1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý môi trường: Nghiên cứu cải thiện môi trường cho làng nghề sản xuất bánh tráng Mỹ Lồng tại xã Mỹ Thạnh huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre

112 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu cải thiện môi trường cho làng nghề sản xuất bánh tráng Mỹ Lồng tại xã Mỹ Thạnh huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG  Thu thập thông tin về hoạt

Trang 2

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA

Trang 3

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: TRẦN THỊ KIM HỒNG MSHV : 12260658 Ngày, tháng, năm sinh: 22/01/1987 Nơi sinh : tỉnh Bến Tre Chuyên ngành: Quản lí Môi trường Mã số : 608510

I TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu cải thiện môi trường cho làng nghề sản xuất bánh

tráng Mỹ Lồng tại xã Mỹ Thạnh huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG

 Thu thập thông tin về hoạt động sản xuất và các vấn đề môi trường có liên quan đến hoạt động sản xuất bánh tráng tại làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng;  Khảo sát thực tế, đánh giá hiện trạng và phân tích nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất bánh tráng thuộc làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng;  Đề xuất giải pháp tổng hợp nhằm cải thiện môi trường theo hướng ngăn ngừa ô nhiễm và SXSH

II NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 11/01/2016 III NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 17/6/2016

IV CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Phạm Hồng Nhật, ThS Đoàn Văn

Phúc Tp.HCM, ngày tháng 9 năm 2016

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2

TRƯỞNG KHOA

Trang 4

Họ và tên : TRẦN THỊ KIM HỒNG

Ngày sinh : 22/01/1987 Địa chỉ liên hệ : ấp Thạnh Thới, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO :

- 10/2005 – 5/2010: Học ngành Kỹ thuật Môi trường - Khoa Môi Trường - Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

- 12/2012 – 6/2016: Học cao học ngành Quản lí Môi trường - Khoa Môi Trường - Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC : - 5/2015 – nay: chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ba Tri

Trang 5

kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường TPHCM đã tận tình hướng dẫn, góp ý và động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa quản lý môi trường, các cán bộ Phòng Sau đại học đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn ThS Đoàn Văn Phúc – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, các anh chị của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này

Xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị đang công tác tại Ủy ban nhân dân xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm cùng các hộ sản xuất bánh tráng của làng nghề đã dành thời gian quý báu, nhiệt tình hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ để tôi có cơ sở viết nên bài luận văn này

Những lời cảm ơn sau cùng xin dành cho cha mẹ, các anh chị em trong gia đình, các đồng nghiệp đã hết lòng quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện luận văn này

Học viên

Trần Thị Kim Hồng

Trang 6

Bánh tráng Mỹ Lồng là thương hiệu nổi tiếng nhưng quá trình sản xuất còn nhiều hạn chế về chất lượng và gây ô nhiễm môi trường Luận văn cung cấp một cái nhìn tổng thể về môi trường Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng và đề ra giải pháp cải thiện môi trường cho làng nghề theo hướng bền vững Phương pháp chính được sử dụng là phương pháp kiểm toán chất thải dựa theo phương pháp luận kiểm toán chất thải do UNEP/IEO (Văn phòng Môi trường và Công nghiệp – Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc) nghiên cứu và phát triển đồng thời kết hợp với phương pháp luận sản xuất sạch hơn đã được phát triển trong nước của VNCPC (Vietnam Cleaner Product Center) cùng một số điều chỉnh của tác giả để xây dựng mô hình sản xuất sạch hơn cho 03 hộ sản xuất trong làng nghề Kết quả kiểm toán cho thấy lãng phí và phát sinh chất thải chủ yếu trong công đoạn tráng bánh, rửa cơm dừa và vo gạo Từ đó, luận văn đưa ra những cơ hội sản xuất sạch hơn như thay đổi nhiên liệu, tái sử dụng nước rửa cơm dừa và nước vo gạo cho sinh hoạt… Đồng thời, luận văn cũng cung cấp những giải pháp tổng thể trong quản lý môi trường như quy hoạch kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường; xây dựng chính sách tái chế và giảm thiểu chất thải; xã hội hóa công tác quản lý chất thải; tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân

Trang 7

My Long girdle cake is famous trade mark, but it’s manufacturing has a lot of disadvantages about quality and pollution This essay provides an overview of My Long’s environment and solutions to improve its environment for sustainable development Main method is waste audit basing on waste audit methodology of UNEP/IEO (Industry and Environment Office - United Nations Environmental Program) cleaner production methodology of VNCPC (Vietnam Cleaner Product Center) with some changes of author in oder to build cleaner production models for 3 producers Audit results show watse and waste made in spreading cake, cleaning coconut copra and rice Then, the essay provides cleaner prodution opportunities such as changing fuel; reusing cleaning coconut copra and rinse water obtained from cleaning rice… Besides that, the essay offers general solutions in environmental management such as economic society and evironmental protection planning, building reducing and recycling policy; society partipation in waste management and propagating consciousness of environmental protection to community

Trang 8

Tôi xin cam đoan, Luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai Nội dung Luận văn có tham khảo và sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web trong và ngoài nước theo danh mục tải liệu tham khảo của Luận văn

Trang 9

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2

2 MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

2.3 Nội dung nghiên cứu 4

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

3.1 Phương pháp thu thập thông tin 4

3.2 Phương pháp phỏng vấn 5

3.3 Phương pháp lựa chọn và thực hiện nghiên cứu điển hình 6

3.4 Các phương pháp phân tích 7

3.5 Phương pháp kiểm toán chất thải 9

4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 12

1.1.2 Lịch sử phát triển của làng nghề nông thôn 17

1.1.3 Tình hình phát triển làng nghề tại Bến Tre 18

1.2 TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT BÁNH TRÁNG MỸ LỒNG 19

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 19

1.2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm 21

1.2.2.1 Điều kiện tự nhiên 21

1.2.2.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 22

Trang 10

1.3 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT BÁNH TRÁNG TẠI LÀNG NGHỀ BÁNH

1.3.5 Hiệu quả kinh tế, xã hội 34

1.4 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM VÀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN 35

1.4.1 Sản xuất sạch hơn 36

1.4.2 Mục tiêu của sản xuất sạch hơn 36

1.4.3 Các giải pháp về sản xuất sạch hơn 37

1.5 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU 38

1.5.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 38

1.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 39

CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT BÁNH TRÁNG 42

2.1 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT BÁNH TRÁNG TẠI LÀNG NGHỀ BÁNH TRÁNG MỸ LỒNG 42

2.2.1 Giới thiệu về các nghiên cứu điển hình 46

2.2.2 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu 48

Trang 11

2.2.3 Đầu ra của quá trình sản xuất 50

2.3 XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 59

2.3.1 Quản lý nội vi, lưu chứa nguyên liệu và xử lý thất thoát 59

3.1 PHÂN TÍCH CƠ HỘI SẢN XUẤT SẠCH HƠN 66

3.1.1 Cơ hội SXSH ở khâu chẻ đôi, tách cơm dừa 66

3.1.2 Cơ hội SXSH ở khâu rửa cơm dừa 66

3.1.3 Cơ hội SXSH ở khâu xay cơm dừa, xay bột 66

3.1.4 Cơ hội SXSH ở khâu ngâm và vo gạo 67

3.1.5 Cơ hội SXSH ở khâu tráng bánh 67

3.1.6 Cơ hội SXSH ở khâu cắt rìa, đóng gói 67

3.2 CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN 67

3.2.1 Giải pháp quản lý nội vi 67

3.2.2 Giải pháp cải tạo quy trình 68

3.2.3 Giải pháp thay đổi công nghệ 68

3.2.4 Xử lý cuối đường ống sau khi áp dụng sản xuất sạch hơn 68

3.2.5 Nghiên cứu khả thi một số giải pháp 69

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TỔNG HỢP 74

4.1 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TỔNG HỢP 74

4.1.1 Phân tích SWOT trong xây dựng định hướng cải thiện môi trường làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng 74

4.1.2 Phân tích SA trong xây dựng định hướng cải thiện môi trường làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng 77

Trang 12

4.1.3 Phân tích mạng lưới trong xây dựng định hướng cải thiện môi trường làng

nghề bánh tráng Mỹ Lồng 81

4.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT 85

4.2.1 Nhân rộng các mô hình SXSH cho cả làng nghề 85

4.2.2 Thực hiện mô hình phân loại CTR tại nguồn 85

4.3 CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH 86

4.3.1 Quy hoạch làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng nằm trong quy hoạch làng nghề NN – TTCN gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch BVMT 86

4.3.2 Quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động của làng nghề 86

4.4 CÁC GIẢI PHÁP VỀ KINH TẾ 88

4.4.1 Giải pháp tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế 88

4.4.2 Phát triển du lịch sinh thái gắn với hoạt động Làng nghề 88

4.5 CÁC GIẢI PHÁP VỀ TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC 89

4.6 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BVMT LÀNG NGHỀ 90

Trang 13

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1 Danh sách các hộ SX khảo sát sơ bộ 5

Bảng 2 Danh sách các hộ được lựa chọn nghiên cứu 7

Bảng 3 Tính chất nhiên liệu củi 9

Bảng 4 Tính chất nhiên liệu trấu 10

Bảng 5 Công thức tính sản phẩm cháy (SPC) ở điều kiện chuẩn 10

Bảng 6 Công thức tính toán lượng khói thải và tải lượng các chất ô nhiễm trong khói ứng với lượng nhiên liệu tiêu thụ B, kg/h 11

Bảng 1 1 Số lượng làng nghề của ngành chế biến lương thực thực phẩm cả nước17 Bảng 1 2 Định mức sử dụng nguyên liệu tại làng nghề 28

Bảng 1 3 Định mức sử dụng nguyên liệu tại làng nghề 29

Bảng 1 4 Định mức nước cấp 29

Bảng 1 5 Chỉ tiêu cảm quan đối với bánh tráng dừa thành phẩm 33

Bảng 1 6 Bình quân thu nhập của lao động tại làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng so với các làng nghề trong địa bàn tỉnh Bến Tre 35

Bảng 1 7 Doanh thu qua các năm tại làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng 35

Bảng 2 1 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại kênh Chẹt Sậy 42

Bảng 2 2 Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại hộ bà Nguyễn Thị Thêm, khu 2, xã Mỹ Thạnh 43

Bảng 2 3 Lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất 44

Bảng 2 4 Dự báo khối lượng CTR phát sinh trong sản xuất 44

Bảng 2 5 Tải lượng các chất ô nhiễm do đốt củi ở Làng nghề bánh tráng 45

Bảng 2 6 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh 45

Bảng 2 7 Thông tin sơ lược về các nghiên cứu trường hợp 47

Trang 14

Bảng 2 8 Định mức nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất 100 kg bánh 48

Bảng 2 9 Định mức nhiên liệu ở 3 hộ sản xuất 49

Bảng 2 10 Định mức nước cấp ở 3 hộ sản xuất 50

Bảng 2 11 Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trung bình trong ngày 50

Bảng 2 12 Lưu lượng nước thải ở các hộ sản xuất 51

Bảng 2 13 Lưu lượng khói thải ở các hộ tính theo khối lượng nhiên liệu đốt 51

Bảng 2 14 Cân bằng vật chất ở T1 54

Bảng 2 15 Cân bằng vật chất T2 56

Bảng 2 16 Cân bằng vật chất T3 57

Bảng 2 17 Xác định nguyên nhân gây lãng phí ở T1 62

Bảng 2 18 Xác định nguyên nhân gây lãng phí ở T2 63

Bảng 2 19 Xác định nguyên nhân gây lãng phí ở T3 64

Bảng 3 1 Khả năng triển khai áp dụng một số giải pháp SXSH 68

Bảng 3 2 Đánh giá khía cạnh tài chính khi sử dụng củi trấu 73

Bảng 4 1 Danh sách các bên có liên quan và đánh giá vai trò của họ 78

Bảng 4 2 Sách lược hành động 80

Trang 15

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1 1 Sự phân bố các làng nghề Việt Nam theo khu vực 15

Hình 1 2 Ví trí địa lý Xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm 22

Hình 2 1 Quy trình sản xuất bánh tráng dừa 53

Hình 2 2 Bảo quản gạo và đường ở hộ Huỳnh Văn Chót 60

Hình 2 3 Dự trữ củi ở hộ Huỳnh Văn Chót 60

Hình 2 4 Máy xay dừa bám đầy bụi và xác dừa 54

Hình 2 5 Sân phơi bánh 61

Hình 3 1 Củi trấu siêu nhiệt dạng thanh và viên củi trấu 71

Hình 4 1.Sơ đồ hệ thống trong phân tích SWOT phát triển SXSH 75

Hình 4 2 Mô hình phân tích mạng lưới kinh tế 82

Hình 4 3 Mô hình phân tích mạng lưới xã hội 84

Trang 16

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 17

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

TÓM TẮT

Phần này trình bày các nội dung cụ thể sau:

1 Tính cần thiết của đề tài 2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3 Phương pháp nghiên cứu

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5 Bố cục của luận văn

Trang 18

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Các làng nghề của tỉnh Bến Tre được hình thành qua nhiều thế hệ mang bản sắc văn hóa truyền thống, tạo nét đặc trưng và phổ biến cho tỉnh Bến Tre như: Kẹo

dừa, thạch dừa, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc Bên cạnh đó còn có những làng nghề mới được hình thành và phát triển như: Nghề thủ công mỹ nghệ từ

cây dừa, làng nghề kềm kéo, dệt chiếu, sản xuất chỉ xơ dừa

Nằm cách thành phố Bến Tre 7km về hướng Đông là làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng thuộc xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm Theo người dân cư ngụ lâu năm ở địa phương, làng nghề này đã tồn tại cách nay trên dưới 100 năm Nhiều thế hệ người Mỹ Lồng suốt một đời tận tụy tráng từng chiếc bánh tráng và truyền “bí quyết” lại cho con cháu để giữ lấy cái nghề của cha ông Ở làng Mỹ Lồng ngày nay có nhiều gia đình có đến 2-3 thế hệ sống bằng nghề này Những năm qua, làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện Giồng Trôm nói chung và xã Mỹ Thạnh nói riêng Gần đây, khi nghề sản xuất bánh tráng Mỹ Lồng được nhà nước khuyến khích, hỗ trợ vốn, số hộ tham gia sản xuất ngày càng nhiều hơn Hiện nay, toàn xã có 157 hộ sản xuất bánh tráng, tập trung nhiều nhất ở ấp Nghĩa Huấn với hơn 100 hộ Từ nguồn lực này, mỗi năm làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng cung cấp cho thị trường khoảng 150 triệu cái, tổng thu nhập trên 30 tỷ đồng

Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng phát triển còn tác động tích cực đến kinh tế nông nghiệp địa phương Mỗi năm, làng nghề tiêu thụ khoảng 1,2 triệu trái dừa, 30 tấn đường, tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 600 lao động, góp phần cùng địa phương xóa đói giảm nghèo Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người trong làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng là 18 triệu đồng/người/năm Đây là tín hiệu vui cho một

làng nghề vốn còn nhiều khó khăn như làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng

Tuy nhiên, sự phát triển của sản xuất làng nghề thường gắn liền với những vấn đề môi trường Theo thống kê, lượng nước thải sản xuất trung bình một hộ công

Trang 19

suất nhỏ là 0,1 m3/ngày, hộ công suất vừa là 0,3 m3/ngày và hộ công suất lớn là 0,5 m3/ngày Như vậy, hàng ngày làng nghề thải ra môi trường lượng nước thải khoảng 55 m3/ngày Nước thải với hàm lượng chất ô nhiễm cao, vượt nhiều lần quy chuẩn

cho phép Hầu hết các cơ sở đều không có hệ thống xử lý, chỉ thu gom và sau đó thải vào các mương trong vườn nhà và chảy trực tiếp ra sông, rạch Quá trình sản xuất và sinh hoạt của người dân trong làng nghề đã tạo ra lượng rác thải lớn với các thành phần khác nhau Thực tế, mặc dù xã phải cấp kinh phí để xử lý thu gom rác nhưng tình trạng ô nhiễm từ chất thải rắn (CTR) trên địa bàn làng nghề vẫn chưa được cải thiện Ngoài ra, làng nghề còn bị cộng hưởng ô nhiễm từ hoạt động sản

xuất của các doanh nghiệp lân cận (Sở Công Thương Bến Tre, 2012)

Từ những ý nghĩa thực tiễn của yêu cầu BVMT, tránh các tác động tiêu cực của làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng đối với môi trường, việc thực hiện đề tài “ Nghiên cứu cải thiện môi trường cho làng nghề sản xuất bánh tráng Mỹ Lồng tại xã Mỹ Thạnh huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre” hiện nay là thật sự cần thiết

2 MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: - Đánh giá hiện trạng hoạt động sản xuất bánh tráng, hiện trạng môi trường tại làng nghề Mỹ Lồng, ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến môi trường, từ đó đề xuất giải pháp tổng thể cải thiện môi trường theo hướng ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm

Mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu quy trình sản xuất bánh tráng và xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng;

- Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề từ đó xây dựng những giải pháp cải thiện môi trường theo hướng ngăn ngừa ô nhiễm và SXSH, nhằm giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Trang 20

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động sản xuất của các cơ sở sản xuất bánh tráng

Các hộ sản xuất tại làng nghề có nhiều công suất sản xuất khác nhau, tác giả tạm chia theo 3 công suất sản xuất để nghiên cứu gồm công suất lớn, vừa và nhỏ cụ thể như sau:

Công suất lớn: sản xuất khoảng 1000-2000 bánh/ngày và sản xuất quanh năm, có 24 hộ chiếm 15%;

Công suất vừa: sản xuất khoảng 500-1000 bánh/ ngày vào mùa tết, ngày thường khoảng 300 bánh/ngày nhưng không thường xuyên, có 70 hộ chiếm 45%;

Công suất nhỏ: sản xuất khoảng 300 -500 bánh/ngày vào mùa tết, ngày thường không sản xuất, có 63 hộ chiếm 40%

- Quy mô: lựa chọn đại diện các hộ tương ứng với 3 công suất trên để nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Các cơ sở sản xuất bánh tráng (20/157 hộ) đại diện cho 3 công suất sản xuất tại làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng thuộc xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre

2.3 Nội dung nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu ba nội dung chính sau đây:  Thu thập thông tin về hoạt động sản xuất và các vấn đề môi trường có liên quan đến hoạt động sản xuất bánh tráng tại làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng;

 Khảo sát thực tế, đánh giá hiện trạng và phân tích nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất bánh tráng thuộc làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng;

 Đề xuất giải pháp tổng hợp nhằm cải thiện môi trường theo hướng ngăn ngừa ô nhiễm và SXSH

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp thu thập thông tin - Từ các nguồn tài liệu sẵn có: Thu thập thông tin liên quan qua những tài

liệu khoa học đã được phát hành (lịch sử của làng nghề nông thôn nói chung; tình

Trang 21

hình phát triển làng nghề tỉnh Bến Tre; lịch sử hình thành, phát triển của làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng; vị trí địa lý….) các thông tin đã được đăng tải trên những phương tiện thông tin đại chúng và những thông tin khác liên quan đến hoạt động sản xuất bánh tráng (tình hình kinh tế, xã hội xã Mỹ Thạnh; tác động của làng nghề đến kinh tế, xã hội…)

