1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi

125 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,31 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 (15)
    • 1.1. Cơ sở hình thành đề tài (15)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (17)
    • 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.4. Ý nghĩa thực tiễn (18)
    • 1.5. Bố cục luận văn (19)
  • CHƯƠNG 2 (19)
    • 2.1. Hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán (20)
      • 2.1.1. Nhà đầu tƣ cá nhân (20)
      • 2.1.2. Các nhân tố tác động đến hành vi nhà đầu tƣ cá nhân (20)
    • 2.2. Lý thuyết hành vi (24)
      • 2.2.1. Thuyết kỳ vọng (Prospect Theory) (24)
      • 2.2.2. Quy tắc quyết định theo kinh nghiệm (Heuristics) (26)
      • 2.2.3. Các dạng thiên lệch hành vi (27)
        • 2.2.3.1. Thiên lệch mỏ neo (Anchoring bias) (27)
        • 2.2.3.2. Thiên lệch tự tin thái quá (Overconfidence) (28)
        • 2.2.3.3. Tâm lý bầy đàn (Herding behabior) (30)
        • 2.2.3.4. Thiên lệch tâm lý sợ thua lỗ (Loss Aversion Bias) (31)
        • 2.2.3.5. Phản ứng thái quá (Over and Under-Reaction) (32)
    • 2.3. Ra quyết định và hoạt động đầu tƣ chứng khoán (32)
      • 2.3.1. Quyết định bán (32)
      • 2.3.2. Quyết định mua (33)
      • 2.3.3. Hiệu quả đầu tƣ (34)
    • 2.4. Các nghiên cứu trước đây (35)
      • 2.4.1. Nghiên cứu trong nước (35)
      • 2.4.2. Nghiên cứu ngoài nước (37)
    • 2.5. Tóm tắt chương 2 (43)
  • CHƯƠNG 3 (19)
    • 3.1. Mô hình nghiên cứu (44)
    • 3.3. Cấu trúc nghiên cứu (47)
    • 3.4. Quy trình nghiên cứu (49)
    • 3.5. Thang đo (50)
      • 3.5.1. Đối với các biến nhân khẩu (50)
      • 3.5.2. Đối với các biến liên quan đến đầu tƣ chứng khoán (51)
      • 3.5.3. Yếu tố tâm lý (52)
      • 3.5.4. kết quả đầu tƣ (53)
    • 3.6. Nghiên cứu định tính sơ bộ (53)
    • 3.7. Nghiên cứu chính thức (54)
      • 3.7.1. Cấu trúc bảng câu hỏi chính thức (54)
      • 3.7.2. Phương thức lấy mẫu (55)
      • 3.7.3. Cỡ mẫu (55)
      • 3.7.4. Xử lý và phân tích dữ liệu (55)
      • 3.7.5. Đánh giá thang đo (56)
        • 3.7.5.1. Độ tin cậy (56)
        • 3.7.5.2. Độ giá trị (57)
      • 3.7.6. Phân tích nhân tố - EFA (57)
      • 3.7.7. Kiểm định mô hình và các giả thuyết (59)
        • 3.7.7.1. Phân tích tương quan (59)
        • 3.7.7.2. Phân tích hồi quy đa biến (59)
        • 3.7.7.3. Kiểm định sự vi phạm các giả định của hồi quy tuyến tính (60)
    • 3.8. Tóm tắt chương 3 (61)
  • CHƯƠNG 4 (19)
    • 4.1. Làm sạch dữ liệu (62)
    • 4.2. Thống kê mô tả (62)
    • 4.3. Kiểm định thang đo (65)
      • 4.3.1. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (PHỤ LỤC 3) (65)
      • 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập (PHỤ LỤC 4) (69)
      • 4.3.3. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc (PHỤ LỤC 5) (71)
    • 4.4. Kiểm nghiệm phân phối chuẩn của các biến (71)
    • 4.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết (72)
      • 4.5.1. Phân tích tương quan (72)
      • 4.5.2. Phân tích hồi quy (74)
      • 4.5.4. Kiểm định các giả thuyết (80)
    • 4.6. Thảo luận kết quả (81)
    • 4.7. Tóm tắt chương 4 (85)
    • 5.1. Kết luận (86)
      • 5.1.1. Thiên lệch tâm lý mỏ neo (Anchoring) (86)
      • 5.1.2. Tự tin thái quá (Overconfidence) (86)
      • 5.1.3. Tâm lý bầy đàn (Herd Behavior) (87)
      • 5.1.4. Ác cảm sợ thua lỗ (Loss aversion) (87)
      • 5.1.5. Phản ứng thái quá ( Over and Under-Reaction) (87)
    • 5.2. Đóng góp của nghiên cứu (88)
    • 5.3. Khuyến nghị (89)
      • 5.3.1. Khuyến nghị với nhà đầu tƣ cá nhân (89)
      • 5.3.2. Khuyến nghị với công ty chứng khoán (91)
    • 5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo (91)
      • 5.4.1. Hạn chế của đề tài (91)
      • 5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo (92)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (95)

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi khẳng định tất cả các nội dung trong Luận văn: “Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi” là kết

Cơ sở hình thành đề tài

Trong quá trình tăng trưởng 15 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư Việt Nam vẫn còn khó khăn trong việc phân tích tài chính và ra quyết định đầu tƣ, đã có nhiều ý kiến và đề xuất đƣợc đƣa ra bởi các công ty chứng khoán hoặc thậm chí các tổ chức tài chính toàn cầu đã không đúng với những gì đã xảy ra Vào đầu năm 2008, khi VN-Index đang ở mức khoảng 830 điểm, Yoong, quản lý phân tích Công ty Chứng khoán Mekong đã tự tin khẳng định rằng VNIndex sẽ tăng lên tới 1140 điểm trong năm 2008 Cùng quan điểm này HSBC và nhiều công ty chứng khoán khẳng định rằng VN-

Index có thể sẽ đạt 1.100 điểm vào cuối năm 2008 (HSBC, 2007) Nhƣng thực tế, cuối năm 2008 VN-Index đã giảm gần 70% tương đương giảm mất 611,4 điểm so với mức điểm của phiên giao dịch cuối năm 2007

Trong dự báo vào đầu năm 2009, HSBC dự đoán rằng năm 2009 sẽ là một năm khó khăn và thị trường chứng khoán sẽ giảm điểm, nhưng dự báo này đã không đúng vào cuối năm 2009, VN-Index đã tăng hơn 1,5 lần so với năm 2008 Do đó, nó có thể nói rằng các phương pháp dự báo dựa trên các lý thuyết tài chính thông thường không phù hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh này

Những lý thuyết cho rằng các nhà đầu tƣ tối đa hóa lợi nhuận của mình bằng cách làm theo các quy tắc tài chính cơ bản và ra quyết định đầu tƣ trên việc xem xét rủi ro Tuy nhiên, mức độ chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tƣ phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân của họ và thái độ chấp nhận rủi ro của họ (Maditinos, Sevic & Theriou, 2007) Do đó, cần thiết có nghiên cứu các yếu tố hành vi tác động đến quá trình ra quyết định của các nhà đầu tư cá nhân trong thị trường chứng khoán Việt Nam, để giúp các nhà đầu tư cũng nhƣ các công ty chứng khoán nâng cao dự đoán tốt hơn vào quyết định đầu tƣ của họ

Tài chính hành vi có thể hữu ích trong trường hợp đã nêu trên bởi vì nó được dựa trên tâm lý học để giải thích lý do tại sao người ta mua hay bán cổ phiếu (Waweru et al., 2008) Nhiều nhà nghiên cứu xem xét tài chính hành vi nhƣ là lý thuyết tốt để hiểu và giải thích cảm xúc và nhận thức của nhà đầu tư ảnh hưởng đến quyết định đầu tư (Waweru et al., 2008) Gao và Schmidt (2005) khẳng định việc nghiên cứu khoa học xã hội như tâm lý có thể giúp hiểu những hành vi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

Có hai lý do tại sao tài chính hành vi quan trọng và thú vị để áp dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam Thứ nhất, tài chính hành vi là một chủ đề hay để nghiên cứu và chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều tại Việt Nam Tài chính hành vi đƣợc chấp nhận nhƣ là một mô hình khả thi để giải thích cách nhà đầu tƣ ra quyết định và những quyết định đó ảnh hưởng đến thị trường tài chính (Kim và Nofsinger, 2008) Thứ hai, có một số bằng chứng kết luận mà các nhà đầu tư châu Á, bao gồm Việt Nam, thường bị thiên lệch về hành vi hơn so với những người từ các nền văn hóa khác (Kim và Nofsinger, 2008) Do đó, việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng quá trình ra quyết định đầu tư tại Việt Nam không thể bỏ qua các yếu tố hành vi của nhà đầu tƣ

Nghiên cứu tài chính hành vi đã được thực hiện phổ biến ở các thị trường phát triển ở châu Âu và Mỹ (Caparrelli, Arcangelis & Cassuto, 2004) Tuy nhiên, số lƣợng các nghiên cứu sử dụng tài chính hành vi cho thị trường biên và các thị trường mới nổi ít hơn nhiều so với các thị trường phát triển Trong nghiên cứu này, tài chính hành vi được sử dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam, để nhận ra những yếu tố thúc đẩy các hành vi đầu tƣ

Thị trường chứng khoán thời gian qua đã có nhiều biến động lớn Từ tháng 1/2015 đến 05/03: Vn-index tăng mạnh từ 526 điểm và đạt đỉnh tại 602 điểm Kì vọng lạc quan về tình hình kinh tế vĩ mô kích thích tăng trưởng kinh tế như hiệp định TPP, FTA, Nới room cho Nhà đầu tư nước ngoài Từ 05/03 đến 18/05: Vn-index điều chỉnh và bước vào xu hướng Downtrend, giảm từ 602 điểm về mức đáy tại 529 điểm ngày 18/05 Từ

18/05 đến 15/07: Vn-index bước vào xu hướng Uptrend tăng từ 529 lên tới đỉnh 641

Giai đoạn này Chính thức ký kết FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á Âu (29/05) Từ 15/07 đến 25/08: Vn-index quay đầu giảm điểm từ 641 về đáy 511, giai đoạn này dòng ngân hàng và bảo hiểm đạt đỉnh và chấm dứt xu hướng tăng giá Bên cạnh đó, ngày 11/8, Trung Quốc đã chính thức tuyên bố phá giá nhân dân tệ 1,9%, chỉ trong vòng 3 ngày, đồng NDT đã giảm 4,6 % so với đồng USD, buộc Việt Nam phải điều chỉnh tỷ giá mạnh, nới tỷ giá tăng 2 lần và nới rộng biên độ, đƣa mức tăng tối đa VND lên +5% đã ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý thị trường Từ 25/08 đến 4/11: Vn- index trở lại xu hướng tăng điểm từ đáy 511 lên đỉnh 617 Thông tin Nghị định 60 không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ở đầu tháng 9 và việc Việt Nam cùng 11 đối tác đã kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 5/10/2015 đã ảnh hưởng tích cực đến thị trường Từ 4/11- năm: Vn-index bước vào xu hướng điều chỉnh giảm từ đỉnh 617 với thanh khoản ảm đảm Việc FED đã nhất trí nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần 1 thập kỷ, từ mức 0 – 0,25% lên 0,25 – 0,5% và cú trƣợt dốc của giá dầu thô thế giới vẫn chƣa có dấu hiệu dừng lại, xuống gần mức thấp kỷ lục của năm 2008, giao dịch quanh mốc dưới 30 USD/thùng đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý chung của thị trường Diễn biến thị trường thời gian qua cho thấy việc nghiên cứu tài chính hành vi của nhà đầu tƣ thời gian này là hết sức cần thiết Các dấu hiệu về thị trường tăng hoặc giảm giá quá mức trong thời gian qua đã cho thấy nhà đầu tƣ không phải luôn có hành động sáng suốt và khôn ngoan nhƣ mong đợi Việc áp dụng các lý thuyết tài chính truyền thống không thể giải thích hết đƣợc sự biến động thị trường chứng khoán.

Mục tiêu nghiên cứu

Áp dụng các hành vi tài chính để xác định yếu tố hành vi tác động đến các quyết định đầu tư, ảnh hưởng của thiên lệch hành vi lên hiệu quả đầu tư, sau đó đưa ra kiến nghị cho các nhà đầu tƣ dựa trên quan điểm tài chính hành vi Đo lường các yếu tố hành vi tác động đến tiến trình ra quyết định của nhà đầu tư

Làm rõ tác động của các yếu tố hành vi lên quyết định đầu tƣ Đo lường tác động của thiên lệch hành vi lên hiệu quả đầu tư Đƣa ra khuyến nghị với nhà đầu tƣ dựa trên quan điểm tài chính hành vi.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Tiến hành khảo sát đối với các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam Các nhà đầu tư có am hiểu về thị trường chứng khoán, do tự trải nghiệm hay được học tại trường lớp về đầu tư chứng khoán, tài chính

Các nhà đầu tƣ ra quyết định đầu tƣ dựa trên lựa chọn kỹ lƣỡng, các nhà đầu tƣ ra quyết định đầu tƣ hoàn toàn theo tƣ vấn từ bên ngoài thì không đƣợc coi là đối tƣợng khảo sát của nghiên cứu này.

Ý nghĩa thực tiễn

Đối với nhà đầu tƣ cá nhân: Nghiên cứu này là một tài liệu tham khảo tốt về hành vi đầu tư cho các nhà đầu tư để xem xét và phân tích xu hướng thị trường chứng khoán trước khi đưa ra quyết định đầu tư phù hợp Nghiên cứu còn cho nhà đầu tư tham khảo về mức độ tác động của các thiên lệch hành vi lên nhà đầu tƣ cá nhân để có thể đƣa ra quyết định chính xác trong đầu tƣ Đối với công ty chứng khoán: Nghiên cứu này cung cấp cho họ một biện pháp tốt để dự đoán về xu hướng thị trường chứng khoán trong tương lai và cung cấp thông tin tư vấn đáng tin cậy cho nhà đầu tƣ Đối với lĩnh vực tài chính hành vi: Bổ xung các nghiên cứu về tài chính hành vi phát triển tương đối mới so với các lý thuyết tài chính khác Tại các thị trường chứng khoán phát triển, tài chính hành vi đƣợc áp dụng rộng rãi để giải thích các hành vi tác động đến quyết định đầu tƣ Tuy nhiên, nhƣ đã đề cập ở trên, hành vi tài chính có số lƣợng nghiên cứu hạn chế ứng dụng cho thị trường chứng khoán kém phát triển như Việt Nam Nghiên cứu này đƣợc thực hiện với hy vọng để chứng minh sự phù hợp của việc sử dụng tài chính hành vi cho thị trường chứng khoán Việt Nam Đối với cá nhân nghiên cứu: Nghiên cứu này cung cấp một cơ hội tốt để hiểu thêm lí thuyết và thực tế về thị trường chứng khoán cũng như các lý thuyết về tài chính hành vi.

Bố cục luận văn

vi nghiên cứu; ý nghĩa thực tiễn.

Hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán

2.1.1 Nhà đầu tƣ cá nhân

Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể phân loại thành nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức đầu tư Trong đó, nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, thực hiện đầu tƣ trên tài khoản của chính mình để đạt đƣợc mục tiêu tài chính của cá nhân

Các đặc điểm của nhà đầu tƣ cá nhân:

Nhà đầu tư cá nhân thường có vốn đầu tư nhỏ nên mức độ đa dạng hóa danh mục đầu tƣ là thấp, quy mô và khối lƣợng giao dịch không lớn nhƣ các nhà đầu tƣ tổ chức

Nhà đầu tư cá nhân thường không có chiến lược đầu tư dài hạn và theo các triết lý đầu tư cụ thể, dễ bị tác động và bị tổn thương

Quá trình ra quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân thường diễn ra nhanh chóng do bản thân nhà đầu tƣ tự quyết định trên tài khoản đầu tƣ của mình

2.1.2 Các nhân tố tác động đến hành vi nhà đầu tƣ cá nhân

Các nhân tố tác động đến hành vi nhà đầu tƣ cá nhân bao gồm các nhóm nhân tố bên trong thuộc về nhà đầu tƣ và các nhóm nhân tố bên ngoài Nhóm nhân tố bên trong thuộc về bản thân nhà đầu tƣ bao gồm: khả năng nhận thức; giới tính; độ tuổi; cảm xúc cá nhân; tâm trạng

Khả năng nhận thức: Một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh về mức độ ảnh hưởng của khả năng nhận thức đến quyết định tham gia thị trường chứng khoán Benjamin,

Brown và Shapiro (2006) thu thập dữ liệu từ cuộc khảo sát về thanh niên năm 1979 và kết hợp với các câu hỏi phỏng vấn đã tìm ra mối tương quan mạnh mẽ giữa khả năng nhận thức và khả năng tích lũy tài sản ròng Tác giả chỉ ra rằng, những người trả lời thông minh thường có xu hướng tham gia nhiều hơn vào thị trường chứng khoán

Kezdi và Willis (2003) sử dụng kết quả cuộc điều tra Y tế và hưu trí (HRS) giai đoạn

1992 -2000 tại Hoa Kỳ để kiểm định mối quan hệ giữa khả năng nhận thức của hộ gia đình (thông qua các chỉ số nhận thức nhƣ: chỉ số thông minh IQ) với quyết định tham gia vào TTCK Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: các hộ gia đình có chỉ số nhận thức cao tham gia nhiều hơn trên TTCK Nghiên cứu của Smith và Willis (2009) cũng chỉ ra rằng các hộ gia đình có trí nhớ cao hơn có mức tích lũy tổng tài sản và tài sản tài chính cao hơn Năm 2008, Christelis, Japelli và Padula đã đưa ra những kết quả tương tự khi sử dụng dữ liệu khảo sát về y tế, tuổi tác và hưu trí ở Châu Âu (SHARE) đối với những người từ 50 tuổi trở lên ở 11 nước Châu Âu Kết quả nghiên cứu cho thấy có một mức độ chênh lệch trong tư duy tính toán, sự lưu loát và trí nhớ làm tỷ lệ quyết định tham gia thị trường chứng khoán tổng thể tăng lần lượt là 1,8%, 1.7% và 1.3% Độ tuổi: Các bằng chứng tâm lý học cho thấy người lớn tuổi sẽ ít chấp nhận tiếp thu thông tin mới bởi họ thường xử lý và tổng hợp thông tin mới chậm và kém hiệu quả hơn Các nhà đầu tư lớn tuổi thường có hiệu ứng phân bổ tài khoản yếu hơn (Dhar và Zhu, 2006), nắm giữ danh mục đầu tƣ ít tập trung hơn (Goetzmann và Kumar, 2008) và có mức độ quá tự tin thấp hơn những nhà đầu tƣ trẻ tuổi (Barber và Odean, 2001) Nghiên cứu của Kumar (2009) cũng chỉ ra các nhà đầu tƣ lớn tuổi cũng ít bị cuốn vào các hoạt động đầu tư mạo hiểm trên thị trường chứng khoán Đồng thời, tác giả cũng làm rõ mối quan hệ giữa tuổi tác, kinh nghiệm đầu tƣ và kỹ năng đầu tƣ Kết quả nghiên cứu cho thấy, kết quả đầu tƣ ở độ tuổi sau 70 có sự suy giảm, điều này chứng tỏ có những tác động tiêu cực của tuổi tác Các ƣớc lƣợng hồi quy cho thấy, kỹ năng đầu tƣ tăng theo kinh nghiệm do những tác động tích cực của việc học hỏi theo thời gian nhưng lại suy giảm theo tuổi tác do ảnh hưởng không tốt của việc nhận thức theo tuổi tác Đồng thời, sự suy giảm diễn ra nhanh hơn ở những nhà đầu tƣ lớn tuổi có trình độ thấp hơn và nghèo hơn.

Giới tính: Một số nghiên cứu cũng đã làm rõ mối quan hệ của giới tính đến các quyết định đầu tƣ trên TTCK Việt Nam Về mối quan hệ giữa giới tính và tâm lý tự tin, nghiên cứu của Odean (2001) và Pulford (1997) đã kết luận nam giới thường có mức độ tự tin hơn nữ giới Đồng thời, nghiên cứu của Odean (1998) cũng chỉ ra rằng, sự quá tự tin làm cho các nhà đầu tư thường giao dịch nhiều hơn những nhà đầu tư khác và kết quả là thành quả giao dịch thường không hiệu quả.

Cảm xúc cá nhân: Các nghiên cứu về tài chính cảm xúc (emotional finance) – một lĩnh vực hẹp của tài chính hành vi đã chứng tỏ các cảm xúc của cá nhân có tác động đến quyết định đầu tư Trước hết, cảm xúc sẽ tạo cho từng cá nhân có những đánh giá khác nhau về rủi ro và sự không chắc chắn Ricaciardi (2008) cho rằng, trong khi rủi ro có thể nhận biết được, đo lường được nhưng sự không chắc chắn không thể được xác định, không thể đo lường và chưa được biết đến Nghiên cứu của Shefrin (2002) và Lee (2006) đã chứng tỏ mối quan hệ giữa cảm xúc và động lực về giá (momentum), cảm xúc phấn khích trong vô thức bản thân nó có một động lực Cảm xúc của cá nhân đƣợc kích thích bởi các thông tin, ví dụ thông tin tốt kích động những cảm xúc nhƣ phấn khích hay vui vẻ trong khi thông tin xấu kích động sự lo lắng và căng thẳng

Tâm trạng: Lucey và Dowling (2005) nghiên cứu mối liên hệ giữa tâm trạng và hành vi kinh tế Theo đó, con người sử dụng tâm trạng của họ như thông tin trong hầu hết các quyết định Thông thường một tâm trạng tốt có liên quan đến việc ra quyết định ít cẩn thận hơn Tâm trạng của nhà đầu tƣ cũng có tác động đến sự e ngại rủi ro (Kliger và Levy, 2003)

Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm: nhóm nhân tố thuộc về kinh tế; nhóm nhân tố thuộc về chính trị - văn hóa – xã hội:

Nhân tố thuộc về kinh tế: bao gồm các nhân tố thuộc về kinh tế vĩ mô trên bình diện quốc tế và quốc gia; các nhân tố thuộc về kinh tế vi mô (ngành và tổ chức niêm yết); các nhân tố thuộc về thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng

Các nhóm nhân tố này cấu thành nội dung cơ bản của phân tích cơ bản trong đầu tƣ chứng khoán

Các nhân tố tiêu biểu thuộc về kinh tế vĩ mô trên bình diện quốc tế và quốc gia có thể kể đến bao gồm: tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách thương mại, sức chi tiêu, thâm hụt…

Các nhân tố thuộc về kinh tế vi mô bao gồm các nhân tố thuộc về ngành/lĩnh vực (các nhân tố như triển vọng, tiềm năng tăng trưởng ngành; mức độ cạnh tranh trong ngành; tỷ suất sinh lời trung bình ngành; rủi ro của ngành…) và các nhân tố thuộc về bản thân tổ chức niêm yết (các chỉ số phân tích tài chính của tổ chức niêm yết; rủi ro; các thông tin phi tài chính khác…)

Các nhân tố thuộc về thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng bao gồm: mức độ hoàn thiện về cấu trúc thị trường; hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật về tài chính; tính thanh khoản của thị trường; cơ cấu các nhà đầu tư; mức độ đa dạng của các chứng khoán niêm yết…

Lý thuyết hành vi

2.2.1 Thuyết kỳ vọng (Prospect Theory)

Lý thuyết Prospect ban đầu đƣợc đƣa ra bởi Kahneman và Tversky (1979) và sau đó là nghiên cứu của Daniel Kahneman và đã được nhận giải thưởng Nobel Kinh tế Lý thuyết phân chia làm hai giai đoạn trong quá trình lựa chọn: giai đoạn đầu là gia đoạn hình thành khung lý thuyết và giai đoạn tiếp theo là giai đoạn đánh giá lại lý thuyết

Tversky và Kahneman, đã phát triển lý thuyết Prospect và đƣa ra cách quản lý rủi ro trong điều kiện không chắc chắn Về bản chất, lý thuyết giải thích những bất thường trong hành vi con người khi đánh giá rủi ro không chắc chắn Lý thuyết đã nói rằng không phải con người luôn sợ rủi ro mà là họ sợ rủi ro trong lợi ích đạt được nhưng mạo hiểm khi thua lỗ Người ta đánh giá trọng số lớn hơn về kết quả chắc chắn hơn những kết quả chỉ đƣợc coi là chỉ có thể xảy ra mà không chắc chắn Theo (Kahneman và Tversky, 1979), quyết định cũng bị ảnh hưởng bởi tác động “Framing” Framing đề cập đến những vấn đề tương tự nhau được diễn đạt theo những cách khác nhau cho người ra quyết định với cách mà “framing” có thể đưa ra đến các quyết định mà các lý thuyết khác không đƣa ra sự chọn lựa hợp lý Nó cũng đã đƣợc chứng minh có hệ thống rằng nhận thức khác nhau về vấn đề khi cùng một vấn đề đã đƣợc trình bày theo nhiều cách khác nhau (Tversky và Kahneman, 1981)

Trong lý thuyết danh mục đầu tƣ, tối đa hóa giá trị tài sản dựa trên giá trị cuối cùng của tài sản trong khi lý thuyết “ kỳ vọng” thể hiện qua quá trình đƣợc và mất vào tài khoản của nhà đầu tư Nhà đầu tư có thể có những lựa chọn khác nhau tuỳ từng trường hợp để đạt đƣợc kết quả về tài chính cuối cùng giống nhau Yếu tố quan trọng của “framing” là nhà đầu tư có xu hướng cảm nhận được kết quả được và mất, chứ không chỉ là kết quả cuối cùng của tài sản Lãi và lỗ đƣợc xác định thông qua một điểm tham chiếu và thay đổi được đo lường một cách tương đối, chứ không phải là một cách tuyệt đối (Kahneman và Tversky, 1979)

Khi nói đến đầu tƣ vào cổ phiếu, các điểm tham chiếu ở đây là giá mua của chứng khoán, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm thúc đẩy bởi những lý thuyết “Prospect” cho thấy rằng giá mua của chứng khoán là một trong những điểm tham chiếu đƣợc nhà đầu tư sử dụng Tuy nhiên, nó có thể là yếu tố tham khảo ảnh hưởng đến quyết định đầu tƣ Ví dụ, giá cổ phiếu tối đa trong lịch sử giá của cổ phiếu đƣợc xác định ảnh hưởng đến quyết định trong giao dịch của nhà đầu tư Về nguyên tắc, Framing có thể đƣợc mở rộng hoặc thu hẹp Một nhà đầu tƣ áp dụng Framing rộng có thể phân tích lãi và lỗ dựa trên tổng tài sản Framing tầm trung và hẹp, quá trình mà một nhà đầu tƣ xác định lãi và lỗ dựa trên các thành phần riêng biệt của tài sản Framing tầm trung có thể dựa vào một danh mục đầu tư chứng khoán, trong khi Framing hẹp thường dựa vào từng chứng khoán riêng lẻ Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm đƣợc giả định Framing hẹp

Hình 2.1 Prospect Theory Value Function nguồn: Kahneman and Tversky (1979)

Hình dạng của hàm lõm xuống thể hiện vùng lỗ và và vùng lồi thể hiện lãi, phản ánh lo ngại về rủi ro trong vùng lãi và rủi ro hiện hữu trong vùng lỗ Điểm thú vị của hàm giá trị là tại các điểm tham khảo thể hiện dốc nhất Điều này cho thấy sự thay đổi về lãi hoặc lỗ có thay đổi nhỏ tài sản, khi nó ở vùng cách với điểm tham khảo là lớn Thuyết Prospect cho rằng khi lựa chọn mạo hiểm, người ta tính toán khoản lãi và lỗ cho mỗi một mã chứng khoán và chọn một mã có tiềm năng nhất Trong một bối cảnh tài chính, điều này cho thấy nhà đầu tƣ có thể chọn một danh mục đầu tƣ bằng cách tính toán phân chia tài sản đầu tƣ, lợi ích tiềm năng, và sau đó chọn tham gia đầu tƣ cổ phiếu có tiềm năng nhất

Một yếu tố khác của lý thuyết Prospect là: Giá trị của mỗi kết quả đầu ra đƣợc nhân với trọng số của quyết định Trọng số của quyết định đo lường tác động của thông tin về một khoản đầu tƣ Kahneman và Tversky (1979) gọi đây là đặc tính không chắc chắn

Quyết định trọng số là thường thấp hơn đối với xác suất đúng thực tế

2.2.2 Quy tắc quyết định theo kinh nghiệm (Heuristics)

"Heuristics những quy tắc hiệu quả và đơn giản để giải thích cách mọi người đưa ra quyết định, đưa đến các phán đoán và giải quyết vấn đề, thường khi phải đối mặt với các vấn đề phức tạp hoặc thông tin cung cấp không đầy đủ Trong một số trường hợp có khuynh hướng đưa ra quyết định dựa trên việc tương tự đã thực hiện trong quá khứ

Tversky và Kahneman xác định ảnh hưởng của “heuristics” vào quá trình ra quyết định Tversky đã định nghĩa “heuristic”: nhƣ một chiến lƣợc, có thể đƣợc áp dụng giải quyết cho một loạt các vấn đề, mà thường mang lại một giải pháp đúng nhất Người ta thường sử dụng “heuristics” để giúp giảm mức độ phức tạp của vấn đề và đưa ra giải pháp đơn giản hơn cho vấn đề phức tạp (Tversky và Kahneman, 1981) Quá trình ra quyết định theo “Heuristic” là quá trình mà các nhà đầu tƣ dựa trên hiểu biết của bản thân, thường là bằng cách thử sai trong quá khứ, và dẫn đến sự phát triển thành bộ quy tắc đúng đắn cho bản thân Nói cách khác, “heuristics” đề cập đến những quy tắc, mà con người sử dụng để đưa ra quyết định được thực hiện các vấn đề phức tạp, trong môi trường không chắc chắn (Brabazon, 2000)

Con người không có khả năng để xử lý tất cả các thông tin được thu nhận hằng ngày, đồng thời qua quá trình tích lũy kinh nghiệm làm một việc nào đó, những kinh nghiệm trong quá trình giải quyết công việc đó đƣợc ghi nhận lại trong đầu Quá trình này tạo ra các quy tắc giải quyết vấn đề của cá nhân mà sau đó có thể đƣợc sử dụng khi một tình huống tương tự gặp phải trong quá trình làm việc Điều này đặc biệt quan trọng trong kinh doanh hiện đại, khi số lƣợng và mật độ của các thông tin rất nhiều sảy ra hằng ngày mà không thể sử lý hết đƣợc Sử dụng “heuristics” cho phép tăng tốc việc ra quyết định so với việc phân tích hết các thông tin nhận đƣợc Lợi ích lớn nhất của việc ra quyết định theo hành vi này là thời gian đƣợc tiết kiệm rất lớn trong khi nhƣợc điểm chính là sự phụ thuộc vào kinh nghiệm trước đó của người ra quyết định mà nó có thể không đúng với tình hình hiện tại của vấn đề Mô hình tài chính truyền thống trước đây đã cho rằng phải loại trừ “heuristics”, và giả sử tất cả các quyết định đƣợc dựa trên các công cụ thống kê (Shefrin, 2000)

2.2.3 Các dạng thiên lệch hành vi

Theo Amar Kumar Chaudhary (2013) thiên lệch hành vi phổ biến của nhà đầu tƣ đƣợc mô tả nhƣ sau:

2.2.3.1 Thiên lệch mỏ neo (Anchoring bias)

"Trong một số trường hợp, người ra quyết định bằng cách bắt đầu từ một giá trị ban đầu sau đó hiệu chỉnh để có câu trả lời chính thức Giá trị ban đầu, hoặc điểm khởi đầu, có thể đƣợc tính toán bằng công thức tính của vấn đề, hoặc nó có thể là kết quả của một sự tính toán một phần của vấn đề Trong cả hai trường hợp, quá trình hiệu chỉnh thường là không đủ (Slovic và Lichtenstein, 1971) Do đó, điểm xuất phát khác nhau sẽ đƣa ƣớc tính khác nhau Chúng ta gọi hiện tƣợng này Anchoring "(Tversky và Kahneman, 1974)

Anchoring là một hành vi mang tính chất tâm lý xảy ra khi các nhà đầu tƣ cho là không cần thiết phải thực hiện thống kê loại bỏ yếu tố tâm lý và tâm lý “Anchoring” đƣa ra quyết định đầu tƣ không phải đúng đắn nhất về con số Khi ƣớc tính giá mua cho một cổ phiếu và nhà đầu tƣ có thể bắt đầu bằng cách sử dụng một giá trị ban đầu đƣợc gọi là "Anchoring" mà không cần phân tích nhiều, ví dụ: mức thấp nhất trong 52 tuần của chứng khoán Sau đó họ điều chỉnh mức “Anchoring” này lên hoặc xuống để phản ánh phân tích của họ hoặc thông tin mới đƣợc đƣa ra, nhƣng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự điều chỉnh này là không đủ độ chính xác và kết quả mà là thiên lệch so với

“Anchoring” ban đầu Các nhà đầu tư có khả năng bị ảnh hưởng bởi các “Anchoring” nhƣ: "Đây có phải là thời điểm tốt để mua hoặc bán chứng khoán? “ Hoặc “cổ phiếu có giá tốt?" Khái niệm về “Anchoring” có thể được giải thích bởi xu hướng của các nhà đầu tƣ để suy nghĩ của mình đến một điểm tham chiếu ban đầu một cách không logic khi đƣa ra quyết định đầu tƣ (Pompian, 2006)

Kristensen và Gaerling (1997) đã đƣa ra giả thuyết rằng : trong cuộc đàm phán giá đƣợc thực hiện qua một quá trình “Anchoring” dẫn đến hiệu ứng “Anchoring”, và giá bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong dữ liệu được đưa tham khảo Quá trình đã được Kristensen và Gaerling mô phỏng với sự tham gia của các sinh viên quản trị kinh doanh và kết quả cho thấy rằng những người tham gia điều bị ảnh hưởng bởi giá bán đề xuất nhƣ một “Anchoring”

2.2.3.2 Thiên lệch tự tin thái quá (Overconfidence)

"Trong yếu tố tâm lý này, quá tự tin có thể đƣợc xem nhƣ lòng tin không có cơ sở lý luận một cách trực quan vào khả năng nhận thức" (Pompian, 2006) Nhà tâm lý học đã xác định rằng quá tự tin khiến cho người ta đánh giá quá cao kiến thức của mình, đánh giá quá thấp rủi ro có thể sảy ra, và làm tăng khả năng kiểm soát những sự việc Khái niệm về quá tự tin xuất phát từ một loạt các thử nghiệm tâm lý về nhận thức và các nghiên cứu điều tra, trong đó tập trung vào đánh giá cao khả năng dự đoán của cá nhân và sự chính xác của các thông tin đã được đưa ra Trong ngắn hạn, mọi người nghĩ rằng họ thông minh hơn và có thông tin tốt hơn khi họ tự tin quá mức (Pompian, 2006)

Theo Shefrin (2000), quá tự tin "liên quan đến việc mọi người hiểu được khả năng của mình như thế nào và các giới hạn của kiến thức của họ" Người quá tự tin về khả năng của họ có xu hướng nghĩ rằng họ làm tốt hơn so với thực tế Cá nhân là người quá tự tin về mức độ nhận thức có xu hướng nghĩ rằng họ biết nhiều hơn những gì họ thực sự làm đƣợc Quá tự tin không nhất thiết có nghĩa rằng các cá nhân thiếu hiểu biết hoặc không đủ năng lực Thay vào đó, nó có nghĩa là quan điểm của họ về bản thân là tốt hơn so với thực sự khả năng của họ Một đặc điểm chung của các nhà đầu tƣ là một quá tự tin vào khả năng của mình khi nói đến cổ phiếu, để quyết định mua vào hay bán ra một mã cổ phiếu Những xu hướng đã được nghiên cứu bởi Odean (1998) và nó đã được tìm thấy rằng các cá nhân trong hầu hết các ngành nghề có xu hướng tự tin trên mức trung bình Hơn nữa, về tâm lý học đã xác định rằng quá tự tin khiến cho người ta đánh giá quá cao kiến thức của mình, đánh giá thấp rủi ro, và làm tăng khả năng kiểm soát các sự việc của họ Lựa chọn cổ phiếu cụ thể là một công việc rất khó khăn nhƣng điều thú vị là việc này chính là nhiệm vụ mà nhà nhà đầu tƣ biểu lộ sự quá tự tin rất lớn của mình (Nofsinger, 2001)

Ra quyết định và hoạt động đầu tƣ chứng khoán

Các nghiên cứu cho rằng nhà đầu ít khi ra quyết định bán cổ phiếu khi nó bị lỗ so với giá mua ban đầu, một xu hướng gọi là “disposition effect” theo Shefrin và Statman (1985) Odean (1998) cũng kết luận rằng các nhà đầu tư cá nhân có xu hướng bán cổ phiếu mà giá trị của nó tăng so với giá mua ban đầu chứ không phải giảm Tuy nhiên, rất khó để chứng minh hiện tƣợng này là hợp lý Điều này không thể kết luận rằng các nhà đầu tƣ ra quyết định nhƣ vậy là đúng đắn Bên cạnh đó, Odean cũng công nhận rằng lợi nhuận trung bình của các cổ phiếu đƣợc bán ra là lớn hơn so với lợi nhuận trung bình của các cổ phiếu mà nhà đầu tƣ nắm giữ

Theo Genesove và Mayer (2001), nhà đầu tƣ đã bán cổ phiếu của họ với mức giá thấp hơn giá mua ban đầu thường cho rằng giá bán là hơn giá người khác bán Nó không chỉ là kỳ vọng của người bán, mà cũng có những sự điều chỉnh của thị trường quyết định giá: nhà đầu tư bị lỗ thường chờ giao dịch ở mức giá cao hơn so với những người khác

Nhà đầu tư thích bán cổ phiếu mà nó đã giúp họ tăng vốn Áp lực bán trước hết có thể làm chậm quá trình giảm giá cổ phiếu, và sau đó tạo ra lợi nhuận cao hơn Ngƣợc lại, nếu các cổ đông đang gặp thua lỗ, họ có thể ra quyết định bán khi giá dự kiến đƣợc đƣa ra Trong trường hợp này, giá có thể tăng lên như giá lúc đầu, dẫn đến lợi nhuận thấp hơn sau đó

Odean (1999) đƣa ra quan niệm về các cổ phiếu thích hợp mà các nhà đầu tƣ cá nhân muốn mua Nhƣ đã đề cập ở trên, việc ra quyết định bán chủ yếu là cổ phiếu có lợi nhuận Trong khi đó, quyết định mua liên quan đến cả hai vừa cổ phiếu tăng giá vừa cổ phiếu giảm giá Odean nói rằng quyết định mua là một kết quả của sự quan tâm, khi đưa ra một quyết định mua cổ phiếu, người có thể do không tìm thấy một cổ phiếu tốt để mua sau khi xem xét một cách hệ thống hàng trăm cổ phiếu niêm yết Họ thường mua một cổ phiếu đã thu hút quan tâm của họ và có thể là do kinh nghiệm quá khứ về cổ phiếu này, có thể tốt hay xấu

Theo Barberis và Thaler (2003), các nhà đầu tư cá nhân ít ảnh hưởng bởi sự thu hút của cổ phiếu cho quyết định bán vì quyết định bán và quyết định mua diễn ra theo các cách khác nhau Khi quyết định lựa chọn một cổ phiếu để bán, họ có thể chỉ tập trung vào các cổ phiếu hiện đang thuộc về họ Trong khi đó, với một quyết định mua, cá nhân có nhiều cơ hội để lựa chọn các cổ phiếu mong muốn, điều này giải thích tại sao các yếu tố tác động của sự chú ý nhiều hơn vào các quyết định mua cổ phiếu so với quyết định bán

Barber và Odean (2002) đã chứng minh rằng các quyết định bán đƣợc ít đƣợc tìm hiểu hơn so với quyết định mua trong trường hợp nhà đầu tư cá nhân Cuối cùng, các tác giả đã khám phá ra rằng các nhà đầu tƣ cá nhân quan tâm nhiều hơn đến việc mua những cổ phiếu so với sự quan tâm khi bán chúng

Nhƣ vậy, từ quan điểm của tài chính hành vi, tác động hành vi đầu tƣ cả bán và mua ở các cấp độ khác nhau, và tác động chung lợi nhuận của thị trường cũng như các hoạt động đầu tƣ của các cá nhân

Một số ý kiến phản bác tài chính hành vi cho rằng nhà đầu tƣ có hiệu quả kém có thể bị loại bỏ ra khỏi thị trường chứng khoán Ngược lại, một số người khác cho rằng các nhà đầu tư quá tự tin có thể hưởng lợi cao (Anderson, Henker và Owen, 2005) Kyle và Wang (1997) xác định hành vi quá tự tin mà qua đó đánh giá tính chính xác của thông tin của mình và xem xét một nhà đầu tư quá tự tin là những người có xác suất chủ quan cao Trong điều kiện bình thường, nhà đầu tư quá tự tin giao dịch nhiều hơn so với nhà đầu tƣ lý trí, và hy vọng lợi nhuận đầu tƣ cao hơn trong dài hạn Wang (2001) thừa nhận rằng sự quá tự tin không có khả năng tồn tại trong thời gian dài, nhƣng quá tự tin vừa phải có thể thống trị các hành vi quyết định hợp lý

Lin và Swanson (2003) thực hiện đo lường đầu tư ba tiêu chuẩn của lợi nhuận (thu nhập ròng, lợi nhuận điều chỉnh rủi ro và lợi nhuận điều chỉnh) qua 5 lần (ngày, tuần, tháng, quý, năm) Họ nhận ra rằng các nhà đầu tƣ đạt hiệu quả cao, tồn tại trong ngắn hạn đƣợc thúc đẩy bởi động lực giá ngắn hạn hơn là do rủi ro Hiệu suất tuyệt vời bị mất hoặc bị xấu đi trong thời gian trung hạn và dài hạn Điều này có nghĩa là hiệu suất cao đạt đƣợc từ những tác động ngắn hạn không phải đến từ lợi thế của thông tin Các nhà đầu tƣ có thể mất lợi ích tốt do phân tích kỹ và thực hiện chiến lƣợc dài hạn

Tóm lại, có khá nhiều phương pháp để đo lường hiệu quả hoạt động đầu tư chứng khoán Các tác giả trước chủ yếu sử dụng các dữ liệu thứ cấp của các kết quả đầu tư trong thị trường chứng khoán để đo lường hiệu quả hoạt động đầu tư chứng khoán (Lin và Swanson (2003), Kim và Nofsinger (2003) Tuy nhiên, nghiên cứu này đề nghị các nhà đầu tƣ đánh giá hiệu suất đầu tƣ của mình, vì vậy mà các phép đo hiệu suất đầu tƣ thực hiện theo nghiên cứu của Oberlechner và Osler (2004) cho tỷ suất lợi nhuận đầu tƣ Chi tiết hơn, tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ chứng khoán đƣợc đánh giá bởi những quan điểm khách quan và chủ quan của các nhà đầu tƣ cá nhân Các đánh giá chủ quan của nhà đầu tƣ đƣợc thực hiện bằng cách hỏi họ để so sánh giá hiện thực của họ đến mức lợi nhuận kỳ vọng của họ trong khi việc đánh giá khách quan đƣợc thực hiện bằng việc so sánh giữa các mức lãi thực và tỷ lệ lợi nhuận trung bình của thị trường chứng khoán

Bên cạnh đó, mức độ hài lòng của các quyết định đầu tƣ đƣợc đề xuất trong nghiên cứu này như một tiêu chuẩn để đo lường hiệu quả hoạt động đầu tư Trong thực tế, có những nhà đầu tƣ hài lòng với hiệu suất đầu tƣ của mình ngay cả khi lợi nhuận đầu tƣ của họ không cao; Ngƣợc lại, các nhà đầu tƣ khác không cảm thấy hài lòng với khoản đầu tư của họ ngay cả khi lợi nhuận của họ là tương đối cao Do đó, mức độ hài lòng của các quyết định đầu tƣ cùng với tỷ suất lợi nhuận đầu tƣ đƣợc đề xuất là phép đo để thực hiện đầu tƣ vào nghiên cứu này.

Các nghiên cứu trước đây

Nghiên cứu của tác giả Vương Đức Hoàng Quân và Đào Quý Phúc (2009)

“Các dạng thiên lệch hành vi của nhà đầu tư cá nhân lên thị trường chứng khoán Việt Nam”

Nghiên cứu xác định những thiên lệch hành vi cụ thể của các nhà đầu tƣ cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam đưa cho họ một cảnh báo về ảnh hưởng của những thiên lệch hành vi trong quá trình ra quyết định đầu tƣ Do đó, nhà đầu tƣ cần phải có kiến thức về tài chính hành vi, để nhận ra những thiên lệch về hành vi ảnh hưởng đến họ

Ngoài ra, nghiên cứu tìm hiểu các mối quan hệ mới giữa giá trị trung bình cho mỗi lần giao dịch và kinh nghiệm đầu tƣ, giá trị trung bình cho mỗi lần giao dịch và không có thiên lệch hành vi, tần số giao dịch và hành vi lạc quan, kinh nghiệm đầu tƣ và quyết định sai lầm, tuổi tác và hành vi bất hòa nhận thức, thu nhập hàng tháng và hành vi lạc quan Đặc biệt, nghiên cứu nhận ra mối quan hệ giữa những thiên lệch hành vi lẫn nhau

Nghiên cứu xác định đƣợc các dạng Thiên lệch hành vi xuất hiện với tần suất lớn nhƣ Thiên lệch do ác cảm với mơ hồ (81,4%), Thiên lệch nguyên trạng (64,3%), Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc (51,2%), Thiên lệch do ác cảm với thua lỗ (47,7%), Thiên lệch do điểm tựa (43%), Thiên lệch do quá tự tin (42,4%), Thiên lệch do kiểm soát bản thân (42,4%), Thiên lệch do ảo tưởng về sư kiểm soát (41,3%), Thiên lệch do củng cố thêm (41,3%), Thiên lệch do khung nhìn (34,9%), Thiên lệch do bảo thủ (30,3%)

Ngoài ra, còn có các thiên lệch hành vi khác nhƣ Thiên lệch do hiệu ứng Endowment

(23,8%), Thiên lệch do mâu thuẫn về nhận thức (22,7%), Thiên lệch do tình huống điển hình (18%), Thiên lệch do tình huống sẵn có (17,4%), Thiên lệch trong nhận thức về quá khứ (16,3%), Thiên lệch do lạc quan (14%), Thiên lệch do quy kết cho bản thân (14%), Thiên lệch do tính toán bất hợp lý (11%).

