- Mục đích nghiên cứu của đề tài là ghi nhận, phân tích, đánh giá quá trình áp dụng phần mềm dạy học Violet. Phân tích tính hiệu quả khi áp dụng phần mềm dạy học này phù hợp với đặc trưng của bộ môn và phù hợp với đối tượng học sinh. - Ứng dụng công nghệ thông tin phần mềm trong giảng dạy môn Tin học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. - Giúp học sinh củng cố kiến thức trực quan dễ hiểu hơn, học sinh nắm được kiến thức dễ dàng hơn. - Bao quát được toàn bộ kiến thức học tập môn tin học trong một chương, một kỳ, hay một năm học. - Giúp học sinh hứng thú tham gia vào tiết học, tiết ôn tập vừa có thể tự học, tự kiểm tra kiến thức. Tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực kích thích tính tìm tòi ham học hỏi của học sinh. Việc củng cố kiến thức không còn nặng nề.
Trang 1nghiệm trong các giờ dạy Tin học tiểu học”
2 Ngày giải pháp được áp dụng: Tháng 8/2022 đến tháng 5/2023 3 Các thông tin cần bảo mật: Không
4 Mô tả các giải pháp cũ thường làm
Để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học, vấn đề này cũng được quan tâm hàng đầu ở các nhà trường hiện nay Tuy nhiên công việc này mới chỉ được áp dụng vào việc soạn giáo án và trình chiếu nội dung bài giảng trên máy tính, còn việc củng cố kiến thức sau mỗi bài học là một phần rất quan trọng trong việc dạy và
học, nội dung kiến thức đó lại áp dụng cho các bài thực hành
Với đặc thù môn Tin học nội dung kiến thức trừu tượng, khó hiểu, khó khắc sâu, thì nội dung kiến thức phải được trình bày một cách trực quan sinh động để người học dễ tiếp thu kiến thức là một điều rất cần thiết Việc củng cố kiến thức bằng cách cho các em nhìn vào sách giáo khoa hỏi và trả lời, làm các bài tập một cách khô khan thụ động, khi đó học sinh không khắc sâu được kiến thức, không lí thú với nội dung bài học Tôi nhận thấy cần phải có biện pháp để truyền cảm hứng cho học sinh trong việc học, nhất là môn Tin học
5 Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp
Qua thực tế giảng dạy và quan sát tôi nhận thấy học sinh còn chưa thật sự say mê môn Tin học, khi áp dụng giải pháp cũ thì học sinh chưa chú ý tập trung chú ý vào bài học và chỉ có một số ít học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài Từ việc chưa thật sự yêu thích môn học đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh Qua khảo sát trong một tiết dạy cho thấy, số lượng học sinh tập trung chú ý chưa cao, tỉ lệ tiếp thu và vận dụng vào thực hành tại lớp còn thấp Cụ thể được thể hiện qua các bảng thống kê sau:
Khối lớp
Sự tập trung chú ý vào bài học
Tham gia phát biểu xây dựng bài
Tỉ lệ tiếp thu kiến thức ngay trên lớp
Thực hành vận dụng kiến thức vào bài tập, thực hành
Trang 2động trò chơi hay các bài tập trắc nghiệm cho nội dung củng cố kiến thức mỗi bài học Việc làm các bài tập thông qua các trò chơi có hình ảnh ngộ nghĩnh, vui nhộn, giúp học sinh tự giác chủ động trong việc học, tạo động cơ học tập một cách tự nhiên, học sinh không còn gò bó nặng nề trong việc tiếp thu kiến thức Đề cao tính tự học, đáp ứng tính cá thể tự học là cơ sở để học sinh phát huy tính độc lập, tự giác, tích cực trong học tập
