1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Thông tin về kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long trên Truyền hình Vĩnh Long

139 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 6. Y nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 1. Ý nghĩa lý luận (17)
  • 7. Kết cấu của luận văn (18)
  • Chương I: Một số van đề lý luận về thông tin kinh tế nông nghiệp trên truyền hình (18)
  • Chương II: Thực trạng thông tin kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL (19)
  • Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL trên THVL (19)
  • CHƯƠNG I: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE THONG TIN KINH TE NONG NGHIEP TREN TRUYEN HINH (20)
    • 1. tr.52-53] Khái niệm “thông tin” trong lý luận báo chí cũng đang tồn tại hai (20)
      • 1.1.2. Kinh tế nông nghiệp Trong cuốn Ti điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, định nghĩa (22)
      • 1.1.3. Thông tin về kinh tế nông nghiệp (23)
        • 1.1.3.1. Chủ trương về phát triển kinh tế nông nghiệp (24)
        • 1.1.3.2. Thông tin về kết quả phát triển kinh tế nông nghiệp (26)
        • 1.1.3.3. Tam gương về phát triển sản xuất nông nghiệp (26)
        • 1.1.3.4. Thông tin về những vấn đề đặt ra trong sản xuất nông nghiệp (27)
      • 1.2. Chủ trương của Dang và Nhà nước về phát triển kinh tế nông (27)
      • 1.4. Các tiêu chí về chất lượng thông tin (31)
      • 1.5. Các yếu tố tác động chất lượng thông tin về kinh tế nông nghiệp (34)
        • 1.5.1. VỀ nguồn cung cấp và khả năng khai thác nguồn tin (34)
        • 1.5.2. Về chất lượng đội ngũ phóng viên (35)
        • 1.5.3. Sự quan tâm chỉ đạo, xây dựng kế hoạch của lãnh đạo Đài (36)
    • Ngày 24 tháng 03 năm 2010, Nghị quyết liên tịch số 09 đã được ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Bộ Thông tin và Truyền thông (38)
  • CHUONG II: THUC TRANG THONG TIN VE KINH TE NONG NGHIỆP VUNG ĐBSCL TREN TRUYEN HÌNH VINH LONGNGHIỆP VUNG ĐBSCL TREN TRUYEN HÌNH VINH LONG (43)
    • Hinh 2.2: Ha tang truyén dan phat song cia Dai PT-TH Vinh Long (45)
      • 2.2. Khảo sát hoạt động thông tin về kinh tế nông nghiệp trên THVL (47)
        • 2.2.1. Về tần suất thông tin (47)
          • 2.2.2.1. Thông tin về chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp (53)
          • 2.2.2.3. Thông tin về tắm gương, mô hình hay (57)
          • 2.2.2.4. Thông tin về những van dé đặt ra (58)
      • 2.3. Đánh giá chất lượng thông tin về kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL (64)
        • 2.3.1.2. Chất lượng hình thức (74)
        • 2.3.2. Hạn chế (80)
          • 2.3.2.1. Về chat lượng nội dung (80)
          • 2.3.2.2. Về chất lượng hình thức (84)
        • 2.3.3. Nguyên nhân thành công và hạn chế (87)
          • 2.3.3.2. Nguyên nhân hạn chế (90)
    • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG THÔNG TIN VE KINH TE NÔNG NGHIỆP VUNG ĐBSCL TREN THVL (92)
      • 3.1. Những van đề đặt ra đối với thông tin về kinh tế nông nghiệp (92)
      • 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về kinh tế nông nghiệp (95)
        • 3.2.1. Giải pháp về nội dung (96)
          • 3.2.1.3. Xây dựng chương trình thông tin chuyên biệt về kinh tế nông (99)
        • 3.2.2. Giải pháp về hình thức 1. Da dang thể loại, hình thức thé hiện (100)
          • 3.2.2.2. Tăng cường thông tin đồ hoa (102)
        • 3.2.4. Giải pháp dau tư cơ sở vật chất, tài chính (theo cơ chế đặt hàng) cho đài truyền hình (104)
        • 3.2.5. Giải pháp tăng cường phối hợp giữa Dai truyền hình với các cơ quan liên quan trong cung cấp nguồn tin và quản lý báo chí nói chung, (106)
      • 3.3. Một số kiến nghị (107)
        • 3.3.1. Đối với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn (107)
        • 3.3.2. Đối với cơ quan báo chi, truyền hình - Tổ chức sản xuất thông tin chuyên biệt về kinh tế nông nghiệp (107)
        • 3.3.3. Đối với đội ngũ phóng viên, nhà báo (110)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt (115)
    • 8. Hồ Quốc Dũng (2020), Chất lượng chương trình thời sự của Dai Phát (115)
    • 18. Đào Duy Huân (2013), Đề xuất chính sách dé phát triển nông nghiệp — nông thôn — nông dán tinh Hau Giang, Tạp chi Phat triển và Hội nhập (116)
    • 21. Dinh Văn Hường (2006), Các thé loại báo chi thông tấn, NXB Dai hoc Quốc gia Hà Nội, Hà Nội (117)
    • 23. Phan Văn Kién, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn Đình Hậu (117)
    • 31. Nghị quyết số 120 NQ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi (118)
    • 33. Phòng Thương mại va Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại Cần Thơ — Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright (2020), Báo cáo kinh tế (118)
    • 36. Dương Xuân Sơn (2011), Giáo trình Báo chí truyền hình, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội (118)
    • 37. Dương Xuân Sơn (2012), Giáo trình Lý luận báo chí truyền thông, (118)
    • 38. Ngô Bá Thanh (2010), Thong tin kinh tế trên Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, (118)
    • 40. Tạ Ngọc Tan (2004), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị quốc gia, (119)
    • 42. Nguyễn Hoàng Anh Tuấn (2006), Báo chí An Giang tuyên truyén chuyển dich cơ cấu kinh tế, Luận văn thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí (119)
    • 43. Trần Quốc Tuan (2016), 7ruyên hình khu vực đông bằng sông Cửu (119)
    • 46. Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông — Trường Đại học KHXH và (119)
    • 47. Viện Ngôn ngữ học (2003), Tir điển tiếng Việt, NXB Đà Nang, Da (119)

Nội dung

Ở nước ta hiện nay có một số công trình của các tác giả đi trước, đề cập tới mối quan hệ giữa thông tin báo chí và phát triển kinh tế nông nghiệp của Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói

Y nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các dữ liệu để nhận điện và làm rõ hơn chất lượng thông tin về kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL trên THVL Từ đó, xác định những ưu điểm và hạn chế, dé đưa ra những điều chỉnh, cải thiện chất lượng nội dung, hình thức thể hiện

13 thông tin kinh tế nông nghiệp trên THVL, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng Ý nghĩa lý luận là đóng góp tri thức dé hệ thống hóa các quan điểm, cách tiếp cận và khả năng ứng dụng đề tổ chức sản xuất và làm rõ hơn các yêu cầu, tiêu chí thông tin kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL trên sóng truyền hình địa phương.

Thông qua việc hệ thống hóa những dữ liệu xác thực và cụ thể từ các chương trình truyền hình đề cập đến thông tin về kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL trên THVL, luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị thực tiễn cho cán bộ lãnh đạo, quản lý địa phương và ngành nông nghiệp trong việc xác định vai trò và tầm quan trọng của công tác thông tin tuyên truyền trên truyền hình góp phan phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương Bên cạnh đó, luận văn cũng cung cấp thông tin tham khảo cho các phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo Đài PT-TH Vĩnh Long trong việc đánh giá thực trạng và nâng cao chất lượng thông tin kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL trong các chương trình truyền hình của Đài.

Thông qua luận văn này cũng cho thấy những ưu điểm, hạn chế về thông tin kinh tế nông nghiệp của vùng ĐBSCL qua ngôn ngữ truyền hình hiện nay Từ đó, đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thông tin về phát triển kinh tế nông nghiệp của vùng ĐBSCL.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Một số van đề lý luận về thông tin kinh tế nông nghiệp trên truyền hình

Thực trạng thông tin kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL

Một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL trên THVL

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE THONG TIN KINH TE NONG NGHIEP TREN TRUYEN HINH

tr.52-53] Khái niệm “thông tin” trong lý luận báo chí cũng đang tồn tại hai

cách hiểu Một là, tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc sống Hai là, sự loan báo cho mọi người biết Như vậy, thông tin cũng chính là chức năng của báo chí (theo nghĩa sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện có để truyền đạt kết quả sáng tạo cua nhà báo) [1, tr.55]

Trong các chức năng của báo chí thì chức năng thông tin là chức năng cơ bản mang tính tiên quyết của báo chí Báo chi tồn tại và phát triển là dé đáp ứng nhu cau thông tin ngày càng cao của con người và xã hội Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thông tin của quần chúng càng đòi hỏi cao, đa dạng và phong phú hơn Ngoài ra, thông tin báo chí cũng đồng thời là chất liệu và động lực thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trong hoạt động báo chí, thông tin là công cụ chủ yéu dé nhà báo thực hiện mục đích của mình Thông tin trở thành “cầu nối” giữa báo chí và công chúng Báo chí bao gồm tất cả các phương tiện thông tin thuộc những loại hình khác nhau như bdo in (thông tin bang chữ viết), phát thanh (thông tin

16 băng tiếng nói), uyên hình (thông tin bằng hình anh và âm thanh); báo điện tw (thông tin đa phương tiện trên mạng internet) Các loại hình thông tin này ở những cấp độ khác nhau (từ Trung ương đến địa phương), với ý nghĩa là “các phương tiện thông tin đại chúng”.

Trong thực tiễn báo chí, thuật ngữ “thông tin” có nhiều cách sử dụng khác nhau Có khi chỉ là cái tin van, tin ngắn, bài bình luận, phóng sự, phỏng van, một chương trình phát thanh, truyền hình, các tiêu dé, vị trí của tác phẩm trên các cột báo, giọng đọc của phát thanh viên, các cỡ chữ hay cách xếp chữ trên các tờ báo chúng đều có chứa đựng thông tin Tóm lại, “thông tin” là cách gọi truyền thống trong nghề báo, theo nghĩa chính xác nhất của từ này là

“thông tin sự kiện” Ngoài ra, trên báo, trong chương trình phát thanh hay trên vô tuyến truyền hình còn có “thông tin lí luận”, “thông tin giải thích”, “thông tin nghệ thuật” [1, tr.55-56]

Trong một thế giới hiện thực chứa đầy lượng thông tin, báo chí có cách riêng của mình dé phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tang lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu khác nhau Chính điều đó đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi và năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được.

Như vậy, khái quát lại thong tin báo chí cũng được hiểu theo hai nghĩa:

- Thứ nhất, đó là tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc sống Tat cả những van dé, sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội được báo chí phản ánh nhằm phục vụ nhu câu tim hiểu, khám phá của con nguoi.

- Thứ hai, đó là phương tiện, công cụ chuyển tải tác phẩm báo chí tới công chúng.

1.1.2 Kinh tế nông nghiệp Trong cuốn Ti điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, định nghĩa:

+ Kinh tế là: “Tông thé nói chung những quan hệ sản xuất của một hình thái xã hội — kinh tế nhất định Tổng thể những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất.” [47, tr.545]

+ Nong nghiệp là: “Ngành sản xuất vật chất cơ ban của xã hội, cung cấp sản phẩm trồng trọt và sản phẩm chăn nuôi.” [47, tr.740]

Trong bài viết Xây dựng văn hóa trong kinh tế vì sự phát triển bên vững của đất nước Việt Nam (đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 08/9/2019), GS.TS.

Chu Văn Cáp đưa ra quan niệm về “kinh tế” như sau: “Kinh tế là hoạt động sản xuất của cải vật chất, là toàn bộ phương thức sản xuất và trao đổi của một chế độ xã hội; là tổng hòa các mối quan hệ sản xuất (quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức, quan lý và quan hệ phân phối, lưu thông sản phẩm xã hội), dựa trên một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, tạo nên kết cau kinh tế của chế độ xã hội hay cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội Nói đến kinh tế là nói đến lợi ích kinh tế, hiệu quả kinh tẾ và sự phát triển của lực lượng sản xuất gắn liền với mỗi thành viên tham gia quá trình sản xuất và tái sản xuất, cũng như lợi ich của mỗi tập đoàn, giai cấp, nhóm xã hội [52, tr I ]

Công ước về an toàn vệ sinh lao động trong nông nghiệp (Việt Nam thông qua ngày 21/6/2001) đưa ra khái niệm “nông nghiệp” gồm: “Những hoạt động nông, lâm nghiệp tiến hành tại các cơ sở nông nghiệp, bao gồm trồng hoa màu, trồng rừng, chăn nuôi động vật và côn trùng, sơ chế nông sản do cơ sở hoặc nhân danh cơ sở thực hiện; Việc sử dụng và bảo dưỡng máy, thiết bị, công cụ, dụng cụ và các nhà xưởng nông nghiệp, kế cả quy trình, kho tàng, phương tiện điều hành hoặc vận chuyền trong cơ sở nông nghiệp nào có liên quan trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp.” [53, tr.1]

Còn theo cuốn Giáo trình Hệ thống nông nghiệp thì đưa ra khái niệm:

“Nông nghiệp là một hoạt động của con người được tiến hành chủ yếu dé san xuất ra lương thực, sợi, chat đốt, cũng như nhiều loại nguyên liệu khác bằng sự cân nhắc kĩ lưỡng và sử dụng có điều khiển cây trồng và vật nuôi Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cô nhất có lịch sử các đây ít nhất

10.000 năm, khi mà các bộ lạc nguyên thủy ở thời kỳ đồ đá mới.” [26, tr.39]

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi (trong đó bao gồm cả trồng và khai thác rừng, nuôi trồng và khai thác thủy sản ), khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu dé tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp chế biến dé tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Sản xuất nông nghiệp trước đây mang tính tự cấp, tự túc, dựa trên sức người, ngày nay đã trở thành một ngành sản xuất hàng hóa, và được công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ Ngành nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, thiết yếu, bảo đảm sự phát triển 6n định, bền vững của mọi nền kinh tế.

tháng 03 năm 2010, Nghị quyết liên tịch số 09 đã được ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Bộ Thông tin và Truyền thông

Nhiệm vụ cụ thé của kênh VTC16 nhằm thông tin tuyên truyền kịp thời về chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn góp phần xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam toàn diện, theo hướng hiện đại Cung cấp thông tin về khoa học, kỹ thuật , quản lý liên quan tới sản xuất, nông, lâm, ngư nghiệp và các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp; thông tin về thị trường trong và ngoài nước liên quan tới nông sản; cung cấp thông tin về quá trình xây dựng, phát triển văn hóa ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới Bồi dưỡng từ xa các kỹ năng, kiến thức phố thông về nghề nông và các nghề khác phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập của nông dân Phản ánh những vấn đề thực tiễn đặt ra về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, tạo ra diễn dan dé nông dân có thé thé hiện tâm tư, nguyện vọng, những kinh nghiệm tốt, những vấn đề tồn tại, cần được nghiên cứu, giải quyết trong cuộc sống hàng ngày Phục vụ thiết thực, hiệu quả cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 7, Trung ương

34 Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tạo sự quan tâm của toàn xã hội đối với van đề bảo VỆ môi trường, y tế, văn hoá, giáo dục ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Hầu hết các Đài PT-TH địa phương ở khu vực ĐBSCL cũng dành sự quan tâm đặc biệt trong công tác chỉ đạo và xây dựng kế hoạch sản xuất nội dung thông tin về phát triển kinh tế nông nghiệp Bên cạnh thông tin trong chương trình thời sự, còn có các chuyên đề, chuyên mục về nông nghiệp, nông thôn để chuyền tải, phát sóng các thông tin về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của địa phương, của vùng và cả nước.

- Đài PT-TH Đông Tháp có các chương trình như: ADC mang đến sự tốt lành, Cánh đông hội nhập, Khuyến nông, Kinh tế nông thôn, Nông dân @, OCOP Đông Tháp, Sygenta Thông tin Nông nghiệp, Toàn cảnh nông nghiệp,

Tái cơ cau nông nghiệp,

- Đài PT-TH Hậu Giang có các chương trình như: Chuyên dé lúa vàng, Du lịch nông nghiệp, Nông nghiệp bên vững, Nông thôn mới, Khuyến nông

Hậu Giang, Khoa hoc cho cây trồng, Toa đàm nông nghiệp, Thông tin dịch hại, Thời tiết nông vụ, Vinarice đông hành cùng nông nghiệp Việt, VNSAT Hậu Giang sản xuất lúa gạo bên vững, VFC — cánh đồng hội nhập,

- Đài PT-TH Tiền Giang có các chương trình: Cây lành trái ngọt, Bạn nhà nông, Câu chuyện nông thôn, Hợp tác xã Tién Giang trên đường phát trién,

Thông tin về kinh tế nông nghiệp trên các Đài Truyền hình trung ương và địa phương ở khu vực ĐBSCL rất phong phú, da dạng, phản ánh góc nhìn đa chiều Nội dung thông tin về chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL, phổ biến kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, khoa học công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm hay — mô hình hiệu quả trong sản xuất, phản ánh các

35 gương điển hình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp có hiệu quả cao, cung cấp thông tin sản xuất cải tiến để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nông dân Các chương trình truyền hình còn thông tin về những mô hình liên kết, xây dựng chuỗi ngành hàng, dự báo, cảnh báo về thiên tai, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ, từng bước tác động đến suy nghĩ và nhận thức của nông dân dé chuyên đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.

Theo quyết định 1431/QĐ-TTg ngày 26/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ "phê duyệt qui hoạch mạng lưới các don vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đến năm 2021, định hướng đến năm 2030", thì mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ có một cơ quan báo In, một Đài

PT-TH Cùng với đó là các đơn vi sự nghiệp công lập trong lĩnh vực báo chí tăng dan mức độ tự chủ hang năm Đến năm 2025, tiếp tục giảm tối thiêu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2015 và giảm bình quân 10% chỉ trực tiếp từ ngân sách so với giai đoạn 2016-2020."

Tuỳ vào khả năng tự chủ và năng lực tài chính mà các Đài PT-TH địa phương ở ĐBSCL có mức độ đầu tư khác nhau cho cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thông tin báo chí Tuy có thể khác nhau về quy mô nhưng hầu hết các Dai PT-TH địa phương trong vùng đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tang tại trụ sở làm việc khá khang trang với đầy đủ các trang thiết bị chuyên dụng đề thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình.

Trang thiết bị phục vụ tác nghiệp, thu thập thông tin cũng đã được các Đài PT-TH địa phương đầu tư, nâng cấp Hầu hết các Đài đều trang bị đầy đủ các máy quay phim chuyên dụng, hiện đại đến từng phóng viên quay phim Bên cạnh đó, một số Đài PT-TH địa phương còn trang bị thêm các thiết bị hỗ trợ để phóng viên có thê ghi hình ảnh và âm thanh ở nhiều điều kiện môi trường

36 khác nhau, như các thiết bị ghi hình nhỏ có thé sử dụng cơ động, linh hoạt và có thể ghi hình dưới nước, hay thiết bị quay phim điều khiển từ xa (Flycam) cho phép ghi nhận các hình ảnh từ trên cao, Từ đó, giúp nâng cao chất lượng thông tin hình ảnh, âm thanh chân thực, rõ nét và sinh động hơn.

Nhiều Đài PT-TH trong vùng cũng đã mở rộng phạm vi hoạt động, chỉ đạo phóng viên tác nghiệp và thực hiện các chương trình ở ngoài tỉnh Hầu hết các Đài PT-TH địa phương đều trang bị phương tiện đi lại cho phóng viên khi tác nghiệp ở xa tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận và trực tiếp khai thác các nguồn tin Bên cạnh đó, hệ thống máy móc, công nghệ phục vụ công tác xử lý hình ảnh cũng đã được đầu tư nâng cấp dé đáp ứng yêu cầu dựng phim và xử ly hình ảnh nhanh chong, đạt chuẩn độ nét cao Các Đài PT-TH địa phương cũng đã chuyền sang phát sóng trên hạ tang truyền dẫn truyền hình số mặt đất - DVB-T2 Chất lượng hình ảnh phát sóng cũng đã được nâng lên, nhiều kênh truyền hình của các Đài địa phương đã được nâng lên chuẩn HD, với chất lượng hình ảnh rõ nét và sinh động hơn.

Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, đi kèm với đó là hệ thống cơ sở hạ tang thông tin — viễn thông ngày càng được đầu tư hoàn thiện, phủ rộng đến các vùng nông thôn Đây là điều kiện thuận lợi để người dân có thé tiếp cận với nhiều loại hình thông tin, ké cả thông tin trên mạng internet một cách dễ dàng hơn qua các thiết bị di động, điện thoại thông minh hay ngay cả trên các dòng ti vi thông minh có kết nối mạng Song, với sự quen thuộc, gần gũi, dễ tiếp cận thì truyền hình vẫn đang là kênh cung cấp thông tin phổ biến đến với công chúng, đặc biệt là đối với đối tượng khán giả là nông dân Do đó, truyền hình vẫn đang giữ vai trò quan trọng trong việc thông tin về phát triển kinh tế nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL.

Trong chương I của luận văn, tác giả trình bày một số van dé lý luận liên quan đến hoạt động thông tin về kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL trên báo chí nói chung và truyền hình nói riêng Cụ thể là làm sáng tỏa một số khái niệm về thông tin và thông tin báo chí, kinh tế nông nghiệp, truyền hình, chương trình truyền hình và một vài mô hình sản xuất chương trình truyền hình như phỏng van, phóng sự, truyền hình trực tiếp Đồng thời, tác gia cũng trình bày vai trò quan trọng của báo chí truyền hình trong hoạt động thông tin về phát triển kinh tế nông nghiệp, các yếu tô và tiêu chí đảm bảo chất lượng thông tin Theo đó, chất lượng thông tin phải đảm bao các yếu tố là tính độc đáo, tính đại chúng và tính hợp thời Trong đó, tính độc đáo và tính hợp thời là quan trọng nhất Ngoài ra, chất lượng thông tin còn phải đảm bảo nội dung phong phú, đáp ứng thông tin mới, chính xác, kịp thời với hình thức hấp dẫn, thâm mĩ, tác động đến suy nghĩ của công chúng.

THUC TRANG THONG TIN VE KINH TE NONG NGHIỆP VUNG ĐBSCL TREN TRUYEN HÌNH VINH LONGNGHIỆP VUNG ĐBSCL TREN TRUYEN HÌNH VINH LONG

Ha tang truyén dan phat song cia Dai PT-TH Vinh Long

2.1.2 Các chương trình khảo sát

Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực quan trong của nén kinh tế

Việt Nam nói chung và của khu vực ĐBSCL nói riêng Chính vì vậy, tuyên truyền thông tin về nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương và vùng ĐBSCL là một trong những nhiệm vụ chính tri quan trọng được Đài PT-TH Vĩnh Long tập trung thực hiện trong nhiều năm qua.

Thông tin về kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL được Đài THVL không chỉ đăng tải trong các chương trình thời sự truyền hình dưới dạng tin tức, phóng sự ngắn mà còn được phản ánh chuyên sâu qua nhiều thể loại truyền hình khác nhau trong các chương trình chuyên mục, chuyên đề Trong luận văn này, tác giả lựa chọn khảo sát các chương trình chuyên mục, chuyên đê có

Hình 2.3: Một số chương trình chuyên mục trên THVL

Các chương trình được khảo sát bao gồm: Kinh tế, Nông nghiệp bên vững, Nông thôn ngày nay, Phóng sự, Chuyện hôm nay, Toa dam nông nghiệp Trong đó, các chương trình Kinh tế, Nông nghiệp bền vững và nông thôn ngày nay là các chương trình phóng sự chuyên dé, phát sóng mỗi tuần một kỳ với thời lượng 15 phút/chương trình Chương trình Phóng sự là thuộc thê loại phóng sự truyền hình, có thời lượng 15 phút mỗi chương trình, được phát sóng 2 số mỗi tuần vào chiều thứ Năm và tối thứ Sáu Chương trình Chuyện hôm nay thuộc thể loại phỏng vấn theo hình thức thu phát lại, có thời lượng 20 phút mỗi chương trình và được phát sóng định kỳ một chương trình mỗi tuần Ngoài ra, còn có hai chương trình tọa đàm nông nghiệp là Bạn nhà nông và Nông nghiệp xanh, được phát sóng lúc 15 giờ 00, thứ Bay với thời lượng 80 phút mỗi chương trình, hình thức truyền hình trực tiếp Trong đó chương trình Bạn nhà nông được thực hiện vào tuần đầu tiên của tháng và chương trình Nông nghiệp xanh được thực hiện vào tuần thứ ba của tháng.

Khán giả mục tiêu của các chương trình chuyên đề thông tin về kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL là người dân ở ĐBSCL và khu vực Nam bộ, với đa số làm nông nghiệp và các hoạt động liên quan đến kinh tế nông nghiệp Bên cạnh đó, các chương trình còn để cung cấp thông tin thực tiễn sản xuất đến các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn ngành nông nghiệp của các địa phương trong khu vực và các đối tượng có mối quan tâm đến hoạt động kinh tế nông nghiệp của vùng ĐBSCL.

2.2 Khảo sát hoạt động thông tin về kinh tế nông nghiệp trên THVL

2.2.1 Về tần suất thông tin

Thống kê các chương trình chuyên mục phát sóng trên THVL trong thời gian từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021 có tổng số lượng là 455 bài Trong đó, có 73 bài Kinh tế, 76 bài Nông nghiệp bên vững, 42 bài

Nông thôn ngày nay, 34 bài Tọa đàm Nông nghiệp, 145 bài Phóng sự và 86 bài Chuyện hôm nay.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ thông tin về kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL so với các thông tin khác trên THVL

(KTNN: Kinh tế nông nghiệp; SXNN: Sản xuất nông nghiệp)

= Chủ trương phát triển KTNN

= Kết quả phát triển KTNN

= Vẫn dé đặt ra đổi với SXNN Thông tin khác

Kết quả khảo sát cho thấy, có 185 bai, tác pham thông tin về kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL, chiếm ty trọng khá cao, đến 40,66% trong cơ cau nội dung các chương trình được khảo sát trên THVL Trong đó, có 6,15% thông tin về chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp, 18,02% thông tin về kết quả phát triển kinh tế nông nghiệp, 3,96% thông tin về tắm gương sản xuất nông nghiệp và 12,53% thông tin về vấn đề đặt ra trong hoạt động sản xuất nông nghiệp so với các khối thông tin khác trong các chương trình chuyên mục trên THVL Số lượng thông tin về kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thông tin trên THVL vì đây là nội dung thông tin quan trọng gắn với lợi thế phát triển của vùng kinh tế nông nghiệp trọng điêm của cả nước.

Bảng 2.1: Khảo sát số lượng thông tin về kinh tế nông nghiệp trên

THVL (số liệu từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2021)

Tổng Chủ trương Kết quả Tắm gương Vẫn đề

Tháng k P R P F mam | 8° | Số | Tylé | Số | Tylé | Số | Tỷlệ | Số | Tyle ĐÀÍ | lượng | (%) | lượng | (%) | lượng | (%) | lượng | (%)

Số lượng bai thông tin về kinh tế nông nghiệp trong mỗi thang dao động từ 7 — 17 bài Tỷ lệ thông tin về kinh tế nông nghiệp so với các khối thông tin khác trên THVL đao động từ 25% đến 65,39% mỗi tháng Trong đó, các tháng có số lượng bài thông tin về kinh tế nông nghiệp ít nhất (7 bài) là tháng 7, 9 năm 2020 và tháng 1, 2 năm 2021; tháng có số bài nhiều nhất (17 bài) là tháng 3/2021.

Kết quả thống kê trong giai đoạn khảo sát cho thấy, thông tin về chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp được đăng tải từ 0 đến 4 bài mỗi tháng, bình quân khoảng 1,56 bài/tháng, chiếm tỷ lệ so với các khối thông tin khác dao động từ 0% cho đến 17,39% mỗi tháng Thời điểm có số lượng bài thông tin về chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp nhiều nhất (4 bài) là trong tháng 9/2020 Trong khi đó, các tháng không có bài thông tin về chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp là tháng 1, 5, 6, 10 năm 2020. Đối với thông tin về kết quả sản xuất nông nghiệp có số lượng bài dao động trong tháng từ 1 — 8 bài, bình quân khoảng 4,56 bài/tháng, chiếm tỷ lệ so với các khối thông tin khác trong mỗi tháng từ 4% cho đến 31,82% Về số lượng thì tháng 4/2020 có ít bài thông tin về kết quả phát triển kinh tế nông nghiệp nhất (1 bài), còn tháng có số lượng bài nhiều nhất (8 bài) là tháng

Số lượng bài thông tin về tắm gương trong sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhất, dao động từ 0 — 3 bài mỗi tháng, bình quân 1 bài/tháng, chiếm tỷ lệ so với các khối thông tin khác trong tháng từ 0% đến 11,54% Các tháng

6, 7, 8, 9 năm 2020 và các tháng 1, 2, 3, năm 2021 là những tháng không có bài thông tin về tam gương sản xuất nông nghiệp, còn tháng 2 và 11 năm 2020 là thời điểm có nhiều bài nhất thông tin về kinh tế nông nghiệp (3 bài).

Thông tin về những vấn đề đặt ra đối với sản xuất nông nghiệp thì có tần suất đăng tải bình quân là 12,53%/thang Cụ thé, số lượng bài đăng tải thông tin này trong mỗi tháng dao động từ 0 — 6 bài, bình quân khoảng 3,17 bài/tháng, chiếm tỷ lệ so với các khối thông tin khác trong tháng từ 0% cho đến 25% Trong đó, tháng 9/2020 và tháng 2/2021 không có bài thông tin về vấn đề trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, còn tháng có nhiều bài nhất (6 bài) về nội dung này là tháng 2/2020 và tháng 3/2021.

Kết quả khảo sát thông tin về kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL trên THVL cho thấy, thông tin về kết quả phát triển kinh tế nông nghiệp và thông tin về các vẫn đề đặt ra trong hoạt động sản xuất nông nghiệp được đăng tải đều hàng tháng trong suốt thời gian khảo sát Còn đối với thông tin về chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp và thông tin về tấm gương sản xuất nông nghiệp thì được đăng tải ít hơn và có tháng không có đăng tải thông tin về hai nội dung này Cụ thể như trong tháng 2/2021, trong tông số 20 bài khảo sát thì chỉ có 7 bài thông tin về kinh tế nông nghiệp, trong đó có 1 bài thông tin về chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp và 6 bài thông tin về kết quả phát triển kinh tế nông nghiệp Còn trong tháng 3/2021, có đến 17 bài thông tin về kinh tế nông nghiệp trong tổng số 26 bài khảo sát, trong đó có 3 bài thông tin về chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp, 8 bài thông tin về kết quả phát triển kinh tế nông nghiệp và 6 bài thông tin về các vấn đề đặt ra trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

2.2.2 Về nội dung thông tin

Bảng 2.2: Thong kê cơ cấu thông tin về kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL trên THVL

STT| Nội dung thông tin Số tác phẩm Tỷ lệ (%)

1 | Chủ trương về phát triển 28 15,14 kinh tê nông nghiệp

2 | Kết quả phát triển kinh tế 82 44,32 nông nghiệp

3 | Tam gương về phát triển 18 9,73 san xuat nong nghiép

4 |Những vấn dé đặt ra 57 30,81 trong hoạt động sản xuât nông nghiệp

Thông tin về kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL trên THVL có nội dung phong phú, đa dạng, phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau tác động đến sản xuất và phát triển kinh tế nông nghiệp Từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nông nghiệp; Kết quả phát triển kinh tế nông nghiệp của vùng như sản xuất sản phẩm, thị trường, khoa học công nghé, ; Những tam gương, mô hình về phát triển sản xuất nông nghiệp và những vấn đề đặt ra trong hoạt động sản xuất nông nghiệp Phạm vi thông tin không chỉ trong tỉnh mà còn phản ánh thông tin về hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp ở nhiều địa phương khác trong vùng ĐBSCL.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nội dung thông tin về kinh té nông nghiệp vùng ĐBSCL trên THVL

Chủ trương @Sản xuất Tấm gương = Vấn đề

Kết quả khảo sát nội dung thông tin về kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL trên THVL cho thấy, thông tin về kết quả phát triển kinh tế nông nghiệp có SỐ lượng nhiều nhất, chiếm tỷ trọng 44,32%; kế đến là thông tin về những vấn đề đặt ra trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, chiếm tỷ trọng 30,81% Hai nội dung thông tin này có số lượng áp đảo so với hai nội dung thông tin còn lại là thông tin về chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp (chỉ

48 chiếm 15,14%) và thông tin tam gương về phát triển sản xuất nông nghiệp (chỉ chiếm 9,73%).

2.2.2.1 Thông tin về chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp

Thông tin về chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ 15,14% trong thông tin về kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL trên THVL Đây là những thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp; những thông tin về quy hoạch, kế hoạch tô chức sản xuất nông nghiệp và phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của các địa phương; những chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp gan với xây dựng nông thôn mới Một số chương trình thông tin chủ trương về phát triển kinh tế nông nghiệp như:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG THÔNG TIN VE KINH TE NÔNG NGHIỆP VUNG ĐBSCL TREN THVL

3.1 Những van đề đặt ra đối với thông tin về kinh tế nông nghiệp

Nâng cao chất lượng thông tin báo chí nói chung và truyền hình nói riêng là một yêu cau tất yêu, khách quan trước xu hướng bùng nô thông tin va xu thế đổi mới mạnh mẽ của báo chí truyền thông trong thời đại công nghệ số.

Nâng cao chất lượng thông tin còn vừa là dé đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền, vừa là yêu cầu cấp thiết đối với các cơ quan báo chí và người làm báo dé đáp ứng được nhu cầu và cách thức tiếp cận thông tin mới của công chúng trong bối cảnh thông tin báo chí phải cạnh tranh với nhiều hình thức thông tin khác, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của thông tin trên mạng xã hội Bên cạnh đó, nâng cao chat lượng thông tin về kinh tế nông nghiệp còn dé đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh mới.

“Sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSCL đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như tác động của biến đổi khí hậu, khô han và xâm nhập mặn; tình trạng sụt lún, sạt lở, thiếu nước ngọt do biến động dòng chảy trên sông Mê Công; thay đổi cấu trúc mùa vụ, gia tăng dịch bệnh và thay đổi năng suất cây trong; nguy cơ vừa thừa, vừa thiếu lao động cục bộ và theo thời điểm, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp; Trong khi đó, quá trình mở rộng thị trường và hội nhập sâu rộng của Việt Nam cũng đang mở ra nhiễu cơ hội nhưng cũng mang lại không ít thách thức về các bién động khó lường của thị trường, nhất là giá cả Khi hội nhập sâu rộng, Việt Nam còn phải đáp ứng các quy định nghiêm ngặc hơn về tiêu chuẩn chất lượng và các hàng rào kỹ thuật đối với hàng hoá xuất khẩu Hội nhập cũng đông nghĩa với việc mở cửa thị trường và chấp nhận cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu ngay trên chính sân nhà.

Thách thức này đối với nông nghiệp ĐBSCL càng lớn hơn một phan do năng lực dự báo, cung cấp thông tin sản xuất và cả quản lý thị trường, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế Do đó, các chương trình nông nghiệp của Đài THVL nên có những nội dung thông tin này góp phần cùng ngành nông nghiệp giải quyết những khó khăn, thách thức đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của vùng”

Từ những kết quả khảo sát của luận văn, phân tích thành công, hạn chế và nguyên nhân, tác giả nhận thấy có những van dé đặt ra dé nâng cao chat lượng thông tin về kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới.

Một là, nội dung thông tin về phát triển kinh tế nông nghiệp cần phải tập trung tuyên truyền chủ trương, định hướng mới của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nông nghiệp Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra:

“thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn mình”; xác định phải

“Gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; sản xuất với bảo quản, chế biến, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị nông sản trong các chuối giá trị” Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL trong giai đoạn sắp tới cơ bản đã được hình thành dựa trên:

Quyết định 324/QĐ-TTg ngày 02/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thé phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đôi khí hậu vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số

255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 — 2025.

Hai là, cần đây mạnh thông tin đánh giá, phân tích hiệu quả của chủ trương đối với phát triển kinh tế nông nghiệp Tăng cường vai trò phản biện của báo chí dé đóng góp, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp, như chính sách tín dụng trong nông nghiệp, cơ chế tích tụ ruộng đất, chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp, cơ chế chính sách cho vấn đề liên kết phát triển chuỗi giá trị nông nghiép,

Ba là, thực hiện chủ trương thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp thuần tuý dua trên năng suất, sản lượng sang tư duy kinh tế nông nghiệp Nhiều yêu cầu, vấn đề đặt ra đối với sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới là phải dap ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm, tuân thủ quy định về tiêu chuẩn chất lượng, tạo ra giá trị gia tăng cao và bền vững về môi trường gan với tổ chức sản xuất, phát triển theo chuỗi giá trị Do đó, thông tin về kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL cần tập trung vào những nội dung trên dé góp phan thúc day phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.

Bồn là, hình thức thông tin về kinh tế nông nghiệp trên THVL có âm thanh chuẩn và chất lượng hình ảnh độ nét cao, đa dạng hình thức thé hiện, nhưng van cần xây dựng và phát triển thêm các thé loại có thời lượng ngắn, hình thức thể hiện nội dung sinh động và hấp dẫn hơn đối với công chúng.

Bên cạnh đó, cần tăng cường sử dụng kỹ thuật xử lý đồ hoạ để mô phỏng các thông tin số liệu về kết quả sản xuất sản phẩm, biến động giá cả, cơ cấu thị trường tiêu thu, dé thông tin sinh động và dé hiểu, góp phan nâng cao chất lượng thê hiện các thông tin về phát triển kinh tế nông nghiệp.

Năm là, xu hướng tiếp cận thông tin của công chúng ở cả thành thị và nông thôn đang thay đổi mạnh mẽ trước sự phát triển của công nghệ 4.0.

Nhiều khán giả, đặc biệt là giới trẻ đang dịch chuyển từ màn hình Ti-vi

(truyền hình truyền thống) sang xem truyền hình qua các nền tảng số, ứng dụng trên internet và các thiết bị di động Phương thức này giúp công chúng tiếp cận thông tin một cách chủ động hơn và được tương tác, thể hiện ý kiến hay thậm chí tham gia vào chương trình với tư cách là người cung cấp thông tin Do vậy, thông tin về kinh tế nông nghiệp trên truyền hình phải đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận thông tin đa dạng, nhiều chiều, một cách chủ động của công chúng thông qua việc phát triển nội dung và hình thức thông tin phù hợp với các nên tảng sô.

Sáu là, thông tin về kinh tế nông nghiệp được các cơ quan báo chí, truyền hình từ Trung ương đến địa phương ở khu vực ĐBSCL tập trung tuyên truyền và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm Điều này đòi hỏi phải nâng cao chất lượng chương trình truyền hình thông tin về kinh tế nông nghiệp đáp ứng yêu cầu cạnh tranh với các chương trình truyền hình về nông nghiệp của các Đài truyền hình khác Mặc dù THVL có thế mạnh về thương hiệu trong khu vực và hạ tầng truyền dẫn, phủ sóng rộng khắp, nhưng các chương trình cũng phải được đôi mới, nâng cao chất lượng thông tin để giữ chân khán giả sẵn có và thu hút thêm khán giả mới Thực tế cho thấy, thông tin về kinh tế nông nghiệp không chỉ thu hút được sự quan tâm nhiều của công chúng (trong đó, đa số là nông dân và các đối tượng liên quan đến nông nghiệp) mà còn thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp khi muốn tài trợ và quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp gắn với các thông tin về nông nghiệp Do đó, nâng cao chất lương thông tin về kinh tế nông nghiệp còn tạo điều kiện để các cơ quan báo chí, truyền hình thu hút được tài trợ và phát triển kinh tế báo chí.

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về kinh tế nông nghiệp

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w