lý thuyết phê bình sinh thái được kìvọng sẽ đi sâu khai thác được bản chất về mối quan hệ giữa tư tưởng của con ngườivà thế giới tự nhiên, từ đó, dần dần thay đôi nhận thức con người một
TỪ TRAI NGHIEM CUOC ĐỜI DEN SANG TÁC CUA NHÀ VAN PHI CONG
Thông qua môi trường sống, các hoạt động sinh hoạt, môi trường sinh thái có ảnh hưởng nhất định đến thế giới tinh thần của nhà văn A Saint-Exupéry, từ đó dé lại dấu ấn trong sự nghiệp sáng tác của ông Dé làm rõ vấn dé này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu, xác định vị trí của ông trong nền văn học Pháp nói chung cũng như quá trình tiếp nhận tác phẩm của ông tại Việt Nam nói riêng, đồng thời chỉ rõ tác động trực tiếp của môi trường đến kí ức, tuổi tho, công việc của nhà văn, bởi đó chính là các yếu tố góp phần định hình phong cách của ông.
1.1 Vị trí của A Saint-Exupéry trong nền văn học Pháp
Xét theo chiều dài lịch sử phát triển của văn học Pháp, ngoài những con số làm dau mốc cho một thé ki thì những trào lưu văn học chủ đạo cũng giúp định hình đặc trưng văn học của một trăm năm Thế ki XVI nồi bật với trào lưu văn hoc Phục hưng Tư tưởng chủ đạo trong những tác phẩm thời kì này là tư tưởng nhân đạo, ca ngợi tình yêu, sự tự do, tố cáo và đấu tranh chống chế độ phong kiến cổ hủ, lạc hậu Điều này được thể hiện rõ ràng trong các tác phẩm như: Romeo và
Juliet, Hamlet (William Shakespeare), Bac sĩ Faustus (Christopher Marlowe),
Don Quixote (Miguel de Cervantes), Thế ki XVII tôn tại ba dong van hoc tac động lẫn nhau nhưng chủ nghĩa cổ điển đã vượt lên một tầm cao hơn hắn Nó phát triển mạnh mẽ từ cuối những năm 30 cho đến cuối thé ki với bốn đỉnh cao thơ van:
Tho châm biếm của Boileau, thơ ngụ ngôn của La Fontaine, bi kịch cô điển của Corneille và Racine, hài kịch của Moliére và văn tiểu luận của La Brue Bối cảnh lịch sử xã hội ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các sáng tác văn học Vào khoảng thế ki XVII, mâu thuẫn giữa tư sản với phong kiến ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt Văn học thời kì này được xem như một thứ vũ khí trong cuộc dau tranh xã
12 hội, vừa tiếp thu vừa phủ định nền văn học cô điển, chịu tác động rất lớn từ triết học Ánh sáng Sự tiễn bộ trong nội dung và hình thức của văn học thế ki XVIII đã đặt nền móng cho chủ nghĩa lang mạn phát triển ở thé ki sau Thế ki XIX được đánh dấu bởi sự ra đời của nhiều khuynh hướng văn học bao gồm chủ nghĩa tự nhiên, tượng trưng, nhưng nổi bật hơn cả là hai dòng văn học lớn: văn học lãng mạn va văn học hiện thực với những cái tên kiệt xuất như V Hugo, H Balzac, Stendhal, G Flaubert, Guy de Maupassant, Thế ki XX khó khăn hơn trong việc kiếm tìm một tên gọi chung bởi sự xuất hiện của rất nhiều trường phái, sự cách tân trong thời gian, người kế chuyện, ngôi kể, điểm nhìn Vì vậy, cần thêm thời gian dé định hình văn học giai đoạn này [15, tr 13, 97]
Những người mở đường cho tiểu thuyết thé ki XX bao gồm Marcel Proust, André Gide, Romain Rolland Tiếp nối giữa truyền thống và cách tân là hàng loạt các tên tuôi Roger Martin du Gard, Henri Barbusse, A Saint-Exupéry, Louis
Aragon, Cac nha sáng tao ngôn ngữ có Louis-Ferdinand Céline, Victor Ségalen,
Michel Leiris, Georges Bataille, Các nhà hiện sinh là Jean-Paul Sartre, Albert
Camus va Simon de Beauvoir Theo đuổi tiêu thuyết mới bao gồm các nha văn Nathalie Sarraute, Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claude Simon Dé lại tiéng nói riêng biệt trên van dan là các nha văn như Albert Cohen, George Simenon,
A Saint-Exupéry là nhà văn thuộc nhóm giữa truyền thống và cách tân.
Truyện kể của ông vừa chân thực lại vừa lãng mạn, văn phong ấy "không phải nhà văn nào cùng thế hệ với ông cũng có được" [15, tr 350] Tác phẩm của A Saint- Exupéry không xây dựng những tình huống giật gân hay gay cắn, li kì với những sự kiện liên tục nối tiếp thành một diễn biến căng thắng mà thời gian mang một sự xáo trộn, lap ghép day chat trữ tình Trên nền thời gian biến đổi và không gian
13 rộng mở đến tầm vũ trụ, những hồi tưởng, kỉ niệm, giấc mo được tái hiện dé nhân vật suy tư và rút ra những triết lý về cuộc sống A Saint-Exupéry không chỉ làm sống lại chủ nghĩa anh hùng mà còn mang đến những áng văn giàu chất thơ bay bồng Chủ nghĩa anh hùng trong tác phẩm của ông được thể hiện qua hình tượng các nhân vật vượt qua muôn ngàn khó khăn, trở ngại, thậm chí, sẵn sàng hi sinh đề đạt được lí tưởng của mình. Ở thời cô đại, người anh hùng thường là các vị á thần với sức mạnh phi thường, phép thuật chiến đấu chống lại các sinh vật huyền thoại, lập được chiến công hiển hách, xuất hiện chủ yếu trong thần thoại Từ thế ki V đến XV, người anh hùng thường là các hiệp sĩ mang áo giáp, dùng giáo gươm dé bảo vệ chính nghĩa và tín ngưỡng thần thánh thiêng liêng Đến thé ki XVIII, hình tượng người anh hùng có sự biến đổi Họ không còn là người anh hùng hiệp sĩ, họ hoàn toàn tách rời với cảm hứng thần thoại trong quá khứ và trở thành người anh hùng mang cảm hứng nhân văn Chủ nghĩa anh hùng tiếp tục phát triển theo hướng này bởi những biến động to lớn của chính trị, đặc biệt, với hai cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX, hình tượng người anh hùng trở thành con người chống lại chủ nghĩa toàn trị, có thé hiến dâng mạng sống của mình để bảo vệ Tổ quốc và tự do Độc giả sẽ thấy thấp thoáng bóng dáng của hình tượng này trong tiêu thuyết của A.
Saint-Exupéry nhưng có sự cách tân mạnh mẽ Những anh hùng với lòng trung thành, sự can đảm, chính trực và tràn đầy niềm hi vọng — di sản vô hình của văn học thời trước đã hóa thân thành những nhân vật với khát vọng sâu sắc về việc tìm hiểu vị trí của con người trong vũ trụ Người phi công lái máy bay chiến đấu, làm nhiệm vụ chuyền thư bất chấp những hiểm nguy đe dọa đến tính mạng nhưng anh không chỉ chiến đấu vì mệnh lệnh của quân đội mà những chuyến bay ấy còn phục vụ cho lý tưởng của nhân loại Từ cha con Icarus trong thần thoại Hy Lạp đến
Nguyên Hoàng Đầu thời Bắc Ngụy ở Trung Hoa (khoảng thế kỉ VI sau Công nguyên), con người từ đông tây kim cô đều mơ ước khám phá bầu trời Đến người phi công trong tiêu thuyết của A Saint-Exupéry, khi đã được bay lượn giữa không trung, anh càng khát vọng khám phá thêm cái không cùng của vũ trụ Nhân vật khát vọng mở ra nhiều đường bay hơn nữa, đến gần hơn nữa với trăng sao — những điều trước kia tưởng như không thể Đó là hành động đại diện cho cả loài người, không còn dừng lại ở phạm vi công hiến cho một dân tộc.
Bên cạnh sự kế thừa và phát triển về lý tưởng, nhân vật cua A Saint- Exupéry còn mang dấu ấn của tư tưởng nhân văn Ở họ, không đơn thuần là mong muốn lập chiến công, bảo vệ đất nước mà là khát vọng hòa bình cho cả nhân loại, gieo hi vọng cho tắt cả loài người: "Trong một thế giới trở nên là sa mạc, chúng ta khát khao mong gặp lại bạn bè; vì bánh mì chia nhau giữa bạn bè đã làm cho ta chấp nhận các giá trị của chiến tranh Nhưng chúng ta không cần có chiến tranh mới bắt gặp được làn hơi ấm của những bờ vai kề cận trong cuộc cùng chạy đến chung một mục đích Chiến tranh lừa dối chúng ta Hờn thù nào có thêm được chút phan khởi nào trong cuộc chạy? Tại sao ta ghét bỏ nhau? Chúng ta đều gan chặt vào nhau, đều cùng chung một hành tinh cuốn hút đi, đều là hành khách của một con tau Và nếu việc các nền văn minh cần đối đầu nhau dé giúp nảy ra những tong thé mới, đó là điều tốt, thì việc chúng vồ căn nhau là một điều phi lý" [30, tr.
212-213] Nhân vật mang tắm lòng bao dung, nhân ái, đũng cảm, dám cắt lên tiếng nói bảo vệ chân lý, hòa trong khát vọng chinh phục, đưa nhân loại tiễn thêm một bước trong quá trình định hình vi trí của mình giữa vũ trụ bao la Đó là hình tượng mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa anh hùng đầu thế kỉ song cũng rất độc đáo, mới mẻ.
1.2 Việc dịch thuật A Saint-Exupéry ở Việt Nam
Trong quá trình tiếp nhận văn học, dịch thuật là công việc không thé thiếu.
Bởi không phải bất kì độc giả nào cũng đủ năng lực ngôn ngữ để tiếp cận văn bản sốc, vì thế sự tham gia của các dịch giả góp phần quan trọng trong việc xây dựng và mở rộng vốn đọc Do ảnh hưởng về lịch sử, chính trị, xã hội mà văn học Tây Âu được dịch chủ yếu ở Việt Nam là văn học Pháp và Đức nhưng văn học Pháp vẫn chiếm số lượng nhiều hơn cả Từ những năm cuối của thé kỉ XIX cho đến nay, đã có hàng loạt các dịch giả tham gia vào công việc đưa văn học Pháp đến gần hơn với độc giả Việt Nam như: Trương Vĩnh Ký, Huynh Tinh Của, Trương Minh Ký,
Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Tôn Gia Ngân, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Giang, Tuấn Đô, Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn, Phùng Văn Tửu, Bùi Giáng, Đặng Thị Hạnh, Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm, Trần Thiện Đạo, Châu Diên, Nguyễn Tan Dai, Nguyễn Thanh Long, Trac Phong, Tác pham văn học Pháp đầu tiên được dich sang tiếng Việt là truyện ngụ ngôn La Fontaine Chuyện Phang-sa diễn ra quốc ngữ, bao gồm 16 truyện do dịch giả Trương Minh Ký dịch vào năm 1884, được đăng trên báo Gia Định Cũng trên tờ báo này, năm 1885, ông tiếp tục dịch Les aventures de Telemque với tên Tê - Lê mạc phiêu liêu ký Đây là tiêu thuyết tiếng Pháp đầu tiên được chuyền ngữ sang tiếng Việt Xét trên phương diện lịch sử xã hội, mặc dù giai đoạn 1945 — 1975 diễn ra hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, nhưng việc dịch thuật văn học Pháp tại Việt Nam vẫn được tiếp diễn Ở không gian văn học miền Bac là các tác phẩm cô điền và các tác phẩm thuộc trào lưu văn học hiện thực Nếu như các tác phẩm thuộc chủ nghĩa hiện sinh ở miền Bắc bị lên án là chứa đầy mâu thuẫn, hời hợt thì chúng lại rất được đón nhận ở miền Nam.
MAT DAT, BAU TRỜI VÀ CÁC BIEU ĐẠT SINH THAI
Trong cuốn Phê bình sinh thái ở Việt Nam: Vạn vật, thiên tai và xã hội trong Thơ mới (1932 — 1945), tác giả Bùi Thi Thu Thủy — Phạm Phương Chi, có viết:
"Tu nhiên đã được chứng minh là một hình thức chiến lược làm gợi lên các cảm giác, cảm xúc về sự vận động về tâm trí của nhà thơ Các phương diện sáng tạo hay hủy diệt, hàn gắn vết thương hay làm an diu của tự nhiên được các nhà thơ đưa ra một cách rõ ràng dé làm nỗi bật các khía cạnh khác nhau trong quan điểm của họ về thế giới và con người" [33, tr 85] Tự nhiên tồn tại như một sinh thé bên ngoài con người, có đời sống riêng, sự vận động riêng, song vẫn nối kết với tâm hồn con người Từ tự nhiên, con người lí giải những quy luật của đời sống, của xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa tự nhiên với con người, hay giữa tự nhiên với văn học Vì vậy, dù là thơ, kịch hay tiểu thuyết cũng đều chan chứa hình ảnh của tự nhiên, mượn hình ảnh tự nhiên dé thé hiện tiếng lòng, đồng thời, tự nhiên cũng phóng chiếu một phan sâu kin trong tiềm thức của con người Thế giới tự nhiên trong thơ văn cũng trải qua những quá trình biến đổi theo lịch sử Trong thơ cỗ phương Đông, tự nhiên là một thế giới an nhiên, minh triết, tuần hoàn, bất biến, được nhìn dưới con mắt ước lệ, tượng trưng của bậc thi nhân Thiên nhiên vừa trầm lắng, vừa hùng vĩ, hết sức khoáng đạt, bao la Con người cũng sống hòa hợp trong thiên nhiên trường cửu, hữu tình, mùa nào thức nấy Thiên nhiên trong thơ trung đại ngoài những đặc điểm đã nêu trên thì còn biểu tượng cho những tư tưởng, tình cảm, đạo đức của người xưa đôi với xã hội, con người Đên thời kì lãng mạn,
35 thiên nhiên trong thơ mang một diện mao mới, một đời sống phong phú âm thầm vận động ở nội tại Thiên nhiên không còn tĩnh mich, vô tri vô giác mà có linh hon, là một chỉnh thé riêng. Ở phương Tây, như đã nói ở trên, thiên nhiên được phóng chiếu từ con mắt của nhân vật trữ tình Thời đại lãng mạn lẫy con người làm trung tâm, đề cao vai trò, khả năng vô hạn của con người Điều đó cũng góp phần khiến cho con người tách khỏi sự hòa hợp với thiên nhiên như thời quá khứ, mà nhìn thiên nhiên như một khách thê bên ngoài con người Nhân vật g1ữ một tâm thế và vị trí nhất định khi đối mặt với thiên nhiên Việc này được thể hiện rõ ràng trong các tiêu thuyết cua A Saint-Exupéry khi nhân vat của ông miêu tả những cảnh trí khác nhau từ trong buồng lái — với tư cách một người phi công ngắm nhìn thiên nhiên vũ trụ hay một con người ung dung bước đi trên mặt đất Hàng loạt các từ ngữ xác định
VỊ tri của con người trong không gian, tách biệt tự nhiên với con người: "trên troi",
"trong sắm chớp", "vòng qua biển", "xung phong trực tiếp vào rang Alcoy", "trên những vũng nước", "trong sa mạc", "phóng mắt nhìn ra bién", (Quê xứ con người) Phải tách mình khỏi không gian, chiêm ngưỡng nó như một thực thé riêng biệt thì người phi công mới thu được cảnh trí ấy vào trong mắt: "Tôi lại ra nữa và nhìn: tat cả đều trong veo Một ghénh đá ở bìa sân bay hiện rõ lên nền trời như trời đã sáng rồi Trên sa mạc, là một yên lặng lớn như trong một ngôi nhà ngăn nắp"
[30, tr 98]; "Anh đang yên lành vượt qua rặng núi Andes Tuyết mùa đông êm đềm phủ day núi" [27, tr 11] Có thé thấy, tâm thé của người phi công luôn ở một khoảng cách xa nhất định để nhìn ngắm, quan sát và cảm nhận thế giới thiên nhiên trong sự chuyển động tự thân của chính nó.
Trong các tiểu thuyết của A Saint-Exupéry, tự nhiên được nhìn qua đôi mắt lãng mạn của nhà văn phi công Vì thế nó có những điểm tương đồng nhất định
36 với phê bình sinh thái ở giai đoạn đầu, khi người ta chủ yếu tìm kiếm mối quan hệ giữa thiên nhiên và văn hóa, giữa con người và yếu t6 phi nhân Glotfelty tập trung xem xét phương điện nội dung và cách thức xây dựng tác phẩm trong sự quy chiếu đến thiên nhiên thực tại (vật lý) Bà cho rằng nghiên cứu văn chương từ góc độ phê bình sinh thái sẽ trả lời cho câu hỏi về cách thức thiên nhiên được thé hién như thé nào trong tác phẩm, về vai trò của bối cảnh vật lý trong tiêu thuyết, mức độ hòa hợp giữa giá trị, ý nghĩa của tác pham với trí tuệ sinh thái, các ân dụ về tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào lên cách con người cư xử với tự nhiên, mức độ ảnh hưởng của văn hóa lên mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên hay chỉ ra được đặc trưng của văn bản văn học viết về tự nhiên Như vậy, ở giai đoạn phê bình sinh thái cổ điển, phê bình sinh thái trong văn học có thé được xem như một tư duy theo hướng có những gan kết nghiêm túc hon với thé giới tự nhiên ngoại trừ con người Đến giai đoạn thứ hai, theo Buell "khi mà bất cứ diễn ngôn hay An dụ về môi trường — thuộc bat cứ thé loại nào — cũng thể hiện tính liên ngành của phê bình sinh thái Và cho đến giờ, việc nhận thức lại các vật thé văn hóa được làm từ ngôn ngữ - dù vật thé đó được cấu tạo từ ngôn ngữ một cách có thâm mĩ, một cách triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị hay là sự cộng gộp của tất cả, vẫn còn là trung tâm đối với phê bình sinh thái" [33, tr 72-73] Bên cạnh đó, Kerridge cũng gợi ý một phương diện đọc tác phẩm văn học từ góc nhìn phê bình sinh thái. Đó là tìm các an ý hay cách diễn đạt về môi trường, về tự nhiên trong tác phẩm dé từ đó phân tích ảnh hưởng (tích cực/tiêu cực) của chúng đến môi trường Ba tiểu thuyết của A Saint-Exupéry đều có một thế giới tự nhiên được xây dựng hệ thông và có những nét đặc trưng riêng biệt Chính những ân dụ về tự nhiên này đã làm phong phú thêm cho câu chuyện và lấp đầy chất thơ vào những áng văn.
2.1 Hệ thống biểu tượng ở bầu trời
Có thé nói, một trong những hình ảnh xuất hiện nhiều nhất trong các tiểu thuyết của A Saint-Exupéry chính là hình anh những vì sao Trong Bay đêm, các từ khóa về sao xuất hiện lần lượt là "sao trời" (1 lần), "chòm sao" (2 lần), "vì sao"
(4 lần), "sao" (5 lần), "ngôi sao" (6 lần) và "tỉnh tú" (13 lần) Với Quê xứ con người, trường từ vựng "vì sao" xuất hiện tổng cộng 33 lần và trong Hoàng tử bé là 44 lần Mỗi một hoàn cảnh xuất hiện, những vì sao mang vai trò, ý nghĩa riêng nhưng có thé khang định đây là một trong những biểu tượng quan trọng của các tác phẩm Những vi sao xuất hiện trên bầu trời, gắn liền với hành trình bay của nhân vật, đồng thời, chúng cũng khơi lên những suy tư, trăn trở nơi người phi công Chúng vô cùng thân thuộc, gần gũi, là hình ảnh mang ánh sáng và giàu ý nghĩa biểu trưng.
Trong thực tại, không phải một đài khí tượng thủy văn nào mà bóng đêm và những vì sao là đồng minh cho người phi công Với năng lực của mình, dựa vào sự quan sát, họ có thể dự đoán hướng đi của cơn bão và tìm thấy con đường phù hợp: “Cũng như chăng ai hiểu được, như tôi hiểu, cái nghĩa của đêm Bởi vì, nó làm da thịt tôi chú ý liền, cái cơn bão tuyết có lẽ đang soạn sửa kia, cái cơn bão tuyết sẽ làm phức tạp chuyến bay đầu của tôi Trên trời, các vì sao lần lượt tắt: những kẻ dao choi kia hiểu việc đó thế nào? Một mình tôi biết chuyện Ay là người ta thông tin cho tôi về vị trí của đối phương trước khi vào trận” [30, tr 16] Giống như Fabien trong Bay dém, dựa vào “những tia chớp cắm sâu vào trong miền đất” và “những pháp đài mây” mà dự đoán phạm vi của cơn dông vô cùng rộng lớn.
Trong Quê xứ con người, nêu như những đám mây bồng bénh là cam bay dụ dỗ người phi công, thì những vi sao lại là những vi cứu tinh vĩnh cửu Trong chuyến
38 bay cùng Néri, khi ho lạc lối vì các tín hiệu vô tuyến bị sai, chính những vì sao đã chỉ đường cho họ từ cõi tuyệt vọng trở về bình an Và chỉ khi đi lạc giữa muôn vàn vì sao như vậy, con người mới hiểu đâu là vì sao độc nhất, vì sao đích thực mà họ theo đuôi Trên "vì sao" ấy, có phong cảnh thân quen, có mái nhà, có tình yêu Có thé nói, nếu những vì sao chỉ đường cho chiếc máy bay đến đúng trạm nghỉ thì nó cũng chỉ lối cho trái tim đến đúng đích.
Về mặt ý nghĩa biểu tượng, những vì sao trong tiểu thuyết của A Saint- Exupéry gắn liền với sự lãng mạn “Theo Kinh Cựu Ước và đạo Do Thái, các vì sao tuân theo các ý muốn của Chúa Trời và có khi loan báo các ý muốn đó Như vậy các vì sao không chỉ là những vật vô hồn: mỗi vì sao có một thiên thần canh giữ” [22, tr 794] Có thé nói, vì sao được xem là biểu tượng của chúa Jesus Vì sao là đích đến, là biểu tượng của hi vọng và điều gì đó đẹp đẽ Trong đêm tối, những ngôi sao ấy thay lời chúa chỉ dẫn cho môn đồ của mình Đặc thù nghề nghiệp gắn liền với bầu trời, người phi công thân thuộc với các vì sao vô cùng.
Các vì sao vừa đại diện cho cái trường cửu lãng mạn, vừa là người bạn dẫn đường cho các phi công Giữa đêm tối mênh mông, vì sao chính là nguồn ánh sáng, như ngọn hải đăng soi sáng cho những chiếc máy bay trong biển đêm không lồ Cứ thé, vì sao trở thành biéu tượng của thé giới tinh than Người Do Thai cũng coi vì sao là biểu tượng cho sự tự do và hi vọng, có thê xuất phát từ câu chuyện về người Do Thái trong Kinh Thánh cổ điển, khi họ được giải thoát, trở về Jerusalem, họ nhìn thấy ánh sáng của một ngôi sao trên bầu trời và tin rằng đó là một điều kiện cho sự giải thoát của họ (theo tích Sự truyền giáo của Jericho) Đạo Hồi cũng quan niệm ánh sáng của vì sao không đơn thuần là ánh sáng vật lý mà nó còn mang ý nghĩa tinh thần thiêng liêng: "Vì sao này cũng 1a dang thần hiện, là biểu hiện của
Chúa Trời trong bóng đêm của đức tin, nhằm phòng giữ cho chúng sinh khỏi mắc
39 những cam bay trên con đường di tới với dang Tạo hóa của mình Ngôi sao đó không chỉ chiếu sáng trên bầu trời thực mà còn ở cả trong lòng người bị các nỗi đam mê làm cho mờ ám và coi như dam chìm trong bóng đêm của các dục vọng xác thit:
"Trong bóng đêm tăm tối tôi đã lạc khỏi con đường đi tìm kiếm Đạo
Vậy hỡi vì sao dẫn đường, xin hãy hiện ra ĐI tới đâu tôi cũng chỉ thấy nỗi lo sợ tăng thêm" (Shabestâri, HPBA, 129)”
Vì sao, vốn từ xa xưa đã được gửi gắm sứ mệnh dẫn đường và thắp sáng thiêng liêng Trong tiêu thuyết, ta thấy rõ biéu tượng của niềm hi vọng và tự do ở người phi công khi anh đắm mình suy tư trong buồng lái giữa chuyến bay đêm, hay khi anh lặng mình suy ngẫm giữa sa mạc Anh đi theo vì sao, thăng thắn đối diện với lòng mình Nếu so sánh với đời người, thì những vì sao tồn tại trường cửu, trong khi cuộc đời con người chỉ như cái chớp mắt của vũ trụ bao la Thậm chí, vì sao mà ta nhìn thay hôm nay cũng chỉ là ánh sáng của nó từ cả triệu năm trước Vì sao là minh chứng rõ ràng cho sự tồn tại của một không gian rộng lớn khác, của một đích đến trừu tượng bat khả thi (tại thời điểm đó) đối với người phi công nhiều mộng tưởng Những vì sao chỉ sáng khi bầu trời được bao phủ bởi bóng đêm và đêm cũng chỉ đẹp khi có những vi tinh tú tô điểm Từ hình anh ấy, con người liên hệ với chính bản thân mình: "muốn tỏa sáng bằng ánh sáng của bản thân, con người phải tu đặt mình vào trong các nhịp lớn của vũ trụ và hòa minh với các nhịp đó" [22, tr 799] Cứ thế, người phi công không chỉ hoàn thành nhiệm vụ chuyền thư của mình, mà từ trong khoang lái, anh hiểu ra sứ mệnh của nghề nghiệp và khát vọng thôi thúc từ chính bên trong tâm hồn mình.
MAT DAT, BẦU TRỜI VÀ TRIET LÝ NHÂN SINH
Mối quan hệ giữa sinh thái và tinh than đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ những năm 80 của thế ki XX Tuy nhiên, sinh thái học tinh thần chỉ thực sự tác động mạnh mẽ đến nhiều ngành khoa học và đi vào thực tiễn sau khi cuốn Spiritual Ecology: The Cry of the Earth (Sinh thái học tinh thần: Tiếng khóc của Trái đất) do llewellyn Vaughan-Lee chủ biên được xuất bản năm 2013 Các nhà nghiên cứu phương tây cho rằng sinh thái học tinh thần “là phản ứng tinh thần đối với cuộc khủng hoảng sinh thái hiện nay” [40] Theo nhà phê bình sinh thái Lỗ
Khu Nguyên (Trung Quốc), sinh thái tinh than là “sự thể hiện thái độ đạo đức va quan niệm giá trị của con người đối với thế giới tự nhiên, là linh hồn của văn minh sinh thái” Tiếp nhận và nghiên cứu các tài liệu về sinh thái tinh thần, TS Nguyễn Thị Tịnh Thy trong bài Sinh thái học tinh thần và những gợi dẫn cho nghiên cứu văn chương có đưa ra nhận định: “Sinh thai học tinh thần chủ yếu thé hiện qua ba kênh nghiên cứu và hoạt động: khoa học va học thuật, tôn giáo và tinh thần, các hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo và tỉnh thần liên quan chặt chẽ đến môi trường”
[37, tr 39] Bên cạnh đó, tác giả cũng khang định cách phân chia này có tính chất tương đối do sự giao thoa của các đối tượng trên Trong văn chương, sinh thái tinh thần được thể hiện thông qua những đề tài liên quan đến “quan niệm về hoang dã, trí tuệ sinh thái bản địa, ý thức sinh thái, đạo đức sinh thái, thần học sinh thái, nữ quyền sinh thái, ” [37, tr 39] Như vậy, có thé thấy khái niệm sinh thái tinh thần được hiểu theo nghĩa rất rộng Đó không chỉ bao gồm phản ứng của tinh thần với thé giới tự nhiên bên ngoài, mà chính bản thân thế giới tinh thần với những niềm
66 tin, tín ngưỡng, cảm xúc, đạo đức cũng là một môi trường sinh thái Chỉ khi con người ý thức và nhận thức về môi trường sinh thái ở tinh thần thì mới có khả năng đối diện với khủng hoảng sinh thái bên ngoài môi trường tự nhiên Tinh than ấy không chỉ nam ở cái “tôi” của con người mà còn nằm ở bản chất của mỗi sự vật, hiện tượng Thấu hiểu bản chất của chính mình, của sự vật, hiện tượng và xây dựng lại kết nối nguyên thủy, thuần túy, cân bằng giữa các đối tượng này chính là bước dau dé “chữa lành” cho con người và cho yếu tô sinh thái xung quanh.
Các yêu tổ khủng hoảng bên ngoài như ô nhiễm không khí, 6 nhiễm nguồn nước, trái đất nóng lên, mưa lũ, hạn hán, thật sự dễ dàng nhận biết Nhưng cơn khủng hoảng xuất phát từ thế giới tinh thần cũng khủng khiếp không kém Nó nguy hiểm ở chỗ diễn ra rat âm thầm, và có khi chính là mam mong dẫn đến những cư xử tôi tệ với hệ sinh thái tự nhiên Cơn khủng hoảng tinh thần lại được tiếp sức bởi những niềm tin vào thế giới vật chất được truyền bá trong văn hóa phương Tây bấy lâu nay Khi máy móc càng phát triển, nhiều khoa học chứng minh những điều ngược lại với tín ngưỡng cô xưa của loài người, thế giới tâm linh càng không được coi trọng Thomas Berry trong The Dream of the Earth nhận định: “Chúng ta chi nói chuyện với chính mình Chúng ta không nói chuyện với các dòng sông, chúng ta không lăng nghe gió và các vì sao Chúng ta phá vỡ cuộc trò chuyện tuyệt vời.
Bằng cách phá vỡ cuộc nói chuyện đó, chúng ta đã phá vỡ thế giới của mình Tất cả những thảm họa đang xảy ra hiện nay đều là hậu quả của chứng “tự kỷ” tỉnh thần” [40, tr 51].
Bên cạnh đó, can khang định, kết nối và xây dựng lại thế giới sinh thái tinh thần ở đây không phải theo nghĩa sùng đạo hay mê tín, hay một phép “nhân hóa” tầm thường mà là thừa nhận bản chất, giá tri của sự vật, hiện tượng, tôn trong anh hưởng và phản ứng của tâm trí theo mối quan hệ biện chứng dựa trên thực tiễn:
“Sinh thái học tinh thần không dựa vào bat kì một tôn giáo hay đường lối tâm linh nào, mà chủ yếu dựa vào sự thừa nhận bản chất thiêng liêng của tất cả các tạo vật”.
(Llewellyn Vaughan-Lee) [52] Con người cần ngưng phủ nhận những khủng hoảng nội tâm và ngừng coi môi trường bên ngoài là đối tượng để thuần túy khai thác, phục vụ cho nhu cau phát triển cũng như ý chí chinh phục Chỉ khi đó, con người mới tạo được sự cân bằng trong chính tâm hồn cũng như khắc phục những hậu quả đã gây ra cho thế giới tự nhiên bên ngoài, như nhận định của Thomas
Berry: “Chúng ta phải tuân theo các luật lệ ban sơ của lục dia nay, tôn kính mọi sinh vật sống — từ côn trùng thấp nhất đến đại bàng vĩ đại trên bầu trời; và có nghĩa vụ cúi đầu trước sự hùng vĩ của núi rừng, đồng cỏ, sa mạc, bờ biển Khi chúng ta có lòng biết ơn và quan tâm sâu sắc đến tất cả các sinh vật, chúng ta hàn gắn sự trống rỗng và khôi phục lại sự toàn vẹn bên trong của chính mình” [40, tr 51].
3.1 Nhận thức về bản thân
Với trong tâm nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và các yếu tố thuộc môi trường sinh thái, tác động qua lại giữa con người và không gian là điều mà các nhà phê bình rất chú trọng Xem xét các sáng tác của A Saint-Exupéry, nhân vật thường đưa ra những triết lí khi được đặt trong môi trường sa mạc Một điều tuyệt vời mà không gian sa mạc mang đến, đó là sự tĩnh lặng gần như tuyệt đối dé con người suy tư Trong đêm vắng lặng lạc giữa sa mạc, người phi công đã suy ngẫm thật nhiều về chính mình Gạt bỏ những tính toán trong buồng lái, những vật chat tam thường và ca những nỗi lo sợ, dọa nạt, anh nhận ra sự bay bồng trong tâm hồn chính anh Anh nhớ về kỉ niệm về mái nhà xưa, về tình cảm thiết tha và sự chăm sóc nâng niu như đối với một đứa trẻ của người vú già Chăng phải trước đây anh cho rằng cuộc sống của vú chỉ quân quanh dưới bóng râm của khu vườn hay sao? Rằng ngoài kia còn biết bao nhiêu cảnh trí lộng lẫy và lớn lao hơn? Nhưng
68 trong một thoáng chốc giữa sa mạc này, người phi công bất giác thấy người vú già của mình nói đúng Chuyến tai nạn và những hiểm nguy của sa mạc dường như tước đi của anh tất cả Giữa giờ phút trống trải này, anh khát khao có một mái nhà yên a Anh cũng phát hiện ra, rang cội rễ đích thực của mình ở đâu Nó chang phải là cái vĩnh hằng của vũ trụ, cái rộng lớn của không gian hay những nền văn minh anh nhìn thấy từ cửa số máy bay Cội rễ của anh xuất phát từ mái nhà yên ấm Và khi sa mạc trả lại cho anh thật nhiều yén tinh dé anh suy tư, những điều thực sự quan trọng trong cuộc đời anh cất lên tiếng nói từ tận tiềm thức Cái thứ giữ anh đứng trên mặt đất này là trọng lực, nhưng thứ giúp anh định vị mình trong cuộc đời chính là những gì thân thiết nhất với anh, là tình yêu quê hương, tình yêu gia đình Anh đã có thé nhìn vào sâu ban chat của sự vật dé hiểu ra ý nghĩa thật sự của nó: “Ôi, cái kì điệu của một ngôi nhà không phải ở chỗ nó che nắng che mưa làm sưởi ấm ta, cũng không phải vì ta sở hữu các tường vách Mà chắc chan là ở chỗ nó dần dà đạt tới lòng ta những thức dự trữ dịu dàng Ở chỗ nó cấu thành, trong đáy tim ta, cái trái núi mờ ảo ấy, từ đó, giống như nguồn suối, có những mo mộng ” [30, tr 77-78].
Giữa không gian cát mênh mông phủ, người ta cũng chứng kiến những cuộc nổi dậy của quân phiến loạn, chiến tranh, súng đạn, những người nô lệ đau khổ.
Song, ở đó cũng có tình bạn trân quý Người phi công đã dùng tất cả những mối quan hệ của mình dé cứu lấy Bark — người nô lệ tội nghiệp Anh chang phải tù binh chiến tranh mà chỉ là một người da đen bị bắt cóc và đánh đập, biến thành nô lệ Khi được trả tự do, anh còn cảm thấy thật nhiều bỡ ngỡ Anh thé hiện niềm tự hào về cái tự do của mình trong sự ngỡ ngàng của người bạn giúp đỡ Chính những tháng ngày bị làm nô lệ giữa sa mạc đã khiến anh hiểu ra rằng tiền bạc chỉ là vật ngoài thân, sự tự do, tự chủ, gắn kết, yêu thương giữa người với người mới là nhu
69 cầu thiết yếu Ngoài vẻ đẹp huyền bí của mình, sa mạc còn chất chứa cuộc đời, số phận của biết bao con người, kẻ chủ nô, tên cướp, người nô lệ, từ những con người ấy, sa mạc trở thành một vương quốc, một thế giới riêng, có đặc trưng văn hóa riêng Ở đó, cát dạy dỗ và phân loại con người, truyền lại cho người báu vật của sự than bí rất mực tâm linh: khát vọng khám phá và chinh phục Những giá trị cao đẹp phi thường ấy vượt lên trên mọi vật chất trong kiếp người ngắn ngủi, nó khiến con người vượt lên cái tầm thường, trở nên lớn lao, vĩ đại hơn: “Chúng ta được nuôi đưỡng bởi ma thuật của cát, những kẻ khác thì sẽ đào ở đây những giếng dầu mỏ và sẽ làm giàu vì hàng hóa của họ Nhưng họ sẽ đến quá chậm Bởi vì những vườn cọ cắm, hay bụi phan trinh trắng của các vỏ sé, chúng giao cho ta cái phần quý giá nhất của chúng: chúng chỉ dâng có một giờ thành khan mà thôi, và chúng ta được sống cái giờ thành khân đó” [30, tr 129-130] Cứ như vậy, phần thưởng được trao cho người xứng đáng, người khát khao có được cái bản chất nguyên vẹn của sự vật trên mọi bước đường khám phá.