TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KHÁCH SẠN - DU LỊCH PHIẾU CHẤM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên: Ngô Thị Thu Hường Lớp: K55B2LD Mã sinh viên: 19D251132 Tên đề tài khóa luận: Hoà
Tình hình nghiên cứu đề tài
Thông qua việc thu thập tài liệu, có thể thấy trong những năm gần đây có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này, cụ thể:
Bùi Xuân Nhàn (2009), Giáo trình Marketing Du lịch, NXB Thống Kê, Hà Nội,
Giáo trình đưa ra những khái luận về marketing trong khách sạn, du lịch, phân tích cơ hội và nghiên cứu marketing, phân tích hành vi của khách hàng, phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu, lập kế hoạch marketing,cung cấp khái niệm và đặc điểmchính sách sản phẩm và các chính sách marketing - mix khác
Ngụy Thị Khanh (2009), “Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty Cổ phần
Du lịch và Thương mại Phương Đông”, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Thương mại
Qua luận văn, tác giả đã đưa ra được những cơ sở lý luận về chính sách sản phẩm, phân tích được thực trạng hoạt động kinh doanh và chính sách sản phẩm của doanh nghiệp, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Phương Đông
Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2020), “Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty Cổ phần Mặt trời Việt Nam, Hà Nội”, khóa luận tốt nghiệp,trường Đại học Thương Mại Qua luận văn, tác giả đã đưa ra được những cơ sở lý luận về chính sách sản phẩm, phân tích được thực trạng hoạt động kinh doanh và chính sách sản phẩm của doanh nghiệp, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty Cổ phần Mặt trời Việt Nam, Hà Nội
Bùi Thị Hạnh Duyên (2021), “Hoàn thiện chính sách sản phẩm tại Công ty cổ phần
Du lịch và Thương mại – VINACOMIN, Hà Nội”, khóa luận tốt nghiệp, trường đại học Thương Mại Qua bài luận văn, tác giả đã đưa ra những cơ sở lý luận về chính sách sản phẩm, phân tích được thực trạng hoạt động kinh doanh và chính sách sản phẩm của doanh nghiệp, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty cổ phần
Du lịch và Thương mại – VINACOMIN, Hà Nội
Trong quá trình nghiên cứu về việc hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH Travel, Hà Nội em đã xem xét và thấy được tính cấp thiết và quan trọng của đề tài và xét thấy chưa có ai thực hiện đề tài này tại công tytrong 3 năm gần đây Vì thế đề tài “Hoàn thiện chính sách sản phẩm tại công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ LPH Travel, Hà Nội” được ra đời và không bị trùng lặp với các công trình nghiên cứu khác.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH Travel, Hà Nội
Nhiệm vụ nghiên cứu: Từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, những nhiệm vụ cụ thể như sau:
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách sản phẩm trong kinh doanh du lịch
Tìm hiểu và đánh giá thực trạng chính sách sản phẩm của công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH Travel, Hà Nội Từ đó chỉ ra những mặt đánh giá thành công, những mặt tồn tại cùng với nguyên nhân làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại đó Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ LPH Travel, Hà Nội Đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Du lịch, Sở Du lịch Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu đề tài
* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ 2 nguồn chính:
Nguồn bên trong doanh nghiệp là nguồn cung cấp thông tin quan trọng về tình hình hoạt động của công ty, từ các báo cáo của bộ phận tài chính và các phòng ban đến thông tin về sử dụng lao động, ngân sách và dự toán ngân sách cho hoạt động quảng cáo trong tương lai.
Nguồn bên ngoài: là kết quả công ty gồm các thông tin từ sách, giáo trình, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến chính sách sản phẩm của doanh nghiệp Trải qua quá trình thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu, kết quả thu được giúp đánh giá hiệu quả khai thác thị trường và mức độ thu hút khách du lịch của công ty, giúp tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế còn tồn tại trong doanh nghiệp, từ đó đưa các giải pháp phù hợp Để thu thập được những dữ liệu thứ cấp cần thiết cho cuộc nghiên cứu ta tiến hành như sau:
Các bước tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp:
Bước 1 : Xác định nội dung cần thu thập
Xác định mục tiêu thu thập dữ liệu Thu thập các dữ liệu phục vụ nghiên cứu tình hình chung của công ty, chính sách sản phẩm mà công ty đang thực hiện và thực tế sản phẩm dịch vụ của công ty
Bước 2: Xác định nguồn thu thập dữ liệu
Nguồn thu thập dữ liệu được thu thập từ nguồn bên trong và các nguồn từ bên ngoài
Bước 3: Thu thập dữ liệu
Tiến hành thu thập những dữ liệu, thông tin cần thiết theo các nguồn đã xác định , trong đó, chủ yếu là dữ liệu và thông tin được lưu trữ ở công ty
Bước 4: Xử lí dữ liệu thu thập được
Từ các dữ liệu thu thập được ở bước 3, tiến hành lựa chọn những thông tin có ích, cần thiết và loại bỏ những thông tin không có giá trị
* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp để phục vụ cho cuộc nghiên cứu đang tiến hành hiện Thông tin sơ cấp được thu thập từ các khách hàng của công ty , nhân viên và chuyên gia Khóa luận đang sử dụng thu thập dữ liệu sơ cấp là phương pháp điều tra, thu thập Quy trình và cách thức tiến hành như sau:
Dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp cho mục đích nghiên cứu cụ thể Thông tin này được lấy từ khách hàng, nhân viên và chuyên gia của doanh nghiệp Phương pháp được sử dụng để thu thập dữ liệu sơ cấp trong khóa luận này là điều tra Quy trình tiến hành bao gồm các bước cụ thể, đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của dữ liệu thu được.
Bước 1: Xác định mẫu phiếu điều tra
Mẫu phiếu điều tra được thiết kế các câu hỏi liên quan đến chính sách sản phẩm của công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH Travel, Hà Nội
Bước 2: Thiết kế mẫu điều tra
Mẫu phiếu điều tra đánh giá chính sách sản phẩm của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ LPH Travel được thiết kế toàn diện với các câu hỏi đa dạng Cụ thể, phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi đóng, mở và lựa chọn nhằm thu thập thông tin chuyên sâu về chính sách sản phẩm của công ty, giúp đánh giá hiệu quả và đưa ra các khuyến nghị cải tiến thích hợp.
Bước 3: Phát phiếu điều tra Đối tượng phát phiếu: Khách hàng sử dụng các dịch vụ tại công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH Travel, Hà Nội
Bước 4: Thu phiếu điều tra
Sau khi thiết kế mẫu điều tra thì tiến hành phát online 100 phiếu trong vòng 7 ngày trong tháng 2 và thu về 100 phiếu hợp lệ
Dựa trên các thông tin và số liệu các nhà quản trị cung cấp để đưa ra kết luận hoàn thiện và nâng cao hơn chính sách sản phẩm của công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ LPH Travel, Hà Nội cũng như chất lượng các dịch vụ được cung cấp và đạt mục tiêu thu hút khách đến với công ty
* Phương pháp phân tích dữ liệu
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để phân tích dữ liệu trong quá trình thực hiện khóa luận này bao gồm:
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các thông tin đã thu thập từ các nguồn dữ liệu của khách sạn
Phương pháp thống kê: Thống kê các dữ liệu thu thập được để từ đó lựa chọn những thông tin cần thiết cho vấn đề nghiên cứu
Phương pháp so sánh: So sánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình khách sạn qua các năm,… để thấy được sự thay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu, từ đó đưa ra nhận xét đánh giá chính xác về vấn đề nghiên cứu
Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp: Tiến hành phân loại, phân tích số liệu và thông tin điều tra nhằm đưa ra kết luận đểđề xuất các biện pháp hiệu quả.
Kết cấu khóa luận
Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục hình vẽ, phần mởđầu kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bài khóa luận được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chính sách sản phẩm trong doanh nghiệp lữ hành Chương 2: Kết quả nghiên cứu thực trạng chính sách sản phẩm của công ty cổ phần Thương mại dịch vụ, LPH Travel, Hà Nội
Để hoàn thiện chính sách sản phẩm, đề xuất đưa ra một số giải pháp và kiến nghị dành cho công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH Travel, Hà Nội, bao gồm: Đa dạng hóa danh mục sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường quảng bá và tiếp thị, tối ưu hóa giá cả, và tăng cường chăm sóc khách hàng Bằng cách triển khai các giải pháp này, LPH Travel có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, tăng lợi thế cạnh tranh, và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM CỦA
Khái luận về chính sách sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành
1.1.1 Khái niệm lữ hành và kinh doanh lữ hành và doanh nghiệp lữ hành
Theo nghĩa rộng, hoạt động lữ hành bao gồm tất cả những hoạt động di chuyển của con người cũng như những hoạt động có liên quan đến sự di chuyển đó Với cách tiếp cận này thì hoạt động lữ hành có bao hàm yếu tố lữ hành nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành là hoạt động du lịch Tại các nước phát triển, đặc biệt là các nước Bắc Mỹ thì thuật ngữ lữ hành (travel) và du lịch được hiểu tương tự Vì vậy người ta dung thuật ngữ lữ hành – du lịch để ám chỉ hoạt động đi lại và các hoạt động khác có liên quan đến chuyến đi với mục đích đi du lịch
Theo nghĩa hẹp, đề cập đến lữ hành ở phạm vi hẹp hơn để phân biệt hoạt động kinh doanh du lịch trọn gói với các hoạt động kinh doanh khác như khách sạn, ăn uống, vui chơi giải trí Người ta giới hạn hoạt động lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức các hoạt động du lịch trọn gói
1.1.1.2 Khái niệm về kinh doanh lữ hành
Theo nghĩa rộng, “Kinh doanh lữ hành là việc đầu tư để thực hiện một số hoặc tất cả các công việc trong quá trình chuyển giao sản phẩm thực hiện giá trị sử dụng hoặc làm tăng giá tri của nó để chuyển giao sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục đích lợi nhuận.”
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch Theo đó, kinh doanh dịch vụ lữ hành được chia thành:
Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: phục vụ cho khách du lịch nội địa
Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế: phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài
1.1.1.3 Khái niệm về doanh nghiệp lữ hành
Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc kinh doanh dịch vụ vận chuyển, ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí… phục vụ cho khách du lịch Ngoài ra doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng
1.1.2 Khái niệm về sản phẩm du lịch
Ngày nay khi nói về sản phẩm người ta không còn hình dung nó ở dạng vật chất cụ thể, mà quan niệm nó ở mức độ rộng lớn hơn nhiều Khái niệm sản phẩm là phức tạp bởi vì một sản phẩm chắc chắn có một số đặc trưng vật chất, nhưng có những đặc trưng phi vật chất
Theo Philip Kotler (2013) định nghĩa “ Sản phẩm là mọi thứ có thể chào bán trên thị trường để chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng, có thể thỏa mãn được một mong muốn hay nhu cầu.”
Khái niệm sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là tổng hợp của nhiều thành phần khác nhau, bao gồm những vật hữu hình và vô hình Hầu hết những sản phẩm du lịch là những dịch vụ và kinh nghiệm
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách Các sản phẩm này được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, xã hội cùng việc sử dụng những nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia cụ thể.
Theo luật Du lịch Việt Nam (2017): sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch Sản phẩm du lịch bao gồm cả các hàng hóa dưới dạng vật chất cụ thể và những thành phần không cụ thể Như vậy, sản phẩm du lịch là sự kết hợp của những sản phẩm vật chất cụ thể và không cụ thể sau mỗi chuyến đi Đặc điểm của sản phẩm du lịch:
Mang tính vô hình: sản phẩm du lịch không hiện hữu một cách tự nhiên cũng không tồn tại ở dạng vật chất mà nó được tạo ra bởi con người Khách du lịch chỉ có thể đánh giá được chất lượng của sản phẩm du lịch thông qua các thông tin trên truyền thông, các hướng dẫn viên, người dân địa phương trước khi họ đặt niềm tin vào một đơn vị cung cấp sản phẩm du lịch chuyên nghiệp
Tính không tách rời: Tính không tách rời của sản phẩm dịch vụ thể hiện ở việc quá trình sản xuất phục vụ và quá trình tiêu dùng diễn ra đồng thời cùng một lúc Có những sản phẩm dịch vụ chỉ có giá trị ngay tại thời điểm được sản xuất và có những sản phẩm bắt buộc phải được phục vụ tại chỗ mới giữ nguyên vẹn được giá trị Mọi thứ đều diễn ra trong cùng một không gian và tại cùng một thời điểm
Tính không đồng nhất: Do sản phẩm du lịch được sản xuất, tạo ra bằng nhiều cách khác nhau, đồng thời nguyên liệu, người tạo ra cũng khác nhau cho nên sản phẩm du lịch được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau vì thế mà chất lượng sản phẩm không đồng nhất Không thể dự trữ: Sản phẩm du lịch bên cạnh nông sản hay các món ăn đặc trưng thì còn bao gồm các hoạt động dịch vụ được cung cấp bởi công ty du lịch như di chuyển, ăn uống, lưu trú,… Tất cả những sản phẩm dịch vụ đều sử dụng trực tiếp, không được chuyển thể sang dạng khác để lưu trữ và cũng mất đi nếu không được sử dụng ngay
Hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành bao gồm:
Dịch vụ trung gian: hay còn gọi là các dịch vụ đơn lẻ, khi đó doanh nghiệp lữ hành chỉ đóng vai trò làm trung gian giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm cho các nhà cung cấp sản phẩm du lịch để hưởng hoa hồng
Chương trình du lịch: là sản phẩm chủ yếu và đặc trưng của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Các doanh nghiệp lữ hành liên kết sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp
Nội dung chính sách sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành
1.2.1 Xác định kích thước danh mục sản phẩm dịch vụ
Các doanh nghiệp muốn tăng doanh thu hay muốn mở rộng hay chiếm lĩnh thị trường thì thường kinh doanh rất nhiều sản phẩm Tập hợp tất cả các chủng loại sản phẩm và các đơn vị sản phẩm do một người bán cụ thể đem chào bán cho người mua thì gọi là danh mục sản phẩm (Product mix)
Theo giáo trình Marketing căn bản (tác giả Philip Kolter) “Chủng loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chúng cho cùng một nhóm khách hàng, hay thông qua cùng kiểu tổ chức thương mại hay khuôn khổ cùng một dãy giá”
Danh mục sản phẩm của một doanh nghiệp được phản ánh thông qua bốn thông số đặc trưng sau đây:
Chiều rộng của danh mục sản phẩm là tổng số các nhóm chủng loại sản phẩm và các đơn vị sản phẩm do một người bán cụ thể đem chào bán cho người mua Doanh nghiệp càng tạo ra sản phẩm độc đáo càng tốt vì nó mang lại sự cạnh tranh và bảo vệ vị trí và uy tín của doanh nghiệp Đối với những doanh nghiệp có vốn hạn hẹp và chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh, khi bắt đầu hoạt động họ thường chỉ tập trung vào một chủng loại sản phẩm mới nhiều mẫu mã khác nhau
Ví dụ: Chiều rộng của hỗn hợp sản phẩm doanh nghiệp lữ hành gồm các lĩnh vực dịch vụ như: Kinh doanh các chương trình du lịch, vận chuyển, lưu trú,…
Độ dài danh mục sản phẩm, hay còn gọi là mức độ phong phú của danh mục sản phẩm, được xác định bởi tổng số loại sản phẩm thuộc tất cả các chủng loại trong danh mục sản phẩm của một doanh nghiệp.
Ví dụ: để đáp ứng nhu cầu về lữ hành du lịch cho khách, các công ty du lịch đã thiết kế đa dạng các tour để phù hợp với từng thời điểm du lịch như đầu năm thì cung cấp các tour du lịch văn hóa- tâm linh, vãn cảnh chùa hay nghỉ hè thì cung cấp các tour nghỉ dưỡng, du lịch biển
Chiều sâu của danh mục sản phẩm là số lượng các sản phẩm khác nhau trong cùng một loại (hay có thể xác định bằng số lượng sản phẩm trung bình trong cùng mỗi chủng loại)
Việc đa dạng các tour du lịch với các chương trình, thời gian và mức giá khác nhau giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng Ví dụ, các tour giá rẻ được thiết kế cho sinh viên và học sinh, trong khi các tour nước ngoài phục vụ cho nhóm khách hàng có khả năng chi trả cao hơn.
Mức độ tương thích: là mức độ phù hợp giữa các dòng sản phẩm trong danh mục
Nó tạo lên sự phù hợp giữa hệ thống dịch vụ của doanh nghiệp và nhu cầu của khách hàng Bốn thông số đặc trưng của danh mục sản phẩm mở ra cho doanh nghiệp bốn hướng chiến lược mở rộng danh mục sản phẩm
Trong từng thời kỳ, doanh nghiệp cần thay đổi linh hoạt các thông số cơ bản của danh mục sản phẩm để có thể thích ứng với những thay đổi của nhu cầu và thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và mở rộng kinh doanh một cách an toàn
1.2.2 Lý do phải nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
Theo quan điểm marketing “ Sản phẩm mới có thể là những sản phẩm về nguyên tắc, sản phẩm mới cải tiến từ các sản phẩm mới hiện có hoặc những nhãn hiệu mới do kết quả nghiên cứu thiết kế, thử nghiệm của công ty Nhưng điều quan trọng nhất để đánh giá sản phẩm đó có phải là sản phẩm mới hay không phải là sự thừa nhận của khách hàng.”
Lý do phải phát triển sản phẩm mới:
Nhu cầu thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi
Khoa học kỹ thuật phát triển tạo điều kiện cho việc phát triển sản phẩm mới
Mỗi sản phẩm đều có chu kì sống riêng, khi sản phẩm đã không còn phù hợp thì doanh nghiệp phải có sản phẩm mới để thay thế để đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra liên tục
Tuy nhiên việc phát triển thành công sản phẩm mới cũng gặp nhiều khó khă, tỉ lệ thất bại còn cao Thông thường các doanh nghiệp thành công trong phát triển sản phẩm mới do họ biết đầu tư nhất quán vào sản phẩm mới và thiết kế sản phẩm mới gắn liền với quá trình lập kế hoạch chiến lược của mình
1.2.3 Các bước phát triển sản phẩm mới
Quy trình phát triển sản phẩm mới là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ các bước để giảm rủi ro và tăng cơ hội thành công Các bước thiết yếu trong quy trình này bao gồm: tạo ra ý tưởng sản phẩm, sàng lọc và đánh giá ý tưởng, phát triển và thử nghiệm sản phẩm, triển khai sản phẩm ra thị trường và giám sát hiệu suất của sản phẩm Mỗi bước đều có mục đích cụ thể trong việc đảm bảo sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường, khả thi về mặt kỹ thuật và tài chính, đồng thời tối đa hóa khả năng tạo ra lợi nhuận.
Việc hình thành ý tưởng phải được thực hiện một cách có hệ thống trên cơ sở xem xét mục tiêu của sự phát triển sản phẩm mới và thị trường mà doanh nghiệp nhằm vào Nguồn thông tin hình thành lên ý tưởng từ ý kiến của khách hàng qua các bản thăm dò ý kiến của khách hàng sau mỗi chuyến đi, hay các ý kiến của họ gửi đến qua thư từ góp ý, khiếu nại hay qua các phương tiện thông tin đại chúng, nguồn thông tin từ các bộ phận nghiên cứu và phát triển, từ giám đốc các bộ phận trong doanh nghiệp, từ những nhân viên bán hàng, hướng dẫn viên du lịch,… từ những nhân viên marketing,… hoặc rút ra từ những thành công, thất bại của đối thủ cạnh tranh Để tạo được nguồn thông tin giá trị và thường xuyên, các doanh nghiệp phải tạo các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và cung cấp ý tưởng như:
Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến chính sách sản phẩm của doanh nghiệp lũ hành
Môi trường kinh doanh vĩ mô là lực lượng nằm ngoài tổ chức doanh nghiệp du lịch Mặc dù không có liên quan trực tiếp và rõ ràng đến doanh nghiệp nhưng lại có ảnh hưởng rất mạnh mẽ, bao gồm các yếu tố: chính trị- pháp luật, văn hóa- xã hội, công nghệ,… Đặc biệt, doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng Sức mua của thị trường phụ thuộc rất nhiều vào mức thu nhập hiện có, giá cả, tiền tiết kiệm,…Khi sức mua càng cao thì cơ hội bán được sản phẩm của các công ty càng lớn Vì thế doanh nghiệp cần nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng để khai thác thật tốt để thu hút nhiều sức mua của người tiêu dùng
- Yếu tố chính trị - pháp luật: Các yếu tố thuộc về chính trị và luật pháp ảnh hưởng rất lớn đến mức độ thuận lợi và khó khăn của môi trường kinh doanh Chỉ cần một bất lợi rất nhỏ trong tình hình an ninh chính trị cũng tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành Khi có một thông tin bất ổn nào về chính trị, an ninh, xã hội tại một điểm du lịch nào đó thì chất lượng sản phẩm ít nhiều bị ảnh hưởng, khó có thể thuyết phục được khách mua chương trình du lịch đó thậm chí có thể bị hủy bỏ Vì vậy các doanh nghiệp lữ hành cần kinh doanh theo đúng luật và nắm được những tình hình biến động của chính trị để tìm ra những cơ hội hoặc thách thức từđó đưa ra những chính sách phù hợp cho từng sản phẩm của doanh nghiệp
- Yếu tố dân số: Quy mô và tỉ lệ tăng dân số, cơ cấu dân số, trình độ học vấn, mô hình hộ gia đình và các đặc trưng dân số khác ảnh hưởng rất nhiều đến cung và cầu du lịch, đồng thời tác động đến doanh nghiệp lữ hành theo nhiều mức độ khác nhau Vì thế doanh nghiệp cần phải nắm bắt được các chỉ số này để đưa ra các chính sách sản phẩm đáp ứng được cầu du lịch cũng như tìm được nguồn cung du lịch thích hợp
Yếu tốvăn hóa - xã hội: Những giá trịvăn hóa chủ yếu của một xã hội thể hiện trong quan điểm của khách hàng đối với bản thân mình hay người khác, đối với xã hội và tự nhiên Vì vậy doanh nghiệp lữ hành cần ứng xử phù hợp để củng cố niềm tin khách hàng như đảm bảo quảng cáo có nội dung bám sát với thực tế, sản phẩm mang lại lợi ích mà khách hàng mong đợi, phát triển các sản phẩm mới hấp dẫn nhưng vẫn giữ lại được giá trị văn hóa truyền thống, phù hợp thuần phong mĩ tục của địa phương.
Yếu tố tự nhiên: Phân tích môi trường tự nhiên giúp doanh nghiệp lữ hành hiểu rõ đặc điểm môi trường trên từng địa bàn để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch và các điều kiện tự nhiên, đồng thời biết được các mối đe dọa, xu hướng thay đổi của môi trường để đưa ra những chính sách phù hợp cho từng sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành
- Yếu tố khách hàng: Khách hàng là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành đưa ra các đánh giá nhận xét về sản phẩm Vì nhu cầu và mong muốn của khách hàng đa dạng và luôn thay đổi nên công ty cần phải tiến hành nghiên cứu khách hàng mục tiêu một cách kỹ lưỡng và thường xuyên, từ đó có cơ sở xây dựng chính sách sản phẩm hiệu quả.
Doanh nghiệp lữ hành trên thị trường du lịch có sự cạnh tranh mạnh mẽ Các đối thủ thường có sản phẩm tương đồng, khiến doanh nghiệp phải chủ động nghiên cứu đối thủ để đánh giá ưu, nhược điểm Từ đó, các doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược phù hợp, đưa ra những chính sách và sản phẩm cạnh tranh, giúp tối ưu hóa doanh thu và tạo lợi thế trên thị trường.
- Nhà cung ứng: là những cá nhân, tổ chức đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào cần thiết cho doanh nghiệp lữ hành để xây dựng được một chương trình du lịch Những thay đổi từ nhà cung ứng chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sản phẩm cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành Chính vì thế lựa chọn được các nhà cung ứng uy tín, chất lượng tốt và xây dựng được quan hệ với họ rất quan trọng, giúp doanh nghiệp lữ hành có được những sản phẩm chất lượng tốt để cung cấp cho khách hàng
- Các trung gian marketing: Vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng để bán các sản phẩm của doanh nghiệp Vì kết quả hoạt động của các trung gian marketing ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nên việc lựa chọn cũng như phân tích tình hình các trung gian marketing để đưa ra những điều chỉnh kịp thời cần thực hiện thường xuyên
Môi trường vi mô là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân doanh nghiệp và các khả năng phục vụ thị trường của nó Nó bao gồm các yếu tố sau:
- Nguồn vốn: Đây là yếu tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh và chi phối ngân sách cho chính sách sản phẩm Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và hiệu quả của chính sách sản phẩm Vì vậy công ty cần điều chỉnh và phân bố ngân sách hợp lý
- Cơ sở vật chất: Để thõa mãn nhu cầu của khách du lịch đòi hỏi chất lượng từ các dịch vụ, vì vậy cần phải có cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ tiên tiến Cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng gia tang buộc doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới trang thiết bị và ứng dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh
- Yếu tố công nghệ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường công nghệ Những thành tựu trong phát triển công nghệ có thể tạo ra thuận lợi đồng thời cũng gây khó khan cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp lữ hành Doanh nghiệp lữ hành nắm bắt kịp thời những thay đổi và xu hướng phát triển của công nghệ để nhanh chóng ứng dụng chúng vào hoạt động kinh doanh nhằm thỏa mãn nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định, tác động trực tiếp đến chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tạo nên những ấn tượng đầu tiên quan trọng Vì vậy, doanh nghiệp cần đầu tư đào tạo, phát triển đội ngũ nhân viên, nâng cao kiến thức chuyên môn và các kỹ năng liên quan cần thiết cho công việc.
- Trình độ quản lý: Là yếu tố giúp doanh nghiệp thực hiện các chức năng quản trị bao gồm các quyết định về chính sách sản phẩm Doanh nghiệp lữ hành du lịch cung cấp dịch vụ tốt, đa dạng, chất lượng dịch vụ đảm bảo yêu cầu phải có tổ chức quản lý cao.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ LPH TRAVEL, HÀ NỘi
Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ LPH Travel, Hà Nội
vụ LPH Travel, Hà Nội
2.1.1 Tổng quan về công ty LPH Travel
2.1.1.1 Thông tin về công ty
Tên đầy đủ: CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI D䤃⌀CH V唃⌀ LPH TRAVEL
Tên tiếng anh: LPH TRAVEL TRADING SERVICES JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: LPH TRAVELJSC
MST: 0108603363 Đại diện pháp luật: bà Mai Lan Phương-Giám đốc
GPKD LHQT số: 01-1267/2019 /TCDL-GP LHQT
VPGD: Tầng 4, Số nhà 58 Trần Quang Diệu, Phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, TP Hà Nội.
Email: info.lphtravel@gmail.com
Hình 1.1 Logo của công ty LPH Travel 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Từ 1/2019-1/2020: Công ty được thành lập vào ngày 28/01/2019 dưới sự lãnh đạo của bà Mai Lan Phương (giám đốc) LPH Travel kinh doanh những dịch vụ như: Tổ chức các tour ghép đoàn trong & ngoài nước; Tổ chức các tour du lịch trong và ngoài nước theo yêu cầu; Hỗ trợ & Tư vấn làm visa du lịch các nước; Hỗ trợ đặt vé máy bay nội địa và quốc tế Dù là một công ty trẻ, mới thành lập nhưng công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH Travel, Hà Nội đã nhanh chóng xây dựng được thương hiệu và lòng tin đối với khách hàng, đã xây dựng thành công các tour du lịch outbound cho hàng nghìn khách hàng
Từ 2/2020-4/2022: Đây là giai đoạn vô cùng khó khăn đối với công ty nói riêng, và toàn bộ ngành du lịch Việt Nam nói chung Dịch Covid 19 nổ ra làm du lịch bị đóng băng
Vì vậy, công ty đã quyết định dừng hoạt động kinh doanh lại để cùng toàn dân vượt qua đại dịch Trong 2 năm nay, công ty mặc dù tạm ngưng hoạt động kinh doanh nhưng vẫn tiếp tục duy trì hoạt động tổ chức, bồi dưỡng nhân lực, lên kế hoạch để giúp công ty vực dậy sau khi đại dịch đã được kiểm soát
Từ 5/2022 đến nay: Công ty chính thức mở lại vào tháng 5 năm 2022 Kể từ đó đến nay đã tổ chức hoạt động kinh doanh khá tốt, doanh thu bắt đầu khởi sắc và có nhiều dấu hiệu tích cực Mặc dù doanh thu vẫn chưa thể bằng được thời điểm trước dịch nhưng nó cũng là một biểu hiện tốt để công ty tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh của mình
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH Travel, Hà
Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty LPH Travel
(Nguồn: Hồ sơ năng lục của công ty LPH Travel)
Công ty LPH Travel tổ chức hoạt động dựa trên mô hình chức năng Nhân viên trong công ty được phân chia vào các bộ phận theo chuyên môn của mỗi người, trong mỗi phòng ban thì có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau Do đặc thù kinh doanh của công ty là lữ hành và quy mô công ty còn nhỏ, các bộ phận lại làm việc chung trong một không gian văn phòng, nên thuận lợi cho việc giao tiếp và phối hợp giữa các phòng ban, nhất là phòng kinh doanh với các bộ phận khác
2.1.1.4 Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh
Du lịch nước ngoài Đây là lĩnh vực kinh doanh chính của công ty LPH Travel là đơn vị uy tín chuyên cung cấp các tour du lich Quốc tể khắp Châu A, Châu Âu, Châu Mỹ với những đia điễm hấp dẫn như: Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanma, Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Macao, Hàn Quốc, EU, Úc, Newzeland, Ai Cập, Nam Phi, Mỹ, Canada
LPH Travel không chỉ cung cấp các tour du lịch quốc tế cho khách hàng cá nhân mà còn phục vụ cho các đại lý du lịch trên toàn quốc Với hơn 82% lượng khách mua tour quốc tế, doanh thu của công ty chủ yếu đến từ nguồn này Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường du lịch sau dịch Covid-19.
Phòng kế toán kế toán nội bộ kế toán thuế
Phòng kinh doanh nội địa outbound
Phòng điều hành nội địa outbound
Doanh nghiệp đang tập trung đẩy mạnh hoạt động marketing trên các kênh trực tuyến, đặc biệt là fanpage dành cho khách du lịch quốc tế Mục tiêu là gia tăng doanh số bán tour quốc tế, đồng thời mở rộng danh mục tuyến điểm để tạo ra những chương trình du lịch hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
LPH Travel chuyên cung cấp các tour du lich nội địa trải dài khắp vùng miền từ du lịch Miển Bằc tới Miền Trung và Miền Nam Các tour trọn gói đến các điểm du lich nổi tiểng như: Phú Quốc, Nha Trang, Quy Nhơn, Miền Tây, Đà Nẵng, Huể, Quảng Bình, Sầm Sơn với các chương trình nổi bật: Du lịch ch lễ hội, Du lịch biển, Du lich dã ngoai, Du lịch mạo hiểm Ngoài ra, công ty cũng tung ra nhiều combo du lịch nội địa hấp dẫn để khách hàng lựa chọn
Thị trường khách đi du lịch trong nước tuy không phải là thị trường khách ưu tiên của công ty nhưng vẫn luôn có vị trí quan trọng trong cơ cấu thị trường khách của công ty (thời điểm cao nhất là năm 2019 với 17,18%) Hơn thế, nguồn khách tin dùng sản phẩm nội địa của công ty cũng là nguồn khách tiềm năng để sử dụng dịch vụ lâu dài và được định hướng sang mua sản phẩm du lịch nước ngoài, giúp công ty thu hút và mở rộng tập khách hàng
Hỗ trợ và tư vấn làm visa du lịch các nước
Công ty LPH Travel cung cấp dịch vụ hỗ trợ xin Visa nhập cảnh, gia hạn Visa, Visa xuất cảnh tới các quốc gia trên thế giới cho công dân Việt Nam và người nước ngoài đến các khu vực như Châu Âu.
Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản LPH Travel có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm thủ tục Visa, khách hàng sẽ được hỗ trợ, tư vấn, làm thủ tục nhanh gọn chinh xác. Đây là lĩnh vực kinh doanh gắn liền với kinh doanh du lịch nước ngoài, hai mảng kinh doanh này cũng hỗ trợ nhau rất nhiều trong hoạt động kinh doanh sản phẩm tour quốc tế Doanh thu từ việc hỗ trợ và tư vấn làm visa du lịch đóng một phần quan trọng vào doanh thu của công ty, đồng thời góp phần vào việc xây dựng các dịch vụ trọn gói, làm phong phú danh mục sản phẩm của công ty
Các lĩnh vực bổ sung Đặt phòng khách sạn với hệ thống toàn cầu, cho thuê phòng hội nghị, hội thảo với giá ưu đãi, bán vé máy bay trong nước và quốc tế Các dịch vụ này sẽ giúp cho danh mục sản phẩm của công ty trở nên phong phú hơn, góp phần vào đẩy mạnh hoạt động kinh doanh các sản phẩm trọng yếu của công ty, nhất là vào mùa thấp điểm
2.1.2 Sản phẩm và thị trường khách của công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH
2.1.2.1 Sản phẩm của công ty LPH Travel
Bảng 2.1: Danh mục sản phẩm của công ty LPH Travel
Chiều dài của danh mục sản phẩm
Chiều rộng của danh mục sản phẩm Tour du lịch quốc tế Tour du lịch nội địa Dịch vụ bổ sung
- Nhóm tour Singapore – Malaysia– Indonesia
- Nhóm tour các nước xin visa (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan )
- Combo du lịch nội địa
- Thuê phòng hội nghị, hội thảo
- Tư vấn, làm hộ chiếu, visa
(Nguồn: Phòng kinh doanhcủa công ty LPH Travel) Đánh giá sản phẩm
Sản phẩm có nhiều điểm hấp dẫn, đa dạng các tuyến điểm khai thác đều là những điểm đang được du khách yêu thích
Các sản phẩm xây dựng theo hướng trọn gói, đặc biệt là với các tour du lịch quốc tế với giá thành hợp lý Nhìn chung giá tour của LPH Travel tương đối rẻ hơn so với giá của các đại lý khách trên thị trường Các dịch vụ bổ sung góp phần giúp lan tỏa thương hiệu của công ty, đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách, từ đó thúc đẩy nhu cầu mua tour của khách hàng
Chất lượng sản phẩm, các dịch vụ đi kèm được đánh giá tốt, đặc biệt là đội ngũ HDV – nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công của tour - luôn được đánh giá cao
Kết quả nghiên cứu thực trang chính sách sản phẩm của công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH Travel, Hà Nội
2.2.1 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến chính sách sản phẩm của công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH Travel, Hà Nội
2.2.1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế: Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ bởi sự chi tiêu cá nhân tăng cao Kinh tế Việt Nam đang từng bước phát triển kéo theo đó thu nhập của người dân nước ta cũng được tăng lên rõ rệt Chính vì thế, nhu cầu đi lại, giải trí và đặc biệt là du lịch ngày càng nhiều Họ bắt đầu có những yêu cầu về chất lượng về những sản phẩm du lịch để có những trải nghiệm tốt nhất cho bản thân Không chỉ dừng lại ở những tour du lịch trong nước mà người dân dần có xu hướng chọn những tour du lịch ở nước ngoài, tham quan và trải nghiệm các vùng đất mới nên nhu cầu về du lịch quốc tế nên vì thế nhu cầu đi du lịch cũng trở nên mạnh mẽ
Môi trường chính trị - pháp luật: Các yếu tố thuộc về chính trị và luật pháp ảnh hưởng rất lớn đến mức độ thuận lợi và khó khăn của môi trường kinh doanh Chỉ cần một bất lợi rất nhỏ trong tình hình an ninh chính trị cũng tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành Các công ty lữ hành muốn hoạt động phải tuân thủ theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đặc biệt là các quy định về pháp luật thể hiện trong Luật du lịch của nước ta Khi có một thông tin bất ổn nào về chính trị, an ninh, xã hội tại một điểm du lịch nào đó thì khó có thể thuyết phục được khách mua chương trình du lịch đó thậm chí có thể bị hủy bỏ Vì vậy các doanh nghiệp lữ hành cần kinh doanh theo đúng luật và nắm được những tình hình biến động của chính trị để tìm ra những cơ hội hoặc thách thức từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh cho phù hợp Tại các nước hay xảy ra bạo động, chiến tranh như Syria hay các nước bị cấm vận, hạn chế thì du lịch tại đó khá mất an toàn và không đảm bảo an nimh.
Môi trường văn hóa - xã hội đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển sản phẩm du lịch và hiểu biết về hành vi tiêu dùng của khách du lịch Môi trường này định hình thói quen tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng đến cách ứng xử của khách hàng trên thị trường Con người là yếu tố cốt lõi phản ánh bộ mặt công ty cũng như môi trường văn hóa của ngành Tại Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH Travel, Hà Nội, đội ngũ nhân sự chủ yếu có trình độ đại học trở lên và được đào tạo chuyên sâu nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
Môi trường tự nhiên: Ngành du lịch là ngành chịu tác động trực tiếp từ sự thay đổi của môi trường tự nhiên Các yếu tố về khí hậu, thời tiết, vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên đều có ảnh hưởng lớn đến du lịch Nhận thức được điều đó khi tạo ra sản phẩm dịch vụ để đưa tới khách hàng Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH Travel, Hà Nội đều có sự tìm hiểu về các yếu tố tự nhiên có liên quan để tạo ra những sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Việt Nam sử dụng công nghệ tiên tiến trong ngành công nghiệp du lịch để tăng cường thu thập và truyền tải thông tin Các công cụ kỹ thuật số giúp thúc đẩy hoạt động tiếp thị và quảng cáo của các công ty lữ hành Với sự phát triển của phương tiện giao thông hiện đại, thời gian đi lại của du khách được rút ngắn, tạo cơ hội phát triển du lịch quốc tế cho các doanh nghiệp lữ hành.
2.2.1.2 Các nhận tố thuộc môi trường ngành kinh doanh
Nhà cung ứng: nhà cung ứng trong dịch vụ lữ hành gồm rất nhiều bộ phận có liên quan như vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí,…mà mỗi nhà cung ứng lại có ảnh hưởng khác nhau đến công ty, vì vậy LPH Travel luôn phải biết lựa chọn cho mình các nhà cung ứng phù hợp Với dịch vụ vận chuyển, công ty ưu tiên chọn các hãng hàng không uy tín như Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Vietjet Air, Với dịch vụ lưu trú ăn uống, công ty kí hợp đồng với các khách sạn, resort uy tín trong nước Công ty còn có mối quan hệ tốt với các đại lý, công ty lữ hành khác trong việc khai thác khách
Hiện tại, LPH Travel đang tiếp cận cả khách hàng trong nước và khách quốc tế, tuy nhiên tập trung chủ yếu vào thị trường khách outbound Sau đại dịch COVID-19, nhu cầu du lịch của người dân tăng cao, theo khảo sát đầu năm, hơn 80% người dân có nhu cầu đi du lịch trong năm nay.
2022, gần 90% số người trả lời muốn đi du lịch ngay trong vòng 10 tháng tới, trong đó, 27% số người trả lời sẵn sàng đi du lịch ngay trong đầu năm 2022 Theo thống kê của Booking.com về chỉ số tự tin du lịch (Travel Confidence Index), Việt Nam đứng thứ 2 thế giới với 85% người Việt có dự định đi du lịch trong năm 2022 và 2023 Chính vì thế, ngay sau khi hoạt động lại vào tháng 5/2022, Công ty đã triển khai các hoạt động kinh doanh đồng thời xây dựng hình ảnh công ty uy tín, chất lượng phục vụ tốt; các kế hoạch quảng bá hình ảnh và thu hút khách hàng, tạo dựng mối quan hệ với những khách hàng thân thiết cũ và khai thác thêm những thị trường khách mới Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay, nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng tăng cao
Có cầu ắt hẳ phải có cung, chính vì lẽ đó ngày càng có nhiều công ty du lịch quy mô lớn nhỏ ra đời ảnh hưởng đến doanh thu cũng như thị phần của công ty Những đối thủ không chỉ có kinh nghiệm trong ngành mà còn có hệ thống sản phẩm đa dạng, phong phí cũng như uy tín trong kinh doanh, vì vậy để có thể cạnh tranh cần có sự tìm hiểu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh từ đó đưa ra xây dựng cho mình chính sách sản phẩm cho phù hợp Tiêu biểu có thể kể đến Công ty lữ hành Hanoitourist-Tổng Công ty Du lịch Hà Nội Đây là doanh nghiệp nhà nước có vị thế hàng đầu trong các lĩnh vực: kinh doanh lữ hành quốc tế, khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, xuất khẩu lao động… Chương trình du lịch từ trong nước( miền Bắc, miền Trung, miền Nam) đến ngoài nước( châu Á, Âu, Úc, Mỹ, Phi) và các tour theo chủ đề Không chỉ vậy họ còn có hệ thống liên kết với các khách sạn, nhà hàng 5 sao đẳng cấp cùng các dịch vụ vận chuyển, xuất khẩu lao động Hệ thống sản phẩm của Hanoitourist rất đa dạng và phong phú, bổ sung liên kết với nhau Đây là một đối thủ mạnh và đáng gờm mà công ty LPH Travel cần học hỏi, rút ra những bài học, ý tưởng phát triển cho vị thế của mình
Đội ngũ nhân sự là một thế mạnh của LPH Travel khi tất cả đều có trình độ đại học trở lên, chuyên môn cao và trẻ tuổi, mang đến sự năng động, sáng tạo và nhiệt huyết Tuy nhiên, công ty cần cải thiện khả năng ngoại ngữ của nhân viên để mở rộng phạm vi khách hàng.
Khả năng tài chính: Vốn của công ty được sử dụng một cách hợp lý tạo điều kiện cho các bộ phận phòng ban có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất Công ty luôn đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để đưa ra được chính sách sản phẩm hoàn hảo nhất
Trình độ tổ chứcquản lý: Đội ngũ nhà quản trị có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của doanh nghiệp, liên kết các bộ phận trong doanh nghiệp, đưa ra các chiến lược, chủ trương, đường lối và mục tiêu hoạt động Họ đều là những người có trình độ đại học, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề và đi từ vị trí nhân viên nên họ rất hiểu bản chất của công việc và nắm bắt được những khó khăn mà nhân viên gặp phải Họ luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân viên
2.2.2 Phân tích thực trạng chính sách sản phẩm của công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH Travel, Hà Nội
2.2.2.1 Vềxác định kích thước danh mục sản phẩm dịch vụ của công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH Travel, Hà Nội
Bảng 2.4 Danh mục sản phẩm của công ty LPH Travel
Chiều dài của danh mục sản phẩm
Chiều rộng của danh mục sản phẩm Tour du lịch quốc tế Tour du lịch nội địa Dịch vụ bổ sung
- Nhóm tour Singapore – Malaysia– Indonesia
- Nhóm tour các nước xin visa (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan )
- Combo du lịch nội địa
- Thuê phòng hội nghị, hội thảo
- Tư vấn, làm hộ chiếu, visa
(Nguồn: Phòng kinh doanhc của công ty LPH Travel)
- Chiều rộng danh mục sản phẩm của công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH Travel, Hà Nội.
Chiều rộng danh mục hiện nay của công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH
Travel, Hà Nội kinh doanh những lĩnh vực chính như chương trình du lịch trong và ngoài nước, combo vé máy bay –khách sạn, đặt phòng khách sạn, hỗ trợ làm visa- hộ chiếu, đại lí vé máy bay, … Đây là những lĩnh vực đang được đẩy mạnh và phát triển Với sự nỗ lực và không ngừng phát triển, công ty đã có những dấu ấn nhất định dù mới thành lập Các sản phẩm của công ty luôn được thay đổi, cải tiến để phù hợp với thị hiếu của khách hàng và thị trường Hiện nay, về tour nội địa công ty đang đạt ưu thế về các tour như Nha Trang, Sài Gòn, Đà Lạt,… về tour quốc tế công ty tập trung đẩy mạnh các tour Singapore, Bali, Thái Lan,…
Về đặt phòng khách sạn, vé máy bay: hỗ trợ đặt phòng tại các khách sạn, resort tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao
Về đại lý vé máy bay: là đối tác tin cậy của các hang hàng không uy tín như Bamboo Airway, VietNam Airlines, Vietjet Airs.,…
- Chiều dài danh mục sản phẩm:
Về chương trình du lịch, hiện nay công ty có hơn 30 đơn vị sản phẩm bao gồm các chương trình du lịch trong nước và quốc tế Đây là chủng loại mà công ty có số đơn vị sản phẩm lớn nhất, vì vậy trong việc thiết kế tour du lịch cho khách hàng công ty luôn chú ý đến các điểm tham quan, chương trình du lịch, văn nghệ tại tuyến điểm đó nhằm phù hợp với tâm lý, nhu cầu của từng khách hàng Các dịch vụ bổ sung ngày càng được phát triển đa dạng và phong phú hơn Công ty đã liên kết, hơp tác với các đại lý du lịch khác, với phòng vé, các đơn vị vận chuyển, để bổ sung nhiều dịch vụ mới, giúp kéo dài danh mục sản phẩm của công ty, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Với những đoàn du lịch công vụ thì LPH Travel thường hướng khách thêm dịch vụ cho thuê phòng hội nghị ngay tại điểm đến vừa thiết kiệm thời gian cho khách hàng và chương trình cũng thuận tiện hơn Hay với các tour du lịch tại các nước xin visa khó như Hàn Quốc, Nhật Bản thì công ty sẽ làm luôn visa cho khách hàng
Các chủng loại của sản phẩm của công ty bổ sung, kết hộ với nhau tùy theo mục đích sử dụng
Về thời gian thực hiện :tùy theo đặc điểm tâm lí, độ tuổi của từng đoàn khách mà công ty thiết kế thời gian của chương trình để phù hợp với họ
Đánh giá chung
2.3.1 Thành công và nguyên nhân
Bằng những kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực du lịch công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH Travel, Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành công nhờ sự cố gắng và nỗ lực của công ty nói chung cũng như tập thể nhân viên nói riêng Nhờ những chính sách về sản phẩm mà công ty đã xây dựng được thị trường khách lớn và tạo được mối quan hệ tốt với các công ty lữ hành khác.
Với việc luôn đưa ra chính sách sản phẩm phù hợp đã giúp công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH Travel, Hà Nội khẳng định được vị trí của mình cũng như thu hút được một số lượng khách hàng lớn tại các thị trường tiềm năng của công ty như Singapore, Malaysia, Bali,… Về sản phẩm dịch vụ của công ty rất phong phú, đa dạng Công ty đã phát triển và xây dựng được hệ thống sản phẩm dịch vụ phong phú, đa dạng giúp cho khách hàng khi đến với công ty có được nhiều sự lựa chọn hơn Ngoài việc tổ chức các tour du lịch thông thường trong và ngoài nước, công ty còn tạo ra nhiều chương trình du lịch đi kèm với các mục đích khác nhau như team buiding, các chương trình theo yêu cầu,… Việc đưa ra chính sách sản phẩm đúng đắn đã giúp công ty phát triển được vị thế lớn mạnh và có thể cạnh tranh đối với các công ty trên thị trường
Tuy mới hoạt động được hơn 4 năm và đang trải qua năm những năm tiếp theo đầy biến động của ngành nhưng công ty đã có được những sự tín nhiệm, tin tưởng từ phía khách hàng,có dấu ấn và được nhiều người tiêu dùng sản phẩm du lịch cũng như đối tác biết đến trên thị trường du lịch, đón đầu và nắm bắt kịp xu thế khi công ty đã làm mới lại website, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và thu hút hơn Tuyển những nhân sự trẻ có cái nhìn mới từ đó hiện đại, trẻ hoá môi trường, cách thức làm việc
Chế độ đãi ngộ nhân viên vô cùng hấp dẫn, không chỉ có lương tháng ổn định, ngoài thưởng, lễ tết, chế độ trợ cấp và hoa hồng cũng rất cạnh tranh Mặc dù có cắt giảm nhân sự dẫn đến lương giảm đôi chút, song mức đãi ngộ hiện tại vẫn đảm bảo cuộc sống ổn định và thoải mái cho nhân viên.
Công ty luôn nhận được sự tin tưởng hợp tác từ các đối tác trong ngành cũng như truyền thông qua các dự án, hoạt động công ty tham ra
Lắng nghe, tiếp thu có chọn lọc những mong muốn, ý kiến của nhân viên vì sự phát triển của cả công ty
Công ty có một đội ngũ nhân viên có trình độ, nhiệt huyết, yêu nghề; liên tục đổi mới, trau dồi bản thân
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty có phòng mới tiện nghi, sạch sẽ, nằm ở một toà nhà trung tâm trên một con phố sầm uất
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được về việc phát triển sản phẩm mới, công ty vẫn còn những hạn chế về sản phẩm đó là chưa đưa ra được chiến lược sản phẩm thu hút khách cho những mùa ngoài thời điểm du lịch, những sản phẩm bổ sung dễ khiến nhân viên nhàn rỗi, không thu hút khách Bên cạnh những thành tựu đã đạt được về việc phát triển sản phẩm mới, công ty vẫn còn những hạn chế về sản phẩm đó là chưa đưa ra được chiến lược sản phẩm thu hút khách cho những mùa ngoài thời điểm du lịch, những sản phẩm bổ sung dễ khiến nhân viên nhàn rỗi, không thu hút khách
Cần cải thiện trình độ ngoại ngữ cần được cải thiện nếu muốn mở rộng thị trường
Do dịch bệnh còn phải cắt giảm nhân sự và công ty mới đi vào hoạt động nên số lượng nhân viên tại công ty rất ít
Sự gia tăng đột biến số lượng công ty lữ hành khiến việc tiếp cận khách hàng ngày càng khó khăn, đồng thời tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh mẽ, dẫn đến giảm doanh thu, lợi nhuận và doanh số đáng kể.
Mặc dù các tour du lịch có giá cả phải chăng, việc thành lập ngày càng nhiều công ty lữ hành khiến khách hàng có nhiều lựa chọn hơn, vô tình làm tăng cạnh tranh và khiến các công ty khó tiếp cận đến họ.
Khi dịch bệnh phát triển và ảnh hưởng đến nước ta cũng như toàn cầu thì công ty gặp khó khăn cũng như toàn ngành du lịch bị chao đảo do đó doanh thu, vốn, tất cả đều bị xuống dốc không phanh, việc ổn định công ty là vô cùng khó khăn.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM
Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH Travel, Hà Nội
3.1.1 Mục tiêu hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH Travel, Hà Nội
Trong những năm vừa qua, Công ty đã trải qua 2 năm ảnh hưởng từ dịch bệnh, ban lãnh đã có sự chuẩn bị, chủ động trong mọi tình huống, dự phòng trước các kịch bản có thể xảy ra để kiểm soát tốt hoạt động của Công ty, kiểm soát tốt chi phí, tối ưu hóa lợi nhuận nhằm đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu mà Công ty đã đề ra Đây cũng là một cơ hội để định vị lại thương hiệu và sản phẩm để đón đầu sự phục hồi của ngành du lịch trong trạng thái bình thường mới
Cơ cấu phát triển các dự án phù hợp với nguồn lực hiện có của công ty trên cơ sở ưu tiên các dự án phát huy hiệu quả nhanh, tìm đối tác để hợp tác phát triển các dự án có nhu cầu vốn lớn
Tìm kiếm cơ hội đầu tư để mở rộng địa bàn kinh doanh các dịch vụ lữ hành ở trong và ngoài nước Nâng cấp cơ sở vật chất hiện có của công ty để giữ vững và phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Với khách hàng: công ty cam kết tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và mang đến chất lượng dịch vụ bằng chính thương hiệu Perfect Holiday with love- với cam kết đem lại cho khách hàng 1 kì nghỉ hoàn hảo, tuyệt vời với sự phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp Với nhà đầu tư: công ty cam kết chia sẻ những thành công và hi vọng tiếp tục tiến bước với những kế hoạch mới trong tương lai
Với cán bộ nhân viên: công ty cam kết tạo ra môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp để mỗi nhân viên đều có thu nhập cao và có môi trường phát huy tối đa khả năng của mình
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH Travel, Hà Nội
Trước mắt là công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH Travel cần tập trung giải quyết những khó khăn, hạn chế còn tồn tại, không ngừng hoàn thiện và nâng cao uy tín của công ty, giữ vững quan hệ với các đối tác.
Không ngừng tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm lữ hành, mở rộng cách thức bán hàng linh hoạt với giá cả cạnh tranh và phương thức thanh toán hợp lý
Với phương châm đem lại những trải nghiệm với dịch vụ tận tâm là mục tiêu hoạt động hàng đầu, công ty sẽ xây dựng và hoàn thiện hơn nữa quy trình nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ du lịch của công ty Với tầm nhìn là khẳng định được vị thế hàng đầu là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ du lịch Vì vậy, công ty cần mở rộng quy mô, khai thác các thị trường mới hay đón đầu các xu thế phát triển của thời đại để đưa ra các dịch vụ phù hợp với thị hiếu của khách hàng
Nâng cao trình độ chuyên môn đạo đức nghề nghiệp của nhân viên đặc biệt là những nhân viên tiếp xúc trực tiếp cho khách về các tuyến điểm lộ trình thuộc chuyên mon mà nhân viên nắm rõ Tạo lập mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng để họ luôn cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho công ty với giá cả phải chăng để chất lượng tour được nâng cao và đạt hiệu quả làm việc tốt hơn
3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty cổ phần Thương mạidịch vụ LPH Travel, Hà Nội.
3.2.1 Hoàn thiện xác định kích thước danh mục sản phẩm dịch vụ của công ty cổ phần Thương mại d ịch vụ LPH Travel , Hà Nội
3.2.1.1 Bổ sung chiều rộng danh mục sản phẩm Để công ty phát triển và có thể cạnh tranh với các công ty khác trong ngành thì công ty cần phải phát triển thêm chiều rộng kích thước danh mục sản phẩm của mình Hiện tại công ty đang có các lĩnh vực như: tổ chức tour du lịch, vé máy bay, làm hộ chiếu, visa, bán các combo vé máy bay + khách sạn,… để có thể tận dụng được nguồn nhân lực và sử dụng được tối đa tài năng của nhân viên Việc mở rộng danh mục sản phẩm như vậy cũng khiến chất lượng của sản phẩm công ty cổ phần Thương mại dịch vụ LPH Travel, Hà Nội được hoàn thiện và đa dạng hơn Đồng thời cũng là một biện pháp để tăng uy tín với khách hàng và cạnh tranh được với các công ty khác
Ngoài ra thì hiện nay một số lĩnh vực của công ty chưa được phát triển mạnh như dịch vụ du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, sự kiện Đây là một lĩnh vực rất tiềm năng Nguyên nhân là do công ty chưa chú trọng đến việc mở rộng thị trường mới và khai thác nguồn nhân lực của nhân viên Để giải quyết vấn đề thì ban lãnh đạo cần họp lại, lấy ý kiến từ các nhân viên, khách hàng, tham khảo thị trường và các đối thủ để từ đó mở rộng thêm dịch vụ mới giúp danh mục sản phẩm công ty đa dạng giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn Bên cạnh đó việc liên kết với các đại lý du lịch còn nhiều bất cập nên chưa có sự điều chỉnh hợp lý về chính sách giá
3.2.1.2 Bổ sung chiều dài danh mục sản phẩm
Về chương trình du lịch
Downloaded by DO THI PHUONG THUy (phuongthuy1712@gmail.com)
Du lịch nội địa: ngoài xuất phát từ đầu Hà Nội thì công ty đã mở thêm chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh giúp khách hàng ở khu vực này có thêm lựa chọn hơn cho kì nghỉ của mình Ngoài các điểm đến quen thuộc như Đà Nẵng, Phú Quốc, Huế,… thì công ty còn mở rộng thêm các tour khám phá đảo như đảo Bình Ba, hang Múa,…với thời điểm đầu xuân, công ty phát triển các tour du lịch tâm linh như chùa Hương, chùa Yên Tử,… với các dịp hè sôi động, nghỉ lễ thì cung cấp các tour du lịch khám phá, trải nghiệm như: Hà Nội - vịnh Hạ Long - Sun World Hạ Long, Hà Nội - Mũi Né - Phan Thiết,…
Du lịch quốc tế: hiện tại công ty chủ yếu tập trung vào các thị trường châu Á như Singapore, Malaysia, Bali, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản Các thị trường khác như châu Âu thì sản phẩm vẫn đang ở giai đoạn lên ý tưởng và cần bàn bạc, sửa chữa Vì vậy cần bổ sung các điểm đến ở các châu lục trên thế giới nếu muốn quy mô, độ nhận diện của công ty được lan rộng hay liên mimh với một số công ty khác trên thị trường để hai bên hợp tác cùng có lợi
Khi những vùng đất Á, Âu đã trở nên quá quen thuộc và nhàm chán với những người thích du lịch và đam mê xê dịch thì các công ty lữ hành nên suy nghĩ đến việc khám phá các vùng đất mới như các tour Tây Tạng, Mông Cổ, Bhutan, Myanmar, Sirilanka, châu Phi Xu hướng mới này càng lúc càng gần với kiểu du lịch của các nước phát triển, khi mà du khách thường có xu hướng lựa chọn điểm đến là những vùng đất mới, giàu bản sắc văn hoá, đi du lịch để mở mang tầm nhìn và tâm hồn, cũng như khát khao ghi dấu bước chân của bản thân lên những vùng đất lạ Đặc biệt các điểm đến tâm linh như Bhutan, Tây Tạng, núi Kailash vốn dĩ rất kén chọn khách dần trở nên được ưa thích.
3.2.1.3 Hoàn thiện chiều sâu của danh mục sản phẩm
Hiện nay các sản phẩm của công ty thường theo các chương trình truyền thống, các điểm đến đều quen thuộc và không có sự mới lạ Vì vậy công ty cần đưa ra các sản phẩm đặc sắc để thu hút khách Có thể xây dựng các tuyến điểm mới để có thể khai thác nguồn khách Với các tuyến điểm đi Thái Lan thông thường là những tour quen thuộc như Chiang Mai thì hiện any công ty đã phát triển thêm tour Phuket hay du lịch tâm linh chỉ chủ yếu ở khu vực phía Bắc như chùa Bái Đính (Ninh Bình), chùa Yên Tử (Quảng Ninh) thì có thể thêm lựa chọn ở phía miền Trung, khai thác thêm một số địa điểm như chùa Thiên Mụ (Huế), chùa Linh Ứng (Sơn Trà)
Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với nhà nước Để khuyến khích du lịch đặc biệt là bối cảnh tình hình dịch bệnh, nhà nước nên xem xét có chính sách hỗ trợ thuế hoặc cho vay vốn đối với các doanh nghiệp lữ hành để động viên các doanh nghiệp tiếp tục và phát triển sản xuất kinh doanh
Nhà nước kích thích cầu du lịch, nâng cao chất lượng du lịch qua việc mở rộng các chính sách đầu tư chiến lược về cơ sở hạ tầng, các sản phẩm dịch vụ bổ sung, cải tạo các khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia, các di sản thế giới và các tuyến điểm du lịch tầm cỡ quốc tế giúp cho sản phẩm du lịch hoàn thiện hơn.
Phát triển du lịch Việt Nam cần đi đôi với phát triển kinh tế đất nước và bảo vệ môi trường trong sạch, bền vững, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội
3.3.2 Kiến nghị với Sở Du lịch Hà Nội Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong việc xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch, phát huy sức mạnh của truyền thông và tăng cường quảng bá trên mạng xã hội Triển khai ứng dụng rộng rãi công nghệ trong làm hộ chiếu như hộ chiếu gắn chip điện tử, thanh toán điện tử , sử dụng các công nghệ tư động hóa cung cấp các dịch vụ cho du khách Đẩy mạnh chính sách về xúc tiến quảng bá, hợp tác quốc tế và xây dựng thương hiệu cho nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới biết điến các điểm đến du lịch nổi tiếng của Việt Nam Tăng cường nguồn lực và nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng chiến lược về thị trường khách để phát triển du lịch một cách ổn định và mang tính bền vững Xác lập và phát triển mối quan hệ hợp tác quan trọng, xây dựng khẩu hiệu và biểu tượng du lịch của các tỉnh Phát hành những ấn phẩm đặc sắc về khu du lịch, ẩm thực, lồng ghép tuyên truyền bảo vệ môi trường đến với du khách Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch bẳng việc quy hoạch tạo ra các điểm du lịch, khu du lịch và các loại hình du lịch hấp dẫn để đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch cao cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thành lập các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm du lịch mới tại khu vực phát triển du lịch và khu vực lân cận nhằm kéo dài hành trình tham quan khách hàng
Tăng cường mở rộng các cơ quan đại diện du lịch của Việt Nam ở nước ngoài bằng cách lập văn phòng du lịch làm đại diện Thành lập văn phòng đại diện không chỉ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam với các nước trên thế giới trong việc thu hút khách du lịch mà còn hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các địa phương nhằm đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch tại thị trường quan trọng này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về giao lưu con người giữa Việt Nam và các nước khác Văn phòng đại diện sẽ thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá về đất nước và con người cũng như tiềm năng du lịch của Việt Nam, đồng thời lắng nghe những ý kiến, khuyến nghị của người dân các nước thế giới để từng bước hoàn thiện và tạo những điều kiện thuận lợi hơn nữa, chào đón ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam
3.3.3 Kiến nghị với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Ủy ban nhân dân thành phố HàNội cần đẩy mạnh du lịch liên kết Liên kết giữa các tỉnh lân cận thành tuyến du lịch Liên kết giữa các tỉnh có điểm chung và thế mạnh về biển và quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng kế hoạch lâu dài trong việc liên kết du lịch quốc tế và phát triển, quảng bá di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới với các nước trong khu vực trên thế giới như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản
Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội tham gia đóng góp đầu tư các công trình phúc lợi, hoạt động an ninh xã hội, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững, bảo đảm quyền lợi của cộng đồng cư dân tham gia vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa, được hưởng lợi ích từ các sản phẩm du lịch.
Tiếp tục tăng cường các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trực tiếp, tuyên truyền đến doanh nghiệp, tổ chức các chương trình liên kết đào tạo nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ này Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch , trong đó có việc chú trọng công tác đào tạo, liên kết với các trường đại học như Đại học Thương Mại, Cao đẳng du lịch Hà Nội, Đại học Mở,…
Tiến hành thường xuyên và liên tục các hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam dưới nhiều hình thức như trên các phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, đài báo, hội chợ triển lãm quốc tế, giao lưu du lịch và văn hóa Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần đẩy mạnh hơn trong việc quản lý trong đó người dân địa phương cần tuân theo tuyên truyền, những chính sách của chính phủ đề ra trong việc phát triển du lịch thành phố Hà Nội Đặc biệt trong việc tự bảo vệ điểm đến du lịch của địa phương để không làm mất đi giá trị của điểm đến, phá hoại tài nguyên du lịch Trong tình hình đại dịch vừa mới kết thúc, du lịch mở của trở lại thì đây là thời điểm các doanh nghiệp phát triển vì vậy ủy ban thành phố cần khuyến khích, tạo các cơ hội để các doanh nghiệp có thể phát triển, đóng góp, lan tỏa giá trị tốt đẹp cho thành phố Hà Nội nói chung và cả nước nói riêng
Các sở quản lý du lịch tham mưu cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc triển khai các chính sách, biện pháp kích cầu, phục hồi du lịch trên địa bàn: Chuẩn bị tốt các điều kiện mở cửa điểm đến, đảm bảo an toàn, có chính sách miễn, giảm phí, lệ phí các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch, người lao động phục hồi hoạt động kinh doanh.