1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cải thiện phương thức quản lý kho hàng của công ty tnhh ych protrade

56 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cải thiện phương thức quản lý kho hàng của Công ty TNHH YCH Protrade
Tác giả Nguyễn Lâm Oanh
Người hướng dẫn Nguyễn Thanh Thủy
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 717,97 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ KHO HÀNG (4)
    • 1.1. Khái niệm và vai trò của kho hàng (4)
      • 1.1.1. Khái niệm kho hàng (4)
      • 1.1.2. Phân loại kho hàng (4)
      • 1.1.3. Vai trò kho hàng trong chuỗi cung ứng (9)
      • 1.1.4. Xu hướng kho hàng trong tương lai (10)
    • 1.2. Các hoạt động quản lý kho hàng trong chuỗi cung ứng (11)
      • 1.2.1. Vị trí, mặt bằng và số lượng kho hàng (11)
      • 1.2.2. Quy trình kho hàng (13)
      • 1.2.3. Thiết bị kho hàng (18)
      • 1.2.4. Các kỹ thuật phân tích hỗ trợ bố trí hàng hóa trong kho (19)
      • 1.2.5. An toàn kho hàng (20)
    • 1.3. Nhân sự trong quản lý kho hàng (24)
      • 1.3.1. Vai trò của nhân viên quản lý kho (24)
      • 1.3.2. Thách thức đối với nhân viên quản lý kho (25)
      • 1.3.3. Kỹ năng và phẩm chất của nhân viên quản lý kho (25)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ KHO HÀNG TÀI CÔNG TY TNHH YCH – PROTRADE (27)
    • 2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH YCH – PROTRADE (27)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH YCH – PROTRADE (27)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH YCH – Protrade (28)
      • 2.1.3. Mô hình chuỗi cung ứng của công ty YCH Protrade (31)
      • 2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH YCH (32)
    • 2.2. Thực trạng quản lý kho hàng của công ty YCH Protrade (0)
      • 2.2.1. Thực trạng kho hàng và cơ sở vật chất tại kho của công ty TNHH YCH Protrade (0)
    • 2.3. Thực trạng nhân sự trong kho (38)
      • 2.3.1. Thực trạng về quy trình quản lý kho hàng của công ty TNHH YCH Protrade (40)
  • CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ (47)
    • 3.1. Giải pháp 1: Nâng cấp, bố trí, sắp xếp lại hàng hóa trong kho (47)
      • 3.1.1. Căn cứ (47)
      • 3.1.2. Mục tiêu (47)
      • 3.1.3. Nội dung (48)
      • 3.1.4. Hiệu quả của giải pháp (48)
    • 3.2. Giải pháp 2: Sử dụng phần mềm hỗ trợ quản lý kho hàng, ứng dụng mã vạch trong quản lý kho (49)
      • 3.2.1. Căn cứ (49)
      • 3.2.2. Mục tiêu (49)
      • 3.2.3. Nội dung (49)
      • 3.2.4. Hiệu quả của giải pháp (50)
    • 3.3. Giải pháp 3: Nâng cao kiến thức của nhân viên về quản lý kho (51)
      • 3.3.1. Căn cứ (51)
      • 3.3.2. Mục tiêu (51)
      • 3.3.3. Nội dung (52)
      • 3.3.4. Hiệu quả của giải pháp (52)
  • KẾT LUẬN (53)
  • PHỤ LỤC (54)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (56)

Nội dung

Những vật liệu này bao gồm nhựa, kim loại quý, cát, ca cao và các thành phầnthực phẩm khác,… Các cơ sở lưu trữ có thể bao gồm các tòa nhà, bể chứa, phễu vàcả không gian mở … b Kho trung

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ KHO HÀNG

Khái niệm và vai trò của kho hàng

Kho hàng là nơi cất giữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm… trong suốt quá trình chu chuyển tử điểm đầu đến điểm cuối của dây truyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho.

Kho hàng đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo sự liên tục của chuỗi cung ứng, đảm nhận vai trò là kho tĩnh kết nối nguồn hàng với nhu cầu của người tiêu dùng Kho hàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến khách hàng, đáp ứng nhu cầu kịp thời và hiệu quả về chi phí, góp phần tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Trong thực tế đôi khi có sự lẫn lộn giữa hai thuật ngữ nhà kho (warehouse) và trung tâm phân phối (DC – Distribution Center) Thực chất nhà kho và trung tâm phân phối là hai khái niệm không hoàn toàn trùng khớp với nhau Cụ thể như nếu nhà kho là nơi chứa tất cả các loại sản phẩm thì trung tâm phân phối lại chỉ duy trì mức dự trữ tối thiểu và chỉ tập trung cho những mặt hàng có như cầu lớn Hầu hết các loại hàng hóa qua nhà kho đều qua 4 khâu: nhập kho, lưu kho, phân loại và xuất kho – giao hàng Còn hàng đi qua những trung tâm phân phối thì thường qua 2 khâu: nhập hàng vào trung tâm và xuất hàng – lưu chuyển Nếu nhà kho chú trọng vào việc bảo quản, dự trữ, chưa đặt việc thực hiện các dịch vụ giá trị gia tăng lên hàng đầu, thì trung tâm phân phối lại là nơi tổ chức tốt các dịch vụ giá trị gia tăng như: phân loại, bao gói, dán nhãn, ghi mã ký hiệu, kể cả việc lắp ráp đồng bộ, hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng Về thông tin nhà kho thu thập theo từng đợt, còn các trung tâm phân phối thu thập, cập nhật số liệu theo từng thời điểm.

Nhà kho đóng nhiều vai trò khác nhau trong chuỗi cung ứng Việc phân loại kho hàng là vô cùng cần thiết khi đây là cơ sở đầu tiên giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu, nhiệm vụ trong sử dụng kho hàng hóa Các nhà kho có thể được vận hành bởi các nhà cung cấp nguyên liệu thô, các nhà sản xuất linh kiện và thành phẩm, các nhà bán buôn, bán lẻ và các công ty liên quan đến logistics ngược Các nhà kho có thể do chủ sở hữu vận hành hoặc ký hợp đồng phụ cho các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần bên thứ ba. Hiện tại, có các quy mô kho điển hình như: a) Kho nguyên vật liệu

Các kho này chứa nguyên vật liệu và linh kiện gần điểm khai thác hoặc gần điểm sản xuất Nguyên vật liệu thô phải được dự trữ để đảm bảo quá trình sản xuất liên tục Những vật liệu này bao gồm nhựa, kim loại quý, cát, ca cao và các thành phần thực phẩm khác,… Các cơ sở lưu trữ có thể bao gồm các tòa nhà, bể chứa, phễu và cả không gian mở … b) Kho trung gian, trì hoãn đơn hàng, tùy chỉnh hoặc lắp ráp phụ

Các kho này được sử dụng để lưu trữ sản phẩm tạm thời ở các giai đoạn khác nhau trong quy trình sản xuất hoặc được sử dụng để tùy chỉnh sản phẩm trước khi giao hàng cho khách hàng Hoạt động trì hoãn (Postponement – hoạt động cuối cùng nhằm tạo ra sản phẩm hoàn thiện) và các hoạt động lắp ráp phụ có thể bao gồm:

 Thay đổi hoặc bổ sung bao bì, nhãn hàng, ví dụ như in bằng các ngôn ngữ khác nhau

 Lắp ráp máy tính để thêm vào các card đồ họa, chip nhớ, phần mềm khác nhau, gói sản phẩm cho hoạt động khuyến mại, các mặt hàng cụ thể của quốc gia được thêm vào như phích cắm điện

 Thêm vào các tin nhắn đặc biệt, ví dụ như các tin nhắn chúc mừng trên điện thoại di động c) Kho thành phẩm

Kho thành phẩm dùng để lưu trữ các thành phẩm sẵn sàng để bán Cung cấp kho dự trữ/kho đệm hoặc kho an toàn cho các công ty, cho phép tích trữ hàng để chuẩn bị cho việc ra mắt sản phẩm mới, tăng nhu cầu dự kiến hoặc đối phó với thời vụ. d) Trung tâm tập kết, sắp xếp và trung chuyển

Các trung tâm tập kết hay trung tâm hợp nhất (Consolidation centres) nhận hàng từ các nguồn khác nhau và kết hợp chúng để chuyển tiếp cho khách hàng hoặc đưa vào dây chuyền sản xuất Cũng là địa điểm tập kết hàng bán lẻ, nơi các sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau được tập hợp lại để chuyển đến các cửa hàng Điểm khác biệt với các trung tâm Cross-docking là hàng có thể lưu lại trung tâm trong một khoảng thời gian chờ giao hàng Nhiều trung tâm này được điều hành bởi các nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. e) Trung tâm chuyển hàng hoặc chuyển hàng rời (Trans-shipment or break bulk centre)

Các trung tâm vận chuyển này tiếp nhận hàng với số lượng lớn từ các nhà cung cấp và chia nhỏ chúng thành số lượng có thể quản lý được để chuyển tiếp đến các địa điểm khác nhau. f) Trung tâm Cross-docking

Các trung tâm Cross-docking này cùng với các trung tâm hoàn thiện đơn hàng được coi là tương lai của kho bãi.Có bốn tình huống chính trong Cross-docking được sử dụng thường xuyên nhất đó là khi nhu cầu về mặt hàng đó ổn định và thể hiện tính nhất quán cao, điều này giúp loại bỏ nhu cầu lưu kho dư thừa để dự trữ hay khi xử lý hàng hóa có thời gian sử dụng ngắn và dễ hỏng Cũng như khi phân phối các lô hàng với số lượng lớn, nhiều chủng loại theo lịch trình lặp lại và khi hoàn thành các đơn đặt hàng mà khách hàng sẵn sàng đợi.

Cross-docking yêu cầu việc giao hàng tại các trung tâm này phải được dán nhãn và sẵn sàng để giao hàng Tại đây các mặt hàng được xác định và hợp nhất với các chuyến giao hàng khác, sẵn sàng cho việc gửi hàng Các mặt hàng nên ở trong kho càng ngắn càng tốt, mục tiêu là nhận và gửi trong ngày.

Nghiên cứu của Motorola (2013) cho thấy 31% các công ty thực hành Cross- docking và con số này dự kiến sẽ tăng lên 45% vào năm 2018.

 Một số rào cản nhất định khi tham gia giao hàng Cross-docking:

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả bao gồm việc tích hợp chặt chẽ các thành phần quan trọng như hệ thống quản lý kho, kiểm soát chất lượng, độ tin cậy và sự hợp tác của nhà cung cấp và hãng vận chuyển Ngoài ra, thiết kế kho và quản lý nhu cầu bất định cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lưu chuyển hàng hóa hiệu quả và tối đa hóa lợi ích.

Cross-docking cũng được sử dụng ở các khu vực địa lý xa Quá trình trung chuyển này có thể diễn ra bên trong hoặc bên ngoài kho hàng Việc hoán đổi hoặc tháo lắp hàng từ các phương tiện cũng có thể được sử dụng cùng với hệ thống rơ moóc đứng hoặc thả Các mặt hàng điển hình là hàng dễ hỏng như trái cây và rau, hoa, thịt và cá, cần được lưu chuyển nhanh qua chuỗi cung ứng. g) Trung tâm phân loại (Sortation centres)

Các trung tâm phân loại được sử dụng trong các công ty phân phối thư, bưu kiện và pallet Hàng hóa được thu gom từ mọi miền của đất nước và chuyển đến các đầu mối hoặc trung tâm phân loại, được phân loại theo mã zipcode hoặc mã bưu điện, được tổng hợp và chuyển tiếp đến các khu vực phân phối tương ứng để giao hàng. Các hoạt động này đang tăng lên và các trung tâm ngày càng lớn hơn để đáp ứng sự phát triển của thương mại điện tử. h) Trung tâm hoàn thiện đơn hàng (Fulfillment centres)

Các hoạt động quản lý kho hàng trong chuỗi cung ứng

1.2.1 Vị trí, mặt bằng và số lượng kho hàng Để lựa chọn vị trí đặt kho rất quan trọng, làm sao phù hợp với các nhà máy hoặc khu công nghiệp, diện tích kho phải rộng rãi và sạch sẽ để đảm bảo được chất lượng hàng hóa có trong kho Ngoài ra, các vấn đề về chi phí kho phải phù hợp với doanh nghiệp, gần những địa điểm nhiều nhân công vì kho cần rất nhiều nhân lực và còn rất nhiều yếu tố khác a) Vị trí và số lượng kho hàng hàng

Việc lựa chọn vị trí chiến lược để đặt kho bãi của công ty, đảm bảo tính hiệu quả cao và tối ưu hóa được chi phí là một trong những quyết định quan trọng nhất.

Việc lựa chọn một vị trí đặt kho phù hợp đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả định tính và định lượng Một số công ty sẽ tập trung phân tích địa điểm và kịch cỡ tệp khách hàng mục tiêu, trong khi nhiều doanh nghiệp khác lại nhấn mạnh yếu tố khoảng cách đến các trung tâm kinh tế, chất lượng cơ sở hạ tầng và khả năng kết nối đến các tuyến đường quốc tế của khu vực đó.

May mắn thay, với xu thế phát triển của công nghệ, việc tính toán lựa chọn vị trí xây/thuê kho bãi có thể được hỗ trợ đắc lực bởi nhiều chương trình phần mềm có sẵn, xem xét đến nhiều tiêu chí quan trọng để cho ra một kết quả chính xác Tuy nhiên, dù thế nào, quyết định về vị trí kho bãi sẽ được hình thành dựa trên những yếu tố cơ bản như sau:

Chi phí thiết lập bao gồm: chi phí đất đai, nhân công, vận chuyển, ưu đãi thuế và tài chính, chi phí xử lý, các yếu tố vĩ mô, chính sách quy định, pháp luật, quy hoạch xây dựng, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, nguồn nhân lực, chất lượng nguồn lao động, thuận lợi lưu thông công nhân, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, viễn thông, điện nước, giao thông, khoảng cách đến cảng, môi trường, địa lý, gần dân cư, thời tiết, vùng lân cận, ùn tắc giao thông, thị trường, vị trí tiếp cận khách hàng mục tiêu, khoảng cách với nhà cung cấp và thời gian hoàn thành đơn hàng.

Từ các tiêu chí trên có thể cơ bản xác định được vị trí cần đạt kho hàng cũng như số lượng kho hàng mà doanh nghiệp cần bố trí. b) Mặt bằng kho hàng

Thị trường cạnh tranh ngày càng cao và thay đổi liên tục đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế các nhà kho và trung tâm phân phối Thiết kế nhà kho đôi khi cần đánh đổi giữa tốc độ, khoảng cách di chuyển, sử dụng không gian, xử lý, tiếp cận hàng, an toàn, rủi ro và chi phí.

Ngoài ra còn có nhiều nhà tư vấn, công ty xử lý vật liệu, tự động hóa và giá/kệ có thể hỗ trợ thiết kế bố trí nhà kho hiệu quả nhất dựa trên không gian sẵn có, yêu cầu và ngân sách của chủ đầu tư Ngày nay, các gói phần mềm mô phỏng cho phép xây dựng nhà kho máy tính và mô phỏng hoạt động để xem cách bố trí nào là tối ưu.

Các diện tích không gian sàn chính trong kho cần được tính toán như sau: khu vực nhận hàng, khu kiểm dịch và kiểm tra, khu bảo quản dự trữ, khu lấy thùng carton, khu vực chọn đồ, khu dịch vụ giá trị gia tăng, khu vực đóng gói, khu gửi hàng; khu vực nối tiếp chuyến phục vụ cross-docking, khu vực sạc pin cho các thiết bị xử lý (MHE), kho chứa thiết bị, ô thông tin liên lạc cho nhân viên, phòng đào tạo/họp, phòng an ninh kho hàng, khu vực kiểm tra an ninh như soi chiếu kiểu sân bay, văn phòng, nhà vệ sinh, chiều rộng lối đi.

1.2.2 Quy trình kho hàng a) Nhận hàng

Nhận hàng là một quá trình quan trọng trong hoạt động kho hàng nhằm đảm bảo sản phẩm, hàng hóa đã được nhận đúng số lượng, đúng tình trạng và vào đúng thời điểm Khi có sai sót hoặc vấn đề về hàng hóa, nhân viên kho có thể phát hiện kịp thời để khắc phục trước khi nhập kho

Quá trình nhận hàng bao gồm các bước quan trọng sau:

Trước khi nhận hàng (Pre-receipts): Người quản lý kho nên tham gia vào việc chỉ định và thống nhất bao bì, các mặt hàng trong mỗi thùng, số thùng trên mỗi pallet - TiHi(Tie-High), nhãn hàng theo yêu cầu, kích thước của pallet và chế độ vận chuyển… để đảm bảo các sản phẩm đặt hàng tương thích với nơi lưu trữ.

Bên cạnh đó, nhân viên đảm nhận dự án đó sẽ nhận thông tin từ bên doanh nghiệp sẽ đưa hàng về kho để sắp xếp giờ nhận hàng, cửa nhận hàng và nhân viên nhận hàng. Tất cả những vấn đề này cấn được giải quyết và xử lý tới nhà cung cấp khi đặt hàng như: chi phí nhân công xử lý, chuẩn bị lịch trình, thời gian nhận hàng, chuẩn bị điểm đến/đi của các phương tiện vận tải, dỡ hàng (Offloading), kiểm tra hàng (Checking) và cuối cùng thiết lập hồ sơ b) Lưu kho (Put-away) và Bảo quản (Storage)

Lưu kho có thể hiểu là việc lưu trữ hàng hóa trong các kho hàng của doanh nghiệp với một khoảng thời gian xác định trước khi được vận chuyển đến tay khách hàng Tuy nhiên, khi số lượng hàng hóa của doanh nghiệp quá lớn và diện tích kho không đủ lưu trữ thì thuê dịch vụ lưu kho được xem là giải pháp tối ưu

Nhân viên vận hành sử dụng một thiết bị có thể đọc được mã vạch, có thể bao gồm RFID (công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến Khi đó cả hai thiết bị hoạt động thu phát sóng trong cùng tần số) hoặc nhập bằng tay để đưa thông tin vào hệ thống quản lý kho (WMS – Warehouse management system) Hệ thống định vị dựa trên hồ sơ đã được thiết lập của thùng/kiện/pallet sẽ điều hướng tới một hoặc nhiều khu vực để hàng.

Các giải pháp tinh vi nhất trong lĩnh vực này là hệ thống lưu trữ và thu hồi tự động (automated storage and retrieval systems – AS/RS) Một pallet, thùng carton hoặc tote được giao đến nơi lưu trữ và sau đó được đưa đến điểm chọn hoặc đóng gói hàng (Goods to picker).

Nhân sự trong quản lý kho hàng

1.3.1 Vai trò của nhân viên quản lý kho

Công việc của người quản lý là cung cấp một môi trường nơi các cá nhân được thúc đẩy để làm công việc tốt nhất có thể, với tinh thần tốt nhất có thể, để đóng góp tốt nhất có thể (BRIAN TRACY).

Vai trò cơ bản của người quản lý kho:

Cung cấp một kho hàng tiết kiệm chi phí, phù hợp với các yêu cầu hiện tại và dài hạn của chiến lược kinh doanh toàn cầu Có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo nhân viên vận hành kho Đảm bảo nhà kho có khả năng cung cấp về khối lượng yêu cầu của doanh nghiệp. Thúc đẩy cải tiến liên tục về hiệu quả chi phí của các hoạt động

Thiết lập tầm nhìn dài hạn cho nhà kho phù hợp với kế hoạch chiến lược và đảm bảo có thể đáp ứng được yêu cầu dịch vụ khách hàng trong tương lai.

Bảo vệ tài sản con người, vật chất được sử dụng trong nhà kho, quản lý các dự án và giới thiệu các sáng kiến mới, duy trì mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp, phát triển và quản lý các mối quan hệ lao động trong môi trường kho hàng

1.3.2 Thách thức đối với nhân viên quản lý kho Áp lực đối với người quản lý kho ngày nay đến từ nhiều hướng khác nhau bao gồm cả bên trong và bên ngoài công ty.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ và phức tạp của chuỗi cung ứng nên đang diễn ra một cuộc cách mạng với hệ thống kho tàng Công nghệ đã phát triển vượt bậc dẫn đến các cơ hội để cải thiện hiệu suất và hiệu quả trong quản lý kho liên tục được đưa ra.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và áp lực nội bộ nhằm cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, các nhà quản lý kho bãi và hậu cần trên toàn thế giới thường phải đối mặt với nhiều thách thức đáng kể Những thách thức cụ thể bao gồm:

 Áp lực giảm chi phí vận hành, nhà kho tinh gọn

 Đạt được đơn hàng hoàn hảo

 Thời gian đặt hàng ngắn hơn và luôn có hàng

 Giao hàng qua nhiều kênh, các đơn đặt hàng nhỏ hơn, thường xuyên hơn

 Biến động lớn hơn về nhu cầu

 Tăng số lượng đơn vị lưu kho

 Chi phí nhân công và sự sẵn có nguồn nhân lực

 Chi phí năng lượng và vấn đề môi trường

 Dữ liệu chính xác và tốc độ thông tin

1.3.3 Kỹ năng và phẩm chất của nhân viên quản lý kho Đây là một kỹ năng quan trọng của một người quản lý kho, thể hiện trình độ quản lý cũng như xử lý vấn đề trong công việc Một số kỹ năng, phẩm chất cơ bản của người quản lý kho cần có:

 Kỹ năng giao tiếp và đàm phán tuyệt vời với khách hàng

 Khả năng ủy quyền công việc hiệu quả

 Kỹ năng tạo động lực cho nhân viên và khách hàng

 Kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh nhạy

 Tính linh hoạt trong công việc cung như xử lý khi gặp sự cố

 Kiến thức toàn diện về các quy trình và thủ tục của công ty

 Khả năng đào tạo người khác

 Kỹ năng làm việc nhóm

 Hướng tới khách hang, thuyết phục được khách hàng.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1:

Phần 1 của khóa luận tốt nghiệp đã khái quát, hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về quản lý kho hàng, cũng như các khái niệm, các luận điểm có liên quan đến kho hàng, mục đích và vai trò của quản lý kho hàng, các mô hình và phân loại kho hàng Đặc biệt là về quy trình quản lý kho hàng để từ đó có một sự hiểu biết chung, bao quát về những gì sẽ được đề cập đến trong đề tài, làm cơ sở đánh giá thực trạng và rút ra các kết luận sau này trong phần 2 và phần 3 của khóa luận tốt nghiệp.

THỰC TRẠNG VỀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ KHO HÀNG TÀI CÔNG TY TNHH YCH – PROTRADE

Giới thiệu chung về công ty TNHH YCH – PROTRADE

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH YCH –

 Tên công ty: Công ty TNHH YCH – PROTRADE

 Đại diện pháp luật: Bà CHAN YOKE PINGYAP AI CHENG

 Thành lập ngày 04 tháng 12 năm 2009

 Địa chỉ: Khu phố Đồng An, phường Hoà Bình, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam.

YCH Protrade là một liên doanh giữa YCH GROUP (Singapore) và Protrade (Việt Nam) có trụ sở chính đặt tại tỉnh Bình Dương Bên cạnh đó, YCH PROTRADE cũng có chi nhánh tại Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên Tập đoàn YCH là đơn vị quản lý hậu cần và chuỗi cung ứng của công ty giải pháp hàng đầu ở châu Á YCH cung cấp chuỗi các giải pháp end-to-end cung cấp hàng đầu các công ty đa quốc gia điện tử, hóa chất, dược phẩm và khách hàng hàng hóa công nghiệp Kinh nghiệm chuyên môn trong việc tích hợp dịch vụ 3PL (ví dụ: vận tải, Giao thông vận tải và kho bãi), YCH cung cấp các giải pháp chuỗi: IntributionTM (Sản xuất Logistics), IntrabutionTM (Kết thúc Logistics phân phối hàng hoá), và RetrogistricsTM (Service & Spares Logistics Return) tối ưu hóa toàn bộ chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp toàn cầu. Được thành lập vào năm 1955, Tập đoàn YCH là đối tác chuỗi cung ứng đầu cuối tích hợp hàng đầu cho một số các tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới và các công ty có tham vọng tăng trưởng, bao gồm Dell, Motorola, Samsung, LG, Exxon Mobil, Unilever, LVMH và Royal FrieslandCampina Tập trung vào việc tăng năng suất và tính bền vững cho khách hàng, bộ giải pháp độc quyền của YCH đã giành giải thưởng là giải pháp tốt nhất trong các cụm ngành từ tiêu dùng và điện tử đến hóa chất và chăm sóc sức khỏe Là người ủng hộ mạnh mẽ sự đổi mới, YCH được công nhận nhờ cách tiếp cận 7PLTM trong việc tích hợp liền mạch chiến lược chuỗi cung ứng với việc thực thi.

YCH đã mở rộng đáng kể các hoạt động ở nước ngoài trong vài thập kỷ qua và hiện có các hoạt động trải dài khắp Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Úc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc Đại lục.

YCH được thành lập dựa trên triết lý phát triển nhờ vượt qua thử thách Điều này được thể hiện trong triết lý của công ty bằng cách sử dụng Ký tự Trung Quốc – (Sheng) có nghĩa là TĂNG Từ viết tắt của từ RISE đã được sử dụng làm giá trị doanh nghiệp của công ty, tập trung vào mức độ dịch vụ và sự tự tin mà chúng tôi cung cấp cho khách hàng của mình.

Trở thành đối tác giải pháp chuỗi cung ứng hàng đầu được lựa chọn, tận dụng mạng lưới và chiều sâu của YCH trên khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH YCH – Protrade

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Cơ cấu tổ chức của công ty hợp lý, được phân công nhiệm vụ của tựng bộ phận rõ ràng Các bộ phận hoạt động độc lập với nhau, mỗi phòng ban đều có chức năng chuyên môn riêng biệt nhưng có sự phối hợp, liên kết với nhau trong quá trình làm việc Công ty TNHH YCH Protrade gồm có 2 chi nhánh hệ thống kho là: YCH Protrade Bắc Ninh và YCH Protrade Bình Dương Lựa chọn 2 địa điểm trên để xây dựng kho một phần đây là 2 vùng đất về khu công nghiệp, theo đó giá nhân công và giá thuê kho sẽ rẻ hơn so với khu vực trung tâm Đảm bảo được doanh thu cũng như chi phí cần chi trả khi xây dựng hệ thống kho.

Chức năng – nhiệm vụ từng bộ phận

Giám đốc là người đứng đầu doanh nghiệp, nắm quyền lãnh đạo tối cao, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh Vị trí này kiêm nhiệm cả vai trò đại diện pháp lý, người chỉ đạo điều hành mọi mặt công tác, thực thi quyền hạn và nghĩa vụ, ra quyết định về các vấn đề liên quan đến hoạt động thường nhật Ngoài ra, giám đốc còn đảm nhiệm việc xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư, cũng như ký kết hợp đồng đại diện cho doanh nghiệp.

 Phó Giám đốc: Là người giúp đõ cho Giám đốc trong việc quản lý công ty, có quyền tham mưu cho Giám đốc, giải quyết các công việc Giám đốc ủy quyền, thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc khi Giám đốc vắng mặt.

Giám đốc vận hành hỗ trợ Giám đốc quản lý hoạt động kho hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh theo ủy quyền của Giám đốc Thay mặt Giám đốc, họ giải quyết các vấn đề tại kho và báo cáo lại với Giám đốc.

 Phòng Tài chính – Kế toán: Là bộ phận có chức năng tham mưu với Ban Giám đốc về quá trình và điều hành quá trình sử dụng vốn của công ty, cung cấp kịp thời, chính xác và đầy đủ những thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Đồng thời có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh trung thực, kịp thời, đầy đủ mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty, lập báo cáo tài chính theo quy định của Bộ tài chính Tham mưu đề xuất với Ban Giám đốc công ty về quy chế tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp của cán bộ công nhân viên trong công ty Kết hợp với các bộ phận khác để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.

 Phòng Hành chính – Nhân sự: Là bộ phận tham mưu cho giám đốc về việc tổ chức tuyển dụng lao động, phân công sắp xếp nhưng nhân sự, bố trí đều cho lao động trực tiếp, cách tổ chức sản xuất

Phòng Sale&Marketing đóng vai trò trọng yếu trong việc tạo dựng và hoàn thiện sản phẩm, đồng thời hoạch định chính sách giá cả, xây dựng các chương trình quảng cáo, tiếp thị và khuyến mại Các hoạt động này đều hướng đến mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ, góp phần thúc đẩy doanh số và nâng cao nhận diện thương hiệu.

 Phòng dịch vụ khách hàng: Là bộ phận giải quyết các hoạt động, hành động phục vụ được cung cấp thêm, đóng vai trò là giá trị gia tăng Với mục đích là đem đến giá trị nhiều hơn so với dịch vụ cốt lõi mà khách hàng cần thiết và đem lại sự hài lòng nhiều nhất cho khách hàng

Phòng Chứng từ nắm giữ vai trò cốt lõi trong việc xử lý chứng từ xuất, nhập, tồn của doanh nghiệp Đơn vị này đảm bảo lưu giữ chứng từ và quản lý chính xác số liệu, hàng hóa trong kho Bên cạnh đó, Phòng Chứng từ còn chịu trách nhiệm lập biên bản và chứng từ trong quá trình nhập, xuất hàng hóa hoặc xử lý các sự cố phát sinh.

 Bộ phận kinh doanh nội địa: là bộ phận tìm kiếm và quản lý các đơn hàng trong khu vực Bắc-Trung-Nam.

 Bộ phận làm giá: Là bộ phận thương lượng giá cả với khách hàng sau khi tìm kiếm được dự án mới để phù hợp với kinh tế của cả hai bên

 Bộ phận giao nhận vận tải: Là bộ phận đảm nhận việc giao hàng tới các nhà bán buôn, bán lẻ, đại lý phân phối đảm bảo hàng hóa giao đúng địa điểm, thời gian và không gây hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

 Bộ phận quản lý kho hàng: Là bộ phần trực tiếp làm việc tại kho hàng của công ty.

Thực trạng nhân sự trong kho

Thực trạng về nhân sự cũng như nguồn nhân lực trong kho được đánh giá dựa trên năng lực của nhân viên tại bộ phận kho Hiện tại kho có Giám đốc điều hành kho vận là nam chịu trách nhiệm điều hành chung hoạt động của kho, bao gồm việc điều hành xây dựng, kiểm soát và cải tiến các hoạt động, quá trình và nguồn lực của kho hàng Ngoài ra, trưởng phòng kho vận tại công ty TNHH YCH cũng sẽ kết hợp với phòng nhân sự tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên tại kho, quản lý đội xe của kho và giải quyết các công việc phát sinh liên quan đến kho.

Kho hiện cũng có một thủ kho là nữ chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa, thành phẩm, xuất nhập hàng tại kho Thủ kho là người đã có 3 năm kinh nghiệm làm việc tại kho, nắm rõ về các mã hàng trong kho cũng như về quy trình xuất nhập của kho Ngoài các công việc trên, thủ kho cũng sẽ hỗ trợ trưởng phòng kho vận trong một số công việc như đào tạo nhân viên tại kho, các thủ tục nhập, xuất kho, sắp xếp, lưu kho và bảo quản hàng hóa.

Thực trạng nguồn nhân lực tại bộ phận quản lý kho hàng hiện nay của công ty được đánh giá thông qua bảng sau:

Bảng 2.2 Thực trạng về nguồn nhân lực tại bộ phận quản lý kho hàng của Công ty

STT Chức vụ Trình độ Số người

1 Giám đốc điều hành kho vận Thạc sĩ Kinh tế 1

1 Trưởng phòng kho vận Cử nhân kinh tế 1

2 Thủ kho Cử nhân kinh tế 1

3 Kế toán kho Cử nhân kinh tế 2

3 Bộ phận EHS Đại học 10

4 Nhân viên kho Trung học phổ thông 50

5 Lái xe kho Trung học phổ thông 35

Nhân viên kế toán tại kho có nhiệm vụ quản lý các khoản thu, chi và tạm ứng phát sinh tại kho Cùng với thủ kho, họ có trách nhiệm kiểm soát hàng tồn kho bằng cách ghi chép chính xác doanh thu và chi phí liên quan đến hàng hóa, thành phẩm Việc kiểm soát chặt chẽ này giúp đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quản lý tài chính tại kho.

Ngoài ra, còn có 35 lái xe và 50 nhân viên kho đang làm việc tại kho hàng của công ty TNHH YCH Protrade Nhân viên kho chịu trách nhiệm nhận và kiểm hàng hóa được giao đến kho, phân loại hàng hóa nhập mới và các mặt hàng thu hồi, hàng trả lại và cất hàng về vị trí Nhân viên kho cũng có trách nhiệm soạn hàng khi có đơn hàng cần xuất kho và đóng hàng trước khi đưa lên xe vận chuyển cho các nhà phân phối và khách hàng. Lái xe kho sẽ có trách nhiệm giao hàng cho các nhà phân phối cũng như điều chuyển nội bộ của công ty Mức lương của nhân viên kho và lái xe sẽ là khoảng 6 triệu đồng/ tháng, và lái xe khoảng 10-12 triệu đồng/tháng.

Ưu điểm của đội ngũ nhân sự kho nằm ở sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, hàng hóa và quy trình công việc Họ có nhiều kinh nghiệm trong việc nhập, xuất và kiểm kê kho, đảm bảo số lượng hàng hóa chính xác và tốc độ xử lý nhanh chóng Các bộ phận làm việc phối hợp chặt chẽ với nhau, cùng với đó là sự cập nhật nghiệp vụ liên tục và đào tạo chuyên sâu Kinh nghiệm đúc kết từ quá trình làm việc hàng ngày cũng giúp đội ngũ nhân viên kho ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm cũng có một số tồn tại như là việc một số nhân viên mới chưa nắm được hết các mã hàng dẫn đến sai hoặc thiếu hụt các mã khi soạn hàng, hoặc do ào những tháng cao điểm xuất nhiều hàng, dẫn đến xuất nhầm, thừa thiếu số lượng hàng hóa Đội ngũ nhân sự tại kho hàng đông nhưng không phải ai cũng có nhiều kinh nghiệm khiến cho chi phí nhân sự tăng Công ty và bộ phận quản lý kho cần xem xét lại các vấn đề này trong tương lai.

2.3.1 Thực trạng về quy trình quản lý kho hàng của công ty TNHH YCH

Protrade a) Quy trình trước khi nhận hàng

Trước khi nhận hàng về, các nhân viên đảm nhận dự án đó sẽ tiếp nhận thông tin và báo với nhân viên kho về số lượng và thông tin xe hàng đó sẽ về kho vào thời gian nào Các nhân viên kho đảm bảo được người nhận hàng, sắp xếp cửa xuất hàng cũng như các thiết bị máy móc phục vụ cho việc nhận hàng về Sau khi hoàn tất, nhân viên kho sẽ báo lại thông tin cửa xuất cho nhân viên dự án đó và sẽ báo ngược lại với tài xế xe hàng chuẩn bị về làm đúng với quy trình đã được quy định trong kho b) Quy trình nhận hàng.

Khi có đơn hàng về, nhân viên mua hàng hoặc người nhập hàng sẽ có yêu cầu nhập kho Yêu cầu này có thể lập thành mẫu hoặc bằng lời nói Sau đó các thành viên quản lý dự án đó sẽ nhận phiếu nhập kho từ bên nhà cung cấp và tiếp nhận yêu cầu nhập kho và lập phiếu nhập kho Phiếu nhập kho được lập thành nhiều liên: 1 liên lưu lại sổ, giao cho nhân viên mua hàng 2 đến 3 liên để làm thủ tục nhập kho, 1 liên giao cho tài xế lái xeSau khi có phiếu nhập kho, nhân viên mua hàng hoặc tài xế chở hàng hóa đó sẽ giao hàng cho thủ kho Hàng được kiểm đếm và nhập kho Trường hợp vật tư hàng hóa có thừa hoặc thiếu, nhân viên kho phải báo với bên bộ phận chứng từ lập biên bản và gửi thông tin qua bên nhà cung cấp qua email Sau khi hàng đã được kiểm đếm, nhân viên kho đưa chứng từ cho bộ phận làm chứng từ để các nhân viên chứng từ sẽ xác nhận lại số lượng cũng như tình trạng hàng hóa và gửi thông tin đó qua nhà cung cấp cũng như kiểm soát được số lượng hàng hóa đó trong kho.

Sau khi nhập kho, tài xế và nhân viên nhận hàng sẽ ký nhận hàng vào phiếu nhập kho, lưu lại một liên và ghi thẻ kho, một liên sẽ giao lại cho tài xế, một liên sẽ giao lại cho người nhập hàng Căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán kho sẽ ghi sổ và hạch toán hàng nhập.

Quy trình nhập hàng tại kho của công ty TNHH YCH Protrade – chi nhánh Bắc Ninh thực hiện theo quy trình với các bước rõ ràng cụ thể, logic vận hàng rõ ràng để tối hiểu hóa các chi phí có thể phát sinh Thế nhưng vẫn còn một số hạn chế tồn tại đối với quy trình này như:

Quy trình nhập hàng còn nhiều thủ công, giấy tờ khi nhận hàng Việc kiểm đếm thủ công có thể gây sai sót và mất thời gian.

Sau khi hoàn tất thủ tục nhập hàng, thủ kho sẽ điều phối nhân viên kho sắp xếp hàng hóa vào đúng vị trí được chuẩn bị sẵn Tùy thuộc vào loại hàng hóa và tình trạng mà hàng hóa sẽ được đưa vào vị trí phù hợp.

Hàng hóa lưu kho phải được sắp xếp theo hướng dẫn của thủ kho, theo vị trí, ký hiệu quy định Hồ sơ xuất - nhập kho phải được lưu trữ rõ ràng, thuận tiện tìm kiếm Sau khi nhập kho, thủ kho ghi đầy đủ thông tin vào thẻ kho, bao gồm thời gian, nội dung hàng hóa nhập - xuất theo từng mã.

Việc cất hàng tại kho vẫn đang vận hành phụ thuộc quá nhiều vào kinh nghiệm của thủ kho cũng như các nhân viên dày dặn kinh nghiệm do phân bổ các vị trí hàng hóa trong kho vẫn chưa hợp lý, khu vực chứa hàng rộng khó tìm kiếm vị trí chính xác gây mất thời gian khi cất hàng Đồng thời việc lưu hồ sơ cũng như làm thẻ kho cũng làm tăng thời gian vận hành thực tế tại kho. b.2) Bảo quản hàng hóa

Đảm bảo tình trạng hàng hóa trong kho luôn được kiểm tra và theo dõi, cũng như an ninh và an toàn của kho Duy trì và cải thiện điều kiện vật chất cần thiết để giảm thiểu hư hỏng, suy giảm chất lượng và mất mát hàng hóa trong kho.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ

Giải pháp 1: Nâng cấp, bố trí, sắp xếp lại hàng hóa trong kho

Giải pháp được đưa ra dựa trên hiện trạng kho hàng của công ty hiện nay là diện tích kho chứa hàng lớn, hàng hóa chưa được sắp xếp quy củ, vẫn còn để sai vị trí giữa thực tế và hệ thống Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc không kiểm soát được hàng, xuất sai, thừa-thiếu số lượng, gây mất mát và khó kiểm soát trong kho (Tham khảo hiện trạng kho tại phụ lục mục 1)

Trong kho hiện được chia làm 15 khu vực chính và đã được phân chia theo loại hàng và mặt hàng nhưng khi hàng hóa nhập về kho với số lượng lớn thì các loại hàng thường xuyên để lẫn vào nhau rất khó kiểm soát được số lượng xuất – nhập Tuy hàng hóa có sử dụng phương pháp phân chia theo loại mặt hàng nhưng cũng không thể sắp xếp theo đúng thứ tự mặt hàng bởi vì khi có một loại sản phẩm nào đó quá nhiều, không còn chỗ để thì thì sẽ để tràn sang khu vực của loại hàng hóa, sản phẩm khác hoặc sẽ để tràn lối đi hoặc để lẫn lỗn các mặt hàng với nhau Hàng nhiều không thể di chuyển hết, cứ lần này qua lần khác như vậy nên việc sắp xếp trật tự hàng hóa trong kho không còn khoa học và linh hoạt nữa dã đã dẫn đến việc khó kiểm soát số lượng, chủng loại hàng hóa trong kho hàng.

Mục tiêu của giải pháp là để kiểm soát việc vận chuyển và kiểm tra tồn kho hàng hóa một cách hiệu quả nhất có thể Việc bổ sung, đóng gói và chuỗi cung ứng đều có thể được tối ưu hóa để tiết kiệm thời gian và gia tăng lợi nhuận.

Phân chia hàng hóa chính xác ngay từ lúc hàng nhập về kho, nếu có xuất hàng, hàng thu hồi – trả lại phải yêu cầu nhân viên kho đưa lại về đúng vị trí hàng hóa đó Ngoài thực tế khi di chuyển vị trí hàng hóa phải báo lại với nhân viên chứng từ để di chuyển vị trí hàng hóa đó trên hệ thống sao cho khớp với thực tế Phát hiện hàng hóa hư hỏng phải lập biên bản và đưa ra một ví trí riêng dành cho hàng hư hỏng.

Qua quá trình quan sát và phân tích, em nhận thấy rằng lượng hàng hóa trong kho ngày càng tăng lên do nhu cầu số lượng hàng hóa bán ra ngày càng nhiều, chính vì vậy kho hàng cần được bố trí lại như sau Trước tiên em nghĩ công ty nên chia nhỏ các khu vực chứa hàng thành nhiều vị trí và phân rõ mỗi vị trí sẽ để những mặt hàng nào Điều này sẽ làm công việc tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn và nhân viên kho cũng sẽ kiểm tra số lượng hàng hóa tồn kho theo một cách chính xác và hiệu quả nhất Ngoài ra công ty nên thiết kế một lối ra riêng cho kho để tránh việc vận chuyển hàng hóa ra vào bị ùn, tắc lối đi, tăng cường độ thời gian vận chuyển, xếp dỡ hàng Từ đó giúp công ty giải quyết vấn đề chi phí một cách tối ưu nhất có thể Những sản phẩm về hàng thực phẩm không nên để ở vị trí cao vì bộ phận vệ sinh khó làm sạch dẫn đến có giản, mối mọt hay trong quá trình đưa lên rack gảy rách bao, móp méo carton.

Ngoài việc phân chia khu vực theo từng loại mặt hàng công ty nên dán nhãn tên hoặc mã hàng cho từng loại mặt hàng để cho việc lấy hàng dễ hơn, không bị mất thời gian cho việc tìm kiếm, từ đó nâng cao năng suốt làm việc của nhân viên kho hàng.

3.1.4 Hiệu quả của giải pháp

Việc chuyển đổi và phân chia lại vị trí kho hàng sẽ giúp cho việc kiểm soát hàng hóa dễ dàng hơn, nhìn chung nếu các loại hàng hóa được phân chia thành các vị trí riêng lẻ thì công việc cũng như trách nhiệm của thủ kho sẽ không còn là gì khó khăn nữa trong việc tính toán, kiểm tra hàng hóa bị mất mát Nếu hàng hóa thiếu hoặc thừa thì thủ kho có trách nhiệm báo cáo với kế toán kho hoặc Giám đốc để giải quyết.

Một hiệu quả nữa mà giải pháp mang lại đó là công ty có thể xử lý khối lượng hàng hóa lỗi thời, bị hư hỏng Phát hiện kịp thời để báo lại bên nhà cung cấp truy xuất lại nguyên nhân do đâu mà ra và sẽ giảm được chi phí bồi thường.

Giải pháp 2: Sử dụng phần mềm hỗ trợ quản lý kho hàng, ứng dụng mã vạch trong quản lý kho

Do đặc điểm sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại, màu sắc, mẫu mã nên việc quản lý hàng hóa tại kho gặp nhiều khó khăn Cụ thể, việc kiểm tra số lượng hàng tồn kho gặp nhiều trở ngại, đồng thời khó tránh khỏi tình trạng mất, trộm hàng hóa.

Quản lý kho hàng bằng mã vạch là phương pháp tối ưu được sử dụng ở các trung tâm phân phối, giúp nắm rõ tồn kho, tuổi hàng tồn kho, trợ giúp quyết định nhập hàng, đáp ứng nhanh chóng đơn đặt hàng của khách hàng, giảm 50% thời gian thao tác đơn hàng và nhập số liệu tại kho Bên cạnh đó, phần mềm quản lý còn đem đến một số tiện ích tích hợp như tính tuổi hàng tồn kho, báo cáo tổng hợp theo yêu cầu để đạt lợi ích tối đa.

Hiện nay trên thị trường có nhiều phần mềm quản lý nhằm hỗ trợ quản lý kho hàng. Tuy nhiên trong các phần mềm đó, có phần mềm SWM (Smartlog Warehouse Management) được xem là khá phù hợp trong việc hỗ trợ công tác quản lý kho hàng cho công ty TNHH YCH Protrade Một số ưu điểm khi áp dụng hệ thống SWM tại kho hàng có thể kể đến như:

 Đối với quy trình nhập hàng:

 Tự động chỉ định vị trí cất hàng

 Giám sát chặt chẽ thời gian nhập kho

 Tự động cập nhật thông tin đơn hàng

 Tự động gửi cảnh báo sau khi sai mã hàng

 Dễ dàng giám sát toàn bộ quá trình khi nhập những lô hàng lớn

 Đối với quy trình xuất hàng:

 Tự động chỉ định vị trí nhặt hàng theo chiến thuật FIFO, FEFO (First Expired First Out – Hết hạn trước xuất trước)

 Quản lý chính xác chi tiết tình trạng đơn xuất

 Tối ưu hóa quãng đường di chuyển trong kho

 Xuất hàng dựa vào tình hình thực tế kho bãi, chứng từ/điều phối chủ động điều động

 Không phụ thuộc vào kinh nghiệm nhân sự

 Thao tác thực hiện bằng cách barcode, QRcode đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng

 Đối với quy trình kiểm tồn:

 Kiểm tra real-time tồn kho theo location (vị trí), mã sản phẩm, zone (khu vực)

 Kiểm đếm trực tiếp trên thiết bị cầm tay

 Đảm bảo tồn kho lên đến 99%

 Dễ dàng truy xuất lịch sử giao dịch khi có sự trên lệch

 Xuất ngay báo cáo kiểm tồn sau khi kiểm xong.

Tùy theo khả năng tài chính cũng như nhu cầu mà công ty nên chọn loại máy quét mã vạch phù hợp và tiết kiệm nhất để đầu tư hệ thống này cho việc quản lý kho hàng của mình Đồng thời huấn luyện, đào tạo nhân viên những khóa học chuyên sâu về kỹ năng nhập xuất hàng hóa trên hệ thống, phần mềm quản lý kho hàng, từ đó mà thao tác của nhân viên cũng nhanh chóng hơn và việc kiểm tra số lượng hàng hóa nhập kho, xuất kho, tồn kho cũng chính xác và hiệu quả hơn.

3.2.4 Hiệu quả của giải pháp

 Giảm chi phí hoạt động quản lý của doanh nghiệp.

 Tăng tính cạnh tranh trên thị trường nhờ đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng và giá thành dịch vụ thấp do giảm nguồn lực nhân công.

 Chủ động được quy trình đảm bảo tồn kho.

 Hệ thống mã vạch xác định chính xác và nhanh chóng mã hàng trên các vị trí, giá kệ cũng như các mã định danh khác của sản phẩm, hàng hóa, tăng tốc độ nghiệp vụ quản lý hàng hóa tại kho hàng.

 Với sự tích hợp và hỗ trợ chặt chẽ trong hệ thống quản lý nghiệp vụ, mã vạch cho phép giảm các thao tác nhập số liệu, hạn chế tối đa nhầm lẫn trong các hoạt động nghiệp vụ.

Giải pháp 3: Nâng cao kiến thức của nhân viên về quản lý kho

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động là hết sức quan trọng và cần thiết Công tác đào tạo của công ty chưa thực sự hiệu quả về mặt chất lượng cũng như sự cẩn trọng của nhân viên trong trách nhiệm xuất – nhấp hàng chưa có dẫn đến ảnh hưởng rất lớn chi phí vận chuyển khi phải đưa hàng thu hồi trở về và xuất hàng mới đi Căn cứ vào một số rủi ro trong quá trình xuất nhập và bảo quản hàng hóa của nhân viên như soạn nhầm đơn hàng, nhập sai mã hàng, xuất nhập không đúng số lượng yêu cầu của khách hàng, luân chuyển hàng hóa nhiều lần gây mất thời gian.

Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nguồn nhân lực đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả đào tạo về chuyên môn cũng như trách nhiệm mà nhân viên phải phụ trách.

Bên cạnh áp dụng phần mềm quản lý kho hiệu quả thì những bộ phận tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý kho phải nắm sâu hơn nữa thực trạng hàng hóa trong kho để có những biện pháp quản lý kho hàng và hàng hóa trong kho hợp lý Từ đó, tập trung nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty trong việc quản lý kho hàng.

Tăng cường các lớp học kỹ năng về quản lý kho cho nhân viên, thu hút nhân tài của công ty.

Tăng lương và có những chế độ đãi ngộ tốt với những nhân viên làm tốt

Áp dụng chế tài xử phạt đối với nhân viên xuất sai hàng hóa nhằm răn đe, ngăn ngừa tái phạm Đồng thời, đẩy mạnh đào tạo chuyên môn, nâng cao tinh thần và trách nhiệm cho các bộ phận thực hiện, qua đó giảm thiểu tối đa các sai sót có thể xảy ra.

3.3.4 Hiệu quả của giải pháp

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về cả chất lượng và số lượng đồng nghĩa với việc nâng cao năng suất làm việc của công ty Từ đó, giúp công ty đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình quản lý kho.

Giúp công ty phát triển mạnh mẽ hơn so với các công ty cùng ngành đang trực tiếp cạnh tranh

Ngày đăng: 08/09/2024, 13:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1.2. - cải thiện phương thức quản lý kho hàng của công ty tnhh ych protrade
Sơ đồ 2.1.2. (Trang 28)
Bảng 2.1. Tình hình kinh doanh của Công ty TNHH YCH Protrade giai đoạn 2019 – - cải thiện phương thức quản lý kho hàng của công ty tnhh ych protrade
Bảng 2.1. Tình hình kinh doanh của Công ty TNHH YCH Protrade giai đoạn 2019 – (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w