Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thái độ của cha mẹ đối với giáo dục giá tri cho con nhằm đềxuất những kiến nghị, góp phần định hướng thái độ của cha mẹ đối với việc giáo dục giá trị cho c
thê hiện sự khác nhau tương đối rõ trong nhận thức của cha và mẹ vềvai trò của họ trong việc giáo dục giá trị cho con: mặc dù cả cha và mẹ đều nhận thức rằng làm kinh tế, chỗ dựa tinh thần và giáo dục chăm sóc con cái là 2 vai trò chủ yếu, nhưng trong khi số đông người cha đề cao hơn hết vai trò làm trụ cột kinh tế đối với cha mẹ, nhất là với người cha (45.3%) thì phần lớn người mẹ lại đề cao vai trò giáo dục, chăm sóc con cái (36% với cha và 44.9 % với mẹ) Sự khác biệt nay là điều tất yếu do đặc thù riêng của cha và mẹ: thiên chức của người me từ trước tới nay luôn chủ yếu là chăm lo cho mái ấm gia đình, lại có tâm lý thiên về tình cảm, luôn mong muốn gia đình vui vẻ, mọi thành viên gần gũi, chia sẻ giúp đỡ nhau, vì thế những người mẹ thường dé cao việc cả 2 vợ chồng cùng đồng lòng, hỗ trợ nhau trong việc giáo dục và nuôi day con Còn đối với người cha, kinh tế gia đình vẫn thường là chức trách to lớn của họ, vì thế việc lao động xây dựng kinh tế gia đình là điều mà họ rất quan tâm.
Cũng vì những lí do đó mà người cha có sự quan tâm tới vai trò định hướng tương lai và làm gương cho con hơn người mẹ, nhưng gần như không nghĩ tới việc gần gũi, chia sẻ với con Ngược lại, với người mẹ, họ lại dé tâm tới việc gần gũi với con cái hơn là định hướng và làm gương cho con Đây là sự khác biệt tất yếu xuất phát từ bản năng cũng như thiên chức riêng của người vợ và chồng trong gia đình:
“đàn ông xây nhà, đàn ba xây t6 ấm” như câu ông cha vẫn thường nói.
Mặc dù phần đông cha mẹ cho răng họ có vai trò chính và ảnh hưởng nhất, nhưng họ cũng đồng thời khang định vai trò riêng của những thành viên khác trong gia đình với giáo dục giá trị cho con:
- Vai trò của ông bả: trong 120 gia đình chúng tôi khảo sát, có hơn 30% là gia đình 3 thế hệ, sống cùng ông bà Hầu hết cha mẹ ở những gia đình này đều nhận thấy vai trò rất quan trọng của ông bà trong việc giáo dục giá trị cho trẻ, đặc biệt là việc giáo dục những giá trị truyền thống dân tộc và gia đình, những giá trị đạo đức, lễ nghĩa hàng ngày của trẻ Những khi cha mẹ xa nhà hay bận rộn, ông bả thay cha mẹ quan tâm, bảo ban và dạy dỗ cháu Cũng như cha mẹ, dé giáo duc chau được hiệu quả, ông ba luôn phải làm gương dé con cháu noi theo Ở những gia đình 2 thé hệ, dù không sống cùng ông bà, cha mẹ cũng rất coi trọng vai trò của ông bà, trong đó họ chủ yếu nhắc tới vai trò quan tâm, động viên con cháu, làm gương cho con cháu, cũng như dùng kinh nghiệm sống của mình để hỗ giúp đỡ, giáo dục cháu trong đối nhân xử thế.
- Vai trò của anh chị: đúng như truyền thống gia đình Việt Nam từ ngàn xưa, hầu hết các bậc cha mẹ được khảo sát đều khang dinh tinh doan két, gan bó, yêu thương dim bọc nhau của anh chị em trong gia đình là vô cùng cần thiết Từ đó các anh chị gần gũi, quan tâm em, chia sẻ với em, động viên và giúp đỡ em trong học tập cũng như cuộc sống Nhất là những khi cha mẹ thiếu điều kiện quan tâm tới con, thì vai trò của người anh, người chị trong nhà càng được phát huy để hướng dẫn và bảo ban em.
- Vai trò của họ hàng: do có nhiều gia đình quê gốc ở các địa phương khác nhau về Hà Nội lập nghiệp, định cư nên việc xa quê, xa họ hàng tương đối phô biến.
Vì thế, khi nhắc tới vai trò của họ hàng trong giáo dục giá trị cho con, có phân nửa số cha mẹ không trả lời, trong số những câu trả lời chỉ một số ít khang định họ hàng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhiều Chủ yếu cho rằng họ hàng có ảnh hưởng gián tiếp bằng cách quan tâm, hỏi thăm các cháu; khen ngợi khi trẻ làm tốt; tạo mối quan hệ thân thiết, hòa thuận trong họ hàng đồng thời giáo dục trẻ mối quan hệ cũng như ứng xử nội, ngoại, dòng tộc.
- Vai trò của người giúp việc: hầu hết gia đình tham gia khảo sát đều có mức kinh tế trung bình (52.7%) và trên trung bình (23.6%) nên rất ít gia đình thuê người giúp việc, vì thế phần lớn cha mẹ cho rằng người giúp việc không có vai trò trong việc giáo dục giá trị cho trẻ Với số ít những gia đình có người giúp việc họ cũng không đề cao, mà chỉ cho rằng người giúp việc giúp chăm nom nhà cửa, con cái khi văng bố mẹ; có thể giúp đỡ về thé chat qua việc ăn uống sinh hoạt và góp phần giúp trẻ chăm chỉ việc nhà, gọn gàng hơn qua công việc hàng ngày.
Như vậy đa số cha mẹ đều đã có nhận thức nhất định về các vấn đề mục tiêu, nội dung và vai trò của mỗi thành viên trong gia đình đối với việc giáo dục giá trị cho con Tuy còn chưa đạt tới mức hoản thiện, nhưng nhìn chung nhận thức đó đã theo hướng phù hợp, có sự thống nhất giữa cha và mẹ Dù có những khác biệt trong nhận thức của cha mẹ nội và ngoại thành nhưng đó chỉ là sự thay đổi để phù hợp với điều kiện khách quan của địa phương.
3.1.2 Cảm xúc của cha me trong giáo duc giá tri cho con Để đạt được hiệu quả, khi đã nhận thức được ý nghĩa của giáo dục giá trị, trước khi đi tới thực hiện hành vi giáo dục, cha mẹ cần có những suy nghĩ, quan tâm, hứng thú về giáo dục giá trị cho con Ngày nay, với sự hỗ trợ đắc lực của tiến bộ khoa học kĩ thuật, cha mẹ dễ dàng thỏa mãn mỗi quan tâm của mình tới vấn đề giáo dục giá trị cho con thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí, mạng internet góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả của việc giáo dục giá trị cho con trong gia đình.
Sau khảo sát, chúng tôi thu được sô liệu tương đôi tích cực về sự quan tâm, tìm hiệu của các bậc cha mẹ cả thành thị và nông thôn Hà Nội đôi với việc giáo dục giá trị cho con, cả ở mục tiêu, nội dung hay phương pháp:
KH thỉnh thoảng nghĩ tới thường xuyên nghĩ tời
Biểu đồ 3.4 Việc quan tâm tới việc giáo dục giá trị cho con của cha mẹ Chỉ duy nhất 1 trong 240 cha mẹ được khảo sát trả lời “ hầu như không nghĩ tới” (0.4%), không một cha me nao tra lời “ít khi nghĩ tới”, và cũng chỉ 11% cha mẹ
“thỉnh thoảng nghĩ tới”, còn lại có đến gần 90% cha mẹ “thường xuyên nghĩ tới” giáo dục giá trị cho con Có nghĩa là đa số cha mẹ đều rất chú tâm tới việc giáo dục giá trị cho con.
So sánh giữa cha mẹ ngoại thành và nội thành trong việc nghĩ tới giáo dục giá trị cho con:
Bang 3.3 Mức độ nghĩ tới việc giáo dục gia trị cho con cua cha mẹ
(so sánh ngoại thành và nội thành) Điểm TB X
Với t = 0,150 và p.value = 0,881>0,05 có nghĩa là không có sự khác biệt, chênh lệch lớn giữa mức độ nghĩ tới giáo dục giá trị cho con của cha mẹ ngoại thành và nội thành Cả cha mẹ ngoại thành và nội thành đều có sự quan tâm ở mức cao đối với việc giáo dục giá trị cũng như tìm hiểu về giáo dục giá trị cho con.
Dé giáo dục giá trị cho con luôn đi đúng hướng, phù hợp với thời đại, việc quan tâm, hiểu biết về mục tiêu giáo dục chung cũng rất quan trọng Nhưng còn tương đối nhiều cha mẹ biết không chính xác (29.35%), không nhớ (23.09%) và thậm chí là chưa từng nghe tới, không biết tới (5.87%) mục tiêu giáo duc con người Việt Nam hiện nay do Đảng và Nhà nước đề ra Chỉ có riêng những cha mẹ làm trong lĩnh vực giáo dục (giảng viên, giáo viên) mới biết rõ về mục tiêu này: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, phát triển con người một cách toàn diện về mọi mặt ở những ngành khác, tỉ lệ biết rõ mục tiêu còn thấp, chủ yếu mới dừng lại ở mức biết nhưng không chính xác Do đó việc thực hiện các chính sách, chương trình hoạt động để tuyên truyền sâu rộng hơn về mục tiêu giáo dục con người Việt Nam cũng như về giáo dục giá trị cần được chú trọng và thực hiện thường xuyên, hiệu quả hơn nữa.
trong số 14 phương pháp được cha mẹ thực hiện ở mức cao nhất gồmÔng bà giúp đỡ nhiều trong việc truyền dạy 9 Kiến thức, kĩ năng giáo dục giá trị cho trẻnhững giá tri tot dep cho con cháu được phổ biến rộng rãi trên sách báo, truyền
4 Có sự đồng thuận giữa cha và mẹ trong giáo thông. dục giá trị cho con
Nhìn vao Biểu dé 3.12 có thé thấy, tất cả 9 thuận lợi đều được đa số cha mẹ nhận định là rất đúng với hoàn cảnh của gia đình (trên 70%), trong đó:
- Người lớn trong gia đình là tắm gương tốt cho việc giáo dục giá trị cho trẻ
(89.38%); mọi người trong gia đình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau (86.78%); có sự đồng thuận giữa cha và me trong giáo dục giá trị cho con (80.09%) Day là những yếu tố có sự ảnh hưởng rất tích cực tới việc giáo dục giá trị cho trẻ Vì với trẻ, cha mẹ và mọi thành viên trong gia đình là những người gần gũi nhất, có sự ảnh hưởng lớn nhất Nên gia đình hòa thuận; được gia đình yêu thương, giúp đỡ; mọi người làm gương là những tác nhân rất hữu ích, quan trọng trong việc hình thành và rèn luyện các giá tri cho con.
- Môi trường nơi sinh sống lành mạnh (84.70%) là một nhu cầu thiết yếu dé trẻ được phát triển tốt nhất Không chỉ là môi trường sinh hoạt ở nhà, mà còn là môi trường học tập, rèn luyện ở trường, cũng như môi trường chung ngoài xã hôi.
- Những yếu còn lại: ông bà giúp đỡ nhiều trong việc truyền dạy những giá trị tốt đẹp cho con cháu ; cha mẹ có kiến thức, kĩ năng trong việc giáo dục giá trị cho con; bạn bè, trường, lớp có ảnh hưởng tốt đến trẻ; các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng tộc, có ảnh hưởng tốt đến trẻ; kiến thức, kĩ năng giáo dục giá trị cho trẻ được phé biến rộng rãi trên sách báo, truyền thông cũng đều được phan đông các bố mẹ nhận định là rất đúng trong gia đình mình.
Chứng tỏ rằng ở các gia đình nội thành và ngoại thành Hà Nội đều có nhiều thuận lợi trong việc giáo dục giá trị cho con, từ sự quan tâm hỗ trợ của mọi thành viên trong gia đình, từ môi trường bên ngoài, từ nhà trường va cả xã hội Những thuận lợi này cần được duy trì và phát huy một cách tối ưu để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của giáo dục giá trị cho trẻ trong gia đình.
Bênh cạnh những thuận lợi to lớn trên, cha mẹ cũng gặp không ít những khó khăn trong việc giáo dục giá trị cho con như: mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình về việc giáo dục giá trị cho con; cha mẹ thiếu thời gian dành cho con; cha mẹ thiếu kiến thức, kĩ năng nuôi dạy con; cha mẹ không xây dựng được mối quan hệ tốt với con; thiếu sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường; nhà nước chưa có định hướng rõ rang cho các gia đình là phải giáo dục trẻ những gia trị nào; môi trườg xã
83 hội, các phương tiện truyền thông thiếu lành mạnh, ảnh hưởng không tốt tới thế hệ trẻ; thiếu các điều kiện cơ sở vật chất cho việc giáo dục giá trị cho trẻ.
Khi mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình thân thiết, gần gũ, luôn yêu thương chia sẻ, giúp đỡ nhau, có sự thống nhất — hòa thuận trở thành thuận lợi to lớn đối với giáo dục giá trị, thì đương nhiên với cha mẹ, vấn đề không xây dựng được mối quan hệ tốt với con không phải là một khó khăn lớn trong giáo dục giá trị cho con, vì thế đây là một trong những khó khăn được cha mẹ nhận định với giá trị trung bình thấp nhất ( X =3.25) Trong đó, có tới 45% cha me khang định khó khăn này không hề đúng với gia đình họ, chỉ chưa tới 30% nhận định là đúng.
Với những khó khăn khác xuất phát từ gia đình: mâu thuẫn giữa các thế hệ, cha mẹ thiếu thời gian dành cho việc giáo duc cho con; cha mẹ thiếu kiến thức, kĩ năng dạy con và thiếu sự phối hợp với nhà trường cũng được nhiều cha mẹ nhận định không đúng với gia đình, gây ít khó khăn trong việc giáo dục giá trị cho con với X chỉ ở mức trung bình (từ 3.43 đến 3.92).
Ngược lại, với những khó khăn từ bên ngoài: môi trường xã hội, các phương tiện truyền thông thiếu lành mạnh, ảnh hưởng không tốt tới thế hệ trẻ và thiếu điều kiện cơ sở vật chất cho việc giáo dục trẻ lại là khó khăn mà số đông cha mẹ cho rằng rất đúng với gia đình (trên 50%), hơn 30% cho rằng khá đúng, còn lại chỉ khoảng hơn 10% nhận định không đúng.
Ngoài những khó khăn trên, cha mẹ còn đưa ra một số những khó khăn khác, mang tính thực tiễn và thời sự như:
- Ngày càng phổ biến và phát triển nhiều trò chơi, chương trình thiếu lành mạnh, không phù hợp với trẻ nhưng việc quản lí các dịch vụ cung cấp trò chơi
(quán nét, quán nhậu ) lại thiếu chặt chẽ.
- Điều kiện kinh tế còn hạn chế, cha mẹ phải tập trung làm ăn nên thiếu điều kiện cũng như thời gian quan tâm, gần gũi, giáo dục con.
- Nội dung và áp lực học trên trường của con quá nhiều, nặng về lý thuyết, làm con thiếu thời gian giản trí cũng như hoc tập — rèn luyện những giá trị tốt đẹp.
- Các con đang ở tuổi ăn tuổi chơi nên khó có sự tiếp thu tốt nhất từ sự giáo dục của bố mẹ, đôi khi ngang bướng khó bảo, và một số trẻ thường không lấy cha mẹ, ông bà làm gương mà lấy thần tượng (ca sĩ, diễn viên ) dé học theo nên dé có những hành vi thiếu đúng đắn.
- Thay cô còn chưa thực sự quan tâm, gần gũi với trẻ, chưa chú trọng tới việc giáo dục giá trị trong chương trình dạy học cho trẻ mà chủ yếu đặt nặng về điểm sé, học lực.
- Theo nhận định của phần lớn cha mẹ thì việc giáo dục giá trị cho con của họ có nhiều thuận lợi hơn là khó khăn Trong đó, những khó khăn chủ yếu vẫn xuất phat từ những yếu tô bên ngoài như xã hội, điều kiện kinh tế, nhà trường