1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá vai trò của tài nguyên nước mặt đối với cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

168 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá vai trò của tài nguyên nước mặt đối với cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Thái Thị Thu Nga
Người hướng dẫn TS. Lê Ngọc Tuấn, PGS. TS. Vũ Lê Phú
Trường học Đại học Quốc gia TP. HCM
Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 168
Dung lượng 82,1 MB

Nội dung

Xuất phát từ những thực tế trên, đề tài “Đánh giá vai trò của tài nguyên nướcmặt doi với cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp tại thành phố Hồ ChíMinh” được thực hiện nhằm đánh giá

Trang 1

KHOA MOI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

oOoG

THÁI THI THU NGA

ĐÁNH GIA VAI TRO CUA TÀI NGUYÊN NƯỚC MAT DOI VOICAP NUOC SINH HOAT VA SAN XUAT CONG NGHIEP TAI

THANH PHO HO CHI MINH

(ASSESSING THE ROLE OF SURFACE WATER RESOURCE IN

DOMESTIC AND INDUSTRIAL ACTIVITIES

IN HO CHI MINH CITY)

Chuyên ngành: Quản lý Tai nguyên va Môi trường

Mã số: 60 85 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HO CHI MINH, tháng 01 năm 2018

CƠ Tin”.

Trang 2

Cán bộ hướng dan khoa học 2: PGS TS VÕ LÊ PHU

Cán bộ châm nhận xét 1: PGS.TS Nguyễn Thống

Cán bộ châm nhận xét 2: TS Đã Thi Thu Huyền

Luan văn thạc sĩ được bao vệ tại Truong Dai học Bách Khoa, DHOG TP.HCMngày 31 tháng O1 năm 2018

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

¬"

1 Chủ tịch: PGS TS Lê Văn Khoa

là Ủy viên: TS Phan Thu Nga

Phan biện 1: PGS.TS Nguyễn ThôngLad

4 Phản biện 2: TS Đỗ Thị Thu Huyền

th Thu ky: TS, Nguyễn Nhật HuyXác nhận của Chủ tịch Ho: đồng đánh giá luận văn va trưởng khoa quan ly chuyênngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nêu cỏ).

CHỦ TỊCH HỘI ĐÔNG TRUONG KHOA

Trang 3

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên : THÁI THỊ THU NGA MSHV: 1570464

Ngày, thang, năm sinh : 31/07/1992 Nơi sinh: Bình Định

Chuyên ngành : Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường Mã số: 60 85 01 01

I TEN DE TÀIĐánh giá vai trò của tai nguyên nước mặt đối với cấp nước sinh hoạt va sản xuất công

nghiệp tại thành phố Hồ Chí MinhNHIỆM VỤ LUẬN VĂN

— Đánh giá được hiện trang và chi ra các thách thức đối với tài nguyên nước mặt tạiTP.HCM.

— Đánh giá nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt và sản xuất công nghiệp tại TP.HCM

hiện nay.

— Đánh giá khả năng đáp ứng của tài nguyên nước mặt đối với nhu cầu sử dụng nước

cho sinh hoạt và sản xuât công nghiệp tại TP.HCM.

— Để xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng và bảo vệ tảinguyên nước mặt.

Il NGAY GIAO NHIEM VU: 06 — 02 - 2017Ill NGAY HOÀN THÀNH NHIEM VU: 01 — 01 - 2018

Iv CAN BỘ HUONG DAN:— TS Lé Ngoc Tuan — Khoa Môi trường, trường Dai học Khoa học Tự nhiên — Dai hoc

Quốc gia TP.HCM

— PGS.TS Võ Lê Phú — Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Bách khoa

-Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh

Ngày tháng 01 năm 2018

CÁN BO HUONG DAN 1 CÁN BỘ HƯỚNG DÃN2_ CHỦ NHIEM BỘ MÔN

TS Lê Ngọc Tuan PGS TS Võ Lê Phú PGS TS Lê Văn Khoa

TRƯỞNG KHOA

PGS TS Nguyễn Phước Dân

Trang 4

Thay Cô Khoa Môi trường — Đại học Bách khoa Tp.HCM đã tan tinh giảng day cho 61trong suốt quãng thời gian học tap và nghiên cứu, Qua day, tôi xin gửi lời cảm ơn chânthành dén PGS TS Võ Lê Phú và TS Lê Ngọc Tuân, hai người Thay đã luôn khuyênkhich, quan tâm gian đỡ, truyện đạt kiên thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoànthành hiận van nay trong thời gian vừa qua.

Tôi xin được bay tô lòng cam ơn đến Sở Khoa học & Công nghệ Tp.HCM đã taođiệu kiện eriúp tôi hoàn thành luận van.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tinh của các bạn Nguyễn VănBang, Trần Thi Thúy, Nguyên Lê Phương Nguyệt, Doan Văn Huy trong Viện Khí tượngThủy văn Hat văn và Mỗi trường — IMHOEN, chị Trương Thị Viet Hà — cán bộ Chi cụcBYVMT Tp.HCM đã giúp đỡ tôi thực hiện để tài nay.

Cảm on tat cả các bạn be và đông nghiệp đã đồng hành, giúp đỡ trong công việc,đông thời động viên về mặt tinh thân và chia sẻ những khó khăn với tôi trong guá trìnhhoàn thành luận văn.

Cuôi cùng, tôi muôn được bay t6 lòng Diệt ơn của mình đến gia đình, là nguồn độnglực to lớn dé tôi cô găng phân đầu trong học tập cũng như trong cuộc sông.

Tp.HCM, ngày 18 tháng O1 năm 2018

Học viên

Thái Thị Thu Ngã

Trang 5

thành phố Dân số tầng nhanh cùng với ngành công nghiệp là ngành có nhụ cầu sử dụngnước cao, vi vậy việc dam bảo cung cấp day đủ nguồn nước là một trong những van déquan trọng, dang quan tâm Tuy nhiên, tai nguyên nước mat dang đứng trước nguy cơ Suy

thoái cả về số lượng lẫn chat lượng, trước các sức ép vệ gia tăng đân số, phái triển côngnghiệp nói riêng va phát triển kinh tế xã hội nói chung Xuất phải từ những thực tế trên,dé tải “Dank gia vai trò của tai nguyen nước mat đổi với cap nước sinh hoạt và san

xuất công nghiệp tại thành phố Hỗ Chi Minh “là cần thiết,

Mục tiêu của dé tai là đánh giá được vai trò của tài nguyên nước mặt đốt với cap

nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp tai Tp.HCM Đề thực hiện được mục tiêu đó thìđể tài cần thực hiện các nội dụng: (1) đánh giá được hiện trạng vả chỉ ra các thách thứcđối với tai nguyên nước mặt tại Tp.HCM; (2) Đánh giá được nhụ cầu sử dung nước trongsinh hoại va sản xuất công nghiệp tại Tp.HCM và khả nang đáp ứng của tài nguyên nướcmặt tại địa phương: (3) Đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác, sử dungvà bảo vệ tải nguyên nước mat Nhăm hoan thành các nội dung trên, dé tài đã phối hợp 9hướng tiếp cận chính như sau: () thu thập số liệu, tài liệu; Gi) xử lý số liệu; (HD tinh toán

chi sô chất lượng nước WOI; (iv) GIS: (v) tỉnh toán tai lượng 6 nhiềm; (vi) tinh toán nhủ

câu sử dụng nước; (vii) tính toán chi số áp lực nước WSL, (viii) phương pháp SWOT, (x)

phương pháp kế thừa.

Kết quả nghiên cửu cho thay trữ lượng tai nguyên nước mặt hiện nay đổi đảo tuy

nhiên trữ lượng nước tại các nhà may nước cung cấp cho các quận huyện thi đang chịu áp

lực cao, đặc biệt là Binh Chánh, Hóc Miôn (nơi tập trung dan cu dong va số lượng cácKCN, CCN nhiêu) Chất hrợng nước mặt tài thành phô đang suy giảm qua các năm, chú

yếu là ô nhiễm vi sinh Dưới thách thức tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải cao cùng VỚI

ranh xâm nhập mặn ngày cảng tiên vào đất lien thì cần phải có những biện pháp khaithác, sử dụng tải nguyên nước mat hợp iv.

Do đó, dé khai thác sử dụng hop lý tài nguyên nước mặt đối với sinh hoạt và sản xuất

công nghiệp, việc áp dụng các giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật cùng với giải pháp hề

trợ cân được thực hiện, Đề tài đưa ra 14 giải pháp sap xếp theo thứ tự uu tiên từ thấp dén

cao, trong đó có một số giải pháp như: truyền thông việc xây dựng, đầu tư hệ thông xử lýnước thai hướng tới phat 1 triển bên vững, tách hệ thống nước mua va nước thai riêng Điệt,

phát triển hệ thống thu gom dé xử lý và tai sử dụng truyền thông chương trình sản xuất

sạch hơn tại các cơ sở sản xuất, "

Tuy nhiên, những kết qua của dé tài còn có những hạn chế nhất định trong đó vi

nguồn sô liệu việc đánh giá khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm từ nguồn thai sinh hoạt vàsản xuất công nghiệp chưa được thực hiện Do vậy, việc tính toán kha nang tiếp nhận

nước thải từ các nguồn thải của sông Sài Gòn, Đồng Nai cần được nghiên cứu tiếp theo.

Trang 6

of the city Rapid population growth along with industry has a high demand for water, soensuring adequate water supply is one of the most important issues Surface waterresources, however, are at risk of deterioration in both quantity and quality, under thepressure of population growth, industrial development in particular and socio-economicdevelopment in general Based on these facts, the topic of "Assessing the role of surfacewater resources in domestic and industrial activities in Ho Chi Minh City" 1s

necessary.

The objective of the project is to evaluate the role of surface water resources fordomestic water supply and industrial production in Ho Chi Minh City To achieve thatgoal, the topic should be: (1) assess the status quo and identify challenges to surfacewater resources in Ho Chi Minh City; (2) Assess the demand for water in daily life andindustrial production in Ho Chi Minh City and the capacity of local surface waterresources; (3) Proposing measures to improve the efficiency of exploitation, use andprotection of surface water resources To accomplish the above, the topic has coordinatednine main approaches as follows: (1) data collection; (11) data processing; (111) calculationof WOI; (iv) GIS; (v) calculation of pollutant discharge load; (v1) calculation of water usedemand; (vii) calculation of WSI water pressure index, (vii) SWOT method, (1x)inheritance method.

The results show that the surface water resources are abundant, but the water supplyat the water plants supplied to the districts 1s under pressure, especially in Binh Chanhand Hoc Mon districts large population and a large number of industrial parks Thesurface water quality of the city has been deteriorating over the years, mainly 1n micro-organisms Under the challenge of pollutant discharge from high discharge sources alongwith saline intrusion into the land, it is necessary to take appropriate measures to exploitand use surface water resources.

Therefore, in order to exploit the rational use of surface water resources for livingand industrial production, the application of management solutions, technical solutionsand support solutions should be implemented The theme presents 14 solutions arrangedin order of priority from low to high, including some solutions such as communicationconstruction, investment wastewater treatment system towards sustainable development,separation separate rainwater and waste water systems, development of collectionsystems for treatment and reuse, communication of cleaner production programs atproduction facilities, etc.

However, the results of the project have some limitations in that because the datasource of the assessment of the ability to receive pollutants from domestic and industrialproduction has not been implemented Therefore, the calculation of receiving capacity ofwastewater from Sai Gon and Dong Nai rivers should be studied further.

Trang 7

Môi trường” khóa 2015, MHV: 1570464 Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này làcông trình nghiên cứu của tôi, được sự hướng dẫn khoa học của TS Lê Ngọc Tuấn và

PGS TS Võ Lê Phú.Các hình ảnh, số liệu và kham khảo trong luận văn này được thu thập từ những nguồn

đáng tin cậy, đã qua kiểm chứng, công bồ rộng rãi và được trích dẫn nguôn gốc rõ rang ởphần tài liệu kham khảo Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn được thực hiệnmột cách nghiêm túc, trung thực và không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu khác

TP.HCM, ngày 18/01/2018.

Học viên

Thái Thị Thu Nga

Trang 8

DANH MỤC BANG u.cceccccccsesesecsssssscscsesseceveceeacscscacscecacecacecececscessssevevavavavavavavavarseneaes ivDANH MỤC HINH cceccccccecececcsesecessseseccevecesevsvevavecscecscscacecscececececesececsesevavevavavaveves viiý 1007 |1 Tính cấp thiết của dé tài -:- 5+ tt 2t 2x 1212121111111 1111111112111 2

2 Mục tiêu nghiÊn CỨU - - << 19930110 99300 0 nọ 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên CUU - ¿5 25+ 2+ £+E+E+E+EzEererrererrered 3A Y nghĩa dé tài - 2< Scct T1 1 13 1112111111511 11 0111110151111 11 11kg 3Chương 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU -¿222 252 2££+E+££E£EzEzzxreee 4

1.1 Khái niệm và vai trò tài nguyên nước mặt .- -ssss+***s vsssssks 5I.I.I Khai niệm tài nguyên nước Mat - -c s11 se 51.1.2 Vai trò của tài nguyÊn nước MAE - 5 -c s1 vn 5

1.2 Tong quan nghiên cứu về hiện trạng tài nguyên nước mặt - 612.1 — Nghiên cứu về trữ lượng nước MAL - - «+ + sss* + sssss 612.2 — Nghiên cứu về chất lượng nước mặt - - - - -« «+ + s++*s**sssssxss S1⁄23 _ Thách thức đối với tài nguyên nước mặt - 2 2s+sz=scse¿ 91.3 Tổng quan nghiên cứu về kha năng đáp ứng nhu cầu sử dung nước 151.4 Tổng quan về khu vực nghiên CỨU - 5 + s2 £++E+£++EezE+xezxvxerevrerree 2314.1 _ Tổng quan về khu vực Tp.HCM -5- 2 c+c+cesecreererrerecree 231⁄42 _ Tổng quan các nghiên cứu đã triển khai tại TP.HCM 3l1.5 Tiểu kết chương Í ¿5 + SE S339 E1 1515 1211111115111 11 1111k 34Chương2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

2.1 Phương pháp luận - - << 1c 9 HH g H 372.2 Phương pháp nghiên CU - <5 1 1930111999 3011 91 0 vn nen 39

2.2.1 Thu thập số liệu, tài liệu ¿- - ¿2 £252+EE+E2+E£EEEEEEESEEEEEEEEErkerrrkrree 422.2.2 Xử lý SỐ liệu . - - 5E SE 1S 211151113115 121 1511110111111 15 11111111111 xe 47

2.2.3 Phuong pháp tính toán chỉ số chất lượng nước WQI (theo Quyết định

67/9900) 0 0 482.2.4 Phương pháp GIS - Gv 49

2.2.5 Phương pháp tính toán nhu cầu sử dụng nước - s5 +: 512.2.6 Phương pháp đánh giá trữ lượng nước (chỉ số WS]) - 56

Trang 9

2.2.7 Phương pháp SWỌ LH HH HH vn 57

2.2.8 Phương pháp đánh giá cho điểm các giải pháp trọng tâm 572.2.9 Phương pháp kế thừa ¿- - ¿26252 SE 2E 3E 3E 12115 13c cree 58Chuong 3 ĐÁNH GIÁ HIEN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MAT TẠI

TPLHCM ƠƠ 6.0 593.1 Trữ lượng tài nguyên nước mặt tại Tp.HCM -ĂĂcsSssssesss 60

3.1.1 Tài nguyên nước mặt tại các vi trí khai thác nguồn nưỚcC 603.1.2 Lượng nước mặt cĩ thể khai thác ở khu vực Tp.HCM 643.2 Chất lượng nước mặt tại Tp.HCM ¿+ 2 2+ 2+E+E+EE£E+EeEzErEerersereee 653.3 Các thách thức đối với chất lượng nước mặt phục vụ cấp nước 75

3.3.1 Xâm nhập MAN - - G1 0 9.0 ng ke 75

3.3.2 Tải lượng 6 nhiễm trong nước thải - + + + 2 25s +s+s+s+s+evesesrscee 79

Tiểu kết chương 3 + 5% SE E1 1515 121 5111111111511 11 1511111111111 82Chương 4 ĐÁNH GIA VAI TRỊ TÀI NGUYÊN NƯỚC MAT DOI VỚI SINH

HOAT VA SAN XUAT CONG NGHIEP GG 1n ng ren 84

4.1 Tính tốn nhu cầu sử dụng nước tại Ip.HCM -ĂĂ S2 S5

4.I1.I Trong sinh hOạt - << s0 nà 854.1.2 Trong nồng nghiỆP - <0 0 ng 85

4.1.3 Trong sản xuất cơng nghi@p cccccccccccccscssessssessssessssessssesseseessseessseessseess 884.1.4 Tổng hợp nhu cau sử dụng nước tại Tp.HCM từ năm 2016 — 2025 904.2 Tình hình khai thác nước mặt, xử lý và cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất

cơng nghiệp tại Tp.HCM - c0 gen 914.2.1 Tình hình khai thác nước mặt tại Tp.HCM «555 <<<< <2 91

4.2.2 Xử lý và cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất cơng nghiệp tại Tp.HCM 934.3 Khả năng đáp ứng của tài nguyên nước mặt tại Tp.HCM: trữ lượng, chất lượn g

sasssssssssssssucssssssussussssscsussssscsscssssssussussesussucsssusscsssussucsessssussucsssuesesassassesseescsneeeae 94

4.3.1 Đánh giá kha năng đảm bảo trữ lượng nguồn nước - 944.3.2 Đánh giá kha năng đảm bảo chất lượng nước ¿5-5 2s scscs¿ 994.5 Tiểu kết chương 4 - + 6E SE E1 1511 3 11511111111 1111 1111111 103Chương 5 ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI

NGUYÊN NƯỚC MAT BOI VỚI CAP NƯỚC SINH HOẠT VÀ SAN XUẤT

CƠNG NGHIỆP TẠI TP.HCM ¿2-5252 SE +2E2E£‡E£EEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrrrrrkee 1055.1 Phân tích SWOT -: 5c SE S121 1921211211111 2111111 1151111111111 106

5.2 Phân tích chiến ƯỢC - - E2 EkkxEtSxEtSEềEEg SE 3111181181131 108

Trang 10

5.3 Tổng hop các giải pháp dé xuất khai thác, sử dung hợp lý tai nguyên nước mặtđối với cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiỆp . 25 255255: 109

5.3.1 Nhóm giải pháp quan ly - 55 <1 11 90 11g ng nen 1095.3.2 Nhóm giải pháp kỹ thuật, công nghỆ 5 - << essss 109

5.3.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ - 5-5252 SE +x+xEEExrkekerererrrrrrererered 111

5.4 Đánh giá cho điểm các giải pháp trọng tâm -+-5-+cs+cz se c2 IIIKẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, - 6S kESESESESEESEE SE EESESEEEErerererees 115I KẾtluận SG kh S151 11 9111110181511 11 5111 11 211v ng gen ro 1162 Kiến nghiv.ccccccccccscsscscsscscscsscssscssescsssscssscsscscsssscscsssscscscscsssessssssssscssseeesseee 117TAI LIEU THAM KHAO ccccccccscscsccececececscscsrsvscsvecscsccececscacscacaravacavaaveesecececaceees 118

PHU LUC ccccsccseccsscsscssessucssecsessscssecsucssessucsuessessuessessussucssessucssesauessessussuessessucsueesecssesses 124

Trang 11

BB

BC

BDBDKH

BS

BP

CLNCGCLCM

DT

HANBDNBN46N7SGPA

PM

PCOT

TTHTTTHTP

DANH MỤC TU VIET TAT

An Ha

Ba BépBén CuiBinh DiénBiến đôi khí hậuBến Sức

Bình Phước

Chất lượng nướcCầu Ghénh

Cát LáiCái Mép

Dong Tranh

Hóa An

Nước biến dâng

Nhà BèKênh N46Ngã 7Sài GònPhú AnPhú MỹPhú Cường

Cầu Ông Tiếp

Xâm nhập mặnTài nguyên & Môi trườngTài nguyên nước

Thành phô Hỗ Chí Minh

Thị Tính

Thay Cai

Rạch TraVam SátVàm CóTam Thon Hiệp

Tám Tat

Ngã 3 Thạnh HộiCảng Thạnh Phước

Trang 12

Bang 2-2 Nội dung và phương pháp nghiên UU ee eeesneeceeesneeeeeeeneeeeeeetaeees 4

Bảng 2-3 Một số đặc trưng độ mặn trong giai đoạn 2006 - 2016 45

Bảng 2-4 Các số liệu thứ cấp cân thu thập + - 25 25s+5£+x+z++x+zxzxezecseceee 46Bang 2-5 Bang tong hợp các công thức tinh WOU 552 55c sec 46Bảng 2-6 Bảng đánh giá chất lượng nước theo giá tri WI -.-.««««cc+<ss 49Bang 2-7 Phương pháp tính toán tải lượng 6 nhiễm cho các nguồn thải khác nhau52Bảng 2-8 Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt Tp.HCM giai đoạn 2010, 2020 54

Bảng 2-9 Nong độ nước thải sinh hoạt (mQ/1) eee eeeeeeceessnceceeseneeeeessneeeeeeetaeees 54Bang 2-10 Dinh mức nước (lit/ con/ ngày) dung cho một số loài vật nuôi theo TCVNca 7200/0008 Ầ 54

Bang 2-13: Nong độ nước thai chăn nuôi cua từng loại vật nuôi - 55

Bang 2-14: Nong độ thải của cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN -. - 55

Bảng 2-16 Nong độ các chat ô nhiễm trong nước mưa chảy trần 56

Bảng 2-18 Ngưỡng, mức độ căng thang và đánh giá chỉ số Falkenmark 56

Bảng 3-7 Một số đặc trưng độ mặn trong giai đoạn 2006 - 2016 75

Bang 3-2 Tải lượng ô nhiễm tong 2-55 52 2E92E E223 EE2EEEEEEEEEEErrkrrrrkrreee 80Bang 3-3 Tải lượng các chat 6 nhiễm (tấn/năm) phân theo nguồn thải tại TP.HCM¬ 81

Bang 4-1 Nhu cau sử dung nước (m3/ ngay.dém) trong nông nghiệp tại Tp.HCM từnăm 2016 — 2025 - c0 TH re 87Bang 4-2 Tong hop nhu cau str dụng nước (triệu m?/ năm) tại Tp.HCM từ năm 20162¬ 111 90

Bảng 4-3 Hiện trạng và quy hoạch các nhà máy cấp nước . 92

Bảng 4-4 Tổng lưu lượng nước mặt và nước ngâm (triệu m) từ các NMN cho cácđơn vi hành chính trên địa bàn Tp.HCM năm 2016 - «55555525 sxs++2 93Bảng 4-6 Chỉ số áp lực nước theo phương pháp tính và phân loại của OECD tạiTP.HCM 0 1 96

Bảng 4-7 Chỉ số áp lực nước của Tp.HCM năm 2016 theo Falkenmark 97

Bảng 4-8 Chỉ số áp lực nước của Tp.HCM năm 2016 theo OECD 98Bang 4-9 Nong độ Mn va dau (mg/l) tại các tram quan trac trén sông Sai Gon va

Đông Nai năm 2016 c9 HH vn 102

Trang 13

Bảng 5-1 Kết quả đánh giá các giải pháp trọng tâm khai thác, sử dụng hợp lý tài

nguyên nước mặt đôi với sinh hoạt vân xuât công nghiỆp - - <<- 111Bang 5-2 Danh mục thứ tự các giải pháp trong tâm << ««sss 2s ess 113

Trang 14

DANH MUC HINH

Hình 1.1 So đỗ hành chính Tp.HOM ccccccccscccssssessesessesesssessesessesessesessesesseseeseeeesen 24Hình 1.2 Sơ đỗ địa hình thành phố Hồ Chí Minh - 2 - 2 25 252+s2£££zS+2 25Hình 1.3 Ban dé mạng lưới sông, kênh, rạch TP Hồ Chí Minh 26Hình 1.4 Lưu vực sông Đồng Nai - 5 52232212 3 E23 11211121111 re 29Hình 2.1 Mạng lưới trạm quan trắc thành phố Hồ Chí Minh - - 44Hình 2.2 Cách thức GIS xây dựng thé giới thực ccccccccsecesesesessesessesseseseeseseesen 50

Hình 2.3 Mô tả phương pháp nội suy nghịch đảo khoảng cách 51

Hinh 3.1 Phan phối dòng chảy năm theo lưu lượng bình quân tháng tại Bến Than

trong điêu kiện tự nhiên giai đoạn I9S]-2 ÏỐ - - - -cS 1113333 se 61

Hình 3.2 Phân phối dòng chảy năm theo lưu lượng bình quân tháng tại Hóa An trong

điêu kiện tự nhiên giai đoạn 1981-20 TỔ - S1 111111 ve, 61

Hình 3.3 Phân phối dòng chảy năm theo lưu lượng bình quân tháng tại Bình An trong

điêu kiện tự nhiên giai đoạn 1981-20 TỔ - S1 111111 ve, 62

Hình 3.4 Dòng chảy trung bình tháng nhiều năm tại vị trí trạm bơm Hòa Phú trong

điêu kiện tự nhiên và trong điêu kiện điêu phôi của công trình thủy lợi Dâu Tiêng 63

Hình 3.5 Dòng chảy trung bình tháng nhiều năm tại vị trí trạm bơm Hóa An trong

điêu kiện tự nhiên và dưới sự điêu phôi của các công trình Phước Hoa và Tri An 63Hình 3.6 Dòng chảy trung bình tháng nhiều năm tại vị trí trạm bơm Bình An trongđiều kiện tự nhiên và dưới sự điều phối của các công trình Phước Hòa và Trị An 64Hình 3.8 Bản đồ CLN mặt tại các sông, kênh rạch Tp.HCM mua mưa năm 2013 66

Hình 3.9 Bản đồ CLN mặt tại các sông, kênh rạch Tp.HCM mùa khô năm 2013 66Hình 3.10 Bản đồ CLN mặt tại các sông, kênh rạch Tp.HCM mùa mưa năm 2014Hình 3.11 Bản đồ CLN mặt tại các sông, kênh rạch Tp.HCM mùa khô năm 2014 67Hình 3.12 Bản đồ CLN mặt tại các sông, kênh rạch Tp.HCM mua mưa năm 2015Hình 3.13 Bản đồ CLN mặt tại các sông, kênh rạch Tp.HCM mùa khô năm 2015 68Hình 3.14 Bản đồ CLN mặt tại các sông, kênh rạch Tp.HCM mùa mưa năm 2016

