Vai trò của pháp luật kinh tế trong bảo đảm quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Ý nghĩa của quyền tự do kinh doanh

Ý nghĩa về chính trị pháp lý

Quyền tự do nói chung và quyền tự do kinh doanh nói riêng không chỉ là mục tiêu của xã hội văn minh, mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ xã hội, vì nó phát huy được nhân tố con người (mà con người là tài nguyên quan trọng nhất trong xã hội). Tuy nhiên, về mặt chính trị, khi thực hiện cơ chế này, chúng ta cần phải lưu ý giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn nội tại giữa quyền tự do kinh doanh va vấn dé công bằng xã hội, sự phân hóa giàu nghèo, tình trang kinh doanh vô chính phủ chỉ biết chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá dẫn đến việc vi phạm pháp luật, hủy hoại môi trường.

Ý nghĩa về mặt kinh tế

Nếu như trước đây chúng ta chỉ thừa nhận nhà kinh doanh được làm những gì mà pháp luật cho phép, thì đến nay, với quyền tự do kinh doanh, họ có quyền làm bất cứ cái gì mà pháp luật không cấm. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới thực chất là dân chủ hóa đời sống xã hội nói chung, đời sống kinh tế nói riêng, mà biểu hiện cụ thể và sinh động là tôn trọng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh, nền kinh tế nước ta đã có.

VAI TRề CỦA PHÁP LUẬT KINH TẾ TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO KINH DOANH

Trong bài giảng tại Bộ Tư pháp Việt Nam tháng 3-1997, GS.TS Depenheuer- Trường đại học tổng hợp Mahnheim - Cộng hòa liên bang Đức đã đưa ra quan niệm về luật kinh tế như sau: Hiểu theo cách chung nhất thì luật kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật mà với các quy phạm đó, Nhà nước tác động vào các tác nhân tham gia đời sống kinh tế và các quy phạm liên quan đến mối tương quan giữa sự tự do của từng cá nhân và sự điều chỉnh của Nhà nước. Vì vậy, pháp luật kinh tế là một khái niệm tổng hợp, không thuần nhất, nó là lĩnh vực pháp luật hỗn hợp bao gồm các quy phạm, các chế định được quy định trong các văn bản pháp luật thuộc các ngành luật khác nhau (như các quy định của Luật Hiến pháp; luật hành chính; luật dân sự, luật lao động, luật tài chính, luật ngân hàng, luật đất đai, luật thương mại, luật hình sự..).

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BAN CUA QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG PHÁP LUẬT KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

QUYỀN ĐƯỢC DAM BAO SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SAN

Bên cạnh việc đa dạng hóa chủ thể của quyền sở hữu, pháp luật còn quy định quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản cũng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận với chủ sở hữu tài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật (Điều 180 Bộ luật Dân sự). Thứ ba, để đảm bảo quyền sở hữu đối với tài sản, pháp luật không chỉ dừng lại ở những quy định về đa dạng hóa phương thức sở hữu (thực chất là. mở rộng chủ thể và khách thể của quyền sở hữu) mà còn thiết lập những hình thức pháp lý thích hợp bảo đảm cho sự vận động của các quan hệ sở hữu được an toàn, thuận tiện và sinh lợi.

QUYỀN TỰ DO THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Ở điểm này, cũng cần phải kể đến một sự đổi mới rất tiến bộ của pháp luật hiện hành, đó là việc bãi bỏ việc cấp giấy phép kinh doanh đối với rất nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện (xem Quyết định số 19/2000/QĐ-TTg ngày 3/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ về bãi bỏ các loại giấy phép trái với quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 30/2000/NĐ-CP ngày 11/8/2000 của Chính phủ về việc bãi bỏ một số giấy phép và chuyển một số giấy phép thành điều kiện kinh doanh). Trừ một số doanh nghiệp thỏa mãn những điều kiện nhất định được áp dụng thủ tục đăng ký cấp giấy phép đầu tư (xem Điều 17 Luật Sửa đối bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 22/6/2000, Điều 105 Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam), các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập thông qua thủ tục thẩm định cấp giấy phép đầu tư.

QUYỀN TỰ DO HỢP ĐỒNG

Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế cũng như các văn bản pháp luật quy định về hợp đồng trong các lĩnh vực cụ thể (Luật Thương mại, Bộ luật Hàng hải..) đều có những quy định về nội dung của hợp đồng theo hướng: các chủ thể phải thỏa thuận day đủ các điều khoản chủ yếu (để thỏa thuận giữa các chủ thể trở thành hợp đồng) và thỏa thuận về nội dung hợp đồng không được trái với các nội dung thường lệ (điều khoản thường lệ) được quy định bởi pháp luật. Trên thực tế, các chủ thể kinh doanh có thể sử dụng nhiều hình thức ủy quyền khác mà không nhất thiết phải là văn bản ủy quyền như quy định trong Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (ví dụ: Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp trong đó có quy định cụ thể lĩnh vực đảm nhiệm, công việc phụ trách của các chức danh quản lý doanh nghiệp, Quyết định dat chi nhánh, văn phòng đại diện, trong đó có quy định nhiệm vụ quyền hạn của người đứng đầu chi nhánh văn phòng đại diện..).

QUYỂN TỰ DO CẠNH TRANH LÀNH MẠNH

Đối với kinh tế nhà nước, khu vực vốn luôn giữ vị trí độc quyền trong nền kinh tế, thì nay vị trí đó ngày càng bị kiểm soát chặt chế bởi sự thu hẹp dần phạm vi lĩnh vực, ngành nghề cần thiết phải thành lập mới doanh nghiệp nhà nước hoặc tiếp tục duy trì các doanh nghiệp thuộc sở hữu 100% vốn nhà nước, nhường chỗ cho sự tham gia của các thành phần kinh tế khác (Điều 13 Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 20/4/1995). Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sản xuất, người tiêu dùng, góp phần ổn định đời sống nhân dân, duy trì sự cạnh tranh lành mạnh, Nhà nước quy định giá, khung giá chuẩn với một số mặt hàng chủ lực, thiết yếu đối với quốc kế dân sinh, như: giá điện; cước điện thoại, điện báo; khung giá đất; giá xăng dầu, phân bón, xi măng, sắt thép; giá cước vận chuyển bằng đường sắt, đường biển, đường hàng không; khung giá thu mua nông sản.

QUYEN TỰ DO ĐỊNH DOAT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ

- Xuất phát từ truyền thống đoàn kết, hòa hiếu của dân tộc, trong đó các doanh nhân là một bộ phận, mỗi khi có bất đồng hoặc tranh chấp xảy ra, Nhà nước luôn khuyến khích các chủ thể kinh doanh chủ động giải quyết với nhau theo phương châm “đóng cua bdo nhau”, "mot điều nhịn, chín điều lành", nhằm giữ gìn quan hệ bạn hàng thân thiện. Tòa kinh tế có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; các tranh chấp giữa công ty với thành viên, giữa các thành viên của công ty với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu; các tranh chấp khác theo quy định của pháp luật.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KINH TẾ NHẰM ĐẢM BẢO

NHỮNG CĂN CỨ CHO VIỆC HÌNH THÀNH NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Đặc điểm nay đặt ra yêu cầu khi dé ra những định hướng và giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật kinh tế phải xử lý mâu thuẫn giữa những quy định được coi là "tàn du" của cơ chế kinh tế cũ với việc hình thành một tư duy kinh tế mới và theo đó là một tư duy pháp lý mới với tính cách là cơ sở lý luận và tư tưởng cho quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp. Dựa vào căn cứ này, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế phải nhằm vào các lĩnh vực pháp luật như: pháp luật về sở hữu tư liệu sản xuất đảm bảo tính đa dạng về sở hữu, sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; pháp luật về tổ chức và hoạt động của các chủ thể kinh doanh theo hướng thống nhất sự điều chỉnh pháp luật hoạt động kinh doanh của các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tao ra “sân choi" và "luật choi" chung cho các thành phần kinh tế tạo cho chúng khả năng kinh doanh thực sự bình đăng và cạnh tranh lành mạnh.

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHỦ YẾU CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUAT KINH TẾ DAM BẢO QUYỀN TỰ DO KINH DOANH

Điều này có nghĩa là chúng ta chuyển từ tư duy cho rằng chỉ phát triển lợi ích kinh tế của Nhà nước và của tập thể thì mới thúc đẩy được phát triển kinh tế, tất cả cái gì thuộc về "tu" thì bị bác bỏ, bị ngăn cản, sang tư duy kết hợp lợi ích kinh tế của các chủ thể theo phương châm "dan giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh". Nếu muốn coi doanh nghiệp nhà nước là chủ thể cần được ưu tiên ở những phương diện nào đó thì hệ thống pháp luật cần tìm cách tiếp cận cách khác chứ không nên tạo ra những sự khác biệt về vai trò, vị trí của các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, nếu như chúng có cùng quy mô, tính chất hoạt động, lĩnh vực hoạt động và cấu trúc quản lý.

NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KINH TẾ ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ DO KINH DOANH

    Từ sự phân tích trên, theo chúng tôi, Luật thương mại (sửa đổi) nên quy định: "Nội dung của hợp đồng do các bên thỏa thuận và có thể gồm các điều khoản dưới đây..". Sau đó có thể liệt kê một số điều khoản đặc trưng của chủng loại hợp đồng đó để định hướng cho các bên thỏa thuận về những nội dung chi tiết của hợp đồng. Hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh. Những nguyên tắc của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay. Để vận hành trôi chảy nền kinh tế thị trường, bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng đều phải quan tâm xây dựng pháp luật về cạnh tranh. Với thực trạng của pháp luật về cạnh tranh ở Việt Nam đã được luận án đánh giá ở Chương 2, trong điều kiện hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu va cấp bách. Theo chúng tôi, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay cần dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:. Thứ nhất, pháp luật cạnh tranh phải thể chế hóa quan điểm phát triển kinh tế xã hội do Đảng và nhà nước đặt ra trong từng giai đoạn phát triển. Trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam, các kỳ Đại hội Đảng đều khẳng định nhất quán quan điểm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc xem xét để áp dụng chính sách cạnh tranh hợp lý là vấn đề rất quan trọng, nhưng cũng day khó khăn, phức tạp, chưa có tiền lệ trong lịch sử phát triển kinh tế ở Việt Nam. Dé giải quyết vấn dé này, không thể chỉ dựa trên quan điểm khoa học pháp lý thuần túy, mà cần phải giải quyết hài hòa nhiều mối quan hệ liên quan đến nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị xã hội..Theo chúng tôi, nội dung của pháp luật về cạnh tranh cần bám sát để thể chế hóa. các quan điểm chỉ đạo trong các Nghị quyết của Đảng qua các kỳ Đại hội. Nghị Quyết đại hội Dang VIII Dang cộng sản Việt Nam khẳng định:. Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Cạnh tranh vì lợi ích. phát triển đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí nguồn lực, thôn tính lẫn nhau”. Nghị Quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng cũng tiếp tục khẳng định: "Đổi mới sâu rộng cơ chế quản lý. kinh tế, phát huy những yếu tố tích cực của cơ chế thị trường, triệt để xóa bỏ bao cấp trong kinh doanh..Nhà nước tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển.. Thứ hai, xây dựng hệ thống pháp luật về cạnh tranh phải dựa trên một chính sách cạnh tranh hợp lý và đảm bảo sự tương thích của bộ phận pháp luật này trong toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung và đặc biệt là hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh. cần đặt trong chương trình tổng thể hoàn thiện toàn bộ hệ thống pháp luật kinh tế, theo đó pháp luật về cạnh tranh phải được xây dựng một cách đồng bộ, có sự kết hợp một cách hài hòa với các chính sách tài chính tiền tệ, chính sách thương mại và giá cả.. trên cơ sở tiếp thu những quan điểm khoa học về hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế nói chung. Thứ ba, pháp luật về cạnh tranh phải được xây dựng trên cơ sở xác định rừ ràng cỏc mục đớch cụ thể nhằm đạt được. Trong giai đoạn hiện nay, chỳng tụi đồng ý với quan điểm cho rằng pháp luật cạnh tranh cần đạt được những mục đích cơ bản sau: a) Đảm bảo cho sự cạnh tranh phát triển đúng hướng, đúng mục tiêu phát triển và tăng trưởng kinh tế; b) Đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, công bằng và phù hợp với đạo đức xã hội; c) Pháp luật cạnh tranh phải đảm bảo lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước. d) Pháp luật về cạnh tranh phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền cũng như. liên minh cạnh tranh để tao thế độc quyền; đ) Pháp luật cạnh tranh phải đảm bao việc hạn chế cạnh tranh trong từng lĩnh vực để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra; f) Pháp luật cạnh tranh phải đáp ứng mục đích mở rộng va nâng cao nang lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế [45, tr. - Các quy định về những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (Cartel). - Các quy định về lạm dụng vị thế độc quyền. - Các quy định kiểm soát việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp. - Các quy định về cơ chế tổ chức quản lý, kiểm tra giám sát, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm. Thứ ba, sửa đổi, bổ sung các quy định về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, với những nội dung như đã đề cập, chỉ quy định những nguyên. tac chung về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền. Dé luật này có thể phát huy được hiệu quả cần phải có sự hỗ trợ của các quy định trong các văn bản điều chỉnh các lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Mối quan hệ giữa Luật cạnh tranh va kiểm soát độc quyền với các luật chuyên ngành trong việc điều chỉnh cạnh tranh sẽ được xác định theo nguyên tắc: khi luật chuyên ngành không có quy định thì áp dụng Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền. Thứ tư, hoàn thiện cơ chế đảm bảo thi hành pháp luật về cạnh tranh. Để pháp luật về cạnh tranh có thể phát huy hiệu lực trên thực tế, vấn dé có tính quyết định là phải có thiết chế thị hành hệ thống pháp luật này. pháp luật tự thân nó không thể tạo ra bất cứ một chuyển biến nào trên thực tế. Nói cách khác, tính hiệu lực, hiệu quả của pháp luật không phải là một giá trị tự thân. Ngược lại, pháp luật chỉ có thể thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu lực trong đời sống xã hội thông qua hệ thống các thiết chế tương ứng. Trong điều kiện hiện nay, để đảm bảo hiệu lực thực tế của pháp luật về cạnh tranh, theo chúng tôi, bên cạnh việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh, cần tang cường thiết chế thi hành pháp luật cạnh tranh, với hai vấn dé trong tâm cần khẩn trương giải quyết là: 1) Thành lập cơ quan chuyên trách về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh. 2) Nghiên cứu hình thành các thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chủ yếu là dưới dạng hiệp hội, nhưng về phương diện quản lý phải có cơ quan nhà nước được giao chức năng này.