1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Dự đoán hành vi làm việc an toàn trên công trường xây dựng Việt Nam bằng công cụ ANN và hồi quy đa biến

108 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dự đoán hành vi làm việc an toàn trên công trường xây dựng Việt Nam bằng công cụ ANN và hồi quy đa biến
Tác giả Lê Thị Nam
Người hướng dẫn PGS. TS. Pham Hồng Luân
Trường học Trường Đại học Bách Khoa
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 27,03 MB

Nội dung

Một cuộc khảo sátbăng bảng câu hỏi nhăm thu thập thông tin về các yếu tố trạng thái an toàn và hành vi làm việc an toàn trên các công trường xây dựng.. 1.5.Mục tiêu nghiên cứu Xác định c

Trang 1

LÊ THỊ NAM

DỰ DOAN HANH VI LAM VIỆC AN TOAN TREN CÔNG ©TRUONG XAY DUNG VIET NAM BANG CONG CU ANN VA

HOI QUY DA BIEN

Chuyén nganh: QUAN LY XAY DUNG

Ma nganh: 60.58.03.02

TPHCM, thang 8 nam 2016

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOAĐẠI HỌC QUOC GIA TP HO CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa hoc: PGS TS Pham Hồng Luân

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Nguyễn Minh Hà

Cán bộ châm nhận xét 2: TS Lê Hoài Long

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, Đạihọc Quôc gia TP HCM ngày 09 tháng 08 năm 2016

TS Luong Duc Long

PGS TS Nguyễn Minh Ha

TS Lê Hoài Long

TS Nguyễn Anh Thư TS.Vũ Hồng Son

CHỦ TỊCH HỘI ĐÔNG TRUONG KHOA

Trang 3

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Lê Thị Nam MSHV: 13080035Ngày, tháng, năm sinh: 09/03/1983 Nơi sinh: Thanh Hóa

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số : 60.58.03.02

- Xác định các yếu tổ trạng thái an toàn trong dự án xây dựng ở Việt Nam

- Xây dựng mô hình dự đoán hành vi làm việc an toàn của nhân viên tại các công trường xâydựng thông qua các yêu tô của trạng thái an toàn sử dụng mạng nơ ron nhân tạo và hôi quy đabiên So sánh kêt quả của hai mô hình.

II NGÀY GIAO NHIỆM VU : 11/01/2016IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIEM VU: 17/06/2016V CÁN BỘ HƯỚNG DÂN : PGS.TS Phạm Hồng Luân

Tp HCM, ngày 17 thang 06 năm 2016CÁN BỘ HƯỚNG DÂN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

PHAM HỎNG LUAN LUONG DUC LONG

TRUONG KHOA KY THUAT XAY DUNG

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Luận văn được hoàn thành ngoài nỗ lực của bản thân, tôi xin gửi lời cảm ơnchân thành đến Quý Thầy Cô trong bộ môn Thi công và Quản lý xây dựng, đặc biệtlà Thay hướng dan, gia đình, đồng nghiệp va bạn be,

Đầu tiên, tôi xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Thầy hướng dẫn của tôi, PGS TS.Phạm Hồng Luân, Thay đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

tập tại trường cũng như làm việc sau này.

Tôi cũng xin cảm ơn tới các đồng nghiệp, các anh chị đang làm việc trong

ngành xây dựng, và các anh chị, và bạn bè cùng khóa 2013 của tôi đã giúp đỡ nhiệt

tình trong suốt quá trình thu thập dữ liệu.Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân tới những người thân trong gia đình, đã luônbên cạnh, động viên, giúp đỡ tôi về moi mặt dé tôi có thé hoàn thành luận van này

Do kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, nên luận văn không tránhkhỏi những sai sót nhất định Kính mong Thay Cô và các ban đóng góp ý kiến dé tôicó thể bổ sung và hoản thiện

TP.HCM, ngày tháng năm 2016

Lê Thị Nam

Trang 5

dựa trên các yếu tố tác động vao trạng thái an toàn 8 yếu tổ tác động vao trang thái

an toàn với 44 thuộc tính được xác định thông qua đánh giá tài liệu và tham khảo ý

kiến chuyên gia cho phù hợp với môi trường xây dựng Việt Nam Một cuộc khảo sátbăng bảng câu hỏi nhăm thu thập thông tin về các yếu tố trạng thái an toàn và hành

vi làm việc an toàn trên các công trường xây dựng Dữ liệu thu thập từ 148 câu tra

lời hợp lệ sau đó được xử lý thông qua kiểm định Cronbach’ alpha va phân tíchnhân tổ khám phá EFA Kết quả xác định được 7 yếu tô tác động vao trạng thái antoàn an sau 8 yếu tố ban dau: (1) hệ thống quản lý; (2) khả năng: (3) nguyên tắc vàquy trình an toàn; (4) nhận thức cá nhân về rủi ro; (5) môi trường giám sát; (6) môitrường hỗ trợ; (7) sự tham gia của người lao động

Dữ liệu về 7 yếu tố trạng thái an toàn và hành vi an toàn sẽ được sử dụng đểphát triển mô hình dự đoán Hai kỹ thuật hiện đại và truyền thống được sử dụng đểdự đoán hành vi làm việc an toàn, cụ thể: mạng nơ ron nhân tạo ANN và phân tíchhồi quy Kết qua của 2 mô hình được so sánh với nhau sử dụng các đặc điểm: sai sốphan trăm tuyệt đối trung bình (MAPE), hệ số xác định (R’) và số biến Hai mô hìnhđược đánh giá là có khả năng dự đoán khá tốt (MAPE = 9,5% và MAPE = 10,4%tương ứng cho mô hình ANN và mô hình MRL) Tuy nhiên, khi cùng kiểm soát toànbộ 7 yếu tố trạng thái an toàn mô hình ANN có hệ số xác định R? lon hơn, điều đóđược giải thích bởi vì một số yếu tố đưa vào xây dựng mô hình hồi quy có tươngquan tuyến tính yếu với biến phụ thuộc Điều này cho thay lợi thé của mô hình ANNgiải quyết tốt van dé phức tạp và phi tuyến

Nghiên cứu giúp các nhà thâu có một công cụ đê dự đoán hành vi làm việc antoàn của người lao động, từ đó thúc đây hành vi làm việc an toàn băng cách cải thiệncác yêu tô tác động vào trạng thái an toàn Điêu này cũng giúp quản lý hiệu quả cácvân đê an toàn và hoạt động an toàn trên công trường.

Trang 6

The study reviews the relationship between safety climate, safe work behaviorand safety performance, then develop a predictive model of safe work behaviorbased on factors that impact to the safety climate 8 factors that impact on the safetyclimate of 44 criterias were identified through literature review and consultationwith experts to suit the construction environment in Vietnam A questionaire surveywere used in order to collect information on the safety climate constructs and safework behavior on construction sites Then, Conbach’ alpha test and ExploratoryFactor Analysis were used to analyze data of 148 valid response The resultsidentified that 7 factors of 39 criterias that impact to the safety climate: (1)management system; (2) competence; (3) safety rules and procedures; (4) personalappreciation of risk; (5) supervisory environment; (6) supporttive environment; (7)employees’ involvement.

7 safety climate constructs and safe work behavior were used to develop apredictive model Two techniques, a state-of-the-art technique and a conventionalone, were then used to develop models for predicting safe work behavior, namely:Artificial Neural Network (ANN) and Multiple Regression (MR) The forecastingresults of ANN and MRL models were compared using Mean absolute percentage

climate factors, model ANN have greater RÝ, it is explained that some factors

included in modeling MRL have linear correlation with dependent varable is weak.This shows, the advantages of ANNs good deal complex and nonlinear problems.

This study support contractors in predicting the safe working behavior ofemployees, thereby promote safe work behaviors by improving safety climatefactors This is also useful in the effective management of safety isues and safetyactivities on the construction sites.

Trang 7

Tôi, Lê Thị Nam, xin cam đoan rằng quá trình thực hiện luận văn “DỤ ĐOÁNHANH VI LAM VIỆC AN TOAN TREN CONG TRƯỜNG XÂY DUNG VIỆT NAMBANG CONG CU ANN VA HOI QUY DA BIEN”, các dữ liệu thu thập va kết quảnghiên cứu được thé hiện hoan toàn trung thực va chưa được công bố ở bat kỳ nghiên cứunào khác (ngoại trừ bài báo của chính tác giả) Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về

nghiên cứu của mình.

Tp HCM, ngày 23 tháng 06 năm 2016

Trang 8

Luận Văn Thạc Sỹ | GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

MỤC LỤC

DANH MỤC BANG BIEU oc essesseessessseesntesneesneesneesnsecneesneesneesneesneecntenueenneenneenneeneees 4DANH MỤC CÁC BIEU ĐÔ, SO ĐÔ c2 tre 5CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU DE TÀI c2-55+55+2xt£xttrrterrterrtrrrrrrrrrrrrrre 6

1.1 Giới thiệu chung - Gc 1100000111111 11 1111111111111 0001111 1k khe 6

1.2 Xác định vẫn đề nghiên CỨU SE EEgE 5E xxx rkrkekekd 7

2.4 Các yếu tố tác động vào trang thái an toản - -¿- -sksx+xsesEsEeErererereeeeed 122.5 Tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến dé tải - - sẻ 142.5.1 Các nghiên cứu trên thé giới - + SE ckck#EEEEEeEeEererererers 14

2.5.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam - 0001111111 1111 111983315111 xx2 16

2.6 Kết luận ChUON eeceesececsesescsescececscscsssssvsvsvscscssececscecacasassvavavsvsvsvevsesecsenenees 20CHUONG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨỬU c:ccc+cxcsrxrsrxrsrrrree 22

3.1 GiGi thiGu CHUONG 10 e 223.2 Quy trình nghiÊn CỨU 5 2222333111111 3801 8113111111111 51 1111k re rre 22

3.3 Các lý thuyết và mô hình - - - + xxx S331 E SE ExEkrkrkrkrkeeeed 24

3.3.1 Giới thiệu bảng câu hỏi - c1 121011311111 1 1111 8111 1g ng ngu 24

3.3.2 Phân tích nhân tốỐ -:-¿-©5++2+++Ext2EEt2EEEEEEEktEkttrrrrrrrrrrrrrrrrrrie 24

3.3.3 Giới thiệu mạng nơ ron nhân tạo (ANN) ch re 26

3.3.4 Giới thiệu hồi quy da biẾn - SE ExSx St SSvcv cv EEEEgEgErrrerees 313.4 Thiết kế bảng câu hỏi - - - SE E111 E111 1xx ckekred 34

3.5 Đánh giá độ tin cậy của thang dO cGGS S111 1111111111883 11111 xrrrree 35

3.6 Phần mềm hỗ trO cccccccccsssesescssecesessesescesescsessescsesscscseseescsesscscsesecscseseescseseesesesees 36

Trang 9

3.7 Kết luận chương - - - - kk S111 91515 1 v1 H111 111111 36CHUONG 4 THU THẬP, XỬ LÝ DỮ LIEU VÀ XÂY DUNG MÔ HÌNH DỰ

DOAN BANG ANN VA ML - - c 2113211133911 1118 11 1 1 11118 11H ng rg 37

4.1 THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU -¿-5++5c++>x+rvvzxvsrxsrvsrresre 37

“HN GiGi thigu CHUNG 2 a4 37

4.1.2 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái an foàn ¿- - sẻ 38

A.1.3 Thu n0 0n ae 38

4.1.3.1 Kích thước mẫu - 5tr 38

4.1.3.2 Cách thức thu thập dữ liệu - - ĂS 111 S9 gu 39

4.1.4 Kiểm định độ tin cậy của thang ỞO S221 1111111111 ng 2, 404.1.5 Phân tích nhân tô khám phá EEA - ¿c6 k+E#E#E+EeEsEeEeEevererereeeeed 404.1.6 Tính toán các chỉ số cho các yếu tố trạng thái an toàn 5 sẻ 42* Kt 434.2 XÂY DUNG MO HINH DU DOAN ANN oc eesesssesssesseeseeenecsneeneeeneenneeneenneenes 44

A.2.1 GiGi thiGu CHUN eee a 44

4.2.2 Quá trình phát triển của mô hình nơ ON: - - 5 +c+E+E££e£e+kzxzx+xexd 454.2.3 Xử lý số liệu cho mô hình AINN - - cv EEEEEESESEeErkrkrkrkreeeeed 464.2.4 Thiết lập cấu trúc mạng - - - + SE Sv St cv E111 E1 rkrkrkekeed 464.2.5 Huan luyện mạng - - - - k9 5E E1 11111111 xxx 474.2.6 Kết quả huấn luyện mạng - s53 3E EEEEEEEESEEEkrkrkrkrkrkeeeed 47

4.2.7 Đánh giá mô inh - S22 0000622212233 1 1111111111111 180023 111111 khe 50

* Kt ẽ 534.3 XÂY DỰNG MÔ HINH DỰ DOAN MLR -5-5c:55ccccsexcsrvsrrrsee 54

GEN GiGi thigu CHUNG 08 +4 sa ae 54

4.3.2 Quy trình phát triển mô hình MLR ¿26x k+E#E+E+E+EeEeEEevererereeeeed 55

4.3.3 Xử ly dữ liệu cho mô hình MLR 5555522223 +*++++225555555555xxsss 56

4.3.4 Phân tích tương quan các biỄn «<< xxx EEEESESEeErkrkrkrkreekeed 564.3.5 Xây dựng mô hình hồi quy đa biến bằng chương trình SPSS 57

4.3.5.1 Xây dựng mô hình theo phương pháp sfepWIse «+2 584.3.6 Đánh giá và sử dụng mô hình MLR 2 ccccessessesssseceeeeeeceeeeseeseeeeaes 67

* Kt 67

Trang 10

Luận Văn Thạc Sỹ 3 GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, - 2 2 S2 S2+E+EzEEzEzEereresrred 695.1 Tóm tắt kết quả nghiên ỨU -¿- - E999 SESEExEx St gEErxrrrees 69

5.1.1 Mô hình ANN <5 c2 t2 1 1211212112121121211 1111111111111 11x 695.1.2 Mô hình MILIR 2 - 2 SE+E+EE+E+EE+EEEEEEEEEEEEEEEE15111111 1111111 L 70

TÀI LIEU THAM KHẢO - 5-5-5621 E123 12112111211 1111311 1115111111111 1111 te 73

PHU LỤC - - - 52 S229 EEE9EEEE5EEEE9E1215112111115111111111111 1111111111111 111 76

Trang 11

DANH MỤC BANG BIEUBảng 2.1: Tổng quan các nghiên cứu trước đây c-c- sssx+x+xekeEeEsrsrerererees 19Bảng 4.1: Hệ số Cronbach’ alpha của các nhóm yếu tỐ - 2-5 s+c+c+EsEerzeei 40Bảng 4.3: Bảng tong hợp kết quả phân tích nhân t6 - 2-6 +s+E+E+EsEeEerereei 41Bảng 4.4: Kết quả huấn luyện cau tric Ì - «<< Sex #E#EeEeEerererererees 47Bảng 4.5: Kết quả huấn luyện cau tric 2 - «+ St #EEEEEeEeEererererees 47Bảng 4.6: Kết quả huấn luyện cau tric 3 - - «sex EEEEeEeEerrererees 48Bảng 4.7: Kết quả huấn luyện cau tric 4 - «+ St EEEEeEeEerrererees 48Bảng 4.8: Kết quả huấn luyện cau tric 5 - «+ << EEEEeEeEerrererees 48Bang 4.9: Kết quả huấn luyện cau tric Ó - - + SE EEEEEEeEererererees 48Bảng 4.10: Kết quả huấn luyện cau tric 7 - - + + St #E#EEEeEeEererrerees 48Bảng 4.11: Kết quả huấn luyện cau trúc Ñ - - «+ SE #EEEeEerererrerees 48Bảng 4.12: Kết quả huấn luyện cau tric © («+ SE EEEEEEeEerrererees 49Bảng 4.13: Kết quả huấn luyện cau trúc: Ì() - - «+ sex ‡E£EeEeEerererererees 49Bang 4.14: Kết quả huấn luyện cau trúc: Ì Ì «<< +E£E£EeEeEerererrerees 49Bang 4.15: Kết quả huấn luyện cau trúc Ì2 «+ << Sk+k+E‡E#EeEeEerererererees 49Bang 4.16: Kết quả huấn luyện cau tric Ì3 «<< St Sk+k+E‡E#EeEeEerererererees 49Bảng 4.17: Kết quả huấn luyện cau trúc: Ì4 - «<< +E#E£EeEeEeEererrerees 50Bang 4.18: Kết quả huấn luyện cau trúc: l5 «<< k+k+k+E#E#EeEeEereEerererees 50Bang 4.19: Kết quả huấn luyện cau tric Ì6 - «<< +E#E#EeEeEeEererrerees 50Bang 4.20: Kết quả huấn luyện cau tric Ì7 «<< SE +E#E#EeEeEerererrerees 50Bang 4.21: Kết quả huấn luyện cau trúc: ÌÑ -.- - «<< ‡E#EEEeEerererererees 50Bảng 4.22: Kết quả tính MAPE của mô hình AINN - 6-66 +esesesesrsrererees 51Bang 4.23: Bang thông tin huấn luyện mang no ron cau trúc 15 5-‹¿ 53Bang 4.24: Hệ số tương quan giữa các biến trong phân tích MLR - 57Bang 4.25: Tóm tắt kết quả mô hình MLR stepWise - 5-6-6 cssssesesesrererees 58Bang 4.26: Bang ANOVA cho mô hình MLR stepwise chứa hang só 59Bang 4.27: Các hệ số cho mô hình MLR stepwise chứa hang sỐ -5 60Bang 4.30: Kết quả tính MAPE cho mô hình MLR 5-5-5 252 s+S+S+£+£etezx2 67Bảng 4.31: So sánh giữa hai mô hình ANN và hồi quyy 5-5 cscscsesrerereei 68

Trang 12

Luận Văn Thạc Sỹ 5 GVHD: PGS.TS Pham Hồng Luân

DANH MỤC CÁC BIEU ĐÓ, SƠ DOHình 2.1: Sơ đồ tóm tắt chương 2 - ¿k1 SESE9 9E ST 111111111 erxr 9Hình 3.1: So đồ tóm tat chương 3 ccccsescsesscccsssssssevscsesesesesssscscscecassveveveveveeseeees 22

