Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là phân tích khoa học để làm sángtỏ các vấn đề lý luận về tội mua bán trái phép chất ma túy, cũng như đánh giá thựctiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh
Trang 1MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Ma túy đang là hiểm họa chung của nhân loại, tác hại của ma túy không thểlường hết được Hơn nữa, ma túy còn gây tác hại trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội đồng thời nó cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh tộiphạm và những tệ nạn xã hội khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định và pháttriển của xã hội Tệ nạn nghiện ma tuý gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các quốc gia.Không một quốc gia, dân tộc nào thoát ra ngoài vùng xoáy khủng khiếp của nó đểtránh khỏi những hậu quả do nghiện hút và buôn lậu ma túy gây ra Ma túy đanglàm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, hủydiệt những tiềm năng phát triển kinh tế xã hội Hàng năm Nhà nước phải chi phíhàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, chi phí cho công tác cai nghiệnma tuý, chi phí cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, có tới 400.000người chết vì ma túy trên toàn thế giới và 27 triệu người sống trong các cơn nghiệnma túy Những người sử dụng ma túy chiếm 30% các ca nhiễm mới HIV/AIDS.Trong khi đó, những người nghiện ma túy cũng chính là nguồn lây nhiễm HIV,viêm gan B, viêm gan C… trên toàn cầu Báo cáo về tình hình ma túy trên thế giớicho thấy khoảng 264 triệu người, tương đương với hơn 5% dân số thế giới, trong độtuổi từ 15-64 từng sử dụng ma túy trái phép
Phòng, chống ma túy là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chứcvà toàn xã hội Đảng và Nhà nước luôn có chính sách khuyến khích, bảo vệ cá nhân,gia đình, cơ quan tổ chức tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy; tổ chức đấu tranhchống các tội phạm về ma túy và sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, pháp luật,văn hóa, xã hội, nghiệp vụ để tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, công chức,viên chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia phòng,chống tệ nạn ma túy;
Thủ đô Hà Nội 56 km trên tuyến đường giao thông Bắc Nam Phía Bắc giápThủ đô Hà Nội, phía Ðông giáp tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Hoà
Trang 2Bình, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình và Nam Định,có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua với chiều dài gần 50km và các tuyến đường giao thông quan trọngnhư Quốc lộ 21, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 38 nên có vị trí chiến lược quan trọng vềchính trị, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, quân sự và giao thông Vị trí địa lý thuận lợicho việc tỉnh Hà Nam phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên đây cũng là điểm thuậnlợi cho việc mua bán trái phép phép chất ma túy xảy ra trên địa bàn tỉnh Trongnhững năm gần đây Hà Nam thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn của cả trong vàngoài nước, thu hút được nhiều lao động từ các tỉnh khác tới làm việc Tất cả cácđiều đó tạo điều kiện cho tệ nạn xã hội du nhập và phát triển do đó tội mua bán tráiphép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Hà Nam diễn biến rất phức tạp, thủ đoạn hoạtđộng ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp Tính chất và mức độ ngày càng nghiêmtrọng gây cho người dân tâm lý lo sợ hoang mang.
Theo thống kê của Công an tỉnh Hà Nam: Năm 2017 có 122/159 xã, phường,thị trấn với 2.009 người liên quan đến ma túy, trong đó có 812 người nghiện matúy; đến năm 2021 có 131/159 xã, phường, thị trấn với 2.455 người liên quan matúy, trong đó có 915 người nghiện ma túy Trung bình mỗi năm tỉnh Hà Nam tănggần 02 xã và khoảng 90 người liên quan đến tội phạm về ma túy Trong đó, tộiphạm mua bán trái phép chất ma túy có xu hướng gia tăng, tính chất, mức độ nguyhiểm ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, gâynhiều khó khăn cho công tác phát hiện, đấu tranh, xử lý Đối tượng nghiện ma túychủ yếu là những người không có việc làm và lao động tự do Địa điểm sử dụng,mua bán ma túy không còn lén lút, bí mật như trước mà chuyển dần sang lợi dụngcác cơ sở kinh doanh dịch vụ, như quán bar, karaoke, nhà nghỉ, khách sạn để thựchiện Độ tuổi giảm dần, ảnh hưởng mạnh trong lứa tuổi từ 16 đến 20 tuổi
Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túytrên địa bàn tỉnh Hà Nam đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên chất lượngvà hiệu quả chưa cao, vẫn còn hạn chế, ảnh hưởng tới hiệu quả công tác đấu tranhphòng chống tội phạm mua bán trái phép chất ma túy; vẫn còn những vướng mắc,bất cập cần cập nhật, sửa đổi, bổ sung; hoạt động áp dụng pháp luật hình sự về tộimua bán trái phép chất ma túy của TAND hai cấp vẫn còn lúng túng, thiếu sót cần
Trang 3Vì các lý do trên, học viên lựa chọn đề tài “Tội mua bán trái phép chất matúy từ thực tiễn tỉnh Hà Nam” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật hình sự và
tố tụng hình sự là có tính cấp thiết, tính thời sự
2 Tình hình nghiên cứu
Tội phạm về ma túy luôn là vấn đề nóng được cả nước quan tâm theo dõi vìhậu quả nghiêm trọng mà nó đem lại, đồng thời được nghiên cứu khá phong phúdưới nhiều góc độ khác nhau và được thể hiện qua các công trình khoa học nhưsách, báo, các bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành, tiêu biểu như:
- Đinh Văn Quế, “Bình luận Bộ luật Hình sự 2015 - Phần tội phạm ma túy”,Nhà xuất bản Truyền Thông và Thông tin, năm 2020;
- Trần Văn Luyện, “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổibổ sung năm 2017 - phần Các tội phạm”, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm2018;
- Phạm Minh Tuyên, “Các tội phạm về ma túy ở Việt Nam cơ sở lý luận vàthực tiễn xét xử (tài liệu tham khảo dùng cho các Thẩm phán, thư kí Tòa án)”, Nhàxuất bản Hồng Đức, năm 2013;
- Phạm Mạnh Hùng, “Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Đại họcKiểm sát Hà Nội, năm 2016;
- Võ Khánh Vinh, “Lý luận chung về định tội danh”, Nhà xuất bản Khoa họcxã hội, năm 2013;
- Võ Khánh Vinh, “Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần chung”, Nhàxuất bản Khoa học Xã hội, năm 2014;
- Trần Công Phàn, “Điều tra và truy tố các tội phạm về ma túy theo pháp luậtmới”; sách chuyên khảo, NXB Công an nhân dân, năm 2019
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu khác, các bài viết của nhiều tácgiả đã được đăng trên các báo và tạp chí chuyên ngành như:
Trang 4- Đào Việt Yên “THQCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy từthực tiễn tỉnh Thái Nguyên”,Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội,2017.
- Nguyễn Quang Duyệt “Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về matúy từ thực tiễn trên địa bàn Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ luậthọc, Học viện Khoa học xã hội, 2018
- Trần Công Phàn “Tiếp tục quan tâm làm tốt công tác thực hành quyền côngtố và kiểm sát giải quyết các vụ án ma túy trong tình hình hiện nay”, Tạp chí Kiểmsát số 20/2015
- Mai Đắc Biên, “Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động khởi tố, điềutra, truy tố, xét xử tội phạm về ma túy”; Kỷ yếu Hội thảo khoa học Học viện Côngan nhân dân, Hà Nội, 2018;
- Lại Viết Quang, “Áp dụng biện pháp cưỡng chế trong điều tra tội phạm vềma túy”; Kỷ yếu Hội thảo khoa học Học viện Công an nhân dân, Hà Nội, 2018;
Ngoài ra còn có các bài báo khoa học khác về tội phạm ma túy đăng trên cáctạp chí Kiểm sát, tạp chí Khoa học Kiểm sát, Tòa án, Nhà nước và Pháp luật quacác năm 2017,2018,2019,2020,2021, 2022; các báo cáo tổng kết công tác, các vănbản hướng dẫn nghiệp vụ, các chuyên đề về ma túy, các đề tài khoa học cấp Nhànước, cấp Bộ ban ngành Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu, toàndiện về tội mua bán trái phép chất ma túy tại tỉnh Hà Nam, một số bài báo khoa họcmới chỉ nghiên cứu đến một phần của tội mua bán trái phép chất ma túy Do vậy,tác giả lựa chọn đề tài “Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh HàNam” nhằm nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và đầy đủ về lý luận cũng như thựctiễn giải quyết vụ án về tội mua bán trái phép chất ma túy, chỉ ra những bất cập, hạnchế, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật,nâng cao chất lượng giải quyết vụ án về tội này trên địa bàn tỉnh Hà Nam
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trang 5Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là phân tích khoa học để làm sángtỏ các vấn đề lý luận về tội mua bán trái phép chất ma túy, cũng như đánh giá thựctiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Nam, từ đó xác định những hạn chế, bất cập trongquy định của Bộ luật hình sự và những thiếu sót, vi phạmtrong thực tiễn xét xử, đưara những yêu cầu, giải pháp nhằm giải quyết những hạn chế, thiếu sót, vi phạmđểnâng cao chất lượng xét xử vụ án về tội mua bán trái phép chất ma túy trên địabàn tỉnh Hà Nam.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ trên, luận văn có nhiệm vụ sau:- Nghiên cứu về sự phát triển, nguồn gốc và sự hình thành của ma túy;- Phân tích khái niệm, dấu hiệu pháp lý của tội mua bán trái phép chất ma túytheo quy định của BLHS;
- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án muabán trái phép chất ma túy tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hà Nam, từ đó đánh giánhững kết quả đã đạt được, những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, đề xuấtgiải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp khác để nâng cao chất lượng xét xửcác vụ án mua bán trái phép chất ma túy tại tỉnh Hà Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận liên quan đến tộimua bán trái phép chất ma túy; thực tiễn định tội danh, xét xử các vụ án về tội muabán trái phép chất ma túytrên địa bàn tỉnh Hà Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một số nội dung cơ bản sau:- Nội dung: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi chuyên ngành luật hình sựvà luật tố tụng hình sự Việt Nam, những quy định của pháp luật hình sự về tội muabán trái phép chất ma túy
Trang 6- Về thực tiễn, luận văn khảo sát, nghiên cứu kết quả xét xử của Tòa án nhândân hai cấp tỉnh Hà Nam đối với các vụ án về tội mua bán trái phép chất ma túy, tậptrung chủ yếu về kết quả định tội danh và áp dụng hình phạt của Tòa án.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực tiễn và lấy số liệu từ năm 2017 tớinăm 2021 trên địa bàn tỉnh Hà Nam
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp luận duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh,những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về cảicách tư pháp, về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy Bên cạnh đó luận văncòn sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: Phân tích,tổng hợp, đánh giá, thống kê, so sánh, quy nạp, diễn dịch, nghiên cứu tài liệu,nghiên cứu bản án và các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về mặt lý luận, làm giàu thêmkho tàng lý luận về tội mua bán trái phép chất ma túy theo quy định của Bộ luậthình sự Việt Nam
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật hình sựđối với tội mua bántrái phép chất ma túy, đồng thời chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế,thiếu sót và vi phạm; nguyên nhân của kết quả cũng như hạn chế, thiếu sót và viphạm trong xét xử các vụ án mua bán trái phép chất ma túy tại TAND hai cấp tỉnhHà Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy định của Bộ luậthình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy và nâng cao chất lượng xử lý loại tộiphạm này Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảngdạy, học tập, nghiên cứu khoa học hay vận dụng vào thực tiễn giải quyết vụ án muabán trái phép chất ma túy
7 Kết cấu của đề tài
Trang 7Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục từ viết tắt và danh mụctài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 03 chương:
Chương 1:Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về tội mua bántrái phép chất ma túy
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái phépchất ma túy tại tỉnh Hà Nam
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hìnhsự đối với tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Trang 8Chương 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỘI
MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY1.1.Một số vấn đề lý luận về tội mua bán trái phép chất ma túy
1.1.1 Khái niệm, phân loạima túy
1.1.1.1 Khái niệm ma túy
Theo Tổ chức Liên Hợp Quốc: Ma túy là “Các chất có nguồn gốc tự nhiênhay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý củangười sử dụng”
Cũng theo tổ chức y tế thế giới: Ma túy theo nghĩa rộng nhất là “Mọi thựcthể hoá học hoặc là những thực thể hỗn hợp khác với tất cả những cái được đòi hỏi,để duy trì một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổichức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật”
Tác hại nghiêm trọng nhất của ma túy là tạo ra sự lệ thuộc cả về tâm lý vàthể chất đối với người sử dụng Như vậy, theo nghĩa chung nhất và thông thườngnhất, ma túy được hiểu là một số chất tự nhiên hoặc chất tổng hợp (hóa học) khi đưavào cơ thể người dưới bất kỳ hình thức nào sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệthần kinh, làm giảm đau hoặc có thể gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần sẽ dẫn đếntình trạng nghiện đối với người sử dụng
Ở Việt Nam cụm từ “chất ma túy” chính thức quy định lần đầu tiên tại Điều203 BLHS 1985: “Tội tổ chức dùng chất ma túy”, Điều 185i: “Tội tổ chức sử dụngtrái phép chất ma túy” trong luật sửa đổi bổ sung một số điều BLHS năm 1997.Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989, Nghị định số 141/HĐBT năm 1991 về xử phạthành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự xong chưa đưa ra được định nghĩa về chấtma túy Tiếp theo là BLHS 1999 đã quy định chất ma túy, tội phạm ma túy Theođó, chất ma túy bao gồm: Nhựa thuốc phiện,nhựa cần sa, cao côca, lá hoa, quả cầnsa, lá cây coca, quả thuốc phiện khô, thuốc phiện tươi, heroin, cocain, các chất matúy khác ở thể lỏng, các chất ma túy khác ở thể rắn Các chất ma túy khác là những
Trang 9chất ma túy không được nêu trong BLHS mà nằm trong các danh mục được quyđịnh tại Nghị định 67/NĐ-CP ngày 1-10-2001 của Chính phủ.
Luật Phòng, chống ma tuý số 73/2021/QH14 của Việt Nam được Quốc hộithông qua ngày 30/3/2021, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, cũng đưa khái niệm vềchất ma túy như sau: Chấy ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quyđịnh trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành
Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTCBTP ngày24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tốicao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định của Chương XVIII “Các tộiphạm về ma túy” của BLHS 1999 (gọi tắt là Thông tư 17), mục 1.1 phần I địnhnghĩa về chất ma túy: “1.1 Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thầnđược quy định trong các danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành” [5]
Như vậy, khái niệm về ma túy có thể được hiểu như sau:Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vàocơ thể con người dưới bất kỳ hình thức nào sẽ gây kích thích mạnh hoặc ức chế thầnkinh và làm thay đổi trạng thái ý thức cũng như sinh lý của người sử dụng Nếu lạmdụng, con người sẽ bị lệ thuộc vào ma túy và dẫn đến tình trạng nghiện đối vớingười sử dụng ma túy
Ngoài ra, các chất ma túy được quy định trong các danh mục do Chính phủViệt Nam ban hành tại Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 nay đã đượcsửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 60/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính Phủ quyđịnh các danh mục chất ma túy và tiền chất
1.1.1.2 Phân loại ma túy
Phân loại theo nguồn gốc, cách thức tạo ra chất ma túy, ma túy được chiathành ba nhóm:
- Các chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên: là các chất ma túy có sẵn trong tựnhiên như cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa Các chất ma túy loại này đã xuấthiện và tồn tại từ hàng ngàn năm trước công nguyên và cho đến bây giờ nó vẫn còntồn tại như: nhựa thuốc phiện, tinh dầu cần sa, v.v
Trang 10+ Các chất ma túy có nguồn gốc bán tổng hợp: đây là các chất ma túy màmột phần nguyên liệu dùng để sản xuất ra chúng được lấy từ tự nhiên Từ nhữngnguyên liệu này, người ta cho phản ứng với các chất hóa học (tiền chất) để tổng hợpra chất ma túy mới Những chất ma túy mới này được gọi là chất ma túy bán tổnghợp, có độc tính cao hơn, có tác dụng tâm lý mạnh mẽ hơn so với chất ma túy banđầu Ví dụ: người ta lấy morphine (là chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên) cho tácdụng với anhydric axêtic (là hóa chất đã được điều chế trong phòng thí nghiệm) đểcó heroine là chất ma túy bán tổng hợp.
+ Các chất ma túy có nguồn gốc tổng hợp toàn phần: đây là các chất ma túymà nguyên liệu dùng để điều chế và các sản phẩm tạo thành đều được tổng hợptrong phòng thí nghiệm Ví dụ: người ta lấy ephedrine là tiền chất được điều chếtrong phòng thí nghiệm, cho tác dụng với một số hóa chất khác, để tổng hợp raamphetamine và methamphetamine, là một trong những chất ma túy có nguồn gốctổng hợp
Để biết một chất nào đó có phải là ma túy không thì chất đó phải đáp ứngđược các đặc điểm là: Được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành; làchất độc gây nghiện; có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp; khi được đưa vào cơ thểcon người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó.Nếu lạm dụng chất ma túy, con người sẽ bị lệ thuộc vào nó, khi đó gây nguy hại chochính người sử dụng và cả cộng đồng
Tuy nhiên, trong thực tiễn, khi cần xác định một chất có phải là ma túy haykhông cần phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chấtma túy, tiền chất và căn cứ vào Danh mục các chất ma túy quy định tại Nghịđịnh73/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ
Một số chất ma túy thường gặp ở Việt Nam hiện nay là: Thuốc phiện,Morphine, Hêrôin, Nhựa cần sa, Côcain,Amphetamine, Methamphetamine,Methadone, Methoqualone, LSD,MDMA (estasy), Thuốc lắc, Lá khát, Nấm ảo giác,Cỏ Mỹ
1.1.2 Khái niệm tội mua bán trái phép chất ma túy
Trang 111.1.2.1 Khái niệm về tội phạm
Khái niệm tội phạm đã được ghi nhận theo quy định tại Điều 8 BLHS nhưsau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hìnhsự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiệnmột cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnhthổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng,an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạmquyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vựckhác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bịxử lý hìnhsự”[40]
Khoản 1 Điều 8 BLHS đã xác định khái niệm tội phạm một cách khoa học,thể hiện tập trung quan điểm của Nhà nước về tội phạm Nó không chỉ là cơ sở khoahọc thống nhất cho việc xác định những loại tội phạm cụ thể trong việc phân loạicác tội phạm của Bộ luật hình sự mà còn là cơ sở cho việc nhận thức và áp dụngđúng những điều luật quy định về từng loại tội phạm cụ thể
Khái niệm tội phạm luôn là vấn đề trung tâm của Luật hình sự, việc đưa rakhái niệm này cho phép phân biệt được hành vi nào là tội phạm và hành vi nàokhông phải là tội phạm để có chế tài xử lý chính xác Các nhà làm luật quốc tế nhấnmạnh tính hình thức của tội phạm Cụ thể họ cho rằng: Tội phạm là hành vi bị luậthình sự cấm, hoặc là: “Vi phạm pháp luật bị Luật hình sự trừng trị” (BLHS Phápnăm 1980), hoặc là: “Hành vi do luật hình sự cấm bằng nguy cơ xử phạt” (BLHSThụy Sỹ năm 1937) Như vậy, yếu tố luật hình sự quy định, luật hình sự cấm, luậthình sự trừng trị là đặc điểm quan trọng của tội phạm
Tội phạm còn được xác định thông qua dấu hiệu về mặt nội dung, đó là: “Tộiphạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội” Tuy nhiên để đánh giá như thế nào là nguyhiểm cho xã hội, là vấn đề cần phải được làm sáng tỏ nếu không dễ bị rơi vào chủquan duy ý chí khi quy định tội phạm Các tiêu chí để xác định tính nguy hiểm choxã hội ở mức độ tội phạm gồm: Tính chất của các quan hệ xã hội bị xâm hại, hậuquả do hành vi phạm tội gây ra, tính chất và mức độ lỗi (các hình thức lỗi, các dạnglỗi, động cơ, mục đích phạm tội), các yếu tố đặc trưng cho hành vi phạm tội như:
Trang 12Thời gian, không gian, địa điểm, hoàn cảnh, công cụ phạm tội, nhân thân ngườiphạm tội.
Tội phạm còn được thể hiện thông qua dấu hiệu năng lực trách nhiệm hìnhsự của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Đây là đặc tính quan trọngkhông thể bỏ qua khi quy định khái niệm tội phạm Năng lực trách nhiệm hình sựthể hiện ở khả năng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức đầy đủvà hiểu được hành vi của mình Điều đó cho thấy, cho dù gây thiệt hại cho quan hệxã hội nào đó nhưng nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm không nhận thức đượchành vi, không điều khiển được hành vi thì hành vi đó không là hành vi tội phạm.Năng lực trách nhiệm hình sự của cá nhân người phạm tội được hình thành đầy đủkhi người đó đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không thuộc trường hợp không cónăng lực trách nhiệm hình sự
Tính có lỗi: Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hànhvi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũngnhư khả năng gây ra hậu quả từ hành vi đó Người thực hiện hành vi gây thiệt hạicho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là sự kết hợp của sự lựa chọn của họ trongkhi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khácphù hợp với đòi hỏi của xãhội
Năng lực trách nhiệm hình sự có mối liên hệ chặt chẽ trực tiếp với lỗi, cónăng lực trách nhiệm hình sự là cơ sở cần và đủ để có lỗi trong việc thực hiện tộiphạm Vì căn cứ để tính có lỗi trong việc thực hiện tội phạm thì chủ thể của hành viđó nhất thiết phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự
Như vậy, căn cứ vào Điều 8 BLHS có thể đưa ra khái niệm tội phạm mộtcách khái quát:Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lựctrách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách có lỗi, đượcquy định trong Bộ luật hình sự và phải bị trừng phạt
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 9 BLHS, tội phạm được phân thành 4 loại:+ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểmcho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy
Trang 13định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến03năm;
+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm choxã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tộiấy là từ trên 03 năm tù đến 07 nămtù;
+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểmcho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy địnhđối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 nămtù;
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguyhiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật nàyquy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tửhình[40]
1.1.2.2.Khái niệm tội mua bán trái phép chất ma túy
Tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 251 BLHS, là mộttrong các tội phạm về ma túy, có đầy đủ các dấu hiệu, đặc điểm của tội phạm nóichung và tội phạm về ma túy nói riêng.Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào địnhnghĩa về tội mua bán trái phép chất ma túy Theo các bài nghiên cứu, ghi nhận tronggiáo trình của các trường đại học chuyên về pháp luật thì các nhà nghiên cứu và cácnhà làm luật đều có chung quan điểm: “Mua bán trái phép chất ma túy là việc mộtngười thực hiện hành vi bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộcvào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy chongười khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác; Mua chất ma túy nhằm bántrái phép cho người khác; Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;Dùng chất ma túy nhằm trao đổi, thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồngốc chất ma túy); Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấychất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác; Tàng trữ chất ma túy nhằm bántrái phép cho người khác; Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho ngườikhác”
Trang 14Tại mục 3.3 phần II Thông tư 17 hướng dẫn về tội Mua bán trái phép chấtma túy như sau:
3.3 Mua bán trái phép chất ma túy là một trong các hành vi sau đây:a) Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồngốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khácđể hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;
b) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;c) Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;d) Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộcvào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);
đ) Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán lấy chất ma túynhằm bán lại trái phép cho người khác;
e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;g) Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác Người tổchức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vimua bán trái phép chất ma túy được hướng dẫn từ điểm a đến điểm g tiểu mục 3.3này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy[5]
Thực tiễn các cơ quan tiến hành tố tụng luôn xác định mục đích cuối cùngcủa tội phạm là gì để định tội danh đối với hành vi phạm tội đó và chỉ ra một tên gọiduy nhất đối với hành vi phạm tội Theo TS Phạm Minh Tuyên có định nghĩa vềTội phạm ma túy như sau: “Các tội phạm ma túy là những hành vi nguy hiểm choxã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự,thực hiện, có lỗi, xâm phạm đến chế độ quản lý, sử dụng các chất ma túy của Nhànước, từ đó gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của công dân, gâymất trật tự an toàn xã hội.”[53; tr.233]
Theo giáo trình luật hình sự Việt Nam (Tập 2) của Trường Đại học luật HàNội thì “Hành vi mua bán trái phép chất ma túy là hành vi trao đổi trái phép chất matúy dưới bất kỳ hình thức nào”[50, tr.204]
Trang 15Theo giáo trình luật hình sự Việt Nam (Tập 2) của Trường Đại học Kiểm sátHà Nội thì “Tội mua bán trái phép chất ma túy là hành vi mua bán chất ma túy tráivới các quy định của pháp luật”[51, tr.448].
Nhìn chung các nhà khoa học, nhà làm luật đều có cùng quan điểm về tộimua bán trái phép chất ma túy là một trong những hành vi bán trái phép; mua, xin,vận chuyển, tàng trữ, sản xuất để bán hoặc dùng hàng hóa để trao đổi lấyma túy haylấy ma túy để thanh toán hàng hóa Nói cách khác, tội mua bán trái phép chất matúy là hành vi mua, bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộcnguồn gốc do đâu mà có) hoặc hành vi trao đổi ma túy như một hàng hóa có giá trị.Bên cạnh đó, các hành vi đồng phạm với hành vi mua, bán trái phép chất ma túycũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy
Từ những phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm tội mua bán trái phépchất ma túy như sau: “Tội mua bán trái phép chất ma túy là hành vi nguy hiểm choxã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hìnhsự thực hiện một cách có lỗi bằng hình thức mua, bán, trao đổi trái phép chất ma túyhoặc tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy nhằm mục đích bán trái phép chấtma túy và phải bị xử lý hình sự”
1.1.3 Các dấu hiệu pháp lý tội của tội mua bán trái phép chất ma túy
Để nhận thức đúng bản chất pháp lý của tội mua bán trái phép chất ma túy,cần đi nghiên cứu các yếu tố cấu thành tội phạmcủa tội mua bán trái phép chất matúy, gồm: Khách thể của tội phạm, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan của tộimua bán trái phép chất ma túy
1.1.3.1.Khách thể của tội mua bán trái phép chất ma túy
Việc nghiên cứu khách thể của tội phạm tội mua bán trái phép chất ma túy cóý nghĩa lý luận quan trọng Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được phápluật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại Khách thể của tội phạm là yếu tố khôngthể tách rời của tội phạm, tội phạm bao giờ cũng xâm hại đến một hoặc một số quanhệ xã hội được Nhà nước xác định bảo vệ bằng luật hình sự [10, tr.156] Tội muabán trái phép chất ma túy có khách thể trực tiếp là chế độ độc quyền và thống nhất
Trang 16quản lý các chất ma túy của Nhà nước Ngoài ra, khách thể của tội phạm này cònxâm hại đến trật tự an toàn xã hội, sức khỏe của con người được pháp luật bảo vệ.Ma túy là loại độc dược gây nghiện nguy hiểm, nên chỉ một số cơ quan Nhà nướcmới được sản xuất ma túy nhằm mục đích phục vụ cho y học và cho nghiên cứukhoa học Sự thống nhất quản lý của Nhà nước về chất ma túy nhằm ngăn chặn tìnhtrạng lạm dụng ma túy, bảo vệ sức khỏe người dân và ngăn ngừa các tội phạm vềma túy Bởi nếu như chất ma túy được con người sử dụng vào các mục đích như:khoa học, công nghiệp hoặc y tế thì nó lại trở thành hữu ích, có lợi cho con người,xã hội Ngược lại, nếu chỉ sử dụng các chất ma túy vào mục đích cá nhân khác như:Để thỏa mãn cơn nghiện, những thú vui sa đọa, tiêu cực thì nó lại trở thành vậtgây nguy hại cho cộng đồng xã hội, bởi khi sử dụng những chất đó cho mục đíchthỏa mãn bản thân, nó khiến cho người sử dụng mất ý thức, có thể dẫn đến việc viphạm pháp luật, tội phạm ma túy cũng là mầm mống gây ra nhiều loại tội phạmkhác, xa hơn là hủy hoại nhiều thế hệ con người, hủy hoại tương lai của đất nước.
Đối tượng tác động của tội mua bán trái phép chất ma túy là các chất ma túy(các chất ma túy thường gặp là thuốc phiện, cần sa, heroine, morphine, phổ biếnhơn tại thời điểm hiện tại là các loại ma túy tổng hợp, ma túy đá, hoặc các loại matúy dưới dạng thuốc tân dược khác) và các nguyên liệu thực vật có chứa chất matuý, các chất ma túy (là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trongcác danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành)
1.1.3.2 Mặt khách quan của tội mua bán trái phép chất matúy
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoàithế giới khách quan, bao gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả tác hại dohành vi đó gây ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệukhác biểuhiện sự thực hiện hành vi phạm tội như: Công cụ, phương tiện, phươngpháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm phạm tội [10, tr.165]
Hành vi trong tội mua bán trái phép chất ma túy là hành vi trao đổi trái phépchất ma túy dưới bất kì hình thức nào như mua để bán lại, bán ma túy cho ngườikhác, vận chuyển ma túy để bán cho người khác, tàng trữ ma túy để bán dần, dùngma túy để đổi lấy hàng hóa hoặc dùng hàng hóa để đổi lấy ma túy, xin chất ma túy
Trang 17rồi mang bán lại cho ngườikhác.Hành vi khách quan của tội Mua bán trái phép chấtma tuý thể hiện ở các dạng sau:
- Bán trái phép chất ma tuý Hành vi này có thể là bán trực tiếp hoặc mua,xin, trộm cắp, cướp giật, chiếm đoạt, nhặt được nhưng đều nhằm mục đích để bán;
- Hành vi mua trái phép chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác làdùng tiền để mua hoặc tài sản để đổi lấy chất ma túy và dùng chất ma túy đó báncho người khác lấy tiền hoặc lấy tài sản
- Hành vi xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác là bằng lời nóihoặc hành động để người khác cho mình chất ma túy, rồi dùng chất ma túy đó đembán cho người khác lấy ít tiền hoặc tài sản Việc xin chất ma túy nhằm bán lại chongười khác trong thực tế rất ít xảy ra, nhưng trong một số trường hợp vẫn có thể xảyra
- Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nhằm bán trái phép cho người kháclà hành vi cất giữ trái phép chất ma túy sau đó đem bán chất ma túy cho người khác.Hành vi tàng trữ chất ma túy hoàn toàn giống với hành vi tàng trữ chất ma túy tráiphép, chỉ khác ở chỗ nếu chỉ tàng trữ mà không đem bán hoặc không chứng minhđược mục đích nhằm bán trái phép chất ma túy đó thì người tàng trữ chỉ phạm tộitàng trữ trái phép chất ma túy
- Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy để bán trái phép cho người kháccũng giống như hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy, chỉ khác hành vi vậnchuyển trái phép chất ma túy ở chỗ người phạm tội không chỉ vận chuyển mà cònbán chất ma túy mà mình vận chuyển cho người khác
- Hành vi trao đổi, thanh toán trái phép chất ma túy là hành vi dùng chất matúy nhằm trao đổi, thanh toán trái phép không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túydo đâu mà có
- Hành vi dùng tài sản trao đổi, thanh toán lấy chất ma túy là hành vi dùng tàisản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại tráiphép cho người khác
Trang 18Hậu quả của tội phạm này gây thiệt hại cho sự quản lý thống nhất của Nhànước về các chất ma túy, gây mất an ninh trật tự cho xã hội, gây thiệt hại đến sứckhỏe của con người.Hậu quả của tội mua bán trái phép chất ma túy không phải làyếu tố bắt buộc để định tội Những thiệt hại do hành vi mua bán trái phép chất matúy gây ra cho xã hội chính là những thiệt hại phi vật chất, đó là chính sách thốngnhất quản lýcủa Nhà nước đối với các chất ma túy.
1.1.3.3 Chủ thể của tội mua bán trái phép chất matúy
Theo quy định của luật hình sự Việt Nam hiện nay thì chủ thể của tội phạmlà con người cụ thểhoặc pháp nhân thương mại đã cố ý hoặc vô ý thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình sự quy định là tội phạm trong tình trạngcó năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổinhất định do luật quy định
Chủ thể của tội mua bán trái phép chất ma túy là người thực hiện hành vimua bán trái phép chất ma túy khi đạt độ tuổi do luật định và có năng lực tráchnhiệm hình sự
Theo quy định tại Điều 12 BLHS thì:1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm,trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy địnhkhác
2 Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tộiphạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong cácĐiều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248,249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luậtnày[41]
Với quy định như trên thì chủ thể của tội mua bán trái phép chất ma túy làngười có độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự Tuynhiên, đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hìnhsự về các hành vi phạm tội tại khoản 2, 3, 4 Điều 251 BLHS Bởi lẽ, theo quy địnhtại Điều 12 BLHS thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệmhình sự về tội phạm rất nghiêm trọng tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tạimột trong các Điều luật đã được liệt kê, trong đó có Điều 251 BLHS Do đó người
Trang 19từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các hành viphạm tội theo các khung tăng nặng tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 251 BLHS2015, vì các trường hợp phạm tội này đều được xác định là tội phạm rất nghiêmtrọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng [58, tr 84].
Về năng lực trách nhiệm hình sự: Theo quy định của BLHS, người có nănglực trách nhiệm hình sự là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không thuộccác trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 21 BLHS:“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần,một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi củamình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự” [41] Như vậy, người có năng lựctrách nhiệm hình sự trong tội mua bán trái phép chất ma túy là người thực hiện hànhvi mua bán trái phép chất ma túy trong khi không mắc bệnh tâm thần, một bệnhkhác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình
1.1.3.4 Mặt chủ quan của tội mua bán trái phép chất ma túy
Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là trạng thái tâmlý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do người đó thực hiệnvà đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi ấy, thể hiện ở dấu hiệu lỗi,động cơ phạm tội và mục đích phạm tội Trong mặt chủ quan của tội phạm mua bántrái phép chất ma túy, lỗi là yếu tố quan trọng trong việc xác định tội phạm và tráchnhiệm hìnhsự
Lỗi của người phạm tội: Các hành vi phạm tội trong tội mua bán trái phépchất ma túy được thể hiện do lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vicủa mìnhlà nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm, tuy thấy trước được tác hại củahành vi mua bán trái phép chất ma túy gây ra cho xã hội, có đủ điều kiện chủ quanvà khách quan để lựa chọn xử sự khác, phù hợp với đòi hỏi của xã hội nhưng họ vẫnthực hiện và mong muốn hậu quả đó xảy Đối với tội mua bán trái phép chất ma túynày, không có trường hợp nào phạm tội do lỗi cố ý giántiếp
Trong dấu hiệu về mặt chủ quan của tội mua bán trái phép chất ma túy, mụcđích phạm tội tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc, nhưng lại là dấu hiệu quyết địnhđến việc định tội danh Yếu tố mục đích rất quan trọng, cụ thể, để áp dụng tộimua
Trang 20bán trái phép chất ma túy đối với người phạm tội, CQĐT, VKS, TANDcần chứngminh được mục đích của việc mua, tàng trữ, vận chuyển chất ma túynhằm mụcđích bán chất ma túy.
1.2 Hình phạt của tội mua bán trái phép chất ma túy
Theo quy định tại Điều 30 BLHS:“Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêmkhắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạmtội ”[40] Đối với tội mua bán trái phép chất ma túy, BLHS quy định hai loại hìnhphạt, đó là hình phạt chính và hình phạt bổ sung
1.2.1 Hình phạt chính
Hình phạt chính của tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 251 BLHSquy định 4 khung hình phạt, bao gồm một khung cơ bản và ba khung tăng nặng, cụthể như sau:
- Khung cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 251 BLHS, theo đó, người nàomua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm Ở khung này,một người chỉ cần có hành vi mua bán trái phép chất ma túy là bị truy cứu tráchnhiệm hình sự và bị áp dụng hình phạt từ 02 năm đến 07 năm, không phụ thuộc vàosố lượng ma túy nhiều hay ít
- Khung tăng nặng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều 251 BLHS: Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: Có tổchức; phạm tội 02 lần trở lên; đối với 02 người trở lên; lợi dụng chức vụ, quyềnhạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; sử dụng người dưới 16 tuổi vào việcphạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi; qua biên giới; nhựa thuốc phiện,nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;Heroine,Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ05 gam đến dưới 30 gam; lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân,cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy doChính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam; quả thuốcphiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam; quả thuốc phiện tươicó khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam; các chất ma túy khác ở thể rắn
Trang 21có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam; các chất ma túy khác ở thể lỏng có thểtích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít; có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khốilượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chấtma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm h đến điểm o khoản 2 Điều 251BLHS;tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, ở khung tăng nặng này, ngoài việc quy định mức tối thiểu và mứctối đa của khối lượng, thể tích chất ma túy, còn quy định một số trường hợp phạmtội khác như: Có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; đối với 02 người trở lên; lợi dụngchức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; sử dụng người dưới 16tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi; qua biên giới; táiphạm nguy hiểm
- Khung tăng nặng thứ hai quy định tại khoản 3 Điều 251 BLHS: Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: Nhựathuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05kilôgam; Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam; Lá cây côca; lá khát (lá cây Cathaedulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác cóchứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75kilôgam;quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam; các chấtma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam; các chất ma túykhác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít; có 02 chất ma túy trởlên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượnghoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm gkhoản 3 Điều 251 BLHS
Như vậy, ở khung tăng nặng này, BLHS chỉ quy định mức tối thiểu và mứctối đa của khối lượng, thể tích chất ma túy mà người phạm tội mua bán
- Khung tăng nặng thứ ba quy định tại khoản 4 Điều 251 BLHS: Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặctử hình: Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở
Trang 22lên; Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 cókhối lượng 100 gam trở lên;lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân,cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy doChính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên; Quả thuốc phiện khô có khốilượng 600 kilôgam trở lên; Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên; các chất ma túy khácở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên; có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khốilượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chấtma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều 251BLHS.
Như vậy, ở khung tăng nặng này, BLHS chỉ quy định mức tối thiểu và mứctối đa của khối lượng, thể tích chất ma túy mà người phạm tội Mua bán trái phépchất ma túy
1.2.2 Hình phạt bổ sung
Hình phạt bổ sung là một dạng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhànước, làm tăng thêm tính nghiêm khắc của hình phạt và hỗ trợ cho hình phạt chính.Ngoài các hình phạt chính nêu trên, tại khoản 5 Điều 251 BLHS còn quy định vềhình phạt bổ sung áp dụng đối với người phạm tội, theo đó, người phạm tội muabán trái phép chất ma túy còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung phạt tiền từ5.000.000đ đến 500.000.000đ; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tàisản
Như vậy, hình phạt bổ sung là không bắt buộc phải được áp dụng mà tùytừng trường hợp cụ thể, Tòa án cân nhắc, xem xét có thể áp dụng đối với ngườiphạm tội hay không áp dụng Những tình tiết Tòa án có thể cân nhắc, xem xét nhưnhân thân người phạm tội, hoàn cảnh kinh tế, số lần tái phạm hoặc tái phạm nguyhiểm, kết quả thu lợi bất chính của người phạm tội
1.3 Lịch sử quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy trong LuậtHình sự Việt Nam
Trang 231.3.1 Thời kỳ từ năm 1945 đến Bộ luật hình sự năm 1985
Dưới thời pháp thuộc, thực dân Pháp sử dụng rượu cồn và thuốc phiện là mộttrong những vũ khí để thực hiện chính sách ngu dân và vơ vét của cải Vì vậy, việctrồng, buôn bán và sử dụng thuốc phiện phát triển rất nhanh và rộng Tội phạm matúy từ khi xuất hiện đã gây tác hại nhiều mặt cho đời sống xã hội Do vậy ngay từkhi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (ngày 02/9/1945), Nhà nước tađã chú trọng đến việc cấm các tội phạm về ma túy, chủ yếu là tội mua bán trái phépchất ma túy
Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số 47/SL tạm thờigiữ lại một số luật cũ quy định về các tội phạm ma túy không trái với nội dungchính thế Cộng hòa Do điều kiện lịch sử khi đó cả dân tộc đang dồn sức chống lạithực dân Pháp xâm lược nên việc xóa bỏ cây thuốc phiện và quản lý cây thuốcphiện vẫn chưa được thực hiện triệt để, đầy đủ Đến ngày 05/3/1952
Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 150/TTg quy định việc xử lýđối với những hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện Tiếp theo đó, Thủ tướngChính phủ ban hành Nghị định số 255/TTg ngày 22/12/1952 quy định những ngườicó hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện bị xử lý Tuy nhiên, Nghị định số150/TTg và Nghị định số 225/TTg chỉ đề cập đến hành vi tàng trữ và vận chuyểntrái phép mà không đề cập đến xử lý hành vi sản xuất hoặc buôn bán trái phép chấtma túy Ngày 15/9/1955 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 580/TTg bổsung Nghị định số 150/TTg, quy định những trường hợp có thể bị đưa ra Tòa án xétxử về hình sự Cùng với nghị định này, theo thẩm quyền Bộ Tư pháp đã ban hànhThông tư số 635/VHH-HS ngày 29/3/1958 và Thông tư số 33/VHH-HS ngày5/7/1958 để thống nhất đường lối xét xử đối với những vụ án buôn lậu thuốc phiện
Ngày 2/7/1976, sau ngày đất nước thống nhất, Quốc hội ban hành nghị quyếtvề thống nhất pháp luật và xây dựng pháp luật mới, Đảng và Nhà nước ta đã kiênquyết áp dụng nhiều biện pháp để bài trừ tệ nạn nghiện ma túy, do đó chỉ trongvòng 7 năm (đến 1982) con số người nghiện giảm xuống chỉ con 40.000 người [15,tr.51] Ngày 25/3/1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 76/CP vềchống buôn lậu thuốc phiện Ngày 15/9/1955, Thủ tướng chính phủ ban hành Nghị
Trang 24định số 580/TTg sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/TTg quy định những trườnghợp có thể bị đưa ra Tòa án xét xử với mức phạt 3 tháng đến 5 năm tù, bị tịch thutang vật và bị phạt tiền từ một đến năm lần giá trị thuốc phiện buôn lậu Thông tư635/VHH-HS và Thông tư 33/VHH- HS của Bộ Tư pháp hướng dẫn: “Trường hợpbuôn lậu thuốc phiện gây tác hại lớn làm cản trở việc thực hiện chính sách và kếhoạch Nhà nước thì có thể áp dụng Sắc lệnh số 267/SL ngày 15/6/1976 để xử phạttrên 5 năm tù Đối với bọn cầm đầu những tổ chức buôn lậu ma túy thì có thể bịphạt từ 5 năm đến 10 năm tù Bọn tay chân chuyên nghiệp phạt từ 03 đến 5 năm tù.Bọn cơ hội phạm tội đã giáo dục nhiều lần mà còn vi phạm phạt từ 1 đến 3 năm tù,trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì vẫn có thể bị phạt 1 năm tù hoặc chohưởng ántreo”.
Đến năm 1982, Hội đồng Nhà nước ban hành pháp lệnh trừng trị các tội đầucơ, buôn bán, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trong đó có ma túy được coi làđối tượng của buôn lậu và mức hình phạt có thể lên tới tử hình Khi đó, do nhậnthấy tình hình tội phạm về ma túy có xu hướng diễn biến phức tạp, nên Đảng, Nhànước ta đã có thái độ kiên quyết hơn trong đấu tranh phòng chống ma túy, trước hếtthể hiện trong BLHS năm 1985
Vào những năm 1980, tình hình sản xuất, lưu thông và sử dụng ma túy cóchiều hướng gia tăng, đặc biệt là buôn bán ma túy Trước tình hình này, BLHS đầutiên được Nhà nước ta thông qua ngày 27/6/1985 đã quy định trách nhiệm hình sựđối với các hành vi phạm tội liên quan đến ma túy tại hai điều: Điều 166: “Tội buônbán hàng cấm”; và Điều 203: “Tội tổ chức dùng chất ma túy” Theo BLHS 1985,chỉ có Điều 203 quy định riêng về “Tổ chức dùng chất ma túy”, còn các hành vi sảnxuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy chưa được quy định thànhtội riêng mà những hành vi mua bán, vận chuyển ma túy qua biên giới thì bị truycứu theo Điều 97: “Tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ quabiên giới” và những hành vi mua bán, vận chuyển trong nội địa thì bị truy tố theoĐiều 166: “Tội buôn bán hoặc tàng trữ hàngcấm”
BLHS năm 1985 đã góp phần không nhỏ vào công cuộc đấu tranh phòng,chống các tội phạm về ma túy Tuy nhiên, do việc quy định chưa cụ thể, rõ ràng các
Trang 25tội phạm về ma túy nên làm giảm hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạmnày Do đó, ngày 28/12/1989 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namthông qua luật sửa đổi bổ sung một số điều BLHS, trong đó tách tội phạm ma túythành một điều riêng nằm ở Mục B thuộc chương “Các tội phạm xâm phạm an ninhquốc gia” Trong giai đoạn này, tội phạm về ma túy được quy định thành hai tội là:“Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy” (Điều 96aBLHS) với ba khung hìnhphạtrất nghiêm khắc, với mức hình phạt cao nhất lên đếntử hình đối với các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; “Tội tổ chức dùng chất matúy” (Điều 203), với mức hình phạt cao nhất là mười năm tù Ngày 10/5/1997 tại kìhọp thứ 11, Khóa IX, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điềuBLHS 1985, theo đó, các tội phạm về ma túy được quy định thành một chươngriêng là chương VII: “Các tội phạm về ma túy”, gồm 14 điều từ Điều 185a đến Điều185o quy định 13 tội danh Trong đó “Tội mua bán trái phép chất ma túy” quy địnhtại Điều 185đ Lần này không chỉ tách các hành vi phạm tội thành các tội độc lậpmà chất ma túy được đề cập đến trong điều luật không chỉ đơn thuần là thuốc phiệnmà còn phong phú hơn đó là: Cây coca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứachất ma túy, đã phần nào đáp ứng được yêu cầu thực tiễn giai đoạn này Mặt khác,trong lần sửa đổi này đã định lượng các chất ma túy làm căn cứ để truy cứu tráchnhiệm hình sự với những mức phạt nghiêm khắc, cụ thể khối lượng các chất ma túyvới bốn khung hình phạt (Điều 96a chỉ có 3 khung hình phạt) và bổ sung thêm cáctình tiết định khung mới như “Phạm tội nhiều lần”, bỏ hình phạt bổ sung là quảnchế hoặc cấm cư trú đối với người phạm các tội này Ngoài ra, để áp dụng thốngnhất các quy định của BLHS năm 1985 về các tội phạm về ma túy trong thời gian từnăm 1990 đến năm 1998 đã có 09 Thông tư liên ngành, Thông tư liên tịch như:Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT/BNV-VKSNDTC-TANDTC ngày 02/01/1998hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaBLHS năm 1985 và Thông tư liên tịch số 02/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCAngày 05/08/1998 hướng dẫn cụ thể về các hành vi liên quan đến tội phạm này Nhưvậy, có thể thấy qua nhiều lần sửa đổi bổ sung, thì BLHS năm 1985 đã hoàn thiệnhơn trong kĩ năng lập pháp hình sự, quy định tội phạm về ma túy thành một chương
Trang 26riêng, thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta là xử lý nghiêm khắc tội phạmma túy.
1.3.2 Thời kỳ ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến trước khi banhành Bộ luật hình sự năm 2015
Ngày 21/12/1999 Quốc hội nước ta đã thông qua BLHS năm 1999, theo đó,tội phạm mua bán trái phép chất ma túyđược quy định tại Điều 194 với tên gọi là“Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt trái phép chất ma túy” BLHSnăm 1999 đã gộp 4 hành viđộc lập được quy định tại 4 điều luật khác nhau trongBLHS năm 1985 thành một tội danh chung Bốn hành vi độc lập đó là: Hành vi tàngtrữ trái phép chất ma túy (Điều 185 c); hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy(Điều 185 d); hành vi mua bán trái phép chất ma túy (Điều 185 đ) và hành vi chiếmđoạt chất ma túy (Điều 185 e) Tại kì họp thứ 8, Quốc hội khóa X đã thông qua Luậtphòng, chống ma túy, có hiệu lực ngày 01/06/2001 Đây là đạo luật đầu tiên vềphòng chống ma túy, làm cơ sở pháp lý để đấu tranh với tệ nạn ma túy Ngày24/12/2007 Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quyđịnh hướng dẫn cụ thể việc áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tộiphạm về ma túy” của BLHS năm 1999, và ngày 14/11/2015 Thông tư liên tịch số08/2015/TTLT- BCA-VKSNDTC-TANDTC sửa đổi bổsungmột số điểm củaThông tư 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định hướng dẫn cụ thểviệc áp dụng Điều 194 nói riêng và Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” nóichung của BLHS năm 1999 Đây là văn bản hướng dẫn cụ thể một cách chi tiết vàtoàn diện các quy định về tội phạm ma túy góp phần tháo gỡ nhiều vướng mắc trongquá trình giải quyết vụ án ma túy
1.3.3 Thời kỳ ban hành Bộ luật hình sự năm 2015 đến nay
Ngày 27/11/2015, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII biểu quyết thôngqua BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) BLHS năm 2015 có ý nghĩa rấtquan trọng bởi đã khắc phục được những hạn chế, bất cập trong thực tiễn góp phầnnâng cao hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, và các tộiphạm về ma túy nói riêng Ngoài ra, BLHS năm 2015 còn thể hiện tinh thần hộinhậpquốc tế sâu, rộng, qua việc đưa nhiều Công ước quốc tế vào các chương quy
Trang 27định trong bộ luật, trong đó có chương “Tội phạm về ma túy”, thể hiện nhiều nộidung của Công ước Quốc tế về phòng chống ma túy Tội mua bán trái phép chất matúy được quy định tại Điều 260 BLHS với 05 khoản, trong đó, khoản 1 quy định cấuthành cơ bản, các khoản 02, 03, 04 quy định cấu thành tăng nặng, khoản 05 quyđịnh về hình phạt bổ sung có thể áp dụng Một lần nữa có thể khẳng định BLHS2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ 01/01/2018 đã tạo cơ sở pháp lýcho các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan bảo vệ pháp luật trấn áp tội phạm đồngthời tạo cơ sở pháp lý để người dân tự bảo vệmìnhvà góp phần quan trọng vào côngtác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, và các tội phạm về ma túy nói riêngtrong giai đoạn mới.
Những điểm mới của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999 đối với cáctội phạm về ma túy có thể kể đến như:
- Thứ nhất: BLHS năm 2015 đã tách tội ghép quy định tại Điều 194 BLHS1999 về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túythành 4 tội riêng biệt đó là: Tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” được quy định tạiĐiều 249; tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 250; tội“Mua bán trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 251; tội “Chiếm đoạt chấtma túy” được quy định tại Điều 252 Thực tế, quá trình điều tra, xét xử cho thấyviệc gộp chung các tội danh trong cùng một điều luật gặp không ít khó khăn cho cáccơ quan tiến hành tố tụng, trong việc xác định tội danh và áp dụng hình phạt đối vớingười phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chấtmatúy
- Thứ hai: Về định lượng các chất ma túy, BLHS năm 2015 đã quy định cụthể, rõ ràng mức tối thiểu đến mức tối đa định lượng các chất ma túy để truy cứutrách nhiệm hình sự trong từng điềuluật
- Thứ ba: BLHS năm 2015 quy định thêm một số chất ma túy nằm trongdanh mục các chất ma túy đã được Chính phủ quy định vào Điều luật cụ thể nhưchất ma túy Methamphetamine, Amphetamine, MDMA,XLR-11
- Thứ tư: BLHS năm 2015 đã có sự thay đổi về đơn vị tính, từ “trọng lượng”thành “khối lượng” trong các điều luật, để đảm bảo tính chính xác của đơn vị tính
Trang 28- Thứ năm: Bổ sung hành vi “c) Đối với 02 người trở lên;” là tình tiết địnhkhung tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 251 BLHS năm 2015.
Ngoài ra, BLHS năm 2015 còn quy định mức phạt tiền cao đến 500.000.000đồng khi áp dụng hình phạt bổ sung
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật, các công trình khoa học về matúy và Điều 251 BLHS, học viên đưa ra quan điểm của mình về khái niệm“ma túy”,“tội phạm về ma túy” và “tội mua bán trái phép chất ma túy”, phân tích các dấu hiệupháp lý của tội mua bán trái phép chất ma túy Đồng thời, học viên đã khái quát lịchsử lập pháp đối với tội mua bán trái phép chất ma túy để từ đó có một cách nhìntoàn diện về chính sách hình sự của nước ta về loại tội này Việc nghiên cứu làm rõnhững vấn đề lý luận cơ bản của tội mua bán trái phép chất ma túy là cơ sở, là tiềnđề để chúng ta tiến đến nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành là BLHS về tộimua bán trái phép chất ma túy (Điều 251) và phân tích, đánh giá thực tiễn xét xửloại tội này trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong giai đoạn từ năm 2017 - 2021
Trang 29Chương 2THỰC TIẾN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI MUA BÁN
TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TẠI TỈNH HÀ NAM2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến thực tiễn áp dụng pháp luậthình sựđối với tội mua bán trái phép chất ma túy tại tỉnh Hà Nam
2.1.1 Yếu tố về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng Thủđô, có vị trí địa lý: Phía bắc giáp Thủ đô Hà Nội, phía đông giáp tỉnh Hưng Yên vàtỉnh Thái Bình, phía nam giáp tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình, phía tây giáp tỉnhHòa Bình, với diện tích tự nhiên 861,9 km2; dân số theo thống kê đến tháng 12 năm2020 là 973.927 người; là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 51 về số dân, xếpthứ 44 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 23 về GRDP bình quân đầungười, đứng thứ sáu về tốc độ tăng trưởng GRDP GRDP đạt 44.613 tỉ đồng (tươngứng với 1,9376 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 55,2 triệu đồng (tương ứngvới 2.397 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,02%.Đơn vị hành chính trực thuộctỉnh gồm có 6 huyện, thị, thành phố Hà Nam nằm trên trục đường quốc lộ 1 A nốiliền thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía nam đất nước, điểm trung chuyển của các tỉnhThái Bình, Hải Phòng với các tỉnh phía nam
Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, dịch vụ chiếm 71,6%, nông nghiệp chiếm28,4% Trong những năm gần đây, tỉnh Hà Nam đã thu hút đầu tư, xây dựng thànhcông nhiều khu công nghiệp với hàng trăm nghìn người lao động, như: Khu côngnghiệp Đồng Văn I và khu công nghiệp Đồng Văn 2, khu công nghiệp Châu Sơn,khu công nghiệp Hòa Mạc huyện Duy Tiên, khu công nghiệp Thái Hà - huyện LýNhân, khu công nghiệp Liêm Cần huyện Thanh Liêm, khu công nghiệp LiêmPhong, khu công nghiệp ITAHAN Ngoài ra tỉnh cũng xây dựng được nhiều cụmcông nghiệp và đã cho các doanh nghiệp và tư nhân thuê, tạo việc làm cho nhiềunhân lực địa phương.Với đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hộinhư trên và sự phát triểncông nghiệp dồn dập đã góp phần phát triển kinh tế mạnh mẽ của tỉnh nhưng cũng ítnhiều mang lại các hậu quả về môi trường, về an ninh trật tự, trong đó có phát sinhnhiều loại tội phạm về ma túy, mua bán trái phép chất ma túy, làm tăng thêm gáng