởng chiến lược về giáo dục 52

Tiểu kết Chương 2 55

Chương 3 TƯ TƯỞNG CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC CỦA CÁC THẾ HỆ LÃNH ĐẠO ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC (KỂ TỪ KHI CẢI CÁCH, MỞ CỬA ĐẾN NAY) 57

3.1 Tư tưởng chiến lược về giáo dục của thế hệ lãnh đạo thứ hai của Đảng Cộng sản Trung Quốc (giai đoạn 1978 - 1991) 58

3.1.1 Hoàn cảnh lịch sử ra đời 59

3.1.2.Nội dung cơ bản 62

3.2 Tư tưởng chiến lược về giáo dục của thế hệ lãnh đạo thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc (giai đoạn 1992 - 2002) 74

3.2.1 Hoàn cảnh lịch sử ra đời 75

3.2.2 Nội dung cơ bản 78

3.3 Tư tưởng chiến lược về giáo dục của thế hệ lãnh đạo thứ tư của Đảng Cộng sản Trung Quốc (giai đoạn 2003-2012) 90

3.3.1 Hoàn cảnh lịch sử ra đời 92

3.3.2 Nội dung cơ bản 95

3.4 Tư tưởng chiến lược về giáo dục của thế hệ lãnh đạo thứ năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (giai đoạn từ 2012 đến nay) 104

3.4.1.Hoàn cảnh lịch sử ra đời 105

3.4.2 Nội dung cơ bản 109

Tiểu kết Chương 3 120

Trang 8

Chương 4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TRONG TƯ TƯỞNG CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC TỪ KHI CẢI CÁCH, MỞ CỬA ĐẾN NAY VÀ MỘT SỐ

KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM 122

4.1 Những thành tựu của nền giáo dục Trung Quốc ngày nay 124

4.1.1 Quy mô giáo dục không ngừng mở rộng 124

4.1.2 Thứ hạng giáo dục không ngừng nâng cao 125

4.1.3 Công bằng giáo dục có nhiều bước đột phá 128

4.1.3.1 Về tổng quan công bằng giáo dục 128

4.1.3.2 Các chính sách thực hiện công bằng giáo dục của Trung Quốc 132

4.2 Những khó khăn, thách thức của cải cách, mở cửa giáo dục Trung Quốc 140

4.3 Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong cải cách giáo dục giai đoạn hiện nay 143

Tiểu kết Chương 4 154

KẾT LUẬN 156

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160

PHỤ LỤC: NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CẢI CÁCH GIÁO DỤC TRUNG QUỐC TỪ 1978 ĐẾN NAY 170

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu

Sau hơn 45 năm thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc là đất nước nổi tiếng không chỉ ở khía cạnh là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với diện tích rộng lớn, dân số đông và nền văn minh khoảng 5.000 năm rực rỡ, những thành tựu trong công cuộc xây dựng nền giáo dục nơi đây cũng là dấu ấn nổi bật Giáo dục được coi là “đại kế” căn bản trong phát triển sự nghiệp xây dựng XHCN của Trung Quốc, quốc gia này đã xác định “vận quốc hưng suy” có quan hệ trực tiếp với giáo dục, bởi giáo dục không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi cá thể và hạnh phúc mỗi gia đình mà còn ảnh hưởng đến sự cường thịnh của đất nước và phục hưng dân tộc

Kể từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay, Trung Quốc phải đối mặt với tình hình trong nước và quốc tế với nhiều biến động không ngừng, ngày càng phức tạp, sau khi kết thúc cuộc “Đại cách mạng văn hóa”, giáo dục đại học tại đất nước này được khôi phục hoạt động trở lại, ngay từ những ngày đầu thực hiện quá trình cải cách kinh tế, ông Ông Đặng Tiểu Bình coi giáo dục như là nền tảng của “bốn hiện đại hóa” (nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng và khoa học công nghệ) Năm 1978, những du học sinh Trung Quốc đầu tiên đặt chân đến Mỹ, đánh dấu bước ngoặt về giao lưu hợp tác giáo dục với nước ngoài của Trung Quốc trong bối cảnh tổng thể của cải cách mở cửa Đến năm 1983, Ông Đặng Tiểu Bình đã đưa ra tư tưởng chiến lược về giáo dục “ba hướng tới”, khẳng định “giáo dục nhất định phải được định hướng để hiện đại hóa”, trong cùng năm đó, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung

Quốc và Hội đồng Nhà nước công bố Cương yếu cải cách và phát triển giáo dục ở Trung Quốc, nhấn mạnh “một quốc gia vững mạnh nhờ vào nền giáo

dục và một hệ thống giáo dục vững mạnh dựa vào đội ngũ giáo viên”

Đến giai đoạn thế hệ tập thể lãnh đạo thứ ba với hạt nhân là ông Giang

Trang 10

Trạch Dân, cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế tri thức, Trung Quốc đã đưa ra chiến lược “Khoa - Giáo hưng quốc”, thực hiện đầu tư mạnh mẽ cho cải cách giáo dục nhằm xây dựng nên hệ thống các trường đại học trọng điểm trong nước, tiếp tục đầu tư kinh phí cho công dân ưu tú của Trung Quốc đi du học bằng ngân sách nhà nước để quay về phục vụ đất nước

Từ sau Đại hội XVI, tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng cộng sản Trung Quốc đã có thêm một bước phát triển mới, thế hệ tập thể lãnh đạo thứ tư còn được gọi là thế hệ lãnh đạo mới do ông Hồ Cẩm Đào làm đại diện đã đưa ra tư tưởng chiến lược về giáo dục là “dĩ nhân vi bản”, phát triển bền

vững, toàn diện có điều tiết, đồng thời đã ban hành Cương yếu quy hoạch quốc gia về cải cách và phát triển giáo dục trung hạn, dài hạn giai đoạn 2010 - 2020 và Cương yếu quy hoạch quốc gia về chiến lược phát triển nhân tài trung hạn, dài hạn giai đoạn 2010 - 2020 với mục đích đưa Trung Quốc

thành quốc gia đi đầu về công nghệ và tri thức, thu hút và sử dụng nhân tài

Gần đây nhất là tư tưởng chiến lược về giáo dục trong thời đại mới của thế hệ lãnh đạo thứ năm của Trung Quốc mà hạt nhân là ông Tập Cận Bình được chỉ rõ từ Đại hội XVIII, đó là “giáo dục hưng tắc quốc gia hưng, giáo dục cường tắc quốc gia cường”, giáo dục càng ngày càng được các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc coi trọng bởi “giáo dục quyết định ngày hôm nay của nhân loại, cũng quyết định tương lai của nhân loại” Giáo dục đại học là tiêu chí quan trọng của trình độ phát triển và tiềm lực phát triển của một quốc gia, Trung Quốc sẽ kiên trì thực hiện chiến lược Khoa - Giáo hưng quốc, đưa giáo dục đặt vào ví trí chiến lược trong ưu tiên phát triển, không ngừng mở rộng quy mô đầu tư, nỗ lực phát triển một nền giáo dục toàn dân, giáo dục suốt đời, xây dựng xã hội học tập, cải cách giáo dục theo chiều sâu, tăng nhanh hiện đại hóa giáo dục để có được một nền giáo dục làm cho người dân hài lòng, đào tạo ra thế hệ những người nối tiếp công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện cả về Đức – Trí – Thể - Mỹ nhằm mục đích đưa Trung Quốc từ một nước lớn về giáo dục trở thành một nước mạnh về giáo dục

Trang 11

Tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn được kế thừa và không ngừng phát triển Nghiên cứu một cách khách quan tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay sẽ hiểu rõ được vị trí và vai trò của giáo dục trong nền kinh tế quốc dân và phát triển xã hội Trung Quốc cũng như những đóng góp của nền giáo dục trong nâng cao tố chất toàn dân và thực hiện mục tiêu xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa của quốc gia này Bên cạnh đó, nền giáo dục ở Trung Quốc không chỉ là một ngành kinh doanh lớn cho các nhà đầu tư công và tư nhân, mà đó còn là nhân tố then chốt cho động lực phát triển kinh tế của nước này

Chính vì giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng như vậy đối với mỗi quốc gia dân tộc, nhất là đối với những nước đang phát triển, nên không chỉ có Trung Quốc mới coi trọng phát triển nền giáo dục toàn dân, toàn diện và hiện đại hóa Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách giáo dục, trong hoàn cảnh lịch sử dân tộc phải đi qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước như vậy, giáo dục và đào tạo vẫn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư trong điều kiện đất nước đang cần phải khắc phục hậu quả chiến tranh với biết bao khó khăn cả về kinh tế lẫn những bất lợi về chính trị vì bị cấm vận Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đến nay, quan điểm cơ bản của Đảng ta về giáo dục và đào tạo luôn được thể hiện trong các Nghị quyết Trung ương của mỗi kỳ Đại hội Trong hơn 30 năm qua, chúng ta đã trải qua nhiều lần cải cách giáo dục, nền giáo dục nước ta đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong nội dung, chương trình và các chính sách giáo dục, đồng thời, công bằng xã hội trong giáo dục được cải thiện, giáo dục cho các đối tượng thuộc nhóm người yếu thế ngày càng được chú trọng hơn Việc phát triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển khoa học - công nghệ đạt được bước tiến rõ

Trang 12

rệt Tuy nhiên, nền giáo dục đào tạo nước ta chưa thực sự là quốc sách hàng đầu, công tác giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc cho học sinh, sinh viên chưa được chú ý đúng mực cả về nội dung và phương pháp, nhiều hoạt động, nhiều đề án cải cách giáo dục còn mang nặng tính hình thức và tâm lý bệnh thành tích làm giảm chất lượng, hiệu quả Đất nước ta muốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển, lạc hậu về khoa học công nghệ, muốn nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân, muốn trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ có con đường duy nhất là con đường phát triển giáo dục và đào tạo, nói cách khác đó là cần quan tâm thiết thực đến công tác “dạy chữ - dạy người - dạy nghề” Quan điểm chỉ đạo: “giáo dục là quốc sách hàng đầu” của Đảng là vô cùng đúng đắn, giống như kim chỉ nam cho công cuộc cải cách giáo dục nước ta Tuy nhiên, từ lý luận đến thực tiễn lại là một chặng đường dài với rất nhiều khó khăn, để giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, chúng ta cần tiếp tục “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục đào tạo theo hướng coi trọng phẩm chất, năng lực của người học…” là bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng ta, quan điểm về giáo dục đào tạo này đã được thể hiện trong nội dung văn kiện Đại hội XII của Đảng, và chúng ta cũng kỳ vọng vào những quan điểm chỉ đạo, tư duy đổi mới mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực giáo dục đào tạo ở những kỳ đại hội tiếp theo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Những trình bày ở trên cho thấy, đề tài “Tư tưởng chiến lược về giáo

dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” không chỉ có tính cấp thiết về

mặt lý luận và khoa học mà còn có giá trị thực tiễn đối với nước ta Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những nhận thức đầy đủ, khách quan hơn về hoàn cảnh lịch sử, ý nghĩa và nội dung cơ bản của tư tưởng chiến lược về

Trang 13

giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở mỗi giai đoạn, trên cơ sở đánh giá khách quan những thành tựu và hạn chế của cải cách giáo dục Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ hiện nay, tìm hiểu xem họ đã làm gì và làm như thế nào, để từ đó đóng góp một số đề xuất trong cải cách giáo dục của Việt Nam

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu, làm rõ hoàn cảnh lịch sử, bước phát triển và nội dung cơ bản của tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở mỗi giai đoạn từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay Từ đó, làm rõ vai trò, tác động của tư tưởng chiến lược giáo dục đối với việc đạt được các thành quả và hạn chế của cải cách giáo dục Trung Quốc trong cải cách, mở cửa Căn cứ các kết quả khoa học đạt được, luận án đề xuất kiến nghị tham khảo trong cải cách giáo dục và xây dựng tư tưởng, quan điểm, chính sách giáo dục hiện nay đối với các nhà quản lý và những người quan tâm đến giáo dục Việt Nam.

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về tư tưởng chiến lược về giáo dục, trong đó hệ thống và phân tích khái niệm tư tưởng chiến lược về giáo dục/cải cách giáo dục, xác định mục đích, sự cần thiết của cải cách giáo dục đối với một quốc gia

- Tái hiện, phân tích sâu hoàn cảnh lịch sử và nội dung cơ bản trong tư tưởng chiến lược về giáo dục của các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ khi cải cách đến nay, từ đó làm rõ dòng chảy tư tưởng được kế thừa, tiếp nối và phát triển giữa các thế hệ lãnh đạo

- Khảo sát, đánh giá kết quả đạt được và hạn chế của mỗi giai đoạn khác nhau trong triển khai tư tưởng chỉ đạo về giáo dục của Trung Quốc

- Từ đánh giá việc phát triển tư tưởng chiến lược về giáo dục, thực tiễn

Trang 14

cải cách giáo dục của Trung Quốc, đề tài làm rõ quan điểm về cải cách giáo dục ở Việt Nam, đề xuất những gợi mở cho chính phủ Việt Nam trong đó chủ yếu tập trung vào những khuyến nghị để Nhà nước điều chỉnh phù hợp đối với chiến lược cải cách giáo dục hiện hành

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc và những gợi mở cho Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách mở cửa (năm 1978) đến nay và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục làm cơ sở lý luận chủ yếu, kết hợp dựa trên những văn kiện, quyết định mà Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố, đồng thời tìm kiếm, tổng hợp các tư liệu nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan của các học giả trong nước và quốc tế để tiến hành nghiên cứu

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Luận án sử dụng phương pháp phổ biến như phương pháp lịch sử, lô gic, so sánh, thống kê, dự báo… để tiến hành nghiên cứu đối với việc xây dựng lý luận và quá trình thực tiễn của tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn sử dụng phương pháp khảo sát thực địa để tiến hành khảo sát đối với một số cán bộ quản lý của Bộ Giáo dục Trung Quốc, Đại học Thanh Hoa, Trường Đại học sư phạm Thủ đô, Trường Đại học Ngoại

Trang 15

ngữ Bắc Kinh, Học viện quan hệ quốc tế và Quản lý sự vụ công thuộc Đại học Phúc Đán…, các Sở Giáo dục thành phố Bắc Kinh,Thiên Tân, Thượng Hải, tỉnh Giang Tô, tỉnh Quảng Tây …

5 Đóng góp mới của luận án

- Luận án đã nêu ra khái niệm tư tưởng chiến lược giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc và mong muốn đưa nó trở thành một vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam;

- Luận án đã nêu ra quá trình phát triển tư tưởng chiến lược giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chỉ rõ được tính kế thừa và đổi mới tư tưởng chiến lược giáo dục của mỗi hạt nhân lãnh đạo là phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc qua từng thời kỳ

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan tới luận án Chương 2: Cơ sở hình thành tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Chương 3: Tư tưởng chiến lược về giáo dục của các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ khi cải cách, mở cửa đến nay

Chương 4: Đánh giá kết quả thực hiện chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong tư tưởng chiến lược về giáo dục từ cải cách, mở cửa đến nay và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Trang 16

tài của luận án là “Tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản

Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, tác giả luận án đã đi sâu vào các vấn đề đã nghiên cứu có

liên quan tới tư tưởng giáo dục của các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tổng quan tài liệu chính là một trong những phần quan trọng nhất của luận án, xác định phạm vi, tình hình các vấn đề đã được nghiên cứu để tổng hợp, phân tích đánh giá, và coi đó là nền tảng cho việc đi sâu phân tích hoàn cảnh lịch sử ra đời và các nội dung cơ bản tư tưởng chiến lược về giáo dục của các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau cùng, người viết so sánh đối chiếu với tình hình Việt Nam để đưa ra một số gợi mở cho phát triển giáo dục ngày nay

1.1 Tổng quan các nghiên cứu đánh giá chung về tư tưởng giáo dục của Trung Quốc từ sau cải cách tới nay

Tư tưởng giáo dục chính là cái nhìn cơ bản về hiện tượng và vấn đề trong giáo dục Trong những năm đầu dựng nước, Trung Quốc đã nhìn nhận giáo dục như là công cụ để xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa Đến những năm 60 của thế kỷ 20, do có những đánh giá sai lầm cho rằng giáo dục đơn giản chỉ là công cụ đấu tranh giai cấp, dẫn đến việc giáo dục Trung Quốc đến năm 1966 bắt đầu rơi vào thời kỳ 10 năm hỗn loạn Giáo sư Nguyễn Văn Căn

Trang 17

đã đánh giá đây chính là 10 năm đại nạn của giáo dục Trung Quốc, giáo dục không chỉ là vùng trắng mà còn có thể coi là vùng tối trên bức tranh toàn cảnh xã hội Trung Quốc đương thời1, và chính “cách mạng văn hoá” đã tạo điều kiện cho sai lầm “tả khuynh” đến chỗ cực đoan phủ định tri thức, thủ tiêu giáo dục, điều này khiến cho nền giáo dục của Trung Quốc ngày càng tụt lại phía sau về nhiều phương diện so với các nước phát triển trên thế giới.2

Trong luận văn thạc sĩ Tư tưởng giáo dục ở Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1949 đến nay), tác giả Bùi Đức Thiệp cho rằng từ sau cải cách đến nay,

tư tưởng giáo dục của Trung Quốc đã có những biến đổi vô cùng lớn Giáo dục đầu tiên được coi như là công cụ đấu tranh giai cấp đã chuyển biến và được coi là nền tảng để xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, tiếp đó lại có sự chuyển biến từ việc nhấn mạnh kiến thức và kĩ năng cơ bản trong giai đoạn đầu cải cách sang việc chú trọng bồi dưỡng toàn diện và hoàn chỉnh tố chất, phẩm chất của con người với phương châm bồi dưỡng nhân dân lao động phát triển toàn diện về đức, trí, thể, trở thành những người có giác ngộ chủ nghĩa xã hội và có văn hoá3 Và khi nhìn lại quá trình cải cách giáo dục ở Trung

Quốc, học giả Xiang Xian Ming trong bài viết Nhìn lại và suy nghĩ về 70 năm cải cách giáo dục của Trung Quốc mới cho rằng Trung Quốc đã thành công

trong việc nâng cao tố chất của tầng lớp lao động để đẩy mạnh kinh tế phát triển, đây là một bước tiến lớn trong lịch sử phát triển quốc gia, từ đó nhấn mạnh việc nhân loại xây dựng tương lai tốt đẹp thông qua giáo dục4

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, từ sau cải cách tới nay, tư tưởng chiến lược giáo dục của Trung Quốc mang đậm dấu ấn tư tưởng giáo dục của chủ

1 Nguyễn Văn Căn (2007) Quá trình cải cách giáo dục ở Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thời kỳ 1978 – 2003 NXB Khoa học Xã hội, trang 61

2 Nguyễn Văn Căn (2007) Quá trình cải cách giáo dục ở Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thời kỳ 1978 – 2003 NXB Khoa học Xã hội, trang 65

3 Bùi Đức Thiệp (1998) Tư tưởng giáo dục ở Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1949 đến nay) Luận văn thạc sỹ, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội, 1998, 26

4 Xiang Xian Ming (2019) Nhìn lại và suy nghĩ về 70 năm cải cách giáo dục của Trung Quốc mới Tạp chí Đại học Nam Kinh (khoa học xã hội), số 2, trang 15-29

Trang 18

nghĩa Mác Bắt đầu từ khi tư tưởng giáo dục chủ nghĩa Mác được du nhập vào Trung Quốc, đến sự hình thành tư tưởng giáo dục chủ nghĩa dân chủ mới của Mao Trạch Đông, và say đó là những quan điểm quan trọng về giáo dục của Tập Cận Bình, quá trình Trung Quốc hoá tư tưởng giáo dục chủ nghĩa Mác đã có ba sự chuyển biến mang tính lịch sử Theo như quan điểm của học giả Xu

Xiao Zhou trong bài viết Nguồn gốc lí luận tư tưởng giáo dục Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa trong thời đại mới cho rằng cơ sở lý

luận tư tưởng giáo dục chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc cơ bản được dựa trên giá trị quan (giáo dục vì ai?), nhân tính quan (tính chất xã hội và tính chất cá nhân), thực tiễn quan (thống nhất giữa lý tưởng và hiện thực), toàn cầu quan (giáo dục dân tộc và giáo dục thế giới)5

Xuyên suốt các nghiên cứu đó, hay quan điểm chung được các học giả đồng tính và được nhắc đến, đó chính là tư tưởng chiến lược ưu tiên phát triển giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc Tư tưởng này được Đặng Tiểu Bình đưa ra, sau đó Giang Trạch Dân đã kế thừa phát triển và làm cho nội dung phong phú hơn, từ đó vị trí chiến lược của việc ưu tiên phát triển giáo dục đã được xác định Khi nhìn nhận những tư tưởng đó, học giả Wang Li

Ping trong bài viết Phân tích tư tưởng chiến lược phát triển ưu tiên giáo dục

có đưa ra quan điểm của mình, cho rằng những tư tưởng chỉ đạo đó được dựa trên tình hình thực tế của Trung Quốc lúc bấy giờ, phát huy được ưu thế vượt trội về nhân lực, tăng cường xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, và đây cũng chính là bảo đảm quan trọng và cơ bản cho sự phát triển, gia tăng năng lực sản xuất, từ đó nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia của Trung Quốc6

1.2 Các nghiên cứu về tư tưởng chiến lược giáo dục từ sau cải cách tới nay qua từng thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc

5 Xu Xiao Zhou (2019) Nguồn gốc lí luận tư tưởng giáo dục Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa trong thời đại mới Tạp chí nghiên cứu giáo dục đại học Trung Quốc, số 1, trang 6-10

6 Wang Li Ping (2007) Phân tích tư tưởng chiến lược phát triển ưu tiên giáo dục Tạp chí Đại học Sư phạm Tây Hoa (Triết học và Khoa học xã hội), số 6, trang 96-99

Trang 19

Trong quá trình tổng hợp tài liệu, chúng tôi nhận thấy các nghiên cứu liên quan tới đề tài chủ yếu đều tập trung tổng hợp phân tích lí luận giáo dục, chủ trương chính sách giáo dục của các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra, trong đó nổi bật nhất là các nghiên cứu liên quan tới: (1) Tư tưởng giáo dục của Mao Trạch Đông với tư cách là tư tưởng tiền đề đặt nền móng cho Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đưa ra tư tưởng chiến lược giáo dục; (2) Tư tưởng giáo dục của Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào; (3) Tiếp đó, trong những năm gần đây, tư tưởng chiến lược giáo dục của Tập Cận Bình cũng đã nhận được sự quan tâm và chú ý của giới học giả Các công trình nghiên cứu hiện có đều chú trọng tới tính liên tục, tính chỉnh thể và tính hệ thống của các lí luận tư tưởng này

1.2.1 Mao Trạch Đông

Tư tưởng giáo dục của Mao Trạch Đông là sự sáng tạo, phát triển lí luận giáo dục của chủ nghĩa Mác trong quá trình áp dụng vào thực tiễn giáo dục tại Trung Quốc Điều đó thể hiện rõ nét nhất ở các phương diện như bản chất của giáo dục, mục tiêu của giáo dục, con đường thực hiện giáo dục, chính sách đãi ngộ dành cho tầng lớp tri thức, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, v.v… Zhou

Xiao Li (2011) trong bài viết Kế thừa và phát triển tư tưởng Mác Lênin của Mao Trạch Đông cho rằng, đầu tiên, Mao Trạch Đông đã giải thích các quan

điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác có liên quan tới bản chất giáo dục, đó chính là ba yếu tố chính trị, kinh tế và văn hoá tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau, việc xây dựng xã hội chủ nghĩa không thể tách rời khỏi giáo dục Tiếp đó, ông đã đưa ra những quy định, phương hướng cụ thể để thực hiện mục tiêu giáo dục của chủ nghĩa xã hội, đó là cần phải bồi dưỡng người lao động có văn hoá, có giác ngộ chủ nghĩa xã hội và phải phát triển cả đức, trí, thể Bên cạnh đó, ông cũng đã làm phong phú và phát triển thêm về tư tưởng cải cách giáo dục của chủ nghĩa Mác, giải quyết vấn đề căn bản của tình trạng giáo dục không

Trang 20

bắt kịp với phát triển kinh tế xã hội, chỉ ra giáo dục không những phải cải cách chế độ, mà còn phải cải cách tư tưởng bằng những biện pháp cụ thể 7

Zhang Zheng Jun và Zhang Ling Jun (2010) khi đi sâu phân tích vào tư

tưởng giáo dục của Mao Trạch Đông trong bài viết Phân tích nội dung và đặc sắc hệ thống tư tưởng giáo dục của Mao Trạch Đông thì cho rằng đó được coi

là một hệ thống lí luận có tính đặc sắc riêng của Trung Quốc, nội hàm của nó bao gồm bốn phương diện: lấy việc đào tạo, bồi dưỡng người lao động có văn hoá và có giác ngộ chủ nghĩa xã hội làm then chốt trong mục tiêu giáo dục, kết hợp giữa học và thực tiễn, phục vụ đại chúng làm then chốt trong tư tưởng giáo dục, lấy việc giảng dạy mang tính hướng dẫn, mang lại nhiều ý tưởng sáng tạo cho người học làm chủ thể của giảng dạy, v.v…8

Quan điểm của nhóm tác giả Li Yu Sheng, Zhang Xue Rong, Zhu Xiao

Ling (2009) trong bài viết Bàn về tư tưởng giáo dục của Mao Trạch Đông và giá trị đương đại và quan điểm của tác giả Zhang Ting (2020) trong bài viết Tư tưởng giáo dục của Mao Trạch Đông và giá trị đương đại có những nét

giống nhau Các tác giả đều đã nhận xét những cống hiến của Mao Trạch Đông đối với nền giáo dục của Trung Quốc là vô cùng to lớn, đó là hệ thống lý luận tư tưởng dựa trên lý luận giáo dục của chủ nghĩa Mác và thực tế xây dựng cách mạng Trung Quốc9, chú trọng tăng cường phổ cập tư tưởng giáo dục, nâng cao trình độ văn hoá và khoa học của toàn dân, kiên trì phát triển toàn diện đức, trí, thể; đồng thời đẩy mạnh giáo dục nhân cách và tố chất toàn diện trong nhà trường, đồng thời giáo dục và lao động sản xuất luôn phải gắn

7 Zhou Xiao Li.(2011) Kế thừa và phát triển tư tưởng Mác Lênin của Mao Trạch Đông Tạp chí Lý luận và Thực tiễn giáo dục đương đại, số 3, trang 145-147

8 Zhang Zheng Jun, Zhang Ling Jun.(2010) Phân tích nội dung và đặc sắc hệ thống tư tưởng giáo dục của Mao Trạch Đông Tạp chí Đại học Sư phạm Hà Bắc (khoa học giáo dục), số 12, trang 5-9

9 Zhang Ting.(2020) Tư tưởng giáo dục của Mao Trạch Đông và giá trị đương đại Tạp chí Đại học Nông nghiệp Vân Nam (Khoa học xã hội), số 14, trang 123-128

Trang 21

liền với nhau, như vậy mới có thể phục vụ cho xây dựng kinh tế, cải cách phương pháp giảng dạy. 10

giả Chen Ning (1995) trong bài viết Bàn về tư tưởng chiến lược phát triển ưu tiên giáo dục của Đặng Tiểu Bình đã đưa ra quan điểm tính tự giác và tính

kiên định được phản ánh rõ nét trong tư tưởng giáo dục của ông, đây chính là sứ mệnh quan trọng trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội Trung Quốc thời kỳ mới mà Đặng Tiểu Bình gánh vác.12 Đi sâu phân tích quan điểm về quá trình

phát triển giáo dục của ông, tác giả Sun Ying Qiu (1999) trong bài viết Tư tưởng chiến lược phát triển giáo dục của Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh ông cho

rằng đầu tiên cần xây dựng vị trí chiến lược ưu tiên phát triển giáo dục, tiếp đó nhận thức đầy đủ và rõ ràng những mâu thuẫn chủ yếu trong phát triển giáo dục, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển toàn diện, tiếp đó dựa trên chiến lược phát triển lâu dài, hy vọng vào tương lai của sự nghiệp giáo dục13 Để làm tốt được các bước đó, thì theo học giả Qin Xuan (1999) trong bài viết

Luận bàn về tư tưởng chiến lược phát triển giáo dục của Đặng Tiểu Bình cho

rằng tư tưởng đó được dựa trên nguyên tắc kiên trì phương châm và phương

10 Li Yu Sheng, Zhang Xue Rong, Zhu Xiao Ling.(2009) Bàn về tư tưởng giáo dục của Mao Trạch Đông và giá trị đương đại Tạp chí Khoa học xã hội các trường Đại học Thiểm Tây, số 21, trang 5-8

11 Từ Sùng Ôn (2009) Những suy tư Triết học của Đặng Tiểu Bình trong việc xác lập lại đường lối tư tưởng chủ nghĩa Mác Triết học, số 6 (217), 39-47

12 Chen Ning.(1995) Bàn về tư tưởng chiến lược phát triển ưu tiên giáo dục của Đặng Tiểu Bình Tạp chí Tìm kiếm, số 4, trang 4

13 Sun Ying Qiu.(1999) Tư tưởng chiến lược phát triển giáo dục của Đặng Tiểu Bình Tạp chí Học viện Dân tộc Trung Nam (Triết học và Khoa học xã hội), số 97, trang 100-103

Trang 22

hướng hướng giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh và nâng cao, hoàn thiện vai trò của Đảng và sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực giáo dục, bồi dưỡng con người mới “bốn có” của xã hội chủ nghĩa (có lý tưởng, có đạo đức, có văn hoá, có kỷ luật).14

Khi nghiên cứu so sánh điểm giống và khác trong tư tưởng giáo dục của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, Giáo sư Pan Mao Yuan (1999) trong

bài viết Logic hình thành tư tưởng chiến lược giáo dục của Đặng Tiểu Bình và ý thức đi trước thời đại cho rằng cả hai đều dựa trên lập trường, quan điểm,

và phương pháp của chủ nghĩa Mác để tiếp cận vấn đề giáo dục, hai người đều đã tìm ra mối liên hệ mật thiết giữa giáo dục và phát triển xã hội, cho rằng giáo dục với tư cách là một lĩnh vực trong xã hội, chịu sự chi phối của xã hội và phục vụ cho xã hội, giáo dục và lao động sản xuất cần kết hợp chặt chẽ với nhau, giúp cho học sinh phát triển toàn diện đức, trí, thể Ngoài ra, trong quá trình bồi dưỡng thế hệ nối tiếp của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, cần đặt việc kiên định phương hướng chính trị đúng đắn vào vị trí quan trọng hàng đầu Tuy nhiên, tư tưởng giáo dục của Mao Trạch Đông hình thành trong thời kỳ đầu dựng nước và thời kỳ cách mạng chủ nghĩa dân chủ mới, củng cố quyền lực chính là nhiệm vụ trọng tâm lúc bấy giờ, giáo dục phục vụ mục tiêu chính trị cho giai cấp vô sản chính là phương châm cơ bản của giáo dục đương thời Còn tư tưởng giáo dục của Đặng Tiểu Bình chủ yếu được hình thành và phát triển trong thời kỳ xây dựng hiện đại hoá chủ nghĩa xã hội, thế nên nhiệm vụ quan trọng của giáo dục lại là nâng cao năng lực sản xuất, phát triển kinh tế quốc dân.15

Nhóm học giả Zhou Zhi Ping, Nan Yue Sheng và Sun Ji Mian (1993)

trong bài viết Quá trình lịch sử và điều kiện hoàn cảnh hình thành và phát

14 Qin Xuan.(1999) Luận bàn về tư tưởng chiến lược phát triển giáo dục của Đặng Tiểu Bình Tạp chí Đại học Nhân dân Trung Quốc, số 1, trang 61-66

15 Pan Mao Yuan.(1999) Logic hình thành tư tưởng chiến lược giáo dục của Đặng Tiểu Bình và ý thức đi trước thời đại Tạp chí Cầu thị, số 121, trang 15-18

Trang 23

triển tư tưởng chiến lược giáo dục của Đặng Tiểu Bình đã tiếp cận vấn đề từ

góc nhìn lịch sử, cho rằng quá trình hình thành và phát triển đó được chia thành 7 giai đoạn, bao gồm: (1) Manh nha hình thành; (2) Bị đè nén; (3) Nảy mầm; (4) Bị cản trở phát triển; (5) Bước đầu phát triển; (6) Ngày càng hoàn thiện; (7) Phát triển bay cao.16 Tiếp đến, dựa trên việc phân tích các bài phát

biểu, câu nói của Đặng Tiểu Bình, Gao Ya (1994) trong bài viết Tư tưởng chiến lược “Ba hướng đến” trong giáo dục đã giới thiệu sơ lược về tư tưởng

chiến lược “Ba hướng đến” của Đặng Tiểu Bình, cụ thể là hướng đến hiện đại hoá, hướng đến thế giới, và hướng đến tương lai17

Tiếp đó, trong bài viết Học tập và quán triệt toàn diện tư tưởng chiến lược cải cách và phát triển giáo dục của Đặng Tiểu Bình, Jiang Ming He

(1998) đã tổng kết “Ba hướng đến” chính là tinh hoa khái lược tư tưởng chiến lược về cải cách và phát triển giáo dục của Đặng Tiểu Bình, trong đó “Hướng đến hiện đại hoá” là then chốt, “Hướng đến thế giới” và “Hướng đến tương lai” chính là hai cách giải thích “Hướng đến hiện đại hoá” từ những góc độ khác nhau Đây không phải là vấn đề giáo dục được tách rời độc lập, mà trái lại, nó chính là kết luận của những tư tưởng được đúc kết khi Đặng Tiểu Bình đặt giáo dục trong khuôn khổ quyết sách chiến lược của cải cách mở cửa, lợi ích lâu dài và vận mệnh tương lai của đất nước, dân tộc.18

Ceng De Chang (1999) trong bài viết Học tập tư tưởng giáo dục của Đặng Tiểu Bình, nỗ lực thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục đã phân tích

tầm quan trọng và tính cấp bách của việc học tập, áp dụng tư tưởng Đặng Tiểu Bình, đưa ra cách thức và phương pháp học tập và ứng dụng tư tưởng giáo dục này vào thực tiễn, kêu gọi học giả đi sâu nghiên cứu học tập lí luận

16 Zhou Zhi Ping, Nan Yue Sheng, Sun Ji Mian.(1993).Quá trình lịch sử và điều kiện hoàn cảnh hình thành và phát triển tư tưởng chiến lược giáo dục của Đặng Tiểu Bình Tạp chí Đại học Sư phạm Hà Bắc, số 1, trang 62-67

17 Gao Ya.(1994) Tư tưởng chiến lược “Ba hướng đến” trong giáo dục Tạp chí Chiến tuyến Lí luận Đại học, số 4, trang 42

18 Jiang Ming He.(1998) Học tập và quán triệt toàn diện tư tưởng chiến lược cải cách và phát triển giáo dục của Đặng Tiểu Bình Tạp chí nghiên cứu Giáo dục Thượng Hải, số 1, trang 1-3

Trang 24

của Đặng Tiểu Bình, lấy lí luận Đặng Tiểu Bình làm nền tảng thúc đẩy phát triển và cải cách trong lĩnh vực giáo dục19

Trong bài viết Sự kế thừa và phát triển tư tưởng giáo dục chủ nghĩa Mác của Ông Đặng Tiểu Bình, Chang Chao (2000) đã chỉ ra những kế thừa và phát

triển tư tưởng giáo dục chủ nghĩa Mác của Đặng Tiểu Bình, điều đó thể hiện ở quan điểm về vị trí, tác dụng, tính chất của giáo dục, đồng thời cũng kết hợp với những điều kiện mới thực tế, chỉ ra những phương châm chỉ đạo cải cách và phát triển giáo dục của xã hội chủ nghĩa tại Trung Quốc trong thời kì mới.20

Học giả Teng Ming Lan và Zhang Ji Hua (2002) trong bài Sự kế thừa và sáng tạo tư tưởng giáo dục chủ nghĩa Mác của Đặng Tiểu Bình cho rằng

Đặng Tiểu Bình chủ yếu sáng tạo và phát triển tư tưởng giáo dục chủ nghĩa Mác trên các phương diện như vị trí và tác dụng của giáo dục, tư tưởng phát triển con người một cách toàn diện của chủ nghĩa Mác, các tư tưởng liên quan tới tầng lớp tri thức của chủ nghĩa Mác Tư tưởng giáo dục của Ông Đặng Tiểu Bình là tư tưởng giáo dục tiên tiến có tính dân tộc và tính thời đại, đem lại nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cải cách và phát triển giáo dục của Trung Quốc.21

Bên cạnh đó, Qu Zhong Lin (1998) trong bài viết Bàn về tư tưởng chiến lược ưu tiên phát triển giáo dục của đồng chí Ông Đặng Tiểu Bình đã đánh

giá đây là một tư tưởng vô cùng sáng tạo ở chỗ đã chỉ ra rằng ưu tiên phát triển giáo dục không có nghĩa phát triển giáo dục một cách mù quáng, đơn độc, nó cần gắn liền với sự điều tiết phát triển nền kinh tế quốc dân, bồi dưỡng thế hệ nhân tài và đội ngũ lao động sản xuất, mới có thể tạo điều kiện

19 Ceng De Chang.(1999) Học tập tư tưởng giáo dục của Đặng Tiểu Bình, nỗ lực thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục.Tạp chí Học viện Sư phạm Sở Hùng, số 14, trang 90-95

20 Chang Chao.(2000) Sự kế thừa và phát triển tư tưởng giáo dục chủ nghĩa Mác của Đặng Tiểu Bình Tạp chí Học viện Cán bộ Quản lý Than mỏ Trịnh Châu, số 15, trang 38-41

21 Teng Ming Lan, Zhang Ji Hua.(2002) Sự kế thừa và sáng tạo tư tưởng giáo dục chủ nghĩa Mác của Đặng Tiểu Bình Tạp chí Nghiên cứu và Thực tiễn Giáo dục, số 12, trang 16-17

Trang 25

xây dựng phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa, từ đó mới có thể biến gánh nặng dân số trở thành ưu thế về nguồn tài nguyên nhân tài, chỉ có thông qua giáo dục.22

1.2.3 Giang Trạch Dân

Tư tưởng giáo dục của Giang Trạch Dân được đưa ra trong điều kiện lịch sử mới, đã phân tích một cách khoa học về tình hình và xu hướng phát triển chính trị, kinh tế, văn hoá quốc tế, kết hợp với thực tiễn mới của quá trình xây dựng toàn diện xã hội khá giả (xã hội tiểu khang), dựa trên cơ sở không ngừng nâng cao sức mạnh mềm văn hoá quốc gia và nâng cao năng lực tổng hợp quốc gia, đưa ra một loạt các lí luận về tư tưởng phát triển lí luận

Nhóm tác giả gồm Chen Li Peng và Liu Xin Li (2003) trong Các điểm quan trọng trong lí luận tư tưởng giáo dục của Giang Trạch Dân đã tổng kết

và chỉ ra các điểm quan trọng trong lí luận giáo dục của Giang Trạch Dân được thể hiện trên 12 phương diện, đó là: (1) Vị thế và tác dụng của giáo dục; (2) Phương châm giáo dục; (3) Hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc; (4) Giáo dục tố chất; (5) Sáng tạo giáo dục; (6) Đội ngũ giáo viên; (7) Giáo dục đạo đức tư tưởng cho thanh thiếu niên; (8) Con đường và phương hướng phát triển của tầng lớp trí thức thanh niên, đặc biệt là thế hệ sinh viên đương đại; (9) Giáo dục dân tộc thiểu số; (10) Quản lý giáo dục theo pháp luật; (11) Giáo dục là một lý luận công trình hệ thống; (12) làm rõ vị thế chiến lược giáo dục, làm sáng tỏ các điểm chính trong tư tưởng giáo dục của Giang Trạch Dân, và cho rằng đây là một hệ thống lí luận giáo dục mang tính khoa học hoàn chỉnh với nội dung phong phú.23

Trong bài viết Ba đại diện: sự phát triển mới của tư tưởng giáo dục chủ nghĩa Mác, Zhang Kuan Zheng (2004) đã cho rằng tư tưởng giáo dục của “Ba

22 Qu Zhong Lin.(1998) Bàn về tư tưởng chiến lược ưu tiên phát triển giáo dục của đồng chí Đặng Tiểu

Bình Tạp chí Tìm kiếm Giáo dục, số 94, trang 9-10

23 Chen Li Peng, Liu Xin Li.(2003) Các điểm quan trọng trong lí luận tư tưởng giáo dục của Giang Trạch Dân Tạp chí Học viện Hành chính Giáo dục quốc gia, số 1, trang 24-31

Trang 26

đại diện” đã trả lời một cách chính xác ba câu hỏi mang tính căn bản, đó là giáo dục xã hội chủ nghĩa bồi dưỡng cho ai? Bồi dưỡng ai? Bồi dưỡng như thế nào? Giang Trạch Dân đã phát triển học thuyết phát triển toàn diện của chủ nghĩa Mác một cách đầy sáng tạo, chỉ rõ mục tiêu bồi dưỡng của giáo dục trong thời đại mới, có ý nghĩa hiện thực và ý nghĩa chỉ đạo vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục của Trung Quốc.24

Bên cạnh đó, Ma Jing (2004) trong bài viết “Ba đại diện” và thúc đẩy phát triển toàn diện con người đã phân tích được quá trình hình thành và phát

triển lí luận phát triển toàn diện con người của chủ nghĩa Mác, trình độ khoa học kĩ thuật của thế giới không ngừng phát triển, đã nảy sinh nhu cầu phát triển con người một cách rõ nét, thúc đẩy phát triển toàn diện con người là một quá trình lâu dài, cần nhân dân cùng chung sức đưa ra quan điểm giáo dục trọn đời, cần tạo điều kiện tốt nhất về mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục để phục vụ cho việc phát triển toàn diện con người.25

Ngoài ra, theo như quan điểm của nhóm tác giả Luo Jia Cai, Li Hua Shu

và Yang Mei (2013) trong bài viết Đánh giá nghiên cứu tư tưởng giáo dục thanh niên của Giang Trạch Dân cho rằng tư tưởng giáo dục thanh niên cũng

là một trong những nội dung quan trọng hình thành nên tư tưởng chiến lược giáo dục của Giang Trạch Dân, đây chính là tư tưởng chỉ đạo công tác giáo dục thanh niên Trung Quốc đương thời26 Guo Yan Bing (2009) trong bài viết

Bàn về tư tưởng giáo dục thanh niên của Giang Trạch Dân cho rằng, Giang

Trạch Dân đã kế thừa và phát triển những tinh hoa trong tư tưởng giáo dục thanh niên của hai thế hệ lãnh đạo của Đảng đi trước, hình thành nên tư tưởng giáo dục thanh niên mang tính sáng tạo trong thời kỳ mới, nắm bắt được xu

24 Zhang Kuan Zheng.(2004) Ba đại diện: sự phát triển mới của tư tưởng giáo dục chủ nghĩa Mác Tạp chí

Học viện Kĩ thuật Nghề nghiệp Cửu Giang, số 1, trang 2-4

25 Ma Jing.(2004) Ba đại diện” và thúc đẩy phát triển toàn diện con người Tạp chí Giáodục Nông nghiệp Đại học số 9, trang 18-20

26 Luo Jia Cai, Li Hua Shu và Yang Mei.(2013).Đánh giá nghiên cứu tư tưởng giáo dục thanh niên của Giang Trạch Dân Tạp chí Lịch sử Hắc Long Giang, số 17, trang 227-229

Trang 27

thế phát triển giáo dục, làm tốt công tác thanh niên, bồi dưỡng nhân tài xây dựng và tiếp nối sự nghiệp xã hôi chủ nghĩa trong thế kỷ mới27 Tiếp đó,

Wang Hua Min (2008) trong bài viết Phân tích tư tưởng giáo dục thanh niên của Giang Trạch Dân cũng đã đưa ra một số quan điểm cho rằng Giang Trạch

Dân đã nhận thức được vai trò lịch sử và ảnh hưởng xã hội của thanh niên, điều này dẫn đến việc chú trọng và tăng cường giáo dục thanh niên là điều vô cùng cần thiết; việc phát triển toàn diện đức trí thể của thanh niên cần thông qua giáo dục và học tập toàn diện, thanh niên cần trưởng thành và trở thành nhân tài ngay từ trong thực tiễn; đồng thời, việc giáo dục thanh niên cần tôn trọng tư tưởng, tính cách, đặc điểm của thanh niên, một mặt cần nghiêm khắc, một mặt cần nhiệt tình chăm sóc yêu thương.28

1.2.4 Hồ Cẩm Đào

Trên cơ sở tư tưởng giáo dục chủ nghĩa Mác, Hồ Cẩm Đào đã đứng trên góc nhìn vĩ mô của thế kỉ mới, kết hợp với thực tiễn mới của việc xây dựng xã hội khá giả (xã hội tiểu khang) toàn diện, đưa ra những quy định mới về nhiệm vụ giáo dục, phương hướng giáo dục, mục tiêu giáo dục, các giai đoạn giáo dục trong thế kỉ mới và thời kì mới, điều đó thể hiện rõ nét đặc điểm của thời đại và đặc sắc dân tộc, có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao trình độ giáo dục, tăng cường tính công bằng giáo dục và thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển lành mạnh, bên cạnh đó cũng có ảnh hưởng tích cực trong việc thúc đẩy xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện đại hoá và phát triển đất nước Khi chúc mừng phi thuyền Thần Châu số 7 du hành vũ trụ thành công viên mãn, ông đã nhấn mạnh việc cần phải đưa giáo dục vào vị trí chiến lược trong phát triển ưu

27 Guo Yan Bing.(2009) Bàn về tư tưởng giáo dục thanh niên của Giang Trạch Dân Tạp chí Học viện Sư phạm Lâm Nghi, số 31, trang 94-95

28 Wang Hua Min.(2008) Phân tích tư tưởng giáo dục thanh niên của Giang Trạch Dân Tạp chí Giáo dục tư tưởng và xây dựng Đảng trong trường học, số 9, trang 45-47

Trang 28

tiên, dốc sức phát triển sự nghiệp giáo dục để đặt nền tảng cho việc xây dựng đội ngũ nhân tài trong hoàn cảnh mới.29

Li Hua Wei (2014) đã đưa ra những nhận định riêng của tác trong bài

viết Nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Hồ Cẩm Đào và cho rằng Hồ Cẩm

Đào đã nắm bắt được xu thế phát triển của thời đại và sứ mệnh trong thời kỳ mới, đã đưa ra các tư tưởng về dân sinh, bản thể, động lực, công bằng trong giáo dục, hình thành nên hệ thống khoa học hoàn chỉnh, đây cũng chính là thành quả mới nhất của việc kết hợp giữa lý luận giáo dục chủ nghĩa Mác với thực tiễn giáo dục xã hội chủ nghĩa Trung Quốc đương thời, và là tư tưởng quan trọng chỉ đạo Đảng hành động để phát triển sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ mới.30

Yang Fan (2008) trong bài viết Tư tưởng giáo dục của Hồ Cẩm Đào đã

phân tích quá trình hình thành tư tưởng giáo dục của Hồ Cẩm Đào một cách khoa học, tổng kết các nội dung cơ bản của tư tưởng đó, bao gồm: phát triển khoa học, chiến lược “khoa giáo hưng quốc” và chiến lược “nhân tài cường quốc”, ưu tiên phát triển giáo dục, tôn sư trọng đạo, nâng cao tố chân toàn dân, đồng thời tác giả cũng đã đưa ra những đánh giá, nhận định khách quan của riêng mình đối với tư tưởng giáo dục của Hồ Cẩm Đào.31

Tác giả Zu Pei Fa (2011) trong bài viết Khái quát tư tưởng giáo dục của Hồ Cẩm Đào đã trình bày chi tiết tư tưởng chính sách giáo dục cơ bản nâng

cao tính công bằng trong giáo dục, quan điểm giáo dục lấy con người làm gốc rễ, thực hiện chiến lược “nhân tài cường quốc”, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng và chú trọng giáo dục nghề nghiệp.32

29 Tịch Xảo Quyên, Trương Ái Tú, (Nguyễn Thị Thu Hằng dịch) (2012) Khoa học kỹ thuật và giáo dục Trung Quốc, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, trang 10

30 Li Hua Wei.(2014).Nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Hồ Cẩm Đào Tạp chí Miền Tây mới, số 14, trang 124-125

31 Yang Fan.(2008).Tư tưởng giáo dục của Hồ Cẩm Đào Tạp chí Học viện Cáp Nhĩ Tân, số 6, trang 10

32 Zu Pei Fa.(2011).Khái quát tư tưởng giáo dục của Hồ Cẩm Đào Tạp chí Trường Đảng Dầu Thắng Lợi, số 11, trang 9

Trang 29

Hai tác giả Ren Bin và Zhao Shi Rong (2009) trong bài viết Vài nét về tư tưởng giáo dục của Hồ Cẩm Đào cho rằng tư tưởng của Hồ Cẩm Đào nhấn

mạnh vào việc phát triển khoa học, với phương hướng phát triển cơ bản là xây dựng nền giáo dục làm vừa lòng nhân dân, lấy việc ưu tiên phát triển giáo dục làm chiến lược quốc gia, tăng cường tính cơ bản, tính chỉ đạo và tính toàn diện của giáo dục, nhấn mạnh bồi dưỡng đạo đức con người và lấy đó làm nhiệm vụ căn bản của giáo dục, phát triển giáo dục nghề nghiệp với tôn chỉ là phục vụ xã hội, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển nhanh và tốt hơn nữa, bồi dưỡng nhân tài có phẩm chất đạo đức cao, đồng thời đặt đội ngũ giáo viên ở vị trí then chốt trong giáo dục.33

Bên cạnh đó, Dong Ping (2014) trong bài viết Nghiên cứu so sánh tư tưởng sáng tạo giáo dục của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đã chỉ ra rằng

nét giống nhau giữa tư tưởng giáo dục của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào nằm ở chỗ trong quá trình ưu tiên phát triển giáo dục, đều chú trọng và kiên trì sáng tạo cải cách giáo dục; trong tư tưởng của hai thế hệ lãnh đạo này đều có nét đặc sắc mới mẻ của thời đại và tầm nhìn chiến lược, ngoài ra cũng vô cùng chú trọng sáng tạo trong giáo dục đại học Về điểm khác nhau, do hoàn cảnh lịch sử không giống nhau, nên trọng tâm của sáng tạo giáo dục cũng có sự khác biệt Giang Trạch Dân nhấn mạnh việc sáng tạo giáo dục cần đặt ngang tầm quan trọng với sáng tạo khoa học kĩ thuật, sáng tạo lý luận và sáng tạo chế độ; “ba đại diện” chính là thông qua đẩy mạnh sáng tạo giáo dục, cải cách giáo dục về chiều sâu, để từng bước xác lập vị trí quan trọng của giáo dục trong quá trình xây dựng hiện đại hoá, đồng thời ông cũng nhấn Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh việc trường đại học cần phải tích cực đẩy mạnh sáng tạo, thông qua sáng tạo đổi mới trong cơ chế, thắt chặt hợp tác với các ban ngành chính phủ, cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan đầu tư tài chính, v.v…

33 Ren Bin, Zhao Shi Rong.(2009).Vài nét về tư tưởng giáo dục của Hồ Cẩm Đào Tạp chí Cửa sổ Lí luận, số 1, trang 5

Trang 30

để tạo ra liên minh chiến lược trong sáng tạo, mang lại những cống hiến tích cực trong việc xây dựng quốc gia sáng tạo mới34

1.2.5 Tập Cận Bình

Dưới sự chỉ đạo của Mao Trạch Đông tới nay, có thể thấy các thế hệ lãnh đạo đều vô cùng chú trọng tầm quan trọng của giáo dục, đặc biệt từ sau cải cách tới nay, Ông Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đều nhấn mạnh tính cơ sở, tính dẫn đường và tính toàn diện của giáo dục trong chiến lược phát triển quốc gia Từ sau Đại hội Đảng lần thứ 18 ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc với Tổng bí thư là đồng chí Tập Cận Bình đã dựa trên nền tảng tư tưởng giáo dục chủ nghĩa Mác, kết hợp với thực tiễn cải cách giáo dục toàn diện ở Trung Quốc, đưa ra một loạt những quan điểm tư tưởng thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển trong hoàn cảnh lịch sử mới, bảo đảm phương hướng phát triển đúng đắn của quá trình hiện đại hoá giáo dục trong xã hội chủ nghĩa

Trong thời đại mới, tư tưởng chiến lược giáo dục của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đề ra yêu cầu: sự hài lòng của nhân dân chính là mục tiêu giá trị, đặt sự nghiệp giáo dục ở vị trí ưu tiên chính là yêu cầu cơ bản, xây dựng con người mới chính là nhiệm vụ cơ bản, và xây dựng nền giáo dục hàng đầu thế giới mang đặc sắc Trung Quốc chính là nhận thức khoa học, tác giả Wu

Yu Long (2019) trong bài viết Khung lí luận của tư tưởng chiến lược giáo dục cường quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời đại mới và ý nghĩa thực tiễn đã đưa ra quan điểm như vậy35 Song Xiao Zhong (2019)

trong bài viết Nghiên cứu những luận chứng quan trọng chiến lược phát triển giáo dục trong thời đại mới của Tập Cận Bình chỉ ra rằng Tập Cận Bình đã so

sánh tình hình và xu thế phát triển mới của nền giáo dục, kinh tế, khoa học kĩ

34 Dong Ping.(2014) Nghiên cứu so sánh tư tưởng sáng tạo giáo dục của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào Tạp chí Đại học Sư phạm Nội Mông Cổ (Triết học và Khoa học xã hội), số 43, trang 16-19

35 Wu Yu Long.(2019) Khung lí luận của tư tưởng chiến lược giáo dục cường quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời đại mới và ý nghĩa thực tiễn.Tạp chí Hướng dẫn Lí luận, số 412, trang 79-83

Trang 31

thuật của Trung Quốc với thế giới, từ đó nhiều lần nhận mạnh tầm quan trọng và địa vị chiến lược của giáo dục trong quá trình thực hiện phát triển quốc gia, đồng thời tác giả cho rằng tư tưởng chiến lược giáo dục của Tập Cận Bình mang tính phương hướng, tính thời đại, tính nhân dân và tính thực tiễn36

Zhou Jian Chao (2014) trong bài viết Tư tưởng mới, quan điểm mới, suy luận mới: học tập những luận điểm quan trọng về việc cải cách và phát triển giáo dục của Tổng bí thư Tập Cận Bình đã tổng kết một cách hệ thống những

quan điểm tư tưởng giáo dục của Tập Cận Bình, bao gồm: giáo dục có vai trò và tác dụng vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, luôn phải ưu tiên phát triển giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho nhân dân, thúc đẩy thanh thiếu niên phát triển lành mạnh toàn diện, đây cũng chính là nhiệm vụ cơ bản của cải cách và phát triển giáo dục; bảo vệ lợi ích cơ bản của nhân dân, thúc đẩy công bằng giáo dục; hoàn thiện cơ chế phát triển nhân tài, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài có phẩm chất đạo đức cao; tôn sư trọng đạo, nỗ lực tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên, không ngừng nâng cao trình độ tổng thể của đội ngũ giáo viên; Giáo dục cần có tầm nhìn xa và rộng, tăng cường giao lưu văn hoá với các quốc gia trên thế giới, đẩy mạnh mở cửa giáo dục với nước ngoài37

Zhu Qing Hua (2014) trong bài viết Lấy đạo đức làm đầu, lấy con người làm căn bản, thực hiện tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên: Học tập các luận điểm về công tác giáo dục của Tổng bí thư Tập Cận Bình đã đưa ra

những ý kiến của bản thân đối với việc tăng cường xây dựng đội ngũ giáo

36 Song Xiao Zhong.(2019).Nghiên cứu những luận chứng quan trọng chiến lược phát triển giáo dục trong thời đại mới của Tập Cận Bình.Tạp chí Đại học Thuỷ lợi Thuỷ điện Hoa Bắc (Khoa học xã hội), số 33, trang 54-59

37 Zhou Jian Chao.(2014).Tư tưởng mới, quan điểm mới, suy luận mới: học tập những luận điểm quan trọng về việc cải cách và phát triển giáo dục của Tổng bí thư Tập Cận Bình Tạp chí Quan sát và Suy nghĩ, số 11, trang 22-27

Trang 32

viên, đó là chú trọng việc bồi dưỡng đạo đức và tinh thần sứ mệnh của giáo viên, nâng cao chỉ số hạnh phúc của giáo viên38

Yang Ye Hua và Fu Jun (2015) trong bài viết Phân tích tư tưởng giáo dục đạo đức tư tưởng thanh thiếu niên của Tập Cận Bình từ sau Đại hội Đảng lần thứ 18 đã khái quát các phát biểu quan trọng của Tập Cận Bình và tổng

kết những quan điểm lí luận về tư tưởng tăng cường giáo dục đạo đức tư tưởng của thanh thiếu niên, đưa ra những quan điểm mới về mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục và cách thức thực hiện giáo dục đối với thanh thiếu niên39

Từ sau khi cải cách đến nay, quá trình phát triển tư tưởng chiến lược giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc có những nét chính như sau: Giáo dục có sự thay đổi từ “dân chủ” đến “mở cửa”, rồi đến “sáng tạo”, đồng thời xuất hiện những quan điểm giáo dục đặc sắc như “chủ nghĩa dân chủ mới”, “ba hướng đến”, “giáo dục phẩm chất”, đưa ra chiến lược phát triển giáo dục và sách lược thực hiện tương ứng

1.3 Đánh giá về các nghiên cứu có liên quan tới luận án

Có thể khẳng định, việc nghiên cứu một cách khách hệ thống các tư tưởng giáo dục nói chung và tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách mở của (năm 1978) đến nay là cơ sở để nâng cao nhận thức, thấu hiểu vị trí và vai trò của yếu tố giáo dục trong nền kinh tế quốc dân và phát triển xã hội Trung Quốc Khẳng định những đóng góp của nền giáo dục trong nâng cao tố chất toàn dân và thực hiện mục tiêu xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa của quốc gia này; nền giáo dục ở Trung Quốc không chỉ là một ngành kinh doanh lớn cho các nhà đầu tư công và tư nhân, mà đó còn là nhân tố then chốt cho động lực phát triển kinh tế của

38 Zhu Qing Hua.(2014) Lấy đạo đức làm đầu, lấy con người làm căn bản, thực hiện tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên: Học tập các luận điểm về công tác giáo dục của Tổng bí thư Tập Cận Bình Tạp chí giáo dục Hiện đại, số 12, trang 4-6

39 Yang Ye Hua, Fu Jun.(2015) Phân tích tư tưởng giáo dục đạo đức tư tưởng thanh thiếu niên của Tập Cận Bình từ sau Đại hội Đảng lần thứ 18.Tạp chí Đại học Dân tộc Trung Nam (Khoa học Xã hội và Nhân văn), số 35, trang 161-164

Trang 33

nước này Qua tổng quan các công trình nghiên cứu về tư tưởng giáo dục tên thế giới nói chung và tư tưởng giáo dục của đất nước, các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc nói riêng, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, các nghiên cứu đều đề cập đến nhiều vấn đề, khía cạnh nội

dung của tư tưởng giáo dục; có vai trò, vị trí, giá trị đặc biệt trong việc nhận thức, làm rõ những vấn đề cốt lõi cũng như những vấn đề mới xuất hiện trong phát triển nền giáo dục, đặc biệt đối với đất nước tỷ dân Các nghiên cứu tập trung việc xác định hoàn cảnh lịch sử hình thành, phân tích tư tưởng giáo dục, chú trọng vào phương hướng, chiến lược phát triển giáo dục trong tương lai và luôn nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa các khía cạnh giáo dục, kinh tế, xã hội, chúng tác động lẫn nhau và là nền tảng của sự phát triển Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ có một số nội dung ít ỏi tập trung đi tìm kiếm những cách định nghĩa mới, hoặc bổ sung cho những định nghĩa, khái niệm đã có Chưa có các đề tài nghiên cứu về quá trình hình thành tư tưởng chiến lược về giáo dục của các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc với các “lãnh đạo hạt nhân” từ nhiều nhân vật then chốt, như Ông Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đến Tập Cận Bình

Thứ hai, số lượng quốc gia theo con đường xã hội chủ nghĩa là không

nhiều, do đặc điểm thể chế chính trị gắn liền với phương hướng giáo dục, nên có sự khác biệt khá lớn và rõ ràng giữa giáo dục ở các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản phương Tây, kéo theo đó, thực sự số lượng học giả quan tâm đến việc nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng nền gió dục Trung Quốc là chưa nhiều; đặc biệt, chưa có công trình nghiên cứu đào sâu vào hoàn cảnh lịch sử, nội dung căn bản của tư tưởng chiến lược của mỗi thế hệ lãnh đạo đồng thời chỉ ra tính kế thừa và phát triển trong tư tưởng chiến lược về giáo dục của 4 thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1978 đến nay Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu nhìn chung chỉ tập trung vào các lĩnh vực, khía cạnh truyền thống của giáo dục, như phương

Trang 34

pháp, tư tưởng cốt lõi, vai trò đội ngũ giáo viên, các giá trị triết học truyền thống ảnh hưởng đến giáo dục,… mà phân tích sâu sức, làm rõ điểm nổi bật, đặc biệt trong tư duy xây dựng nền giáo dục tại mỗi giai đoạn, thời điểm cụ thể gắn liền với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc

Thứ ba, các nghiên cứu chưa có sự đánh giá, toàn diện về hệ thống giáo

dục Trung Quốc từ khi thực hiện công cuộc cải cách đến nay; nhất là về những thành tựu và hạn chế của cải cách giáo dục Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ hiện nay Xác định hệ thống các vấn đề giáo dục hiện nay của Trung Quốc Quan trọng hơn, tìm hiểu xem họ đã làm gì và làm như thế nào, để từ đó đóng góp một số đề xuất trong cải cách giáo dục của Việt Nam trong bối cảnh mới

Bên cạnh đó, có thể nhận thấy rằng, các nghiên cứu hiện nay đều tập

trung ở việc đưa ra hoàn cảnh lịch sử hình thành nên các tư tưởng giáo dục, phân tích tư tưởng giáo dục, đồng thời so sánh hai, hoặc ba tư tưởng giáo dục của hai, ba thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau cải cách tới nay, chú trọng vào phương hướng phát triển giáo dục và luôn nhấn mạnh giữa giáo dục, kinh tế, xã hội luôn có một mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ, chúng tác động lẫn nhau và là nền tảng của sự phát triển Tuy nhiên, từ việc khảo sát các công trình trên đây, tác giả nhận thấy:

Một, trong cách tiếp cận về khái niệm giáo dục, tư tưởng chiến lược về

giáo dục các học giả đã có những luận giải hợp lý, chính xác trên các khía cạnh: giáo dục là gì, mục đích giáo dục như thế nào, tư tưởng chiến lược giáo dục xuất phát từ đâu và hướng tới điều gì Tuy nhiên, cách tiếp cận đó có phần hạn chế ở chỗ cách tiếp cận đa số chỉ tập trung trong lĩnh vực giáo dục, chưa thấy sự xuất hiện nhiều của các chuyên ngành, lĩnh vực khác trong nhưng nghiên cứu hiện có, điều này đang đi ngược lại với xu hướng nghiên cứu khoa học liên ngành của giai đoạn gần đây Bởi vậy, trong những năm gần đây, chỉ có một số ít ỏi các nghiên cứu tập trung đi tìm kiếm những cách

Trang 35

định nghĩa mới, hoặc bổ sung cho những định nghĩa, khái niệm đã có Điều này cho thấy rằng, các học giả, các nhà nghiên cứu dường như chưa bước ra khỏi góc nhìn truyền thống để đi tìm những yếu tố mới hay đưa ra những quan điểm mang tính chất “mạo hiểm” trong khoa học

Hai, trong cách thức nghiên cứu, các học giả, đặc biệt là các học giả

Trung Quốc, nghiên cứu mới chỉ nằm trong phạm vi Trung Quốc, chưa thực sự vươn ra thế giới, điều này thể hiện ở hai phương diện: (1) Những học giả quan tâm và nghiên cứu vấn đề này đại đa số đều là người Trung Quốc và được viết bằng tiếng Trung Quốc, đây chính là rào cản ngôn ngữ đối với các học giả nước ngoài Các nghiên cứu bằng tiếng Anh hay tiếng Việt vô cùng ít ỏi, chủ yếu đều là bản dịch từ những nghiên cứu bằng tiếng Trung Quốc; (2) Số lượng quốc gia theo con đường xã hội chủ nghĩa là không nhiều, do đặc điểm thể chế chính trị gắn liền với phương hướng giáo dục, nên có sự khác biệt khá lớn và rõ ràng giữa giáo dục ở các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản phương Tây, nên đây chưa thực sự là vấn đề được học giả nước ngoài thực sự quan tâm

Ba, các học giả Trung Quốc nghiên cứu, phân tích và đánh giá về tư

tưởng chiến lược giáo dục của các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau cải cách đến nay, ít nhiều thiếu tính khách quan do lập trường chính trị và lối tư duy sẵn có của người Trung Quốc khi nhìn nhận những vấn đề trong nước của họ Đây cũng chính là lợi thế của chúng tôi khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, dưới góc độ của người nước ngoài, thể chế chính trị của Việt Nam có nhiều nét khác so với Trung Quốc, và lối tư duy cũng có nhiều nét khác biệt, bởi vậy, chúng tôi sẽ đưa ra được những nhận định, đánh giá khách quan hơn, để từ đó có thể so sánh cụ thể với tình hình cải cách giáo dục ở Việt Nam và đưa ra những gợi mở để thúc đẩy phát triển sự nghiệp cải cách giáo dục

Với đề tài của luận án là “Tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng

Trang 36

Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, tác giả luận án trước tiên tập trung làm rõ hệ

thống các khái niệm giáo dục, tư tưởng giáo dục và tư tưởng chiến lược về giáo dục, tiếp đó đi sâu phân tích các vấn đề đã nghiên cứu có liên quan tới tư tưởng giáo dục của các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc; từ đó, liên hệ với trường hợp của Việt Nam hiện nay để phân tích, chỉ ra một số gợi mở, đi kèm là những hàm ý chính sách, góp phần xây dựng nền giáo dục đất nước ta ngày càng tiến bộ, khoa học, hiện đại

Trang 37

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHIẾN LƯỢC VỀ

GIÁO DỤC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

Tư tưởng giáo dục từ lâu đã là một trong những vấn đề được các nhà nghiên cứu và học giả quan tâm, với tính chất đặc thù của một bộ môn khoa học liên ngành, nội dung tư tưởng giáo dục xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khoa học xã hội nói chung, như xã hội học, kinh tế, chính trị, tâm lý học, triết

học,… Với đề tài của luận án là “Tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay và một số gợi mở đối với Việt Nam”, tác giả luận án trước tiên tập trung làm rõ hệ thống các

lý luận chung tư tưởng chiến lược về giáo dục Đây là nền tảng cơ bản để xem xét, đánh giá các vấn đề thực tiễn về tư tưởng chiến lược về giáo dục, nhất là nền tảng cho việc đi sâu nghiên cứu, phân tích hoàn cảnh lịch sử ra đời cũng như các nội dung cơ bản về tư tưởng chiến lược về giáo dục của các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau cùng, người viết so sánh đối chiếu với tình hình Việt Nam để đưa ra một số gợi mở, hàm ý giải pháp góp phần phát triển nền giáo dục đất nước trong tương lai

2.1 Về một số khái niệm, thuật ngữ công cụ 2.1.1 Khái niệm “giáo dục”

Trong tiếng Anh, “education” vốn xuất phát từ tiếng La Tinh “educoatus” có ý nghĩa là “hướng dẫn”, “chỉ dẫn”, dùng để chỉ thông qua các cách thức nhất định, làm cho những thứ ẩn sâu trong cơ thể và tâm hồn của con người được thể hiện ra bên ngoài “Education” vốn xuất hiện từ lâu, tuy nhiên, theo

tác giả Raymond Henry Williams trong công trình Văn hoá và Xã hội phải

đến cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19, nó mới thực sự trở thành một từ vựng có ý nghĩa thông dụng và trở thành một khái niệm thảo luận phổ biến trong các

Trang 38

nghiên cứu40 Trong bài viết Phân tích liên văn hoá về sự biến đổi của khái

niệm “giáo dục” được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu Giáo dục Sư phạm Đại học vào năm 1997, học giả Trung Quốc Shi Zhong Ying cho rằng: khi

thảo luận các vấn đề có ý nghĩa như giáo dục hiện nay, đa phần đều sử dụng các từ như “nurture” (dưỡng dục), “rear” (chăn nuôi, nuôi trồng), “nourish” (nuôi), “breed” (chăn nuôi), “bring up” (nuôi nấng, chăm sóc), “train” (huấn luyện, tập luyện), nghĩa của những từ vựng này vốn dĩ ban đầu không dùng để chỉ các hoạt động giáo dục của con người, mà dùng để chỉ việc chăn nuôi, trồng trọt.41 Từ đó có thể thấy rằng, việc sử dụng những từ vựng và khái niệm này đã phản ánh quan niệm cổ xưa trong vấn đề giáo dục trẻ em của xã hội truyền thống tại các quốc gia nói tiếng Anh Họ coi trẻ em như là thực vật, động vật (ở đây không hề có ý nghĩa miệt thị hay kì thị), việc giáo dục trẻ em cũng chính là cung cấp “nước, đồ ăn và tình yêu thương” Bởi vậy người cung cấp giáo dục chính là bố mẹ, chứ không phải giáo viên, và môi trường giáo dục chính là gia đình chứ không phải là trường học, vấn đề giáo dục chính là vấn đề “nuôi nấng con cái” về mặt thể chất

Cũng vẫn trong bài viết đó, Shi Zhong Ying còn nhấn mạnh, mãi cho đến cuối thế kỷ 17, cùng với việc xuất hiện hàng loạt cải cách về chính trị xã hội, khoa học, triết học, kết cấu gia đình và các chế độ giáo dục công cộng, “giáo dục” đã không dừng lại ở ý nghĩa “nuôi nấng” Việc sử dụng các từ “rear”, “bring up”, “nuture” khi đề cập tới vấn đề giáo dục đã không còn phù hợp, kể từ sau thời kỳ Phục Hưng, “education” mới dần trở thành một từ vựng xuất hiện phổ biến trong các thuật ngữ khi nói về giáo dục, và sau đó mới chính thức trở thành một khái niệm quan trọng Giáo dục không chỉ gắn liền với gia

40 Raymond Henry Williams, Wu Song Jiang dịch (1991) Văn hoá và Xã hội Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, trang 19

41 Shi Zhong Ying (1997) Phân tích liên văn hoá về sự biến đổi của khái niệm “giáo dục” Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục Sư phạm Đại học, số 52, trang 18-22.

Trang 39

đình, mà nó còn được bổ sung thêm ý nghĩa liên quan tới chính trị và văn hoá42

Trong tiếng Trung Quốc, từ “教 育 ”(giáo dục) sớm xuất hiện trong “Mạnh Tử - Tận Tâm thượng” (《孟子·尽心上》) với câu “Đắc thiên hạ anh tài nhi giáo dục chi, tam lạc giã” (“得天下英才而教育之,三乐也”43, giải nghĩa: giáo dục nhân tài xuất sắc trong thiên hạ, đây chính là niềm vui lớn thứ ba của con người) Theo cách giải thích của người Trung Quốc trong quyển “Thuyết văn giải tự” (《说文解字》), “Giáo” có nghĩa là người bề trên truyền thụ cho người bề dưới tiếp thu, “Dục” có nghĩa là dạy con cái làm điều tốt Có thể thấy rằng “Giáo dục” mặc dù được ghép bởi hai từ, nhưng ý nghĩa của hai từ đó vẫn hoàn toàn tách biệt và chưa thật hài hoà Theo như tác giả

người Trung Quốc He Lin trong bài viết Bàn về cuộc sống giảng dạy được đăng tải trong cuốn Văn hoá và Nhân sinh cho rằng: trước khi “Giáo dục” trở

thành một khái niệm cụ thể, những nhà tư tưởng cổ đại thường dùng hai từ “Giáo” (教) và “Học” (学) để nói về “giáo dục” với ý nghĩa dạy học.44 Mãi đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, để đẩy mạnh công tác giáo dục, một số người Trung Quốc đi du học Nhật Bản sau chiến tranh Giáp Ngọ đã bắt đầu dịch các tác phẩm giáo dục học từ tiếng Nhật sang tiếng Trung, trong tiếng Nhật vốn có từ “Giáo dục” và “Giáo dục học”, nên khi dịch các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan tới “chấn hưng giáo dục” (兴学) đều gọi là “Giáo dục” hoặc “Giáo dục học” Ở đây, điểm khác nhau quan trọng giữa “Giáo dục” và “Học” chính là sự thay đổi của góc độ quan sát tiếp cận, “Học” là từ trong nhìn ra ngoài, còn “Giáo dục” là nhìn từ ngoài vào trong Sau khi “Giáo dục” trở thành một khái niệm mang tính cốt lõi thì đã xuất hiện một loạt các cụm từ,

42 Shi Zhong Ying (1997) Phân tích liên văn hoá về sự biến đổi của khái niệm “giáo dục” Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục Sư phạm Đại học, số 52, trang 18-22.

43 Yang Bo Jun (2013) Mạnh Tử dịch chú Nhà Xuất Bản In ấn Thuỵ Cổ Quán Trung Bắc Kinh, trang 285

44 He Lin.(1998) Bàn về cuộc sống giảng dạy trong Văn hoá và Nhân sinh Nhà xuất bản Thương Vụ, Trung Quốc, trang 226-228

Trang 40

khái niệm liên quan, chuyên dùng để chỉ các hoạt động nhận thức mang tính độc lập, nó khác với các hoạt động nhận thức triết học, nhận thức đạo đức và nhận thức xã hội

Tại Trung Quốc, nền giáo dục cổ đại đã phát triển từ rất sớm, từ xa xưa họ đã hình thành một chế độ giáo dục, khoa cử khá hoàn chỉnh, có nội dung và hình thức đặc biệt Khi phân tích quan điểm “giáo dục là gì?” trong tư tưởng của nhà triết học, giáo dục học nổi tiếng Khổng Tử, giáo sư Bùi Đình Hiền cho rằng, theo Khổng Tử “giáo dục là con đường duy nhất, cần thiết nhất đối với mọi con người, giúp họ hiểu được đạo lí sống trong trời đất – tức cách cư xử với tự nhiên, xã hội và con người”.45

Như vậy, khi xét về lịch sử ngữ nghĩa của từ “Giáo dục” trong tiếng Anh và tiếng Trung Quốc có thể thấy, “giáo dục” là một từ có tính chất lịch sử, “giáo dục” không tự dưng xuất hiện, mà nó xuất hiện trong một hoàn cảnh, một giai đoạn lịch sử đặc thù của các quốc gia, và phản ánh được nhu cầu văn hoá xã hội của thời đại đó “Giáo dục” không phải là một khái niệm mang tính chất miêu tả, mà mang tính chất biểu đạt, nó biểu đạt thái độ chủ quan và giá trị quan của con người đối với giáo dục trong một môi trường văn hoá nhất định Bởi vậy, “giáo dục” còn mang tính chất dân tộc, nó phản ánh rõ nét các dấu ấn văn hoá của một dân tộc ngay trong nội hàm của mình, để giải thích rõ ràng và đầy đủ khái niệm giáo dục, luôn cần chú ý tới hoàn cảnh lịch sử, văn hoá của một không gian nhất định khi “giáo dục” được sử dụng và được hiểu ngay trong môi trường đó

Ngày nay, “giáo dục” đã được sử dụng rộng rãi và trở thành lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong khoa học xã hội và nhân văn Các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau, và thông thường họ đều tiếp cận khái niệm dưới hai góc độ xã hội và cá thể, nhưng góc nhìn xã hội phổ biến hơn cả

45 Bùi Đình Hiền chủ biên (2015) Lịch sử giáo dục thế giới Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, trang 44

Ngày đăng: 09/09/2024, 09:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Viện KHXHNV Quân sự, Bộ Quốc Phòng (2016), “Quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trong văn kiện Đại hội XII”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quan điểm của Đảng về "giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trong văn kiện Đại hội XII”
Tác giả: Viện KHXHNV Quân sự, Bộ Quốc Phòng
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật
Năm: 2016
4. Lê Hữu Nghĩa (2017), “Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh với công cuộc đối mới của Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh với "công cuộc đối mới của Việt Nam”
Tác giả: Lê Hữu Nghĩa
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia sự thật
Năm: 2017
5. Phạm Thị Thu Hương (2018), “Xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam hiện nay – một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Chính trị quốc gia sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam hiện nay – một "số vấn đề lý luận và thực tiễn”
Tác giả: Phạm Thị Thu Hương
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia sự thật
Năm: 2018
21. Mao Trạch Đông (1991): “Mao Trạch Đông tuyển tập (Quyển 1-4)”, NXB Nhân dân, Bắc Kinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Mao Trạch Đông tuyển tập (Quyển 1-4)”
Tác giả: Mao Trạch Đông
Nhà XB: NXB Nhân dân
Năm: 1991
22. Mao Trạch Đông (1992), “Đồng chí Mao Trạch Đông bàn về giáo dục”, NXB Giáo dục Nhân dân, Bắc Kinh, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đồng chí Mao Trạch Đông bàn về giáo dục”
Tác giả: Mao Trạch Đông
Nhà XB: NXB Giáo dục Nhân dân
Năm: 1992
23. Bộ GD CHND Trung Hoa: “Cương yếu học tập lý luận về giáo dục của Ông Đặng Tiểu Bình”, NXB Đại học SP Bắc Kinh, Bắc Kinh, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cương yếu học tập lý luận về giáo dục của Ông "Đặng Tiểu Bình”
Nhà XB: NXB Đại học SP Bắc Kinh
24. Bộ GD CHND Trung Hoa, Phòng nghiên cứu văn kiện Trung ương ĐCS Trung Quốc: “Mao Trạch Đông, Ông Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân bàn về giáo dục”, NXB Văn hiến Trung ương, Bắc Kinh, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Mao Trạch Đông, Ông Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân bàn về giáo "dục”
Nhà XB: NXB Văn hiến Trung ương
25. Ông Đặng Tiểu Bình: “Ông Đặng Tiểu Bình văn tuyển, Quyển 1-3”, NXB Nhân dân, Bắc Kinh, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ông Đặng Tiểu Bình văn tuyển, Quyển 1-3”
Nhà XB: NXB Nhân dân
26. Ông Đặng Tiểu Bình: “Ông Đặng Tiểu Bình bàn về giáo dục”, NXB Giáo dục Nhân dân, Bắc Kinh, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ông Đặng Tiểu Bình bàn về giáo dục”
Nhà XB: NXB Giáo dục Nhân dân
27. Giang Trạch Dân (2001), “Bàn về thuyết Ba đại diện”, NXB Văn hiến Trung ương, Bắc Kinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bàn về thuyết Ba đại diện”
Tác giả: Giang Trạch Dân
Nhà XB: NXB Văn hiến Trung ương
Năm: 2001
28. Giang Trạch Dân (2002), “Xây dựng toàn diện xã hội khá giả, mở ra cục diện mới cho sự nghiệp xây dựng xã hội XHCN mang đặc sắc trung Quốc -Báo cáo tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 16”, NXB Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xây dựng toàn diện xã hội khá giả, mở ra cục diện "mới cho sự nghiệp xây dựng xã hội XHCN mang đặc sắc trung Quốc -Báo cáo "tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 16”
Tác giả: Giang Trạch Dân
Năm: 2002
29. Giang Trạch Dân (2006), “Giang Trạch Dân văn tuyển, Quyển 1-3”, NXB Nhân dân, Bắc Kinh, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giang Trạch Dân văn tuyển, Quyển 1-3”
Tác giả: Giang Trạch Dân
Nhà XB: NXB Nhân dân
Năm: 2006
30. Hồ Cẩm Đào (2003), “Thực thi chiến lược nhân tài cường quốc, kiên trì nguyên tắc Đảng quản nhân tài”, Quang Minh Nhật báo 19/12/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực thi chiến lược nhân tài cường quốc, kiên trì nguyên "tắc Đảng quản nhân tài”
Tác giả: Hồ Cẩm Đào
Năm: 2003
31. Hồ Cẩm Đào: “Phát biểu tại Hội nghị công tác tài nguyên, môi trường, dân số của Trung ương” ngày 10/3/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát biểu tại Hội nghị công tác tài nguyên, môi trường, dân số "của Trung ương”
34. Trần Bảo Sinh: “Học tập những bài phát biểu về giáo dục của Tập Cận Bình”, NXB Nhân dân, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Học tập những bài phát biểu về giáo dục của Tập Cận Bình”
Nhà XB: NXB Nhân dân
35. Tuyết Nhị Dũng: “Cải cách giáo dục ở Trung Quốc: Quá khứ và triển vọng ---- - Những thay đổi và xu hướng của chính sách giáo dục Trung Quốc kể từ khi cải cách và mở cửa” , NXB Giáo dục Hồ Bắc, Truyền thông xuất bản Trường Giang, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cải cách giáo dục ở Trung Quốc: Quá khứ và triển vọng ----"- Những thay đổi và xu hướng của chính sách giáo dục Trung Quốc kể từ khi "cải cách và mở cửa
Nhà XB: NXB Giáo dục Hồ Bắc
36. Từ Nhã Phong: “Giáo dục Trung Quốc: cải cách mở cửa 40 năm --- Chính sách và Pháp luật”, Tập đoàn NXB Đại học Sư phạm Bắc Kinh, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo dục Trung Quốc: cải cách mở cửa 40 năm --- Chính "sách và Pháp luật”
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Bắc Kinh
46. Gao Ya. (1994). Tư tưởng chiến lược “Ba hướng đến” trong giáo dục. Tạp chí Chiến tuyến Lí luận Đại học, số 4, trang 42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba hướng đến
Tác giả: Gao Ya
Năm: 1994
51. Shi Zhong Ying. (1997). Phân tích liên văn hoá về sự biến đổi của khái niệm “giáo dục”. Nghiên cứu Giáo dục Sư phạm Đại học, số 52, 18-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo dục
Tác giả: Shi Zhong Ying
Năm: 1997
1. Nguyễn Văn Căn (2007), Quá trình cải cách giáo dục ở Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thời kỳ 1978 - 2003. NXB Khoa học Xã hội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 4. 1: Tổng kinh phí đầu tư vào giáo dục của Trung Quốc 2001 – - Tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Hình 4. 1: Tổng kinh phí đầu tư vào giáo dục của Trung Quốc 2001 – (Trang 132)
Hình 2: Số lượng trường Tiểu học tại Trung Quốc qua các năm - Tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Hình 2 Số lượng trường Tiểu học tại Trung Quốc qua các năm (Trang 179)
Hình 3: Số lượng học sinh theo học bậc tiểu học ở Trung Quốc qua các - Tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Hình 3 Số lượng học sinh theo học bậc tiểu học ở Trung Quốc qua các (Trang 180)
Hình 4: Tỷ lệ học sinh nhập học theo đúng độ tuổi tại các trường Tiểu - Tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Hình 4 Tỷ lệ học sinh nhập học theo đúng độ tuổi tại các trường Tiểu (Trang 181)
Hình 5: Số lượng giáo viên bậc Tiểu học tại Trung Quốc qua các năm - Tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Hình 5 Số lượng giáo viên bậc Tiểu học tại Trung Quốc qua các năm (Trang 181)
Hình 6: Số lượng trường Trung học cơ sở tại Trung Quốc qua các năm - Tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Hình 6 Số lượng trường Trung học cơ sở tại Trung Quốc qua các năm (Trang 182)
Hình 7: Số lượng học sinh theo học bậc Trung học cơ sở ở Trung Quốc - Tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Hình 7 Số lượng học sinh theo học bậc Trung học cơ sở ở Trung Quốc (Trang 183)
Hình 8: Tỷ lệ học sinh nhập học theo đúng độ tuổi tại các trường Trung - Tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Hình 8 Tỷ lệ học sinh nhập học theo đúng độ tuổi tại các trường Trung (Trang 183)
Hình 9: Số lượng giáo viên bậc Trung học cơ sở tại Trung Quốc qua các - Tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Hình 9 Số lượng giáo viên bậc Trung học cơ sở tại Trung Quốc qua các (Trang 184)
Hình 10: Số lượng trường Trung học phổ thông tại Trung Quốc qua các - Tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Hình 10 Số lượng trường Trung học phổ thông tại Trung Quốc qua các (Trang 185)
Hình 11: Số lượng học sinh theo học bậc Trung học phổ thông ở Trung - Tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Hình 11 Số lượng học sinh theo học bậc Trung học phổ thông ở Trung (Trang 186)
Hình 12: Tỷ lệ học sinh nhập học theo đúng độ tuổi tại các trường Trung - Tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Hình 12 Tỷ lệ học sinh nhập học theo đúng độ tuổi tại các trường Trung (Trang 187)
Hình 13: Số lượng giáo viên bậc Trung học phổ thông tại Trung Quốc - Tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Hình 13 Số lượng giáo viên bậc Trung học phổ thông tại Trung Quốc (Trang 187)
Hình 14: Số lượng trường Cao đẳng, Đại học tại Trung Quốc qua các - Tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Hình 14 Số lượng trường Cao đẳng, Đại học tại Trung Quốc qua các (Trang 188)
Hình 15: Số lượng các cơ quan nghiên cứu khoa học tại Trung Quốc qua - Tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách, mở cửa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Hình 15 Số lượng các cơ quan nghiên cứu khoa học tại Trung Quốc qua (Trang 189)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w