1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Triết học: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên ở trường sĩ quan chính trị hiện nay

103 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên ở trường sĩ quan chính trị hiện nay
Tác giả Le Quoc Viet
Người hướng dẫn PGS, TS Nguyễn Đình Bắc
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 25,51 MB

Nội dung

Cùng với đó, yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốctrong thời ky mới, sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị và nhiệm vụ xây dựng nhà trường chính

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LE QUOC VIET

LUẬN VAN THAC SĨ TRIẾT HOC

HA NOI - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LE QUOC VIET

Luan van Thac si chuyén nganh Triét hoc

Mã số: 8229001.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Đình Bắc

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐÒNG

HÀ NỘI - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, trích dan trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc xuat xứ rõ rang

Trang 4

DANH MỤC CHU VIET TAT

STT Chir viét tat Chir viét day du

01 CBCT Cán bộ chính tri

02 CNXH Chủ nghĩa xã hội

03 CTD, CTCT Công tac dang, công tác chính tri

04 SQCT Si quan Chinh tri

05 XHCN Xã hội chu nghĩa

Trang 5

)0617.100ã003® Ô 3

1 Tinh cap thiét ctha 46 80877 2Â4)4 ÒỎ 3

2 Tổng quan tình hình nghiên COU sssssssssssssssssssssssssssssssnsssssssssesessensessssessssesenssseessee 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU 5© 55°©S+SE++vEEY+tEEYettrxeerrveerrrerrrverrrre 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .-22:++222Z222EE22E222221.2221 221,.ce 8

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài 9

6 Y nghiia CA dŒWẬAHH ,ỨÔỎ 9

7 Kết cầu của luận văn etttrrirertrirrrrttirtrririririrrririrrrrrrrrrrrrrrr 9

Chương 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE GIÁO DỤC GIA TRI ĐẠO

ĐỨC TRUYÈN THÓNG CHO HỌC VIÊN Ở TRƯỜNG SĨ QUAN

CHÍNH TRỊ 2.+2421:411141121111724111.1121111.011.0111.0110.111.111.111 e 10

1.1 Giá trị dao đức truyền thống dân tộc Việt Nam - 10 1.1.1 Quan niệm về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam - 10

1.1.2 Hệ thống các giá trị dao đực truyền thống Adin tộc Việt Nam 5 5- 13

1.2 Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên ở Trường Sĩ quan

Chính trị - Tính tat yếu, quan niệm và tiêu chí đánh giá 18

1.2.1 Tinh tat yếu giáo duc giá trị dao đức truyén thong cho học viên ở Tr Tưởng Sĩ quan

6,17 0m®® 18

1.2.2 Gi áo dục giá trị đạo đức truyén thong cho học viên ở Trường Sĩ quan Chính tri

-6//2/5//2//8.28/2/16/8.21/1/.000000n080858Ẻ8Ẻ.® 25Kết luận chương 1 222 222222E27122177211711171117 111 11 101.10 Aeee 35

Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYÈN

THONG CHO HỌC VIÊN O TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRI HIỆN NAY 36

2.1 Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị - Ưu điểm và nguyên nhân 2 ++++2EE2E+eetttErveeeree 36 2.2 Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên ở Trường Sĩ quan

Chính trị - Hạn chế và nguyên nhân -©+2+++EEEE222cze++rrrrrx 48

Trang 6

Chương 3 YÊU CÂU VÀ GIẢI PHAP TANG CƯỜNG GIÁO DỤC GIÁ TRI ĐẠO ĐỨC TRUYEN THONG CHO HỌC VIÊN Ở TRUONG SĨ QUAN CHÍNH TRI HIỆN NAY - 57

3.1 Một số yêu cầu giáo dục giá tri đạo đức truyền thống cho học viên ởTrường Sĩ quan Chính trị hiện nayy - 5Ÿ Street 573.1.1 Giáo dục giá trị đạo đức truyén thống cho học viên phải bảo đảm tính kế

thừa biện chứng, có sự gắn kết hài hòa giữa truyén thống và hiện đại 573.1.2 Giáo dục giá trị đạo đức truyền thong cho học viên phải gắn với mục tiêu,

yêu cầu đào tạo của nhà FWỜïg -secciccseE2SEEE2EE111.111.1.1111 1111 1.ce, 59 3.1.3 Giáo dục giá trị dao duc truyền thống cho học viên phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và toàn diện nhưng có trong tâm, trong điểm, phù hợp với từng năm học bằng nhiêu hình thức, biện pháp phong phú . -««- 60

3.1.4 Giáo dục giá trị đạo đức truyén thong cho học viên phải gắn với việc xây

dựng môi trường văn hóa đạo đức trong nhà TƯỜNG . -c««ccc«+ 623.2 Giải pháp giáo dục giá tri dao đức truyền thong cho học viên ở Trường Sĩquan Chih 8098/) 02:8: 000 633.2.1 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chu thể trong giáo duc giá trị dao đức

truyén thong cho học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay - 633.2.2 Đổi mới nội dung, da dạng hóa hình thức, phương pháp giáo duc giá trị đạo đức

truyền thong cho học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị -. -2 -cezccerrcee 68

3.2.3 Xây dựng môi trưởng văn hóa đạo đức lành mạnh làm cơ sở để giáo dục

giá trị đạo đức truyền thống cho học viên ở Truong Sĩ quan Chính trị hiện nay 14 3.2.4 Phát huy tot vai trò nhân t6 chủ quan của học viên trong giáo duc giá trị đạo đức

HUYEN ONG 8NEESSESSRSS 4+£., ,H)H,H, ÒỎ 79

Kt Win Chu ON SN" .,ÔỎ 83

KẾT LUAN ocscsscsssssssssssssssssssessssessssuesestensstesessessesensssnseseseseessssesesaseseeneseeseseees 85

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2222222222222 87

100990557 - ) ,Ỏ 92

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thancủa dân tộc Việt Nam, được hình thành trong lịch sử hang ngàn năm dựngnước và giữ nước của dân tộc Kế thừa, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển nhân cách con người

Việt Nam, góp phần thực hiện thăng lợi mục tiêu “xây dựng con người ViệtNam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trịhiện đại” [14, tr.143] Đối với người CBCT trong Quân đội nhân dân ViệtNam, những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là thành tố quan trọng không

thể thiếu trong cấu trúc nhân cách của họ Theo đó, sự nghiệp đào tạo ở Trường SQCT đòi hỏi phải quan tâm giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên dé góp phần xây dựng, phát triển, hoàn thiện nhân cách người

CBCT thực sự tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, đủ sức, đủ tài hoàn thành tốt

mọi nhiệm vụ trên cương vi, chức trách được giao.

Trong những năm qua, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên ở Trường SQCT được các cấp lãnh đạo, chỉ huy thường xuyên quan tâm chỉ đạo và đã đạt được nhiều thành quả quan trọng Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc được dung nạp trong nội dung, chương trình giáo dục, đào tạo của nhà trường và được truyền tải một cách có hệ thống với nhiều hình thức

đa dạng, phong phú Qua đó, những giá trị này được lan tỏa, thấm sâu vàonhận thức, chuyền hóa thành thái độ, tinh cảm, niềm tin, ý chí và hành độngcủa các thế hệ học viên, góp phần quan trọng hình thành phẩm chất, nhâncách người CBCT Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn cònnhững hạn chế, bất cập Một số chủ thể chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý

nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống còn

Trang 8

chậm đôi mới, một số học viên chưa hiểu sâu sắc giá trị đạo đức truyền thống,

chưa tích cực, chủ động tiếp thu, chuyên hóa các giá trị này, dẫn đến chat

lượng, hiệu quả trong xây dựng nhân cách của học viên chưa thực sự tương

xứng với tiềm năng

Hiện nay, mặt trái của nền kinh tế thị trường, xu thế toàn cầu hóa và những biến động của tình hình thế giới, khu vực và đất nước đã, đang từng ngày từng giờ tác động tới nhận thức, quan điểm, hành vi, lỗi sống của các đối

tượng học viên trong nhà trường Đặc biệt, các thế lực thù địch thường tuyêntruyền các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận lịch sử, giá trị văn hóa, đạo đức dân

tộc Chúng tìm cách lôi kéo thế hệ trẻ quay lưng lại với quá khứ, mơ hồ về

hiện tại, thờ ơ với tương lai Trong học viên đã xuất hiện những hiện tượnglệch chuẩn, những biểu hiện lãng quên giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp

của dân tộc Cùng với đó, yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốctrong thời ky mới, sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững

mạnh về chính trị và nhiệm vụ xây dựng nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu

mực, cũng đặt ra yêu cầu mới của việc giáo dục các giá tri đạo đức truyền thống dân tộc cho đội ngũ học viên ở nhà trường hiện nay.

Đứng trước bối cảnh trên, việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống

cho các đối tượng học viên ở nhà trường hiện nay nhằm góp phần xây dựng

và hoàn thiện nhân cách người CBCT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình

hình mới mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn Với ý nghĩa đó, tácgiả đã lựa chọn van đề: “Giáo duc giá trị đạo đức truyén thông cho hocviên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luậnvăn tốt nghiệp

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu Van đề giá trị đạo đức truyền thống dân tộc luôn là dé tài thu hút được

sự chú ý, quan tâm của rất nhiều nhà khoa học, nhà lãnh đạo, quản lý và nhàgiáo dục ở trong và ngoài quân đội Trong những năm qua, đã có khá nhiêu

Trang 9

công trình khoa học nghiên cứu xung quanh vấn đề này dưới nhiều góc độtiếp cận khác nhau:

* Nhóm công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến giá trị đạo đức

truyện thong dân tộc Việt Nam

Cuốn sách: “Giá tri tỉnh than truyền thong của dân tộc Việt Nam” [16]

do tác giả Trần Văn Giàu chủ biên đã tiếp cận từ góc độ sử học, triết học, đạo đức học dé đưa ra những kiến giải sâu sắc về các giá trị truyền thống đặc thù

của dân tộc Việt Nam Tác giả đã trình bày một cách có hệ thống về các đứctính tốt đẹp của dân tộc với tính cách như một “bang giá trị” tinh thần của

người Việt, bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương

người, vì nghĩa Trong đó, chủ nghĩa yêu nước là giá tri đầu tiên, quan trọng

nhất, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Đặng Hữu Toàn, “Gi gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thong trong bối cảnh kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” [44] Trong công trình

này tác giả luận giải ảnh hưởng của những biến đổi diễn ra trong đời sốngkinh tế - xã hội đối với sự hình thành các quan niệm đạo đức, các giá trị đạo

đức Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, sự chuyển đôi các giá trị đạo đức là điều tất yếu Quá trình đó phải giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, đồng thời cần tiếp thu, cải biến những yếu tố phù hợp trong các giá trị đạo đức và quy tắc ứng xử nảy sinh trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường.

Chỉ có trên cơ sở đó, chúng ta mới có thể xây dựng được một hệ giá trị đạo

đức Việt Nam mới, trong sáng, lành mạnh, giàu tinh dân tộc, hiện đại, mang đậm tính nhân đạo và nhân văn.

Cuốn sách: “Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyén thống trong

quá trình chuyển sang nên kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” của

Nguyễn Văn Lý [27] đã đi sâu vào nghiên cứu và phân tích tính quy luật của

kê thừa và đôi mới các giá tri dao đức truyền thông của dân tộc, tập trung

Trang 10

phân tích sự tác động của kinh tế thị trường đến đời sống đạo đức của xã hộinói chung và các giá trị đạo đức truyền thống nói riêng, từ đó khang định nội

dung các giá trị cần kế thừa và đổi mới trong giai đoạn hiện nay Trên cơ sở

đó, tác giả đưa ra một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện kinh tế thị

trường ở nước ta hiện nay.

Công trình “Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thong trong xây dựng

nhân cách con người Việt Nam hiện nay” của Cao Thu Hằng [20] đã phân tích

và luận giải những vấn đề lý luận về giá trị đạo đức truyền thống và nhân cáchcon người Việt Nam Tác giả làm rõ tinh tất yếu của việc kế thừa các giá trị daođức truyền thống, đánh giá thực trạng kế thừa Từ đó đưa ra các giải pháp kế

thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt

Nam hiện nay.

Công trình “Gido duc giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây

dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” của Mai Thị Dung |4] đã

làm rõ một số vấn đề lý luận về giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam Tác giả đã đánh giá thực

trạng và phân tích một số vấn đề đặt ra, đồng thời xác định phương hướng

cũng như các giải pháp chủ yếu nhăm nâng cao chất lượng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lỗi sống cho thế hệ trẻ Việt Nam

Quân đội nhân dân, Hà Nội [50]; “Phat huy giá trị nhân văn quân sự truyền

thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay” của Bùi Xuân Quỳnh [41]; đều đề cập tới vai trò và tính tất yếu và

Trang 11

các giải pháp phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc và

Quân đội trong xây dựng nhân cách của cán bộ, chiến sĩ và xây dựng sức mạnh

chính trị - tinh thần của Quân đội ta

Tác giả Nguyễn Vinh Thắng với công trình “Nghién cứu giữ vững và

phát huy phẩm chất “Bộ đội Cu Hồ” trong tình hình mới” [46] Tác giả đã

khang định phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” vừa thé hiện những giá trị văn hóa dântộc Việt Nam, bản chất, truyền thống quân đội; vừa thể hiện tư tưởng vàphong cách Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện tình cảm sâu sắc và sự tin tưởng

của nhân dân đối với toàn thê cán bộ, chiến sĩ và đối với quân đội Những giá tri trong phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” được thể hiện ở từng cán bộ, chiến sĩ, ở các tô chức trong toàn quân thông qua thực tiễn thực hiện chức năng, nhiệm

vụ trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội

nhân dân Việt Nam Sự vận động, phát triển của phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”

chịu sự quy định trực tiếp của nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ của quân đội, cũng như yêu cầu xây dựng quân đội trong các giai đoạn khác nhau Do đó,

yêu cầu về phẩm chat cũng như việc giữ vững và phát huy phẩm chat “Bộ đội

Cụ Hồ” đặt ra cũng có sự khác nhau và phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” phải được

giữ vững và phát huy liên tục, không ngừng.

Công trình “Phát triển đạo đức cách mạng ở thanh niên quân đội nhân

dân Việt Nam trong tình hình hiện nay” của tác giả Nguyễn Hùng Oanh

[38] đã đề cập đạo đức cách mạng là một hệ thống giá trị và định hướng giá

trị được thé hiện dưới dạng các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xuất phát

từ lợi ích của sự nghiệp cách mạng do giai cấp công nhân tiến hành Trong

đó, có các giá trị cơ bản và cốt lõi, hay còn được gọi là những “chuẩn giá

trị”, đó là: lòng trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng vànhân dân; là chủ nghĩa tập thê và tinh thần đoàn kết; là chủ nghĩa yêu nước

và tinh thần quốc tế vô sản; chủ nghĩa nhân đạo XHCN

Trang 12

Như vậy, với nhiều góc độ khác nhau, các công trình khoa học đã tậptrung nghiên cứu về đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống và kế thừa, phát huy

giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống trong xây dựng đời sống văn hóa mới,

con người mới cả trong và ngoài quân đội ở nước ta hiện nay Tuy nhiên, chưa

có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách trực tiếp, cơ bản, có hệ thống và dudi góc độ triết học vấn đề giáo dục giá tri đạo đức truyền thống cho học viên ở Trường SQCT hiện nay Vi vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn nghiên

cứu là đề tài độc lập, không trùng lắp với bất kỳ công trình khoa học nào đã

được công bố.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích: Lam rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục giá

trị đạo đức truyền thống cho học viên, trên cơ sở đó xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp tăng cường giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên

ở Trường SQCT hiện nay

- Nhiệm vụ:

+ Làm rõ một số vấn đề lý luận về giáo dục giá trị đạo đức truyền thống

cho học viên ở Trường SQCT.

+ Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân ưu điểm, hạn chế của hoạt

động giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên ở Trường SQCT

hiện nay.

+ Xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp tăng cường giáo dục giá trị đạo

đức truyền thống cho học viên ở Trường SQCT hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam cho học

viên ở Trường SQC TT.

- Phạm vi nghiên cứu

Trang 13

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động giáo dục giá trị đạo đức truyền

thống cho học viên đào tạo CBCT cấp phân đội (thời gian đào tạo 5 năm) ở Trường SQCT từ năm 2015 đến năm 2021.

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Cơ sở lý luận của đề tài: Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác

-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giá trị đạo đức truyền thống: đồng thời có kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học về giá trị đạo đức truyền thống trong xây

dựng con người mới XHCN.

* Cơ sở thực tiễn của đề tài: kết quả điều tra, khảo sát của tác giả về thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thong cho hoc vién dao tao CBCT

cấp phân đội ở Trường SQCT từ năm 2015 đến năm 2021 Đồng thời, dé taidựa vào các báo cáo, tông kết của các cơ quan chức năng ở nhà trường về các

nội dung có liên quan.

* Phương pháp nghiên cứu: Đề tài vận dụng hệ thống phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với các

phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phương pháp hệ thống và cấu

trúc, điều tra xã hội học, phân tích và tong hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa

và phương pháp chuyên gia.

6 Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể cung cấp cơ sở khoa học choviệc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên ở Trường SQCT

hiện nay.

Luận văn có thé dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng viên ở Trường

SQCT và một số trường si quan quân đội trong tiến hành công tác giáo dục

chính trị tư tưởng, đạo đức cho học viên.

7 Kết cầu của luận văn

Gồm: Mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo

và phụ lục.

Trang 14

Chương 1MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE GIÁO DỤC GIA TRI ĐẠO DUC TRUYEN THONG CHO HỌC VIÊN O TRUONG SĨ QUAN CHÍNH TRI

1.1 Giá trị dao đức truyền thống dân tộc Việt Nam

1.1.1 Quan niệm về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt NamQuan niệm giá trị đã xuất hiện ngay từ thời ky cô đại, được sử dụngtrong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau Do đó, nó cũng được hiểu theonhiều nghĩa khác nhau Theo Từ điển Tiếng Việt: “Gia tri: cái làm cho mộtvật có ích lợi, có ý nghĩa, là đáng quý về mặt nào đó” [49, tr.386] Theo tácgiả Nguyễn Trọng Chuẩn, nói đến giá trị “tức là muốn khăng định mặt tíchcực, mặt chính diện, nghĩa là bao hàm quan điểm coi gia tri gan liền với cái

đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp, là nói đến khả năng thôi thúc con người ta hành động và nỗ lực vươn tới” [3, tr.16] Từ cách tiếp cận này có thể xem

giá trị là sản phẩm của quá trình nhận thức, phản ánh mối quan hệ giữa chủthể (cá nhân, nhóm xã hội) với khách thê (đối tượng nhận thức) nảo đó trênnhững khía cạnh: tốt hoặc xấu, cao cả hay thấp hèn, đáng trọng hay đángkhinh trong đó, chỉ những cái tốt, cái cao cả, cái đáng trọng mới được

xem là giá tri Theo đó, tác giả quan niệm: Giá tri là tính có ích lợi cua các

su vật, hiện tượng trong tự nhiên hay xã hội thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của con người và có tác động tích cực đối với đời sống xã hỘi.

Các hình thức biểu hiện của giá trị rất đa dạng, phong phú, tùy theocách tiếp cận khác nhau mà có nhiều cách phân loại giá trị khác nhau, nhưng

có thể quy về hai dạng cơ bản: giá trị vật chất và giá trị tinh thần Giá trị vậtchất là những giá trị được định hình từ sản phẩm của lao động phục vụ cho

nhu cầu vật chất của xã hội như là điều kiện cơ bản cho toàn bộ đời sống xã

hội loài người Giá trị tinh thần bao gồm giá trị khoa học, giá trị đạo đức, giátrị nghệ thuật, giá trị văn hóa, giá trị chính trị Trong hệ thống các giá tri

10

Trang 15

tinh thần của xã hội, giá trị đạo đức có vai trò rất quan trọng, điều này do vai

trò của đạo đức quy định.

Tw tưởng về đạo đức xuất hiện cách ngày nay khoảng 2600 năm ở các trung tâm triết học lớn: Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp cô đại Quan niệm về đạo đức của người Trung Quốc cô đại bắt nguồn từ nghĩa ghép của hai từ

“Đạo” và “Đức” “Đạo” là phạm trù quan trọng trong triết học cổ đại Trung Quốc “Đạo” với nghĩa ban đầu là “đường” - đường di Sau đó, đạo được hiểu

là quy luật của tự nhiên, là đường sống của con người “Đức” là phạm trù dùng

để chỉ lòng nhân đức, những đức tính cần thiết, cần có của con người; là hệthống những nguyên tắc, chuẩn mực, những yêu cầu mà cuộc sống đặt ra vàđòi hỏi mỗi người cần phải thực hiện trong quan hệ ứng xử, giao tiếp hàng

ngày Đức được hiểu là biểu hiện của đạo Ở phương Tây, quan niệm về đạo đức cũng được hình thành từ thời cô đại và trở thành hệ thống lý luận gan liền với tên tuôi của nhà triết học Hy Lạp - Arixtôt (384 - 322 trước Công nguyên).

Thuật ngữ “đạo đức” bắt nguồn từ tiếng La tinh là Mos - lề thói và Moralis cóliên quan đến lề thói, đạo nghĩa; hoặc từ tiếng Hy lạp là Ethicos vừa có nghĩa

đạo đức, vừa có nghĩa “Luân lí” đều được hiểu là những lề thói, tập tục của xã

hội, biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong giao tiếp, ứng xử vớinhau hàng ngày Như vậy, cả phương Đông và phương Tây cô đại đều quanniệm đạo đức là những lề thói, tập tục, đạo lí, nguyên tắc, chuẩn mực được xãhội thừa nhận trong quan hệ ứng xử, giao tiếp giữa người với người

Ở Việt Nam có nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức Theo Từ điển

Tiếng Việt, đạo đức là “những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội

thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với

xã hội” [49, tr 290] Theo giáo trình Đạo đức học đại cương: “Đạo đức là một

hình thái ý thức xã hội, bao gồm hệ thống các quan điểm, quan niệm, nguyên

tắc, chuẩn mực xã hội, dé điều chỉnh hành vi và cách ứng xử của con người,

được thực hiện bởi niêm tin, trách nhiệm, lương tâm của mỗi cá nhân, bởi

11

Trang 16

phong tục tập quán và dư luận xã hội nhằm tạo nên sự hài hòa giữa lợi ích cánhân với lợi ích của cộng đồng và xã hội, đảm bảo hạnh phúc cho con người

và tiễn bộ xã hội; là một lĩnh vực hoạt động của đời sống tinh thần xã hội” [7,

tr 11] Cho đến nay, tiếp cận dưới góc độ triết học, quan niệm phổ biến và hợp lý về đạo đức được xác định: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, bao gốm hệ thong các quan điển, nguyên tắc, quy tac, chuẩn mực xã hội dùng để đánh giá, điều chỉnh cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan

hệ xã hội, được thực hiện bởi niém tin cá nhân, truyền thống và sức mạnh của

du luận xã hội.

Từ cách tiếp cận về giá trị và đạo đức như trên, bước đầu có thé hiểu: Giá trị đạo đức là những chuẩn mực, qui tắc ứng xử được lựa chọn nhằm điều chỉnh, chuẩn hóa hành vi con người, được du luận xã hội ung hộ và có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội.

Giá trị đạo đức gan với nhu cầu điều chỉnh mối quan hệ giữa lợi ích cá

nhân và xã hội, hướng đến sự hài hòa giữa chúng Giá trị đạo đức không phải

là nhất thành bất biến, mà nó luôn vận động và biến đổi cùng với nhận thức,

nhu cầu và lợi ích của con người trong những hoàn cảnh kinh tế - xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định Các giá trị đạo đức của một dân tộc, một xã

hội ở mỗi giai đoạn lịch sử vừa phản ánh điều kiện lịch sử của giai đoạn đó,

vừa kế thừa những giá tri đạo đức của giai đoạn lịch sử trước Trong xã hội có giai cấp, các giá trị đạo đức phản ánh sâu sắc lợi ích giai cấp và bị chi phối

trực tiếp bởi hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội

Xét theo chiều thời gian, các giá trị đạo đức có thé phân thành giá trị

đạo đức hiện đại và giá trị đạo đức truyền thống Các giá trị đạo đức truyền

thống được hình thành trong quá trình phát triển của mỗi dân tộc và mang

những đặc điểm riêng của dân tộc đó Bởi lẽ, mỗi dân tộc có truyền thống

riêng của mình do lịch sử dé lại - đó là những gì đã trở nên ồn định, ăn sâu

vào tâm lý, tập quán xã hội, được cộng đồng thừa nhận, được lưu truyền từ

12

Trang 17

thế hệ này sang thế hệ khác Các dân tộc khác nhau có truyền thống khác

nhau, thậm chí cùng một dân tộc, qua những giai đoạn lịch sử khác nhau thì

truyền thống cũng có biểu hiện và cách lý giải khác nhau

Giá tri đạo đức truyền thống chiếm vị trí nối bật trong hệ giá tri tinh thần của dân tộc ta, gan với những điều kiện đặc thù của tự nhiên, kinh tế -

xã hội, văn hóa, con người Việt Nam, đó là những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành và bảo lưu trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ

nước của dân tộc Các giá trị đó được định hình, củng cố, chọn lọc, kế thừa

và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo thành sức mạnh của tậpquán điều chỉnh mọi hành vi của mỗi cá nhân trong xã hội Song sự ồn định

của giá trị đạo đức truyền thống chỉ mang tính tương đối, chúng luôn có sự

vận động, biến đổi và phát triển cho phù hợp với thực tiễn sinh động của

đời sống xã hội Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là cái thể hiện cô đọng nhất, đầy đủ nhất về bản chất văn hóa dân tộc, đó cũng là cội nguồn

của sức mạnh nội sinh dé dân tộc đó tồn tại và phát triển Giáo sư Trần VănGiàu đã viết: “Giá trị đạo đức truyền thống là những gì sừng sững, vững

chắc, cao vời vợi, tôn nghiêm như những ngọn núi, đời qua đời làm tiêu điểm dé các lớp đồng bào theo đó mà không di lạc, phân biệt chánh tà, phải

trái, nên chăng, tốt xấu, dé mọi người xác định thái độ, hành tung của

1.1.2 Hệ thong các giá trị dao đức truyền thống dân tộc Việt Nam

Từ trước đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu giá trị đạo đứctruyên thông dân tộc Việt Nam với nhiêu góc tiêp cận và nhiêu quan diém

13

Trang 18

khác nhau Tác giả Vũ Khiêu cho rằng, truyền thống đạo đức của dân tộc ViệtNam bao gồm: lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sángtạo, tỉnh thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người, trong đólòng yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc

[24 tr 74] Tác giả Tran Văn Giàu trong cuốn sách “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” cho rang các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc được sắp xếp theo thứ tự: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan,

thương người, vì nghĩa [16, tr 94] Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín của BanChấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa,

con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát trién bền vững đất nước” đã khangđịnh: “Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người cónhân cách, lối sông tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo” [12, tr 48 - 49] Qua nghiên cứu các quan điểm khác nhau, có thê khái quát lại có rất nhiều giá trị đạo đức tạo

nên cốt cách con người Việt Nam, tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn nàytác giả tập trung vào các giá trị đạo đức truyền thống tiêu biểu của dân tộc bao

gồm: chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, lòng thương người, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo.

Chi nghĩa yêu nước là giá trị hàng dau, là “tiêu điểm của các tiêu điểm, giá tri của các giá tri" [16, tr 94], là “động lực tình cảm lớn nhất của đời sông

dân tộc, đồng thời là bậc thang cao nhất trong hệ thong giá tri dao đức cua

dân tộc ta” [24, tr 74] Yêu nước là một phẩm chat cao quý, thiêng liêng củadân tộc Việt Nam, được khăng định và kiểm chứng qua hàng ngàn năm lịch

sử dựng nước và giữ nước Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu thương tronggia đình, dan dan phát triển thành tình cảm gắn bó với làng xóm, quê hương

và cao hơn hết là tình yêu Tổ quốc Lòng yêu nước đã trở thành triết lý sống,

triết lý nhân sinh và phát triển thành chủ nghĩa yêu nước của dân tộc ta Chủnghĩa yêu nước là tình yêu, lòng trung thành đối với đất nước, luôn nỗ lực

14

Trang 19

vươn lên, sống có trách nhiệm với Tổ quốc và nhân dân Chủ nghĩa yêu nướcđược biểu hiện cụ thé ở tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, ở ý thức bảo

vệ độc lập chủ quyền của Tổ quốc, ở lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ở ý thức thực

hiện tốt nghĩa vụ của một người công dân, làm giàu cho bản thân và quê

hương, đất nước Chính truyền thống quý báu đó là cội nguồn sức mạnh nội sinh, giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chiến thắng mọi thế lực xâm lăng, bất kế chúng thường có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn hơn ta

nhiều lần Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khang định: “Dân ta có một lòng nồngnàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗikhi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng

vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhắn

chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước” [33, tr 38] Chủ nghĩa yêu nước

là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lich sử dân tộc ta, là tiêu chí cơ bản và phô biến dé đánh giá đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền cũng như hành vi của

mỗi cá nhân Quan niệm pho biến của nhân dân ta luôn đặt lợi ích của datnước lên trên hết, trước hết Những người có công trong sự nghiệp dựng nước

và giữ nước luôn được nhân dân đặc biệt kính trọng và đời đời tỏ lòng biết ơn

sâu sắc Còn kẻ nào vì lợi ích cá nhân mà làm tổn hai tới lợi ích quốc gia, dan

tộc đều bị trừng tri thích dang và bị lịch sử lên án Chính điều đó có sức mạnh giáo dục và cô vũ lòng yêu nước, tinh thần dân tộc của các thế hệ người Việt Nam từ xưa đến nay.

Tinh than đoàn kết bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước và là biểu hiện rõrệt nhất của chủ nghĩa yêu nước Đây cũng là sản phâm đặc thù của hoàn cảnhthiên nhiên khắc nghiệt và điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội ViệtNam Nhờ tinh thần đoàn kết mà dân tộc ta vượt qua mọi thử thách khắcnghiệt của điều kiện tự nhiên, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược dé duy trì sự

trường tồn của nòi giống Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, đoàn kết là

sự găn bó, hợp tác giữa các dân tộc, các giai tâng trong xã hội tạo nên sức

15

Trang 20

mạnh tổng hợp dé cùng thực hiện lợi ích chung Tinh thần đoàn kết của ngườiViệt Nam được biểu hiện ở mọi lúc, mọi nơi, từ đoàn kết trong gia đình chotới cộng đồng, làng xã, đoàn kết trong lao động sản xuất xây dựng đất nước

và đoàn kết trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Tinh thần đoàn kết đã trở thành

điểm tựa vững chắc, là động lực mạnh mẽ trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Các thé hệ người Việt luôn nhắc nhở nhau về sức mạnh, tam quan trọng của sự đoàn kết: “Một cây làm chang nên non, ba

cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết” Sinhthời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra chân lý: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoànkết Thành công, thành công, đại thành công” [34, tr.119] Trước lúc đi xa,Người đã căn dặn chúng ta: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu

của Đảng và của dân ta cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” [35, tr 611].

Lòng yêu thương con người là một giá trị truyền thống tốt đẹp được

hình thành và phát triển gắn liền với hoạt động đấu tranh chống thiên tai,địch họa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam Trong cuộc

sống lao động và sản xuất cũng như trong quá trình đấu tranh dựng nước và

giữ nước, người Việt luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau cùng vượt

qua mọi khó khăn, gian khổ Lòng yêu thương con người đó đã trở thànhtriết lý sống day tính nhân văn: “thương người như thé thương thân”, “một

con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “lá lành đùm lá rách”, Lòng thương người

thấm đẫm trong các mối quan hệ gia đình, làng xóm, và mở rộng ra cả cộngđồng dân tộc Trong cuộc sống, người Việt Nam luôn coi trọng sự dung hòa,sống có lý, có tình, nhưng thường đặt tình trước, lý sau, nặng tình nhẹ lý,thậm chí nhiều khi là duy tình - “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”

Yêu thương, quý trọng con người nên người Việt Nam luôn căm ghét những

hành động xấu xa, phi nghĩa, chà đạp lên nhân phẩm, nhân quyền của con

người Nhân dân ta luôn luôn sẵn sàng đứng lên đâu tranh loại trừ cái ác,

16

Trang 21

chống áp bức, bat cong, no dich gianh lai ấm no, hạnh phúc cho dân tộc

mình Lấy tình yêu thương làm cơ sở cho cách xử thế ở đời, làm phương

châm sống, người Việt Nam không chỉ thương yêu, đùm bọc, tình nghĩa với

người thân thiết ruột thịt, xóm làng, bầu bạn mà ngay cả đối với kẻ lầm

đường, lạc lối, những kẻ từng gây hại cho mình nhưng đã biết ăn năn, hối lỗi, thậm chí ngay cả với kẻ thù một khi chúng đã bị thất bại, người Việt Nam cũng hết sức khoan dung, độ lượng, sẵn sàng “mở đường hiếu sinh”

cho chúng Nguyễn Trãi đã khăng định lòng nhân nghĩa là sức mạnh đểchiến thắng hung tàn, cường bao, thu phục nhân tâm: “Lấy đại nghĩa déthắng hung tàn, lấy trí nhân dé thay cường bạo” Lòng yêu thương con ngườiluôn gan liền với sự tin tưởng ở sức mạnh con người, ở sự thắng lợi củachính nghĩa, cái đẹp, cái thiện Điều đó cũng góp phan tạo nên nguồn lực

tinh thần to lớn giúp nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, từng bước vươn lên làm chủ cuộc sống của mình.

Tỉnh thân lao động cần cù, sáng tạo là một giá trị đạo đức có từ lâu đờicủa dân tộc ta Chính điều kiện sản xuất và dau tranh xã hội trong suốt chiều

dai lich sử dân tộc đã hình thành trong con người Việt Nam đức tinh cần cù,

sáng tạo Thiên nhiên hào phóng ban cho đất nước ta “rừng vàng, biển bạc”,

những cũng chứa đựng những biến đổi khắc nghiệt, cùng với đó là những

cuộc chiến tranh xâm lược liên miên gây hậu quả tàn phá hết sức nặng nề Tat

cả điều đó đòi hỏi con người Việt Nam phải luôn nỗ lực, sáng tạo trong lao động dé tận dụng tốt tài nguyên có sẵn, khắc phục điều kiện tự nhiên bat lợi,

chiến thang kẻ thù xâm lược và khôi phục lại đất nước sau mỗi buổi can qua.Trong hoàn cảnh có nhiều thiên tai, địch họa, nhờ đức tính cần cù, sáng tạo

mà nhân dân ta đã vượt qua mọi khó khăn thử thách để không ngừng vươn

lên Các thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau đã không quản ngại “một nắng hai sương”, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, dé từng bước kiến tạo nên cuộc sống của mình với những thành quả đáng tự hào lưu truyền cho hậu thé.

17

Trang 22

Non sông gam vóc, nơi sinh tụ của giống nòi không phải tự nhiên mà có, đó làkết quả của sức lao động cần cù của bao thế hệ cha ông Chính đức tính cần

cù, siêng năng đã làm nảy sinh sự sáng tạo mà nhờ đó, người dân đúc rút

được những kinh nghiệm trong tất cả mọi lĩnh vực, từ sản xuất nông nghiệp,

ngành nghé thủ công, kiến trúc, khoa học, văn hoá, nghệ thuật, phương châm

xử thế cho đến việc đánh giặc giữ nước Đề cao tỉnh thần lao động cần cù, sáng tạo, người Việt Nam cũng phê phán thói lười biếng, “ăn không ngồi rồi”,

và coi đó là nguồn gốc của tội lỗi - “nhàn cư vi bat thiện” Người Việt luôn đề

cao, tôn trọng những người chăm chỉ, chịu thương chịu khó, ngược lại, những

kẻ ba hoa, lười nhac luôn bi coi thường, khinh rẻ.

Các giá trị đạo đức truyền thống trên đã thấm sâu vào đời sống tỉnh thần của cả dân tộc qua các thế hệ và chính chúng đã tạo nên sức mạnh Việt Nam qua nhiều thế ky, làm nên vóc dáng Việt Nam với ban sắc riêng có Những giá trị đạo đức truyền thống đó cần tiếp tục được giữ gìn, phát huy

trong thời đại mới, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc

1.2 Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên ở Trường

Sĩ quan Chính trị - Tính tat yếu, quan niệm và tiêu chí đánh giá

1.2.1 Tính tất yếu giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên

ở Trường Si quan Chính trị

Gia tri đạo đức truyền thống dân tộc chứa đựng một nguồn sức mạnh vô

cùng to lớn Trong thời kỳ mới, nguồn sức mạnh ấy chỉ được phát huy đầy đủ

khi có những con người thấm nhuan những giá tri đạo đức truyền thống Với tinh thần đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã

nhắn mạnh: ““ Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo

và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tỉnh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc,

truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớpnhân dân, nhất là thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt

18

Trang 23

đẹp của người Việt Nam; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phon vinh,hạnh phúc va bao vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN” [14, tr 137] Theo

đó, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho các thé hệ người Việt nói chung

và học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị nói riêng là một tất yếu khách quan.Điều đó xuất phát từ những cơ sở sau:

Một là, xuất phát từ lý luận cua chủ nghĩa Mac - Lénin về sự kế thừa

biện chứng trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng

Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan luôn vận động, biếnđổi không ngừng với khuynh hướng chung là phát triển Quá trình phát triển

đó tuân theo những quy luật phổ biến của thế giới, trong đó, quy luật phủ định của phủ định chỉ ra con đường phát trién quanh co phức tạp của sự vật, hiện

tượng Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong thế giới vật

chất luôn diễn ra sự thay thế lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng; cái cũ mất

đi, cái mới ra đời phủ định cái cũ Nguồn gốc của sự phủ định do thống nhất

và đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng; cách thức dẫn đến sự phủ định là quá trình tích lũy về lượng đến một giới hạn

nhất định tạo nên những biến đổi về chất Sự vật mới ra đời là kết quả của mộtquá trình phủ định nhằm xoá bỏ những mặt, những yếu tổ đã lỗi thời, lạc hậukhông còn phù hợp, đồng thời kế thừa có chọn lọc những yếu tổ tiến bộ, tích

cực của sự vật cũ trong quá trình phát triển của sự vật mới Điều đó có nghĩa

là cái mới ra đời thay thế cái cũ, không phải chấm dứt, mà là tạo điều kiện,

tiền đề cho sự vật tiếp tục phát triển Dé là phủ định biện chứng Phủ định biện chứng được thực hiện bằng con đường tự thân phủ định, tự thân phát triển trên

cơ sở giải quyết mâu thuẫn vốn có bên trong sự vật, hiện tượng, cho nên cái mới

ra đời phủ định cái cũ, nhưng không thủ tiêu, không đoạn tuyệt hoàn toàn cái cũ;trái lại, cái mới chỉ có thê ra đời trên cơ sở, nền tảng của cái cũ, là sự phát triểntiép tục của cái cũ; cái mới ra đời trên cơ sở kê thừa cái cũ Vì vay, tinh kê thừa

19

Trang 24

là một đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng, là tiêu chí căn bản để phân biệtphủ định biện chứng với phủ định siêu hình.

Kế thừa trong phủ định biện chứng là sự giữ lại, bao ton, duy tri những mặt, những yếu tố tích cực, tiến bộ, còn phù hợp quy luật; đồng thời cải tạo,

nâng lên cho phù hợp với điều kiện và cấu trúc của sự vật mới Kế thừa trongphủ định biện chứng không phải là sự kế thừa tùy tiện, chủ quan, hoặc kế thừamột cách nguyên xi những mặt, những yếu tố vốn có của sự vật cũ trong sựvật mới, mà là kế thừa một cách có chọn lọc, có cải tạo Thông qua phủ địnhbiện chứng, sự vật mới chỉ gạt bỏ những mặt, những yếu tố tiêu cực, lỗi thời,lạc hậu, không còn phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện mới, làm cản trở đến

sự vận động phát triển của sự vật; đồng thời chọn lọc, giữ lại những mặt,

những yếu tố còn thích hợp, những mặt, những yếu tố tiến bộ, tích cực của sự

vật cũ và hình thành, bổ sung những mặt, những đặc tính mới phù hợp với

hiện thực Ngay cả những mặt, những yếu tố tiến bộ, tích cực, còn thích hợpcủa sự vật cũ cũng không phải được sự vật mới tiếp nhận một cách nguyên xi,

mà chúng được cải tạo, biến đổi cho phù hợp với sự tồn tại và phát triển của

Sự Vật mới.

Như vậy, tính kế thừa trong phủ định biện chứng làm cho sự vật cũ va

sự vật mới liên hệ với nhau; sự vật mới ra đời vừa gạt bỏ, vừa giữ lại một số

mặt, một số đặc điểm của sự vật cũ dưới dạng đã cải biến Với ý nghĩa ay, phu

định đồng thời cũng là khang định, phủ định những mặt tiêu cực, lạc hậu, bao

thủ, khang định những mặt tích cực, tiễn bộ Điều đó có nghĩa là cái mới ra

đời từ cái cũ, trong lòng cái cũ, chứ không phải ra đời từ hư vô, từ ý niệm

tuyệt đối hay từ thần thánh, chúa trời Do đó, phủ định biện chứng là mắtkhâu tat yếu của sự liên hệ và phát triển của hiện thực khách quan V I Lêninviết: “ Không phải là sự phủ định sạch trơn, không phải là sự phủ định không

suy nghĩ, không phải là sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự, cũng

không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện

20

Trang 25

chứng ma là sự phủ định coi như vòng khâu của sự liên hệ, vòng khâu của

sự phát triển, với sự duy trì cái khang định” [26, tr.245]

Kế thừa biện chứng là tính quy luật phổ biến diễn ra cả trong tự nhiên,

xã hội và tư duy Kế thừa trong tự nhiên khác với kế thừa trong lĩnh vực xã

hội Nếu kế thừa trong tự nhiên diễn ra một cách tự động (trong điều kiện không có sự can thiệp của con người), thì trong lĩnh vực xã hội, sự kế thừa

mang tính tự giác, gan liền với hoạt động của con người, phụ thuộc vào yêu

cầu của từng thời kỳ lịch sử nhất định Trong xã hội có giai cấp, sự kế thừa

mang nội dung giai cấp sâu sắc, lợi ích giai cấp quyết định yếu tố nào trongmỗi giai đoạn phát triển xã hội sẽ bị loại bỏ, yêu tố nào sẽ được giữ lại để làmtiền đề cho sự phát triển tiếp theo

Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, kế thừa trong lĩnh vực đạo

đức phản ánh và được quy định bởi đời sống kinh tế - xã hội, mà trực tiếp là quan hệ lợi ích của con người trong từng dân tộc ở từng thời kỳ lịch sử nhất định Các giá trị mới không bao giờ nảy sinh từ hư vô mà trên cơ sở tồn tại xã hội, có sự kế thừa, đổi mới các giá tri những thế hệ trước truyền lại Gia tri

dao đức của mỗi dân tộc là một quá trình, một dòng chảy liên tục, luôn được

bồ sung những giá trị mới phù hợp với những biến đổi của thực tiễn xã hội

Kế thừa đạo đức không chỉ diễn ra trong từng dân tộc; các dân tộc luôn có sựtiếp xúc, giao lưu lẫn nhau nên có thê chọn lọc kế thừa các giá trị của dân tộckhác để làm phong phú thêm hệ giá trị của dân tộc mình Khả năng tiếp nhận,

tự làm giàu của mỗi nền văn hoá tuỳ thuộc vào sức mạnh nội tại của nó; nền văn hoá càng giàu truyền thống bao nhiêu, càng có kha năng tiếp nhận và đổi mới bấy nhiêu Sự tiếp nhận như vậy sẽ không làm mắt đi bản sắc văn hoá của dân tộc mà làm cho nó luôn thích ứng được với những điều kiện mới.

Như vậy, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho các thế hệsau nói chung và học viên ở Trường SQCT nói riêng là một tất yếu kháchquan, phù hợp với quy luật vận động, phát trién của đạo đức

21

Trang 26

Hai là, xuất phái từ bản chất, truyén thong cua Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình xây dựng, trưởng thành hơn

70 năm qua, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn mang đậm bản chất giai cấpcông nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc Sự thống nhất ba yếu tô hợp

thành bản chất chính trị đó là biểu hiện đặc sắc bản chất cách mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam Tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc là một đặc trưng nổi trội của QĐND Việt Nam trong quá trình xây dựng, chiến dau và

trưởng thành; biểu hiện phong phú bản chất giai cấp công nhân của Quân đội

ta - một quân đội ra đời từ phong trào đấu tranh giải phóng ở nước có nềnkinh tế chậm phát triển, với thành phần xuất thân của các đội viên chủ yếu từdân cư nông nghiệp Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu là cội

nguồn sức mạnh của Quân đội Trong suốt quá trình trưởng thành, QDND đã

kế thừa những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tài thao lược của tô tiên; đồng thời, Đảng ta và Lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng dày công giáo dục cho

cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta những truyền thống tốt đẹp đó

Sự nghiệp xây dựng Quân đội trong tình hình mới đòi hỏi phải chăm locủng cố, tăng cường ban chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân

tộc của quân đội; giữ vững và không ngừng tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối,

trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội; bảo đảm cho quân đội trong

bất luận tình huống nào cũng tuyệt đối trung thành với Đảng, với Nhà nước

và nhân dân, với Tổ quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa; không ngừng củng cố

và tăng cường trận địa tư tưởng cách mạng của Đảng trong quân đội; kiên

định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiênquyết bảo vệ nền tảng tư tưởng và đường lỗi đổi mới của Đảng Quân độiluôn là một khối đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động, luôn “tận hiếuvới dân,” gan bó mật thiết với nhân dân, thực hiện quân với dân một ý chí; có

kỷ luật tự giác, nghiêm minh, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý chí quyết

tâm cao, khăc phục mọi khó khăn gian khô, săn sàng nhận và hoàn thành xuât

22

Trang 27

sắc mọi nhiệm vụ được giao Sự nghiệp đó đòi hỏi phải có những con người,

đặc biệt là người CBCT có học thức rộng, có giác ngộ cao, có lý tưởng đẹp.

Những con người ấy tất nhiên phải thắm nhuần những giá trị truyền thốngcủa dân tộc mới có thê sáng tạo tốt những giá trị cách mạng mới

Theo đó, người CBCT cấp phân đội - những người chủ trì về chính trị

ở cấp đại đội trong toàn quân phải tiểu biểu về phẩm chat chính trị, đạo đức,

lối sống, biết phát huy cao nhất chủ nghĩa yêu nước của dân tộc, luôn là

trung tâm đoàn kết trong đơn vị, có lòng nhân ái, nhân văn cao thượng, yêu

thương đồng bào, đồng chí, đồng đội; đồng thời rèn luyện được phương

pháp tác phong công tác dân chủ, khoa học, “miệng nói, tay làm”, có tính

mô phạm cao trong cả nhận thức và hành động Dé có được những điều đó,

việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, về chủ nghĩa yêu nước, về tinh thần đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, về lòng yêuthương con người, trong quá trình học tập, rèn luyện của học viên là một

trong những nội dung quan trọng, góp phần hình thành phầm chất, nhân cách

người CBCT.

Ba là, xuất phát từ vai trò của giá trị đạo đức truyền thong đói với họcviên ở Trường Sĩ quan Chính trị.

Mục tiêu cơ bản của Trường SQCT là dao tạo những CBCT có bản lĩnh

chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân; có

pham chat dao đức cao đẹp, có lòng nhân ái, yêu thương và quan tâm đến con

người, có tinh thần đoàn kết, đũng cam và ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm; cónăng lực tiến hành CTD, CTCT và những phẩm chất tâm lý phù hợp vớicương vị người CBCT cấp phân đội Những đặc trưng phẩm chất nhân cáchtrên là kết quả tổng hòa của các hoạt động giáo dục, đào tạo, trong đó giáo

dục các giá trị đạo đức truyền thống có vai trò rất quan trọng Với tư cách là

những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

được vun dap nên qua lịch sử hàng ngàn năm đâu tranh dựng nước và giữ

23

Trang 28

nước, các giá trị đạo đức truyền thống một khi được kế thừa và phát huy sẽ

gia nhập vào cấu trúc của nhân cách người CBCT cấp phân đội trong tươnglai Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến tư cách của ngườicán bộ chính tri, Người chỉ rõ: “Tu cách của chính tri viên có ảnh hưởng rất

quan trọng đến bộ đội Người chính trị viên tốt thì bộ đội ấy tốt, người chính trị viên không làm tròn nhiệm vụ thì bộ đội ay không tốt” [32, tr 484] Vì vậy, đối với bộ đội, người chính trị viên phải “thân thiết như một người chi,

công bình như một người anh, hiểu biết như một người bạn” [32, tr 484] Đối

với nhân dân, chính trị viên phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu bộ đội;

đối với quân địch, chính trị viên phải biết cách tuyên truyền khôn khéo, thiết thực dé giác ngộ, lôi léo họ về phía ta Dé có được những phẩm chat đó, hiển

nhiên người cán bộ chính trị phải không thé là người mat gốc, cắt đứt với

truyền thống dân tộc, mà phải là người thấm nhuan những đức tính tốt đẹp của tô tiên ông cha, phát triển vững vàng trên nền sốc của dân tộc Trong đó,

lòng yêu nước, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, tình đoànkết, gan bó với đồng chí, đồng đội, tình quân dân - cá nước, lòng nhân ái, vi

tha, đức tính cần cù, siêng năng, sáng tạo là những phẩm chất hàng đầu

mà người chính trị viên phải có Theo đó, họ cần được giáo dục, bồi dưỡng

những giá trị đạo đức truyền thống ngay từ trong các quan hệ gia đình, họ

hàng, làng xóm và đặc biệt là khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Việc kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống còn tạo ra

một cơ chế phòng ngừa những phản giá trị xuất hiện dưới tác động từ mặt tráicủa cơ chế thị trường, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Những tácđộng này ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nhân cách người học viên.Không thé phủ nhận nên kinh tế thị trường có những tác động tích cực như

thúc đây sự phát triển kinh tế, kích thích tích cực nhân cách trong lao động, học tập bên cạnh đó nó còn có hiệu ứng tiêu cực đối với sự phát triển nhân cách con người Kinh tế thị trường trong khi thừa nhận và khuyến khích việc

24

Trang 29

chạy theo lợi ích cá nhân đã tạo ra xu hướng tuyệt đối hoá lợi ích cá nhân.Trong điều kiện hiện nay, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, chính là những nhân tố góp phần tích cực vào việc khắc phục chủ nghĩa cánhân - nhân tố tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách người học viên.

Cũng như kinh tế thị trường và cùng với kinh tế thị trường, tiễn bộ khoa học

và công nghệ, giao lưu văn hoá đang tác động có tính hai mặt đối với sự phát triển nhân cách người học viên Học viên là những người trẻ dễ tiếp cận cái

mới, vì thế tiến bộ khoa học công nghệ va giao lưu văn hoá tác động tới họmột cách mạnh mẽ và sâu rộng Bên cạnh những tác động tích cực, tiễn bộ

khoa học công nghệ và giao lưu văn hoá chính là môi trường thuận lợi đề cácphản giá trị văn hoá từ bên ngoài thâm nhập vào môi trường của học viên Sựtác động tiêu cực đó có thê làm nảy sinh lối sống ích kỷ, coi trọng đồng tiền xem nhẹ tình nghĩa gia đình, thầy trò, bè bạn; sống buông thả, không thuỷ

chung trong tình yêu, tình trạng bạo lực, gia tăng tệ nạn xã hội Để phát huytác động tích cực của kinh tế thị trường, tiến bộ công nghệ và giao lưu vănhoá đồng thời khắc phục tác động tiêu cực của chúng, việc giáo dục các giá trị

đạo đức truyền thống là cần thiết, đặc biệt là đối với người học viên - người

cán bộ chính tri tương lai Trong sự phát triển nhân cách người học viên, các

giá trị đạo đức truyền thống có một vai trò đặc biệt, như là một thành phần,

một yếu tố hữu cơ, vừa là tiền đề, điều kiện để họ tiếp nhận các giá trị hiện đại, tiễn bộ, vừa tạo ra khả năng “miễn dịch” với những phản giá tri từ mặt

trái của kinh tế thị trường, tiến bộ công nghệ, giao lưu văn hoá, toàn cầu hoá

Theo đó, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên dao tạo CBCT

cấp phân đội ở trường SQCT là một tất yếu, là một nhiệm vụ vừa cấp bách

vừa lâu dài hiện nay.

1.2.2 Gi áo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên ở Trường

Si quan Chính tri - Quan niệm và tiêu chí đánh gia

* Đặc điểm cơ bản của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị

25

Trang 30

Học viên đào tạo CBCT cấp phân đội ở trường SQCT đến từ nhiềunguôồn khác nhau Họ có thê là hoc sinh, hạ sĩ quan, binh sĩ đã tốt nghiệp trung

học phố thông được xét tuyên theo quy chế tuyên sinh đại học; hoặc học sinh

tốt nghiệp trung học phô thông là con em các dân tộc thiểu số được cử tuyên

Sau thời gian đảo tao 5 năm theo nội dung, chương trình quy định, người học

có đủ phẩm chất, năng lực có thể đảm nhiệm được cương vị chức trách ban

đầu là chính trị viên, bí thư chi bộ đại đội Theo đó, học viên đào tạo CBCT

cấp phân đội ở Trường SQCT có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, họ là những thanh niên có lai lịch chính trị gia đình rõ ràng,

nhân thân tot, có trình độ học vấn đáp ứng với yêu câu tuyển chon dau vào đào tạo CBCT cấp phân đội bậc đại học.

Học viên đào tạo CBCT cấp phân đội ở trường SQCT chủ yếu trong độ tudi từ 18 đến 23, ở họ đã có sự phát triển khá toàn diện về mặt thé chất và nhân cách; có trình độ nhận thức, kiến thức pho thong tuong déi tét, ho da

được lựa chọn kỹ càng về phẩm chất và trí tuệ; nhanh nhẹn trong tiếp thu cáimới, sôi nỗi, nhiệt tình, có quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ, có khát

vọng được công hiến, mong muốn được xã hội ghi nhận Học viên được xét

tuyên kỹ càng về lai lịch chính trị và phẩm chất, nhân cách Họ xuất thân chủ

yếu từ con em nông dân, công nhân, có một số là con em cán bộ, công chức

Nhà nước, sĩ quan Quân đội Họ sinh ra và lớn lên trong môi trường giáo

dục XHCN, được thừa hưởng thành quả cách mạng của dân tộc, được sự chăm lo giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội, do đó, họ là những thanh

niên có phâm chất đạo đức, ý thức công dân tốt

Mặt khác, do đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi nên họ luôn muốn đượckhăng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình, trong tập thể, trong công

việc, trong các mối quan hệ, có hoài bão vươn tới lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng vượt qua khó khăn, thử thách dé thực hiện ước mơ của minh Do đó, học viên dao tạo CBCT cấp phân đội có khả năng tiếp thu được hệ thống tri thức ngày

26

Trang 31

một cao hơn và cường độ rèn luyện ngày càng lớn hơn trong môi trường giáo

dục, đào tạo của nhà trường Tuy nhiên, do tuổi đời trẻ nên kinh nghiệm, vốn

sống còn ít; sự khác nhau về vùng miền, sự hiểu biết về lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc chủ yếu được tiếp thu qua sách vở, qua sự giáo dục của gia đình, của các nhà trường phố thông va qua các phương tiện thông tin

đại chúng nên còn chưa có tính hệ thống Cùng với đó, ở họ thiếu sự chín

chắn, khả năng tự kiềm chế, chọn lọc và lĩnh hội các giá tri của cuộc sống còn nhiều hạn chế, cho nên việc giáo dục, định hướng các giá trị đạo đức truyền

thống làm cơ sở dé tiếp thu, sáng tạo các giá trị mới là vấn đề có tính cấp thiết

đối với học viên.

Thứ hai, học viên có quyết tâm học tập, rèn luyện để trở thành người

CBCT trong quán đội.

Trước khi trở thành học viên, ho đã có nhận thức bước dau đúng dan về

lý tưởng cách mạng, về vai trò, trách nhiệm của người thanh niên đối với dân

tộc, với đất nước và với sự nghiệp cách mạng Thông qua các kênh thông tinhướng nghiệp, các mối quan hệ xã hội, họ đã tìm hiểu và có nguyện vọng trở

thành người CBCT được phục vụ lâu dài trong Quân đội, được công hiến cho

Tổ quốc và nhân dân Chính nguyện vọng thiết tha trở thành người CBCT cấp

phân đội đã hình thành ở học viên Trường SQCT động cơ, thái độ học tập, rèn

luyện đúng dan, có xu hướng nghề nghiệp rõ ràng, tích cực trau dồi về pham chất đạo đức, nhân cách của người CBCT vừa “hồng”, vừa “chuyên”, trong

đó có những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc

Từ nguyện vọng và niềm đam mê trở thành CBCT đã giúp học viên có

ý chí quyết tâm cao, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách để hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ được giao Trong quá trình học tập, rèn luyện tại Trường

SQCT, học viên vừa được lĩnh hội những tri thức khoa hoc xã hội và nhân

văn quân sự, vừa được rèn luyện, trưởng thành trong môi trường nhân văn

quân sự Do đó, học viên được định hướng sâu săc những giá trị cách mạng,

27

Trang 32

khoa học và nhân văn, lập trường thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản vàbản lĩnh chính trị của người quân nhân cách mạng; có sự hiểu biết và niềm tin

sâu sắc vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ

trương, chính sách của Đảng; tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân

dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng chiến dau hy sinh bảo vệ Dang, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa;luôn vững vàng, chủ động, tỉnh táo trong mọi hoàn cảnh.

Thứ ba, học viên Trường Sĩ quan Chính trị được đòi hỏi cao về phẩmchất chính trị và năng lực tiễn hành CTD, CTCT

Học viên Truong SQCT được học tập, rèn luyện trong môi trường hoạtđộng quân sự, tô chức và quản lý chặt chẽ, được Dang, Nhà nước, Quân đội quan tâm tạo điều kiện học tập, rèn luyện và phân công công tác sau khi tốt nghiệp ra trường Hầu hết học viên ra trường là đảng viên chính thức, sĩ quan đảm nhiệm chức vụ CBCT cấp phân đội, bí thư chi bộ Theo đó, quá trình đào

tạo tại nhà trường luôn đặt ra yêu cầu cao với đối tượng học viên này về chấtlượng toàn diện cả chính trị và quân sự; nhất là về phẩm chất chính trị, đạo

đức, lối sông và năng lực tiến hành CTD, CTCT, đặc biệt là các kỹ năng trong

lãnh đạo, chỉ đạo, giáo dục, thuyết phục, tuyên truyền, vận động mà mỗi

học viên cần phải được tích lũy trong quá trình học tập, rèn luyện để khi tốt nghiệp ra trường có đủ phẩm chất, năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được

giao Do đó, trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường, học viên được trang

bị hệ thống kiến thức cơ bản, thống nhất, chuyên sâu về các lĩnh vực khoa học

xã hội - nhân văn và khoa học quân sự, trong đó, khối lượng kiến thức khoa

học xã hội - nhân văn chiếm khoảng 60% tổng khối lượng kiến thức Trong

đó, các kiến thức về lịch sử, văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc là mộttrong những kiến thức mà học viên được trang bị đầy đủ và nắm vững sâu sắc

* Quan niệm giáo dục giá trị dao đức truyền thống cho học viên ởTrưởng Sĩ quan Chính trị

28

Trang 33

Giáo dục là một hiện tượng xã hội mà các thé hệ đi trước truyền lại chothế hệ sau những kinh nghiệm được tích luỹ trong lịch sử, dé thế hệ sau có

điều kiện tiếp tục cuộc sống lao động sản xuất và gia nhập vào các quan hệ xã

hội Giáo dục đạo đức là nhằm hình thành, phát triển và hoàn thiện ý thức đạo

đức cũng như năng lực thực hiện hành vi đạo đức của cá nhân Thông quagiáo dục đạo đức mà giá trị đạo đức xã hội được chuyển thành đạo đức cá nhân Nói cách khác, đó là phương thức chuyển hóa các nguyên tắc, chuẩn

mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức, tình cảm, ý chí và hành

động của cá nhân.

Giáo dục giá trị dao đức truyền thong cho học viên ở Trường SQCT là quá trình tác động có mục đích, hợp quy luật của các chủ thể giáo dục đến học viên, làm thấm nhudn ở họ các giá trị đạo đức truyền thống cua dan tộc, gop phan xây dựng, phát triển và hoàn thiện phẩm chất, nhân cách nguoi cán

bộ chính trị tương lai theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường.

Mục đích giáo dục giá trị dao đức truyền thống cho học viên ở TrườngSQCT là nhằm giúp họ nhận thức sâu sắc về các giá tri, chuẩn mực đạo đức

truyền thống Trên cơ sở nhận thức, hình thành ở họ niềm tin, thái độ và rèn

luyện các kỹ năng, thói quen - hành vi đạo đức, chuyền hóa các giá trị đạo đức

truyền thống vào nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện, từ đó góp phần hình

thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách người CBCT cho học viên theo mục

tiêu, yêu cầu đào tạo.

Chu thể giáo dục giá trị đạo đức truyền thống của học viên ở Trường

SQCT là toàn bộ lực lượng giáo dục cua nhà trường, bao gồm: các tô chức

đảng, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chung, các cơ quan chuyên môn, đội

ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và bản thân đội ngũ học viên đào tạo CBCTcấp phân đội của nhà trường Mỗi lực lượng có vị trí, vai trò khác nhau và đều tác động đến quá trình giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho họcviên Học viên với tính cách vừa là chủ thê, vừa là đôi tượng của quá trình

29

Trang 34

giáo dục Họ là những người biến quá trình giáo dục, đảo tạo của nhà trườngthành quá trình tự giáo dục, tự đào tạo của mỗi người Với ý nghĩa ấy, suy

đến cùng họ là chủ thể trực tiếp quyết định chất lượng, hiệu quả của quá

trình giáo dục.

Nội dung giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên ở Trường SQCT bao gồm: chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, lòng yêu thương con người, tinh than lao động cần cù, sáng tạo Trong đó, giúp học viên

nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, đặc trưng các giá trị đạo đức truyền thống dântộc, từ đó khơi dậy tình cảm, niềm tin, tạo động lực thôi thúc họ vươn lên

trong học tập, rèn luyện và thực hiện các nhiệm vụ, góp phần không ngừng

nâng cao kết quả học tập, rèn luyện theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo Các giá

trị đạo đức truyền thong gan liền với chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc nên rất đa dạng và phong phú, do đó, nội dung giáo dục cần có sự chọn lọc hợp lý, bảo đảm tính thiết thực đối với người học Cụ thê:

Giáo dục cho học viên thấm nhuan chủ nghĩa yêu nước trước hết cầncoi trọng giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước, yêu CNXH, lòng tự

hào, tinh thần tự tôn dân tộc gan VỚI truyền thống hào hùng của các thế hệ cha anh đi trước trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước; giúp họ nhận thức sâu sắc trách nhiệm bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ

mọi thành qua cách mạng trong bat ké tình huống nào; giáo dục lòng trungthành vô hạn với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; có ý chí quyết chiến,quyết thắng, sẵn sàng hy sinh chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì CNXH, vì

hạnh phúc của nhân dân; luôn đặt lợi ích dân tộc, lợi ích cách mạng lên trên

lợi ích cá nhân Giáo dục cho học viên nhận thức sâu sắc về đối tác và đối

tượng, có thái độ đúng, hành động kip thời, kiên quyết, sáng suốt trước mọi

âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù Cùng với đó, xây dựng cho học viên tình cảm

gan bó, yêu mên đôi với đơn vi mình nói riêng, với quân đội nói chung, biệt

30

Trang 35

đem hết sức lực và trí tuệ của mình để xây dựng đơn vị vững mạnh, gópphần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của đơn vị và của quân đội.

Giáo dục truyền thống đoàn kết cho học viên cần tập trung làm rõ tình đoàn kết trên cơ sở cùng chung mục tiêu, lý tưởng cộng sản, phấn đấu cho

độc lập dân tộc và CNXH Xây dựng cho học viên ý thức vì tập thé, tôn

trọng tập thể, biết đặt lợi ích của tập thể, lợi ích xã hội lên trên lợi ích cá nhân, biết hy sinh cái riêng để phục vụ cái chung cả trong nhận thức và hành

động; luôn nêu cao tinh thần đoàn kết trong đơn vi, đoàn kết với các đơn vịbạn và đoàn kết với nhân dân; luôn biết hòa mình vào các phong trào của tập

thé từ đại đội, tiểu đoàn đến nhà trường và rộng ra toàn xã hội Đoàn kết dé tạo nên sự gắn bó, yêu thương, giúp đỡ nhau trong tập thể học viên cùng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ dé hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Biét giải quyết tốt các mối quan hệ trong và ngoài đơn vi.

Truyền thống nhân ái được giáo dục tập trung ở tỉnh thần thương yêu

đồng chí, đồng đội; kính trọng thầy cô giáo và cấp trên; kính già, yêu trẻ, tôntrọng phụ nữ trong quan hệ với nhân dân; luôn có thái độ đúng dan và tích

cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động nhân ái mang tính cộng đồng vì sự

phát triển của xã hội Phát huy truyền thống nhân ái sẽ giúp cho mỗi họcviên không ngừng nâng cao nhận thức, ý thức tự giác sống tốt hơn đẹp hơn,

biết lẫy lợi ích của tập thể, lợi ích của dân tộc làm định hướng cho mục đích sống và hoạt động của mình, góp phần hình thành và phát triển nhân cách

toàn diện của người CBCT cho học viên.

Giáo dục truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động cho học viêntrước hết cần làm cho họ thấm nhuan truyền thống “Trung thành, sáng tạo,đoàn kết, vượt khó, dạy tốt, học tốt” của nhà trường Mỗi học viên cần nhận

thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập và sự cần cù, chịu khó trong học tập đối với sự phát triển của bản thân; biết quý trọng và tận dụng tối da thời gian cho học tập; biết nâng niu, trân trọng những thành qua

31

Trang 36

lao động của bản thân, của tập thé đơn vị và nhất là của gia đình dé tránhviệc chi tiêu lãng phí; có ý thức tự giác chấp hành các nền nếp, chế độ xâydựng chính quy, rèn luyện ky luật; chấp hành mệnh lệnh của cấp trên; chấphành nghiêm các quy định trong huấn luyện, chiến đấu, lao động và trong

quan hệ quân dân Xây dựng phương pháp, tác phong sinh hoạt, học tập, công tác chặt chẽ, khoa học, tuân thủ pháp luật, kỷ luật và các quy định của

tổ chức để khi tốt nghiệp ra trường họ thực sự trở thành những CBCT cấp

phân đội “vừa hồng, vừa chuyên”

Hình thức, phương pháp giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học

ở Trường SQCT theo hướng đa dạng hóa với nhiều hình thức phong phú, phù

hợp với đối tượng như: Thông qua công tác giáo dục, đào tạo, trực tiếp là

thông qua các môn học, bài giảng, các buổi sinh hoạt của đơn vị, Đoàn thanh niên, học tập chính trị, học tập nghị quyết, tuyên truyền, cô động, dân vận, phong trào thi đua, hội thao, hội thi, hoạt động tham quan học tập Kết hợpchặt chẽ giữa giáo dục với tự giáo dục, tự tu dưỡng, rèn luyện của học viên.

* Tiêu chí đánh giá hoạt động giáo duc giá trị đạo đức truyền thống

cho học viên ở Trường Si quan Chính tri

Thứ nhất, nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể đối với hoạt động

giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên

Giáo dục giá tri đạo đức truyền thống cho học viên là hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo của các chủ thể ở nhà trường Do đó, các chủ thể nhận thức

như thế nào về hoạt động này là tiêu chí tiên quyết trong việc xác địnhchương trình, kế hoạch giáo dục Mỗi chủ thé có chức năng, nhiệm vụ khácnhau trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn thực hiện giáo dục giá trị đạođức truyền thống dân tộc Vì vậy, tiêu chí này đòi hỏi phải căn cứ vào chức

năng, nhiệm vụ của các chủ thé dé đánh giá cho phù hợp Tiêu chí này được đánh giá qua các thông số các chủ thể nhận thức thế nào về giá trị đạo đứctruyên thông, về vai trò của giá tri dao đức truyền thông đôi với sự hoàn thiện

32

Trang 37

mô hình, mục tiêu đào tạo Các chỉ số này được đánh giá ở mức độ tốt, trungbình, hạn chế Các thông số về sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chỉ huy các

cấp về việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thong cho hoc vién Biéu hién cu thé ở chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện đã tốt hay chưa tốt Có quan tâm đúng mức đến giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên không,coi đây là việc làm thường xuyên, liên tục hay chỉ là hoạt động mang tính

“cao điểm”, “thời vụ”

Thứ hai, nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục giá trị đạo đức truyềnthống cho học viên

Tiêu chí này thể hiện ở tính đồng bộ, khoa học của nội dung, hình thức,biện pháp giáo dục phù hợp với đối tượng, với yêu cầu hoạt động của học

viên trong từng giai đoạn, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường Chất lượng, hiệu quả của việc sử dụng các hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên Các hình thức,

phương pháp đó thực hiện tốt hay chưa tốt, có đảm bảo tính đồng bộ không,

tính phù hợp với đối tượng đảo tạo, trình độ nhận thức của học viên qua các giai đoạn Các chỉ số này cũng được xem xét thông qua mức độ phù hợp của

hoạt động đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục giá trị đạo đức

truyền thống cho học viên đối với thực tiễn.

Thứ ba, vai trò của môi trường văn hóa đạo đức của nhà trường đối với giáo dục giá trị đạo đức truyền thong cho học viên.

Môi trường văn hoá đạo đức của nhà trường có tác động trực tiếp,mạnh mẽ đến giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên Đây làmôi trường chủ yếu, trong đó học viên “tiếp nhận” và “chuyển hoá” các giá

trị đạo đức truyền thống Vai trò của môi trường văn hóa đạo đức được đánh giá thông qua sự tác động của các thành tô của nó đối với giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên Hệ thống giá trị văn hóa đạo đức; hệ

thống những quan hệ văn hóa đạo đức thầy trò, đồng chí - đồng đội, cấp

33

Trang 38

trên cấp dưới ; hệ thống những hoạt động văn hóa đạo đức và hệ thốngcác thiết chế văn hóa đạo đức trong nhà trường có tác động như thé nao đối

với giáo dục giá trị đạo đức cho học viên Sự tác động đó được đánh giá ở

các mức rất tích cực, tích cực hay hạn chế

Thứ tu, trình độ nhận thức, mức độ chuyển hóa giá trị đạo đức truyền thong thành hành vi của học viên.

Suy cho cùng, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống phải được biểu

hiện ở trình độ phát triển các phâm chat đạo đức ở người học viên, bao gồm:nhận thức, ý thức đạo đức và hệ thống thái độ hành vi trong hoạt động thực

tiễn thể hiện ở kết quả hoàn thành nhiệm vụ Nhóm tiêu chí này là quan

trọng nhất, vì trình độ phát triển các phẩm chất dao đức của học viên théhiện cả trên hai phương diện quan điểm, nhận thức, ý thức đạo đức và thực

tiễn đạo đức

Nội dung chủ yếu hệ tiêu chí này được thể hiện ở nhận thức của học

viên về vị trí, vai trò, nội dung, ý nghĩa của các giá trị đạo đức truyền thốngdân tộc Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước, sự giác ngộ về lòng trung

thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân và quân đội Tinh thần sẵn sàng

xả thân, lòng dũng cảm, gan dạ, tính kiên quyết chiến đấu quên mình vì độc

lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân Tinh thần đoàn kết, gắn bó đồng chí, đồng đội, tình quân - dân Trình độ nhận thức

về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, tinh thần khắc phục khókhăn, gian khô, mức độ hoàn thành nhiệm vụ cua cá nhân và của đơn vi.

34

Trang 39

Kết luận chương 1Giá tri đạo đức truyền thống là một bộ phận cốt lỗi trong hệ giá tri tinh

thần truyền thong của dân tộc Việt Nam Những giá tri này được các thế hệ

người Việt Nam xây dựng, bồi đắp, lưu truyền và phát triển không ngừng

trong suốt chiều dài lịch sử, trở thành cách nghĩ, nếp sống của mỗi cá nhân, là

cội nguồn sức mạnh nội sinh của dân tộc Giá trị đạo đức truyền thống CÓ val

trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, là nhân tố cơ bản quyết định đến việc

hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân; đồng thời làgiá đỡ tinh thần cho sự phát trién bền vững của xã hội

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thong cho học viên ở Trường SQCT là

quá trình làm cho học viên thấm nhuan các giá trị đạo đức truyền thống của

dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện theo mục tiêu, yêu cầu đảo tạo của nhà trường Đây là hoạt động mang tính tất yếu giúp hình thành phẩm chất, nhân cách người CBCT cho học viên Chất lượng, hiệu quảhoạt động đó được đánh giá dựa trên các hệ tiêu chí chặt chẽ Việc làm rõ

những vấn đề lý luận cơ bản về quá trình giáo dục giá trị đạo đức truyền

thống cho học viên đào tạo CBCT cấp phân đội ở Trường SQCT có ý nghĩa

rất quan trọng, là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng giáo dục giá trị đạo đức

truyền thống ở nhà trường, từ đó dé ra yêu cầu và các giải pháp chủ yếu dé giáo dục giá trị đạo đức truyền thống của học viên, góp phan quan trọng trong việc thúc đây quá trình học tập, rèn luyện, phát triển và hoàn thiện nhân cáchngười CBCT cho học viên theo mục tiêu, yêu câu đảo tạo của nhà trường.

35

Trang 40

Chương 2THUC TRẠNG GIÁO DỤC GIA TRI ĐẠO ĐỨC TRUYEN THONG

CHO HỌC VIÊN Ở TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY

2.1 Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên ở Trường

Sĩ quan Chính trị - Ưu điểm và nguyên nhân

* Ưu điểm Thứ nhất, các chủ thể cơ bản đã nhận thức day du, phát huy tot vai trò,

trách nhiệm trong giáo duc giá tri dao đức truyén thông cho hoc viên

Quán triệt quan điểm của Đảng về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 9 khóa

XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầuphát triển bền vững đất nước”, trong những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám

hiệu nhà trường đã thường xuyên coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo

dục, dao tạo, xây dựng chính tri tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảngviên, quần chúng trong nhà trường, trong đó chú trọng hoạt động giáo dục cácgiá trị đạo đức truyền thống cho học viên Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng

bộ nhà trường lần thứ X (nhiệm kỳ 2020 - 2025) đánh giá nhiệm kỳ qua nhà

trường đã: “Quán triệt, cụ thé hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả Cuộc

vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tai năng, xứng danh Bộ đội Cụ

Hồ, trong đó tập trung xây dựng và triển khai thực hiện các chuẩn mực “Bộ

đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới như: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: văn

hóa, tri thức; dân chủ, kỷ luật; đoàn kết nội bộ; đoàn kết quân dân ” [8, tr.5] Sự quan tâm sâu sắc của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường là cơ sở dé

cac luc luong phat huy tốt vai trò của minh trong công tác giáo dục - đào tạo

nói chung và giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên trong nhà

trường nói riêng.

Các cơ quan Chính tri, Đào tạo đã thực hiện tốt chức năng của mìnhtrong tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường và trong chỉ

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w