Hình 3.2: Quy trình nghiÊn CUU - 1111313311 11111111118 11111 ng 1 re 23

Hình 3.3: Cau trúc một nơ r0ïn -:-cSc te Se E33 S8 E988 EEESESEEEESESEEEESEEEEEEsErersrssreree 26Hình 3.4: Cau trúc một nơ ron thứ ï - cc + se se E38 SeESESESEESESEEEEeErErereererersrd 26Hình 4.1: Sơ đồ tóm tắt phần 4 Ì -¿- - k1 SE 9 SE xSvSccv cv g1 ng E rrvio 37Hình 4.2: Sơ đồ tóm tat phần 4 2 ¿k1 5 5E 111111 1g g1 1 xxx 44Hình 4.3: Quy trình phát triển mô hình AINN ¿- 5-5 + 2 +E+E+E+EeEEErkrkerererered 45Hình 4.4: Cau trúc mạng no ron tối ưu (cấu trúc: lŠ) -¿-¿ss+s+s+k+E+esrsrerererees 52Hình 4.5: Sơ đồ tóm tat phần 4 3 - - - s19 5E ST cc cv H11 g1 reo 54Hình 4.6: Quy trình phát triển mô hình MMLR - 2-2 + E+EE+E+E+E+EeEE+EzEeEsreee 55Hình 4.7: Biểu đồ phân tán giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa 62Hình 4.8: Biểu đồ phân tán giữa Residual và biến độc lập KN - 63Hình 4.9: Biểu đồ phân tán giữa Residual và biến độc lập QT - 5: 63Hình 4.10: Biéu đồ phân tán giữa Residual và biến độc lập GS - 5-5: 63Hình 4.11: Biểu đồ phân tán giữa Residual và biến độc lập QL - 64Hình 4.12: Biểu đồ tần suất của phan dư ¿+ + k+k#E+ESEEEk+EeEeEeEerxeeererees 66

Trang 13

CHƯƠNG 1 GIỚI THIEU DE TÀI

1.1 Giới thiệu chung

An toàn cho người lao động khi làm việc là vấn đề được xã hội đặc biệt quantâm, bởi vì nó liên quan đến sức khỏe và tính mạng của người lao động Nhất làngành xây dựng, lĩnh vực mà được coi là nặng nhọc, nguy hiểm và có tý lệ xảy ra tainạn cao hơn các ngành khác Tai nạn trong xây dựng gây nên nhiều bi kịch cho conngười, giảm động cơ làm việc của công nhân, làm gián đoạn tiến trình, làm chậm trễthời gian thực hiện công việc và ảnh hưởng đến chỉ phí, năng suất, danh tiếng của

ngành công nghiệp xây dựng (Kartam, 1997).

Một số số liệu thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về các vụ tainạn lao động từ năm 2005 đến năm 2014, cả nước đã xảy ra 58.399 vụ tai nạn laodong, trong đó có 5.232 vụ nghiêm trong; làm chết 5.791 người, bị thương nặng14.298 người Ngành để xảy ra nhiều vụ tai nạn nhất là xây dựng, chiếm khoảng30% số vụ tai nạn gây chết người Riêng năm 2015, trên toàn quốc đã xảy ra 7.620vụ tai nạn lao động, làm 7.785 người bị nạn, trong đó 629 vụ chết người; lĩnh vựcxây dựng chiếm 35,2% tong số vụ tai nạn và 37,9% tong số người chết Thiệt hại về

vật chất do tai nạn lao động xảy ra năm 2015 là 153,97 tỷ đồng: thiệt hại về tài sản là

21,9 tỷ đồng: tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 99,679 ngày Các nguyênnhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người cũng đã được phân tích từ 238biên bản điều tra tai nạn lao động chết người, đó là nguyên nhân do người sử dụnglao động chiếm 52,8%; nguyên nhân do người lao động chiếm 18,9% Dé hạn chế

nguy cơ xảy ra tai nạn và quản lý hiệu quả an toàn lao động trong xây dựng, Chính

phủ và Bộ Xây dựng đã ban hành các văn bản quy định về thực hiện và quản lý antoàn lao động trong thi công xây dựng (Điều 115, Luật Xây dựng 2014), và đưaquản lý an toàn lao động trên công trường là một phần nội dung quản lý thi công xây

dựng (Nghị định 12, 2009) Tuy nhiên, tình trạng tai nạn lao động ở trên các công

trường xây dựng vẫn ngày càng tăng và năm sau cao hơn năm trước Đó là mộtthách thức lớn cho tất cả những người liên quan trong ngành xây dựng để cải thiệntình trạng này băng các hành động có hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ tai nạn và

bệnh tật (Suraji, 2001).

Trang 14

Luận Văn Thạc Sỹ 7 GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

1.2 Xác định vẫn đề nghiên cứuThực tế quản lý an toàn trong xây dựng là một công việc không đơn giản Vấndé an toàn luôn chịu sự tác động to lớn từ yếu tố con người, một lực lượng lao độngthường xuyên phân tán và lưu động (Fang, 2006) Các nghiên cứu về an toàn là đểdự đoán các kết quả liên quan đến an toản và cung cấp các hướng dẫn có giá trị về

cải thiện vân dé an toàn trong các tô chức.

Hành vi không an toàn của người lao động có thể gây ra những tình huốngnguy hiểm, là tiền dé quan trọng để xảy ra các tai nạn và thương tật nơi làm việc(Brown et al 2000) Vì vậy có thé giải quyết các van dé an toàn lao động bang cáchtập trung nghiên cứu làm thay đối hành vi làm việc không an toàn của người lao

động.

Theo Janadi, (1995) hành vi không an toàn của con người thì không thể thựchiện quản lý một cách máy móc Vậy làm thé nào dé thúc đây hành vi làm việc antoàn của người lao động? Hanh vi làm việc an toàn bị định hướng bởi các yếu tố

nào?

Theo thuyết hành vi thì hành vi của con người không phải tạo bởi môi trường,hoàn cảnh mà bởi cách nhìn nhận van dé Con người học tập bang cách quan sát, ghinhớ và được thực hiện bằng suy nghĩ và quan niệm của mỗi người về những gì họ đãtrải nghiệm Các nghiên cứu trước đây cho thấy, nhận thức và đánh giá của ngườilao động về các van đề liên quan đến an toàn nơi làm việc của họ (được gọi là trạngthái an toàn) ảnh hưởng đáng kế đến hành vi làm việc an toàn cá nhân Pousette etal, (2008) trong nghiên cứu về trạng thái an toàn, đã kiểm định giá trị dự đoán củatrạng thái an toàn đối với hành vi an toàn và thấy rằng trạng thái an toàn được tìmthay có thé dự đoán đáng kể hành vi an toàn trong thời gian tiếp theo sau Việc dựđoán hành vi làm việc an toàn cho thấy một bức tranh hiện tại về trạng thái antoàn.Theo Wiegmann và các cộng sự (2004), trạng thái an toan khá không 6n địnhvà có thể thay đối Do đó, việc dự đoán hành vi làm việc an toàn từ đó xác địnhđược các hạn ché của trạng thái an toàn, đưa các các biện pháp khắc phục hạn chế đónhằm thay đối hành vi làm việc theo hướng an toàn tích cực

Vì vậy, đề tài “dự đoán hành vi làm việc an toàn trên công trường xâydựng Việt Nam bằng công cụ ANN và hồi quy đa biến” là cần thiết để cải thiệnhành vi làm việc không an toàn bang cách thay đổi trạng thái an toàn

Trang 15

1.4.

1.5.Mục tiêu nghiên cứu

Xác định các yêu tô của trạng thái an toàn trong các dự án xây dựng.Xây dựng mô hình dự đoán hành vi làm việc an toàn của công nhân tại các côngtrường xây dựng thông qua các yêu tô của trạng thái an toàn sử dụng mạng nơ

ron nhân tạo (ANN) và hồi quy đa biến So sánh kết qua của hai mô hình

và quản lý dự án.

Đóng góp của nghiên cứu

Về mặt học thuật: Xây dựng mô hình có thê dự đoán được hành vi làm việc antoàn khi đưa vào các thông tin về các yếu t6 tác động đến trạng thái an toàn.Về mặt xã hội:

+ Nghiên cứu hỗ trợ nhà thầu đưa ra phương án thúc đây hành vi làm việc antoàn bang cách tập trung vào thay đôi các yếu t6 trạng thái an toàn

+ Giúp quan lý hiệu quả các van dé an toàn và các hoạt động an toàn tại công

trường.

Trang 16

Luận Văn Thạc Sỹ 9 GVHD: PGS.TS Pham Hồng Luân

CHƯƠNG 2 TONG QUAN

2.1 Giới thiệu chương

Nội dung chương này trình bay các khái niệm về văn hóa an toàn, trạng tháian toàn cũng như hành vi làm việc an toàn của người lao động Đồng thời, đánh giátong quan các nghiên cứu liên quan dé xác định mối quan hệ giữa trạng thái an toan

với hành vi làm việc an toàn và việc thực hiện an toàn, bên cạnh đó cũng xác địnhcác yêu tô ảnh hưởng dén trạng thái an toàn.

+ Khai niém van hoa an toan

Van hoa an toan va

trang thai an toan — Khái niệm trạng thai an toàn

Môi quan hệ giữa trạng thái antoàn và hành vi làm việc an toàn

Khái niệm hành vi và hành vilàm việc an toàn

Í Hành vi làm việc anL toàn

Tác động của hành vi làm việc antoàn vào việc thực hiện an toàn

Tông quan các yêu tôtác động vào trạng

CHUONG II: TONG QUAN

thai an toan

Tong quan cac nghiéncứu liên quan

Hình 2.1 Sơ đồ tóm tắt chương 2

Trang 17

2.2 Trạng thái an toàn và môi quan hệ với hành vi làm việc an toàn

Ngành công nghiệp xây dựng được cho là nguy hiểm do đặc điểm phân tán vàdi động, và do đó phương thức nâng cao hiệu suất an toàn đã được sử dụng bởi vài

ngành công nghiệp thì không thích hợp trong ngành công nghiệp xây dựng Các lãnh

đạo cao nhất trong các công ty xây dựng thừa nhận răng văn hóa an toàn sẽ đóngmột vai trò quan trọng trong việc đạt được hiệu suất an toàn cao hơn (Fang et al,2006) Flin et al (2000) trích dan Gonzalez-Roma et al, (1999) ý tưởng van hóa antoàn đã có từ trước bởi một số nghiên cứu rộng trong văn hóa va trạng thái tổ chức,ở đó văn hóa an toàn bao gồm các giá trị, niềm tin và giả thuyết nền tảng về an toàncủa tổ chức Choudhry et al (2007) đã tong hợp một số khái niệm về văn hóa antoàn, đó là văn hóa an toàn đề cập đến “thái độ, niềm tin và nhận thức được chia sẻbởi các nhóm bản chất như là việc xác định các chuẩn mực và giá tri, trong đó xácđịnh cách thức họ hành động và phản ứng liên quan đến rủi ro và hệ thống kiểm soátrủi ro” (Hale, 2000); văn hóa an toàn là các khía cạnh của văn hóa tổ chức(Guldenmund 2000) mà ở đó văn hóa là “sản phẩm của sự tương tác đa mục tiêugiữa con người (tâm lý), công việc (hành vi) và tổ chức (tình huéng)”, trong khi vănhóa an toàn là “mức độ nỗ lực quan sát được mà tất cả các thành viên trong tô chức

hướng sự chú ý và hành động của họ tới việc cải thiện an toàn hàng ngày” (Cooper2000); còn Mohamed (2003) định nghĩa văn hóa an toàn là khía cạnh con của văn

hóa tổ chức ảnh hưởng đến thái độ và hành vi liên quan tới việc thực hiện an toancủa tô chức Mặc dù các định nghĩa khác nhau, có một sự đồng thuận về văn hóa an

toàn là một quan điêm chủ động đôi với an toàn.

Một sản phẩm của văn hóa an toàn đó là trạng thái an toàn, nó là “bản tóm tắtnhận thức mà các nhân viên chia sẻ về môi trường làm việc của họ” (Zhohar, 1980).Trong đó, văn hóa an toàn bao gồm các giá trị, niềm tin và giả thuyết nền tang, còntrang thái là tiêu chuẩn mô ta phản ánh nhận thức của lực lượng lao động vé khôngkhí của tổ chức (Flin et al, 2000) Mohamed (2003) dé nghị rang văn hóa an toànliên quan đến các yếu tố về khả năng quản ly an toàn (tiếp cận thuộc tính t6 chức từtrên xuống); trong khi đó, trang thái an toàn liên quan đến nhận thức của công nhânvề vai trò của an toàn ở nơi làm việc (tiếp cận nhận thức từ dưới lên) Trạng thái antoàn thường được coi là bé ngoài hơn văn hóa an toàn trong đó nó liên quan đến tình

trạng hiện tại của một công ty (Glendon and Stanton, 2000) Do đó, trạng thái antoàn phản ánh nhận thức của nhân viên về hệ thông quản lý an toàn của tô chức, bao

Trang 18

Luận Văn Thạc Sỹ 11 GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

gồm các chính sách, các hoạt động, và các quy trình thể hiện cách thức thực hiện an

toàn trong môi trường làm việc Nó chính xác là “bản chụp nhanh” cách chúng talàm những thứ xung quanh (Choudhry, 2007).

Theo Flin et al, (2000) có một xu hướng từ bỏ việc đo lường an toàn hoàn

toàn dựa vào dữ liệu quá khứ hay là “chỉ số lạc hậu” như các tai nạn chết người, tỷlệ tai nạn nghỉ làm và các sự có, hướng tới cái gọi là “chỉ số dẫn dat” như kiểm traan toan hoặc đo lường trang thái an toàn; điều này có thé làm giảm sự cần thiết chờđợi hệ thống thất bại để xác định điểm yếu và sẵn sàng hành động khắc phục Do đó,để xác nhận giả thuyết rang đo lường hiệu suất an toàn có thé thực hiện một phanthông qua đo lường và đánh giá trạng thái an toàn, các nhà nghiên cứu đã nỗ lựcnghiên cứu mối quan hệ giữa trạng thái an toàn, hành vi làm việc an toàn cá nhân, vàhiệu suất an toàn Vài kết quả tích cực đã được tìm thấy (Fang et al, 2006) Zohar,(1980) xem trạng thái như một tóm tắt về nhận thức mà các nhân viên chia sẻ về môitrường làm việc của họ, và rằng những nhận thức như vậy và các dự đoán kết quảhành vi có thé hướng dẫn và chi dẫn các hành vi công việc phù hợp Một nghiên cứuthực nghiệm trong xây dựng, Mohamed (2002) đã kiểm tra mối quan hệ giữa trạng

thái an toàn và hành vi làm việc an toàn trong môi trường công trường xây dựng

bang cách sử dụng mô hình phương trình cau trúc, chứng minh rang hành vi làmviệc an toàn là một hệ quả của trạng thái an toàn Fang et al, (2006) chỉ ra răng trạngthái an toan có ảnh hưởng đáng ké đến hành vi an toàn cá nhân, và có một mối quanhệ chặt chẽ giữa hành vi an toàn cá nhân và hiệu suất an toàn Do đó, cải thiện trạngthái an toàn là một cách hiệu quả để thúc đây việc thực hiện an toàn Pousette et al,(2008) thấy rang trạng thái an toàn được xây dựng dé dự đoán đáng kế hanh vi an

toàn tự báo cáo.

2.3 Hành vi làm việc an toàn

Hành vi là chuỗi hành động lặp đi lặp lại (Wikipedia) Theo Geller khía cạnhhành vi của văn hóa an toàn đề cập đến việc tuân theo, huấn luyện, công nhận, giaotiếp, thể hiện, và quan tâm tích cực về van dé an toàn (Teo and Feng, 2009) Hành vian toàn cơ bản là những xu hướng hiện tại nhằm cải thiện việc thực hiện an toàn

(Hemuod and Asfood, 2006).

Nhiêu nghiên cứu trong quá trình xác định các nguyên nhân gây tai nan va

các yếu tô ảnh hưởng đến sự an toàn trên công trường xây dựng đã khăng định hành

Trang 19

vi không an toàn của người lao động là một trong những nguyên nhân gây tai nạn.

Jonhson et al, (1998) khi phân tích và xây dựng hệ thống bảo vệ các trường hợp rơitừ trên cao đã dé cập đến một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là

hành vi không an toàn của công nhân Suraji et al, (2001) sau khi phân tích bao cáo

trên 500 vụ tai nạn ở Anh và tìm thấy tai nạn liên quan đến sự không hợp lý trongquá trình hoạt động là chiếm tỷ lệ cao nhất và tiếp theo sau là hoạt động không antoàn của người lao động Choudhry, 2007 cũng lưu ý rằng hon 80% các vụ tại nan

và sự cô nơi làm việc là do các hành vi không an toàn.

Theo Pousete et al, (2008) trạng thái an toàn được xây dựng dé dự đoán đángkế hành vi an toàn tự báo cáo Điều này cũng đúng với hành vi an toàn trước đóđược kiểm soát, xác nhận một mối quan hệ nhân quả giữa trạng thái an toàn và cáchành xử của các công nhân đối với sự an toàn Và như thế hiểu rõ mối quan hệ này

sẽ là một phương pháp hữu ích cải thiện tích cực hành vi an toàn cua công nhân

(Zhou et al, 2007) Tuan (2009) đã kết luận để ngăn chặn va cat giảm tai nạn xảy racần xác định nguyên nhân xảy ra tai nạn và các yếu tố tác động nhằm tìm giải phápgiải quyết cụ thể Vài trò và trách nhiệm của người quản lý đã được nhiều nghiêncứu đánh giá rất quan trọng Trong khi đó khía cạnh tác động chính từ công nhân,người trực tiếp tham gia lao động thì còn rất ít nghiên cứu dé cập

2.4 Các yếu tô tác động vào trạng thái an toàn

Các khía cạnh của trạng thái an toàn là các đặc trưng chính, hoặc các cấp độcủa trạng thái an toàn (Glendon and Stanton 2000), là tiền đề của trạng thái an toàn.Nhiều nghiên cứu trước đây đã nỗ lực tập trung xác định các nhân tố trạng thái antoàn Một sự đánh giá tài liệu để xác định các khía cạnh của trạng thái an toàn Tuy

nhiên các khía cạnh trạng thái an toàn khác nhau giữa các ngành công nghiệp (Fanget al 2006).

Trong các tô chức công nghiệp, nghiên cứu của Zohar (1980) do lường trangthái an toàn bằng cách khảo sát băng bảng câu hỏi trong một mẫu 20 tổ chức côngnghiệp Thông qua phân tích nhân tố, Zohar xác định 8 khía cạnh của trạng thái antoàn với 40 thuộc tính, đó là: tầm quan trọng của chương trình huấn luyện an toàn (6thuộc tính), thái độ của quản lý đối với an toàn (9 thuộc tính), ảnh hưởng của hướngdẫn an toan trong việc thúc đây (7 thuộc tính), mức độ rủi ro ở nơi làm việc (5 thuộc

tính), tôc độ làm việc được yêu câu vào sự an toàn (3 thuộc tính), uy tín của nhân

Trang 20

Luận Văn Thạc Sỹ 13 GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

viên an toàn (5 thuộc tinh), ảnh hưởng của hướng dẫn an toàn vao tình trạng xã hội

(2 thuộc tính), uy tín của ban an toàn (3 thuộc tính) Khi đánh giá tính hợp lệ của môhình trạng thái an toàn của Zohar, Brown và Holmes (1986) đã rút gọn mô hình

trạng thái an toàn từ 8 nhân tô xuống 3 nhân tố: thái độ của quản lý tới an toàn, hoạtđộng quan lý tới an toàn, và mức độ rủi ro Fang et al, (2006) trình bảy 10 nhân tốnhân tố trạng thái an toàn: cam kết và truyền thông tổ chức, cam kết của quản lýchuyên ngành, vai trò của giám sát, vai trò cá nhân, ảnh hưởng của đồng nghiệp,năng lực, hành vi chấp nhận rủi ro, một vài trở ngại đối với hành vi an toàn, cấpphép làm việc, và báo cáo các tai nạn và gần sai phạm của Ủy ban Sức khỏe và Antoàn của Vương quốc Anh (HSE) Flin et al (2000) đã thực hiện so sánh trạng thái

an toàn từ 18 nghiên cứu khác nhau, một loạt tính năng trạng thái an toàn được đánh

giá Kết quả nghiên cứu thấy rằng 5 chủ đề thường xuyên xuất hiện trong các mẫunghiên cứu liên quan đến sự quản lý giám sát, hệ thống an toàn và rủi ro, khả năng

và áp lực công việc.

McDonald and Ryan (Fang et al 2006) kết luận rang các nhân tô ảnh hưởngđến trạng thái an toàn trong một ngành công nghiệp có thể không có giá trị vớingành khác Do đó, trong ngành công nghiệp xây dựng nhiều nhà nghiên cứu cũngđã cố gắng xác định các khía cạnh trạng thái an toàn chung cho ngành Mở dau,

Dedobbeleer and Beland (1998) thực hiện nghiên cứu đo lường trạng thái an toàn

trên các công trường xây dựng Nghiên cứu kiểm tra mô hình 3 nhân tố của Brownva Holmes (1986), với các bién được điều chỉnh cho ngành công nghiệp xây dựng 3nhân t6 trạng thái an toàn với 9 thuộc tính (mỗi nhân tố 3 thuộc tính) khác với cáctiêu chí trong bảng câu hỏi của Zohar (1980) Sử dụng 2 quy trình quan hệ cấu trúctuyến tính và quy trình bình phương nhỏ nhất gia quyền với dữ liệu thu thập từ 384công nhân trên 9 công trường xây dung, chỉ ra mô hình 2 nhân tố cung cấp một sựphù hợp tổng thể là: cam kết của quản lý về an toàn và sự tham gia của người laođộng trong các van dé an toàn Gladon và Litherland (2001) nghiên cứu xác định cautrúc nhân tô của trạng thái an toàn trong một tô chức xây dựng đường bộ, sử dụng

một bảng câu hỏi khảo sat 40 thuộc tính thực hiện trên 192 nhân viên thuộc hai

nhóm công việc — xây dựng và bảo trì Thông qua phân tích nhân tố đưa ra 6 nhântố: thông tin liên lạc và sự hỗ trợ (10 thuộc tính), sự đầy đủ các quy trình (6 thuộctính), áp lực công việc (6 thuộc tính), thiết bị bảo hộ cá nhân (4 thuộc tính), các mỗiquan hệ (3 thuộc tính) và quy tắc an toàn (3 thuộc tính)

Trang 21

Mohamed, (2002) xây dung một mô hình trạng thai an toàn trên công trường

xây dựng Thông qua đánh giá tài liệu, nghiên cứu xác định 10 yếu tố trạng thái antoàn, đó là: cam kết quản lý, thông tin liên lạc, các nguyên tắc và quy trình, môitrường hỗ trợ và giám sát, sự tham gia của người lao động, nhận thức cá nhân về rủi

ro, đánh giá môi trường làm việc, áp lực công việc, và khả năng Trên cơ sở đó, tác

giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát với 70 thuộc tính, mỗi nhân tố gồm 7 thuộc tính.Fang et al 2006, khảo sát bang bang câu hỏi gồm 87 tiêu chí trạng thái an toan tới4,719 nhân viên từ 54 công trường của một công ty xây dựng hang đầu và các nhathầu phụ của nó ở Hong Kong Băng phương pháp phân tích nhân tố, 15 cấu trúcnhân t6 xác định các khía cạnh của trạng thái an toàn được rút ra Trong đó 10 cautrúc đầu tiên tương đồng rất mạnh với 10 cau trúc nhân t6 trong mô hình củaMohamed (2002), đó là: thái độ và cam kết của quản lý về an toan, tư van an toan vàhuấn luyện an toàn, vai trò của giám sát và vai trò của đồng nghiệp, hành vi chấpnhận rủi ro, nguồn lực an toàn, đánh giá quy trình an toàn và rủi ro làm việc, quytrình an toàn không phù hop, sự tham gia của người lao động ảnh hưởng của đồngnghiệp và khả năng Gan đây nhất, Choudhry et al, (2009) tiến hành đo lường trạng

thái an toàn trên các công trường xây dựng ở Hong Kong Bảng câu hỏi khảo sát

trạng thái an toàn giảm từ 87 tiêu chí bảng câu hỏi gốc của Fang et al, (2006) thành31 tiêu chí dùng để thua thập dữ liệu từ 1.120 cá nhân đang làm việc trong các dự áncủa một công ty xây dựng Bằng phương pháp phân tích nhân tố, 2 nhân tô trạng tháian toan cơ bản được rút ra “cam kết quản lý và sự tham gia của người lao động” và

“quy trình và các hoạt động làm việc không phù hop”.

2.5 Tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài

2.5.1 Các nghiên cứu trên thé giới

2.5.1.1 Safety climate in construction site environments — Trang thái antoàn trong moi trường công trường xây dựng (Mohamed, S 2002) Mot nghiên

cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa trạng thái an toàn và hành vi làm việc an toàntrong môi trường công trường xây dựng Tác giả đánh giá tài liệu để xác định một sốcau trúc độc lập có khả năng ảnh hưởng đến trang thái an toàn Một bảng câu hỏi 70tiêu chí thuộc 10 trạng thái an toàn được phát triển để thu thập dữ liệu về trạng tháian toàn trên các công trường xây dựng Một mô hình đã được phát triển dựa trên giả

thuyét răng các hành vi làm việc an toàn là hệ qua của trạng thái an toàn hiện tại

Trang 22

Luận Văn Thạc Sỹ 15 GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

được xác định bởi các câu trúc độc lập Các kêt quả kiêm tra mô hình chứng thựctâm quan trọng của vai tro của sự cam kêt quan lý, thông tin liên lạc, sự tham gia củangười lao động, thái độ, trách nhiệm, cũng như môi trường hồ trợ và môi trườnggiám sát, trong việc đạt được một trạng thái an toàn tích cực.

2.5.1.2 Exploratory analysis of the safety climate and safety behavior

relationship — Phân tích khám phá về mối quan hệ giữa trang thai an toàn và

hành vi an toàn (Cooper va Phillips, 2004) Trong nghiên cứu đã thu được các liên

hệ thực nghiệm giữa các điểm số trạng thái an toàn và hành vi an toàn thực tế Tácgiả xác nhận và phủ nhận các kết quả trong tài liệu trạng thái an toàn hiện có, các kếtquả gợi ý rằng đường quan hệ trạng thái - hành vi - tai nạn đã giả thuyết thì không rõràng như thường giả định Nghiên cứu hỗ trợ sâu hơn về việc sử dụng các tiêu chuẩntrạng thái an toàn như là công cụ chuẩn đoán hữu ích trong việc xác định các nhận

thức của người lao động về cách thức van dé an toàn dang được vận hành.

2.5.1.3 Safety climate in construction industry — Trang thai an toàntrong ngành công nghiệp xây dung (Fang et al, 2006) Nghiên cứu thông qua một

cuộc khảo sát bằng bang câu hỏi bao gồm 87 tiêu chí về các vấn dé an toàn dé thuthập dữ liệu trên các công trường Phân tích nhân t6 đã rút ra một cau trúc 15 nhântố từ 87 tiêu chí trên xác định các khía cạnh của trạng thái an toàn và tìm thấy cácmối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa trạng thái an toàn và các đặc điểm cá nhân,bao gồm giới tính, tình trạng kết hôn trình độ học van, số lượng thành viên trong giađình phải hỗ trợ, kiến thức về an toàn, thói quen uống rượu bia, chủ sử dụng lao

động trực tiệp, và hành vi an toàn cá nhân.

2.5.1.4 A method to identify strategies for the improvement of humansafety behaivior by considering safety climate and personal experience — Một

biện pháp dé xác định các chiến lược cho việc cải thiện hành vi an toàn của conngười băng việc xem xét trạng thái an toàn và kinh nghiệm cá nhân (Zhou et al,

2008) Nghiên cứu xem xét các mô hình trạng thái an toàn trước đây, một mô hình

dựa trên mạng Bayes (BN) được đề xuất, thiết lập một mạng quan hệ xác suất giữacác nhân tô nguyên nhân, bao gôm các nhân tổ trạng thái an toàn và các nhân t6 kinhnghiệm cá nhân mà có ảnh hưởng đến hành vi con người thích hợp cho an toàn xâydựng Do đó, nó cung cấp một chiến lược tiềm năng để cải thiện an toàn Phân tíchdựa trên BN chứng minh răng các nhân tổ trạng thái an toàn có thé có tac động đáng

Trang 23

kế vào hành vi an toàn của người lao động hơn các nhân tố kinh nghiệm cá nhân.Phân tích dé nghị rằng một kiểm soát chung cho cả các nhân tô trạng thái an toàn vacác nhân tố kinh nghiệm cá nhân làm việc một cách hiệu quả nhất Cuối cùng việcdự đoán hành vi an toàn của con người dưới một trạng thái an toàn cu thể được kiểm

định với mô hình BN.

2.5.1.6 Developing a model of construction safety culture — Phát triển

một mô hình van hóa an toàn xây dựng (Choudhry et al, 2009) Nghiên cứu xácnhận trạng thái an toàn sẽ nâng cao văn hóa an toàn và tác động tích cực vào việc

thực hiện an toàn trên các dự án xây dựng Một cuộc khảo sát bang bang cau hoitrạng thái an toàn bao gồm 31 tiêu chí được rút ra từ 87 tiêu chí của Fang et al(2006) được tién hành trên các công trường xây dựng của một công ty lớn ở HongKong Bang phương pháp phân tích nhân tố, 2 nhân tổ trạng thái an toàn cơ bảnđược rút ra Họ khang dinh cac yếu tố trạng thái an toàn, “sự cam kết quản lý và sự

tham gia của người lao động” và “quy trình an toàn và các hoạt động làm việc không

phù hợp” là các yếu tố dự báo quan trọng nhận thức của người lao động về việc thựchiện an toàn Các kết quả chỉ ra rằng mối quan hệ giữa việc thực hiện an toan va

“quy trình an toàn và hoạt động làm việc không phù hợp” thì tương quan nghịch.

2.5.1.7 Neural network model for the prediction of safe work behavior inconstruction projects — Mô hình mang no ron nhân tao cho việc xác định hành

vi làm việc an toàn (Patel va Jha, 2013) Nghiên cứu nay phat triển mô hình sửdụng ANN để dự đoán hành vi làm việc an toàn của nhân viên sử dụng 10 cau trúc

trạng thái an toàn được xác định thông qua đánh giá tài liệu Sử dụng cùng bảng câu

hỏi của Mohamed (2002) dé đo lường các yếu tố trang thái an toàn trên các côngtrường xây dựng ở An Độ Một mang no ron nuôi tiến lan truyền ngược được ápdụng để xây dựng mô hình này Kết quả cho thay mô hình dự đoán khá tốt hành vilàm việc an toàn của nhân viên Ngoài ra, một phân tích độ nhạy được thực hiện để

xác định tác động của môi câu trúc vào hành vi làm việc an toàn của nhân viên.

2.5.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

O Việt Nam cũng đã nhiêu nhiều nghiên cứu về các vân dé an toàn và tai nan

lao động trên công trường xây dựng Chủ yêu các nghiên cứu tập trung xác định cácyêu tô ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn cũng như các nguyên nhân gây tai nạn

Trang 24

Luận Văn Thạc Sỹ 17 GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

lao động Từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện đề nâng cao hiệu suât thực hiện an

toàn Cụ thể:

2.5.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn củacông nhân và đề xuất biện pháp cải thiện tình trạng an toàn trên công trường(Luận văn thạc sĩ của Trần Hoàng Tuấn, 2009) Nghiên cứu phân tích những vấndé tac động đến việc thực hiện an toàn của người công nhân trên công trường xâydựng Kết quả nghiên cứu xác định các nhân tố tác động từ 2 khía cạnh: sự tác độngcủa nhà quản lý va của chính người lao động đến an toàn lao động trên công trường.Trong đó các yếu tố cần chú ý: Năng lực lãnh đạo; giám sát điều kiện an toàn trêncông trường: tinh thần trách nhiệm và sự cam kết thực hiện an toàn; trình độ tổ chứcthi công; huấn luyện an toàn lao động: trình độ và kinh nghiệm chuyên môn; quyđịnh và hướng dẫn thực hiện an toàn Nghiên cứu cũng chỉ ra răng, vai trò và tráchnhiệm của người quản lý đã được nhiều nghiên cứu đánh giá rất quan trọng Trongkhi đó khía cạnh tác động chính từ công nhân, người trực tiếp tham gia lao động thì

còn rât ít nghiên cứu được đề cập.

2.5.2.2 Đánh giá sự an toàn trên công trường xây dựng Việt Nam (Luận

văn thạc sĩ của Nguyễn Đỗ Tường Vân, 2011) Nghiên cứu đánh giá sự an toàn laođộng ở các công trường xây dựng, dựa trên các điều kiện vật chất, kỹ thuật đảm bảosự an toàn trong thi công Kết quả nghiên cứu xác định được 91 yếu tố phân thành14 nhóm: an toàn vệ sinh tổng thể; giàn giáo; công cụ cầm tay: thi công đào đất;máy móc - động cơ - thiết bị hạng nang; thi công coffa; khí nén - hàn gas - hàn điện;giao thông vận chuyền; máy cau và các thiết bị nâng chuyển; sử dụng điện an toàn; ýtế và phúc lợi; quản lý an toàn Nghiên cứu cho thấy, mức độ an toàn tại các công

trường xây dựng khác nhau theo quy mô dự án Các dự án lớn được thực hiện bởi

các nhà thầu lớn thì có sự chi nhận về tô chức thực hiện an toàn tốt hơn Sự khácbiệt này thé hiện ở các quy trình, biện pháp kỹ thuật được thực hiện chặt chẽ hơn;cũng như phương tiện và điều kiện vật chất đầy đủ hơn so với các dự án quy mônhỏ Ngoài ra, các công ty này còn có các cơ chế, quy định, nội quy riêng, có co caubộ phận quản lý an toàn rõ ràng, các chương trình an toàn, và chi phi dé thực hiệncông tác an toàn cho từng công trình cụ thé

2.5.2.3 Quản lý sai lầm trong hoạt động an toàn trên công trường xâydựng Việt Nam (Luận văn thạc sĩ của Trịnh Minh Trí, 2014) Nghiên cứu nhằm

Trang 25

xác định các nguyên nhân gây sai lầm và đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp vớimức độ tác động của các nhân tố gây sai lầm trên công trường xây dựng Việt Nam.Kết quả là có 18 yếu tố gây sai lam được xác định ở 3 nhóm yếu tố: nhóm nhân tổliên quan đến tài nguyên; nhóm nhân tố liên quan đến t6 chức, quan lý; nhóm yếu tốliên quan đến thái độ, hành vi của công nhân Nghiên cứu cũng đưa ra các biện phápquản lý sai lầm nhứ sau: cải thiện các nhân t6 liên quan đến tai nguyên; quản lý côngnhân; thiết bị đầu vào; công tác huấn luyện và dao tạo; công tác kiểm tra; quản lýcông viéc; chế tài.

2.5.2.4 Phân tích ảnh hưởng của nguyên nhân gây tai nạn lao động bằngmô hình SEM (Luận văn thạc sĩ cia Bùi Kiến Tín, 2014) Nghiên cứu đưa ra mộtmô hình cấu trúc thể hiện sự ảnh hưởng của các nhóm nguyên nhân tai nạn lao động.Tai nạn lao động được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó cónguyên nhân chính và các nguyên nhân phụ trong mối quan hệ phức tạp Qua phântích, nghiên cứu cho thấy:

- Điều kiện và thiệt bi làm việc không phải là van dé quan tâm của cơ quanquản lý nhà nước và công nhân Đó là trách nhiệm của quản lý an toàn trên côngtrường.

- Hệ thống pháp luật ảnh hưởng âm lên tô chức va quan lý của ban quản lý antoàn công trường Theo cách nhìn nhận từ nhà quản lý thì văn bản pháp luật về antoàn chưa được chuẩn hóa và có nhiều quy định, điều khoản còn chồng chéo gây cản

trở trong việc tô chức và quản lý an toàn lao động.

- Mô hình phân tích đã chỉ ra rang, nhà quản lý có thé tác động va dùng côngcụ quản lý dé làm thay đối nhận thức về an toàn của công nhân xây dựng nhưng khóthay đổi kỹ năng làm việc của công nhân Dé thay đối kỹ năng làm việc của ngườicông nhân các nhà quản lý an toàn cần tập trung tác động trực tiếp lên nhận thức

của họ.

- Nghiên cứu kết luận, công nhân chưa được đào tạo và không sử dụng bảohộ cá nhân là nguyên nhân chính, nguyên nhân trực tiếp của các vụ tai nạn, tuynhiên đây không phải là nguyên nhân gốc rễ Nguyên nhân gốc rễ đó chính là nhậnthức của công nhân đối với van dé an toàn lao động Nhận thức thay đổi thái độ,

hành động, nhận ra sự can thiệt cua đào tạo kỹ năng an toàn.

Trang 26

Luan Văn Thạc SŸ 19 GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Bảng 2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước đây

Các nghiên cứu trước đây Yếu tô ảnh hưởng đến trang thái an toàn

Dedobbleer and Beland,(1998)

Thiết bị bảo hộ cá nhân

Các môi quan hệ

Nn + WN = Quy tac an toàn

Mohamed, (2002)

Cam kết quan lý về an toàn

Thông tin liên lạc

Các nguyên tắc và quy trình an toàn Môi trường hỗ trợ

Môi trường giám sat Sự tham gia của người lao động Nhận thức rủi ro cá nhan

Đánh giá môi trường làm việc vật lý

OFAN MH BW NHN — Áp lực công việc

10 Khả năng

Fang et al, (2006)

Thai độ va cam kết quan lý về an toàn Tu van an toàn và huan luyện an toàn Vai tro của giám sát và vai trò cua đông nghiệp|

23

4 Hành vi chấp nhận rủi ro5 Nguồn lực an toàn

6 Đánh giá quy trình và rủi ro làm việc7 Quy trình an toàn không phù hợp8 Sự tham gia của người lao động

9, Ảnh hưởng của đồng nghiệp

10 Khả năng

Choudhry et al, (2009) 1 Cam kết quản ly và su tham gia của người lao động

2 Quy trình và các hoạt động làm việc không phù hợp

Trang 27

2.6 Kết luận chương

Chương 2 giải thích về các khái niệm trạng thái an toàn, văn hóa an toan vahành vi làm việc an toàn Ở đó, văn hóa an toàn là những tiêu chuẩn, quan điểm củatô chức định hướng cho hành động va quản lý về những van dé an toàn Trạng tháian toan là những nhận thức và đánh giá chủ quan của người lao động về tình trạng

an toàn trong môi trường làm việc Hành vi làm việc an toàn là những hành độngcủa người lao động hướng tới sự an toàn cho những công việc họ đang thực hiện.

Đồng thời qua việc xem xét toàn diện các nghiên cứu trước, rút ra một bảngtong kết các yếu t6 ảnh hưởng đến trang thái an toàn (bang 2.1) Trong đó, các yếutố trạng thái an toàn chủ yếu tập trung vào 10 yếu tố mà Mohamed, (2002) đã kếtluận: Cam kết quản lý, thông tin liên lạc, các nguyên tắc và quy trình an toàn, môitrường hỗ trợ, môi trường giám sát, sự tham gia của người lao động, nhận thức rủi ro

cá nhân, đánh giá môi trường làm việc vật lý và rủi ro làm việc, áp lực công việc và

khả năng Tuy nhiên, yếu tố áp lực công việc được Mohamed đánh giá không có mốiquan hệ trực tiếp đáng kế đến trạng thái an toàn và “làm việc dưới áp lực là quy tactrong ngành xây dựng” Đông thời, theo Abdelhamid (Tuan, T H, 2008) điều kiệnkhông an toàn tồn tại như một đặc tính tự nhiên trên công trường Do đó, trongnghiên cứu này với mục đích là xác định các khu vực an toàn để cải thiện, thì haiyếu tố áp lực công việc và đánh giá môi trường làm việc vật lý và rủi ro làm việckhông đưa vào trong nghiên cứu Điều này cũng phù hợp với hau hết các nghiên cứutong hop ở trên

Cũng theo các nhà nghiên cứu thì các tai nạn xảy ra phan lớn là do hành vi

làm việc không an toàn của nhân viên và hành vi làm việc an toàn bị định hướng bởi

các yếu tố của trạng thái an toàn Do đó, việc thúc đây hành vi làm việc thông quacải thiện trạng thái an toàn là cần thiết Nhận thay chưa có nghiên cứu cu thé về việcđánh giá và đo lường hành vi làm việc an toàn sử dụng các yếu tố của trạng thái an

toàn ở Việt Nam.

Trên tinh thần kế thừa và phát huy các nghiên cứu trước, nghiên cứu này dựatheo nghiên cứu của patel và Jha (2013) Tuy nhiên, đánh giá lại các nhân tố trạngthái an toàn với các tiêu chí đã được tinh chỉnh thông qua ý kiến của các chuyên gia

có kinh nghiệm cho phù hợp với môi trường công trường xây dựng ở Việt Nam.

Hành vi được dự đoán thông quan 2 công cụ là ANN và hồi quy đa biến, kết qua

Trang 28

Luận Văn Thạc Sỹ 21 GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

được so sánh giữa 2 mô hình Trong chương tiếp theo sẽ trình bảy các phương phápđược sử để xây dựng mô hình dự đoán hành vi làm việc an toàn, cũng như các bướckhảo sát dé thu thập dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái an toàn và hành

vi làm việc an toàn thực tê Day sẽ là cơ sở dữ liệu dé xây dung mô hình.

Trang 29

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Giới thiệu chương

Chương 3 trình bày nội dung cơ sở lý thuyết của các phương pháp và công cụsử dụng trong nghiên cứu như: bang câu hỏi, mang nơ ron nhân tạo (ANN), hồi quyđa biến (MLR) Đồng thời, thiết kế bảng câu hỏi để thuận lợi thu thập dữ liệu thực

tê.

| Quy trình nghiên cứu

Giới thiệu bảng câu hỏi )

— `

= r

= Phân tích nhân tô

© : L7 Cac ly thuyét va mô

= hình

=n Giới thiệu mang nơ ron

v2 nhân tạo (ANN)

Aa

`< ` z= Giới thiệu hồi quy đa 12 Thiết kế bảng câu hỏi | (MLR)

©==

P-= —{ Kích thước mẫu )° ( an

Trang 30

Luan Văn Thạc SŸ 23 GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Xây dựng mô hình Xây dựng mô hìnhANN MLR

œ Huan luyện, đánh giá Kiêm tra các giả định

Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu

Trang 31

3.3 Các lý thuyết và mô hình

Đây là dé tài nghiên cứu ứng dụng lựa chọn phương pháp định lượng dé kiểmtra giả thuyết đề xuất Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu: Bảng câu hỏi,phân tích nhân tố, mang nơ ron nhân tao, hoi quy đa biến để xây dựng mô hình dự

đoán hành vi làm việc an toàn trên công trường xây dựng Việt Nam.

3.3.1 Giới thiệu bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi là công cụ điều tra pho bién nhat, duoc str dung dé thu thap dirliệu từ nhiều người ở các công trường xây dựng Dé dé dang thu thập dữ liệu, các

câu hỏi phải được trình bày một cách rõ ràng là cực kỳ quan trọng, và không gây

khó hiểu cho những người tham gia, dù là được thực hiện bang điện thoại, thu từ

hoặc cuộc phỏng van cá nhân.

Kết quả nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu và thông tin thu thập từ

bảng câu hỏi Vì vậy, thiết kế bảng câu hỏi và phương pháp tiếp cận các đối tượngkhảo sát là vấn đề được quan tâm nhiều trong nghiên cứu nhằm đảm bảo tính khách

quan, độ tin cậy và sự chính xác của dữ liệu.

3.3.2 Phân tích nhân tổPhân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủyếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thậpmột số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượngcủa chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụngđược Liên hệ giữa các nhóm biến có thể liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và

trình bày dưới dạng một sô ít các nhân tô cơ bản.

Mô hình nhân tố được thể hiện băng phương trình sau với các biến được

Vị : các hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tô đặc trưng 1 đối với bién i.U; : nhân tô đặc trưng của biến i

Trang 32

Luận Văn Thạc Sỹ 25 GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

M : số nhân tố chung

Các nhân tô đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tô chung.

Nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của biến quan

- Correlation matrix: cho biết hệ số tương quan giữa tat cả các biến trong

- Factor matrix (ma trận nhân tố): chứa các hệ số tải nhân tố của tất cả cácbiến đối với nhân tô được rút ra

- Factor scores: là các điểm số nhân tố tổng hợp được ước lượng cho từngquan sát trên các nhân tố được rút ra Còn gọi là nhân sé

- Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) measure of sampling adequacy: là chỉ số dùngđể xem xét sự thích hợp của phân tích nhân t6 Trị số KMO lớn (giữa 0,5 và 1) làđiều kiện đủ để phân tích nhân t6 là thích hợp, còn nếu trị số này nhỏ hon 0,5 thìphân tích nhân tổ có khả năng không thích hợp với các dữ liệu

- Percentage of variance: phan trăm phương sai toàn bộ được giải thích bởitừng nhân tố Nghia là coi biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhântố cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu %

- Residuals: là các chênh lệch giữa các hệ số tương quan trong ma trận tươngquan đầu vảo (input correlation matrix) và các hệ số tương quan sau khi phân tích(reproduced corelations) được ước lượng từ ma trận nhân t6 (factor matrix)

Trang 33

3.3.3 Giới thiệu mạng nơ ron nhân tạo (ANN)

3.3.3.1 Giới thiệu

Mạng nơ ron nhân tạo là mạng được xây dựng băng cách sao chép lại các

nguyên lý tô chức của hệ nơ ron con người Câu trúc cơ bản của một nơ ron trong hệno ron con người gdm có các đâu vao (dendrities), than no ron va dau ra (axon).

cơ bản của một nơ ron thứ 1 trong mô hình của mạng nơ ron nhân tạo.

X;-là đầu ra của nơ ronWn 6, thứ j hoặc đầu vào từ môi

trường bên ngoài.

<“— w¡¡ — là trọng sô ket nôi

(Nguồn: Bài giảng của TS Lê Hoài Long) thứ 1Mô hình tính toán đơn giản cho đầu ra y¡ của nơ ron thứ i được định nghĩa

Trang 34

Luận Văn Thạc Sỹ 27 GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Lúc này ta có một hàm tác động (hàm chuyên — transfer function) — dau ra

yi f1) = a(f¡)

Trọng sô w¡¡ biêu diễn cường độ kết nôi giữa nơ ron thứ j với nơ ron thứ i.

Nêu là trọng sô dương tương ứng với tín hiệu truyên kích động, nêu trọng sôam tương ứng tín hiệu truyên ức chê, và nêu w¡¡ = 0 thì không có sự ket nôi giữa hai

no ron.

3.3.3.2 Cac mô hình mang nơ ron cơ ban

a Mô hình no ron một biến đầu vao (single-input)

Inputs Genera} Neuron

Inputs Mulbple-lnpụt Neuron

{f Nf `

a= f(Wp+b)

c Mô hình một lớp mang no ron: day là cau trúc mạng no ron don giản nhat.

Mang này chỉ có một lớp xuất, không có lớp an

Trang 35

d Câu trúc mạng no ron nhiều lớp

Inputs First Layer Second Layer Third Layer

- Ham saturating linear a=0 n<0

- Ham Symmetrical saturating linear a=-l n<-l

- Ham log-sigmod a=

Trang 36

Luận Văn Thạc Sỹ 29 GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

—_ eter

- Hyperbolic Tangent Sigmoid a= en

- Ham positive linear a=0 n<0

a=n 0<n

- Ham competitive a=1 neuron with max n

a=Q all other neurons

3.3.3.4 Tién trinh hocTiến trình học là một quá trình lặp liên tục và có thé không dừng khi khôngtim các giá trị w sao cho đầu ra tao bởi mạng nơ ron đúng bang đầu ra mong muốn.Do đó trong thực tế người ta phải thiết lập tiêu chuẩn dựa trên một số gia tri sai sốnao đó của hai gia tri này, hay dựa trên một số lần lặp xác định Để tiện cho việctrình bày, ta ký hiệu y là giá trị kết xuất của mạng nơ ron, t là giá trị đầu ra mongmuốn, e là sai lệch giữa hai giá trị này:

E=t-y

Có 2 loại học khác nhau trong mạng nơ ron nhân tạo: học tham SỐ (parameter

learning) và học câu trúc (structure learning) Hâu hêt các nghiên cứu trong ngành

xây dựng dùng cách học thông số dé huấn luyện

- Học tham số là phương pháp học băng cách cập nhật trọng số kết nối.- Học cau trúc bién đổi cấu trúc mạng gồm số lượng nút của lớp và liên kết

- Học tăng cường: có thể có chỉ đạo bên ngoải nhưng không đây đủ, mạng

được cung câp thông tin về sự tôt hay xâu của tín hiệu ra.

Trang 37

- Học không giám sát: không có chỉ đạo từ bên ngoài, mạng chỉ được cungcap đâu vào và cô găng tự phân loại đầu vào dé học.

>| Mạng no ron >Đâu vào W Y (Đầu ra thực sự )

ns

V

Co 2 loai truyén dt liệu co bản khi học mang:- Học tuần tự (incremental): các thông số của mạng sẽ được cập nhật sau khimỗi một dữ liệu đầu vào đi qua

- Học theo mẻ (batch): các thông số của mạng sẽ chỉ được cập nhật sau khitoàn bộ đữ liệu đầu vào đã đi qua mạng

3.2.3.5 Mạng hướng tiến và giải thuật toán lan truyền ngược

(Back-propagation)

Giai thuat duoc su dung dé huấn luyện các mang nuôi tiễn nhiều lớp với cácphân tử xử lý trong mạng có hàm tác động là hàm phi tuyến Giải thuật sẽ cung cấpmột thủ tục cho việc cập nhật các trọng số kết nối trong mạng truyền ngược từ lớpnơ ron đầu ra đến lớp nơ ron đầu vào

Giải thuật vận hành theo 2 luồng dữ liệu Đó là:- Dau tiên, các mẫu huấn luyện được truyền từ lớp no ron dau vào đến lớp nơron dau ra và kết quả thực sự y(k) của lớp no ron đầu ra

- Sau đó, tín hiệu sai lệch giữa đầu ra mong muốn và đầu ra thực sự của mạngtruyền ngược từ lớp dau ra đến các lớp đứng trước dé cập nhật các trọng số kết nối

3.3.3.6 Van dé qua khớp (lack of geneality)

Mang bi quá khớp được đặc biệt quan tam Nghĩa là mạng không có kha năngtông quát hóa, điêu mà ta can sử dụng mạng Mang chỉ trả lời chính xác những gi nóđược học còn những gì nó không được học nó không quan tâm.

Trang 38

Luận Văn Thạc Sỹ 31 GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Việc huấn luyện mạng với số bước lớn hơn cần thiết Nguyên nhân là mạngđã được luyện quá khớp với dữ liệu học (kế cả nhiễu) Đặc biệt với thuật toán lantruyền ngược, tính linh động là lý do khiến nó có thể thực công việc tạo mô hình tốthơn hồi quy tuyến tính, nhưng cũng vi thế có thé dé dẫn đến vấn dé quá khớp

R2 —1_— Sum of squared errors (3 6)

Total sum of squareds

e Hệ số xác định điều chỉnh (Adijusted coefficient of determination)

AdjR? = 1 ~~ (1 — R?) (3.7)3.3.4 Giới thiệu hồi quy đa biến

3.3.4.1 Giới thiệu

Phân tích hồi quy là nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc của một biến (gọi làmột biến phụ thuộc) vào một hay nhiều biến khác (gọi là biến độc lập), với ý tưởngước lượng và/hoặc dự đoán giá trị trung bình (tổng thể) của biến phụ thuộc trên cơ

so các giá tri biệt trước (trong mâu) của các biên độc lập.

Trang 39

Phân tích hồi quy đa biến (hồi quy tuyến tính bội) là công cụ thống kê dé môhình mối liên hệ giữa một biến phụ thuộc và các biến độc lập Mô hình dạng như

3.3.4.2 Các giá định đối với phân tích hồi quyPhân tích hồi quy không chỉ là việc mô tả các dữ liệu quan sát được Từ cáckết quả quan sát được trong mẫu, phải suy rộng ra kết quả cho mối liên hệ giữa cácbiến trong tổng thé Sự chấp nhận và diễn dịch kết quả hồi quy không thé tách rờicác giả định cần thiết và những chuẩn đoán về giả định đó Nếu các giả định bị viphạm thì các kết quả ước lượng được không đáng tin cậy nữa

Sự suy rộng các kết quả của mau cho giá trị tong thé phải trên cơ sở các giađịnh cần thiết sau:

a) Phân phối chuẩn và phương sai bằng nhau:Đối với bất kỳ giá trị nào của biến độc lập X, thì phân phối của biến phụthuộc Y là phân phối chuẩn với trung bình của Y tại một giá trị X cụ thé là u(Y/X)và phương sai không đổi dể

b) Độc lập:

Các giá trị Y độc lập với nhau, tức là quan sát này không bị ảnh hưởng bởicác quan sát khác.

c) Tuyến tinh:Tất ca các giá trị trung bình u(Y/X) đều nam trên một đường thang — đườnghồi quy của tổng thể Nói cách khác, giả định này cho răng mô hình hồi quy tuyến

Trang 40

Luận Văn Thạc Sỹ 33 GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

tính ta lựa chọn là đúng nên các giá trị Y trung bình ước lượng được từ mô hình tại

một giá trị cụ thé của X đều nam trên đường hồi quy tong thé

d) Ngoài ra, một giả định quan trọng đối với mô hình hồi quy tuyến tính bộilà không có biến dự đoán nào có thé được biểu thị dưới dạng tổ hợp tuyến tinh củanhững biến dự đoán còn lại Nếu ton tại một quan hệ tuyến tính như vậy, khi đó xảyra hiện tượng đa cộng tuyến

3.3.4.3 Một số thống số quan trọng của phân tích hồi quy đa biến- Hệ số xác định RỂ: (coefficient of determination) là đại lượng để đo độ phù

hợp của phương trình hôi quy mâu với các sô liệu quan sat

(1-R*)

Raj = R? — Toot (3.10)Trong đó p là số biến độc lập trong phương trình, N là đữ liệu quan sát.- Hệ số tương quan: (coefficient of correlation) là hệ số thé hiện độ chặt giữacủa mối liên hệ giữa 2 biến

beta, = BS (3.12)

Ngày đăng: 09/09/2024, 07:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN