Phân tích năng cạnh tranh hàng đồ gỗ của Việt Nam trên thị trường Nhật

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nhật Bản (Trang 44 - 50)

5. Kết cấu đề tài

2.2.2.Phân tích năng cạnh tranh hàng đồ gỗ của Việt Nam trên thị trường Nhật

trường Nhật Bản

2.2.2.1 Các tiêu chí thuộc sản phẩm

- Về mức độ hấp dẫn của sản phẩm, tính năng của sản phẩm: Một trong những thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam là các sản phẩm gỗ tỉ mỉ sâu sắc, phong cách nghiêng về Châu Âu và đây cũng là phần giá trị gia tăng mà sản phẩm Trung Quốc không có. Hiện nay sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã được cải tiến nhiều, tương đối đa dạng bao gồm 5 chủng loại sản phẩm chính: đồ gỗ nội thất, bàn ghế ngoài trời, đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ kết hợp với vật liệu khác (gỗ với song mây, sắt thép, đệm mút...) và các loại ván nhân tạo (ván dăm, ván sợi...) những sản phẩm này đã có mặt tại 120 quốc gia và tập trung ở ba thị trường chủ yếu: Mỹ, EU, Nhật Bản.. Mặt hàng đồ gỗ đã khẳng định vị thế của mình ở thị trường Nhật với mẫu mã, chất liệu phong phú và đa dạng, các nhà nhập khẩu Nhật Bản đánh giá rất cao tay nghề chế biến của công nhân Việt Nam. Đây cũng là mặt hạn chế của hàng Trung Quốc, hầu hết các mẫu mã của nước này đều có nguồn gốc từ nước khác.

Nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện nay chủ yếu là làm theo mẫu mã, kiểu dáng của đơn đặt hàng nước ngoài với nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm gỗ không cao, chỉ đạt 10 - 15% trên giá trị sản phẩm xuất khẩu. Cũng theo đánh giá của cục xúc tiến thương mại, thiết kế mẫu mã của ta còn yếu kém về sức cạnh tranh, nhất là so với hàng sản xuất của Trung Quốc. Các cơ sở kinh doanh sản xuất xuất khẩu chưa thực sự nhạy bén với thị trường, cả trong việc nắm bắt xu hướng tiêu dùng và phương thức kinh doanh hiện đại cũng như việc thu thập và xử lý thông tin, nhất là các doanh nghiệp vùng nông thôn là nơi tạo ra phần lớn các sản phẩm loại này. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh những sản phẩm giống nhau, không chỉ về chất liệu mà cả kiểu dáng khiến họ phải tự cạnh tranh với nhau.

- Mức chênh lệch về giá: Việt Nam luôn nổi tiếng là nơi có nguồn tài nguyên rừng phong phú, nguyên liệu chính cho ngành chế biến gỗ và nguồn nhân công rẻ dồi dào,chi phí nhân công ở Việt Nam rẻ hơn tại Trung Quốc khoảng 20 - 40 % nên các nhà xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam có thể xuất sang Nhật Bản những sản phẩm tốt hơn nhưng với giá rẻ hơn. Nói như vậy không có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng cạnh tranh thắng thế về giá so với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Đài Loan... Nếu nói về nguồn nguyên liệu dồi dào, nhiều chủng loại và nguồn nhân công rẻ thì không đâu như ở Trung Quốc. Đồ gỗ Trung Quốc có khả năng sản xuất hàng loạt, số lượng nhiều và cũng vì thế mà bán với giá rất thấp. Hàng Trung Quốc xuất sang Nhật thường với giá rất thấp, thậm chí còn thấp hơn cả chi phí nguyên vật liệu. Trong khi đó, ngành sản xuất của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Quá phụ thuộc vào nguồn nhuyên liệu ngoại (nhập khẩu tới 80% nguyên liệu gỗ), ước tính trong 3 năm qua, giá nguyên liệu gỗ vào Việt Nam đã tăng từ 20-22%. Điều này làm giảm đáng kể lợi nhuận của các doanh nghiệp do tỷ trọng gỗ phụ liệu trong giá xuất khẩu sản phẩm gỗ tăng mạnh. Có tới 2/3 số cơ sở sản xuất vẫn sử dụng các loại máy móc thiết bị cũ lạc hậu dẫn đến năng suất không cao làm tăng chi phí, do đó giá thành sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản thường khá cao và lệ thuộc quá nhiều vào giá nguyên vật liệu. Rõ ràng các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều yếu huyệt chưa thể khắc phục được nên thật khó khi muốn cạnh tranh về giá với hàng Trung Quốc.

- Mức chênh lệch về chất lượng của sản phẩm cùng loại so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh: Theo Bộ thương mại, các doanh nghiệp đồ gỗ nội thất Việt Nam do thiếu vốn nên quy mô sản xuất của hầu hết các doanh nghiệp là nhỏ lẻ, không đủ khả năng để thực hiện các hợp đồng lớn. Đáng chú ý là có tới 2/3 số cơ sở sản xuất vẫn sử dụng các thiết bị máy móc thiết bị cũ kĩ, lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm làm ra không cao, nghèo nàn đơn điệu về mẫu mã. Cũng vì có tiềm lực mỏng và yếu nên đa số các doanh nghiệp này vẫn làm gia công đặt hàng cho nước thứ ba, sản phẩm xuất khẩu còn thiếu chủng loại, chủ yếu là đồ gỗ ngoài trời, đồ gỗ nội thất và đặc biệt là trang trí phòng ngủ chiếm tỷ lệ quá ít, mẫu mã chất lượng thua xa các sản phẩm cùng loại của các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan. Trong khi đó nhu cầu lớn của người tiêu dùng là các sản phẩm vừa dùng

được ngoài trời vừa dùng được trong nhà thì các doanh nghiệp Việt Nam hầu như không đáp ứng được.

Do khả năng sản xuất yếu, chất lượng không đảm bảo nên phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiên nay có rất ít cơ hội bán trực tiếp cho khách hàng Nhật Bản, mà phải bán qua các thương nhân của Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc. Khoảng 90% sản phẩm gỗ của Việt Nam phải xuất khẩu qua trung gian, nguyên nhân đơn giản là do phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam chưa đáp ứng được hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật mà các nhà nhâp khẩu và người tiêu dùng Nhật đặt ra, đặc biệt là chứng chỉ ISO (có khoảng 80% các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam chưa có chứng chỉ ISO). Hơn nữa 60% kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vào thị trường Nhật thuộc về các công ty 100% vốn của Trung Quốc hay Đài Loan đang đầu tư ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hải Dương. Mặt khác phương châm tiêu dùng của người Nhật là mẫu mã đẹp, chất lượng tốt nhưng giá phải rẻ. Do đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam không có khả năng cạnh tranh trực tiếp với các nước khác, bởi nếu cố đảm bảo về chất lượng thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chi mất một khoản chí phí khá lớn và do đó sẽ đẩy giá lên cao nên sẽ khó có thể tiêu thụ trên thị trường Nhật, vốn có xu hướng giảm giá đối với mặt hàng đồ gỗ.

Ngoài ra, nhược điểm lớn của các sản phẩm gỗ là hay bị cong, biến dạng và nứt nếu không được xử lý tốt. Tuy nhiên thiết bị xử lý này rất đắt nên hiện nay rất ít doanh nghiệp Việt Nam trang bị được các thiết bị này, hầu hết chỉ có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới có khả năng trang bị. Trong khi đó, các doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng những quy trình công nghệ hiện đại hơn các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều, đó là hệ quả tất yếu của quá trình các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư vào nước này.

2.2.2.2. Các tiêu chí trên thị trường

- Doanh thu và thị phần của hàng đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản tăng qua các năm: Đây là tiêu chí quan trọng đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm đò gỗ nội thất Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, với tốc độ tăng trưởng khá nhanh qua các năm về thị phần tại thị trường Nhật Bản, tăng 4,62% năm 1999; 4,63% năm 2000; 5,79 % năm 2001; 5,77% năm 2002; 6,69% năm 2003, 7,2%

năm 2004... với mức doanh thu ngày càng tăng qua các năm và hiện đứng thứ 4 về kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản .

Dưới đây là thị phần của một số nước xuất khẩu về sản phẩm đồ gỗ trên thị trường Nhật Bản:

Bảng 2.4: Thị phần của một số nước xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ trên

thị trường Nhật Bản ( 1/2002 - 10/2006 ) Đơn vị: % Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Trung Quốc 35,17 39,47 41,15 43,25 46,31 Đài Loan 7,43 8,76 9,12 9,8 12,45 Thái Lan 6,39 7,54 8,7 9,01 10,35 Việt Nam 5,77 6,69 7,23 8,1 8,57 nđônêxia 5,62 6,46 6,8 7,14 7,94

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Điều đó cho thấy đồ gỗ nội thất Việt Nam ngày càng có chỗ đứng ở thị trường này, và ngày càng phát huy được thế mạnh của mình. Với tốc độ tăng thị phần khá cao qua các năm, đây là một tín hiệu lạc quan cho ngành sản xuất hàng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam. Tuy nhiên nếu so với con số 8,57% ( 2006) thị phần của hàng đồ gỗ Việt Nam với 46,31% ( 2006 )thị phần của Trung Quốc tại thị trường này thị Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé. Vì vậy để có thể theo kịp Trung Quốc là một điều rất khó, để có thể tăng thị phần, tăng tốc độ gia tăng thị phần cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, một trong những yếu tố đấy là phải thiết lập được hệ thống phân phối hợp lý.

- Hệ thống phân phối:

Đây là một khẩu quan trọng để đưa hàng hóa đến được tay người tiêu dùng Nhật Bản, nhưng đây lại là một khâu còn yếu kém đối với các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam, mới yếu là xuất khẩu qua nước thứ ba, chưa có được mối quan hệ với các đối tác làm ăn để xây dựng được một kênh phân phối hợp lý, bởi vậy hiệu quả thu được là chưa cao.

Để phát huy được thế mạnh và khắc phục những khó khăn trên, theo bà Setsuko Okura, DN Việt Nam cần phải có chiến lược xâm nhập thị trường một cách bài bản, trước hết phải tìm ra được đối tác tiêu thụ sản phẩm. Các đối tác thu mua sản phẩm đồ gỗ nội thất tại Nhật có thể là cửa hàng chuyên doanh (thường là sản phẩm cao cấp), cửa hàng bách hóa, cửa hàng nội thất quy mô lớn; Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia là đối tác thường xuyên của loại cửa hàng này và luôn được bao tiêu sản phẩm, và hệ thống bán hàng qua catalogue, qua Internet.

Muốn tìm các đối tác này, DN trong nước phải biết khai thác các hội chợ, triển lãm tại Nhật, Trung Quốc (vì DN Nhật rất quan tâm đến các hội chợ đồ gỗ tại Trung Quốc và thường xuyên tham gia các hội chợ này), hoặc có kế hoạch trưng bày sản phẩm tại các showroom ở Nhật, hay đưa thông tin về sản phẩm lên mạng. DN phải có đội ngũ nhân viên kinh doanh giỏi ngoại ngữ (tiếng Nhật hoặc tiếng Anh) và khi quan hệ với đối tác này không nên giao dịch với đối tác thứ hai trong cùng một khu vực.

2.2.2.3. Các tiêu chí liên quan đến quan điểm của khách hàng

Về sự nhận biết sản phẩm, ngày nay người Nhật đã phân biệt được phong cách hàng đồ gỗ Việt Nam (thường chịu ảnh hưởng của phong cách Pháp) với phong cách đồ gỗ Trung Quốc, Đài Loan (ảnh hưởng đồ gỗ thời phong kiến Trung Hoa) và thích phong cách Việt Nam hơn vì nó gần gũi, hiện đại. Người tiêu dùng đồ gỗ ở Nhật cho rằng, đây là phong cách mới sẽ vượt trội hơn trong tương lai.

Về sự thỏa mãn nhu cầu, Có một điều rất đáng ngạc nhiên là, theo ông Takashi Nakano- một chuyên gia nghiên cứu thị trường của Nhật Bản nói, khi tiến hành điều tra trên thị trường Nhật Bản về hàng đồ gỗ, khi được hỏi thì hầu hết người tiêu dùng trả lời là rất thích hàng đồ gỗ của Việt Nam về kiểu dáng, mẫu mã.... Tuy nhiên họ nói rằng nếu chọn mua sản phẩm thì vẫn ưu tiên hàng của Trung Quốc, hay Đài Loan bởi giá rẻ, chất lượng lại tốt, còn hàng Việt Nam mặc dù kiểu dáng, phong cách rất cuốn hút, song chất lượng còn kém, hay bị cong vênh bởi thời tiết và phong cách sống của người Nhật.

- Sự trung thành với nhãn hiệu

Cũng theo ông Takashi Nakano, khi người tiêu dùng Nhật Bản được hỏi " có biết một số nhãn hiệu đồ gỗ Việt Nam không" thì câu trả lời gần như là không.

Ông Takashi Nakano nói, đây là một điều rất đáng tiếc đối với hàng đồ gỗ Việt Nam, bởi đây là một ngành rất tiềm năng của Việt Nam nhưng lại chưa đạt được kết quả đúng khả năng. Một sản phẩm được tín nhiêm, được sự trung thành của khách hàng khi mà khách hàng phải nhớ được tên của sản phẩm, hay thương hiệu của sản phẩm thì sự trung thành đó mới bền lâu. Đây là điều mà hàng đồ gỗ Việt Nam chưa làm được.

2.2.2.4. Một số tiêu chí khác

- Tăng trưởng xuất khẩu của sản phẩm, dưới đây là mức độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu của hàng đồ gỗ Việt Nam qua các năm

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ mã HS 9403 của Việt Nam sang Nhật Bản

Đơn vị: 1000 Yên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm KNXK của VN sang Nhật KNNK của Nhật Thị phần (%)

1999 7.596.699 164.425.965 4,62 2000 9.355.093 199.376.617 4,63 2001 13.111.825 226.500.086 5,79 2002 13.111.825 227.090.371 5,77 2003 15.139.691 226.062.289 6,69 2004 15.118.859 208.857.751 7,23 2005 18.999.989 233.990.011 8,12 2006 20.920.469 245.833.950 8,51 Nguồn: Bộ Tài chính Nhật Bản

Nhìn vào bảng trên có thể thấy rằng kim ngạch xuất khẩu của ta ngày càng tăng, và tiếp tục tăng nhanh qua các năm gần đây. Điều này phần nào đánh giá được năng lực cạnh tranh của hàng đồ gỗ ngày càng tăng và có được một vị thế quan trọng và phát triển khá ổn định. Tuy nhiên nhìn vào kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản thì có thể thấy rằng nhu cầu trên thị trường này la rất lớn và, kim ngạch nhập khẩu ngày một gia tăng. Điều này đồng nghĩa với việc ngày càng có thêm nhiều đối thủ thâm nhập vào thị trường này, và như vậy mức độ cạnh tranh sẽ càng trở nên gay gắt, quyết liệt hơn, đây là một thách thức đối với hàng đồ gỗ Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh hang đồ gỗ.

- Cơ hội cung: Thị trường Nhật Bản là một thị trường tiềm năng rộng lớn, nhu cầu sử dụng các mặt hang đồ gỗ ngày càng nhiều, bên cạnh đó các doanh

nghiệp Nhật Bản cũng rất chú trọng tới các đối tác Nhật Bản bởi vậy cầu trên thị trường là rất lớn. Nhưng năng lực cạnh của các ngành phụ trợ, nguyên liệu, công nghệ ...của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kem, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của hàng Việt Nam.

- Ưu tiên quốc gia: Ngành đồ gỗ xuất khẩu là một trong những ngành quan trọng của đất nước, là một trong ngành được Chính phủ đề ra ưu tiên trong chiến lược phát triển của đất nước, bởi vậy Chính Phủ sẽ có những hình thức hỗ trợ đặc biệt. các chính sách khuyến khích. Điều này là một nhân tố quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành gỗ.

- Chất lượng môi trường và xã hội của sản phẩm xuất khẩu:

Các nhà doanh nghiệp Nhật Bản dù có thể đặt hàng với số lượng không nhiều, nhưng người Nhật cũng muốn đến tận nơi sản xuất của đối tác để tham quan tìm hiểu. Đối với họ, một doanh nghiệp sản xuất đạt tiêu chuẩn là phải đáp ứng được năm điểm: ngăn nắp, gọn gàng, vệ sinh, sạch sẽ và kỷ luật. Ngoài ra phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đã chú rất chú trọng tới các tiêu chuẩn quốc tế cũng như của Nhật Bản đề ra. Điều này giúp các doanh nghiệp không gặp phải những tổn thất hay gặp phải khó khăn thị xuất khẩu sang thị trường Nhật.

.

2.2.3.Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nhật Bản (Trang 44 - 50)