ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM HOÀI THU QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THEO TIẾP CẬN N
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHẠM HOÀI THU
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHẠM HOÀI THU
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114.01
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN PHƯƠNG HUYỀN
HÀ NỘI - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do bản thân tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Phương Huyền - Giảng viên Trường
Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, tháng năm 2024
Tác giả
Phạm Hoài Thu
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn Ban Giám hiệu, Quý thầy cô giáo Khoa Quản lý giáo dục, Phòng Đào tạo sau Đại học của trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn
Với tình cảm chân thành, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Phương Huyền đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để luận văn được hoàn thành
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu và giáo viên các trường Trung học cơ sở quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng đã nhiệt tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn tới bạn bè, gia đình và đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tác giả hoàn thành khóa học
Do điều kiện thời gian và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn chắc chắn sẽ còn nhiều khiếm khuyết Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp để luận văn tiếp tục được hoàn thiện
Hà Nội, tháng 10 năm 2023
Tác giả
Phạm Hoài Thu
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào Tạo CBQL Cán bộ quản lý
CTDH Chương trình dạy học CTGD Chương trình giáo dục
Trang 61.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Nghiên cứu về phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực 7
1.1.2 Nghiên cứu về quản lý phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực 9
1.1.3 Đánh giá chung 11
1.2 Các khái niệm cơ bản 12
1.2.1 Phát triển chương trình theo tiếp cận năng lực 12
1.2.2 Quản lý phát triển chương trình theo tiếp cận năng lực 14
1.3 Lí luận về chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 16
1.3.1 Yêu cầu môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp THCS 16
1.3.2 Mục tiêu chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS 18
1.3.3 Nội dung chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS 20
1.3.4 Phương pháp, hình thức dạy học môn Ngữ Văn ở các trường THCS 21
1.3.5 Kiểm tra, đánh giá môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo hướng phát triển năng lực 22
1.4 Lí luận về phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 24
Trang 71.4.1 Căn cứ phát triển chương trình môn Ngữ văn 24
1.4.2 Phát triển chương trình môn Ngữ văn theo tiếp cận năng lực 26
1.5 Quản lý phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 36
1.5.1 Phân cấp quản lý trong giáo dục 36
1.5.2 Lập kế hoạch phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 38
1.5.3 Tổ chức thực hiện chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 39
1.5.4 Chỉ đạo thực hiện chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 40
1.5.5 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 42
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 43
2.1 Khái quát về quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng 48
2.1.1 Đặc điểm về kinh tế - xã hội 48
2.1.2 Tình hình Giáo dục và Đào tạo 49
2.1.3 Giáo dục Trung học cơ sở 52
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 56
2.2.1 Mục đích và nội dung khảo sát 56
2.2.2 Đối tượng và phương pháp khảo sát 57
2.3 Thực trạng về chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng theo tiếp cận năng lực 58
Trang 82.3.1 Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về chương trình môn Ngữ Văn 58 2.3.2 Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về việc phát triển chương trình môn Ngữ Văn theo tiếp cận năng lực 61
2.4 Thực trạng về phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 64
2.4.1 Thực trạng về đánh giá nhu cầu phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 64 2.4.2 Thực trạng về xác định mục tiêu chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 66 2.4.3 Thực trạng về lựa chọn nội dung chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 67 2.4.4 Thực trạng về lựa chọn phương pháp, hình thức giảng dạy môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 71 2.4.5 Thực trạng về lựa chọn các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 75
2.5 Thực trạng về quản lý phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 79
2.5.1 Thực trạng lập kế hoạch phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 79 2.5.2 Thực trạng tổ chức thực hiện chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 81 2.5.3 Thực trạng chỉ đạo thực hiện chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 84 2.5.4 Thực trạng kiểm tra, giám sát việc thực hiện phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 86
2.6 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng theo tiếp cận năng lực 89
Trang 92.7 Đánh giá chung về quản lý phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng theo
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 95
3.1.1 Đảm bảo tính hệ thống 95
3.1.2 Đảm bảo tính hiệu quả 95
3.1.3 Đảm bảo tính toàn diện và đồng bộ 96
3.1.4 Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi 96
3.1.5 Đảm bảo tính kế thừa 96
3.2 Một số biện pháp quản lý phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng theo tiếp cận năng lực 96
3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên trong tổ chuyên môn về yêu cầu của phát triển chương trình môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở 96
3.2.2 Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng phát triển phát triển chương trình dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận năng lực 100
3.2.3 Biện pháp 3: Chỉ đạo phát triển chương trình môn Ngữ văn theo tiếp cận năng lực dựa trên thực tiễn của địa phương và nhà trường 104
3.2.4 Biện pháp 4: Xây dựng cộng đồng học tập trong mạng lưới giáo viên khuyến khích hoạt động trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về phát triển chương trình môn ngữ văn trong trường và cụm trường 107
Trang 103.2.5 Biện pháp 5: Tổ chức kiểm tra, rà soát, điều chỉnh chương trình
môn học thường xuyên, định kỳ để khắc phục kịp thời các hạn chế 109
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 111
3.4 Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất 112
3.4.1 Mục đích, đối tượng khảo nghiệm 112
3.4.2 Nội dung và cách tiến hành khảo nghiệm 112
3.4.3 Kết quả khảo nghiệm 113
Tiểu kết Chương 3 113
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117 PHỤ LỤC
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1 Tình hình giáo dục cấp THCS qua các năm 52 Bảng 2.2 Kết quả khảo sát CBQL và GV về chương trình môn Ngữ văn 58 Bảng 2.3 Kết quả khảo sát học sinh về chương trình môn Ngữ văn 60 Bảng 2.4 Đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học
sinh về việc PTCT môn Ngữ văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 62 Bảng 2.5 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học
sinh về tầm quan trọng và sự cần thiết phát triển chương trình môn Ngữ văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 64 Bảng 2.6 Thực trạng xác định mục tiêu bài dạy và các năng lực cần
hình thành cho học sinh sau quá trình học tập môn Ngữ văn 66 Bảng 2.7 Đánh giá của CBQL và GV về lựa chọn nội dung chương
trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS 68 Bảng 2.8 Đánh giá của HS về lựa chọn nội dung chương trình môn
Ngữ Văn ở các trường THCS 70 Bảng 2.9 Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng xác định
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS 71 Bảng 2.10 Đánh giá của HS về thực trạng xác định phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS 74 Bảng 2.11 Đánh giá của CBQL và GV về lựa chọn các hình thức
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ Văn ở các trường THCS 76 Bảng 2.12 Đánh giá của HS về lựa chọn các hình thức kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập môn Ngữ Văn ở các trường THCS 77 Bảng 2.13 Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng lập kế hoạch phát
triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 79
Trang 12Bảng 2.14 Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng tổ chức phát
triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 82 Bảng 2.15 Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng chỉ đạo phát
triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 85 Bảng 2.16 Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng kiểm tra giám
sát PTCT môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực 87 Bảng 2.17 Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng theo tiếp cận năng lực năng lực 89 Bảng 3.1 Đánh giá mức độ cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất 113Hình 1.1 Các bước phát triển chương trình dạy học 27
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Giáo dục đào tạo đã từ lâu là một yếu tố rất quan trọng, thiết yếu trong việc phát triển của một đất nước Không chỉ riêng Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới đều lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước Trong đó chương trình giáo dục phổ thông là yếu tố cơ bản, nền tảng quyết định chất lượng giáo dục Không những thế, chương trình giáo dục phổ thông còn là sản phẩm của xã hội, nó phản ánh trình độ phát triển của kinh tế, văn hóa xã hội
Trong bối cảnh hiện nay với sự bùng nổ của khoa học công nghệ thì giáo dục và đào tạo cũng phải có sự đổi mới để đáp ứng được yêu cầu của xã hội Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương 8 Khóa XI đã
khẳng định: "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và nhấn mạnh “thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo hướng quy chuẩn đầu ra của từng cấp học, chuyển từ chú trọng kiến thức sang chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất người học ” [1]
Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT đã xây dựng Chương trình GDPT tổng thể, trong đó có môn Ngữ văn Yêu cầu đổi mới toàn diện GD&ĐT cùng với yêu cầu mang tính chất đặc thù về dạy học môn Ngữ văn đặt ra nhiều thách thức cho cán bộ quản lý và giáo viên
Nói đến môn Ngữ văn là nói đến một môn học bắt buộc, chiếm thời lượng lớn trong chương trình giáo dục phổ thông nước ta nói chung và chương trình giáo dục THCS nói riêng Trong những kì kiểm tra chất lượng và đặc biệt là thi tuyển vào lớp 10, môn Ngữ văn là một trong những môn học luôn được lựa chọn để kiểm tra (thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn nhân hệ số 2)
Trang 14Đây là môn học cung cấp và rèn luyện cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất về ngôn ngữ, văn hóa giao tiếp góp phần giáo dục tư tưởng và bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách cho học sinh Đặc điểm môn Ngữ văn đòi hỏi giáo viên phải có phương thức tổ chức dạy học phù hợp Với cách học truyền thống, môn Ngữ văn được dạy rất máy móc, khô khan, truyền đạt kiến thức áp đặt và một chiều; điều này tạo ra lối mòn khiến học sinh lười biếng, chỉ nương theo nhận định của người khác, không tư duy sáng tạo hay cảm nhận được vẻ đẹp của văn học Hiện nay, áp dụng dạy môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận năng lực là phương pháp mới mẻ, thu hút học sinh Các hoạt động học tập thông qua dạy học môn Ngữ văn rất đa dạng: đóng kịch, thi phản biện, tham quan di tích lịch sử, địa danh gắn với tác phẩm văn học, tổ chức cuộc thi vẽ, làm sản phẩm mô hình…
Để đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục, kết hợp bài học với thực tiễn Bộ môn Ngữ Văn cần được phát triển đa dạng về nội dung và phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú cho người học, giúp học sinh không còn cảm thấy nhàm chán, nặng về lý thuyết như các tiết dạy học truyền thống mà tích cực giúp các em yêu môn học, phát triển phẩm chất cá nhân từ các tiết học ngữ văn kết hợp với đời sống thực tế Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi nhà trường cần phát triển chương chương trình dạy học môn Ngữ Văn chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực
Hiện nay, các trường THCS trên địa bàn quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục địa phương, áp dụng nhiều biện pháp để phát triển toàn diện năng lực của học sinh, bước đầu đề cập đến việc xây dựng phát triển chương trình dạy học chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực Tuy nhiên việc thực hiện còn chưa đồng bộ về mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức dạy học, điều kiện dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả, dẫn đến kết quả thu được còn chưa cao nhất là đối với môn Ngữ Văn Vì thế, việc phát triển chương
Trang 15trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS phải phù hợp với đặc điểm của học sinh THCS, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tế của địa bàn sinh sống là việc làm cấp thiết
Trong bối cảnh đó, tác giả chọn đề tài: “Quản lý phát triển chương
trình môn Ngữ Văn ở các trường Trung học cơ sở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo tiếp cận năng lực” để nghiên cứu luận văn thạc sĩ Quản
lý giáo dục
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lý phát triển chương trình môn Ngữ văn, đề xuất các biện pháp quản lý phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng theo tiếp cận năng lực nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn tại các trường THCS trên địa bàn
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý phát triển chương trình môn Ngữ Văn theo tiếp cận năng lực tại các trường THCS quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
4 Câu hỏi nghiên cứu
Cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển chương trình môn Ngữ văn cho học sinh các trường THCS trên địa bàn quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng theo tiếp cận năng lực? Cần phải có biện pháp quản lý như thế nào để mang lại hiệu quả dạy học môn văn cho học sinh các trường THCS trên địa bàn quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng theo tiếp cận năng lực?
5 Giả thuyết khoa học
Trang 16Hoạt động phát triển chương trình môn Ngữ văn ở các trường THCS quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng những năm gần đây đã đạt được kết quả đáng kể Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những vướng mắc và bất cập trong quản lý
nhà trường do những nguyên nhân khác nhau Nếu đề xuất được các biện pháp
quản lý phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng theo tiếp cận năng lực một cách hiệu quả và khả thi
thì sẽ nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS quận Lê
Chân, Thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Xác định cơ sở lí luận về quản lý phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực
6.2 Đánh giá thực trạng quản lý phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng theo tiếp cận năng lực
6.3 Đề xuất các biện pháp quản lý phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng theo tiếp cận năng lực
7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng theo tiếp cận năng lực (Trong phạm vi có giới hạn nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu ở 3 trường THCS thuộc cụm 3 quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng, các trường có tương đồng về điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất, đội ngũ… đó là THCS Hoàng Diệu, THCS Dư Hàng Kênh, THCS Vĩnh Niệm)
7.2 Giới hạn khách thể và thời gian
- Nghiên cứu quản lý phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở lớp 6 và lớp 7 các trường THCS
- Thời gian sử dụng dữ liệu thu thập: Giai đoạn 2021 - 2023
Trang 17- Khách thể khảo sát bao gồm: Cán bộ quản lý Phòng GD&ĐT quận Lê Chân, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và Giáo viên dạy Ngữ Văn của các trường THCS thuộc cụm 3 Quận Lê Chân (gồm 3 trường), học sinh khối 6 - 7 ở các trường THCS thuộc cụm 3 Quận Lê Chân
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để chọn lọc các lí thuyết, quan điểm khoa học có liên quan đến các vấn đề chuyên môn, quản lý phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực
8.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi cán bộ quản lý cấp trường, giáo viên, quan sát các hoạt động liên quan đến chuyên môn và quản lý phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực để đánh giá thực trạng
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực
Phương pháp chuyên gia nhằm mục đích lấy ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực
8.3 Các phương pháp khác
Phương pháp sử dụng các công thức toán học, thống kê để xử lí số liệu, đánh giá và trình bày các kết quả nghiên cứu
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1 Cơ sở lí luận về quản lý phát triển chương trình môn Ngữ
Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực
Chương 2 Thực trạng quản lý phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở
Trang 18các trường THCS quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng theo tiếp cận năng lực
Chương 3 Biện pháp quản lý phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở
các trường THCS quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng theo tiếp cận năng lực
Trang 19CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu về phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực
Những đòi hỏi cấp thiết của việc đổi mới giáo dục theo xu hướng giáo dục tiếp cận và phát triển năng lực người học, trước hết là giáo dục trong nhà trường phổ thông hiện nay đã bắt buộc chúng ta phải xác định vai trò rất quan trọng của mỗi nhà trường, thậm chí mỗi giáo viên trong việc phát triển chương trình giáo dục để có thể hiện thực hoá được mục tiêu giáo dục một cách hiệu quả nhất đồng thời đảm bảo tính sáng tạo và định hướng như là bản chất trong hoạt động của người thầy và tính chủ động, tích cực, hứng thú trong hoạt động của học trò chủ thể thực sự của hoạt động học tập Trong
công trình “Phát triển chương trình giáo dục - Hướng dẫn thực hành” Jon
Wiles và Joseph Bondi [14] đã đề cập về CTGD trong kỷ nguyên công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến nhà trường, thách thức nhà trường truyền thống Do đó, các nhà trường phải thay đổi để giải quyết những thử thách của đổi mới
Trong nghiên cứu về phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cần năng lực có những công trình nghiên cứu ở nước ngoài như sau:
Jonathan Osborne và Justin Dillon (2008), “Giáo dục khoa học ở Châu
Âu – Những thành công và hạn chế” [14] Đã trình bày thực trạng giáo dục
khoa học ở các nước Châu Âu, trong đó đề cập vấn đề thế hệ trẻ Châu Âu giảm hứng thú với giáo dục khoa học Với mục tiêu dẫn đầu về phát triển khoa học bài báo đề cập các vấn đề cải thiện giáo dục khoa học trong các trường phổ thông ở các nước Châu Âu
Jan H van Driel, Douwe Be ijaard, Nico Verloop (2010), “Phát triển
Trang 20chuyên môn và cải cách trong giáo dục khoa học: Vai trò của kiến thức thực tiễn của giáo viên” [14] Trong báo cáo này các tác giả đề cập vấn đề phát triển
chuyên môn của giáo viên trong giáo dục khoa học từ góc độ phát triển kiến thức thực tiễn của giáo viên Báo cáo xác định vai trò quan trọng của kiến thức thực tế của giáo viên trong đổi mới và phát triển giáo dục khoa học đồng thời cũng chỉ ra các chiến lược cho việc phát triển kiến thực tiễn của giáo viên
Edgar W Jenkins và N W Nelson, Đại học Leeds, Vương Quốc Anh
(2014), “Thái độ của học sinh đối với khoa học bậc trung học ở Anh” [14]
Tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu dựa trên khảo sát thực nghiệm ở Anh đối với học sinh trung học Báo cáo cho biết thái độ của học sinh về giáo dục khoa học ở các trường trung học, sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh và những mong muốn của học sinh đối với các bài học khoa học trong nhà trường Tác giả cũng nêu vấn đề phát triển chương trình giáo dục khoa học trong các trường phổ thông tại Anh Quốc
Một số nghiên cứu trong nước về phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực:
Gần đây, tác giả Nguyễn Thị Tính, ĐHSP Thái Nguyên đã đưa ra một số lý luận liên quan đến quản lý phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới Trong đề tài nghiên cứu tác giả đã chỉ rõ đến quan điểm phát triển chương trình cần tích cực bồi dưỡng nghiệp vụ các giáo viên về yêu cồi đổi mới, mục đích đáp ứng với chương trình đổi mới hiện nay Các giáo viên cần hiểu rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới giáo dục Ngoài việc tiếp nhận những chương trình nội dung sẵn có để giảng dạy thì các giáo viên cần có kỹ năng đổi mới phát triển chương trình theo hướng phát triển năng lực người học Ngoài việc trau dồi các kỹ năng và phương pháp giảng dạy, các GV cần được bồi dưỡng về các kiến thức và chương trình mới và giáo dục hiện đại đang hướng tới Các GV cần có kỹ năng phát triển chương trình mới để phù hợp với phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại, kích thích người học hứng
Trang 21thú với môn học
Công trình nghiên cứu của Dương Văn Kiên: Quản lý phát triển
chương trình giáo dục nhà trường ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới Tác giả cho rằng việc
quản lý phát triển chương trình giáo dục cốt lõi cần được nâng cao nhận thức của toàn bộ CBQL và GV, PH trong trường học Từ đó nhà trường bám sát vào mục tiêu và nội dung chương trình theo tiếp cần năng lực để cải tiến về môn học cũng như chuẩn bị các nguồn lực phối hợp trong việc phát triển chương trình [18]
1.1.2 Nghiên cứu về quản lý phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực
Vấn đề quản lý phát triển CTGD, CTDH nhà trường phổ thông cũng được đề cập trong một số văn bản quản lý và các công trình nghiên cứu của một số tác giả trong nước Tác giả Bùi Minh Hiền và Nguyễn Vũ Bích Hiền
trong cuốn “Quản lý và lãnh đạo nhà trường” [15] đã quan niệm phát triển
chương trình nhà trường theo tiếp cận năng lực được hiểu là sự tự chủ của nhà trường Nhà trường được trao quyền tự chủ về chương trình sẽ có cơ hội đóng góp sức sáng tạo của từng cá nhân trong nhà trường nhiều hơn để nâng cao chất lượng giáo dục Vấn đề tự chủ của nhà trường phổ thông trong việc phát triển chương trình theo tiếp cận năng lực là vấn đề mới mẻ ở nước ta hiện nay
Trong tài liệu “Đổi mới QLGD Việt Nam - Một số vấn đề lí luận và
thực tiễn” [19] tác giả Phan Văn Kha đã xác định mô hình, tiêu chuẩn, tiêu
chí và chỉ số đánh giá quản lý hiệu quả trường phổ thông Theo tác giả, CTDH ngoài những quy định chung từ cấp chủ quản cao nhất (Bộ Giáo dục) cần đảm bảo phần mềm mang tính linh hoạt phù hợp với đặc điểm của từng cơ sở giáo dục và đặc điểm của học sinh
Bài báo khoa học “Phát triển chương trình nhà trường những kinh nghiệm thực tiễn ở trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành” của Tiến sĩ
Trang 22Nguyễn Vinh Hiển đã chỉ ra yêu cầu tất yếu và những kinh nghiệm trong phát triển nhà trường, phát triển chương trình môn học trong trường phổ thông nói chung và trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành nói riêng [11]
Một số học viên cao học của các trường đại học và học viện trong cả nước cũng đã thực hiện các nghiên cứu về vấn đề này hoặc các nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến vấn đề này như:
- Hoàng Văn Cường (2015) Phát triển chương trình nhà trường ở trường THPT Chuyên Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ, luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Đại học Thái Nguyên - Trường Đại học Sư phạm Tác giả luận văn đã trình bày cơ sở lý luận và thực trạng phát triển chương trình nhà trường ở trường THPT Chuyên Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ và đề xuất được quy trình phát triển nhà trường ở trường THPT Chuyên Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ gồm 3 giai đoạn và thực nghiệm xây dựng chương trình một số môn học ở trường THPT Chuyên Hùng Vương Quy trình và kinh nghiệm của tác giả trình bày trong luận văn có thể áp dụng cho các trường phổ thông khác trong quản lí và phát triển chương trình môn học [10]
- Nguyễn Xuân Hường (2018) Quản lý hoạt động phát triển Chương trình môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, luận văn thạc sỹ Khoa học giáo dục, Đại học Thái Nguyên - Trường Đại học Sư phạm Tác giả luận văn đã phân tích thực trạng quản lý hoạt động phát triển Chương trình môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai và đề xuất được 6 biện pháp Quản lý hoạt động phát triển Chương trình môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai [16]
Riêng về quản lý phát triển chương trình môn Ngữ Văn trong nhà trường có các công trình nghiên cứu sau:
Tác giả Nguyễn Thị Xuân, trường THCS Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội với công trình quản lý dạy học môn Ngữ Văn theo chương trình GDPT
Trang 232018 có đề cập đến một trong nội dung trọng tâm chính là quản lý phát triển chương trình môn học, các học sinh cần được học gắn với chương trình thực tế để các em không cảm thấy nhàm chán trong những giờ học lý thuyết như trước đây với các bài độc hiểu mà các em sẽ tự khám phá, hiểu thêm về nội dung bài học thông qua sự trải nghiệm, thực hành thực tế ở địa phương
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Châu làm đề tài nghiên cứu về quản lý phát triển chương trình dạy học môn Ngữ Văn ở các trường THCS Gia Bình – Bắc Ninh Công trình nghiên cứu của tác giả trọng tâm về phát triển chương trình môn Ngữ Văn cần đi sâu từ công tác lập kế hoạch đến quản lý tất cả các điều kiện phục vụ cho tổ chức chỉ đạo phát trển chương trình môn học CBQL và GV trong nhà trường cần nắm rõ mục tiêu phát triển chương trình môn học hiện nay để đưa vào khung chương trình học với bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường một cách hiệu quả, giúp học sinh hứng thú với môn học và phát triển phẩm chất cá nhân bởi môn học Ngữ Văn chủ đạo rèn huyện ý thức và đạo đức cho học sinh, giúp các em hiểu được giá trị nhân văn của cuộc sống
1.1.3 Đánh giá chung
Quản lí phát triển chương trình nhà trường nói chung và quản lí phát triển chương trình môn Ngữ Văn nói riêng theo tiếp cận năng lực là xu thế chung của thế giới và yêu cầu cấp thiết đối với giáo dục Việt Nam Các nghiên cứu ở trên đã trình bày nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lí chương trình giáo dục nhà trường, một số vấn đề về phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường trung học
Đối với địa phương đã thực hiện mô hình trường học mới Việt Nam như thành phố Hải Phòng thì công tác quản lí phát triển chương trình môn Ngữ Văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cần có những nghiên cứu cụ thể về lý luận và thực tiễn để đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục
Vấn đề phát triển CTGD, CTDH nhà trường nói chung cũng như quản lý phát triển CTGD, CTDH nhà trường nói riêng cả trong nước cũng như
Trang 24ngoài nước đã có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu Tuy nhiên nghiên cứu hoạt động quản lý phát triển chương trình môn Ngữ văn ở các trường THCS Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng theo tiếp cận năng lực thì chưa có đề tài nào đề cập đến
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Phát triển chương trình theo tiếp cận năng lực
1.2.1.1 Chương trình giáo dục
Chương trình giáo dục có thể hiểu là một hệ thống bao gồm tổng thể những hoạt động được thiết kế để hỗ trợ cho quá trình học tập và phát triển của học sinh Chương trình này gồm các mục tiêu hoạt động về học tập, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, tài liệu học tập và kết quả đánh giá học tập
Mục tiêu của chương trình giáo dục là giúp cho học sinh phát triển toàn diện, về cả thể chất và trí tuệ mang lại những giá trị để đóng góp cho tương lai sau này
Qua các dẫn luận trên có thể thấy khái niệm chương trình giáo dục được hiểu cả theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, chương trình giáo dục có thể bao gồm bất cứ những gì được học và giáo dục Nó cũng có thể được hiểu là một buổi đàm luận ngoại khóa, những mối quan hệ trong nhà trường Đây là quan niệm về chương trình giáo dục theo hiểu mới chương trình giáo dục theo nghĩa hẹp là chương trình giáo dục được thể hiện thành văn bản pháp quy, được công bố công khai trong mục tiêu giáo dục của nhà trường Đó là hệ thống các môn học (hoặc khóa học) và nội dung của các môn học (hoặc khóa học) này do một sơ sở giáo dục như trường học cung cấp Theo cách hiểu này, chương trình giáo dục còn đi cùng một tập hợp những tài liệu về giảng dạy, học tập và kiểm tra, đánh giá dành cho các khóa học đó
Tuy chưa có cách định nghĩa thống nhất về thuật ngữ chương trình giáo dục nhưng tóm lại chương trình giáo dục là những gì được giảng dạy và là nội
Trang 25dung cần học dựa trên mục tiêu giáo dục của nhà trường Chương trình giáo dục cũng có thể được hiểu là một hệ thống các tài liệu học tập hay một chuỗi các môn học, khóa học Rộng hơn nữa, chương trình giáo dục là những gì được dạy cả trong và ngoài nhà trường, dưới sự chỉ đạo của nhà trường [9]
1.2.1.2 Phát triển chương trình
Phát triển CTGD (Curriculum Development) có một tập hợp hệ thống các khái niệm, nguyên tắc lí thuyết làm nền tảng, có đối tượng và nội dung nghiên cứu xác định, có các phương pháp nghiên cứu đặc thù Lĩnh vực này có lịch sử phát triển lâu đời, có các chuyên gia về lí thuyết, được trang bị những kiến thức tổng hợp trong các lĩnh vực như triết học, tâm lí học, xã hội học, sử học, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực môn học… Ngành học này cũng có các nhà thực hành, đó là các GV, nhà quản lí giáo dục các cấp học
Phát triển chương trình môn Ngữ Văn THCS là một quá trình liên tục nhằm không ngừng hoàn thiện chương trình môn Ngữ Văn sao cho phù hợp với trình độ phát triển của khoa học - công nghệ, của kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương, phù hợp với điều kiện của nhà trường và năng lực của học sinh
Phát triển chương trình môn Ngữ Văn THCS là quá trình nhà trường cụ thể hóa chương trình môn Ngữ Văn từ tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình của Bộ GD&DT sao cho phù hợp ở mức cao nhất với thực tiễn của từng nhà trường
Dựa trên mục tiêu chung của chương trình giáo dục, các trường xây dựng kế hoạch giáo dục riêng cho trường mình một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương, bảo đảm mục tiêu và chất lượng giáo dục” trong đó việc bổ sung, sắp xếp lại các chủ đề, xây dựng các chủ đề liên môn, hoạt động trải nghiệm gắn với thực tiễn địa phương có vai trò quan trọng [4]
Tác giả quan niệm “Là quá trình lựa chọn, tổ chức, thực hiện và đánh giá các kinh nghiệm học tập trên cơ sở phân tích nhu cầu, khả năng và lợi ích
Trang 26của người học và bối cảnh của xã hội hoặc cộng đồng”
1.2.1.3 Phát triển chương trình theo tiếp cận năng lực
Như đã phân tích ở trên, các định nghĩa về chương trình giáo dục không ngừng thay đổi trên cơ sở sự phát triển kinh tế - xã hội, KH&CN và cách tiếp cận trong việc phát triển chương trình giáo dục cũng thay đổi tương ứng Tuy nhiên, cách tiếp cận theo mục tiêu, và gần đây trong bối cảnh khoa học công nghệ có những bước tiến nhảy vọt, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với giáo dục, thì cách tiếp cận năng lực đang trở thành cách tiếp cận phù hợp nhất Và trong phạm vi luận văn này, tác giả cũng chỉ tập trung vào cách tiếp cận theo năng lực
Phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận theo năng lực sẽ có kiểu chương trình tương ứng là chương trình dựa theo năng lực (Conpetence based curriculum) [22]
1.2.2 Quản lý phát triển chương trình theo tiếp cận năng lực
1.2.2.1 Quản lý phát triển chương trình giáo dục
Các khái niệm về quản lý đã được nhiều tác giả nghiên cứu như: Tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là sự lãnh đạo của chủ thể quản lý tác động đến các nhân viên cấp dưới bằng các chức năng quản lý như chỉ đạo tổ chức để nhân viên thực hiện theo đúng kế hoạch đặt ra”
Theo giáo sư Nguyễn Lộc: “Quản lý là quá trình thực hiện bao quát hết các công việc thông qua lên phương án các kế hoạch và lập các nội dung chi tiết từng chức năng nhiệm vụ và phân công người thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ đó để đạt được mục tiêu đề ra”
Quản lý hoạt động dạy học là quá trình tác động của người lãnh đạo trong giáo dục thực hiện các chức năng quản lý vận hành theo quy chế của Bộ giáo dục, định hướng tất cả mọi CBCNV trong nhà trường thực hiện và làm theo đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục
Trang 27Như trên tác giả đã phân tích, phát triển chương trình môn Ngữ Văn trong trường THCS là một quá trình làm cho chương trình ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn so với yêu cầu đòi hỏi thực tiễn của nhà trường, thông qua việc thiết kế chương trình, điều chỉnh, bổ sung, cấu trúc lại, xây dựng các chủ để liên môn, hoạt động trải nghiệm phù hợp với điều kiện địa phương, nhà trường và năng lực học sinh; phát triển chương trình môn học là quá trình liên tục, khép kín, tuần hoàn [22]
Từ đó, theo Tác giả, quản lí phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở trường THCS là quá trình tác động của các chủ thể quản lí nhà trường đến các hoạt động phát triển chương trình môn Ngữ Văn của giáo viên và tổ chuyên môn thông qua thực hiện các chức năng quản lí như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá việc làm mới, điều chỉnh, hoàn thiện, đánh giá chương trình môn học nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu của môn học, nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của trường THCS
1.2.2.2 Quản lý phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực
Tiếp cận năng lực trong phát triển chương trình giáo dục là một cách tiếp cận toàn diện, đặc trưng bởi việc xem xét và phát triển năng lực cá nhân của từng học sinh Nó tập trung vào việc giúp học sinh phát triển các kỹ năng, kiến thức, và tư duy cần thiết để đối mặt với các thách thức trong cuộc sống và nghề nghiệp Qua tiếp cận này, giáo viên và quản lý giáo dục không chỉ quan tâm đến việc truyền đạt thông tin mà còn tập trung vào việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh Tuy nhiên để thiết kế và thực thi được chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực đòi hỏi sự thay đổi trong quản lý phát triển chương trình Quản lý phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực là một phương pháp tiên tiến và có lợi ích lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Nó tập trung vào việc chuẩn bị các điều kiện để phát
Trang 28triển toàn diện của học sinh, giúp họ phát triển kỹ năng và năng lực cần thiết cho cuộc sống và nghề nghiệp [22]
Như vậy, quản lý phát triển chương trình môn trình môn Ngữ Văn theo tiếp cận năng lực chính là sử dụng các phương pháp quản lý từ lập kế hoạch đến tổ chức chỉ đạo xây dựng phát triển nội dung chương trình theo hướng tích cực phát triển phẩm chất người học, tập trung vào việc rèn kỹ năng cho HS, kết hợp giữa lý luận với thực tiễn nhằm phát triển đa dạng về nội dung
chương trình và cách thức tổ chức chương trình dạy học môn Ngữ Văn
1.3 Lí luận về chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực
1.3.1 Yêu cầu môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp THCS
1.3.1.1 Tính mở của chương trình
Chương trình được xây dựng theo hướng mở; không quy định chi tiết nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp Chương trình quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về Văn học, Tiếng Việt và quy định một số văn bản quan trọng của văn học dân tộc bắt buộc phải học đối với học sinh toàn quốc
Xây dựng chương trình theo cách tiếp cận phát triển, các chuyên gia chương trình cho rằng người học không thể học tất cả những gì có trong quá trình đào tạo của nhà trường Vì vậy, chương trình cần phải được xây dựng làm sao để đào tạo ra những sản phẩm có thể đương đầu với những đòi hỏi của nghề nghiệp không ngừng thay đổi trong bối cảnh cuộc sống xã hội luôn có những biến đổi theo thời gian Chương trình theo cách tiếp cận này sẽ giúp người học phát triển được tối đa các tố chất sẵn có, phát huy được năng lực tiềm ẩn của họ, đây là sự khác biệt với quan điểm tiếp cận theo mục tiêu với nét đặc trưng là cứng nhắc, khuôn mẫu
Trang 29Theo cách tiếp cận này với quan điểm là giáo dục là phát triển, còn chương trình đào tạo là quá trình, thì các nhà thiết kế xây dựng chương trình chú trọng nhiều đến khía cạnh nhân văn của chương trình đào tạo, của đối tượng đào tạo với nhu cầu, sở thích hứng thú riêng và đây cũng được xem là xuất phát điểm của việc xây dựng chương trình Chương trình đào tạo của nhà trường cung cấp các khối kiến thức cần thiết phải học để đạt được văn bằng nhất định, còn người học căn cứ vào nhu cầu, hứng thú và nền kiến thức, kinh nghiệm của họ đã tích luỹ được, với sự tư vấn của người dạy, chủ động xây dựng chương trình riêng thoả mãn mục tiêu của họ
Xây dựng chương trình theo cách tiếp cận phát triển tạo ra lý thuyết về phương pháp dạy - học chủ động “lấy người học làm trung tâm”
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng cách tiếp cận này có nhiều ưu điểm hơn so với cách tiếp cận theo nội dung và mục tiêu vì chương trình xây dựng theo cách tiếp cận phát triển giúp hình thành ở người học tính chủ động, và chú trọng đến sự phát triển nhân cách, tính sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề trong tình huống thực của cuộc sống của người học [6]
1.3.1.2 Năng lực chung và năng lực đặc thù môn Ngữ Văn
* Yêu cầu về năng lực chung:
Môn Ngữ văn góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể Càng ở độ tuổi và cấp học cao hơn cần có những năng lực yêu cầu cao hơn để rèn luyện được cho học sinh khả năng tư duy và học tập:
- Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Yêu cầu về năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ
Trang 30- Năng lực văn học Có thể khẳng định năng lực môn văn thể hiện ở chỗ: trước một vấn đề, một nhân vật, một chi tiết nghệ thuật học sinh có suy nghĩ gì? Về ranh giới giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội không nên phân biệt rõ Văn bản văn học chỉ khác văn bản xã hội ở chỗ nó có tính nghệ thuật Ví dụ tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” cũng đặt ra một vấn đề xã hội Tại sao không nói thẳng mà phải dùng hình tượng nghệ thuật? Ấy chính là văn học Hay tại sao nói: “Bây giờ mận mới hỏi đào/ Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?” Sao không nói thẳng, rằng em đã có chồng chưa? Cái hay của nó nằm ở chỗ nào? Tại sao không nói, em rất nhớ anh mà lại nói: “Những ngày không gặp nhau lòng thuyền đau rạn vỡ?” Nói như vậy nó hay hơn ở chỗ nào? Qua đó, ta thấy văn học là các vấn đề xã hội được chuyển tải bằng một hình thức độc đáo Việc phân tích văn học là tìm ra vấn đề xã hội nằm trong văn học
1.3.2 Mục tiêu chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS
Mục tiêu của chương trình môn Ngữ Văn ở các trường Trung học cơ sở (THCS) được xác định để phát triển toàn diện các năng lực ngôn ngữ, kiến thức văn học, và các giá trị văn hóa, thẩm mỹ cho học sinh Dưới đây là một số mục tiêu chính của chương trình môn Ngữ Văn tại cấp THCS:
Phát triển kỹ năng đọc hiểu:
Giúp học sinh nắm vững các kỹ năng đọc hiểu văn bản, từ việc nhận biết và phân tích ý nghĩa từ ngữ, câu văn, đến việc hiểu và cảm nhận nội dung, thông điệp của các tác phẩm văn học
Khuyến khích học sinh đọc nhiều loại văn bản khác nhau, bao gồm văn học, phi văn học, tài liệu học thuật, và các văn bản thông tin
Nâng cao kỹ năng viết:
Rèn luyện kỹ năng viết các loại văn bản khác nhau như văn miêu tả, tự sự, nghị luận, và viết thư
Hướng dẫn học sinh cách trình bày ý tưởng một cách rõ ràng, mạch lạc
Trang 31và logic, sử dụng từ ngữ và ngữ pháp đúng chuẩn
Phát triển kỹ năng nói và nghe:
Tạo điều kiện cho học sinh thực hành kỹ năng nói trong các hoạt động thảo luận nhóm, thuyết trình và diễn kịch
Rèn luyện kỹ năng lắng nghe, phản hồi và giao tiếp hiệu quả trong các tình huống giao tiếp hàng ngày và học tập
Tăng cường kiến thức văn học:
Giúp học sinh nắm vững kiến thức về các thể loại văn học, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu và các trào lưu văn học qua các thời kỳ
Khuyến khích học sinh hiểu và trân trọng các giá trị văn hóa, lịch sử và nhân văn trong các tác phẩm văn học
Phát triển tư duy phản biện và sáng tạo:
Khuyến khích học sinh phân tích, đánh giá và đưa ra ý kiến cá nhân về các tác phẩm văn học và các vấn đề xã hội
Tạo cơ hội cho học sinh thể hiện sự sáng tạo qua các hoạt động viết văn, sáng tác thơ, và diễn kịch
Giáo dục nhân cách và tình cảm thẩm mỹ:
Qua các tác phẩm văn học, giúp học sinh nhận thức sâu sắc về các giá trị đạo đức, nhân sinh quan, và phát triển các đức tính tốt đẹp như lòng nhân ái, trách nhiệm, và tình yêu thương
Tạo điều kiện để học sinh phát triển cảm xúc, tình cảm và khả năng đồng cảm với người khác
Ứng dụng kiến thức vào thực tiễn:
Khuyến khích học sinh áp dụng các kỹ năng ngôn ngữ và kiến thức văn học vào thực tiễn đời sống, góp phần nâng cao năng lực học tập và giao tiếp
Giúp học sinh hiểu và sử dụng tiếng Việt một cách hiệu quả, chính xác trong các hoạt động hàng ngày
Chương trình môn Ngữ Văn tại THCS không chỉ nhằm cung cấp kiến
Trang 32thức mà còn giúp học sinh phát triển toàn diện về tư duy, tình cảm, và kỹ năng sống, chuẩn bị cho các cấp học cao hơn và cuộc sống sau này
1.3.3 Nội dung chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS
Cấu trúc chương trình dạy học môn Ngữ văn nhìn chung dựa trên trình tự sắp xếp các bài học theo từng tuần học trong sách giáo khoa hiện hành Tuy nhiên, do một số nội dung học tập được điều chỉnh theo tinh thần giảm tải nên một số bài học có sự thay đổi, sắp xếp lại so với sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành
a) Tiếng Việt - Các mạch kiến thức tiếng Việt + Ngữ âm và chữ viết: âm, chữ, dấu thanh, quy tắc chính tả (chỉ học ở cấp tiểu học)
+ Từ vựng: mở rộng vốn từ, nghĩa của từ ngữ và cách dùng, cấu tạo từ, quan hệ nghĩa giữa các từ ngữ
+ Ngữ pháp: dấu câu, từ loại, cấu trúc ngữ đoạn và cấu trúc câu, các kiểu câu và cách dùng
+ Hoạt động giao tiếp: biện pháp tu từ, đoạn văn, văn bản và các kiểu văn bản, một số vấn đề về phong cách ngôn ngữ và ngữ dụng
+ Sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ: từ mượn, từ ngữ mới và nghĩa mới của từ ngữ, chữ viết tiếng Việt, các biến thể ngôn ngữ phân biệt theo phạm vi địa phương, xã hội, chức năng, trong đó có văn bản đa phương thức (ngôn ngữ trong sự kết hợp với hình ảnh, kí hiệu, số liệu, biểu đồ, sơ đồ, ) như là một biến thể của giao tiếp ngôn ngữ
b) Văn học - Các mạch kiến thức văn học + Lí luận văn học: một số vấn đề về lí luận văn học thiết thực, có liên quan nhiều đến đọc hiểu văn bản văn học
+ Thể loại văn học: truyện, thơ, kịch, kí và một số thể loại tiêu biểu + Các yếu tố của văn bản văn học: câu chuyện, cốt truyện, nhân vật,
Trang 33không gian, thời gian, người kể chuyện, điểm nhìn, vần, nhịp,
+ Lịch sử văn học: một số tác giả lớn và những nét khái quát về lịch sử văn học Việt Nam được tổng kết ở cuối cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông
b) Tác phẩm bắt buộc - Nam quốc sơn hà (Thời Lý) - Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn - Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi - Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu - Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh
c) Tác phẩm bắt buộc lựa chọn - Văn học dân gian Việt Nam + Chọn ít nhất 4 tác phẩm đại diện cho 4 thể loại trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười
+ Chọn ít nhất 3 bài ca dao về các chủ đề: quê hương đất nước; tình yêu, tình cảm gia đình; con người và xã hội (trữ tình hoặc trào phúng)
+ Chọn ít nhất 1 sử thi Việt Nam + Chọn ít nhất 1 truyện thơ của các dân tộc thiểu số Việt Nam + Chọn ít nhất 1 kịch bản chèo hoặc tuồng
1.3.4 Phương pháp, hình thức dạy học môn Ngữ Văn ở các trường THCS
Căn cứ vào chương trình, giáo viên chủ động, linh hoạt xây dựng và tổ chức các bài học theo định hướng sau:
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và các nhà nghiên cứu phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS hiện nay tập trung vào các nội dung cốt lõi sau đây:
Điều chỉnh, bổ sung, cấu trúc nội dung dạy học, xây dựng các chủ để tích hợp, liên môn, chủ đề trải nghiệm của môn Ngữ Văn trong xây dựng
Trang 34chương trình giáo dục nhà trường
Phân tích chương trình dạy học lựa chọn những nội dung trùng lặp, nội dung liên quan xác định chủ đề học tập có thể chuyển đổi từ hình thức dạy học trên lớp sang hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học
1.3.4.1 Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung
Môn Ngữ văn có nhiều ưu thế trong việc góp phần hình thành và phát triển toàn diện các năng lực chung nêu trong Chương trình tổng thể Những năng lực chung này được hình thành và phát triển không chỉ thông qua nội dung dạy học mà còn thông qua phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới với việc chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản
- Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
1.3.4.2 Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực đặc thù
Đây thực chất là xác định mục tiêu về năng lực cần đạt được của học sinh qua từng giai đoạn học tập môn Ngữ văn ở bậc THCS Trên cơ sở kết quả phân tích mục tiêu của CTGD phổ thông mới nói chung và CTDH của môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới ở trường THCS nói riêng cần xác định rõ sau khi học xong một tiết học, bài học của môn Ngữ văn thì học sinh được phát triển như thế nào về các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt dạy đọc hiểu văn bản nói chung
a) Dạy đọc hiểu văn bản văn học b) Phương pháp dạy đọc phải tập trung kích hoạt việc đọc tích cực, sáng tạo ở chủ thể đọc
1.3.5 Kiểm tra, đánh giá môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo hướng phát triển năng lực
Trang 35Các hình thức KT - ĐG có thể thực hiện như sau: - Bài kiểm tra kiến thức nền tảng:
Bài kiểm tra kiến thức vẫn quan trọng để đảm bảo học sinh nắm vững kiến thức ngữ pháp, từ vựng và kiến thức về văn học cơ bản
Tuy nhiên, trong hướng phát triển năng lực, bài kiểm tra này có thể thiết kế để đánh giá khả năng áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế, thay vì chỉ kiểm tra kiến thức thuần túy
- Bài viết sáng tạo và bài thuyết trình: Hình thức này khuyến khích học sinh phát triển khả năng sáng tạo và diễn đạt ý tưởng cá nhân
Bài viết và bài thuyết trình có thể yêu cầu học sinh chọn một chủ đề hoặc văn bản để phê bình, phân tích, hoặc so sánh với các tác phẩm văn học khác
- Dự án cá nhân hoặc nhóm: Đánh giá dự án cá nhân hoặc nhóm có thể thúc đẩy khả năng tự quản lý và làm việc nhóm của học sinh
Học sinh có thể được giao nhiệm vụ tạo ra sản phẩm văn học sáng tạo như truyện ngắn, bài thơ, hoặc kịch bản, và sau đó phải trình bày và giải thích quyết định sáng tạo của họ
- Phân tích và phê bình văn bản: Hình thức này đánh giá khả năng hiểu biết và phân tích của học sinh về các tác phẩm văn học
Học sinh có thể được yêu cầu viết bài luận hoặc tham gia vào cuộc thảo luận về các khía cạnh như mối quan hệ nhân văn, ý nghĩa văn hóa, và tác động của văn bản
- Đánh giá qua các kết quả học sinh: Đánh giá phát triển năng lực có thể thực hiện thông qua việc theo dõi tiến trình học tập của học sinh qua các tiểu sử học sinh
Học sinh cùng với giáo viên có thể đánh giá tiến bộ trong các kỹ năng
Trang 36về viết, phân tích, và tự đánh giá
- Sự tự đánh giá và phản hồi: Quan trọng là khuyến khích học sinh tham gia vào việc tự đánh giá năng lực của họ
Học sinh có thể đánh giá mức độ tự tin, sự độc lập, và khả năng giải quyết vấn đề của họ trong việc xử lý các tác phẩm văn học và viết văn
Quá trình này cũng cần có phản hồi liên tục từ giáo viên để hỗ trợ học sinh cải thiện và phát triển năng lực một cách liên tục Đánh giá phát triển năng lực trong môn Ngữ Văn giúp học sinh trở thành người đọc, viết, và phân tích văn bản thành thạo và tự tin
1.4 Lí luận về phát triển chương trình môn Ngữ Văn ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực
1.4.1 Căn cứ phát triển chương trình môn Ngữ văn
1.4.1.1 Đặc điểm của học sinh cấp THCS
Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này
Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt động…của các em Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn - điều này do hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhau của các em tạo nên Hoàn cảnh đó có cả hai mặt: Những yếu điểm của hoàn cảnh kiềm hãm sự phát triển tính người lớn: trẻ chỉ bận vào việc học tập, không có những nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có xu thế không để cho trẻ hoạt động, làm những công việc khác nhau của gia đình, của xã hội Những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn: sự gia tăng về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc cha
Trang 37mẹ quá bận, gia đình gặp khó khăn trong đời sống, đòi hỏi trẻ phải lao động nhiều để sinh sống Điều đó đưa đến trẻ sớm có tính độc lập, tự chủ hơn
1.4.1.2 Yêu cầu môn Ngữ Văn
Bên cạnh căn cứ vào đặc điểm nhận thức của HS THCS, việc phát triển chương trình môn Ngữ Văn còn cần dựa vào những yêu cầu của bộ môn được quy định trong chương trình GDPT 2018 cấp THCS về tính mở và những năng lực chung, năng lực đặc thù môn Ngữ Văn đã được nêu tại mục 1.3.1 của luận văn này
1.4.1.3 Bối cảnh của nhà trường và địa phương
Phát triển chương trình được coi là một quá trình liên tục với sự tham gia của các bên liên quan Việc khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan vào quá trình phát triển chương trình nhà trường là một phần cơ bản và rất quan trọng của quá trình dân chủ hóa trong giáo dục, hay đẩy mạnh việc phân cấp quản lí giáo dục Trước đây việc phát triển chương trình được tiếp cận theo cách tập trung (tiếp cận truyền thống), việc ra quyết định đối với chương trình là nằm trong tay của cơ quan cấp trung ương Với xu thế dân chủ trong giáo dục và đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của khoa học - kĩ thuật, công nghệ thông tin tạo ra những nhu cầu đa dạng hơn rất nhiều từ phía xã hội, từ đó nổi lên cách tiếp cận phân cấp quản lí phát triển chương trình trong hệ thống giáo dục quốc dân Theo tiếp cận này, chính quyền địa phương, một vùng địa lí nhất định và đặc biệt là nhà trường được quyền phát triển chương trình của chính mình trong khuôn khổ quy định theo chương trình khung quốc gia Sự tham gia của nhiều bên liên quan hơn đặt ra yêu cầu về sự hợp tác và chia sẻ quyền lực nhằm thực hiện được hoạt động một cách nhịp nhàng và hiệu quả
Phát triển chương trình nhà trường (“school-based curriculum” –
SBCD) gắn với xu hướng trao quyền tự chủ cho các nhà trường Thuật ngữ này cũng gắn với nhu cầu gia tăng quyền tự chủ trong việc đưa ra chương
Trang 38trình giảng dạy của các nhà trường Nhà trường cần phải đáp ứng tốt hơn đối với những thay đổi của môi trường bên ngoài và đòi hỏi về sự tự do, cơ hội, trách nhiệm và các nguồn lực để quyết định các vấn đề liên quan đến mọi công việc trong bản thân mỗi nhà trường Chế độ kiểm soát từ trên xuống khiến các trường học chưa được đặt ở một vị trí phù hợp trong việc lập kế hoạch và thiết kế các chương trình, và định hướng các hoạt động dạy - học với các chương trình cụ thể Nhà trường được quyền ra quyết định về chương trình còn vì nhà trường là một tổ chức ổn định và là chỗ dựa vững chắc cho toàn bộ quá trình phát triển chương trình hơn là cấp vùng và quốc gia Phát triển chương trình nhà trường thể hiện sự trao toàn quyền hoặc một phần quyền quyết định về chương trình cho nhà trường với sự tham gia của các bên liên đới như các nhà quản lí giáo dục cấp trung ương, địa phương, nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh và cộng động Sự tham gia của các bên liên quan ở các mức độ khác nhau nhưng là đặc trưng của phát triển chương trình nhà trường Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang thực hiện ở Việt Nam là chương trình đổi mới theo tiếp cận năng lực Từ chương trình quốc gia, mỗi địa phương, mỗi nhà trường sẽ chủ động chương trình nhà trường phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và nhà trường Tuy nhiên, việc xác định các bên có liên quan, vai trò và mức độ tham gia của các bên có liên quan trong phát triển chương trình nhà trường tại Việt Nam hiện nay cần được nghiên cứu toàn diện từ lí luận đến thực tiễn để có những đề xuất nâng cao hiệu quả tham gia của các bên có liên quan trong phát triển chương trình của mỗi nhà trường
1.4.2 Phát triển chương trình môn Ngữ văn theo tiếp cận năng lực
Phát triển chương trình môn Ngữ Văn trong trường THCS là một quá trình làm cho chương trình ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn so với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn của nhà trường, thông qua việc thiết kế
Trang 39chương trình, điều chỉnh, bổ sung, cấu trúc lại, xây dựng các chủ để liên môn, hoạt động trải nghiệm phù hợp với điều kiện địa phương, nhà trường và năng lực học sinh; phát triển chương trình môn học là quá trình liên tục, khép kín, tuần hoàn
Trên cơ sở định hướng đổi mới về phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học Dựa trên quan điểm của các tác giả đi trước, trong phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn, theo Tác giả quy trình phát triển chương trình môn Ngữ Văn trong trường THCS bao gồm các bước sau:
Hình 1.1 Các bước phát triển chương trình dạy học
Như vậy theo sơ đồ cho thấy các bước phát triền chương trình cần bám sát vào nhu cầu đổi mới hiện nay và yêu cầu cần đạt về môn học theo chương trình mới, bám sát vào mục tiêu, các định chuẩn đầu ra Trên cơ sở đó dây dựng phát triển chương trình phù hợp và thực hiện Quá trình thực hiện cần được kiểm tra đánh giá những điểm chưa phù hợp để điều chỉnh Từ đó việc xây dựng chương trình sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn Công tác xây dựng chương trình mới của môn học phù hợp với yêu cầu của Bộ giáo dục trong
Trang 40việc cải cách đổi mới cũng như những nhiệm vụ trọng tâm mà xu hướng nền giáo dục tiếp cận và phát triển theo những đổi mới trên thế giới hiện nay
1.4.2.1 Phân tích nhu cầu và xác định mục tiêu
Phân tích bối cảnh nhà trường, khảo sát nhu cầu của học sinh đối với môn Ngữ Văn:
Đây là công việc rất quan trọng trước khi thực hiện công tác phát triển chương trình môn Ngữ Văn nói riêng và phát triển chương trình nhà trường nói chung Phân tích bối cảnh trường THCS là quá trình xem xét, phân tích tất cả các yếu tố trong và ngoài nhà trường để từ đó xác định mục tiêu, cấu trúc, nội dung và việc triển khai CTGD của nhà trường Các yếu tố bên trong nhà trường gồm có: Đội ngũ GV (về số lượng, chất lượng), đặc điểm của HS, cơ sở vật chất, năng lực tổ chức và quản lý của nhà trường Các yếu tố bên ngoài nhà trường bao gồm: Quan điểm và chỉ đạo của Đảng, nhà nước, Bộ GD&ĐT về chương trình giáo dục, chương trình môn Ngữ Văn; các văn bản pháp quy có liên quan đến giáo dục đào tạo, xu thế phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, đặc điểm vùng, miền, địa phương Khảo sát nhu cầu của học sinh đối với môn Ngữ Văn và nội dung chương trình môn Ngữ Văn
(1) Xác định mục tiêu của CT môn Ngữ Văn theo đặc thù của trường THCS Trên cơ sở kết quả phân tích bối cảnh để xác định mục tiêu chương trình môn Ngữ Văn trong trường THCS Trên cơ sở mục tiêu kế hoạch giáo dục của nhà trường, nhà trường cần xác định rõ những kiến thức, kĩ năng, nội dung và biện pháp để thực hiện có hiệu quả chương trình môn Ngữ Văn trong trường THCS
(2) Xác định chuẩn đầu ra của môn Ngữ Văn cho học sinh THCS Chuẩn đầu ra nhằm cụ thể hóa, chi tiết hóa mục tiêu của chương trình môn Ngữ Văn trong trường THCS Chuẩn đầu ra cũng nhằm xác định những năng lực mà học sinh đạt được sau khi thực hiện chương trình môn Ngữ Văn