Thành phó Việt Trì là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ, là trungtâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học-kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh nên việc thực sự đưa NS
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẺ
TRAN THU HÀ
QUAN LY CHI NGAN SACH NHA NUOCTAI THANH PHO VIET TRI, TINH PHU THO
Hà Nội 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG DAI HỌC KINH TE
TRAN THU HA
QUAN LY CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI THÀNH PHO VIET TRI, TINH PHU THO
Chuyên ngành: Tài chính — ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
XÁC NHAN CỦA _ XÁC NHAN CUA CHỦ TỊCH HD
CÁN BỘ HƯỚNG DAN CHÁM LUẬN VĂN
PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu PGS.TS Phí Mạnh Hồng
Hà Nội 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàntoàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Mọi sự giúpđỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn Các thông tin, tài liệutrình bay trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Trần Thu Hà
Trang 4LỜI CẢM ƠNTrong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡquý báu của các tập thé và cá nhân Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn cácgiảng viên Khoa Tài chính- Ngân hàng - Trường Đại học Kinh tế - Đại họcQuốc gia Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Hiệutrong suốt quá trình thực hiện đề tai.
Tôi xin chân thanh cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các
đồng chí lãnh đạo và chuyên viên UBND thành phố Việt Trì - tỉnh Phú
Thọ, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Kinh tế, Chi cục thuế, Chi cục
Thống kê, đã góp ý và giúp đỡ tôi thực hiện dé tai nay.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo, chuyên viên Phòng
Kinh tế, UBND thành phố Việt Trì cùng các đồng nghiệp, bạn bè đãđộng viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực
hiện luận văn này.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Trần Thu Hà
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VIET T Á T: - 2s s£s<sssssseesssess iDANH MỤC CAC BANG 2 aivssssssssssssssssssssssssssssssssssssscsssssssssssssssssssscsecssesnesseess iiDANH MỤC HÌNH: 2-5 5£ 5£ 5s s£EseEseEseEseEsersersersersersee iii\/[9E7\diaỶŸỒỈỈ 1
1 Tinh cấp thiết nghiên cứu dé tai ccceceeseesessessessesesessessessesessestsseeseeees 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên CUU ee ceccceccesseceseceseceseeseseseseceseesseeeseeensees 32.1 Mục tiêu nghiÊn CỨU - -.- - 1 111919911 9 19 vn ngư, 32.2 ¡ni VU NGHIEN CUU eee 33 Cau hoi NGHiEN CUU 1 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2-2 + s2+E£+E£+E++E++Ex+rxerxerxerree 35 Kết cấu của luận văn - ¿St k+Sk+EEEk#EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEEEkrkrrkrkrrke 4
CHƯƠNG 1 TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VE QUAN LY CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - 51.2 Cơ sở lý luận về chỉ NSNN và vai trò của quản lý chi NSNN 7
1.2.1 Khái niệm NSNN - 2-5-5221 22221 2122121127121 011211 11111 7
1.2.2 Hệ thống NSNN 2-5222 1321121121101111211211211211211 1111k 81.2.3 Phân cấp quan lý NSNN -2- 5222221 E2 2112212711121 re 121.2.4 Khái niệm và đặc điểm của chi ngân sách cấp huyện, thành phố trực
Trang 62.1 Câu hỏi nghiÊn CỨU: - - c1 9919911 ng ng ng 342.2 Các phương pháp nghiÊn CỨU - - c5 2+ 3E E*EE+eeererreersrereeeee 34
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCTẠI THÀNH PHO VIỆT TRI , TINH PHU THỌ -ss 363.1 Tình hình phát triển KTXH của thành phố Việt Trì có ảnh hưởng tới quản
180530711215 36
3.1.1 Khái quát về thành phố Việt TrÌ: - 2 2 2 £+x+Extzxzxzxezrerred 363.1.2 Tình hình thu, chi NSNN thành phố Việt trì, năm 2014-2017: 403.2 Thực trạng quan lý chi NSNN tại thành phó Việt Trì - 2-55: 553.2.1 Tình hình lập dự toán, phân bổ dự toán chi NSNN tại thành phố Việt
3.2.3 Tình hình kiểm soát chi NSNN cấp thành phố - 2: 653.2.4 Tình hình quyết toán chi NSNN 2-2 5 x+cxccxczrczrerrerred 663.3 Những thành tựu và hạn chế chủ yếu trong quản lý chi NSNN tại thành0 A600 67
3.3.1 Thanh tu oe 67
3.3.2 Hạn ChE seccseesecsssseeesssseecssnsecessnsecessnscessnnscessnnseessnneeessnseessaneessaneeeeseness 733.4 Nguyên nhân hạn chẾ - ¿2 2 2 s2 E+EE+EE£EEEE£2EE2EE2EE2EE2EEerxerkerree 763.4.1 Những quy định còn thiếu đồng bộ, không phù hợp từ các văn bản phápquy của Nhà nước về chi và quản lý chi NSNN -5-cccsccce¿ 763.4.2 Công tác tô chức quản ly chi NSNN thành phố còn hạn chế 773.4.3 Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý NSNN còn hạn chế -.- 783.4.4 Nguồn kinh phí và cơ sở vật chất + 2 2 s+x+zx+zxezxzrezrxrred 78
3.4.5 Các nguyên nhân khác - «+ + + E3 E +9 EEEsEsseEsseeerereseree 79
3.5.2 Tính hiệu Quả - - - 6 6 E11 E911 91 91 91 1 11 TT nh nh nh ch nh ghe 83SS 660) ph hop 177 83
Trang 73.5.4 Tính bền vững -: + 2+S2+EE+EE‡EEEEEEEE21121121121121171 711.11 tre 84CHUONG 4 PHUONG HUONG VA GIAI PHAP HOAN THIEN QUANLY CHI NGAN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHO VIỆT TRI 854.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý chi NSNN tại thành phé Việt Trì: 854.1.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển KTXH và nhu cầu về tài chính -ngân sách tại thành phố Việt Trì đến năm 2020: 2 2s s2£s£+2 854.1.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý chi NSNN tại thành phó Việt Trì 884.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN tại thành phố
Z0 ÔÖÔÖ 4 91
4.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ can bộ quan ly NSNN 91
4.2.2 Nâng cao chất lượng ban hành các văn ban pháp quy về quan ly chi
30 4 92
4.2.3 Kiện toàn công tác tô chức, bộ máy quản lý chi NSNN : 93
4.2.5 Các giải pháp khác - 5 + x11 TH TH ng nh giết 95
4.3 Kiến nh eesseeeccsssescssssescssssecsssnecessneeeessneecssneessnnseessnneessnnecssnneeessness 964.3.1 Kiến nghị với Trung Wong ecceececcesceseesessessessessessessesesesessesseeseeaees 964.3.2 Kiến nghị với Tỉnh Phú Tho - 2-2-2 2+222££2+££EE£E+£x+zxezseez 97TÀI LIEU THAM KHẢO 2 2 2+EE£EE£EE£EEEEEE2EE2EEEEEerkerkerkeee 100
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
1 ANQP An ninh quốc phòng
2 HĐND Hội đồng nhân dân
11 UBND Uy ban nhan dan12 XDCB Xây dung cơ ban
Trang 9DANH MỤC BANG
STT Bang Noi dung Trang
Tổng hợp thu, chi NSNN thành phố Việt
Trang 11MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Trong hệ thống tài chính của Quốc gia, ngân sách nhà nước(NSNN) là khâu chủ đạo, là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện cácchức năng nhiệm vụ của Nhà nước Đồng thời NSNN là công cụ tài chínhchủ yếu của Nhà nước để đảm bảo về mặt vật chất cho bộ máy nhà nước
và thực hiện các chức năng nhiệm vụ mà Nhà nước đảm nhận Trong
những năm qua, cùng với sự đổi mới chung của đất nước và thực hiệnchương trình tổng thê về cải cách hành chính nhà nước, quản lý ngân sáchnha của Việt Nam cũng đã có những thành tựu đáng kể, góp phan quantrọng để Việt Nam thực thi thành công quá trình đôi mới, đặc biệt là từkhi Luật ngân sách nhà nước được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ hai thông
qua ngày 16/12/2002 và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004.
Ngân sách nhà nước nói chung, chi NSNN nói riêng là công cu vat
chất quan trọng dé nhà nước thực hiện các chức năng của mình trong điềutiết, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) Quản lý chi ngân sách nhà nướcchặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả là một trong những nhiệm vụ quan trọng
mà Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương tại Chỉ thị
số 14/CT-TTg vé viéc tap trung chi dao diéu hanh thuc hién nhiém vu tai
chính - ngân sách nha nước năm 2017 mới được ban hành ngày
19/4/2017.
Trong những năm gần đây, việc bố trí nguồn vốn NSNN cho cáclĩnh vực chi còn dàn trải, tính bao cấp chưa được xoá bỏ triệt dé, hiệu quảđầu tư còn thấp; việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chỉtiêu ngân sách còn nhiều thất thoát, lãng phí; chi tiêu hành chính và chingân sách cho một số lĩnh vực như y tế, giáo dục chưa đáp ứng được nhu
cầu cần thiết Vì vậy, việc quản lý chỉ NSNN như thé nào dé dam bao dat
Trang 12được hiệu quả cao nhất, triệt để tiết kiệm, khắc phục tinh trạng chi ngoaidự toán, chi vượt dự toán không đúng thâm quyền, sai quy định của LuậtNSNN đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng vàquan tâm nhằm mục tiêu đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển trongthời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Yêu cầu chung đó cũng đòi hỏi mỗi địa phương cần phải tiếp tụchoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách ở địa phương nhằm khắc phụcnhững hạn chế nêu trên dé góp phan thúc đây sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn nói riêng và sự nghiệp đôi mới của đất nước nói
chung.
Tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, từ khi Luật Ngân sách Nhànước (NSNN) ra đời và có hiệu lực, cơ chế quản lý nguồn NSNN thànhphó Việt Trì đã dần từng bước được hoàn thiện, tạo được những bước
ngoặt trong lĩnh vực quản lý thu chi ngân sách của các đơn vị thụ hưởng
ngân sách các cấp Trong những năm qua, hoạt động quản lý chỉ NSNNcơ bản phục vụ tốt yêu cầu phát triển KTXH, đảm bảo ANQP trên địa bànthành phó Tuy nhiên, thực trạng quản lý chi NSNN của thành phố Việt
Trì vẫn còn nhiều hạn chế, ké cả trong công tác lập dự toán, thực hiện dựtoán, kiểm soát và quyết toán NSNN
Thành phó Việt Trì là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ, là trungtâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học-kỹ thuật, y tế, du lịch,
dịch vụ của tỉnh nên việc thực sự đưa NSNN trở trành công cụ của Nhà
nước, Nhà nước sử dụng NSNN dé thực hiện tốt hơn, hiệu quả cao hơntrong việc phân bổ các nguồn lực của xã hội thuộc phạm vi chỉ NSNN làmột yêu cầu hết sức cần thiết và là yếu tố có tính quyết định dé thực hiệnthăng lợi nhiệm vụ phát triển KT - XH của thành phố trong giai đoạn
2015 — 2020 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX đề ra
Trang 13Từ nhận định trên, tôi lựa chọn đề tài “Quản lý chỉ ngân sách nhànước tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài của luận văn
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về lý luận chi NSNN cấp thành phố trực thuộc
3 Câu hỏi nghiên cứu
Dé đạt được những mục tiêu nghiên cứu, luận văn đặt ra các câu hỏi
nghiên cứu sau:
- Thứ nhất, quản ly chi NSNN cấp huyện, thành phố trực thuộc tinhlà gi? Nó bao gồm những nội dung gì? Những nhân té nào ảnh hưởng déquản lý chỉ NSNN cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh?
- Thứ hai, tình hình quan lý chi NSNN tại thành phố Việt Trì, tỉnhPhú Thọ hiện nay như thế nào?
- Thứ ba, làm thé nào dé hoàn thiện quản ly chi NSNN tại thành phố
Việt Trì những năm tới?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu- Đối tượng nghiên cứu
Trang 14Quản lý chi NSNN cấp thành phó trực thuộc tỉnh trên các khía cạnh lậpdự toán chi, thực hiện chi và kiểm tra, giám sát chi ngân sách dưới tác độngcủa môi trường chính sách, tô chức quản lý, năng lực cán bộ và các nhân tố
khác.
- Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý chỉngân sách nhà nước của thành phố Việt Trì từ năm 2014 đến năm 2017.Tập trung nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chỉngân sách nhà nước tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Phạm vi về không gian: Địa bàn thành phó Việt Trì, tỉnh Phú ThọPhạm vi về thời gian: Tài liệu tổng quan được thu thập từ những tàiliệu đã công bố trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến 2017; Số liệuđiều tra thực trạng chủ yếu trong 4 năm (từ năm 2014 đến năm 2017) Cácgiải pháp dự kiến áp dụng từ nay đến năm 2020, tầm nhìn 2030
5 Kết cấu của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quan ly
chi ngân sách Nhà nước.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý chi ngân sách Nhà nước thành phố Việt
Tri, tinh Phú Thọ.
Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chỉ ngânsách Nhà nước thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Trang 15CHƯƠNG 1
TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VE
QUAN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý chỉ ngân sách nhà
nước
Qua quá trình tìm hiểu thực tế và tra cứu tại các thư viện, các websitecho thấy, trong thời gian gần đây ở Việt Nam cũng đã có một số đề tài và bàiviết nghiên cứu liên quan đến quản lý chi NSNN nói chung, các huyện nóiriêng Có thê nêu lên một số công trình chủ yếu sau đây:
Nguyễn Ngọc Kiểm (2011), Quản lý chi ngân sách NN cho đầu tư xâydựng cơ bản huyện Núi Thành, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.Việc chi cho đầu tư xây dựng dé tránh thất thoát vốn, nâng cao hiệu qua sửdụng vốn đầu tư là một vấn đề cấp thiết cần được quan tâm, luận văn đã nêuđược những điều còn tồn tại trong việc quản lý vốn trong đầu tư xây dựng cơbản tại huyện Núi Thanh nói riêng và cũng là ton tại nói chung của nhiều địaphương khác như: Việc cấp phát thanh toán chậm và phải thường dồn vaocuối năm kế hoạch gây khó khăn cho cơ quan thanh toán trong việc kiểm soátthanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, còn có những hạn chế trong khâukiểm tra, kiểm soát, giám sát và hạn chế trong tô chức bộ máy quản lý chi
ngân sách NN cho xây dựng cơ bản.
Không dừng lại ở đó, trong dé tai “Hoàn thiện quản lý chi NSNN cấp
huyện, tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Phạm Thanh Hải (năm 2013) còn
chi ra là dé tăng cường hiệu lực trong công tác quản lý Nhà nước băng phápluật đối với quản lý NSNN cần đổi mới một cách hiệu quả và sâu sắc công cụquan lý, trong đó đội ngũ cán bộ quản lý là quan trọng nhất Dé xây dựng vàphát triển nền kinh tế thị trường, Nhà nước phải sử dụng một hệ thống các
công cụ quản lý vĩ mô như kế hoạch, chính sách, các công cụ tài chính, pháp
Trang 16luật Việc sử dụng các công cụ này thể hiện thông qua hoạt động của các cơ
quan, đơn vi trong bộ máy Nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước.
Tác giả cũng khẳng định, việc thực hiện quản lý tốt nguồn thu và nhiệm vụ
chỉ ngân sách, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, thu đúng và đầy đủ theo quyđịnh pháp luật tạo môi trường kinh doanh công bằng giữa các đối tượng kinhdoanh, chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụchính tri của từng cấp chính quyền, từng đơn vị gop phan thúc day huyệnQuỳnh Lưu phát triển ngày càng nhanh và bền vững
Vũ Ngọc Tuấn, Đàm Văn Huệ (2014) Nhìn lại nguyên tắc ngân sáchthường niên theo quan niệm cổ điền và việc tuân thủ nguyên tắc trong quản lýngân sách tại Việt Nam, bài viết chỉ ra nguyên tắc ngân sách thường niên làmột trong 4 nguyên tắc cơ bản về ngân sách theo quan niệm cô điển Sự xuấthiện và phát triển của nguyên tắc ngân sách thường niên đồng hành với sựphát triển của dân chủ, đáp ứng yêu cầu minh bạch, hiệu quả trong chỉ tiêungân sách của Chính phủ từ phía người dân và được thừa nhận tại nhiều quốcgia trên thế giới Tại Việt Nam, nguyên tắc ngân sách thường niên đã đượcthể chế hóa trong Luật NSNN, song chưa được tuân thủ đầy đủ, thể hiệnthông qua các quy định về ứng trước dự toán ngân sách và chuyển nguồnngân sách Bởi vậy, nghiên cứu nay được thực hiện để làm rõ hơn các nộidung của nguyên tắc, phân tích việc thực hiện nguyên tắc tại Việt Nam gắnvới quy định về ứng trước dự toán ngân sách, chuyển nguồn ngân sách và đềra giải pháp dé hoàn thiện các quy định này trong thời gian tới.
Lê Văn Vĩnh (2014), Giải pháp tăng cường quản lý Ngân sách NN tại
huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ, Đại học Mỏ địa chất HàNội Đây là một luận văn nói về quản lý ngân sách cấp huyện của huyện Phù
Ninh - tỉnh Phú Thọ Là một huyện trong tỉnh Phú Thọ, Phù Ninh và thành
phô Việt Trì có nhiêu điêm tương đồng về vi trí địa lý, giáo dục, văn hóa xã
Trang 17hội Luận văn đã nêu ra được thực trạng quản lý ngân sách tại huyện Phù
Ninh, đã sử dụng nhiều phương pháp phân tích dé đánh giá thực trạng quan lýngân sách của huyện như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổnghợp Luận văn chưa thu thập được ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạoHuyện ủy, UBND huyện, lãnh đạo các phòng ban chuyên môn để giúp thuthập, chọn lọc những thông tin, ý kiến trao đổi của các chuyên gia trong lĩnh
vực quản lý ngân sách.
“Chi ngân sách nhà nước thời gian qua và khuyến nghị chính sách trong
thời gian tới” của tác giả Phạm Thái Hà đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tài
chính số 12 năm 2016 Tác giả đã nêu ra một số ton tại trong việc lập dự toán,điều hành chi theo dự toán như tình trạng xây dựng dự toán không sát vớithực tế, các khoản chi thường xuyên liên tục tăng cao, và đưa ra một sé
khuyén nghi nhu can tinh gian bién ché, nang cao chat lượng lập dự toán sat
với thực tế và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay
Nhìn chung các công trình, đề tài nghiên cứu và văn bản trên đã cóđóng góp rất nhiều cho việc nghiên cứu về hoạt động quản lý ngân sách Tuynhiên do mục đích và yêu cầu khác nhau nên các công trình nghiên cứu trênchưa dé cập cụ thé đến hoạt động quản lý ngân sách của thành phố Việt Tri.Với đặc thù là thành phố tỉnh ly của một tỉnh miền núi trung du, quy hoạch là
đô thị trung tâm vùng, hoạt động quản lý ngân sách cũng như việc thực thi
Luật ngân sách nhà nước có rất nhiều đặc điểm riêng Do đó, đề tài tôi lựachọn mặc dù có tính kế thừa, nhưng nó cũng thê hiện các quan điểm nghiên
Trang 18họp thứ 9, Quốc hội khoá XIII đã thông qua Luật Ngân sách nhà nước (sửa
đổi) Đây là đạo luật quan trọng tạo bước ngoặt mới trong quản lý ngân sách
nhà nước theo hành lang pháp lý mới đầy đủ và đồng bộ hơn, phù hợp vớitình hình thực tế hiện nay, xu hướng hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng
vào tiễn trình cải cách tài chính công theo hướng hiện đại
Luật NSNN 2015 định nghĩa: Ngân sách nhà nước là toàn bộ cáckhoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng
thời gian nhất định do co quan nhà nước có thấm quyền quyết định dé bao
đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
1.2.2 Hệ thống NSNNSự hình thành và phát triển của NSNN gắn liền với sự xuất hiện và pháttriển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng
đồng và Nhà nước của từng cộng đồng Nói cách khác, sự ra đời của Nhànước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phátsinh, tồn tại và phát triển của NSNN.
Theo Điều 6 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 Quy địnhchỉ tiết thi hành một số điều Luật NSNN:
+ NSNN gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Ngân sáchđịa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, trong đó:
a) Ngân sách tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương (gọi chung là ngânsách tỉnh), bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thịxã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
b) Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phốthuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách huyện), bao
gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách của các xã, phường, thị tran;
c) Ngân sách các xã, phường, thị tran (gọi chung là ngân sách cấp xã).+ Phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp
ngân sách thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Trang 19- Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương đượcphân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chỉ cụ thê.
- Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm
vụ chi quốc gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địaphương theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật này
- Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực
hiện những nhiệm vụ chi được giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc
phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chỉ giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợpvới phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của
mỗi cấp trên địa bàn.
- Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việcban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giảipháp bao đảm nguồn tai chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng
cấp; VIỆC quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải
bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp
- Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủyquyền cho cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệmvụ chi của mình thì phải phân bổ và giao dy toán cho cơ quan cấp dưới được ủyquyền dé thực hiện nhiệm vụ chi đó Cơ quan nhận kinh phí ủy quyền phải quyếttoán với cơ quan ủy quyền khoản kinh phí này.
- Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phânchia giữa các cấp ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngânsách cấp dưới trên cơ sở bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các
địa phương.
- Trong thời kỳ 6n định ngân sách:a) Không thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các
câp ngân sách;
Trang 20b) Hang năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, cơ quan cóthấm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấptrên cho ngân sách cấp dưới so với năm đầu thời kỳ ồn định;
c) Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dướiđược xác định theo nguyên tắc, tiêu chi và định mức phân bổ ngân sách và các chếđộ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; khả năng của ngân sách cấp trên và khảnăng cân đối ngân sách của từng địa phương cấp dưới;
d) Các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hang năm mà ngân sáchđịa phương được hưởng theo phân cấp dé tăng chi thực hiện các nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Đối với số tăng thu so với dựtoán thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này
Trường hợp đặc biệt có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt độngtrong thời kỳ ôn định ngân sách làm ngân sách địa phương tăng thu lớn thì số tăngthu phải nộp về ngân sách cấp trên Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban nhân dâncấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định thu về ngân sách cấp trên sốtăng thu này và thực hiện bổ sung có mục tiêu một phần cho ngân sách cấp dướitheo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 40 của Luật này để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạtầng ở địa phương theo dự án được cấp có thâm quyền phê duyệt;
đ) Trường hợp ngân sách địa phương hụt thu so với dự toán do nguyên
nhân khách quan thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này
- Sau mỗi thời kỳ ôn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tựcân đối, phát trién ngân sách địa phương, thực hiện giảm dan ty lệ bồ sung cân đốitừ ngân sách cấp trên so với tong chi ngân sách địa phương hoặc tăng ty lệ phầntrăm (%) nộp về ngân sách cấp trên đối với các khoản thu phân chia giữa các cấpngân sách dé tăng nguồn lực cho ngân sách cấp trên thực hiện các nhiệm vụ chi
quốc gia và phát triển đồng đều giữa các địa phương
10
Trang 21- Không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấpkhác và không được dùng ngân sách của địa phương nay để chi cho nhiệm vụ của
địa phương khác, trừ các trường hợp sau:
a) Ngân sách cấp dưới hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóngtrên địa bàn trong trường hợp cần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khixảy ra thiên tai, thảm hoa, dịch bệnh và các trường hợp cấp thiết khác dé bảo đảmồn định tình hình kinh té - xã hội, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của địaphương;
b) Các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức năngcủa mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới;
c) Sử dung dự phòng ngân sách địa phương dé hỗ trợ các địa phương khác
khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng.
- Trường hợp thực hiện điều ước quốc tế dẫn đến giảm nguồn thu của ngânsách trung ương, Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh việc phân chia nguồn thugiữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương dé bao đảm vai trò chủ đạo
của ngân sách trung ương.
Hệ thống NSNN được tô chức theo mô hình lồng ghép được mô tả dưới
ƯƠNG 7 - —
NGÂN SÁCH XÃ
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hệ thống NSNN
11
Trang 221.2.3 Phân cấp quản lý NSNNPhân cấp quản lý NSNN là việc giải quyết mối quan hệ giữa các cấpchính quyền Nhà nước về vấn đề liên quan đến việc quản lý và điều hành NSNN.
Theo Điều 6 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 Quy địnhchỉ tiết thi hành một số điều Luật NSNN thì việc Phân cấp quản lý NSNN phảibảo đảm nguyên tắc:
(1) Phù hợp với phân cấp quản lý KTXH, ANQP của Nhà nước vànăng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bản
(2) Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được phân định
nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thé:
Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm
vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia như: các dự án đầu tư phát triển kết cauhạ tầng KTXH có tác động đến cả nước hoặc nhiều địa phương, các chương
trình, dự án quốc gia, các chính sách xã hội quan trọng, điều phối hoạt độngkinh tế vĩ mô của đất nước, bảo đảm ANQP, đối ngoại va hỗ trợ những địa
phương chưa cân đối được thu, chỉ ngân sách
Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ độngthực hiện những nhiệm vụ phát triển KTXH, ANQP và trật tự an toàn xã hội
trong phạm vi quản lý.
(3) Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấpchính quyền địa phương do HĐND cấp tỉnh quyết định, thời gian thực hiệnphân cấp này phải phù hợp với thời kỳ ôn định ngân sách ở địa phương; cấp
xã được tăng cường nguồn thu, phương tiện và cán bộ quản lý tài chính - ngânsách dé quản lý tốt, có hiệu quả các nguồn lực tài chính trên địa bàn đượcphân cấp
(4) Kết thúc mỗi kỳ ôn định ngân sách, căn cứ vào khả năng nguồn thuvà nhiệm vụ chi của từng cấp, theo thẩm quyền quy định tại các Điều 15, 16
12
Trang 23và 25 của Luật NSNN, Quốc hội, HĐND điều chỉnh mức bồ sung cân đối từngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; Ủy ban Thường vụ Quốc hội,HĐND cấp tỉnh quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cáckhoản thu giữa ngân sách các cấp.
Dựa trên những nguyên tắc trên, nội dung của phân cấp quản lý NSNNbao gồm:
(1) Thứ nhất là phân cấp các van đề liên quan dé quản lý, điều hànhNSNN từ trung ương đến địa phương trong việc ban hành, tổ chức thực hiệnvà kiểm tra, giám sắt về chế độ, chính sách
(2) Tiếp theo là phân cấp về các van đề liên quan dé nhiệm vụ quan lyvà điều hành NSNN trong việc ban hành hệ thống biéu mẫu, chứng từ về trìnhtự và trách nhiệm của các cấp chính quyền trong xây dựng dự toán ngân sách,
quyết toán ngân sách và tô chức thực hiện kế hoạch NSNN.
NSNN cấp huyện; là mắt xích trong hệ thống NSNN, gồm 2 nội dungchủ yêu về thu và chi ngân sách huyện như sau:
(1) Về thu ngân sách cấp huyện; Gồm thu bổ sung cân đối từ ngân sáchcấp trên để bảo đảm công bằng và phát triển cân đối giữa các vùng, các địa
phương; Các khoản thu ngân sách huyện hưởng 100%; Các khoản thu của
ngân sách huyện hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%); Các khoản thu theo quy
13
Trang 24Chi ngân sách cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh là quá trình phânphối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách huyện, thànhphố và đưa chúng đến mục đích sử dụng Chi ngân sách huyện không chỉ
dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạtđộng và từng công việc cụ thé thuộc chức năng của Nhà nước cấp huyện
Quá trình chi NSNN cấp huyện, thành phố trực thuộc tinh:Quá trình phân phối: là quá trình cấp phát kinh phí từ ngân sách huyệnđể hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng
Quá trình sử dụng: là trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ ngân
sách huyện mà không phải trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưavào sử dụng.
1.2.4.2 Đặc điểm chỉ NSNN cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh- Chi ngân sách huyện gắn với bộ máy Nhà nước cấp huyện và nhữngnhiệm vụ kinh tế, chính tri, xã hội mà Nhà nước cấp huyện đảm đương trong
từng thời kỳ.
- Chi ngân sách huyện gắn với quyền lực Nhà nước cấp huyện, mangtích chất pháp lí
- Cũng như chi NSNN, các khoản chi của ngân sách huyện mang tính
chất không hoàn trả trực tiếp
1.2.4.3 Vai trò của chỉ NSNN cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh- Chi ngân sách huyện là nguồn lực tài chính nhằm bảo đảm và duy trìsự hoạt động bình thường của hệ thống chính quyền cấp huyện.
- Chi đầu tu XDCB của ngân sách huyện có ý nghĩa rất quan trọng đốivới sự phát triển KTXH, vì nó tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho việcbỏ vốn đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn huyện.
- Một trong những mục tiêu của ngân sách huyện là đảm bảo công
bằng xã hội trên địa bàn Bên cạnh việc sử dụng thu ngân sách dé thực hiện
14
Trang 25công tác này, chi NSNN cũng có vai trò hết sức quan trọng Cơ chế thị
trường tạo ra sự phân hóa giữa những người có thu nhập cao và những người
có thu nhập thấp trong xã hội Dé làm giảm khoảng cách đó, Nhà nước phảisử dụng các hình thức trợ cấp từ ngân sách Bên cạnh đó các khoản trợ cấpcho giáo dục, y tế có ý nghĩa lớn đối với việc nâng cao dân trí và đảm bảo
sức khỏe cho dân cư.
1.2.4.4 Nội dung chỉ NSNN cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh
Theo luât NSNN hiện hành, các nội dung chi ngân sách huyện, thành
phố trực thuộc tỉnh được phân loại cụ thể như sau:
(1) Chi đầu tư phát triển; Chi đầu tư phát triển là quá trình sử dụng mộtphần vốn tiền tệ đã tập trung vào ngân sách để xây dựng kết cau hạ tangKTXH, phát triển sản xuất, thực hiện mục tiêu 6n định va tăng trưởng của nênkinh tế
- Chi đầu tư phát triển có các đặc điểm sau:+ Chi đầu tư phát triển của ngân sách là khoản chi tích lũy.+ Quy mô và cơ cấu chi đầu tư phát triền của ngân sách không cố địnhvà phụ thuộc vào chiến lược phát triển KTXH của huyện, thành phố trongtừng thời kỳ và mức độ phát triển của khu vực kinh tế tư nhân
+ Chi đầu tu phát triển gan chặt với chi thường xuyên nhằm nâng caohiệu quả vốn đầu tư
- Phân cấp theo ngành, lĩnh vực, chi đầu tư phát triển cấp huyện, thành
phố gồm:
+ Sự nghiệp kinh tế: đầu tư kết cấu hạ tầng, các công trình giao thông, thủy
lợi, điện, các công trình, dự án phòng, chống khắc phục ô nhiễm môi trường
+ Sự nghiệp Giáo dục và Đảo tạo: đầu tư kết cấu hạ tầng các trường
THPT, THCS, Tiểu học, Mầm non, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện,
thành phó
15
Trang 26+ Sự nghiệp Văn hóa - thể dục - thê thao: đầu tư các nhà văn hóa, cáctrung tâm văn hóa thé thao, nhà thi đấu thé thao, nha văn hóa thanh — thiếuniên cấp huyện, thành phố; nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, khu dân cư, khu
vui chơi cộng đồng Đầu tư bảo tồn , tôn tạo các di tích trên dia ban Đầu tucác công trình, dự án phục vụ hoạt động phát thanh, truyền hình cấp huyện,
thành phố, phường, xã
+ Sự nghiệp Y tế: đầu tư xây dựng bệnh viện, trung tâm y tế và hệ
thống các trạm y tế trên địa bàn huyện, thành phố
+ Quản lý Nhà nước: Cải tao, nâng cấp trụ sở làm việc của các cơ quan
hành chính, đảng, đoàn thé huyện, thành phố Đầu tư xây dựng mới, cải tạo hạtang kĩ thuật và trụ sở làm việc các cơ quan hành chính, đảng, đoàn thé cấp
xã; trụ sở hoặc nơi làm việc của công an và quân sự xã.
(2) Chi thường xuyên; Chi thường xuyên là một bộ phận của chi
NSNN, nó phản ánh quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN để thực hiệncác nhiệm vụ thường xuyên về quản lý KTXH của Nhà nước
- Chi thường xuyên có đặc điểm cơ bản đó là: đây là những khoản chicó tính chất liên tục; là những khoản chi mang tính chất tiêu dùng: phạm vi,mức độ chi thường xuyên phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước vàquy mô cung ứng các hàng hóa công của Nhà nước Nếu bộ máy Nhà nước
quản lý gọn, nhẹ hoạt động có hiệu quả thì chi thường xuyên được giảm nhẹ
và ngược lại Cùng với quá trình phát triển KTXH các nhiệm vụ thường
xuyên cua Nhà nước ngày càng tăng lên làm phong phú thêm nội dung chithường xuyên của ngân sách.
- Theo phân cấp, chi thường xuyên ngân sách huyện, thành phố trựcthuộc tỉnh bao gồm:
+ Chi quản lý Nhà nước: Đảm bảo kinh phí hoạt động cho hệ thống
quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện, thành phó.
16
Trang 27+ Chi hoạt động của HĐND: Đảm bảo hoạt động của HĐND.+ Chi hoạt động của Đảng: Đảm bảo hoạt động của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
+ Chi hoạt động cua Doan thể, các Hội: Đảm bảo hoạt động của các
đoàn thể, các hội như: Mặt trận tô quốc, đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ
+ Sự nghiệp Văn hóa - thông tin: Đảm bảo duy trì hoạt động văn hóa
thông tin trên địa bàn Quản lý bảo vệ các di tích lich sử văn hóa theo phân
cấp của Tỉnh
+ Chi sự nghiệp thé dục - thé thao: Dam bảo hoạt động thé dục thé thao
trên địa bàn huyện, thành phó Bồi dưỡng, huấn luyện vận động viên các đội
tuyên cấp huyện trong thời gian tập trung thi thi đấu, hoạt động của các trungtâm thé dục thé thao do huyện, thành phố quản lý
+ Chi sự nghiệp kinh tế: Sự nghiệp giao thông: Quản lý, duy tu, bao
dưỡng và sửa chữa, nâng cấp đường giao thông và các công trình giao thôngdo huyện, thành phố quản lý; Sự nghiệp nông nghiép, lâm nghiệp, ngư nghiệpvà thủy lợi; chuyển đổi cơ cau kinh tế phục vụ phát triển mô hình nông thônmới; chi bảo vệ, phòng chống cháy rừng, phòng chống lụt bão và các nhiệmvụ khác về nông - lâm - ngư nghiệp theo phân cấp của tỉnh; Hoạt động hệthống các chợ, các trung tâm thương mại do cấp huyện, thành phố quản lý
+ Chi sự nghiệp xã hội: chính sách xã hội cho các đối tượng người cócông, bảo trợ xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã
Trang 28+ Chi sự nghiệp y tế: Các hoạt động về công tác y tế (vệ sinh phòngbệnh dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm) kế hoạch hóa gia đình và trẻ em.
+ Chi bé sung ngân sách xã.
+ Chi ANQP.
+ Chi khác ngân sách.
+ Ngoài ra còn có các nội dung chi khác như chi trả nợ gốc và lãi cáckhoản tiền vay, chi việc nợ, chi cho vay theo quy định của pháp luật, chi bé
sung quỹ dự trữ tai chính, chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới
1.2.5 Bản chất của quản lý chỉ NSNN cấp huyện, thành phố trựcthuộc tỉnh trong phát triển KTXH
1.2.5.1 Khái niệm quản lý chi NSNN cấp huyệnQuản lý chi NSNN cấp huyện là quá trình lập dự toán, chấp hành dựtoán, kiểm soát và quyết toán chi NSNN cấp huyện theo đúng quy định củapháp luật, nhằm sử dụng NSNN đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần thựchiện các mục tiêu phát triển KTXH trên địa bàn huyện
1.2.5.2 Đặc điểm quản lý chỉ NSNN- Chi NSNN được quản lý bằng pháp luật và theo dự toán, đây là đặcđiểm quan trọng nhất, nhìn nhận và đánh giá đúng đặc điểm này giúp Nhànước đưa ra các cơ chế quản lý, điều hành chi ngân sách đúng luật, đảm bảo
hiệu quả, công khai, minh bạch.
- Quản lý chỉ NSNN sử dụng tổng hợp các biện pháp, biện pháp quantrọng nhất là biện pháp tổ chức hành chính, biện pháp này tác động vào đối
tượng quản lý theo 2 hướng:
+ Chủ thé quan lý ban hành các văn bản quy phạm pháp luật va đưa racác quyết định quản lý bắt buộc cấp dưới thực hiện.
+ Đặc trưng của phương pháp hành chính là cưỡng chế đơn phương của
chủ thé quản lý.
18
Trang 291.2.5.3 Mục tiêu quản lý chi NSNN cấp huyện, thành phố trực
thuộc tỉnh
- Mục tiêu tổng quát trong việc điều hành NSNN nói chung hay quản lýchi NSNN nói riêng, đó chính là thúc day nền kinh tế tăng trưởng bền vữngtrong điều kiện sử dụng nguồn lực hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện công băng xã
hội và đảm bảo các mục tiêu chính trị xã hội, ANQP, đối ngoại Mục tiêu này
được thiết lập phù hợp với chiến lược, nhiệm vụ phát triển KTXH của đất
nước trong từng thời kỳ.
- Mục tiêu của quản lý chỉ NSNN cấp huyện đó là phải mang lại mộtkết quả tốt nhất về phát triển KTXH, đồng thời giải quyết hài hòa mối quan hệlợi ích kinh tế giữa một bên là Nhà nước và một bên là các chủ thể khác trongxã hội, đáp ứng được các nhiệm vụ phát triển KTXH của huyện Mục tiêu cụthé của quan lý chi ngân sách cấp huyện:
+ Phân bổ nguồn lực theo hướng ưu tiên chiến lược, chính sách phát
triển của huyện.
Thực hiện nghiêm túc va kip thời các nhiệm vụ chi.
Bao đảm chi đúng mục đích, đúng kế hoạch, chi đủ, không bội chi ngânsách Tính hiệu lực của quan lý chi ngân sách cấp huyện có thé đo lường bang(kết quả/mục tiêu)
Phân cấp mạnh về khai thác nguồn thu ngân sách cấp huyện để đảm
bảo cân đôi ngân sách trong việc đây mạnh các hoạt động chi của Đảng, chính
19
Trang 30quyền, đoàn thé đã góp phan quan trọng trong việc thúc day phát triển kinh tế,ồn định chính trị và an ninh quốc phòng trên toàn huyện nói riêng và sự pháttriển kinh tế xã hội trên toàn thành phố nói chung.
b, Tính hiệu quả:
Quản lý ngân sách cấp huyện đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụtrong điều kiện tiết kiệm, không gây thất thoát, lãng phí Ngoài ra trong quảnlý ngân sách nhà nước cấp huyện minh bạch, công khai, được thể hiện caotrong khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách
Chấp hành chi so với dự toán: Chấp hành dự toán là quá trình tổng hợpcác biện pháp kinh tế - tài chính và hành chính để biến các chỉ tiêu chỉ NSNN
đã được ghi trong dự toán trở thành hiện thực hướng tới đạt được các mục
tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra Do đó, mức độ bám sát của chấp hành chi sovới dự toán sẽ phan ánh hiệu quả cua việc sử dụng ngân sách dé đạt đượcnhững mục tiêu chiến lược đã đặt ra cũng như phản hồi lại mức độ chuẩn xác
của dự toán chi NSNN.
c, Tính bền vững:Tác động tích cực từ quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện đối vớisự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng là lâu dài và ôn định
Cân bằng lợi ích giữa các đơn vị dự toán ngân sách.Không ảnh hưởng tiêu cực đến mội trường tự nhiên, sinh thái, xã hội.
d, Tính phù hop:
Quản lý chỉ ngân sách nhà nước cấp huyện đối với đường lối chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với thực tiễn tinh hình
đặc thù của huyện, thành phố nhằm đáp ứng được nhiệm vụ chính trị pháttriển kinh tế xã hội trên địa bàn nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc té
1.2.5.5 Nguyên tắc quan lý chi NSNN cấp huyện, thành phố trực
thuộc tỉnh
20
Trang 31Chi NSNN cấp huyện, thành phố trực thuộc tinh có vai trò quan trọngtrong sự nghiệp phát triển KTXH, ồn định chính trị, ANQP tại huyện, thànhphố va có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển KTXH của tỉnh Do vậy việc
quản lý chỉ NSNN phải được tô chức theo những nguyên tắc sau:
- Cân đối thu chi ngân sách cấp huyện: chi NSNN huyện dựa trên cơ sởnguồn thu thực tế từ nền kinh tế Nó đòi hỏi mức độ chi và co cấu các khoảnchi dựa vào khả năng tăng trường GDP của huyện Nếu vi phạm nguyên tắcnày sẽ dan đến tình trạng bội chi ngân sách, nột nguyên nhân gây mất ôn định
cho sự phát triển KTXH, ồn định chính trị của huyện, thành phố
- Đảm bảo yêu cầu cần tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các khoảnchi tiêu của NSNN: Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc chỉ đạo của mọi hoạtđông kinh tế, tài chính Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong chỉ NSNN đặtra như một tất yêu của hoạt động ngân sách Tính tất yêu đó được bắt nguồntừ thực tế nhu cầu chi ngân sách của Nhà nước ngày càng tăng, kha năng sinhlợi các khoản chi thường thời gian dài và rất khó xác định bằng tiêu thức cụthé Các khoản chi NSNN nói chung có đặc điểm là bao cấp với khối lượngchi tiêu lớn Trong thực tế, trải qua một thời gian dai với quan điểm chi vớibất cứ giá nào đã gây ra tình trạng lãng phí, kém hiệu quả trong việc sử dụng
các khoản chi NSNN, đặc biệt là các khoản chi XDCB Mặt khác, trong xu
hướng hiện nay ti trọng của các khoản chi NSNN cho tiêu dùng ngày càng
lớn, cho nên xét ở góc độ thuần túy về mặt kinh tế thì đó là các khoản chỉkhông sinh lợi, chính vi vậy nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả trong chi ngân sáchcần phải được quan tâm Do vậy cần phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và
hiệu qua trong các khoản chi NSNN
- Cấp phát ngân sách và sử dụng nguồn vốn NSNN phải có dự toán:Tuân thủ nguyên tắc này nhằm tạo tiền đề cần thiết cho việc bảo đảm tính cânđối trong quá trình phát trién KTXH và là cơ sở dé thực hiện nguyên tắc tiết
21
Trang 32kiệm trong chi NSNN Nguyên tắc này đòi hỏi mọi khoản chi tiêu của NSNN
phải được thực hiện trên cơ sở những dự toán có cơ sở và thực tiễn Trên thực
tế việc lập dự toán chi NSNN vừa phải đảm bảo tính chính xác nhất định vừaphải có tính thực tế thích ứng với sự biến động của tình hình kinh tế tài chínhhiện tại Điều đó có thé được thực hiện bằng cách nắm chắc những diễn biếtcủa các nhân tố ảnh hưởng đến dự toán chi ngân sách từ đó kịp thời điều
chỉnh dự toán theo những quy định chặt chẽ của Luật NSNN
- Chi NSNN theo những mục tiêu quy định: Tuân thủ nguyên tắc này
vừa đảm bảo phương tiện tài chính cho việc thực hiện các chương trìnhKTXH đã được Nhà nước hoạch định, tránh sử dụng NSNN một cách tùy
tiên, lãng phí, không hiệu quả Tính mục tiêu của việc cấp phát, sử dụngnguồn vốn ngân sách được xem xét dưới hai dạng: Mục tiêu theo ngành vàmục tiêu theo loại chi Việc sử dụng nguyên tac này là kết hợp giữa việc quan
ly tập trung va phát huy tính độc lập, van dụng linh hoạt đạt hiệu quả cao
trong việc sử dụng nguôồn vốn ngân sách đối với từng đơn vị dự toán.
- Đảm bảo yêu cầu cân đối giữa khả năng và nhu cầu trong quản lý vàđiều hành ngân sách: việc đảm bảo nguyên tắc cấp phát ngân sách và sử dụngnguồn vốn NSNN phù hợp với khả năng là một đòi hỏi khách quan không chixuất phát từ tình hình thu ngân sách mà đó là đòi hỏi của việc sử dụng NSNNlàm công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước Muốn thực hiện được nguyên tắcnày tất yếu phải khai thác đầy đủ kịp thời đúng chế độ, chính sách các nguồnthu của ngân sách đồng thời định ra chế độ chỉ của NSNN hợp lý
- Nguyên tac chi trả trực tiếp qua KBNN: KBNN là cơ quan tài chính
được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, do vậy có nhiệm vụ thanh
toán mọi khoản chi ngân sách KBNN có nhiệm vụ kiểm soát mọi khoản chingân sách va có quyền từ chối đối với các khoản chi sai định mức, chế độ doNhà nước quy định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình Các khoản
22
Trang 33chi ngân sách phải được thanh toán trực tiếp đến các đối tượng thụ hưởng,hạn chế tối đa thanh toán qua trung gian Dé thực hiện tốt nguyên tắc nay yêucầu các đơn vị dự toán phải mở tài khoản tại KBNN dé thực hiện các giaodich của minh, chịu sự kiểm tra của KBNN trong quá trình sử dụng kinh phído ngân sách cấp phát, sử dụng nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, kế cả quátrình lập dự toán và quyết toán của đơn vị.
1.3 Nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chỉ NSNN cấphuyện, thành phố trực thuộc tỉnh
1.3.1 Nội dung quản lý chi NSNN cấp huyện, thành phố trực thuộc
Phong Tai chinh - Kho bac NN huyén, thanh
Kê hoạch huyện, thành phô phô trực thuộc tỉnh
trưc thuôc tỉnh
Sơ đồ 1.2 Hệ thống quản lý chỉ NSNN cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh
Theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
NSNN, bộ máy quản ly NSNN cấp huyện, thành phó trực thuộc tinh bao gồm:
- HĐND huyện, thành phố trực thuộc tỉnh : thực hiện quyết định dựtoán, quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện, phê chuẩn quyết toánngân sách cấp huyện, quyết định các chủ trương, biện pháp dé thực hiện ngân
23
Trang 34sách huyện, quyết định điều chỉ bổ sung ngân sách cấp huyện trong cáctrường hợp cần thiết, giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết
định.
- UBND huyện, thành phố trực thuộc tỉnh : t6 chức quản lý thống nhất
ngân sách huyện và các hoạt động tai chính khác của huyện, gồm: Lập dự
toán ngân sách cấp huyện, phương án phân bồ ngân sách cấp huyện, quản lýthu, chi ngân sách huyện, và quyết toán ngân sách huyện.
- Phòng TCKH: là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện, thành phốtrong việc tổng hợp dự toán ngân sách huyện, thành phố và phương án phânbổ dự toán ngân sách , quản ly thu, chi ngân sách, và quyết toán ngân sách
- KBNN huyện, thành phố trực thuộc tỉnh : là cơ quan kiểm soát chỉ
NSNN theo quy định luật NSNN.
1.3.1.1 Lập dự toán chỉ NSNN cấp huyện, thành phố trực thuộc
tỉnh
Lập dự toán chi NSNN là quá trình đánh giá, phân tích nhu cau chi trêncơ sở cân đối nguồn thu dé từ đó xác định các chỉ tiêu, cơ cấu chi cho phù
hợp Lập dự toán NSNN nói chung và lập dự toán chi NSNN nói riêng là
khâu đầu tiên quan trọng, là giai đoạn khởi đầu trong một quá trình ngân sách,tạo tiền đề cơ sở cho các khâu tiếp theo, nếu việc lập dự toán NSNN đượcthực hiện có đầy đủ cơ sở khoa học và phù hợp thực tiễn, đảm bảo đúng tiến
độ, thời gian quy định thì việc thực hiện NSNN và quyết toán NSNN sẽ rấtchất lượng và hiệu quả, chính vì vậy việc lập dự toán NSNN phải được đặttrong mối quan hệ thống nhất, biện chứng với các giai đoạn sau của toàn bộquá trình ngân sách, trong đó chỉ NSNN là các mục tiêu cần thực hiện, nó
phác họa chương trình làm việc của Nhà nước trong một năm, còn thu NSNN
là phương tiện dé thực hiện các mục tiêu đó
24
Trang 35Dự toán chi NSNN cấp huyện, thành phó trực thuộc tỉnh phải cân đốivới nguồn thu NSNN cấp huyện, thành phố phải được tông hợp theo từng lĩnhvực chi và theo cơ cau chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, dự phòng ngânsách Thực hiện yêu cầu này sẽ đảm bảo tính cụ thể, thong nhất, có căn cứ
khoa học phù hợp với thực tiễn Dự toán chi ngân sách của đơn vị dự toán các
cấp được lập phải thé hiện đầy đủ các khoản chi theo mục lục NSNN theo đúngbiểu mẫu, thời hạn do cơ quan Nhà nước có thâm quyền quy định Trong đó: dựtoán chi đầu tư XDCB được lập trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, chương trình,
dự án đã được cấp có thâm quyền phê duyệt; dự toán chi thường xuyên đượclập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, chế độ, tiêu chuan, định mức chi do cơquan Nhà nước có thầm quyền quy định
Nội dung của lập dự toán chỉ NSNN cấp huyện,thành phố trực thuộc tỉnh.(1) Dự toán chi dau tư phát triển:
- Lập kế hoạch; Trên cơ sở nguồn thu dé chi cho đầu tư phát triển, căncứ vào tiễn độ và mục tiêu thực hiện của các dự án, căn cứ số liệu thu, chingân sách năm trước, phòng TCKH huyện, thành phố lập dự toán thu, chỉngân sách năm sau, trong đó có nội dung chi đầu tư phát triển Phòng TCKHtrình UBND huyện, thành phố , xin ý kiến thường trực HĐND huyện, thànhphố trước khi gửi sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xem xét Trên cơ sởđề xuất dự toán thu, chi ngân sách huyện, thành phố , sở Tài chính, sở Kếhoạch và Dau tư sẽ t6 chức thảo luận với huyện, thành phố làm cơ sở dé cácsở tham mưu UBND tinh giao dự toán thu, chi ngân sách huyện, thành phốtrong đó có chỉ tiêu chi dau tư phát triển.
- Phân bé vốn đầu tư; Các ban quản lý dự án trên địa bàn huyện, thànhphố , UBND các xã, thị trấn lập tờ trình về việc hỗ trợ nguồn vốn đầu tưXDCB từ nguồn ngân sách huyện, thành phố gửi về UBND huyện, thành phó
Phòng TCKH là đầu mối tiếp nhận các tờ trình trên và thực hiện tổng hợp Căn
25
Trang 36cứ vao các mục tiêu, định hướng phát triển KTXH của năm kế hoạch, kha năngngân sách huyện, thành phố dành cho chi đầu tư XDCB, tiến độ thực hiện dựán, tỉ lệ cơ cau ngân sách huyện, thành phố trực thuộc tỉnh trong Quyết địnhcho phép lập dự án đầu tư, Phòng TCKH tham mưu UBND huyện , thành phốtrực thuộc tỉnh phân bồ vốn đầu tư cho các dự án đủ điều kiện trình HĐNDhuyện phê chuẩn.
Căn cứ Nghị quyết của HĐND huyện, thành phố trực thuộc tỉnh ,UBND huyện, thành phố trực thuộc tỉnh quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư
cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý theo quy định Luật NSNN và các quy
định của Nhà nước về quản lý đầu tư XDCB
Sau khi phân bồ vốn đầu tư, UBND huyện, thành phố trực thuộc tỉnh gửikế hoạch vốn dau tư đến Sở Kế hoạch và Dau tư, Sở Tài chính dé báo cáo, tiếnhành giao kế hoạch vốn cho các chủ đầu tư dé thực hiện, đồng thời gửi phòng
TCKH, KBNN để theo dõi, điều hành, kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư
- Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư; Trong quá trình thực hiện kế hoạchvốn đầu tư, Phòng TCKH phối hợp với KBNN, hưởng dẫn các chủ dau tư daynhanh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân kịp thời kế hoạch vốn đầu tư, đồngthời tiến hành rà soát, tham mưu UBND trình HĐND điều chỉnh kế hoạch vốn
đầu tư đối với những dự án không có khả năng thực hiện sang cho những dự
án có khả năng thực hiện.
(2) Dự toán chi thường xuyên:
- Căn cứ lập dự toán:
+ Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động
thuộc bộ máy quản lý Nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động
ANQP và các hoạt động xã hội khác trong từng giai đoạn nhất định Dựa
vào căn cứ này sẽ giúp cho việc xây dựng dự toán chi thường xuyên của
26
Trang 37NSNN có một cách nhìn tổng quát về những mục tiêu và nhiệm vụ mà
NSNN phải hướng tới.
+ Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KTXH, đặc biệt là các chỉ tiêu cóliên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí thường xuyên của NSNN kỳ kếhoạch Đây chính là việc cụ thể hóa các chủ trương của Nhà nước trong từnggiải đoạn phát triển KTXH kết hợp với các định mức chi thường xuyên sẽ lànhững yếu tô cơ bản dé xác lập dự toán chỉ thường xuyên của NSNN.
+ Khả năng nguồn kinh phí có thé đáp ứng cho nhu cầu chi thườngxuyên kỳ kế hoạch Muốn dự toán được khả năng này phải dựa vào cơ cấu thuNSNN kỳ báo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu kỳ kế hoạch
+ Các chính sách, chế độ chi thường xuyên hiện hành và dự kiến những
điều chỉnh hoặc thay đổi có thé xảy ra trong kỳ kế hoạch Day là cơ sở pháply cho việc tính toán và bảo vệ dự toán chi của NSNN Đồng thời là cơ sở choquá trình chấp hành dự toán, không bị rơi vao tình trạng hụt hang khi có sựđiều chỉnh hoặc thay đổi một hay một số chế độ chính sách chi nào đó.
+ Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí
thường xuyên kỳ báo cáo sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho việc lập dự
toán chi theo các phương diện: tính phù hop của các định mức chi, tính phù
hợp của các hình thức cấp phat, hướng gia tăng của các khoản chi cả về tốc độvà cơ cau diện ra như thé nao.
- Trình tự lập dự toán:
+ Hàng năm căn cứ các văn bản Chính phủ, của UBND tỉnh về việc
xây dựng kế hoạch phát triển KTXH và dự toán NSNN, Hướng dẫn của SởTài chính về việc lập dự toán ngân sách đối với cấp huyện, cấp xã UBNDhuyện, thành phố trực thuộc tỉnh chỉ đạo Phòng TCKH hướng dẫn các đơnvị dự toán cấp huyện, cấp xã lập dự toán NSNN năm sau, trong đó có dự toán
chi thường xuyên.
27
Trang 38+ Trên cơ sở dự toán NSNN do các đơn vị dự toán cấp huyện, cấp xãtrình, Phòng TCKH huyện xem xét và tổng hợp dự toán chi NSNN cấp
huyện, trong đó có dự toán chi thường xuyên, trình UBND huyện xem xét.
UBND huyện trình Ban Thường vụ Huyện ủy thông qua và trình sở Tài
chính tổng hợp trên phạm vi toàn tỉnh UBND tỉnh xem xét trình BanThường vụ Tỉnh ủy thông qua, trình HĐND tỉnh quyết định dự toán NSNNcấp tỉnh Sau khi HĐND tỉnh quyết định dự toán, UBND tỉnh phân bổ dựtoán ngân sách cấp huyện
+ Trên cơ sở dự toán NSNN cấp huyện, thành phố được UBND tỉnh
phân bổ, UBND huyện , thành phố chỉ đạo phòng TCKH hướng dẫn các đơnvị dự toán cấp huyện, cấp xã hoàn chỉnh dự toán, tổng hợp trình UBND huyện, thành phố xem xét cho ý kiến chính thức UBND huyện, thành phố trìnhHuyện ủy, Thanh ủy thông qua dé trình HĐND huyện, thành phố quyết định
Căn cứ Luật tổ chức HĐND- UBND ngày 6/11/2003, Luật NSNN năm2015, trên cơ sở xem xét báo cáo của UBND huyện, thành phố về dự toán chỉngân sách địa phương, phương án phân bổ NSNN cấp huyén,thanh phố báocáo thâm tra của Ban KTXH- HĐND huyện, thành phố và ý kiến của đại biểuHĐND huyén,thanh phố HĐND huyện, thành phố phê chuẩn dự toán chiNSNN cấp huyén,thanh phố trong đó có dự toán chi thường xuyên ngân sáchhuyện,thành phố
1.3.1.2 Chấp hành dự toán chỉ ngân sáchChấp hành dự toán chi NSNN là quá trình thực hiện dự toán chi NSNNsau khi được các cấp có thẩm quyền thông qua theo những trật tự, nguyên tắcnhất định, là khâu cốt yêu mang tính quyết định đối với một chu trình ngânsách, nếu khâu lập dự toán chi NSNN có tốt thì cũng đang là dự toán, chúngcó phục vụ tốt quá trình phát triển KTXH của địa phương hay không thi lạitùy thuộc vào hoạt động chấp hành dự toán chi NSNN Hoạt động chấp hành
28
Trang 39dự toán chi NSNN luôn có sự tham gia của Nhà nước, gan với lợi ích của Nhanước, Nhà nước tham gia vào tat cả các quan hệ chấp hành chi ngân sách, chodù ở giai đoạn phân bồ hay chi ngân sách Hoạt động chấp hành chi NSNN làviệc sử dụng các nguồn thu NSNN vào việc thực hiện các chức năng nhiệm
vụ của Nhà nước.
Mọi khoản chỉ NSNN phải được thực hiện theo đúng nguyên tắc, trìnhtự, thủ tục do Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn quy định Việc thực hiệnmọi khoản chi phải được tiến hành thông qua tài khoản của các đơn vị mở tại
KBNN.
Nội dung chấp hành dự toán chi NSNN ;(1) Phân bồ và thông báo dự toán chi; Sau khi được HĐND huyện, thànhphố trực thuộc tinh thông qua dự toán và phân bổ dự toán chi, UBND huyện,thành phố trực thuộc tỉnh ban hành quyết định giao dự toán và phân bổ dựtoán cho các đơn vị cấp huyện, cấp xã, Căn cứ quyết định của UBND , Phong
TCKH thực hiện thông báo dự toán cho các đơn vị dự toán đồng thời hướngdẫn triển khai thực hiện dự toán, các đơn vị dự toán lập dự toán chi tiết hàng
tháng, quí, năm theo mục lục NSNN, gửi Phòng TCKH và KBNN làm căn cứ
quản lý và kiểm soát chi
(2) Thực hiện chỉ NSNN cấp huyén;thanh phố trực thuộc tỉnh- Phong TCKH thực hiện cấp phát vốn đầu tư và kinh phí chi thườngxuyên theo dự toán qua KBNN để các chủ đầu tư và đơn vị dự toán thực hiện
chi theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn.
- Chi trả, thanh toán theo dự toán chi thường xuyên: Đối tượng chỉ trảthanh toán theo dự toán bao gồm các khoản chi thường xuyên trong dự toán
Trang 40- Thanh toán vốn đầu tư XDCB: việc cấp phát, thanh toán thực hiệntheo quy định về đầu tư XDCB hiện hành.
- Chi trả, thanh toán bằng hiện vật, ngày công lao động: được cơ quantài chính quy đổi ra đồng việt nam dé làm lệnh thu ngân sách, đồng thời làm
lệnh chi ngân sách gửi KBNN dé hạch toán thu, chi NSNN
- Phòng TCKH phải thường xuyên xem xét khả năng đảm bảo kinh phí
cho nhu cau chi từ nguồn NSNN Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình
nhận và sử dụng kinh phí tại đơn vị được cấp, sao cho các khoản chi tiêu đảm
bảo đúng quy định hiện hành Việc kiểm tra, giám sát phải được tiễn hànhmột cách liên tục và có hệ thống thông qua các hình thức sau:
+ Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng ngày thông qua mỗi nghiệp vụ cấp
phát kinh phí cho nhu cầu chỉ
+ Thực hiện kiểm tra, giám sát định kỷ băng việc thâm định các báo
cáo tài chính hang quý của các đơn vi sử dụng ngân sách.
+ Thực hiện kiểm tra, giám sát một cách đột xuất tại đơn vị băng việctổ chức thanh tra tài chính
- Hàng năm, UBND huyện tô chức tập huấn các chế độ, chính sách mớicủa Nhà nước về tài chính, ngân sách, đồng thời ban hành văn bản hướng dẫnđến các đơn vị cấp dưới và các đơn vị dự toán ngân sách dé thực hiện.
1.3.1.3 Kiểm soát chi NSNN cấp huyện, thành phố trực thuộc tinhKiểm soát chi NSNN là quá trình các cơ quan Nhà nước có thâm
quyên, thực hiện thâm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo
các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định theonhững nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong quá trình
cấp phát, thanh toán và chỉ trả các khoản chi của NSNN.
Yêu cầu của kiểm soát chỉ NSNN cấp huyện:- Làm cho hoạt động chi ngân sách đạt được hiệu quả cao nhất, có tácđộng tích cực đến phát triển KTXH, tránh tình trạng làm cho quỹ NSNN bịcắt đoạn, phân tán, gây căng thăng trong quá trình điều hành ngân sách
30