1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Nhân học: Trang phục phụ nữ Lào ở Luang Prabang, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

122 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trang phục phụ nữ Lào ở Luang Prabang, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Tác giả Sonethavy Thongkham
Người hướng dẫn TS. Dinh Thị Thanh Huyền
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Nhân học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 32,91 MB

Nội dung

Đó cũng là một trong các mục đích nghiên cứu của luận văn này với kỳ vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phan giữ gìn và lưu truyền những giá trị văn hóa truyềnthống của trang phục phụ nữ Lào

Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

Trang phục truyền thống là sự kết tinh trong sự sáng tạo của con người, không chỉ đóng vai trò thỏa mãn nhu cầu đảm bảo cho sự sinh tồn, mà còn là một bộ phận cấu thành nên đặc trưng văn hóa của mỗi tộc người Với sự phát triển của công nghệ, nhiều loại nguyên liệu mới ra đời đã khiến cho thế giới trang phục càng trở nên đa dạng và phong phú hơn bao giờ hết, đáp ứng được moi nhu cầu của con người Không thé phủ nhận, trang phục truyền thống trước những tác động của lịch sử đã có không ít biến đổi, song những giá trị của nó đến nay van được lưu giữ, là biểu tượng gan liền đất nước va con người Lao.

Với người phụ nữ Lào tại thành phố Luang Prabang, tỉnh Luang Prabang, trang phục truyền thông đóng vai trò hết sức quan trọng bởi đây là bản sắc dân tộc và là linh hồn, cốt cách của cộng đồng dân tộc Những bộ trang phục truyền thong của phụ nữ Lao noi đây không chi đơn thuần là trang phục mà còn thé hiện trình độ canh tác sản xuất nông nghiệp, biểu thị sự hòa hợp giữa con người với môi trường cảnh quan mà còn là chỉ dấu văn hóa tộc người, kỹ thuật may thêu, ý nghĩa văn hóa sử dụng trang phục trong mỗi không gian bối cạnh cụ thể. Điều này đồng nghĩa với việc nếu không hiéu rõ và thực hiện tốt việc bảo tồn phát huy trang phục truyền thống thì có thé sẽ làm mat đi một cấu thành quan trọng của giá trị văn hóa tộc người.

Thực tế hiện nay trong vòng quay của cuộc sống đô thị hóa, việc giữ gìn trang phục truyền thống của phụ nữ Lào tại Luang Prabang đang gặp phải những thách thức lớn Thế hệ phụ nữ trẻ hiện nay không may mặn mà với những bộ trang phục truyền thống mà có xu hướng Âu hóa trang phục, họ có xu hướng mua và sử dụng các trang phục có sẵn thay vì tự sản xuất như trước đây Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: sự thay đổi xu hướng thời trang hiện đại của phụ nữ trẻ, các sản phẩm quần áo may sẵn, nhập khẩu đa dạng, có giá thành rẻ, trong khi đó trang phục truyền thống phải trải qua quá trình dệt vải nhiều công đoạn và tốn kém; hơn nữa, xu hướng thoát ly ra thành phố lớn và lựa chọn các ngành nghề công việc hiện đại khác đã khiến nghề dệt truyền thống hiện nay dang có nguy co mai một Hệ quả là các sản pham trang phục dét tay như quan áo, váy, d6 trang trí hiện nay chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của cá nhân hoặc dé bán cho khách du lịch, chính vì vậy mà giá thành của những sản phẩm này không hề rẻ và không phù hợp với nhu cầu hàng ngày của người dùng.

Những yếu tố đó đã dẫn đến sự thay đổi khá mạnh mẽ trong văn hóa phục của phụ nữ Lào tại Luang Prabang Biểu hiện là thay vì mặc áo và váy truyền thống dét tay trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, thì nay loại trang phục này chỉ được mặc trong những ngày lễ, tết hoặc các sự kiện quan trọng trong cộng đồng Đồng thời còn dễ nhận thay sự phân hóa lứa tuổi trong cách ăn mặc, các trang phục truyền thống thường chỉ được lựa chọn bởi phụ nữ lớn tuổi , được làm ra dé phục vụ cho nhu cầu của bản thân và gia đình.

Vấn đề đặt ra là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, văn hóa nói chung và văn hóa trang phục nói riêng của phụ nữ Lào cần phải được giữ gìn, bảo tồn và trao truyền giữa các thế hệ Nhưng điều này chỉ có thể thực hiện được thành công khi nhận được sự ủng hộ từ chính người dân tại mỗi cộng đồng và những chính sách tiếp cận phù hợp từ phía nhà quản lý Đó cũng là một trong các mục đích nghiên cứu của luận văn này với kỳ vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phan giữ gìn và lưu truyền những giá trị văn hóa truyền thống của trang phục phụ nữ Lào ở Luang Prabang vừa phát huy tính phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay.

Ngoài ra, dệt may trang phục truyền thống, đặc biệt là nghề thêu ren tay thủ công mỹ nghệ "Pak-Ding” tại Luang Prabang đã được Unesco vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể được cộng đồng liên quan sử dụng, thành phố Luang Prabang đã trở thành một điểm nỗi tiếng thu hút khách du lịch.

Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài “Trang phục phụ nữ Lào ở Luang Prabang, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” đề nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn góp phần giới thiệu về một nét văn hóa, đồng thời góp phần vào bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của người

Lào thông qua trang phục của họ.

Nghiên cứu về sự thay đổi văn hóa trang phục của tộc người nói chung không phải là một đề tài mới, bởi trang phục là một trong những thành tố quan trọng biểu hiện nhiều đặc trưng văn hóa tộc người, thậm chí văn hóa quốc gia dân tộc (quốc phục) Trong quá trình tìm kiếm các nguồn tài liệu thứ cấp liên quan đến chủ đề nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy một số khía cạnh nồi bật khi nghiên cứu về văn hóa trong phục của các tác giả đi trước như sau:

Thứ nhất, xu hướng nghiên cứu về trang phục truyền thống của một tộc người hay một nhóm tộc người.

Thứ hai là xu hướng nghiên cứu về đặc trưng nguyên liệu, nghệ thuật trang trí trang phục của tộc người.

Thứ ba là xu hướng nghiên cứu về sự biến đôi văn hóa trang phục của tộc người với ngụ ý tìm kiếm các giải pháp phát huy giá trị văn hóa tộc người.

Thứ tư là xu hướng nghiên cứu chuyên biệt về trang phục theo giới hay quá trình biến đổi của trang phục của tác giả người Lào và tác giả nước ngoài nghiên cứu về trang phục các tộc người tại Lào.

Những đóng góp chính của các hướng nghiên cứu trên cũng như sự kế thừa, phát triển cho nghiên cứu này sẽ được trình bày chi tiết trong phan đầu của chương | của luận văn dưới đây.

Tìm hiểu nguồn gốc hình thành, mô tả dân tộc học quy trình sản xuất, tạo tác các sản phâm của bộ trang phục nữ người Lào Lùm, phân loại và phân tích các đặc điểm, giá trị văn hóa của trang phục phụ nữ Lào ở thành phố Luang Prabang Chỉ ra thực trạng và các tác nhân biến đồi trang phục và ngụ ý một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của trang phục trong bối cảnh đương đại.

*Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn lần lượt giải quyết những nhiệm vụ cụ thê như sau:

- Tổng quan và phân tích các nguồn tư liệu đã được công bồ liên quan đên chu dé văn hóa trang phục của tộc người nói chung, văn hóa trang phục của phụ nữ Lào nói riêng từ các nghiên cứu đi trước nhăm tìm kiếm cơ sở lý luận và ngụ ý nghiên cứu chính của luận văn.

- Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của trang phục phụ nữ Lào Lim tại địa bàn nghiên cứu trường hợp và khái quát hóa van đề không gian và bối cảnh khu vực Luang Prabang.

- Tim hiểu quy trình sản xuất, phong cách sáng tạo của những nghệ nhân người Lào Lùm ở làng Mano, thành phó Luang Prabang, khám phá những nét đẹp, những giá trị văn hóa, tinh thần được gửi gắm trong từng đường nét, khối, nhịp, màu sắc của trang phục.

Ý nghĩa của đề tài Với đề tài Trang phục phụ nữ Lào ở LuangPrabang, Cộng hòa dân chủ

cảnh đô thị hóa và hội nhập văn hóa toàn cầu hiện nay.

Bước đầu tìm hiểu, sưu tầm hệ thong tư liệu va mô tả về hoa văn trên trang phục phụ nữ của người Lào Lùm tại thành phố Luang Prabang, góp phan bổ sung thêm tư liệu về văn hóa truyền thống dân tộc này.

- Luận văn góp phần xây dựng những định hướng cho công tác chỉ đạo,phục dựng, khôi phục trang phục phụ nữ truyền thong của người Lao Lim ở thành phố Luang Prabang; đồng thời, đề xuất những giải pháp cụ thé nhằm bao tồn và phát huy giá trị văn hóa của trang phục truyền thống trong xu thế hội nhập và phát trién kinh tế - xã hội hiện nay.

- Kết quả nghiên cứu có thé làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, tô chức, cá nhân đang công tác tại các cơ quan văn hóa, nghiên cứu văn hóa truyền thống các dân tộc và bổ sung nguồn tư liệu cho việc giảng dạy mỹ thuật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật, các nhà nghiên cứu, độc giả quan tâm đến trang phục và hoa văn trong trang phục của phụ nữ Lào.

Cầu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và TLTK, Phụ lục, nội dung chính của

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về đề tài nghiên cứu Chương 2 Đặc điểm văn hóa và kỹ thuật của trang phục truyền thống phụ nữ Lào Lùm tại địa bàn nghiên cứu.

Chương 3 Sự biến đổi trong trang phục phụ nữ Lào Lim trong bối cảnh hiện nay ở Luang Prabang và giải pháp bảo ton, phát huy giá tri

NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về đề tài nghiên cứuCơ sở lý luận nghiên cứu đề tài luận văn Ly thuyết chức năng xã hộiLy thuyết chức năng xã hội

Trường phái cấu trúc - chức năng (structural - functionalism) được xem là một trong những học thuyết tạo được ảnh hưởng quan trọng nhất đối với

11 khoa học xã hội thé ky XX Trường phái này, khởi xướng bởi Emile Durkheim và sau đó được Alfred R Radcliffe-Brown đưa vào nhân học dé phân tích hiện tượng xã hội, cho rằng các ngành khoa học có thể sử dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu thế giới xã hội Việc kiểm tra khách quan các hiện tượng xã hội sẽ mang lại sự hiểu biết vê các quy luật của hành vi xã hội Xã hội bao gồm các bộ phận có liên quan với nhau, có thé được hiểu theo chức năng mà chúng phục vụ trong hệ thống tông thé (Welch, 1985).

Trong lĩnh vực văn hóa trang phục của con người, trường phái chức năng là một lý thuyết xã hội được vận dụng vào cả nghiên cứu lý luận và thực tế.

Trường phái này nhắn mạnh các chức năng cơ bản tích cực của trang phục đối với quá trình trưởng thành và xã hội hóa của con người vì trang phục giúp bảo vệ, giữ ấm cho con người, là chỉ dấu văn hóa phân biệt giới (trang phục nam và nữ), tín ngưỡng văn hóa (trang phục lễ hội), giúp con người hiểu được những giá trị cốt lõi, các thành tố về văn hóa vật chất của tộc người Nói chung, chức năng của trang phục còn có tính giáo dục là một thực thé tạo nên sự định hình bản sắc văn hóa tộc người, tính đoàn kết xã hội, tinh thần cộng đồng va hợp tác Thông qua trang phục tộc người còn góp phần truyền tải văn hóa, niềm tin và các giá trị thâm mỹ tộc người.

Lý thuyết về biến đổi văn hóa Văn hóa là một quá trình, đối với lịch sử hình thành, phát triển và biến đổi của trang phục tộc người cũng vậy Đó chính là hướng tiếp cận từ lịch sử hình thành bản làng gắn với những câu chuyện và truyền thuyết được cộng đồng nhìn nhận đánh giá về các khía cạnh văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần do họ kiến tạo nên.

G.P.Murdoch viết: các quy luật văn hóa không phụ thuộc vào các quy luật sinh hoc (Murdoch 1932: 200) Điều này có nghĩa là văn hóa luôn biến đổi, không phải văn hóa sinh ra như thế nào nó mãi mãi tôn tại như vậy, cũng như hát trống quân có giai đoạn mới hình thành rat phát triển được người người,

? Dẫn theo Nguyễn Văn Chính và Đinh Thị Thanh Huyền, Nhân học giáo duc in trong Nhân học khoa học về con người, Nxb Tri thức, Hà nội, 2020, tr.279

12 nhà nhà đón nhận nhưng hiện nay nó đang dần bị mai một (Dinh Thi Thanh Huyền; 2016:367).3

Cơ chế tiến hóa có thé lý giải về sự khác biệt văn hóa, đó là văn hóa

“gợi” và văn hóa “học hỏi”, do đó ứng xử của con người phụ thuộc vào khả năng con người về học hỏi xã hội và biểu tượng Các truyền thống văn hóa tồn tại bởi vì: con người học cách làm nhiều thứ mà họ đang làm và ít nhất họ học một phần từ những người khác trong nhóm xã hội của mình, trong khi đến lượt mình thì các cá thể khác lại học từ họ Thực tế này dẫn đến các truyền thống địa phương về hành vi học hỏi liên cá nhân (inter — personally transmitted behavior) và sự tư duy theo những đặc tính khác nhau giữa nhóm này với nhóm khác (Đinh Thị Thanh Huyền; 2016:370) Trang phục của người phụ nữ Lào tại địa bàn nghiên cứu cũng được nhìn nhận và tiếp cận theo hướng như vậy, có sự học hỏi và lưu truyền từ những thé hệ đi trước dé làm giàu thêm vốn hành vi văn hóa của mình Dé rồi thé hệ này nói tiếp thế hệ kia làm giàu vốn văn hóa.

1.3 Một số khái niệm công cụ sử dụng trong đề tài Khái niệm về trang phục: Về nội hàm của “trang phục” thường bao gồm hai nội dung là y phục (quần áo) và trang sức phụ kiện (khăn, túi đeo, vòng tay, vòng cổ, búi tóc, tram cài, hoa tai, nhẫn, xà tích, xăm mình ) Võ Mai Phương (2012:11) khi nghiên cứu về trang phục của người Lào ở vùng Tây Bắc Việt Nam cũng đã đưa ra định nghĩa về trang phục bao gồm 2 thành tố là y phục và trang sức theo cách tiếp cận của dân tộc học Liên Xô trước đây, y phục thuộc lĩnh vực văn hóa vật chất.

Tác giả Thu Thủy (2004:48), khi nghiên cứu về trang phục truyền thống của người Hmong ở Yên Bái cũng khái niệm hóa về trang phục là những phương tiện vật chất bao gồm y phục, trang sức được con người sử dụng trong sinh hoạt, lao động sản xuất, chiến đấu và các hoạt động văn hóa xã hội khác; thê hiện cách ứng xử văn hóa trong môi quan hệ của con người với môi trường

3 Dẫn lại theo Đinh Thị Thanh Huyền, Sáng tạo lại truyền thống và vấn dé bảo tôn di sản văn hóa ở Việt nam:

Trường hợp quan họ Bắc Ninh, In trong: Nhân học ở Việt Nam, Một số vấn đề lịch sử, nghiên cứu và đào tạo, Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Văn Huy, Lâm Bá Nam, Vương Xuân Tình (đồng chủ biên.) Nxb Tri thức, chương sách, p.357-374

13 tự nhiên va môi trường xã hội, nhằm thỏa mãn các chức năng: sinh học, xã hội và thẩm mỹ của con người”

Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên (2010:250) cho răng:

“trang phục là quần áo mặc ngoài nói chung và mặc theo lối riêng trong một ngành, một nghề nào đó”.

Trần Thủy Bình (cb, 2005: 57) trong cuốn giáo trình 11 chương với tiêu đề Thiết kế quan áo phục vụ cho ngành công nghệ dệt may đã nêu định nghĩa khái quát về trang phục: “Trang phục bao gồm quan, áo, váy, giày, mũ, găng tay, tất, trong đó phan chính là quan áo Quan áo được hiểu là một sản phẩm hoặc một bộ sản phẩm nhằm che phủ và bảo vệ con người”.

Thuật ngữ trang phục được dùng trong nhiều công trình nghiên cứu của các học giả khác nhau Tùy theo mục đích nghiên cứu mà có từng cách tiếp cận, cách hiểu khác nhau nên không thé phủ định khái niệm về trang phục lẫn nhau.

Vì những khác biệt văn hóa, trang phục của từng quốc gia, ở mỗi địa phương lại có những điểm khác nhau Lý do xuất phát từ những khác biệt về lịch sử, văn minh, kinh tế, địa lý, khí hậu, tín ngưỡng, phong tục, tập quán

Trang phục cũng là chỉ dấu văn hóa có thể giúp nhận biết đăng cấp, giai cấp của người mặc.

Theo cách hiểu của chúng tôi, “trang phục là y phục và những phụ kiện kèm theo vốn là những đồ dùng dé con người sử dụng như quan, áo, váy, khăn, mũ, nón, giày, dép, thắt lưng, găng tay, đồ trang sức vừa có chức năng cơ bản là bảo vệ thân thể và làm đẹp cho con người, vừa mang ý nghĩa biểu tượng văn hóa của cộng đồng tộc người người cụ thé.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận trang phục của người phụ nữ Lào Lùm tại làng Mano tại thành phố Luang Prabang bao gồm các chiều cạnh: trang phục ngày thường và lễ phục, phụ kiện, hoa văn của trang phục, ý nghĩa giá tri chức năng của trang phục.

Hoa văn xuất hiện rất sớm với những di chỉ bằng đá, xương và đất sét Từ thời tiền sử, con người đã phát hiện ra những dấu tích hoa văn dưới dạng hình kỷ hà đơn giản Theo dòng thời gian, hoa văn ngày càng trở nên đa dạng, phong

NGHIEN CUUĐặc điểm chung về trang phục truyền thống của phụ nữ Lao Lam

Từ lâu trong mỗi bản mường, người dân các bộ tộc Lào đã có khả năng tự túc được các loại vải, chăn, khăn vv là những nguyên liệu chính để may quần áo Khi chưa có thuốc nhuộm, người Lào dùng các loại quả rừng, củ rừng Các cô gái thích mặc vải hoa, vải kẻ có màu đậm, tươi tắn như màu cỏ cây hoa lá tự nhiên trong rừng núi bao la trùng điệp của quê hương mình.

Lúc còn nhỏ, phụ nữ Lào để tóc dài hoặc hớt tóc Từ sau khi dậy thì, các cô gái thường búi tóc, tục búi tóc lệch hoặc thăng dé phân biệt giữa các cô gái có chồng và chưa có chồng Ngoai năm mươi tuổi, phụ nữ Lào thường hay cắt tóc ngắn với quan niệm đã về già cần ăn mặc, đầu tóc giản di, gọn gàng, làm gương cho con cháu.

Trong truyền thống, phụ nữ Lào thường mặc váy với loại hình váy có cạp, có gấu, không quá ngắn hoặc quá dai Các em bé gái đưới mười tuổi có thé thoải mái hơn trong cách ăn mặc nhưng vẫn ky mặc đảo ngược gấu váy lên trên Khi đi lao động ngoài ruộng hay lên nương rẫy đề gặt hái, làm cỏ, hái lượm trong rừng, phụ nữ mặc áo tay dài nhuộm màu chàm hoặc đen Người lớn tuôi hay quấn trên đầu chiếc khăn răn (phạ-phe) Đi dự lễ hội, phụ nữ Lào ăn mặc theo truyền thống dân tộc Đó là váy toàn tơ, chân váy có những đường hoa văn mang màu sắc dân tộc, chiếc áo tay ngắn được may cau kỳ hơn, có những đường viên hoặc thêu hình hoa lá, chim muông Có cô gái mặc áo đính băng khuy đồng hay khuy bạc, quàng chéo trước ngực chiếc khăn “pha-biéng” màu Bo sát lưng làm nỗi thân hình thon thả của các cô gái là chiếc dây that lung bằng đồng hay bạc gọi là “khém-khat” Di dự các ngày lễ hội các cô gái Lào thích deo đồ trang sức như hoa tai, day chuyền, nhẫn bằng vàng hay bac.

Nhưng phổ biến nhất là đôi bông tai và chiếc thắt lưng, đó là những vậy kỷ niệm của người con gái được cha mẹ săm cho từ thưở nhỏ.

Nhìn chung, cách ăn mặc của phụ nữ Lào Lùm ở làng Mano truyền thống giống với cách ăn mặc chung của phụ nữ Lào Lùm ở khu vực Luang Prabang ở chỗ họ nhấn mạnh phong cách mặc váy, áo váy và đeo phù hiệu, phụ kiện là các loại trang sức Các chỉ tiết của bộ trang phục truyền thống chủ yếu được cắt, may, thêu từ bàn tay khéo léo của người phụ nữ trong hầu hết các công đoạn như thêu ren, dệt lụa, may vá, thêu thùa, đan lát, dệt vải Hầu hết quần áo sẽ được làm từ vải đệt, lụa được chế tác bởi các nguyên liệu tự nhiên như bông, tơ tăm VV;

Trang phục truyền thong của phụ nữ Lao Lùm ở lang Mano hầu hết có các phần cơ bản là áo màu trắng, hạt đẻ, đen, nâu và váy hai lớp với lớp váy trong là vải trắng, váy ngoài là váy xẻ thấp có hoa văn đẹp Chiếc váy đài với phần chân được thêu hoa văn phong phú gọi là sinh, một chiếc khăn choàng hoặc pha biang phù hợp (khăn choàng dài hơn gọi là hom được mặc ở những vùng lạnh hơn) và được mặc với một chiếc áo cánh lay cam hung tt Phap Ho con deo bua hộ mệnh tôn giáo (kế cả đàn ông cũng đeo) và một lượng lớn đồ trang SỨC băng vàng và bạc được cho là có tác dụng xua đuổi tà ác và là dấu hiệu dễ thấy của sự giàu có.

2.1.1 Quá trình chế tác bộ trang phục phụ nữ Lào Lùm truyền thống Trang phục truyền thống đóng vai trò là dấu hiệu trực quan quan trọng để tạo lập nét đặc trưng và một trong những chỉ dấu quan trong phân biệt giữa các nhóm cộng đồng tộc người Các kỹ thuật, hoa văn và chất liệu khác nhau không chỉ theo vùng và dân tộc, mà thậm chí theo gia tộc và gia đình. Đối với phụ nữ người Lào Lùm ở làng Mano, trang phục truyền thống độc đáo do lịch sử dệt, may, thêu hoa văn phong phú của họ Màu sắc hoa văn và kỹ thuật thêu là chỉ dau có thé phân biệt vùng miền và dang cấp Người Lao Lùm sử dụng vải sợi bông và chủ yếu là vải lụa tơ tằm trong nhiều thiết kế truyền thống của mình Trong quá trình nghiên cứu điền dã, chúng tôi đã tìm hiểu hồi cố quy trình sản xuất vải sợi bông và vai lụa truyền thống của bà con tại địa bàn như sau:

Quy trình sản xuất vải sợi bông Bông (phải): Soi bông là nguyên liệu chủ yếu trong may mặc và rất phô biến do có nhiều ưu điểm như cách nhiệt, mềm mại, co giãn, thoáng khí

Trước đây, vào khoảng tháng Giêng, người dân tiến hành chọn chỗ đất đen tơi xốp, ở nơi có độ dốc thấp và phát nương Sau khi làm cỏ, cày bừa, người ta tiễn hành rạch hàng dé bón phân lót và gieo hạt bông Vùng nao đất tơi xốp hoặc tranh thủ thời vụ thì chỉ cần cắt bỏ cây trồng trước sau đó cuốc hốc hoặc chọc lỗ bỏ hạt Cây bông từ lúc gieo đến khi quả đầu tiên nở thường mat 100 - 115 ngày Đến tháng 2 hoặc tháng 3 thì họ dọn nương sạch sẽ và chọc lỗ tra hạt bông Đến tháng 6 hoặc tháng 7 âm lịch thì thu hái quả bông về nhà Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây bông, người ta còn phải chăm sóc và làm cỏ, rào nương, theo dõi tình hình sâu bệnh để bảo vệ, xử lý kịp thời Đợt thu hái đầu tiên khi cây có 2 - 3 quả nở và cách quả đầu tiên nở từ 10 - 15 ngày, những dot sau chỉ cách đợt trước khoảng 7 - 8 ngày Khi thu hoạch bông, những người lành nghề sẽ biết cách dé không phát sinh lỗi, ảnh hưởng đến chất lượng bông va sợi vải sau nay.

Thu bông chưa nở đầy đủ: Bông nở day đủ là những qua bông có các múi bông bung, xốp, toàn bộ bông phủ kín quả Quả chưa chín đủ múi bông chưa bung, còn ở dạng múi cau, vỏ quả đang còn tươi, màu xanh Những quả bông chưa nở hết thường xơ, hạt có độ âm cao, nếu không phơi kịp thì dễ bị mốc, làm giảm chất lượng.

Thu lẫn bông múi cau, bông vàng 6, bông đen: Khi qua chin gặp mưa, bông sẽ bị thối dẫn đến múi bông không thu được, hạt bi thối lép, hoặc do âm nên bông bị mốc Những loại bông này không được thu đề chung với loại bông tốt vì nó sẽ làm giảm phẩm cấp bông hạt, nên dé riéng.

Dé lẫn lá, tai quả, đất: Khi thu hái không can thận, dé bị dính dat, lá khô, tai quả vào bông hạt, nhất là thu hái về buổi trưa nắng, chiều, tai lá khô và giòn.

Các công đoạn tiếp theo bao gồm:

Cán bông (iu phải): Đối với sợi bông, triớc hết phải cán dé tách bỏ hat.

Trước khi cán, người phụ nữ đem bông phơi nắng hay hong cạnh bếp lửa dé dễ

33 cán Bật bông (tháp phải): Sau khi được tách hạt, bông được bật giúp bông tơi xốp và phông to

Lăn bông (lọ phải): Thao tác này giúp bông tán thành các thỏi nhỏ.

Xa quay sợi (la phải): Từ các thỏi bông, thao tác quay sợi (pắn phải) kéo bông thành các sợi

Guồng sợi (pia): Sau khi đã có sợi, bông được guéng vào khung hình chữ I dé tạo thành cuộn sợi Sau đó, các cuộn sợi này sẽ được nhuộm chàm (nếu dùng sợi dệt váy) hoặc dé nguyên sợi thô trắng (nếu dệt vải mộc).

Ngoắc sợi (công quạng): Trong tiếng Lào, thao tác này không có tên gọi bởi chỉ là động tác ngoắc cuộn sợi vào một loại dụng cụ gọi là công quang Soi từ công quạng này sẽ được kéo ra dé cuộn vào suốt nhỏ lắp sẵn trên dụng cụ xe sợi Nhìn chung, dé có một tắm vải, người phụ nữ Lào phải sử dụng một loạt dụng cụ theo một chu trình thao tác nhất định, có thể hình dung theo quy trình dưới đây:

Biểu do 2.1 Quy trình sản xuất sợi bông dé dét vải của phụ nữ người Lao

Nhuém màu cho sợi và vai bông

Nhuộm sợi và nhuộm vai là công đoạn quan trọng, thé hiện kỹ năng tay nghề, ảnh hưởng đến độ bền màu của sản phẩm dệt, thêu Nguyên liệu dé nhuộm vải phần lớn được người Lào tận dụng trong tự nhiên. Đối với sợi bông và vải dệt từ sợi bông, nguyên liệu chủ yếu là cham.

Màu sắc và motip hoa văn trong trang phục phụ nữ Lào Lùm ở

2.2.1 Mau sac hoa van trong trang phuc Mau sắc là yếu tố rất quan trọng rrong nghệ thuật trang trí Màu sắc thường dùng dé diễn tả không gian, thời gian hoặc biểu lộ tình cảm, tâm lý trước một sự vật, hiện tượng nào đó Màu sắc hoa văn trong trang phục người phụ nữ của người Lào Lùm ở thành phố Luang Prabang chính là yếu tố tạo nên giá trị thầm mĩ và nghệ thuật của hoa văn trang trí trên trang phục.

Trang phục của phụ nữ Lào được sử dụng tô hợp màu sắc tương phản rực rỡ theo cặp như: trắng - đỏ; xanh - vàng ; tím -trang; đen -đỏ; xanh lam- vàng cam

Tạo hiệu ứng nổi khối nhằm tôn hình và nền hay giữa hình chính và hình phụ, tôn nên vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính của người mặc Mỗi gam màu trên những bộ trang phục đều phản ánh sắc độ khác nhau, chăng hạn màu nóng, màu lạnh hay sự tương phản về cường độ rất sáng, sáng, trung bình, tối hay tối, tối đậm, đen Tat cả những điều nay tạo nên hệ mau sắc phong phú, bắt mắt, sặc sỡ Dé tạo hoa văn, đòi hỏi người may trang phục phải nắm bắt ý đồ từ khi xếp sợi để phối màu sắc Trước khi may, người nghệ nhân phải thiết kế bố cục, kích cỡ họa tiết trong đầu để trong khi dệt sẽ nhặt sợi, tạo hình tạo nên những hoa văn trên nền tắm vải sao cho hài hòa, đẹp mat Và quan trọng là sự điều khién của đôi chân và đôi tay sao cho nhuần nhuyễn Mỗi loại hoa văn lại có số sợi dọc, sợi ngang, kỹ thuật nâng - hạ sợi hoàn toàn khác nhau, bởi vậy người dét phải hết sức tinh tế, khéo léo và cân thận dé tạo hình được những họa tiết, hoa văn theo ý muốn Các chuỗi hoa văn khi dệt sẽ được cách điệu dưới dạng hình học (hình tam giác, hình mũi tên, hình thoi ) nối tiếp nhau, chạy dai liên tục suốt chiều dài vải tạo nên sự khỏe khoăn Bên cạnh đó, sự phối mau trong khi xếp sợi như: đỏ - đen, đen - vàng, đỏ - cham sam khiến hoa văn tạo nên hiệu ứng sinh động, tạo điểm nhắn của trang phục.

Tùy vào mỗi loại trang phục sẽ có cách sắp xếp và trang trí hoa văn khác nhau Chang hạn ở áo, hoa văn sẽ được trang trí trên các phần như: nách áo, gấu áo, vai, cô và tay áo, phần gấu va phần ngang thân váy được trang trí chỉ màu, hoa văn, tùy vào mục đích sử dụng như: mặc ở nhà hoặc lên nương ray thi không có hoa văn hoặc hoa văn dệt don giản, còn vay dành cho những ngày hội, lễ, tết thì được trang trí công phu, nhiều hoa văn chạy ngang thân váy với mau sắc sặc sỡ

2.2.2 Các mô típ hoa văn trong trang phục phụ nữ Lào Lùm ở làng

Mô típ là một hình tượng cụ thê được xây dựng qua sự sáng tạo của người thé hiện Với các đồ án hoa văn chỉ tiết, sinh động và đa dang, bảng mẫu hoa văn đã thể hiện sự sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú trong tâm thức của chủ thể Hầu hết các sản phâm được làm từ thé cam đều có trang trí hoa văn.

Các họa tiết hoa văn là biểu tượng cho cỏ cây, hoa lá, chim muông, con người và những vật dụng quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, được nghệ nhân đưa vào trên nền dệt thé cam một cách hài hòa, thé hiện kỹ thuật điêu luyện cũng như kinh nghiệm và tri thức bản địa của người dân.

Người Lào thường đệt rất nhiều loại hoa văn, nhưng phổ biến nhất là hoa văn hình rồng cổ đỏ, con hồ, đôi rắn quấn vào nhau, em gái biến thành chim và hình người cưỡi voi, hoa văn hình voi - con vat biểu tượng của đất nước Lào.

Ngoài ra, tùy hoa tay từng người mà họ sáng tạo ra nhiều hoa văn mô tả các loại hoa lá trong tự nhiên.

Mô típ hình con thuồng luồng Trong tín ngưỡng của người Lào cổ, than xà Naga đã có từ 2.000 năm nay Nó được xuất hiện từ thời vương quốc Thẻn (Nỏng Sẻ) ở vùng phía Nam Trung Quốc Người Lào chọn thuông ludng (Naga) là biểu tượng và là vật tô của tộc người mình Lựa chọn này bắt nguồn từ nền nông nghiệp lúa nước, sống ven các con sông suối và thê hiện sự đoàn kết của nhân dân các bộ tộc Lào bởi người dân Lào tin răng, họ đêu là con cháu của thân Naga.

46 Ở Lào, thần Naga trở thành nét văn hóa tín ngưỡng không chỉ được biểu hiện qua việc thờ cúng, hệ thong toa thap, cac lễ hội mà còn thé hiện đậm nét qua hoa văn trang phục của người phụ nữ Hình anh thudng luồng thường được dệt thành cặp đối xứng nhau Thuồng luồng uy nghiêm với 2 mặt nổi, râu dài.

Trên sống lưng thuồng luồng là hàng vây nhọn nhưng mềm mại Hình ảnh này không chỉ góp phần tạo nên sức mạnh, sự uy nghiêm của vị thần trong tín ngưỡnng văn hóa của người Lào mà còn thé hiện sự sing bái, tôn kính của người dân với vị thần bảo hộ cho đất nước và con người Lào.

Hoa văn thuéng luồng thường được sử dụng cho những bộ váy được người phụ nữ Lào mặc trong những dịp lễ hội lớn của người dân địa phương.

M6 tip con rắn (tô ngu) Nền văn hóa Lao là nền văn hóa Phật giáo Chi với dan số khoảng 7 triệu người nhưng Lào có tới hơn 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ và phần lớn trong số đó được thiết kế xây dựng theo kiến trúc Phật giáo Nguyên thủy Chùa chiền, đền tháp vốn là nơi gắn bó cả đời với mỗi người dân Lào Và cùng với những hình ảnh thân quen của chùa chiên, đền tháp và Đức Phật từ bi chính là hình ảnh của rắn với rất nhiều sắc thái, dáng vẻ khác nhau Dù dáng vẻ rất dé gợi ra sự liên tưởng tới biêu tượng rồng trong văn hóa Việt nhưng đây lại chính là hình ảnh của rắn thần Naga thường được biết đến trong các truyền thuyết về Phật giáo.Theo Phật thoại cuộc đời của Đức Phật từ khi ngài mới đản sinh cho đến khi nhập cdi Niết Bàn đều có liên quan ít nhiều đến rắn Naga Song có lẽ câu chuyện nỗi tiếng nhất có ảnh hưởng sâu đậm trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Phật giáo Nguyên thủy (Therevada) là câu chuyện về “Bảy ngày tu đầu tiên của Đức Phật”.

Phật thoại kê rằng, khi ngài đang đang tọa thiền dưới cội Bồ Đề thì một cơn mưa trái mùa như trút nước đội xuống thân thé ngài đồng thời tạo ra một dong lũ lớn Đúng lúc đó một vị vua ran Naga liền bò ra khỏi nơi trú ấn của mình, cuộn mình thành bảy vòng tròn, nâng Đức Phật lên khỏi dòng nước đang chảy xiết và dùng bảy chiếc đầu của mình làm thành một chiếc lọng lớn che chở cho Đức Phật yên tâm thiền định Cùng với câu chuyện trên, còn khá nhiều

47 những huyền thoại, sự tích khác nhằm giải thích, khang định dấu ấn của Naga trong các nghi thức, nghi lễ của Phật giáo Nguyên thủy.

Chính từ những huyền thoại đó nên rắn đã trở thành một hình tượng rất phổ biến trong văn hóa Phật giáo nhằm biểu hiện ý nghĩa rằng đức Phat đã cảm hóa được cái ác, dé thần rắn phát nguyện phục tùng, theo hầu đức Phat Day được xem là tư tưởng mang đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Phật giáo Và cũng xuất phát từ nhận thức đó, rắn đã trở thành một giá trị biểu tượng đầy ý nghĩa, mang lại sự bình an cho cuộc sống của con người Cũng giống thuồng luồng, ran trong tín ngưỡng của người Lào là vật tô hay thủy thần Bởi lẽ, vốn là những cư dân nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng từ tự nhiên, gắn liền với những biến cố do sông nước, nên các hiện tượng tự nhiên chưa thé giải thích thường được người dân gắn cho những huyền thoại liên quan tới ran Người Lao quan niệm: ai may mắn mới thấy đôi ran quan nhau Nếu thấy vậy thì cởi áo ra, ném vào đôi ran và đợi chúng bỏ đi thì lay áo mang về cất vào hòm Khi nào con cháu trong gia đình đến tuổi tìm vợ cho mặc áo này sẽ lẫy được người mình yêu, vợ chồng sau này sẽ hạnh phúc Người đi buôn bán mang theo áo này cũng rất may Người Lào đệt hoa văn hình rắn quấn nhau cũng đề cầu mong may mắn Bên cạnh đó, hoa văn này thường được dét ở chân váy có ý nghĩa như một sự nhắc nhở: rắn rừng rất độc, không được trêu trọc chúng

Mô típ hoa văn hình con voi và và hoa champa

Mô típ hình con voi: Là một đất nước Phật giáo, người Lào rất coi trọng con voi trong văn hóa, tín ngưỡng Theo truyền thuyết, voi trắng sáu ngà còn là vật cưỡi của Phô Hiền bồ tát (Samantabhadra) tượng trưng cho trí tuệ chiến thắng sáu giác quan Vì voi là con vật khôn nhất trong các loài thú nên theo truyền thuyết, Phật Thích Ca khi nhập vào trong bụng mẫu hậu Sirimahamaya qua hình dáng một con bạch tượng, ám chỉ ngài là một bậc hiền giả giáng sinh.

Trong những bộ váy của người phụ nữ Lào được mặc trong những dịp lễ hội, hoa văn trang trí hình voi được sử dụng với tần suất tương đối lớn Hình ảnh chú voi uy nghiêm mà vẫn rất hiền lành tượng trưng cho ý chí, khát vọng, trí tuệ của người dân Lào Voi còn là linh vật trong kỳ Seagame 2009 tại Lào, Một cặp voi trăng Hai con voi trăng mặc trang phục truyên thông của Lao Con voi

Kỹ thuật thêu Pak -Ding và cắt may trang phục phụ nữ tại làng

Các công cụ và vật liệu dé sử dụng trong thêu ren “Pak-Ding” bằng tay ở làng Mano bao gồm rất nhiều bộ phận khác nhau như sau: 1 Các mẫu hoa;

2 Vòng/khung thêu; 3 Vải lót màu trang; 4 Vải màu dé thêu “Pak-Ding”; 5.

Giấy đục lỗ hoa văn; 6 Sợi, (ba loại sợi: sợi bóng, sợi mờ, sợi xoắn ốc); 7 Sợi tơ bạc, sợi tơ vàng: 8 Kim; 9 Kéo; 10 Chuỗi; 11 Búa (búa bằng gỗ và kim loại); 12 Đục; 13 Móng tay; 14 Tấm ván gỗ bên đưới dé đục lỗ;

Các mẫu hoa văn bao gồm nhiều loại hoa văn nhưng phô biến là hoa văn dương xỉ hoặc hoa văn dây leo, hoa văn 12 con vật như công, diều hâu, sư tử và các loại hoa khác nhau.

Vòng/Khung thêu: là khung gỗ thường sử dụng để căng vải khi thêu Vải lót màu trắng: sử dụng để lót nền cho vải tơ khi thêu hoa văn trên tơ lụa.

Vải màu dé thêu “Pak-Ding”: dùng dé tạo mẫu muốn khi thêu hoặc thiết kế trên vải muốn thêu.

Giấy đục lỗ hoa văn: dùng giấy bồi dán lên mẫu hoa đã thiết kế rồi chuyền thành hoa văn theo mau.

Soi có ba loại sợi: sợi bóng, sợi mờ, soi xoắn Ốc, sử dụng thêu lên trên mẫu hoa Sợi tơ bạc, sợi tơ vàng: dùng dé dệt và đính các loại liễn theo hình hoa lá.

Kim khâu: dùng dé khâu vải, kim sẽ có nhiều kích cỡ dé phù hợp cho việc khâu từng phan vải và kéo dùng dé cắt ren, chỉ.

Chuỗi: dùng dé buộc tam vai trang dưới san va buộc vào chốt cho chặt.

Bia (búa bằng gỗ và kim loại): sử dùng gỗ và búa sắt dùng dé đóng đỉnh vào cốc tạo hình bông hoa.

53 Đục phá/đục bạt : dùng dé chạm tré, điêu khác hoa văn trên gỗ và móng tay dé dùng đỉnh gắn vào 4 miếng gỗ dé dán chúng lại với nhau tạo thành nút thắt, cũng dùng đinh đề đính giấy hoa văn.

Mật ong: dùng dé chà lên sợi chỉ dé sợi mịn, mượt và không sủi bọt, làm mềm trơn vai dé dé dàng thêu.

Tam ván gỗ bên dưới dé đục lỗ: Nếu người bình thường không làm việc ghim nay, sẽ mat khoảng 2-3 tuần dé hoàn thành Nhưng nếu phân công người làm các công đoạn việc khác thì khoảng | tháng sẽ xong.

Các loại vải thêu phổ biến nhất dé may trang phục nữ là hoa văn hoặc hoa, chang hạn như hoa văn dây leo, hoa văn con công, hoa văn con công, hoa văn bướm, hoa văn móc câu và hoa văn hình học Có nhiều kiểu váy Luang Prabang, chang hạn như: váy xòe, vay pak ding, váy kiểu Sam Chuan và Chiang Khuang, váy mat mie và váy xẻ tà bằng lụa cắt vàng.

Loại hình vải dệt và kỹ thuật cắt may Bước đầu tiên của thêu là đặt khung thêu lên bản, đem vải trắng khâu vào khung thêu rồi kéo vải chặt theo ý muốn Sau đó đem vải cần thêu đặt lên trên vải trắng, đem giấy gap thành hoa văn rồi đặt theo kích thước (ngắn hoặc dài) mong muốn rồi lay kim khâu hoa văn giấy dán vào vải được thêu rồi dùng lụa vàng may một đường thăng dọc theo mép giấy hoa văn dé đặt theo kích thước mong muốn Sau đó, bạn lấy dây nối cắt thành một đoạn ngắn rồi đem ghim vừa cắt dé ghim bằng cách x6 kim vào lỗ ghim rồi ghim dọc theo bông hoa có hoa văn và kiên nhẫn ghim chéo theo đường hoa văn dé có được một bông hoa đẹp và những chiếc panit tinh tế thê hiện sự sáng tạo, nét vẽ gỗ tỉnh xảo của người Luang Prabang.

Chia sẻ về điểm đặc trưng của hoa văn và trang phục truyền thống, nghệ nhân Thongsin Buppha, 75 tuổi tại làng Mano cho biết: Hầu hết các mẫu hoa văn dé thêu được làm thành hoa day leo Phổ biến nhất là thêu hình chim, rồng, hoa van dây leo nhưng hoa văn rồng phượng rat nặng nên hiếm khi duoc sử dụng hàng ngày như hoa văn dây leo Trong truyén thống, bộ trang phục cat may và thêu ren rồng phượng kiểu Pak- ding thường được mặc bởi các vị vua

54 và con cháu của họ, các quý tộc, trưởng lão và hoàng gia, người bình thường hiểm khi được sử dụng được.

Bộ trang phục Pak-ding hiện rất phô biến và sẽ được mọi người mặc trong các lễ hội truyền thống quan trọng được tổ chức trong thành phó, và hau hết các đám cưới của người Lào tại làng Mano hoặc ở Luang Prabang.

Bà Thongsin Buppha cho biết thêm về kỹ thuật thêu: 7rước tién, thiết kế hoa văn phải được vẽ trên giấy trắng hoặc giấy A4, sau đó sử dụng giấy boi hoa được gấp thành nhiêu lớp dé đặt lên ảnh của giấy vẽ hoa văn Sau do đặt lên mép, dùng định đóng có định vào mép và dùng đục déo theo các hình bông hoa như đã thiết kế.

Vải dệt dé may trang phục bao gồm nhiều màu sắc khác nhau, nhưng phố biến nhất là Ding Kham và Ding Nang, thường được dệt hoặc khâu lại với nhau trên nền vải lụa của trang phục Lào nguyên bản của người Lào Loum tại làng Mano, thành phố Luang Prabang.

Kỹ thuật gắn chuẩn bị khung thêu pak-ding: dùng que gắn 4 cạnh của pak dé tạo thành một khối 4 cạnh Dùng một lớp vải trắng dán chặt vào khung, đặt một lớp vải lụa khác và khâu lên trên lớp vải còn lại để chuẩn bị đính họa tiết bông hoa Người thợ phải tước vải trước khi thêu bằng thuốc nhuộm vàng, nhuộm bạc Có thể dùng giấy có hoa văn hoặc bản vẽ để tây hoa văn, sau đó lay giấy có hoa văn dan lên vải muốn thêu Sau đó, cắt chỉ thành một đường nhỏ dé phù hợp với kích thước của mẫu mà chúng ta sẽ thêu hoặc dệt vào lụa. Đó là với một sợi chỉ được đặt cách quãng, hãy dùng kem mài để điều chỉnh các nút thắt của sợi chỉ để có thê đi theo đường cong và hoa văn đã được xác định Dùng chỉ bông, xe sợi để tạo chiều giữa của chỉ vàng theo mẫu, sau đó cắt phần còn lại cho vuông văn, xác định điểm bắt đầu thêu vàng, tiền, tùy người thêu và người thêu.

Khi tìm hiểu thêm về kỹ thuật cắt may trang phục và đặc biệt là kỹ thuật thêu ren hoa văn bằng tay từ nghệ nhân Changwandi Mitthiyaphon, 66 tuổi, người đã làm nghề may đo và thêu được 32 năm Ông cho biết: sáng kiến thêu thùa này bắt dau từ một người phụ nữ trong gia tộc chúng tôi, có tên là Somchan Mittiaphon (hiện đã qua đời) Nghề thêu ren mỹ nghệ này thông qua

GIAI PHAP BAO TON, PHAT HUY GIA TRI 3.1 Thực trạng biến đổi trang phục truyền thống của phụ nữ LaoNguyên nhân biến đổi

Theo nghiên cứu của các học giả trong nhiều lĩnh vực cho thấy sự suy giảm trong việc sản xuất, sử dụng trang phục truyền thống của người phụ nữ Lào nói chung có nhiều nguyên nhân, có thé ké đến như: sự biến đồi, hao mòn của môi trường, cả về vật chất và xã hội trong nhiều thập kỷ liên tiếp đã dẫn đến sự mat cân bằng giữa con người, xã hội và môi trường.

Sự thiếu hụt kiến thức cơ bản về văn hóa nghệ thuật truyền thống của đa số người trẻ tại nhiều cộng đồng tộc người ở khu vực làng lên phố như Mano là một thách thức không nhỏ trong công tác bảo tồn, phát huy, phục hồi giá trị văn hóa truyền thông.

Nguyên nhân của những khó khăn trong việc bảo tồn, khôi phục trang phục truyền thống của dân tộc Lào Lum là sự biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội, sự giao lưu tiếp xúc va văn hóa ngày càng trở lên sâu rộng, các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc giao thoa dẫn đến sự thay đổi trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống nói chung, trang phục, nói riêng, người dân có thê lựa chọn cho mình những trang phục khác phủ hợp hơn với cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất Việc làm ra một bộ trang phục tốn nhiều sức lực và thời gian.

Bên cạnh đó là sự ảnh hưởng của kinh tế thị trường, trước đây là nền sản xuất tự cung, tự cấp, do đó việc dệt may là một trong những kỹ năng của phụ nữ, họ phải tự may trang phục cho gia đình Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường hiện nay, người ta có thể lựa chọn nhiều loại trang phục may sẵn, thay vì bỏ công sức trồng bông, trồng day, dệt vải, may thêu quần áo Một nguyên nhân nữa thuộc về ý thức chủ quan của người dân, trong khi những người lớn tuổi có mong muốn giữ gìn truyền thống, thích mặc trang phục của dân tộc mình thì những người trẻ tuổi có phần hờ hững.

70 Điều khiến trang phục truyền thống dan bị phai mờ hơn nữa chính là tính tiện ích của nó khi sử dụng Mặc dù nó đẹp và tinh hoa là thế nhưng sự dé làm ra một bộ trang phục truyền thống không phải là một việc đơn giản, trong khi đời sống của người dân còn nghèo, miếng ăn không đủ no, cuộc sống phải lo toan quá nhiều thì chi phí may một bộ trang phục lại tốn kém, mắt nhiều thời gian Trên thị trường hiện nay lại đáp ứng quá tốt những nhu cầu của người Lào Lùm bằng việc bán sẵn những bộ trang phục truyền thống của dân tộc, cũng đảm bảo được tính tiện ích khi sử dụng, dễ phơi khô mà giá thành đồng bào chấp nhận được Mặc dù không phải là trang phục gốc nhưng vẫn được người dân lựa chọn.

Bên cạnh đó, quan niệm về cái đẹp của người Lào Lùm đã thay đổi rất nhiều, nhất là thế hệ trẻ Những phong cách ăn mặc hiện đại, thời thượng hay đơn giản là những bộ quần áo thường ngày đã xâm lắn và đi sâu trong đời sống của họ thay vì phải mặc những bộ quan áo truyền thống gò bó, chỉ một mau sắc, không thuận tiện cho việc đi lại của họ Cơ hội dé người phụ nữ được mặc những bộ trang phục truyền thống không nhiều, chủ yếu trong dịp lễ hội hoặc những dip quan trọng.

Một nguyên nhân nữa không thé không nhắc đến là trong những năm gần đây, do sự phát triển nhanh của xã hội, sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc đã phần nào ảnh hưởng đến nhận thức cũng như thị hiếu thâm mỹ, người dân Lào Lùm thay đổi thói quen mặc trang phục truyền thống bằng bộ trang phục phổ thông, phổ biến là lớp trẻ Chỉ trong các dịp lễ, tết, hội, đồng bào mới mặc trang phục truyền thống, nhưng được may bằng vải công nghiệp với nhiều chủng loại, hoa văn giống nhau, bày bán trên thị trường Trang phục truyền thống bị pha tạp nhiều cả về chất liệu và kiểu dáng khó phân biệt trang phục của dân tộc nào; nhiều người cho rằng sự cầu kỳ, rườm rà trong các bộ trang phục truyền thống vừa gây bắt tiện cho công việc, sinh hoạt, vừa gây tốn kém.

Trong khi đó, những bộ trang phục bán sẵn khá tiện dụng, giá thành rẻ, đáng nói hơn, những làng nghề dệt thô cam còn rất ít Mặt khác, việc làm ra chất liệu vải truyền thống nhưng không đủ sức cạnh tranh với hàng thổ câm hiện đang bán trên thị trường, điêu đó khiên thợ sản xuât không còn mặn mà với nghê

71 truyền thống Các nghệ nhân biết nghề dệt và may trang phục truyền thống ngày càng mai một.

Gần đây, khi kinh tế thị trường và quá trình đô thị hóa đang từng bước phát triển ở vùng có đô Luang Prabang, đặc biệt là sau năm 2008, khi làng Mano trở thành địa điểm di sản được Unesco công nhận thì đời sống kinh tế của người dân nơi đây có những biến đổi rõ rệt, đặc biệt là hoạt động du lịch cũng phát triển Trong quá khứ, các sản phẩm dệt, thêu của bộ trang phục phụ nữ Lào

Lim truyền thông được làm ra chủ yếu là phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong gia đình và làng bản, thì nay xuất hiện trong các shop giới thiệu sản phẩm ở làng Mano và trên thành phố Luang Prabang và trở thành hàng hóa văn hóa thương mại đem lại giá trị kinh tế không nhỏ cho bà con Với sự phát triển của du lịch văn hóa, những sản phẩm trang phục phải được làm nhanh đề thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.

Ngoài ra, trong quá trình giao lưu văn hóa dé phục vụ hoạt động du lịch, bản thân trang phục luôn có sự cải tiến về hoa văn, kiểu dáng, màu sắc, dé đáp ứng nhu cau va thị hiéu của du khác và cộng đồng.

Do kinh tế, xã hội phát triển và do nhu cầu giao lưu xã hội nên nhận thức về trang phục phụ nữ của người Lao Lim cũng có nhiều thay đổi Phụ nữ Lao Lùm ngày càng sử dụng nhiều đồ án trang trí mà mình ưa thích được sưu tầm từ tranh ảnh, sách báo dé thêu, dệt những hoa văn cho bộ váy áo của mình trở nên đẹp và lộng lẫy hơn Họ đã biết kết hợp hài hòa giữa các gam màu khác nhau, chất liệu khác nhau đề tạo nên một chiếc áo đặc sắc cho mình.

Hiện nay, dưới tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội, sự giao lưu với các tộc người khác thì nhận thức của người dân cũng đã có nhiều thay đôi, họ tiếp cận và thích ứng với nhiều cái mới một cách nhanh chóng, trong đó có trang phục Người Lào Lùm ở làng Mano gan với trung tâm thành phố LuangPrabang càng diễn ra sự biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ.

Những vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị trang phục phụ nữ truyền thống của người Lào Lùm tại làng Manotrang phục phụ nữ truyền thống của người Lào Lùm tại làng Mano

Không thể phủ nhận rằng trang phục truyền thống là một nét di sản văn hóa đặc trưng của dân tộc Lào Lùm nói riêng và đât nước Lào nói chung Tuy

72 nhiên, hiện nay, tình trạng phố biến đó là việc sử dung trang phục truyền thống của phụ nữ Lào Lim tại địa bàn không phổ biến hàng ngày Do vậy, việc bảo tồn trang phục truyền thống là một van dé cần thiết, dù rất khó khăn.

Trong thời đại ngày nay, đất nước Lào đã phát triển và tiến bộ về công nghệ hơn so với thời đại trước, sự phát triển này đã làm cho nó cởi mở và hợp tác hơn với thế giới bên ngoài, mọi người cả trong và ngoài nước đã đi du lịch với nhau và mang theo những điều mới từ xã hội bên ngoài đến đất nước của họ Trang phục của phụ nữ Lào nói chung và phụ nữ Lào Lùm tại làng Mano cũng nằm trong bối cảnh chung đó, đã có sự biến đổi theo xu thé mới của xã hội, xuất hiện nhiều sản phẩm trang phục hiện đại, mới lạ hơn, như mặc váy ngắn, quan, áo khoác, kế cả quần áo làm từ lông thú và da động vat Tuy nhiên, trong nhiều không gian và bối cảnh, người phụ nữ Lào Lùm tại Luang Prabang vẫn chưa từ bỏ bộ váy áo truyền thống.

Trang phục thường ngày ở nhà hiện nay của phụ nữ Lao Lùm không khác nhiều với xu hướng của các nước trong khu vực ASEAN và theo thời đại.

Hau hết phụ nữ nói chung và trẻ em thích mặc áo cô tròn; mặc quan, váy chân đài

Trang phục đời thường: hầu hết trong số họ mặc quan áo bình thường với áo sơ mi, quan, váy hiện đại, nhưng một số người vẫn già mặc xà rong, áo phông, áo sơ mi thời trang và đề tóc theo trang phục của họ Đồ trang sức có thé đeo theo phong cách đơn giản, chang hạn như dây chuyền vàng nhỏ, hoa tai, đồng hồ, giày, là những đôi giày được mang và phù hợp với trang phục, tạo cảm giác thoải mái khi mặc

Trang phục trong buổi lễ: Lễ phục có rất nhiều điều tùy thuộc vào hình thức của sự kiện, chăng hạn như làm công đức truyền thống, cúng dường cho các nhà sư, lễ xuất gia, làm công đức tại gia, Phố biến là mặc trang phục băng lụa hoặc cotton, mặc thành bộ, cụ thể là áo sơ mi và xà rông, mặc lệch, khi vào chùa, hầu hết phụ nữ sẽ mặc xà rông, kiểu tóc nếu có liên quan đến nhà sư Hầu hết trong số họ sẽ thu thập tôi Trang sức được đeo sẽ được đeo theo bộ, chăng hạn như bộ bạc, bộ vàng dé phù hợp với trang phục mặc Giày có

73 phần gót nhẹ, hoa văn gọn gàng Trang phục nghỉ lễ đẹp nhất là trang phục

Trong các lễ hội hoặc các sự kiện truyền thong quan trong cua dia phương hoặc quốc gia, hau hết phụ nữ sẽ mặc các loại quan áo như lua, to tằm, cotton, cotton, lụa, ngọc trai, quan áo lụa ngắn tay hoặc dài tay, áo lụa, áo lụa đã cắt và được thiết kế hiện đại nhưng vẫn được bảo tồn như trang phục hay quần áo của phụ nữ Lào, phụ nữ Luang Prabang, đặc biệt ở đây là phụ nữ ở làng Mano, và mỗi khi trong các dịp lễ hội, lễ hội, phụ nữ Luang Prabang cũng dé kiểu tóc búi cô dâu, kiéu tóc sẽ theo kiểu váy truyền thống của tộc người, và giày sẽ là giày thời trang.

Ngoài ra, họ còn mặc áo vải mỗi khi vào các dịp lễ hội và khi đi chùa cùng với đầu vấn tóc theo phong cách của phụ nữ Lào, phụ nữ Luang Prabang.

Ba Wat Sulinthon Mitthiyaphon, 36 tuổi cho biết: trang phục di dam cưới, phụ nữ thường mặc lụa, to’ tằm, lụa vàng, lụa to tằm, lụa có thiết kế và cắt may phù hợp với thời đại hiện nay, có thể mặc kết hợp với lụa Leng Khew, được phụ nữ ở làng Mano, thành phố Luang Prabang thường mặc vào dịp đón năm mới ở Luang Prabang, khác với trước đây, Leng Khew chỉ được sử dụng bởi phụ nữ hoặc những con cái các nhân vật cấp cao, thuộc dòng dõi hoàng tộc, và mặc phổ biến trong lễ cưới và khi tham dự các sự kiện quan trọng do hoàng gia tổ chức.

Trang phục hành chính công sở: Thuộc loại này là trang phục của phụ nữ trong độ tuổi đi làm ở mỗi đoàn thé sẽ có một mẫu, bộ đồng phục là của riêng các em như học sinh, sinh viên, bộ đội, giáo viên, bác sĩ và ở 3 tô chức gom công đoàn, đoàn thanh niên va hội phụ nữ của cán bộ.

Trang phục dự tiệc: Ăn mặc theo phong cách này phụ thuộc vào loại bữa tiệc Trong tiệc cưới, người ta thường mặc áo sơ mi, váy lụa với các phụ kiện trang nhã, kiêu tóc thanh lịch và giày cao gót đi cùng tông với trang phục.

Chủ nhân của sự kiện sẽ thích mặc một bộ đồ đánh lạc hướng Nếu là tiệc sinh nhật, hãy mặc váy dài hoặc váy dạ hội bằng lụa nhưng cắt thành một bộ đương đại

Trong một cuộc khảo sát bằng bản hỏi của tôi với số lượng 300 phụ nữ từ 18- 65 tuổi ở lang Mano, thành phố Luang Prabang Cụ thé: 100 phụ nữ từ 18- 30 tuổi, 100 phụ nữ từ 31- 54 tuổi, 100 phụ nữ từ 31-54 tuổi dé thấy được việc những người phụ nữ Lào Lùm mặc trang phục truyền thống ngày càng suy giảm Chỉ trong những dịp quan trọng như lễ hội, cưới hỏi, khất thực trong chùa, những người phụ nữ Lào mới mặc những bộ trang phục truyền thống chỉ ra một số kết quả như sau.

Bảng 3.1 Khảo sát tỉ lệ phụ nữ Lào mặc trang phục váy truyền thống khi ở nhà

STT | Độ tuổi Số lượng Tỉ lệ (%) Xếp thứ

Bang 3.2 Tỉ lệ phụ nữ Lao mặc váy trong lao động

STT Độ tuôi Số lượng Tỉ lệ (%) Xếp thứ

Bang 3.3 Tỉ lệ phụ nữ Lao mặc váy trong những dip lễ hội truyền thống hoặc những dịp quan trọng

STT | D6 tudi Số lượng Tỉ lệ (%) Xếp thứ

Qua bảng khảo sát trên có thé thay, những người phụ nữ Lao mặc váy khi ở nhà, lao động và trong những dịp lễ hội truyền thống hoặc trong những dip quan trọng có sự biến đổi khá rõ rệt Nếu những người phụ nữ Lào trong độ

75 tuổi từ 18- 30 tỉ lệ mặc váy khi ở nhà và trong lao động chiếm số lượng khá ít (lần lượt là 46 và 41%) thì tỉ lệ những người phụ nữ từ 31- 54 và 55- 65 mặc váy trong những trường hợp này khá nhiều Ở độ tuổi 31- 54, những người phụ nữ mặc váy khi ở nhà chiếm số lượng 52% thì những người phụ nữ ở độ tuổi

55- 65 lại chiếm đến 87% Tương tự vậy, con số này là 56% khi lao động ở lứa tudi 31- 54 và 64% ở lứa tuổi 55- 65 Trong những dịp lễ hội truyền thống hoặc những dip quan trọng, hầu hết những người phụ nữ Lào thường chọn những bộ váy truyền thống Đối với lứa tuôi từ 18- 30 là 98% và 100% với lứa tuôi từ 31-

Một số đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy Việc giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống của các dân tộc là vô

của con người với môi trường cảnh quan, với thiên nhiên và xã hội của các dân tộc Trang phục dân tộc sẽ còn đồng hành với con người lâu dài và trở thành một tông thê không thể thiếu được trong đời sống xã hội Nếu trang phục truyền thống không còn ton tại, bi mai một đi sẽ làm mất đi một giá trị văn hóa, tín ngưỡng, giá tri tâm linh và bản sắc của các dân tộc Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy các giá trị của trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số đang trở thành vấn đề cấp bách trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, trước hết đối với những người làm công tác văn hóa và được chính chủ thể là đồng bào các dân tộc quan tâm.

Trong những năm qua, cùng sự đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, các nhà dân tộc học, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn văn hóa Lào nói chung và các nhà nghiên cứu về trang phục truyền thống Lào Lùm nói riêng đã tổng hợp, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tuy nhiên đến nay các văn bản quản lý cụ thê dành riêng cho trang phục truyền thống lại chưa có Các hoạt động dé trưng bày, biểu diễn trang phục mới chỉ diễn ra nhỏ lẻ, mới tập trung ở việc tổ chức lễ hội truyền thống,

76 chưa thực sự tiếp cận được đông đảo đối tượng người dân- đặc biệt việc quảng bá sâu rộng đến bạn bè quốc tế chưa thực sự được đây mạnh.

Dé bảo tồn những giá trị tốt đẹp và ý nghĩa to lớn của giá trị truyền thong mang lại, cần được sự quan tâm chỉ đạo, định hướng của các nhà nghiên cứu, sưu tầm, tổ chức văn hóa và các nhà lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, tạo cơ sở pháp lý cho công tác bảo tồn và phát huy giá tri trang phục được thực hiện Việc Nhà nước ban hành hệ thống các văn bản pháp quy về bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống sẽ tạo hành lang pháp lý giúp các địa phương, cơ quan chủ quản thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình Cần hoàn thiện các cơ chế chính sách đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống của người Lào Lùm Có chính sách nghiên cứu đánh giá tong thé từ các chuyên gia dé đưa ra những nhận định đúng đắn về giá trị của trang phục từ đó có hướng phát triển phù hợp. Đối với mỗi nhà lãnh đạo thành phố Luang Prabang, việc xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nói chung và trang phục người Lào Lùm nói riêng là vô cùng cấp thiết, bởi những giá trị văn hóa truyền thống này không chỉ tạo nên sự độc đáo, riêng có của văn hóa Lào mà nó góp một phần không nhỏ trong quá trình đưa đất nước Lào hội nhập kinh tế, văn hóa với thé giới mà vẫn không đánh mat những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Việc sưu tầm, nghiên cứu và quảng bá giá trị trang phục phụ nữ truyền thống của người Lào Loum có ý nghĩa hết sức quan trọng

Tối ưu hóa việc sử dung internet là công cụ quảng bá và bảo tồn giá tri trang phục truyền thống Ngoài việc quảng cáo trang Website của mình, cần tìm hiểu thêm các địa chỉ trang mạng khác đề gửi thông tin về trang phục người Lào Lùm ở thành phố Luang Prabang cũng như các địa phương khác và những nét đẹp của trang phục đến Website đó Hình thức này giúp cho trang phục nữ truyền thống của người Lào Lùm quảng bá được hình ảnh của mình đến đông đảo công chúng hơn Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, chợ phiên dé đưa trang phục đên với các ngày hội, ngày văn hóa trong tỉnh và các trường học trên

77 địa bàn nhằm mục đích giới thiệu trang phục dân tộc cũng như dé giao luu voi cộng đồng các dân tộc khác.

Giải pháp về xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa Việc chính quyền địa phương tích cực hỗ trợ bà con tổ chức mở các gian hàng ở các phiên chợ, triển lãm, lễ hội vv nhăm khuyến khích phụ nữ mặc trang phục truyền thống gắn với việc quảng bá, giới thiệu trang phục đến công chúng, du khách vv, tạo không gian, môi trường văn hóa cho người dân có dịp giới thiệu trang phục truyền thống của mình Ngoài ra, các sự kiện văn hóa khác như lễ hội, đám cưới vv cũng cần ghi lại những hình ảnh trang phục mà người phụ nữ Lào Lùm sử dụng dé có tư liệu cho việc khôi phục.

Muốn khôi phục và làm ra những bộ trang phục truyền thống, đòi hỏi phải quy hoạch vùng nguyên liệu và tổ chức sản xuất cho các làng nghề dệt truyền thống, thêu thủ công; phải có các đơn vị cung cấp vải sợi, thuốc nhuộm, chỉ thêu cũng như công cụ hỗ trợ cho làng nghề, đồng thời cần có chính sách đãi ngộ, tôn vinh thỏa đáng đối với những nghệ nhân, thợ giỏi giúp họ yên tâm gắn bó với nghề.

Tăng cường, chú trọng mở các lớp dạy nghề truyền thống về thé cam, may thêu váy áo cho đồng bảo, trong đó Hội Phụ nữ các cấp đóng vai trò quan trọng vì họ là người tiếp nối các giá trị văn hóa đích thực của cộng đồng, gia đình, dòng họ, không chỉ để đáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình mà họ còn có nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, trong đó có bộ trang phục truyền thống.

Việc duy trì các lễ hội truyền thống cũng rất quan trọng Trang phục truyền thống của Lào thường mặc trong dịp lễ quan trọng như tết, đám cưới, lễ hội.

Sinh và Salong sẽ có nhiều màu khác nhau phụ thuộc vào dịp họ mặc trang phục Trong lễ cưới, cô dâu chú ré sẽ mặc màu vàng tươi sáng, chỉ tiết bằng vàng Trong các lễ hội mọi người sẽ mặc trang phục nhiều màu sắc tươi sáng.

Các bé gái mặc Sinh đến trường như một bộ đồng phục nhưng nên được cách tân đề thuận tiện hơn cho công việc hàng ngày Bộ Sinh truyền thống của phụ nữ Lào thường bao gồm 3 phần chính Đó là một sinh, một suea pat và pha biang Dé duy tri và bảo tồn nét đẹp truyền thống trong lễ hội, Bộ Văn hóa

Thông tin và Sở Văn hóa Thông tin nên có những quy định về trang phục trong lễ hội để vừa duy trì, bảo lưu phong tục truyền thống, vừa tôn lên nét đẹp, sự diu dàng, trang nhã của người phụ nữ Lao.

Giải pháp về giáo dục và con người Trong việc bảo tồn và phát triển trang phục truyền thống của phụ nữ Lào, có hai đối tượng cần hướng đến là phụ nữ và học sinh, sinh viên Phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong việc chăm lo cái ăn, cái mặc của từng cá nhân trong gia đình, không những thế, cũng chính người phụ nữ đã dệt đan, thêu thùa, may vá, tạo ra các trang phục truyền thống của dân tộc mình cho chồng, cho con Hai là đối tượng học sinh, sinh viên bởi họ là những người dễ dàng tiếp cận với những điều mới, dễ thích nghi, thay đổi Cần tiến hành một cuộc điều tra cơ bản về thực trang và nhu cầu “mặc” trong cộng đồng dé có cái nhìn tổng thé, đây đủ về việc những người dân Lào nói chung và người phụ nữ Lào Loum nói riêng trong việc bảo tồn trang phục truyền thống, giúp việc xây dựng kế hoạch, định hướng bảo tồn và phát huy trang phục truyền thong của người dân mang tính khả thi cao Bên cạnh đó là giáo dục tính tự hào dân tộc, đặc biệt giáo dục thế hệ trẻ Đồng thời, phục dựng lễ hội, hoạt động văn hóa truyền thống, tạo ra ý thức thói quen dùng trang phục truyền thống dé sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong các dip lễ hội, cưới xin Đồng thời, cần xóa bỏ tâm lý tự ti, mặc cảm, sự ngần ngại khi mặc y phục truyền thống của đồng bào bằng cách giúp đồng bào nhận diện và chỉ ra ý nghĩa, vẻ đẹp của y phục dân tộc, thực hiện tôn vinh nhiều hơn nữa trang phục dân tộc băng nhiều cách khác nhau, qua nhiều kênh khác nhau Chang han trong các quy ước lang nước có quy định trong lễ hội thì mọi người phải mặc y phục dân tộc, khi đến trường học sinh phải mặc y phục dân tộc

Giải pháp về cải thiện chính sách của Nhà nước/các ban ngành chức năng trong việc bảo tồn phát huy giá trị văn hóa trang phục.

Nhà nước có các chính sách liên quan đến thủ công mỹ nghệ như chính sách quản lý, khuyến khích và phát triển, bảo tồn và gìn giữ dé ngành thủ công mỹ nghệ phát trién bền vững (Quốc hội: 2013;2)

Chính sách một quận một sản phẩm (One District one product-ODOP)

Chính phủ có chính sách thúc day sản xuất thành sản phẩm, đưa tri thức dia phương vào sản xuất sản phẩm dé phát triển một sản phẩm, một thành phố, một sản phẩm (ODOP) Chính vì vậy, Cục Xúc tiến và Phát triển sản phẩm, Bộ Công Thương đã dự thảo nguyên tắc, quy trình, tiêu chí bình chọn sản phẩm, dịch vụ mang tính đặc thù “Mỗi huyện một sản phẩm” dé đưa ra Hội đồng bình chọn sản phẩm (One District One Product) hoặc (IXP) cấp tỉnh, huyện dé làm cơ sở cho việc lựa chọn hình ảnh sản phẩm, dịch vụ Mỗi huyện một sản phẩm dé sử dụng logo do ủy ban sáng tạo theo don đặt hàng số.

Hoài Nguyên.1995, Một số nét tộc người Lào Lum in trong sách Tìm hiểu

lịch sử- Văn hóa Lào tập I, Nxb KHXH.

Hoài Nguyén.1995, Lào đất nước- con người, Nxb KHXH

6 Hoàng Phê (chủ biên).2016, Tir điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa,

7 Võ Thị Mai Phương.2012, Trang phục của người Lào ở Tây Bắc Việt Nam,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 8 Nguyễn Duy Thiệu.1996, Cấu trúc tộc người ở Lào, Nxb Văn hóa Dân tộc,

9 Kiều Thị Thiên Trang.2020, Bảo ton và phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sdn Diu tại xã Đạo Tri, huyện Tam Duong, tỉnh Vinh Phúc,

Luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương.

Nguyễn Huy Ưng.1994, Nên kinh tế cổ truyền của các tộc người ở nước

CHDCND Lào (trong Tim hiểu Lịch sử- Văn hóa Lào tập III), Nxb KHXH

11 Trần Tan Vĩnh.2003, Nghiên cứu và phục chế trang phục truyền thống của người Châu Ro, Sở Khoa học công nghệ và môi trường tinh Bà Rịa- Vũng

12 Viện nghiên cứu xã hội quốc gia Lào.2009, Tim hiểu về các dân tộc của

13 Thong Văn Kot phum xả (1994), Bước đầu tìm hiểu trang phục của cô gái

Lào Làm (trong Tìm hiểu Lịch sử- Văn hóa Lào tập II), Nxb KHXH Hà

Nội 14 Manivone Thorchonglearjy (2015), Trang phục cua người HMông Xanh

(ở Mường Ngân, tinh Xay Nha Bu Ly, cộng hòa dân chủ nhân dân Lào),

Luận văn thạc sĩ văn hóa học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

15 PhanThaNaSon PhinPhacDy (2014), Trang phục truyền thong của phụ nữ bộ tộc Lao ở muong Xay Thany Viêng Chăn, Luận văn thạc sĩ 16 luangprabang.org

17 Vietnamnet.com 18.https:/www.vietnamconsulate-luangprabang.org/cuoc-song-v1/net-dac- sac-trong-trang-phuc-truyen-thong-cua-lao/, truy cập ngày 25.3.2023 19.https://danso.org/lao/, truy cập ngày 20.4.2023

21.Chanida Tangthawornsirikul, 1995 Hoa văn vai la biéu tượng cua Lào,

Viêng Chăn, Luận văn thạc sĩ Khoa học xã hội.

22.Dara Kanlaya, va cộng sự 2001, Loại vai lụa này có một huyền thoại, Viêng

Chăn: Nhóm Xúc tiến Tơ lụa va Nghệ thuật Lào.

23.Puangphaka Khurowad, 1992 Số tay lịch sử trang phục, Bangkok:

24.Ruamsarn (1997) Seelue Boonkham et al., 2009 Các bộ tộc Chok ở Lào

Viêng Chăn: Viện Khoa học và Viện Khoa học Quốc gia.

25.Hanchana Sisan, 2008 Lào, vùng dat văn hóa, Viêng Chăn: Mantha Talat 26.Nguyễn Văn Chính & Dinh Thị Thanh Huyén.2020, Nhân học giáo duc in trong Nhân học khoa học VỀ con người, Nxb Tri thức, Hà nội, tr.279 27.Nguyễn Như Ý.1999, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà

28.Từ điển Bách khoa Việt Nam.2003 29.S.A.Tocarep, 1971 “Phương pháp nghiên cứu dân tộc học về văn hóa vật chất” , Thông báo Dân tộc học số 1 năm 1971 (tài liệu dịch tiếng Việt) 30.Nguyễn Văn Huy.1997, Dân tộc Lào in trong Văn hóa các dân tộc Việt

Nam, Nxb Văn hóa dân tộc.

31.Nguyễn Từ Chi, 2003 Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb

32.Hoàng Luong, 1988, Hoa văn Thái, Nxb Văn hóa dân tộc

33.Hoàng Lương, 2015, Mới quan hệ giữa nghệ thuật trang trí hoa văn trên sản phẩm dệt của người Thái ở Việt Nam và người Lào in trong Người Tay

— Thái cô ở Việt Nam, Nxb Dai học Quốc gia HN

34.Dinh Thi Thanh Huyén, Sáng tao lại truyền thong và vấn dé bảo ton di sản văn hóa ở Việt nam: Trường hợp quan họ Bắc Ninh, In: Nhân học ở Việt Nam, Một số vấn đề lịch sử, nghiên cứu vả đảo tạo, Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Văn Huy, Lâm Bá Nam, Vương Xuân Tình (đồng chủ biên.) Nxb

35.Tran Thị Thu Thủy: Trang phục cổ truyền của người Hmông Hoa ở tỉnh

Yên Bái, Luận án Tiến sĩ sử học, Viện Dân tộc học, Hà Nội, 2004, tr 48

36.Ngô Đức Thịnh, 1972, Sơ lược giới thiệu quá trình hình thành và sự phân b6 cư dân và thành phan dân tộc ở Lào, Thông báo Dân tộc học, số 1 năm

37.Lê Cu Nam, 1990, Đôi nét về cư dân va sự phân bố các dân tộc hiện nay ở

CHDCND Lào, Tạp chí Dân tộc học, số 1 năm 1990, p.49-62 38 Phạm Thị Mùi, 2022, Biến đổi văn hóa của các tộc người ở Luang Prabang

(CHDCND Lào) hiện nay, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 515 tháng 11 năm 2022

87 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ở THÀNH PHÓ LUANG PRABANG)

CHÚ THÍCH HÌNH ẢNH PHỤ LỤC

Hình 1.1 Bản đồ hành chính nước CHDCND Lào -2- 55525522 1 Hình 1.2 Ban đồ hành chính thành phố Luang Prabang - 2 2 Hình 1.3 Bản đồ địa chính thành phố Luang Prabang so với nước CHDCND

LLÀO ng TH TH TH TH HH ii Hi ni 4

Hình 1.4 Ban đồ phân bố dân cư Lào Lùm ở thành phố LuangPrabang 4 Hình 2.1 Cô dâu, chú rễ mặc trang phục màu đỏ trong ngày cưới 5

Hình 2.2 Trang phục lễ hội của cô gái Lào - - + 2 + £e+szx+zzzszxez 6 Hình 2.3 Trang phục lễ hội cùng trang sức và khăn của cô gái Lào 7 Hình 2.4 Lào Sinh hay phaa sin: là một chiếc váy quan làm từ lụa và cotton dệt Nó được trang trí với các hoa văn tinh tế Nó bao gồm ba phan Hua sinh,

Phuen sinh va Tin SInh - s- + + E311 E 9 9 9x vn ng cưy 8

Hình 2.5 Hoa văn voi và hươu sao trên trang phục truyền thống của phụ nữ

0 — Ô 9 Hỡnh 2.6 Trang phục ngày thường của phụ nữ Lầo - -ôô+

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN