Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh xuất khẩu của doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nhật Bản (Trang 74 - 82)

5. Kết cấu đề tài

3.2.10.Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh xuất khẩu của doanh

doanh nghiệp trên thị trường Nhật Bản

Đa dạng hóa mặt hàng và các hình thức xuất khẩu

Theo các chuyên gia, con số 1,6 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ chưa phản ánh đúng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước cũng như nhu cầu thị trường. Bài toán đặt ra hiện nay là ngoài 120 thị trường sẵn có, các doanh nghiệp cần phải khai thác tốt hơn nữa các thị trường như Mỹ, Nhật, Đức…, đồng thời phải mở rộng ra những thị trường tiềm năng như Canada, Nga và các nước Đông Âu.

Theo đánh giá của ông Trần Quốc Mạnh, Canada không chỉ có thế mạnh về cung cấp nguyên liệu mà năng lực tiêu thụ đồ gỗ nội thất hàng năm là rất lớn. Nếu các doanh nghiệp biết liên kết để làm ăn (các đối tác từ Canada vừa cung cấp

nguyên liệu, vừa là đầu mối phân phối thành phẩm) thì việc sản xuất gỗ trong nước sẽ rất có lợi.

Tương tự, Nga cũng là một trong những thị trường có nguồn nguyên liệu khá dồi dào. Các doanh nghiệp cũng cần chú trọng liên kết để có đầu vào ổn định, từ đó xuất khẩu ngược thành phẩm vào thị trường này.

Việc mở rộng, đa dạng hóa thị trường còn tránh được nhiều vấn đề bất trắc có thể xảy ra nhưng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành.

Liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp

Liên kết đang trở thành một xu hướng trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội thất xuất khẩu. Các doanh nghiệp chỉ có liên kết với nhau mới có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, có nguồn vốn để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành hàng xuất khẩu. Mặt khác, quá trình liên kết cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giải quyết được vấn đề nguyên liệu sản xuất. Liên kết cũng là một xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp đồ gỗ còn nhỏ bé của Việt Nam trước những đơn hàng lớn của nước ngoài, nhất là các nhà nhập khẩu đồ gỗ lớn từ Nhật.

Tức là, mỗi doanh nghiệp sẽ làm một khâu để hoàn chỉnh sản phẩm. Điển hình cho sự liên kết này là cụm công nghiệp gỗ Phú Tài (Bình Định), với 60 doanh nghiệp đang cùng hợp tác để sản xuất và kinh doanh.

Kinh nghiệm từ các nước có thế mạnh về xuất khẩu đồ gỗ cho thấy, chỉ khi các doanh nghiệp trong cùng ngành có sự liên kết để sản xuất thì mới tạo nên sức mạnh, tăng khả năng xuất khẩu. Bằng không, doanh nghiệp nào đứng ngoài sẽ bị đào thải.

Ông Trần Quốc Mạnh, Phó chủ tịch Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA), cho biết. Mỗi khi nhận một đơn hàng lớn của khách hàng nước ngoài vượt quá năng lực doanh nghiệp thì ngay lập tức doanh nghiệp đó sẽ liên kết với các doanh nghiệp khác để chia xẻ từng công đoạn sản xuất.

Xu hướng liên kết giữa các doanh nghiệp càng được củng cố khi công nghiệp gỗ Việt Nam tập trung hình thành các vùng tam giác Tp.HCM - Đồng Nai - Bình Dương ở phía nam, chiếm ít nhất 60% năng lực chế biến gỗ của cả nước, Bình Định - Gia Lai - Daklak ở miền Trung và Tây Nguyên. Đặc điểm nổi bật của các

vùng này là có nghề chế biến gỗ phát triển từ lâu, gắn liền với các cảng biển vận chuyển hàng hóa.

Khu công nghiệp Phú Tài ở Bình Định là một điển hình cho việc tập trung các doanh nghiệp chế biến gỗ vì khu công nghiệp này thu hút gần 50 doanh nghiệp chế biến gỗ, thuận lợi cho liên kết trong nhập khẩu gỗ nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm.

Thiếu nguyên liệu, phải nhập khẩu từ nước ngoài trong bối cảnh nhu cầu sử dụng gỗ nguyên liệu tăng nhanh chóng cũng đặt ra nhu cầu liên kết cho các doanh nghiệp. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietfores), các doanh nghiệp chế biến gỗ thành viên của hiệp hội này đang xúc tiến thành lập ba đầu mối nhập khẩu gỗ nguyên liệu có quy mô lớn ở ba miền Bắc, Trung và Nam theo hình thức mỗi đầu mối là một công ty cổ phần với nguồn vốn tối thiểu 10 triệu Đôla Mỹ.

“Việc thành lập các đầu mối nhập khẩu gỗ nguyên liệu là để chủ động nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ đang tăng trưởng nóng trong nước, giúp hạ giá gỗ nguyên liệu đầu vào cho các nhà chế biến gỗ xuất khẩu nhờ nhập khẩu tập trung, thay vì nhập khẩu nhỏ lẻ như lâu nay”, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch Vietfores, giải thích.

Theo thỏa thuận, các nhà nhập khẩu gỗ nguyên liệu, nhà chế biến xuất khẩu gỗ thành phẩm từng miền sẽ ngồi lại với nhau để tính toán việc thành lập đầu mối nhập khẩu gỗ, cũng như đóng góp cổ phần của từng doanh nghiệp, dưới sự hỗ trợ của Bộ Thương mại.

Trước mắt, Vietfores xúc tiến thành lập đầu mối nhập khẩu gỗ ở phía Bắc, rồi sau đó rút kinh nghiệm thành lập đầu mối nhập khẩu cho miền Trung ở Bình Định và miền Nam ở Tp.HCM. “Mỗi đầu mối phải có nguồn vốn tối thiểu 10 triệu đô la Mỹ thì mới có hy vọng nhập khẩu được số lượng lớn, đủ sức hạ giá thành gỗ nhập khẩu khi về đến Việt Nam”.

Ý tưởng thành lập các đầu mối nhập khẩu gỗ tập trung được Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đưa ra tại hội nghị xuất khẩu gỗ toàn quốc hồi tháng 3 năm ngoái. Tuy nhiên, Vietfores rất cần Chính phủ hỗ trợ. Đó là hỗ trợ về mặt bằng để xây dựng kho bãi chứa gỗ, nguồn vốn vay ưu đãi trong chương trình tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ.

KẾT LUẬN

Các ngành kinh tế của Việt Nam phát triển chủ yếu dựa vào các lợi thế sẵn có, một số ngành đã và đang phát huy được lợi thế của mình và có được một vị thế cao trên thị trường quốc tế.

Hiện nay sản phẩm đồ gỗ là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên hiện nay sản phẩm này đang gặp rất nhiều khó khăn trên thị trường quốc tế. Vì vậy yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ việt Nam trong là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với ngành đồ gỗ nói chung và đối với các doanh nghiệp may nói riêng.

Với xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường hiện nay đòi hỏi những nước có lợi thế so sánh phải vận dụng nhiều biện pháp, hoạch định các chiến lược phù hợp với lợi thế cạnh tranh trong sản xuất của quốc gia mới giúp nhà sản xuất kinh doanh trụ vững trên thị trường quốc tế nói riêng và thị trường Nhật Bản nói riêng. Đề tài đã nghiên năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ trên thị trường Nhật Bản để từ đó kiến nghị các chính sách và đề ra giải pháp đối với nhà nước và đối với các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bạch Thụ Cường (2002) Bàn về cạnh tranh toàn cầu , Nxb, Thông tấn, Hà nội 2. Đinh Văn Ân- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nxb, Giao thông vận tải 3. Đinh Văn Ân- Hội nhập kinh tế áp lực cạnh tranh trên thị trường và đối sách của một số nước, Nxb, Giao thông vận tải

4. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội

5. PGS.TS. Nguyễn Thị Hường ( 2003 ), Giáo trình kinh doanh quốc tế, Nxb, Lao động - Xã hội.

6. Đinh Văn Thành (2001), Dự báo thị trường thế giới đến năm 2010, Đề tài nhánh số 3 thuộc đề tài cấp Nhà nước “Chính sách và giải pháp phát triển thị trường hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001-2010, tầm nhìn đến 2020”, Viện nghiên cứu thương mại, Hà nội.

7. Một số tạp chí:

- Thời báo kinh tế sài gòn - Kinh tế Việt Nam - Dự báo thị trường... 8. Một số trang Web (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU...1

1. Tính tất yếu của đề tài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

4. Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu ...2

5. Kết cấu đề tài...2

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ...3

1.1. Lý luận về cạnh tranh...3

1.1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của cạnh tranh...3

1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh...3

1.1.1.2. Phân loại cạnh tranh...6

1.1.1.3 Phân loại năng lực cạnh tranh...8

1.2. Các lý thuyết cạnh tranh...9

1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ...14

1.3.1. Các tiêu chí thuộc sản phẩm ...14

1.3.2. Các tiêu chí trên thị trường ...15

1.3.3. Các tiêu chí liên quan đến quan điểm của khách hàng ...17

1.3.4. Một số tiêu chí khác...17

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng đồ gỗ....19

Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng đồ gỗ Việt Nam, ta đi nghiên cứu các quy trình từ các khâu:...19

Quy trình trồng gỗ → Thu mua → Chế biến → Xuất khẩu...19

1.5. Một số mô hình cạnh tranh...22

1.5.1. Mô hình 5 nhân tố của M.Porter ...22

1.5.2. Mô hình phân tích SWOT...25

1.6. Kinh nghiệm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đồ gỗ của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam...25

1.6.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc...25

1.6.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam...27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM ĐỒ GỖ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN...29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1. Tổng quan về thị trường Nhật Bản...29

2.1.2. Khái quát mối quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản...34

2.1.3. Một số điểm cần lưu ý khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản...35

2.1.3.1. Các quy định về pháp luật khi kinh doanh đồ gỗ...35

2.1.3.2. Chính sách thuế quan...38

2.1.3.3. Hệ thống phân phối...38

2.2. Tình hình xuất khẩu hàng đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản ...38

2.2.1. Những quy định của nhà nước liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng đồ gỗ của Việt Nam...38

2.2.2. Tình hình xuất khẩu hàng đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản ...39

Nhìn vào bảng 2.1 có thể thấy được thị trường trọng điểm của hàng đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam tập trung chủ yếu vào hai thị trường là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hiện nay Hoa Kỳ đang là thị trường số một của đồ gỗ Việt Nam, với tốc độ kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng qua các năm, nhìn vào bảng có thể thấy rõ được sự tăng trưởng một cách nhanh chóng trên thị trường này. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường này mới chỉ khoảng 115 triệu USD, nhưng đến năm 2004 con số này đã tăng gần gấp 3 lần đạt 318 triệu USD và tiếp tục tăng qua các năm. Có được sự tăng trưởng vượt bậc này bởi đây lại là một thị trường rộng lớn, nhu cầu sử dụng các sản phẩm chế biến từ gỗ ngày càng gia tăng, đặc biệt đối với các hàng đồ gỗ Việt Nam có kiểu dáng bắt mắt, mẫu mã sang trọng, mang phong cách Châu Âu...42

2.2.2. Phân tích năng cạnh tranh hàng đồ gỗ của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản...44

2.2.2.1 Các tiêu chí thuộc sản phẩm...44

2.2.3.Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản...50

2.2.3.1. Thế mạnh của sản phẩm gỗ Việt Nam- Strengths ...50

2.2.3.2. Điểm yếu của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam - Weaknesses. .52 2.2.3.3. Cơ hội cho sản phẩm đồ gỗ Việt Nam - Opportunities...54

2.2.3.4. Nguy cơ đối với các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam - Threats 55 CHƯƠNG 3: DỰ BÁO, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC ...56

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

HÀNG ĐỒ GỖ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG...56

NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN TỚI...56

3.1. Dự báo về năng lực xuất khẩu và sức cạnh tranh của hàng đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản trong thời gian tới...56

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản...59

3.2.1. Phía nhà nước...59

3.2.1.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp hơn nữa về thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại...60

3.2.1.3. Cần có kế hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ khi Việt Nam là thành viên của WTO...61

3.2.2. Phía các doanh nghiệp...61

3.2.2.1. Cần đặc biệt quan tâm đến việc đăng ký sở hữu công nghiệp tại Nhật cho các sản phẩm đồ gỗ nội thất của mình ...61

3.2.2.2. Sử dụng có hiệu quả hệ thống Internet phục vụ cho hoạt động xuất khẩu...62

3.2.3. Tăng cường nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng...62

3.2.3.1. Nâng cao hiệu quả thu thập thông tin...63

3.2.3.2. Thành lập bộ phận nghiên cứu và phân tích dữ liệu...63 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.4. Đa dạng mẫu mã chủng loại, nâng cao chất lượng và hạ giá thành...64

3.2.4.1. Đa dạng hoá mẫu mã chủng loại...64

3.2.5. Nâng cao chất lượng sản phẩm...65

3.2.5.1. Đào tạo nghệ nhân, thợ cả cho các làng nghề...65

3.2.5.2. Đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất...66

3.2.5.3. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với cac tiêu chuẩn quốc tế ...67

3.2.6. Giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm - nâng cao khả năng cạnh tranh...69

3.2.6.1. Đảm bảo nguyên liệu, giảm chi phí gia tăng do giá nguyên liệu gỗ có xu hướng tăng...69

3.2.6.2. Tận dụng tối đa các lợi thế ...70

3.2.7. Tăng cường quảng cáo, khuếch trương sản phẩm...71

3.2.8. Xâm nhập thị trường Nhật Bản bằng thương hiệu...72

3.2.9. Nâng cao vai trò của hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam...73

3.2.10. Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp trên thị trường Nhật Bản...74

KẾT LUẬN...77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...78

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nhật Bản (Trang 74 - 82)