1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công tác xã hội cá nhân hỗ trợ bệnh nhân điều trị rễ thần kinh thắt lưng tại khoa y học cổ truyền bệnh viện đa khoa hà đông

109 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công tác xã hội cá nhân hỗ trợ bệnh nhân điều trị rễ thần kinh thắt lưng tại khoa Y học cổ truyền, bệnh viện Đa khoa Hà Đông
Tác giả Nguyễn Hồng Ngọc
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Bùi Thành
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Công tác xã hội
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 3,13 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận với đề tài “Công tác xã hội cá nhân hỗ trợ bệnh nhân điều trị rễ thần kinh thắt lưng tại khoa Y học cổ truyền, bệnh viện Đa khoa Hà Đông”, tôi xin

Tổng quan nghiên cứu

3.1 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu “Nhu cầu đào tạo công tác xã hội trong bệnh viện” của tác giả Nguyễn Trung Hải (2018) cho thấy nghiên cứu được triển khai với mục đích tìm hiểu thực trạng về thái độ, kiến thức và kỹ năng của đội ngũ nhân viên y tế trong hoạt động chăm sóc người bệnh; đồng thời, tìm hiểu nhu cầu đào tạo về CTXH của đội ngũ nhân viên y tế, từ đó đề xuất những nội dung gợi ý nhằm xây dựng đề cương môn học và định hướng trong phát triển đào tạo CTXH trong bệnh viện Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu đào tạo CTXH trong bệnh viện từ đội ngũ cán bộ là vô cùng lớn Cụ thể, họ mong muốn được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn (3-5 ngày) để nâng cao năng lực chuyên môn Các phương pháp đào tạo được ưu tiên bao gồm thảo luận nhóm, tương

Trang 3 tác hai chiều và kết hợp lý thuyết với thực hành Các nội dung kiến thức và kỹ năng chủ yếu nhấn mạnh tới những lĩnh vực nhằm hỗ trợ đội ngũ cán bộ y tế nói chung và nhân viên CTXH trong bệnh viện nói riêng trong việc hoàn thành tốt vai trò của mình.[4]

Nghiên cứu “Thực trạng phát triển nghề công tác xã hội tại các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Tùng (2020) chỉ ra Công tác xã hội bệnh viện là một trong những lĩnh vực quan trọng trong công tác xã hội Ở Việt Nam, công tác xã hội bệnh viện bước đầu được triển khai sau khi có đề án phát triển nghề công tác xã hội trong bệnh viện của Bộ y tế giai đoạn 2011– 2020 và thông tư 43/2015/TT- BYT hướng dẫn hình thức tổ chức và thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện

Do còn non trẻ, vì vậy việc phát triển nghề công tác xã hội bệnh viện ở Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng còn rất nhiều vấn đề cần phải bàn luận Nghiên cứu về thực trạng phát triển nghề công tác xã hội tại các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính: định lượng (tổng mẫu là 120) và định tính (tổng mẫu là 15) tại các phòng/tổ công tác xã hội trên ba tuyến bệnh viện: quận/huyện, thành phố và trung ương Kết quả nghiên cứu đã phác thảo khái quát được thực trạng triển khai và hiệu quả của các hoạt động công tác xã hội tại các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh: các bệnh viện hiện đều có phòng/tổ công tác xã hội trên tất cả các tuyến từ quận/huyện tới tuyến thành phố và tuyến trung ương Các hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ người bệnh, thân nhân người bệnh diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức Nhận thức về vai trò của công tác xã hội của Ban quản lý/Ban giám đốc, nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh ngày càng tăng cao…Tuy nhiên, bên cạnh vẫn còn những khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động công tác xã hội đúng chuyên môn, phương pháp, còn thiếu hụt nhân sự nhân viên xã hội đúng chuyên ngành, các dịch vụ công tác xã hội dành cho nhân viên y tế hầu như chưa được triển khai và thực hiện…Trên cơ sở này, họ cũng đưa ra các đề xuất về giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển một cách chuyên nghiệp nghề công tác xã hội trong bệnh viện [3]

Bài báo khoa học “Vận dụng lý thuyết công tác xã hội và xã hội học nghiên cứu, thực hành công tác xã hội trong bệnh viện” của tác giả Đoàn Kim Thắng (2021) cho ta thấy Công tác xã hội ở Việt Nam đặc biệt đang trong giai đoạn phát triển sau Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 5 tháng 3 năm 2020 về phê duyệt “Đề án phát triển công tác xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn của năm 2010- 2020” Công tác xã hội đã trở thành một nghề ở Việt Nam và hiện đang trong quá trình chuyên nghiệp hóa cả về đào tạo và nghiên cứu Vì vậy, việc lựa chọn các phương pháp tiếp cận phù hợp và xây dựng các mô hình lý thuyết phù hợp cả trong nghiên cứu và thực tiễn đã được đưa ra và thu hút nhiều sự quan tâm Có nhiều cách tiếp cận khác nhau, bao gồm nhưng không giới hạn ở cách tiếp cận hệ thống và cách tiếp cận con

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 4 người trong môi trường, cách tiếp cận dựa trên nhu cầu của con người và cách tiếp cận dựa trên quyền con người Cùng với đó, vận dụng các lý thuyết xã hội học, xã hội như thế nào? Bài viết này nhằm mục đích xác định việc áp dụng các phương pháp tiếp cận, các mô hình lý luận và thực tiễn của công tác xã hội ở Việt Nam Qua đó, những hàm ý được đề xuất và chỉ ra đối với sự phát triển công tác xã hội ở Việt Nam [17]

3.2 Các nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu “Tổng quan về bệnh lý rễ thần kinh thắt lưng, chẩn đoán và điều trị” của tác giả James A Berry, Christopher Elia, Harneel S Saini, Dan E Miulli (2019) nghiên cứu qua việc xem xét dịch tễ học, nguyên nhân, triệu chứng, biểu hiện lâm sàng, giải phẫu, sinh lý bệnh, xử lý, chẩn đoán, quản lý không phẫu thuật và phẫu thuật, chăm sóc sau phẫu thuật, kết quả, quản lý lâu dài và tỷ lệ mắc bệnh lý rễ thần kinh thắt lưng

Nghiên cứu xem xét khi nào phương pháp điều trị duy trì ngoại trú là phù hợp và cảnh báo các triệu chứng "nguy hiểm" cần phải được đánh giá khẩn cấp Các phương thức chẩn đoán, bao gồm chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp tủy tương phản, đo điện cơ (EMG) và tốc độ dẫn truyền thần kinh (NCV), đều liên quan đến chẩn đoán và ra quyết định [9]

Nghiên cứu “ Rễ thần kinh thắt lưng” của nhóm tác giả Christopher E Alexander, Luke J Weisbrod, Matthew Varacallo (2024) đã chỉ cho ta thấy được rằng đau thắt lưng là một trong những vấn đề về cơ xương khớp phổ biến nhất trong thực hành lâm sàng Đau thắt lưng được xếp hạng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng khuyết tật ở những người từ 45 tuổi trở xuống ở các nước phát triển, xếp sau cảm lạnh thông thường là lý do phổ biến thứ hai dẫn đến việc nghỉ làm Hơn nữa, đau thắt lưng gây ra chi phí chăm sóc sức khỏe hàng năm đáng kể cho xã hội Mặc dù các nghiên cứu dịch tễ học có thể khác nhau, tỷ lệ mắc chứng đau thắt lưng được ước tính vượt quá 5%, với tỷ lệ mắc bệnh suốt đời dao động từ 60% đến 90% May mắn thay, nhiều trường hợp đau thắt lưng có thể tự khỏi và được giải quyết mà không cần sự can thiệp của y tế

Khoảng một nửa số trường hợp sẽ khỏi trong vòng một đến hai tuần, với 90% sẽ khỏi trong vòng 6 đến 12 tuần Với nhiều nguyên nhân tiềm ẩn, phổ rộng các chẩn đoán phân biệt đối với chứng đau thắt lưng nên bao gồm việc xem xét bệnh lý rễ thần kinh vùng thắt lưng cùng Bệnh rễ thần kinh vùng thắt lưng đề cập đến một hội chứng đau đặc trưng bởi sự chèn ép hoặc kích thích các rễ thần kinh ở vùng thắt lưng cùng của cột sống Sự chèn ép này thường bắt nguồn từ những thay đổi thoái hóa như thoát vị đĩa đệm, thay đổi dây chằng vàng, phì đại mặt khớp và trượt đốt sống, đỉnh điểm là sự chèn ép của một hoặc nhiều rễ thần kinh thắt lưng Các triệu chứng thường bao gồm đau thắt lưng lan xuống các chi dưới theo mô hình da tương ứng với rễ thần kinh bị ảnh hưởng

Các triệu chứng khác có thể bao gồm tê, yếu và mất phản xạ, mặc dù việc không có các

Trang 5 triệu chứng này không loại trừ chẩn đoán bệnh rễ thần kinh vùng thắt lưng cùng.[18]

Nghiên cứu “Công tác xã hội bệnh viện ở Úc: Xu hướng mới nổi hay vẫn vậy?” của hai tác giả Helen M Cleak, Maggie Turczynski (2014) Đã chỉ ra rằng CTXH trong việc giúp đỡ về sức khỏe là lĩnh vực lâu đời nhất cũng như là quan trọng nhất với một nhân viên CTHX Theo thời gian, những thay đổi về nhân khẩu học và tăng trưởng dân số già, tỷ lệ tuổi thọ tăng, tỷ lệ mắc bệnh mãn tính bùng nổ cùng với chi phí chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng nhanh đã tạo ra những thách thức nghiêm trọng cho các bệnh viện cấp tính và nhân viên y tế xã hội Bài viết này đánh giá hệ thống chăm sóc sức khỏe và các chính sách tại Úc, đặc biệt chú trọng đến hệ thống bệnh viện công Sau đó, nó xem xét các vai trò công tác xã hội hiện tại của bệnh viện, bao gồm vai trò tiếp tục trong việc lập kế hoạch xuất viện và mở rộng trách nhiệm đối với các vấn đề mới nổi của khách hàng, chẳng hạn như sự phức tạp của bệnh nhân, các vấn đề pháp lý và người chăm sóc Nghiên cứu kết thúc bằng cuộc thảo luận về các vấn đề đang phát triển và những thách thức mà công tác xã hội y tế phải đối mặt để đảm bảo rằng công tác xã hội vẫn phù hợp trong bối cảnh thực hành này [19]

Tác phẩm “ Công tác xã hội trong bệnh viện – giao diện của Y học và chăm sóc” của tác giả Joan Beder (2006) đã giới thiệu cho người đọc trên toàn thế giới thấy được công tác xã hội được nhìn qua con mắt của những nhân viên xã hội thực tế Một tài liệu tham khảo cần thiết cho cả sinh viên và các chuyên gia Hơn 100 nhân viên công tác xã hội ở hàng chục bệnh viện đã được phỏng vấn để cung cấp cho người đọc những trải nghiệm và thảo luận trực tiếp về các nguyên tắc thực hành, cân nhắc chính sách và phương pháp điều trị lý thuyết nhằm cung cấp cho mỗi chương một sự kết hợp độc đáo giữa lý thuyết và thực hành Joan Beder, giáo sư công tác xã hội và là một nhân viên xã hội đang hành nghề, gần đây đã lưu ý rằng rõ ràng là thiếu thảo luận thực nghiệm về vai trò thực tế và hoạt động hàng ngày của nhân viên xã hội y tế Công tác xã hội bệnh viện là kết quả, một văn bản bổ sung duy nhất cho cả việc học tập và thực hành nhân viên công tác xã hội y tế [20]

Nghiên cứu “Các hoạt động nhằm cải thiện khả năng tiếp cận công tác xã hội lâm sàng cho bệnh nhân thuộc các nhóm xã hội dễ bị tổn thương/có hoàn cảnh khó khăn” của tác giả Lee Young-Sook đã chỉ ra với sự gia tăng số lượng người bị thiệt thòi trong việc tiếp nhận các dịch vụ y tế, vai trò của Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul với tư cách là một bệnh viện công đang được nhấn mạnh Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân đang gặp phải tình trạng chậm trễ trong việc nhận các dịch vụ y tế hoặc đơn giản là bị bỏ rơi do cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều không thể tiếp cận được bộ phận công tác xã hội

Phương pháp: Để tăng cường sự tham vấn từ các phòng ban khác và khả năng tiếp cận phòng công tác xã hội cho nhóm bị thiệt thòi về mặt xã hội thông qua việc tham vấn

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 6 sớm từ các phòng ban khác, các bước sau đã được thực hiện Đầu tiên, một chương trình định hướng cho các bác sĩ nội trú mới vào nghề do nhân viên xã hội lâm sàng dẫn đầu đã được giới thiệu/triển khai Thứ hai, các áp phích và tài liệu quảng cáo về các chương trình hỗ trợ tài chính khác nhau đã được sản xuất và phân phát Thứ ba, một hệ thống sàng lọc sớm đã được xây dựng và các đợt họp sàng lọc sớm mỗi tuần một lần được tiến hành Việc thúc đẩy các chương trình công tác xã hội lâm sàng theo nhiều cách khác nhau là rất quan trọng để đảm bảo sự hài lòng của bệnh nhân và nhân viên bệnh viện

Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Công tác xã hội cá nhân hỗ trợ bệnh nhân điều trị rễ thần kinh thắt lưng tại khoa Y học cổ truyền bệnh viện Đa khoa Hà Đông

08 bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng điều trị tại khoa Y học cổ truyền, BVĐKHD;

01 bác sĩ, 01 điều dưỡng trưởng, 03 cán bộ phòng Công tác xã hội

Đóng góp về lý luận và thực tiễn

Khóa luận này mang đến cho người đọc một cái nhìn toàn diện về thực trạng bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng và vai trò quan trọng của nhân viên công tác xã hội (CTXH) tại bệnh viện trong việc hỗ trợ và thay đổi cho những bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng có hoàn cảnh khó khăn Đồng thời giúp làm rõ các khái niệm, phạm vi và phương pháp tiếp cận của CTXH cá nhân trong môi trường bệnh viện, từ đó xây dựng cơ sở lý luận vững chắc cho việc phát triển các chương trình đào tạo và chính sách hỗ trợ nhân viên CTXH

Thông qua việc nghiên cứu, áp dụng phương pháp CTXH cá nhân, khóa luận còn phân tích, tìm hiểu những vấn đề, khó khăn của người bệnh, từ đó đưa ra những phương pháp, kế hoạch thiết thực nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và hiệu quả điều trị cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân vượt qua khó khăn và cải thiện tình trạng sức khỏe Kết quả nghiên cứu cung cấp cho nhân viên CTXH và các sinh viên ngành CTXH cách áp dụng, sử dụng những phương pháp CTXH trong thực tiễn đối với người bệnh rễ thần kinh thắt lưng.

Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

− Câu hỏi nghiên cứu 1: Thực trạng bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng sẽ gặp phải những khó khăn nào trong quá trình điều trị? Những hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện có hiệu quả hay không?

− Câu hỏi nghiên cứu 2: Việc áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân hỗ trợ như thế nào cho bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng?

Thư viện ĐH Thăng Long

− Giả thuyết nghiên cứu 1: Bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng phải đối mặt với những áp lực nặng nề về kinh tế, dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh Nhìn chung, các hoạt động CTXH được đánh giá là có hiệu quả nhưng hoạt động hỗ trợ tiếp cận việc làm cho người bệnh còn gặp nhiều khó khăn

− Giả thuyết nghiên cứu 2: Áp dụng phương pháp Công tác xã hội cá nhân hỗ trợ bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng hiệu quả trong hỗ trợ cả về kinh tế lẫn dinh dưỡng cho người bệnh.

Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Xem xét và tổng hợp thông tin từ những nguồn tài liệu nghiên cứu về CTXH trong bệnh viện và bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng, bao gồm: các bài báo, tạp chí, chính sách, văn bản pháp luật, đề án, nghiên cứu trong và ngoài nước để từ đó đưa ra những nhận định, phân tích phù hợp với đề tài; đồng thời cung cấp cơ sở lý luận cho phần tiếp theo của nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành theo dõi và ghi chép lại các hoạt động CTXH cụ thể giữa SV và bệnh nhân trong quá trình điều trị Quan sát này sẽ tập trung vào các phản ứng, phản hồi, và tương tác giữa sinh viên và bệnh nhân, từ đó đánh giá hiệu quả và thách thức của CTXH cá nhân với bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng

8.3 Phương pháp phỏng vấn, phỏng vấn sâu Để có thể thu thập được thông tin chính xác và chi tiết từ đối tượng nghiên cứu, sinh viên tiến hành phỏng vấn sâu bằng cách đặt những câu hỏi mở liên quan đến hoàn cảnh sống, tình trạng bệnh tật, những khó khăn, thách thức TC đã và đang gặp phải

8.4 Phương pháp công tác xã hội

Việc áp dụng phương pháp CTXH cá nhân giúp sinh viên tập trung vào nhu cầu của TC, xây dựng mối quan hệ gắn kết và tối ưu hóa quá trình can thiệp

Giai đoạn 1: Tiếp nhận thân chủ Giai đoạn 2: Thu thập thông tin Giai đoạn 3:Đánh giá và xác định vấn đề Giai đoạn 4: Lập kế hoạch can thiệp/hỗ trợ Giai đoạn 5: Triển khai các hoạt động trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề Giai đoạn 6: Lượng giá

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘILý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

Thuyết nhu cầu của Maslow, hay còn gọi là tháp nhu cầu của Maslow, là một lý thuyết tâm lý học được đề xuất bởi Abraham Maslow trong bài viết “A Theory of Human Motivation” năm 1943 Lý thuyết này phân loại nhu cầu của con người thành năm cấp độ, từ cơ bản nhất đến cao cấp hơn

Tầng thứ nhất, nhu cầu sinh lý (Physiological needs): Đây là nhu cầu cơ bản nhất của con người, bao gồm nhu cầu về thức ăn, nước uống, không khí, nơi ở, và giấc ngủ

Nhu cầu này cần được đáp ứng trước để con người có thể tồn tại và phát triển Nếu một con người đang vật lộn để đáp ứng nhu cầu sinh lý của họ, thì về bản chất họ không có khả năng theo đuổi sự an toàn, xã hội, lòng tự trọng và tự thể hiện

Tầng thứ hai, nhu cầu an toàn (Safety needs): Nhu cầu này bao gồm nhu cầu được bảo vệ khỏi nguy hiểm, nhu cầu về an ninh, ổn định, và luật pháp Khi nhu cầu an toàn được đáp ứng, con người sẽ cảm thấy an toàn, thoải mái, và tự tin

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 12 An toàn về thể chất: được bảo vệ khỏi bạo lực, tai nạn, và bệnh tật

An toàn về tài chính: có đủ tiền để trang trải cho nhu cầu cơ bản

An toàn về cảm xúc: được sống trong môi trường bình an và được hỗ trợ

Tầng thứ ba, nhu cầu xã hội/ mối quan hệ, tình cảm (Social needs/ Love and belongingness needs): Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau Theo Maslow, con người sở hữu một nhu cầu tình cảm về cảm giác muốn được thuộc về và chấp nhận trong một nhóm xã hội nào đó dù lớn hay nhỏ, đó có thể là một câu lạc bộ, một tổ chức hay một cộng đồng Con người cần yêu và được yêu - cả tình dục và phi tình dục - bởi người khác Nhiều người trở nên dễ bị cô đơn, lo lắng xã hội và trầm cảm lâm sàng khi không có tình yêu hoặc yếu tố

Tầng thứ tư, nhu cầu được tôn trọng (Esteem needs): bao gồm nhu cầu có lòng tự trọng và được người khác tôn trọng Lòng tự trọng là hệ thống giá trị cá nhân, thể hiện qua niềm tin vào khả năng, giá trị và phẩm chất của bản thân, bao gồm mong muốn được tự tin, độc lập, thành công và hoàn thiện bản thân Nhu cầu được tôn trọng là mong muốn được người khác nhìn nhận, đánh giá cao giá trị và phẩm chất của bản thân, bao gồm mong muốn được công nhận, có địa vị và danh dự

Tầng thứ năm, nhu cầu thể hiện bản thân (Self-Actualization needs): Đây được coi là nhu cầu cao nhất trong tháp nhu cầu của Maslow, khi mà các tầng nhu cầu trước được đáp ứng, con người sẽ có mong muốn được phát huy tiềm năng, được sáng tạo, và được đóng góp cho xã hội Câu trích dẫn nổi tiếng “What a man can be, he must be” (một người có thể làm được tất cả những gì mà họ có khả năng, để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình) là nền tảng cho nhu cầu này Nó thể hiện khát vọng tự hoàn thiện và khẳng định bản thân của con người [11] [26]

Thuyết nhu cầu Maslow giúp nhân viên CTXH hiểu được những nhu cầu cơ bản và cao cấp của con người, từ đó có thể xây dựng các chương trình hỗ trợ phù hợp, đặt ra mục tiêu can thiệp cụ thể cho từng trường hợp Đồng thời, thuyết cũng khuyến khích con người tự chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu của bản thân, giúp nâng cao tính tự lập và khả năng giải quyết vấn đề

Mặc dù là một khung lý thuyết quan trọng đối với người làm CTXH nhưng thuyết nhu cầu Maslow vẫn mang theo một vài hạn chế đáng kể Thứ tự ưu tiên của các nhu cầu có thể thay đổi tùy theo đối tượng và nền văn hóa nên việc áp dụng thuyết sẽ gặp nhiều khó khăn Tiếp đến, việc chỉ tập trung vào nhu cầu của con người mà không chú trọng đến các yếu tố môi trường văn hóa sẽ dẫn đến việc can thiệp không phù hợp với bối cảnh thực tế Ngoài ra, việc cung cấp hỗ trợ quá mức sẽ khiến TC có thái độ ỷ lại,

