1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh ở nước ta

218 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh ở nước ta
Tác giả Bùi Ngọc Cường
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Hồng Hạnh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật kinh tế
Thể loại Luận án tiến sĩ luật học
Năm xuất bản 2001
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 218
Dung lượng 52,26 MB

Nội dung

Chương 1: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VA VAI TRO CUA PHÁPLUẬT KINH TẾ TRONG VIỆC ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ DO KINH DOANH Những vấn đề lý luận về quyền tự do kinh doanh Vai trò của pháp luật kinh tế tr

Trang 1

BỘ GIÁO ĐỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HÀ NỘI- 2001

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trìnhnghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu

trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Bùi Ngọc Cường

Trang 3

Chương 1: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VA VAI TRO CUA PHÁP

LUẬT KINH TẾ TRONG VIỆC ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ

DO KINH DOANH

Những vấn đề lý luận về quyền tự do kinh doanh

Vai trò của pháp luật kinh tế trong việc đảm bảo quyền tự do

kinh doanh

Chương 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BAN CUA QUYỂN TỰ DO KINH

DOANH TRONG PHÁP LUẬT KINH TẾ Ở NƯỚC TA

HIỆN NAY

Quyền được đảm bảo sở hữu đối với tài sản

Quyền tự do thành lập doanh nghiệp

Quyền tự do hợp đồng

Quyền tự do cạnh tranh lành mạnh

Quyền tự do định đoạt trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ XÂY DUNG

VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KINH TẾ NHẰM ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ DO KINH DOANH Ở NƯỚC TA TRONG

THỜI GIAN TỚI

Những căn cứ cho việc hình thành những định hướng và giải pháp

Một số định hướng chủ yếu của việc hoàn thiện pháp luật kinh

tế dam bảo quyền tự do kinh doanh

Những giải pháp cụ thể xây dựng, hoàn thiện pháp luật kinh tế

dam bảo quyền tự do Kinh doanh

105.121

121132

196199200

206

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bất cứ nền kinh tế hàng hóa nào cũng tồn tại nhu cầu tự do kinhdoanh Tuy nhiên, trong các xã hội khác nhau và ở trong từng thời kỳ lịch sử

cụ thể thì mức độ đảm bảo việc thực hiện nhu cầu tự do kinh doanh cũng khác

nhau Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó pháp luật giữ vai tròđặc biệt quan trọng Lý luận và thực tiễn đã chứng minh hệ thống pháp luật là

một trong những nhân tố quyết định cho việc đảm bảo quyền tự do kinh

doanh Sự khác nhau về tính hoàn thiện, tính hiệu quả của hệ thống pháp luật

là một trong những nhân tố quyết định cho việc đảm bảo thực hiện quyền tự

do kinh doanh Thông thường, ở những quốc gia có hệ thống pháp luật đồng

bộ thống nhất, minh bạch, có hiệu quả là những nước có thể khơi dậy nguồn

hứng khởi cho các nhà kinh doanh, thu hút được các nguồn đầu tư cho sự pháttriển kinh tế Ở nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, do áp dụng cơchế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, tự do kinh doanh đã không được pháp luậtcông nhận và trên thực tế không tồn tại khái niệm "quyền tự do kinh doanh”

Trong các văn bản pháp luật cũng như các văn kiện chính thức của Đảng và

Nhà nước ta lúc đó khó có thể tìm thấy khái niệm "quyền tự do kinh doanh”

Đại hội Dang Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã dé ra đường lối đối

mới nói chung và cơ chế quản lý kinh tế nói riêng Theo đó, tự do kinh doanh

đã chính thức trở thành quyền pháp định Điều 4 Luật Công ty (1990) quy

định "trong khuôn khổ pháp luật, công ty có quyền tự do kinh doanh” Đến

Hiến pháp (1992) thì tự do kinh doanh đã trở thành quyền hiến định: "Công

dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật" (Điều 57) Ở

nước ta, quyền tự do kinh doanh là vấn đề còn rất mới mẻ trong khoa học pháp

lý Vì vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất, nội dung của quyền tự dokinh doanh, trên cơ sở đó thể chế hóa kịp thời và đây đủ những yêu cầu ma

Trang 5

quyền tự do kinh doanh dat ra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng O phương diện

này, pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng có vai trò quyết định

đối với việc đảm bảo tự do kinh doanh Do đó, việc nghiên cứu để tìm ra

những luận cứ khoa học, những định hướng và giải pháp cho việc xây dựng vàhoàn thiện pháp luật kinh tế đảm bảo tự do kinh doanh ở nước ta là đòi hỏi bức

thiết cả về lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trên thế giới, khái niệm quyền tự do kinh doanh từ lâu đã được sử

dụng khá phổ biến và rộng rãi Quyền tự do kinh doanh gắn liền với thuyết tự

do hóa kinh tế của Adam Smith Ông cho rằng, tự do trong kinh tế là tự do

chọn nghề, tự do hành nghề, tự do sở hữu và tự do cạnh tranh được pháp luật

đảm bảo

Quyền tự do kinh doanh ở nước ta gắn liền với quá trình đổi mới cơ

chế quản lý kinh tế Đặt ra yêu cầu bức xúc trong việc xây dựng và hoàn thiện

pháp luật kinh tế đang được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học thuộc

nhiều lĩnh vực Ở những phạm vi và mức độ khác nhau đã có khá nhiều công

trình trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vấn đề quyền tự do kinh doanh và

pháp luật kinh tế, như: Quyền con người trong thế giới hiện đại do TS Phạm

Khiêm Ích và GS.TS Hoàng Văn Hảo chủ biên; Pháp luật trong cơ chế thị

trường có sự quản lý của Nhà nước của PGS.TS Trần Ngọc Đường; Thựctrạng pháp luật kinh tế ở nước ta và các quan điểm đổi mới đưa pháp luậtkinh tế vào cuộc sống của PGS.TS Nguyễn Niên; Quan điểm pháp luật kinh tế

trong nên kinh tế thị trường của cố PGS.TS Trần Trọng Huu; Một số vấn dé

cấp thiết cần giải quyết để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của TS DuongĐăng Huệ; Pháp luật kinh tế nước ta trong bước chuyển sang kinh tế thịIrường của TS Nguyễn Như Phát; Môi trường pháp luật kinh tế đầy đủ phi

hợp với cơ chế thị trường của TS Hoàng Thế Liên; Pháp luật và quyền tự do

kinh doanh của PGS.TS Lê Hồng Hạnh; Hoàn thiện luật kinh tế ở Việt Nam

Trang 6

trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Luan án Phó Tiến sĩ

của Nguyễn Am Hiếu; Đổi mới và hoàn thiện khung pháp luật kinh tế trongđiều kiện kinh tế thị trường Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ của Nguyễn Minh

Mẫn; Quyển tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế Việt Nam, Luận văn

Thạc sĩ của Bùi Ngọc Cường

Ngoài ra, vấn đề hoàn thiện pháp luật kinh tế còn thu hút sự chú ý củanhiều đề tài khoa học thuộc dự án do các tổ chức quốc tế thực hiện như: Dự án

của UNDP mang tên Tăng cường năng lực pháp luật tai Việt Nam (Dự ánVIE/94/003), mà nội dung chính là xây dựng khung pháp luật kinh tê phù hợp

với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Nhìn chung, các bài viết, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cậpđến nhiều khía cạnh và ở các mức độ khác nhau của quyền tự do kinh doanh.Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về quyền

tự do kinh doanh, vai trò của pháp luật kinh tế trong việc đảm bảo quyền tự do

kinh doanh và nhất là thực trạng của pháp luật kinh tế trong việc đảm bảo

quyền tự do kinh doanh ở nước ta hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra những kiến

nghị để xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế đảm bảo quyền tự do kinh

doanh thì cho đến nay vẫn chưa có

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án

Căn cứ vào những quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng vàphát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, cũng như từ thực tiễn xây dựng pháp luật trong thờigian qua, mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ quan niệm về quyền

tự do kinh doanh, vai trò của pháp luật kinh tế đối với việc đảm bảo quyền tự

do kinh doanh Trên cơ sở đó tìm ra những định hướng, giải pháp nhằm xây

dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế đảm bảo quyền tự do kinh doanh ở nước ta

Để thực hiện mục đích đó, nhiệm vụ của luận án là:

Trang 7

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền tự do kinh doanh; từ đó xácđịnh đúng dan bản chất, nội dung, những yếu tố chi phối quyền tự do kinh doanh.

- Nghiên cứu, lý giải vai trò của pháp luật kinh tế trong việc đảm bảo

quyền tự do kinh doanh

- Phân tích, đánh giá thực trạng những nội dung cơ bản của quyền tự

do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành

- Đề ra những định hướng và giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện

pháp luật kinh tế đảm bảo quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam

4 Phạm vi nghiên cứu

Quyền tự do kinh doanh là vấn đề rất nhạy cảm có quan hệ mật thiếtvới nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội và pháp luật Pháp luật là phươngtiện quan trọng nhất đảm bảo cho quyền tự do kinh doanh được thực hiện vàphát huy giá trị tích cực trong cuộc sống Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung

nghiên cứu trong khuôn khổ pháp luật kinh tế Pháp luật kinh tế là bộ phậncấu thành của cơ chế kinh tế Với nội dung, cơ cấu, cơ chế điều chỉnh của

mình, pháp luật kinh tế có mối quan hệ mật thiết và có vai trò quan trọng,

trong việc đảm bao quyền tự do kinh doanh Pháp luật kinh tế được dé cậptrong luận án là khái niệm tổng hợp chỉ tổng thể các quy phạm pháp luật

thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau có quan hệ trực tiếp đến quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý nền kinh tế

Khi nghiên cứu hệ thống pháp luật kinh tế, luận án cũng chủ yếu chỉ đi

sâu nghiên cứu những chế định pháp luật có liên quan trực tiếp nhất với sự

hình thành và đảm bảo quyền tự do kinh doanh Vì vậy, hướng nghiên cứu củaluận án là luôn bám sát mối quan hệ giữa yêu cầu của quyền tự do kinh doanh

mà pháp luật kinh tế phải thể chế hóa và đảm bảo.

Tác giả của luận án cũng ý thức rằng để đảm bảo quyền tự do kinh

doanh cần phải giải quyết nhiều vấn đề thuộc các lĩnh vực khác nhau như cải

Trang 8

cách bộ máy hành chính, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, công chứcnhà nước, cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất kinhdoanh Đó là những vấn đề phức tạp cần phải được tiếp tục nghiên cứu ở cáccông trình khoa học pháp lý tiếp theo sau này.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm cơ bản

của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng và pháttriển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa Mà thực chất là dân chủ hóa trong đời sống kinh

tế - xã hội để phát huy mọi tiềm năng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước Luận án vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận

của triết hoc Mác - Lénin, của lý luận nhà nước và pháp luật, đặc biệt là lý

luận về pháp luật kinh tế trong điều kiện cơ chế kinh tế mới Trong đó, luận án

đặc biệt chú ý đến việc vận dụng phương pháp biện chứng, phương pháp lịch

sử để phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp trong quá trình giải quyết những

vấn đề mà đề tài đặt ra

6 Những đóng góp mới về khoa học và thực tiên của luận án

Luận án có những điểm mới sau:

- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống lýluận về quyền tự do kinh doanh

- Luận án phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật kinh tế đảm bảoquyền tự do kinh doanh ở nước ta hiện nay

- Luận án đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện những

chế định pháp luật quan trọng có liên quan trực tiếp đến việc đảm bảo thựchiện quyền tự do kinh doanh Trong đó, đáng chú ý là hình thức sở hữu pháp

nhân; thống nhất sự điều chỉnh pháp luật về doanh nghiệp; thống nhất sự điều

Trang 9

chỉnh pháp luật về hợp đồng Đó là những vấn đề mới mẻ trong khoa học pháp

lý nước ta hiện nay.

Về mat thực tiễn, trên cơ sở đánh giá thực trang pháp luật kinh tế dambảo quyền tự do kinh doanh ở nước ta, luận án đã đưa ra những kiến nghị cụ

thể góp phần vào hoạt động xây dựng pháp luật kinh tế của nước ta trong thời

gian tới, nhằm đảm bảo sự vận hành của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc

cơ bản là tự do kinh doanh

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụlục, nội dung luận án bao gồm 3 chương

Trang 10

Chương IQUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT KINH TẾ TRONG VIỆC ĐẢM BẢO

QUYỀN TỰ DO KINH DOANH

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH

1.1.1 Khái niệm kinh doanh và quyền tu do kinh doanh

1.1.1.1 Khái niệm kinh doanh

Dưới góc độ kinh tế, kinh doanh là một phạm trù gắn liền với sản xuất hàng hóa, là tổng thể các hình thức, phương pháp và biện pháp nhằm tổ chức

các hoạt động kinh tế, phản ánh quan hệ giữa người với người trong quá trình

sản xuất, phân phối, trao đổi tiêu dùng của cải vật chất xã hội nhằm mục đích

thu về mot giá trị lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu

Hoạt động kinh doanh gắn liền với quan hệ sở hữu và bị quan hệ sở

hữu chi phối Trong "Tu ban", C.Mác đã phân biệt rõ hai loại tu ban: tư bản sởhữu và tư ban chức nang Tư bản sở hữu là tư bản "chết", nằm yên; tư bản chức

năng là tư bản hoạt động, tư bản kinh doanh, làm cho tư bản “chết” thành tưbản "sống" Tùy thuộc vào tính chất của chế độ sở hữu sẽ có một chế độ kinhdoanh nhất định Mặt khác, quan hệ kinh doanh có tác động trở lại quan hệ sởhữu Quan hệ sở hữu quyết định bản chất xã hội của quan hệ kinh doanh, mụcđích và xu hướng vận động của nó Nhưng tự nó, quan hệ sở hữu không tạo ra

và không làm tăng thêm sản phẩm và giá trị Nó chỉ là điều kiện cơ bản và tiênquyết của kinh doanh Muốn làm được điều đó quan hệ sở hữu phải được thực

hiện thông qua quan hệ kinh doanh Nhờ có quan hệ kinh doanh mà quan hệ

sở hữu được thực hiện về mặt kinh tế, kinh doanh càng có hiệu quả thì mức độ

thực hiện sở hữu về mặt kinh tế càng cao Kinh doanh bao giờ cũng phục vụ

Trang 11

cho chê độ sở hữu, là hành động tiếp theo của sở hữu Do đó, kinh doanh đóngvai trò làm cho sở hữu từ chỗ tồn tại về mặt hình thức trở thành tồn tại hiện thực.

Với quan niệm đó, kinh doanh được chia thành nhiều kiểu, chế độ,lĩnh vực khác nhau, như kinh doanh trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn,kinh doanh trong nền kinh tế thị trường; kinh doanh tư bản chủ nghĩa, kinh

doanh xã hội chủ nghĩa; kinh doanh trong công nghiệp, kinh doanh trongnông nghiệp, kinh doanh trong thương nghiệp, kinh doanh trong vận tải Tuy

nhiên, dù phân chia như thế nào thì mục đích cuối cùng của kinh doanh là làmtăng thêm giá trị vật chất cho xã hội và đối với từng nhà kinh doanh thì đó

chính là lợi nhuận

Ở nước ta, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp trước đây đã

có quan niệm không đầy đủ, không đúng về kinh doanh Kinh doanh được

hiểu theo nghĩa rất hẹp, kinh doanh được coi là một phần của quá trình tái sảnxuất, cụ thể là chỉ gắn với hoạt động lưu thông, trao đổi, là buôn bán Thậm

chí, có người còn ác cảm với kinh doanh, coi kinh doanh là con đường dẫn tới

bóc lột Do vậy, chỉ có các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa (quốc doanh, tập

thể) mới được phép kinh doanh, còn các thành phần kinh tế khác thì bị hạn

chế và cấm đoán

Thực ra, kinh doanh như đã trình bày ở trên luôn gắn với quan hệ hàng

hóa - tiền tệ và quy luật giá trị Trong bất cứ phương thức sản xuất nào, còn

sản xuất hàng hóa và quy luật giá trị tồn tại khách quan thì còn kinh doanh vớitính cách là phương thức hoạt động kinh tế của con người

Ở nước ta, khái niệm kinh doanh được định nghĩa trong Luật Công ty

(1990) Theo quy định tại Điều 3 của đạo luật này thì: "Kinh doanh là việc

thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản

xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mụcđích sinh lợi" Khái niệm kinh doanh được khẳng định lại trong Luật Doanh

nghiệp (1999) (khoản 2 Điều 3)

Trang 12

Với khái niệm trên, kinh doanh đã được hiểu một cách day đủ, đúngdan bao gồm tất cả các hoạt động như: đầu tư, sản xuất, trao đổi, dịch vụ nếu

các hoạt động này nhằm mục đích sinh lợi Hoạt động này không nhất thiết

phải bao gồm tất cả các công đoạn để đạt đến kết quả cuối cùng mà chỉ cần

một trong các hoạt động nói trên là đủ, miễn sao hoạt động đó có mục đích

sinh lợi Với khái niệm này, kinh doanh có nội dung rất rộng và ở mức độ khái

quát có thể đưa ra những dấu hiệu đặc trưng sau:

- Kinh doanh là hoạt động mang tính nghề nghiệp Điều đó có nghĩa là

trong xã hội đã có những người, nhóm người, tổ chức mà nghề nghiệp chính

của họ là kinh doanh, sống bằng nghề kinh doanh Kinh doanh mang tính

thường xuyên, liên tục, ổn định và lâu dài.

- Kinh doanh là hành vi diễn ra trên thị trường Cụ thể, hoạt động kinh

doanh phản ánh mối quan hệ giữa các nhà kinh doanh với nhau, với xã hội nói

chung thông qua các quan hệ mua bán, trao đổi, tiêu dùng Những quan hệ

này tự nó phản ánh quan hệ hàng hóa- tiền tệ

- Mục đích của kinh doanh là lợi nhuận

Kinh doanh đã trở thành một nghề trong xã hội (và là nghề quan trọng

vì nó tạo ra của cải vật chất, tinh than để xã hội tồn tại và phát triển), do đó nó

có những đòi hỏi riêng về chủ thể cũng như điều kiện để hoạt động kinh doanh.

Một trong những đòi hỏi mang tính quy luật của nền kinh tế thị trường

là phải bảo đảm quyền tự do kinh doanh cho con người Vấn đề này bắt nguồn từyêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường là sự tồn tại những hình thức sởhữu khác nhau, của quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh Đồng thời nó cũng phù

hợp với xu thế vận động phát triển của xã hội trong thế giới văn minh hiện đại

1.1.1.2 Khái niệm quyền tự do kinh doanh

Quyền tự do kinh doanh là một bộ phận hợp thành trong hệ thống cácquyền tự do của công dân Để có quan niệm đúng đắn về nó, trước hết cần tìm

Trang 13

hiểu để nhận thức đầy đủ nội ham các khái niệm quyền con người, quyền

công dân nói chung dưới góc độ lịch sử, nguồn gốc và bản chất

Quyền con người (nhân quyền), quyền công dân (dân quyền) luôn là

mối quan tâm của nhân loại ở mọi thời kỳ lịch sử Mỗi bước phát triển của lịch

sử xã hội loài người đều gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp, cách mạng xã

hội nhằm giải phóng con người

Trong lịch sử tư tưởng nhân loại có các quan niệm khác nhau về sự rađời, bản chất của quyền con người

Trước khi học thuyết "pháp luật tự nhiên” ra đời, trong lịch sử nhân

loại đã từng có quan niệm (tuy còn ít và rời rạc) cho rằng con người mang

thuộc tính tự nhiên, con người ra đời đương nhiên có quyền tự do Quyền tự docủa con người không do ai ban phát Quyền con người xuất hiện trước khi có

Nhà nước, pháp luật Trong điều kiện lịch sử cụ thể đó, quan niệm này thể

hiện khát vọng của con người, khi mà các quyền tự do của họ bị chà đạp, nhucầu về quyền tự do đã trở nên bức xúc Lúc đó người ta thường tìm đến tính

chất tự nhiên "tạo hóa", "bam sinh" các quyền tự do của con người Nhận xét

về quan niệm này, GS.TS Hoàng Văn Hảo viết: "Quan niệm này thể hiện tính

triết học nhân bản, nhưng khó tránh khỏi tính trừu tượng phi lịch sử, khó tránhkhỏi tính chất ảo tưởng khi xác định nội dung các quyền con người, quyềncông dân trong đời sống thực tiễn” [11, tr 13]

Đến thế ky XVII, XVIII các nhà tư tưởng, nhà cai cách lỗi lạc như

Locke, Rousseau đã đưa ra học thuyết "pháp luật tự nhiên nhân” Theo quan

niệm của thuyết "pháp luật tự nhiên nhân" thì quyền con người là đặc quyền tu

nhiên, quyền tự nhiên, "pháp luật tự nhiên" đứng trên, cao hơn pháp luật Nhanước Locke cho rằng các quyền cơ bản, tự nhiên của con người bao gồm:quyền sống, quyền được tự do và quyền có tài sản Thuyết pháp luật tự nhiên

ra đời có nguyên nhân lịch sử của nó Ở thời kỳ đó, xã hội phong kiến châu

Âu đang thống trị bởi hai thứ quyền lực là "Vương quyền" - quyền lực của

Trang 14

Nhà nước và "Than quyền" - quyền lực của chúa trời Thế ky thứ XVII, XVIII,

chế độ quân chủ đã được thiết lập ở hầu hết các nước phong kiến châu Âu và

đạt đến đỉnh cao của sự tha hóa, nô dịch Đó cũng là thời kỳ các Vua coi

Chúa, Thánh thần là đồng minh để hợp pháp hóa uy quyền của họ Sự liênminh quyền lực giữa "Vương quyền” và "Than quyền" đã chà dap thô bạo cácquyền con người Vì lẽ đó, thuyết "pháp luật tự nhiên" ra đời nhằm thể hiện

nhu cầu tự do của con người, khẳng định quyền con người là tự nhiên vốn có Thuyết pháp luật tự nhiên ra đời để chống lại, phủ nhận quyền lực, pháp luật

của Nhà nước (Vương quyền), quyền lực, luật lệ của Nhà thờ thiên chúa giáo

(Thần quyền)

Xét về mặt lịch sử, thuyết pháp luật tự nhiên mang giá trị nhân bản,nhân đạo về con người Nó đưa ra những tư tưởng, nguyên tắc để bảo vệ quyền

cá nhân con người trước quyền lực nhà nước Những giá trị đó về sau đã được

thấm nhuần, được tiếp thu trong khoa học chính trị, pháp lý ở các nước tư sản.Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 coi quyền con người là quyền sống,

quyền tu do và quyền mưu cầu hạnh phúc Tuyên ngôn về quyền con người

của Liên Hợp Quốc 1948 đã đề ra 30 điều có tính nguyên tắc về quyền con

người Các Công ước của Liên Hợp Quốc khẳng định lại và cụ thể hóa thêm

những nguyên tắc đó thành các quyền trong các lĩnh vực: chính trị, dân sự,

kinh tế, văn hóa và xã hội

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin luôn đặt con người cũng nhưquyền con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội Quyền tự do của conngười là khái niệm mang tỉnh lịch sử, hình thành và phát triển trong cuộc đấutranh giai cấp vì sự tiến bộ xã hội Quyền tự do của con người không phải là

khái niệm trừu tượng, cũng không chỉ là quyền cá nhân con người mang tính

tự nhiên bẩm sinh, mà luôn gắn với trình độ phát triển và tiến bộ xã hội, chịu

sự chi phối của chế độ chính trị, chế độ kinh tế Khái niệm quyền tự do củacon người không thể đặt trừu tượng bên ngoài Nhà nước và pháp luật Quyền

Trang 15

tự do của con người phản ánh mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân Với

quan niệm đó, quyền con người được xem là giá trị được xã hội hóa, nghĩa là

phải được Nhà nước ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật thì mới trở thành

hiện thực.

Một mat, quyền con người mang tính chất tự nhiên, do đó

không phải Nhà nước (hoặc bất cứ ai) là kẻ ban tặng cho con người

cái quyền vốn có của họ Mặt khác, khi chưa được Nhà nước quyphạm hóa bằng pháp luật thì các quyền con người chưa được xã hội

thừa nhận, cũng có nghĩa là chưa chính thức ra đời Vai trò của Nhà

nước chính là ở chỗ đáp ứng được nhu cầu về quyền cá nhân conngười trong xã hội, biết phát hiện nhu cầu hiện thực của việc xuất

hiện các quyền con người để sớm thể chế hóa và bảo vệ bằng pháp

luật [11, tr 19]

Cũng cần lưu ý là khái niệm quyền con người và khái niệm quyền

công dân là không đồng nhất, xét về cả hai phương diện chủ thể và nội dung.Quyền con người là khái niệm rộng hơn khái niệm quyền công dân Kháiniệm quyền công dân mang tính xác định gắn liền với mỗi quốc gia, được

pháp luật của mỗi quốc gia quy định, khái niệm quyền công dân không chứa

đựng hết khái niệm quyền con người Về phương diện chủ thể, quyền công

dân là cá nhân được xác định là công dân (có quốc tịch) trong khi đó chủ thể

quyền con người ngoài những cá nhân là công dân còn bao gồm cả nhữngngười không phải là công dân (người nước ngoài, người không có quốc tịch,người bị pháp luật tước quyền công dân) Những người này tuy không đượchưởng quyền công dân nhưng vẫn được hưởng các quyền con người với tưcách là một thực thể tự nhiên - xã hội

Ở Việt nam cũng như các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, quyền conngười ít được nói đến, được mặc nhiên đồng nhất với quyền công dân Trongcác văn bản pháp luật chỉ sử dụng thuật ngữ quyền công dân Trong quá trình

Trang 16

đổi mới do Dang ta dé xướng, những tri thức hợp lý của nhân loại đã va dang

được chúng ta tiếp thu Điều 50 Hiến pháp (1992) nước ta quy định: "Ở nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân

sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng thể hiện ở các quyền công dân và

được quy định trong Hiến pháp và pháp luật." Như vậy, có thể khẳng định

rằng, việc ghi nhận va bảo đảm thực hiện tốt các quyền công dân cũng chính

là đã thực hiện nội dung cơ bản của quyền con người

Các quyền tự do của công dân rất đa dạng, liên quan đến mọi mặt củađời sống xã hội Trong hệ thống các quyền tự do đó thì quyền tự do kinhdoanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Giá trị to lớn của quyền tự do kinh

doanh thể hiện ở chỗ nó là tự do trong hoạt động kinh tế Hoạt động kinh tế

luôn giữ vị trí trung tâm trong đời sống xã hội, quyết định các hoạt động khác

Từ quan niệm chung về quyền tự do của con người, cho phép chúng ta

khẳng định: Quyền tự do kinh doanh là một phạm trù pháp lý Dưới góc độ này,

quyền tự do kinh doanh được hiểu theo nghia chủ quan và nghĩa khách quan

+ Theo nghĩa chủ quan hay nhìn nhận dưới góc độ quyền chủ thể: quyền tự do kinh doanh được hiểu là khả năng hành động một cách có ý thức

của cá nhân hay pháp nhân trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.Theo nghĩa này, quyền tự do kinh doanh bao hàm những khả năng mà cá nhân

hay pháp nhân có thể xử sự như: tự do đầu tư tiền vốn để thành lập doanh

nghiệp, tự do lựa chọn mô hình tổ chức kinh doanh; tự do lựa chọn đối tác để

thiết lập các quan hệ kinh tế, tự do cạnh tranh, tự do định đoạt trong việc giảiquyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh Những khả năng xử

sự này là thuộc tính tự nhiên của cá nhân (hay pháp nhân) chứ không phải do

Nhà nước ban tặng Song những khả năng xử sự đó muốn trở thành hiện thực

thì phải được Nhà nước thể chế hóa bằng pháp luật và khi đó nó mới trở thành

"thực quyền” Cũng chính vì vậy mà quyền tu do kinh doanh với tu cách là

quyền năng chủ thể cũng có giới hạn nhất định, vì như Lênin từng chỉ rõ:

Trang 17

"Sống trong một xã hội mà lại thoát khỏi xã hội ấy để được tự do, đó là điều

không thể được" [56, tr 127]

+ Theo nghĩa khách quan hoặc được xem xét dưới góc độ là một chế

định pháp luật: quyền tự do kinh doanh là hệ thống các quy phạm pháp luật và

những đảm bảo pháp lý do Nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện cho các cá

nhân hay pháp nhân thực hiện quyền chủ thể nói trên Với quan niệm đó,quyền tự do kinh doanh - một mặt bao gồm những quyền mà họ được hưởng;

mặt khác, đó là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước

khi thực hiện chức năng quản lý của mình phải tôn trọng, bảo vệ những quyền

của chủ thể kinh doanh Hai mặt này tồn tại thống nhất trong chế định pháp lý

tự do kinh doanh Nếu chỉ thừa nhận những quyền của chủ thể mà không đảmbảo cho nó những điều kiện để thực hiện thì quyền tự do kinh doanh cũng chỉ

mang tính hình thức mà thôi

Tóm lại, theo chúng tôi, quan niệm về quyền tự do kinh doanh phải được

nhìn nhận, xem xét một cách toàn diện trên những khía cạnh cơ bản sau đây:

Một là, quyền tự do kinh doanh là một phần hợp thành và đóng vai trò

quan trọng trong hệ thống các quyền tự do của con người Như vậy, quyền tự

do kinh doanh phải được xem như là một giá trị tự thân của con người mà Nhà

nước phải thừa nhận và bảo vệ chứ không phải là sự ban phát, trao tặng

Hai là, quyền tự do kinh doanh có trở thành hiện thực và phát huy tác

dụng trong thực tiễn hay không, tùy thuộc vào việc Nhà nước có đáp ứng đượcnhững đòi hỏi mà quyền tự do kinh doanh đặt ra để kịp thời thể chế hóa và bảo

vệ bằng pháp luật

Ba là, quyền tự do kinh doanh của công dân tồn tại như một nhu cầutất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, nó phải là mục tiêu mà Nhà

nước hướng tới nếu như muốn thực hiện địa vị hợp pháp, tính nhân văn tiến bộ

trong quá trình thực hiện quyền thống trị của mình

Trang 18

1.1.2 Nội dung của quyền tự do kinh doanh

1.1.2.1 Căn cứ xác định nội dung quyền tự do kinh doanh

Xác định đúng dan, đầy đủ những yếu tố hợp thành quyền tự do kinhdoanh có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng Trước hết, nó giúp chúng ta

hiểu biết một cách toàn diện, có hệ thống về những yếu tố hợp thành quyền tự

do kinh doanh, vị trí vai trò của từng yếu tố và mối quan hệ giữa chúng Từ đó,

có căn cứ khoa học để hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tự do kinh doanh

Việc xác định này còn giúp cho các nhà kinh doanh nắm được những quyền

mà họ được làm, cách thức thực hiện những quyền đó như thế nào Đối với các

cơ quan nhà nước, công chức nhà nước, khi thực hiện chức năng quản lý củamình, có nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm những quyền đó cho nhà kinh doanh

Để đảm bảo tính khách quan, việc xác định nội dung của quyền tự do kinhdoanh cần phải dựa vào hai căn cứ sau:

Thứ nhất, căn cứ vào đặc điểm của nền kinh tế thị trường để xác định

nội dung quyền tự do kinh doanh Những tính chất và đặc điểm của nền kinh

tế thị trường quy định nội dung, tính chất của các quan hệ kinh tế, đồng thời

cũng xác định nội dung của hoạt động kinh doanh Để xác định những nội

dung cụ thể của quyền tự do kinh doanh phải căn cứ vào yêu cầu nội tại của

bản thân quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tức là những yêu cầu mà

hoạt động sản xuất kinh doanh đặt ra cho các nhà kinh doanh Ở mức độ khái

quát có thể hình dung những việc mà các nhà kinh doanh phải thực hiện:Trước hết tạo nguồn vốn, tài sản; tiếp theo lựa chọn ngành nghề kinh doanh;tiến hành thành lập doanh nghiệp, dang ký kinh doanh, Trong quá trình hoạtđộng, các nhà kinh doanh phải thực hiện rất nhiều hành vi khác như: thiết lập

các quan hệ kinh doanh (liên doanh, liên kết; mua bán, trao đổi, thực hiện các

dịch vụ ) Tất cả những công việc đó, khi đã được pháp luật thừa nhận và

được bảo đảm, sẽ trở thành quyền của các nhà kinh doanh, tạo thành nội dungcủa quyền tự do kinh doanh

Trang 19

Thứ hai, căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành để xác định nội dung của quyền tự do kinh doanh Như đã khẳng định, quyền tự do kinh doanh

trước hết là quyền chủ thể, song nó phải được pháp luật thừa nhận và đảm bảo

thì mới trở thành thực quyền Điều này cho thấy nếu chỉ căn cứ vào yêu cầu

nội tại của hoạt động kinh doanh để xác định nội dung quyền tu do kinh doanh

thì sẽ chủ quan và sinh ra tùy tiện Trong thực tiễn, có những yêu cầu, những đòihỏi của hoạt động kinh doanh khi chưa được Nhà nước thể chế hóa hoặc thừa

nhận thì các nhà kinh doanh cũng chưa được phép tiến hành Chẳng hạn, nhưnhu cầu tạo vốn để kinh doanh thông qua việc góp vốn thành lập công ty là yêu

cầu nội tại của hoạt động kinh doanh Nếu Nhà nước không ban hành Luật Công

ty thì các nhà kinh doanh cũng không thực hiện được quyền góp vốn để thành

lập công ty Dựa vào căn cứ này ta thấy rõ mức độ hoàn thiện của nội dung quyền

tự do kinh doanh luôn phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện pháp luật Việc mởrộng hay hạn chế nội dung quyền tự do kinh doanh do pháp luật quy định phùhợp với điều kiện kinh tế khách quan mà ở đó quyền tự do kinh doanh tồn tại

1.1.2.2 Những nội dung cụ thể của quyền tự do kinh doanh

Quyền tự do kinh doanh được hiểu là hệ thống các quyền gắn với chủthể kinh doanh, mà chủ yếu và trước hết là:

- Quyền được đảm bảo sở hữu đối với tài sản;

- Quyền tự do thành lập doanh nghiệp (trong đó bao hàm quyền tự do lựa

chọn ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh, lựa chọn mô hình doanh nghiệp);

- Quyền tự do hợp đồng;

- Quyền tự do cạnh tranh theo pháp luật;

- Quyền tự định đoạt trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp;

Các quyền tự do trên có mối quan hệ hữu cơ tạo thành thể thống nhất

của nội dung quyền tự do kinh doanh Quá trình phát triển của nền kinh tế

chắc chắn sẽ làm phong phú thêm nội dung của quyền tự do kinh doanh

Trang 20

a) Quyền được dam bao sở hữu đôi với tài san

Sở hữu là hình thức xã hội của việc chiếm hữu Nó phản ánh mối quan

hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất về việc chiếm hữunhững của cải vật chất trong xã hội, mà trước hết là tư liệu sản xuất Các hình

thức sở hữu được pháp luật ghi nhận trở thành chế độ sở hữu Chế độ sở hữu là

vấn đề cơ bản nhất của một chế độ kinh tế - xã hội

Đối với quyền tự do kinh doanh thì quyền sở hữu tư liệu sản xuất giữ

vị trí vai trò quan trọng nhất; nó được coi là nền tảng, là tiền đề cho việc hìnhthành và thực hiện quyền tự do kinh doanh Chỉ khi được sở hữu tư liệu sản

xuất thì người ta mới có thể dùng tài sản đó đầu tư vào hoạt động sản xuất kinhdoanh Không ai có thể tiến hành đầu tư để kinh doanh nếu không sở hữu một

số tư liệu sản xuất, hàng hóa hay giá trị nhất định Người nắm giữ sở hữu tài sản

sẽ nam quyền quản lý, quyền phân phối thu nhập Điều này đã được thực tiễnchứng minh ở các nước tư bản chủ nghĩa, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất được

coi là nguyên tắc "bất khả xam phạm” và gắn liền với nó là quyền tự do kinh

doanh được coi là lẽ tự nhiên, là điều "thiêng liêng” mà Nhà nước phải bảo vệ.

Ở nước ta cũng như ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa trước đây, do

nhận thức chủ quan, duy ý chí, chúng ta đã nóng vội thiết lập chế độ công hữu

đối với tư liệu sản xuất trên phạm vi toàn xã hội Sở hữu tư nhân đối với tư liệu

sản xuất không được thừa nhận, do đó không tồn tại khái niệm quyền tự dokinh doanh Từ khi chúng ta tiến hành đổi mới mọi mặt trong đời sống kinh tế -

xã hội thì quan niệm về quyền sở hữu đã có sự thay đổi cơ bản Nền kinh tế

nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu khác nhau

Sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất đã chính thức được thừa nhận Quyền

tự do kinh doanh - quyền cơ bản của công đân - đã chính thức trở thành hiện

thực trong đời sống kinh tế - xã hội nước ta

Quyền được đảm bảo sở hữu đối với tài sản có tác động tích cực, mạnh

mẽ đến các quyền tự do khác, như: tự do thành lập doanh nghiệp, tự do hợp

iki ¥if N j

ĐI |

Trang 21

ký kinh doanh Khi thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, vấn đề sở

hữu bao giờ cũng nổi lên hàng đầu Chẳng hạn, như việc thành lập, đăng ký

kinh doanh đối với công ty thì vấn đề góp vốn, cơ chế góp vốn luôn có ý nghĩa

quyết định Theo PGS.TS Lê Hồng Hạnh, "việc góp vốn là cơ sở hình thành sởhữu doanh nghiệp Bản thân vấn đề góp vốn cũng là vấn đề thuần túy mangtính chất sở hữu” [9, tr 21]

Mat khác, quyền sở hữu tư liệu sản xuất đã tác động tích cực làm đa danghóa, phong phú thêm các loại hình doanh nghiệp Trước đây, pháp luật chỉ thừa

nhận sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể nên trong nền kinh tế nước ta hầu hết tồn

tại doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã Từ khi pháp luật nước ta thừa nhận

nhiều hình thức sở hữu đã xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp mới như cácloại công ty, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Đối với quyền tự do hợp đồng thì vai trò của quyền sở hữu tư liệu sản

xuất càng có vai trò quan trọng Theo lôgíc của hợp đồng thì không ai có thểmua bán, trao đổi hàng hóa, nếu không xác định được sở hữu của người bán

đối với tài sản là đối tượng của hợp đồng Trong quá trình kinh doanh, các

quan hệ kinh tế được thiết lập bởi sự thúc đẩy của lợi ích Lợi ích chỉ có thể có

được khi các quan hệ đó được hình thành trên cơ sở tự do ý chí Sự tự do ý chí

trong hợp đồng là biểu hiện của việc thực hiện quyền sở hữu của các chủ thể

trong quan hệ hợp đồng Quan hệ hợp đồng chính là sự vận động tự do củavốn và hàng hóa (hợp đồng là hình thức của quan hệ hàng hóa - tiền tệ xétdưới góc độ kinh tế) Suy cho cùng thì bản chất của hợp đồng là sự vận động

của quan hệ sở hữu Thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ta hiện

Trang 22

nay đã khang định vai trò của quyền sở hữu tu liệu san xuất đối với quyền tự

do hợp đồng Các quan hệ kinh tế hiện nay đã phát triển sống động, đa dạng(thông qua hợp đồng) trên các lĩnh vực của nền kinh tế trong nước cũng như

với nước ngoài; giữa các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau;

giữa các nhà kinh doanh trong nước với các thương gia nước ngoài.

Để thực hiện được quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất thì các điều

kiện sau đây cần phải được đáp ứng:

- Mở rộng các đối tượng có khả năng trở thành chủ sở hữu tư liệu sản xuất

- Quy định nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất; các hình thức sở

hữu phải được đối xử bình đẳng.

- Tao cơ sở cho su phát triển tự giác các hình thức sở hữu tồn tại với

những đặc trưng vốn có của chúng

- Đảm bảo việc chuyển dịch sở hữu được thuận lợi, nhanh chóng, an

toàn và sinh lợi

- Mở rộng khách thể của quyền sở hữu

- Phải có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ các hình thức sở hữu

khác nhau đối với tư liệu sản xuất Chủ sở hữu phải có những biện pháp pháp

ly để bảo vệ quyền sở hữu của mình

b) Quyền tự do thành lập doanh nghiệp

Quyền tự do thành lập doanh nghiệp là nội dung cơ bản, quan trọngtrong hệ thống các quyền tự do kinh doanh Vị trí, vai trò quan trọng đó được

thể hiện ở chỗ công dân muốn trở thành nhà kinh doanh hợp pháp (có tư cách

pháp lý hợp pháp) thì họ phải tiến hành đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà

nước có thẩm quyền Khi đã tiến hành đăng ký kinh doanh (được công nhận tư

cách pháp lý) thì lúc đó họ mới có tư cách của nhà kinh doanh và mới được

phép tiến hành các hoạt động kinh doanh như: sản xuất, trao đổi, mua bán.thực hiện các dịch vụ Như vậy, quyền tự do thành lập và đăng ký kinh doanh

Trang 23

là cơ sở để cá nhân, pháp nhân được Nhà nước công nhận là chủ thể kinh doanh

hợp pháp, là tiền đề để họ tiến hành các hoạt động kinh doanh khác TS DươngĐăng Huệ cho rằng, thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh chưa có nội

dung kinh tế, nhưng nó là tất yếu, là cần thiết, là tiền dé để hình thành các

quan hệ kinh tế thuần túy - quan hệ sản xuất kinh doanh đích thực [21, tr 3]

Nói đến quyền tự do thành lập và đăng ký kinh doanh chúng ta hiểurằng đây là quyền của cá nhân hay pháp nhân trong việc tạo lập tư cách pháp

lý thông qua các thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh Không ai có quyền

can thiệp, ngăn cản trái phép quyền thành lập và đăng ký kinh doanh của họ.Đồng thời với quyền của cá nhân, pháp nhân là nghĩa vụ của cơ quan nhà nướcphải tạo những điều kiện đảm bảo cho họ thực hiện quyền của mình Vấn đề

đặt ra là: cá nhân, pháp nhân muốn có tư cách của nhà kinh doanh hợp pháp

lại phải tiến hành thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh Điều nay có vi

phạm quyền tự do kinh doanh hay không? Trước hết, cần khẳng định rằng,

việc thành lập và đăng ký kinh doanh là thủ tục hành chính thông thường

nhằm thừa nhận tư cách pháp lý cho các nhà đầu tư và thể hiện sự quản lý của

Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế Khi cá nhân, pháp nhân đã nộp đủ hồ

sơ hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp giấy đăng ký kinh

doanh cho họ Việc cấp giấy đăng ký kinh doanh là góp phần tích cực vàohoạt động quản lý nhà nước, đồng thời cũng chính là bảo vệ lợi ích cho bản

thân nhà kinh doanh

Theo TS Dương Đăng Huệ thì "trong xã hội văn minh con người được

tự do kinh doanh, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không phải làm bất cứ

một thủ tục pháp lý nào trước khi trở thành nhà kinh doanh Ở các nước phát triển, thủ tục này đơn giản, gọn nhẹ được thực hiện thông qua hình thức đăng

ký kinh doanh” [21, tr 2]

Gắn liền với quyền thành lập và đăng ký kinh doanh là quyền tự do lựachọn ngành nghề kinh doanh; hình thức tổ chức trong kinh doanh và địa điểm

Trang 24

kinh doanh Khi thực hiện quyền tự do thành lập va dang ký kinh doanh, cácchủ thể kinh doanh đã quyết định lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho mình.

Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn, điềukiện và khả năng của các nhà kinh doanh, dựa trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu thị

trường Sự lựa chọn này có tác dụng rất lớn đến sự nghiệp kinh doanh của nhà

doanh nghiệp trên thương trường Không ai có quyền can thiệp trái phép vàoquyền này của họ, bởi lẽ người chịu trách nhiệm về những kết quả kinh doanh

chính là các chủ doanh nghiệp Quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanhtạo ra khả năng rộng lớn cho nhà kinh doanh trong việc tìm hiểu nhu cầu thị

trường Ngành nghề kinh doanh rất đa dạng, phong phú, có thể là trong công

nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng, dịch vụ Trong từng lĩnh vực đó lại chiathành những lĩnh vực nhỏ hơn tạo nên sự đa dạng muôn màu muôn vẻ của đời

sống kinh doanh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh cũng bị giới hạn bởi một số lĩnhvực có liên quan đến an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội Trên cơ sở lựachọn ngành nghề kinh doanh, các nhà đầu tư có quyền tự do lựa chọn hình

thức tổ chức kinh doanh phù hợp với điều kiện của mình Các nhà đầu tư cóthể thành lập và đăng ký kinh doanh theo mô hình công ty cổ phần, công ty

trách nhiệm hữu hạn hoặc doanh nghiệp tư nhân

Một quyền tự do không kém phần quan trọng của các nhà đầu tư là lựa

chọn địa điểm kinh doanh Địa điểm kinh doanh là nơi mà họ tiến hành các

hoạt động kinh doanh, nó không chỉ phản ánh tính không gian của hoạt động

kinh doanh mà tự nó còn có ý nghĩa pháp lý quan trọng

Lua chọn ngành nghề kinh doanh, hình thức tổ chức trong kinh doanh,địa điểm kinh doanh là những quyết định đầu tiên của nhà kinh doanh Thừa

nhận quyền tự do này chính là tôn trọng quyền định đoạt của chủ sở hữu vàtạo ra khả năng thuận lợi ban đầu cho sự nghiệp kinh doanh của họ; đồng thờicũng giúp họ trả lời ba câu hỏi cơ bản mà nền kinh tế thị trường đặt ra Đó là

Trang 25

"sản xuất cái gi?", "sản xuất như thế nào?” và "san xuất cho ai?" Lua chọn

ngành nghề kinh doanh và địa điểm kinh doanh chính là việc nhà kinh doanh

trả lời câu hỏi "sản xuất cái gì” và "san xuất cho ai" Lựa chọn hình thức kinh

doanh, nhà kinh doanh sẽ giải đáp được câu hỏi "sản xuất như thế nào, bằng

cách gi”.

Tôn trọng quyền tự do kinh doanh xét cho cùng chính là tôn trọngnhững quy luật trong nền kinh tế thị trường

Để đảm bảo quyền tự do thành lập và đăng ký kinh doanh, quyền tự do

lựa chọn ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh thì các điều kiện sau

đây cần được đáp ứng:

- Phải mở rộng đối tượng được phép kinh doanh

- Phải có nhiều mô hình tổ chức kinh doanh để nhà đầu tư lựa chọn

- Thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh phải đơn giản, thuận tiện

- Nhà nước phải quy định một cách minh bạch những ngành nghề kinhdoanh nào bị cấm; những ngành nghề kinh doanh nào đòi hỏi phải có điềukiện, điều kiện đó là gì?

Ở nước ta hiện nay, kể từ khi Nhà nước ban hành Luật Doanh nghiệp

(có hiệu lực từ 1-1-2000) thì về cơ bản những điều kiện trên đã được đáp ứng

c) Quyên tự do hợp đông

"Buôn có bạn, bán có phường” là yêu cầu khách quan đối với các nhà

kinh doanh Để tồn tại và phát triển; các nhà kinh doanh phải thiết lập cácquan hệ kinh tế với nhau để trao đổi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Các quan

hệ kinh tế đó rất đa dạng và phong phú, nó xuất hiện ở tất cả các khâu của quátrình kinh doanh Việc thiết lập các quan hệ kinh tế được thực hiện thông quahợp đồng Hợp đồng phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa các nhà kinh doanh

Đó là mối quan hệ ý chí được xác lập một cách tự nguyện, bình dang, cùng có

lợi Với ý nghĩa đó, tự do hợp đồng là một trong những nội dung quan trọng

Trang 26

của quyền tự do kinh doanh Nó biểu hiện cụ thể, sinh động giá trị hiện thực của

quyền sở hữu, quyền tự do thành lập và đăng ký kinh doanh, tự do cạnh tranh

Các quyền sở hữu tư liệu sản xuất, tự do thành lập và đăng ký kinh

doanh sẽ mất ý nghĩa nếu như không có tự do hợp đồng Hợp đồng biểu hiện

những hành vi kinh doanh cụ thể Mọi hành vi kinh doanh như: góp vốn thànhlập doanh nghiệp, sử dụng lao động, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng,

liên doanh liên kết, vay vốn, trao đổi hàng hóa, thực hiện các dịch vụ đều

thông qua hợp đồng Chính vì vậy, "hợp đồng có mặt trong bất cứ lĩnh vực nào

nếu ở đó có sự chuyển dịch lợi ích" [9, tr 25] Do đó, đảm bảo quyền tự do

hợp đồng chính là điều kiện để thực hiện tốt các quyền tự do khác trong hệ

thống các quyền tự do kinh doanh

Tóm lại, tự do hợp đồng là quyền của các chủ thể kinh doanh, được thể

hiện ở bốn khía cạnh sau đây:

- Một là, ký kết hợp đồng là quyền của các nhà kinh doanh, không ai

có quyền áp đặt, can thiệp vào quyền này

- Hai là, các chủ thể kinh doanh có quyền tự do lựa chọn đối tác để

thiết lập các quan hệ kinh doanh

- Ba là, các chủ thể kinh doanh có quyền thỏa thuận để áp dụng các

biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng

- Bốn là, các chủ thể kinh doanh có quyền tự do thỏa thuận thay đổi

một số nội dung trong quá trình thực hiện hợp đồng

đ) Quyền tự do cạnh tranh lành mạnh

Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường Nó

CÓ vai trò quan trọng không những với tư cách là động lực của sự phát triển,

mà còn với tư cách là yếu tố quan trọng làm lành mạnh các quan hệ kinh

doanh Trong cơ chế thị trường, nếu lợi nhuận thúc đẩy các nhà kinh doanh thì

cạnh tranh bat buộc họ phải điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dung

Trang 27

nền kinh tế nói chung TS Nguyễn Như Phát cho rằng, cạnh tranh mang lại

những lợi ích sau [45, tr 21]:

- Thứ nhất, đáp ứng thị hiếu và nhu cầu người tiêu dùng

- Thứ hai, người tiêu dùng nhận được cái họ muốn với giá rẻ

- Thứ ba, khuyến khích áp dụng công nghệ mới

- Thứ tư, tạo sức ép buộc phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực

- Thứ năm, tạo sự đổi mới nói chung, thường xuyên và liên tục vì vậy

mang lại tăng trưởng kinh tế cao

Cạnh tranh có nhiều hình thức và được phân ra ở nhiều cấp độ khác nhau

như: cạnh tranh hoàn hảo; cạnh tranh không hoàn hảo; cạnh tranh mang tính

chất độc quyền; cạnh tranh lành mạnh; cạnh tranh không lành mạnh [46, tr 20]

Ở đâu có kinh tế thị trường thì ở đó có cạnh tranh Tuy nhiên, không phải ở mọi nơi, mọi giai đoạn phát triển thì hình thức, mức độ cạnh tranh đều giống nhau Mặt khác, quan niệm về cạnh tranh còn phụ thuộc vào đặc điểm truyền

thống kinh doanh và pháp luật của mỗi quốc gia Có nhiều định nghĩa khác

nhau về cạnh tranh, song nhìn chung cạnh tranh được định nghĩa như sau: "Đó

là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm

tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng

về phía minh" [67, tr 11]

Định nghĩa trên cho thấy cạnh tranh là thuộc tính tự nhiên của các nhà

kinh doanh Vì vậy, nó phải được pháp luật bảo hộ với tư cách là quyền của

Trang 28

các nhà kinh doanh và trở thành nội dung không thể thiếu của quyền tự do

kinh doanh Cũng cần phải khẳng định rằng, quyền tự do cạnh tranh của các

nhà kinh doanh là cạnh tranh lành mạnh D6 là "hình thức cạnh tranh đẹp,trong sáng và giải thoát được khỏi các thói hư tật xấu trong cuộc sống đời

thường Nó đối lập với cạnh tranh không lành mạnh" [46, tr 24] Trong mốiquan hệ với các quyền tự do kinh doanh khác, quyền tự do cạnh tranh có ýnghĩa quan trọng Nó chính là động lực thúc đẩy việc thực hiện các quyền sởhữu tư liệu sản xuất, tự do hợp đồng Ngày nay, hầu như tất cả các quốc giatrên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và đưa ra những đảm bảo pháp lý nhằm

thúc day tự do cạnh tranh lành mạnh Để đảm bảo quyền tự do cạnh tranh lànhmạnh cho các chủ thể kinh doanh thì các yêu cầu sau đây phải được đảm bảo:

- Phải có hệ thống pháp luật về cạnh tranh hoàn thiện

- Nhà nước phải có cơ chế kiểm soát giá cả

- Phải kiểm soát được độc quyền và hạn chế tối đa sự độc quyền, dù đó

là độc quyền nhà nước

- Phải có chế tài nghiêm ngặt đối với các hành vi cạnh tranh không

lành mạnh, cạnh tranh bất hợp pháp và các mặt tiêu cực khác của cạnh tranh

- Phải đảm bảo sự bình đẳng cho các thành phần kinh tế.

e) Quyên tự do lựa chọn hình thức và phương thức giải quyết tranh chấpChuyển sang nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế ngày càngphát triển Sự sống động, đa dạng, phức tạp của các quan hệ kinh tế, sự thôi

thúc của lợi nhuận, của cạnh tranh làm cho các tranh chấp kinh tế càng trở nênphức tạp hơn Tranh chấp kinh tế có những đặc thù khác với những tranh chấp

trong dân sự Những đặc thù đó là:

- Lĩnh vực phát sinh tranh chấp là lĩnh vực kinh doanh

- Giá trị tranh chấp thường lớn

Trang 29

- Tranh chấp trong kinh doanh thông thường mang tính phản ứng

"đây chuyền”

- Mức độ ảnh hưởng của tranh chấp là rất lớn, nó tác động xấu đến quá

trình kinh doanh, đến trật tự kinh tế nói chung

Những đặc thù trên đòi hỏi việc giải quyết tranh chấp phải nhằm phúc

đáp tối đa yêu cầu cho các nhà kinh doanh Những yêu cầu đó là:

- Phải đảm bảo quyền tự định đoạt ở mức độ cao cho các nhà kinhdoanh trong việc giải quyết tranh chấp

- Việc giải quyết tranh chấp phải được tiến hành nhanh chóng, thuậnlợi; hạn chế tới mức tối đa sự gián đoạn của quá trình kinh doanh

- Đảm bảo dân chủ trong quá trình giải quyết tranh chấp

- Bảo vệ uy tín, bí mật cho các nhà kinh doanh

- Đạt hiệu quả thi hành các quyết định của cơ quan tài phán, bảo vệ tốtquyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh luôn luôn tiềm ẩn

phát sinh các tranh chấp, gắn liền với tranh chấp Do đó, về mặt khách quan

phải bảo đảm quyền tự do lựa chọn hình thức, phương thức giải quyết tranh

chấp cho các nhà kinh doanh Về mặt lý luận, phải coi đây là công việc “riêng

tu" của các nhà kinh doanh, bởi lẽ việc giải quyết tranh chấp trước hết là bao

vệ lợi ích của họ và do đó, họ có quyền tự định đoạt Cơ chế thị trường luôn

gắn liền với sự tự do thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm, Nhà nước chỉ can

thiệp khi họ yêu cầu Vì vậy, quyền tự do lựa chọn hình thức và phương thứcgiải quyết tranh chấp kinh tế là một bộ phận trong tổng thể quyền tự do kinhdoanh Quyền này thể hiện ở chỗ, khi có tranh chấp xảy ra, các bên có quyền

quyết định đưa vụ tranh chấp đó ra trước cơ quan có thẩm quyền để giải quyết

hay không cũng như lựa chọn cơ quan nào và giải quyết theo thủ tục nào

Trang 30

Như vậy, khi có tranh chấp xảy ra, các bên có thể tự thương lượng, hòa

giải để giải quyết tranh chấp hoặc có thể đưa ra Tòa án hay trọng tài để giải

quyết vụ việc, nếu thấy thuận lợi cho mình Trong điều kiện nền kinh tế thị

trường, với sự tồn tại và phát triển đa dạng các hình thức tổ chức kinh doanh

thuộc nhiều thành phần kinh tế thì tính chất của các tranh chấp đã có sự thay

đổi Đây không còn là tranh chấp giữa các "đồng chí” với nhau mà là tranh

chấp giữa các chủ sở hữu khác nhau với những lợi ích khác nhau Do vậy, phải

tôn trọng quyền tự do cho các nhà kinh doanh trong việc giải quyết tranh

chấp, cũng chính là biện pháp bảo đảm quyền sở hữu tài sản, quyền tự do hợpđồng, tự do cạnh tranh lành mạnh và cũng là biện pháp hữu hiệu đảm bảo

quyền tự do kinh doanh Để thực hiện được quyền tự do này, ngoài việc phải

tôn trọng quyền tự định đoạt của các nhà kinh doanh cần có nhiều hình thức,

phương thức giải quyết phù hợp, khắc phục tình trạng hình sự hóa các tranh

chấp kinh tế, dân sự

1.1.3 Những yếu tố chỉ phối quyên tự do kinh doanh

Qua nghiên cứu ở mức khái quát chúng tôi nhận thấy, quyền tự do

kinh doanh nói riêng và quyền tự do của con người nói chung phụ thuộc vàonhiều yếu tố, trong đó chủ yếu và trước hết là:

"Chế độ chính trị là tổng thể những phương pháp và thủ đoạn mà các

cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền luc nhà nước" [49, tr 51].

Trong lịch sử, từ khi xuất hiện Nhà nước đến nay, các giai cấp thống trị

đã sử dụng nhiều phương pháp và thủ đoạn để thực hiện quyền lực nhà nước

Những phương pháp và thủ đoạn đó trước hết xuất phát từ bản chất của Nhànước, đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố của mỗi giai đoạn, trong mỗi nước cụ

thể Những phương pháp và thủ đoạn này có thể được phân chia thành hai loại

chính là: những phương pháp dân chủ và những phương pháp phản dân chủ

Trang 31

Đương nhiên, do những giới hạn lịch sử khách quan, mỗi giai cấp

thống trị ở mỗi thời kỳ lịch sử chỉ có thể đáp ứng và đảm bảo được quyền con

người, quyền công dân ở một mức độ, một nấc thang nhất định Lịch sử xã hộiloài người đã chứng minh điều đó Trong chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ

phong kiến, giai cấp nô lệ, giai cấp nông dân hoàn toàn phụ thuộc vào giai cấp

chủ nô, địa chủ về chính trị, tư tưởng, kinh tế Do đó, "nô lệ không có quyền

gì cả, họ không được coi là con người Địa vị của nông dân chỉ khác rất ít địa

vị của nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ” [57, tr 87] Các quyền tự do cá

nhân của con người trong chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến khôngđược thừa nhận như một giá trị

Nhà nước tư sản với thể chế dân chủ là một tiến bộ lớn trong lịch sử so

với chế độ phong kiến Chính thể dân chủ tư sản đã thúc đẩy sự phát triển của

văn minh nhân loại Các quyền tự do của cá nhân đã chính thức được ghi nhận

trong Hiến pháp và pháp luật Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776) khẳng định:

"Mọi người sinh ra đều bình dang, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể x4m phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền được

tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc" [11, tr 13]

Chủ nghĩa xã hội là kiểu chế độ chính trị dân chủ cao nhất trong lịch

sử Ở đó có những tiền đề, điều kiện để giải phóng con người gắn liền với sựthay đổi quan hệ sở hữu, sự thiết lập chế độ chính trị mà bản chất là tất cả cácquyền lực thuộc về nhân dân Trên thực tế, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã có

những thành tựu nhất định về phương diện thực hiện quyền con người, quyềncông dân Hiến pháp các nước xã hội chủ nghĩa đều quy định rộng rãi các

quyền công dân Một số quyền đã thể hiện tính ưu việt như quyền bầu cử,

quyền tham gia quản lý nhà nước Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trướchết là sự hạn định của các điều kiện kinh tế - xã hội, những hạn chế của cơ chếchính trị, cơ chế quản lý kinh tế, quyền con người, quyền công dân ở các nước

xã hội chủ nghĩa vẫn chưa được thực hiện đây đủ và triệt để Vì vậy, trong

Trang 32

khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn trước đây không có khái niệm

quyền tự do kinh doanh

1.1.3.2 Cơ chế quản lý kinh tế

" Cơ chế quản lý kinh tế là khái niệm dùng để chỉ phương thức mà qua

đó Nhà nước tác động vào nền kinh tế để định hướng nền kinh tế tự vận động

đến các mục tiêu đã định” [46, tr 8] Khái niệm trên cho thấy:

- Cơ chế kinh tế là phương thức vận động của nền kinh tế, nó mang

tính khách quan

- Cơ chế quản lý kinh tế là phương thức tác động của Nhà nước do đó

nó mang tính chủ quan

- Nhà nước tác động vào nền kinh tế thông qua cơ chế kinh tế chứ

không trực tiếp tác động vào nền kinh tế

Quan niệm như vậy đưa đến nhận thức chung là mỗi nền kinh tế đều

có một cơ chế đặc trưng của nó Dựa vào đó, người ta phân loại các nền kinh

tế thành:

- Kinh tế thị trường vận hành theo cơ chế thị trường

- Kinh tế chỉ huy, vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung

- Kinh tế hỗn hợp vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của

Nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế giữa các nhà kinhdoanh đều thông qua quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường Thái

độ cư xử của từng nhà kinh doanh là theo sự dẫn dắt của thị trường hay "Bàn

tay vô hình" (Adam Smith) Vì vậy, cơ chế thị trường luôn gắn liền với tự do,

và tự do kinh doanh là nguyên tắc của cơ chế thị trường.

Cơ chế thị trường có những ưu điểm và khuyết tật của nó; cho nên

ngày nay, hầu hết các quốc gia đều đề cao vai trò của Nhà nước trong nềnkinh tế Sự tác động của Nhà nước là nhằm hạn chế những khuyết tật của cơ

Trang 33

chế thị trường, nghĩa là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước (kinh tế

hỗn hợp)

Nước ta cũng như các nước xã hội chủ nghĩa trước đây theo mô hình kinh

tế chí huy Do đó, vấn đề chủ yếu của cơ chế quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa là:

kế hoạch tập trung được coi là công cụ số một có tính pháp lệnh bát buộc đối với

toàn xã hội Các công cụ khác đều được xếp sau công cụ kế hoạch Nhà nước

trở thành "Ông chủ" của một "doanh nghiệp" khổng 16 Thông qua công cụ kếhoạch, Nhà nước trực tiếp can thiệp và quyết định tất cả các vấn đề liên quan

đến hoạt động sản xuất, kinh doanh Cơ chế này có những đặc trưng cơ bản là:

- Cơ sở kinh tế được thiết lập trên nền tảng của chế độ công hữu về tưliệu sản xuất; Nhà nước thiết lập thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa với hai

hình thức sở hữu: toàn dân và tập thể Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất không

được thừa nhận.

- Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua hệ thống các chỉ tiêu kế

hoạch chi tiết với chế độ cấp phát và giao nộp theo quan hệ hiện vật Nhà nước

can thiệp quá sâu, quá cụ thể vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến

các đơn vị kinh tế không có quyền tự chủ trong kinh doanh

- Quy luật giá trị hầu như không được tính tới, tiền tệ là một trong

những công cụ năng động nhất không được coi trọng

- Các giá trị như đất đai, tư liệu sản xuất, sức lao động không được

coi là hàng hóa.

Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, tất yếu

dẫn đến hậu quả là các quyền của công dân trong hoạt động sản xuất kinh doanhkhông được coi trọng và tất nhiên không có khái niệm quyền tự do kinh doanh.Nhận xét về vấn đề này, TS Trần Đình Hảo cho rằng: "Cơ chế quản lý tập trung

quan liêu, bao cấp kéo dài đã làm nghèo đi những nội dung, phương thức quản

lý một cách dân chủ theo những trình tự thủ tục thông thudng"[12, tr 1] Ởnước ta, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng đã đem lại những thắng lợi

Trang 34

hết sức to lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế Quyền tự do kinh doanh củacông dân chính thức được thừa nhận Điều 3 Luật Doanh nghiệp tư nhân(1990) quy định: “Trong khuôn khổ pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân có

quyền tự do kinh doanh" Với Hiến pháp (1992), quyền tự do kinh doanh đã

trở thành nguyên tắc Hiến định Điều 57 Hiến pháp (1992) quy định "Cong

dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”

Sự trình bày khái quát trên cho thấy cơ chế quản lý kinh tế là nhân tố

ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh

1.1.4 Ý nghĩa của quyền tự do kinh doanh

Quyền tự do kinh doanh - quyền của con người trong lĩnh vực kinh tế,

có ý nghĩa quan trọng, thiết thân nhất vì nó gắn bó với mỗi con người và toàn

xã hội Giá trị to lớn của nó thể hiện ở chỗ chúng tạo điều kiện và đảm bảo

cho các thành viên trong xã hội những cơ hội mưu cầu hạnh phúc riêng, sự

phồn thịnh riêng, cơ hội để thỏa mãn các nhu cầu kinh tế, cơ hội cho tiến thân

theo những con đường khác nhau: con đường công danh, con đường kinh

doanh, con đường sáng tạo nghiệp vụ Một xã hội phát triển nhanh hay chậm,

tiến bộ hay lạc hậu phụ thuộc chủ yếu vào việc các quyền tự do nói chung,quyền tự do kinh doanh nói riêng có được đảm bảo không

Vì vậy, việc thừa nhận và đảm bảo thực hiện quyền tự do kinh doanh

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

1.1.4.1 Ý nghĩa về chính trị pháp lý

Xét đưới góc độ chính trị thì tự do kinh doanh là một trong những biểu

hiện của chế độ tự do, dân chủ, bình dang - những khái niệm được coi là nền

tảng triết lý của mọi xã hội tiến bộ Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội được coi

là tiến bộ nhất, dân chủ nhất không thể không thừa nhận các giá trị tự do đó.

Mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội suy cho cùng là giải phóng conngười, xây dựng một xã hội trong đó con người sống trong bầu không khí tự do,

Trang 35

dân chủ, bình đẳng, con người được phát triển toàn diện, có cuộc sống ấm no,

hạnh phúc, thấm đượm tính nhân văn Vì vậy, thừa nhận và bảo đảm thực hiệnquyền tự do kinh doanh là tôn trọng quyền tự do của con người trong lĩnh vực kinh

tế Điều đó có nghĩa là chúng ta đang thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội

Quyền tự do nói chung và quyền tự do kinh doanh nói riêng không chỉ

là mục tiêu của xã hội văn minh, mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển,

tiến bộ xã hội, vì nó phát huy được nhân tố con người (mà con người là tài

nguyên quan trọng nhất trong xã hội) Những sản phẩm trí tuệ, tài năng, kiến

thức, nghệ thuật kinh doanh là những tài sản thuộc về cá nhân, gắn liền với

phẩm chất của con người, khi được giải phóng sẽ mang lại sức mạnh vô cùng

to lớn - giải phóng sức sản xuất xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt.

Quyền tự do kinh doanh bản thân nó là sự biểu hiện của quyền tự do,dân chủ Thừa nhận và bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh còn là biểuhiện sự tôn trọng quyền con người (nhân quyền) Chủ nghĩa xã hội coi trọng quyềncon người thì càng phải tôn trọng quyền tự do đó Bản chất của nhà nước ta làNhà nước "của dân, do dân và vì dân” Tôn trọng quyền tự do kinh doanh tức

là đề cao bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta Quyền tự do kinh doanh vừa là mục

tiêu của nhà nước "vi dân”, vừa là phương tiện của một Nhà nước "do dân”

Nếu như tự do kinh doanh là đòi hỏi có tính quy luật của nền kinh tế

thị trường, thì việc bảo đảm quyền tự do này đã thể hiện sự phù hợp giữa pháp luật và kinh tế, khẳng định đường lối đối mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước

ta Sự phù hợp này là nhân tố quan trọng quyết định thành công sự nghiệp đổi

mới, vì suy cho cùng, thực chất đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta là

dân chủ hóa đời sống xã hội Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Sựnghiệp cải cách kinh tế cũng là sự nghiệp của con người Cải cách thành công,

nhanh hay chậm tùy thuộc vào khả năng giải phóng con người Phát triển nhân

tố con người, chúng ta sẽ giải phóng tiềm năng như vốn, sức lao động, tài nguyênthiên nhiên tạo điều kiện cho con người hoạt động sáng tạo, tự do hình thành

Trang 36

nhân cách con người Đó là những con người năng động, tự lập, hợp tác trong

kinh doanh, biết giữ chữ tín, trung thực trong kinh doanh góp phần nâng cao

hiệu quả quản lý của Nhà nước, góp phần ổn định chính trị, xã hội ở nước ta

Như vậy, việc xây dựng thành công một xã hội dân chủ, giàu mạnh,

việc thực hiện những lý tưởng cao cả của chủ nghĩa xã hội về tự do, bình đẳng không thể tách rời việc xây dựng một cơ chế thích hợp cho việc thực hiện các

quyền kinh tế của mỗi cá nhân Trong điều kiện nước ta chuyển từ nền kinh tế

kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường thì việc xác định một cơ

chế thích hợp cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh là điều có ý nghĩa rấtquan trọng Tuy nhiên, về mặt chính trị, khi thực hiện cơ chế này, chúng ta

cần phải lưu ý giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn nội tại giữa quyền tự do

kinh doanh va vấn dé công bằng xã hội, sự phân hóa giàu nghèo, tình trang

kinh doanh vô chính phủ chỉ biết chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá dẫn đến

việc vi phạm pháp luật, hủy hoại môi trường

Khi tiến hành cải cách nhằm đưa xã hội nước ta phát triển, Đảng vàNhà nước ta đã khẳng định rõ định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế

thị trường ở nước ta Việc khẳng định định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền

kinh tế thị trường ở nước ta có nghĩa là các giá trị tích cực của quyền tự dokinh doanh sẽ được phát huy cao độ và các tác động tiêu cực của chúng đối

với lý tưởng công bằng xã hội, bình đẳng sẽ phải được hạn chế Nếu nhấn

mạnh khía cạnh công bằng xã hội mà coi nhẹ bản chất cá nhân của quyền tự

do kinh doanh thì sẽ khó tạo ra sự phát triển của xã hội Ngược lại, nếu quáchú trọng các giá trị cá nhân của quyền tự do kinh doanh mà không tính đến

sự phân hóa giàu nghèo thì khó thực hiện lý tưởng công bằng xã hội Giải

pháp cho mâu thuẫn này không có sắn Chúng ta chưa có một mô hình tương

tự trong lịch sử để nghiên cứu và rút kinh nghiệm Việc xây dựng một cơ chế

thích hợp cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh phải căn cứ vào đặc điểmphát triển kinh tế - xã hội, truyền thống tâm lý của xã hội Việt Nam

Trang 37

Về mặt pháp lý, tự do kinh doanh là nguyên tắc quan trọng chỉ đạo

việc xây dựng và thực hiện pháp luật kinh tế Nó đặt ra những yêu cầu và nộidung cơ bản cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế củanước ta hiện nay và mai sau Trước hết, tự do kinh doanh phải được nhận thức

đúng dan trong việc hình thành tư duy pháp lý kinh tế Tư duy đúng dan sé

giúp chúng ta chỉ đạo tốt toàn bộ quá trình xây dựng, thực hiện pháp luật kinh

tế Tư duy đúng ở đây là phải coi tự do kinh doanh là một giá trị tự thân gắnliền với mỗi con người mà pháp luật phải tôn trọng chứ không phải là sự ưu

đãi hoặc ban phát từ phía Nhà nước Tự do kinh doanh là yêu cầu nội tại khách

quan của kinh tế thị trường thì nó cũng phải là yêu cầu nội tại khách quan củabản thân pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường

Tự do kinh doanh không chỉ dừng lại ở những ý niệm chung mà phảiđược quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật Điều đó có nghĩa là nội dung củaquyền tự do kinh doanh trên các lĩnh vực phải được thể hiện day đủ trong các

quy định Và khi các chủ thể kinh doanh có đầy đủ các điều kiện theo quy định

của pháp luật thì không ai có quyền cản trở quyền tự do kinh doanh của họ

Cùng với việc quy định nội dung của quyền tự do kinh doanh, phápluật còn phải đưa ra những biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tự do đó Haiyêu cầu đó gắn bó chặt chế với nhau, cùng được đặt ra đối với việc xây dựng,thực hiện pháp luật kinh tế

Công nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh còn có ý nghĩa quan

trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Một hệ thống pháp

luật đúng đán, phù hợp xây dựng trên nền tảng tự do kinh doanh là hợp với

quy luật và sự tiến bộ xã hội Được như vậy thì người dân sẽ tự giác thực hiệnmột cách chủ động, vì họ tìm thấy những giá trị và lợi ích của mình trong đó

Đồng thời, đây cũng là cơ sở, tiêu chí để cơ quan, nhân viên Nhà nước có

thẩm quyền đưa ra những quyết định quản lý đúng đắn

Bên cạnh đó, thừa nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh còn đặt ranhững vấn đề có ý nghĩa lý luận trong việc nghiên cứu khoa học pháp lý Rất

Trang 38

nhiều chế định pháp luật mới ra đời trên nền tảng tự do kinh doanh Cơ chế

điều chỉnh pháp luật đối với kinh tế cũng có sự chuyển biến cơ bản Nếu như

trước đây chúng ta chỉ thừa nhận nhà kinh doanh được làm những gì mà pháp

luật cho phép, thì đến nay, với quyền tự do kinh doanh, họ có quyền làm bất

cứ cái gì mà pháp luật không cấm Sự đổi mới quan trọng đó đã tạo ra môitrường pháp lý rộng mở cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển

Như vậy tự do kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việcxây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế cũng như quá trình xâydựng một Nhà nước pháp quyền ở nước ta

1.1.4.2 Ý nghĩa về mặt kinh tế

Cần phải khẳng định rằng: tự do kinh doanh cần cho sự phát triển kinh

tế Điều đó đã được thực tế chứng minh Là những nước nghèo tài nguyên thiên

nhiên, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Singapo đã phát triển và trở nên

giàu có nhanh chóng chính là nhờ chính sách khuyến khích phát triển tài năng

con người Nó đưa lại sức sống vô hạn cho cá nhân và cho cả cộng đồng Vì

sao Hồng Kông với một diện tích chỉ rộng có 1.045 km? bang 0,01% điện tích

Trung Quốc với số dân khoảng 6 triệu người lại có GNP bằng 18% GNP củaTrung Quốc Ông Christophes Patten, vị Thống đốc cuối cùng của Hồng Kông

đã nói: "Chúng tôi đã biến mom đá tro trụi này thành một trong những thành

phố đồ sộ nhất thế giới Sở di đạt được điều đó là nhờ có một chế độ tự dokinh doanh, nó cho phép tài năng, trí tuệ và sự khôn ngoan của người Trung

Quốc được phát triển theo mức tiềm năng tối đa" [14]

Ở nước ta trước đây, trong nền kinh tế tập trung quan liêu, hoạt động

sản xuất kinh doanh bị kìm hãm, không phát huy được năng lực tài nguyên

con người và tài nguyên thiên nhiên, do chúng ta chưa tạo ra cơ chế bảo đảm

quyền tự do kinh doanh Sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai đều do Nhànước ấn định Các chủ thể kinh doanh không có quyền tự chủ Hơn nữa, sự

"độc tôn, độc quyền" của kinh tế quốc doanh đã dẫn tới cảnh "một mình một

Trang 39

cho" làm cho nền kinh tế nghèo nan, đơn điệu Các thành phần kinh tế khác bi

đố ky, không có điều kiện phát triển Tiém năng trong xã hội không được phát

huy mà còn bị lãng quên, lãng phí.

Từ khi thực hiện đường lối đổi mới thực chất là dân chủ hóa đời sống

xã hội nói chung, đời sống kinh tế nói riêng, mà biểu hiện cụ thể và sinh động

là tôn trọng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh, nền kinh tế nước ta đã có

nhiều khởi sắc cả về thế và lực Ở tầm vĩ mô có thể đưa ra những thành tựu nổi bật do công cuộc đổi mới đem lại Có thể minh họa các thành tựu này trong

các số liệu mà chúng tôi đưa ra trong phụ lục của luận án (Phụ lục 1)

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng, việc thực hiện chính sách đổi mới, mà biểu hiện trực tiếp là tôn trọng quyền tự do kinh doanh, đã

mang lại những thành tựu vô cùng quan trọng, làm cho thế và lực của Việt

Nam ngày càng vững chắc trên trường quốc tế Có thể nói tự do kinh doanhvừa là điều kiện vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế Nó là cơ sởquan trọng cho việc giải phóng va thúc đẩy mọi tiém năng trong xã hội, tao ranhiều việc làm cho xã hội, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp Thực

hiện tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội, nâng caomức sống cho nhân dân, đảm bảo ổn định kinh tế, làm cho Việt Nam trở nênhấp dẫn hơn trên trường quốc tế

Nhiều học giả nước ngoài phải thừa nhận rằng Việt Nam là nước thànhcông nhất trong số các nước chuyển từ cơ chế kinh tế tập trung sang kinh tế

thị trường

1.2 VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT KINH TẾ TRONG VIỆC BẢO ĐẢM

QUYỀN TỰ DO KINH DOANH

1.2.1 Khái niệm pháp luật kinh tế

Một trong những vấn đề có tính phương pháp luận khi đánh giá vai trò

của pháp luật kinh tế trong việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh là phải làm

Trang 40

-~ ~~]

rõ khái niệm luật kinh tế Có như vậy chúng ta mới xác định cu thể nội hàm,các bình diện của nó để làm căn cứ cho việc tìm hiểu vai trò của nó đối với

quyền tự do kinh doanh Cũng trên cơ sở đó chúng ta mới tìm ra những định

hướng và giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật kinh tế bảo đảm quyền tự dokinh doanh ở nước ta hiện nay

Hầu như giới nghiên cứu pháp luật đều nhận xét rằng: hiện nay, khoahọc luật kinh tế vẫn chưa có quan niệm thống nhất về luật kinh tế, trong khi

đó lại đi tìm cách xác định ranh giới về đối tượng điều chỉnh của nó Song từkhi xã hội có giai cấp, bao giờ Nhà nước cũng phải có pháp luật để điều chỉnh

các hoạt động kinh tế Vi vậy, trong "ngôi nhà chung pháp luật” của chúng ta

luôn luôn hiện diện một bộ phận pháp luật quan trọng: pháp luật kinh tế

1.2.1.1.Quan niệm pháp luật kinh tế ở một số quốc gia có nền kinh

tế thị trường phát triển

Nhìn chung, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển vẫn chưa

có quan niệm thống nhất về luật kinh tế Luật kinh tế được nhìn nhận từ nhiều

góc độ như xem xét luật kinh tế thuộc luật công hay luật tư, bao gồm nhiều bộ

phận như luật thương mại, luật hợp đồng, luật cạnh tranh, luật phá sản, luật

giải thể, luật giải quyết tranh chấp

Khi nghiên cứu về luật kinh tế, nhiều học giả cho rằng đó là một kháiniệm rộng rất khó định lượng chính xác về nội dung Song nhìn chung, họ

thường đề cập đến hai vấn đề chủ yếu Vấn đề thứ nhất là tự do hóa kinh tế,vấn đề thứ hai là sự can thiệp của quyền lực nhà nước vào đời sống kinh tế:

Xét cho cùng, lịch sử khoa học luật kinh tế ở các nước tư bản,

chủ yếu là lịch sử nghiên cứu về hai xu hướng, đó là xu hướng tự dohóa kinh tế và xu hướng tăng cường sự can thiệp của nhà nước vàocác hoạt động kinh tế Hai xu hướng này vừa có tính chất đối lập

nhau nhưng đồng thời nằm trong sự thống nhất như một quy luật tự

nhiên [16, tr 27].

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN