1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu Thiết kế Hệ thống Đánh giá Tính Bền Vững của Tổ chức Sản xuất
Tác giả Trần Quốc Công
Người hướng dẫn TS. Đỗ Ngọc Hiền
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ Thuật Công Nghiệp
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 2,41 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU (12)
    • 1.1 Tổng quan (12)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (14)
    • 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (14)
    • 1.4 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu (15)
    • 1.5 Bố cục luận văn (15)
  • CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT (16)
    • 2.1 Phương pháp nghiên cứu (16)
    • 2.2 Cách tiếp cận kỹ thuật hệ thống (17)
    • 2.3 Tính bền vững và phát triển bền vững (18)
    • 2.4 Hệ thống sản xuất bền vững (19)
    • 2.5 Đo lường sự bền vững (25)
  • CHƯƠNG 3. HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG TÍNH BỀN VỮNG (29)
    • 3.1 Ý niệm về hệ thống (29)
    • 3.2 Hoạch định và vận hành hệ thống (36)
    • 3.3 Kiểm soát và phản hồi (43)
  • CHƯƠNG 4. TRƯỜNG HỢP ĐIỂN CỨU (47)
    • 4.1 Đối tượng nghiên cứu (47)
    • 4.2 Thu thập và phân tích dữ liệu (49)
    • 4.3 Kết quả đo lường (54)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ (58)
    • 5.1 Kết luận (58)
    • 5.2 Kiến nghị (59)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (60)
  • PHỤ LỤC (62)
    • A. Vi phạm luật bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp (62)
    • B. Các cấp độ đo lường sản xuất bền vững (63)
    • C. Các chỉ số đo lường tính bền vững của hệ thống sản xuất (64)
    • D. Một số chỉ số đo lường được sử dụng trong hệ thống ISO 14031 (72)
    • E. Xác định trọng số yêu cầu của hệ thống (74)

Nội dung

Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã xây dựng thành công bộ tiêu chí đo lường mức độ bền vững của một hệ thống sản xuất gồm 31 chỉ số đo lường, hướng đến 22 mục tiêu sản xuất bền vững, ba

GIỚI THIỆU

Tổng quan

Đề tài Nghiên cứu Thiết kế Hệ thống Đo lường Tính Bền Vững của Tổ chức Sản xuất được kế thừa và phát triển từ đề tài luận văn đại học của chính tác giả: Nghiên cứu Khả thi Ứng dụng Công nghệ Sản xuất sạch trong Công nghiệp Sản xuất Lúa gạo Việt Nam, như một nỗ lực nghiên cứu ứng dụng những kiến thức liên quan đến quản lý sản xuất và sản xuất bền vững vào môi trường các tổ chức sản xuất vừa và nhỏ tại Việt Nam

Nền công nghiệp Việt Nam đang phát triển với hơn 95% tổng số doanh nghiệp kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ 1 , đóng góp 40% tổng sản phẩm quốc nội và tạo ra hơn nửa triệu việc làm mới mỗi năm 2 Từ đó có thể thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nền công nghiệp của cả nước Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tồn tại nhiều vấn đề, trong đó có hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp và sự tác động tiêu cực đến môi trường

Giai đoạn 2010 - 2012, mặc dù doanh thu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng từ hơn 3,6 triệu tỷ đồng lên hơn 5 triệu tỷ đồng, nhưng khoản lãi trước thuế lại giảm hơn 70%, từ trên 80,000 tỷ đồng về còn gần 23,000 tỷ đồng Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng thấp hơn nhiều so với mức chung của toàn bộ khối doanh nghiệp Trong năm 2012, với một đồng vốn kinh doanh bỏ ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ thu được 0,38 đồng lợi nhuận, thấp hơn rất nhiều so với mức chung là 2 đồng 3

Bên cạnh vấn đề hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, vấn đề lãng phí và ô nhiễm không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và cộng đồng mà còn gây thất thoát nguồn lực và ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Theo số liệu của Cục cảnh sát môi trường, tổng số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cả nước nói chung và tại các khu công nghiệp nói riêng có xu hướng tăng mạnh qua các năm trong giai đoạn 2007 – 2014 Trong đó, tổng số vụ vi phạm tại các khu công nghiệp tăng từ 24 vụ trong năm 2007 lên 2,110 vụ trong năm 2014 Hành vi vi phạm phổ biến tại các khu công nghiệp là vi phạm các qui định xả nước thải, khí thải, tiếng ồn, độ rung, chiếm 4,633 vụ trên tổng số 8,021 vụ vi phạm từ năm 2007 đến năm 2014 4

Sự tồn tại và phát triển của một hệ thống sản xuất phụ thuộc vào việc đáp ứng đồng thời yêu cầu của các bên liên quan, bao gồm: khách hàng, chủ đầu tư, nhà quản lý, người vận hành, nhà cung cấp, cộng đồng xã hội và các tổ chức, cơ quan chức năng Một mặt, hệ thống sản xuất phải đảm

1 Theo thông tư 16/2013/TT-BTC, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ là doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian trong năm và có doanh thu không quá 20 tỷ VNĐ mỗi năm

2 Nguồn: Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

3 Tờ trình gửi Thủ tướng về việc xây dựng báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư

2 bảo lợi ích kinh tế và tính cạnh tranh Mặt khác, hệ thống sản xuất còn phải đối mặt với các yêu cầu ngày càng khắc khe của các chính sách về môi trường, bảo vệ cộng đồng Thiếu sự quan tâm đến một trong các yếu tố trên đều mang đến nhiều rủi ro cho tổ chức Các tổ chức cần phải tìm kiếm giải pháp phát triển bền vững, cân bằng giữa các lợi ích kinh tế và việc quan tâm đến môi trường, cộng đồng [1] Đối mặt với các vấn đề trên, khái niệm sản xuất bền vững đã ra đời và được ứng dụng tại nhiều quốc gia phát triển như chìa khóa cạnh tranh và phát triển của các doanh nghiệp Sản xuất bền vững không những giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường mà còn giúp giảm thiểu lãng phí, nâng cao năng suất và giảm các chi phí Bên cạnh đó, đạt được hệ thống sản xuất bền vững không những giúp các doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắc khe của các bên liên quan mà còn giúp cải thiện hình ảnh thương hiệu và thu hút nhân viên cũng như các nhà đầu tư, góp phần giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh, mở rộng và phát triển [2]

Tại Việt Nam, khái niệm sản xuất bền vững đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn Một minh chứng cụ thể có thể kể đến là công ty Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam Trong diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển Bền vững 2016 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 08/11/2016, Heineken Việt Nam công bố đã thực hiện giảm 38% lượng khí thải CO2 so với 2015, xuống còn 3,3 kg CO2-eq/hl bia, 04 trên tổng số 06 nhà máy của Heineken đã sử dụng 100% năng lượng tái tạo từ vỏ trấu Các nhà máy đã giảm 46% lượng nước tiêu thụ so với năm 2008 Với 229 tỷ đồng đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải tiên tiến trong năm 2016, toàn bộ nước thải ra môi trường của các nhà máy đều đạt hoặc vượt tiêu chuẩn chất lượng theo qui định hiện hành Tại các nhà máy của Heineken Việt Nam, có đến 99% phụ phẩm và phế liệu trong sản xuất được tái sử dụng hoặc tái chế cho các hoạt động Bên cạnh đó, trong năm 2016

Heineken Việt Nam đã đầu tư 8.2% ngân sách truyền thông của Heineken cho các chiến dịch hướng đến cộng đồng, đầu tư 16.2 tỷ đồng cho đào tạo và phát triển nhân lực Công ty cũng hỗ trợ cộng đồng hơn 25 tỷ đồng với 5 công trình nước sạch cùng việc nâng cao nhận thức về tiết kiệm sử dụng và bảo vệ nguồn nước cho người dân Trong năm 2016, Heineken Việt Nam đã tạo ra gần 190,000 việc làm tại Việt Nam Công ty cũng đóng góp 33.5 ngàn tỷ đồng tương đương 0.75%

GDP của Việt Nam (bao gồm thuế đóng góp cho ngân sách nhà nước, lợi nhuận cho các doanh nghiệp trong nước và thu nhập cho các hộ gia đình)

Có thể thấy được lợi ích mang lại từ việc sản xuất bền vững là vô cùng to lớn Tuy nhiên, sự hiểu biết về sản xuất bền vững, cũng như việc triển khai sản xuất bền vững ở các doanh nghiệp khác nhau còn chưa có sự đồng nhất, dẫn đến kết quả đạt được còn mang tính cục bộ Việc ứng dụng sản xuất bền vững mới chỉ được triển khai chủ yếu ở các doanh nghiệp lớn như Heineken với các nguồn lực về tài chính và nhân sự lớn mạnh Với thực trạng nền công nghiệp Việt Nam hiện nay, thật sự cần thiết có một hệ thống hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hướng đến sản xuất bền vững Để xây dựng thành công một hệ thống sản xuất bền vững, các khái niệm về hệ thống sản xuất bền vững phải được sự thấu hiểu rõ ràng từ các bên liên quan, cũng như sự thống nhất trong việc đo lường, đánh giá ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Do đó, câu hỏi lớn được đặt ra là:

1 Như thế nào là một hệ thống sản xuất bền vững?

2 Làm thế nào đo lường được sự bền vững của một hệ thống sản xuất?

Từ việc tìm hiểu những lý thuyết và nghiên cứu liên quan, đề tài hướng đến cung cấp định nghĩa rõ ràng, cụ thể về hệ thống sản xuất bền vững và đề xuất cách thức đo lường sự bền vững của một hệ thống sản xuất ứng dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu đề xuất hệ thống giúp tổ chức đánh giá, đo lường và kiểm soát sự bền vững qua các khía cạnh của hệ thống sản xuất, từ đó ra quyết định đầu tư nguồn lực vào các khía cạnh cần thiết để nâng cao tính bền vững của hệ thống sản xuất Cụ thể, đề tài hướng đến hai mục tiêu:

1 Xác định các chỉ số đo lường mức độ bền vững 2 Đề xuất hệ thống đánh giá tính bền vững

Câu hỏi nghiên cứu

Với mục tiêu thứ nhất, nghiên cứu hướng tới trả lời hai câu hỏi:

1) Hệ thống sản xuất bền vững là gì?

Qua việc tìm hiểu các lý thuyết và nghiên cứu liên quan đến sản xuất bền vững, ý niệm về hệ thống sản xuất bền vững sẽ được xác định Sự hiểu biết thấu đáo về sản xuất bền vững là vô cùng quan trọng bởi nó sẽ định ra mục tiêu đo lường và dẫn dắt sự hình thành của các chỉ số đo lường sự bền vững của hệ thống sản xuất

2) Các chỉ số đo lường sự bền vững của hệ thống sản xuất là gì?

Trả lời được câu hỏi các chỉ số đo lường sự bền vững là một bước quan trọng trong việc hình thành hệ thống đo lường tính bền vững của hệ thống sản xuất Ý tưởng đo lường tính bền vững chỉ khả thi và có tính hữu ích cho tổ chức khi các chỉ số đo lường được định nghĩa rõ ràng, cụ thể, có khả năng thu thập, tính toán và có ý nghĩa về mặt hỗ trợ ra quyết định hướng đến sự bền vững của tổ chức sản xuất

Với mục tiêu thứ hai, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:

3) Có một hệ thống thích hợp đo lường tính bền vững của một hệ thống sản xuất vừa và nhỏ?

Câu hỏi nghiên cứu này quan hệ chặt chẽ với mục tiêu của luận văn, đề xuất một hệ thống thống đo lường tính bền vững của một hệ thống sản xuất vừa và nhỏ và phân tích ưu nhược điểm của hệ thống mới thông qua áp dụng thử nghiệm cho một trường hợp điển cứu.

Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Các chỉ số đo lường được sử dụng trong hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất tập trung vào đánh giá đầu vào, đầu ra và môi trường vận hành của hệ thống sản xuất và được xây dựng dựa vào nhu cầu của các bên liên quan kết hợp với phân tích các tài liệu và lý thuyết liên quan Trong hệ thống đo lường tính bền vững của tổ chức sản xuất, các khía cạnh môi trường và xã hội được xét trọng số ngang với khía cạnh kinh tế Tuy nhiên, khi thực hiện trường hợp điển cứu thì các dữ liệu về môi trường và xã hội chưa thể thu thập được

Hệ thống đo lường tính bền vững của tổ chức sản xuất nên được thiết kế phù hợp cho tất cả các ngành nghề nhưng nghiên cứu chưa thể kiểm định được Các chỉ số đo lường bổ sung cho từng ngành nghề để thể hiện các xu hướng và cách thức riêng biệt của từng ngành nghề khác nhau là cần thiết, có thể mở ra một hướng nghiên cứu sâu hơn Trường hợp điển cứu ở công ty bột mì Bình Đông được lựa chọn bởi tính khả thi của việc thu thập dữ liệu Tiềm năng của việc triển khai rộng lớn hệ thống đo lường tính bền vững của tổ chức sản xuất cho nền công nghiệp Việt Nam chưa được nghiên cứu bởi giới hạn về nguồn lực.

Bố cục luận văn

Luận văn bao gồm 5 chương được trình bày theo thứ tự:

Chương 1 trình bày thực trạng sản xuất bền vững của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, từ đó cho thấy nhu cầu về việc đo lường tính bền vững của hệ thống sản xuất Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và giới hạn nghiên cứu Cuối cùng là bố cục của luận văn

Chương 2 Phương pháp luận và cơ sở lý thuyết Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và đạt được mục tiêu đã đề ra, chương 2 trình bày một cách rõ ràng phương pháp thực hiện nghiên cứu cùng với các lý thuyết liên quan như: Quá trình thiết kế hệ thống; Tính bền vững và phát triển bền vững; Hệ thống sản xuất bền vững và một số cách tiếp cận đo lường tính bền vững hiện có

Chương 3 Hệ thống đo lường hệ thống sản xuất bền vững

Chương 3 trình bày kết quả đạt được của luận văn, bao gồm bộ tiêu chí đo lường sản xuất bền vững và hệ thống đo lường hệ thống sản xuất bền vững

Chương 4 Trường hợp điển cứu

Bằng việc tiếp cận một hệ thống sản xuất thực tế, chương này trình bày kết quả sử dụng hệ thống đo lường tính bền vững của sản xuất trong việc thể hiện một cách trực quan thực trạng sản xuất bền vững và hỗ trợ ra quyết định đầu tư

Chương 5 Kết luận và kiến nghị

Chương cuối cùng trình bày kết luận, kiến nghị và một số định hướng phát triển của đề tài.

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của đề tài gồm ba pha chính như hình dưới đây

Hình 1 Phương pháp nghiên cứu Ở pha đầu tiên – Literature review, các nghiên cứu và lý thuyết liên quan được tìm hiểu và phân tích để xác định các cơ hội cải tiến và ứng dụng cho các hệ thống sản xuất vừa và nhỏ ở Việt Nam

Công cụ tìm kiếm chính là Google Scholar và một số tài liệu khác liên quan đến lĩnh vực sản xuất bền vững Các từ khóa chính là: sustainability, assessment và manufacturing

Tiếp theo, phương pháp kỹ thuật hệ thống được ứng dụng để thiết kế hệ thống đo lường tính bền vững cho các hệ thống sản xuất vừa và nhỏ ở Việt Nam Phương pháp luận cụ thể của kỹ thuật hệ thống được trình bày trong phần II

Cuối cùng, kết quả nghiên cứu được kiểm chứng bằng việc áp dụng vào hệ thống sản xuất thực tế

Kết quả thu được được phân tích để đưa ra các kết luận và kiến nghị phù hợp

• Nghiên cứu các lý thuyết liên quan

• Xác định và phân tích các cơ hội cải tiến, ứng dụng

Nghiên cứu các tài liệu và lý thuyết liên quan (Literature review)

• Hình thành bộ tiêu chí đo lường tính bền vững của hệ thống sản xuất

• Nghiên cứu hệ thống đo lường tính bền vững của hệ thống sản xuất

Thiết kế hệ thống (System engineering)

• Phân tích kết quả và kết luận kiến nghị

Trường hợp điển cứu (Case study)

Cách tiếp cận kỹ thuật hệ thống

Cách tiếp cận kỹ thuật hệ thống bao gồm ba giai đoạn chính với các bước và mục đích của từng giai đoạn được trình bày như trong hình dưới đây [3]

Hình 2 Phương pháp luận kỹ thuật hệ thống

Phát triển ý niệm là pha đầu tiên của quá trình thiết kế hệ thống với mục tiêu hình thành và xác định ý niệm về hệ thống thỏa mãn các nhu cầu của các bên liên quan Quá trình phát triển ý niệm bao gồm ba giai đoạn: Phân tích nhu cầu; Khảo sát, tìm kiếm các phương án khả dĩ; Đánh giá và lựa chọn phương án

Giai đoạn phân tích nhu cầu bắt đầu bằng việc trả lời hai câu hỏi: “Liệu có tồn tại nhu cầu có thực cho hệ thống mới?” và “Liệu có những cách tiếp cận khả thi thỏa mãn các nhu cầu trên?” Đầu ra của giai đoạn này là hiệu quả vận hành và năng lực cần thiết của hệ thống mới Tiếp theo đó là giai đoạn khảo sát, tìm kiếm các phương án khả dĩ, nhằm xác định các yêu cầu tính năng của hệ thống và các ý tưởng hướng đến thỏa mãn nhu cầu đã xác định Trong giai đoạn đánh giá và lựa chọn phương án, các ý niệm được xem xét và đánh giá Tính năng, rủi ro và chi phí của các phương án được so sánh và lựa chọn Đầu ra của giai đoạn này là hai khía cạnh của một hệ thống: một tập các đặc tính chức năng mô tả những gì hệ thống phải làm và một ý tưởng về hệ thống đã được lựa chọn Các giai đoạn của pha phát triển ý niệm được trình bày như hình dưới đây

(1) Hình thành và xác định ý niệm về hệ thống thỏa mãn các nhu cầu của các bên liên quan

(2) Biến ý niệm thành hệ thống thỏa mãn các yêu cầu

(3) Áp dụng thử nghiệm, vận hành và hỗ trợ Phân tích nhu cầu

Khảo sát, tìm kiếm các phương án khả dĩ Đánh giá và lựa chọn phương án

Tích hợp và đánh giá Áp dụng thử nghiệm

Vận hành và hỗ trợ

PHÁT TRIỂN Ý NIỆM PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT HẬU PHÁT TRIỂN

Pha thứ hai của quá trình thiết kế hệ thống là phát triển kỹ thuật, bao gồm ba giai đoạn: Phát triển nâng cao, thiết kế kỹ thuật, tích hợp – đánh giá Mục tiêu của pha phát triển kỹ thuật là nhằm phát triển một hệ thống mẫu đáp ứng yêu cầu hiệu suất, độ tin cậy, bảo trì và an toàn Quá trình phát triển kỹ thuật được thể hiện trong hình dưới đây

Hình 4 Phát triển kỹ thuật

Pha cuối cùng của quá trình thiết kế hệ thống là hậu phát triển, gồm các hoạt động sau giai đoạn phát triển hệ thống nhưng vẫn cần sự hỗ trợ tích cực của kỹ thuật hệ thống Pha cuối cùng này còn hướng tới giúp nâng cấp hệ thống khi có sự thay đổi về công nghệ.

Tính bền vững và phát triển bền vững

Khái niệm tính bền vững (sustainability, kết hợp từ hai từ sustain nghĩa là bền vững và ability nghĩa là khả năng) xuất hiện vào những năm 1980 và được biết đến ngày càng rộng rãi Trong sinh thái học, tính bền vững được định nghĩa là cách thức hệ thống sinh học duy trì được sự đa dạng giống loài và sinh sôi theo thời gian Ví dụ điển hình cho hệ thống sinh học bền vững là những

Hiệu quả vận hành của hệ thống

Các ý tưởng về hệ thống

Nghiên cứu hệ thống Đánh giá công nghệ

Phân tích yêu cầu Chọn lựa ý niệm Kiểm tra tính khả thi

Phân tích các phương án Chức năng

Cấu trúc Sự thiếu hụt trong vận hành

Cơ hội công nghệ Đặc tính chức năng của hệ thống Ý tưởng hệ thống được xác định

Các đặc tính thiết kế hệ thống

Mô hình phát triển được xác nhận

Kế hoạch kiểm tra và đánh giá

Các thành phần được thiết kế kỹ thuật

Quản lý rủi ro Xác định hệ thống con Đặc tính các thành phần hệ thống

Các thành phần hệ thống Kiểm tra các thành phần

Tích hợp hệ thống Kiểm tra hệ thống Đánh giá vận hành Các đặc tính chức năng của hệ thống Ý tưởng hệ thống đã được xác định

Các đặc tính vận hành của hệ thống

8 vùng đất ẩm ướt và khu rừng tươi tốt lâu đời Đối với con người, tính bền vững là khả năng duy trì lâu dài trạng thái sức khỏe tốt dưới ảnh hưởng của nền kinh tế, xã hội và môi trường Sau đó, khái niệm phát triển bền vững (sustainable development) ra đời và được cho là một cách thức toàn diện để hướng đến tính bền vững [4] Theo định nghĩa trong Báo cáo Brundtland (Our Common

Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới – WCED (nay là Ủy ban Brundtland) năm

1987, phát triển bền vững là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm sự phát triển kinh tế, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ [5]

Trong Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005, quan điểm phát triển bền vững được thể hiện như sau: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”

Ba trụ cột của phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển xã hội năm 2005 (World Summit on Social

Development) xác định các mục tiêu phát triển bền vững bao gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường [6] Ba mục tiêu này được xem như ba trụ cột của phát triển bền vững, chúng không loại trừ mà tương tác lẫn nhau và không thể đạt được mục tiêu này mà thiếu mục tiêu còn lại [7] Có thể xem ba mục tiêu của phát triển bền vững như ba hình tròn tương tác với nhau như minh họa dưới đây [8] Trong đó, sự phát triển của kinh tế và xã hội bị giới hạn bởi môi trường [9]

Hình 5 Ba trụ cột phát triển bền vững

Hệ thống sản xuất bền vững

Có nhiều khái niệm về sản xuất bền vững được sử dụng bởi các chuyên gia, doanh nghiệp, hiệp hội và chính phủ Với càng nhiều những nghiên cứu và sự hiểu biết về sản xuất bền vững, khái niệm này ngày càng được hoàn thiện hơn

Như đã trình bày, khái niệm phát triển xuất hiện đầu tiên trong báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới năm 1987 Năm 1997, John Elkington mở rộng khái niệm phát triển bền vững với khái niệm “tripple bottom line”, nói đến ba trụ cột của phát triển bền vững là xã hội, môi trường và kinh tế (hoặc con người, sự thịnh vượng và hành tinh xanh) [10] Năm 2008, khái niệm sản xuất bền vững ra đời và được tạm dịch như sau: “Sản xuất bền vững (sustainable manufacturing) là hệ thống tạo ra các sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) bằng việc sử dụng các công nghệ và quá trình cực tiểu sự ảnh hưởng đến môi trường, bảo tồn năng lượng và các nguồn lực tự nhiên trong khi vẫn duy trì sự an toàn, độ tin cậy và tính cạnh tranh về mặt kinh tế các sản phẩm và dịch vụ” 5

Tuy nhiên, định nghĩa sản xuất bền vững trên đã không bao gồm những nhân tố quyết định của sản xuất bền vững là quá trình thiết kế sản phẩm, quy trình và các hệ thống Bên cạnh đó, khái niệm trên còn chưa thể hiện được tầm quan trọng của yếu tố xã hội đối với sản xuất bền vững 6 Để bổ sung cho khái niệm sản xuất bền vững, báo cáo của tổ chức ASME đã chỉ ra rằng: “Sản xuất bền vững xem xét hai vấn đề riêng biệt nhưng có liên quan đến nhau Đầu tiên, nó hướng đến hỗ trợ sự phát triển của các sản phẩm bền vững, các sản phẩm tiêu thụ ít nguồn năng lượng/nguyên vật liệu nhất và tạo ra tối thiểu sự tác động đến môi trường trong suốt vòng đời của nó Thứ hai, nó thúc đẩy sự phát triển bền vững của các quy trình, hệ thống sản xuất và chuỗi cung ứng bảo tồn nguồn năng lượng/nguyên vật liệu và tạo ra sự tác động đến môi trường là ít nhất Bên cạnh đó, sản xuất bền vững còn quan tâm đến các lợi ích kinh tế và trách nhiệm với lợi ích xã hội của các bên liên quan” [11]

Sản xuất bền vững kết hợp các ý tưởng của sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing), sản xuất xanh (Green manufacturing), quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management – TQM) và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR), bao gồm các hoạt động và quá trình giúp giảm thiểu các lãng phí trong khi vẫn tập trung vào trách nhiệm đạo đức đối với cộng đồng và nhân viên [12] Sản xuất tinh gọn, hay còn gọi là Toyota Production System (TPS), xuất hiện sau Thế Chiến Thứ Hai với triết lý là loại bỏ lãng phí trong quá trình sản xuất Lãng phí trong hệ thống sản xuất tinh gọn được định nghĩa là những hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm: những nỗ lực phải bỏ ra để khắc phục lỗi, sản xuất thừa, chờ đợi, lãng phí tiềm lực con người, di chuyển, tồn trữ, thao tác thừa và gia công thừa Tám loại lãng phí được minh họa như hình dưới đây [13]

5 Nguồn: The National Council for Advanced Manufacturing (NCAM)

6 Nguồn: The American Society of Mechanical Engineering (ASME)

Hình 6 Tám loại lãng phí trong sản xuất tinh gọn

Sản xuất xanh nói về việc tập trung vào sự an toàn môi trường trong quá trình sản xuất Triết lí này xuất hiện đầu tiên ở Úc bởi Green Party vào những năm đầu 1970 Không giống sản xuất tinh gọn, sản xuất xanh hướng đến loại bỏ hoặc giảm thiểu các lãng phí là chất thải gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường Những chất thải này bao gồm các hóa chất gây hại cho không khí, nước, lãng phí về năng lượng và các chất thải rắn Sản xuất xanh còn bao gồm nhận thức về suốt vòng đời sản phẩm, không chỉ tập trung vào sản phẩm cuối cùng [2] Điều đó có nghĩa là chủng loại, tính độc hại và các khí thải của nguyên vật liệu sử dụng trong mỗi giai đoạn của chuỗi cung ứng phải được xem xét khi sản xuất một sản phẩm

Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) xuất hiện trên thế giới vào những năm cuối 1960 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung [14] Theo CSR, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bao gồm:

- Giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa công ty - Bảo vệ quyền lợi cho người lao động

- Chống tham nhũng - Bảo vệ môi trường - Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động - Thu hẹp khoảng cách nhân viên và lãnh đạo

- Vì lợi ích cộng đồng

Bên cạnh đó, quản lý chất lượng tổng thể (TQM) của W Edwards Deming cũng được tích hợp trong sản xuất bền vững Việc trở nên hiệu quả hơn, sử dụng ít nguồn lực tự nhiên hơn là một trạng thái lý tưởng và giúp một công ty sản xuất bền vững hơn Tuy nhiên, bên cạnh đó, các công ty sản xuất còn phải thỏa mãn yêu cầu về chất lượng của sản phẩm mà họ làm ra

11 Các giải pháp hướng đến sản xuất bền vững

Nằm mục đích hướng đến hệ thống sản xuất bền vững, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development) đã đề ra các giải pháp sản xuất theo cấp độ phát triển từ đơn giản đến phức tạp như hình minh họa sau

Hình 7 Các giải pháp sản xuất bền vững

Kiểm soát ô nhiễm (pollution control)

Kiểm soát ô nhiễm là một phương pháp được sử dụng phổ biến tại các nước công nghiệp vào những năm 1970 và vẫn đang được áp dụng tại các hệ thống sản xuất vừa và nhỏ hiện nay Phương pháp này hướng đến xử lý dòng thải trước khi phát tán ra môi trường thông qua các giải pháp cuối đường ống (end-of-pipe solutions) Cụ thể, xử lý cuối đường ống lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải, khí thải ở cuối dòng thải nhằm phân hủy hay làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm, từ đó đáp ứng yêu cầu bắt buộc trước khi thải vào môi trường

Tuy nhiên, phương pháp xử lý cuối đường ống có một số hạn chế:

 Gây nên sự chậm trễ trong việc tìm ra giải pháp xử lý

 Không thể áp dụng với các trường hợp có nguồn thải phân tán như nông nghiệp

 Đôi khi sản phẩm phụ sinh ra khi xử lý lại là các tác nhân ô nhiễm thứ cấp

 Chi phí đầu tư và sản xuất sẽ tăng thêm do chi phí xử lý

Sản xuất sạch (clean production)

Sản xuất sạch là phương pháp ngăn chặn phát sinh chất thải ngay tại nguồn bằng cách sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu một cách có hiệu quả, nghĩa là có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm thay vì phải đào thải ra môi trường gây ô nhiễm Tiếp cận này

12 bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980 với những cách gọi khác nhau như “phòng ngừa ô nhiễm”

(pollution prevention) hay “giảm thiểu chất thải” (waste minimization) Sản Xuất Sạch là tiếp cận quản lý chất thải chủ động Nói cách khác, Sản Xuất Sạch là cách tiếp cận “nhìn xa, tiên liệu và phòng ngừa”

Các nhóm công cụ sản xuất sạch bao gồm [15]:

- Quản lý nội vi (house-keeping)

Quản lý nội vi là giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn, thường không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp Quản lý nội vi chủ yếu là cải tiến thao tác công việc, giám sát vận hành, bảo trì thích hợp, cải tiến công tác kiểm kê nguyên vật liệu và sản phẩm

- Thay thế nguyên vật liệu (material substitution)

Giải pháp này đề xuất thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn

- Tối ưu hóa quy trình (process optimization)

Tối ưu hóa quy trình hướng đến đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải thông qua giám sát, duy trì và cải tiến các thông số của quá trình sản xuất, từ đó làm cho quá trình sản xuất đạt được hiệu quả cao nhất, có năng suất tốt nhất

- Bổ sung trang thiết bị (equipment modification)

Bổ sung trang thiết bị là phương pháp lắp đặt thêm các thiết bị để đạt được hiệu quả cao hơn về nhiều mặt

- Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ (on-site recovery and reuse)

Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ nhằm tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho quá trình sản xuất hay sử dụng cho một mục đích khác

- Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích (production of useful by-products)

Đo lường sự bền vững

Có thể thấy sự thành công của việc đạt được hệ thống sản xuất bền vững phụ thuộc phần lớn vào bộ tiêu chí đo lường được sử dụng Các chỉ số đo lường được xem như công cụ dẫn dắt hệ thống hướng đến sự bền vững, liên hệ những hoạt động, thành công của tổ chức với sự bền vững Tuy

7 Nguồn: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD

Các dòng thải cực tiểu Tái sử dụng

Dòng thải được tận dùng Tái sản xuất

Sự khai thác nguyên vật liệu cực tiểu

Sản xuất Đóng gói và phân phối

Sử dụng và bảo trì Phục hồi

Các nguồn nguyên vật liệu

15 nhiên, thực tế cho thấy rằng đo lường tính bền vững của hệ thống là một việc làm vô cùng khó khăn Một số bộ tiêu chí đo lường tính bền vững đã được nghiên cứu bao gồm 8 :

Bảng 1 Các bộ tiêu chí đo lường sự bền vững Tiêu chí đo lường Mô tả

Các chỉ số đo lường đơn lẻ

Các chỉ số đo lường đơn lẻ hướng tới đo lường từng khía cạnh đơn lẻ của hệ thống Hai hệ thống đo lường đơn lẻ được nhắc tới nhiều nhất là:

1 Các chỉ số đo lường sản xuất bền vững của Vesela Veleva và Michael Ellenbecker [17] Dựa vào định nghĩa và các nguyên tắc sản xuất bền vững của trung tâm sản xuất bền vững Lowell Center, Vesela

Veleva và Michael Ellenbecker đã đề xuất các cấp độ sản xuất bền vững phương pháp đánh giá tính bền vững của một hệ thống sản xuất thông qua 22 tiêu chí chính và các tiêu chí bổ sung 9

2 ISO 14031 [18], [19] ISO 14031 cung cấp hướng dẫn cho việc thiết kế và sử dụng đánh giá hiệu quả môi trường (Environmental Performance Evaluation) trong một tổ chức, thích hợp cho mọi tổ chức bất kể loại hình, kích cỡ, địa điểm và độ phức tạp ISO 14031 không thiết lập các cấp độ hiệu quả môi trường Hướng dẫn trong ISO 14031 có thể được sử dụng để hỗ trợ cho cách tiếp cận đánh giá hiệu quả môi trường của tổ chức, bao gồm cam kết với các quy định pháp luật và các tiêu chuẩn, phòng ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục 10

Các chỉ số đo lường hiệu quả

KPI hướng tới đo lường các khía cạnh chính của hệ thống bằng cách sử dụng một số chỉ số đo lường quan trọng Tập giới hạn các chỉ số sẽ được lựa chọn để đo lường quá trình hướng đến mục tiêu của công ty Quá trình lựa chọn KPI là quá trình động và phải bao gồm sự tham gia của các bên liên quan

Chỉ số kết hợp (Composite Indices)

Chỉ số đo lường này kết hợp và tổng hợp các chỉ số đo lường đơn lẻ thành tập các chỉ số nhỏ hơn Nó cho phép tóm tắt ngắn gọn các đo lường tính bền vững ở cấp độ quản lý và khách hàng bên ngoài, những người không quan tâm nhiều đến chi tiết vận hành Các chỉ số này có thể được dùng để so sánh giữa các tổ chức 12 loại chỉ số kết hợp chính được xác định là [20]:

- Chỉ số đổi mới, kiến thức và công nghệ - Chỉ số phát triển

8 Nguồn: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD

- Chỉ số thị trường và kinh tế - Chỉ số hệ thống sinh thái - Chỉ số hiệu năng bền vững kết hợp - Chỉ số đầu tư, xếp hạng và quản lý tài sản - Chỉ số sản phẩm

- Chỉ số thành thị - Chỉ số quốc gia và khu vực - Chỉ số môi trường cho các ngành công nghiệp - Chỉ số năng lượng

- Chỉ số xã hội và chất lượng cuộc sống

Phân tích dòng nguyên liệu

Hoạt động của các nền kinh tế toàn cầu phụ thuộc vào các dòng nguyên liệu được khai thác từ trái đất, được xử lý qua quá trình sản xuất và tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu của con người, và sau đó là dưới dạng chất thải phát sinh do việc khai thác, sản xuất và quá trình tiêu dùng Các nguyên liêu quan trọng nhất được khai thác để sử dụng là sinh khối, nhiên liệu hóa thạch, quặng, khoáng chất công nghiệp và khoáng chất xây dựng

Các dòng nguyên liệu, mà còn bao hàm tỷ lệ trao đổi chất, được đo bằng tấn bình quân đầu người hoặc mỗi đơn vị GDP (tấn /1 tỷ đô la Mỹ của GDP) Phân tích dòng nguyên liệu (MFA) là phương pháp hoặc khuôn khổ kiểm kê nhằm tính toán các dòng nguyên liệu đó Ưu điểm của MFA là có thể xác định số lượng các dòng nguyên liệu, như tổng lượng khai thác, tổng lượng sử dụng và tổng lượng khai thác nhưng không sử dụng

Kế toán môi trường là một bộ phận của hệ thống kế toán doanh nghiệp và là công cụ quản lý không thể thiếu trong doanh nghiệp giúp các nhà quản trị kiểm soát chi phí, lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đầu tư hiệu quả đáp ứng được cả tiêu chuẩn kinh tế và môi trường

Chỉ số hiệu quả sinh thái

Các cân nhắc về hiệu quả đã được sử dụng khá lâu để đo lường mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế và các tác động môi trường Ngày nay các đo lường hiệu quả sinh thái thường được định nghĩa là tỷ số giữa lợi ích kinh tế mong muốn và tác động môi trường không mong muốn liên quan đến lợi ích kinh tế Lợi ích kinh tế thường được tính dưới đơn vị tiền tệ (chẳng hạn như giá trị gia tăng hoặc lợi nhuận) Các tác động môi trường có thể được đo lường thông qua mức tiêu thụ tài nguyên, lượng khí thải hoặc các thiệt hại về môi trường Thông thường, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được định nghĩa là tỷ lệ giữa giá trị gia tăng và tác động môi trường của các quá trình vận hành của công ty Khái niệm này đưa ra khía cạnh vận hành, tập trung vào hoạt động kinh tế và các

17 tác động môi trường được trực tiếp kiểm soát, quản lý và sở hữu bởi công ty, không bao gồm các giai đoạn liên quan đến sản phẩm và nhà cung cấp [21] Đánh giá vòng đời sản phẩm

Assessment – LCA) Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) là công cụ để đánh giá hiệu quả môi trường và xã hội của sản phẩm và dịch vụ trong suốt vòng đời sản phẩm và dịch vụ Đánh giá môi trường vòng đời sản phẩm (ELCA): Là việc đo lường mức độ khai thác và tiêu thụ tài nguyên (bao gồm cả năng lượng), cũng như mức độ phát thải vào không khí, nước và đất trong tất cả các giai đoạn của vòng đời sản phẩm Mức độ đóng góp của các chỉ số này vào các hạng mục tác động môi trường (bao gồm biến đổi khí hậu, độc tính, thiệt hại hệ sinh thái và suy thoái tài nguyên) sau đó sẽ được đánh giá Đánh giá xã hội vòng đời sản phẩm (SLCA) là kỹ thuật đánh giá tác động xã hội nhằm đánh giá các tác động tích cực cũng như tiêu cực của sản phẩm về các khía cạnh xã hội và kinh tế (bao gồm cả tác động thực tế và tác động tiềm tàng) trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khai thác và chế biến nguyên liệu, sản xuất, phân phối, sử dụng, tái sử dụng, bảo dưỡng, tái chế, và thải bỏ sản phẩm

Chỉ số báo cáo bền vững

HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG TÍNH BỀN VỮNG

Ý niệm về hệ thống

Sản xuất là một quá trình chuyển đổi (transformation process) các nguồn lực đầu vào thành đầu ra có sự gia tăng giá trị [22] Trong đó, nguồn lực đầu vào (inputs) của một quá trình sản xuất được định nghĩa là tất cả những gì môi trường tác động vào quá trình, gồm có các nguồn lực chuyển đổi (transforming resources) và các nguồn lực bị chuyển đổi (transformed resources) Đầu ra (outputs) của quá trình sản xuất là những gì mà quá trình tác động và trả ra môi trường, không những bao gồm sản phẩm và dịch vụ mà còn các chất thải, các chất gây ô nhiễm như khí thải, nước thải, chất thải rắn, nhiệt độ, tiếng ồn, rung động Bên cạnh đó, để quá trình sản xuất được diễn ra còn cần những hệ thống tiện ích khác như hệ thống điện, hệ thống hơi nước (thường thấy trong các nhà máy dệt may), hệ thống sấy, hệ thống xử lý nước thải,…

Hình 10 Sơ đồ tổng quát của quá trình sản xuất

Với khái niệm sản xuất bền vững (sustainable manufacturing) là hệ thống tạo ra các sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) bằng việc sử dụng các công nghệ và quá trình cực tiểu sự ảnh hưởng đến môi trường, bảo tồn năng lượng và các nguồn lực tự nhiên, đảm bảo an toàn cho người lao động, cộng đồng, người tiêu dùng và vẫn đảm bảo tính kinh tế, các nguyên tắc sản xuất bền vững được trình bày như sau:

1 Các sản phẩm, bao bì và dịch vụ được thiết kế an toàn và không gây hại trong suốt vòng đời

2 Hạn chế, loại bỏ hoặc tái chế các chất thải và sản phẩm phụ gây hại

3 Các dạng năng lượng và nguyên vật liệu được sử dụng một cách hiệu quả

4 Các hóa chất, tác nhân vật lý, công nghệ và phương pháp làm việc gây hại cho sức khỏe con người và môi trường được giảm thiểu hoặc loại bỏ ĐẦU VÀO QUÁ TRÌNH

Nguồn lực bị chuyển đổi

Sản phẩm và dịch vụ

5 Môi trường làm việc được thiết kế để cực tiểu hoặc loại bỏ các mối gây hại vật lý, hóa học, sinh học và nhân trắc học

6 Quản lý cam kết đánh giá và cải tiến liên tục, tập trung vào hiệu quả kinh tế lâu dài của tổ chức

7 Công việc được tổ chức để duy trì và phát huy hiệu suất và sự sáng tạo của công nhân

8 Ưu tiên sự an toàn và phúc lợi của công nhân, phát triển liên tục tài năng và năng lực của họ

9 Các cộng đồng xung quanh nhà máy được tôn trọng và phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa, đảm bảo công bằng xã hội

(Nguồn: Lowell Center for Sustainable Production)

Từ việc tìm hiểu các khía cạnh của hệ thống sản xuất và các nguyên tắc sản xuất bền vững, các khía cạnh của một hệ thống sản xuất bền vững được thể hiện như trong bảng sau

Bảng 2 Các khía cạnh của hệ thống sản xuất bền vững ĐẦU VÀO

1 Nguyên vật liệu 2 Năng lượng 3 Nước

4 Nhân công/trang thiết bị 5 Hiệu quả kinh tế ĐẦU RA 6 Sản phẩm

MÔI TRƯỜNG 7 Cộng đồng xã hội

Hệ thống đo lường tính bền vững của hệ thống sản xuất phải được thiết kế sao cho đo lường được một cách toàn diện tất cả các khía cạnh của hệ thống sản xuất bền vững và thỏa mãn yêu cầu của các bên liên quan Các bên liên quan của hệ thống đánh giá tính bền vững của hệ thống sản xuất là những người tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động của hệ thống này Cụ thể, họ là những người vận hành hệ thống, sử dụng hoặc bị ảnh hưởng bởi kết quả đầu ra của hệ thống

Bước đầu tiên của việc thiết kế hệ thống là xác định các bên liên quan khả dĩ và yêu cầu của họ

Bên liên quan đầu tiên là người quản lý hệ thống sản xuất, đây là người trực tiếp sử dụng kết quả của hệ thống đo lường tính bền vững của hệ thống sản xuất Xem quá trình sản xuất là quá trình biến đổi các nguồn lực đầu vào thành sản phẩm đầu ra với giá trị tăng thêm, một trong những công việc của người quản lý sản xuất là giám sát quá trình chuyển đổi này để đảm bảo các nguồn lực được sử dụng hiệu quả, tạo ra được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Thông qua hình thức phỏng vấn sâu (focus group) các nhà quản lý sản xuất (bao gồm quản đốc nhà máy, trưởng phòng sản xuất, giám đốc) của một số công ty vừa và nhỏ (Nhà máy xay xát lúa gạo Ninh Quới, Công ty Bột mì Bình Đông, Công ty Lương thực Bạc Liêu), yêu cầu của người quản lý đối với hệ thống đo lường được trình bày tóm tắt như sau:

- Hệ thống được vận hành đơn giản - Không làm gián đoạn quá trình sản xuất - Có các chỉ số đo lường rõ ràng, cụ thể, khả thi về mặt thu thập và tính toán - Các chỉ số đo lường bao gồm một số lượng dễ dàng quản lý

- Hỗ trợ giám sát hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào - Hỗ trợ giám sát năng suất lao động/trang thiết bị

- Đo lường được hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất - Phản hồi kịp thời các vấn đề liên quan đến hệ thống sản xuất - Chi phí triển khai và vận hành hệ thống thấp

Bên liên quan quan trọng tiếp theo là người vận hành sản xuất Hệ thống sản xuất bền vững không những là hệ thống đảm bảo hiệu quả kinh tế mà còn phải đảm bảo chất lượng môi trường làm việc cho người vận hành Hệ thống đo lường tính bền vững cần phải đo lường và kiểm soát hệ thống sản xuất để đảm bảo người vận hành có môi trường làm việc an toàn, đồng thời có cơ hội được lắng nghe ý kiến và phát triển năng lực cá nhân Một yêu cầu khác của hệ thống sản xuất bền vững là hạn chế những tác động tiêu cực đến cộng đồng và môi trường Vì vậy, có thể coi cộng đồng dân cư xung quanh hệ thống sản xuất và các cơ quan chức năng của chính phủ là các bên liên quan của hệ thống đo lường tính bền vững của hệ thống sản xuất Hệ thống sản xuất được đánh giá mà mang lại hiệu quả tích cực cho cộng đồng dân cư xung quanh thông qua việc tạo cơ hội việc làm cho người địa phương và dành một phần ngân sách vào các dự án cộng đồng Bên cạnh đó, hệ thống đo lường tính bền vững còn phải đo lường và kiểm soát nhằm việc hạn chế phát tán các chất thải từ hệ thống sản xuất ra môi trường tự nhiên Đây cũng là vấn đề được các cơ quan chức năng quan tâm Yêu cầu của các bên liên quan của hệ thống đo lường tính bền vững của tổ chức sản xuất được tóm tắt trong bảng dưới đây

Bảng 3 Yêu cầu của các bên liên quan

Bên liên quan Yêu cầu

Nhà quản lý sản xuất

- Hệ thống được vận hành đơn giản - Không làm gián đoạn quá trình sản xuất - Có các chỉ số đo lường rõ ràng, cụ thể, khả thi thu thập và tính toán - Các chỉ số đo lường bao gồm một số lượng dễ dàng quản lý

- Hỗ trợ giám sát hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào - Hỗ trợ giám sát năng suất lao động/trang thiết bị

- Đo lường được hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất - Phản hồi kịp thời các vấn đề liên quan đến hệ thống sản xuất - Chi phí triển khai và vận hành hệ thống thấp

Người vận hành hệ thống sản xuất

- Biết được sự an toàn của môi trường làm việc - Có cơ hội được lắng nghe ý kiến

- Cơ hội phát triển năng lực bản thân

Các cộng đồng dân cư xung quanh

- Không bị ảnh hưởng bởi khói bụi, tiếng ồn và các chất thải khác - Có thêm cơ hội việc làm

- Có các dự án cộng đồng hữu ích

Chính quyền địa phương và các cơ quan tổ chức vì môi trường

- Phù hợp với nguyên tắc và mục tiêu sản xuất bền vững - Giúp kiểm soát các tác động tiêu cực đến môi trường - Dựa trên số liệu tin cậy và khả thi

- Cho phép đối sánh giữa các tổ chức

Từ yêu cầu của các bên liên quan, các yêu cầu có đặc điểm tương tự với nhau được nhóm lại để hình thành mục tiêu của hệ thống Mục tiêu của hệ thống được xác định như cây mục tiêu sau đây

Hình 11 Cây mục tiêu của hệ thống

Từ đó, các yêu cầu của hệ thống được xây dựng và mô tả trong bảng sau Các yêu cầu được phân loại thành yêu cầu chức năng và yêu cầu phi chức năng Trọng số của từng yêu cầu thể hiện mức độ quan trọng của yêu cầu theo đánh giá của các bên liên quan thông qua phương pháp phỏng vấn sâu (in-depth interview) 11

Bảng 4 Các yêu cầu của hệ thống đo lường sản xuất bền vững

Ký hiệu Yêu cầu Trọng số *

Yêu cầu phi chức năng

R01 Hỗ trợ thành lập các mục tiêu sản xuất bền vững 5 √

R02 Cung cấp các tiêu chí đo lường phù hợp với mục tiêu sản xuất bền vững đã đề ra 5 √

R03 Đo lường được hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào một cách tin cậy 5 √

R04 Kiểm soát hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào một cách liên tục 5 √

R05 Đo lường được chất lượng môi trường làm việc 5 √

R06 Giám sát được chất lượng môi trường làm việc một cách liên tục 5 √

R07 Đo lường các tác động của hệ thống sản xuất đến cộng đồng dân cư và môi trường tự nhiên 5 √ R08 Hỗ trợ ra các quyết định sản xuất bền vững 5 √ R09 Hỗ trợ người dùng nhập số liệu và tính toán 4 √

R10 Thể hiện được kết quả đo lường một cách trực quan, nhanh chóng 4 √

R11 Tối đa việc sử dụng các nguồn lực có sẵn 3 √

* Trọng số thể hiện độ ưu tiên của các yêu cầu:

Trọng số 1 2 3 4 5 Độ ưu tiên Không cần xem xét

Có thể xem xét Nên xem xét Quan trọng Rất quan trọng

Hoạch định và vận hành hệ thống

Hoạch định mục tiêu sản xuất bền vững là một chức năng đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống đo lường tính bền vững của tổ chức sản xuất Dựa vào thời gian hoàn thành, các mục tiêu này thuộc loại mục tiêu ngắn hạn (dưới 1 năm) Đồng thời, các mục tiêu này còn được phân loại theo tính chất là mục tiêu tăng trưởng (ví dụ các mục tiêu liên quan đến hiệu quả sản xuất), mục tiêu ổn định (như các mục tiêu liên quan đến định mức sản xuất) và mục tiêu suy giảm (các mục tiêu hướng

Phương án ra quyết định

Hỗ trợ ra quyết định

Các tiêu chuẩn ra quyết định

Kết quả đo lường Kết quả kiểm soát Thực trạng sản xuất bền vững

Mục tiêu sản xuất bền vững

Thông tin nguồn lực, trang thiết bị

Thông tin đầu ra của quá trình sản xuất Các quy định, tiêu chuẩn

Lựa chọn các tiêu chí đo lường

26 đến giảm tác động xấu của quá trình sản xuất đến môi trường và xã hội) Các mục tiêu sản xuất bền vững cần phải đảm bảo các yêu cầu:

- Đảm bảo tính thống nhất, liên tục và kế thừa - Đảm bảo tính hiện thực

- Có các chỉ số đo lường rõ ràng, định lượng là chủ yếu - Có kết quả cụ thể, định lượng là chính

- Có thời gian thực hiện rõ ràng

Dựa vào các khía cạnh của hệ thống sản xuất bền vững và yêu cầu của các bên liên quan, mục tiêu sản xuất bền vững được đề xuất và trình bày trong bảng sau Các mục tiêu được ký hiệu từ G01 đến G22 Tùy theo hiện trạng của từng hệ thống sản xuất khác nhau mà các mục tiêu phù hợp được lựa chọn bằng cách tích vào ô chọn “” Đồng thời, định mức của các mục tiêu được quản lý các cấp đưa ra dựa vào năng lực hiện tại của hệ thống sản xuất, các quy định, tiêu chuẩn của của ngành nghề hoặc benchmark với đối thủ cạnh tranh và các tổ chức cùng lĩnh vực

Bảng 6 Hoạch định mục tiêu sản xuất bền vững

Khía cạnh Mục tiêu Định mức ĐẦU VÀO

Nguyên vật liệu  G01 Tăng hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu 

 G02 Tăng hiệu quả sử dụng năng lượng 

 G03 Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo 

Nước  G04 Tăng hiệu quả sử dụng nước sạch 

 G05 Đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người vận hành 

 G06 Tăng cường phúc lợi và sự thỏa mãn của nhân viên 

 G07 Tăng cường đào tạo nhân viên 

 G08 Tăng tỷ lệ cải tiến được đề xuất bởi nhân viên 

 G09 Tăng hiệu suất sử dụng trang thiết bị 

 G10 Tăng năng suất lao động 

 G11 Giảm chi phí liên quan đến môi trường, sức khỏe và an toàn 

 G12 Tăng tỷ lệ đáp ứng đơn hàng 

27 ĐẦU RA Sản phẩm và bao bì

 G13 Loại bỏ phàn nàn hoặc trả hàng của khách hàng 

 G14 Giảm tỷ lệ lỗi sản phẩm 

 G15 Thiết kế sản phẩm có thể tháo rời, tái sử dụng hoặc tái chế 

 G16 Tăng tỷ lệ sản phẩm sử dụng chính sách thu hồi (take-back policies) 

 G17 Sử dụng bao bì có thể phân hủy trong môi trường tự nhiên 

 G18 Tăng cường đóng góp cho cộng đồng 

 G19 Tăng cường tạo cơ hội việc làm cho địa phương 

 G20 Tăng cường mối quan hệ giữa cộng đồng và doanh nghiệp 

 G21 Giảm lượng chất thải của quá trình sản xuất 

Loại bỏ dần việc sử dụng các hóa chất độc hại bền vững trong môi trường, tích lũy dần trong cơ thể (PBT chemicals)

Lựa chọn các chỉ số đo lường sản xuất bền vững

Chỉ số đo lường cần bao phủ các khía cạnh của hệ thống sản xuất bền vững và liên quan đến mục tiêu của tổ chức, gắn với ba trụ cột của phát triển bền vững là tính kinh tế, sự ảnh hưởng đến môi trường và tính cộng đồng (bao gồm cả sự ảnh hưởng của quá trình sản xuất và sản phẩm đến người tiêu dùng, người vận hành hệ thống và cộng đồng dân cư) Ngoài ra, các chỉ số đo lường sản xuất bền vững còn cần phải thỏa các yêu cầu sau:

 Dựa trên số liệu tin cậy và khả thi

 Bao gồm một số lượng dễ dàng quản lý

 Dễ áp dụng và đánh giá

 Cho phép cập nhật, phát triển và đánh giá thông qua một quá trình mở, khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan

Một chỉ số đo lường cần bao gồm các thành phần sau:

 Khoảng thời gian đo lường

 Giới hạn và phạm vi đo lường

Các chỉ số đo lường có thể sử dụng thang đo định tính và thang đo định lượng, bao gồm:

 Thang đo định danh (nominal scale)

 Thang đo thứ bậc (ordinal scale)

 Thang đo khoảng (interval scale)

 Thang đo tỷ lệ (ratio scale)

Trong thang đo định danh, các con số được sử dụng để dán nhãn cho các nhóm hoặc lớp dữ liệu

Trong khi đó, thang đo thứ bậc được dùng để so sánh mức độ nghiêm trọng, hơn/kém của một yếu tố trong một nhóm cụ thể Các thang đo định lượng cung cấp thông tin định lượng cho biết khoảng cách từ trạng thái hiện tại đến trạng thái mong muốn Trong đó, thang đo khoảng không tồn tại số 0 tuyệt đối và không thể thực hiện phép chia giữa các giá trị, ví dụ như thời gian trong ngày hoặc nhiệt độ Khác với thang đo khoảng, thang đo tỷ lệ có thể thực hiện phép chia giữa các giá trị và số 0 trong thang đo tỷ lệ là số 0 tuyệt đối (có nghĩa là không có giá trị), ví dụ như cân nặng, diện tích…

Từ mục tiêu sản xuất bền vững, các chỉ số đo lường tính bền vững của hệ thống sản xuất được lựa chọn và phân Mối liên hệ giữa mục tiêu sản xuất bền vững và các chỉ số đo lường cùng với loại thang đo và đơn vị của từng chỉ số được thể hiện trong bảng dưới đây Các chỉ số đo lường được ký hiệu từ I01 đến I30

Bảng 7 Các chỉ số đo lường tính bền vững của hệ thống sản xuất

Mục tiêu Chỉ số đo lường Thang đo Đơn vị

G01 Tăng hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu

Lượng nguyên vật liệu sử dụng trên một đơn vị sản phẩm (đvsp)

I02 Tỷ lệ thành phẩm Tỷ lệ %

I03 Tỷ lệ thứ phẩm, phụ phẩm Tỷ lệ %

G02 Tăng hiệu quả sử dụng năng lượng

I04 Tổng năng lượng tiêu thụ Tỷ lệ Kwh

I05 Lượng năng lượng tiêu thụ trên một đvsp Tỷ lệ Kwh/đvsp

G03 Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo I06 Tổng năng lượng tái tạo được sử dụng Tỷ lệ Kwh

Tỷ lệ năng lượng được sử dụng trên tổng năng lượng tiêu thụ

% trên tổng năng lượng tiêu thụ

G04 Tăng hiệu quả sử dụng nước sạch

I08 Lượng nước tiêu thụ trên một đvsp Tỷ lệ Lít/đvsp

I09 Tỷ lệ tái sử dụng nước sạch Tỷ lệ

% trên tổng lượng nước tiêu thụ

G05 Đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người vận hành

I10 Cường độ ánh sáng tại nơi làm việc Tỷ lệ Lux

I11 Độ ồn tại nơi làm việc Tỷ lệ dB

Tăng cường phúc lợi và sự thỏa mãn của nhân viên

I12 Phản hồi của nhân viên về mức độ hài lòng Thứ bậc -

G07 Tăng cường đào tạo nhân viên I13 Số giờ đào tạo nhân viên Tỷ lệ Giờ

G08 Tăng tỷ lệ cải tiến được đề xuất bởi nhân viên I14 Số lượt cải tiến Tỷ lệ Số cải tiến

G09 Tăng hiệu suất sử dụng trang thiết bị I15 Tỷ lệ giờ máy bị mất do các sự cố Tỷ lệ

% trên tổng số giờ hoạt động

G10 Tăng năng suất lao động

I16 Năng suất lao động Tỷ lệ Đvsp/lao động

Tỷ lệ giờ lao động bị mất do bệnh tật hoặc tai nạn lao động

% trên tổng số giờ lao động

Giảm chi phí liên quan đến môi trường, sức khỏe và an toàn

Chi phí phạt hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường, sức khỏe và an toàn

G12 Tăng tỷ lệ đáp ứng đơn hàng I19 Tỷ lệ đáp ứng đơn hàng Tỷ lệ % trên tổng đơn hàng

G13 Loại bỏ phàn nàn hoặc trả hàng của khách hàng I20 Tỷ lệ phàn nàn và trả hàng Tỷ lệ % trên tổng đơn hàng

30 I21 Số lần phàn nàn và trả hàng Tỷ lệ #

G14 Giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi I22 Tỷ lệ lỗi Tỷ lệ % trên tổng sản phẩm

Thiết kế sản phẩm có thể tháo rời, tái sử dụng hoặc tái chế

Tỷ lệ sản phẩm được thiết kế có thể tháo rời, tái sử dụng hoặc tái chế

Tỷ lệ % trên tổng sản phẩm

Tăng tỷ lệ sản phẩm sử dụng chính sách thu hồi (take-back policies)

I24 Tỷ lệ sản phẩm sử dụng chính sách take-back Tỷ lệ %

Sử dụng bao bì có thể phân hủy trong môi trường tự nhiên

Tỷ lệ bao bì có thể phân hủy trong môi trường tự nhiên được sử dụng

G18 Tăng cường đóng góp cho cộng đồng

Tỷ lệ ngân sách đóng góp cho các hoạt động xã hội

I27 Tổng số tiền cho các dự án cộng đồng Tỷ lệ VNĐ

Tăng cường tạo cơ hội việc làm cho địa phương

I28 Tỷ lệ lao động địa phương Tỷ lệ % trên tổng số lao động

Tăng cường mối quan hệ giữa cộng đồng và doanh nghiệp

I29 Số lượng các dự án cộng đồng Tỷ lệ #

G21 Giảm lượng chất thải của quá trình sản xuất I30 Lượng chất thải trước xử lý Tỷ lệ Kg

Loại bỏ dần việc sử dụng các hóa chất độc hại bền vững trong môi trường, tích lũy dần trong cơ thể (PBT chemicals)

I31 Lượng hóa chất PBT được sử dụng Tỷ lệ Kg

Từ đó, các kỹ thuật thu thập dự liệu được đề xuất bao gồm:

 Sử dụng bảng khảo sát (questionnaires and surveys),

 Quan sát tại nguồn (observations),

 Nhóm tập trung (focus group),

 Sử dụng tài liệu và báo cáo liên quan (documents and records)

Mối liên hệ giữa các chỉ số đo lường và các kỹ thuật thu thập dữ liệu được trình bày trong bảng sau Trong đó, ký hiệu “” thể hiện mối liên hệ chặt chẽ, ký hiệu “” thể hiện mỗi quan hệ không chặt và ký hiệu “+” biểu thị có khả năng có mối liên hệ

Bảng 8 Kỹ thuật thu thập dữ liệu

Chỉ số đo lường Phỏng vấn Dùng bảng khảo sát

Sử dụng tài liệu, báo cáo liên quan

Tùy thuộc vào biến đo lường, nguồn dữ liệu và đặc điểm của từng kỹ thuật thu thập dữ liệu mà người vận hành hệ thống đo lường tính bền vững của tổ chức sản xuất sẽ đưa ra các quyết định lựa chọn.

Kiểm soát và phản hồi

Các chỉ số đo lường có thể được thu thập theo tần suất là ngày hoặc tuần và dùng kiểm đồ để kiểm soát Kiểm đồ (control chart) được sử dụng để kiểm soát chỉ số đo lường và phản hồi một cách kịp thời những điểm bất thường (Out-of-Control point) Các thành phần của kiểm đồ bao gồm đường tâm (Avg), đường giới hạn trên (UCL) và đường giới hạn dưới (LCL) Minh họa cho kiểm đồ kiểm soát giá trị bền vững của các chỉ số đo lường được thể hiện trong hình sau

Hình 15 Kiểm soát giá trị bền vững Đối với các hệ thống sản xuất bị giới hạn về mặt thu thập và lưu trữ dữ liệu hoặc đặc điểm của từng chỉ số đo lường riêng biệt, có thể thay việc sử dụng kiểm đồ bằng các đồ thị trực quan khác để kịp thời phát hiện những chỉ số đo lường có kết quả bất thường

Tính toán các giá trị bền vững của các thông số đo lường

Một hệ thống sản xuất được cho là tạo ra giá trị bền vững khi hệ thống này sử dụng các nguồn lực của một cách hiệu quả Gọi giá trị bền vững của một chỉ số đo lường bằng tích của trung bình chênh lệch so với định mức và chi phí cơ hội của chỉ số đó

Trong đó, chênh lệch so với định mức của một chỉ số đo lường được tính bằng:

Nếu sự kết quả đo lường chênh lệch với định mức theo hướng có lợi cho mục tiêu sản xuất bền vững thì công thức trên lấy dấu “+”, trường hợp ngược lại lấy dấu “–” Chi phí cơ hội của chỉ số đo lường được ước tính là giá trị bằng tiền sẽ đạt được nếu (hoặc mất đi) nếu không có chênh lệch giữa kết quả đo lường và định mức Như vậy, những chỉ số có kết quả đo lường tốt hơn định mức sẽ có giá trị bền vững lớn hơn 0 Ngược lại, những chỉ số có kết quả đo lường kém hơn định mức sẽ có giá trị bền vững âm Từ đó, kết quả đo lường và giá trị bền vững của từng chỉ số đo lường được trình bày theo mẫu như bảng sau

Giá trị bền vững Chênh lệch so với định mức Chi phí cơ hội

Chênh lệch so với định mức ± |Kết quả đo lường – Định mức|

34 Bảng 9 Giá trị bền vững của các chỉ số đo lường

Chỉ số đo lường Chênh lệch so với định mức Chi phí cơ hội Giá trị bền vững

Hỗ trợ ra quyết định

Từ các giá trị bền vững của các thông số đo lường, các phương án sản xuất bền vững được đề xuất để tăng tính bền vững của tổ chức sản xuất Mô hình ra quyết định tổng có trọng số (Weighted Sum

Model) được sử dụng để hỗ trợ ra quyết định và được trình bày theo mẫu như bảng sau

Bảng 10 Mô hình ra quyết định tổng có trọng số

Chỉ số đo lường Giá trị bền vững Phương án A Phương án B Phương án C

I05 c5 d5 e5 f5 Điểm có trọng số của phương án ∑c i d i ∑c i e i ∑c i f i

Biểu đồ mạng nhện (radar chart) có thể được sử dụng để thể hiện một cách trực quan giá trị bền vững của các chỉ số đo lường Từ đó có thể hỗ trợ người quản lý đánh giá tính bền vững của hệ thống sản xuất thông qua các chỉ số đo lường, liên hệ và so sánh hệ thống trước và sau khi triển khai các phương án

Phần mềm Microsoft Excel được chọn để hỗ trợ chức năng này Các giá trị bền vững sẽ được quy đổi về thang điểm từ 0 đến 10 Mẫu trình bày của biểu đồ mạng nhện thực hiện bằng phần mềm Microsoft Excel được thể hiện trong hình sau

Hình 16 Biểu đồ mạng nhện các khía cạnh bền vững

Như vậy, hệ thống đo lường tính bền vững của tổ chức sản xuất đã được xây dựng thành công với ý niệm và các chức năng hoạch định, đo lường, kiểm soát và phản hồi của hệ thống Bên cạnh đó, chương này còn cung cấp một số công cụ hỗ trợ ra quyết định như phương pháp tổng có trọng số và biểu đồ mạng nhện Chương tiếp theo sẽ trình bày một trường hợp điển cứu, ứng dụng hệ thống đo lường tính bền vững của tổ chức sản xuất vào một doanh nghiệp vừa và nhỏ

TRƯỜNG HỢP ĐIỂN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng được chọn làm trường hợp điển cứu là Công ty Bột mì Bình Đông Công ty Bột mì Bình Đông là một thành viên của Tổng công ty Lương Thực miền Nam, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh bột mì và phụ phẩm chủ yếu là cám mì Sản phẩm chính của công ty là Bột mì mang nhãn hiệu Thuyền Buồm Đỏ

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện trong hình dưới đây

Hình 17 Cơ cấu tổ chức của công ty

[Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính]

Trong đó, dữ liệu về đo lường tính bền vững của tổ chức sản xuất được thu thập tại phân xưởng sản xuất của công ty Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất được thể hiện như hình sau Thời điểm hiện tại phân xưởng có 2 dàn nghiền sàng hoạt động Trong đó, nghiền sàng dàn A có công suất 200 tấn/ngày, bao gồm:

- 20 máy nghiền: 8 máy hệ B, 12 máy hệ C MDDB250/1000 - 3 máy sàng vuông MPAE-624

- 4 máy đánh vỏ: 2 máy MKL-45/110, 2 máy MKL-30/80 - 2 máy sàng ly tâm MKZ-19/60DS

- 13 máy đánh tơi: 6 máy loại MDL-300, 3 máy loại MJZF-51, 2 máy loại MJZC-43 Nghiền sàng dàn D có công suất 180 tấn/ngày, bao gồm:

- 36 máy nghiền: 16 máy hệ B, 20 máy hệ C MDDB250/1000 - 3 máy sàng thanh bột MQRE-5

- 5 máy sàng vuông MPAE-624 - 4 máy đánh vỏ MKL-45/110 - 2 máy sàng ly tâm MKZ-19/60DS - 13 máy đánh tơi: 8 máy loại MDL-300, 4 máy loại MJZB-43, 1 máy loại MJZB-51

Hình 18 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất

Bước hoạch định mục tiêu về sản xuất bền vững được hiện thông qua quyết định của các cấp quản lý của công ty Mục tiêu về sản xuất bền vững của công ty cùng các chỉ số đo lường mức độ bền vững và các định mức được xác định thông qua ý kiến quản đốc phân xưởng sản xuất và được trình bày trong bảng sau

Bảng 11 Mục tiêu về sản xuất bền vững của công ty

Mục tiêu Chỉ số đo lường Định mức

 G01 Tăng hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu

I02 Tỷ lệ bột thành phẩm 78 % trên tổng khối lượng nguyên vật liệu

I03 Tỷ lệ thứ phẩm 20 % trên tổng khối lượng nguyên vật liệu

 G02 Tăng hiệu quả sử dụng năng lượng I04 Năng lượng tiêu thụ/tấn sản phẩm

81 Kwh/tấn bột thành phầm

 G04 Tăng hiệu quả sử dụng nước sạch I05 Lượng nước sử dụng/tấn sản phẩm

 G09 Tăng hiệu suất sử dụng trang thiết bị I15 Tỷ lệ giờ máy bị mất do các sự cố

10 % trên tổng số thời gian chạy máy theo kế hoạch

Giảm số giờ làm việc bị mất do bệnh tật hoặc tai nạn lao động

I16 Năng suất lao động 40 tấn/lao động/tháng

Thu thập và phân tích dữ liệu

Dữ liệu được thu thập tại đối tượng nghiên cứu trong khoảng thời gian 12 tháng năm 2016 Phần lớn các dữ liệu cần thiết đều được ghi nhận bởi hệ thống của công ty Báo cáo hàng tháng của công ty đã được sử dụng như nguồn thông tin chính Một số dữ liệu khác được thu thập thông qua phỏng vấn sâu và lấy ý kiến của các cấp lãnh đạo và quản lý phân xưởng sản xuất

Với mục tiêu G01 – Tăng hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, chỉ số đo lường được chọn là I02 – Tỷ lệ bột thành phẩm và I03 – Tỷ lệ thứ phẩm Trong đó, phụ phẩm bao gồm phôi, các loại cám, tạp chất lúa và tạp chất bột đều được bán làm thức ăn gia súc Dữ liệu thu thập được trình bày trong bảng sau Vùng được tô vàng là vùng nhập liệu

39 Bảng 12 Tỷ lệ bột thành phẩm và phụ phẩm

Thông qua số liệu thu thập trong 12 tháng có thể thấy tỷ lệ thành phẩm trung bình của phân xưởng sản xuất là 79% Trong đó, những tháng tỷ lệ thành phẩm cao nhất đạt 80%, rơi vào tháng 1, tháng 3 và tháng 10 Tỷ lệ thành phẩm thấp nhất chỉ đạt 78% rơi vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 7 và tháng 12 Bên cạnh đó, tỷ lệ phụ phẩm mỗi tháng cũng khá ổn định, từ 24% đến 26% và trung bình là 25%

Với hai mục tiêu tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và hiệu quả sử dụng nước sạch, các chỉ số đo lường được chọn là I04 – Năng lượng tiêu thụ/tấn sản phẩm và I05 – Lượng nước sử dụng/tấn sản phẩm Dữ liệu về điện năng tiêu thụ và lượng nước sạch tiêu thụ của 12 tháng trong năm 2016 của phân xưởng sản xuất được ghi nhận trong mẫu sau đây

Có thể thấy lượng điện năng tiêu thụ trên một tấn sản phẩm của phân xưởng sản xuất dao động trong khoảng từ 89.68 Kwh/tấn đến 126.10 Kwh/tấn Lượng điện năng tiêu thụ trung bình là 99.2 Kwh/giờ Bên cạnh đó, lượng nước tiêu thụ trên một tấn sản phẩm giữa các tháng có sự trên lệch khá lớn, từ 0.07 đến 0.11 Điều này cho thấy sự kiểm soát ẩm độ của nguồn lúa nguyên liệu là chưa tốt Lượng nước tiêu thụ trung bình mỗi tháng là 0.09 m 3 /tấn thành phẩm

40 Bảng 13 Năng lượng và lượng nước tiêu thụ

Với mục tiêu G09 – Tăng hiệu quả sử dụng trang thiết bị, chỉ số được chọn là I15 – Tỷ lệ giờ máy bị mất do các sự cố Dữ liệu về thời gian chạy máy và ngừng máy thực tế được thu thập từ báo cáo hàng tháng của công ty và ghi nhận trong bảng sau

Từ số liệu thu thập được, có thể thấy có những tháng thời gian ngưng máy chiếm đến 18% tổng thời gian chạy máy, trong khi thời gian ngừng máy trung bình mỗi tháng chỉ khoảng 9% Ngoài các nguyên nhân liên quan đến nhu cầu thị trường và nguồn cung lúa nguyên liệu còn có các nguyên nhân do các sự cố trang thiết bị

41 Bảng 14 Thời gian chạy máy và ngừng máy

Với mục tiêu G10 – Giảm số giờ làm việc bị mất, chỉ số đo lường được chọn là I16 – Năng suất lao động Năng suất lao động được tính bằng tổng thành phẩm mỗi tháng chia cho tổng số giờ lao động Hiện tại, số giờ lao động của phân xưởng được thống kê mỗi tháng

Cuối mỗi tháng, thư ký phụ trách dữ liệu sẽ đếm số ngày làm việc trong tháng, số ca làm việc và số lao động Từ đó tính số giờ lao động cùng với năng suất lao động và năng suất trên ca

Nhận thấy cách làm trên thường gây ra sai sót bởi quá thủ công, các form excel được đề xuất để tính toán số giờ lao động một cách nhanh chóng và chính xác hơn Dữ liệu về số ngày làm việc một năm, bao gồm các ngày nghỉ lễ, cuối tuần được cập nhật đầu tiên vào bảng nhập liệu Từ đó, dùng chức năng Pivot Table để hỗ trợ tính số ngày làm việc mỗi tháng trong năm

Một phần bảng nhập liệu ngày làm việc, ngày nghỉ và bảng tính số ngày làm việc mỗi tháng trong năm 2016 được trình bày trong các bảng sau

42 Bảng 15 Dữ liệu về ngày làm việc và ngày nghỉ năm 2016

Bảng 16 Số ngày làm việc mỗi tháng năm 2016

Từ dữ liệu về số ngày làm việc, số lao động và ca sản xuất thực tế, năng suất lao động và năng suất lao động trên ca được tính toán và cập nhật trong mẫu nhập liệu sau

43 Bảng 17 Năng suất lao động và năng suất trên ca

Có thể thấy năng suất của người lao động có sự chênh lệch lớn giữa các tháng, trung bình đạt 45.416 tấn/người mỗi tháng Trong khi đó, năng suất trên ca cũng có xu hướng tương tự và đạt trung bình 63.151 tấn/ca mỗi tháng

Các đồ thị giúp kiểm soát trực quan các chỉ số đo lường tính bền vững của phân xưởng sản xuất được trình bày trong phần sau.

Kết quả đo lường

Kết quả đo lường chỉ số liên quan đến hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào được kiểm soát trực quan thông qua các biểu đồ kết hợp đường và cột Dựa vào các biểu đồ được cung cấp, những tháng có các chỉ số đo lường chênh lệch quá nhiều so với định mức của mục tiêu sản xuất bền vững sẽ được phát hiện kịp thời, từ đó tiến hành tìm kiếm nguyên nhân gốc rễ và đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề Bên cạnh đó, các biểu đồ này còn cung cấp cho người quản lý một cái nhìn toàn diện về trạng thái hiện tại của phân xưởng thông qua các chỉ số đo lường sản xuất bền vững để có những đối sánh thích hợp với đối thủ cạnh tranh và tái hoạch định mục tiêu sản xuất bền vững

Các biểu đồ được xây dựng bằng phần mềm Microsoft Excel và được tích hợp với các form nhập liệu đã trình bày ở phần trước

Tỷ lệ thành phẩm và tỷ lệ phụ phẩm qua các tháng trong năm 2016 được thể hiện trong hình sau

Hình 19 Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu

Hình dưới đây cung cấp hai biểu đồ thể hiện mức năng lượng và lượng nước tiêu thụ trên một tấn thành phẩm qua 12 tháng trong năm 2016.

Hình 20 Hiệu quả sử dụng các năng lượng và nước

Kết quả đo lường số giờ ngưng máy và tỷ lệ ngưng máy qua các tháng trong năm 2016 được thể hiện trong hình sau

Hình 21 Hiệu quả sử dụng trang thiết bị

Hai hình sau trình bày kết quả đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lao động của phân xưởng thông qua năng suất lao động và năng suất trên ca

Hình 22 Năng suất lao động

Từ kết quả đo lường, giá trị bền vững của các chỉ số đo lường được tính toán như bảng dưới đây

Giá trị bền vững được tính trên đơn vị sản phẩm là tấn bột mì Trong đó, chi phí cơ hội được xác định thông qua giá đơn vị của bột mì, cám, giá điện và nước sạch được khảo sát trên thị trường

46 Bảng 18 Giá trị bền vững của đối tượng nghiên cứu

Kết quả đo lường Định mức Chênh lệch Chi phí cơ hội

Từ kết quả tính toán giá trị bền vững của các chỉ số đo lường thấy được hai chỉ số I04 – Điện năng tiêu thụ và I05 – Lượng nước sạch tiêu thụ mang giá trị bền vững âm, có nghĩa là hai chỉ số này đang chênh lệch với định mức của mục tiêu sản xuất bền vững theo chiều hướng không có lợi Do đó, công ty nên tập trung cải thiện hai chỉ số này

Một số giải pháp được kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng và hiệu quả tiêu thụ nước sạch bao gồm: o Quản lý nội vi:

Lắp đặt các hệ thống đo lường tại các cụm máy hoặc khu vực sản xuất để xác định nguồn hao phí điện năng và nước sạch chính

Trao quyền cho người vận hành và có những hướng dẫn, phân công nhiệm vụ thích hợp

Tổ chức kiểm tra định kỳ và lưu trữ hồ sơ, báo cáo đầy đủ o Thay đổi quy trình, phương pháp sản xuất:

Quản lý chặt chẽ nguồn lúa nguyên liệu đầu vào để đảm bảo yêu cầu về chất lượng như ẩm độ

Thay đổi phương pháp đổ lúa vào bồn với các mẻ có sản lượng ít để tiết kiệm năng lượng chạy băng chuyền o Nâng cấp trang thiết bị:

Thường xuyên bảo trì máy móc, trang thiết bị Đầu tư những trang thiết bị hiện đại, ít tiêu thụ năng lượng hơn.

Ngày đăng: 09/09/2024, 04:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Haapala, K. R., Zhao, F., Camelio, J., Sutherland, J. W., Skerlos, S. J., Dornfeld, D. A., . . . Rickli, J. L. (2013). A Review of Engineering Research in Sustainable Manufacturing. Journal of Manufacturing Science and Engineering, 135(4), 041013. doi:10.1115/1.4024040 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of "Manufacturing Science and Engineering, 135
Tác giả: Haapala, K. R., Zhao, F., Camelio, J., Sutherland, J. W., Skerlos, S. J., Dornfeld, D. A., . . . Rickli, J. L
Năm: 2013
[2] Rusinko, C. (2007). Green Manufacturing: An Evaluation of Environmentally Sustainable Manufacturing Practices and Their Impact on Competitive Outcomes. IEEE Transactions on Engineering Management, 54(3), 445-454. doi:10.1109/tem.2007.900806 Sách, tạp chí
Tiêu đề: IEEE Transactions on "Engineering Management, 54
Tác giả: Rusinko, C
Năm: 2007
[4] Shaker, R.R. (2015). The spatial distribution of development in Europe and its underlying sustainability correlations. Applied Geography, 63, p. 304-314 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The spatial distribution of development in Europe and its underlying "sustainability correlations
Tác giả: Shaker, R.R
Năm: 2015
[6] United Nations General Assembly (2005). 2005 World Summit Outcome, Resolution A/60/1, adopted by the General Assembly on 15 September 2005. Retrieved on: 2009-02-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2005 World Summit Outcome, Resolution A/60/1
Tác giả: United Nations General Assembly
Năm: 2005
[8] Morelli, John (2011). Environmental Sustainability: A Definition for Environmental Professionals. Journal of Environmental Sustainability –Volume 1. Rochester Institute of Technology Sách, tạp chí
Tiêu đề: Environmental Sustainability: A Definition for Environmental "Professionals
Tác giả: Morelli, John
Năm: 2011
[9] Scott Cato, M. (2009). Green Economics. London: Earthscan, pp. 36–37. ISBN 978-1-84407- 571-3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Green Economics
Tác giả: Scott Cato, M
Năm: 2009
[10] Elkington, J. (1998). Partnerships fromcannibals with forks: The triple bottom line of 21 st -century business. Environmental Quality Management, 8(1), 37-51. doi:10.1002/tqem.3310080106 [11] American Society of Mechanical Engineers (2014, June 18). ASME Sustainable Manufacturing:Preparing for a New Business Imperative. Open Research Forum (ORF-2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Environmental Quality Management, 8
Tác giả: Elkington, J
Năm: 1998
[12] Dombrowski, U., Mielke, T., & Schulze, S. (2012). Lean Production Systems as a Framework for Sustainable Manufacturing. Sustainable Manufacturing, 17-22. doi:10.1007/978-3-642-27290- 5_3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sustainable Manufacturing
Tác giả: Dombrowski, U., Mielke, T., & Schulze, S
Năm: 2012
[13] Standridge, C. R., Miller, G., & Pawloski, J. (2010). A case study of lean, sustainable manufacturing. Journal of Industrial Engineering and Management, 3(1).doi:10.3926/jiem.2010.v3n1.p11-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Industrial Engineering and Management, 3
Tác giả: Standridge, C. R., Miller, G., & Pawloski, J
Năm: 2010
[14] Reference for Business; Encyclopedia of Business, 2 nd ed. Corporate Social Responsibility. Retrieved from Reference for Business Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate Social Responsibility
[15] Mulholland, K. L. (2006). Identification of cleaner production improvement opportunities. Hoboken: Wiley Sách, tạp chí
Tiêu đề: Identification of cleaner production improvement opportunities
Tác giả: Mulholland, K. L
Năm: 2006
[16] Global Superior Energy Performance Partnership – Energy Management Working Group, 2013. Knowledge and Skills for Energy Management System Implementation in Industry and Commercial Buildings Sách, tạp chí
Tiêu đề: Knowledge and Skills for Energy Management System Implementation in Industry and
[17] Veleva, V., & Ellenbecker, M. (2001). Indicators of sustainable production: framework and methodology. Journal of Cleaner Production, 9(6), 519-549. doi:10.1016/s0959-6526(01)00010-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Cleaner Production, 9
Tác giả: Veleva, V., & Ellenbecker, M
Năm: 2001
[18] Oreilly, M. (2000). ISO 14031: Effective Mechanism to Environmental Performance Evaluation. Corporate Environmental Strategy, 7(3), 267-275. doi:10.1016/s1066- 7938(00)80121-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate Environmental Strategy, 7
Tác giả: Oreilly, M
Năm: 2000
[19] Scipioni, A., Mazzi, A., Zuliani, F., & Mason, M. (2008). The ISO 14031 standard to guide the urban sustainability measurement process: an Italian experience. Journal of Cleaner Production, 16(12), 1247-1257. doi:10.1016/j.jclepro.2007.06.013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Cleaner Production, "16
Tác giả: Scipioni, A., Mazzi, A., Zuliani, F., & Mason, M
Năm: 2008
[20] Singh, R. K., Murty, H., Gupta, S., & Dikshit, A. (2009). An overview of sustainability assessment methodologies. Ecological Indicators, 9(2), 189-212. doi:10.1016/j.ecolind.2008.05.011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ecological Indicators, 9
Tác giả: Singh, R. K., Murty, H., Gupta, S., & Dikshit, A
Năm: 2009
[21] Hahn, T., Figge, F., Liesen, A., & Barkemeyer, R. (2010). Opportunity cost based analysis of corporate eco-efficiency: A methodology and its application to the CO2-efficiency of German companies. Journal of Environmental Management, 91(10), 1997-2007.doi:10.1016/j.jenvman.2010.05.004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Environmental Management, 91
Tác giả: Hahn, T., Figge, F., Liesen, A., & Barkemeyer, R
Năm: 2010

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 Phương pháp nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Hình 1 Phương pháp nghiên cứu (Trang 16)
Hình 2 Phương pháp luận kỹ thuật hệ thống - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Hình 2 Phương pháp luận kỹ thuật hệ thống (Trang 17)
Hình 4 Phát triển kỹ thuật - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Hình 4 Phát triển kỹ thuật (Trang 18)
Hình 3 Phát triển ý niệm - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Hình 3 Phát triển ý niệm (Trang 18)
Hình 6 Tám loại lãng phí trong sản xuất tinh gọn - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Hình 6 Tám loại lãng phí trong sản xuất tinh gọn (Trang 21)
Hình 7 Các giải pháp sản xuất bền vững - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Hình 7 Các giải pháp sản xuất bền vững (Trang 22)
Hình 8 Các thành phần cơ bản của hệ thống quản lý năng lượng - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Hình 8 Các thành phần cơ bản của hệ thống quản lý năng lượng (Trang 24)
Hình 9 Mô hình sản xuất khép kín - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Hình 9 Mô hình sản xuất khép kín (Trang 25)
Hình 10 Sơ đồ tổng quát của quá trình sản xuất - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Hình 10 Sơ đồ tổng quát của quá trình sản xuất (Trang 29)
Hình 11 Cây mục tiêu của hệ thống - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Hình 11 Cây mục tiêu của hệ thống (Trang 32)
Hình 12 Hoạt động đo lường tính bền vững của hệ thống sản xuất - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Hình 12 Hoạt động đo lường tính bền vững của hệ thống sản xuất (Trang 34)
Hình 13 Giản đồ ngữ cảnh của hệ thống - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Hình 13 Giản đồ ngữ cảnh của hệ thống (Trang 35)
Hình 14 Giản đồ dòng chức năng của hệ thống - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Hình 14 Giản đồ dòng chức năng của hệ thống (Trang 36)
Bảng 7 Các chỉ số đo lường tính bền vững của hệ thống sản xuất - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Bảng 7 Các chỉ số đo lường tính bền vững của hệ thống sản xuất (Trang 39)
Bảng 8 Kỹ thuật thu thập dữ liệu - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Bảng 8 Kỹ thuật thu thập dữ liệu (Trang 42)
Hình 15 Kiểm soát giá trị bền vững - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Hình 15 Kiểm soát giá trị bền vững (Trang 44)
Bảng 10 Mô hình ra quyết định tổng có trọng số - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Bảng 10 Mô hình ra quyết định tổng có trọng số (Trang 45)
Hình 16 Biểu đồ mạng nhện các khía cạnh bền vững - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Hình 16 Biểu đồ mạng nhện các khía cạnh bền vững (Trang 46)
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện trong hình dưới đây. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện trong hình dưới đây (Trang 47)
Hình 18 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Hình 18 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất (Trang 48)
Bảng 16 Số ngày làm việc mỗi tháng năm 2016 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Bảng 16 Số ngày làm việc mỗi tháng năm 2016 (Trang 53)
Hình 19 Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Hình 19 Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu (Trang 55)
Hình dưới đây cung cấp hai biểu đồ thể hiện mức năng lượng và lượng nước tiêu thụ trên một tấn  thành phẩm qua 12 tháng trong năm 2016. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Hình d ưới đây cung cấp hai biểu đồ thể hiện mức năng lượng và lượng nước tiêu thụ trên một tấn thành phẩm qua 12 tháng trong năm 2016 (Trang 55)
Hình 21 Hiệu quả sử dụng trang thiết bị - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Hình 21 Hiệu quả sử dụng trang thiết bị (Trang 56)
Hình 22 Năng suất lao động - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Hình 22 Năng suất lao động (Trang 56)
Bảng 20 Các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT tại các KCN (2007 – 2014) - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Bảng 20 Các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT tại các KCN (2007 – 2014) (Trang 62)
Bảng 19 Số vụ vi phạm pháp luật về BVMT trên cả nước và tại các KCN (2007 – 2014) - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Bảng 19 Số vụ vi phạm pháp luật về BVMT trên cả nước và tại các KCN (2007 – 2014) (Trang 62)
Hình 23 Các cấp độ đo lường sản xuất bền vững - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Hình 23 Các cấp độ đo lường sản xuất bền vững (Trang 63)
Bảng 21 Các chỉ số đo lường sản xuất bền vững chính - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
Bảng 21 Các chỉ số đo lường sản xuất bền vững chính (Trang 64)
Hình ảnh  doanh nghiệp - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống đánh giá tính bền vững của tổ chức sản xuất
nh ảnh doanh nghiệp (Trang 68)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w