Tuy nhiên nghiên cứu này đƣợc thực hiện vào những thời điểm khi giai đoạn sâu giảm từ cuối năm 2007 đến tháng hai năm 2009 Các nhà đầu tƣ đang bị thua lỗ nặng (tỷ lệ tổn thất trung bình là khoảng 70% giá trị đầu tƣ của họ) mà nguyên nhân một cái nhìn tiêu cực ở cổ thị trường

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Hiển (Tạp chí KT&PT, số 180 (II) (6/2012)

“Ứng dụng tài chính hành vi để khám phá những lệch lạc về hành vi của nhà đầu tƣ cá nhân trên thị trường chứng khoán Niệt Nam qua kiểm định kết quả giao dịch”

Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhà đầu tƣ cá nhân mắc phải một số lỗi tâm lí dẫn đến những quyết định đầu tƣ không tối ƣu hay bất hợp lí, cụ thể là:

Thứ nhất : mô hình đo lường yếu tố cấu thành tâm lý của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam bao gồm 5 nhóm: (1) tâm lý quá lạc quan; (2) tâm lý bầy đàn; (3) tâm lý quá tự tin; (4) thái độ đối với rủi ro; (5) tâm lý bi quan.Từ mô hình này, chúng ta có thể xây dựng các chỉ số đo lường yếu tố cảm tính (sentiment) trong hành vi của nhà đầu tƣ cá nhân

Thứ hai: nhà đầu tƣ cá nhân trên TTCK Việt Nam là phi lý trí Vì vậy, để giải thích các hành vi của họ cần sử dụng lý thuyết triển vọng của tài chính hành vi thay cho lý thuyết kỳ vọng hợp lý

Thứ ba: học vấn có vai trò quan trọng đối với hiệu quả đầu tƣ, trình độ học vấn làm tăng tỷ suất sinh lời Nhà đầu tƣ có trình độ học vấn cao hơn thì lạc quan nhiều hơn, tự tin hơn, ít bi quan hơn và tâm lý bầy đàn ít hơn

Thứ tư: các nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam là phi lý trí, dễ bị tổn thương cũng nhƣ tâm lý đầu tƣ ngắn hạn là chủ yếu

Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra là nhà đầu tƣ cá nhân bị các thiên lệch hành vi nhƣ nêu trên nhƣng lại chƣa đƣa ra mức độ tác động của các yếu tố tâm lý hành vi lên nhà đầu tư và ảnh hưởng tốt hay xấu của các thiên lệch hành vi lên hiệu quả đầu tư của nhà đầu tƣ cá nhân

Nghiên cứu của Rahul Subash (2012)

“Role of Behavioral Finance in Portfolio Investment Decisions: Evidence from India” Đây là nghiên cứu đã đưa ra kết quả rất đầy đủ và ý nghĩa cho thị trường chứng khoán Ấn Độ Nghiên cứa đƣa ra thống kê các dạng thiên lệch hành vi mà nhà đầu tƣ có đặc điểm khác nhau gặp phải như bảng thống kê bên dưới

Bảng 2.1 Kết quả nghiên cứu của Rahul Subash

Ngoài ra nghiên cứu cũng đã đưa ra được hệ số tương quan giữa các thiên lệch hành vi với nhau, và đã đƣa ra đƣợc mô hình hồi quy các thiên lệc hành vi với biến phụ thuộc là hiệu quả đầu tư như bên dưới

Anchoring - 0.238*Cognitive Dissonance + 0.077* Fear of Regret + 1.478*Gamblers Fallacy + 0.440*Mental Accounting + 0.280*Hindsight - 4.106

Có thể thấy mô hình của Rahul Subash (2012) đã đưa ra ảnh hưởng của các thiên lệch hành vi lên hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư cá nhân tại thị trường chứng khoán Ấn Độ vào năm 2012 Trong đó các thiên lệch hành vi Representativeness, Herding, Overconfidence, Cognitive Dissonance có mối tương quan nghịch với hiệu quả đầu tư

Mô hình nghiên cứu

Theo Amar Kumar Chaudhary (2013) 5 thiên lệch phổ biến của tài chính hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Ấn độ Dựa trên 5 thiên lệch hành vi này tác giả dung để xây dựng mô hình cho nghiên cứu này tại thị trường Việt Nam

- Tâm lý mỏ neo (Anchoring)

- Tự tin thái quá (Overconfidence)

- Tâm lý bầy đàn (Herd Behavior)

- Ác cảm sợ thua lỗ (Loss Aversion)

- Phản ứng thái quá (Over and Under-Reaction)

Mô hình của Amar Kumar Chaudhary chỉ ra rằng có 5 thiên lệch hành vi phổ biến trên thị trường Ấn Độ, tuy nhiên tại Việt Nam vẫn có nhiều đặc điểm khác biệt khi mà thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ là thị trường còn khá mới khi mới được thành lập 15 năm Trong khi đó thị trường Ấn Độ đã bắt đầu giao dịch vào những năm 1994 Nhà đầu tư đã có nhiều kinh nghiệm hơn với lịch sử lâu đời hơn tại thị trường Ấn Độ

Năm 2012, kinh tế Ấn Độ phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhƣ thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai, tỷ lệ lạm phát tăng cao, vốn đầu tƣ và kim ngạch xuất khẩu giảm; đồng rupee tiếp tục mất giá so với đồng ngoại tệ mạnh khác, niềm tin của các nhà đầu tƣ suy giảm Những điều kiện khó khăn của kinh tế Ấn Độ làm cho ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư

Trong khi đó tại Việt Nam Kinh tế đang trên đà phục hồi, mặc dù phải đối mặt với những diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới, song khép lại năm 2015 kinh tế Việt Nam vẫn có những “điểm sáng” “Điểm sáng” đáng chú ý nhất là tín hiệu tích cực từ tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 là GDP đạt 6,68%, cao nhất kể từ năm 2008

Mặt khác, Chui, Titman và Wei (2009) đã tìm thấy sự khác biệt về văn hóa ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các chiến lƣợc đầu tƣ Trong khi đó văn hóa Việt Nam và Ấn độ có nhiều sự khác nhau dẫn đến có những hành vi, chiến lƣợc đầu tƣ khác nhau

Với những điều kiện nêu trên, mặc dù cùng lạ thị trường mới nổi tại châu Á, nhà đầu tư châu Á thường bị thiên lệch hành vi nhiều hơn(Kim và Nofsinger, 2008), nhưng điều kiện kinh tế, xã hội Ấn Độ và Việt Nam có nhiều điểm khác nhau.Vì vậy cần có một nghiên cứu kiểm tra lại mô hình của Amar Kumar Chaudhary tại Việt Nam theo hướng chuyên sâu hơn để có cái nhìn rõ hơn về ảnh hưởng của các tâm lý hành vi phổ biến nhất lên nhà đầu tƣ tại Việt Nam

Dựa trên mô hình nghiên cứu của Rahul Subash (2012) làm cơ sở tác giả sử dụng các thiên lệch hành vi phổ biến để xây dựng mô hình của nghiên cứu này

Tác giả kỳ vọng đóng góp thêm vào nhận định của Amar Kumar Chaudhary (2013) khi khẳng định lại tại thị trường Việt Nam và xây dựng mô hình hồi quy để đánh giá mức độ tác động của 5 thiên lệch hành vi này

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu

3.2 Một số giả thuyết đƣợc đặt ra cho mô hình nghiên cứu H1: Các biểu hiện thiên lệch hành vi đƣợc nhóm vào 5 thiên lệch hành vi đƣợc xem xét

Giả thuyết này được kiểm định bằng nghiên cứu khám phá EFA để xác định kích thước của các biến thiên lệch hành vi nhƣ mô hình để xuất

H2: Nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi thiên 5 thiên lệch hành vi như trên ở mức độ cao

Giả thuyết này đƣợc kiểm định bằng cách tổng hợp các đánh giá của đáp viên về mức độ ảnh hưởng của 5 thiên lệch hành vi được đề xuất đến quyết định đầu tư

TÂM LÝ BẦY ĐÀN ÁC CẢM SỢ THUA LỖ

QUYẾT ĐỊNH NHÀ ĐẦU TƢ YẾU TỐ HÀNH VI

H3: 5 thiên lệch hành vi trong mô hình tác động tích cực tới hiệu quả đầu tƣ của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Giả thuyết này được kiểm định bằng mô hình hồi quy tuyến tính về mức độ ảnh hưởng của 5 thiên lệch hành vi trong mô hình lên hiệu quả đầu tƣ của nhà đầu tƣ cá nhân.

Cấu trúc nghiên cứu

Để giúp dễ dàng theo dõi toàn bộ nghiên cứu, cấu trúc nghiên cứu đƣợc rút ra nhƣ hình dưới đây:

Hình 3.2 Cấu trúc nghiên cứu

QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƢ

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

KHUYẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

PHẢN ỨNG THÁI QUÁ TÂM LÝ

BẦY DÀN ÁC CẢM THUA LỖ

Quy trình nghiên cứu

Hình 3.3 Quy trình nghiên cứu mô hình kiểm định giả thuyết

Quy trình nghiên cứu đƣợc bắt đầu bằng việc xác định vấn đề nghiên cứu, nghĩa là tìm ra tìm ra câu hỏi nghiên cứu cần phải trả lời Khi đã có câu hỏi nghiên cứu sẽ tìm kiếm

- Loại bỏ các biến quan sát - Kiểm tra biến có hệ số tải nhỏ - Kiểm định độ tin cậy và giá trị - Kiểm tra nhân tố trích đƣợc Cơ sở lý thuyết

Mô hình nghiên cứu và thang đo sơ bộ

Xây dựng bảng câu hỏi chính thức

Nghiên cứu chính thức (định lƣợng)

Cronbach’s Alpha & phân tích nhân tố EFA Hoàn chỉnh thang đo

Kết luận và kiến nghị Kiểm định các giả thuyết và phân tích kết quả các lý thuyết phù hợp để trả lời câu hỏi nghiên cứu, nghĩa là xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu, và xây dựng thang đo cho các khái niệm nghiên cứu trong mô hình

Công việc tiếp theo là thực hiện nghiên cứu Công việc này bao gồm đánh giá thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu cùng với các giả thuyết

Nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức:

Giai đoạn 1: nghiên cứu định tính sơ bộ để điều chỉnh thang đo (phỏng vấn sơ bộ nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam), nghiên cứu sơ bộ định lượng để đánh giá sơ bộ thang đo

Giai đoạn 2: nghiên cứu định lƣợng chính thức để đánh giá lại thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết Đƣợc thực hiện bằng phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi Đối tượng phỏng vấn là những nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thang đo

Thang đo trong nghiên cứu sẽ sử dụng các thang đo của các nghiên cứu có trước, thang đo và các khái niệm trong các biến đƣợc cân nhắc và hiệu chỉnh cho phù hợp với đặc trƣng kinh tế và văn hóa của Việt Nam

Các thang đo đƣợc sử dụng trong nghiên cứu nhƣ sau:

3.5.1 Đối với các biến nhân khẩu Độ tuổi đƣợc chia thành các khoảng:

Dưới 25 tuổi: Độ tuổi đang đi học hoặc mới đi làm, công việc chưa ổn định và thu nhập còn khiêm tốn

Từ 26 – 35 tuổi: Độ tuổi có công việc ổn định, thu nhập ổn định, đang tiến hành tích luỹ cho các kế hoạch tương lai

Từ 36 – 45 tuổi: Độ tuổi mà đã có chức vụ, có con còn nhỏ đang đi học, sự nghiệp về cơ bản đã có

Từ 46-55 tuổi: Độ tuổi có con đã lớn, chuẩn bị một số tiền để đảm bảo cuộc sống khi về hưu

Trên 55: độ tuổi đã có khoản tài chính tích luỹ và bắt đầu nghỉ hưu

Thu nhập được chia thành các khoảng: dưới 9 triệu/tháng (thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân), 9 – 20 triệu/tháng (thu nhập trung bình), trên 20 triệu/tháng (thu nhập cao)

Trình độ học vấn đƣợc chia làm 2 nhóm:

Do không có nhiều sự chênh lệch giữa phổ thông, trung cấp, cao đẳng về kiến thức đầu tƣ chứng khoán nên tác giả ghép những đối tƣợng này vào nhóm trình độ học vấn phổ thông/trung cấp/cao đẳng Tương tự, ta có nhóm trình độ học vấn đại học/sau đại học

Lĩnh vực chuyên môn đƣợc chia làm 5 nhóm:

Làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

Làm việc trong cơ quan nhà nước (các bộ, sở…)

Làm việc tại công ty chứng khoán

Làm việc trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật

3.5.2 Đối với các biến liên quan đến đầu tƣ chứng khoán

Kinh nghiệm đầu tư đƣợc chia thành các khoảng

Dưới 1 năm: các nhà đầu tư mới tham gia thị trường chưa có nhiều kinh nghiệm đầu tư

Từ 1 – 2 năm: các nhà đầu tƣ đã có môt ít kinh nghiệm đầu tƣ

Trên 2 năm: các nhà đầu tƣ đã có nhiều kinh nghiệm đầu tƣ

Tuần suất giao dịch được chia thành các khoảng: trên 2 lần/tuần (giao dịch rất thường xuyên), 1 – 2 lần/tuần (giao dịch thường xuyên), dưới 1 lần/tuần (thỉnh thoảng giao dịch).

Giá trị bình quân một lần giao dịch được chia thành các khoảng: dưới 50 triệu đồng/lần, 50 – 100 triệu đồng/lần, 100 triệu trở lên

Tham gia khoá đào tạo về chứng khoán đƣợc chia thành 2 nhóm: nhóm có tham gia đào tạo và nhóm chƣa từng tham gia đào tạo về chứng khoán

Tỷ suất sinh lời đƣợc chia làm 4 nhóm: bị lỗ (sai lầm trong quyết định đầu tƣ), hoà vốn

(đầu tƣ không hiệu quả), lợi nhuận 0-50% (đầu tƣ đạt hiệu quả), lợi nhuận trên 50%

(đầu tƣ đạt hiệu quả cao)

Theo Waweru et al 2008 các yếu tố tâm lý của nhà đầu tƣ đƣợc thể hiện qua các biểu hiện sau:

Tâm lý mỏ neo (Anchoring)

1 Ông/Bà dựa trên những kinh nghiệm bản thân tích lũy đƣợc từ những đầu tư trong quá khứ để ra quyết định cho các đầu tư trong tương lai

2 Ông/Bà dự báo sự thay đổi giá chứng khoán dựa trên giá hiện tại

Tự tin thái quá (Overconfidence)

1 Ông (Bà) tự tin vào khả năng thực hiện tốt hơn các nhà đầu tƣ khác khi lựa chọn các chứng khoán

2 Mức độ tự tin của ông (bà) với việc lựa chọn chứng khoán có mức doanh lợi cao hơn mức của thị trường Bạn hoàn toàn hiểu biết về thị trường?

3 Ông (Bà) chƣa bao giờ thực hiện giao dịch mang tính bốc đồng

Tâm lý bầy đàn (Herd Behavior)

1 Quyết định chọn loại chứng khoán của các nhà đầu tư khác ảnh hưởng đến quyết định đầu tƣ của ông/bà

2 Quyết định về số lƣợng cổ phiếu mua bán của các nhà đầu tƣ khác ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của ông/bà

3 Quyết định mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư khác ảnh hưởng đến quyết định đầu tƣ của ông/bà

4 Ông/Bà phản ứng rất nhanh đối với sự thay đổi quyết định của các nhà đầu tƣ khác và đi theo các quyết định của họ Ác cảm sợ thua lỗ (Loss Aversion)

1 Sau những đầu tƣ thành công, ông/bà trở nên mạo hiểm hơn

2 Sau những đầu tƣ thất bại, ông/bà ít mạo hiểm hơn

Phản ứng thái quá (Over and Under-Reaction)

1 Thông tin thị trường là rất quan trọng cho đầu tư chứng khoán của ông/bà

2 Ông/bà cẩn thận xem xét những thay đổi giá của cổ phiếu mà có ý định đầu tƣ vào

3 Ông/bà có phản ứng quá mức cho thay đổi giá của các cổ phiếu

Phép đo hiệu suất đầu tƣ thực hiện theo nghiên cứu của Oberlechner và Osler (2004) nhƣ sau:

1 Các đầu tƣ trong năm vừa qua của ông/bà đem lại mức sinh lợi nhƣ ông/bà mong muốn

2 Cổ phiếu của ông/bà đã đem lại mức sinh lợi bằng hoặc cao hơn mức trung bình của thị trường

3 Ông/Bà cảm thấy hài lòng với những quyết định đầu tƣ chứng khoán trong năm vừa qua của mình (bao gồm quyết định mua, bán, chọn loại cổ phiếu và số lƣợng cổ phiếu).

Nghiên cứu định tính sơ bộ

Mục đích của nghiên cứu sơ bộ để điều chỉnh thang đo với kỹ thuật thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm với đáp viên

Nghiên cứu định tính chỉ nhằm hình thành và điều chỉnh thang đo, mang tính chất gợi mở để cùng trao đổi với đối tƣợng khảo sát về các khái niệm đề cập trong mô hình nghiên cứu, từ đó so sánh, bổ sung, và điều chỉnh các biến quan sát trong thang đo sơ bộ nhằm hình thành nên bảng câu hỏi chính thúc phục vụ cho giai đoạn nghiên cứu chính thức Đối tượng thảo luận là các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Tiến hành thảo luận với 15 nhà đầu tƣ cá nhân trên sàn chứng khoán Việt Nam Mỗi đối tƣợng tham gia thảo luận đƣợc phỏng vấn trực tiếp và đánh giá trực tiếp lên các phát biểu của thang đo sơ bộ Kết quả đƣợc tóm tắt và tổng kết nhằm điều chỉnh thang đo.

Nghiên cứu chính thức

Sau khi hoàn tất việc hiệu chỉnh lại các câu hỏi, cũng nhƣ thang đo, tác giả hoàn thành bảng câu hỏi cho việc thu thập dữ liệu chính thức Bảng câu hỏi đƣợc thiết kế làm ba phần:

Phần đầu tiên gồm các câu hỏi về thông tin cá nhân của nhà đầu tƣ nhƣ giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, lĩnh vực chuyên môn, thu nhập hàng tháng (không tính thu nhập từ kinh doanh cổ phiếu) Do thông tin thu nhập là thông tin nhạy cảm, nên tác giả chia thành các khoảng thu nhập để tăng tỉ lệ hồi đáp của người trả lời

Phần thứ hai gồm các câu hỏi về thông tin đầu tƣ của nhà đầu tƣ nhƣ kinh nghiệm đầu tƣ, có tham gia khoá đào tạo chứng khoán, tần suất giao dịch, giá trị bình quân một lần giao dịch, tỷ suất sinh lợi Do số tiền dùng để đầu tƣ chứng khoán của nhà đầu tƣ là thông tin nhạy cảm nên để tăng khả năng hồi đáp của người trả lời, tác giả đo thông qua giá trị bình quân một lần giao dịch Tỷ suất sinh lợi là biến khó đánh giá nên tác giả chia thành các khoảng sinh lợi lớn cho nhà đầu tƣ

Phần thứ ba nhằm mục đích đo lường các thiên lệch hành vi mà nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thể gặp phải Câu hỏi là các biểu hiện về thiên lệch hành vi mà nhà đầu tƣ có thể gặp phải trong thực tế Trong phần này tác giả khảo sát 5 thiên lệch, các yếu tố này đƣợc đo bởi thang đo likert 5 điểm

Phần thứ tư nhằm mục đích đo lường kết quả đầu tư Trong phần này tác giả khảo sát 3 biểu hiện, đƣợc đo bởi thang đo likert 5 điểm Đặc biệt, để tăng tỉ lệ tham gia trả lời bảng câu hỏi của đối tƣợng khảo sát, tác giả cam kết sẽ gửi kết quả nghiên cứu cho người trả lời (nếu học cần), trong đó đề cập đến các thiên lệch mà họ có thể gặp phải, giúp họ lưu ý đến các yếu tố này khi ra quyết định đầu tƣ, nhằm tránh các sai lầm không đáng có

Nghiên cứu này chọn lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện, dữ liệu thu thập được thông qua hình thức phát bảng câu hỏi trực tiếp và trực tuyến Việc phát bảng câu hỏi đƣợc thực hiện tại một số sàn giao dịch chứng khoán tại Tp.HCM nhƣ SSI, VNdirect… Mẫu khảo sát trực tuyến được thiết kế trên Google Docs tại đường dẫn https://docs.google.com/forms/d/1aTsZmoVPMfR5bVl4D9dfCpnXPQK-BMd5gDA- 5NeumYY/viewform và đƣợc đính kèm trong email gửi cho từng đối tƣợng khảo sát

Theo Hair và các cộng sự (1998) thì quy luật tổng quát cho cỡ mẫu tối thiểu trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) là gấp năm lần số biến quan sát và số lƣợng mẫu phù hợp cho phân tích hồi quy đa biến cũng gấp năm lần số biến quan sát Trong nghiên cứu này có khoảng 17 biến, vậy kích thước mẫu ước lượng tối thiểu sẽ khoảng từ 90 đến 120 mẫu (N=(17*5))

3.7.4 Xử lý và phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập, các Bảng phỏng vấn đƣợc xem xét và loại đi những Bảng không đạt yêu cầu Sau đó, dữ liệu sẽ đƣợc mã hóa, nhập liệu, làm sạch và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS Cụ thể nhƣ sau:

Thống kê mô tả mẫu dữ liệu thu thập

Kiểm định độ tin cậy của thang đo các khái niệm nghiên cứu

Phân tích nhân tố khám phá để xem xét độ giá trị (độ giá trị hội tụ và phân biệt) của các thang đo khái niệm nghiên cứu và đồng thời cũng trích ra các yếu tố cho mô hình nghiên cứu và phân tích hồi quy tiếp theo

Kiểm tra sự tương quan giữa các biến

Phân tích hồi quy đa biến

Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Một thang đo được coi là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo, có nghĩa là phương pháp đo lường không có những sai lệch mang tính hệ thống và ngẫu nhiên Các điều kiện mà một thang đo cần phải đạt đƣợc là độ tin cậy và độ giá trị

Có các tiêu chí đánh gía độ tin cậy (tính nhất quán) và giá trị của thang đo:

Hệ số Cronbach’s alpha Hệ số tương quan biến tổng (Item-to-Total correlation)

Nhiều tác giả nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được Và theo các tác giả Nunnally (1987), Peterson (1994) và Slater (1995) đề nghị rằng Cronbach’s alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới, hoặc người trả lời mới làm quen với dạng câu hỏi nghiên cứu (trích từ Hoàng Trọng & cộng sự, 2008)

Tuy nhiên, việc đo lường hệ số Cronbach’s alpha chỉ cho biết độ tin cậy của thang đo hay nói một cách khác là có sự liên kết giữa các biến quan sát với nhau hay không trong cùng một khái niệm cần đo, nó không cho biết biến quan sát nào cần đƣợc bỏ đi hay giữ lại Do đó, tính toán hệ số tương quan giữa các biến quan sát và biến tổng cũng là một tiêu chí nhằm đảm bảo độ giá trị của thang đo, nhằm giúp loại ra những mục hỏi không đóng nhiều cho việc mô tả khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & cộng sự, 2008)

Theo Robert Ho (2006, trang 243) để quyết định biến nào đƣợc giữ lại hay bỏ đi, mức tiêu chuẩn 0,3 đƣợc dùng và đây cũng là tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu này

Có nhiều tiêu chí đánh giá độ giá trị của một thang đo, trong nghiên cứu này đánh giá độ giá trị của thang đo qua một số tiêu chí nổi bật: độ giá trị hội tụ, độ giá trị phân biệt

Các tiêu chí đánh giá độ giá trị của thang đo dựa trên kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) Độ giá trị hội tụ: phân tích nhân tố phù hợp để đánh giá độ hội tụ của thang đo, khi hệ số tải nhân tố (factor loading) tải lên nhân tố chung (khái niệm nghiên cứu) Độ phân biệt: khi phân tích EFA các biến quan sát đảm bảo đƣợc sự tách biệt giữa các nhân tố, khái niệm

3.7.6 Phân tích nhân tố - EFA

Làm sạch dữ liệu

Sau khi hoàn tất việc thiết kế bảng câu hỏi Việc thu thập dữ liệu dựa vào cáh lấy mẫu thuận tiện trên các sàn giao dịch chứng khoán tại TPHCM Và thông qua khảo sát online

Trong số 230 bảng câu hỏi đƣợc phát ra, tổng hồi đáp nhận đƣợc là 215 phiếu Trong đó 56 phiếu bị loại do trả lời không đầy đủ, trả lời có tính quy luật hoặc chỉ chọn một giá trị cho hầu hết câu hỏi Khảo sát hợp lệ còn lại là 159 chiếm khoảng 74%, đảm bảo đƣợc kích cỡ mẫu tối thiểu.

Thống kê mô tả

Trong phần này sẽ trình bày thống kê về tần suất, mô tả các biến định tính Các biến định tính bao gồm: giới tính, tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, lĩnh vực chuyên môn, tần suất đầu tƣ, hình thức đầu tƣ, kinh nghiệm đầu tƣ, bình quân giao dịch, tham gia đào tạo, lợi nhuận trong năm vừa qua (PHỤ LỤC 2)

Trong số 159 mẫu khảo sát, có 133 nhà đầu tƣ là nam (83.6%), 26 nhà đầu tƣ là nữ (16.4%)

Xét theo tổng thu nhập của nhà đầu tƣ thì số nhà đầu tƣ có thu nhập 9-20 triệu chiếm tỷ lệ nhiều nhất 66 nhà đầu tƣ (41.5%), tiếp theo là 50 nhà đầu tƣ có thu nhập trên 20 triệu những nhà đầu tƣ có thu nhập ít hơn 9 triệu chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ 27%

Xét theo độ tuổi thì phân bố của mẫu không đều, tập trung nhiều nhất là độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi với 66 mẫu, chiếm tỷ lệ 41.5% Tiếp theo là độ tuổi từ 66 đến 45 tuổi với

48 mẫu, chiếm tỷ lệ 30.2% Độ tuổi dưới 25 tuổi có 26 mẫu chiếm tỷ lệ 16.4% Thấp nhất là độ tuổi trên 55 tuổi với 9 mẫu, chiếm 5.7%

Xét theo đặc điểm về trình độ học vấn, đa số các mẫu khảo sát có trình độ đại học, tần số 109 mẫu, tỷ lệ 68.6% Tiếp theo là trình độ thạc sĩ có tần số 29 mẫu, tỷ lệ 18.2%

Các trình độ học vấn khác có tỷ lệ thấp nhƣ là trình độ trung học phổ thông, tiến sĩ và Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, tỷ lệ lần lƣợt là 1.9%, 4.4% và 6.9%

Xét về lĩnh vực chuyên môn của nhà đầu tƣ thì các nhà đầu tƣ làm việc trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật chiếm tỷ lệ lớn trong mẫu (36.5%) với tần số 58, tiếp theo là nhà đầu tƣ làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có tần số 37 chiếm tỷ lệ 23.3% Ngoài ra nhà đầu tư làm việc trong cơ quan nhà nước chiếm 17.6%, nhà đầu tư làm việc trong các lĩnh vực khác chiếm tỷ lệ thấp nhất 13.2%

Về tần suất giao dịch của nhà đầu tư phần lớn nhà đầu tư giao dịch ở tần suất dưới 1 lần/ tuần và trên 2 lần/ tuần chiếm tỷ lệ lần lƣợt là 35.2% và 35.8% Nhà đầu tƣ giao dịch ở mức độ 1-2 lần/tuần chiếm tỷ lệ thấp hơn 28.9%

Xét về hình thức đầu tƣ thì nhà đầu tƣ chỉ đầu tƣ dài hạn chiếm tỷ lệ thấp nhất 5.7%

Tỷ lệ cao nhất là nhà đầu tƣ chọn hình thức đầu tƣ cả ngắn hạn và dài hạn chiếm tỷ lệ 49.1% Phần còn lại là nhà đầu tƣ ngắn hạn chiếm tỷ lệ 45.3%

Về kinh nghiệm đầu tƣ, phần lớn nhà đầu tƣ trong mẫu thu thập là nhà đầu tƣ có kinh nghiệm trên 2 năm (64.2%) với tần số 102 Ngoài ra nhà đầu tƣ mới tham gia đầu tƣ dưới 1 năm chiếm tỷ lệ 25.8%, thấp nhất là những nhà đầu tư bắt đầu tham gia đầu tư cách đây từ 1-2 năm chỉ chiếm tỷ lệ 10.1%

Về giá trị bình quân giao dịch, phần lớn nhà đầu tư giao dịch ở mức dưới 50 triệu chiếm 42.1 %, ngoài ra cũng có 60 nhà đầu tƣ trong mẫu giao dịch ở mức trên 100 triệu chiếm tỷ lệ 37.7% Còn lại những nhà đầu tƣ giao dịch ở mức 50-100 triệu chiếm tỷ lệ thấp với 20.1%

Về nhà đầu tƣ tham gia các khóa đào tạo về chứng khoán thì phần lớn nhà đầu tƣ chƣa từng tham gia chiếm tỷ lệ 63.5% với tần số 101 Nhà đầu tƣ đã tham gia các khóa đào tạo chiếm tỷ lệ thấp 36.5%

Xét về lợi nhuận nhà đầu tƣ đạt đƣợc trong 1 năm vừa qua, nhà đầu tƣ có lợi nhuận 0- 50% chiếm tỷ lệ lớn 45.3% với tần số 72 Nhà đầu tƣ bị thua lỗ và hòa vốn có tỷ lệ tương đối bằng nhau chiếm lần lượt 20.8% và 22% Tỷ lệ nhà đầu tư có lợi nhuận trên 50% là thấp nhất 11.9%

Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu

Thu nhập dưới 9 triệu 43 27.0% từ 9 – 20 triệu 66 41.5%

Trên 20 triệu 50 31.4% Độ tuổi dưới 25 tuổi 26 16.4 % từ 26 – 35 tuổi 66 41.5% từ 36 – 45 tuổi 48 30.2% từ 46 – 55 tuổi 9 5.7% trên 55 tuổi 10 6.3%

Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp 11 6.9% Đại học 109 68.6%

Làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng 37 23.3%

Làm việc trong cơ quan nhà nước 28 17.6%

Làm việc tại công ty chứng khoán 15 9.4%

Làm việc trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật 58 36.5% khác 21 13.2%

Cả ngắn hạn và dài hạn 78 49.1%

Kiểm định thang đo

Như đã trình bày trong chương 3, chúng ta có 5 thang đo cho 5 thiên lệch hành vi là thiên Tâm lý mỏ neo (Anchoring), Tự tin thái quá (Overconfidence), Tâm lý bầy đàn (Herd Behavior), Ác cảm sợ thua lỗ (Loss Aversion), Phản ứng thái quá (Over and Under-Reaction) và 1 thang đo hiệu quả đầu tƣ Các thang đo này đƣợc đánh giá sơ bộ thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA với dữ liệu thu thập từ nghiên cứu

4.3.1 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (PHỤ LỤC 3)

 Thang đo Tâm lý mỏ neo (Anchoring)

Thang đo Tâm lý mỏ neo (Anchoring) bao gồm 2 biến được trình bày theo bảng dưới

Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo này cho thấy hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0.704 lớn hơn 0.7 và hệ số tương quan biến tổng của 2 biến đều lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu Do đó, hai biến quan sát C13 và C19 đều đƣợc chấp nhận và sẽ đƣợc sử dụng phân tích EFA tiếp theo

Bảng 4.2 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo tâm lý mỏ neo (Anchoring)

Cronbach 's Alpha nếu loại biến Tâm lý mỏ neo (Anchoring) α = 0.704

C13 Ông/Bà dựa trên những kinh nghiệm bản thân tích lũy đƣợc từ những đầu tƣ trong quá khứ để ra quyết định cho các đầu tƣ trong tương lai

C19 Ông/Bà dự báo sự thay đổi giá chứng khoán dựa trên giá hiện tại 0.55 -

 Thang đo tự tin thái quá (Overconfidence)

Thang đo tự tin thái quá (Overconfidence) bao gồm 3 biến quan sát đƣợc trình bày theo bảng dưới Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo này cho thấy hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0.852 lớn hơn 0.7 và hệ số tương quan biến tổng của 3 biến đều lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu Do đó, cả ba biến quan sát C22, C25 và C14 đều đƣợc chấp nhận và sẽ đƣợc sử dụng phân tích EFA tiếp theo

Bảng 4.3 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Thang đo tự tin thái quá

Cronbac h's Alpha nếu loại biến Tự tin thái quá (Overconfidence) α = 0.852

C22 Ông /Bà tự tin vào khả năng thực hiện tốt hơn các nhà đầu tƣ khác khi lựa chọn các chứng khoán 0.760 0.757

Mức độ tự tin của ông /bà với việc lựa chọn chứng khoán có mức doanh lợi cao hơn mức của thị trường Bạn hoàn toàn hiểu biết về thị trường 0.750 0.767

C14 Ông /Bà chƣa bao giờ thực hiện giao dịch mang tính bốc đồng 0.661 0.850

 Thang đo Tâm lý bầy đàn (Herd Behavior)

Thang đo Tâm lý bầy đàn (Herd Behavior) bao gồm 4 biến quan sát đƣợc trình bày theo bảng dưới Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo này cho thấy hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0.742 lớn hơn 0.7 và hệ số tương quan biến tổng của 4 biến đều lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu Do đó, cả 4 biến quan sát C15, C20, C26 và C23 đều đƣợc chấp nhận và sẽ đƣợc sử dụng phân tích EFA tiếp theo

Bảng 4.4 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo tâm lý bầy đàn (Herd Behavior)

Cronbac h's Alpha nếu loại biến Tâm lý bầy đàn (Herd Behavior) α = 0.742

Quyết định mua bán chứng khoán của các nhà đầu tƣ khác ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của ông/bà 0.621 0.632

Quyết định về số lƣợng cổ phiếu mua bán của các nhà đầu tƣ khác ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của ông/bà 0.501 0.703

Quyết định chọn loại chứng khoán của các nhà đầu tƣ khác ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của ông/bà 0.598 0.649

C23 Ông/Bà phản ứng rất nhanh đối với sự thay đổi quyết định của các nhà đầu tƣ khác và đi theo các quyết định của họ 0.430 0.74

 Thang đo Ác cảm sợ thua lỗ (Loss Aversion)

Thang đo Ác cảm sợ thua lỗ (Loss Aversion) bao gồm 2 biến quan sát đƣợc trình bày theo bảng dưới Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo này cho thấy hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0.726 lớn hơn 0.7 và hệ số tương quan biến tổng của 2 biến đều lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu Do đó, cả 2 biến quan sát C16 và C18 đều đƣợc chấp nhận và sẽ đƣợc sử dụng phân tích EFA tiếp theo

Bảng 4.5 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Ác cảm sợ thua lỗ (Loss Aversion)

Cronbac h's Alpha nếu loại biến Ác cảm sợ thua lỗ (Loss Aversion) α = 0.726

C16 Sau những đầu tƣ thành công, ông/bà trở nên mạo hiểm hơn.

C18 Sau những đầu tƣ thất bại, ông/bà ít mạo hiểm hơn 0.571 -

 Thang đo Phản ứng thái quá (Over and Under-Reaction)

Thang đo Phản ứng thái quá (Over and Under-Reaction) bao gồm 3 biến quan sát đƣợc trình bày theo bảng dưới Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo này cho thấy hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0.805 lớn hơn 0.7 và hệ số tương quan biến tổng của 3 biến đều lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu Do đó, cả 3 biến quan sát C21, C17 và C24 đều đƣợc chấp nhận và sẽ đƣợc sử dụng phân tích EFA tiếp theo

Bảng 4.6 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Phản ứng thái quá (Over and Under-

Cronbach 's Alpha nếu loại biến Phản ứng thái quá (Over and Under-Reaction) α = 0.805

Thông tin thị trường là rất quan trọng cho đầu tư chứng khoán của ông/bà 0.755 0.622

C17 Ông/bà cẩn thận xem xét những thay đổi giá của cổ phiếu mà có ý định đầu tƣ vào 0.643 0.743

C24 Ông/bà có phản ứng quá mức cho thay đổi giá của các cổ phiếu

 Thang đo kết quả đầu tƣ

Thang đo kết quả đầu tư bao gồm 3 biến quan sát được trình bày theo bảng dưới Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo này cho thấy hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0.865 lớn hơn 0.7 và hệ số tương quan biến tổng của 3 biến đều lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu Do đó, cả 3 biến quan sát C27, C28 và C29 đều đƣợc chấp nhận và sẽ đƣợc sử dụng cho phân tích tiếp theo

Bảng 4.7 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo kết quả đầu tƣ

Cronbach 's Alpha nếu loại biến kết quả đầu tƣ (Over and Under-Reaction) α = 0.865

Các đầu tƣ trong năm vừa qua của ông/bà đem lại mức sinh lợi nhƣ ông/bà mong muốn 0.778 0.777

Cổ phiếu của ông/bà đã đem lại mức sinh lợi bằng hoặc cao hơn mức trung bình của thị trường 0.729 0.823

C29 Ông/Bà cảm thấy hài lòng với những quyết định đầu tƣ chứng khoán trong năm vừa qua của mình (bao gồm quyết định mua, bán, chọn loại cổ phiếu và số lƣợng cổ phiếu) 0.725 0.829

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập (PHỤ LỤC 4)

Tiến hành phân tích nhân tố chung cho 40 biến quan sát độc lập theo tiêu chuẩn Eigenvalue > 1 Phân tích nhân tố sử dụng phép trích Principle Axis Factoring với phép xoay Promax Trong quá trình phân tích, các biến không đạt yêu cầu về hệ số tải (có hệ số tải thấp hoặc hệ số tải cao trên nhiều hơn một nhân tố) sẽ lần lƣợt bị loại bỏ Thực hiện phân tích chung 17 biến quan sát, biến nào không đạt yêu cầu thấp nhất sẽ bị loại bỏ, sau đó tiếp tục thực hiện phân tích các biến quan sát còn lại.Tại biến C23 tải lên hai nhân tố 2 và 5, tuy nhiên hệ số tải lên nhân tố 2 là 0.627 > 0.5 và hệ số tải lên nhân tố 5 là 0.335 < 0.35 cho nên biến C23 vẫn đảm bảo yêu cầu nên vẫn đƣợc giữ lại Cuối cùng có tổng cộng có 17 biến đƣợc giữ lại, kết quả trích đƣợc hình thành 5 nhân tố

Bảng 4.8 Kết quả EFA cho biến độc lập

Extraction Method: Principal Component Analysis

Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization a Rotation converged in 6 iterations

Kết quả EFA cho thấy có 5 nhân tố đƣợc trích ra tại eigenvalue là 1.094 và tổng phương sai trích là 72.620%, kết quả EFA này phù hợp vì Tổng phương sai trích bằng 72.620 (>50%) Kết luận: 72,620% thay đổi của các nhân tố đƣợc giải thích bởi các biến quan sát

Hệ số KMO = 0.777 (>0.5) Kết luận: phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu thực tế

Sig của kiểm định Bartlett = 0.000 (< 0.05) Kết luận: các biến quan sát có tương quan với nhau trong mỗi nhóm nhân tố

Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập của ma trận xoay nhân tố trên cho thấy, hệ số tải nhân tố của các biến quan sát điều thoả điều kiện khi phân tích nhân tố là hệ số tải Factor Loading > 0.5 và các nhân tố tạo ra khi phân tích nhân tố là 5 nhân tố

Nhƣ vậy, các biến quan sát đạt yêu cầu cho các phân tích tiếp theo

4.3.3 Phân tích EFA cho biến phụ thuộc (PHỤ LỤC 5)

Kiểm định tính thích hợp của mô hình phân tích nhân tố EFA

Thước đo KMO có giá trị = 0.731 thoả điều kiện >0.5 Kết luận: phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu thực tế

Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát

Kết quả kiểm định Bartlett’s test có giá trị sig = 0.000 < 0.05 Kết luận: các biến quan sát có tương quan với nhau trong mỗi nhóm nhân tố

Kiểm định phương sai trích của các yếu tố (% Cummulative variance)

Kết quả EFA này phù hợp vì Tổng phương sai trích bằng 78.857 (>50%)

Kết luận: 78.857% thay đổi của các nhân tố đƣợc giải thích bởi các biến quan sát

Kiểm định hệ số Factor loading

Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát điều thoả điều kiện khi phân tích nhân tố là hệ số tải Factor Loading > 0.5

Kiểm nghiệm phân phối chuẩn của các biến

Sau khi phân tích nhân tố, các thang đo đƣợc kiểm định độ giá trị hội tụ và phân biệt

Sau đó các biến độc lập và phụ thuộc đƣợc tính từ giá trị trung bình (mean) của các biến quan sát sau khi thỏa Kiểm định tính phân phối chuẩn của các biến sẽ đƣợc đƣa vào phân tích thống kê bằng biểu đồ Histogram với đường cong phân phối chuẩn (Normal curve) hoặc qua các thông số Skewness và Kurtosis

Kiểm tra tính phân phối chuẩn các biến bằng cách xem dạng phân phối tần số của các mẫu cũng nhƣ các thông số Skewness và Kurtosis (Hair & cộng sự, 1995) Nếu

Skewness và Kurtosis nằm trong khoảng ±1 đƣợc xem là tốt, trong khoảng ±2 thì biến đó vẫn đƣợc chấp nhận để sử dụng thực hiện các kỹ thuật thống kê (Illinois State University, http://www.psychology.ilstu.edu/jccutti/138web/spss/spss3.html)

Bảng 4.9 Thông số Skewness và Kurtosis của các biến

MONEO TUTIN BAYDAN THUALO PHANUNG HIEUQUA

Kết quả cho thấy các biến liên quan đến mô hình hồi qui đều có các thông số Skewness đều nằm trong khoảng ±1 và thông số Kurtosis nằm trong khoảng ±2 Vì vậy, ta có thể sử dụng các biến này vào phân tích tương quan và hồi qui tiếp theo.

Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Trước khi thực hiện phân tích hồi quy ta tiến hành kiểm tra mối quan hệ tương quan giữa các biến nhằm kiểm tra điều kiện hồi quy

Hệ số tương quan Pearson (r) được dùng để lượng hoá mức độ chặt chẽ của mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến thứ tự Giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ (Hoàng Trọng & ctg, 2005) Kết quả phân tích ma trận tương quan được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.10 Phân tích tương quan biến

MONEO TUTIN BAYDAN THUALO PHANUNG HIEUQUA MONEO

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)

* Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed)

Kết quả phân tích ma trận tương quan cho thấy: hệ số tương quan thấp nhất giữa biến độc lập và biến phụ thuộc là 0.166 (>0) tương quan giữa hiệu quả đầu tư và tâm lý bầy đàn Hệ số tương quan cao nhất giữa biến độc lập và biến phụ thuộc là 0.395 tương quan mạnh giữa hiệu quả đầu tƣ và tự tin thái quá

Theo bảng 4.10 significant của kiểm định Pearson đều

Ngày đăng: 09/09/2024, 09:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 Prospect Theory Value Function  nguồn: Kahneman and Tversky (1979) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
Hình 2.1 Prospect Theory Value Function nguồn: Kahneman and Tversky (1979) (Trang 25)
Bảng 2.1 Kết quả nghiên cứu của  Rahul  Subash - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
Bảng 2.1 Kết quả nghiên cứu của Rahul Subash (Trang 38)
Bảng 2.2 Kết quả nghiên cứu của DOUGLAS I. NDUNGU - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
Bảng 2.2 Kết quả nghiên cứu của DOUGLAS I. NDUNGU (Trang 39)
Bảng 2.3 Kết quả nghiên cứu của Lingesiya Kengatharan - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
Bảng 2.3 Kết quả nghiên cứu của Lingesiya Kengatharan (Trang 41)
Bảng 2.4 Kết quả hồi quy của Lingesiya Kengatharan - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
Bảng 2.4 Kết quả hồi quy của Lingesiya Kengatharan (Trang 42)
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu (Trang 46)
Hình 3.2 Cấu trúc nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
Hình 3.2 Cấu trúc nghiên cứu (Trang 48)
Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu (Trang 64)
Hình thức đầu tƣ - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
Hình th ức đầu tƣ (Trang 65)
Bảng 4.3 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Thang đo tự tin thái quá - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
Bảng 4.3 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Thang đo tự tin thái quá (Trang 66)
Bảng 4.2 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo tâm lý mỏ neo (Anchoring) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
Bảng 4.2 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo tâm lý mỏ neo (Anchoring) (Trang 66)
Bảng 4.4 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo tâm lý bầy đàn (Herd Behavior) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
Bảng 4.4 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo tâm lý bầy đàn (Herd Behavior) (Trang 67)
Bảng 4.6  Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Phản ứng thái quá (Over and Under- - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
Bảng 4.6 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Phản ứng thái quá (Over and Under- (Trang 68)
Bảng 4.5 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Ác cảm sợ thua lỗ (Loss Aversion) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
Bảng 4.5 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Ác cảm sợ thua lỗ (Loss Aversion) (Trang 68)
Bảng 4.7 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo kết quả đầu tƣ - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
Bảng 4.7 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo kết quả đầu tƣ (Trang 69)
Bảng 4.8 Kết quả EFA cho biến độc lập - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
Bảng 4.8 Kết quả EFA cho biến độc lập (Trang 70)
Bảng 4.9 Thông số Skewness và Kurtosis của các biến - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
Bảng 4.9 Thông số Skewness và Kurtosis của các biến (Trang 72)
Bảng 4.10 Phân tích tương quan biến - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
Bảng 4.10 Phân tích tương quan biến (Trang 73)
Bảng 4.11 Phân tích hồi quy - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
Bảng 4.11 Phân tích hồi quy (Trang 74)
Bảng 4.12 Mức độ giải thích của mô hình - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
Bảng 4.12 Mức độ giải thích của mô hình (Trang 75)
Bảng 4.11 cho thấy giá trị Variance Inflation Factor (Độ phóng đại phương sai) VIF - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
Bảng 4.11 cho thấy giá trị Variance Inflation Factor (Độ phóng đại phương sai) VIF (Trang 76)
Bảng 4.15 Kiểm định phương sai của sai số không đổi - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
Bảng 4.15 Kiểm định phương sai của sai số không đổi (Trang 77)
Bảng 4.16 Mức độ tác động của các thiên lệch hành vi lên quyết định đầu tƣ - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
Bảng 4.16 Mức độ tác động của các thiên lệch hành vi lên quyết định đầu tƣ (Trang 79)
BẢNG CÂU HỎI - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ góc độ tài chính hành vi
BẢNG CÂU HỎI (Trang 101)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w