NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TỪ CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Một số mô hình kinh tế thị trường và bài học đối với nước ta hiện nay.tieu luan ngay 12 thang 6 năm 2012 pptx (Trang 26 - 28)

tế thị trường với chủ nghĩa tư bản. Chính C.Mác đã phê phán sự lầm lẫn giữa kinh tế hàng hoá với kinh tế tư bản chủ nghĩa của phái kinh tế học tầm thường. C. Mác khẳng định rằng:“sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá là những hiện tượng thuộc về nhiều phương thức sản xuất hết sức khác nhau, tuy rằng quy mô và tầm quan trọng của chúng không giống nhau…Chúng ta hoàn toàn chưa biết gì về những đặc điểm riêng của những phương thức sản xuất ấy và chúng ta chưa thể nói gì về những phương thức sản xuất ấy, nếu chúng ta chỉ có những phạm trù trừu tượng của lưu thông hàng hoá , những phạm trù chung của tất cả các phương thức ấy”....

Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây là sự lựa chọn phù hợp với các quy luật phát triển và các điều kiện lịch sử cụ thể của thời đại. Là kiểu tổ chức kinh tế đặc biệt, vừa tuân theo những nguyên tắc và quy luật của hệ thống kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng XHCN. Chính tính chất, đặc trưng cơ bản này chi phối và quyết định phương tiện, công cụ, động lực của nền kinh tế và con đường đạt tới mục tiêu, là sử dụng kinh tế thị trường, nâng cao hiệu lực và hiệu quả điều tiết của nhà nước XHCN, phát triển khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, mở cửa và hội nhập nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển rút ngắn để trong khoảng thời gian không dài có thể khắc phục tình trạng lạc hậu, đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

IV. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TỪ CÁC MÔHÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1. Bài học về sự kiên trì kết hợp những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác với thực tiễn cụ thể của từng quốc gia dân tộc, kiên trì sự chỉ đạo của lý luận khoa học, kiên trì đi theo con đường của mình.

2. Bài học về sự kết hợp thể chế kinh tế thị trường với phương pháp, mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Lựa chọn mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay. Chủ nghĩa xã hội thực hiện qua kinh tế thị trường, đó là một vấn đề chưa từng có, là một

vấn đề phức tạp cả về lý luận và thực tiễn. Vấn đề khó là kinh tế thị trường thực hiện như thế nào trong điều kiện xã hội chủ nghĩa. Vấn đề này Trung Quốc đã có những bước đi thành công đáng kể, đó là những kinh nghiệm quý báu cho nước ta.

3. Bài học về xây dựng chiến lược giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ quốc gia gắn với chiến phát triển kinh tế – xã hội. Tất cả các nước trên thành công đều có chiến lược giáo dục và khoa học công nghệ tiến bộ.

4. Bài học về chế độ sở hữu trong nền kinh tế. Các nước đều thực hiện chế độ đa sở hữu, phát huy vài trò của kinh tế tư nhân đã phát huy động lực lớn, tạo ra sức sản xuất và năng suất lao động cao trong nền kinh tế.

5. Bài học về phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường, kết hợp hài hòa giữa đảm bảo phúc lợi xã hội với tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được tự do tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, tự do cạnh tranh, tự do trao đổi trong khuôn khổ luật pháp và trên cơ sở tín hiệu, sự điều tiết của thị trường. Đã xây dựng một chế độ phân phối vừa đảm bảo tính hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo tính công bằng, giữ vững ổn định xã hội.

6. Bài học về sự kết hợp chặt chẽ giữa cải cách trong nước với mở cửa ra thế giới. Tất cả các nước thành công đều có các hoạt động cải cách cho phù hợp và mở cửa nền kinh tế tùy thuộc vào giai đoạn lịch sử cụ thể.

7. Bài học về vài trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế có yếu tố thị trường cần phân biệt rõ ràng vài trò của Nhà nước với sự vài trò tự chủ của doanh nghiệp. Nhà nước phải chủ động, năng động trong việc tạo ra và phát triển cơ sở hạ tầng và các loại thị trường. Đồng thời bộ máy Nhà nước phải thật sự gọn, nhẹ, hiệu quả, hiệu lực, trong sạch, trong suốt và không ngừng được hoàn thiện. Mỗi doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế phải chủ động tham gia vào sự phân công lao động, liên kết, hợp tác, cạnh tranh khu vực và quốc tế, trên cơ sở khai thác tốt nhất lợi thế của mình. Đồng thời những công cụ, biện pháp bảo hộ mậu dịch sẽ phải giảm dần và tiến tới loại bỏ trên nhiều lĩnh vực, ngành hàng.

Nhà nước phải chủ động, năng động trong việc tạo ra và phát triển cơ sở hạ tầng và các loại thị trường. Đồng thời bộ máy Nhà nước phải thật sự gọn, nhẹ, hiệu quả, hiệu lực, trong sạch, trong suốt và không ngừng được hoàn thiện. Thực tiễn đã

chứng minh rằng, đột phá điểm khó khăn nhất của xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và giải quyết nhiều vấn đề tầng sâu trong cải cách thể chế kinh tế, cuối cùng được quyết định bởi việc liệu có thực hiện được hay không việc chuyển biến căn bản chức năng của chính quyền và cải cách bộ máy triệt để theo yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

KẾT LUẬN

Mỗi một mô hình kinh tế thị trường trên đây đều có những nét ưu việt cùng những hạn chế, khiếm khuyết nhất định. Chưa có cơ sở chắc chắn để khẳng định mô hình nào sẽ thắng thế lâu dài và có khả năng trở thành một hình mẫu chung cho tất cả các nước khác nhau trên thế giới. Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế phổ biến của thế giới đương đại. Đây là thành tựu chung của văn minh nhân loại chứ không phải là sản phẩm mang tính đặc thù của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, việc áp dụng và thực hiện mô hình kinh tế thị trường trên thế giới rất phong phú, đa dạng. Ở các nước tư bản phát triển, mô hình kinh tế thị trường đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi thăng trầm, tiến hóa theo thời gian cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và các quan hệ kinh tế, dưới tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật, ngày nay là cách mạng khoa học - công nghệ. Các mô hình kinh tế thị trường của các nước này có những sự biến đổi, thích nghi để tồn tại và phát triển.

Vì vậy đối với nước ta đặt ra yêu cầu phải tiếp tục nghiên cứu lý luận một cách cơ bản, tích cực tổng kết thực tiễn sống động của thế giới và của nước ta để nhanh chóng xây dựng khung lý luận về mô hình phát triển này. Chỉ trên cơ sở đó, quá trình hoạch định đường lối, chiến lược và chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng như tổ chức thực hiện chúng mới nhanh chóng thoát khỏi sự mò mẫm, kinh nghiệm và đối phó kéo dài, đưa nền kinh tế tiến những bước vững chắc trên con đường đã chọn./.

Một phần của tài liệu Một số mô hình kinh tế thị trường và bài học đối với nước ta hiện nay.tieu luan ngay 12 thang 6 năm 2012 pptx (Trang 26 - 28)