BA ằa a 69

Hình 3.15 Bản đồ CLN mặt tại các sông, kênh rạch Tp.HCM mùa mưa khô 2016 69Hình 3.16 Vị trí các trạm đoạn từ Bến Củi đến trạm Phú Long ««««- 70Hình 3.17 Vị trí các trạm đoạn từ cầu Tân Thái — Thay Cai đến cầu An Hạ 71Hình 3.18 Vi trí các trạm đoạn từ Binh Phước tới Binh Điễn - <: 72

Trang 15

Hình 3.19 Vi trí các trạm đoạn từ Hóa An đến Cát Lái — Nhà Bè - 73

Hình 3.20 Vị trí các trạm khu vực Can Giờ đoạn từ Nhà Bè - Đồng Tranh — TamThôn Hiệp — Cai Mép - G Q11 111191 HH kh 74Hình 3.21 Bản đồ độ mặn cực đại trên các sông chính năm 201 ] - 78

Hình 3.22 Bản đồ độ mặn cực đại trên các sông chính năm 2012 - 78

Hình 3.23 Bản đồ độ mặn cực đại trên các sông chính năm 2013 - 78

Hình 3.24 Bản đồ độ mặn cực đại trên các sông chính năm 2014 - 78

Hình 3.25 Bản đồ độ mặn cực đại trên các sông chính năm 2015 - 79

Hình 3.26 Bản đồ độ mặn cực đại trên các sông chính năm 2016 - 79

Hình 4.1 Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt (m3/ngày.đêm) phân theo đơn vị hànhchính TP.HCM từ năm 2016 — 2025 - CC 1212311110111 1 11 111v g9 18 34 85Hình 4.2 Nhu cau sử dung nước (m3/ ngay.dém) trong trồng trot tại Tp.HCM từ nam“2012/27 ã a at.Ố 86Hình 4.3 Nhu cau sử dung nước (m?/ ngay.dém) trong chăn nuôi tai Tp.HCM từ năm“2012/27 ã a at.Ố 87Hình 4.4 Nhu cau sử dụng nước của các CSSX trong KCN va CCN từ năm 2016 đến20505 sằaa 88

Hinh 4.5 Nhu cau str dung nước (m3/ngày.đêm) các CSSX ngoài KCN phân theo đơn

vị hành chính từ năm 2016 den 2025 - 1121113111311 89

Hình 4.6 Tổng hợp nhu cau sử dung nước (m3/ngày.đêm) trong công nghiệp tại

TP.HCM từ năm 2016 - 22 Š - c c000000011 111g 0000 1 nếp 90

Hình 4.7 Độ pH tại vị trí các trạm quan trắc trên sông Sài Gòn, Đồng Nai năm 2016

phục vụ mục đích Cap "ƯỚC - << 5 E231 11 9 01 nh 99

Hinh 4.8 Nong độ TSS (mg/l) tại vi trí các trạm quan trắc trên sông Sài Gòn, Đồng

Nai năm 2016 phục vụ mục đích Cap nƯỚC c1 1 1g 100

Hình 4.9 Nông độ BOD (mg/l) tại vi trí các trạm quan trắc trên sông Sài Gòn, Đồng

Nai năm 2016 phục vụ mục đích Cap nƯỚC c1 1 1g 100

Hình 4.10 Nông độ COD (mg/l) tại vi trí các trạm quan trắc trên sông Sai Gòn, Đồng

Nai năm 2016 phục vụ mục dich Cap nƯỚC c1 1113333 115552 101

Hinh 4.11 Nong độ Coliform (MPN/100ml) tại vi tri các tram quan trac trén song Sai

Gon, Dong Nai năm 2016 phục vụ mục dich Cap nước ‹‹ «+ +s<«s+2 101

Hinh 4.12 Nong độ độ man (g/l) tại vi tri các trạm quan trắc trên sông Sai Gon, Đồng

Nai năm 2016 phục vụ mục đích Cap nƯỚC c1 1 1g 102

Trang 16

Tinh cap thiét dé tai

Mục tiêu nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứuÝ nghĩa đề tài

Trang 17

1 Tính cấp thiết của đề tàiTai nguyên nước nói chung va tài nguyên nước mat nói riêng rất quan trọng đốivới nhiều lĩnh vực đời sống xã hội Tuy nhiên tài nguyên nước mặt đang đứng trước

nguy cơ suy thoái cả về sô lượng lẫn chất lượng, trước các sức ép về gia tăng dân số,phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.

TP.HCM là dau tàu kinh tế của cả nước và cong nghiệp là một ngành thế mạnh

của thành phố Thành phó là nơi tạo ra 1/3 tong sản phẩm quốc nội (GDP), 1/3 giá trịsản lượng công nghiệp, 30% tong thu ngân sách, hơn 30% tong kim ngạch xuất nhậpkhẩu và thu hút lượng lớn vốn FDI vào Việt Nam (Nién giám thong kê, 2016) Ngànhcong nghiệp là ngành có nhu cầu sử dụng nước cao, vì vậy việc dam bảo cung capday đủ nguồn nước là một trong những van dé quan trong, đáng quan tâm.

Các nguồn cung cấp nước chủ yêu cho nông nghiệp, sinh hoạt và công nghiệpcủa TP.HCM dây từ nguồn nước hồ Dau Tiếng qua hệ thống kênh Dong, từ sông SaiGòn, sông Dong Nai va mot phan nước ngâm Thời gian vừa qua, van dé cấp nước

cho thành phố đang gặp một số khó khăn như: nguồn nước sông Sài Gòn tại vị trí nhà

máy nước Bến Than bị nhiễm mặn, không đảm bảo nguồn nước cấp cho sinh hoạttrong khi nhà máy hoạt động ở giai đoạn 1 chỉ với một nửa công suất (150.000

m?/ngay.dém (Arup, 2010) Theo Viện Nước và Công nghệ Môi trường, 2015 (hội

Bảo vệ môi trường và thiên nhiên Việt Nam), các chỉ tiêu đối với chất lượng nước

cấp như: pH, amoniac, mangan (Mn), sắt, coliform va độ đục trên sông Sai Gon đều

vượt mức cho phép Kim loại Mn luôn tổn tại trong nguồn nước vả vượt tiêu chuẩnchất lượng nước mặt sử dụng cho mục đích sinh hoạt và sản xuất công nghiệp Đặcbiệt là hàm lượng coliform và amoniac tăng mạnh, vượt tiêu chuẩn nhiều lần Bêncạnh đó, tình trạng xâm nhập mặn nước sông Sài Gòn ngày càng phức tạp, đặc biệt

trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biến dâng Theo đó, các thách thức đối vớitài nguyên nước mặt cũng như các hoạt động sử dụng nước phục vụ phát triển kinhtế xã hội ngày càng tăng cao

Xuất phát từ những thực tế trên, đề tài “Đánh giá vai trò của tài nguyên nướcmặt doi với cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp tại thành phố Hồ ChíMinh” được thực hiện nhằm đánh giá hiện trang tai nguyên nước mặt tại TP.HCM

trong mối quan hệ với hoạt động cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất công nghiỆp,

chỉ ra các thách thức (tự nhiên cũng như nhân tao), qua đó, dé xuất các giải pháp tăngcường hiệu quả khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước mặt tại địa phương

2 Mục tiêu nghiên cứu

> Mục tiêu tong quát

Đánh giá được vai trò của tài nguyên nước mặt đôi với cap nước sinh hoạt vasản xuât công nghiệp tại Tp.HCM.

> Mục tiêu cụ thể— Đánh giá được hiện trang và chỉ ra các thách thức đối với tài nguyên nước mặt

tại Tp.HCM.

Trang 18

— Đánh giá được nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt và sản xuất công nghiỆp tại

Tp.HCM và khả năng đáp ứng của tài nguyên nước mặt tại địa phương.— Đề xuât được các biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác, sử dung va bảo vé tài

nguyên nước mặt.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu> Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của đề tài là tài nguyên nước mặt tại TP.HCM Các hoạt động có liên

quan được xem xét đánh giá bao gôm: sinh hoạt và sản xuât công nghiệp.> Phạm vi nghiên cứu

Đề tài thực hiện trên dia bàn thành phố Hồ Chí Minh4 Y nghĩa đề tài

Là tiền dé cho những nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của tai nguyên nước mặt

đôi với phát triên KT XH nói chung, các mục đích sử dụng nước nói riêng và bảo vémôi trường.

Cung cấp các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý và quản lý hiệu quả nguồn

nước mặt phục vụ câp nước sinh hoạt, sản xuât công nghiệp nói riêng và hoạt độngkinh tê - xã hội nói chung, dong thời có giá trị tham khảo và áp dụng tại TP.HCM.

Trang 19

Chương 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU

TÓM TẮT

Chương này trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan trên thé giới

và tại Việt Nam và sơ lược khu vực nghiên cứu, bao gôm:l Khái niệm và vai trò tài nguyên nước mặt

2 Tổng quan nghiên cứu về hiện trạng tài nguyên nước mặt3 Tổng quan nghiên cứu về khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước4 Tổng quan về khu vực nghiên cứu

Trang 20

1.1 Khai niệm và vai trò tài nguyên nước mặt

1.1.1 Khái niệm tài nguyên nước mặtLuat Tài nguyên nước, 2012 giải thích tài nguyên nước bao gồm nguồn nướcmặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biến thuộc lãnh thé của nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam.

Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ hay mộtquốc gia là tổng lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và lượng dòng

chảy được sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa) Do đó, nguôn nước mặt hay còn

gọi là tài nguyên nước mặt - một trong những yêu to quyét dinh sự phat trién kinh téxã hội (KT-XH) cua mot vùng lãnh tho hay mot quốc gia - bao gôm các nguồn nước

ở sông ngòi, kênh mương, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tao), đầm lay, đồng ruộng(Tran Thanh Xuân, 2003).

Theo Báo cáo môi trường quốc gia (2012) - Báo cáo môi trường nước mặt, tàinguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượngdòng chảy của các sông trên thế giới; trong đó, khoảng 60% lượng nước tập ở lưu

vực sông Mê Kong, 16% ở lưu vực sông Hong, khoảng 4% ở lưu vực sông Dong Nai,

các lưu vực lớn khác, tổng lượng nước chỉ chiếm phan nhỏ còn lại.1.1.2 Vai trò của tài nguyên nước mặt

Nguồn nước đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống, đảm

bảo cung cấp day đủ nước cho toàn bộ quan thé hành tinh này, đồng thời giữ được

các chức năng thủy văn, sinh học và hóa học của các hệ sinh thái, thích ứng các hoạt

động của con người trong giới hạn năng lực tự nhiên và chồng lại các dịch bệnh liênquan tới nước (UNESCO, 2006) Nước được cấp dé uống, dé sản xuất thực phẩm dérửa - về bản chat dé duy trì sức khoẻ của chúng ta Nước cũng cân thiết cho việc sảnxuất nhiều sản phẩm công nghiệp, sản xuất điện, giao thông vận tải - tất cả đều rấtquan trọng cho sự vận hành của một xã hội hiện đại và phát triỀn Ngoài ra, nước cầnthiết để đảm bảo tính toàn vẹn và tính bên vững của các hệ sinh thái của trái đất(UNESCO, 2006) Trong những năm gân đây sự sẵn có và tiếp cận với nước đã được

nhắn mạnh là một trong những van dé quan trọng nhất của tài nguyên thiên nhiên màthế giới đang phải đối mặt Báo cáo môi trường của Liên hợp quôc GEO 2000 cho

biết tình trạng thiếu nước toàn cau là một tinh hudng khan cap toan dién, trong do

"chu kỳ nước trên thé giới dường như không thé thích nghỉ được với những yêu causẽ được thực hiện trong thập kỷ tới" (UNEP, 1999) Tương tự, Quỹ Bảo vệ Thiên

nhiên Thế giới (WWF) nhấn mạnh rằng nước là điều cần thiết đối với sức khoẻ con

người, nồng nghiệp, công nghiệp và các hệ sinh thái tự nhiên, nhưng hiện đang khan

hiếm ở nhiều vùng trên thé giới "(WWF, 1998) Koichiro Matsuura, 2006 da viet

trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ rang nước là yếu tố thiết yếu cho sự sống,

nước tràn ngập cuộc sống của chúng ta và gan sau trong nên văn hoá của tat cả mọingười Nhu cầu cơ bản của con người về cung cấp thực phẩm an toàn và không bị

bệnh tật đều phụ thuộc vào nước Phát triển xã hội, y tế, giáo duc cũng dựa trên sựsan có của nước Phát triển kinh tế đòi hỏi các nguồn năng lượng và các hoạt động

công nghiệp -cả hai đều phụ thuộc vào nước Vì vậy, tài nguyên nước nói chung và

Trang 21

tài nguyên nước mặt nói riêng có vai trò rât quan trọng đôi với đời sông con người,trong đó câp nước là vai trò quan trọng nhât.

1.2 Tổng quan nghiên cứu về hiện trạng tài nguyên nước mặt1.2.1 Nghiên cứu về trữ lượng nước mặt

> Nghiên cứu trên thế giớiTheo Nguyễn Thanh Sơn (2003) trong giai đoạn đầu nghiên cứu thủy văn tài

nguyên nước, trước khi có các mồ hình toán hiện đại, các nghiên cứu chỉ mồ tả thủy

vực địa lý riêng lẻ, chủ yếu là giải quyết hiện tượng thủy văn, phân vùng, phân khu,xây dựng các bản đồ đăng trị thủy văn, mối liên hệ giữa mưa rào — dòng chảy Trongthời ky này, phải kế đến các nghiên cứu noi bật như: nguyên lý tính toán lưu lượngnước bằng tích số của diện tích mặt cắt ngang và tốc độ chảy (Hoàng dé La Mã Nêrô);đo đạc mưa tiễn hành ở Palestin; đo đạc dòng chảy băng phao noi (Leonard de Vinci,

1452-1519); Palisay (1510-1590) cung co ly thuyết của Plato va Aristotle về tuầnhoàn thủy văn bằng khái niệm mới; công thức dòng chảy trong kênh hở (Chezy, 1775).

Cùng với sự phát triển của khoa học máy tính, các nghiên cứu về trữ lượng tàinguyên nước mặt cũng có những bước phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là việc ra đờicủa các mô hình toán thủy văn kết hợp với công nghệ GIS - góp phân giải quyết nhanhchóng và hiệu quả những tính toán phức tạp trong thủy văn tải nguyên nước Có thé

kế đến mô hình Tank (Suganawar, 1956) — ra đời tại trung tâm quốc gia phòng chonglũ lụt Nhật Bản cho việc mô phỏng tính toán mưa rào — dòng chảy tại các lưu vựcnhỏ; mồ hình SSARR (Rockwood, 1256) tính toán lưu lượng và trữ lượng nước trêncác lưu vực sông nhỏ có xét đến sự điều tiết của các hỗ tự nhiên và nhân tạo Sau đó,hàng loạt các mô hình hiện đại khác được ra đời và ngày càng hoàn thiện như: Mô

hình tính toán thủy văn Marine (Viện Cơ học chất lỏng Toulouse — IMFT, Cộng hòaPháp) tính toán dự báo quá trình hình thành, lan truyền lũ trên lưu vực; Mô hình HEC(Hoa Ky); Mô hình IOOM -Integrated Quantity Quality Model- được phát triển chocác lưu vực sông Murray-Darling (Uc) và áp dụng cho các lưu vực sông MêKông:

SWAT -Soil and Water Assessment Tool (Agricultural Research Service - UnitedStates Department of Agriculture va Texas A&M AgriLife Research - Dai hoc Texas

A&M, Hoa Kỳ, 1990) nhằm dự báo những ảnh hưởng của sử dụng đất đến nước, sựbôi lắng và lượng hóa chất sinh ra từ hoạt động nông nghiệp

Gan day, còn có phân tích hệ thống tài nguyên nước dé đánh giá trữ lượng nước

như:

UNESCO đã thực hiện nghiên cứu đánh giá trữ lượng nguon nước mặt tại lưuvực sông Chao Phraya, Thái Lan cung cấp nước cho các khu đô thị lớn như BangKok,

Nakhon Sawan, thông qua chỉ thị trữ lượng nước của các đập (DNESCO, 2006).

Hiện trạng (S) tài nguyên nước khu vực này tương đối déi dào với khoảng 3000 đậpđã được xây từ năm 1950 để lưu trữ nước vào mùa khô Điều này cho phép họ khaithác tiềm năng nông nghiệp rộng lớn của lưu vực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăngcủa người sử dụng công nghiệp và đô thị (D) Hai đập lớn nhất được xây dựng là đậpBhumiphol và Sirikit cùng nhau kiểm soát 22% dòng chảy của toàn bộ khu vực Đập

Trang 22

Bhumiphol trên sông Ping có dung tích lưu trữ trực tiếp là 9,7 tỷ m3 Đập Sirikit trênsông Nan có dung tích lưu trữ trực tiếp 6 ty mẻ Tuy nhiên, số lượng đập lớn cũnggây tác động (I) đến nguồn nước mặt, người dân thực hiện tái định cư tại những vùngđất màu mỡ hơn gây áp lực (P) lưu lượng nước thải thải ra lưu vực Tuy nhiên, báocáo này còn hạn chế khi các chỉ thị chưa được đưa vào đánh giá mức độ căng thănghay áp lực của nguồn nước mặt vì việc sử dụng nước mặt ít quan trọng đối với lưuvực này, nước ngâm được sử dụng đến 75% (Binnie & Partneis, 1997).

UNESCO cũng tiễn hành một nghiên cứu khác lưu vực sông Seine — Normandy,Pháp được vào năm 2006 bằng việc sử dụng mô hình DPSIR để phát triển các chỉ thịnhư (trữ lượng nước mặt — m°/s, lượng mưa — mm, lượng bốc hơi — mm ) để đánhgiá hiện trạng nước mặt, từ các chỉ thị đã phát triển để sử dụng, nghiên cứu dung chỉ

số WSI để đánh giá áp lực nguồn nước (thông qua chỉ thị lượng nước rút ra — tỷm3/năm, tiêu thụ nước — tỷ m$/năm và tính sẵn có của nguồn nước — tỷ mẺ/năm).> Nghiên cứu tại Việt Nam

Một trong những nghiên cứu điển hình ứng dụng mô hình toán trong tính toántài nguyên nước “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai” (Tô

Van Trường, 2008 -Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam) - ứng dụng mô hình MIKE

BASIN-WB để tính toán cân băng nước vùng thượng lưu từ Trị An và Dầu Tiếng trở

lên Dự án này chưa xem xét đến tác động của BĐKH đến tài nguyên nước trong lưu

vực.

Một số nghiên cứu khác liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên nước mặttrên lãnh thé Việt Nam có thé kế ra như: Dé tài cấp bộ “Nghiên cứu cơ sở khoa họcvà giải pháp công nghệ để phát triển bên vững lưu vực sông Hông” (Tô Trung Nghĩa,2006 - Viện Quy hoạch Thủy lợi) xem xét tông hợp đa ngành trong bai toán chia sẻ,

phân bồ nguồn nước lưu vực sông Hông-Thái Bình Thông qua việc xây dựng các

kịch bản phát triển, mô hình tối ưu kinh tế phân b6 nguồn nước, tính toán diễn biếnmôi trường nguồn nước có xét đến tác động của BDKH với sản phẩm là một hệ thống

hỗ trợ ra quyết định phục vụ công tác quản lý và khai thác hiệu quả nguồn nước lưu

vực sông Hồng-Thái Bình Đề tài “Nghiên cứu giải pháp tổng thé sử dung hợp lý tàinguyên và bảo vệ môi trường lưu vực sông Ba và sông Côn ” (Nguyễn Van Cư, 2009- Viện Địa Lý - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Đề tài cấp nhà nước KC-08-04 “Nghiên cứu mô hình quản lý tổng hop tài nguyên và môi trường lưu vực sông

Đà” (Nguyễn Quang Trung, 2004) chỉ ra thực trạng và tình hình khai thác, sử dụng

tài nguyên, môi trường trên lưu vực; đánh giá hiện trạng va dự báo chất lượng môitrường lưu vực sông, đồng thời xây dựng mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên và

môi trường sông Đà Một nghiên cứu khác của cùng nhóm tác giả - “Nghién cứu đánhgiả tác động cua các công trình trên dòng chính và giải pháp quan lý, sử dụng hiệu

quả tài nguyên nước mặt lưu vực sông Hương” (Nguyễn Quang Trung, 2010) - nêulên hiện trạng sử dụng tài nguyên nước mặt và dự báo đến năm 2020; đánh giá tácđộng của các công trình trên dòng chính, qua đó đề xuất giải pháp sử dụng tài nguyên

nước mặt.

Trang 23

Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm gan đây đã có rất nhiều nhữngnghiên cứu về thủy văn Tiêu biểu trong số đó là dé tài “Đánh giá mức độ khan hiểmtài nguyên nước ngọt cho Tp.HCM bằng chỉ số áp lực về nước WSI theo các kịch bảnquy hoạch phát triển đến năm 2030 trong điêu kiện biến doi khí hậu khi nước biểndang va dé xuất các giải pháp tong thé giảm thiếu ” của Vii Van Nghị, 2016 Trong

dé tài, tác giả đã đánh giá được số lượng tài nguyên nước ngọt va động thái biến đổitheo không gian, thời gian dưới dạng nước mưa, nước mặt va nước ngầm ở kịch bản

hiện trạng và BĐKH khi nước biến dâng bang cách sử dụng mô hình NAM dé môphỏng dòng chảy từ mưa trên các tiểu lưu vực thuộc vùng nghiên cứu, mô hình MIKEBasin mô phỏng các kịch bản điều phối nguồn nước với phương án khi vận hành cáchồ chứa thủy điện và thủy lợi trên các sông chính của lưu vực HTSDN theo các tầnsuất thiết kế 10%, 50%, 85%, 90% và 95%

1.2.2 Nghiên cứu về chất lượng nước mặtĐề đánh giá chất lượng nước (CLN), ô nhiễm nước sông, kênh, rạch, ao đầm hiện nay ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, người ta thường dựa vào việc

phân tích các thông số CLN riêng biệt, sau đó so sánh từng thông số đó với giá trịgiới hạn được quy định trong Tiêu chuẩn Quốc gia hoặc tiêu chuẩn Quốc tế Tuynhiên, hạn chế của tiếp cận này là đánh giá riêng biệt CLN sẽ không đánh giá tong

quát được theo không gian và thời gian; hơn nữa, khi đánh giá từng các thông số khácnhau, chỉ có các nhà khoa học, các nhà chuyên môn mới đánh giá hết được thông sốmình hiểu biết (Lê 7rình, 2006) Vì vậy cần phải có một hoặc hệ thống chỉ số chophép lượng hóa được CLN có khả năng mô tả tác động tổng hợp của nông độ nhiềuthành phan hóa — lý — sinh trong nguồn nước Một trong những chỉ số đó là chỉ sốchất lượng nước (Water Quality Index — WQI)

> Nghiên cứu trên thế giớiMỗi khu vực trên thé giới sẽ có các chỉ số chất lượng nước khác nhau như:+ Trên thế giới hiện nay có nhiều dang WQI đang được sử dung, trong đó đáng

chú ý nhất là WQI của Canada (The Canadian Council of Minister of the

Environmrnt-CCME, 2011) WQI-CCME được xây dựng dựa trên rất nhiều sé

liệu khác nhau sử dung một quy trình thống kê với tôi thiểu 4 thong số và 3 hệ

số chính (F1 — phạm vi, F2 — tan suất và F3 — biên độ của các kết quả khôngđáp ứng được các mục tiêu CLN — giới hạn chuẩn)

+ Chỉ số chất lượng nước bang Oregon (OWQI — Oregon Water Quality Index)

duoc thiét lap ban dau vao thap ky 70 Day la phuong phap don gian va ngangon nham dién ta thong tin vé chat lượng nước sông, hỗ VỚI các thông sô sửdụng như: nhiệt độ, DO, BOD, Ph, tong chat ran (TS), tong N, tong O va FecalColiform (FC), phuong phap Delphi va Rating Curve duoc str dung dé tinhtoán chi số phụ

+ Chỉ số chất lượng của Quỹ Vệ sinh Môi trường Hoa Ky (NSF — WQI) đượcthiết lập vào năm 1970 và xác định 9 thông số quan trọng nhất để đánh giá

chất lượng nước sinh hoạt là: DO, fecal coliform, pH, BOD, NOs’, nhiệt độ,

độ đục và tông chat ran (TS) được xây dựng dựa theo phương pháp Delphi.

Trang 24

+ Bộ môi trường Malaysia cũng xây dựng chỉ số chất lượng nước mặt với các

thông sô: DO, BOD, COD, SS, N-NH4* và pH.> Nghiên cứu tại Việt Nam

Một trong những công trình nghiên cứu dau tiên ở Việt Nam về chỉ số chấtlượng nước là nghiên cứu của Lê Trinh (2006) (8 thông số), sau đó là Tén ThatLãng (2007) (6 thông số), Phạm Thị Minh Hanh (2010), Nguyễn Van Hop và nnk

(2010), Dương Thanh Nga (2012)

Cũng sử dung chỉ số WQI — NFS nhưng kết hợp với phan mém SHADM nhằmphát triển mô tả xu hướng lan truyền ô nhiễm, dự báo chất lượng nước và tính toántải lượng tối đa ngày được phép xả thải, Viện Khí tượng Thuỷ văn Hải văn và Môitrường (2009), Nguyễn Kỳ Phùng và Lê Ngọc Tuần (2012) đã tiễn hành nghiên cứu,đánh giá hiện trạng CLN sông Bến Lức dựa trên 28 thông số CLN Nghiên cứu củaPhạm Thế Anh và nnk (2013) sử dụng công thức tính WQI theo Quyết định số 879/QD— TCMT của Tổng cục Môi trường dé đánh giá tong quát hiện trạng chất lượng môitrường nước mặt của thành phố Đà Lạt

Đến năm 2011, số tay hướng dan tính toán chỉ số chất lượng nước được banhành theo Quyét định số 879/OD- TCMT của Tổng cục Môi trưởng Văn bản nay đã

đưa ra các phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước từ số liệu quan trắc môi

trường nước mặt lục địa phù hợp với điều kiện Việt Nam Hau hết các nghiên cứu vềchất lượng nước mặt tại Việt Nam gần đây đều tiếp cận theo hướng dẫn này

1.2.3 Thách thức đối với tài nguyên nước mặtThế giới đang ở trong một cuộc khủng hoảng nước là không thé phủ nhận Cuộckhủng hoảng nước đang ton tại sẽ trở nên trầm trọng hon mặc dù vẫn đang tiếp tụctranh luận và có nhiều biện pháp cải thiện (UNESCO, 2006) Nguồn tài j nguyen HưỚC

mặt đang chịu tác động của cả cả yếu to tự nhiên và nhân tạo, từ đó dan đến sự thayđổi về số lượng lẫn chất lượng nước.

Về tự nhiên, yếu tố tác động rõ ràng nhất đến tài nguyên nước mặt là xâm nhậpmặn Không có đánh giá chính xác về mức độ nghiém trọng cua nhiém man, nhungSmedema va Shiati (2002) cho thay nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến 20 đến 30 triệuha trên toàn thế giới, tức khoảng 25% diện tích nước dùng tưới tiêu trong các vùngkhô can và bán khô căn và khoảng 10% của tat cả các khu vực được tưới tiêu Cácước tính toàn cầu hiện nay về tốc độ gia tăng độ mặn ở mức 0,25 đến 0,50 triệuha/năm Tai TP.HCM, xâm nhập mặn hiện nay đã ảnh hưởng đến khả năng lay nudctai vi trí các tram bom nước thô của các nha máy xử lý nước cấp Trong các giai đoạn

quy hoạch phát triển đến năm 2030, xâm nhập mặn sẽ ngày càng tiến sâu vào nộiđồng Do đó, việc nghiên cứu các giải pháp phòng chồng và thích ứng với xâm nhậpmặn do tác động của BĐKH nước bién dâng và các hoạt động kinh tế xã hội là hết

sức cần thiết Bên cạnh vẫn đề xâm nhập mặn, chất lượng nguồn nước trên địa bànthành phố và các tỉnh lân cận cũng là bài toán nan giải đối với việc quản lý tổng hợpnguồn nước trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (Vii Văn Nghị, 2016)

Trang 25

Về nhân tạo, dân số tăng nhanh cùng với sự phát triển của kinh tế (công nghiệp,

nông nghiệp, dịch vụ ) gay tác động đến nguồn tài nguyên nước mặt như tăng nhucầu sử dụng nước va tải lượng 6 nhiễm từ các nguôn thải thải ra hệ thống sông rachvà gây sức ép về khả năng chịu tải lên nó Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cựckỳ năng động, trải qua quá trình đô thị hoá nhanh chóng Từ năm 1987 đến năm 2007,

dân số khu vực nay đã tăng từ dưới 3 ty lên khoảng 4 tỷ người (UNEP, 2007) Mậtđộ dân số bình quân 111 người/km2 là cao nhất trên thế giới (UNEP, 2077) Quá trìnhchuyên đối nhân khẩu học đang diễn ra ở tất cả các quốc gia, nhưng ở những thời

điểm khác nhau và với tốc độ khác nhau Mặc dù mức sinh đã giảm đều đặn, tỷ lệ

tăng dân số vẫn còn cao ở một số khu vực An ninh lương thực là một vấn đề quantrọng vì khoảng 2/3 số người đói khát trên thế giới sống ở Châu A (APWF, 2009) Di

cư trong nước va đô thị hóa dang làm gia tăng sô lượng siêu đô thị (ESCAP, 20/1).Khu vực này có một số thành phố phát triển nhanh nhất thế giới và từ năm 2010 đếnnăm 2025, 700 triệu người được dự đoán sẽ được bố sung vào dân số khu vực nàyđòi hỏi nguồn nước nói chung và nước mặt nói riêng phải ngày càng déi dào mới có

thể đáp ứng được (ESCAP, 20104) Ké từ năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP củaChâu Á- Thái Binh Dương đã vượt quá 5% (UNEP, 2007), nó đi kèm cùng với yếu tốnhu cầu sử dụng nước nói chung và tài nguyên nước mặt ngày càng tăng để đáp ứngnhu câu sản xuất Nông nghiệp tiêu thụ trung bình khoảng 80% tài nguyên nước táitạo của khu vực, nhưng nó đang phải đối mặt với thách thức của việc tăng sản lượng

lương thực trong các hệ sinh thái nước bị suy thoái (APWF, 2009) Ngoài ra, ngành

thủy lợi nói chung là không hiệu quả, và các cơ chế quản lý tại khu vực này cũng

không được thực hiện hiệu quả Chất lượng nước cũng chịu ảnh hưởng của sự phát

triển công nghiệp, đô thị hóa và tăng cường nông nghiệp (APWF, 2007)

Tóm lại, tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng có vai tròrất quan trọng trong đời sống con người ` Nước cho con người, nước cho cuộc sống”

là thông điệp ma UNESCO muốn truyền tải trong báo cáo lan thứ nhất của Chương

trình Phát triển Nước Thể giới (WWDP), trong đó vai trò cấp nước là quan trọng

nhất Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển mạnh mẽ của nên kinh tế, dân số tăng nhanhcùng với biến đổi khí hậu đã tác động đến tài nguyên nước mặt, cả về số lượng lanchất lượng

1.2.3.1 Xâm nhập mặn

> Nghiên cứu trên thế giớiBiến đổi khí hậu có những tác động đến tài nguyên nước cả về chất lượng và trữlượng tùy thuộc vào mức độ gia tăng nhiệt độ và sự thay đối lượng mưa ở từng khuvực Tác động của BDKH đến trữ lượng nguồn nước bao gdm nhiều yếu tổ vật lý vềthủy văn như lượng mưa, độ bốc hơi (sông, hd), độ âm Các yếu tố này sẽ ảnh hưởngđến mức độ thay đối hay dao động về dòng chảy, mức độ xâm nhập mặn va khả năngbố cập nước ngâm (Kundzewicz et al., 2007) Các tác động cua BĐKH đến chất lượng

nguôn nước được đánh giá qua các yêu tố: nhiệt độ, oxy hòa tan, tổng chat rắn lolửng, thành phần dinh dưỡng (nito, phốt pho), độ mặn và vi sinh (Bates at al., 2008).

Trang 26

Trên quy mô toàn cau, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh quá trình thay đổidòng chảy do ảnh hưởng của BĐKH Nhiều khu vực trên trái đất dòng chảy đã có sựtăng lên như: Trung Quốc, Phần Lan, biên giới Hoa Kỳ Những dự đoán ước tính rằng

dong chảy trên các con sông ở những khu vực bi ảnh hưởng của BDKH sẽ gia tăng

khoảng 4% khi nhiệt độ tăng 19C Tuy nhiên tại một số khu vực như: Tây Phi, miềnnam châu Âu, miền nam chây Mỹ Latin dòng chảy tại các con sông đã có sự giảm sútrõ rệt Thay đôi dòng chảy cũng làm thay đổi mực nước ở các hồ chứa, mực nước tạicác hồ cũng có sự thay đối không đồng nhất giữa các khu vực như Australia, châuPhi, Bắc Mỹ, châu Âu do ảnh hưởng của hạn hán và khai thác của con người

Chất lượng nước chịu sự tác động rất lớn bởi những hoạt động của con người,

vì vậy để đánh giá những tác động liên quan giữa BĐKH và chất lượng nước là rất

khó Những ghi nhận dau tiên cho thay rang khi nhiệt độ trái dat 4m dan lên, nhiệt độ

tại các hô nước cũng tăng theo thời gian do thời gian bao phủ các lớp băng tuyết bị

giảm xuống Ghi nhận từ năm 1960, nhiệt độ của nguồn nước mặt tại châu Au, BacMỹ và chau A đã tăng lên từ 0,2 — 2°C (Bates et al., 2008) Gia tăng nhiệt độ sẽ day

nhanh quá trình thoát hơi nước tại các hồ và làm gia tang sự phân tầng tại các hồ Sựphân tầng hạn chế quá trình trao doi chất dinh dưỡng giữa các lớp nước, làm giảm

chất dinh dưỡng trên bể mặt và tập trung chất dinh dưỡng dưới day hồ Những thay

doi về dòng chảy là nguyên nhân chính dẫn đến những thay đổi chất lượng nguồn

nước (Whitehead, Butterfield & Wade, 2008) Quá trình vận chuyén cũng như traođối các chất dinh dưỡng trong nước sẽ bị ảnh hưởng một khi dòng chảy thay đổi

Mô phỏng dòng chảy ba chiêu và giao thông vận tải trên sông Nile có tinh đến

mức nước biển dang cua Mohamed, 201 Bài báo sử dung phần mềm thủy lực

Telemeac — 3D dé mô phỏng lan truyền mặn ở sông Nile xem xét trong điều kiện

nước biến dâng Các mô phỏng lan truyền mặn cho thay nước mặn đang xâm nhập

vào sông Nile cho các khoảng cách khác nhau, 11,3km đến 12km ¢ Ở bé mặt thoáng vàkhoảng [6km gan phía dưới day, lưỡi man dao động với chu ky giống nhau Kết quảnông độ muối biến thiên theo không gian ba chiều Mực nước biển dâng dan đến xâm

nhập mặn nhiêu hơn Để duy trì khoảng cách an toàn chiều dài xâm nhập mặn can cóbiện pháp xả nước ở thượng lưu phải được tăng lên, tuy nhiên điều này có thé tácđộng tiêu cực đối với ngân sách của quốc gia.

Đánh giá xâm nhập mặn trên hệ thong sông James và sông Chickahominy dựa

trên kết quả sự mô phỏng mực nước biến của vịnh Chesapeak và bờ biển phía đông,Mỹ cua Karen C.Ricea, Bo Hongb, 2011, tac gia sử dụng mồ hình ba chiéu HEM-3D(Hydrodymamic — Eutrophication Model) va 3 kịch bản nước biến dâng là 30cm,50cm và 100cm dựa trên chương trình khoa hoc về BĐKH cho khu vực giữa Đại TâyDương trong thé kỷ 21 Kết quả nghiên cứu cho thay độ mặn trong toàn bộ dòng sôngtăng lên theo mực nước biển dâng và độ mặn trong các năm hạn hán cao hơn những

năm bình thường.> Nghiên cứu tại Việt Nam

Đề đánh giá diễn biến XNM thường có nhiều phương diện dé tiếp cận: thoi gian

(diễn biên và hiện trạng XNM; dự báo nguy cơ hay xu thê mặn trong tương lai) và

Trang 27

không gian (thé hiện trực quan trên bản đồ) — phục vụ đánh giá tác động tới từng

nganh/linh vực và hoạch định các giải pháp kiêm soát phù hợp XNM không chỉ xảyra ở nước mặt mà còn có cả nước ngâm.

XNM nước mặt: Khi giải bài toán XNM cho vùng cửa sông ven biển Bắc Bộ,Vũ Hoàng Hoa và Lương Hữu Dũng (2009) mô tả diễn biễn mặn qua các năm, tuy

nhiên, nghiên cứu chỉ khái quát về mực nước và diễn bién mặn trên toàn hệ thống,

chưa dự báo xu thế mặn trong giai đoạn tương lai Nguyễn Thanh Hùng (2013), PhạmTat Thắng và Nguyễn Thu Hiện (2012), Diem Huong Bui và Ngoc Tuan Le (2016),

Van Bang Nguyen và Ngoc Tuan Le (2016) thực hiện đánh giá hiện trạng XNM; dựbáo nguy cơ XNM trong mối quan hệ với sự gia tăng nhu cầu dùng nước và mựcnước biến dâng trong tương lai Cục Quản lý tài nguyên nước (2013) sử dụng các

kịch bản phát thải A2, B2 (Bo Tai Nguyên và Moi Truong, 2012) để dự báo mặn trên

các con sông chính thuộc khu vực ĐBSCL Trong 30 năm và 50 năm tới, diện tíchchịu ảnh hưởng bởi ranh mặn 4%o tương ứng là 1.605.200ha và 1.851.200ha Bức

tranh về viễn cảnh XNM ở ĐBSCL vào mùa khô cho thay mặn có thể xâm nhập vàonội đồng ở hầu hết các diện tích được bảo vệ bởi các dự án mặn (Trần Quốc Đạt vànnk, 2012) Năm 2015, Nguyễn Văn Lanh và Lê Văn Duc đã thực hiện nghiên cứuBước dau đánh giá tính hiệu quả việc xả nước đây mặn cua hô Dau Tiếng trên sôngSài Gòn và đặt vấn dé cho các nghiên cứu tiếp theo Trong bài báo này tác giả tậptrung vào việc đánh giá hiệu quả xả nước đây mặn nhăm đảm bảo tiêu chuẩn chất

lượng nước cho nhà máy nước Tân Hiệp (Bến Than), năm cách chân dap 75km (cachcửa sông 65km) trong các dot triều cường từ năm 2007 đến năm 2013 dé phân tích.

XNM nước ngâm: Man không chỉ xâm nhập vào tầng nước mặt ma còn tiến sâu

vào mạch nước ngầm Mực nước dưới đất trong các tầng chứa nước vùng đồng bằngven biển Ha Tĩnh đang có dau hiệu suy giảm trong mùa kiệt hai năm gan đây (2013-2015), thực trạng XNM diễn biến phức tạp và ranh mặn đang tiễn sâu và nội địa (Đố

Ngọc Thực và nnk, 2015).

Các yếu tô ảnh hưởng đến XNM: Đề đánh giá về mức độ và nguyên nhân XNMcần nghiên cứu và tổng hợp rất nhiều yếu tố: Thủy triều, lượng mưa, nhiệt độ, gióchướng, địa hình, xây dựng và vận hành hồ chứa, hoạt động kinh tế - sinh hoạt củacon người Sơ lược một số nghiên cứu xác định các yếu tô ảnh hưởng đến XNM: LêThị Thúy Vân, Nguyễn Nhật Trường (2014) đánh giá diễn biến XNM tại ĐBSCL trên4 vùng (vùng sông Vam Cỏ, vùng cửa sông Mê Kong, vùng ven biển tây, vùng bánđảo Cà Mau) và nhận định các yếu tô ảnh hưởng đến XNM bao gồm: khí hậu (lượngmưa, chế độ nắng và bốc hơi, chế độ gió); nguén nước đầu nguồn; ảnh hưởng củathủy triều; nước biển dâng do BĐKH Các yếu tô này tương đôi tương đồng với kếtquả nghiên cứu của Vii Hoàng Hoa và Lương Hữu Dũng (2009) (độ mặn nước bién,độ lớn thủy triều, lưu lượng nước ngọt từ thượng lưu, quá trình lẫy nước, cấp nước).Ngoài ra, Nguyễn Bình Dương, Dinh Công Sản (2005) nghiên cứu ảnh hưởng củadòng chảy thượng nguồn đến xâm nhập mặn, phân tích mối quan hệ giữa lượng nướcxả xuống sông Sai Gòn từ hồ Dau Tiếng với hiệu qua day mặn năm trong dé tài “Phantích moi quan hệ giữa lượng nước xả xuống sông Sài Gon từ hồ Dầu Tiếng ” Trongnghiên cứu này, các kịch bản được xây dựng nhằm dự báo mức độ xâm nhập mặn

Trang 28

trên sông Sai Gòn ứng với một số trường hợp có sự thay đổi điều tiết của các hỗ Dầu

Tiếng, Trị An và Phước Hòa Cùng với hướng nghiên cứu trên, Dau Van Ngọ (2007)

đã tính toán xâm nhập mặn hệ thống sông Đồng Nai băng phần mềm MK4 do LêSong Giang phát triển thuộc dé tài “Tinh toán xâm nhập mặn hệ thong sông ĐôngNai’ Nghiên cứu bước đầu tính toán ảnh hưởng của hồ Trị An đến ranh giới mặn hạlưu hệ thống sông Đồng Nai ứng với các tháng trong năm Kết quả cho thấy chế độnhiễm mặn khá nhạy cảm với chế độ thủy lực của sông, nhất là về mùa khô khi chếđộ thủy lực hoàn toàn phụ thuộc vào sự điều tiết đập thủy điện Trị An

Tác động của XNM: Thực tế, XNM tác động đến nhiều ngành và lĩnh vực, đặcbiệt là nông nghiệp (Nguyễn Hoàng Dan và nnk, 2014; Tran Ngọc Trang và nnk2014); thủy sản (Doan Chi Cường và nnk, 2015); hệ sinh thái tự nhiên (Tran ThiHong Hanh và Trương Van Tuần, 2014) Nguyễn Hoang Đan và nnk (2014) tính toánvà chỉ ra rang XNM ảnh hưởng đáng ké đến diện tích lúa ĐBSCL: đối với kịch bảnmực nước biên dâng 12 cm, 17 cm và 75 cm, tương ứng Ca Mau, Bén Tre va KiénGiang bị ảnh hưởng nhiều nhất boi XNM

Tinh dễ bị ton thương (DBTT) do XNM trong bối cảnh BDKH: tiép cận đánh giátính dễ bị tốn thương do BĐKH nói chung và XNM nói riêng đã và đang được pháttriển mạnh mẽ trong những năm gần đây Phần lớn các nghiên cứu tiếp cận theo khung

khái niệm tính DBTT của IPCC (2001, 2007): tính DBTT (V) được xem xét trongmối quan hệ tong hợp giữa mức độ phơi nhiễm (E), mức độ nhạy cảm (S) và khả năngthích ứng (AC) Đối với vẫn đề XNM, Lê Ngọc Tuấn và cộng sự đã có những nghiêncứu tính DBTT do XNM đến các ngành, lĩnh vực (nông nghiệp, thủy sản, cấp nước,

công nghiệp) tai tỉnh Đông Nai, nước sạch và vệ sinh môi trường tại huyện Cần Giờ- TpHCM Các kết quả chính đạt được là bộ chỉ thị đánh giá tính DBTT do XNMtrong bối cảnh BĐKH (Xuan Hoang Tran and Ngoc Tuan Le, 2015), mức độ phơinhiễm (Ngoc Tuan Le, Xuan Hoang Tran, 2016), mức độ nhạy cảm (Lê Ngọc Tuấnva Trần Thị Thúy, 2016) và khả năng thích ứng với XNM (Ngoc Tuan Le, Thi NgocMy Vu, 2016) trong bối cảnh BĐKH Các nghiên cứu này khoanh vùng và chỉ ra khuvực DBTT do XNM trong bối cảnh BDKH (hotspot), là co sở quan trọng để thực

hiện các nghiên cứu chuyên sâu đến từng lĩnh vực cụ thể, như nông nghiệp, NTTS,cấp nước hay sinh kế nói chung, góp phan quan trong trong việc biện giải va dé xuấtcác giải pháp ứng phó phù hợp.

Giải pháp kiểm soát, hạn chế tác động của XNM: Nhìn chung, nêu đặt trong bỗicảnh suy thoái dòng chảy do thay đổi khí hậu, sự phân hóa ngày càng khắc nghiệtgiữa hai mùa mưa-khô thì xu thế xâm lẫn của mặn là không tránh khỏi Vì thế, để đốiphó với tình hình đó cần có các biện pháp chủ động, thay đối ty trọng cơ cau câytrồng — vật nuôi trong khu vực, phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ ( Tran Ngoc

Anh, 2009) Cục Quan lí tài nguyên nước (2013) cũng đã đề xuất một số giải pháp déhạn chế tác động của XNM cho vùng ĐBSCL: (i) Kiện toàn hệ thông đê và thành lập

nhiều khu tứ giác: hình thành các khu vực được bảo vệ trước lũ và XNM nhưng vẫnchủ động trong việc dẫn nước lũ và cải tạo đồng ruộng vừa dẫn nước một phần nướclợ phục vụ nuôi trồng thủy sản (1ï) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống công trình giữ

nước ngọt trong đồng băng: thiết lập hệ thông đầu kênh; nạo vét sông, kênh va rạch;

Trang 29

xây dựng hồ chứa nước; tận dụng nguồn nước mưa (ili) Xây dựng dap ngầm; hệthống đê biển, đê sông (iv) Điều chỉnh quy hoạch tong thé va sản xuất nông nghiệpcho khu vực (v) Tăng cường hợp tác với các nước trong Ủy Ban Mê Kong và Trung

Quốc Nam 2014, Vii Văn Nghị và cộng sự đã nghiên cứu die báo xâm nhập mặnxác định ranh giới xâm nhập | mặn hạ lưu hệ thông sông Đông Nai theo các kịch bản

biến đổi khí hậu, từ đó đề xuất giải pháp kiểm soát và đề xuất mức lưu lượng xả cầnthiết từ hồ Dau Tiếng từ 25 — 28m$/s, tương ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu.

Vì vậy, mồ phỏng dự báo diễn biến xâm nhập mặn đã được nhiều nhà khoa họctrong nước nghiên cứu và áp dụng cho vùng hạ lưu Đồng Nai — Sài Gòn, bên cạnh đócác nhà nghiên cứu xét đến tác động kép việc gia tăng xâm nhập mặn là do BĐKHdẫn đến làm suy giảm nguồn nước thượng lưu và kết hợp nước biến dâng ở hạ lưu

Nguyễn Kỳ Phùng, Tran Thi Kim và Lê Ngọc Tuấn đã thực hiện đánh giá nguy cơxâm nhập mặn sông Sài Gòn, Đông Nai trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển

dang đến năm 2100 theo các kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 Băng phương pháp mô

hình hóa, kết hợp phương pháp GIS, kết quả tính toán cho thay XNM n gay cảng tangcường và di chuyền sâu về phía thượng lưu Kết qua nghiên cứu cung cap co sở quantrọng cho việc hoạch định các giải pháp thích ứng XNM phù hợp, đảm bảo các hoạtđộng sinh hoạt và sản xuất tại địa phương Tác giả cũng tiễn hành kế thừa nghiên cứunày dé đánh giá và dự báo tác động của XNM đến tài nguyên nước mặt Tp.HCM.1.2.3.2 Tải lượng ô nhiễm

> Trên thé giớiNăm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã giới thiệu phương pháp đánh giánhanh (Rapid Assessment) nhằm tính toán lưu lượng, tải lượng 6 nhiễm từ nguồn thảisinh hoạt, sản xuất của từng ngành nghề Fatouki et al (2003) nghiên cứu ô nhiễm tạisông Keiskamma ở Nam Phi và chỉ ra răng việc xả nước thải của nhà máy xử lýKeiskammahoek là nguồn điểm quan trọng nhất đóng góp tải lượng 6 nhiễm cho dòngsông này Mehrdadi và et al (2006) chi ra rang các ngành công nghiệp gỗMazandaran, công nghiệp sữa Paksar, công nghiệp sản xuất kháng sinh của Sari, nướcthải đô thị và các hoạt động nông nghiệp là những nguồn 6 nhiễm quan trọng nhất dedọa nghiêm trọng đến chất lượng nước sông Tajan (tỉnh Mazandaran) Các tính toántải lượng 6 nhiễm khu vực sông Ikpa (Nigeria) cho thay sự phát triển của đô thị Uyo

(nước chảy tràn, nước thải đồ thi) là nguyên nhân chính gây ra 6 nhiễm cho dòngsông (Essien, 2010) Deng và nnk (2010) nghiên cứu tổng tải lượng ô nhiễm trên sôngYangtze (Trung Quốc), xem xét các thông số ô nhiễm thành phan (COD, amoni, nitơ

vô cơ, phosphat) và chỉ ra rang tải lượng ô nhiễm của 2 thông số nitơ vô co (N-NHa2"*,

N-NO2-, N-NO3°) và POg*- cao hơn so với khả năng tự làm sạch của dòng sông.> Tại Việt Nam

Nhiéu dé tài nghiên cứu tại Việt Nam cũng áp dụng phương pháp của WHO(1993) để tính toán, như: Trinh Thị Long và Pham Đức Nghĩa (2008); Nguyễn Bắc

Giang và Nguyễn Thị Mai Dung (2072) tính tải lượng BOD, đánh giá nguon 6nhiễm xa thải vào dam Cau Hai Dé tai đánh giá tải lượng 6 nhiễm của vịnh HạLong — Bái Tử Long (Trần Đức Thạnh và nnk 2012) và hệ đầm phá Tam Giang —

Trang 30

Cầu Hai (Cao Thị Thu Trang và nnk 2013) kết hợp phương pháp đánh giá nhanhcủa WHO với hệ số phát thải của San Diego-McGlone và nnk (2000), UNEP (1984),Tran Văn Nhân và Ngô Thi Nga (2002) Cao Thị Thu Trang và Nguyễn Thi PhươngHoa (2009) kết hợp hệ số phát thai của JICA (1999) dé tính tải lượng ô nhiễm do

hoạt động du lịch, tàu thuyén, chăn nuôi cho vùng nước ven dao Cat Ba Ngoài ra,

nhiều dé tài còn sử dụng gia tri ước tính trung bình tại các đô thị trên lưu vực sôngĐồng Nai của Lê Trinh (2004) và Viện Môi trường và Tài nguyên - MTTN (2005).Bên cạnh do, cách tiếp cận dựa trên nồng độ đặc trưng của nguôn thải (C) và

lưu lượng thải (Q) cũng được ứng dụng rộng rãi (Cooke và nnk, 2000; Nguyễn Kỳ

Phùng, 2011; Lê Ngọc Tuần và nnk, 2012; Nguyễn Văn Bằng và Lê Ngọc Tuần

(2017) Trong trường hợp không có điều kiện đo đạc thực tế hay số liệu cụ thể, nồng

độ thải đặc trưng thường được kế thừa và áp dụng như Pavoni (1977), Metcalf and

Eddy (1991), Viện Moi trưởng và Tài nguyên (2005)

1.3 Tong quan nghiên cứu về khả năng đáp ứng nhu cau sử dụng nướcViệc nghiên cứu, đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của nguôồn nướcđã được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học từ nhiều năm trước, được thểhiện ở các chỉ số tài nguyên nước Quá trình tong quan tài liệu cho thay, đã có một sốnghiên cứu cho một địa phương hoặc với quy mô toàn cau tính toán chỉ số tài nguyênnước với nhiều cách tiếp cận và xây dựng tính toán chỉ số khác nhau Càng về nhữngnăm gần đây, việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước nói chung và xác định đánh giákhả năng nguồn nước riêng được xem xét đa ngành va đa lĩnh vực hơn

> Nghiên cứu trên thế giớiChỉ số áp lực về nước (Water Stress Index) là một chỉ thị để định lượng áp lựcvề nước trong một khu vực hoặc một quốc gia Nó liên quan đến các thông s6 lượngnước có sẵn và lượng nước sử dụng, được xác định là tỷ lệ giữa lượng nước rút rahàng năm va tong lượng nước ngọt có thé phuc hồi Vì vậy, chi số áp lực về nước cao

có thể do lượng nước có sẵn ít hoặc do nhu cau nước quá cao (Rita Hochstrat, 2006).Một số khái niệm liên quan trong các phương pháp tính toán chỉ số áp lực vềnước (WSD) được dé cập đến trong dé tài này bao gồm:

— Lượng nước rút ra (Water Withdrawal) — lượng nước khai thắc: Nước lay từ hồ

chứa hoặc bat kỳ nguồn tự nhiên nào như hồ, suối, hoặc tang nước ngầm cho con

người sử dụng, không kế lượng ton thất do bay hơi từ lưu vực, cũng bao gồm

dạng nước không thé phục hồi từ các nguồn nước ngầm, dòng chảy trên sông từ

các quốc gia khác (Josep Xercavin i Valls, 1999)

— Tiêu thụ nước (Water Consumption) va sử dung nước (Water Use): Tiêu thụ nước(water consumption) là việc sử dụng nước mà lượng nước đó không được tra lạinguồn nước ban đầu sau khi bị khai thác Lượng nước tiêu thụ là một phần quantrọng khi phân tích tình trạng khan hiếm nước và đánh giá tác động của các hoạt

động con người lên lượng nước sẵn có Sử dụng nước (water use) là khái niệmmô tả tong lượng nước rút ra từ nguồn Sử dụng nước thường được định nghĩa và

Trang 31

xác định qua việc khai thác nước (water withdrawal) hoặc tiêu thụ nước (waterconsumption) (US Environmental Protection Agency, 2004).

— Tính san có của nguồn nước (Water Availability): Tong tai nguyen nước ngọt có

thé phuc hôi của một khu vực là lượng nước chảy trên sông và tầng chứa nước,

có nguôn sốc từ mưa trên khu vực (nguồn nước nội địa) hoặc nước nhận từ cácquốc gia lân cận trong trường hợp sông và tầng chưa nước xuyên biên giới (nguồn

nước từ bên ngoài) (Rita Hochstrat, 2006).Phương pháp tính và phân loại của Falkenmark (1989)

Năm 1989, Falkenmark và cong sự đã sử dụng lượng nước bình quân đầu người

hàng năm (m/người.năm) dé xác định ngưỡng khan hiểm nước.

Chỉ số áp lực về nước này thường được sử dụng do tính minh bach, dé sử dung

va dit liệu cân thiết thường có săn Tuy nhiên, cách tiếp cận đơn giản như vậy cũngtôn tại những hạn chê:

— Chỉ sô này bỏ qua sự khác biệt về lượng nước săn có theo khu vực, chỉ đo đạcmức độ khan hiém nước ở tam quoc gia.

— Nó không xem xét rằng các quốc gia khác nhau, các khu vực trong một quốc gia

hay đơn giản các quận huyện trong Tp.HCM sử dụng lượng nước khác nhau, vídụ các khu vực tập trung dân cư đông và có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệpnhư quận Bình Tân, huyện Hóc Môn hay những nơi tập trung dân cư thưa thớt

hơn, ít diễn ra hoạt động sản xuất công nghiệp như Cần Giờ

Phương pháp tính va phân loại của Smakhtin et al (2004)

Chỉ số á áp lực nước (WSJ) được phat triển bởi Smakhtin, et al (2004) đã xem xét

yêu cầu nước cho môi trường (Environmental Water Requirements) như là một thôngsô quan trọng của lượng nước ngọt san có Dòng chảy trung bình năm (Mean Annual

Runoff - MAR) được sử dụng như một đại diện cho tong lượng nước săn có, và nhu

cầu nước cho môi trườn g EWR.

Nước khai thácMAR—EWR

Bang 1-1 Phân loại mức độ khan hiém nước theo Smakhtin, et al (2004)

Sự phân loại này cũng như thang phán loại dé xuất trong Bảng 1.3 không déxuất cách giải quyết vấn để mang tính chất theo mùa, vào những năm hạn Trongphạm vì nghiên cứu của dé tài, dé tài không xét đến dòng chảy trung bình năm nênphương pháp này không được tham khảo.

Trang 32

Phương pháp tính và phân loại của OECD

Một định nghĩa khác của “áp lực về nước” sử dụng tỷ lệ giữa lượng tài nguyên

nước rút ra (lượng nước khai thác sử dụng) và lượng tài nguyên nước có săn, và cókhả năng phản ánh tot hơn sự khác nhau về dia lý, điêu kiện kinh tê và văn hóa.Phương pháp tính và phân loại của WRI (2013)

Nhóm nghiên cứu của WRI (2013) (WRI - The World Resources Institute —

Viện Tài nguyên thế giới) định nghĩa áp lực về nước là tỷ lệ giữa tổng lượng nước rútra (total water withdrawals) và lượng nước mặt có thể phục hồi sẵn có (availablerenewable surface water) 6 cấp độ tiểu lưu vực Điểm số cao hơn trong khoảng 0-5tương ứng với mức cạnh tranh lớn hơn giữa các đôi tượng sử dụng nước so với lượng

nước mặt sẵn có (Tianyi, L., Rober, Y and Paul, R, 2013) Thang đánh giá mức độ

khan hiém nước của dự án Aqueduct thuộc WRI (2013) như Bang 1.4 sau:Bảng 1-2 Các ngưỡng áp lực về nước của Aqueduct

Phân loai Điểm Tỷ lệ giữa lượng nước rút ra và

lượng nước san có (%)

Thấp 0-1 < 10Thap dén trung binh 1-2 10-20Trung binh dén cao 2-3 20-40

Cao 3-4 40-80Cực ky cao 4-5 > 80

Trong phương pháp này, lượng nước rut ra duoc xem xét cho 3 doi tượng chính lànông nghiệp, sinh hoạt và công nghiệp Trên cơ sở tính toán trọng số áp lực về HưỚCcho từng doi tượng, dự dn Aqueduct cua WRI đã xếp hạng mức độ áp lực về nước

cho các quốc gia thuộc vùng dự án (Tianyi, L., Rober, Y and Paul, R, 2013) Tuy

nhiên, cũng tương tự như Phương pháp tinh và phân loại của Smakhtin, dé tài khôngxét đến dòng chảy trung bình năm nên phương pháp này không được lựa chọn

Phương pháp tính và phân loại của Ohlsson (2000)

Dựa trên chỉ số của Falkenmark, Ohlsson (2000) đã tích hợp khả năng thích ứngcủa xã hội để xem xét xem các yếu tố kinh te, công nghệ va những phương tiện khác

tác động như thé nào đến lượng nước mặt sẵn có tông thé của một khu vực Ohlssonlập luận rằng khả năng xã hội thích ứng với những kịch bản khó khăn là một hàm của

sự phân phối của cải, cơ hội giáo dục, và sự tham gia chính trị Chỉ SỐ phát triển con

người Human Development Index (HDI) cua UNDP là một chi số được chấp nhậnrộng rãi sử dụng để đánh gia các biến xã hội này Các hàm của HDI như là một thướcđo trọng số của chỉ số Falkenmark nhằm xem xét khả năng thích ứng với áp lực vềnước và được đặt tên là chỉ số áp lực về nước mang tinh xã hội — The Social Water

Stress Index (Amber Brown Marty D Matlock, 2011).

WCI

SWSI = pr

2

Trang 33

Trong đó: WCI là chỉ số tập hợp của nước (Water Crowding Index) hay là chỉsố Falkenmark Băng việc chia chỉ số định lượng áp lực này cho chỉ số HDI, Ohlssonđã tong hợp khả năng thích ứng với áp lực về nước thông qua công nghệ, kinh tế, vàphương tiện khác (Ohlsson, L 1988) Thang đánh gia chỉ SỐ áp lực vé nước mang

tính xã hội của Ohlsson (2000) như sau (Ohlsson, L, 2000):

— §WSI<5: tương đối day đủ

Phương pháp tính và phân loại cia Thomas Henrichs và Joseph Alcamo (2001)

Ấp lực về nguồn nước hiện tại và tương lai trên các lưu vực sồng ở châu Âu đã

được nghiên cứu bởi Thomas Henrichs và Joseph Alcamo (2001) qua việc ứng dụng

mô hình tích hợp toàn cầu WaterGAP Lượng nước sẵn có (availability) và lượng

nước rút đi (withdrawals) hàng năm trên các lưu vực sông khác nhau được xác địnhvà so sánh Áp lực về nước của một lưu vực được đặc trưng bởi tỷ số giữa hai đạilượng này, được kí hiệu là w.t.a (withdrawals-to-availability), cụ thé: w.t.a < 0,2

tương ứng áp lực về nước thấp, 0,2 < w.t.a < 0,4 tương ứng áp lực về nước trungbình và w.t.a > 0,4 tương ứng áp lực về nước cao

Theo dự báo với các kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau, số lưu vực sông chịu

áp lực nước cao sé gia tăng từ 19% ở giai đoạn hiện tại lên 34-36% giai đoạn 2070

(tùy theo kịch bản biến đổi khí hậu) (Thomas Henrichs and Joseph Alcamo, 2001)

Phương pháp này cũng không được lựa chọn vì dé tài nghiên cứu cũng khôngxét đến những yếu to trên.

Phương pháp tính và phân loại của Asheesh (2003)_Asheesh ( 2003 ) da phat triển chỉ số khan hiém nước xác định sự thay đổi về mứcđộ san có của nguôn nước trong một khu vực Tốc độ tăng trưởng dan so, lượng nướcsan có, sử dụng nước trong sinh hoạt, công nghiệp và sinh thái, tat cả đều được tích

hợp vào chỉ số khan hiễm nước (Water Scarcity Index - Wsci)

Trang 34

mảng xanh (ứng với tăng trưởng dân số); 5 là nhu cau nước cho tưới tiêu; 2 là tỷ lệgia tăng dân số được tính bởi In(1+r); B là số dân; t là thời gian; h là lượng bốc thoáthơi nước hăng năm; b là nhu cầu nước cho môi trường: k là ước tính lượng nước mặttốn thất; p là nhu cầu nước cho công nghiệp (Amber Brown Marty D Matlock, 2011).

Phương pháp tính và phân loại cua Pfister et al (2009)

Đề tính toán chỉ số WSI, mô hình toàn cầu WaterGAP2 được ứng dụng, mô tả

ty lệ WTA (withdrawals-to-availability), tỷ lệ giữa lượng nước rút di và lượng nướcsan có của hơn 10.000 lưu vực sông đơn lẻ Mo hình này gồm cả phân thủy văn vàkinh tế xã hội, định lượng lượng nước ngọt sẵn có hàng năm (WAi) và lượng nướcrút ra bởi các đối tượng sử dụng khác nhau (WUij) tương ứng, cho mỗi lưu vực i(Pfister, S., Koehler, A., and Hellweg, S, 2009).

5; WU;

WA;WTA =

Trong đó, WTAi là ty lệ giữa lượng nước rút đi va lượng nước sẵn có WTA trong lưu

vực i, và nhóm sử dụng j là công nghiệp, nông nghiệp và hộ gia đình.

Tác giả chỉ điều chỉnh chỉ số áp lực về nước thành một hàm logistic dé đạt được giá

— >0,9: khan hiếm nước nghiêm trọng

Phương pháp này cũng không được lựa chọn vì dé tài nghiên cứu cũng khôngxét đến những yếu to trên.

Phương pháp tính và phân loại của Firdaus Ali (2010)

Firdaus Ali (2010) đã xác định những khu vực có áp lực cao về nguồn nước ngọt

thông qua việc tính toán chỉ sô áp lực nước (Water Stress Index — WST) cho đô thịJakarta dựa trên 3 thành phần gồm (Ali F, 20170):

— Tài nguyên nước (Water Resources): thành phân tài nguyên nước bao gồm 3 chỉ

thi, cụ thé là tiềm năng/ lượng sẵn có của nguồn nước, mức độ bao phủ của nướcmáy, và tính liên tục của tài nguyên nước.

Trang 35

— Hệ sinh thái (Ecosystem): thành phân hệ sinh thái mô ta chat lượng nước một

cách thích hợp sử dụng cho cả hệ thống cấp nước tập trung cũng như hệ thốngcấp nước không tập trung (nước mặt và nước ngâm).

— Sự tiều thụ nước (Water Consumption): thành phan tiéu thụ nước mồ tả bao nhiêu

nước cân cho dân cư trong một khu vực cụ thê, sử dụng nước uông và khả năngchi tra (khả năng trả tiên nước) hoặc khả năng của người dân đê được cung capnước.

Mỗi thành phân của chỉ sé WSI da xac dinh trén day gdm một số chỉ số cung cấp sự

minh họa đây đủ về điêu kiện san có của nước cũng như khả năng tiêp cận của ngườidân đề có nước Những chỉ sô này như sau:

Chỉ số s n có của nước (Water Availability Indicator I1)Việc xác định kết quả của chi số này theo Falkenmark (1989) như sau:

— Lượng nước sẵn có (II) nhiều hon 1.700 m3/người/năm thì kết quả là 20;— Lượng nước sẵn có (I1) từ 1.000-1.700 m3/người/năm thì kết quả là 15;— Luong nước sẵn có (I1) từ 500-1.000 m3/người/năm thì kết quả là 10;— Lượng nước sẵn có (I1) nhỏ hơn 500 m3/người/năm thì kết quả là 5.Công thức sử dụng dé tính toán lượng nước sẵn có như sau:

HH =(GW+SW+PW)/PTrong đó:

— GW - Groundwater availability: lượng nước ngầm sẵn có (m3/năm);— SW -Surface water availability: lượng nước mặt sẵn có (m3/năm);— PW- Piped water flow capacity: công suất nước máy (m$/năm);— P— Number of population: số người (người)

Chỉ số bao phi của nước máy (Piped Water Coverage Indicator In)Đề tính toán, công thức sau được sử dụng:

J2 = T*20

Trong đó: T là % che phủ của dich vu cấp nước.Chi số tính liên tục của nguồn nước (Water Source Continuity Indicator Is)

Chỉ số này thể hiện khả năng tiếp cận việc sử dụng nước 24 giờ mỗi ngày và 7

ngày môi tuần Việc xác định kết quả của chỉ sô nay liên quan đến tính liên tục của dng nước và khả năng tiêp cận nguôn nước sẵn có trong 24 giờ môi ngày đôi với nướcmáy cũng như nước được mua Kêt quả chỉ sô l3 là:

13 = (K1+K2)/2Trong do:

Trang 36

— KI là mức độ hài lòng của khách hàng đối với nước máy dựa trên báo cáo phản

hôi hoặc ghi chép của doanh nghiệp hoạt động về nước/ nhà cung câp nước.

— K2 là mức độ hài lòng của khách hàng vẻ tính liên tục của nguồn nước đối vớinhững người không dùng nước máy Trong nghiên cứu của tác giả, kết quả đượcxác định là 20 do nước có thé tiếp cận bat kỳ thời gian nào sau khi mua và trữtrong nhà có thể sẵn có bất kỳ lúc nào

Chỉ số chất lượng nước không phải nước máy (Non-Piped Water Quality Indicator

lạ)

Chỉ số này bao gồm các nguồn nước mặt và nước ngâm, dựa theo quyết định

907 nam 2002 của Bộ Y tế Indonesia về các yêu cau và giám sát/ kiểm soát nước

uống.

Chỉ số này liên quan đến chỉ số ô nhiễm (Pollution Index — IP) phát triển bởi

Sumitomo và Nemerow (1970) Phân loại mức độ 6 nhiễm dựa trên tiêu chuan chatlượng nước gôm 4 mức:

— 0<TP < 1,0: chất lượng đạt tiêu chuẩn (điều kiện tốt)

— 1,0<IP<5,0: 6 nhiễm nhẹ

— 5,0 <TP < 10: ô nhiễm trung bình

— IP>10: ônhiễm nặng Do đó: 14 = 20 - IP

Trong đó: IP là chỉ số ô nhiễm.Chỉ số chất lượng nước máy (Piped Water Quality Indicator Is)

Xác định chỉ số chất lượng nước máy theo Quyết định 907 năm 2002 của Bộ Y

tế Indonesia Chỉ số chất lượng nước máy sử dụng 3 thông số: mùi, vị, độ đục Chấtlượng nước máy trong một khu vực liên quan đến điều kiện dịch vụ cấp nước bởiPAM Jaya Kết quả cho mỗi thông số như sau:

— Chất lượng nước tốt: 20 điểm— Chất lượng nước b nh thường: 15 điểm— Chất lượng nước xấu: 5 điểm

Vì vậy, chỉ số I5 được tính toán như sau:

Trang 37

— Néu lượng nước tiêu thụ > 90 lít/người/ngày: 16 = 20— Nếu lượng nước tiêu thụ < 90 lit/ngudi/ngay: I6 = (lượng nước tiêu thụ/90) x 20Chỉ thị nguồn nước uống (Drinking Water Source Indicator I7)

Chỉ thị này sẽ đo lường mức độ tin tưởng của mọi người về tâm lý chấp nhận

tiêu chuân của nguôn nước sử dụng hàng ngày Chỉ sô này thu được từ bảng cầu hỏiđề biệt sô lượng người dân tiêu thụ nước đóng chai làm nước uông Kêt quả được xácđịnh dựa vào công thức sau:

Sphiéu trả lời sử dụng nước đóng chaiI; = 20 - (2 x 20)

¥so phiêu điêu tra

Chỉ số khả năng chỉ trả (Affordability Indicator lạ)Chỉ số này mô tả khả năng khách hàng chi trả cho nước uống trong nhà họ mà

không vượt quá gánh nặng thu nhập Chỉ sô dé cập đến quy định của chính phủ liênquan đến thuế cap nước tập trung (ở Indonesia thiết lập với giới hạn 4% thu nhậphàng tháng) Điểm số dựa trên sử dụng thu nhập (chỉ tiêu) để đáp ứng nhu cầu nước

băng cách sử dụng các tiêu chí sau:— bl: gánh nặng khi thu nhập được sử dụng dé chi trả mua nước > 4.5%: 2 điểm— b2: hơi gánh nặng khi thu nhập được sử dụng dé chi trả mua nước 4-4,5%: 5 điểm— b3: không có gánh nặng khi thu nhập sử dụng để mua nước < 4%: 20 điểm

Phương pháp này cũng không được lựa chọn vì dé tài nghiên cứu cũng không xétđến những yếu tô trên.

> Nghiên cứu tại Việt Nam

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạttinh Ninh Binh của Bài Thi Tin và Nguyễn Thục Nhu (2014) đã sử dụng 3 phươngpháp là đánh giá theo modul dòng chảy, đánh giá theo bình quân đầu người (chỉ sốáp lực nước WSI theo Falkenmark) và đánh giá theo hệ số C (C = W/số người/250,trong đó W là tổng lượng nước trong khu vực tính toán) để đánh giá tài nguyên nướccủa tỉnh có đáp ứng nhu cau sử dụng nước hay không Kết quả nghiên cứu cho thaynếu căn cứ vào modul dòng chảy, tai nguyên nước mặt ở các lưu vực sông tinh NinhBình đều thuộc cấp đủ nước Tuy nhiên, nếu xét theo lượng nước trên bình quân nướcđầu người, tại lưu vực sông Ấn, sông Chim, sông Lạng, sông Bút, sông Bến Đang ở

trong tinh trạng thiếu nước cục bộ, các lưu vực sông khác đủ nước Theo hệ sô C, lưu

vực sông sông Ấn, sông Chim, sông Lang, sông But đảm bao cap nước nhưng cần

phân phối hợp lý, riêng lưu vực sông Bến Đang nguồn nước hạn chế cần | phai dan tircac nguon khac, cac lưu vực sông còn lại bao đảm nguồn nước Từ đó, cần xây dựngcác kế hoạch chỉ tiết cụ thể cho khai thác, sử dụng nước phục vụ sinh hoạt theo từng

giai đoạn, vừa phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thé của tỉnh, vừa dam bảo sử

dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên nước, hướng đến mục tiêu chung phát triển bềnvững của tỉnh.

Trang 38

Nghiên cứu “Tinh toán chỉ số tôn thương nguôn nước mặt lưu vực sông Bé —dia phận tỉnh Bình Phước” của Nguyễn Dang Tĩnh và Đào Đức Anh (2016) đã sửdụng (1) thông số sức ép nguôn nước (RS), (2) thông số sức ép khai thác sử dụngnguôn nước (DP), (3) thong sô hệ sinh thai (EH) và (4) thong sỐ quản lý (MC) để tính

toán chỉ số dễ ton thương của tài nguyên nước (VỤ Dé tính toán thông số sức épnguôn nước, nghiên cứu cũng tính hệ số khan hiếm nước (RSs) được thé hiện bởilượng nước tính theo đầu người và so sánh với lượng nước tính theo đầu người trung

bình thé giới (1.700m3/ người năm) Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị tốn thương

cho cả lưu vực sông Bé nam trong phan lưu vực sông có chỉ số ton thương tài nguyênở mức độ trung bình, tức là lưu vực có điều kiện tốt dé quản lý bền vững tài nguyên

nước xong vẫn phải doi mặt với sức ép về kỹ thuật cũng như chính sách quan lý, vìvậy buộc phải xây dựng chính sách quản lý mới để phù hợp với thách thức sử dụng

tài nguyên nước.

Nghiên cứu “Chi số tai nguyên nước mặt lưu vực sông Vệ” của Nguyễn NgocHà (2016) sử dung 13 chỉ số thé hiện số lượng và chất lượng nước, chia thành 2 nhómtài nguyên và sử dụng nước để tính toán Trong 13 chỉ số đó, nhóm sử dụng nước có

chỉ sô sử dụng nước bình quân đầu người (F alkenmark) (mề/người năm) để tính tổng

nhu cầu nước hiện tại và tương lai chia cho tổng dân sô hiện tại và tương lai Kết quảnghiên cứu chỉ số lượng nước bình quân dau người đối với các tiêu lưu vực nam ở

thượng nguồn sông Vệ hiện tại trên mức trung bình quốc gia (9.600m3/người/năm).

Theo tiêu chuẩn quốc tế mức bình quân sử dụng nước đầu người là 7.400 m3/người,dưới 4000 m3/người là ít nước, dưới 1.700 m3/người là thiếu nước (mức khan hiếm).Như vậy, các vùng trung và hạ lưu sông Vệ đều chạm ngưỡng đủ nước, riêng ở vùnghạ lưu thấp hơn ngưỡng đủ nước (4 000m”/người), do đó phụ thuộc lớn vao lượngnước hiệu chỉnh từ nguôn nước đến từ các tiểu lưu vực thượng nguồn và đến năm2020 vẫn trên mức đủ nước

Tó om lại: Như vậy, trên thé giới va tại Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu liênquan về tài nguyên nước mặt như: trữ lượng, chat lượng, tải lượng ô nhiễm dưới tácđộng của biến đổi khí hậu, dựa trên phạm vì nghiên cứu cùng với những tài liệu sẵn

có, dé tài sử dụng phương pháp tinh và phân loại của Falkenmark và phương pháptính và phân loại của OECD dé đánh giá kha năng dam bảo trữ lượng nước mặt taiTp.HCM

1.4 Tong quan về khu vực nghiên cứu1.4.1 Tổng quan về khu vực Tp.HCM

— Điều kiện tự nhiên, phát triển công nghiệp và dân số1.4.1.1 Điều kiện tự nhiên

> VỊ trí địa lý

—_ TP.HCM năm ở phía Tây Nam vùng Đông Nam Bộ trong giới hạn tọa độ địa lý

khoảng 10°10’ — 10°38’ vĩ độ Bac và 106922) — 106954? kinh độ Đông.

Trang 39

— TP.HCM nam ở ha lưu các con sông lớn: sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé,

ven ria Đông băng sông Cửu Long.

— Tổng điện tích tự nhiên là 2.095,01 km”, với 19 quận huyện nội thành (441km”),

5 huyện ngoại thành (1.601km7) (Cuc thông kê TP.HCM, 2016).

ADMINISTRATION MAP OF HO CHI MINH CITy

Seale: 1/275.000

Hình 1-1 Sơ đồ hành chính Tp.HCM

Nguôn:UBND Tp.HCM, 2016

> Đặc điểm địa hìnhHau hết các khu vực của Tp.HCM có địa hình bằng phang, dốc rất nhẹ từ phíaBắc đến phía Nam Trong đó, 40 — 45% diện tích đất tại TP.HCM ở độ cao từ 0 đến1 m; 15 — 20% giữa 1 và 2m; 10 — 15% giữa 2 và 4m va 10 — 15% diện tích đất là ởđộ cao lớn hơn 4m Các khu vực còn lại (khoảng 12-15%) bao gom cac song, kénh

rach và các vung nước khác (ADB, 2010).

Nhìn chung khu vực trung tâm năm ở 2 dạng địa hình là chủ yếu, bao gồm:— Dạng địa hình gò đôi kiểu bát úp với cao độ biến đổi chủ yếu từ 2,0 m đến 30.0

m Dạng địa hình này tập trung các quận nội thành Đây là vùng đât cao, không

Trang 40

chịu ảnh hưởng thủy triều trừ một ít diện tích cục bộ năm ven kênh rạch với caotrình < +2m.

— Dạng địa hình dong bang thap, VỚI cao độ biến đôi từ 0,8m đến 1,5m có ở Ở quận

Tan Phú Day là đông băng ngập triệu hoặc ngập lũ do ảnh hưởng thủy triêu (trừcác dai dat có dan cư với cao độ địa hình đên +3,0m) (Lê Sâm, 2011).

— _ Với tính chất địa hình Tp.HCM phan lớn là băng phăng, thấp Phần diện tích thấp,trũng, có độ cao dưới 2m và mặt nước chiếm đến 61% diện tích tự nhiên và năm

ở vùng cửa sông với nhiêu công trình điều tiết lớn ở thượng nguồn nên thành phố

106°2T OE 106°30 0°E 106“39'9°E 106“480°E 106“°570"E

Hình 1-2 Sơ đồ địa hình thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn: ADB, 2010

> Đặc điểm khí tượng thủy văn

Thành phố H6 Chí Minh nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa mangtính chat cận xích đạo Lượng bức xạ déi dào, nang trung bình 6,13 giờ/ngày Nhiệtđộ trung bình năm khoảng 284°C Luong mưa trung bình năm đo được tại trạm Tân

Son Hòa là 2042,2mm/năm, tập trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 11, chiếm 90%tong lượng mưa năm (Cực thong kê, 2016)

— Chế độ mưa: TP.HCM nam trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, với phân

bô lượng mưa ở TP.HCM không dong đêu Tông lượng mưa TP.HCM dao động

Ngày đăng: 09/09/2024, 01:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN