1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Triết học: Điều kiện chuyển đổi tổ chức R&D theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (nghiên cứu trường hợp Viện Dược liệu)

91 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề VAI TRÒ NHÂN TÓ CHỦ QUAN VỚI VIỆC PHÁT TRIEN NEN KINH TE HÀNG HOA NHIÊU THÀNH PHAN Ở QUANG NINH HIỆN NAY
Tác giả Phạm Thị Lệ Ngọc
Người hướng dẫn TS. Lê Văn Lực
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành TRIẾT HỌC
Thể loại LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Năm xuất bản 2008
Thành phố HÀ NỘI
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 22,4 MB

Nội dung

chúng tôi chon dé tài: “Vai trò của nhân tô chủ quan với việc phát triển nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phan ở Quảng Ninh hiện nay” làm luận văn thạc sĩ nhằm một ý nhỏ vào việc phát hu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI | cóTRUNG TAM DAO TẠO, BOI DUONG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRI

PHẠM THỊ LỆ NGỌC

VAI TRÒ NHÂN TÓ CHỦ QUAN

VỚI VIỆC PHÁT TRIEN NEN KINH TE HÀNG HOA

NHIÊU THÀNH PHAN O QUANG NINH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

CHUYEN NGÀNH: TRIẾT HỌC

MA SO: 60 22 80

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS LE VĂN LUC

HÀ NOI - 2008

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi dưới sự hướng dân khoa học của TS Lê Văn Lực.

Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều

trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội ngày — tháng — năm 2008.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Lệ Ngọc

Trang 3

BANG QUY UOC NHUNG CHU VIET TAT

CNH: công nghiệp hóaCNH, HDH: công nghiệp hóa, hiện dai hóa

CNXH: chủ nghĩa xã hội

UBND: Uỷ ban Nhân dânXHCN: xã hội chủ nghĩa

Trang 4

Chương 1.

11,

1;1¿Ÿ:l1:

NHÂN TO CHU QUAN OG QUANG NINH TRONG PHÁT

TRIEN KINH TE - XÃ HỘI CUA TINH HIEN NAY Vấn đề nhân tó chủ quan ở Quang Ninh c.ccccccecscesseesseesseessseeeseen

Khái niệm nhân tố chủ quan - ¿2 2 +222+22x22x22xezxresxrrxrcvesuy Ta FTG GifBfitasssasosrgtserootiioybiekibitg20258010488080c6

Vai trò nhân tổ chủ quan ở Quảng Ninh trong phát triển kinh tế

-xố HỘI CÚ: HT Ni cxccccecesenspenevonsenwe ceavcesuereceercnenesuenasosereocesstnsl TWEEN TES

Đặc điểm nhân tố chủ quan ở tỉnh Quảng Ninh Vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với việc định hướng phát triển

- -nền kinh tế nhiều thành phần ở Quảng Ninh : :

Vai trò tổ chức và quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc

thúc đây sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Quảng Ninh

THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÂN TO CHỦ QUAN Ở QUANG

NINH TRONG PHÁT TRIEN NEN KINH TE HÀNG HOÁNHIÊU THÀNH PHAN CUA TINH HIEN NAY

Thực trang vai trò lãnh dao của Tinh uỷ đối với việc hình thành và

phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phan của tỉnh Thực trạng quán triệt các chủ trương, đường lối phát triển nền kinhtế hàng hoá nhiều thành phần tại tỉnh Quảng Ninh -Tác động của các chủ trương, nghị quyết của Tỉnh uỷ Quảng Ninh

đến sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của tỉnh

Thực trạng tổ chức, triển khai và quản lý của UBND tỉnh Quảng

Ninh trong phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phan của

Những chủ trương, chính sách và biện pháp thực hiện của Uỷ ban

Nhân dân tỉnh Quảng Ninh về phát triển nền kinh tế hàng hoá

nhiều thành phần của tỉnh 2 22 s+xz+rxettxrrzrxrrrveeVai trò kiểm tra, giám sát, điều chỉnh của Uỷ ban nhân dân tỉnh

Trang 5

Quảng Ninh đối với nền kinh tế hang hoá nhiều thành phan của

MOT SO GIẢI PHÁP NHAM PHAT HUY VAI TRÒ CHỦ

ĐỘNG TÍCH CUC, SANG TẠO CUA NHÂN TO CHỦ QUAN

TRONG PHÁT TRIEN NEN KINH TE HÀNG HÓA NHIÊU

THÀNH PHAN Ở QUANG NINH HIỆN NAY Những van đề đặt ra đối với Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Quang Ninh

trong việc phát triển nên kinh tế hàng hóa nhiều thành phần củaNền kinh tế hàng hoá nhiều thành phân ở Quảng Ninh phải phát

trién theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá -.

Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Quảng Ninh lẫy phát

triển các khu công nghiệp hiện đại làm trung tâm -

Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Quảng Ninh lấy phát

triển ngành du lịch làm chủ yếu -.2- 22 ©2222++2szzxssxvssszssed

Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Quảng Ninh lấy phát

triển nông nghiệp nông thôn làm cơ sở . 55:52:55:

Một số giải pháp cơ bản phát huy nhân tô chủ quan dé phát triển

nền kinh tế Quảng Ninh trong hội nhập quốc tế phù hợp với tinhHình đậc điểm cửu HH eececsaennoionniariinnsnioiihsnanaisitii00t0n00

Tính tất yếu về sự biến động của mỗi thành phần kinh tế trong nền

Kimh 80180 18 .

Tỏ chức thực hiện tích cực, nhạy bén và điều chỉnh kịp thời nhữngbiến động của các thành phan kinh tế ở Quảng Ninh Thường xuyên tổng kết thực tiễn và vận dụng sáng tạo lý luận vào

phát triển kinh tế - xã hội Quảng Ninh -22- 2z 55+ecc+2Rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao đạo đức cách mạng để phục

vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Quảng Ninh tốt hon

Trang 6

MO DAU

1 Lý do chon đề tài

Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã đạt được nhiều thànhtựu quan trọng về kinhh tế, văn hóa xã hội Những thành tựu đó là kết hợp

của nhiều yếu tố: sự nỗ lực của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nhiều vùng khác

nhau trên cả nước.

Quảng Ninh là một tỉnh Đông Bắc của Tổ quốc có nhiều tiềm năng về

du lịch, về công nghiệp về nông lam, ngư nghiệp: cùng với con người cần

cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo đã góp phần xứng đáng vào quá trình phát

triển đó.

Bước vào thời kì mới, mặc dù có nhiều lợi thé, nhưng cũng không ítthách thức đòi hỏi Quảng Ninh phải tiếp tục động viên sự né lực phan đấu của

nhiều tầng lớp dân cư nhằm thực hiện mục tiêu cao cả của Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Dân giàu, nước mạnh, xã

hội công bằng, dân chủ, văn minh” Để thực hiện được mục tiêu đó, Quảng

Ninh cần tập trung giải quyết nhiều vấn đề, nhiều mối quan hệ, trong đó nhân

tố chủ quan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Mối quan hệ giữa yếu tố khách quan và nhân tố chủ quan không chỉ

đơn thuần là một trong những vấn đề của triết học mà còn là một trong nhữngvấn dé của thực tiễn chi phối nhiều vấn đề của đời sống xã hội Những thành

công cũng như thất bại của con người hay của xã hội trong một giai đoạn đều

có liên quan đến mối quan hệ đó Thực tiễn cách mạng Việt Nam chỉ ra rằng,

khi nào chúng ta nhận thức và giải quyết hài hòa mỗi quan hệ giữa yếu tốkhách quan và nhân tố chủ quan thì cách mạng thắng lợi, ngược lại thì cách

mạng khó khăn, thậm chí có khi thất bại, trong đó nhân tố chủ quan tuy chịu

sự chi phối của yêu tố khách quan nhưng lại quyết định cho sự thành, bại đó.

Thấm nhuan tinh thần đổi mới của Đại hội đại biểu toàn quốc ĐảngCộng sản Việt Nam lần thứ VI, Quảng Ninh đã từng bước khắc phục tư tưởng

1

Trang 7

nóng vội “cht quan duy ý chí” tôn trọng yếu tố khách quan quy luật khách

quan trong xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và thực hiện các kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng Tuy thế, nhân t6 chủ quan luônvận động biên đổi và diễn biến phức tạp Dé xứng đáng với tỉnh nam trong

vùng tam giác kinh tế phía Bắc Quảng Ninh cần tiếp tục nhận thức và pháthuy nhân tố chủ quan dé phát huy lợi thế, tiềm năng, khắc phục hạn chế.nhằm xây dựng Quảng Ninh thành tỉnh giàu, đẹp vững vàng nơi tiền tiêu của

Tổ quốc Chính vì vậy chúng tôi chon dé tài: “Vai trò của nhân tô chủ quan

với việc phát triển nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phan ở Quảng Ninh

hiện nay” làm luận văn thạc sĩ nhằm một ý nhỏ vào việc phát huy nhân tố chủ

quan trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2 Tình hình nghiên cứu đề tàiVai trò nhân tố chủ quan từ trước đến nay thường được các nhà nghiêncứu đặc biệt quan tâm Có tác giả đề cập nó trong mối quan hệ với yếu tố

khách quan, có tác giả chỉ tập trung giải quyết riêng biệt dé làm rõ vai trò củanó trong sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung hoặc trong một lĩnh vực cụ

thể nào đó.

Đi theo hướng thứ nhất có rất nhiều công trình, trong đó có:- “Diéu kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong xây dựng conngười mới ở Việt Nam”, Luận án PTS của Nguyễn Thế Kiệt, Hà Nội, 1988.Theo tác giả, thì việc xây dựng con người mới Việt Nam phụ thuộc nhiều yếu

tô Trong đó, yếu tố khách quan quy định chuẩn mực cũng như mục tiêu phấndau xây dựng con người Việt Nam; yếu tố chủ quan là sự nỗ lực vừa của cảcộng đồng, vừa của mỗi cá nhân mà vấn đề là tập trung rèn luyện phấn đấu,trưởng thành dé phát triển con người toàn diện, phù hợp với sự phát triển của

xã hội Việt Nam bước vào thời kì đổi mới.

- “Quan hệ biện chứng giữa khách quan và chủ quan trong quá trình

xây dựng nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phân theo định hướng XHCN ở

2

Trang 8

nước ta”, Luận văn Thạc sĩ của Chế Công Tâm Hà Nội 1993 Tuy là một

luận văn nhưng tác giả đã tập trung lí giải tương đối thỏa đáng những van dé

liên quan Vào thời điểm chuyên đổi nên kinh tế, trong tư duy của niều người

không khỏi băn khoăn nghi hoặc tac gia đã khăng định việc thực hiện nên

kinh tế nhiều thành phần để vượt qua khủng hoảng nâng cao đời sống của

nhân dân thì việc xây dựng nên kinh tế hàng hóa nhiều thành phần mang tính

tất yeu Tuy vậy việc thực hiện thành công đến mức độ nào là do yếu tố chủ

quan quyết định Đó là nhận thức tô chức thực hiện, tính năng động, sáng tạo

của cộng đồng và mỗi người hoạt động trong mỗi ngành mỗi lĩnh vực dénhanh chóng đưa nền kinh tế nước ta theo mục dich đề ra

- “Tác động của điều kiện khách quan và nhân tô chủ quan đối với quá

trình xây dựng nên kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa",

Luận án PTS của Dương Thị Liễu; Hà Nội, 1996 Tuy đến Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ VIII (1996), Đảng Cộng sản Việt Nam mới khẳng định việcxây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thực hiện nên kinh tế thi trường

theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lí của Nhà nước nhưng trước đó

chúng ta đã khẳng định khuynh hướng tất yếu của con đường đó Khuynh

hướng đó mang tính khách quan không chỉ do chính trị, xã hội mà hiện thực

của quá trình xây dựng kinh tế cũng như đòi hỏi khách quan của sự phát triểnbuộc chúng ta không có con đường nào khác là phát triển nền kinh tế thị

trường Song, điều kiện khách quan là yếu tổ cần nhưng chưa đủ mà nhất thiếtcó sự tác động của nhân tố chủ quan thì mục tiêu xây dựng nén kinh tế thi

trường định hướng xã hội chủ nghĩa mới thành công.

- “Về nhân tô chủ quan và nhân tô khách quan Một số van đề về lý

luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học của Phạm

Ngọc Minh, Hà Nội, 2000 Trong luận án này, tác giả trình bày nhân tố chủ

quan và nhân tổ khách quan theo tính độc lập tương đối và mối quan hệ giữa

chúng, trong đó, tác giả khăng định nhân tố khách quan là vấn đề buôch

3

Trang 9

chúng ta phải ton trọng như Văn kiện đại hội V1 đã chỉ ra nhưng nhân tố chủ

quan tuy phải tuân thủ nhân tô khách quan nhưng do tính độc lập tương đối

của nó nên phải coi nó vừa là nhân tổ bị chi phối vừa là nhân tố tác động làm

biến đổi nhân tố khách quan phù hợp mục dich của con người Từ đó, tac giảcho rằng ở nước ta cần hiểu và vận dụng một cách mềm dẻo nhân tô chủ quan

và nhân tố khách quan dé đưa sự nghiệp xây dung chủ nghĩa xã hội phát trién

Bên cạnh những công trình nghiên cứu vai trò của nhân tố chủ quan

qua môi quan hệ giữa yếu tố khách quan và nhân tố chủ quan còn có rất nhiều

công trình nghiên chuyên khảo về việc phát huy vai trò nhân tố chủ quantrong phát triển kinh tế - xã hội:

- Tác giả Dương Phú Hiệp trong bài “Phat huy vai trò nhân tố chủ quan

trong cách mang xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta” đăng trên Tap chíTriết học s6 2/1973 đã nhắn mạnh, cách mạng xã hội chủ nghĩa là hoạt động

tự giác của hàng trăm triệu người, chính vì vậy mà nhân tố chủ quan có ý

nghĩa không chỉ là người nhận thức va đưa ra đường lỗi mà còn là lực lượngđộng viên, tổ chức chính ban thân lực lượng đó cũng như hàng triệu triệu

quan chúng phan dau vì mục tiêu cao cả giải phóng giai cấp, giải phóng dantộc và xây dựng xã hội mới, tiến bộ, văn minh.

- Tac giả Phạm Văn Đức trong bài “Vi trí và vai trò của nhân tố chủ

quan trong cơ chế tác động của quy luật xã hội” đăng trong Tap chí Triết học

số 3/1989 cho rằng, quy luật xã hội, tuy được hình thành từ hoạt động tất yếu

của con người và chỉ phối con người cũng như quy luật của tự nhiên, song,

nhân tố chủ quan mà thực chất là hoạt động tự giác của con người trong cơ

chế tác động của quy luật xã hội có ý nghĩa quyết định sự thành bại trong phát

triển xã hội

- Tác giả Trần Bảo trong bài “Những yếu tố cơ bản làm tăng cường

chất lượng của nhân tó chủ quan trong xây dựng chủ nghĩa xã hội” đăng trongTạp chí Triết học số 3 tháng 9/1991, sau khi phân tích những yếu tố ảnh

4

Trang 10

hưởng tác động đến năng lực của nhân tố chủ quan đã luận giải cách thức.

giải pháp cả chính sách cả cơ chế cả sự tự vươn lên của nhân tổ chủ quan

trong hoạt động xã hội.

- Tác giả Nguyễn Chi My trong bai “Xu hướng và các nhân tô bảo

đảm định hướng XHCN của nền kinh tế nhiều thành phan” đăng trên Tap chíCộng sản số 10/5/1997, thi cho rang, để cho xu hướng phát triển của nềnkinh tế nhiều thành phần phát triển thuận lợi và bảo đảm đúng định hướng

xã hội chủ nghĩa thì chúng ta phải có thái độ cầu thị, dựa vào thực tiễn của

đất nước, dựa vào năng lực cũng như tình cảm cách mạng của đông đảo

quần chúng nhân dan, của các chiến sĩ cộng sản dé hoạt động đúng quy luật

khách quan nhằm xây dựng nước ta giàu, mạnh

Ngoài ra, còn nhiều công trình khác cũng đã đề cập ở mức độ này haymức độ khác về nhân tố chủ quan Chính các công trình đó đã giúp chúng tôi

hiểu sâu sắc thêm vai trò nhân tố chủ quan Tuy vậy, các công trình gần như

tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản, chung của triết học và của thực tiễn

đất nước Cho tới nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về nhân tố chủ

quan ở Quảng Ninh Chính vì vậy, tác giả luận văn mạnh dạn đi sâu vào

tìm hiểu nghiên cứu van đề này Với mong muốn có những đóng góp nhấtđịnh về phương diện lý luận và thực tiễn, góp phần vào việc xây dựng

những giải pháp nâng cao vai trò nhân tố chủ quan với việc phát triển nềnkinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Quảng Ninh hiện nay.

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn* Muc đích

Luận văn làm rõ vai trò và thực trạng của việc phát huy vai trò nhân tốchủ quan dé phân tích một số giải pháp nhằm phát huy vai trò lãnh đạo và tổ

chức quản lí của nhân tố chủ quan ở Quảng Ninh hiện nay

Trang 11

* Nhiệm vụ

- Làm rõ nội dung khái niệm "nhân tố chủ quan” và vai trò lãnh daocủa Tỉnh uỷ và tô chức quản lí của Uỷ ban nhân dân tỉnh trong sự phát triểnxã hội nói chung và với việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần

ở Quảng Ninh nói riêng.

- Khảo sát thực trạng việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan, chỉ ranhững tích cực cũng như những bất cập của nó để đề xuất một số giải phápnhằm phát huy vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ và tổ chức quản lí của Uỷ ban

nhân dân tỉnh với việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở

Quang Ninh hiện nay.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu* Đối tượng nghiên cứu

Vai trò lãnh đạo của Tinh uỷ, tổ chức và quản lý của Uy ban nhân dân

tỉnh Quảng Ninh với việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phan

* Pham vi nghiên cứu

Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở tỉnh Quảng Ninh từ khi đổimới đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

* Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở các nguyên lý, các nguyên tắc

phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đườnglối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách Nhà nước ta, kế

thừa một cách hợp lí lí luận của một số công trình có liên quan

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp biện chứng duy vật tác giả luận văn sử dụng

chủ yếu các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phân tích, tổng hợp, lịch

sử và lôgíc, hệ thông và yêu tô, điêu tra xã hội học v.v

Trang 12

6 Đóng góp của luận văn

- Về khoa học:

+ Góp phần làm rõ vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dântỉnh với việc phát trién nền kinh tế hang hoá nhiều thành phan ở Quảng Ninh

hiện nay.

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ

và Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh

- Về thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận văn trước hết nhằm nâng

cao nhận thức cho tác giả Luận văn có thê được sử dụng làm tài liệu tham

khảo cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy bộ môn triết học trong các

trường cao đăng và chính trị tỉnh, thành

7 Cầu trúc của luận văn

Ngoài phan mở đầu, kết luận các phụ lục và danh mục tài liệu tham

khảo luận văn bao gồm 3 chương, 6 tiết

Chương 1 Nhân tố chủ quan ở Quảng Ninh trong phát triển kinh tế

-xã hội của tỉnh hiện nay.

Chương 2 Thực trạng vai trò nhân tố chủ quan ở Quảng Ninh trong

phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phan của tỉnh hiện nay

Chương 3 Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực,sáng tạo của nhân tố chủ quan trong phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều

thành phần ở Quảng Ninh hiện nay.

Trang 13

Mọi quá trình vận động, phat triên của xã hội diễn ra thông qua sự tác

động qua lại giữa cái khách quan và cái chủ quan mà nội dung cơ bản của nó

là sự tác động qua lại giữa tính quyết định của cái khách quan và tính tíchcực, chủ động, sáng tao trong quá trình hoạt động cải tạo thế giới của con

người Chính trong quá trình nghiên cứu hoạt động thực tiễn của con người đã

hình thành nên khái niệm nhân tổ chủ quan và điều kiện khách quan Do vậyđể làm sáng tỏ nội dung của các khái niệm đó đòi hỏi phải đề cập đến những

khái niệm có liên quan tới hoạt động của con người, đó chính là khái niệm

“chủ thể” và “khách thể”

Chủ thể là một khái niệm đã được nhiều nhà triết học quan tâm nghiêncứu bởi chúng ta biết hoạt động tác động và cải tạo thế giới khách quan của

con người vừa là sản phâm của hoàn cảnh, đồng thời là chủ thể của hoạt động

cải tạo hoàn cảnh, từ đó hình thành nên khái niệm chủ thể Thông qua quá

trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa và cách hiểukhác nhau về nội dung của khái niệm này.

Có quan niệm cho rằng chủ thé là con người (cá nhân hoặc nhóm )

tiền hành hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn

Một quan niệm khác cho rằng chủ thể là con người có ý thức và ý chí

và đối lập với khách thể bên ngoài

Qua những khái niệm ở trên cho thấy tuỳ theo cấp độ xem xét, chủ thểcó thé là cả loài người, có thé là một nhóm, một giai cấp, một đảng phái

đang thực hiện một quá trình hoạt động nhằm cải tạo khách thể tương ứng.

§

Trang 14

Chỉ có tác động vao thé giới xung quanh (vào giới tự nhiên và đời sống xã

hội) chỉ có thông qua hoạt động con người mới bộc lộ mình như là chủ thê.

Vì vậy khái niệm chủ thé có thé được hiểu là:

Chủ thé - đó là con người nhận thức và cải tao thế giới xung quanh.

cũng như chính bản thân mình.

Với quan niệm như vậy, con người với tư cách là chủ thê là con người

thực tiễn con người hành động mà đặc trưng cơ bản nhất là có năng lực hoạtđộng sáng tạo nhằm cải tạo khách thé Biểu hiện về năng lực sáng tạo của chủ

thé đó là việc lựa chọn hình thức, phương pháp, sử dụng được các công cụ vàphương tiện của hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm đạt được

Khách thê không phải là toàn bộ thê giới hiện thực, nó chỉ bao quát một

bộ phận nhất định của hiện thực đã và đang tác động qua lại với chủ thể và

chịu sự tác động của chủ thê xác định Có thể nói cách khác là tùy từng cấp độ

xác định về chủ thể chúng ta có thé xác định khách thể Có khách thé được

hiểu như một bộ phận vật chất được thu hút vào hoạt động của con người, mặt

khác bao gồm thực tại chủ quan (quan hệ với ý thức, tư tưởng ) không phụ

thuộc vào các chủ thể và một bộ phận các sản phẩm của hoạt động trước đó

của chủ thể cũng gia nhập và trở thành khách thể Như vậy do hiện thực

khách quan hết sức phong phú, từ đó khách thể và những bộ phận của nó cũng

rất đa dạng, phong phú

Có thể hiểu khái quát về khách thể và chủ thể như sau: khách thể là tắt

cả những gì chủ thể tác động vào nó, chủ thể là con người với những cấp độ

Trang 15

tồn tại khác nhau của nó đang thực hiện hoạt động nhằm tác động vào khách

thể.

Khách thể và chủ thể có quan hệ biện chứng với nhau nên chúng chỉ

tồn tại với tư cách là tiền đề của nhau: khách thé tồn tại không phụ thuộc vào

chủ thé, song khách thé không đối lập trừu tượng với chủ thẻ vì chủ thé luônhướng và cải tạo khách thé bang hoạt động của mình: hon nữa chủ thé luôncó xu hướng “khách thể hoá” thông qua hoạt động của bản thân mình

Chủ thê và khách thể có tính độc lập tương đối trong quá trình tương

tác lẫn nhau Song, khi xem xét chúng trong hoạt động của con người thì tính

độc lập giữa chúng chỉ có ý nghĩa tương đối Trong sự tác động lẫn nhau chủ

thể là mặt chủ động so với khách thẻ, nhưng tính tích cực, sáng tạo của chủthé lại bị quy định bởi sự hiểu biết của chủ thê về khách thể Nội dung của sự

hiểu biết này là do khách thể quy định và khi khách thể được cải tạo thì bảnthân chủ thể cũng có thêm kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp hoạt động

cho mình Trong sự tương tác lẫn nhau này, khách thể được cải tạo còn chủ

thể được tăng cường, được phát triển và lớn lên về mọi mặt Hơn nữa, trong

hoạt động của con người ở một thời kỳ lịch sử nhất định, bất kỳ chủ thẻ lịch

sử nào cũng đồng thời là khách thể của chủ thể khác Đó là do hoạt động của

con người không phải là sự tác động của con người vào thé giới bên ngoài ma

còn là sự tác động lẫn nhau Trong sự tác động qua lại giữa người với người,

mỗi người vừa là chủ thể, vừa là khách thẻ.

Khi xem xét hoạt động của con người, người ta không chỉ nghiên cứu

khái niệm chủ thể và khách thể mà còn nghiên cứu khái niệm “nhân tố chủquan” và “điều kiện khách quan” Bởi vì các khái niệm điều kiện khách quanvà nhân tố chủ quan được dùng không phải dé lý giải cấu trúc xã hội như khái

niệm yếu tố, mà là để phản ánh quá trình vận động, biến đổi, phát triển của

no.

10

Trang 16

Về phạm trù nhân tổ chủ quan đã có nhiều quan điểm với những nội

dung và mức độ khái quát khác nhau Điều đó nói lên tính phức tạp của việc

nghiên cứu nội dung phạm trù này.

Có ý kiến đồng nhất nhân tô chủ quan với hoạt động có ý thức của conngười nói chung “Nhân tố chủ quan trong sự phát triển xã hội là hoạt động cóý thức của những con người những giai cấp những chính đảng sáng tạo ra

lich sử” [47, tr.18] Chúng ta biết rằng hoạt động có ý thức của con người

không chỉ bị quy định bởi nhân tố khách quan mà còn chịu sự tác động của

nhân tố chủ quan Chỉ có thể hiểu một cách đúng dan nhân tố chủ quan của

hoạt động trong mỗi liên hệ với nhân tố khách quan của nó Chính vì vậy địnhnghĩa nhân tố chủ quan ở trên đã không cho phép làm rõ đặc trưng của nhân

tố chủ quan.

Có quan niệm lại đồng nhất nhân tố chủ quan với ý thức, tư tưởng xã

hội hay hoạt động tự giác của con người Cũng có quan điểm coi nhân tố chủ

quan bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, cả lĩnh vực vật chất và

lĩnh vực tỉnh thần

Những quan niệm trên đây đều có giá trị và tính hợp lý ở chỗ đã chỉ ra

vai trò của ý thức, tính tự giác trong hoạt động của con người Tuy nhiên, nếu

đồng nhất nhân tố chủ quan với hoạt động có ý thức của con người, hoặc giới

hạn nhân tố chủ quan với hoạt động tự giác của con người thì chưa thật đầy

đủ bởi vì hoạt động của con người như ở trên đã nói không chỉ thuần tuý

thuộc về nhân tố chủ quan mà còn bị chi phối và quy định của điều kiện

khách quan.

Một số tác giả đã có gắng tìm một con đường khác dé thể hiện nhân tốchủ quan Nhân tố chủ quan là biểu hiện tích cực của chủ thể trong trạng tháilưu động, trong quá trình sáng tạo, trong sự biểu hiện sống hay nói cáchkhác đó là lao động sống Tuy nhiên, hiểu như vậy cũng chưa đầy đủ bởi bản

thân tính tích cực của chủ thé hay bản thân lao động sống tự nó chưa thể hiện

11

Trang 17

được sức mạnh của con người Hơn nữa nếu quan niệm nhân tô chủ quan như

vậy sẽ không khăng định được vai trò và sức mạnh của yeu tố tự giác tính tô

chức và kỷ luật của con người trong xã hội cũng như vị trí vai trò của các yêu

tố đó trong cơ chế tác động cơ chế vận dụng và trong sự hoạt động của quy

luật xã hội.

Vậy đâu là thực chat của van đề nhân tố chủ quan? Theo chúng tôi nóitới nhân tố chủ quan trước hết chúng ta cần đề cập tới đặc trưng cơ bản của nólà “tính tích cực, tính sáng tạo "của chủ thé hoạt động Triết học Mác - Lénin

chỉ ra rang, con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh nhưng đồng thời là chủ

thê của hoàn cảnh đó Do đó, khi đặt con người đối diện với giới tự nhiên,

chúng ta có khái niệm con người Khi đặt con người trong trạng thái đang tích

cực hoạt động trước một đối tượng cần nhận thức và cải tạo nó theo một mục

đích nhất định thì lúc đó, chúng ta có khái niệm chủ thẻ đối lập với khách thẻ.Còn khi xem xét con người - với tất cả chủ thé, với tất cả các nhân tố tạo

thành tính tích cực của chủ thể (các nhân tố vừa là nguyên nhân, vừa là điềukiện của mọi hoạt động tích cực, sáng tạo của chủ thể) chúng ta có khái niệm

nhân tô chủ quan và đối lập với nó là điều kiện khách quan [5], tr.58]

Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy van đề nhân tố chủ quan trong

lịch sử dù người ta tiếp cận việc giải quyết nó về phương diện nào và ở cáchtiếp cận nào thì việc nhận thức nó phải thông qua sự phân tích đặc trưng vềchất của những chủ thể lịch sử Song, chúng ta cần lưu ý rằng không phải bản

thân các chủ thể lịch sử đó đóng vai trò nhân tố chủ quan mà những thuộc

tính, những phẩm chất, những trạng thái của chủ thể biểu hiện trong hoạtđộng đó đóng vai trò nhân tố chủ quan Những phẩm chất, những thuộc tính

của chủ thể là nhân tố chủ quan, là những yếu tố cần thiết để tạo ra khả năng

tích cực, sáng tạo của chủ thể Biểu hiện sức mạnh, sáng tạo đó của chủ thểphải được thể hiện thông qua hành động thực tiễn cải tạo các khách thể xác

định.

12

Trang 18

Như vậy giữa nhân tố chủ quan và chủ thể có sự thống nhất chặt chẽ.

song không đồng nhất với nhau Sự thống nhất giữa khái niệm chủ thẻ và

nhân tố chủ quan chỉ là sự thẻ hiện nhân tố chủ quan là thuộc về chủ thé Còn

tính độc lập tương đối của chúng biểu hiện ở nhân tố chủ quan là khái niệmdùng dé chỉ những yếu tố, đặc trưng cấu thành phẩm chất của chủ thể được

chủ thê huy động và trực tiếp tạo ra năng lực, động lực nhằm biến đồi khách

thé cụ thé Qua cách hiểu như vậy, chúng tôi cho rang, nhân tố chủ quan lànhững gì thuộc về chủ thể và tham gia trực tiếp vào một hoạt động cụ thể của

chủ thé cũng như bản thân sự hoạt động đó.

Dé hiểu rõ hơn về khái niệm nhân tố chủ quan chúng ta di sâu tìm hiểu

cấu trúc của nó và mối quan hệ giữa nhân tố chủ quan và điều kiện khách

quan.

1.1.2 Cau trúc nhân té chủ quan

Qua khái niệm nhân tố chủ quan, chúng ta thấy nhân tố chủ quan chỉ

bao gồm những yêu tố đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

Một là, trực tiếp tham gia vào hoạt động

Hai là, chi dao, điều chỉnh, định hướng hoạt động.Ba là, hoạt động của chủ thể để gây ra biến đổi ở khách thẻ.

Vì vậy theo chúng tôi cấu trúc nhân tố chủ quan bao gồm các nhân tố

sau:

Thứ nhất, ý thức của chủ thể là một nhân tố cấu thành nội dung khái

niệm nhân tố chủ quan Song, chúng ta cần lưu ý rằng đó không phải ý thức

của chủ thể nói chung mà chỉ là những bộ phận ý thức trực tiếp tham gia vào

quá trình hoạt động của chủ thể Nội dung của ý thức ấy bao gồm tri thức,quan điểm tư tưởng tạo thành niềm tin của chủ thể trong hành động, là ý chí

quyết tâm của chủ thể đó trong hoạt động cải tạo thế giới Ý thức của chủ thểtồn tại với tư cách là yếu tố của nhân tố chủ quan, là bộ phận ý thức đã trở

thành sự chỉ đạo, sự kích thích và là phương châm của hoạt động hay nói cách

13

Trang 19

khác là ý thức dã biến thành đặc điểm nhất định của hành vi của hoạt động

của chủ thé Khi tri thức quan điểm niềm tin và ý chi của chủ thé hoà quyện.thống nhất biện chứng với nhau tạo thành nhân tố chủ quan

Thứ hai, nói tới nhân t6 chủ quan là nói tới hoạt động có ý thức của chủ

thé dé sáng tạo ra lịch sử là nói tới những hoạt động thực tiền của họ dé giải

quyết những nhiệm vụ lịch sử nhất định Do đó nhân tố chủ quan không chỉ

bao gồm ý thức tham gia định hướng cho hoạt động mà còn là bản thân sự

hoạt động đó Mác viết “Tư tưởng căn bản không thực hiện được gì hết.

Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực

tiễn” [41, tr.187] Nếu chỉ thấy vai trò của ý thức, tư tưởng trong nhân tố chủ

quan thì chỉ khăng định được mặt “giải thích thế giới” của nhân tô chủ quan,

chưa thấy được vai trò “cải tạo thế giới” của các nhân tố ấy Như vậy, cấu

thành nhân tố chủ quan còn bao gồm cả quá trình hoạt động thực tiễn của chủ

các chủ thể được xem xét tùy theo cấp độ, đó là những con người cá biệt với ýthức, ý chí và khả năng hoạt động của họ; mặt khác, các chủ thể còn là những

lực lượng xã hội như giai cấp, đảng phái

Nhân tố chủ quan là những gi thuộc về chủ thé và tham gia trực tiếp

vào quá trình hoạt động của chủ thể, cần được hiểu không phải như những bộ

phận hợp thành chủ thể mà là sự góp phần tạo ra những khả năng khác nhau ởchủ thể tham gia vào hoạt động làm biến đổi khách thẻ Nghĩa là, phải xemxét những gì thuộc về chủ thể trong mối quan hệ với điều kiện khách quan

trong hoạt động của con người Như vậy, nhân tố chủ quan có quan hệ biện

14

Trang 20

chứng với khái niệm điều kiện khách quan Trong môi hoạt động của chủ thẻ.

các yếu 16 hợp thành điều kiện khách quan rất phong phú và da dạng bao

gồm các yếu tố các kết cau vật chất tồn tại dưới dạng có sẵn trong tự nhiên

các yếu tố vật chất ton tại dưới dạng xã hội Những yếu tố có tính vật chất.cùng với các yêu tổ tinh thần như tư tưởng tâm lý tập quán đang ton tạihiện thực trong xã hội hợp thành một hoàn cảnh trong đó chủ thể tồn tại và

hoạt động cũng là điều kiện khách quan

Khi đề cập tới khái niệm điều kiện khách quan, các nhà nghiên cứu

cũng đưa ra nhiều quan niệm và cách tiếp cận khác nhau

- Điều kiện khách quan là một tổ hợp những hoàn cảnh thực tế, quá

trình và hoạt động không phụ thuộc vào ý thức của con người, quyết định

những phương hướng cơ bản và tinh chất hoạt động của con người [39, tr.18]

- Điều kiện khách quan là những yêu tố tạo nên một hoàn cảnh hiện

thực tồn tại bên ngoài, độc lập với chủ thể hoạt động ở những thời điểm cụ

thé nhất định và có tham gia vào việc quy định kết quả hoạt động của chủ thé

[47, tr.16].

- Điều kiện khách quan là tong thể các mặt, các nhân tố tạo nên một

hoàn cảnh hiện thực trong đó chủ thể song va thực hiện mọi hoạt động cải tao

Điều kiện khách quan bao gồm điều kiện tự nhiên, trình độ lực lượng

sản xuất, quan hệ sản xuất, thể chế chính trị, xã hội, đời sống văn hoá, tinh

thần Điều kiện khách quan luôn mang tính cụ thể Chúng luôn biểu hiện

như là những điều kiện cụ thể tạo nên hoàn cảnh, môi trường ảnh hưởng trựctiếp đến hoạt động của chủ thé cụ thể Điều kiện khách quan là những cái mà

15

Trang 21

chủ thé có thé sử dung trong một hoạt động cụ thé bao gồm: những yeu tó vật

chất và tỉnh thần: quy luật khách quan: những khả năng khách quan Quy luật

khách quan là những quan hệ bản chất tất yếu quy định cơ cấu khuynh

hướng phát triển của hoàn cảnh đó Còn khả năng khách quan là cái có thể

xay ra trong tương lai trên cơ sở những mam mồng những tiền đề trong hiện

thực.

Như vậy những yêu tố vật chất và tỉnh thần tư tưởng tồn tại khách

quan với chủ thể cụ thể, cấu thành hoàn cảnh và tác động đến hoạt động của

chủ thể đó đều là những bộ phận cau thành điều kiện khách quan

Nhân tổ chủ quan và điều kiện khách quan có môi liên hệ hữu cơ vớinhau Sự nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa chúng giúp cho con người

không rơi vào chủ quan duy ý chí hoặc thụ động trong quá trình hoạt động

của mình.

Thứ nhất, điều kiện khách quan quy định vai trò của nhân tố chủ quan.Khi khẳng định quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác, V.I

Lênin đặc biệt lưu ý chúng ta luận điểm sau đây: “Mác xét sự vận động xã hội

như một quá trình lịch sử tự nhiên, phục tùng những quy luật không những

không lệ thuộc vào ý thức của con người mà trái lại, còn quyết định ý chí, ýthức và những dự định của họ” [33, tr.200] Luận điểm này là nguyên tắc,phương pháp luận, nền tang trong việc nghiên cứu vai trò của điều kiện kháchquan đối với nhân tố chủ quan Điều kiện khách quan luôn giữ vai trò quyết

định đối với nhân tố chủ quan

Tính quyết định của điều kiện khách quan thể hiện ở chỗ, trong hoạt

động, những mục đích, dự định mà người ta đặt ra phải được xây dựng trên cơ

sở hiện thực khách quan Nếu mục đích, dự định chỉ dựa vào ý muốn chủquan thì hoạt động của con người chắc chắn sẽ thất bại

Điều kiện khách quan còn giữ vai trò quyết định trong việc đề ra

phương pháp, cách thức, phương tiện tác động của nhân tố chủ quan Tính

16

Trang 22

quy định của điều kiện khách quan còn thé hiện ở chỗ nó còn sinh ra nhân tổ

chủ quan phù hợp với yêu cầu của nó Các phẩm chất của chủ thể tạo thànhnhân tô chủ quan đều được nảy sinh, phát triển trên những tiền đề từ những

điều kiện khách quan nhất định

Thứ hai nhân 6 chủ quan có vai trò tác động tích cực đối với sự biến

đổi của điều kiện khách quan

Nhân tố chủ quan là những cái thuộc về chủ thé, cho nên nó không thụđộng trước điều kiện khách quan Vai trò tích cực, sáng tạo của nhân tố chủ

quan thể hiện trước hết ở chỗ, trong hoạt động xã hội, cùng với sự chín mudi

của những yếu tố khách quan thi phải có sự chin muỗi của nhân tố chủ quan

mới biến khả năng khách quan trở thành hiện thực được Thực chất vai trònhân tố chủ quan ở đây là sự phát hiện ra những khả năng khách quan trên cơ

sở những điều kiện, phương tiện vật chất vốn có của hoàn cảnh khách quan để

biến đổi hoàn cảnh theo quy luật vận động vốn có của nó

Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan bao giờcũng là mối quan hệ biện chứng Trong tự nhiên có sự phân biệt rõ rang giữa

điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, không có nhân tố chủ quan thì

điều kiện khách quan vẫn tác động Trong xã hội, điều kiện khách quan không

thể tách rời nhân tố chủ quan, không có nhân tố chủ quan cũng có nghĩa là

không có cái thể hiện và thực hiện yếu tố khách quan Trong tự nhiên, sự tácđộng của quy luật có thể không có sự tham gia của con người Còn trong xãhội, nội dung và cơ chế tác động của quy luật xã hội chính là hoạt động củacon người với những mục tiêu và nguyện vọng nhất định

Như vậy, mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan và nhân

tố chủ quan biểu hiện trong hoạt động của con người và kết quả của hoạt động

đó Sự tác động qua lại giữa chúng là sự dau tranh của hai mặt đối lập mà nộidung cụ thể của nó tuỳ thuộc vào từng giai đoạn, từng lĩnh vực cụ thể trong

đời sông xã hội Hiện nay, ở nước ta nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng,

Lf

Trang 23

van dé cơ bản then chốt là phải khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi năng

lực sáng tạo của con người Điều đó đòi hỏi chúng ta phải tìm ra cách thức có

hiệu quả nhất dé kích thích hoạt động của các chủ thê trong toàn xã hội nói

chung và kinh tế nói riêng nâng cao vai trò của nhân t6 chủ quan là cách thức

giải quyết mâu thuẫn giữa khách quan và chủ quan trong hoạt động kinh tế

Nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phan ởQuảng Ninh có đạt được kết quả hay không cái quan trọng là năng lực vàchat lượng của nhân tô chủ quan được phát triển đến đâu nội dung và phương

hướng nâng cao vai trò nhân tố chủ quan như thé nào

1.2 Vai trò nhân tố chủ quan ở Quảng Ninh trong phát triển kinh

tế - xã hội của tỉnh

1.2.1 Đặc điểm nhân tô chủ quan ở tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm

Bắc Bộ, được xem như một phần quan trọng của tam giác tăng trưởng kinh tếphía bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), hướng phát triển đã được Chính

phủ xác định là phải hình thành các trung tâm lớn có ý nghĩa tạo vùng và giaolưu quốc tế để hỗ trợ cho các tỉnh nam vùng đồng bằng sông Hồng, hình

thành các trung tâm công nghiệp lớn, phát triển các ngành công nghệ cao

thuộc các lĩnh vực điện tử, tin học, sản xuất vật liệu mới, sản xuất hàng tiêu

dùng, chế biến thực phẩm, phát triển kinh tế cảng biển và đi đầu trong hợp tácquốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài.

Quảng Ninh là tỉnh có địa hình đa dang gồm: miền núi, trung du, ven

biển, có đáng một hình chữ nhật lệch, nằm ở vùng Đông Bắc Tổ quốc, có132,8 km biên giới quốc gia trên bộ với Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Diện

tích toàn tỉnh 6099 km’, dân số 1091,3 nghìn người (2006)

Gồm nhiều dân tộc anh em, dân tộc ít người chiếm trên 10% dân số củatỉnh Quảng Ninh là vùng đất có chiều dài hơn 300 km, rộng hơn 100 km, có

18

Trang 24

bờ biên khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi biển với 2077 hon đảo lớn nhỏ

chiếm khoảng 13% diện tích toàn tỉnh (622/6099 km) [2, tr.26]

Từ lâu tỉnh Quảng Ninh đã trở thành khu công nghiệp lớn của nước ta.

Than là nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu của tỉnh, với hơn 144 điểm

quặng chiếm trên 90% sản lượng khai thác than trên toàn quốc, chất lượng

vào loại tốt trên thế giới Ngoài trữ lượng lớn về than (3.5 tỷ tấn) rừng và

biển là những kho tài nguyên thiên nhiên phong phú mang lại cho tỉnh nguồnlợi lớn về thuỷ, hải sản có giá trị, có khả năng phát triển ngành nuôi trồngđánh bắt, chế biến thủy, hải sản Địa hình bờ biển khúc khuỷu là cơ sở thuận

lợi cho việc xây dựng nhiều hải cảng thuận tiện cho việc thông thương trong

va ngoài nước Hiện nay, tỉnh có cảng nước sâu Cái Lân được coi là cum cảng

tổng hợp lớn nhất miền Bắc, tổng sản lượng hàng hoá qua cảng hàng năm đạttừ 8 - 10 triệu tấn [2, tr.35] Tỉnh còn cóvVịnh Ha Long hai lần được công

nhận là di sản thiên nhiên thé giới, về giá trị ngoại hạng của cảng quan và giá

trị địa chất, địa mạo Cùng với vịnh Bái Tử Long, bãi biển Trà Cổ, Vân Đồn,

Cô Tô, vịnh Hạ Long đã tạo nên vẻ đẹp kỳ thú của một quần thể thiên nhiên

vùng Đông Bắc, hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nướcđến thăm quan du lịch.

Với đặc điểm vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú,

tỉnh Quảng Ninh có tiềm năng và triển vọng lớn phát triển thành một trung

tâm công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ hiện đại trong nước và khu

vực.

Để phát huy những ưu thế ở trên, việc nâng cao vai trò nhân tố chủquan là vấn đề có tính chiến lược trong quá trình xây dựng nền kinh tế hànghoá nhiều thành phần của tỉnh Quảng Ninh Như ở trên đã phân tích, nói tớinhân tố chủ quan thì trước hết chúng ta cần đề cập đến đặc trưng cơ bản củanó là “tính tích cực, tính sáng tạo” của chủ thể hoạt động Song, không phải

bản thân các chủ thé lịch sử đóng vai trò nhân tố chủ quan mà những thuộc

19

Trang 25

tính những phẩm chất những trạng thái của chủ thé biểu hiện trong hoạt

động đóng vai trò nhân tố chủ quan Khi liên hệ với thực tẾ Ở Quảng Ninh

chúng tôi xác định chủ thẻ lịch sử đóng vai trò hoạt động thúc đây nên kinh tếhàng hoá nhiều thành phần được thực hiện bởi toàn bộ nhân dân Quảng Ninh,trực tiếp là các chủ thể của các hình thức sở hữu khác nhau Đó là cộng đồng

các giai cấp và tầng lớp xã hội có chung mục tiêu là xây dựng và phát triển

kinh tế Tuy nhiên, trong giới hạn của luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung

chủ yếu vào tìm hiểu hai chủ thể có vai trò quan trọng nhất trong việc đảmbảo sự phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Quảng Ninh đó là vai

trò của Tỉnh uy và Uy ban Nhân dân tỉnh Quang Ninh.

Như vậy nhân tố chủ quan được nghiên cứu qua hai chủ thể này với tri

thức, ý chí, tỉnh cảm và năng lực tổ chức, hoạt động của họ

1.2.2 Vai trò lãnh đạo của Tỉnh uy đối với việc định hướng phái

triển nên kinh tế nhiều thành phần ở Quảng Ninh

Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội do

nhân dân làm chủ, có một nên kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản

xuất hiện đại và một chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; con

người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực,hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự đo, hạnh phúc, có điều kiện phát

triển toàn diện cá nhân Dé xây dựng thành công một chế độ xã hội như vậy,

đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản “đội quân tiên phong của giai

cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân

dan lao động và của cả dân tộc” [30, tr 14].

Vai trò lãnh đạo của Đảng không chỉ thể hiện ở sự lựa chọn định hướng

chính trị cho quá trình phát triển kinh tế, không chỉ xây dựng mô hình kinh tế

- xã hội cần hướng tới mà còn cả việc tạo ra những điều kiện, tiền đề cho viéc

hiện thực hoá mô hình đó Chính trị và kinh tế có mối liên hệ tat yếu, trong đókinh tế đóng vai trò quyết định Tuy nhiên, trong điều kiện cách mạng nước ta

20

Trang 26

hiện nay như V.J Lênin đã chỉ ra "chính trị không thé không chiếm vị tríhàng dau so với kinh tế" [37 tr.349].

Đảng lãnh đạo và định hướng chính trị trong phát triển kinh tế được thẻ

hiện bằng các chủ trương đường lối bằng những định hướng lớn Các chủtrương, nghị quyết đường lỗi cho sự phát triển nền kinh tế của Đảng phảixuất phát từ thực tế của đất nước và tôn trọng các quy luật khách quan

Để hiện thực hoá vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì vai trò lãnh

đạo của Tỉnh uỷ Quảng Ninh được thực hiện bằng việc quyết định mục tiêu

phương hướng kế hoạch, cân đối ngân sách, chính sách về các thành phan

kinh tế, chuyển dịch cơ cấu, đổi mới cơ chế quản lý, quy hoạch một số ngànhtrọng yếu nhằm thúc day các thành phan kinh tế của tỉnh phát triển

Chúng ta đều biết, không thé có CNXH nếu không có một cơ sở vật

chất kinh tế hùng hậu không có một lực lượng sản xuất phát triển cao Do đó,

để tạo được cơ sở vật chất kinh tế cho CNXH thì Tỉnh uỷ Quảng Ninh chủtrương thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần

định hướng XHCN Từ yêu cầu đó đòi hỏi trong sự định hướng phát triển

kinh tế, Tinh uỷ cần phải xuất phát từ thực trạng nền kinh tế với kết cấu đathành phần, với nhiều hình thức sở hữu khác nhau, bao gồm nhiều chủ thể

kinh tế có lợi ích khác nhau, thậm chí đối lập nhau Như vậy, Tỉnh uỷ phải dự

báo được những van dé xã hội phát sinh trái với mực tiêu XHCN do việc thực

hiện lợi ích của các chủ thể kinh tế Tỉnh uỷ cần phải có biện pháp giải quyết

các mâu thuẫn phát sinh cho thích hợp Muốn vậy, trong chủ trương địnhhướng phát triển kinh tế, Tỉnh uỷ cần kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tếvới phát triển xã hội

Như vậy, vai trò nhân tố chủ quan của Tỉnh uỷ Quảng Ninh với việc

phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phan, một mặt cần nhận thức

đúng đắn các quy luật khách quan, mặt khác, phải giải quyết.đúng đắn mối

quan hệ giữa chính trị và kinh tế

21

Trang 27

Hiện nay nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa củachủng ta đang tham gia vào quá trình toàn cầu hoá ở mức độ cao Do đó sự

chủ động của Tinh uỷ trong việc mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại theo

hướng đa phương hoá quan hệ mở rộng thị trường, tạo cơ hội cạnh tranh tạo

ra điều kiện để thu hút vốn công nghệ tiên tiến nhằm thúc đây quá trình

CNH, HDH Tuy nhiên trong phát triển kinh tế đối ngoại, Tỉnh uy QuảngNinh cần thực hiện vai trò lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của mình không

buông lỏng vai trò lãnh đạo, không mất cảnh giác trong quá trình hợp tác

Nhu vay, vai trò lãnh đạo của Tinh uỷ là nhân tố quyết định sự phát

triển nền kinh tế nhiều thành phan của tỉnh Song, điều đó không có nghĩa là

Tỉnh uỷ trực tiếp can thiệp vào các quá trình phát triển kinh tế Vai trò của

Tỉnh uỷ là định hướng chính trị, là hạt nhân lãnh đạo chính trị mà đóng vai tròquan trọng chính là phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ.

Dé đảm bảo có sự định hướng chính trị đúng dan con đường phát triểnkinh tế nhiều thành phần thì ngoài việc định hướng xây dựng đường lối chính

trị, Tỉnh uỷ cần cụ thể về chủ trương phát triển kinh tế như: xác định phương

hướng, mục tiêu phát triển cho từng thời kỳ; con đường và giải pháp thực hiệncác mục tiêu kinh tế - xã hội, Tỉnh uỷ cần thực hiện tốt khâu chỉ đạo thực tiễn

biểu hiện ở những nội dung sau:

Thứ nhát, Tinh uỷ lãnh đạo UBND tỉnh thé chế hoá, luật pháp hoá các

nghị quyết của Tỉnh uỷ, thiết kế tổ chức bộ máy, đào tạo, bố trí, quản lý, kiểm

tra thực tiễn các chủ trương đường lối của Tỉnh uỷ

Thứ hai, Tỉnh uỷ tăng cường tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận Cách

mạng nhất là lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta

Thứ ba, Tỉnh uỷ lãnh đạo công tác tổ chức và công tác cán bộ Trướchét, Tỉnh uỷ cần lãnh đạo, thiết kế tổ chức bộ máy cũng như các tổ chức kháctrong hệ thống chính trị sao cho tinh gọn, có đủ năng lực lãnh đạo, điều hànhphù hợp với yêu cầu của nền kinh tế Mặt khác, việc gắn bó mật thiết với nhân

22

Trang 28

dân bảo vệ lợi ích thiết thực và chính đáng của quan chung nhan dan, phathuy quyền làm chủ của nhân dân trong công cuộc xây dựng và phát trién kinhtế - xã hội là vấn đề cơ bản trong lãnh đạo của Tỉnh ủy.

1.2.3 Vai trò tổ chức và quản lý của Uỷ ban nhân dân tinh trong việcthúc day sự phát triển nên kinh té nhiều thành phan ở Quảng Ninh

Quá trình chuyên sang nên kinh tế nhiều thành phan đòi hỏi phải pháthuy vai trò tổ chức và quản lý của UBND tỉnh Trước hết cần xác định đúng

dan vai trò quản lý của UBND phù hợp với đặc điểm mới của nền kinh tếtinh, trên cơ sở đó dé đổi mới hoạt động, điều hành toàn bộ nền kinh tế Chi

có như vậy, UBND mới có đủ công cụ cần thiết dé tổ chức các quá trình kinh

tế, tạo môi trường cho sản xuất kinh doanh phát triển vì lợi ích của các cơ sở.

Để đạt được các mục tiêu kinh tế thì vai trò tổ chức và quản lý của

đặt ra những khó khăn phức tạp cho sự quản lý của Nhà nước Đặc biệt, hiện

nay, nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta đang có xu hướng biến đổi phức

tạp, do vậy sự quản lý kinh tế của Nhà nước cũng trở nên khó khăn hơn.

Quảng Ninh - một tỉnh trọng điểm của nền kinh tế phía bắc cũng đangvặn minh trong những thách thức mới của nền kinh tế nhiều thành phan Vi

vậy, trong quản lý ở tam vĩ mô đối với nền kinh tế, UBND tinh cần tạo môi

trường và điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, kinh doanh, đảm bảo

tính chất bình đẳng trong quá trình cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế.Một nền kinh tế nhiều thành phần đương nhiên phải bao gồm nhiều chủ thể sởhữu, cạnh tranh và lợi nhuận là những vấn đề cơ bản của các chủ thể sở hữu

23

Trang 29

Do đó trong quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế, trước hết, UBND tỉnh cần môhình hóa hoạt động của mình xây dựng được cơ sở pháp lý quy định rõ quyền

và giới hạn sản xuất kinh doanh của các thành phan kinh tế Ngoài ra UBND

tỉnh cũng cần phải tạo lập các điều kiện xã hội xây dựng kết cấu hạ tang vềkinh tế v.v Từ đó, lôi cuốn thu hút các chủ thé sở hữu các thành phan kinh

tế yên tâm dau tư phát triển sản xuất, thúc day quá trình xã hội hoá nền sản

xuất của tỉnh nhà

Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đặc biệt trong thời kỳ

đầu tạo lập nền kinh tế thị trường, các nhà kinh doanh và các tổ chức kinh tế

được tự chủ kinh doanh nhưng nhìn chung không nắm được tình hình và xu

hướng vận động của thị trường, do đó chạy theo thị trường một cách thụ

dong, dé gây ra thua lỗ, dé vỡ gây thiệt hại chung cho nền kinh tế Do đó,UBND tỉnh có chức năng định hướng phát triển kinh tế và hướng dẫn các chủ

thể kinh tế, các tổ chức kinh tế hoạt động đúng định hướng UBND tỉnh định

hướng và hướng dẫn nền kinh tế bằng chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô,

bằng quy hoạch, kế hoạch và các công cụ quản lý như pháp luật, chính sách,

thông tin và các nguồn lực kinh tế Quá trình định hướng và hướng dẫn đó củaUBND tỉnh là nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đồng thời tránh được

những rủi ro, khủng hoảng.

Ngoài ra, kinh tế nhà nước chính là nền tảng vật chất của chế độ xã hộimới, vì vậy, UBND tỉnh cần tập trung xây dựng hệ thống kinh tế đó vữngmạnh, đóng vai trò chủ đạo Đó chính là công cụ, phương tiện dé điều tiết các

thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng XHCN Chính vì vậy,

UBND tỉnh cần tập trung thực hiện tốt các chính sách kinh tế và các biện

pháp kinh tế cụ thể sao cho kinh tế nhà nước thực sự tiêu biểu cho năng suất,

chất lượng, hiệu quả và thông qua đó kinh tế nhà nước có đủ điều kiện lôicuốn chi phối các thành phan kinh tế khác

24

Trang 30

Thứ hai: trong quá trình tiền hành sự nghiệp công nghiệp hoá hiện dai

hoá đất nước ngoài tác động bằng hành chính và pháp chế và làm cho nó có

hiệu lực chỉ khi co chế quan lý của UBND tỉnh phải đặt trong quan hệ hữu cơ

với tác động kinh tế và tác động thông tin.

Tác động kinh tế là sự tác động dựa vào thực lực và công cụ kinh tế dé

qua đó điều khiển các quá trình kinh tế theo định hướng chính sách và kếhoạch cụ thể là:

- Xây dựng kinh tế nhà nước với thực lực đủ mạnh, với cơ chế năng

động để làm lực lượng chủ đạo định hướng cho các thành phần kinh tế khác

- Bồi dưỡng sử dụng nhân lực, vat lực tài lực là hình thức tác động

kinh tế của UBND tỉnh nhằm đảm bảo khả năng phát triển mạnh mẽ và ôn

định của nên kinh tế.

- Xây dựng va sử dụng những công cụ của nền kinh tế hàng hoá, đặc

biệt là công cụ tài chính, tiền tệ để từ đó điều tiết các quá trình kinh tế hàng

hoá.

Tác động thông tin là hướng tác động vốn có của quản lý kinh tế - xã

hội Ngày nay, thông tin được coi là tài nguyên số một, là của cải lớn nhất.Dịch vụ thông tin, nghiên cứu sáng chế, phát minh thiết kế công nghệ kỹthuật, hoạt động tư van, môi giới, chuyển giao kỹ thuật công nghệ và quảnlý đã được xem như một lĩnh vực sản xuất Đặc biệt trong giai đoạn hiện

nay, tác động thông tin được coi như một công cụ hữu hiệu nhất thúc đây

năng suất lao động

Sự phát triển của xã hội nói chung và sự phát triển kinh tế nói riêng là

sự thống nhất giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan Không xuấtphát từ thực tế khách quan, điều kiện khách quan, hoạt động bat chấp các quy

luật khách quan, các chủ thể sẽ rơi vào chủ quan, duy ý chí và sẽ không tránh

khỏi sự trả giá Song, nếu thụ động trước điều kiện khách quan không phát

huy được vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của nhân tô chủ quan của con

25

Trang 31

người thì sẽ rơi vào tinh trạng trì tré, khủng hoảng và tụt hậu Vì vậy trong

điều kiện nước ta cũng như Quảng Ninh hiện nay muốn tiến tới mục tiêu đãchọn, phát triển rút ngắn, tạo lập một chế độ xã hội tốt đẹp phải phát huy vai

trò của nhân tô chủ quan mà trước hết là Tinh uỷ và UBND phải có sự nỗ lực

cao đề phát huy hiệu quả vai trò của mình.

26

Trang 32

2.1.1 Thực trạng quan triệt các chủ trương, đường lỗi phát triển nênkinh tế hang hoá nhiều thành phan tại tỉnh Quảng Ninh

Sản xuất vật chất là nhân tố quyết định sự vận động và phát triển của

xã hội loài người Mỗi hình thái kinh tế - xã hội được đặc trưng bởi phương

thức sản xuất nhất định, nó được coi là cái xương sống của tồn tại xã hội.Đồng thời, sản xuất cũng phát triển từ sản xuất hiện vật đến sản xuất hànghóa, từ sản xuất hàng hóa giản đơn đến sản xuất hàng hóa lớn Đó là do sự

phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất và quá trình xã hội hoá sảnxuất Thực tế cho thấy tính chất tự cung tự cấp và nền kinh tế hàng hoá kémphát triển là trở ngại lớn cho quá trình hợp tác và hội nhập kinh tế Vì vậy,chuyền sang kinh tế hàng hoá là cần thiết quá trình đó, chuyển sang nền kinhtế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lýcủa nhà nước cũng đòi hỏi phát triển xu thế mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế,

đối thoại, hợp tác và cùng nhau phát triển, đặc biệt là các hình thức hợp tác

đầu tư kinh doanh giữa trong và ngoài nước.

Việc xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phan là tất yếu, khách

quan, phù hợp với sự phát triển tự nhiên của lịch sử kinh tế, bắt nguồn từ sựphát triển của lực lượng sản xuất, của sự phân công lao động xã hội Đó là

con đường khắc phục tính chất khép kín tự cung, tự cấp, khắc phục phân phối

bình quân chủ nghĩa, cơ sở tạo ra động lực lao động cho người lao động Vì

vậy việc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo

27

Trang 33

định hướng XHCN là sự phát triển hợp quy luật là van dé có ý nghĩa quan

trọng cho sự thăng lợi của chế độ xã hội mới ở nước ta

Dé thực hiện thành công chủ trương, đòi hỏi chúng ta phải có sự phát

huy cao độ nhân tô chủ quan, mà trước hết ở mỗi tinh, địa phương phải nỗ lực

hết mình trong đó có hai chủ thể quan trọng là Tỉnh uỷ và UBND Qua 20

năm thực hiện chủ trương đó Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng

đã đạt được nhiều thành tựu đáng kẻ Song, việc phát triển nền kinh tế hàng

hóa nhiều thành phan vẫn còn không it hạn chế Điều đó chứng to, trong việcphát huy vai trò nhân tố chủ quan của tỉnh, bên cạnh những nỗ lực vẫn còn có

những bất cập và hạn chế đòi hỏi chúng ta phải khắc phục để tiếp tục phát

triển kinh tế theo đúng định hướng đã lựa chọn

Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là đúng

dan dé đưa đất nước hướng tới mục tiêu XHCN Nói cách khác, Dang ta đã

sáng suốt trong lựa chọn những bước đi để sớm đến với mục tiêu đã lựa chọn.Khẳng định điều đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên

CNXH, Đảng ta ghi rõ “Trước sau như một nhân dan ta quyết tâm di theo

con đường XHCN Đó là mục tiêu đấu tranh của Đảng và nhân dân ta trướcđây cũng như về sau” [12, tr 11]

Quán triệt mục tiêu, mục đích đó, trong quá trình lãnh đạo việc tổ chức

thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, Tỉnh

uy Quang Ninh đã không ngừng bỏ sung, hoàn thiện bằng những chính sách

và những giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm phát triển nền kinh tế của tỉnh

Một mặt, Tỉnh uỷ Quảng Ninh coi phát triển nên kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần là một chủ trương nhất quán, có ý nghĩa chiến lược lâu dài và các thànhphần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật Mặt khác, trong nền kinh tế đó cónhiều hình thức sở hữu, các hình thức sở hữu vốn có bản chất riêng nhưng

không đối lập nhau, kinh tế nhà nước phải được củng có và phát triển nắm vị

28

Trang 34

tri then chốt trong nên kinh tế Điều này đã được khang định trong văn kiệnĐại hội đại biểu Đảng bộ tinh lần thứ XII:

Tiếp tục tạo điều kiện đẻ đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh

tế nhà nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo trong nén kinh tế, nâng cao hiệu

quả hoạt động trong môi trường cạnh tranh, công khai minh bạch và bình

dang giữa các thành phần kinh tế Tăng cường quản ly và sử dụng có hiệu qua

tài sản và phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp Tiếp tục củng cố, đổi mới

và phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng Phát triển

mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân không

giới hạn quy mô trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanhmà pháp luật không cấm Khuyến khích các dự án kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài Phát triển đa dạng các hình thức liên doanh liên kết giữa các thànhphan kinh tế [23, tr.53-54]

Quan điểm trên đây của Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã chỉ ra yêu cầu phát

triển nền kinh tế của tỉnh trước hết phải phát triển lực lượng sản xuất Muốn

vậy, phải tạo ra những điều kiện dé mọi người, mọi chủ thé kinh tế phát huykhả năng của mình trong sản xuất, kinh doanh; phải phát huy khả năng của

mọi thành phan kinh tế Chủ trương này của Tỉnh uy đã thực sự phát huyđược mọi năng lực sản xuất trong nội bộ tỉnh và tạo điều kiện cho nền kinh tếphát triển Vì vậy, các thành phan kinh tế không ngừng dau tư phát triển sản

xuất, mở rộng quy mô, năng lực nhằm tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh Từ

đó, những năm qua, mức đóng góp ngân sách của các thành phần kinh tế tănglên rõ rệt, đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao và đi vào én định

Mức tăng trưởng GDP trung bình năm thời kỳ 1996 - 2000 là 7,54%, trong 2

năm 2001 - 2002 là 12%, năm 2003 tăng 12,65% đến năm 2007 là 13,17%.Tinh chủ trương thu hút nguồn lực phát triển các thành phần kinh tế nên cơ

cấu nội ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vuc kinh tế nhà nước, tăng tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực

29

Trang 35

có vốn đầu tư nước ngoài Từng bước, Quảng Ninh sẽ xây dựng và phát triển

các loại thị trường tài chính, tiền tệ thi trường bất động sản, thị trường lao

động Đây là mô hình kinh tế biêu hiện khá rõ nét về sự tăng trưởng kinh tế

với phát triển xã hội phát triển kinh tế với thúc day quá trình CNH, HDH.

Đi cùng với việc xây dựng những chủ trương cho phát triển kinh tế.trong thời gian qua, Tỉnh uỷ Quang Ninh cũng đặc biệt quan tâm với vấn đềxã hội; vấn đề xác lập và củng cố quan hệ sản xuất XHCN, gắn mục tiêu phát

triển kinh tế với định hướng XHCN trong quá trình phát triển đó, kết hợp chặt

chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội Trong đó, cónhững vấn đề xã hội rất quan trọng như giải quyết việc làm cho người lao

động, dao tạo và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện chính sách ưu đãi, hỗtrợ với những đối tượng có công, hoạt động bảo trợ xã hội, công tác xoá đói,

giảm nghèo đã được Tỉnh uỷ Quảng Ninh lãnh đạo và thực hiện có hiệu

quả.

Ngoài những thành tựu đã đạt được, từ thực tiễn công việc đổi mới,phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh đã bộc lộ những hạn chế trong việc pháthuy vai trò nhân tố chủ quan Đó là, trong thời gian qua, Quảng Ninh chưahoạch định chủ trương, chính sách để khai thác điều kiện khách quan, những

tiềm năng cho quá trình phát triển kinh tế Quảng Ninh là một tỉnh có điềukiện tự nhiên hết sức phong phú cho sự phát triển một nền kinh tế đa dạng, có

nguồn nhân lực dồi dao Tuy nhiên, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninhchưa nhận thức được đầy đủ thế mạnh và tiềm lực của mình Do đó, sức sảnxuất xã hội chưa giải phóng hoàn toàn, kinh tế phát triển chưa mạnh và chưabền vững, khả năng cạnh tranh trên thị trường còn thấp, còn có tình trạng lãngphí trong sản xuất Chính vì vậy, văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lầnthứ XII đã đề ra quan điểm và định hướng phát triển “phấn đấu tăng trưởngkinh tế với tốc độ cao, nâng cao chất lượng và yêu tố bền vững của sự tăng

trưởng trên cơ sở tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo

30

Trang 36

hướng tăng ty trọng công nghiệp dich vụ phát huy có hiệu quả các tiềm năng

va lợi thé của tinh” [23 tr.40].

Trong công cuộc đổi mới, Tỉnh uỷ Quảng Ninh xác định vai trò của

mình là đưa ra các cương lĩnh đường lối chiến lược và chính sách phát trién,

vận động thuyết phục bằng hành động gương mẫu của đảng viên đi đôi vớicông tác tư tưởng công tác tô chức Các chủ trương chính sách không có gì

khác hơn là phải phục vụ lợi ích của nhân dan, đảm bao và phát huy quyền

làm chủ của nhân dân Xây dựng và phát triển kinh tế đòi hỏi nhân tố chủ

quan phải xứng đáng với vai trò lãnh đạo, khắc phục nhược điểm nâng cao trítuệ, ý chí và hoạch định các chủ trương, đường lối, chính sách phù hợp vớinền kinh tế mới Mặt khác, cần phát huy được vai trò làm chủ của nhân dan,

đảm bảo quyền lực của nhân dân Chỉ có như vậy Tỉnh uỷ Quảng Ninh mới

có thé hoàn thành vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh

2.1.2 Tác động của các chủ trương, nghị quyết của Tỉnh uỷ QuảngNinh đến sự phát triển nên kinh tế hàng hóa nhiều thành phan của tỉnh

Quảng Ninh là một khu vực hội tụ nhiều thuận lợi cho phát triển kinh

tế - xã hội trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, được Chính phủ coi là vùng

động lực phát triển kinh tế các tỉnh phía bắc trong tam giác kinh tế Hà Nội

-Hải Phòng - Quảng Ninh.

Quảng Ninh có vùng công nghiệp lớn, không chỉ của tỉnh mà còn là

của cả nước, với những ngành công nghiệp trọng điểm như khai thác than, sản

xuất xi măng, nhiệt điện, cảng biển lớn nhất đất nước Bên cạnh đó, tỉnhcòn là địa danh phát triển lĩnh vực du lịch với Vịnh Hạ Long hai lần được tổchức UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, với vùng biên thuỳ

Móng Cái thơ mộng hứa hẹn là một thành phố cửa khẩu quốc tế nhiều tiềm

năng và thế mạnh vẻ phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai gan, là cửa ngõgiao thương quốc tế thuận lợi giữa Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong

khu vực Đông Nam Á Không những thế, Quảng Ninh là nơi có nền văn hoá

31

Trang 37

phát triển lâu đời nơi đây có non thiêng Yên Tử - Trung tâm phật giáo nôi

tiếng của Việt Nam: lại có một thương cảng cô Vân Đồn tại làng đảo Quan

Lang - Khu kinh tế tong hợp Vân Đồn (được Chính phủ phê duyệt đầu năm2006) một điểm nhấn cho sự phát triển bền vững của Quảng Ninh Những

đặc điểm đó đã và đang tạo đà cho Quảng Ninh kế thừa và khai thác có hiệuquả từ chính những tiềm năng và lợi thế Tất cả những thế mạnh đó sẽ tạo đà

cho Quảng Ninh vững bước trên con đường CNH, HDH đất nước thực sự trở

thành vùng động lực kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ

Dé phát huy được những tiềm năng sẵn có Tinh uỷ Quang Ninh cần cócơ chế lãnh đạo phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Đây

chính là biểu hiện của phép biện chứng của nhân tố chủ quan với điều kiện

khách quan trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay Trong

công cuộc đổi mới, xuất phát từ thực trạng, từ yêu cầu khách quan của đổimới kinh tế để đổi mới tư duy kinh tế, hình thành đường lỗi phát triển kinh tế

hàng hóa nhiều thành phân, giải phóng sức sản xuất xã hội, dân chủ hoá đời

sống kinh tế Đường lối đó đã được thể nghiệm trong thực tế, Tỉnh uỷ QuảngNinh đã không ngừng bám sát, tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển hoànchỉnh về lý luận dé chuyển sự lãnh đạo kinh tế của Tinh uỷ phù hợp với điềukiện mới Tỉnh uỷ Quảng Ninh xác định vai trò lãnh đạo của mình được thể

hiện qua sự tác động của các chủ trương, nghị quyết đến sự phát triển nền

kinh tế hàng hóa nhiều thành phần của tỉnh Thông qua các chủ trương, nghị

quyết của mình, Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã lãnh đạo, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm

tra, đôn đốc việc thực hiện đường lối, chính sách phát triển nền kinh tế hàng

hóa nhiều thành phần với mục tiêu vì lợi ích của nhân dân, vì một xã hội công

bằng, dan chủ, văn minh Qua đó Tỉnh uỷ uốn nắn những lệch lạc, bổ sung và

hoàn chỉnh những chính sách về kinh tế thị trường, định hướng bằng quanđiểm, chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế, đảm bảo tính chính trị trongsự phát triển của kinh tế làm cho kinh tế vừa có tốc độ tăng trưởng nhanh và

32

Trang 38

năng suất lao động cao, nhưng đồng thời chăm lo và bảo vệ tốt lợi ích của dai

đa số nhân dân lao động Những chủ trương nghị quyết của Tỉnh uỷ Quảng

Ninh đã có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của tỉnh

Giai đoạn 1986 - 1990

Công nghiệp than là ngành công nghiệp đặc trưng của tỉnh Qua 5 năm

tỉnh đã sản xuất trên 24.5 triệu tan than thương phẩm trong đó có 2,3 triệu tanthan xuất khẩu Ngành than vẫn duy trì được sản xuất, kinh doanh và đảm bảo

được đời sống công nhân mỏ Tuy vậy, sản xuất than vẫn gặp khó khăn về

nhiều mặt Tình hình sản xuất, tiêu thụ than và đời sống công nhân chưa énđịnh, thị trường tiêu thụ giảm mạnh, tài chính mất cân đối lớn, sản xuất phảithu hẹp, lao động, thiết bị dư thừa nhiều Đầu tư thiết bị và xây dựng một sỐcông trình thiếu sự lựa chọn, tính toán kỹ lưỡng nên von dau tư lớn mà hiệuquả lại thấp Tài nguyên than, vật tư, xăng dầu, xe máy còn dé thất thoát,

hư hỏng nhiều

Các nhà máy cơ khí, đóng tàu, các đơn vị xây lắp đã có gắng phát

triển thêm nhiều ngành nghề để giải quyết việc làm nhưng vẫn trong tìnhtrạng khó khăn, quy mô lớn mà hiệu quả lại thấp, thị trường thu hẹp Các cơ

sở công nghiệp địa phương còn nhiều mặt yếu kém Nhiều cơ sở sản xuất hing

túng, thiếu vốn, thiếu việc làm Một số cơ sở thiếu năng động, không thíchứng kịp với cơ chế mới phải ngừng sản xuất, chất lượng sản phẩm kém,

không đủ khả năng cạnh tranh Nhiều cơ sở làm ăn thua lỗ, thâm hụt vốn.

Giá trị sản lượng năm 1990 giảm 31% so với những năm 1986 - 1988.

33

Trang 39

Bảng 2.1 Giá trị sản lượng công nghiệp toàn tỉnh

(theo gia cô định 1982)

Don vị tính: Nghìn đông

| Một số ngành | - | |

: 1986 1987 1988 1989 1990chủ yêu

= — — —_ oe at a bees aThan 1.289.042 | 1.399.433 | 1.599.818 | 872.675 | 880.174

Điện | 352.864 | 442264 | 494.358 | 632.601 | 246.525

NI nr Seas

Co khi 546.413 [ 660.923 | 700.309 | 563.102 | 498.471

Téng sd | 2.720.104 | 3.052.848 | 3.359.662 | 2.535.315 | 1.984.496 |

Nguôn: Cục Thông kê Quang Ninh (1991), Nién giảm 1986-1990 [7, tr.50]

Lĩnh vực kinh tế đối ngoại tiếp tục được duy trì và có mặt phát triển

Kim ngạch xuất khâu 5 năm đạt 52.5 triệu Rúp và Đô la Trong hai năm 1989,

1990 việc trao đổi buôn bán với thị trường Trung Quốc phát triển nhanh.Vùng biên giới có điều kiện phát triển tốt hơn, thu hút được tư liệu sản xuất,hàng hóa góp phần đáng ké tao nguồn thu cho Ngân sách địa phương, tạo rakhả năng mới cho giao lưu kinh tế, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân

dân Song, kinh tế đối ngoại nhìn chung chất lượng mẫu mã hàng hóa xuất

khẩu của tỉnh kém; danh mục hàng xuất khẩu thu hẹp dan

Hoạt động du lịch là một thế mạnh, song hoạt động này cũng còn nhiều

hạn chế, đoanh số thấp, nội dung nghèo nàn

Những năm qua, công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật đã bước đầuhướng vào nghiên cứu, áp dụng tiễn bộ kỹ thuật vào sản xuất, đời sống Song,nhìn chung phát triển còn chậm chưa có định hướng cu thé dé phát huy tiềm

năng thế mạnh kinh tế địa phương, chưa tạo được sự chuyển biến về năngsuất, chất lượng chưa đáp ứng được những yêu cau bức xúc của công việc đôi

mới Đầu tư cho khoa học, công nghệ còn bị hạn chế, thiếu vốn và trang thiết

bị, hoạt động còn phân tán, thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật đầu dan

So với trước, đời sông của một bộ phận nhân dân có một số mặt được

cải thiện như nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt gia đình nhưng

34

Trang 40

nhìn chung còn khó khăn Một bộ phận nhân dân còn sống dưới mức tồi thiêu(nhất là những gia đình neo đơn đối tượng chính sách xã hội đồng bào cácdân tộc vùng cao hải dao, một số vùng nông thôn gặp thiên tai, công nhân laođộng ở những cơ sở sản xuất thua lỗ) Số người thiếu việc làm (chưa kể nôngnghiệp) của tỉnh tăng nhanh, hàng năm có từ 14.000 đến 15.000 người Tình

trạng phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư diễn ra nhanh chóng Tỷ

lệ tăng dân số tự nhiên vẫn ở mức cao (2,01%) [20 tr 27].

Tổng sản lượng lương thực quy thóc tăng bình quân 2.25% Phần lớn

các huyện nông nghiệp đã tự cân đối được lượng lương thực trong khu vực

nông thôn góp phan điều hoà lương thực, thực pham trên dia bàn tỉnh Tuynhiên, kết quả đạt được không đồng đều, dịch vụ nông nghiệp chậm đổi mới,ngành nghề trong nông thôn kém phát triển Chuyên biến về thâm canh, đổimới cơ cấu giống và mùa vụ, đầu tư khoa học kỹ thuật cho nông nghiệp còn

chậm Nhiều vấn đề cho quản lý xã hội ở nông thôn chưa được giải quyết tốt

Công tác quản lý và bảo vệ rừng còn nhiều yếu kém, tài nguyền rừng bị

suy giảm nghiêm trọng, công tác giao đất, giao rừng đến hộ nông dân làm

chậm nên vốn rừng ngày càng keo kiệt, chưa gn kinh tế rừng với kinh tế - xã

hội miễn núi

Sản lượng khai thác thủy hải sản tăng 31% so với những năm trước,

nghề nuôi trồng hải sản có tiến bộ Tuy nhiên, chủ quyền an ninh biển củatỉnh thường xuyên bị vi phạm, nguồn lợi bị thất thoát

Bảng 2.2 Sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người

TONG SO SAN LƯỢNG BINH QUAN LUONG

LUONG THUC (TAN) | THUC DAU NGƯỜI (kg)

Nguôn: Cục Thong kê Quang Ninh (1991), Niên giám 1986-1990 [7, tr.68-69]

Qua phân tích một số ngành, lĩnh vực chủ yếu của Quảng Ninh có thểrút ra kết luận, kinh tẾ - xã hội của Quảng Ninh đã có bước chuyên biến, nhất

35

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN