1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Thái Nguyên

119 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam — Chi nhánh Nam Thái Nguyên
Tác giả Mai Hồng Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Xuân Thắng
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 26,94 MB

Nội dung

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tạingân hàng thương mại cô phan dau tư và phát triển Việt Nam — Chi nhánh Nam

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRUONG ĐẠI HỌC KINH TE

MAI HÒNG ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGAN HANGCHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội — 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRUONG ĐẠI HỌC KINH TE

MAI HÒNG ANH

Chuyén nganh: Tai chinh Ngan hang

Mã số: 60 34 02 01

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYÊN XUÂN THÁNG

XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CUA CHỦ TỊCH HDCÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHAM LUẬN VĂN

Hà Nội — 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn “Nang cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngânhàng thương mại cỗ phan đầu tư và phát triển Việt Nam — Chỉ nhánh Nam TháiNguyên ” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu, kết quả được

nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Kết quả nghiêncứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bé tại bat kỳ công trìnhnghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày 30 tháng 0S năm 2018

Tác giả luận văn

Mai Hồng Anh

Trang 4

LOI CAM ONTrong qua trình nghiên cứu va thực hiện luận văn, tôi xin chan thành gửi lờicảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế — Đại học Quốc gia Hà Nội, đến quýthầy cô trong khoa Tài chính — Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế — Dai học Quốc giaHà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi dé tôi hoàn thành luận văn này Đặc biệttôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Xuân Thăng đã tận tình

hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo chi nhánh, lãnh đạo các phòng bannghiệp vụ, các đồng nghiệp, các khách hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phan Dau tưvà phát triển Việt Nam — Chi nhánh Nam Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong

quá trình hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tận tình hỗ trợ,giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô, bạn bè vàquý đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn nữa.

Xin trân trọng cảm on !

Hà Nội, ngày 30 tháng 0S năm 2018

Tác giả luận văn

Mai Hồng Anh

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN1 Tên luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tin dụng tại ngân hang thương mạicô phần đầu tư và phát triển Việt Nam — Chi nhánh Nam Thái Nguyên

2 Tác giả: Mai Hồng Anh3 Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng4 Bảo vệ năm: 2018

5 Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Xuân Thắng

6 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tạingân hàng thương mại cô phan dau tư và phát triển Việt Nam — Chi nhánh Nam TháiNguyên”, gan liền với việc trả lời các câu hỏi:

- Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư vàphát triển Việt Nam — Chi nhánh Nam Thái Nguyên giai đoạn 2014 — 2017? Hiệu qua

công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Nam Thái Nguyên trong những năm qua?

Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chỉ

nhánh?

- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân

hàng TMCP Dau tư và phát triển Việt Nam — Chi nhánh Nam Thái Nguyên?7 Những đóng góp mới của luận văn:

Đề tài được nghiên cứu với mong muốn có những đóng góp sau:

i) Tổng quan và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, thực tiễn về quản tri rủi ro tin dụng,

hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại nói chung và tại BIDVNam Thái Nguyên nói riêng.

ii) Phân tích thực trạng hiệu qua quan trị rủi ro tin dụng tại BIDV Nam ThaiNguyên đề từ đó đánh giá những kết quả đã đạt được và những nguyên nhân còn tồn tại

trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

ili) Dé ra được những giải pháp nâng cao hiệu quả công tac quản trị rủi ro tín

Trang 6

dụng tại BIDV Nam Thái Nguyên.

1V) Ngoài ra, luận văn sẽ là tải liệu tham khảo hữu ích cho Ban lãnh đạo ngânhàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam — Chi nhánh Nam Thái Nguyên nói riêng,và lãnh đạo của các ngân hàng TMCP nói chung trong việc nâng cao hiệu quả và hoàn

thiện công tác quản tri rủi ro tin dụng.

Trang 7

DANH MỤC BANG BIEU - 5c SSEk+EEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEESEEEkTErrkrkrrrree iiDANH MỤC SO ĐÔ, BIEU ĐÔ - St StSt SE SE SE SE E111 171111 re ivMO DAU wiceossssessssssessssssesssecsssssecsscssscsssssscsssssessssssscsusssessusesessssssssaseesessuessecssesssssecseeeseesees 1

CHUONG LU ecessscsssesssesssessssesssesssesssecssecssecssesssecssesssssssvssssesssesssessseessessseessesssesssecssessssesess 5

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CO SỞ LÝ THUYET VE HIỆU

QUA QUAN TRI RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGAN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1 TÔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦIRO TÍN DỤNG TẠI NGAN HÀNG THƯƠNG MẠI - 2-5 k+£+E££er+xered 5

1.1.1 Các nghiên cứu nƯỚC TIBOÀÌ1 6 + 1E 9E ng nh nh ng nà 51.1.2 Các nghiên cứu trong THƯỚC - 6 5 3E 9E 9v nh ng ng nưkp 6

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONGHOẠT ĐỘNG CUA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2: 2¿©2s+25z2cs+zxz+ze+ 9

1.2.1 Rui ro tin dụng trong ngân hàng - - - 5 + +11 2E ng ng 91.2.2 Quản tri rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM -<+- 171.2.3 Hiệu quả quản tri rủi ro tín Ụng - 5 + 251 *sxEskEseeseeseeeserseeee 319050019)1€0215.- 445: 5 39

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2-2¿©2¿+2+22EE+2EEE£EEEEEEEtEEEtEEErerkrerkrerkrres 39

2.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CUU 252 £+EE+EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErErrkerrrree 392.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DU LIỆU - 2 52©5+2++2z+zsse2 39

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ¬ 39

2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp - 2 2 ©2+++£zz+zx+rxzzrxeee 40

2.3 PHƯƠNG PHAP PHAN TÍCH DU LIỆU 2- 2 522s++2+++zzzzsse2 42

2.3.1 90 ấu 0001 .ÔỎ 422.3.2 Các phương pháp phân tích dữ liệu - ¿- 55-62 *++*£+*++e+exeerseess 43

THỰC TRẠNG HIỆU QUÁ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Trang 8

THƯƠNG MẠI CO PHAN ĐẦU TU VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM - - 46

CHI NHÁNH NAM THÁI NGUYÊN -2- 2£ 5¿+++2E++EE+EE+EEEtEEEtEErrErerxrrrrerxee 46

3.1 TONG QUAN VỀ BIDV CHI NHÁNH NAM THÁI NGUYÊN 46

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triỂn ¿2 2 2 + E+E£E+£xe£xerxezxzrecez 463.1.2 CO CAU ni nä§,ắẰỶỲỪ 463.1.3 Tinh hình hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Thái Nguyên 473.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN

HÀNG TMCP ĐẦU TU VÀ PHAT TRIEN VIỆT NAM - CHI NHANH NAM10/c0427)07 7 :::‹-‹1£1 48

3.2.1 Hoạt động tín dụng tại BIDV — chi nhánh Nam Thái Nguyên 483.2.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV — Chi nhánh Nam Thái Nguyên 55

3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VE HIỆU QUA CÔNG TAC QUAN TRI RỦI RO TÍNDUNG TẠI BIDV — CHI NHÁNH NAM THÁI NGUYÊN 2-5-5555: 74

3.3.1 Những kết quả đạt được ¿5c 5222k EEx 2 E21 221 211211212111 743.3.2 Harr 18 5411 763.3.3 Nguyên nhân của hạn ch -¿ 2++++*+Ex++E+£EE£EEtEEESEEerkrrkerkrrrkree 77

CHUONG 4 ng,.5 81

MOT SO GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA QUAN TRI RUI RO TIN DUNG TAI

NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN ĐẦU TU VA PHAT TRIEN VIET NAM —

CHI NHANH NAM THAI NGUYEN scssssssesssessesssessvsssecssessecssessesssessecsseesecssessessseeses 81

4.1 ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TAC QUAN TRI RỦI RO TÍN DUNG TAI NHTMCP

ĐẦU TU VÀ PHAT TRIÊN VIỆT NAM - CHI NHANH NAM THÁI NGUYEN 81

4.1.1 Dinh hướng hoạt động tín dụng - - «c5 St rệt 814.1.2 Dinh hướng quan tri rủi ro tín MUNG - 5 55+ +s*+ss+eseexeereeereeresee 824.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦIRO TÍN DUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TU VÀ PHAT TRIEN VIỆT

NAM - CHI NHÁNH NAM THÁI NGUYÊN -2¿©52+2z+cx++cxz+czzrrzsee 83

Trang 9

4.2.1 Nhóm giải pháp về chính sách tin dụng, quy trình tín dung 834.2.2 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực - 2 2 2+£+++£++zx+zx+rxerxzrzzez 904.2.3 Nhóm các giải pháp kỹ thuật - c2 * + k3 Sky giêt 92451080907.) 13A 96DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO - - 2 2 tk£EE‡E+E£EEEEEEEEEEEEEEEkrkerkerkee 99

Trang 10

DANH MỤC TU VIET TAT

STT Ky hiéu Nguyên nghĩa1 BIDV Ngân hàng thương mai cô phan Dau tu va phat triên

Việt Nam2 CBQLKH Can bộ quan lý khách hàng3 CBQLRR Cán bộ quản lý rủi ro

4 CBQTTD Can bộ quan trị tin dung5 DN Doanh nghiép

6 DNTD Du ng tin dung7 DPRR Du phong rui ro

8 KH Khach hang9 KHDN Khach hang doanh nghiép

10 KHDNVVN Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏlãi NH Ngân hàng

12 NHNN Ngân hàng Nhà nước13 NHTM Ngân hàng thương mại

14 NHTMCP Ngân hàng thương mại cô phần

15 QTRR Quan tri rủi ro16 QTRRTD Quan trị rủi ro tin dung

17 RRTD Rui ro tin dung

18 SXKD San xuat kinh doanh

19 TCTD T6 chức tin dung

20 TMCP Thương mai cô phan

21 TSBD Tai san bao dam

Trang 11

DANH MỤC BANG BIEU

STT Bảng Nội dung Trang

1 Bang 1.1 Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s 27

2 Bảng 1.2 | Xếp hạng doanh nghiệp của Standard & Poor’s 283 Bảng2.l | Thang đánh giá Likert 41

Kết quả kinh doanh của BIDV Nam Thái Nguyên

4 Bang 3.1 48

giai doan 2014 — 2017Tinh hinh HDV tai BIDV Nam Thai Nguyén giai5 Bang 3.2 49

doan 2014 — 2017Du ng cho vay theo loai tién giao dich tai BIDV

6 Bang 3.3 51

Nam Thai Nguyén giai doan 2014 — 2017Dư nợ cho vay theo thời hạn tại BIDV Nam Thai7 Bảng 3.4 ¬ 52

Nguyên giai đoạn 2014 — 2017

Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại BIDV

8 Bang 3.5 ; ¬ 54

Nam Thai Nguyén giai doan 2014 — 2017

Chi tiêu hệ số sử dụng vốn tại BIDV Nam Thái

9 Bảng 3.6 ; 59

Nguyên giai đoạn 2014 — 2017Nợ quá hạn tại BIDV Nam Thái Nguyên giai đoạn10 | Bang 3.7 61

2014 — 2017Ty lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại BIDV

11 Bảng 3.8 ý ; P ” ; 5 š 62

Nam Thái Nguyên giai đoạn 2014 — 2017

Thang điêm xếp hạng KHDN theo HTXHTDNB

Trang 12

đoạn 2014 — 2017

15Bảng 3.12

Nợ quá hạn phân theo đối tượng khách hàng tại

BIDV Nam Thái Nguyên giai đoạn 2014 — 2017

70

16Bảng 3.13

Tổng hợp phiếu điều tra từ CBQLKH, CBQLRR,

CBQTTD tại BIDV Nam Thái Nguyên

79

Trang 13

DANH MỤC SƠ DO, BIEU DO

STT Hình Nội dung Trang1 Sơ đồ 1.1 Các bộ phận của rủi ro tín dụng theo Gup (2007) 11

2 Sơ đồ 3.1 | Mô hình tổ chức của BIDV Nam Thái Nguyên 47

3 Biểu đồ 3.1 | Hoạt động cho vay giai đoạn 2014 — 2017 50

an Tỷ lệ tăng trưởng tin dụng phân theo loại tiền tại

Thai Nguyén giai doan 2014 — 2017

og Ty lệ tăng trưởng tin dụng phân theo thành phân kinh

7 Biêu đồ 3.5 l ; š 5 SP P 54

té tai BIDV Nam Thai Nguyén giai doan 2014 — 2017¬¬ Cơ cấu cho vay theo ngành tại BIDV Nam Thái8 Biêu đô 3.6 60

Trang 14

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, đem lại nguồn thuchủ yếu cho các ngân hàng thương mại (NHTM) Tuy nhiên, vấn đề mà các ngânhàng thương mại hiện đang phải đối mặt là rủi ro tín dụng (RRTD) Rủi ro tín dụnggây ra ton thất về tài chính, giảm giá thị trường của vốn ngân hang (NH), trongtrường hợp nghiêm trọng hơn có thê làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàngbị thua lỗ, thậm chí là phá sản ngân hàng Vì vậy, dé hoạt động một cách có hiệuquả thì các ngân hàng thương mại phải làm tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng(QTRRTD), kiểm soát va hạn chế được rủi ro nhăm giảm thiêu tổn thất đến mứcthấp nhất cho Ngân hàng

Rui ro tin dụng luôn luôn tồn tại, chỉ có thể phòng ngừa, hạn chế rủi ro tindụng chứ không thể loại trừ hoàn toàn Rủi ro tín dụng xảy ra làm thiệt hại khôngchỉ cho tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung, ngân hang thương mại nói riêng macòn gây thiệt hại cho cả khách hàng và tác động tới toàn bộ nền kinh tế Lịch sửhoạt động của các NHTM trên toàn cầu đã chứng kiến không ít các Ngân hàng, cácĐịnh chế tài chính lớn bị phá sản và hậu quả của nó thậm chí không giới hạn trongmột quốc gia mà còn lan ra nhiều nước trong khu vực thậm chí là cả châu lục(khủng hoảng tài chính châu Á 1997; khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu năm2007 — 2009) với nguyên nhân bắt nguồn từ rủi ro tín dụng Vì vậy, van đề quản trịrủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng luôn luôn là vẫn đề

sông còn của NHTM

Tính cấp thiết của hoạt động QTRRTD không chỉ xuất phát từ tính chất phứctạp và nguy cơ lớn của RRTD mà còn do xu hướng kinh doanh của Ngân hàng(NH) ngày càng trở nên rủi ro hơn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân Thứ nhất, doquá trình tự do hóa thương mại được đây mạnh, các quy định trong hoạt động ngân

hàng được nới lỏng trên phạm vi toàn cầu Trong thời gian gần đây, toàn cầu hoá, tự

do hoá kinh tế, nâng cao cạnh tranh đã trở nên phổ biến Gia tăng cạnh tranh cũngđồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro và nguy cơ phá sản, đặc biệt là trong lĩnh vực

Trang 15

ngân hàng Cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hang dan tới sự sụt giảm đáng kéchênh lệch lãi suất biên Lợi nhuận giảm buộc các ngân hàng phải mở rộng hoạtđộng tín dụng của mình, kéo theo đó là nguy cơ gia tăng RRTD Mặt khác, cáckhách hàng của Ngân hàng hoạt động yếu kém trên thị trường sẽ bị đào thải theoquy luật kéo theo sự thiệt hại cho Ngân hàng Thứ hai, trong nên kinh tế hiện đại,hoạt động kinh doanh của ngân hàng có xu hướng gia tăng độ phức tạp Nhiều sảnphẩm ngân hàng hiện đại ra đời khác biệt so với sản phẩm ngân hàng truyền thongnhư thẻ tín dụng, tiêu dùng cá nhân, tín dụng online Các sản phẩm tín dụng pháttriển dựa trên cơ sở công nghiệp hiện đại luôn tiềm ấn nhiều rủi ro mới Tuy nhiên,

dưới áp lực của cạnh tranh thì việc mở rộng và đa dạng hoá sản phẩm cũng nhưphạm vi của hoạt động tín dụng là điều không thể tránh khỏi và mang tính cấp thiết,

có ý nghĩa sống còn với các ngân hàng Với sự đa dạng phức tạp của sản phẩm tín

dụng cũng như rủi ro tín dụng càng đòi hỏi quản trị rủi ro tín dụng phải được chú

trọng nâng cấp tương xứng Thứ ba, đối với các nước đang phát triển, nhất là cácnước đang trong giai đoạn chuyên đổi như Việt Nam, môi trường kinh tế chưa thựcsự 6n định, hệ thống pháp luật dang trong quá trình thiết lập và triển khai, mức độminh bạch thông tin còn thấp, thì hoạt động ngân hàng càng trở nên rủi ro, do đó,yêu cau thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tin dụng là cấp thiết hơn bao giờ hết

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề hiệu quả quản trị rủi ro tíndụng, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào bàn về vấn đề hiệu quả quản trị rủi ro tíndụng tai Ngân hàng thương mại cô phần (TMCP) Đầu tư và phát triển Việt Nam —Chi nhánh Nam Thái Nguyên (BIDV Nam Thái Nguyên) Van dé này lại càng cầnđược quan tâm hơn trong bối cảnh chất lượng tín dụng của BIDV Nam TháiNguyên có dấu hiệu đi xuống khi tốc độ tăng trưởng nợ quá hạn luôn vượt tốc độtăng trưởng du nợ tín dụng (DNTD) trong những năm gan đây Trên cơ sở vận dụngnhững kiến thức lý thuyết về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro (QTRR), quản tri rủi rotín dụng và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng dé phân tích, đánh gia thực trạng hoạtđộng nay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam — Chi nhánh NamThái Nguyên, luận văn hướng đến việc đề xuất các giải pháp khả thi nhăm nâng cao

Trang 16

hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian tới.

Chính vì các lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Nang cao hiệu quả quản trị rủiro tín dụng tại ngân hàng thương mại cỗ phan dau tư và phát triển Việt Nam —

Chỉ nhánh Nam Thái Nguyên ” làm đề tài nghiên cứu luận văn

Luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tưvà phát triển Việt Nam — Chi nhánh Nam Thái Nguyên giai đoạn 2014 — 20172Hiệu qua quản tri rủi ro tín dụng tại BIDV Nam Thái Nguyên trong những nămqua? Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của công tác quản trị rủi ro tín

Trên cơ sở phân tích và đánh gia thực trạng hiệu quả quản tri rủi ro tín dung

tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam — Chi nhánh Nam TháiNguyên và phát hiện những van đề bat cập, cần giải quyết, mục tiêu của luận vănhướng đến việc đề xuất phương hướng, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công

tác quan tri rủi ro tín dung tại chi nhánh trong thời gian tới.

2.2 Nhiệm vụ

- Tổng hợp cơ sở lý thuyết về hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM

- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, tại Ngân

hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam — Chi nhánh Nam Thái Nguyên giaiđoạn 2014 — 2017, chỉ ra những hạn chế, yếu kém cần khắc phục

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tíndụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam — Chi nhánh Nam Thái

Nguyên trong thời gian tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng

Trang 17

- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàngthương mại

mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam — Chi nhánh Nam Thái Nguyên

Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tạingân hàng thương mại cô phan Đầu tư và phát triển Việt Nam — Chi nhánh Nam

Thái Nguyên.

Trang 18

CHƯƠNG 1

TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYÉT VÈHIỆU QUA QUAN TRI RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THUONG

MẠI

1.1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU VE HIỆU QUA QUAN TRI

RUI RO TIN DUNG TAI NGAN HANG THUONG MAI

Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả quan trị rủi ro tindụng được thực hiện trong và ngoài nước, có thể kế đến các công trình tiêu biểu liênquan trực tiếp đến đề tài như sau:

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Các tác giả Nyathi K., Ndlovu, Moyo, Nyathi T đã khăng định trong công

trình nghiên cứu năm 2014 “Optimisation of the Linear Probability Model for

Credit Risk Management” một trong những mục tiêu của hoạt động ngân hang làcung cấp các khoản vay Quản trị rủi ro tín dụng đóng một vai trò quan trọng trongcác ngân hàng, vì các khoản vay thường chiếm từ một phần hai đến ba phần tư tổnggiá trị tài sản của ngân hàng Xếp hang tin dung là một phương pháp có hệ thống déđánh giá rủi ro tín dụng và giúp đưa ra quyết định cho vay Mô hình xếp hạng làphương tiện có hệ thống dé đánh giá mức độ tin cậy của người xin vay Tuy nhiên,

các mô hình xếp hạng hiện tại khiến một đề nghị vay bị từ chối một cách không cầnthiết vì xếp hang tín dung của họ bi hạ xuống mức độ từ chối do thiếu thông tin nhưdữ liệu thanh toán trước đó Đây có thê là từ chối của một tín dụng tốt, có khả nănggây ra tôn thất lợi nhuận trong tương lai Nghiên cứu nhằm mục đích tối ưu hóa mộtmô hình xếp hạng tín dụng để đảm bảo rằng mô hình đó chỉ sử dụng các tiêu chíxếp hạng quan trọng dé xác định điểm tin dụng Mô hình được tối ưu hoá sẽ không

chỉ làm giảm tỷ lệ người vay không an toàn mà còn xác định những người đi vay có

thể mang lại thu nhập cho Ngân hàng

Trong công trình nghiên cứu “Credit Risk Management in Commercial

Banks” của Konovalova, Kristovska, Kudinska vào năm 2016 đã đề xuất một môhình đánh giá rủi ro tin dụng trên cơ sở phân tích nhân tổ khách hàng/khách hàng

Trang 19

bán lẻ dé đảm bảo kiểm soát tiên lượng về mức độ rủi ro của khách hàng tiềm năng

trong các ngân hang thương mại có hoạt động cho vay tiêu dùng Mục tiêu cuanghiên cứu nay là xác định mức độ rủi ro do các nhóm khách hàng bán lẻ (kháchhàng vay) khác nhau đưa ra nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro tín dụng trongtương lai cũng như cải thiện công tác quản trị rủi ro ngân hàng Các kết quả chínhcủa nghiên cứu là tạo ra mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho khách ngân

hàng thương mai.

Năm 2017, các tac giả Wang Y., Wang W., Wang J trong công trình nghiên

cứu “Credit Risk Management Framework for Rural Commercial Banks in China”

da chi ra rang quan trị rủi ro tin dung là xác định, đo lường, giám sat va kiểm soát

rủi ro phat sinh từ khả năng thanh toán không trả được nợ Các công cụ quản tri rủi

ro tín dụng hiện có dành cho các tô chức tài chính lớn không đáp ứng được yêu cầu

của các NHTM nông thôn vì khách hàng chính của họ là các doanh nghiệp vừa vànhỏ và những hộ nông dân mà hồ sơ tài chính và hồ sơ xếp hạng tín dụng không có

sẵn Quan trị rủi ro tin dụng ở Trung Quốc cũng bộc lộ những rủi ro cụ thé liên quanđến hoạt động NHTM ở nông thôn và đặc biệt là các khoản vay và dịch vụ liên quanđến nông nghiệp Thông qua phương pháp tiếp cận phân tích định tính để xác địnhcác yếu tố chính góp phần gây ra thất bại cho khách hàng của các NHTM nôngthôn, các tác giả cố gắng phát triển một khuôn khổ quản trị rủi ro tín dụng cho các

NHTM nông thôn ở Trung Quốc Khung này dựa trên việc xác định thất bại của

doanh nghiệp là khách hàng của các ngân hàng thươmg mại ở nông thôn và các yếutố góp phần vào sự thất bại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ nôngnghiệp, kết hợp các biến số tài chính và phi tài chính Sử dụng các biến phi tài chínhcùng với các biến số tài chính như các dự báo về sự thất bại của doanh nghiệp làmtăng đáng kế độ chính xác trong phân tích tin dụng Ngoài ra, nghiên cứu này chi ra“mối quan hệ” là rủi ro tiềm tàng và các rủi ro “mối quan hệ” trong khuôn khổ.Đóng góp của nghiên cứu là xây dung được nguồn dữ liệu về quản trị của các ngân

hàng nói chung và các NHTM nông thôn nói riêng.

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Trang 20

Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Đức Tú (2012) “Quản lý rủi ro tíndung tai Ngân hàng thương mại cổ phan Công Thương Việt Nam”, đại học Kinh tếquốc dân Hà Nội Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về RRTD và QTRRTDtrong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn trước năm 2012 Trên cơ sởphân tích thực trạng, luận án đã chỉ ra những điểm chưa được, cần sửa đổi trongcông tác QTRRTD tại hệ thông NHTMCP Công Thương Việt Nam Dac biệt, luậnán đã đưa ra các mô hình có thé áp dụng dé QTRRTD của NHTM theo tiêu chuanquốc tế mà trọng tâm là hiệp ước Basel II - các nguyên tắc chung và các luật ngânhàng của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu củaluận án này là hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam và thời gian nghiên cứucủa luận án là trước năm 2012, đây là hạn chế của luận án do hệ thống ngân hàngViệt Nam, môi trường kinh doanh đã có nhiều thay đổi trong thời gian trở lại đây.

Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Dương Ngọc Hào (2015) “Giải pháp cơbản hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”,đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh Luận án nghiên cứu dựa trên thực trạnghoạt động tín dụng và QTRRTD tại các NHTM lớn (tập trung vào khối Ngân hàngthương mại cô phần có vốn Nhà nước), điển hình và có tổng quy mô dư nợ chiếm tỷtrọng cao của hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng và theo nhóm quy mô NH nóichung Luận án đã chỉ rõ những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tíndụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Trên cơ sở phân tích thực trạngquan trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại theo các bước hoạch định, tổchức thực hiện, giám sát, điều chỉnh sau giám sát, tác giả đã đánh giá những kết quảđạt được tại các NHTM Việt Nam: hầu hết các NH đã thực hiện xây dựng chiếnlược, chính sách định hướng cho công tác quản trị rủi ro tín dụng; mô hình tô chứctheo hướng tập trung cho quản tri rủi ro bước đầu được hình thành; một số NHTMđã xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (HTXHTDNB) choriêng mình Đồng thời trong nghiên cứu này, tác giả cũng đã làm rõ những hạn chế

trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay

như chưa có một hệ thống đo lường rủi ro tín dụng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế

Trang 21

(đặc biệt là theo chuẩn mực Basel II; việc tuân thủ quy trình tín dung còn nhiều hạnchế dẫn đến tỷ lệ nợ xấu ở một số ngân hàng vượt mức quy định của Ngân hàng nhànước đề rồi từ đó tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy trình QTRRTD.Hạn chế của luận án này là được thực hiện trong điều kiện, thời gian, khả năng

nghiên cứu của cá nhân tác giả còn có hạn, trong khi lĩnh vực quản trị rủi ro tín

dụng là vô cùng rộng lớn, phức tạp và liên quan đến nhiều ngân hàng, nhiều đốitượng trong nền kinh tế, do đó khó có thé bao quát hết từng khía cạnh chi tiết trongquy trình quản trị rủi ro tín dụng của từng ngân hàng cụ thé Dé có được một nghiêncứu tổng hợp cho cácNHTM Việt Nam đòi hỏi cần phải có một nghiên cứu rộnghơn, sâu hơn và đặc biệt là cần thời gian đủ đài với quy mô nghiên cứu lớn hơn

Trong bai nghiên cứu “Tang cường Quản tri rui ro tín dung theo chuẩn mựcBasel II nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt

Nam” các tác giả Nguyễn Hữu Tài, Nguyễn Thu Nga (2017) đã chứng minh rủi ro

tín dụng thực sự có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thôngqua hai mô hình đo lường tuyến tính với số liệu của 30 ngân hàng trong 7 năm từ2009 — 2015 Đồng thời các tác giả cũng dé cập tới một số giải pháp day mạnh quảntrị rủi ro tin dụng, tuy nhiên, trong phạm vi bài nghiên cứu, các tác giả chủ yéu đềcập tới yếu tố kiểm soát chi phí dự phòng rủi ro cho vay

Bài nghiên cứu của tác giả Lê Tấn Phước (2017) “Nang cao hiệu quả quảntrị rủi ro tin dụng đổi với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại côphan Đầu tư và phát triển Việt Nam, chỉ nhánh Bình Phước” đã đưa ra một số giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dung tại cấp độ chi nhánh có tínhthực tiễn cao, tuy nhiên, phạm vi của bài nghiên cứu gói gọn trọng đối tượng kháchhàng doanh nghiệp mà chưa quan tâm tới đối tượng khách hàng cá nhân (KHCN)đối tượng mà BIDV đang tập trung hướng tới Bài nghiên cứu cũng chưa đưa rađược các yếu tố đánh giá tính hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng

Luận văn của tac giả Lê Minh Trung (2016), “Quản tri rui ro tín dụng tại

Ngân hàng thương mại Cổ phan Đầu tư và Phát triển Việt Nam — Chỉ nhánh tỉnhLong An”, đại học Quốc tế Hồng Bàng Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã hệ

Trang 22

thống hóa các vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM.Tác giả đã đưa ra được những khái niệm về RRTD, hạn chế RRTD; các chỉ tiêuđánh giá hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM Về giải pháp thì ngoài các giải pháp cơbản đã đề cập, tác giả đã đề cập đến việc xây dựng và áp dụng các công cụ cảnhbáo, đo lường rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế Tuy nhiên, hạn chế của đề tàilà tác giả đi sâu vào quy trình tín dụng và phân tích RRTD, chưa đánh giá chỉ tiếtcác nguyên nhân khác tác động đến RRTD như: đạo đức nghè nghiệp của cán bộquản lý khách hàng (CBQLKH), chất lượng chuyên môn của cán bộ quản lý kháchhàng, sự mất cân đối trong cung cấp thông tin của KH vay.

Mặc dù có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài QTRRTD vàhiệu quả QTRRTD, tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chủ yếu đánh giá hiệu quảcủa công tác QTRRTD thông qua các tiêu chí định lượng mà chưa thực sự đi sâu

vào các tiêu chí định tính Đồng thời, hiện nay cũng chưa có công trình nghiên cứunao về hiệu quả của công tác quan trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổphan Dau tư và phát triển Việt Nam — Chi nhánh Nam Thái Nguyên

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HIỆU QUA QUAN TRI RỦI RO TÍN DUNGTRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Rủi ro tín dụng trong ngân hàng

1.2.1.1 Khai niệm rủi ro tín dụng

NHTM là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh doanh tiền tệ, dođó, hoạt động kinh doanh của NHTM luôn tiềm ẩn nhiều loại rủi ro

Khái niệm “rủi ro” đã được nhiều nhà kinh tế học đề cập tới, mặc dù cònchưa thong nhat vé mat dinh nghĩa, song tựu chung lai các định nghĩa đều đề cập tớihai đặc điểm cơ bản của rủi ro đó là: sự không chắc chắn và khả năng xảy ra kết quảkhông mong muốn

Trong các loại rủi ro của NHTM thì rủi ro tín dụng là hình thức rủi ro phổbiến nhất và gây hậu quả nặng nề nhất vì các khoản tín dụng thường chiếm tỷ trọnglớn trong tổng tài sản của Ngân hàng và tạo ra thu nhập chính cho ngân hàng Cáckhái niệm về RRTD có thé dé cập tới bao gồm:

Trang 23

Hai nhà kinh tế Gestel, Baesens (2009, trang 24) cho rằng “Rủi ro tín dụng làrủi ro mà bên đi vay không trả được và không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ Nó

có thê xảy ra khi đối tác không thể trả hoặc không thê trả đúng thời hạn”

Theo quan niệm của Uy ban Basel (1994, trang 10 — 11) thi “Rui ro tín dụnglà khả năng khách hàng vay hoặc bên đối tác của NH không thực hiện đúng cam kếtđã thỏa thuận”

Tại Việt Nam, “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là ton thất có khảnăng xảy ra đối với nợ của tổ chức tin dụng, chi nhánh ngân hang nước ngoài dokhách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toànbộ nghĩa vụ của mình theo cam kết? (NHNN, 2013, trang 3)

1.2.1.2 Phân loạt rủi ro tin dung ngân hang

a) Căn cứ vào tính chất của rủi ro, RRTD được phân ra thành rủi ro giao

dich và rủi ro danh mục (Phan Thị Thu Hà, 2014, trang 90 — 92)

- Rủi ro giao dịch: là một hình thức RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do

những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá KH gây ra.Rủi ro giao dịch bao gồm:

+ Rui ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình thấm định, phân tích tíndụng khi ngân hàng lựa chọn những phương án/dự án vay vốn có hiệu quả dé raquyết định cho vay/cấp tín dụng

+ Rủi ro bảo đảm là rủi ro xuất phát từ các tiêu chuẩn bảo đảm như điều kiệnbảo đảm trong các hợp đồng tín dụng, các loại tài sản bảo đảm, chủ thể bảo đảm,

các hình thức bảo đảm và mức cho vay dựa trên giá trị của tài sản bảo đảm.

+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý, giám sát khoảnvay của khách hàng và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếphạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay khi có van dé

- Rủi ro danh mục: là RRTD mà nguyên nhân phát sinh do những hạn chế

trong công tác quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, rủi ro danh mục được chiathành 02 loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung

+ Rui ro nội tại xuât phat từ các yêu tô mang tinh chat riêng có của môi chủ

10

Trang 24

thé vay vốn hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động kinhdoanh, đặc điểm tài chính và đặc điểm sử dụng vốn của chủ thê vay vốn.

+ Rủi ro tập trung xuất phát từ việc cho vay tập trung vào một số ít kháchhàng, một số ngành kinh tế hẹp, một số loại hình cho vay hoặc một khu vực địa lý,đi ngược lại với nguyên tắc đa dạng hóa đề phân tán rủi ro trong ngân hàng

Rui ro giao Rui ro danh

- Rủi ro mat vốn: là rủi ro khi người vay không trả được nợ theo hợp đồngđã thỏa thuận, bao gồm cả gốc và lãi vay, NH chỉ trông chờ vào các biện pháp thanhlý, phát mại, xử lý tài sản bảo đảm Rui ro mat vốn sẽ làm tăng chi phí do nợ khóđòi tăng bao gồm chi phí quản lí, chi phí giám sát; làm giảm lợi nhuận do ngân hàngphải tăng các khoản dự phòng dé bù đắp cho những khoản vốn mat đi

c) Căn cứ vào giai đoạn phát sinh rủi ro, RRTD chia làm ba nhóm

11

Trang 25

- Rủi ro trước khi cho vay: rủi ro xảy ra khi ngân hàng phân tích, đánh giá

sai về tình trạng của khách hàng dẫn đến ngân hàng ra quyết định cấp tín dụng chocác khách hàng không đủ điều kiện hoặc có khó khăn trong việc hoàn trả nợ vay

- Rủi ro trong khi cho vay: Rủi ro này xảy ra trong quá trình cấp tín dụngcho khách hàng, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro này bao gồm: giải ngân khôngđúng tiễn độ; không cập nhật thông tin, tình hình tài chính của KH thường xuyên vàkhông dự báo được rủi ro tiềm tàng có thê xảy ra

- Rủi ro sau khi cho vay: Rui ro này xảy ra khi mà CBQLKH không giámsát được tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, không năm được khả năng tàichính trong tương lai để đảm bảo nguồn trả nợ của KH

1.2.1.3 Các yếu tô ảnh hưởng đến rủi ro tin dụng

a) Yếu to ảnh hưởng từ phía khách hàngDo khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mắt khả năng trả nợ: Trường hợpnày rất phô biến do khách hàng có trình độ yếu kém trong dự đoán các vấn đề kinhtế, yếu kém trong năng lực quản lý, sử dụng vốn sai mục đích, sản xuất ra các sảnphẩm chất lượng thấp không bán được Nhiều khách hàng vay ưa thích các cơ hộikinh doanh mạo hiểm với hy vọng mang lại nhuận cao cho khách hàng, tuy nhiên,do không lường trước được các bat trắc có thé xảy ra nên khả năng xảy ra tổn thấtđối với ngân hàng là rất lớn

Do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng: Dé đạt được mụcđích là kiếm được lợi nhuận, nhiều khách hàng sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn để đốiphó với ngân hàng như mua chuộc CBQLKH/cán bộ tín dụng hoặc cung cấp cácbáo cáo tài chính sai lệch, thiếu trung thực Trong trường hợp này, nếu không pháthiện ra, ngân hàng sẽ đánh giá sai về tình hình tài chính, tài sản bảo đảm của kháchvà cho vay vốn với khối lượng và thời hạn không hợp lý, dẫn đến rủi ro tiềm ấn làrất cao Ngoài ra, cũng có những trường hợp người kinh doanh có lãi song hoặc có

nguôn tiền về từ phương án/dự án nhưng không trả nợ cho ngân hang đúng hạn macó tình kéo dài, chây i với ý định không trả nợ hoặc tiếp tục sử dụng vốn vay cànglâu càng tốt, đây cũng là yếu tố thuộc về tư cách đạo đức, phâm chat của khách

12

Trang 26

hàng vay vốn.

b) Yếu to ảnh hưởng từ phía ngân hàngSự yếu kém của đội ngũ cán bộ: thể hiện ở các khía cạnh năng lực chuyênmôn cá nhân và phẩm chất đạo đức của CBQLKH/cán bộ tín dụng Nếu mộtCBQLKH/can bộ tín dụng yếu về trình độ, thiếu kiến thức chuyên ngành và kiếnthức xã hội, thiếu kinh nghiệm công tác thì sẽ không có khả năng thẩm định và xửlý thông tin dẫn đến việc đánh giá khách hàng không hợp lý, đưa ra các mức vay, lãisuất vay và kỳ hạn vay không thực sự phủ hợp; có khả năng làm giảm chất lượng tíndụng, rủi ro cao Ngoài ra, nêu CBQLKH/can bộ tín dụng không tuân thủ theo đúngquy trình tín dụng như giải ngân trước khi hoàn thành chứng từ hay không kiểm tragiám sát việc sử dụng vốn của người vay thì việc mất vốn hoàn toàn có thê xảy ra.Hơn nữa, CBQLKH/cán bộ tín dụng mà phẩm chất đạo đức kém, không có tinhthần trách nhiệm, dễ bị cám dỗ thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng bằng cáchthiếu trung thực trong cho vay, cho vay dựa trên lợi ích cá nhân mà bỏ qua nhữngđiều kiện và thủ tục cần thiết

Sự giám sát của các cấp quản lý, lãnh đạo trong ngân hàng là thiếu sátsao Theo phân cấp thâm quyền trong quá trình cấp tín dụng, CBQLKH/can bộ tindụng cần có sự phê duyệt của lãnh đạo trước khi giải ngân Vậy nên nếu không cósự kiểm tra, giám sát từ các cấp có thấm quyền có thé dẫn đến quyết định cho vaythiếu chính xác nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ là rất cao Hơn nữa, sau khi giải ngân rồi,CBQLKH/can bộ tín dung vẫn phải tiếp tục theo dõi, giám sát, kiểm tra khách hangđể sớm phát hiện ra dấu hiệu của những khoản nợ có van đề Tuy nhiên, công việnày đối với nhiều cán bộ chỉ mang tính hình thức, phần nhiều được thực hiện trêngiấy tờ Do vậy, nếu các cấp quản lý không có sự đôn đốc, giám sát đối với

CBQLKH/cán bộ tín dụng, hoạt động của các CBQLKH/cán bộ tín dụng sẽ không

hiệu quả, thậm chí dẫn đến những sai phạm đạo đức trong hoạt động cho vay và thunợ Ngoài ra, nếu các cấp lãnh đạo, các cấp có thâm quyền không quan tâm đếnthực trạng tín dụng của ngân hàng thì sẽ không có những chỉ đạo kịp thời để ngănngừa và xử lý rủi ro xảy ra.

13

Trang 27

Ngân hàng chưa đa dạng hoá các danh mục đầu tư: Một công cụ luônđược nhắc đến trong quản trị tín dụng ở tất cả các ngân hàng thương mại trên thếgiới là quan tri danh mục đầu tư Quản trị danh mục đầu tư làm cân đối và kiềm chếTỦI TO bằng cách nhận dạng, dự báo va kiểm soát mức độ rủi ro đối với từng thịtrường, từng khách hàng, từng loại sản phẩm tín dụng và điều kiện hoạt động khácnhau Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính tin rang đa dang hoá là giải phápphòng ngừa rủi ro tín dụng hiệu quả nhất Mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của việcđa dạng hoá danh mục đầu tư, song, hiện nay, rất nhiều ngân hàng chỉ cho vay mộtvài ngành trọng điểm hoặc chỉ cho vay một vài doanh nghiệp lớn, nhóm kinh tế đơnlẻ Một danh mục đầu tư phụ thuộc chủ yêu vào một ngành hay một loại mặt hàng làvô cùng mạo hiểm vì không ngành nào là không có rủi ro.

Định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng: lãi suấtcho một khoản vay phải được xác định ở mức đảm bảo bù đắp được chi phi vốn đầuvào, chi phi quan ly và chứa dựng phan lợi nhuận mong muốn và phan bù đắp rủi rocủa khoản vay Khách hàng có mức độ rủi ro càng cao thì phần bù đắp rủi ro phảicàng lớn Nhưng vì cạnh tranh gay gắt, để đạt mục tiêu trước mắt (tăng trưởng tíndụng) nên một số ngân hàng có thể chấp nhận mức giá cho vay thấp, thậm chí chỉđủ chi phí vốn đầu vào và chi phí quản ly mà không tính đến phan bù rủi ro Việc

làm đó trong dài hạn không những làm giảm lợi nhuận của ngân hang ma còn làm

tăng tính rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

c) Yếu tổ ảnh hưởng từ môi trường bên ngoàiChất lượng thông tin chưa cao: Các thông tin mà ngân hàng thu thậpthường liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, khả năng tàichính của khách hàng, tình hình kinh tế xã hội, cạnh tranh trên thị trường; sau đódựa vào các thông tin thu thập được dé ra quyết định cho vay Tuy nhiên, trên thựctế, không phải thông tin nào mà ngân hàng thu thập được đều có độ tin cậy, tínhchính xác, đầy đủ và kip thời Do vậy, nếu hệ thong thông tin tín dụng nội bộ cua

ngân hang không hoạt động có hiệu quả, không kip thời cập nhật được những thông

tin dang tin cậy có tính chất quyết định thì tat yếu dẫn đến việc ngân hàng thất thoát

14

Trang 28

vốn khi cho vay.

Những biến động kinh tế không dự báo được: Khi nền kinh tế ồn định,tăng trưởng lành mạnh thì nhu cầu đầu tư trong xã hội có xu hướng gia tăng, tạođiều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng Tuy nhiên, khi xuất hiện những biếnđộng kinh tế như thị trường suy thoái, khủng hoảng, lạm phát tăng cao, giá tăng ởmột số mặt hàng nào đó ảnh hưởng đến một hoặc một số nhóm ngành thì rủi ro tíndụng với ngân hàng là rất lớn Nhiều khách hàng có thể thích ứng và vượt qua khókhăn đó, nhưng cũng có rất nhiều người bị đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanhthua lỗ hoặc mất đi nguồn thu nhập chính nên khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng

không được đảm bảo.

Sự thay đổi trong các chính sách kinh tế, pháp luật: Sự thiếu nhất quántrong các chính sách kinh tế, quy phạm pháp luật cũng gây ảnh hưởng không nhỏ

tới ngân hàng cũng như như các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay của ngân hàng.Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không 6n định khi có những thay đổitrong quy định về thuế, quản lý, đầu tư vốn, điều kiện kinh doanh , cũng như hoạtđộng tín dụng của ngân hàng cũng bị tác động nhiều bởi những văn bản luật về tỷ lệcho vay, đối tượng khách hàng vay vốn, tài san đảm bao, dự trữ bắt buộc, các khoảntrích lập Như vậy, các chính sách kinh tế, pháp luật thiếu hoàn chỉnh cũng gâykhó khăn cho doanh nghiệp về khả năng hoạt động, nguồn trả nợ, cũng như đe doạđến sự an toàn của ngân hàng trong hoạt động tín dụng

1.2.1.4 Tác động của rủi ro tín dụng

a) Tác động của rủi ro tín dụng đổi với ngân hàng

Rui ro tín dụng làm giảm thu nhập của ngân hàng: khi có một khoản nợ

được coi là quá hạn, thu nhập của ngân hàng bị giảm sút ngay, một phần vì khôngthu được lãi hoặc nợ gốc như cam kết tín dụng, trong khi vẫn phải trả lãi cho nguồnvốn huy động, một phần chỉ trả cho các chỉ phí quản lý, chỉ phí giám sát phát sinh.Mặt khác nếu phát sinh khoản nợ quá hạn chuyên thành khó thu hoặc không thuđược thì việc xử lý tài sản đảm bảo cũng gặp phải khó khăn nhất định về mặt pháp

lý và định giá, đã có nhiều trường hợp ngân hàng rất khó có thể thu hồi được nợ khi

15

Trang 29

tiến hành xử lý tài sản bảo đảm.

Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng: Tỷ lệ nợ

quá hạn trên tổng dư nợ cao không những làm giảm thu nhập của ngân hàng thươngmai mà còn làm giảm nguồn vốn, đồng thời làm giảm khả năng thanh toán của ngânhàng Đề đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngân hàng sẽ phải đi vay trên thị trường liênngân hàng hoặc vay Ngân hàng nhà nước với lãi suất cao do nguồn huy động từ tiềngửi dân cư thường mất rất nhiều thời gian, khối lượng nhỏ trong ngắn hạn Nếu tìnhtrạng này kéo dài với việc hàng loạt người gửi tiền rút tiền, ngân hang sẽ mat khanăng thanh khoản và có nguy cơ phá sản.

Rui ro tín dụng làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hang:

Khi ngân hang mat khả năng thanh khoản buộc ngân hàng phải đi vay từ nhiềunguôn khác nhau dé duy trì hoạt động, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chínhsẽ bị sụt giảm nghiêm trọng Hơn nữa tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao cũng làmột yếu tố quan trọng dé đánh giá không khả quan về tình hình hoạt động của ngânhàng thương mại, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý các đối tác của ngân hàng, cácnhà đầu tư trên thị trường, tác động tiêu cực đến niềm tin của nhân dân, dẫn đếnviệc huy động vốn trở nên khó khăn hơn va gặp nhiều trở ngại trong việc cạnh tranhvới các ngân hàng khác.

b) Tác động của rủi ro tín dụng đối với khách hàngTheo quy định, lãi vay NH được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Rủi ro tín dụng xảy ra khách hàng vay vốn của ngân hàng sẽ phảichịu lãi phạt rất cao nguy cơ lãi suất nợ quá hạn lớn hơn lãi suất nợ trong hạn làmchi phí của doanh nghiệp tăng lên, hiệu quả sử dụng vốn giảm, lợi nhuận giảm,doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả Tình hình tài chính ngày càng khó khăn hơn,nguy cơ không trả đủ nợ (gốc và lãi) cho NH là không thể tránh khỏi, có thé dẫnđến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp Khi NH không thu được nợ của KH đầy đủvà đúng hạn, dấu hiệu này nói lên hoạt động kém hiệu quả của khách hàng, làmgiảm uy tín của khách hàng với ngân hàng Mắt đi sự tin tưởng của NH thì khả năngvay vốn trên thị trường tài chính của khách hàng cũng bị giảm sút

16

Trang 30

c) Tác động của rủi ro tin dụng đối với nên kinh tế và đời sống xã hộiRRTD có thé gây ra hậu qua đối với hệ thống tài chính quốc gia: Hoạtđộng của NHTM mạng tính xã hội hóa cao vì nó liên quan đến nhiều ngành nghề vànhiều thành phần khác nhau trong nền kinh tế Do vậy khi một ngân hàng bị phá sảnnó sẽ gây ảnh hưởng đến các thành phần kinh tế khác trong xã hội, trước tiên là cácngân hàng khác, bởi hệ thống ngân hàng có quan hệ mật thiết với nhau trong hoạtđộng nên một ngân hàng sụp đỗ có thé dẫn đến sự sụp đồ của các ngân hàng còn lại.Ngoài ra việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dễ bị gián đoạn do thiếu vốn

đầu tư, người gửi tiền không lấy lại tiền được Những hậu quả này còn giảm lòng tincủa công chúng vào sự vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính cũng nhưhiệu lực của các chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, mục tiêu kinh tế của Chính

phủ đặt ra.

RRTD có thể gây hậu quả tiêu cực tới đời sống xã hội: RRTD có thể gây

ra hậu quả tiêu cực tới mọi đối tượng trong xã hội, thậm chí có thể khởi nguồn cho

chu kỳ suy thoái kinh tế mới, làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp, gây tâm lýhoang mang trong dư luận, tạo môi trường thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển

Rủi ro tín dụng làm giảm niềm tin của nhân dân vào sự lành mạnh và vững chắc củahệ thống tài chính quốc gia, vào chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa của nhànước, dẫn đến khuynh hướng tiêu dùng tiêu cực và tích luỹ cho đầu tư không dat

hiệu quả.1.2.2 Quan trị rủi ro tín dung trong hoạt động của NHTM1.2.2.1 Khai niém quan trị rủi ro tin dụng

a) Khai niệm quan trị rủi ro

Đối với mọi hoạt động kinh doanh NH, khi rủi ro xảy ra đều dẫn đến nhữngảnh hưởng khó lường và hậu quả dé lại thường không dé dàng khắc phục trong một

thời gian ngắn Vi vậy, quản trị rủi ro (QTRR) được coi là hoạt động trọng tam

trong các ngân hàng bởi kiểm soát và QTRR chặt chẽ đồng nghĩa với việc sử dụngvốn một cách có hiệu quả

“Quản trị rủi ro là quá trình tiêp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện va

17

Trang 31

có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những ton that,mat mát, những ảnh hưởng bat lợi của rủi ro” (Phan Thị Thu Hà, 2014, trang 268)

Kiểm soát RRTD ở mức có thé chấp nhận là việc NHTM tăng cường cácbiện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanhtin dụng, nhằm tăng doanh thu tin dụng, giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro, nhằm đạtđược hiệu quả trong kinh doanh tín dụng cả trong ngắn hạn và dài hạn Mặt khác,

trong kinh doanh nếu không chấp nhận rủi ro thì không thể tạo ra các cơ hội đầu tưvà kinh doanh mới Do vậy, QTRR là một yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồntại và phát triển của một ngân hàng thương mại

b) Khải niệm quản trị rủi ro tin dụng

RRTD có thể mang lại những hậu quả to lớn đối với NHTM Vì vậyQTRRTD được xem là một công việc có ý nghĩa sống còn đối với tất cả các ngânhàng thương mai bat kế quy mô, phạm vi hoạt động Hoạt động QTRRTD của NH

gắn liền với hoạt động cấp tín dụng, nó thể hiện sự vận dụng các nguyên tắc quan tri

nói chung vào hoạt động có tính đặc thù của quá trình cấp tin dụng

“Quản trị rủi ro tín dụng là một hệ thống các hoạt động hoàn chỉnh qua đóngân hàng xác định, đánh giá và kiểm soát rủi ro khi cấp tín dụng cũng như lợi

nhuận có thể thu được, từ đó đưa ra các quyết định nhằm dam bảo lợi ích tối da cho

mình” (Phan Thị Thu Hà, 2014, trang 268)

Mục tiêu của QTRRTD là giúp NH đánh giá chính xác nguy cơ gây rủi rocủa KH trước khi cho vay, làm cơ sở dé đưa ra quyết định tín dụng phù hợp, đồngthời sớm phát hiện được rủi ro từ những KH đang vay vốn, nhanh chóng xử lý rủi rotừ khi mới chớm xuất hiện, dé giảm thiêu khả năng mat vốn và lãi, đồng thời vớiviệc tối đa hoá giá trị mà NH kỳ vọng đạt được trong điều kiện biến động của môi

trường kinh doanh.

c) Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Quy trình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: Xây dựng chiến lược quản tri rủi

ro tín dụng; nhận diện rủi ro tín dụng; đo lường rủi ro tín dụng; quản lý và kiểm soát

RRTD; xử lý RRTD

18

Trang 32

Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng: Chiến lược QTRRTD thườngdựa vào các chính sách về tín dụng mà ngân hàng đã đề ra và các kinh nghiệm từquản lý mà ngân hàng có được Đây là bước nền tảng cho việc thực hiện các bướctiếp theo trong quy trình Các ngân hàng phải có chiến lược phù hợp với từng thờikỳ phát triển của nền kinh tế, cũng như trong dài hạn Đối với thời kì phát triển củanền kinh tế: phải nắm bắt được xu hướng của thị trường, của các nhóm khách hàngđể từ đó đề ra các biện pháp thích hợp để có thể tăng cường quan hệ với nhómkhách hàng quen thuộc, mở rộng các khách hàng mới, tìm kiếm những cơ hội mới,đồng thời hạn chế cấp tin dụng đối với nhóm khách hàng có nguy cơ mat vốn.Trong dai hạn, ngân hàng cần xây dựng một chiến lược tổng quát cho các thời kikhác nhau Chiến lược này cần phải đảm bảo tạo cho ngân hàng một thương hiệumà ngân hàng hướng đến, cũng như nhóm khách hàng mà ngân hàng cần quan tâm

trong dài hạn.

Nhận diện rủi ro tín dụng: Khách hang của ngân hang rat đa dang, mỗi

khách hàng lại có những rủi ro khác nhau với mức độ khác nhau Vì vậy ngân hàng

cần xác định những thông tin liên quan đến khách hàng mà ngân hàng thu thậpđược Nguồn thông tin mà ngân hàng nhận được thường là do khách hàng cung cấpvà các nguồn thông tin khác do ngân hang tự tìm hiểu được Van dé đặt ra là ngânhàng phải xác định có những loại rủi ro nào mà khách hàng có thé có trước khi cấptín dụng, dé từ đó có hướng đo lường mức độ củatừng loại rủi ro Mặt khác, sau khicấp tin dụng, ngân hàng phải thường xuyên giám sát khoản tin dụng đó, dé có théxác định những loại rủi ro nào phát sinh trong quá trình khách hàng sử dụng vốn, từđó có hướng giải quyết sao cho rủi ro là thấp nhất,và nếu có tôn thất xảy ra thì tonthất đó là thấp nhất Nội dung bước này bao gồm nhận dạng rủi ro tín dụng với một

khách hàng và nhận dạng rủi ro tín dụng với một danh mục tín dụng.

Do lường rii ro tín dụng: Đây thường được coi là bước quan trọng nhấttrong quy trình quản lý rủi ro tín dụng Từ những đánh giá sơ bộ về các loại rủi romà khách hang có thé có, các ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá và đo lường cácloạirủi ro dựa trên các phương pháp khác nhau nhằm xác định khả năng trả nợ của

19

Trang 33

khách hàng Cũng giống như khi nhận diện rủi ro, ngân hàng cần đo lường trướckhả năng khách hàng không trả được nợ khi cấp tín dụng cũng như khi sau khi cấptín dụng Bước này thường do bộ phận thâm định tiến hành Các nhà kinh tế và cácchuyên gia đã đưa ra nhiều mô hình khác nhau dé phân tích và đo lường rủi ro Cácmô hình này rất đa dạng, bao gồm mô hình phản ánh về khía cạnh định tính hoặcđịnh lượng về rủi ro tín dụng Mặt khác các mô hình này không loại trừ nhau nên có

thé sử dụng nhiều mô hình dé đánh giá rủi ro tin dung từ nhiều góc độ

Quản lý và kiểm soát RRTD: Được thực hiện suốt trong quá trình từ xem xétcấp tín dụng đến khi thu hồi vốn Dựa vào báo cáo mà các cấp quản lý ngân hang sẽxác định được những khách hàng hay nhóm khách hàng có thé gây rủi ro, các mứcđộ rủi ro có thé xảy ra đề từ đó đưa biện pháp xử lý đề hạn chế thiệt hại mà rủi ro cóthê gây ra

Xử lý rủi ro tín dung: Một van đề tat yếu ngân hàng thường phải đối mặt làgiải quyết các van đề liên quan đến thiệt hai sau khi ngân hang đã tiến hành tat cảcác biện pháp dé phòng ngừa rủi ro rồi, mà rủi ro vẫn xảy ra — ton thất tin dụng.Hiện nay, các ngân hàng thường áp dụng các biện pháp để giải quyết hay khắc phục

tổn thất tin dụng như: cấp thêm vốn, gia hạn nợ, bán tải sản đảm bảo, bán nợ, xóanợ, chuyên thành vốn cô phan

d) Chuẩn mực Basel II trong quản trị rủi ro tín dung tại Ngân hàng thương

mại

Năm 1988, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã giới thiệu một khung rủiro tín dụng (Basel I) xác định các tiêu chuẩn về vốn dé hạn chế rủi ro kinh doanhcủa các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính Để đáp ứng các yêu cầu củaphát triển liên tục trong ngành ngân hang, các quy định này đã được sửa déi và vàotháng Sáu năm 2004, một hiệp ước về vốn mới (Basel II) được ban hành

Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lượng và sự én định của hệ thong

ngân hàng quốc tế; tạo lập va duy trì một sân chơi bình dang cho các ngân hanghoạt động trên bình diện quốc tế; đây mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm

ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro của các tô chức tín dụng

20

Trang 34

Basel H sử dụng khái niệm “Ba trụ cột” (Three Pillars):

(1) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc Theo đó, tỷ lệ vốnbắt buộc tối thiêu (CAR) là 8% của tổng tài sản có rủi ro tương tự như Basel I Tuynhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng thương mại phảithường xuyên đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi

ro thị trường.

(2) Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hang, Basel

II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so vớiBasel I Trụ cột nay cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân

hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh

khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại(residual risk) Basel II nhắn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát: Thứnhất, các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốnnội bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nham duy trìmức vốn đó Thứ hai, các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mứcđộ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảotuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sátphủ hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này Thứ ba, giám sát viênkhuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định

Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngânhàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay

lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu

(3) Trụ cột thứ III: Các ngân hang cần phải công khai thông tin một cáchthích đáng theo nguyên tắc thị trường Basel II đưa ra một danh sách, yêu cầu cácngân hàng thương mại phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn,mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân

hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành (rủi ro hoạt động) và quy

trình đánh giá của ngân hàng thương mại đối với từng loại rủi ro này.1.2.2.2 Sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro tín dụng

21

Trang 35

a) Đối với ngân hàng thương mại:QTRRTD tốt góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thươngmại, gia tăng lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ trong nước và ngoàinước, là công cụ tạo ra giá trị cho ngân hàng và là công cụ dé xây dựng chiến lược

kinh doanh hiệu quả.

Giúp ngăn chặn các thủ đoạn lừa đảo tinh vi của khách hàng, nhận diện, do

lường, đánh giá rủi ro KH.

Giúp NH đánh giá toàn bộ danh mục tín dụng của mình, xác định một cáchhop lý, chính xác mức tốn thất tin dung cho từng dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực hay

ngành kinh tế cụ thể

Hạn chế đến mức thấp nhất những tốn thất về tài sản của ngân hàng do rủi ro

tín dụng gây ra.

Đảm bảo khả năng thanh khoản, tránh được khả năng phá sản của NH, góp

phan nâng cao uy tín, thương hiệu của ngân hang, nâng cao sự tín nhiệm của khách

hàng dành cho ngân hàng.

b) Đối với khách hàng:Đối với KH tín dụng: dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay, KH sử dụng vốn vayđúng mục đích giúp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy sức mạnhcủa đồng vốn, đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn của KH cho ngân hàng, đồng thời,KH cũng không còn tâm lý y lại và tự lực hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh,đưa ra các chiến lược sử dụng vốn hiệu quả dé tự bảo vệ mình trước những rủi ro

Đối với KH tiền gửi: đảm bảo khả năng thanh toán gốc, lãi cho người gửitiền, lãi suất tiền gửi có thê cao hơn khi ngân hàng quản trị tốt RRTD

c) Đối với nên kinh tế:Cung cấp kịp thời, hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, giúp tạo đà tăng trưởngkinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp

Gia tăng niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài (trong khu vực và trên thếgiới) khi đầu tư vào thị trường Việt Nam

Hạn chế đến mức tối đa những ton thất do RRTD gây ra đối với nền kinh tế

22

Trang 36

bởi RRTD khiến ngân hàng có nguy cơ thua lỗ, phá sản, làm cho nền kinh tế bị suythoái, giá cả leo thang, sức mua sụt giảm, thất nghiệp tăng, gây rối loạn trật tự xãhội và hơn nữa sẽ kéo theo sự sụp đồ của hàng loạt các ngân hàng trong nước, trongkhu vực thậm chí là toàn cầu.

1.2.2.3 Chức năng của công tác quản tri rủi ro tín dụng

- Hoạch định phương hướng, kế hoạch phòng chống rủi ro: dự đoán rủi ro cóthể xảy ra ở đâu, trong điều kiện nào, nguyên nhân và hậu quả ra sao đồng thời,tổ chức phòng chống rủi ro một cách khoa học, hiệu quả nhằm chỉ ra những mụctiêu cụ thé cần đạt được, ngưỡng an toan va mức độ sai sót có thể chấp nhận được

- Xây dựng các chương trình nghiệp vụ phòng chống rủi ro, cơ cấu kiểm soátphòng chống rủi ro, phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên, lựa chọnnhững công cụ, kỹ thuật phòng chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả do

rủi ro tín dụng gây ra một cách nghiêm túc, hiệu quả.

- Kiểm tra, kiểm soát dé đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch phòngchống rủi ro đã đề ra, phát hiện các rủi ro tiềm tàng, các sai sót trong quá trình thựchiện, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp điều chỉnh và bổ sung nhằm hoàn hiệnhệ thống quản trị rủi ro

1.2.2.4 Do lường rủi ro tín dụng

Mục đích chính của đo lường RRTD là xác định khả năng trả nợ của KH va

xác định mức bù rủi ro tương ứng trong lãi suất cho vay dé từ đó có cơ sở dé phòngngừa hiệu quả và hạn chế rủi ro nợ xấu phát sinh

a) Đo lường rủi ro khoản vay

Có các mô hình đo lường rủi ro của một khoản vay đó là:Mô hình điểm số Z

Mô hình ước tính tổn thất dự kiếnMô hình xếp hạng của Moody’s va Standard & Poor’s

- Mô hình điểm số ZĐiểm số Z được xây dựng bởi Giáo sư Altman (1968), Đại Học New York.Chỉ số Z là công cụ cảnh báo sớm khả năng phá sản của công ty/doanh nghiệp và là

23

Trang 37

khả năng mat vốn trong tương lai của NH Vì vậy, chỉ số Z là thước đo tổng hợp déphân loại RRTD đối với người vay và phụ thuộc vào:

+ Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj) với:

+ Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của

người vay trong quá khứ.

Điểm số Z là giá trị tổng hợp của các chỉ số với các trọng số của chúng Cácgiá trị trọng số không cô định mà có sự thay đổi phụ thuộc vào công ty thuộc ngànhnghề sản xuất hay dịch vụ, đã cô phan hoá hay chưa Điểm số Z có quan hệ tỷ lệ

nghịch với khả năng phá sản của DN.

* Đối với DN đã cỗ phan hoá, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất:

Z = 1,2XI + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5

Nếu Z >2,99: Doanh nghiệp/công ty nằm trong vùng an toàn, chưa có nguycơ phá sản.

Nếu 1,8< Z <2,99: Doanh nghiệp/công ty nằm trong vùng cảnh báo, nguy cơ

phá sản là có thê xảy ra.

Nếu Z <1,8: Doanh nghiệp/công ty năm trong vùng đặc biệt nguy hiểm, nguycơ phá sản là rất cao

* Đối với DN chưa cỗ phan hoá, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất:

> = 0,717X1 +0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5

Nếu Z' > 2,9: Doanh nghiệp/công ty nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy

24

Trang 38

Nếu 1,2 < Z" < 2,6: Doanh nghiệp/công ty nam trong vùng cảnh báo, nguy

cơ phá sản là có thể xảy ra.

Nếu Z" <1,1: Doanh nghiệp/công ty nằm trong vùng đặc biệt nguy hiểm,nguy cơ phá sản là rất cao

Chỉ số Z" có thé được dùng cho hầu hết các ngành kinh tế, các loại hình

doanh nghiệp Tuy nhiên, vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5

được đưa ra.

- Mô hình ước tính tốn thất dự kiếnTheo Basel II, NH có thể xác định được tôn that dự kiến đối với mỗi món

cho vay theo công thức:

thu héi được

- EAD (Exposure at Default): dư nợ vay của khách hang/nganh hàng khi xảy

25

Trang 39

ra vO nợ.

EAD = Dư nợ ước tinh + LEQ x Han mức tin dụng chưa sử dung bình quân.

Trong đó:LEQ (Loan Equivalent): là tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khảnăng sẽ được KH rút thêm tại thời điểm không trả được nợ

LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân: là phần dư nợ KH rútthêm tại thời điểm không trả được nợ ngoài mức dư nợ bình quân

Cơ sở xác định LEQ là các số liệu quá khứ do đó không thể tính chính xácđược LEQ của một KH tốt

- LGD (Loss Given Default): Tỷ trọng tôn thất ước tính, tỷ trọng phần vốn bịtốn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng mà không trả được nợ LGD baogồm cả các tốn thất khác phát sinh khi KH không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạnnhưng không được thanh toán và các chi phí hành chính có thé phát sinh như: chiphí xử ly tài sản thế chấp, các chi phí cho dich vụ pháp lý và một số chi phí liên

quan khác

LGD = (EAD - Số tiền có thể thu héi)/EADSố tiền thu hồi là các khoản tiền mà KH trả và các khoản tiền thu được từ xửlý tài sản thế chấp, cầm cô LGD cũng có thể bằng 100% trừ đi tỷ lệ vốn thu hồi

được.

Trên cơ sở xác suất rủi ro đã được tính toán, NH có thé xây dựng cơ cấu lãisuất cho phù hợp nham đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng có lãi, đạt

hiệu quả Lợi nhuận của NH thu được trên cơ sở lãi cho vay, lãi suất này phải đảm

bảo chi trả phan tiền lãi đi vay, chi phí quản lý NH, bù đắp được rủi ro và có lãi.Nếu khoản cho vay của NH có mức độ rủi ro cao hơn thì lãi suất của chúng phải caohơn Ngoài ra, khi cho vay những KH có rủi ro cao, NH sẽ phải đồng thời tăng

cường nhân sự trong quản ly tín dụng, xây dựng hiệu quả hơn quỹ dự phòng RRTD,

xếp hạng lại KH sau khi cho vay,

Với PD, LGD và EAD, hai yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu mà các NHthường xuyên nhắc đến trong quyết định cấp tín dụng là khả năng trả nợ và mong

26

Trang 40

muốn trả nợ của KH đã được lượng hóa cụ thể Và cũng nhờ PD, LGD và EAD, cácnhân tố có tác động đến KH cũng như các khoản tín dụng cấp cho khách hàng đãđược tóm tắt, phản ánh chỉ qua ba cau phan rủi ro đó.

Quan trọng hơn, dựa trên kết quả tính toán PD, LGD, và EAD, các NH sẽphát triển các ứng dụng trong QTRRTD trên nhiều phương diện, mà các ứng dụngchính bao gồm: tính toán và đo lường rủi ro tin dụng EL (tồn thất dự kiến) va UL(tốn thất ngoài dự kiến)

- Mô hình xếp hạng của Moody’s va Standard & Poor’s* Mô hình xếp hạng của Moody’s

Mô hình này xếp hạng tình trạng hoạt động của DN dựa trên tỷ lệ rủi ro hàngnăm Các DN được xếp hạng cao khi tỷ lệ rủi ro nhỏ hơn 0,1%

a

(Nguồn: Moody's, 2011)* Mô hình xếp hạng của Standard & Poor’s

Bang 1.2 Xếp hang doanh nghiệp của Standard & Poor’s

27

Ngày đăng: 06/09/2024, 13:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w