Hiện nay tin học đã đi vào đời sống hàng ngày của chúng ta nên việc sử dụng phần mềm không còn xa lạ, khó khăn nên việc ứng dụng phần mềm Violet vào củng cố nội dung kiến thức đã tạo dựng một môi trường tốt cho cả việc dạy và học, kiểm tra, đánh giá, giúp tiết kiệm thời gian đa dạng hóa các hình thức dạy và học Các bài tập để củng cố nội dung kiến thức bài học là những thành phần không thể thiếu trong các bài giảng, giúp học sinh tổng kết và ghi nhớ được kiến thức, đồng thời tạo môi trường học mà chơi, chơi mà học, làm cho học sinh thêm hứng thú đối với bài giảng Nhằm hướng đến mục đích sau mỗi bài dạy học sinh củng cố và nắm được nội dung kiến thức sau mỗi bài học
Áp dụng những kinh nghiệm trên trong nhiều năm qua và nhất là năm học 2022 - 2023 này đã làm cho diện mạo trường tôi có nhiều khởi sắc đáng mừng như:
Trường Tiểu học Đại Sơn xem công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá quá trình học tập của học sinh ở các môn học Nhất là học sinh Tiểu học thường rất thích những hình ảnh ngộ nghĩnh màu sắc tạo cho học sinh sự thích thú, sẽ tập trung chú ý, giờ học sẽ cho kết quả tốt nhất Việc thiết kế các bài tập phù hợp với nội dung bài học thông qua các trò chơi giúp các em phấn khởi, nắm được kiến thức dễ dàng hơn Dựa trên những chức năng cơ bản của phần mềm Violet tôi đã tạo được các dạng bài tập trắc nghiệm, mô phỏng được các trò chơi cơ bản để giúp các em hứng thú trong học tập
Là giáo viên bộ môn Tin học tôi đã tích cực tìm hiểu nghiên cứu sử dụng
các phần mềm và đưa vào thực nghiệm trong dạy học, bước đầu đã có những kết quả khả quan, nhận biết được ưu việc của việc ứng dụng phần mềm dạy
học mang lại hiệu quả trong bài dạy nên tôi chọn đề tài: “ Ứng dụng phần mềm violet tạo các bài tập trắc nghiệm trong các giờ dạy tin học tiểu học”
Vì đây là phần mềm mang tính trực quan sinh động trong dạy và học nói chung và việc tạo các bài tập củng cố kiến thức mỗi bài học nói riêng Trong việc trình bày bài giảng cũng như củng cố kiến thức thêm sinh động, hấp dẫn hơn và minh họa các vấn đề cần thiết bằng phần mềm
6 Mục đích của giải pháp
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là ghi nhận, phân tích, đánh giá quá trình áp dụng phần mềm dạy học Violet Phân tích tính hiệu quả khi áp dụng phần mềm dạy học này phù hợp với đặc trưng của bộ môn và phù hợp với đối tượng học sinh
- Ứng dụng công nghệ thông tin phần mềm trong giảng dạy môn Tin học
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
Trang 3- Giúp học sinh củng cố kiến thức trực quan dễ hiểu hơn, học sinh nắm được kiến thức dễ dàng hơn
- Bao quát được toàn bộ kiến thức học tập môn tin học trong một chương, một kỳ, hay một năm học
- Giúp học sinh hứng thú tham gia vào tiết học, tiết ôn tập vừa có thể tự học, tự kiểm tra kiến thức Tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực kích thích tính tìm tòi ham học hỏi của học sinh Việc củng cố kiến thức không còn nặng nề
7 Nội dung
Như chúng ta đã biết công nghệ thông tin được xem như là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động giáo dục Trong đó mục đích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học là: Nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác, nhằm tích cực hoá quá trình học tập của học sinh, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý thời gian tự học, tự rèn của bản thân
Ở lứa tuổi Tiểu học sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ tinh thần, thích tìm tòi mọi thứ xung quanh Dưới sự hướng dẫn của giáo viên một cách trực quan, sinh động, hấp dẫn càng gây hứng thú thu hút học sinh, học sinh dễ tiếp thu, dễ nhớ, lâu quên, nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức
Trong quá trình giảng dạy thực tế, dự giờ đồng nghiệp trong các tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin và phần mềm dạy học tôi quan sát nhận thấy các em rất háo hức học tập và tích cực tham gia phát biểu vào các hoạt động mà thầy cô đưa ra Ngoài ra trong các sân chơi violympic, Olympic…thường có các game trò chơi với nhiều kiểu bài tập phong phú hình ảnh ngộ nghĩnh và màu sắc đẹp mắt đã thu hút nhiều học sinh tham gia Chính vì thế tôi đã tích cực tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu để có những thay đổi phương pháp giảng dạy, để tạo hứng thú cho các em trong quá trình nghiên cứu tìm tòi, tôi nhân
thấy việc nghiên cứu về “ Ứng dụng phần mềm violet tạo các bài tập trắc nghiệm trong các giờ dạy tin học tiểu học” đã lựa chọn phần mềm tạo các
bài tập, trò chơi trắc nghiệm để đưa vào thực nghiệm trong dạy học bước đầu đã tạo được hứng thú học tập và nâng cao chất lượng dạy học hết sức thiết thực và hiệu quả rõ rệt
7.1 Thuyết minh giải pháp
Violet là phần mềm thiết kế các bài giảng và các bài tập dạng trắc nghiệm trên máy tính một cách nhanh chóng và có hiệu quả Violet tạo ra các bài giảng, bài tập dạng trắc nghiệm có âm thanh, hình ảnh, chuyển động tương tác… Dễ dàng cho người sử dụng phần mềm vì phần mềm sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt, phần mềm còn tích hợp được nhiều file (jpg, swf, mp3, mp4 ), nhiều phần mềm khác nhau và có thể nhúng thẳng vào các phần mềm khác như PowerPoint tạo nên sự phong phú trong bài giảng
Giáo viên sử dụng phần mềm Violet tạo các dạng bài tập trắc nghiệm, các trò chơi để củng cố kiến thức nội dung của bài học trực quan, sinh động để tạo sự thu hút, phấn khởi của học sinh nắm được kiến thức dễ dàng hơn Giúp các
Trang 4em chủ động tiếp thu kiến thức thức cơ bản trong từng bài, từng phần Đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Để thiết kế các kiểu bài tập trắc nghiệm, các trò chơi và sơ đồ tư duy trong Violet Trước tiên ta chuẩn bị hệ thống câu hỏi dựa trên chuẩn kĩ năng, kiến thức của bài học xây dựng các câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan Từ đó ta nhập các câu hỏi đã chuẩn bị vào phần mềm Violet dưới dạng các bài tập trắc nghiệm hoặc trò chơi và sơ đồ tư duy để hệ thống lại kiến nội dung của bài học Sau khi thực hiện xong ta đóng gói chạy trực tiếp hoặc tích hợp phần mềm Violet vào giáo án điện tử Powerpoint Để sử dụng có hiệu quả sản phẩm trong các giờ học trên lớp bằng cách lồng ghép các trò chơi vào các thời khác nhau và tùy vào mỗi bài học Giáo viên có thể sử dụng các bài tập, trò chơi với nhiều mục đích khác nhau và tùy đối tượng học sinh có thể điều chỉnh sao cho phù hợp Vận dụng theo phương pháp mới thì ta có thể mời lớp trưởng lên khởi động hoặc tổ chức các trò chơi củng cố sau mỗi bài học Học sinh trả lời, lớp trưởng kiểm tra ngay kết quả bằng cách nháy vào nút lệnh kiểm tra, và đưa ra nhận xét Qua đó giáo viên đóng vai trò là người tổ chức điều hành, quan sát hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc của học sinh, là trọng tài trong các buổi thảo luận
Việc thiết kế các bài tập có dạng trắc nghiệm, bài tập ô chữ, bài tập chọn
đúng/sai, bài tập kéo thả chữ…các dạng bài tập này giáo viên và học sinh thực
hiện các thao tác một cách linh động (với bài tập trắc nghiệm chọn một đáp án đúng thì học sinh nháy chuột chọn đáp án và nháy chuột vào nút kiểm tra kết quả Nếu đáp án đó sai thì phần mềm xuất hiện thông báo cho biết câu này bạn đã làm sai, nếu học sinh muốn làm lại câu hỏi này thì học sinh chỉ việc nháy chuột vào nút làm lại, khi đó bài tập vẫn giữ nguyên như lúc chưa chọn, học sinh chỉ việc chọn lại đáp án đúng và nhấn vào nút kết quả để kiểm tra Với các dạng bài tập trắc nghiệm khác học sinh cũng thực hiện thao tác tương tự Với bài tập ô chữ thứ tự các câu hỏi và cả thứ tự các câu lựa chọn có thể thay đổi tự động bằng cách chọn ô chữ tùy ý không theo thiết kế định trước là câu 1 rồi tới câu 2, câu 3… mà có thể chọn câu 1, rồi chọn câu 3 rồi tới câu 2… trả lời hết các câu hỏi hàng ngang học sinh tìm đáp án cho câu hỏi hàng dọc, nhập đáp án vào ô chữ hàng dọc và kiểm tra kết quả hoặc học sinh trả lời 2 đến 3 câu hỏi hàng ngang có thể trả lời trực tiếp câu hỏi hàng dọc mà không cần trả lời hết tất cả câu hỏi hàng ngang) Học sinh thực hiện trực tiếp trên máy mà không cần giáo viên hỗ trợ khi sử dụng phần mềm (nháy chuột chọn câu hỏi, trả lời hoặc nháy vào các liên kết ) Ngoài các dạng bài tập trắc nghiệm phần mềm còn mô phỏng các trò chơi từ Violympic, Olympic như: sút luân lưu, tìm kho báu, tìm cặp giống nhau, Cóc vàng tài ba, đua xe… với các trò chơi bài tập này thì hệ thống phần mềm sẽ tự động tính thời gian và thời gian được cài đặt chủ động theo yêu cầu của người thiết kế, tự động chấm điểm và trả kết quả tự động khi học sinh kết thúc thời gian làm bài Ngoài ra các câu hỏi sẽ tự động thay đổi không trùng nhau trong từng thời điểm nghĩa là mỗi lần khởi động lại phần mềm hoặc quay trở lại câu hỏi trước thì các đáp án trong câu đó thay đổi vị trí Phần mềm lồng ghép một cách dễ dàng vào các bài giảng điện tử, chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt và phù hợp với mọi phiên bản Windows Từ đó
Trang 5giúp học sinh thân thiện, gần gũi hơn với chiếc máy tính cũng như công nghệ thông tin, tạo cảm giác muốn khám phá kiến thức mới của người học
Sau khi soạn thảo xong bài giảng, Violet sẽ cho phép xuất bài giảng ra thành một thư mục chứa file EXE hoặc file HTML chạy độc lập, tức là không cần Violet vẫn có thể chạy được trên mọi máy tính
Dưới đây là những hình ảnh, bài tập minh họa của phần mềm Violet sẽ tạo không khí vui vẻ cuối giờ học cho học sinh và có tác dụng củng cố, khắc sâu, nhớ lâu kiến thức
Ví dụ 1: Với bài tập trắc nghiệm chọn một đáp án đúng ta làm như sau
* Sử dụng kiểu bài tập trắc nghiệm chọn một đáp án để kiểm tra lý thuyết hoặc
củng cố nội dung, bài học
Bộ phận chính của máy tính để bàn gồm có?
A Thân máy tính, chuột B Thân máy tính, bàn phím, chuột C Màn hình, bàn phím, chuột D Màn hình, thân máy tính, bàn phím, chuột Nhập liệu cho bài tập trên như sau:
Để thêm phương án, ta nhấn vào nút “+” ở góc trên bên phải phương án, để bớt phương án thì nhấn vào nút “−”, để chọn đáp án đúng ta nháy chuột vào
ô vuông cuối đáp án đúng Sau khi nhập xong, ta nhấn nút "Đồng ý" sẽ được
màn hình bài tập trắc nghiệm như sau:
Trang 6
Học sinh trực tiếp cầm chuột và click trực tiếp vào đáp án mình cho là đúng như hình dưới
Học sinh click vào nút kết quả để kiểm tra Một ảnh động vui nhộn và
một câu văn thông báo cho bạn biết bạn làm đúng hay sai Nếu phương án chọn là đúng thì xuất hiện tiếng vỗ tay và bên dưới có hàng chữ “Hoan hô, bạn đã trả lời đúng Nếu phương án chọn sai đáp án thì bên dưới có hàng chữ “ Rất tiếc, bạn đã sai rồi” (lúc đó cần làm lại) Mỗi lần có câu trả lời đúng học sinh cả lớp vỗ tay tạo nên không khí sôi nổi trong giờ học
Hình ảnh thông báo bạn làm sai, học sinh nháy chuột vào nút làm lại để làm lại bài tập này
Hình ảnh thông báo bạn làm đúng
Trang 7Ví dụ 2: Với bài tập chọn Đúng/Sai ta làm như sau:
* Sử dụng kiểu bài tập chọn Đúng/Sai để kiểm tra lý thuyết hoặc củng cố nội
Nhập nội dung cho bài tập trên như sau:
Ở đây ta chọn kiểu bài tập đúng sai, muốn chền hình ảnh minh họa cho câu hỏi ta nháy chuột vào “…” để mở ra hộp Open File giống như trong các ứng dụng Windows, để thêm phương án, ta nhấn vào nút “+” ở góc trên bên phải, để bớt phương án thì nhấn vào nút “−” Với mỗi phát biểu đúng ta nháy chuột
vào ô vuông cuối mỗi phát biểu Sau khi nhập xong, ta nhấn nút "Đồng ý" sẽ
được màn hình bài tập trắc nghiệm như sau:
Học sinh nháy chuột vào từ Đúng hoặc Sai cuối mỗi câu hỏi
Trang 8Ví dụ 3: Với bài tập ghép đôi ta làm như sau:
* Sử dụng kiểu bài tập ghép đôi để kiểm tra lý thuyết hoặc củng cố nội dung, bài học hoặc một chương
Hãy ghép nội dung ở hai cột sao cho đúng
Thay đổi vị trí của chuột trên mặt phẳng Di chuyển chuột Nhấn chuột trái một lần rồi thả ngón tay Nháy chuột
Nhấn và giữ nút trái của chuột, di chuyển con chuột đến vị trí thích hợp rồi thả ngón tay nhấn giữ chuột
Kéo thả chuột Ta nội dung cho bài tập trên như sau:
Ở đây ta chọn kiểu bài tập là “Ghép đôi”, muốn chèn hình ảnh minh họa
cho câu hỏi ta nháy chuột vào “…” để mở ra hộp Open File giống như trong các ứng dụng Windows, để thêm phương án, ta nhấn vào nút “+” ở góc trên bên phải, để bớt phương án thì nhấn vào nút “−” Khi soạn thảo phải đưa ra kết quả đúng đằng sau mỗi phương án Violet sẽ trộn các kết quả để người làm bài tập sắp xếp lại
Nhấn nút đồng ý ta được bài tập hiển thị lên màn hình như sau:
Trang 9Học sinh dùng chuột kéo đáp án ở cột phải qua phần trả lời và nhấn vào nút kết quả để kiểm tra kết quả như hình sau:
Ví dụ 4: Với bài tập kéo thả chữ ta làm như sau
* Sử dụng kiểu bài tập kéo thả chữ để kiểm tra lý thuyết hoặc củng cố nội dung, bài học hoặc một chương
Bài tập: Điền các từ: vị trí, gai, cơ sở vào các vị trí còn khuyết? bài tập dựa
theo sách giáo khoa lớp 3 trang 28 “Cách đặt ngón tay gõ phím” Hàng phím cơ sở bao gồm các phím bắt đầu: A, S, D Các phím F, J trên hàng phím này là hai phím có gai khi gõ phím em cần đặt đúng vị trí trên bàn phím
Các từ: vị trí, gai, cơ sở
Ta nhập nội dung như hình sau:
Ở kiểu bài tập ta chọn kiểu bài tập là: kiểu kéo thả chữ Khi nhập nội dung bài tập ta sẽ gõ câu hỏi và toàn bộ nội dung văn bản vào ô nhập nội dung muốn từ nào được điền từ nào vào chỗ trống ta bôi đen chữ trong ô nhập nội dung rồi nháy nút “chọn chữ ” phía trên bên phải ô nội dung khi đó xuất hiện 2 cặp ký hiệu xổ dọc cạnh nhau ở 2 đầu của từ đó ví dụ: ||<cơ sở>||, trên ô nhập liệu từ đó sẽ có màu đỏ Nếu không chọn từ đó nữa, ta
Trang 10xóa các cặp ký hiệu” ||” thì từ đó không được chọn để điền vào chỗ trống nữa chúng ta cũng có thể chèn ảnh liên quan nội dunng câu hỏi vào bài tập
Nhấn nút đồng ý ta được bài tập hiển thị lên màn hình như sau:
Học sinh dùng chuột kéo các từ vào chỗ trống, nhấn nút kiểm tra để biết kết quả
Ví dụ 5: Với bài tập điền khuyết ta làm như sau
* Sử dụng kiểu bài tập điền khuyết để kiểm tra lý thuyết hoặc củng cố nội dung, bài học hoặc một chương
Bài tập: Điền các từ: vị trí, gai, cơ sở vào các vị trí còn khuyết? bài tập dựa
theo sách giáo khoa Hàng phím cơ sở bao gồm các phím bắt đầu: A, S, D Các phím F, J trên hàng phím này là hai phím có gai khi gõ phím em cần đặt đúng vị trí trên bàn phím
Các từ: vị trí, gai, cơ sở Ta nhập nội dung như hình sau:
Cách thực hiện cũng giống như cách thực hiện với bài tập kéo thả chữ Nhưng tại mục chọn kiểu bài tập ta chọn kiểu bài tập: Điền khuyết, sau khi nhập nội dung nhấn nút đồng ý ta được bài tập hiển thị lên màn hình như sau:
Trang 11Học sinh nháy chuột vào chỗ trống, gõ nội dung cần điền vào và nhấn nút kiểm tra để biết kết quả
Ví dụ 6: Với bài tập ô chữ ta làm như sau
* Có thể dùng các kiểu bài tập để kiểm tra việc nắm bắt nội dung bài của học sinh Kiểu bài tập ô chữ sẽ tạo ra không khí vui vẻ cuối giờ học cho học sinh và có tác dụng củng cố, khắc sâu, nhớ lâu kiến thức
Bài tập ô chữ dựa theo sách giáo khoa lớp 3 Khi tạo bài tập này, ta phải biết trước về ô chữ cột dọc và các câu trả lời hàng ngang
Các câu hỏi hàng ngang: 1 Khi bước vào lớp 3 người bạn mới của em là ai? 2 Bộ phận dùng để gõ chữ vào máy tính?
3 Ngồi không đúng tư thế em sẽ bị gì? 4 Bộ phận nào chứa nhiều chi tiết tinh vi trong đó có bộ xử lí? 5 Những hình vẽ nhỏ trên màn hình máy tính?
6 Khi thực hiện phép tính, máy tính luôn cho kết quả như thế nào? 7 Một bộ phận dùng để điều khiển máy tính?
Đáp án hàng ngang: 1 Máy tính 2 Bàn phím 3 Vẹo cột sống 4 Thân máy 5 Biểu tượng 6 Đúng 7 Chuột Câu hỏi cột dọc: Kết quả làm việc của máy tính hiện ra ở đâu? Đáp án ở cột dọc là: MÀN
HÌNH
Ta nhập các câu hỏi và câu trả lời trong đề bài vào các hộp nhập liệu, tại ô vị trí chữ ta nhập vị trí chữ mà chữ đó xuất hiện ở vị trí hàng ngang (ví dụ từ trên ô chữ là Máy tính thì tại ô vị trí chữ ta nhập số 1 khi đó chữ “M” sẽ xuất hiện ở vị trí số 1 ở cột dọc) Hình sau thể hiện việc nhập liệu câu hỏi hàng dọc
Trang 12và các câu hỏi hàng ngang Để thêm câu hỏi hàng ngang ta nhấn nút “+” ở góc trên bên phải của câu hỏi hàng ngang, ngược lại để giảm câu hỏi ta nhấn nút “−” Để thay đổi vị trí thứ tự câu hỏi ta nhấn vào nút “↑” , “↓” bên cạnh nút
“+”, “−”
Nhấn nút đồng ý ta được bài tập, để giải ô chữ học sinh sẽ nháy chuột vào câu hỏi, rồi gõ câu trả lời tương ứng vào hộp, nhấn Enter thì sẽ có kết quả trên ô chữ hiển thị lên màn hình như sau:
Ví dụ 7: Với bài tập thực hiện bằng game sút luân lưu ta làm như sau
* Tùy vào mục đích mà chúng ta chuẩn bị câu hỏi để ôn tập chương hoặc ôn tập học kỳ
Ví dụ: Các câu hỏi như sau:
1 Để định dạng kiểu chữ đậm ta có thể sử dụng tổ hợp phím nào? 2 Để sao chép văn bản ta có thể sử dụng tổ hợp phím nào sau đây? 3 Để căn lề phải cho văn bản em nhấn vào nút lệnh nào sau đây 4 Thao tác để chọn một phần hình vẽ là?
5 Để sao chép hình, em nhấn giữ phím nào trong khi kéo thả chuột? 6 Trong phần mềm Logo, muốn rùa về vị trí xuất phát, xóa toàn bộ sân
chơi em sử dụng lệnh nào dưới đây? 7 Trong phần mềm Logo, muốn rùa ẩn mình em dùng lệnh?
Trang 138 Chọn lệnh Set → PenColor là để? Đáp án các câu trả lời trên:
1 Ctrl + B 2 Ctrl +C 3
4 Chọn công cụ chọn rồi kéo thả chuột bao quanh vùng cần chọn
5 Phím Ctrl
6 ClearScreen (CS) 7 HideTurtle (HT) 8 Chọn màu bút
Ta nhập các câu hỏi và câu trả lời trong đề bài vào các hộp nhập liệu Để thêm câu hỏi ta nhấn nút “+” ở góc dưới bên trái của câu hỏi, ngược lại để giảm câu hỏi ta nhấn nút “−” Cuối mỗi câu trả lời có ô đáp án, ta nháy chuột vào ô đáp án để chọn đáp án đúng cho câu hỏi đó, để thêm hình ảnh mô phỏng của mỗi đáp án đó hoặc câu hỏi ta nháy chuột vào “…” trên hộp nhập liệu để mở ra hộp Open File giống như trong các ứng dụng Windows để chèn ảnh vào
Ở phía trên nội dung câu hỏi ta thiết lập điểm cộng cho mỗi câu trả lời đúng và điểm trừ cho mỗi lần trả lời sai, thời gian làm bài và số lần trả lời sai (ta chọn số lần sai là 2, nếu học sinh làm sai quá 2 lần thì trò chơi kết thúc và thông báo kết quả học sinh làm được trong trò chơi này)
Nhấn nút đồng ý ta được màn hình giới thiệu luật chơi: Để vượt qua thủ môn, tìm đường vào khung thành, bạn phải lựa chọn một trong bốn đáp án: A, B, C hoặc D Mỗi câu đúng ghi đực một bàn thắng là được một điểm, tổng số câu hỏi là điểm tố đa