1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu

119 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu – Một trường hợp điển cứu
Tác giả Nguyễn Đông Danh
Người hướng dẫn PGS.TS Đỗ Ngọc Hiền
Trường học Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG – HCM
Chuyên ngành Kỹ thuật Công nghiệp
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Tp.HCM
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 3,26 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài (11)
  • 1.2. Mục tiêu đề tài (13)
  • 1.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài (13)
  • 1.4. Cấu trúc luận văn (13)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT (11)
    • 2.1.1. Năng suất (15)
    • 2.1.2. Việc tạo ra giá trị và sự lãng phí (15)
    • 2.2. Các lý thuyết liên quan (16)
      • 2.2.1. Lý thuyết về năng suất (16)
      • 2.2.2. Các loại lãng phí trong sản xuất (18)
      • 2.2.3. Các công cụ và giải pháp chính được triển khai khi thực hiện đề tài (0)
    • 2.3. Thực trạng và năng suất lao động tại Việt Nam (0)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Phương pháp quan sát (15)
    • 3.2. Phương pháp thực nghiệm khoa học (32)
      • 3.2.1. Giới thiệu (32)
      • 3.2.2. Tính đặc trưng của phương pháp thực nghiệm khoa học (0)
      • 3.2.3. Các phương pháp thực nghiệm khoa học (0)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN 4.1. Thực trạng doanh nghiệp (32)
    • 4.1.1. Giới thiệu doanh nghiệp và đối tượng nghiên cứu (34)
    • 4.1.2. Thực trạng hoạt động của nhà máy (36)
    • 4.1.3. Mục tiêu đặt ra cho năm 2017 (39)
    • 4.2. Các giải pháp áp dụng (39)
      • 4.2.1. Tác động vào cơ cấu nhân sự bộ phận sản xuất (0)
      • 4.2.2. Vận dụng các lý thuyết tạo động lực cho nhân viên (42)
      • 4.2.3. Triển khai 3S tại nhà máy sản xuất hạt nhựa màu (45)
      • 4.2.4. Triển khai công cụ SIPOC (52)
      • 4.2.5. Triển khai FMEA (60)
      • 4.2.6. Chuẩn hóa công việc (68)
      • 4.2.7. Một số công cụ khác được áp dụng trong quá trình thực hiện đề tài (75)
  • CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5.1. Sản lượng và năng suất hạt nhựa màu (34)
    • 5.1.1. Sản lượng và năng suất trong năm 2017 (76)
    • 5.1.2. So sánh sản lượng và năng suất của năm 2016 và năm 2017 (77)
    • 5.2. Tình trạng nhân sự bộ phận sản xuất hạt nhựa màu (79)
      • 5.2.1. Biến động nhân sự năm 2017 (0)
      • 5.2.2. Giờ công lao động (80)
    • 5.3. Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị (80)
      • 5.3.1. Máy trộn (81)
      • 5.3.2. Máy đùn (82)
    • 5.4. Các kết quả về mục tiêu chất lượng (83)
      • 5.4.1. Hao hụt trong quá trình sản xuất (83)
      • 5.4.2. Tình trạng giao hàng đúng hạn (83)
      • 5.4.3. Khiếu nại từ khách hàng (84)
  • CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận (76)
    • 6.2. Kiến nghị (86)
  • Tài liệu tham khảo (89)

Nội dung

Phương pháp tiếp cận - Từ kết quả phân tích và nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động tại nhà máy sản xuất hạt nhựa màu, các giải pháp đã vận dụng là sự kết hợp giữa các

Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Ngành công nghiệp Nhựa là một ngành còn khá non trẻ so với các ngành công nghiệp lâu đời khác tại Việt Nam như cơ khí, điện tử, hóa chất, dệt may…nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây Giai đoạn 2010-2015, ngành nhựa là ngành có tốc độ tăng trưởng cao với mức tăng trưởng hàng năm từ 16-18%/năm (chỉ sau ngành viễn thông và dệt may), đặc biệt có những mặt hàng tốc độ tăng trưởng đạt gần 100% Điều này xuất phát từ thị trường tiêu thụ rộng lớn, các sản phẩm nhựa được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực như thực phẩm, xây dựng, viễn thông,… Dẫn chứng có thể thấy nếu trong năm 2010, số kg nhựa sử dụng tính trên đầu người chỉ đạt 33 kg/người/năm thì năm 2015, con số này đã tăng lên 41 kg/người/năm Mức tăng này cho thấy nhu cầu sử dụng nhựa trong nước ngày một gia tăng Tuy nhiên, con số này còn khá thấp so với khu vực và thế giới khi mà nhu cầu tiêu thụ nhựa của khu vực châu Á đạt 48,5 kg/người/năm và trung bình toàn thế giới là 69,7 kg/người/năm

Với tốc độ phát triển nhanh, ngành nhựa đang được coi là một ngành năng động trong nền kinh tế Việt Nam Sự tăng trưởng đó xuất phát từ thị trường rộng, tiềm năng lớn và đặc biệt là vì ngành nhựa Việt Nam mới chỉ ở bước đầu của sự phát triển so với thế giới và sản phẩm nhựa được phát huy sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống bao gồm sản phẩm bao bì nhựa, sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng, sản phẩm nhựa gia dụng và sản phẩm nhựa kỹ thuật cao

Sản phẩm nhựa của Việt Nam không chỉ được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường nội địa mà còn được xuất khẩu và từng bước chiếm lĩnh thị trường của nhiều nước Theo báo cáo phân tích ngành nhựa Việt Nam từ VCBS (Vietcombank Secutities), đến tháng 09/2016, xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng trưởng 5,3% yoy (year over year), trong đó Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất Từ năm 2005 đến nay, kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa luôn duy trì tốc độ tăng trưởng đều qua các năm, đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm CAGR 20% (Compounded Annual Growth rate) Sản phẩm của ngành nhựa hiện đã được xuất khẩu sang hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Trung Đông, châu Phi, EU, Mỹ….9 tháng đầu năm

2016, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt 1.618 triệu USD (+5,3% yoy) Hiện nay Việt Nam có hơn 2.000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhựa, trong đó khoảng 84% tập trung ở miền Nam, khu vực miền Bắc với khoảng 14% doanh nghiệp hoạt động Do đó, cạnh tranh mạnh nhất là khu vực phía Nam Nhựa bao bì vẫn là mảng chiếm tỷ trọng cao nhất trong ngành nhựa với tỷ lệ lên đến 37,4% trong năm 2015

Ngành nhựa Việt Nam với tốc độ phát triển nhanh đang nhận được sự quan tâm lớn từ các tập đoàn nước ngoài Các doanh nghiệp đến từ Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tạo nên làn sóng thâu tóm các doanh nghiệp nhựa tại Việt Nam, tiêu biểu như tập đoàn SCG (Thái Lan), Oji Holding Corporation (Nhật), Dongwon Systems (Hàn Quốc)

Với sự phân tích và nhận định như trên, có thể khẳng định tiềm năng tăng trưởng ngành nhựa Việt Nam khá lớn, vì vậy nhu cầu nguyên vật liệu và phụ gia ngành nhựa cũng lớn Hiện nay, mỗi năm ngành nhựa cần trung bình khoảng 3,5 triệu tấn các loại nguyên liệu đầu vào như Polyethylene (PE), Polypropylene (PP), Polystyren (PS), Polyvinylclorua (PVC) và hàng trăm loại hóa chất phụ trợ khác nhau Trong năm

2020, dự báo số nguyên liệu cần có để phục vụ cho hoạt động sản xuất nhựa khoảng

5 triệu tấn Đây là cơ hội cho các nhà cung cấp nhựa nguyên liệu và phụ gia ngành nhựa phát triển, tăng trưởng doanh số và AIC là một trong số đó Tuy nhiên, để có đủ năng lực phục vụ thị trường nhựa ngày càng tăng trưởng, các doanh nghiệp như AIC phải có một sự chuẩn bị kỹ càng về nguồn lực bao gồm cơ sở vật chất, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, đội ngũ nhân viên có trình độ …, liên tục cải tiến quy trình công nghệ, cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm … từ đó chứng minh cho khách hàng thấy được tiềm lực vững mạnh, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng Công ty TNHH AIC là doanh nghiệp Hàn Quốc, chuyên sản xuất và kinh doanh hạt nhựa màu (Masterbatch) và các loại hạt phụ gia dùng trong ngành nhựa như CaCO3, hạt chống cháy, hạt chống UV, hạt trợ gia công … Hiện tại AIC đang gặp vấn đề về tình trạng giao hàng; năng suất thấp hơn so với nguồn lực hiện có và không đáp ứng được kỳ vọng của Ban Giám Đốc Đây là các vấn đề cấp bách AIC cần phải nghiên cứu, phân tích và có biện pháp cải thiện để giữ được vị trí trên thị trường và là cơ sở vững chắc để có những bước tiến mạnh mẽ hơn

Trước thực tế này, học viên quyết định chọn đề tài “Nghiên Cứu Giải Pháp Nâng

Cao Năng Suất Nhà Máy Sản Xuất Hạt Nhựa Màu – Một Trường Hợp Điển Cứu” (tại công ty TNHH AIC) để thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Mục tiêu đề tài

Với mục đích nâng cao năng suất hiện tại của nhà máy sản xuất hạt nhựa màu, các mục tiêu cụ thể luận văn phải đạt được bao gồm:

- Xác định thực trạng của nhà máy, các vấn đề tồn tại trong quá trình sản xuất ảnh hưởng đến năng suất

- Xác định được các giải pháp cụ thể áp dụng để cải thiện, nâng cao năng suất

- Theo dõi, thu thập dữ liệu và đánh giá kết quả thực hiện.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Giải quyết được vấn đề mấu chốt Ban Giám Đốc công ty đang quan tâm là cải thiện năng suất hiện tại tương xứng với nguồn lực hiện có

Với mục đích cải thiện năng suất, nhà máy cũng gián tiếp loại bỏ được các lãng phí liên quan đang còn tồn tại, giảm tỉ lệ sản phẩm sai hỏng, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng

Là nền tảng ban đầu để xây dựng văn hóa cải tiến liên tục trong toàn công ty AIC, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện vị trí trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu và phụ gia ngành nhựa.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT

Năng suất

Hiện nay, định nghĩa về năng suất được coi là có cơ sở khoa học và hoàn chỉnh nhất là định nghĩa do Ủy ban Năng suất thuộc Hội đồng năng suất chi nhánh Châu Âu đưa ra trong một cuộc họp tại Rome năm 1959, được các nước thừa nhận và áp dụng:

Năng suất trước hết là một tư duy không ngừng tìm kiếm cải tiến Đây là sự khẳng định khả năng làm cho ngày hôm nay tốt hơn hôm qua, ngày mai tốt hơn hôm nay Năng suất đòi hỏi sự nỗ lực liên tục để thích nghi các hoạt động kinh tế với những điều kiện luôn thay đổi, tiếp thu các lý thuyết và phương pháp mới Nó là niềm tin vững chắc vào sự tiến bộ của nhân loại.

Năng suất phản ánh đồng thời tính hiệu lực, hiệu quả, đổi mới của quá trình và chất lượng sống ở mọi cấp độ Năng suất trở thành công cụ quản lý và là thước đo của sự phát triển

Năng suất nhấn mạnh vào việc giảm lãng phí (chứ không phải là giảm đầu vào), là làm việc thông minh hơn (chứ không phải vất vả hơn), trong đó nguồn nhân lực và khả năng tư duy của lao động đóng vai trò quan trọng nhất

Tăng năng suất đồng nghĩa với việc đổi mới và cải tiến liên tục, là quan tâm nhiều hơn đến kết quả đầu ra chứ không chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng đầu vào.

Việc tạo ra giá trị và sự lãng phí

Các hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm (Value-added activities): là các hoạt động chuyển hóa vật tư trở thành đúng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu

Các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm (Non value-added activities): là các hoạt động không cần thiết cho việc chuyển hóa vật tư thành sản phẩm mà khách hàng yêu cầu

Lãng phí (muda - từ gốc tiếng Nhật): là một khái niệm cơ bản trong Hệ thống sản xuất Toyota – Toyota Production System (TPS) Một quá trình gia tăng giá trị bằng việc sản xuất ra các sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ mà khách hàng chấp nhận trả tiền Quá trình này tiêu tốn tài nguyên và lãng phí được sinh ra khi mà tài nguyên được sử dụng lớn hơn mức cần thiết để sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng thực tế cần Quan điểm và công cụ của TPS giúp nâng cao nhận thức và đưa ra các quan điểm mới về xác định lãng phí và thông qua đó khai thác các cơ hội để giảm lãng phí

Bảy loại lãng phí trong sản xuất tinh gọn (Lean), bao gồm: Sản xuất thừa - Over

Production; Khuyết tật – Defect; Tồn kho – Inventory; Vận chuyển - Transportation; Chờ đợi - Waiting; Thao tác - Motion; Xử lý thừa – Over processing.

Thực trạng và năng suất lao động tại Việt Nam

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

2.1 CÁC ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM

Hiện nay, định nghĩa về năng suất được coi là có cơ sở khoa học và hoàn chỉnh nhất là định nghĩa do Ủy ban Năng suất thuộc Hội đồng năng suất chi nhánh Châu Âu đưa ra trong một cuộc họp tại Rome năm 1959, được các nước thừa nhận và áp dụng:

“Trước hết, năng suất là một trạng thái tư duy Đó là phong cách tìm kiếm sự cải thiện không ngừng những gì đang tồn tại; đó là sự khẳng định rằng người ta có thể làm cho ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua, ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay; hơn thế nữa, nó đòi hỏi những nổ lực không ngừng để thích ứng các hoạt động kinh tế với các điều kiện luôn thay đổi và việc áp dụng các lý thuyết và phương pháp mới; nó là niềm tin vững chắc về sự tiến bộ của nhân loại”

Năng suất phản ánh đồng thời tính hiệu lực, hiệu quả, đổi mới của quá trình và chất lượng sống ở mọi cấp độ Năng suất trở thành công cụ quản lý và là thước đo của sự phát triển

Năng suất nhấn mạnh vào việc giảm lãng phí (chứ không phải là giảm đầu vào), là làm việc thông minh hơn (chứ không phải vất vả hơn), trong đó nguồn nhân lực và khả năng tư duy của lao động đóng vai trò quan trọng nhất

Tăng năng suất đồng nghĩa với việc đổi mới và cải tiến liên tục, là quan tâm nhiều hơn đến kết quả đầu ra chứ không chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng đầu vào

2.1.2 Việc Tạo Ra Giá Trị Và Sự Lãng Phí

Các hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm (Value-added activities): là các hoạt động chuyển hóa vật tư trở thành đúng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu

Các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm (Non value-added activities): là các hoạt động không cần thiết cho việc chuyển hóa vật tư thành sản phẩm mà khách hàng yêu cầu.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1 Phương pháp quan sát

Phương pháp thực nghiệm khoa học

Là phương pháp thu thập các sự kiện trong những điều kiện được tạo ra một cách đặc biệt (tạo ra kinh nghiệm mới, lý thuyết mới để khẳng định những mối liên hệ dự kiến sẽ có trong những điều kiện mới) đảm bảo cho sự thể hiện tích cực, chủ động của các hiện tượng, sự kiện nghiên cứu

Phương pháp thực nghiệm khoa học là một trong các phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học Song chỉ được sử dụng khi và chỉ khi đặt ra bài toán làm sáng

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN 4.1 Thực trạng doanh nghiệp

Giới thiệu doanh nghiệp và đối tượng nghiên cứu

Công ty TNHH AIC là doanh nghiệp Hàn Quốc được thành lập từ năm 2002 tại KCN Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai

Nhân sự của công ty tính đến tháng 12/2016 khoảng 80 nhân viên

Công ty có 2 nhà máy sản xuất với các sản phẩm chính:

- Mực in bao bì các loại (OPP, PE, Flexo …)

- Hạt nhựa màu và phụ gia ngành nhựa (masterbatch)

Thị trường tập trung chủ yếu các tỉnh miền nam bao gồm Đồng Nai, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang

Khách hàng ngành nhựa có khoảng 150 khách hàng, trong đó 10% khách hàng lớn và trung thành chiếm khoảng 60% doanh số (theo số liệu năm 2016)

4.1.1.2 Nhà máy sản xuất hạt nhựa màu (Masterbatch) a Nhân sự:

Tổng số nhân sự nhà máy sản xuất hạt nhựa màu tính đến tháng 12 năm 2016 là 26 nhân sự, riêng bộ phận sản xuất có tổng cộng 19 nhân sự, cụ thể như hình 4.1 và 4.2 dưới đây (theo định biên nhân sự hiện tại):

Hình 4.1: Cơ cấu nhân sự nhà máy sản xuất hạt nhựa màu

Phòng trộn BTP (09 nhân sự)

Chạy máy đùn (08 nhân sự)

Hình 4.2: Cơ cấu nhân sự bộ phận sản xuất hạt nhựa màu b Thời gian làm việc:

Bộ phận sản xuất hạt nhựa màu có 2 ca làm việc:

- Ca 1: bắt đầu từ 08:00 đến 16:00, có 09 lao động trực tiếp (05 nhân viên vận hành máy trộn và 04 nhân viên vận hành máy đùn)

- Ca 2: bắt đầu từ 13:00 đến 21:00, có 08 lao động trực tiếp (04 nhân viên vận hành máy trộn và 04 nhân viên vận hành máy đùn)

Quản đốc sản xuất và trợ lý sản xuất làm việc giờ hành chánh từ 08:00 đến 17:00 c Máy móc thiết bị sản xuất:

Có tổng cộng 07 máy trộn với khối lượng trộn và chức năng khác nhau:

- 02 máy trộn khối lượng tối đa 250 kg/mẻ trộn và dùng để trộn tất cả các màu, trừ màu trắng (ký hiệu T100 & T65)

- 02 máy trộn khối lượng tối đa 150 kg/mẻ trộn và dùng để trộn tất cả các màu, trừ màu trắng (ký hiệu (T58 & T58A)

- 01 máy trộn khối lượng tối đa 250 kg/mẻ trộn và chỉ được dùng để trộn màu trắng (ký hiệu T65A)

- 01 máy trộn khối lượng tối đa 50 kg/mẻ trộn và dùng để trộn tất cả các màu, trừ màu trắng (ký hiệu T36)

Có tổng cộng 05 cụm máy đùn với chức năng được quy định như sau:

- 01 máy chỉ để sản xuất màu đen và các màu tối như silver, dark green, dark blue

- 01 máy chỉ để sản xuất màu trắng và các hạt chức năng không màu (ký hiệu 65A)

- 02 máy để sản xuất các loại màu khác (ký hiệu 58 & 58A)

- 01 máy đùn loại nhỏ để sản xuất các đơn hàng nhỏ (ký hiệu 36)

Ngoài ra còn có một hệ thống máy TS150 để sản xuất các hạt chức năng khác.

Thực trạng hoạt động của nhà máy

a Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng trong năm 2016 đã đưa ra một số nhận định:

- 97.36% khách hàng phản hồi chất lượng sản phẩm của AIC ở mức bằng và tốt hơn đối thủ cạnh tranh

- 100% khách hàng hài lòng về cách thức AIC tiếp nhận và giải quyết khiếu nại

- Khách hàng đánh giá tiến độ giao hàng của AIC ở mức chấp nhận được, tuy nhiên cần phải thông tin cho khách hàng kịp thời nếu có bất kỳ thay đổi phát sinh

- Về giá bán, 89.5% khách hàng nhận xét giá bán của AIC từ tương đương đến cao hơn so với đối thủ cạnh tranh b Kết quả hoạt động năm 2016 (theo báo cáo nội bộ 2016):

- Sản lượng hạt nhựa màu trong năm 2016 đạt khoảng 779 tấn

- Năng suất trung bình đạt 19.8 kg/giờ lao động

- Hao hụt trong quá trình sản xuất chiếm 3.5%

- Số đơn hàng trễ hạn cao, chiếm 15.7% trong tổng số đơn hàng

- Số lô hàng bị khiếu nại chiếm 0.9% (19 lô bị khiếu nại trong tổng số 2.229 lô đã bán) c Nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động tại bộ phận sản xuất hạt nhựa màu:

Hình 4.3 bên dưới là các yếu tố nội bộ có ảnh hưởng đến năng suất lao động tại bộ phận sản xuất hạt nhựa màu, bao gồm 06 yếu tố chính: nhân lực; máy móc, thiết bị; nguyên vật liệu; phương pháp kiểm soát, đo lường; quy trình vận hành; môi trường hoạt động

Nhân lực Máy móc, thiết bị

Trình độ quản lý Trình độ nhân viên

Kế hoạch bảo trì Thời gian dừng máy vì hư hỏng

Cơ cấu tổ chức Điều kiện làm việc (không khí, tiếng ồn, …)

Quản lý, đồng nghiệp Nội quy, nguyên tắc Hoạt động đội nhóm

Cách bố trí máy móc, công cụ

Tình trạng đáp ứng NVL

Quy trình cân, trộn BTP Quy trình vận hành máy đùn

Kiểm soát quá trình cân, trộn

Kiểm soát quá trình vận hành máy đùn

Kiểm soát thông số dữ liệu

Hình 4.3: Các yếu tố nội bộ ảnh hưởng đến năng suất lao động

Qua tìm hiểu thực tế tại bộ phận sản xuất hạt nhựa màu của nhà máy, nhận thấy: Nhân lực:

- Quản đốc sản xuất có kinh nghiệm về kỹ thuật, vận hành máy móc thiết bị nhưng hạn chế về kỹ năng quản lý điều hành, dẫn đến việc lập kế hoạch sản xuất và bố trí nhân sự không hợp lý; chưa có các biện pháp, cách thức hữu hiệu để kiểm soát các hoạt động sản xuất

- Hầu hết các quyết định của quản đốc sản xuất phụ thuộc vào sự chỉ đạo của quản lý nhà máy người Hàn Quốc và những quyết định này thường dẫn đến phá vỡ kế hoạch đã lập

- Ở các khu vực trộn và chạy máy đùn đều có tổ trưởng, tổ phó, các nhân sự này làm việc lâu năm tại công ty nên có nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên bộ phận chưa phát huy hết năng lực, vai trò cũng như quy định trách nhiệm rõ ràng đối với các tổ trưởng, tổ phó này

- Chưa tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có

- Chưa tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị hiện có

- Các máy móc thiết bị hiện tại của bộ phận hầu hết đã cũ (ngoại trừ máy TS150) nên thường phát sinh hư hỏng dẫn đến dừng máy đột xuất

- Bộ phận bảo trì có lập kế hoạch bảo trì định kỳ nhưng không thực hiện theo kế hoạch, chỉ khi có sự cố mới tiến hành sửa chữa

- Một số sự cố máy móc đơn giản xảy ra trong quá trình sản xuất, đặc biệt là từ 17 giờ 00 đến 21 giờ 00, nhân viên sản xuất cho dừng máy vì không biết sửa chữa

- Thiết bị, vật tư không được cất giữ ngăn nắp, nhà xưởng còn bừa bãi, các đường ranh phân chia khu vực đã bong tróc nhưng chưa sơn sửa lại

- Chất lượng nguyên vật liệu ổn định và đáp ứng nhu cầu sản xuất

Phương pháp kiểm soát, đo lường:

- Bộ phận có ban hành các biểu mẫu để ghi nhận báo cáo trong quá trình hoạt động nhưng hầu hết các báo cáo mang tính đối phó, dữ liệu không chính xác và không được cập nhật dạng file mềm để làm cơ sở phân tích, cải tiến

- Kiểm soát quá trình vận hành chưa chặt chẽ, các sai hỏng trong quá trình vận hành thường được che giấu, không có nhiều dữ liệu về sai hỏng trong quá trình sản xuất mặc dù sản phẩm sai hỏng vẫn xuất hiện hàng ngày

- Các quy trình vận hành chưa được chuẩn hóa bằng văn bản cụ thể

- Cơ cầu tổ chức của bộ phận sản xuất hạt nhựa màu chưa thể hiện rõ vai trò của từng vị trí (hình 4.2)

- Làm việc nhóm và hợp tác làm việc giữa các nhóm không cao, thể hiện ở chỗ bộ phận hiếm khi tổ chức họp nội bộ, khi xảy ra sự cố thường đổ lỗi cho nhau, không có các biện pháp giải quyết một cách hệ thống

- Công ty có ban hành nội quy, quy định khi làm việc trong nhà xưởng nhưng ý thức chấp hành của nhân viên chưa cao, quản lý sản xuất cũng chưa áp dụng các biện pháp cứng rắn khi nhân viên vi phạm.

Mục tiêu đặt ra cho năm 2017

Dựa vào kết quả hoạt động của năm 2016, kết quả khảo sát ý kiến khách hàng và nguồn lực hiện tại của nhà máy, các mục tiêu đặt ra cho năm 2017 đối với nhà máy sản xuất hạt nhựa màu cụ thể như sau:

(1)Nâng cao năng suất hiện tại, kỳ vọng tăng 20.0 ~ 30.0% so với năm 2016 (2)Hao hụt trong quá trình sản xuất giảm còn 3.2%

(3)Số đơn hàng trễ hạn giảm còn 10% trong tổng số đơn hàng

(4)Khiếu nại khách hàng đối với sản phẩm hạt nhựa màu: 0.6% tổng số lô hàng bán ra

Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao năng suất lao động hiện tại để giảm chi phí quá trình sản xuất, từ đó có những chính sách về giá bán hợp lý hơn, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5.1 Sản lượng và năng suất hạt nhựa màu

Sản lượng và năng suất trong năm 2017

Tổng sản lượng chạy máy trong năm 2017 đạt 1,001,560 kg

Năng suất lao động trung bình trong năm 2017 đạt 28.3 kg/giờ

Năng suất đạt cao nhất trong năm là 40.9 vào thời điểm tháng 03/2017, trong tháng này sản lượng đạt cao nhất với 127,164 kg

Bảng 5.1: Sản lượng chạy máy và năng suất hạt nhựa màu năm 2017

Tháng Sản lượng (kg) Giờ công

Năng suất lao động (kg/giờ)

So sánh sản lượng và năng suất của năm 2016 và năm 2017

a Về sản lượng: So với năm 2016, năm 2017 tổng sản lượng chạy máy tăng 28.5% Nhìn chung sản lượng các tháng có tăng so với năm 2016, tháng 08 và tháng 12 sản lượng có giảm là do yếu tố mùa

Tỉ lệ tăng nhiều nhất vào tháng 02/2017 với tỉ lệ 116.2%

Hình 5.1: So sánh sản lượng hàng tháng năm 2016 và năm 2017 b Về năng suất: So với năm 2016, năm 2017 năng suất đạt 28.3 kg/giờ, tăng 42.8% Nhìn chung năng suất tăng qua các tháng, chỉ duy nhất tháng 12/2017 năng suất giảm, tháng 05/2017 năng suất tăng cao nhất với 117.1%

Theo số liệu từ nhân sự, lương giờ công của nhân viên sản xuất tính đến thời điểm 31/12/2017 là 27,094 đồng, ta có bảng so sánh về chi phí như sau:

Bảng 5.2: Bảng liên hệ giữa chi phí lao động và năng suất lao động

Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch (1) Năng suất lao động (kg/giờ) 19.8 28.3 8.5

(2) Chi phí lao động (đồng/giờ) 27,094 27,094 -

Chi phí lao động (đồng/kg)

Như vậy năm 2017, chi phí lao động giảm 411 đồng trên 1 kg thành phẩm, nếu tính trên tổng thành phẩm đạt được trong năm 2017, chi phí lao động đã tiết kiệm được:

Hình 5.2: Năng suất lao động hàng tháng của năm 2017

Hình 5.3: So sánh năng suất hàng tháng năm 2016 và năm 2017

Tình trạng nhân sự bộ phận sản xuất hạt nhựa màu

5.2.1 Biến động nhân sự trong năm 2017

Bảng 5.3: Tình trạng nhân sự bộ phận sản xuất trong năm 2017

Tháng Số nhân viên Lý do biến động

So với cuối năm 2016 (19 nhân viên), hiện tại đã có 3 nhân viên thôi việc bao gồm:

02/2017 18 Bổ sung thêm 02 nhân viên sản xuất mới

Có 03 nhân viên chuẩn bị thôi việc

Có 03 nhân viên thôi việc

Bổ sung thêm 04 nhân viên mới để cân bằng số nhân sự thời điểm cuối năm 2016, bao gồm:

- Có 01 nhân viên chuẩn bị thôi việc

04/2017 18 01 nhân viên sản xuất thôi việc

Giảm 02 nhân viên sản xuất:

- 01 nhân viên bị kỷ luật, chuyển công tác

- 01 nhân viên không đáp ứng yêu cầu công việc

07/2017 17 Tuyển 01 nhân viên mới thay thế

Có 01 nhân viên thôi việc

Không tuyển thêm nhân mới, giữ ổn định cho đến hết tháng 12/2017

Như vậy sau khoảng 06 tháng đầu có sự biến động về nhân sự do áp dụng các nguyên tắc quản lý mới, 06 tháng sau tình hình nhân sự ổn định hơn, đến tháng 10/2017 đã cắt giảm được 03 nhân sự vẫn đáp ứng yêu cầu sản xuất

Trong năm 2017, tổng giờ công đã giảm 4,512.8 giờ tương đương 11.3% so với năm

2016 Trong đó thời gian tăng ca giảm đáng kể, tương đương 36.1% (bảng 5.3) Đáng chú ý, trong năm 2017 không có bất kỳ trường hợp tăng ca đêm (từ 21 giờ 00 đến 06 giờ 00) mặc dù đơn hàng nhiều hơn năm 2016 Trường hợp tăng ca đêm thường xảy ra trong năm 2016 để hoàn thành các đơn hàng theo yêu cầu giao hàng Theo số liệu từ nhân sự, lương giờ công của nhân viên sản xuất tính đến thời điểm 31/12/2017 là 27,094 đồng, với 4,512.8 giờ công cắt giảm, bộ phận sản xuất hạt nhựa màu đã tiết kiệm được 138,868,942 đồng

(3,287.5 giờ * 1 + 1,225.3 giờ * 1.5) * 27,094 đồng/giờ = 138,868,942 đồng

Bảng 5.4: So sánh giờ công giữa năm 2016 và năm 2017

Năm Giờ công thường Giờ tăng ca Tổng giờ công

Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị

Quá trình ghi nhận dữ liệu để thực hiện đề tài, đã hình thành được bộ dữ liệu về tình trạng hoạt động của các máy tại bộ phận sản xuất, bao gồm các thông tin về sản lượng, năng suất máy, thời gian hoạt động của máy Trước đây chưa có các dữ liệu này, đây là cơ sở để đánh giá hiệu suất hiện tại của các máy từ đó có những giải pháp bảo trì và cải thiện năng suất chuyên sâu hơn cho từng máy

Hình 5.4: Tình trạng hoạt động của các máy trộn trong năm 2017

Hình 5.5: Sản lượng và năng suất của các máy trộn năm 2017

Về máy trộn, hình 5.4 và 5.5 cho thấy: Sản lượng tập trung vào bốn máy T150, T100, T65 và T65A, chiếm 93.3% tổng sản lượng trong năm Bốn máy này cũng cho năng suất cao hơn các máy khác Máy trộn T150 đạt được năng suất trung bình 7.9 kg/phút, nhờ vào kết quả thực hiện chuẩn hóa công việc (năng suất trước khi chuẩn hóa: 6.0 kg/phút; sau khi chuẩn hóa: 8.2 kg/phút)

Hình 5.6: Tình trạng hoạt động của các máy đùn trong năm 2017

Hình 5.7: Sản lượng và năng suất của máy đùn năm 2017

Về máy đùn, hình 5.6 và 5.7 cho thấy: sản lượng tập trung ở bốn máy 58A, S150,

58 và 65A, chiếm 88.1% tổng sản lượng trong năm Việc tăng năng suất máy trộn T150 giúp cho bộ phận có thể điều chỉnh tốc độ của máy đùn S150 đạt đến 7.9 kg/phút, tương đương 474 kg/giờ, phù hợp với công suất thiết kế của máy (450 ~

800 kg/giờ), tăng 43.6% so với trước khi cải tiến.

Ngày đăng: 09/09/2024, 00:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. J.P. Womack & D.T. Jones. Tư duy tinh gọn. Hà Nội: Công ty CP Sách Alpha, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư duy tinh gọn
[2]. Cẩm nang kinh doanh Harvard. Quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên
Nhà XB: Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM
[4]. Đ.N.Hiền, bài giảng “Tổng quan về sản xuất tinh gọn”, khoa Cơ Khí, bộ môn Kỹ thuật công nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, tháng 08/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về sản xuất tinh gọn
[5]. L.N.Q.Lam, bài giảng “Lean Six Sigma”, khoa Cơ Khí, bộ môn Kỹ thuật công nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, tháng 08/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lean Six Sigma
[6]. Đ.B.H.Anh, bài giảng “Chất lượng tổng thể”, khoa Cơ Khí, bộ môn Kỹ thuật công nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, tháng 01/2016.Luận văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng tổng thể
[7]. V.Q.Hậu, “Nghiên cứu và xây dựng hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean) tại công ty cổ phần Vicem bao bì Bút Sơn”, thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội, 2014.Bài báo trong tạp chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean) tại công ty cổ phần Vicem bao bì Bút Sơn
[8]. P.N.Tuấn et al, “Doanh nghiệp năng suất và tinh gọn với giải pháp năng suất toàn diện”, Lean 6 Sigma Network (online), 07, pp. 12 – 16, Internet:www.lean6sigma.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al", “Doanh nghiệp năng suất và tinh gọn với giải pháp năng suất toàn diện”, "Lean 6 Sigma Network
[9]. VNSON Corp., “Lean Manufacturing – Sản xuất tinh gọn”, Lean 6 Sigma Network (online), 39, pp. 02 – 16, Internet: www.lean6sigma.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lean Manufacturing – Sản xuất tinh gọn”, "Lean 6 Sigma Network
[10]. H.T.Dũng, “Báo cáo chuyên đề Lean”, Lean 6 Sigma Network (online), 56, pp. 02 – 21, Internet: www.lean6sigma.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chuyên đề Lean”, "Lean 6 Sigma Network
[11]. “Hiệu quả tăng năng suất trong ngành may mặc nhờ áp dụng Lean”, Lean 6 Sigma Network (online), 61, pp. 13 – 14, Internet: www.lean6sigma.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả tăng năng suất trong ngành may mặc nhờ áp dụng Lean”, "Lean 6 Sigma Network
[12]. Đ.P.Quý (2010), “Thuyết nhu cầu của A.Maslow với việc động viên người lao động”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh, 26, pp. 78 - 85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuyết nhu cầu của A.Maslow với việc động viên người lao động
Tác giả: Đ.P.Quý
Năm: 2010
[13]. N.T.Q.Loan et al (2013), “Nghiên cứu ứng dụng FMEA: tình huống tại doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ, 16 No.Q2, pp. 46 – 54.Nguồn khác Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ứng dụng FMEA: tình huống tại doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam
Tác giả: N.T.Q.Loan et al
Năm: 2013
[14]. T.M.Tâm, “Đo lường năng suất tại doanh nghiệp”, Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, tháng 07/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường năng suất tại doanh nghiệp
[15]. T.T.T.Trang, “Báo cáo ngành nhựa Việt Nam”, Internet: www.vcbs.com.vn, tháng 12/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo ngành nhựa Việt Nam
[16]. T.X.Trường, “Báo cáo ngành nhựa”, Công ty CP Chứng khoán FPT (FPT Securities), tháng 3/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo ngành nhựa
[17]. B.Q.Xuân, “Lịch sử phát triển của quản lý và lý luận quản lý”, Internet: https://www.slideshare.net, tháng 08/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử phát triển của quản lý và lý luận quản lý
[18]. N.T.L Hoa, N.A.Tuấn (2015), Viện năng suất Việt Nam, “Báo cáo năng suất Việt Nam 2015”. [Online]. http://www.vnpi.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo năng suất Việt Nam 2015
Tác giả: N.T.L Hoa, N.A.Tuấn
Năm: 2015
[19]. (2016, Mar.) Tổng cục thống kê, “Báo cáo năng suất lao động của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”. [Online]. http://www.gso.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo năng suất lao động của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
[3]. H.M.J. Kraemer. 4 nguyên tắc lãnh đạo dựa trên giá trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2015.Bài giảng Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: 5 bậc trong tháp nhu cầu Maslow - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Hình 2.1 5 bậc trong tháp nhu cầu Maslow (Trang 23)
Hình 4.1: Cơ cấu nhân sự nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Hình 4.1 Cơ cấu nhân sự nhà máy sản xuất hạt nhựa màu (Trang 34)
Hình 4.2: Cơ cấu nhân sự bộ phận sản xuất hạt nhựa màu - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Hình 4.2 Cơ cấu nhân sự bộ phận sản xuất hạt nhựa màu (Trang 35)
Hình 4.3: Các yếu tố nội bộ ảnh hưởng đến năng suất lao động - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Hình 4.3 Các yếu tố nội bộ ảnh hưởng đến năng suất lao động (Trang 37)
Bảng 4.1: Xác định nhóm yếu tố ưu tiên cải thiện - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Bảng 4.1 Xác định nhóm yếu tố ưu tiên cải thiện (Trang 39)
Hình 4.4: Cơ cấu nhân sự bộ phận sản xuất hạt nhựa màu sau khi thay đổi  Các sự thay đổi so với cơ cấu nhân sự cũ: - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Hình 4.4 Cơ cấu nhân sự bộ phận sản xuất hạt nhựa màu sau khi thay đổi Các sự thay đổi so với cơ cấu nhân sự cũ: (Trang 41)
Bảng 4.3: Kế hoạch triển khai 3S - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Bảng 4.3 Kế hoạch triển khai 3S (Trang 45)
Bảng 4.4: Kết quả đánh giá sơ bộ thực hiện 3S - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Bảng 4.4 Kết quả đánh giá sơ bộ thực hiện 3S (Trang 49)
Bảng 4.5: Kết quả đánh giá hàng tuần tại các khu vực - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Bảng 4.5 Kết quả đánh giá hàng tuần tại các khu vực (Trang 50)
Hình 4.6 có thể thấy được rằng: - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Hình 4.6 có thể thấy được rằng: (Trang 51)
Bảng 4.13: Bảng phân loại các cấp độ của hệ số D – Khả năng phát hiện - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Bảng 4.13 Bảng phân loại các cấp độ của hệ số D – Khả năng phát hiện (Trang 64)
Bảng 4.14: 5 dạng sai lỗi có chỉ số RPN1 cao nhất - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Bảng 4.14 5 dạng sai lỗi có chỉ số RPN1 cao nhất (Trang 65)
Bảng 4.15: Kết quả đánh giá chỉ số RPN2 sau khi áp dụng các giải pháp - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Bảng 4.15 Kết quả đánh giá chỉ số RPN2 sau khi áp dụng các giải pháp (Trang 66)
Hình 4.7: Quan hệ giữa nhiệt độ và thời gian trộn – Máy T150 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Hình 4.7 Quan hệ giữa nhiệt độ và thời gian trộn – Máy T150 (Trang 70)
Hình 4.7 thể hiện mối quan hệ giữa nhiệt độ đầu của mẻ trộn, nhiệt độ cuối của mẻ  trộn và thời gian trộn - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Hình 4.7 thể hiện mối quan hệ giữa nhiệt độ đầu của mẻ trộn, nhiệt độ cuối của mẻ trộn và thời gian trộn (Trang 70)
Bảng 4.18: Dữ liệu thu thập quá trình thử nghiệm lần 2 – Máy T150 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Bảng 4.18 Dữ liệu thu thập quá trình thử nghiệm lần 2 – Máy T150 (Trang 72)
Bảng 5.1: Sản lượng chạy máy và năng suất hạt nhựa màu năm 2017 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Bảng 5.1 Sản lượng chạy máy và năng suất hạt nhựa màu năm 2017 (Trang 76)
Hình 5.1: So sánh sản lượng hàng tháng năm 2016 và năm 2017 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Hình 5.1 So sánh sản lượng hàng tháng năm 2016 và năm 2017 (Trang 77)
Bảng 5.2: Bảng liên hệ giữa chi phí lao động và năng suất lao động - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Bảng 5.2 Bảng liên hệ giữa chi phí lao động và năng suất lao động (Trang 77)
Hình 5.3: So sánh năng suất hàng tháng năm 2016 và năm 2017 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Hình 5.3 So sánh năng suất hàng tháng năm 2016 và năm 2017 (Trang 78)
Hình 5.2: Năng suất lao động hàng tháng của năm 2017 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Hình 5.2 Năng suất lao động hàng tháng của năm 2017 (Trang 78)
Bảng 5.3: Tình trạng nhân sự bộ phận sản xuất trong năm 2017 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Bảng 5.3 Tình trạng nhân sự bộ phận sản xuất trong năm 2017 (Trang 79)
Hình 5.4: Tình trạng hoạt động của các máy trộn trong năm 2017 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Hình 5.4 Tình trạng hoạt động của các máy trộn trong năm 2017 (Trang 81)
Hình 5.5: Sản lượng và năng suất của các máy trộn năm 2017 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Hình 5.5 Sản lượng và năng suất của các máy trộn năm 2017 (Trang 81)
Hình 5.6: Tình trạng hoạt động của các máy đùn trong năm 2017 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Hình 5.6 Tình trạng hoạt động của các máy đùn trong năm 2017 (Trang 82)
Hình 5.8: Hao hụt trong quá trình sản xuất hạt nhựa màu – 2017 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Hình 5.8 Hao hụt trong quá trình sản xuất hạt nhựa màu – 2017 (Trang 83)
Hình 5.9: Tình trạng giao hàng đúng hạn năm 2017 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Hình 5.9 Tình trạng giao hàng đúng hạn năm 2017 (Trang 83)
Hình 5.10: Khiếu nại từ khách hàng về sản phẩm hạt nhựa màu năm 2017 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
Hình 5.10 Khiếu nại từ khách hàng về sản phẩm hạt nhựa màu năm 2017 (Trang 84)
Hình ảnh  Chú thích - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu - Một trường hợp điển cứu
nh ảnh Chú thích (Trang 101)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN