1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông cửu long

174 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông cửu long
Tác giả Phan Thị Cẩm Giang
Người hướng dẫn TS. Đào Đăng Kiên, TS. Nguyễn Ngọc Thao
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 174
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Những yếu kém và hạn chế 1 về lập quy hoạch ở các tỉnh, thành phố trong vùng có nội dung chồng chéo, mục tiêu thiếu tính khả thi khi tổ chức thực hiện, 2 Tư duy của một bộ phận công chức

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1 TS Đào Đăng Kiên

2 TS Nguyễn Ngọc Thao

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1 TS Đào Đăng Kiên 2 TS Nguyễn Ngọc Thao

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tác giả trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô Học Viện Hành chính Quốc gia, đặc biệt là các Thầy Cô của Khoa Quản lý nhà nước về kinh tế, Ban Quản lý đào tạo, Phòng đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận án Đặc biệt trân trọng cảm ơn hai Thầy hướng dẫn là: TS.Đào Đăng Kiên; TS Nguyễn Ngọc Thao đã hết long ủng hộ và hướng dẫn tác giả hoàn thành luận án

Tác giả trân trọng cảm ơn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại Cần Thơ, UBND các tỉnh, thành: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang,…đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả thu thập thông tin, số liệu và tài liệu phục vụ cho nghiên cứu hoàn thiện luận án này

Tác giả trân trọng cảm ơn cơ quan công tác và gia đình, bạn bè đã đồng hành, chia sẽ khó khăn với tác giả trong suốt quá trình vừa công tác vừa nghiên cứu hoàn thành luận án!

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả với sự đồng hành hướng dẫn khoa học của hai Thầy hướng dẫn Những thông tin, dữ liệu, số liệu thể hiện trong luận án được trích dẫn nguồn rõ ràng, đầy đủ Những số liệu tác giả thu thập từ báo cáo của UBND các tỉnh, thành trong VĐBSCL từ đó tổng hợp đánh giá đảm bảo tính khách quan và trung thực trong quá trình nghiên cứu luận án

Tác giả

Phan Thị Cẩm Giang

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠNMỤC LỤCDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5

5 Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu 7

6 Dự kiến những đóng góp mới của Luận án 9

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 9

8 Kết cấu của Luận án 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11

1.1 Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố có liên quan đến đề tài luận án 11

1.1.1 Các công trình trên thế giới 11

1.1.2 Các công trình trong nước 14

1.1.3 Những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu mà các công trình chưa giải quyết được 18

1.2 Những đánh giá sơ bộ và hướng nghiên cứu tiếp tục của luận án về quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 21

1.2.1 Làm rõ cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 21

Trang 6

1.2.2 Phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với chuyển dịch

cơ cấu ngành kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long 24

1.2.3 Đưa ra những nguyên tắc, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long 24

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 26

2.1 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 26

2.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế 26

2.1.2 Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế 29

2.1.3 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 32

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 33

2.2 Lý luận quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 35

2.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 35

2.2.2 Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 40

2.2.3 Nội dung của quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 46

2.2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 57

2.3 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 60

2.3.1 Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 60

2.3.2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 64

Trang 7

2.4 Một số kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho Vùng đồng

bằng sông Cửu Long 66

2.4.1 Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh 66

2.4.2 Kinh nghiệm của Đồng Nai 67

2.4.3 Kinh nghiệm của Đà Nẵng 68

2.4.4 Bài học quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho các tỉnh Vùng đồng bằng sông Cửu Long 70

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 72

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 73

3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Vùng đồng bằng sông Cửu Long 73

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 73

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 75

3.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Vùng đồng bằng sông Cửu Long 77

3.2.1 Thực trạng thay đổi quy mô, tỉ trọng các ngành trong GRDP của các địa phương Vùng đồng bằng sông Cửu Long 77

3.2.2 Thực trạng tăng trưởng khối ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ so với tốc độ tăng trưởng khối ngành sản xuất sản phẩm vật chất 81

3.2.3 Thực trạng thay đổi quy mô tỉ trọng lĩnh vực công nghiệp trong GRDP các địa phương Vùng đồng bằng sông Cửu Long 82

3.2.4 Đánh giá đóng góp của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vào hiệu quả phát triển kinh tế toàn Vùng 84

3.3 Thực trạng quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Vùng đồng bằng sông Cửu Long 91

Trang 8

3.3.1 Thực trạng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Vùng đồng bằng sông Cửu Long 913.3.2 Thực trạng hệ thống pháp luật có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành vùng đồng bằng sông Cửu Long 963.3.3 Thực trạng ban hành và thực thi hệ thống chính sách liên quan đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Vùng đồng bằng sông Cửu Long973.3.4 Thực trạng về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Vùng đồng bằng sông Cửu Long 1033.3.5 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn Vùng đồng bằng sông Cửu Long 107

3.4 Đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Vùng đồng bằng sông Cửu Long 108

3.4.1 Những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Vùng đồng bằng sông Cửu Long 1083.4.2 Những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Vùng đồng bằng sông Cửu Long 1113.4.3 Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế 115

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 118CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 120

4.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Vùng đồng bằng sông Cửu Long 120

4.1.1 Bối cảnh kinh tế thế giới và những tác động đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Vùng đồng bằng sông Cửu Long 120

Trang 9

4.1.2 Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 1224.1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Vùng đồng bằng sông Cửu Long 130

4.2 Giải pháp tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Vùng đồng bằng sông Cửu Long 136

4.2.1 Hoàn thiện bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 1364.2.2 Nâng cao chất lượng quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế Vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng phù hợp với tiềm năng thế mạnh của vùng 1394.2.3 Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển kinh tế Vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng phù hợp với tiềm năng thế mạnh của vùng 1424.2.4 Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Vùng đồng bằng sông Cửu Long 1474.2.5 Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra trong quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại vùng đồng bằng sông Cửu Long 150

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 151KẾT LUẬN 152DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ 154DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 156PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined.

Trang 10

NSNN Ngân sách nhà nước QDA Viện trợ phát triển chính thức PPP Hợp tác giữa Nhà nước và Tư nhân KH-CN Khoa học công nghệ

KH-KT Khoa học kỹ thuật CNTT Công nghệ thông tin KTQD Kinh tế quốc dân CCLĐ Cơ cấu lao động

NSLĐ Năng suất lao động QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước TNTN Tài nguyên thiên nhiên

LLSX Lực lượng sản xuất QHSX Quan hệ sản xuất

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2015 77

Bảng 3.2 Cơ cấu kinh tế các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 80

Bảng 3.3 Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GRDP của các tỉnh, thành VĐBSCL 82

Bảng 3.4 Tỷ trọng khu vực công nghiệp trong cơ cấu GRDP của các tỉnh, thành VĐBSCL 83

Bảng 3.5 Thu nhập bình quân trên đầu người ở ĐBSCL từ góc nhìn so sánh 86

Bảng 3.6 Tăng trưởng XK và một số mặt hàng XK chủ lực của VĐBSCL 89

Bảng 3.7 Vốn đầu tư FDI tại VĐBSCL trong tương quan với cả nước 91

Bảng 3.8 Tỷ trọng ngành nông nghiệp tại VĐBSCL (%) 109

Bảng 3.9 Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tại VĐBSCL (%) 110

Bảng 3.10 Tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ tại VĐBSCL (%) 110

Bảng 3.11 so sánh tỷ trọng các ngành kinh tế giữa mục tiêu quy hoạch và kết quả đạt được năm 2020 (đơn vị tính %) 112

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Đặc điểm đất đai phức tạp vùng ĐBSCL (SIWRP 2012) 74Hình 3.2 Cơ cấu lao động ĐBSCL theo khu vực kinh tế 85

Trang 13

MỞ ĐẦU 1 Lý do lựa chọn đề tài

Việt Nam đang trong quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiện đại hoá để từng bước hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng phát triển bền vững Thực tế cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã trở nên cần thiết và cấp bách

Nhận thức vai trò quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước đối với CDCCKT, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra mục tiêu “Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 - 5.000 USD; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm; tỉ lệ đô thị hoá khoảng 45%; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP ”

Vùng đồng bằng sông Cửu Long (VĐBSCL) có 13 tỉnh và một thành phố, với số dân hơn 17 triệu người, có tổng diện tích 39.194,6 km2 VĐBSCL là vùng kinh tế với đặc thù sản xuất lương thực, thực phẩm, thủy hải sản và trái cây lớn nhất cả nước; đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 60% lượng cá xuất khẩu và gần 70% các loại trái cây Hiện nay, VĐBSCL luôn là vùng kinh tế quan trọng đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước, đóng vai trò quan trọng đảm bảo an ninh lương thực cả nước Từ vai trò quan trọng của VĐBSCL, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đặc biệt đến vùng này, thể hiện qua các Nghị quyết, văn bản quan trọng về kinh tế - xã hội của VĐBSCL, trong đó có thể kể đến Nghị quyết số 21-NQ/TW; Kết luận 28-KL/TW; Nghị quyết số 120/NĐ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu Song song đó, các bộ, ngành Trung ương và Chính quyền địa phương 13 tỉnh, thành VĐBSCL đã triển khai các giải pháp thực hiện, phân bổ ngân

Trang 14

sách nhà nước nhiều hơn để đầu tư cho những dự án, công trình hạ tầng cấp bách, thiết yếu hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của vùng, kinh tế VĐBSCL đã có kết quả phát triển một các vượt bật Bên cạnh tăng trưởng kinh tế, thì vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nhất là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở vùng này là tất yếu khách quan, góp phần quan trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL giai đoạn 2010-2020, tỷ trọng nông nghiệp 31,21%, tỷ trọng công nghiệp 25,70% và tỷ trọng dịch vụ 38,78%, như vậy, CCNKT vùng ĐBSCL chưa đáp ứng mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết đại hội XII và XIII của đảng, thấp hơn các vùng kinh tế, xã hội trong cả nước

Bên cạnh những mặt đạt được, vấn đề duy trì tốc độ tăng trưởng của vùng trước bối cảnh tác động từ đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu là một thách thức cho công tác QLNN ở Vùng này, làm sao cải thiện mức sống của người dân trong vùng tương đồng với mức trung bình của cả nước là nhiệm vụ cấp bách Những yếu kém và hạn chế (1) về lập quy hoạch ở các tỉnh, thành phố trong vùng có nội dung chồng chéo, mục tiêu thiếu tính khả thi khi tổ chức thực hiện, (2) Tư duy của một bộ phận công chức quản lý và người dân chậm đổi mới từ tư duy sản xuất nông nghiệp chuyển sang tư duy kinh tế nông nghiệp, dẫn đến kết quả quản lý chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của vùng chưa cao (3) Các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh thiếu tính đột phá để đẩy mạnh mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (4) Tổ chức bộ máy Hội đồng điều phối vùng mới được củng cố Hội đồng có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, nhiệm vụ, dự án có quy mô vùng và có tính chất liên kết vùng, phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, nên tác động tham mưu và thực hiện chỉ đạo cho vùng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa nhiều và cụ thể

Trang 15

(6) Công nghiệp và dịch vụ của vùng chưa đủ vững chắc để trở thành trụ cột kinh tế bền vững cho vùng

Những hạn chế và thách thức trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có nhiều nguyên nhân đối với nhiệm vụ quản lý nhà nước của các bộ, ngành, chính quyền địa phương trong lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở vùng ĐBSCL, có những nguyên nhân chủ quan và có những nguyên nhân khách quan, song cũng có nguyên nhân tác động do biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19, cùng với việc tổ chức thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa được thực hiện có hiệu quả cao, xuất phát từ những lý do nêu trên và từ vị trí công tác, nghiên cứu sinh đã chọn chủ đề:” Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long” cho nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý công của mình

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL từ thực trạng phát triển các ngành kinh tế nhằm đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL góp phần đẩy mạnh CDCCNKT của vùng

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án thực hiện bốn nhiệm vụ chính

như sau: Một là, Phân tích đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến

đề tài quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL

Hai là, Hệ thống hoá và thực tiễn quản lý nhà nước đối với chuyển dịch

cơ cấu kinh tế Trên cơ sở khung lý thuyết, tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL, chỉ ra được ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Trang 16

Ba là, Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với

CDCCNKT giai đoạn 2010 – 2020, những kết quả, hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Bốn là, Đề xuất một số phương hướng, quan điểm và giải pháp hoàn thiện

quản lý nhà nước nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế VĐBSCL

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL

3.2 Phạm vi nghiên cứu

a Về nội dung

QLNN đối với CDCCKT là một phạm trù rộng lớn, bao gồm nhiều nội dung hợp thành như: CDCCNKT, chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nếu nghiên cứu đầy đủ các nội dung trên thì phạm vi nghiên cứu sẽ là quá rộng, vì vậy, Luận án chỉ tập trung nghiên cứu chuyển dịch CCNKT, cơ cấu nội bộ ngành kinh tế đáp ứng yêu cầu của việc nghiên cứu tổng thể Luận án nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn, nghiên cứu cả hiện trạng (những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế) trong quá trình CDCCNKT của vùng ĐBSCL trong giai đoạn 2010-2020 và cả định

hướng, giải pháp CDCCNKT của vùng đến năm 2030

Chủ thể của QLNN đối với CDCCNKT được đề cập trong Luận án này bao gồm Chính phủ, các bộ, ngành cấp Trung ương và chính quyền địa phương các cấp, trong đó tập trung vào cấp tỉnh Do vậy, các nội dung về chủ thể QLNN được phân tích trong Luận án này được chia thành 2 cấp: cấp trung

ương và cấp địa phương

Xét về phân chia lãnh thổ theo vùng kinh tế lớn, trên thực tế VĐBSCL là một vùng kinh tế lớn, về hành chính không có bộ máy QLNN cấp vùng, do đó, trong quá trình triển khai nghiên cứu luận án, tác giả thu thập số liệu và tư

Trang 17

liệu của từng địa phương sau đó tổng hợp và đưa ra những đánh giá chung

cho toàn vùng b Về không gian

Luận án tiến hành nghiên cứu trong phạm vi vùng ĐBSCL, bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 13 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, TP Cần Thơ, Hậu Giang

c Về thời gian

Luận án tiến hành nghiên cứu giai đoạn từ năm 2010 đến nay

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghiã Mác-Lênin; Các quan điểm, đường lối của đảng và các chính sách, pháp luật của nhà nước, những cơ sở phương pháp luận của khoa học quản lý công và khoa học kinh tế về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau (1) Phương pháp phân tích hệ thống: Là phương pháp được tác giả vận dụng trong nhiều nội dung nghiên cứu của luận án, chủ yếu sử dụng để xây dựng khung nghiên cứu về chuyển dịch CCNKT, đồng thời sử dụng để phân tích cơ cấu ngành kinh tế như là một hệ thống trong phân hệ nền kinh tế quốc dân đã giúp tác giả phân tích, đánh giá CCNKT một cách logic, biện chứng

(2) Phương pháp khảo cứu và phân tích tài liệu: tìm hiểu những tài liệu đã có trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng qua nghiên cứu số liệu, thông tin, nguồn tài liệu thứ cấp, luận án tiến hành nghiên cứu bao gồm hệ

Trang 18

thống văn bản pháp luật và qui phạm pháp luật của trung ương và chính quyền địa phương vùng ĐBSCL, các báo cáo, sách, giáo trình, tạp chí, công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để nhận diện vấn đề nghiên cứu, tổng quan vấn đề nghiên cứu ở chương 1, đồng thời tham khảo kết quả nghiên cứu để hình thành khung lý luận ở chương 2, phân tích, đánh giá thực trạng ở chương 3

(3) Phương pháp điều tra xã hội học và đánh giá, tổng kết thực tiễn: Luận án nghiên cứu tình hình và thực tiễn quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSCL giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 nhằm đánh giá toàn diện và khách quan về thực trạng quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL, những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân Từ tổng kết thực tiễn, rút ra những kết luận về thực trạng quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL

(4) Phương pháp thống kê, so sánh: Phương pháp này để sử dụng thống kê số liệu thu thập được của các năm, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL từ năm 2010 đến nay, qua đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL Phương pháp so sánh tác giả sử dụng để so sánh sự thay đổi tỷ trọng của các ngành kinh tế trong tổng cơ cấu kinh tế của các địa phương trong vùng, mức độ và hiệu quả CDCCNKT qua các năm 2010-2020 Đồng thời phương pháp so sánh để so sánh các giải pháp đã thực hiện với yêu cầu đặt ra của CDCCNKT, để xem mức độ phù hợp, đúng đắn của các giải pháp đã thực hiện

(5) Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp hệ thống hoá và làm sáng tỏ lý luận, phân tích làm rõ thực trạng đã được tác giả sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu của luận án để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện

Trang 19

quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL (6) Phương pháp dự báo: Tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu trong chương 4 Sử dụng để dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến CDCCNKT, tính toán các nhu cầu định lượng và các giải pháp nhằm CDCCNKT thành công, hiệu quả đến năm 2030

Ngoài ra, Luận án còn sử dụng một số phương pháp khác để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu luận án như: Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, khi tiếp cận thực tiễn, cập nhật tài liệu, tác giả kết hợp phỏng vấn các nhà quản lý ở địa phương

5 Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu

5.1 Giả thuyết khoa học

Nghiên cứu QLNN đối với CDCCNKT không chỉ là kiểm nghiệm các mô hình lý luận đã từng được thừa nhận trong thực tế mà nhu cầu thực tiễn của QLNN đối với CDCCNKT VĐBSCL đòi hỏi phải giải thích những vấn đề đang đặt ra và dự đoán những hiện tượng, quá trình sẽ diễn ra bằng các giả thuyết sau:

Một là, Cơ chế, chính sách kinh tế vĩ mô tuy có tác động đến quá trình

CDCCNKT những năm gần đây nhưng hiệu quả của nó chưa cao, đối với VĐBSCL vốn có thế mạnh về nông nghiệp thì việc áp dụng cơ chế, chính sách CDCCKT phải mang tính đặc thù riêng Vấn đề hoạch định chính sách kinh tế để tác động đến quá trình CDCCNKT nói riêng từ trung ương triển khai đến cấp tỉnh còn mâu thuẩn, chồng chéo, thậm chí xung đột giữa các chính sách và các quy định khác nhau, thiếu sự gắn kết giữa kế hoạch ngắn hạn và chiến lược dài hạn, thiếu sự phối hợp liên ngành, liên lãnh thổ trong xây dựng nội dung cũng như thực hiện chính sách từ trung ương đến địa phương

Hai là, Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế thiếu cơ

sở thực tế, tầm nhìn hạn hẹp trong phạm vi không gian từng tỉnh, thành, thiếu sự liên kết các tỉnh trong vùng, kéo theo việc triển khai thực hiện, kiểm tra,

Trang 20

đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch lại rất yếu kém, dẫn đến hiệu quả QLNN đối với CDCCNKT VĐBSCL chưa cao, vì một thực tế chúng ta thấy tỷ trọng các ngành nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ chưa chuyển dịch mạnh mẽ qua từng giai đoạn

Ba là, Bộ máy QLNN về kinh tế chưa thực thi hết chức năng, nhiệm

vụ được giao trong quá trình quản lý để tác động đến sự CDCCNKT Bộ máy vận hành thiếu linh hoạt, kém hiệu lực, hiệu quả Chức năng quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế còn chồng chéo giữa các bộ, ngành và địa phương; quá trình quản lý chưa thống nhất cao, đôi lúc còn mâu thuẩn không phù hợp với điều kiện đặc thù của từng vùng, từng địa phương; đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp QLNN về kinh tế còn hạn chế năng lực quản lý

Bốn là, Nguồn lực tài chính để triển khai thực thi các chính sách thúc

đẩy quá trình CDCCNKT còn hạn hẹp, chủ yếu dựa vào ngân sách trung ương Vốn đầu tư từ trung ương phân bổ chưa tương xứng với đòi hỏi phát triển của VĐBSCL trong khi đó khả năng tự tích luỹ vốn cho đầu tư phát triển kinh tế của các tỉnh, thành trong vùng còn thấp;

Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án “Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long” tác giả nhận thấy để sớm đạt được mục tiêu CDCCNKT VĐBSCL theo hướng phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của Vùng dựa trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, của Nhà nước đề ra thì cơ quan QLNN từ trung ương đến các cấp chính quyền địa phương tại VĐBSCL cần cụ thể hoá từng nội dung, từng bước công việc theo quy hoạch, kế hoạch đề ra để thực hiện CDCCNKT theo hướng: vừa phấn đấu tăng mạnh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất nông sản, đẩy mạnh việc ứng dụng “4 hoá” một cách phổ biến chứ không đơn thuần là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng thể cơ cấu GDP toàn vùng

Trang 21

5.2 Câu hỏi nghiên cứu

Trong những năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã tổ chức thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL đúng định hướng không? Hoạt động QLNN đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL diễn ra như thế nào? Những ưu điểm, hạn chế trong quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL là gì? Tại sao tồn tại những hạn chế đó? Cần phải có phương hướng, quan điểm và giải pháp như thế nào để hoàn thiện trong thời gian tới

6 Dự kiến những đóng góp mới của Luận án

Một là, Bổ sung hoàn thiện cơ sở lý luận về QLNN đối với

CDCCNKT làm thay đổi phương phức quản lý kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế dưới góc độ khoa học quản lý công

Hai là, Luận án xác định được hai nhóm nhân tố khách quan và chủ

quan có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả của QLNN đối với CDCCNKT nói chung và ở các tỉnh, thành VĐBSCL nói riêng

Ba là, Luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng QLNN đối với

CDCCNKT ở VĐBSCL theo các nội dung của QLNN Từ đó, luận án đã chỉ ra được những hạn chế, yếu kém trong công tác QLNN đối với CDCCNKT; xác định các nguyên nhân dẫn tới những hạn chế còn tồn tại trong QLNN đã cản trở sự CDCCNKT ở VĐBSCL

Bốn là, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ QLNN về kinh tế, Luận án đề

xuất việc CDCCNKT VĐBSCL theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ nhưng phải có lộ trình phù hợp, đồng thời trong nội bộ ngành nông nghiệp cần chuyển đổi cơ cấu theo hướng hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp chứ không chỉ đơn thuần là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng thể cơ cấu kinh tế

Trang 22

Năm là, Luận án đã đề xuất một hệ thống giải pháp về QLNN mang

tính khả thi nhằm thúc đẩy sự CDCCKT ở các tỉnh, thành VĐBSCL theo hướng hiện đại, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

8 Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án có kết cấu 4 chương như sau:

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

luận án

- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước đối với

chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

- Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu

ngành kinh tế Vùng đồng bằng sông Cửu Long

- Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối

với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long

Trang 23

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố có liên quan đến đề tài luận án

CDCCKT là một trong những nội dung được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc hiện nay vì thời gian gần đây với những tác động tiêu cực từ sau khủng hoảng và suy giảm kinh tế toàn cầu thì những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ rất rõ thông qua các biểu hiện như: nhiều doanh nghiệp rơi vào trạng thái phá sản, ngừng sản xuất, thị trường chứng khoán giảm sâu trong một thời gian dài, thị trường bất động sản đóng băng, dư nợ tín dụng tăng cao, thu NSNN gặp nhiều khó khăn… Mặc dù, chính sách điều hành nền kinh tế của nhà nước ban hành rất nhiều nhưng hiệu quả của chính sách thì lại rất thấp, không thể tiếp tục mạo hiểm đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát như các năm trước Để ổn định và phát triển bền vững nền kinh tế, Chính phủ đã chủ trương thực hiện tái cơ cấu ngành kinh tế nhằm thúc đẩy CDCCNKT Chính vì vậy việc nghiên cứu về CDCCNKT được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chú trọng Có rất nhiều công trình nghiên cứu về CCKT và CDCCKT, Luận án tiếp cận nghiên cứu sự CDCCNKT ở gốc độ QLNN trên tổng thể chung về cơ chế, chính sách và của những tác giả trước đã đề cập đến vấn đề đầu tư phát triển kinh tế, CCKT và CDCCNKT; do đó các công trình này có ý nghĩa tham khảo lớn đối với việc nghiên cứu của đề tài luận án; nghiên cứu của những tác giả theo các nhóm sau:

1.1.1 Các công trình trên thế giới

Quyển sách: Economic Restructuring in East Asia and

India-perspectives on policy reform (tái cơ cấu kinh tế đông nam Á và Ấn Độ -

quan điểm về cải cách chính sách), của nhóm tác giả: Pradeep Agrawal, Subir

V Gokarn, Veena Mishra, Kirit S.Parikh and Kunal Sen, First published in

Trang 24

Great Britain 1995 by Macmillan Press LTD (xuất bản lần đầu ở Anh năm 1995 bởi Macmillan Press LTD) Cuốn sách này cung cấp một hình ảnh so sánh về kinh nghiệm tái cơ cấu của năm nền kinh tế châu Á: Hàn Quốc, Singapore, Indonesia, Thái Lan và Ấn Độ Trong trường hợp của Indonesia và Thái Lan, trọng tâm trước mắt là tập trung vào các biện pháp điều chỉnh cơ cấu, và trong trường hợp của Hàn Quốc và Singapore, trọng tâm về lâu dài là công nghiệp, thương mại, lao động và các chính sách ngành tài chính Trong chương về Ấn độ, tái cơ cấu được xem là ánh sáng của sự phát triển kinh tế quốc gia từ những phân tích trên Quá trình hoạch định chính sách kinh tế

chính trị được xem xét trong từng trường hợp

Quyển sách: Economy of the Philippines: Elites, Inequalities and

economic restructuring routledge studies in the growth economies of Asia

(Nền kinh tế của Philippines: những tinh hoa, bất bình đẳng và bài học tái cơ cấu kinh tế từ các nước phát triển của Châu Á), tác giả Peter Krinks (2002),

nhà xuất bản Taylor & Francis Routledge Cuốn sách này mô tả nền kinh tế Philippines cuối những năm 1950 nổi bật hơn các nước trong khu vực Nam Á lân cận Sau đó nền kinh tế của Philippines đã liên tục tụt lại phía sau và chỉ thực sự bắt đầu phát triển trở lại trong những năm 1990 và thậm chí sau đó nó không đạt được tốc độ tăng trưởng bằng phần còn lại của Đông Nam Á mười năm trước đó Trong cuốn sách này giới phê bình đã phân tích nền kinh tế Philippines và giải thích những vấn đề mà nó đã phải đối mặt, cũng như các giải pháp mà cần phải được đưa vào thực hiện Cuốn sách tiếp cận toàn diện vấn đề này sẽ có giá trị rất lớn cho sinh viên, học giả và chuyên gia kinh doanh quan tâm nghiên cứu về nền kinh tế của châu Á

Bài viết Shrinking cities and resource-based economy: The

economic restructuring in China's mining cities (Thu hẹp các thành

phố và nền kinh tế dựa vào tài nguyên: Việc tái cơ cấu kinh tế ở các thành phố khai thác mỏ của Trung Quốc) của nhóm tác giả Sylvia Y,

Trang 25

Jeongwoo Lee, Tao Zhou, DanWu (2015), được đăng online trên trang http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S026427511630395X Bài viết này đánh giá các chính sách và thực hành lập kế hoạch hiện nay ở các thành phố dựa vào tài nguyên ở Trung Quốc từ góc độ vĩ mô và phân tích lý do Chính phủ phải tham gia vào các vấn đề kinh tế cấp bách, bởi các thành phố phải đối mặt với khó khăn nền kinh tế chỉ dựa vào tài nguyên Đặc biệt cần tập trung vào tái cơ cấu kinh tế Để tiếp tục phân tích các chính sách từ Trung ương và sự đa dạng của thực tiễn trong bối cảnh địa phương, báo này trình bày hai trường hợp, một thành phố khai thác dầu khí (thành phố Đại Khánh) và một thành phố khai thác than (thành phố Bình Hương) Thông qua thảo luận và đánh giá các chính sách và thông lệ và nơi có trụ sở tại thành phố dựa vào tài nguyên, bài viết này nhằm mục đích tăng cường sự hiểu biết về các thành phố bị thu hẹp ở Trung Quốc và làm sáng tỏ về hoạch định chính sách phát triển kinh tế cho các thành phố mà nền kinh tế chỉ dựa vào tài nguyên trong các quốc gia phát triển khác

Bài viết Ongoing Economic Restructuring in the Wake of the Latest

Economic Crisis: A Russian Perspective (Tiếp tục tái cơ cấu kinh tế ở Wake

trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế mới nhất: một quan điểm của Nga) Của

nhóm tác giả Tania Georgia Viciu, Mihaela Toma, Diana Larisa Ţâmpu (2013), đăng trên internet trang http://www.sciencedirect.com/science/ article/pii/S2212567113001287 Bài viết này nói đến Cuộc khủng hoảng kinh tế mới đưa vào các cuộc thảo luận quan trọng và lâu dài liên quan đến vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế hiện đại Dù được xem như là một sự hỗ trợ cho các lĩnh vực sản xuất cũng như thành lập khu vực chế tạo, hoặc động cơ phát triển ở bên phải của riêng của nó, khu vực kinh tế thứ ba đã trở thành điểm quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới Bài viết về những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, với trọng tâm là các nền kinh tế đang phát triển, nơi mà hiện tượng này là hầu như đến tuổi

Trang 26

Nghiên cứu này tập trung vào thị trường CNTT, vì điều này được xem như là một biện pháp toàn diện về sự trưởng thành và tinh tế của khu vực dịch vụ

Bài viết Risk Taking in Latin American Economic Restructuring:

Lessons from Prospect Theory (Chấp nhận rủi ro trong Tái cơ cấu kinh tế

Mỹ Latinh: Những bài học từ Prospect Theory của Kurt Weyland), tác giả

Kurt Weyland (1996), được đăng trên trang http://isq.oxfordjournals org/content/40/2/185.abstract Bài viết này nói về Lý thuyết triển vọng, một lý thuyết tâm lý của việc ra quyết định đã làm sáng tỏ về sự lựa chọn chính sách đối ngoại, cho rằng mọi người có xu hướng chấp nhận rủi ro cao khi phải đối mặt với thua lỗ, trong khi rất thận trọng khi dự đoán lợi nhuận Bài viết này giới thiệu lý thuyết triển vọng cho việc nghiên cứu chính trị so sánh để giải thích cho sự lựa chọn chính sách kinh tế táo bạo mà Tổng Thống thực hiện tại khủng hoảng kinh tế Argentina, Brazil và Peru, và mức độ đáng ngạc nhiên của việc ủng hộ phổ biến cho rằng đó là rủi ro và biện pháp tốn kém của lãnh đạo các nước này; và ngược lại, để giải thích cho việc tất nhiên cần thận trọng trong cải cách gần đây ở Chile theo đuổi, một quốc gia có triển vọng kinh tế tốt hơn Các lý thuyết dựa trên sự lựa chọn hợp lý, phương pháp hàng đầu để đưa ra quyết định chính trị, đã không lường trước những quyết định này Đặc biệt, những lý thuyết này dự đoán rằng sự sợ hãi cho sự sống chính trị của họ sẽ ngăn chặn, gây khó khăn cho các nhà lãnh đạo dân chủ từ việc ban hành các chính sách kinh tế Do đó cho thấy giả thuyết bắt nguồn từ lý thuyết triển vọng phục vụ như là một thay thế hữu ích để giải thích sự lựa chọn hợp lý còn tồn tại trong việc làm sáng tỏ vấn đề ra quyết định, ban hành các chính sách trong điều kiện khủng hoảng kinh tế

1.1.2 Các công trình trong nước

Ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu riêng lẽ về cơ cấu kinh tế, các công trình ấy đã xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế, thực trạng cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam và một số giải

Trang 27

pháp nhằm CDCCKT trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Cụ thể một số công trình sau:

- Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thành Phong (1995):

“Chiến lược cơ cấu kinh tế hợp lý của vùng đồng bằng sông Cửu Long”,

Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 1995 Luận án phân tích những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của chiến lược hình thành cơ cấu kinh tế - khảo sát hiện trạng cơ cấu kinh tế của VĐBSCL – những vấn đề đặt ra từ sự vận hành của hệ thống cơ cấu VĐBSCL – những giải pháp và chính sách nhằm thực hiện việc hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý

- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Bích Hường (2004): “Biến

đổi cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế”, Luận án phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực

tiễn của một số nước về biến đổi cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Phân tích đánh giá thực trạng biến đổi cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam

- Đề tài dự án “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và xác định cơ cấu

ngành kinh tế vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020” của Viện Nghiên cứu kinh tế và phát

triển Hà Nội Kết quả nghiên cứu của dự án đã đánh giá một cách logic, đúng đắn và đầy đủ về thực trạng CCKT vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời xác định CCKT hợp lý và dự báo hướng CDCCKT vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian tới

- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2012) “Ảnh

hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của nền kinh tế tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” Luận án trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về

ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế tới tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu hiện trạng và các giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế, nhằm tăng cường ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011 -2020

Trang 28

- Chương trình khoa học cấp nhà nước KX 02 : "Chuyển dịch cơ cấu

kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, theo định hướng XHCN: con đường và bước đi" Hà nội tháng 6 năm 2005 Do tập thể

các tác giả Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Đề tài nghiên cứu ở tầm vĩ mô về CDCCKT ngành ở Việt Nam, hệ thống thực trạng CDCCKT ngành, quan điểm về chuyển dịch cơ cấu ngành, chưa làm rõ sự CDCCKT ở địa phương cấp vùng và tỉnh

- Luận văn cao học quản lý hành chính khóa 7 của tác giả Huỳnh

Thanh Hiền với đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí

Minh” Luận văn có tính lý luận và thực tiễn cao về CDCCKT, sự tác động

của chính quyền thành phố trong CDCCKT, là tài liệu tham khảo có ích, nhưng ở tầm qui mô kinh tế phát trển cao, nền kinh tế theo hướng công nghiệp là chủ yếu, yếu tố chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp chưa nhiều và đã

có từ nhiều thời kỳ nên chưa phù hợp trong điều kiện các tỉnh VĐBSCL

- Luận án tiến sỹ về đề tài : “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven biển

Bắc Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” HN, năm 2012, là luận án

thuộc chuyên ngành kinh tế phát triển của NCS Trần Anh Tuấn Với mục tiêu nghiên cứu của luận án là góp phần làm phong phú hơn cơ sở khoa học và thực tiễn về đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NCS đã làm rõ được bốn nội dung sau: (1) “Tổng quan tình hình nghiên cứu”;(2) “Những vấn đề lý luận chủ yếu về cơ cấu kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; (3) “Đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven biển Bắc Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; (4) “Các định hướng chủ yếu và giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu

kinh tế vùng ven biển Bắc Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”

- GS.TS Nguyễn Kế Tuấn (2013), Sách chuyên khảo “Kinh tế Việt

Nam năm 2012 Ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế” NXB

Trang 29

Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Kết quả nghiên cứu của sách chuyên khảo công bố có các kết quả chủ yếu: (1) Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô năm 2012; (2) Tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong tâm về tái cấu trúc nền kinh tế năm 2012; (3) Tình hình thực hiện nhiệm vụ tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính năm 2012; (4) Tình hình thực hiện nhiệm vụ tái cấu trúc đầu tư công; (5) Thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát; (6) Tình hình thực hiện nhiệm vụ tái cấu trúc các Tập đoàn kinh tế và công ty nhà nước; (7) Một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế năm 2013

- TS Đào Đăng Kiên (2015), Sách chuyên khảo “Kế hoạch hóa phát

triển kinh tế - xã hội” NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội Những nội dung chủ

yếu cuốn sách chuyên khảo luận bàn về các lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, kế hoạch hóa chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, nội dung kế hoạch hóa chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp, phương pháp và sử dụng các công cụ kỹ thuật trong lập kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội

- Luận án tiến sỹ của tác giả Phạm Thị Nga (2016) “Chuyển dịch cơ

cấu kinh tế ngành tỉnh Thái Nguyên theo hướng phát triển bền vững”

Luận án tiến sỹ kinh tế chính trị bảo vệ tại Viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam Kết quả nghiên cứu của tác giả đã làm rõ lý thuyết cơ cấu kinh tế của các học giả trên thế giới, những nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với phát triển kinh tế - xã hội, phân tích và đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên, những hạn chế về tư duy khai thác tài nguyên thiên nhiên, đẩy mạnh sản xuất thúc đẩy tăng trưởng mà chưa chú ý bảo vệ môi trường, tăng trưởng theo chiều rộng mà chưa chủ động chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển theo chiều sâu bền vững Tác giả đã đề xuất các phương hướng, quan điểm và mục tiêu

Trang 30

chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng bền vững tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Kết quả thể hiện ở bốn nhóm giải pháp chủ yếu như sau: (1) Nâng cao hiệu lực QLNN đối với phát triển bền vững (2) Phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ (3) Huy động vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư và (4) Mở rộng hợp tác, liên kết tỉnh, vùng, cả nước và chủ động hội nhập quốc tế Luận án có giá trị tham khảo hữu ích, tuy nhiên phạm vi và đối tượng của luận án cấp tỉnh

- Tác giả Vương Đình Huệ khi bàn về phát triển kinh tế vùng tại Hội

thảo Quốc tế “Kinh tế vùng trong quá trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển

đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam” đã nhận định mặc dù đạt được một số

kết quả nhất định trong thực hiện chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế vùng, nhưng cũng còn nhiều hạn chế trong quá trình triển khai chủ trương, cơ chế chính sách như: chưa nhận thức đầy đủ phát triển kinh tế vùng như một quy luật tự thân của kinh tế thị trường theo không gian kinh tế; cách phân vùng kinh tế - xã hội còn nhiều mặt hạn chế để phát huy lợi thế so sánh từng vùng; các vùng kinh tế trọng điểm chưa thực sự phát huy vai trò đầu tàu,

có tác dụng lan tỏa, hiệu quả đầu tư chưa thực sự vượt trội

1.1.3 Những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu mà các công trình chưa giải quyết được

Những công trình, luận văn, luận án, bài báo nghiên cứu nêu trên có tính cập nhật, hệ thống lý thuyết và phân tích có tính logic, biện chứng về CDCCKT nói chung Một số nghiên cứu đã chỉ ra yêu cầu đẩy mạnh công tác quản lý trong quá trình CDCCKT và hoàn thiện bộ máy nhà nước trong quá trình CDCCKT Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn nội dung QLNN trong quá trình CDCCNKT VĐBSCL; phương pháp quản lý và các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về kinh tế để tác động đến quá trình CDCCNKT VĐBSCL

Trang 31

Bên cạnh những vấn đề các đề tài đã giải quyết, QLNN về CDCCNKT

VĐBSCL còn tồn tại những vấn đề sau: Thứ nhất, cơ chế chính sách kinh tế thúc đẩy cho quá trình CDCCNKT VĐBSCL cần được nghiên cứu sâu sát, cải tiến hơn nữa

Chính sách chuyển đổi CCKT từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ là mục tiêu kinh tế bao trùm và là định hướng chính sách phát triển kinh tế chi phối ở đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2010 cho đến nay, nhưng tốc độ chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp – công nghiệp – dich vụ ở VĐBSCL chậm hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước cũng như so với mục tiêu đề ra cho toàn vùng Vì vậy, bộ máy QLNN tăng cường nhiệm vụ quản lý trong quá trình CDCCNKT trong giai đoạn sắp tới để đạt được mục tiêu chuyển dịch

Chính sách phát triển kinh tế từ trung ương ban hành đến khi triển khai thực hiện tại VĐBSCL còn rất nhiều vướng mắc: từ khâu triển khai, tổ chức thực hiện đến kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện còn rất kém Mỗi tỉnh, thành triển khai theo một hướng, thiếu sự liên kết toàn vùng Hiện nay, khi tiến hành khảo sát các tỉnh, thành VĐBSCL, chúng ta lại nghe điệp khúc “Trung ương phản ánh tỉnh chúng tôi CDCCKT quá chậm chạp” Dưới sức ép này, việc CDCCNKT chắc chắn là mục tiêu quan trọng nhất ở VĐBSCL trong kỳ 2016-2020

Thứ hai, hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về kinh tế là tổ chức đa ngành, đa lĩnh vực nhưng không chuyên sâu và chưa có kinh nghiệm trong CDCCNKT

Mặc dù hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về kinh tế được quy định từ trung ương đến địa phương từng chức năng nhiệm vụ cụ thể điển hình như quy hoạch phát triển kinh tế do sở kế hoạch đầu tư nghiên cứu phối hợp với các sở, ngành khác có liên xây dựng dự thảo và trình UBND cấp tỉnh phê duyệt Muốn CDCCNKT thành công đòi hỏi phải có tầm nhìn chiến lược, chiều sâu trong việc xây dựng ban hành và triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát

Trang 32

triển kinh tế Hiện nay VĐBSCL gặp một vấn đề nan giải là các tỉnh quy hoạch mang tính cục bộ địa phương, tư duy nhiệm kỳ…không tính tới tầm nhìn khu vực, điển hình là một số dự án xây dựng sân bay quốc nội, khu công nghiệp…thực tế này yêu cầu VĐBSCL muốn CDCCNKT đạt hiệu quả phải xây dựng được một tổ chức bộ máy QLNN đặc thù riêng trong quản lý kinh tế để tác động đến quá trình CDCCNKT toàn Vùng, đồng thời phối hợp chỉ đạo với các tỉnh, thành trong vùng hoàn thành mục tiêu đặt ra

Thứ ba, nguồn nhân lực trong bộ máy QLNN về kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, cụ thể trình độ, năng lực chuyên môn thấp, về sự tận tuỵ, về thái độ, về nhân cách đạo đức

Cùng cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức bộ máy quản lý này là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả QLNN trong quá trình CDCCNKT VĐBSCL Vì CDCCNKT là một quá trình xuyên suốt, có nhiều nội dung mới trong quản lý kinh tế thời hội nhập nên đòi hỏi cán bộ, công chức trong lĩnh vực này phải có trình độ chuyên môn cao Trong khi đó thực tế hiện nay, một số cán bộ, công chức còn thiếu kiến thức và kỹ năng chuyên môn quản lý kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ tư, các nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động QLNN trong quá CDCCNKT VĐBSCL còn ít, chủ yếu dựa vào ngân sách Trung ương phân cấp

Hiện nay, tại VĐBSCL nguồn tài chính để QLNN trong quá trình CDCCNKT chỉ dựa trên nguồn ngân sách nhà nước trung ương cấp Ngoài nguồn vốn này VĐBSCL còn được hỗ trợ vốn ODA từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Ngân Hàng Thế Giới chi cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông góp phần thúc đẩy quá trình CDCCNKT diễn ra thuận lợi Quản lý nguồn vốn này và vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư tại VĐBSCL cũng là một trong những nội dung chính của QLNN trong quá trình CDCCNKT VĐBSCL Hiện nay Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã giải thể, cần

Trang 33

thiết có cơ quan QLNN định hướng phát triển kinh tế - xã hội cho toàn Vùng, đại diện Vùng kêu gọi đầu tư tổ chức hợp tác với nước ngoài, tuy nhiên vấn đề này hiện nay thực thi chưa đáng kể, chủ yếu do các bộ, ngành trung ương tổ chức các diễn đàn hợp tác kinh tế, hội thảo xúc tiến đầu tư toàn vùng Vì vậy, hiệu quả kêu gọi đầu tư chưa cao, còn mang tính hình thức, kết quả đạt được chưa như mong muốn của Vùng

Như vậy, đề tài Luận án: “Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long” là công trình nghiên cứu khoa học

mới và cấp thiết Đề tài là công trình khoa học nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên biệt về CDCCNKT cấp vùng, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế

quốc tế dưới góc độ luận án Tiến sỹ Quản lý công 1.2 Những đánh giá sơ bộ và hướng nghiên cứu tiếp tục của luận án về quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Những công trình này đã thể hiện rõ những thành công nhất định cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn mà tác giả có thể tiếp thu, kế thừa và phát triển thêm khi tiến hành nghiên cứu đề tài QLNN trong quá trình CDCCNKT VĐBSCL Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận, quan điểm về CDCCKT nói chung, CDCCNKT nói riêng, một số phương pháp góp phần làm đòn bẩy cho hoạt động CDCCNKT Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu nội dung QLNN đối với CDCCNKT VĐBSCL? Làm sao nâng cao hiệu quả QLNN đối với CDCCNKT VĐBSCL? Để nghiên

cứu đề tài này Luận án cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:

1.2.1 Làm rõ cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Thứ nhất, CCKT là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh

tế quốc dân, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, luôn vận động và

Trang 34

hướng vào những mục tiêu cụ thể Theo Liên Hiệp quốc, các ngành kinh tế được phân thành ba khu vực hay gọi là ba ngành gồm: Khu vực I bao gồm các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, khu vực II là các ngành công nghiệp và xây dựng, khu vực III gồm các ngành dịch vụ Trong mỗi nhóm ngành lại bao gồm các ngành khác nhau gọi là các ngành cấp 1

Thứ hai, CDCCKT là quá trình thay đổi các quan hệ tỷ lệ của cơ cấu

ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với môi trường và điều kiện phát triển CDCCNKT không chỉ thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí, tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành Việc CDCCNKT phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung CDCCNKT là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến đổi cơ cấu mới hiện đại phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế

CDCCNKT là một quá trình diễn ra liên tục, gắn liền với quá trình công nghiệp hoá và được xem là kết quả của quá trình công nghiệp hoá đối với các nước đang phát triển như Việt Nam

CDCCNKT là một quá trình mang tính khách quan, dưới sự tác động của các yếu tố phát triển: lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội, thị trường, quan hệ cung – cầu hàng hoá Sự tác động của nhà nước trong quá trình CDCCNKT nằm ở chỗ: nắm bắt các yếu tố có liên quan đến sự phát triển các ngành kinh tế, định hướng phát triển và sử dụng các chính sách để thúc đẩy quá trình CDCCNKT phù hợp

Mô hình phát triển kinh tế Việt Nam đã có nhiều điều chỉnh và thay đổi đáng kể từ ngày giành độc lập đất nước năm 1975 Đầu tiên, chúng ta chọn mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tiếp theo đó trong giai đoạn 1986-1989 ta chọn mô hình kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, rồi từ năm 1990 chuyển sang nền kinh tế định hướng thị trường có sự quản lý của Nhà

Trang 35

nước Mô hình sau năm 2000 là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Có vẻ như chúng ta vẫn đang lựa chọn và điều chỉnh con đường phát triển kinh tế cho riêng mình, việc CDCCNKT thể hiện vai trò quan trọng của nhà nước trong quản lý về kinh tế

Thứ ba, nội dung và yêu cầu cơ bản của CDCCNKT ở nước ta theo

hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng GDP của các ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ, đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp Cùng với quá trình CDCCNKT tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế và xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lao động xã hội, cơ cấu kinh tế đối nội, cơ cấu kinh tế đối ngoại…Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm, kết quả đạt được phụ thuộc chính vào sự điều hành quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước, ngoài ra còn phụ thuộc vào xu thế toàn cầu hoá kinh tế quốc tế, xu hướng chính trị, kinh tế xã hội của khu vực và thế giới, thành tựu của cách mạng khoa học, kỹ thuật, đặc biệt sự bùng nổ công nghệ thông tin tạo nên bước nhảy vọt trong mọi lĩnh vực

Thứ tư, nội dung QLNN đối với CDCCNKT phải được nhìn nhận là một

yếu tố quan trọng trong QLNN về kinh tế và đóng góp đáng kể cho hiệu quả quản lý hành chính Mục tiêu, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế của quốc gia có tác động quan trọng đến quá trình CDCCNKT vì mặc dù cơ cấu kinh tế mang tính khách quan, tính lịch sử xã hội nhưng lại chịu sự tác động gián tiếp lên tỷ lệ của cơ cấu ngành kinh tế bằng các định hướng phát triển, đầu tư, những chính sách khuyến khích hay hạn chế phát triển các ngành nghề nhằm bảo đảm sự cân đối của nền kinh tế theo mục đích đề ra cho từng giai đoạn nhất định

Thứ năm, luôn học hỏi và áp dụng có chọn lọc kinh nghiệm quản lý kinh

tế của quốc tế đồng thời đảm bảo các giải pháp phù hợp với hoàn cảnh và bối cảnh của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 36

1.2.2 Phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long

Một là, Nghiên cứu, phân tích, nêu rõ thực trạng hệ thống các văn bản

quy phạm pháp luật về kinh tế

Hai là, Nghiên cứu, đánh giá các hoạt động QLNN đối với CDCCNKT

Thứ nhất, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình CDCCNKT

VĐBSCL trong giai đoạn hiện nay

Thứ hai, Đưa ra những nguyên tắc nâng cao chất lượng, hiệu quả QLNN

đối với CDCCNKT VĐBSCL Nguyên tắc 1: Các cơ chế, chính sách QLNN đối với CDCCNKT VĐBSCL cần tầm nhìn toàn cầu và sự linh hoạt

Nguyên tắc 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN đối với CDCCNKT VĐBSCL cần gọn hơn và làm việc hiệu quả hơn

Nguyên tắc 3: Nguồn nhân lực vận hành bộ máy QLNN đối với CDCCNKT VĐBSCL đảm bảo các tiêu chí về kỷ luật, trình độ, chuyên môn và đạo đức công vụ

Nguyên tắc 4: Đảm bảo kinh phí cho hoạt động QLNN đối với CDCCNKT VĐBSCL

Thứ ba, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả QLNN đối

với CDCCNKT VĐBSCL hiện nay 1 Xây dựng, ban hành cơ chế chính sách và các văn bản quy phạm, pháp luật quản lý nhà nước về kinh tế trong quá trình CDCCKT quốc gia

Trang 37

2 Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy QLNN đối với CDCCNKT VĐBSCL

3 Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống các cơ quan QLNN về kinh tế VĐBSCL

4 Tăng cường công tác QLNN trong khâu xây dựng, phê duyệt, triển khai và giám sát thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế VĐBSCL

5 Tăng cường công tác quản lý nguồn tài chính đảm bảo cho hoạt động QLNN đối với CDCCNKT VĐBSCL

6 Tăng cường đôn đốc, giám sát, đánh giá các hoạt động QLNN đối với CDCCNKT VĐBSCL

Tóm lại, Luận án nghiên cứu QLNN đối với CDCCNKT VĐBSCL không chỉ là kiểm nghiệm các mô hình lý luận quản lý nhà nước đã từng được thừa nhận trong thực tế mà nhu cầu thực tiễn của QLNN đối với CDCCNKT VĐBSCL đòi hỏi phải giải thích những vấn đề đang đặt ra và dự đoán những hiện tượng, quá trình sẽ diễn ra Xây dựng những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác QLNN đối với CDCCNKT VĐBSCL không chỉ là phương tiện mà còn là một trong những hình thức của sự nhận thức về quá trình CDCCNKT Trong quan hệ với lý thuyết quản lý và tổ chức, các giải pháp không chỉ là công cụ tìm kiếm những khả năng thực hiện lý thuyết mà còn là công cụ kiểm tra các mối liên hệ quan hệ, cấu trúc, tính quy luật được diễn đạt trong lý thuyết ấy có tồn tại thực hay không? Sau cùng đem các kết quả thu được qua nghiên cứu , ngoại suy cho khách thể Cơ sở để áp dụng các phương pháp là những đặc điểm, những nét giống nhau về chức năng hay về tính chất đã được xác lập vững chắc giữa sự vật, hiện tượng, quá trình xảy ra trong thực tiễn quản lý và tư duy Việc xây dựng và áp dụng các giải pháp QLNN đối với CDCCNKT VĐBSCL có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng và phát triển lý thuyết khoa học về hành chính công, quản lý công và dịch vụ công Đồng thời cũng phải đáp ứng những nguyên tắc, nội dung QLNN về kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

Trang 38

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

2.1 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế

Cơ cấu là một khái niệm mà triết học duy vật biện chứng dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại bền vững giữa các bộ phận cấu thành của nó Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa bộ phận và toàn thể, nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật, hiện tượng và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật hiện tượng Như vậy, có thể thấy có nhiều trình độ, nhiều kiểu tổ chức cơ cấu của các khách thể và các hệ thống khác nhau

Cũng như vậy, đối với nền kinh tế quốc dân, khi xem CCKT là một hệ thống phức tạp thì có thể thấy nhiều bộ phận và các kiểu cơ cấu hợp thành, tuỳ theo cách mà chúng ta tiếp cận khi nghiên cứu hệ thống ấy Đặc biệt, sự vận động và phát triển của nền kinh tế, theo thời gian bao hàm trong đó sự thay đổi bản thân các bộ phận cũng như sự thay đổi của các kiểu cơ cấu Vì

vậy, có thể nhận thấy rằng: “Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là tổng thể những mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các bộ phận cấu thành trong một thời gian và trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định”

Nền kinh tế của mỗi nước là một tổ hợp phức tạp, bao gồm các bộ phận và phân hệ hợp thành, việc phân tích, đánh giá CCKT đòi hỏi phải xem xét cấu trúc bên trong của nền kinh tế, biểu hiện ở những mối quan hệ kinh tế giữa các bộ phận và giữa các phân hệ của các bộ phận đó trong hệ thống kinh tế Những mối quan hệ kinh tế đó ràng buộc lẫn nhau và được biểu hiện ở những quan hệ về mặt lượng cũng như mặt chất; C.Mác đã chỉ ra rằng: “CCKT là sự phân chia về chất lượng và tỉ lệ về số lượng của quá trình sản xuất xã hội”

Trang 39

Như vậy, CCKT thể hiện mức độ xã hội hoá, sự phân công lao động xã hội và các quan hệ về mặt số lượng của các loại hình sản xuất, kinh doanh khác nhau, trong những điều kiện không gian và thời gian nhất định; trong thực tiễn quy hoạch và kế hoạch, CCKT thường thể hiện gồm ba cấu thành liên quan chặt chẽ với nhau, đó là: Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ

Khi có sự thay đổi của một số bộ phận và phân hệ nào đó trong hệ thống kinh tế, sẽ làm thay đổi các bộ phận và phân hệ còn lại, hoặc ngược lại; trong khi phân tích và đánh giá một CCKT trên quan điểm hệ thống, việc nhất thiết phải chỉ ra được định lượng và định tính của các quan hệ kinh tế

CCKT là tổng thể mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các yếu tố và trong từng yếu tố của LLSX và QHSX với những điều kiện kinh tế xã hội cụ

thể trong những giai đoạn phát triển nhất định của xã hội Như thế: “CCKT là tổng thể các quan hệ kinh tế hợp thành nền kinh tế, gắn với vị trí, trình độ công nghệ, quy mô, tỷ trọng tương ứng với từng bộ phận và mối quan hệ tương tác giữa tất cả các bộ phận, gắn với điều kiện kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã được xác định”

Như vậy trong “Cơ cấu kinh tế” có 3 khía cạnh cần chú ý: - Tính khách quan của CCKT

- Tính lịch sử cụ thể: Về thời gian, không gian, điều kiện kinh tế - xã hội - Tính có mục tiêu của CCKT, cần xem cả về vấn đề kinh tế và xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định

Thuật ngữ “Cơ cấu kinh tế” theo tinh thần nêu trên, với tư cách là khái niệm chung, có thể vận dụng không chỉ dưới gốc độ của một địa phương, của một ngành mà là liên ngành, mặc dù với phạm vi và cơ cấu ngành có thể khác nhau Ví dụ như tên gọi và trật tự cơ cấu ngành có thể khác nhau: Có địa phương xây dựng “Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ và

Trang 40

Thương mại”, nhưng có địa phương xây dựng “Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch vụ và Thương mại”,….Điều này bắt nguồn từ điều kiện, tiềm năng và lợi thế có sự khác nhau của từng địa phương

Như vậy có thể thấy rằng nền kinh tế của một quốc gia, một ngành chỉ có thể ổn định khi nó có một cơ cấu tương đối hài hoà, hợp lý; vì kinh tế của một quốc gia cũng như của một ngành là thống nhất, CCKT phải là một tổng thể những mối quan hệ cả về chất và lượng của các bộ phận hợp thành (cả kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - xã hội, cơ cấu của LLSX và QHSX) Những bộ phận đó nhất thiết phải gắn bó hữu cơ với nhau, tác động phụ thuộc lẫn nhau, làm điều kiện cho nhau một cách trực tiếp trong lĩnh vực sản xuất hay gián tiếp ở lĩnh vực lưu thông

Một CCKT hợp lý là cơ cấu mà như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ VI đã chỉ rõ: “….Một cơ cấu kinh tế hợp lý là một nền kinh tế mà trong đó các ngành, các vùng, các thành phần, các loại hình sản xuất có quy mô và trình độ kỹ thuật khác nhau phải được bố trí cân đối, liên kết với nhau, phù hợp với điều kiện kinh tế”

CCKT của một nước xét trên tổng thể bao gồm những mối liên hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế của nước đó, gồm các yếu tố kinh tế, các lĩnh vực kinh tế (sản xuất, phân phối, tiêu dùng), các ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,…), các khu vực kinh tế (nông thôn, thành thị), các thành phần kinh tế (nhà nước, tập thể, cá thể, hộ gia đình) Ở mỗi vùng, mỗi ngành, mỗi thành phần kinh tế lại có cơ cấu riêng và tuỳ thuộc vào những điều kiện về tự nhiên và kinh tế - xã hội cụ thể

Muốn xác lập CCKT hợp lý, phù hợp với những mục tiêu, chiến lược kinh tế - xã hội đặt ra cho từng thời kỳ, con người cần nghiên cứu các quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế - xã hội và lịch sử phát triển, đó là sự đòi hỏi cấp thiết; việc nghiên cứu hoạch định và dự báo CCKT hiện tại và trong tương lai là việc làm cần thiết của các nhà lý luận và làm công tác QLNN, từ đó đặt ra

Ngày đăng: 07/09/2024, 07:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Học viện Hành chính quốc gia, Ngô Thuý Quỳnh (2012), “Quản lý nhà nước về vùng, lãnh thổ”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý nhà nước về vùng, lãnh thổ”
Tác giả: Học viện Hành chính quốc gia, Ngô Thuý Quỳnh
Năm: 2012
2. Phạm Kim Khanh (2010), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam”, NXB CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam”
Tác giả: Phạm Kim Khanh
Nhà XB: NXB CTQG
Năm: 2010
3. Đại học Kinh tế Quốc dân, Nguyễn Văn Thường (2008), “Kinh tế Việt Nam”, NXB Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Việt Nam
Tác giả: Đại học Kinh tế Quốc dân, Nguyễn Văn Thường
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2008
4. Viện Chiến lược phát triển (2004), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nghiên cứu Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nghiên cứu Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam”
Tác giả: Viện Chiến lược phát triển
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2004
5. Đỗ Hoài (1996), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam”
Tác giả: Đỗ Hoài
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1996
7. Tập thể các tác giả Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Chương trình khoa học cấp nhà nước KX 02 (2005), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, theo định hướng XHCN:con đường và bước đi”, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, theo định hướng XHCN: "con đường và bước đi”
Tác giả: Tập thể các tác giả Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Chương trình khoa học cấp nhà nước KX 02
Năm: 2005
8. Đại học Kinh tế quốc dân - Mai Ngọc Cường (1996), “Lịch sử các học thuyết kinh tế”, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Lịch sử các học thuyết kinh tế”
Tác giả: Đại học Kinh tế quốc dân - Mai Ngọc Cường
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1996
9. Nguyễn Văn Chữ (2016), “Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sỹ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay”
Tác giả: Nguyễn Văn Chữ
Năm: 2016
10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
13. Nguyễn Thị Đông (2018), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội đến năn 2030 theo hướng phát triển bền vững”, Luận án tiến sỹ tại Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội đến năn 2030 theo hướng phát triển bền vững”
Tác giả: Nguyễn Thị Đông
Năm: 2018
14. Võ Hùng Dũng (2009), “Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 3-2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế”
Tác giả: Võ Hùng Dũng
Năm: 2009
15. Lê Ngọc Đức (2012), “Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí QLNN số 143, tr 61, Hà nội 16. Học viện Hành chính Quốc gia (2011), Giáo trình quản lý nhà nước trêncác lĩnh vực kinh tế, NXB Lý luận Chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh”," Tạp chí QLNN số 143, tr 61, Hà nội 16. Học viện Hành chính Quốc gia (2011), "Giáo trình quản lý nhà nước trên "các lĩnh vực kinh tế
Tác giả: Lê Ngọc Đức (2012), “Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí QLNN số 143, tr 61, Hà nội 16. Học viện Hành chính Quốc gia
Nhà XB: NXB Lý luận Chính trị
Năm: 2011
17. Đào Duy Huân (2011), “Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam sau suy thoái toàn cầu”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 01-2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam sau suy thoái toàn cầu”
Tác giả: Đào Duy Huân
Năm: 2011
18. Nguyễn Mạnh Hùng (2012), “Tái cấu trúc nền kinh tế trên cơ sở sử dụng tiềm năng và lợi thế của nông nghiệp nước ta”, Tạp chí QLNN số 196, tr75, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tái cấu trúc nền kinh tế trên cơ sở sử dụng tiềm năng và lợi thế của nông nghiệp nước ta”
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng
Năm: 2012
19. Nguyễn Lê Thu Hiền (2010), “Phát triển làng nghề truyền thống trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thừa Thiên - Huế”, Tạp chí Lý luận chính trị số 8, tr74, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển làng nghề truyền thống trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thừa Thiên - Huế”
Tác giả: Nguyễn Lê Thu Hiền
Năm: 2010
20. Ngô Việt Hương (2014), “Giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa”, Luận án tiến sỹ, Chuyên ngành tài chính - ngân hàng, Học viện Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa”
Tác giả: Ngô Việt Hương
Năm: 2014
21. Trương Thị Hiền (2014), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo quan điểm phát triển bền vững”, Tạp chí Phát triển nguồn nhân lực, số 32, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo quan điểm phát triển bền vững”
Tác giả: Trương Thị Hiền
Năm: 2014
22. Phí Thị Hằng (2014), “Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sỹ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay”
Tác giả: Phí Thị Hằng
Năm: 2014

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1. Đặc điểm đất đai phức tạp vùng ĐBSCL (SIWRP 2012) - quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông cửu long
Hình 3.1. Đặc điểm đất đai phức tạp vùng ĐBSCL (SIWRP 2012) (Trang 86)
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long - quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 89)
Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long - quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 90)
Bảng 3.4. Cơ cấu kinh tế các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long - quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 3.4. Cơ cấu kinh tế các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 91)
Bảng 3.7. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GRDP của các tỉnh, - quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 3.7. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GRDP của các tỉnh, (Trang 94)
Hình 3.2. Cơ cấu lao động ĐBSCL theo khu vực kinh tế - quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông cửu long
Hình 3.2. Cơ cấu lao động ĐBSCL theo khu vực kinh tế (Trang 97)
Bảng 3.9. Thu nhập bình quân trên đầu người ở ĐBSCL từ góc nhìn - quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 3.9. Thu nhập bình quân trên đầu người ở ĐBSCL từ góc nhìn (Trang 98)
Bảng 3.10. Tăng trưởng XK và một số mặt hàng XK chủ lực của - quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 3.10. Tăng trưởng XK và một số mặt hàng XK chủ lực của (Trang 101)
Bảng 3.11. Vốn đầu tư FDI tại VĐBSCL trong tương quan với cả nước - quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 3.11. Vốn đầu tư FDI tại VĐBSCL trong tương quan với cả nước (Trang 103)
Bảng 3.15. so sánh tỷ trọng các ngành kinh tế giữa mục tiêu quy hoạch và - quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 3.15. so sánh tỷ trọng các ngành kinh tế giữa mục tiêu quy hoạch và (Trang 124)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w