- Từ điều tra thực địa: Nghiên cứu trực tiếp tại những cơ sở sản xuất bánh

tráng, xem xét hoạt động, các dây chuyền sản xuất, tìm hiểu các khâu thu gom, vận chuyển, tìm hiểu quy trình công nghệ cho các công đoạn sản xuất tại những cơ sở này

Vì thời gian thực hiện luận văn hạn chế nên tác giả sẽ chọn 20/157 hộ sản xuất bánh tráng trong làng nghề đại diện cho 3 quy mô sản xuất để khảo sát sơ bộ Theo điều tra 20 hộ được chọn là những hộ sản xuất thường xuyên và lâu năm tại làng nghề, có tay nghề cao, nhiệt tình hợp tác với tác giả

3.2 Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn 20 hộ sản xuất bánh tráng trong làng nghề bằng phiếu điều tra xã hội học có cấu trúc như trong phụ lục 2 để thu thập thông tin về hoạt động, điều kiện sản xuất và những vấn đề môi trường nảy sinh tại làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng Phiếu điều tra chỉ thực hiện điền thông tin, phần phỏng vấn sâu (về kinh nghiệm lựa chọn nguyên nhiên liệu sản xuất, trong quá trình pha bột, tráng bánh…) do tác giả ghi chép lại Số liệu thu thập được tổng hợp lại sau quá trình điều tra

Bảng 1 Danh sách các hộ sản xuất khảo sát sơ bộ

(bánh/ngày)

Quy mô

1 Huỳnh Văn Chót ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh 2.000 Lớn 2 Nguyễn Thị Thanh Thúy ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh 1.000 Lớn 3 Nguyễn Ngọc Mười ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh 1.000 Lớn 4 Huỳnh Hữu Nghĩa ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh 600 Vừa 5 Trần Hoàng Hải ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh 600 Vừa

Trang 22

STT Họ và tên Địa điểm sản xuất Công suất

(bánh/ngày)

Quy mô

6 Phạm Ngọc Thắng ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh 700 Vừa 7 Nguyễn Thị Thêm ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh 700 Vừa 8 Nguyễn Thị Hồng Lan ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh 600 Vừa 9 Nguyễn Thị Hòa ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh 600 Vừa 10 Trần Văn Mẹo ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh 600 Vừa 11 Nguyễn Thắng Tài ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh 600 Vừa 12 Nguyễn Thị Bé Ba ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh 800 Vừa 13 Nguyễn Thị Hồng Cát ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh 600 Vừa 14 Nguyễn Hữu Nghiệp ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh 500 Vừa 15 Nguyễn Thanh Tùng ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh 300 Nhỏ 16 Phạm Thị Tuyết Mai ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh 500 Nhỏ 17 Phạm Thị Đáo ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh 500 Nhỏ 18 Nguyễn Văn Đoạn ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh 300 Nhỏ 19 Đỗ Văn Rép ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh 500 Nhỏ 20 Huỳnh Thị Hiếm ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh 400 Nhỏ

3.3 Phương pháp lựa chọn và thực hiện nghiên cứu điển hình

Chọn 3 cơ sở sản xuất bánh tráng làm nghiên cứu trường hợp (case study) để tiến hành nghiên cứu, nhằm đảm bảo độ sâu của nghiên cứu, đồng thời có thể đáp ứng được hạn chế về thời gian Các tiêu chí lựa chọn sẽ được thiết lập nhằm đảm bảo tính đại diện, khai thác yếu tố thuận lợi khi triển khai và khả năng nhân rộng kết quả nghiên cứu sau này

Có 3 cơ sở được chọn làm nghiên cứu trường hợp tương ứng với 3 công suất sản xuất trong làng nghề Các cơ sở được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

Trang 23

 Các cơ sở được lựa chọn phải đại diện cho các trường hợp phân loại như trên;

 Các chủ cơ sở sẵn sàng hợp tác với tác giả;  Có tiềm năng về kinh tế

Bảng 2 Danh sách các hộ được lựa chọn nghiên cứu

Công suất (bánh/ngày)

Thời gian hoạt động (tháng/năm)

Công suất

2 Hộ ông Nguyễn Hữu Nghiệp Mùa Tết 700 bánh,

bình thường 350 bánh Quanh năm Vừa

3.4 Các phương pháp phân tích

a) Phân tích các bên có liên quan (Stakeholder Analysis - SA): Là công cụ vận dụng tư duy hệ thống trong việc chuẩn bị các dự án/chương trình chính sách trong lĩnh vực môi trường hay các lĩnh vực khác

Phân tích các bên có liên quan là một phương pháp luận có tính hệ thống, sử dụng các dữ liệu định lượng nhằm xác định lợi ích và ảnh hưởng của các nhóm khác nhau trong sự liên hệ đến một sự thay đổi trong dự án, chương trình và chính sách

b) Phân tích SWOT: Phân tích SWOT là một công cụ hiệu quả để xác định các ưu điểm, khuyết điểm của một tổ chức, các cơ hội để phát triển và các thách thức, nguy cơ mà tổ chức đó sẽ phải đương đầu

Phân tích điểm mạnh (S = Strength), điểm yếu (W = Weakness) là sự đánh giá từ bên trong, tự đánh giá về khả năng của hệ thống (đối tượng) trong việc thực hiện mục tiêu, lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó là điểm mạnh (hỗ trợ mục tiêu) hay điểm yếu (cản trở mục tiêu)

Phân tích cơ hội (O = Opportunities), thách thức (T = Threats) là sự đánh giá các yếu tố bên ngoài chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống (đối tượng), lấy

Trang 24

mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó của môi trường bên ngoài là cơ hội (hỗ trợ mục tiêu) hay thách thức (cản trở mục tiêu)

Phương pháp SWOT được sử dụng để biểu thị ưu thế, yếu thế và khảo sát cơ hội, thách thức mà các bên có liên quan gặp trong việc cải thiện môi trường ở Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, từ đó xác định lĩnh vực mà họ cần tập trung vào để phát huy ưu thế và cơ hội nhiều nhất

c) Phân tích mạng lưới Mạng lưới có đặc điểm như một hệ thống xã hội mà trong đó các bên tham gia ít nhiều liên quan và tác động qua lại với nhau

Chi tiết về các mạng lưới, cụ thể là sử dụng phân tích Bộ Tam sẽ được trình bày trong phần sau đây:

Hình 1 Mô hình phân tích Bộ Tam (Triad - Network analysis)

Mạng lưới kinh tế

Mạng lưới kinh tế có sự tồn tại các mối tương tác của các tổ chức kinh tế Trong đó, mục tiêu kinh tế như là động lực chính cho các mối tương tác, nó được hình thành chủ yếu từ luật kinh tế, thị trường và các nguồn lực Mạng lưới kinh tế bao gồm các mối quan hệ theo chiều dọc (nhà cung cấp đầu vào, trung gian thương mại, người tiêu dùng) và mối quan hệ ngang (các hộ sản xuất và viện nghiên cứu)

Mạng lưới chính sách

Mạng lưới chính sách được sử dụng để mô tả và phân tích mối quan hệ giữa cơ sở sản xuất trong làng nghề với các chính sách, pháp luật liên quan đến làng

Mạng lưới xã hội Mạng lưới xã hội Mạng lưới

kinh tế

Mạng lưới chính

sách Cơ sở sản

xuất

Trang 25

nghề Phân tích mạng lưới chính sách cần quan tâm đến hệ thống văn bản pháp luật và các thể chế, tổ chức có liên quan đến làng nghề

Mạng lưới xã hội

Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường làng nghề, phân tích mạng lưới xã hội là xem xét mối quan hệ giữa cơ sở sản xuất và cộng đồng địa phương

3.5 Phương pháp kiểm toán chất thải

Kiểm toán chất thải là công cụ quản lý môi trường nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm ngay từ quá trình sản xuất tại cơ sở Kiểm toán chất thải bao gồm việc rà soát, kiểm tra các quá trình sản xuất, xác định nguồn thải và khối lượng chất thải, tính toán cân bằng vật chất, xác định các vấn đề trong vận hành sản xuất, để từ đó đề ra các giải pháp để giảm thiểu phát sinh chất thải ra môi trường

Phương pháp tính toán

- Sử dụng các cách thức đo đơn giản như:

+ Thước dây: có chiều dài 1.500 mm, độ chia nhỏ nhất 01 mm, độ đúng 01

mm;

+ Cân: cân đồng hồ có phạm vi cân từ 20 g – 05 kg, phân độ nhỏ nhất 20 g,

sai số  10 – 30 g;

+ Đồng hồ đo lưu lượng nước

- Phương pháp tính toán nước thải: đo đạc để tính thể tích dụng cụ chứa

nước, thu thập quá trình rửa và sử dụng nước, chu kỳ rửa, mực nước

- Phương pháp tính toán khí thải: Hiện nay hầu hết các hộ SX ở Làng nghề

bánh tráng Mỹ Lồng sử dụng nguồn nhiên liệu chủ yếu là củi và trấu cho quá trình đốt Do đó, tác giả sẽ xây dựng phương pháp cho 02 loại nhiên liệu này Tính chất của 02 loại nhiên liệu này như sau:

Bảng 3 Tính chất nhiên liệu củi

Trang 26

Thông số Kết quả

(Tony Wakelin and Paul A Beauchemin, 2008)

Bảng 4 Tính chất nhiên liệu trấu

(Thipwimon Chungsangunsit, Shabbir H Gheewala, and Suthum Patumsawad, 2004)

Bảng 5 Công thức tính sản phẩm cháy (SPC) ở điều kiện chuẩn

(t = 0oC; P = 760 mmHg)

Đại lượng tính toán Đơn vị Ký

hiệu Công thức tính

Số công thức

Lượng không khí khô lý thuyết cần cho quá trình cháy

m3 chuẩn /kgNL

Vo

Vo = 0,089Cp + 0,264Hp – 0,0333(Op - Sp)

2.1

Lượng không khí ẩm lý thuyết cần cho quá trình cháy (t = 30oC;

%65 d 17g/kg

Va Va = (1 + 0,0016d)Vo

2.2

Trang 27

Đại lượng tính toán Đơn vị Ký

hiệu Công thức tính

Số công thức

với hệ số thừa không khí  = 1,2  1,6

Lượng khí SO2 trong SPC VSO2 VSO2 = 0,683.10-2.Sp 2.4 Lượng khí CO trong SPC

với hệ số cháy không hoàn toàn về hóa học và cơ học  = 0,01  0,05

2.7

Lượng khí N2 trong SPC VN2 VN2 = 0,8.10-2Np + 0,79Vt 2.8 Lượng khí O2 trong không

Bảng 6 Công thức tính toán lượng khói thải và tải lượng các chất ô nhiễm

trong khói ứng với lượng nhiên liệu tiêu thụ B, kg/h

Đại lượng tính toán Đơn

vị

Số công thức

Lượng khói (SPC) ở điều kiện chuẩn

g/s MCO MCO = (103VCOBCO)/3600 2.14

Lượng khí CO2 với CO2 = g/s MCO2 MCO2 = 2.15

Trang 28

Đại lượng tính toán Đơn

vị

Số công thức

1,977 kg/m3 chuẩn (103VCO2BCO2)/3600 Lượng tro bụi với hệ số tro

bay theo khói: a = 0,1  0,85

g/s Mbụi Mbụi = 103aApB/3600 2.16

(Trần Ngọc Chấn, 2001)

Trong đó: Cp, Sp, Hp, Np, Op, Ap, Wp: lần lượt là thành phần phần trăm theo trọng lượng của C, S, H, N, O, chất trơ không cháy và độ ẩm trong nhiên liệu (%)

Ap = 1,5% và Độ ẩm của củi: Wp = 20% (Viện Môi trường và Tài nguyên, 2011)

t khói: nhiệt độ của khói ≈ 200 (oC) B: Khối lượng nhiên liệu sử dụng (kg/h)

4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Ý nghĩa khoa học: Đề tài làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về hiện trạng và giải pháp cải thiện môi trường cho làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học

mang tính thực tiễn cao, góp phần cung cấp các giải pháp làm giảm thiểu các tác động đến môi trường của làng nghề

5 BỐ CỤC LUẬN VĂN

Luận văn gồm 3 phần được trình bày với bố cục chi tiết như sau:

Phần 1 là Phần mở đầu: phần này trình bày khái quát những vấn đề cơ sở cho

việc thực hiện luận văn, bao gồm: tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu đề tài, nội dung

nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài Phần 2 bao gồm 4 chương, trong đó: Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết của

nghiên cứu, bao gồm khái niệm và tổng quan tình hình nghiên cứu về giảm thiểu ô nhiễm môi trường Chương 2 của luận văn mô tả các vấn đề môi trường của làng nghề và xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm Chương 3 mô tả các biện pháp

Trang 29

giảm thiểu ô nhiễm và chương 4 của luận văn đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm

Phần 3 là kết luận và kiến nghị: phần này đúc kết lại một số kết luận và kiến

nghị từ kết quả nghiên cứu

Trang 30

PHẦN 2: NỘI DUNG LUẬN VĂN

TÓM TẮT

Phần này bao gồm 4 chương, nội dung cụ thể trong mỗi chương như sau:

Chương 1: Tổng quan

1.1 Cơ sở lý luận làng nghề 1.2 Tổng quan về làng nghề sản xuất bánh tráng Mỹ Lồng 1.3 Hoạt động sản xuất bánh tráng tại làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng 1.4 Cơ sở lý thuyết về ngăn ngừa ô nhiễm và sản xuất sạch hơn 1.5 Tổng quan các nghiên cứu

Chương 2: Các vấn đề môi trường tại làng nghề sản xuất bánh tráng

2.1 Hiện trạng chất lượng môi trường tại các cơ sở sản xuất bánh tráng tại làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng

2.2 Xác định nguyên nhân tồn tại tình trạng ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất bánh tráng tại làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng

2.3 Xác định nguyên nhân tồn tại tình trạng ô nhiễm môi trường

Chương 3: Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại các tại các cơ sở sản xuất bánh tráng

3.1 Phân tích cơ hội sản xuất sạch hơn 3.2 Các giải pháp sản xuất sạch hơn

Chương 4: Đề xuất giải pháp hỗ trợ tổng hợp

4.1 Các giải pháp quản lý môi trường tổng hợp 4.2 Các giải pháp về kỹ thuật

4.3 Các giải pháp về quy hoạch 4.4 Các giải pháp về kinh tế 4.5 Các giải pháp về tuyên truyền giáo dục 4.6 Giải pháp tăng cường năng lực BVMT làng nghề

Trang 31

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN LÀNG NGHỀ 1.1.1 Làng nghề và một số tiêu chí công nhận làng nghề  Tổng quan về làng nghề tại Việt Nam:

Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam Làng nghề đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa Bên cạnh những đóng góp tích cực về mặt kinh tế, sự phát triển của các làng nghề cũng đang là nguyên nhân làm gia tăng vấn đề ô nhiễm môi trường Những tác động tiêu cực trong quá trình phát triển làng nghề đang trở thành thách thức đối với việc BVMT, phát triển bền vững cho nông thôn

Việt Nam có khoảng 2017 làng nghề, thuộc 11 nhóm ngành nghề khác nhau, trong đó gồm 1,4 triệu hộ tham gia sản xuất, thu hút hơn 11 triệu lao động Nhiều tỉnh có số lượng các làng nghề lớn như Bắc Ninh (187), Hải Dương (65), Hưng Yên (48)… với hàng trăm ngành nghề khác nhau, phương thức sản xuất đa dạng Tuy nhiên, sự phân bố và phát triển các làng nghề lại không đồng đều trong cả nước Các làng nghề ở miền Bắc phát triển hơn ở miền Trung và miền Nam, chiếm gần 70% số lượng các làng nghề trong cả nước (1594 làng nghề), trong đó tập trung nhiều nhất và mạnh nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng Miền Trung có khoảng 111 làng nghề, còn lại ở miền Nam hơn 300 làng nghề (Hiệp Hội làng nghề Việt Nam, 2009)

795.5

15.5

Miền BắcMiền TrungMiền Nam

Hình 1 1 Sự phân bố các làng nghề Việt Nam theo khu vực

Trang 32

 Khái niệm làng nghề:

Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất tiểu thủ công nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011)

 Tiêu chí công nhận làng nghề và làng nghề truyền thống

+ Nghề truyền thống: phải đạt 03 tiêu chí sau: - Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; - Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề

+ Làng nghề: phải đạt 03 tiêu chí sau: - Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn;

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước + Làng nghề truyền thống: phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, 2006)

- Theo mức độ sử dụng nguyên/nhiên liệu;

Trang 33

- Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển Mỗi cách phân loại nêu trên có những đặc thù riêng và tùy theo mục đích mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp (Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008)

1.1.2 Lịch sử phát triển của làng nghề nông thôn

Ngành nghề nông thôn Việt Nam rất đa dạng, có hàng trăm nghề và có rất nhiều hình thức để phân loại làng nghề Hiện nay ngành nghề của các làng nghề trong cả nước được phân loại theo nhiều cách khác nhau Căn cứ vào kết quả điều tra về làng nghề trên cả nước, có thể thấy hoạt động của các làng nghề ở nước ta có thể phân chia thành 6 nhóm sản xuất chính như sau:

- Ươm tơ, dệt vải và may đồ da; - Chế biến lương thực thực phẩm, dược liệu; - Tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại…); - Thủ công mỹ nghệ, thêu ren;

- Vật liệu xây dựng, khai thác va chế biến đá; - Nghề khác

Việc phân loại thành 6 nhóm ngành chính như trên dựa trên các yếu tố tương đồng về công nghệ sản xuất, sản phẩm, thị trường nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề Trong đó mỗi phân ngành chính có nhiều ngành nhỏ

Sản xuất bánh tráng thuộc phân ngành chế biến lương thực, thực phẩm, dược liệu Đây là phân ngành có số lượng làng nghề khá lớn, 197 làng nghề trên tổng số 1450 làng nghề trong cả nước được xem xét đánh giá trong đề tài nghiên cứu (chiếm 13,6% tổng số) Nước ta là một nước nông nghiệp, các làng sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tại chỗ hoặc lân cận để tạo ra các sản phẩm cung cấp cho nhu cầu cơ bản sinh hoạt và sản xuất tại địa phương nên rất dễ có điều kiện phát triển

Bảng 1 1 Số lượng làng nghề ngành chế biến lương thực thực phẩm cả nước

STT Phân ngành chế biến lương thực, thực phẩm dược liệu Số lượng

Trang 34

4 Sản xuất muối 10

(Đặng Kim Chi, 2005)

Các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, dược liệu được phân bố đều ở các khu vực trên cả nước nhưng nhiều nhất vẫn là khu vực châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long Tại các làng nghề này phần nhiều các làng sử dụng lao động lúc nông nhàn, hình thức sản xuất chủ yếu mang tín thủ công, gần như không có sự thay đổi về quy trình sản xuất so với thời điểm được hình thành nghề

Từ nguyên liệu chính là gạo, khoai, ngô, sắn, dong… sau khi qua các công đoạn sản xuất đã tạo ra các sản phẩm được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận

Khác với các ngành công nghiệp khác, ngành chế biến lương thực, thực phẩm từ lâu đã mang đặc trưng là làng nghề truyền thống, là cụm làng nghề với quy mô sản xuất theo hộ gia đình, phân tán và sản xuất ra nhiều mặt hàng khác nhau Về mặt tổ chức sản xuất, một số hộ có vốn đầu tư mua nguyên liệu cho các hộ khác làm ra sản phẩm Có một số hộ tự lo từ khâu nguyên liệu đến khâu tiêu thụ sản phẩm Nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất được mua về từ nhiều nơi lân cận Quy trình sản xuất đơn giản với hầu hết các công đoạn thủ công nên không đòi hỏi lao động có kỹ thuật cao và đa phần nhân lực sản xuất là người trong hộ gia đình

Không chỉ tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt bình thường của người dân, rất nhiều trong số các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm đã tạo nên những sản phẩm độc đáo đậm nét đặc trưng văn hóa và bản sắc địa phương phục vụ cho nhu cầu thưởng thức như cốm Vòng, đậu Mơ, tương Bần, bánh đa Ghế…

1.1.3 Tình hình phát triển làng nghề tại Bến Tre

Đến cuối năm 2014, Bến Tre có 54 làng nghề đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh ra Quyết định công nhận, trong đó có 20 làng nghề truyền thống Lĩnh vực Nông nghiệp có 36 làng nghề, 18 làng nghề Tiểu thủ công nghiệp Các nhóm nghề tỉnh Bến Tre có 7 nhóm nghề với 63 ngành nghề nông thôn, tổng số 32.296 cơ sở Nhóm gây trồng, kinh doanh sinh vật cảnh và sản xuất cây giống có số lượng nhiều nhất

Trang 35

7.233 cơ sở xếp thứ hai là nhóm ngành chế biến bảo quản nông lâm thủy sản 6.030 cơ sở và nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có tỷ lệ thấp nhất với 305 cơ sở Thị trường tiêu thụ các sản phẩm làng nghề bao gồm thị trường trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre)

Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển của các làng nghề còn nhiều hạn chế, do làm ăn theo kiểu tự phát, chưa có thị trường ổn định Vốn, công nghệ, thị trường, trình độ kỹ thuật và quản lý còn non yếu, tay nghề thấp, mẫu mã sản phẩm chậm được cải tiến và đổi mới Sản phẩm do các làng nghề sản xuất phần lớn còn kém hấp dẫn, giá thành cao, sức cạnh tranh kém Các điều kiện và môi trường kinh doanh ở các làng nghề như kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, các quan hệ cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm… chưa thật sự thuận lợi cho việc đầu tư kinh doanh

Mục tiêu phát triển: - Phấn đấu đưa giá trị sản xuất của làng nghề tăng bình quân 16%/năm và chiếm tỉ trọng trên 10% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp Hàng năm: giải quyết việc làm thêm cho từ 1.000 đến 1.500 lao động; du nhập thêm từ 5 đến 10 nghề mới; phấn đấu có ít nhất 50% số làng nghề được công nhận xây dựng mô hình kinh tế hợp tác; công nhận 100% làng nghề TTCN đạt chuẩn theo Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ cho khu vực làng nghề, như: dừa, tre, rau màu, thủy sản, bánh tráng…

1.2 TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT BÁNH TRÁNG MỸ LỒNG

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Nghề làm bánh tráng ở Mỹ Lồng ra đời cách nay trên 100 năm ở xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, lúc đầu chỉ một vài gia đình cư ngụ ở ấp Nghĩa Huấn (thuộc Mỹ Lồng) sản xuất phục vụ gia đình và một ít hộ tại địa phương có nhu cầu trong ngày giỗ, lễ tết, hoặc sử dụng làm quà quê cho thân tộc Lò bánh tráng thường chỉ sản xuất vào tháng cuối năm âm lịch, người có nhu cầu phải mang gạo, dừa khô, mè, muối đến lò để mướn làm bánh tráng Bánh tráng ngon phải là loại gạo lúa mùa địa

Trang 36

phương bởi chất lượng bánh phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng gạo và sự cảm nhận khẩu vị người tiêu dùng Cho nên, cả chủ lò bánh tráng và khách hàng đều quan tâm đến chất lượng Đồng thời, do chỉ để ăn hoặc làm quà biếu nên không chỉ chú trọng chất lượng gạo mà còn lưu ý đến vị béo của dừa, ngọt từ đường, mặn của muối, thơm từ mè của bánh sau khi nướng Do đó, bánh tráng Mỹ Lồng là đặc sản truyền

thống nổi tiếng gần xa Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng được công nhận làng nghề

truyền thống ngày 26 tháng 01 năm 2007 Hiện nay, bánh tráng Mỹ Lồng sản xuất quanh năm, số lượng khá lớn, đa dạng chủng loại, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Bánh tráng Mỹ Lồng có nhiều loại (loại béo của dừa, béo của trứng, ngọt của đường, ngọt của sữa, mặn của tôm khô,…

Tuy làng nghề đã tồn tại hàng trăm năm nhưng còn một số hạn chế chưa được khắc phục Quy trình sản xuất của làng nghề tận dụng nguồn năng lượng mặt trời làm khô sản phẩm, chưa có bất kì một thiết bị kỷ thuật nào để người sản xuất sử dụng trong quá trình sấy khô sản phẩm, sản phẩm chỉ cho số lượng và chất lượng ổn định vào mùa nắng, sản xuất bị hạn chế vào mùa mưa, không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường và người tiêu dùng - Các hộ sản xuất riêng rẽ, chưa thống nhất công thức chế biến, sản phẩm sản xuất ra có nhiều mẫu mã, chất lượng nên không sản xuất được số lượng sản phẩm lớn có cùng chất lượng và mẫu mã nên chưa thể tiếp thị để xuất khẩu bánh ra thị trường nước ngoài Do thiếu vốn nên chưa có khả năng trang bị máy hút ép chân không (tránh cho sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn nấm mốc) nên sản phẩm thường có thời gian bảo quản không lâu khoảng từ 2–3 tháng là còn tuỳ thuộc vào thời tiết Vào mùa khô thời gian cất trử có thể kéo dài trên 3 tháng nhưng vào mùa mưa khí hậu có độ ẩm cao nên thời hạn cất trữ thường không lâu dài, mức tiêu thụ sản phẩm còn mang tính thời vụ Tiêu biểu là mức tiêu thụ mạnh nhất vào dịp tết tháng 11 – 12 còn các tháng khác mức tiêu thụ hạn chế nên phần lớn các lò sản xuất giảm về số lượng sản phẩm

Trang 37

1.2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm

1.2.2.1 Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý:

- Xã Mỹ Thạnh là xã tuyến đầu của huyện Giồng Trôm, tiếp giáp với Thị xã Bến Tre Phía Đông Bắc và Đông Nam giáp 2 xã Lương Hoà và Lương Phú, phía Nam giáp xã Thuận Điền; phía Bắc giáp xã Phong Nẫm; phía Tây và Tây Bắc giáp Thị Xã Bến Tre

- Xã Mỹ Thạnh cách Thị trấn Giồng Trôm 11 km, cách Thị xã Bến Tre 7 km Toàn xã hiện có 6 ấp: ấp Nghĩa Huấn, ấp Chợ, ấp Căn Cứ, ấp 5, ấp 6 và ấp 7 Làng

nghề truyền thống “bánh tráng Mỹ Lồng” chỉ tập trung cao ở ấp Nghĩa Huấn là

chính Xã có vị trí địa lý và địa hình khá thuận lợi, Tỉnh lộ 885 xuyên qua nối liền Thị trấn Giồng Trôm và Thị xã Bến Tre, hai bên được sông ngòi bao bọc đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế và thúc đẩy các ngành nghề TTCN

Diện tích: Mỹ Thạnh có tổng diện tích tự nhiên là 728.08 ha, trong đó diện

tích đất nông nghiệp 553.48 ha, đất khác 174.6 ha

Trang 38

Hình 1 2 Ví trí địa lý Xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm

1.2.2.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 1 Lĩnh vực kinh tế

- Sản xuất nông nghiệp: Về trồng trọt: cây dừa có diện tích cho trái là 382,4

ha, thu hoạch 4.405.000 trái Diện tích cây ăn trái là 144,6ha, thu hoạch 1.025/982,5 tấn, đạt 104,32%; Về chăn nuôi: đàn heo 7.689 con, đàn dê 743 con, đàn bò 65 con, gia cầm 37.526 con

- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ:

Trang 39

Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, hoạt động mạnh là các cơ sở chế biến từ trái dừa, hàn tiện, cơ khí, đồ mộc Riêng 02 làng nghề truyền thống được giữ vững, nhất là làng nghề bánh tráng sức tiêu thụ mạnh ở thời điểm giáp tết, tổng doanh thu đạt 33.415.200.000 đồng

Lĩnh vực thương mại dịch vụ phát triển mạnh ở thời điểm giáp tết sức mua bán tăng nhanh nhất là mặt hàng vải sợi, quần áo may sẵn, dịch vụ ăn uống; Năm 2015 tăng 14 cơ sở hoạt động thương mại dịch vụ với tổng số vốn đầu tư 1.758 triệu đồng

2 Lĩnh vực xã hội - Giáo dục: tổng kết năm học 2014-2015, mầm non có 310 học sinh, trong đó

huy động trẻ từ 3 đến 5 tuổi vào mẫu giáo được 274/324, đạt 84,56%, tăng 1,07% so cùng kỳ năm học trước; Tiểu học: 638 học sinh; Trung học cơ sở: 545 học sinh

- Y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình và trẻ em

Khám và điều trị 5.837 ca, trong đó khám bảo hiểm y tế là 3.903 ca, chiếm tỷ lệ bệnh cao nhất là cảm cúm 22,02%, bệnh lý đường hô hấp và tai, mủi, họng 20,47%

Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác trẻ em năm 2015; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 95 trẻ, đạt 100% Tổ chức cân, đo kiểm tra sức khỏe cho trẻ được 402/411, đạt 97,8%, trong đó trẻ suy dinh dưỡng 38, tỷ lệ 9,24%, giảm 0,78% so cùng kỳ năm 2014; Tổ chức lễ đón nhận bằng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011- 2020

3 Lĩnh vực an ninh quốc phòng - An ninh: Tình hình an ninh chính trị ổn định, có 987/265 Việt kiều, ngoại

kiều về thăm thân nhân và tham quan du lịch, tăng 722 người so cùng kỳ Phạm pháp hình sự không xảy ra Trật tự xã hội xảy ra 9 vụ Quyết định xử phạt trên lĩnh vực trật tự xã hội 14 đối tượng, số tiền 22.150.000 đồng và giáo dục răn đe 25 đối tượng có tiền án, tiền sự

- Quốc phòng: Tổ chức giao quân về huyện 6/6 tân binh, đạt 100% chỉ tiêu;

tổ chức ngày truyền thống DQTV (28/3), giải ngạch 35 lực lượng DQTV, kết nạp

Trang 40

mới 18 lực lượng, đưa 12 lực lượng DQ mới kết nạp huấn luyện với thời gian 10 ngày; tham gia hội thao quốc phòng năm 2015, kết quả đạt giải nhất đồng đội môn ném lựu đạt và 3 giải cá nhân

1.3 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT BÁNH TRÁNG TẠI LÀNG NGHỀ BÁNH TRÁNG MỸ LỒNG

1.3.1 Máy móc thiết bị

- Xây lò tráng bánh: Sử dụng gạch thẻ xây lò tráng theo đường vòng hình

chóp, chừa cửa lò và ống khói, miệng lò vừa với nồi chứa nước Từ đáy lò đến miệng lò cao từ 0,25m - 0,30m Trước khi tráng bánh, cho nước sạch vào nồi tráng, đặt nồi tráng lên lò và dùng vải hom kín đường nối (cấu tạo như vậy rất thuận lợi cho việc chêm thêm nước vào trong suốt quá trình tráng bánh, tránh bị khô và thiếu hụt nước)

Nồi chứa nước miệng rộng Trên nồi chứa là nồi dùng để tráng bánh, gọi là nồi tráng Nồi tráng chỉ cắt lấy từ 1/2 - 1/3 phần trên của miệng nồi Trên miệng nồi tráng căng khuôn tráng

Cấu tạo của lò tráng bánh có gắng ống khói cao giúp lượng khói sinh ra theo đó thoát ra môi trường bên ngoài tạo môi trường thông thoáng cho khu vực tráng bánh Tuy nhiên nó cũng làm thất thoát đi một lượng nhiệt lớn của lò tráng

Hình 1 3 Lò dùng tráng bánh

Ngày đăng: 09/09/2024, 07:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN