Ở các nước tư bản phát triển, mô hìnhkinh tế thị trường đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi thăng trầm, tiến hóa theo thờigian cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và các quan
Trang 1“Một số mô hình kinh tế thị trường và bài học đối với nước ta hiện nay”.
MỞ ĐẦU
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế phổ biến của thế giới đương đại Đây làthành tựu chung của văn minh nhân loại chứ không phải là sản phẩm mang tính đặcthù của chủ nghĩa tư bản Tuy nhiên, việc áp dụng và thực hiện mô hình kinh tế thịtrường trên thế giới rất phong phú, đa dạng Ở các nước tư bản phát triển, mô hìnhkinh tế thị trường đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi thăng trầm, tiến hóa theo thờigian cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và các quan hệ kinh tế, dưới tácđộng của cách mạng khoa học - kỹ thuật, ngày nay là cách mạng khoa học - côngnghệ Các mô hình kinh tế thị trường của các nước này có những sự biến đổi, thíchnghi để tồn tại và phát triển
Dưới tác động của tiến bộ khoa học, kỹ thuật, của lực lượng sản xuất; sản xuất,lưu thông trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển và kéo theo sau đó là sự xuất hiệnngày càng đa dạng các loại thị trường; cơ chế thị trường hoạt động ngày càng linhhoạt, rộng khắp Đến nay, dù kinh tế thị trường đang thịnh hành nhưng có nhữngkhuyết tật bản chất của nó Hầu hết các nước đều theo mô hình này nhưng có số ít cácnước thành công ở mức độ tương đối của nó
Đối với nước ta, trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa
xã hội đã xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tất cả đangtrong quá trình bắt đầu với những bước đi đầu tiên Nước ta phải tiếp tục học tập, cảithiện, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nhằm nắm
sâu sắc hơn mô hình kinh tế này, bản thân chọn; “Một số mô hình kinh tế thị trường
và bài học đối với nước ta hiện nay” làm đề tài tiểu luận.
I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1 Khái niệm kinh tế thị trường
Kinh tế hàng hoá là một hình thái tổ chức kinh tế mà ở đó, các sản phẩm đượcsản xuất ra nhằm mục đích để trao đổi hay để bán Kinh tế thị trường là trình độ phát
Trang 2triển cao của kinh tế hàng hoá, trong đó toàn bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sảnxuất đều được mua bán thông qua thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanhnghiệp đều biểu hiện thông qua quan hệ mua bán hàng hoá và dịch vụ trên thị trường.Mục đích của các thành viên khi tham gia vào thị trường là tìm kiếm lợi ích cho mìnhtheo sự điều tiết của giá cả trên thị trường
Xét về mặt lịch sử, kinh tế hàng hoá có trước kinh tế thị trường Chỉ khi nàokinh tế hàng hoá tăng trưởng nhanh, thị trường được mở rộng, phong phú, đồng bộ,các quan hệ thị trường tương đối hoàn thiện mới có kinh tế thị trường Như vậy, kinh
tế thị trường không phải là một giai đoạn khác biệt, độc lập, đứng ngoài kinh tế hànghoá mà là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá
Trong những năm gần đây, dựa theo những nét khác biệt và tương đồng, người
ta đã chia các mô hình kinh tế thị trường đang vận hành ở các nước tư bản phát triểntrên thế giới thành 3 nhóm tiêu biểu: Mô hình thể chế kinh tế thị trường tự do (tiêubiểu là nền kinh tế thị trường của Mỹ, Anh, Ốx-trây-li-a, ) Mô hình thể chế kinh tếthị trường xã hội (tiêu biểu là Đức, Thụy Điển và các nước Bắc Âu khác) Thể chếkinh tế của mô hình nhà nước phát triển (tiêu biểu là nền kinh tế Pháp, Nhật Bản)
Cũng có cách khái quát khát cho rằng; lịch sử phát triển kinh tế thị trường nhânloại, tới hôm nay, ở góc độ tổng quát có thể phân thành hai mô hình: mô hình kinh tếthị trường ”cổ điển“ và mô hình kinh tế thị trường “hiện đại”
Đặc trưng cơ bản của mô hình kinh tế thị trường “cổ điển“ là duy trì, vàkhuyến khích rộng rãi tự do cạnh, tự do trao đổi, tự do tiến hành các hoạt động sảnxuất kinh doanh trên cơ sở tín hiệu và sự điều tiết của thị trường Do vậy, hoạt độngcủa mọi chủ thể kinh tế, sự vận động của giá cả đều chịu tác động trực tiếp của hệthống quy luật kinh tế thị trường, mà A.Smit gọi là “Bàn tay vô hình“ Trong giaiđoạn vận động, phát triển của kinh tế thị trường “cổ điển“, Nhà nước can thiệp rấthạn chế và mang tính gián tiếp vào các hoạt động kinh tế Tiêu biểu của mô hình này
là nền kinh tế Tây Âu từ thế kỷ XVI đến gần cuối thế kỷ XIX
Trang 3Ưu điểm nổi bật của mô hình kinh tế thị trường “cổ điển“ là nền kinh tế pháttriển năng động, linh hoạt Nhưng sự tồn tại và vận động của nền kinh tế theo môhình này đến một giai đoạn nhất định, khi trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuấtcao, thì những khuyết tật của thị trường bộc lộ một cách mạnh mẽ, mâu thuẫn nội tạitrong phát triển ngày càng gay gắt, khủng hoảng kinh tế bột phát với sức tàn phá nặng
nề
Khuyết tật và mâu thuẫn trong phát triển kinh tế thị trường “cổ điển“ đã đặt rayêu cầu khách quan về sự can thiệp, điều tiết sâu, rộng hơn của Nhà nước vào nềnkinh tế Và mô hình kinh tế mới xuất hiện – mô hình kinh tế thị trường hiện đại, haycòn gọi là nền kinh tế “hỗn hợp“ Đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường hiện đại là
có “hai người“ tham gia điều tiết nền kinh tế, đó là thị trường điều tiết ở tầm vi mô,Nhà nước điều tiết ở tầm vĩ mô; có “hai người” thực hiện các hoạt động đầu tư là Nhànước và tư nhân Khó khăn lớn nhất trong kinh tế thị trường hiện đại là xác định giớihạn sự can thiệp, điều tiết giữa thị trường và Nhà nước với tính khoa học, khả thitrong những công cụ mà Nhà nước sử dụng để điều tiết kinh tế Vì giới hạn sự canthiệp và điều tiết của Nhà nước cũng như của thị trường ở những giai đoạn phát triểnkhác nhau của nền kinh tế không phải là bất biến Trong khi đó, nếu Nhà nước canthiệp quá sâu, chính sách của Nhà nước không khoa học và thiếu khả thi thì sẽ làmtriệt tiêu những ưu thế, những động lực của thị trường Ngược lại, nếu Nhà nước canthiệp không đủ liều lượng thì sẽ tạo điều kiện cho những khuyết tật của thị trườngphát sinh tác động tiêu cực mạnh mẽ Tương tự, trong lĩnh vực đầu tư, nếu kinh tếNhà nước và phạm vi độc quyền của kinh tế Nhà nước quá rộng, sẽ hạn chế tính năngđộng, sáng tạo và khả năng thu hút nguồn lực của kinh tế tư nhân Ngược lại, nếutiềm lực kinh tế của Nhà nước quá yếu, cũng sẽ hạn chế hiệu quả can thiệp, điều tiếtcủa Nhà nước khi cần thiết và sự thiếu hụt hàng hóa công cộng sẽ trầm trọng
1.2 Đặc trưng của kinh tế thị trường
Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều mô hình kinh tế thị trường, vớinhiều đặc điểm khác nhau, nhưng tất cả đều mang những đặc trưng chung của kinh tếthị trường:
Trang 4Tính tự chủ của các chủ thể kinh tế rất cao; Các chủ thể kinh tế trong nền kinh
tế thị trường bao gồm các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, các cá nhân và cả nhànước Họ chính là người đề ra các quyết sách kinh tế, các kinh doanh kinh doanh, họphải tự chịu trách nhiệm về tính khả thi của các quyết sách, quyết định được banhành, cũng như phải gánh chịu rủi ro nếu có Chỉ có nền kinh tế hàng hoá dùa trên sựtách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất mới có được đặc trưng này Nó hoàntoàn không thể có trong nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung bao cấp
Dung lượng, chủng loại hàng hoá trong nền kinh tế thị trường rất phong phú,
đa dạng, do vậy mọi nhu cầu tiêu dùng của con người dễ dàng được thoả mãn Đặctrưng này cũng không thể có được trong một nền kinh tế hàng hoá kém phát triển.Chỉ có trong nền kinh tế thị trường, với trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất,của phân công và chuyên môn hoá lao động, mới có được đặc trưng này
Giá cả được xác định ngay trên thị trường Theo lý luận giá trị của Mác, giá cả
là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá Mà giá hàng hoá lại là sự kết tinh củahao phí lao động xã hội cần thiết Song trên thực tế, giá cả không chỉ được quyết địnhbởi giá trị hàng hoá, còn chịu ảnh hưởng khá lớn của quan hệ cung cầu Sự biến độngcủa quan hệ cung cầu kéo theo sự biến động của giá cả và ngược lại Như vậy, trongnền kinh tế thị trường, giá cả là phạm trù kinh tế trung tâm, vừa là chiếc “phong vũbiểu” phản ánh tình trạng của thị trường, lại vừa là công cụ thông qua cung cầu đểđiều tiết hoạt động của các chủ thể kinh tế
Cạnh tranh là một tất yếu của kinh tế thị trường Mọi động lực của cạnh tranhsuy đến cùng đều xuất phát từ lợi ích kinh tế Trong cuộc cạnh tranh đó, tất yếu cóngười được người thua Tuy nhiên, cần phân biệt cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranhkhông lành mạnh
Cạnh tranh lành mạnh là tình trạng cạnh tranh diễn ra trong khuôn khổ củapháp luật và bằng những biện pháp kinh tế – kỹ thuật, qua đó nâng cao năng suất laođộng, số lượng và chất lượng hàng hoá, dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quảtrong kinh doanh Cạnh tranh lành mạnh là động lực phát triển của nền kinh tế thịtrường Cạnh tranh không lành mạnh là những quan hệ cạnh tranh được tiến hànhbằng những hình thức, biện pháp phi kinh tế, vi phạm pháp luật, thu lời bất chính
Trang 5Quan hệ cạnh tranh kiểu này gây thiệt hại cho người tiêu dùng, đồng thời cũng gâythiệt hại cho xã hội nói chung, nên cần nghiêm trị bằng pháp luật.
Kinh tế thị trường là hệ thống kinh tế mở Bởi kinh tế thị trường lấy trao đổilàm mục đích của sản xuất kinh doanh, mà đã trao đổi thì phải “mở cửa”, hướng rabên ngoài) Trên thực tế, không thể tồn tại một nền kinh tế thị trường theo kiểu “đóngkín”, không có giao lưu kinh tế với bên ngoài Thực tiễn phát triển kinh tế thị trường
ở các nước trên thế giới đều chứng minh điều đó
1.3 Tác động của kinh tế thị trường.
a, Tác động tích cực của kinh tế thi trường
Các công trình nghiên cứu, dù tiếp cận dưới các góc độ khác nhau, đều thốngnhất về vài trò tích cực của kinh tế thị trường đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Vàitrò tích cực này được biểu hiện như sau :
- Kinh tế thị trường kích thích sự năng động sáng tạo của các chủ thể kinh tế,nhờ đó sẽ huy động và khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng của nền kinh tế
- Kinh tế thị trường thúc đẩy việc ứng dụng những thành tựu khoa học -côngnghệ mới vào sản xuất kinh doanh nhằm phát triển nền kinh tế cả bề rộng và chiềusâu
- Kinh tế thị trường tạo nên sự mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn và có khả năngthích nghi cao hơn trước những thay đổi của điều kiện kinh tế Do đó nó giải quyếtkịp thời và có hiệu quả những vấn đề cơ bản của nền kinh tế : cái gì ? như thế nào ?
và cho ai ?
- Kinh tế thị trường góp phần thoả mãn nhu cầu về nhiều mặt, nhiều vẻ khácnhau cho tiêu dùng và cho sản xuất
b, Tác động tíêu cực của kinh tế thi trường
Bên cạnh những tác động tích cực như đã nêu ở trên, kinh tế thị trường chứađựng trong lòng nó những khuyết tật
- Sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường, trước hết là quy luật giá trị đãdẫn đến sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội và xu hướng này ngày càng tăng lên nếukhông có biện pháp điều tiết của nhà nước
Trang 6- Vì mục tiêu lợi nhuận, các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau giành ưu thếtrong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá bằng mọi thủ đoạn Tình trạng cá lớn nuốt cá bé,chà đạp lên cả đạo lý, luật pháp các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, bòn rút
và làm cạn kiệt các nguồn lực phát triển của đất nước, làm suy thoái môi trường
- Cơ chế thị trường cũng làm xuất hiện những hiệu ứng ngoài thị trường nhưcác chủ thể sản xuất kinh doanh không muốn đầu tư vào những ngành rất cần cho xãhội như cơ sở hạ tầng, an ninh-quốc phòng, cứu hộ, cứu nạn… hoặc lợi ích của chủthể này làm tổn hại không thể bù đắp đối với chủ thể khác: ô nhiễm môi sinh, cạn kiệttài nguyên, đe doạ công ăn việc làm, thu nhập của các chủ thể khác…
- Với mục tiêu kinh tế là trên hết và xem nhẹ mục tiêu xã hội, văn hoá, y tế…nên sự tác động của kinh tế thị trường đã dẫn đến tình trạng phát triển không đều giữacác ngành, các vùng, các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, đất nước rơi vào tìnhtrạng: cơ cấu kinh tế-xã hội, lệ thuộc, không tạo ra được những tiền đề và điều kiệncho đất nước phát triển toàn diện
- Kinh tế thị trường còn là miếng đất làm phục hồi và phát triển các tệ nạn xãhội xuất hiện từ các giai đoạn trước đó như : đầu cơ tích trữ, cho vày nặng lãi, thamnhũng, hối lộ, trốn thuế, buôn lậu, gian lận thương mại…
- Sự điều tiết của kinh tế thị trường trong nhiều trường hợp có thể làm tăng tìnhtrạng thất nghiệp, ô nhiễm môi trường sống, lạm phát và khủng hoảng kinh tế
II MỘT SỐ MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
2.1 Mô hình kinh tế thị trường Thụy Điển
Mô hình kinh tế thị trường “Xã hội phúc lợi“ ở Thụy Điển từ những năm 30của thế kỷ XX Mô hình này được xây dựng dựa trên lý thuyết “Ngôi nhà chung chomọi người“ của phái Xã hội-Dân chủ, mà đại diện là cựu Thủ tướng Thụy ĐiểnP.A.Hanson; xuất phát từ mục tiêu của “Chủ nghĩa xã hội chức năng“, với khẩu hiệu:
”bình đẳng, đảm bảo xã hội, hợp tác và sẵn sàng giúp đỡ“ Trong mô hình này, sựphát triển được thực hiện kết hợp hài hòa giữa mở rộng phúc lợi xã hội với kinh tế thịtrường tư nhân Thực hiện mô hình này, Thụy Điển đã đạt được những thành côngnhất định, đưa Thụy Điển từ một trong những nước nghèo nhất Châu Âu trở thành
Trang 7một trong những quốc gia giàu nhất Châu lục này Trong nền kinh tế, kinh doanh lớntuy nằm trong tay một nhóm nhỏ, nhưng sự phân hóa giàu – nghèo đần dần được thuhẹp
Tuy vậy, việc giữ mức phúc lợi xã hội cao cho mọi công dân dần dần trở thànhgánh nặng cho nền kinh tế; phúc lợi xã hội “nuốt“ mất 1/3 GNP; sự thiếu hụt ngânsách và cán cân thanh toán luôn trầm trọng; năng suất lao động và khả năng cạnhtranh của sản phẩm công nghiệp giảm; lạm phát cao Do đó, từ giữa những năm 70đến những năm 90 (thế kỷ XX) nền kinh tế ngày càng trở nên trì trệ Do vậy, sau gần
50 năm thực hiện mô hình kinh tế thị trường “Xã hội phùc lợi“ với mức tiền lươngcao và chế độ tiền lương mang tính bình quân, đến những năm 90, Thụy Điển đã phảiđặt mục tiêu giảm lạm phát lên trên mục tiêu đảm bảo toàn dụng công nhân; giảmthuế thu nhập từ 72% xuống còn 50%; tăng thuế gián thu; cắt giảm bớt các khoản trợcấp phúc lợi; tư nhân hóa trong các lĩnh vực dịch vụ
2.2 Mô hình kinh tế thị trường Nhật Bản
Kinh tế thị trường Nhật Bản đã tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau và trởthành một trong những nền kinh tế thị trường hiện đại mà nhiều người coi là mẫumực cho các nước phát triển sau noi theo
Đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ nhất của kinh tế Nhật Bản là thời kỳ Minh Trị.Trước hết, hệ thống chính trị phi tập trung hóa được bãi bỏ để tạo ra sự thống nhất vềchính trị của đất nước Một Nhà nước tập trung được thành lập Về kinh tế và xã hội,
sự phân chia xã hội thành các đẳng cấp cha truyền con nối bị thủ tiêu, thay vào đó làmột xã hội hướng vào những người có tài và có năng lực đều có cơ hội tiến thântrong xã hội, bất chấp nguồn gốc xuất thân của họ Song song với việc thủ tiêu hệthống đẳng cấp, các quy tắc và luật lệ phong kiến hạn chế quyền tự do kinh tế cũngđược bãi bỏ; các biện pháp tích cực thúc đẩy cơ sở hạ tầng được thực hiện, đặc biệt là
hệ thống giao thông vận tải; đẩy mạnh việc cải cách hệ thông tài chính – tiền tệ, trong
đó đặc biệt là cải cách hệ thông thuế; thuế hiện vật được thay bằng thuế tiền Nhànước tập trung mạnh cho đầu tư giáo dục; Chính phủ đồng thời khuyến khích tư nhânđầu tư phát triển các ngành công nghiệp hiện đại gắn liền với thực hiện tư nhân hóa
Trang 8các doanh nghiệp Nhà nước; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để tiếp thu tư tưởng
và kỹ thuật mới nhằm hiện đại hóa đất nước
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản phục hồi và đạt được sự tăngtrưởng “thần kỳ“ Giai đoạn này gọi là nền kinh tế thị trường có hướng dẫn Đặctrưng cơ bản của nền kinh tế Nhật Bản thời kỳ này là: Thứ nhất, Chính phủ vừa thựchiện chính sách tạo điều kiện cho tư nhân tư do kinh doanh thuận lợi; vừa loại bỏnhững yếu tố không hoàn thiện của thị trường Thứ hai, Chính phủ đảm trách chi phíđầu tư cho những ngành công nghiệp không có lãi nhưng rất cần thiết cho sự pháttriển kinh tế như: xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục…Thứ ba, sự hợp tácgiữa Chính phủ và tư nhân trong phát triển kinh tế được thực hiện một cách thườngxuyên và chặt chẽ Thứ tư, Chính phủ coi trọng công cụ kế hoạch hóa gián tiếp trongđiều tiết, quản lý nền kinh tế quốc dân
Tóm lại, sự phát triển kinh tế thị trường Nhật Bản nổi lên mấy vấn đề cơ bảnsau đây: Thực hiện dân chủ hóa kinh tế gắn liền với dân chủ hóa chính trị và xã hội.Kinh tế thị trường không có nghĩa là nền kinh tế vô chính phủ Thời kỳ đầu tiên pháttriển kinh tế thị trường, chính phủ Nhật Bản can thiệp trực tiếp rộng rãi và khá sâuvào nền kinh tế, nhưng sự can thiệp đó của Nhà nước càng về sau càng giảm dần.Ngoài việc giải thoát về tư tưởng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh, phải khôngngừng chú trọng phát triển giáo dục – đào tạo Tăng cường và chủ động mở rộngquan hệ kinh tế đối ngoại
2.3 Mô hình kinh tế thị trường ở các quốc gia và vùng lãnh thổ NICS Châu Á
Tuy có những nét riêng biệt, nhưng sự phát triển kinh tế thị trường các nước vàvùng lãnh thổ NICS Châu Á có những đặc điểm chung cơ bản giống nhau, đó là:
Thứ nhất, vài trò của doanh nhân dưới sự điều tiết của “bàn tay thị trường“
được đề cao trong phát triển kinh tế Vì vậy Nhà nước tập trung vào việc thực thi hệthống chính sách nhất quán để tạo môi trường cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển,
Trang 9coi khu vực kinh tế tư nhân là hạt nhân của kinh tế thị trường, là giường cột và độnglực của nền kinh tế
Thứ hai, xác định và thực thi vài trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị
trường Chính phủ các quốc gia và vùng lãnh thổ NICS Châu Á hạn chế sự tham giavào hoạt động kinh doanh Vì vậy tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước luôn rất nhỏ
và sự tồn tại của khu vực kinh tế Nhà nước không bao giờ dẫn đến lấn át, chèn épkinh tế tư nhân, mà là để giúp đỡ kinh tế tư nhân Do đó Nhà nước chỉ đầu tư vàonhững ngành nhiều rủi ro hoặc tư nhân chưa đủ tiềm lực về tài chính hoặc kỹ thuật
Vì vậy, Nhà nước với tư cách đại diện cho lợi ích quốc gia, luôn đi đầu trong nhữnglĩnh vực khó khăn phức tạp Và sau khi đã vượt qua giai đoạn khởi đầu gian khó, khidoanh nghiệp đã hoạt động tốt, dần dần Chính phủ chuyển giao lại cho tư nhân thôngqua chương trình tư nhân hóa
Đồng thời Chính phủ các quốc gia và vùng lãnh thổ NICS Châu Á rất chútrọng việc xây dựng Chính phủ mạnh và hiệu quả; đội ngũ công chức được đào tạo kỹcàng, chuyên nghiệp hóa cao, để thực thi nhiệm vụ; đề xuất và thực thi tốt nhữngchính sách thông minh, sáng suốt Do vậy, hoặc kích thích khả năng sáng tạo và chủđộng của các công ty tư nhân; hoặc bảo vệ quyền lợi chính đáng của tư nhân trongcác cuộc xung đột; hoặc điều hòa tốt lợi ích tư nhân với nhau; hoặc điều hòa được lợiích tư nhân với lợi ích Chính phủ, lợi ích cục bộ với lợi ích toàn cục Chính phủ khinâng đỡ cũng như khi trừng phạt, tất cả đều thực hiện một cách nhất quán, minh bạchtrong khuôn khổ luật pháp quốc gia và công ước quốc tế
Thứ ba, khuyến khích “hướng ngoại” mạnh mẽ NICS Châu Á tuy có thực hiện
sản xuất thay thế nhập khẩu, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, không đáng kể Vì vậy
có thể nói rằng chiến lược “hướng ngoại“, hướng về xuất khẩu là chiến lược chủ yếutrong đường hướng phát triển của NICS Châu Á
Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu được thực thi một cách nhất quán theophương thức: vốn, kỹ thuật, phương pháp quản lý hiện đại là của các công ty xuyênquốc gia, còn lao động và nguyên liệu (một phần nào đó) là của nước sở tại và thịtrường tiêu thụ là các nước công nghiệp phát triển Gắn liền song song với phương
Trang 10thức phát triển như vậy là hệ thống giải pháp, chính sách để khuyến khích xuất khẩu
và thu hút đầu tư nước ngoài rất hữu hiệu Thực tiễn NICS Châu Á chứng minh rằng,
mở cửa kinh tế; gắn sự phát triển kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, gắn sự pháttriển thị trường trong nước với thị trường thế giới là con đường phát triển có hiệu quảnhất trong thời đại ngày nay
Thứ tư, phát triển các hoạt động nghiên cứu – ứng dụng – triển khai tiến bộ
khoa học – công nghệ
Chính phủ NICS Châu Á rất chú trọng đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu vàtriển khai khoa học – công nghệ (thường từ 1,5 – 2% GNP) để gia tăng nhanh chóngnăng lực khoa học – công nghệ quốc gia Trong phát triển khoa học – công nghệ,bước đi của NICS Châu Á là, lúc đầu chủ yếu thực hiện sao chép, bắt chước và khi đãlàm chủ được một số công nghệ phức tạp thì Chính phủ tăng đầu tư cho các phòng thínghiệm và nghiên cứu; đẩy nhanh việc phát triển các ngành công nghiệp có hàmlượng khoa học, chất xám cao; nhờ đó tăng nhanh tỷ lệ giá trị gia tăng, tăng năng lựccạnh tranh của sản phẩm và của toàn bộ nền kinh tế
Thứ năm, đẩy mạnh sự hình thành và phát triển các loại thị trường, đặc biệt là
thị trường tài chính – tiền tệ và thị trường sức lao động; gắn với củng cố, kiện toàn vàhiện đại hóa hệ thống tài chính, ngân hàng
Tóm lại, các quốc gia, vùng lãnh thổ NICS Châu Á, một mặt vừa rất tôn trọngnhững nguyên tắc, quy luật, thể chế thị trường; vừa xác định đúng giới hạn về sự canthiệp vào kinh tế của Nhà nước và không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lýNhà nước
2 4 Mô hình kinh tế thị trường ở Trung quốc
Thời điểm đánh dấu sự thay đổi có tính lịch sử – chính thức chuyển từ nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắcTrung Quốc – là Hội nghị Trung ương 3 Đảng cộng sản Trung Quốc, tháng 12- 1978.Quá trình cải cách, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thịtrường ở Trung Quốc được thực hiện với những bước đi thận trọng, từ thực hiện thí
Trang 11điểm để rút kinh nghiệm, sau đó mới mở rộng trong từng ngành và toàn bộ nền kinh
tế qua các giai đoạn khác nhau
Trước hết, về phương diện lý luận, quan điểm chính thống cho rằng, kinh tế thịtrường là thành quả của văn minh nhân loại, là thủ đọan kinh tế có hiệu quả cao, nókhông có vấn đề “họ xã“ hay “họ tư”; mọi quốc gia đều cần sử dụng nó Song vẫn có
sự phân biệt về bản chất giữa “kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa“ và “kinh tế thịtrường xã hội chủ nghĩa” Sự phân biệt này chủ yếu thể hiện ở hai mặt: cơ sở của chế
độ sở hữu và chế độ phân phối Với sở hữu, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa lấy sởhữu tư nhân làm cơ sở, còn kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa lấy sở hữu công cộnglàm cơ sở Tuy vậy, lấy sở hữu công cộng làm cơ sở không có nghĩa là sở hữu côngcộng thuần nhất, tuyệt đối, mà sở hữu công cộng ở những ngành, những lĩnh vực nàonhằm giữ vài trò chủ đạo đối với các hình thức sở hữu khác như : cá thể, tư nhân, hỗnhợp Và cũng không có nghĩa là, kinh tế công hữu phải có tỷ trọng lớn, vì tỷ trọngcho từng ngành kinh tế đến đâu cho thích hợp là trên góc độ có lợi cho sự phát triểncủa sức sản xuất
Về chế độ phân phối, khẳng định, kết quả cuối cùng của kinh tế thị trường xãhội chủ nghĩa không nhằm tập trung tài sản vào trong tay một số ít cá nhân như kinh
tế thị trường tư bản chủ nghĩa, mà nhằm đem lại sự sung túc chung cho mọi tầng lớpdân cư Chủ nghĩa xã hội lấy phân phối theo lao động là chính, nhưng cũng chấpnhận các hình thức phân phối khác
a Thành tựu của mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc
Trong những năm qua, Trung Quốc không ngừng đi sâu cải cách các mặt, tíchcực thúc đẩy việc sáng tạo về thể chế, cố gắng xoá bỏ những cản trở mang tính thểchế làm ảnh hưởng đến sự phát triển của sức sản xuất, đã thu được thành quả to lớn
và bước đầu xây dựng nên thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
Thứ nhất, cục diện lấy chế độ công hữu làm chủ thể, kinh tế nhiều loại sở hữu
cùng phát triển đã cơ bản hình thành
Trang 12Lấy chế độ công hữu làm chủ thể, kinh tế nhiều loại sở hữu cùng phát triển làmột chế độ kinh tế cơ bản của Trung Quốc trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội,cũng là bộ phận cấu thành quan trọng của thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.Phát triển kinh tế quốc hữu lớn mạnh, kinh tế quốc hữu khống chế mạch máu của nềnkinh tế quốc dân, có vài trò then chốt đối với việc phát huy tính ưu việt của chế độ xãhội chủ nghĩa, tăng cường thực lực kinh tế, sức mạnh quốc phòng Kinh tế phi cônghữu gồm các hình thức cá thể và tư doanh… là bộ phận cấu thành quan trọng của nềnkinh tế xã hội chủ nghĩa, có vài trò quan trọng đối với việc huy động đầy đủ tinh thầntích cực của mọi mặt xã hội và tăng nhanh phát triển sức sản xuất
Thứ hai, thị trường đóng vài trò cơ sở rõ rệt trong việc phân phối tài nguyên
Đó là nội dung bản chất của cuộc cải cách thể chế kinh tế thị trường xã hội chủnghĩa Trong những năm qua, qua cải cách thể chế về các mặt kế hoạch, giá cả, lưuthông…vài trò của cơ chế thị trường trong việc phân phối tài nguyên đã thay đổi vềcăn bản Trước đây, kế hoạch có tính pháp định không chỗ nào là không có, khôngchỗ nào là không thực hiện, bao trùm trong các lĩnh vực kinh tế quốc dân Hiện nay,việc sản xuất sản phẩm cũng như việc hình thành giá cả hàng hoá và dịch vụ chủ yếu
là do thị trường quyết định Kế hoạch mệnh lệnh đối với sản xuất nông sản đã hoàntoàn xoá bỏ, kế hoạch mệnh lệnh đối với sản xuất hàng công nghiệp chỉ còn giới hạn
ở năm loại như gỗ, vàng, thuốc lá, muối và khí đốt thiên nhiên
Thứ ba, bước đầu đã xây dựng nên hệ thống điều tiết vĩ mô chủ yếu áp dụng
biện pháp kinh tế và biện pháp pháp luật
Vài trò điều tiết vĩ mô của nhà nước và cơ chế thị trường đều là yêu cầu bảnchất của thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, hai mặt gắn bó với nhau, bổ trợcho nhau và thúc đẩy lẫn nhau Mục tiêu chính của sự điều tiết vĩ mô là thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, tạo thêm việc làm, ổn định giá cả, gìn giữ cân bằng của thu chi quốc
tế Thông qua cải cách, Trung Quốc bước đầu xác định rõ chủ thể của sự điều tiết vĩ
mô của nhà nước, biện pháp điều tiết vĩ mô đã thay đổi về thực chất, về cơ bản đãthực hiện sự chuyển biến từ kế hoạch pháp lệnh sang chủ yếu vận dụng các biện phápkinh tế, pháp luật và hành chính cần thiết, thực hiện sự chuyển biến từ điều hành trựctiếp sang điều hành gián tiếp, và vận dụng tổng hợp các chính sách thuế, lãi suất, giá
Trang 13cả và đầu tư để điều hành sự vận động của nền kinh tế Vào lúc xuất hiện kinh tế “quánóng” đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc thực hiện chính sách tàichính tiền tệ chắt chặt vừa phải, làm cho nền kinh tế “hạ cánh mềm”, tránh xảy ra bấpbênh lớn
Thứ tư, chế độ phân phối lấy phân phối theo lao động làm chủ thể, nhiều hình
thức phân phối cùng tồn tại càng được hoàn thiện hơn
Chế độ kinh tế cơ bản trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc
đã thực hiện chế độ phân phối lấy phân phối theo lao động làm chủ thể, nhiều hìnhthức phân phối cùng tồn tại Theo yêu cầu về “ưu tiên hiệu suất, tính đến công bằng”,Trung Quốc đi sâu cải cách chế độ phân phối, xác định phân phối theo sự đóng gópcác yếu tố sản xuất như lao động, vốn, kỹ thuật và quản lý Lấy cùng nhau làm giàulàm mục tiêu, tăng cường chức năng điều tiết của chính quyền đối với việc phân phốithu nhập, không ngừng nâng cao tỷ trọng của những người có thu nhập trung bình,nâng cao mức thu nhập của những người có thu nhập thấp
Thứ năm, bộ khung của hệ thống bảo đảm xã hội thích ứng với trình độ phát
triển kinh tế đã cơ bản được xây dựng
Hệ thống đảm bảo xã hội hoàn thiện là trụ cột quan trọng của thể chế kinh tếthị trường xã hội chủ nghĩa Hệ thống đảm bảo xã hội của Trung Quốc gồm bảo hiểm
xã hội, cứu tế xã hội, phóc lợi xã hội, ưu đãi, chăm sóc và ổn định cuộc sống chongười có công, tương trợ xã hội, đảm bảo bằng tiền gửi tiết kiệm cá nhân…
Thứ sáu, cục diện mở cửa với bên ngoài đa phương hoá, nhiều tầng nấc, lĩnh
vực rộng không ngừng hoàn thiện
Mở cửa với bên ngoài là một quốc sách cơ bản, lâu dài của Trung Quốc, cũng
là con đường tất yếu trong tiến trình đẩy nhanh hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa Xâydựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa cần phải kiên trì mở cửa với bênngoài Trong thời kỳ đầu mới cải cách, Trung Quốc xây dựng bốn đặc khu kinh tế,
mở cửa 14 thành phố cảng ven biển, mở cửa hàng loạt các cửa khẩu biên giới, mởcửa thành phố nội địa và khu khai phát, cơ bản hình thành cục diện mở cửa đối ngoạinhiều tầng líp, đa hình thức, toàn phương vị và nhiều lĩnh vực, cơ chế vận hành kinh
Trang 14tế đối ngoại thích ứng với thông lệ quốc tế bước đầu được hình thành Thể chế ngoạithương không ngừng được cải cách
b Những trở ngại chính trong việc cải cách theo hướng thị trường hoá của thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc
Trên thực tế, thể chế kinh tế thị trường của Trung Quốc hiện nay vẫn là một thểchế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện, vẫn tồn tại nhiều nhân tố cản trở sự phát triểnsức sản xuất Nói chung, chuyển đổi chức năng chính quyền còn tụt hậu so với tiếntrình chuyển đổi của thể chế kinh tế, tình trạng chức năng quản lý công cộng củachính quyền lẫn lộn không rõ ràng với chức năng của người sở hữu tài sản Nhà nướcvẫn chưa có thay đổi căn bản Thể chế kinh tế hiện hành vẫn tồn tại nhiều yếu kém,cần từng bước giải quyết thông qua đi sâu cải cách, cụ thể là:
Trước hết, chức năng quản lý công cộng của chính quyền lẫn lộn không rõ ràng
với chức năng của người sở hữu tài sản Nhà nước, thể chế kinh tế thị trường quá ưutiên cho doanh nghiệp quốc hữu và chính quyền can thiệp quá mức đã làm đảo lộn cơchế phân phối tài nguyên bằng thị trường, làm giảm hiệu quả phân phối tài nguyên,cản trở kinh tế tăng trưởng, làm tổn hại đến an ninh kinh tế Nhà nước
Thứ hai, thể chế quản lý tài sản quốc hữu chưa được xây dựng, chính quyền
can thiệp quá mức, làm cho doanh nghiệp quốc hữu ở vào tình trạng “chính quyền vàdoanh nghiệp không tách ra”, doanh nghiệp quốc hữu không thể thực sự trở thànhchủ thể của thị trường, thiếu sức cạnh tranh Cải cách về thể chế quản lý tài sản quốchữu tụt hậu Một mặt là vì nhiều bộ ngành đều có chức năng bổ vốn, quản lý người vàquản lý việc tách rời khỏi quản lý tài sản, vấn đề “không ai chịu trách nhiệm”, “nhiềuđầu mối can thiệp hành chính”, làm cho doanh nghiệp quốc hữu rất lúng túng Mặtkhác, chính vì “ai cũng quản, mà cũng chẳng ai quản”, “người sở hữu thực sự vắngmặt”, làm cho doanh nghiệp quốc hữu bị “người trong nội bộ khống chế”
Thứ ba, chính quyền can thiệp quá mức và tính tuỳ tiện trong hành vi của chính
quyền đã làm cho các hiện tượng chức năng chính quyền “việt vị”, “sai vị” và
“khuyết vị” (vượt quá vị trí, đứng sai vị trí, thiếu vắng vị trí) vẫn nghiêm trọng, vẫntồn tại vấn đề “quyền lực lớn hơn pháp luật”, thiếu cơ chế ràng buộc mạnh đối với
“quyền lực”, quyết sách không nghiêm túc và can thiệp tuỳ tiện vẫn thường xuyên