Trang 13 làm suy giảm khả năng tự chủ và phát triển toàn diện Do đó, trong khi thuyết Maslow mang lại cái nhìn tổng quan về nhu cầu con người, nó cũng đặt ra những thách thức quan trọng trong việc thiết kế và thực hiện các chiến lược can thiệp xã hội

Trao quyền là một tiến trình hỗ trợ tăng cường khả năng của cá nhân/ nhóm/ cộng đồng để bản thân họ tự ra quyết định, và chuyển hóa các quyết định đó thành hành động cụ thể, các kết quả cụ thể Thuyết này dựa trên niềm tin rằng mọi người đều có tiềm năng và khả năng để tạo ra những thay đổi tích cực cho bản thân và cộng đồng của họ

Theo Batliwala (2014): “Trao quyền là một quá trình giúp các cá nhân, nhóm và cộng đồng nhận thức được quyền lực của mình, từ đó sử dụng quyền lực đó để tạo ra những thay đổi tích cực cho bản thân và cộng đồng của họ.” [7] Còn theo bà Trần Thị Minh Hằng (2015): “Trao quyền là một quá trình chuyển giao quyền lực từ những người có quyền lực sang những người không có quyền lực, nhằm giúp họ tự chủ và tự quyết định cuộc sống của mình.” [5]

Từ những định nghĩa trên, có thể thấy thuyết trao quyền tập trung vào việc khơi dậy tiềm năng và sức mạnh nội tại của cá nhân/ nhóm/ cộng đồng dựa theo ba mục tiêu tiêu chính:

− Nhận thức: Giúp cá nhân/ nhóm/ cộng đồng nhận thức rõ ràng về tiềm năng và quyền lực vốn có của bản thân

− Tự chủ: Tạo dựng sự tự tin để cá nhân/ nhóm/ cộng đồng tự đưa ra quyết định và hành động giải quyết các vấn đề một cách chủ động

− Tham gia: Khuyến khích cá nhân/ nhóm/ cộng đồng tham gia vào quá trình ra quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ

Việc tiếp cận TC dựa trên thuyết trao quyền giúp nhân viên CTXH hướng đến các giải pháp mang tính bền vững Ví dụ khi tiếp nhận với một TC là người nghèo, nhân viên CTXH sẽ không chỉ trợ giúp sẵn về bề nổi (cho tiền, cho đồ ăn ) mà sẽ đưa ra một giải pháp mang tính lâu dài để tự TC có thể vượt lên hoàn cảnh khó khăn (kết nối với các nguồn lực, hỗ trợ tìm việc làm ) Ý nghĩa của thuyết trao quyền trong CTXH ngày nay rất quan trọng Nó chuyển đổi cách tiếp cận từ hỗ trợ thụ động sang việc tạo điều kiện để cá nhân/ nhóm/ cộng đồng giải quyết vấn đề một cách tự chủ Trao quyền đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của cá nhân, cộng đồng và xã hội Tuy nhiên, quá trình trao quyền có thể mất thời gian, vì việc thay đổi nhận thức và hành vi không thể xảy ra ngay lập tức Đồng thời, nhân viên CTXH cần có sự hỗ trợ phù hợp, không chỉ là việc trao quyền mà còn là cung cấp nguồn lực và kỹ năng cho họ

Thư viện ĐH Thăng Long

Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc hỗ trợ bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng

Công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bệnh nhân và gia đình họ trong quá trình điều trị tại bệnh viện Nhân viên CTXH là cầu nối giữa bệnh nhân, gia đình, đội ngũ y tế và cộng đồng, giúp kết nối giữa mạnh thường quân với bệnh viện để giúp đỡ những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn Không những vậy, nhân viên

CTXH còn thực hiện các hoạt động truyền thông – giáo dục sức khỏe, hỗ trợ người bệnh khi đến thăm khám chữa bệnh

1.3.1 Nhân viên Công tác xã hội là người hỗ trợ

Ngoài việc tiếp đón, hướng dẫn và cung cấp thông tin về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện cho BN, nhân viên CTXH còn có vai trò là người hỗ trợ giúp BN hiểu rõ về căn bệnh của mình Nhân viên CTXH kết hợp cùng các y bác sĩ cung cấp thông tin chính xác về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa bệnh Đồng thời, trong quá trình điều trị tại BV, nhân viên CTXH cũng sẽ giải đáp mọi thắc mắc và lo lắng liên quan đến bệnh tật của BN, nhờ vậy, BN cũng sẽ giảm bớt lo âu, chủ động hơn trong việc điều trị và chăm sóc sức khỏe bản thân

Rễ thần kinh thắt lưng là một căn bệnh gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng vận động cũng như sinh hoạt hàng ngày của BN, vì vậy nhân viên CTXH sẽ là người kết hợp với y tá, điều dưỡng hướng dẫn BN các bài tập trị liệu phù hợp và tư vấn các phương tiện hỗ trợ di chuyển như xe lăn, nạng để BN có thể đi lại dễ dàng hơn Khi bị bệnh, BN không chỉ bị ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn bị ảnh hưởng đến tâm lý, không khỏi sinh ra những cảm xúc tiêu cực như trầm cảm, lo lắng, sợ hãi, Lúc này, nhân viên CTXH sẽ là người lắng nghe, thấu hiểu và chìa sẻ với BN, từ đó giúp họ giải tỏa tâm lý, củng cố tinh thần và tiếp tục chiến đấu với bệnh tật

1.3.2 Nhân viên Công tác xã hội là người tham vấn

Tham vấn trong công tác xã hội là một quá trình tương tác có hệ thống, dựa trên mối quan hệ hợp tác giữa chuyên viên công tác xã hội và thân chủ Mục tiêu của tham vấn là giúp TC giải quyết các vấn đề cá nhân, gia đình hoặc xã hội, phát triển năng lực và đạt được mục tiêu của họ Đối với bệnh nhân, tham vấn giúp giải quyết các vấn đề tâm lý, xã hội, giảm bớt lo âu, căng thẳng do bệnh tật gây ra Nhờ vậy, họ có thể hiểu rõ hơn về bệnh tình của mình, biết cách tự chăm sóc và tuân thủ điều trị một cách hiệu quả Tham vấn cũng hỗ trợ kết nối bệnh nhân với các dịch vụ y tế, xã hội phù hợp, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng sau khi điều trị Ngoài ra, tham vấn còn giúp tăng cường giao tiếp giữa bệnh nhân, gia đình và đội ngũ y tế, tạo môi trường điều trị tích cực và hiệu quả Qua đó, bệnh nhân

Trang 15 sẽ cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và có thêm động lực để chiến thắng bệnh tật Cuối cùng, tham vấn còn giúp phát huy năng lực của bản thân bệnh nhân, giúp họ tự chủ trong cuộc sống và vượt qua những khó khăn do bệnh tật mang lại

Có thể thấy, tham vấn trong CTXH tại bệnh viện là một hoạt động thiết yếu, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, hỗ trợ bệnh nhân phục hồi sức khỏe và hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất

1.3.3 Nhân viên Công tác xã hội là người kết nối

Bên cạnh vai trò hỗ trợ thiết thực, nhân viên CTXH còn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng với các nguồn lực cần thiết Do bệnh rễ thần kinh thắt lưng có thể liên quan đến nhiều chuyên khoa khác nhau như thần kinh, chấn thương chỉnh hình, vật lý trị liệu, y học cổ truyền nên nhân viên CTXH sẽ phải đánh giá nhu cầu cụ thể của bệnh nhân và giới thiệu họ đến bác sĩ chuyên khoa phù hợp để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả

Ngoài ra, nhân viên CTXH có thể kết nối bệnh nhân với các nhóm hỗ trợ bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng Tại đây, bệnh nhân có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm điều trị, sinh hoạt với những người đồng cảnh ngộ Nhờ vậy, họ cảm thấy được thấu hiểu, động viên và tiếp thêm tinh thần để sớm hồi phục

Thông thường, bệnh tật có thể gây ảnh hưởng đến khả năng lao động và thu nhập của người bệnh Nhân viên CTXH sẽ hướng dẫn BN thủ tục để được hưởng các chế độ hỗ trợ từ bảo hiểm, chính sách nhà nước và các tổ chức xã hội, giúp họ giảm bớt gánh nặng tài chính, an tâm điều trị

1.3.4 Nhân viên Công tác xã hội vận động, tiếp nhận tài trợ

Bệnh rễ thần kinh thắt lưng có thể gây ra nhiều tốn kém cho việc điều trị, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng nên nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn sẽ gặp nhiều trở ngại trong việc chi trả cho các chi phí này Nhân viên CTXH sẽ là người tổ chức các hoạt động vận động, kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng để hỗ trợ tài chính cho những BN này Nhân viên CTXH có trách nhiệm tiếp nhận, phân loại và sử dụng nguồn tài trợ sao cho đúng mục đích, đảm bảo nguồn tài trợ được trao đến đúng tay những người cần giúp đỡ Ví dụ, nhân viên CTXH có thể tổ chức các chương trình gây quỹ, kêu gọi ủng hộ, kết nối với các tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ chi phí điều trị, vật lý trị liệu cho bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng có hoàn cảnh khó khăn Nhờ đó, nhiều bệnh nhân đã được tiếp cận với các dịch vụ y tế tốt hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống và có cơ hội hòa nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống

Thư viện ĐH Thăng Long

Chương 1 của nghiên cứu đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng tại khoa Y học cổ truyền, bệnh viện Đa khoa Hà Đông, bao gồm các khái niệm như: khái niệm về công tác xã hội cá nhân, rễ thần kinh thắt lưng và bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng; các lý thuyết ứng dụng như thuyết nhu cầu Maslow và thuyết trao quyền Các khái niệm và lý thuyết này giúp thấy rõ được vai trò quan trọng của nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng Các vai trò này bao gồm hỗ trợ giải quyết vấn đề tài chính, chỗ ở, chăm sóc sức khỏe; tham vấn tâm lý; kết nối với các dịch vụ y tế, xã hội phù hợp; và vận động hỗ trợ cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Việc đưa ra những khái niệm, lý thuyết trên là bước đệm đầu để đi sâu vào phân tích về thực trạng khó khăn về kinh tế, dinh dưỡng của bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng và thực trạng hoạt động công tác xã hội tại địa bàn nghiên cứu

THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HÔI CÁ NHÂN VỚI BỆNHĐặc điểm địa bàn nghiên cứu

− Tên cơ sở: Bệnh viện đa khoa Hà Đông

− Địa điểm: Số 2 Bế Văn Đàn, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

− Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Tiền thân của bệnh viện là "Nhà thương Làm phúc" được thành lập vào năm 1901

Trải qua thời gian, bệnh viện đã có nhiều thay đổi về tên gọi và chức năng Sau khi Hà Đông được giải phóng vào năm 1954, bệnh viện chính thức mang tên "Bệnh viện Hà Đông"

Năm 2008, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của bệnh viện Sau khi Hà Nội và Hà Tây hợp nhất, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây trở thành đơn vị trực thuộc Sở Y tế Hà Nội và được đổi tên thành Bệnh viện Đa khoa Hà Đông Bệnh viện cũng chính thức trở thành Bệnh viện đa khoa tuyến thành phố của ngành Y tế Thủ đô

Năm 2010, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông được UBND Thành phố Hà Nội quyết định nâng hạng I, đây là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, nhân viên bệnh viện trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, góp phần chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông là một trong những bệnh viện đa khoa hạng I uy tín của Thủ đô, với đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và chất lượng dịch vụ được đánh giá cao Bệnh viện luôn phấn đấu để trở thành địa chỉ tin cậy cho người dân trong việc chăm sóc sức khỏe.Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy

− Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, với chức năng chính là cấp cứu, khám và điều trị nội trú, ngoại trú cho người dân Hà Nội và cả nước Bệnh viện sở hữu quy mô 838 giường bệnh, 45 khoa phòng ban và đội ngũ gần 900 cán bộ nhân viên dày dặn kinh nghiệm

Ngoài chức năng chính, bệnh viện còn thực hiện các hoạt động khác như: đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật, phòng bệnh, hợp tác quốc tế và quản lý kinh tế y tế

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 18 Bệnh viện Đa khoa Hà Đông là địa chỉ tin cậy cho người dân trong việc chăm sóc sức khỏe với các dịch vụ y tế chất lượng cao, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ tận tâm, chuyên nghiệp Bệnh viện luôn phấn đấu để trở thành bệnh viện đa khoa hạng I uy tín hàng đầu Thủ đô

− Hệ thống tổ chức bộ máy Ảnh 2.1 Hệ thống tổ chức bộ máy điều hành BVĐKHĐ

2.1.1 Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa Hà Đông 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Hoạt động với tiền thân là Tổ công tác xã hội từ tháng 10 năm 2017

− Phòng được thành lập theo Quyết định số 2009/QĐ-BVHĐ ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Giám đốc Bệnh viện, là một đơn vị trực thuộc Bệnh viện

2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức, nhân sự

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của bệnh viện

Gồm 11 nhân sự, trong đó có 04 Thạc sỹ, 05 Cử nhân, 02 Cao đẳng

Trưởng phòng: ThS Phạm Hải Hà Phó trưởng phòng: CN Bùi Thị Thu Hưởng

Tất cả đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được tham gia các khóa đào tạo về truyền thông, giáo dục sức khỏe, tư vấn, hỗ trợ người bệnh, do các cơ quan chức năng, các cấp tổ chức

Phòng Công tác xã hội là phòng nghiệp vụ trực thuộc Ban giám đốc và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện, triển khai công tác chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ được quy định trong thông tư số 43/2015/TT-BYT ngày 26/11/2015 của Bộ Y tế:

− Tổ an sinh xã hội + Hỗ trợ người bệnh nội trú + Từ thiện, vận động tiếp nhận tài trợ + Tổ chức các chương trình tri ân cho NB + Phụ trách trang Fanpage Phòng CTXH – BVĐKHĐ

Tổ an sinh xã hội, truyền thông

Tổ chăm sóc khách hàng

Tổ hỗ trợ người bệnh Thư viện

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 20 + Hỗ trợ khẩn cấp các hoạt động CTXH cho NB + Tổng hợp báo cáo các ý kiến phản hồi của NB

− Tổ truyền thông phòng CTXH

+ Cập nhật, tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe có liên quan đến công tác khám bệnh, chữa bệnh, các hoạt động của bệnh viện cho nhân viên y tế, người bệnh và người nhà bệnh nhân

+ Phối hợp với công đoàn tổ chức các hoạt động, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp cho nhân viên y tế và người bệnh

+ Viết bài kêu gọi hỗ trợ người bệnh có hoành cảnh khóa khăn trên Fanpage của Phòng CTXH

+ Tiếp nhận, lưu trữ các giấy tờ thất lạc và đăng bài tìm chủ nhân và giấy tờ thất lạc

− Tổ chăm sóc khách hàng

+ Phụ trách trang Fanpage Phòng CTXH – BVĐKHĐ: tiếp nhận và trả lời các câu hỏi thắc mắc của NB

+ Hỗ trợ tư vấn cho NB qua điện thoại

− Tổ hỗ trợ người bệnh + Đón tiếp, chỉ dẫn, phân luồng NB

+ Hỗ trợ, tư vấn cho NB về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của NB, chính sách xã hội về BHYT, trợ cấp xã hội trong khám chữa bệnh

+ Cung cấp thông tin các dịch vụ KCB của BV cho NB ngay từ khi NB vào khoa khám bệnh

+ Cung cấp các thông tin, tư vấn cho người bệnh có chỉ định chuyển cơ sở khám bệnh hoặc xuất viện, hỗ trợ thủ tục xuất viện, hỗ trợ NB tại cộng đồng

− Hỗ trợ nhân viên y tế

+ Hỗ trợ thăm hỏi, tặng quà nhân viên y tế có hoàn cảnh khó khăn, mắc các bệnh hiểm nghèo

+ Động viên, chia sẻ với nhân viên y tế khi có vướng mắc với NB trong quá trình điều trị

+ Cung cấp thông tin của người bệnh cho nhân viên y tế trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ công tác điều trị

− Đào tạo, bồi dưỡng + Tham gia hướng dẫn thực hành nghề công tác xã hội cho học sinh, sinh viên

Trang 21 các cơ sở đào tạo nghề công tác xã hội

+ Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về công tác xã hội cho nhân viên y tế và nhân viên bệnh viện; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về y tế cho người làm việc về công tác xã hội

+ Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội của bệnh viện + Thành lập mạng lưới CTXH để trao đổi hai chiều

− Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm CTXH trong bệnh viện

Thành lập mạng lưới CTXH gồm 83 thành viên, bồi dưỡng mạng lưới CTXH, lập zalo thông báo các hoạt động CTXH, các khoa kịp thời gửi những trường hợp người bệnh có hoàn cảnh khó khăn

Thực trạng về vấn đề nghiên cứu

2.2.1 Thực trạng khó khăn của bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng 2.2.1.1 Khó khăn về kinh tế

Rễ thần kinh thắt lưng là một bệnh lý gây ra nhiều đau đớn và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh Bên cạnh những khó khăn về sức khỏe, gánh nặng tài chính cũng là một vấn đề lớn mà nhiều bệnh nhân phải đối mặt, đặc biệt là liên quan đến việc điều trị và sử dụng thuốc men Các loại thuốc men và liệu pháp đặc biệt có thể đem lại hiệu quả trong việc kiểm soát triệu chứng nhưng cũng có thể đắt đỏ, đặc biệt nếu bệnh nhân không được bảo hiểm hoặc bảo hiểm không chi trả đủ

Bên cạnh đó, bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng còn gặp nhiều trắc trở trong vấn đề di chuyển Việc di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng trở nên khó khăn do những hạn chế về vận động, khiến họ buộc phải phụ thuộc vào các phương tiện hỗ trợ như xe lăn, xe đẩy hoặc xe ôm Điều này dẫn đến gánh nặng chi phí cho việc đi lại, bao gồm chi phí thuê xe chở di động, chi phí xăng xe, và cả chi phí cho người hỗ trợ di chuyển Chính từ những bất tiện này mà nhiều bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng bị mất khả năng làm việc hoặc giảm năng suất, từ đó dẫn đến sự mất mát thu nhập, tạo ra áp lực tài chính lớn đối với cả bệnh nhân và gia đình Phỏng vấn với bệnh nhân L.T.T (67 tuổi) – hiện đang điều trị tại khoa Y học cổ truyền, bệnh viện đa khoa Hà Đông, bà cho biết “Trước đây để kiếm thêm thu nhập, tôi thường đi khâu nón mang ra chợ bán lấy tiền, nói chung dù ít nhưng cũng coi như có đồng ra đồng vào Thế nhưng bây giờ, cứ mỗi lần lên cơn đau, hai chi dưới của tôi tê cứng không di chuyển được, chỉ biết nằm một chỗ, sinh hoạt hàng ngày như tắm giặt còn khó chứ nói gì đến việc ra chợ bán hàng”

Với những thực trạng này, cần có sự can thiệp quyết định và hiệu quả từ các tổ chức xã hội, bệnh viện, nhân viên công tác xã hội, và cả gia đình bệnh nhân Các chính sách và dịch vụ hỗ trợ kinh tế cần được tăng cường và cải thiện, đồng thời cần phải tạo ra các chương trình hỗ trợ tài chính linh hoạt và đa dạng nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho bệnh nhân và gia đình

2.2.1.2 Khó khăn về dinh dưỡng

Bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng thường gặp phải nhiều thách thức trong việc duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân đối Một trong những lý do chính đó là việc khả năng di chuyển hạn chế Chính vì bệnh nhân bị hạn chế về mặt vận động nên

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 24 khó có thể tiếp cận được các nguồn thực phẩm đa dạng

Lý do thứ hai đó là việc thiếu kiến thức về dinh dưỡng Nhiều bệnh nhân khi được phỏng vấn, họ thường không biết phải ăn thế nào mới tốt cho tình trạng sức khỏe của mình Việc không hiểu rõ về các nguyên tắc dinh dưỡng có thể dẫn đến việc lựa chọn thực phẩm không phù hợp hoặc không đáp ứng được đúng nhu cầu dinh dưỡng của họ

Lý do thứ ba là bệnh nhân khó khăn về mặt tài chính Chi phí cao của một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng có thể là một rào cản đối với bệnh nhân và gia đình Việc mua các loại thực phẩm tươi, giàu dinh dưỡng thường đắt đỏ hơn so với các loại thực phẩm công nghiệp hoặc chế biến sẵn Vì vậy mà việc thay đổi thói quen ăn uống hay duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng từ đó mà gặp nhiều khó khăn Theo bác sĩ dinh dưỡng L.A – BVĐKHĐ: “Khi chúng tôi lên phác đồ dinh dưỡng cho bệnh nhân, đa phần họ đều phản ánh là giá cái này cao, cái kia đắt Thế nhưng trên thực tế, thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể được tìm thấy ở mức giá phải chăng, như các loại rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein thực vật Đôi khi, việc tư vấn và hỗ trợ giúp bệnh nhân lập kế hoạch mua sắm và lựa chọn thực phẩm có thể giúp họ duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh mà không cần phải đối mặt với gánh nặng tài chính lớn"

2.2.1.3 Khó khăn về tìm kiếm việc làm

Bệnh rễ thần kinh thắt lưng là một trong những bệnh lý phổ biến, gây ra nhiều khó khăn và trở ngại cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày Đặc biệt, việc tìm kiếm việc làm đối với những bệnh nhân này là một thách thức lớn do những hạn chế về sức khỏe và khả năng vận động Đa số bệnh nhân không thể thực hiện các công việc đòi hỏi sức lực hoặc phải đứng, ngồi lâu Họ cũng gặp khó khăn trong việc di chuyển và có nguy cơ cao bị tái phát bệnh khi làm việc quá sức hoặc không đúng tư thế Bà N.T.H (45 tuổi) đang điều trị tại Khoa Y học cổ truyền – BVĐKHĐ chia sẻ: "Tôi từng làm công nhân trong một nhà máy sản xuất, nhưng do cơn đau lưng ngày càng nghiêm trọng, tôi không thể tiếp tục công việc Việc tìm một công việc phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của tôi là điều rất khó khăn Hầu hết các nhà máy đều yêu cầu khả năng làm việc liên tục trong nhiều giờ, điều mà tôi không thể đáp ứng được" Thực tế cho thấy, các nhà tuyển dụng đều lo ngại về năng suất lao động và chi phí y tế tiềm ẩn khi tuyển dụng những người có bệnh lý mãn tính Điều này làm giảm cơ hội việc làm của bệnh nhân, khiến họ rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc phải làm những công việc không ổn định, không phù hợp với trình độ và khả năng của mình

Một khó khăn khác mà bệnh nhân gặp phải là thiếu sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng và xã hội Mặc dù đã có những chính sách hỗ trợ người khuyết tật và người mắc bệnh mãn tính, nhưng việc thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế Ông T.V.M (50 tuổi) bày

Trang 25 tỏ: "Tôi đã cố gắng tìm kiếm các chương trình hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật, nhưng thông tin rất hạn chế và thủ tục phức tạp Nhiều khi tôi phải tự mình tìm kiếm việc làm thông qua các kênh thông tin cá nhân, nhưng kết quả thường không khả quan"

Không những thế, các chương trình đào tạo nghề cho người bệnh cũng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế do phần lớn các khóa đào tạo nghề hiện nay không phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng Việc thiếu các khóa học và chương trình đào tạo chuyên biệt khiến bệnh nhân khó khăn trong việc nâng cao kỹ năng và tìm kiếm công việc phù hợp

2.2.2 Thực trạng hoạt động CTXH hỗ trợ bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng Hoạt động hỗ trợ kinh tế

Thực trạng hoạt động CTXH hỗ trợ bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng tại các bệnh viện, đặc biệt là tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, cho thấy những nỗ lực đáng kể trong việc giúp đỡ bệnh nhân và gia đình họ vượt qua khó khăn tài chính trong quá trình điều trị Cụ thể, với những bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phòng CTXH sẽ đề xuất lên ban lãnh đạo bệnh viện để xin giấy đề nghị hỗ trợ hoặc miễn giảm viện phí và giấy hỗ trợ suất ăn bệnh lý Sau khi nhận được sự phê duyệt từ Giám đốc bệnh viện, bệnh nhân sẽ được miễn phí/ hỗ trợ điều trị nội trú, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính đáng kể cho họ và gia đình Ngoài ra, hàng ngày, nhân viên từ nhà ăn dinh dưỡng của bệnh viện sẽ mang suất cơm bệnh lý đến phòng cho bệnh nhân, đảm bảo họ nhận được chế độ dinh dưỡng phù hợp trong suốt quá trình điều trị

Mặc dù đã có những biện pháp hỗ trợ như trên, song hoạt động hỗ trợ kinh tế cho bệnh nhân vẫn gặp nhiều thách thức và hạn chế Khá nhiều bệnh nhân và gia đình không nắm rõ thông tin về các chính sách hỗ trợ, dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận nguồn lực Điển hình như trường hợp bệnh nhân P.Q.V (27 tuổi) điều trị tại khoa Ung Bướu - BVĐKHĐ, người nhà bệnh nhân cho biết ban đầu gia đình không hề biết đến phòng CTXH, không biết phòng CTXH có chức năng hoạt động và các chính sách hỗ trợ dành cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn Thế nhưng sau khi được cung cấp thông tin, bệnh nhân đã nhận được hỗ trợ miễn phí suất ăn bệnh lý, giúp phần nào vơi bớt được gánh nặng tài chính cho bệnh nhân và gia đình

Hoạt động huy động nguồn lực và truyền thông

Phòng CTXH tại bệnh viện đóng vai trò làm trung gian, kêu gọi và phối hợp với các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm để hỗ trợ bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn Một trong những phương pháp huy động nguồn lực hiệu quả là tổ chức các sự kiện từ thiện, gây quỹ, và các chiến dịch truyền thông nhằm kêu gọi sự ủng hộ từ cộng đồng Ngoài ra, bệnh viện còn hợp tác với các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và các cơ

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 26 quan chức năng để tìm kiếm nguồn tài trợ và các chương trình hỗ trợ dài hạn Để có thể thu hút được các nguồn tài trợ, phòng CTXH sử dụng đa dạng các kênh truyền thông trên nền tảng xã hội như làm tờ rơi, poster, đăng bài trên website và fan page facebook Thông qua các kênh này, phòng CTXH đăng tải thông tin chi tiết về các dự án và chương trình gây quỹ đang triển khai, nhằm kêu gọi sự quan tâm và ủng hộ từ cộng đồng, tổ chức và cá nhân Bên cạnh đó, phòng CTXH cũng chú trọng đến việc tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo để nâng cao năng lực cho nhân viên và tình nguyện viên, đảm bảo họ có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả Các khóa đào tạo này bao gồm kỹ năng giao tiếp, tư vấn tâm lý, và quản lý dự án, giúp nhân viên CTXH làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng

Yếu tố chủ quan đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến bệnh nhân bị rễ thần kinh thắt lưng , bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến bản thân bệnh nhân Các yếu tố này bao gồm trạng thái tâm lý, thói quen sinh hoạt, sự nhận thức về căn bệnh và các yếu tố khác a Trạng thái tâm lý

Nghiên cứu cho thấy, đối với những tình trạng đau mãn tính, như đau thần kinh thắt lưng, có thể dẫn đến sự gia tăng lo âu và trầm cảm Chính những trạng thái tâm lý tiêu cực này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau đớn do cơ thể lúc này sẽ tiết ra các hormone như cortisol, làm tăng độ nhạy cảm của các thụ thể đau Từ đó, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, dẫn đến khả năng phục hồi chậm hơn và tình trạng sức khỏe tổng thể kém hơn [29] Thêm nữa, lo âu và trầm cảm còn có thể làm giảm động lực của bệnh nhân trong việc tuân thủ kế hoạch điều trị và tham gia vào các hoạt động hàng ngày Đặc biệt những bệnh nhân bị trầm cảm thường có xu hướng tự cô lập, mất hứng thú trong các hoạt động mà họ từng thích thú, và cảm thấy vô vọng về tình trạng sức khỏe của mình Sự thiếu động lực và cảm giác tuyệt vọng này có thể làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị và làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn b Thói quen sinh hoạt

Với những bệnh nhân có lối sống ít vận động, ít tập thể dục thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề về cột sống và thần kinh tại vùng thắt lưng cao hơn Việc thiếu vận động cũng có thể dẫn đến tình trạng cơ bắp yếu, tăng nguy cơ bị đau lưng và các vấn đề liên quan Ngoài ra, tư thế không đúng khi làm việc hoặc ngủ cũng có thể gây ra căng thẳng và áp lực không cần thiết lên cột sống và dây thần kinh ở vùng thắt lưng Đặc biệt, với những bệnh nhân làm những công việc nặng tay chân như mang vác vật nặng nếu

Trang 27 không sử dụng kỹ thuật đúng cũng có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho cột sống Đồng thời, thói quen ăn uống không lành mạnh và việc hút thuốc lá, sử dụng rượu bia cũng đều có thể tăng nguy cơ phát triển các vấn đề về thần kinh tại khu vực này Do đó, việc thay đổi các thói quen sinh hoạt không lành mạnh có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thần kinh ở vùng thắt lưng và cải thiện chất lượng cuộc sống c Sự nhận thức về căn bệnh

Sự hiểu biết của bệnh nhân về các triệu chứng của bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện và quản lý bệnh Nếu bệnh nhân không hiểu rõ các triệu chứng như đau thắt lưng, giảm sức mạnh cơ bắp, hoặc tê vành đĩa đệm, họ có thể sẽ không nhận ra tình trạng sức khỏe của mình và không tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời Ngoài ra, nếu bệnh nhân không nhận biết được lợi ích của điều trị và không tin tưởng vào vai trò của bác sĩ và hệ thống chăm sóc sức khỏe, họ có thể không thực hiện các biện pháp điều trị một cách đầy đủ Ngược lại, trong trường hợp bệnh nhân có hiểu biết đúng đắn về bệnh tình và phương pháp điều trị, họ sẽ có khả năng tuân thủ kế hoạch điều trị tốt hơn Bệnh nhân cũng có thể tự chủ động tìm kiếm các phương pháp giảm đau và cải thiện tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như tham gia các chương trình tập luyện và vật lý trị liệu Do đó, có thể thấy sự hiểu biết về các triệu chứng, nguy cơ và tác động của bệnh ảnh hưởng lớn đến quyết định và hành vi trong việc tìm kiếm và tuân thủ điều trị d Các yếu tố khác

Các yếu tố cá nhân như tuổi tác, giới tính, và tiền sử bệnh lý cũng ảnh hưởng đến tình trạng bệnh nhân

Về yếu tố tuổi tác, người lớn tuổi thường có xu hướng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn do quá trình lão hóa tự nhiên Các vấn đề như thoái hóa cột sống, đau thắt lưng do cơ bắp yếu, hoặc các bệnh lý khác như viêm khớp cũng thường phổ biến ở người cao tuổi Hơn nữa, khả năng hồi phục của họ thường chậm hơn so với người trẻ do sự giảm chất lượng của các quá trình tự nhiên trong cơ thể

Về yếu tố giới tính, nam giới và nữ giới có thể trải qua các triệu chứng và biến chứng khác nhau đối với rối loạn thần kinh tại vùng thắt lưng Ví dụ, nam giới có thể có khả năng mạnh mẽ hơn để chịu đựng áp lực vật lý, nhưng cũng có thể có nguy cơ cao hơn mắc các vấn đề về thần kinh do tình trạng làm việc nặng nhọc hoặc tập thể dục quá mức

Nữ giới có thể phải đối mặt với các vấn đề về thần kinh tại vùng thắt lưng liên quan đến thai kỳ, sinh nở, hoặc thay đổi hormone trong cả thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh

Về tiền sử bệnh lý, với những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý như béo phì, tiểu đường, hoặc các vấn đề về cột sống như dị tật cột sống có thể tăng nguy cơ mắc rối loạn thần kinh tại vùng thắt lưng Các bệnh lý này có thể làm tăng áp lực lên các dây thần kinh và

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 28 cột sống, gây ra đau đớn và khó khăn trong quá trình điều trị

Bên cạnh yếu tố chủ quan thì yếu tố khách quan cũng có ảnh hưởng không hè nhỏ đến các bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng , bao gồm các yếu tố như môi trường sống môi trường làm việc, tình trạng vật lý xung quanh và sự quan tâm, chăm sóc của gia đình a Môi trường sống và môi trường làm việc Thông thường, môi trường sống ở khu vực đô thị thường có mức độ tiếp xúc với các chất ô nhiễm cao hơn, bao gồm bụi mịn, khí thải giao thông và khí thải công nghiệp Những chất ô nhiễm này có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tim mạch, đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, bao gồm cả rối loạn thần kinh Thế nhưng với môi trường nông thôn, mặc dù có thể có mức độ ô nhiễm không khí thấp hơn, nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ khác như tiếp xúc với hóa chất nông nghiệp, bụi bẩn từ hoạt động canh tác và chăn nuôi, và nguy cơ tai nạn lao động cao hơn Điều này đặc biệt đối với môi trường làm việc, nơi mà các ngành nghề đòi hỏi vận động nặng nhọc hoặc tư thế làm việc không đúng cũng có thể gây ra tổn thương cho cột sống và dây thần kinh b Tình trạng vật lý xung quanh

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hàng triệu người trên thế giới phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe do tai nạn giao thông, trong đó có một phần không nhỏ là chấn thương cột sống [16] Đối với những người làm việc trong môi trường lao động nguy hiểm, nguy cơ mắc các vấn đề về thần kinh tại vùng thắt lưng càng cao hơn Ngoài ra, các hoạt động thể chất như thể thao và hoạt động vận động cũng đóng vai trò quan trọng trong tình trạng vật lý xung quanh Theo Hội Y học và Thể thao Hoa Kỳ (ACSM), mỗi năm có hàng triệu người phải điều trị chấn thương cột sống liên quan đến hoạt động thể chất [6] Việc không sử dụng kỹ thuật đúng, không có trang thiết bị bảo hộ phù hợp hoặc tham gia vào các hoạt động có tải trọng quá lớn có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho cột sống và dây thần kinh c Sự quan tâm, chăm sóc của gia đình

Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), sự hỗ trợ từ gia đình có thể giúp cải thiện tâm trạng và tăng cường lòng tin vào quá trình phục hồi [13] Trong một số trường hợp, sự quan tâm và chăm sóc của gia đình có thể giảm đi cảm giác cô đơn và cảm giác tự ti của bệnh nhân, giúp cải thiện tâm trạng và tăng cường lòng tin vào quá trình phục hồi từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi vật lý

Tạp chí "Journal of Psychosomatic Research" cũng chỉ ra rằng sự quan tâm và chăm sóc từ gia đình cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân

Trang 29 [14] Cảm giác được quan tâm và được gia đình động viên có thể là động lực quan trọng giúp bệnh nhân tuân thủ đúng lịch trình điều trị và thực hiện các biện pháp tự chăm sóc khác, đồng thời giảm nguy cơ vi phạm quy trình điều trị

Qua đó có thể thấy rằng, sự quan tâm và chăm sóc từ gia đình không chỉ có ảnh hưởng đến tinh thần mà còn có thể ảnh hưởng tích cực đến quá trình điều trị và phục hồi của bệnh nhân mắc rối loạn thần kinh tại vùng thắt lưng Việc hiểu và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hỗ trợ này có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và kết quả điều trị của bệnh nhân.

Nhu cầu hoạt động công tác xã hội với bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng

Nhu cầu hoạt động công tác xã hội với bệnh nhân mắc rối loạn thần kinh tại vùng thắt lưng là vô cùng cấp thiết để cung cấp hỗ trợ toàn diện, từ khía cạnh vật lý đến tinh thần, giúp họ vượt qua các thách thức và tái hòa nhập vào cuộc sống hàng ngày Đầu tiên, nhu cầu hỗ trợ tâm lý và tinh thần Bệnh nhân thường đối diện với mức độ căng thẳng và lo lắng cao liên quan đến tình trạng sức khỏe của họ Theo một nghiên cứu được công bố trong tạp chí " Journal of Psychosomatic Research ", 75% bệnh nhân mắc đau thắt lưng cho biết họ cảm thấy căng thẳng và lo lắng hàng ngày do cảm giác đau [10] Hoạt động công tác xã hội có thể cung cấp không chỉ là một lời động viên mà còn là một môi trường ủng hộ và an toàn giúp họ giải tỏa lo âu, bớt căng thẳng và lạc quan hơn trong quá trình điều trị

Nhu cầu tiếp theo là hỗ trợ xã hội và gia đình Gia đình thường là nguồn hỗ trợ chính đáng tin cậy nhất đối với bệnh nhân Tuy nhiên, để họ có thể cung cấp hỗ trợ tốt nhất, họ cần được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết Một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đã chỉ ra rằng chăm sóc xã hội gia đình có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mắc các vấn đề về cột sống [13] CTXH có thể giúp gia đình hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh, các lựa chọn điều trị và các dịch vụ hỗ trợ có sẵn, từ đó giúp họ tối ưu hóa sự hỗ trợ và chăm sóc Có những trường hợp bệnh tật làm thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình, gây ra mâu thuẫn, căng thẳng và áp lực cho cả người bệnh và người thân Lúc này hoạt động CTXH cần hỗ trợ giải quyết các vấn đề gia đình, giúp các thành viên trong gia đình hiểu và chia sẻ với người bệnh, tạo môi trường sống tích cực và hỗ trợ cho người bệnh trong quá trình điều trị

Cuối cùng là nhu cầu hỗ trợ về tài chính và dịch vụ Các vấn đề về sức khỏe thường đi kèm với gánh nặng tài chính đáng kể Nhân viên CTXH có thể giúp bệnh nhân tiếp cận các nguồn lực tài chính và dịch vụ hỗ trợ như bảo hiểm y tế, hỗ trợ thuốc, và các dịch vụ chăm sóc y tế và vật lý Theo một báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), chi phí trung bình điều trị các bệnh liên quan đến cột sống, đặc biệt là rễ thần kinh thắt lưng có thể lên đến hàng ngàn đô la mỗi năm, tùy

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 30 thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh Vì vậy, hoạt động CTXH có thể hỗ trợ bệnh nhân tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng lao động, đảm bảo thu nhập để trang trải chi phí điều trị và sinh hoạt; hoặc giúp họ tiếp cận các với các nguồn lực cộng đồng như các tổ chức hỗ trợ người bệnh, các chương trình trợ cấp xã hội, v.v

Chương 2 tác giả tập trung nghiên cứu phân tích thực trạng công tác xã hội cá nhân với bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông Chương này khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu, bao gồm cả những khó khăn mà bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng đang phải đối mặt như là khó khăn về kinh tế, dinh dưỡng và tìm kiếm việc làm Trong đó, khó khăn về kinh tế là một trong những vấn đề lớn nhất vì nếu như bệnh nhân không có đủ khả năng chi trả các chi phí liên quan đến việc khám chữa bệnh thì sẽ khó có thể tiếp cận được các dịch vụ y tế cần thiết

Hoạt động công tác xã hội tại BVĐKHĐ cũng đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ bệnh nhân bao gồm hoạt động hỗ trợ kinh tế và hoạt động huy động nguồn lực và truyền thông Những hoạt động này góp phần xây dựng một hệ thống hỗ trợ toàn diện, đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được sự giúp đỡ cần thiết ở mọi khía cạnh của cuộc sống

Ngoài ra, việc chỉ rõ những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng (bao gồm chủ quan lẫn khách quan) và nhu cầu hoạt động CTXH với bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng càng làm nổi bật lên vai trò quan trọng của CTXH trong việc phát hiện, can thiệp kịp thời và hỗ trợ toàn diện cho bệnh nhân Điều này không chỉ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà còn góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và tạo ra một hệ thống hỗ trợ y tế bền vững, nhân văn

Thư viện ĐH Thăng Long

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CAN THIỆP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁCơ sở đề xuất biện pháp can thiệp công tác xã hội với bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng

3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp can thiệp công tác xã hội với bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng

3.1.1 Về chính sách của Bộ Y tế, và của Bệnh viện đa khoa Hà Đông

Chính sách của Bộ Y tế Việt Nam về công tác xã hội trong bệnh viện là nền tảng quan trọng giúp định hướng và hỗ trợ các hoạt động chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân Các chính sách này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân trong việc tiếp cận dịch vụ y tế mà còn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả điều trị

Ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2015, Thông tư số 43/2015/TT-BYT [30] của Bộ Y tế quy định chi tiết về nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của công tác xã hội trong bệnh viện Mục tiêu của Thông tư là đảm bảo bệnh nhân và người nhà nhận được sự hỗ trợ toàn diện trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện, đồng thời nhấn mạnh các nhiệm vụ như là:

− Hỗ trợ bệnh nhân và người nhà: Nhân viên CTXH trong bệnh viện có trách nhiệm hỗ trợ bệnh nhân và người nhà trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế Điều này bao gồm việc giải thích thông tin liên quan đến tình trạng bệnh, phương pháp điều trị, và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước Ngoài ra, cần đảm bảo rằng bệnh nhân và gia đình hiểu rõ quy trình điều trị và các quyền lợi của họ

− Tư vấn và hỗ trợ tâm lý: CTXH cũng bao gồm việc tư vấn và hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân và người nhà, giúp họ đối phó với những căng thẳng và lo lắng trong quá trình điều trị Nhân viên CTXH cần có kỹ năng lắng nghe và giao tiếp tốt để tạo niềm tin và sự an tâm cho bệnh nhân

− Tạo điều kiện tiếp cận dịch vụ tài chính: Đối với những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, nhân viên công tác xã hội có nhiệm vụ hướng dẫn họ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ tài chính, bao gồm cả những chương trình trợ cấp, bảo hiểm y tế và các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức xã hội, từ thiện

− Tổ chức công tác xã hội trong bệnh viện: Mỗi bệnh viện cần thành lập phòng hoặc tổ công tác xã hội Nhân viên công tác xã hội phải có trình độ chuyên môn phù hợp và được đào tạo bài bản về kỹ năng công tác xã hội y tế Điều này đảm bảo rằng họ có thể cung cấp sự hỗ trợ chuyên nghiệp và hiệu quả cho bệnh nhân

Theo Quyết định số 2514/QĐ-BYT, ban hành ngày 15 tháng 7 năm 2016, phê

Trang 33 duyệt Đề án "Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn 2016-2020" với mục tiêu nâng cao chất lượng và chuyên nghiệp hóa công tác xã hội trong y tế Đề án này bao gồm việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn cho nhân viên, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế

Chính sách này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ bệnh nhân không chỉ về mặt y tế mà còn về mặt tâm lý, kinh tế và xã hội, đảm bảo rằng họ nhận được sự chăm sóc toàn diện nhất [31]

Ngoài ra, Quyết định số 5486/QĐ-BYT ban hành ngày 16 tháng 12 năm 2016, quy định về chuyên môn công tác xã hội trong bệnh viện, cung cấp hướng dẫn chi tiết về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của nhân viên công tác xã hội Quyết định này cụ thể hóa các hoạt động hỗ trợ bệnh nhân và gia đình, tư vấn tâm lý, tạo điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế, và phối hợp với các tổ chức xã hội khác để cung cấp sự hỗ trợ cần thiết Nhờ vào các chính sách này, công tác xã hội trong bệnh viện được thực hiện một cách chuyên nghiệp, hiệu quả, và toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và sự hài lòng của bệnh nhân

Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, chính sách về CTXH được xây dựng dựa trên các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế, đồng thời điều chỉnh để phù hợp với đặc thù và nhu cầu của bệnh viện Bệnh viện luôn chú trọng đến việc phát triển và nâng cao chất lượng công tác xã hội nhằm hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân mắc các bệnh lý phức tạp như rễ thần kinh thắt lưng

Ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã chỉ đạo Phòng Công tác xã hội triển khai các hoạt động hỗ trợ bệnh nhân một cách toàn diện dựa theo thông tư số 43/2015/TT-BYT Nhân viên CTXH tại bệnh viện được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng và kiến thức để có thể cung cấp sự hỗ trợ chuyên nghiệp và hiệu quả cho bệnh nhân

Bệnh viện cũng đã thiết lập các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện để mở rộng mạng lưới hỗ trợ cho bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Nguồn lực tài chính là một yếu tố quan trọng để đảm bảo các biện pháp can thiệp công tác xã hội được thực hiện hiệu quả Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, nguồn tài chính được huy động từ ngân sách nhà nước (theo Quyết định số 112/QĐ-TTg Ban hành Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021 – 2030), các chương trình hỗ trợ của Bộ Y tế, và sự đóng góp từ các tổ chức từ thiện, doanh nghiệp và cá nhân Các nguồn tài chính này được sử dụng để đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại và các chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên CTXH Đặc biệt, nguồn tài chính này còn giúp bệnh viện thực hiện được các chương trình hỗ trợ tài chính trực tiếp

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 34 cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống

3.1.3 Nguồn lực về con người

Nguồn lực về con người là yếu tố then chốt trong việc triển khai các biện pháp can thiệp công tác xã hội hiệu quả Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, đội ngũ nhân viên CTXH có 11 người, 100% đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng và kiến thức CTXH, cũng như các kỹ năng mềm như giao tiếp, tư vấn tâm lý và giải quyết xung đột Họ đóng vai trò cầu nối kết nối giữa bệnh nhân, gia đình và các dịch vụ y tế, đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được sự hỗ trợ toàn diện và kịp thời

Bệnh viện đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên CTXH thông qua các khóa đào tạo liên tục, các hội thảo chuyên đề và chương trình trao đổi kinh nghiệm với các bệnh viện khác trong và ngoài nước Nhờ vậy, đội ngũ nhân viên CTXH của bệnh viện luôn được trang bị kiến thức và kỹ năng tiên tiến nhất để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người bệnh

Thực hành biện pháp can thiệp công tác xã hội

Thân chủ tên là L.T.T sinh năm 1956, hiện là mẹ đơn thân Thân chủ có một con trai tên là L.V.T (27 tuổi) mắc hội chứng Down, chậm phát triển tâm thần, viêm dạ dày tá tràng, hội chứng ngừng thở khi ngủ Khi phát hiện ra con bị bệnh, bố của L.V.T (tức chồng cũ thân chủ) đã bỏ đi lúc con trai được 8 tuổi, để lại 2 mẹ con bơ vơ Gia đình thân chủ được Nhà nước trợ cấp hàng tháng với số tiền là 1.600.000 VND (đối với người con) và 440.000 VND (đối với người chăm sóc) Để mưu sinh và có đủ tiền khám chữa bệnh cho con, thân chủ còn nhận khâu nón với giá 3.000 VND/cái

Ngày 28/4/2023, khi đang trên đường đến ngân hàng vay tiền chạy chữa bệnh cho con, bà T bị tai nạn xe Do không có tiền để chi trả viện phí, thân chủ phớt lờ bệnh tình của mình và ở nhà suốt 3 tháng Mãi cho đến khi tình hình chuyển nặng, thân chủ mới liên lạc với trưởng phòng CTXH tại bệnh viện Đa khoa Hà Đông để làm thủ tục nhập viện và điều trị tại khoa Y học cổ truyền

3.2.2 Quá trình can thiệp công tác xã hội cá nhân đối với thân chủ

Giai đoạn 1 Tiếp nhận thân chủ Được biết tại bệnh viện lúc này đang có sẵn 07 ca bệnh cần phải can thiệp, tôi có cơ hội được tiếp xúc với 4/7 ca hiện còn đang điều trị ở bệnh viện Ngày 11/8/2023, tôi được tiếp xúc với bệnh nhân L.T.T lần đầu tiên nhờ sự kết nối của phòng CTXH và đã quyết định lựa chọn bệnh nhân làm thân chủ để can thiệp do biết được hoàn cảnh vô cùng khó khăn của bà Với số tiền được trợ cấp 1 tháng của cả 2 mẹ con là 2.040.000 VND, TC thường xuyên phải đi vay mượn, đi làm thuê làm mướn để lo chạy chữa bệnh cho con Hiện tại, sức khỏe bà T ngày càng chuyển biến xấu, chiếc máy thở của con trai bà nhiều năm nay đã cũ kĩ và hỏng thường xuyên, bà T chỉ mong kiếm được tiền mua cho com chiếc máy thở mới chứ không có máy thở thì anh T cũng không sống được Đánh giá ban đầu cho thấy TC đang gặp khó khăn cả về tình trạng sức khỏe lẫn kinh tế: không có tiền mưu sinh, tiền khám chữa bệnh cho bản thân và cho con Đánh giá nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp của TC: TC cần hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện

Kết quả đạt được: SV thiết lập được mối quan hệ với TC, nắm bắt được thông tin cơ bản và có được đánh giá ban đầu về vấn đề của TC

Giai đoạn 2 Thu thập thông tin

Do thân chủ trước đấy đã được phòng CTXH tại bệnh viện Đa khoa Hà Đông tiếp nhận và hỗ trợ nên khi tiếp cận và tạo lập mối quan hệ, thân chủ rất cởi mở và sẵn lòng chia sẻ các thông tin của mình

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 36 Nguồn thu thập thông tin: Ngoài việc thu thập thông tin trực tiếp từ TC ra thì tôi còn khái thác thông tin từ KHV, các cán bộ phòng CTXH, các bác sĩ, điều dưỡng của khoa Y học cổ truyền để có cái nhìn khách quan và khái quát hơn về TC

Phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn, phỏng vấn sâu, quan sát

Họ và tên: L.T.T Giới tính: Nữ Sinh năm: 1956 Số điện thoại: 085367***6 Địa chỉ: Số nhà 54, đường Bờ Ngòi, đội 3 thôn Liên Tôn, xã Phương Trung, huyện

Mã thẻ bảo hiểm: HT 3010125119210 Mức hưởng: 95% - giá trị từ 01/01/2021 đến 31/12/2025

Nơi đăng ký KCB ban đầu: Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Oai

Sau đó khám và điều trị tại: Bệnh viện đa khoa Hà Đông

Chẩn đoán bệnh: Rễ thần kinh thắt lưng , RLGN, rối loạn chức năng tiền đình, viêm dạ dày, đau thần kinh tọa, lệch xương chậu và teo chân

Tình trạng bệnh, diễn biến và tiên lượng: Bệnh nhân sau tai nạn giao thông chấn thương vùng cột sốc, đã điều trị ổn định tại Bệnh viện Việt Đức, hiện tại đau nhức nhiều vùng cột sống thắt lưng lan xuống mông, chân phải, đau khớp gối, cổ chân phải, đi lại vận động khó khăn, người mệt, đau đầu, chóng mặt, ngủ kém,

Nguồn lực xung quanh của TC:

Gia đình TC gồm có: bố mẹ, 2 người anh trai và TC nhưng hiện tại cả bố mẹ và 2 người anh đều đã mất Được biết 2 anh trai của TC mất do ung thư thực quản TC có 5 người cháu, trong đó: 1 cháu trai bị thần kinh, 4 cháu gái thì 3 người đi lấy chồng xa, 1 người còn trong độ tuổi học sinh – sinh viên TC lấy chồng nhưng hiện đã ly dị chồng và là mẹ đơn thân, vì vậy TC không có bất cứ nguồn lực hỗ trợ nào đến từ gia đình

Năm 2019, TC đã từng được Hội Chữ thập đỏ các tỉnh Trung du – Việt Bắc và Thành phố Hà Nội tổ chức xây dựng Nhà chữ thập đỏ do căn nhà của bà T đã bị sụt lún, dột nát đã lâu Ngoài ra, TC còn được Nhà nước hỗ trợ tiền trợ cấp hàng tháng để trang trải sinh hoạt hàng ngày Lúc TC vào viện khám chữa bệnh cũng nhận được sự quan tâm của các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội

Do đó có thể kết luận, nguồn lực của TC chủ yếu đến từ Nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và nhà hảo tâm

Giai đoạn 3 Đánh giá và xác định vấn đề

Nhận thấy thân chủ có 3 vấn đề chính: tâm lý, kinh tế và dinh dưỡng Sau khi thực hiện vẽ cây vấn đề, tôi nhận thấy vấn đề về kinh tế là vấn đề chính của thân chủ

Sơ đồ 3.1 Cây vấn đề

Thư viện ĐH Thăng Long

Sơ đồ 3.2 Sơ đồ phả

Dựa vào sơ đồ phả hệ, có thể thấy thân chủ có 2 người anh trai nhưng không may cả 2 người anh đều đã qua đời Thân chủ đã từng kết hôn và có một người con trai, thế nhưng chồng của thân chủ đã bỏ đi ngay khi biết con trai bị mắc bệnh Down Vì vậy mối quan hệ giữa thân chủ và chồng là đã ly dị, giữa chồng và con trai là xa cách và hiện nay thân chủ chính là chỗ dựa cả về tinh thần lẫn thể chất cho người con (mối quan hệ hai chiều)

Sơ đồ 3.3 Sơ đồ sinh thái Lưu ý: Mức độ ngắn/dài thể hiện mối quan hệ gần/xa (thân mật nhiều/ít)

Thư viện ĐH Thăng Long

Dựa vào sơ đồ sinh thái, có thể thấy mạng lưới quan hệ xung quanh TC bao gồm:

Nhà nước, chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm, phòng CTXH tại bệnh viện, và hàng xóm Đặc biệt, mối quan hệ qua lại 2 mang tính chặt chẽ với TC là chính quyền địa phương và phòng CTXH tại bệnh viện Được biết, chính quyền địa phương tại nơi TC sinh sống luôn chăm sóc, hỗ trợ gia đình TC Ngoài ra, phòng CTXH tại bệnh viện Đa khoa Hà Đông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ TC và con trai trong quá trình khám và điều trị tại bệnh viện Mối quan hệ với các nhà hảo tâm được coi là mối quan hệ một chiều chặt chẽ do hàng năm vẫn có những tổ chức, nhà thiện nguyện đến giúp đỡ TC Tuy nhiên, đối với mối quan hệ với hàng xóm, TC không nhận được nhiều sự hỗ trợ

Phân tích điểm mạnh và hạn chế của thân chủ:

+ Thân chủ sẵn sàng cởi mở và chia sẻ thật lòng về hoàn cảnh gia đình cũng như là hoàn cảnh kinh tế

+ Được Nhà nước hỗ trợ tiền trợ cấp hàng tháng + Bảo hiểm y tế được hưởng mức 95% và có giá trị đến hết năm 2025 + Tích cực phối hợp điều trị với các Y bác sĩ

+ Được phòng CTXH bệnh viện đa khoa Hà Đông đặc biệt quan tâm chăm sóc, hỗ trợ trong thời gian khám chữa bệnh tại bệnh viện

− Hạn chế + Dù được Nhà nước hỗ trợ tiền hàng tháng nhưng với số tiền ít ỏi như vậy không đủ để cho thân chủ mưu sinh và khám chữa bệnh cho bản thân và con + Bệnh lý của thân chủ không khỏi được hoàn toàn

+ Thân chủ sinh hoạt khó khăn một phần do tuổi tác và một phần do di chứng sau tai nạn (phải chống nạng để đi lại)

+ Gia đình không có ai giúp đỡ

Giai đoạn 4 Lập kế hoạch can thiệp hỗ trợ

Mục tiêu Hoạt động Người tham gia

Nguồn lực Kết quả dự kiến

Hỗ trợ về kinh tế

- Hỗ trợ viện phí khám chữa bệnh và suất ăn bệnh lý

- Viết bài kêu gọi tài trợ

TC, SV, KHV, phòng CTXH

Các tổ chức, nhà hảo tâm,

- Hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh của thân chủ tại bệnh viện

- Giúp thân chủ có đủ tiền mua máy thở cho con trai

Hỗ trợ về dinh dưỡng

- Kết nối BN với bác sĩ dinh dưỡng

- Cung cấp thêm kiến thức dinh dưỡng cho BN

TC, SV, bác sĩ tại khoa Dinh dưỡng

6/9 đến ngày 8/9 bác sĩ tại khoa Dinh dưỡng

TC có kiến thức dinh dưỡng về bệnh lý của mình, thậm chí có thể tư vấn dinh dưỡng được cho con trai Định hướng nghề nghiệp

Kêu gọi sự giúp đỡ, hỗ trợ từ chính quyền địa phương nơi thân chủ đang ở để kết nối việc làm cho TC

TC, SV, Chính quyền địa phương

Sau khi bệnh nhân ra viện

TC tìm được việc làm phù hợp với điều kiện sức khỏe của mình

Giai đoạn 5: Triển khai các hoạt động trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề Mục tiêu 1: Hỗ trợ về kinh tế

Chiều ngày 11/8/2023, sau khi SV trò chuyện và xác định được TC có hoàn cảnh khó khăn, SV với vai trò là người trung gian đã đề xuất với phòng CTXH hỗ trợ kinh tế cho TC dưới các hình thức:

- Viết bài kêu gọi tài trợ - Xin miễn giảm viện phí và suất ăn bệnh lý

Viết bài kêu gọi tài trợ

Kết luận

Về lý luận, qua việc áp dụng các lý thuyết về CTXH như thuyết trao quyền và thuyết nhu cầu, nghiên cứu này đã làm rõ tầm quan trọng của việc hỗ trợ toàn diện cho bệnh nhân không chỉ về mặt y tế mà còn về mặt kinh tế, dinh dưỡng và đặc biệt là định hướng nghề nghiệp cho TC Sự phối hợp giữa phòng CTXH và các y bác sĩ tại bệnh viện đã giúp tạo ra một môi trường chữa bệnh nhân văn và hiệu quả Những lý thuyết này đã chứng minh rằng, khi được can thiệp kịp thời và hỗ trợ đầy đủ, bệnh nhân sẽ có khả năng hồi phục nhanh hơn và tái hòa nhập cộng đồng một cách dễ dàng hơn Tuy nhiên, do số lượng nhân viên, cán bộ còn có hạn nên việc nhanh chóng phát hiện và hỗ trợ kịp thời các ca bệnh còn có phần hạn chế, nhiều hoạt động tuy mang lại kết quả tốt nhưng lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ chế chính sách, nguồn tài trợ, người bệnh, người nhà bệnh nhân, sự phối hợp giữa các phòng ban liên quan

Về thực tiễn, qua nghiên cứu tại BVĐKHĐ, thực trạng của bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng thường gặp nhiều khó khăn về kinh tế, dinh dưỡng và việc làm, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị và phục hồi Các hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện, như hỗ trợ kinh tế, huy động nguồn lực và truyền thông, đã góp phần quan trọng trong việc giảm bớt gánh nặng cho bệnh nhân Những hỗ trợ này không chỉ giúp bệnh nhân tiếp cận các dịch vụ y tế cần thiết mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của họ

Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nhân, bao gồm cả yếu tố chủ quan như là trạng thái tâm lý, thói quen sinh hoạt, sự nhận thức về bệnh tình , cùng với yếu tố khách quan như môi trường sống và môi trường làm việc, tình trạng vật lý xung quanh và sự quan tâm của gia đình, đều có tác động lớn đến quá trình điều trị và phục hồi của bệnh nhân Nhu cầu hoạt động công tác xã hội đối với bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng là rất lớn và cần thiết, đòi hỏi sự tiếp tục phát huy và mở rộng của các hoạt động hỗ trợ Đối với việc can thiệp cho trường hợp cụ thể tại khoa Y học cổ truyền – BVĐKHĐ, việc áp dụng CTXH cá nhân đã mang lại kết quả như sau: TC đã được hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh và suất ăn bệnh lý, ngoài ra bệnh nhân cũng được các nhà hảo tâm quyên góp một số tiền thông qua bài viết kêu gọi trên fan page Đặc biệt, sau khi xuất viện, TC đã có được kiến thức về chế độ dinh dưỡng và một công việc ổn định giúp trang trải cuộc sống.

Khuyến nghị

2.1 Đối với các tổ chức xã hội

Hiện nay, phòng CTXH tại các bệnh viện đang đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn trong quá trình điều trị Tuy nhiên, phạm vi hỗ trợ thường bị giới hạn do nguồn lực và chức năng của phòng Để giải quyết vấn đề này,

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 52 cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng CTXH bệnh viện với các tổ chức xã hội khác

Việc kết nối này sẽ giúp bệnh nhân nhận được sự hỗ trợ toàn diện hơn, cả trong và sau quá trình điều trị Cụ thể, các tổ chức xã hội cần:

- Tăng cường tương tác với chính quyền địa phương, nhằm nắm bắt được nhu cầu của bệnh nhân và có những chính sách hỗ trợ phù hợp

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động nhằm giúp các tổ chức hoạt động hiệu quả và minh bạch hơn

- Xây dựng cơ chế tham gia giám sát, đảm bảo tính công bằng và hiệu quả trong hoạt động hỗ trợ bệnh nhân

- Kết nối với các doanh nghiệp nhằm tạo thêm các cơ hội việc làm cho bệnh nhân sau khi xuất viện, đặc biệt là đối với những người khuyết tật hoặc có khả năng lao động kém

2.2 Đối với Bệnh viện đa khoa Hà Đông Để nâng cao hiệu quả công tác xã hội cá nhân hỗ trợ bệnh nhân rễ thần kinh thắt lưng, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cần triển khai các biện pháp và chính sách sau:

- Tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên công tác xã hội: Bệnh viện cần tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu, cập nhật kiến thức mới và kỹ năng cho nhân viên công tác xã hội, giúp họ có đủ năng lực để đánh giá, can thiệp và hỗ trợ bệnh nhân một cách hiệu quả hơn

- Mở rộng các chương trình hỗ trợ kinh tế cho bệnh nhân: Bệnh viện nên tìm kiếm và phối hợp với các tổ chức từ thiện, doanh nghiệp và các nguồn tài trợ nhau để cung cấp hỗ trợ tài chính cho bệnh nhân, có thể là thông qua các hoạt động như tình nguyện, hội chợ, từ thiện

- Phát triển các chương trình hỗ trợ tâm lý và xã hội: Ngoài hỗ trợ kinh tế, bệnh viện cần chú trọng đến việc cung cấp các dịch vụ tư vấn tâm lý, tổ chức các hoạt động nhóm hỗ trợ, và tạo môi trường thân thiện giúp bệnh nhân giảm bớt căng thẳng, lo lắng và cảm giác cô đơn

- Cải thiện môi trường sống và điều kiện vật chất: Bệnh viện cần đảm bảo cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế luôn ở trạng thái tốt nhất, giúp bệnh nhân có môi trường điều trị thoải mái và an toàn như là tạo thêm không gian xanh, luôn giữ vệ sinh sạch sẽ và thoáng mát trong khuôn viên bệnh viện

- Tăng cường công tác truyền thông và giáo dục sức khỏe: Bệnh viện nên tổ chức các buổi tuyên truyền, hội thảo và phát tài liệu hướng dẫn cho bệnh nhân và gia đình về cách phòng ngừa và điều trị bệnh, cũng như cách duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh Việc này không chỉ nâng cao nhận thức mà còn giúp bệnh nhân tự chăm sóc bản thân hiệu quả hơn

Trang 53 - Chính sách đãi ngộ cho nhân viên: Bệnh viện nên đưa ra nhiều hơn những chính sách đãi ngộ, thưởng, cho NV CTXH để khích lệ, động viện họ có thể toàn tâm thực hiện nhiệm vụ và vai trò của mình

2.3 Đối với nhân viên công tác xã hội

Nhân viên công tác xã hội cần liên tục cập nhật kiến thức chuyên môn và tham gia các khóa đào tạo, hội thảo để nâng cao kỹ năng làm việc nhằm ứng phó tốt hơn với các tình huống phức tạp và đưa ra những giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho bệnh nhân Ngoài ra, việc phát triển kỹ năng tư vấn tâm lý để có thể hỗ trợ bệnh nhân và gia đình vượt qua căng thẳng, lo lắng và các vấn đề tâm lý khác là rất cần thiết NV CTXH nên thực hiện các buổi tư vấn thường xuyên nhằm kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường từ phía BN, từ đó lên kế hoạch can thiệp phù hợp với từng trường hợp

2.4 Đối với người bệnh và người nhà người bệnh

Người bệnh và người nhà người bệnh cần nâng cao nhận thức về bệnh và tuân thủ chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý để cải thiện sức khỏe và hiệu quả điều trị Đồng thời cũng nên hợp tác chặt chẽ với nhân viên y tế và NV CTXH, chia sẻ thông tin chính xác về tình trạng sức khỏe, cùng tham gia các nhóm hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm với những người cùng hoàn cảnh để tạo động lực và niềm tin vượt qua khó khăn

Thư viện ĐH Thăng Long

Ngày đăng: 04/09/2024, 17:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w