1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sử dụng chat gpt trong dạy học chuyên đề trái đất và bầu trời vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh

129 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử dụng ChatGPT trong dạy học chuyên đề Trái đất và bầu trời - Vật lý 10 nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh
Tác giả Nguyễn Mỹ Hạnh
Người hướng dẫn TS. Trần Ngọc Chất
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành Vật Lý
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật Lý
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 2,86 MB

Nội dung

Chia sẻ tại hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, với chủ đề “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN MỸ HẠNH

SỬ DỤNG CHATGPT TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI - VẬT LÍ 10 NHẰM BỒI DƯỠNG

NĂNG LỰC SỐ CỦA HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÍ

Mã số: 8140211.01

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN MỸ HẠNH

SỬ DỤNG CHATGPT TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI - VẬT LÍ 10 NHẰM BỒI DƯỠNG

NĂNG LỰC SỐ CỦA HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÍ

Mã số: 8140211.01

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Ngọc Chất

HÀ NỘI – 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu đều được thu thập và xử lý một cách trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Nguyễn Mỹ Hạnh

Trang 4

i

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian tham gia khóa đào tạo thạc sĩ tại trường Đại học Giáo Dục, tôi đã được tiếp thu những kiến thức rất có ý nghĩa cho bản thân Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Sư phạm, cùng toàn thể các thầy cô giảng viên trường Đại Học Giáo Dục, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, đã tận tình truyền đạt, hướng dẫn những kiến thức bổ ích giúp tôi hoàn thành khóa học

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Phổ thông liên cấp H.A.S đã tạo điều kiện cho tôi có thời gian tham gia học tập, nâng cao năng lực nghề nghiệp

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy TS Trần Ngọc Chất đã tâm huyết, nhiệt tình, hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực

hiện đề tài

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè và gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học của mình Nhờ có sự hỗ trợ của mọi người, tôi mới có thể vượt qua những khó khăn và đạt được thành quả như hôm nay

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Mỹ Hạnh

Trang 6

iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU Danh mục bảng

Bảng 1.1 Khung năng lực số của Châu Âu 12

Bảng 1.2 Cấu trúc khung năng lực số cho sinh viên Việt Nam 14

Bảng 1.3 Mô tả hành vi năng lực số cho học sinh phổ thông Việt Nam 16

Bảng 1.4 Các thành tố năng lực được lựa chọn để bồi dưỡng 21

Bảng 1.5 Thang đánh giá năng lực số 21

Bảng 2.1 Danh mục bài học và các đơn vị kiến thức trong chuyên đề 70

Bảng 2.2 Danh mục bài học và các nhiệm vụ học tập 71

Danh mục biểu đồ Biểu đồ 1.1 Kinh nghiệm công tác của người được khảo sát 39

Biểu đồ 1.2 Mức độ quan tâm đến phát triển năng lực cho HS THPT 40

Biểu đồ 1.3 Hiểu biết cơ bản của GV về NLS 40

Biểu đồ 1.4.Mức độ quan trọng của việc phát triển NLS cho HS 41

Biểu đồ 1.5 Mức độ quan tâm của GV tới việc phát triển NLS cho HS 41

Biểu đồ 1.6 Tần suất sử dụng ChatGPT trong dạy học 41

Biểu đồ 1.7 Tần suất sử dụng tài liệu số/giao nhiệm vụ số cho HS 42

Biểu đồ 1.8 Cách bồi dưỡng NLS cho HS 42

Biểu đồ 1.9 Khó khăn trong việc bồi dưỡng và phát triển NLS cho HS THPT 43

Biểu đồ 1.10 Các nguồn tài liệu học sinh thường sử dụng 44

Biểu đồ 1.11 Cách thức học sinh thường dùng để hoàn thành nhiệm vụ học tập 44

Biểu đồ 1.12 Cách thức học sinh tiếp cận với các nền tảng số 45

Biểu đồ 1.13 Tần suất sử dụng ChatGPT của HS 45

Biểu đồ 1.14 Nhận thức của HS về an toàn số 45

Biểu đồ 1.15 Hành vi HS khi sử dụng tài nguyên số 46

Biểu đồ 1.16 Cách thức HS sáng tạo nội dung 46

Biểu đồ 1.17 Cách thức HS trong giao lưu trong môi trường số 46

Biểu đồ 1.18 Kết quả HS đạt được trong sáng tạo nội dung số 47

Trang 7

iv

Biểu đồ 1.19 Yếu tố hỗ trợ HS khi thực hiện nhiệm vụ sáng tạo nội dung số 47

Biểu đồ 1.20 Đánh giá mức độ quan trọng của NLS 47

Biểu đồ 3.1 Các mức độ biểu hiện của chỉ số hành vi NLS 5.2 92

Biểu đồ 3.2 Các mức độ biểu hiện của chỉ số hành vi NLS 5.3 93

Biểu đồ 3.3 NLS 1.1 Duyệt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và nội dung số 94

Biểu đồ 3.4 NLS 1.2 Đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số 95

Biểu đồ 3.5 NLS 3.1 Phát triển nội dung số 96

Biểu đồ 3.6 NLS 3.2 Tích hợp và tinh chỉnh nội dung số 97

Danh mục hình ảnh Hình 1.1 Những phát hiện chính của các nghiên cứu được phân tích 37

Hình 3.1 Hình ảnh GV dạy thực nghiệm Bài 1 trên lớp học 91

Hình 3.2 Hình ảnh HS thực hành học tập trên phần mềm ChatGPT 94

Hình 3.3 Hình ảnh HS trình bày báo cáo trên lớp 96

Trang 8

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Câu hỏi nghiên cứu 4

5 Đối tượng, khách thể nghiên cứu 4

6 Giả thuyết khoa học 5

7 Phạm vi nghiên cứu 5

8 Phương pháp nghiên cứu 5

9 Dự kiến đóng góp của luận văn 6

10 Cấu trúc luận văn 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8

1.1 Tổng quan các nghiên cứu về dạy học hướng tới bồi dưỡng năng lực số 8

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 8

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 9

1.2 Cơ sở lí luận về năng lực số 9

1.2.1 Năng lực 9

1.2.2 Khái niệm năng lực số 10

1.2.3 Cấu trúc của khung năng lực số 11

1.2.4 Thang đánh giá năng lực số 21

1.2.5 Các phương pháp, kĩ thuật bồi dưỡng năng lực số 27

1.2.6 Công cụ đánh giá năng lực số của HS 27

1.3 ChatGPT và cơ hội sử dụng trong giáo dục 33

1.3.1 ChatGPT là gì? 33

1.3.2 Kĩ thuật xây dựng mô hình ngôn ngữ trong ChatGPT 34

1.3.3 Các khả năng sử dụng ChatGPT trong dạy học 36

1.4 Cơ sở thực tiễn 39

Trang 9

vi 1.4.1 Điều tra thực trạng việc bồi dưỡng năng lực số ở một số trường THPT trên địa

2.1 Tổng quan nội dung chuyên đề “Trái Đất và bầu trời” – vật lí 10 49

2.1.1 Mục tiêu chuyên đề “Trái Đất và bầu trời” Vật lí lớp 10 49

2.1.2 Cấu trúc nội dung chuyên đề “Trái Đất và bầu trời” Vật lí lớp 10 49

2.1.3 Những điểm cần lưu ý về nội dung và phương pháp dạy học trong chuyên đề “Trái Đất và bầu trời” 51

2.2 Thiết kế và tổ chức sử dụng ChatGPT trong tiến trình dạy học chủ đề “Trái Đất và bầu trời” nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh 52

2.2.1 Nguyên tắc sử dụng ChatGPT trong dạy học vật lí 52

2.2.2 Các biện pháp bồi dưỡng NLS trong dạy học vật lí khi sử dụng ChatGPT 62

2.2.3 Quy trình sử dụng ChatGPT trong dạy học vật lí nhằm bồi dưỡng NLS 67

2.3 Kết luận chương 2 87

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 88

3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 88

3.1.1 Mục đích thực nghiệm 88

3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 88

3.2 Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm 88

3.2.1 Đối tượng thực nghiệm 88

3.2.2 Nội dung thực nghiệm 88

3.3 Tiến hành thực nghiệm sư phạm 88

3.3.1 Công tác chuẩn bị thực nghiệm sư phạm 88

3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm 89

Trang 10

vii 3.4.1 Những thuận lợi và khó khăn gặp phải khi tiến hành thực nghiệm sư phạm 89

3.4.2 Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 90

3.5 Kết luận chương 3 97

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 11

1

MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

Trong vài thập kỷ gần đây, nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, mang lại nhiều cơ hội cho các quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, đi kèm với đó là những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển

Trong nền kinh tế tri thức, tri thức và kỹ năng của con người là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội Do đó, đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu Nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho nền giáo dục là trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cần thiết, đồng thời hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực cốt lõi để họ có thể thích ứng với sự thay đổi của xã hội

Do đó mục tiêu giáo dục các cấp cũng thay đổi để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nêu rõ định hướng giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển những đặc điểm, kỹ năng cần thiết cho sự phát triển trong sự nghiệp, ý thức và phẩm chất công dân, khả năng tự học và nhận thức về quá trình học tập suốt đời, khả năng chọn lựa nghề nghiệp phù hợp với kỹ năng và sở thích cá nhân, cũng như hiểu rõ về điều kiện và hoàn cảnh cá nhân để tiếp tục học vấn hoặc tham gia vào lĩnh vực lao động Đồng thời, phát triển khả năng thích ứng với sự biến động trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp mới [1]

Trong thời đại số hóa hiện nay, năng lực số là một kỹ năng cần thiết cho mọi người, không chỉ là những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin Việc phát triển năng lực số giúp con người có khả năng xử lý dữ liệu và thông tin một cách chính xác và nhanh chóng, từ đó giúp cho việc giải quyết các vấn đề phức tạp trong cuộc sống trở nên dễ dàng hơn Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông đang tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp mới trong các ngành kinh doanh, tài chính, y tế, giáo dục, quản lý và hơn thế nữa đang trở thành xu thế phổ biến và

Trang 12

2 yêu cầu cao Do đó, việc phát triển năng lực số giúp cho con người có khả năng thích nghi và đáp ứng với những yêu cầu của thị trường lao động Ngoài ra, năng lực số cũng giúp con người trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết để đưa ra quyết định thông minh, đúng đắn và hiệu quả hơn Khi có năng lực số, con người có thể phân tích và xử lý các dữ liệu và thông tin một cách chính xác và đáng tin cậy, từ đó giúp cho quyết định được đưa ra dựa trên những dữ liệu và thông tin đáng tin cậy nhất Do đó, năng lực số là một năng lực vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân trong giai đoạn hiện nay và tương lai

Chia sẻ tại hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, với chủ đề “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo”, được Việt Nam đăng cai tổ chức từ ngày 14 – 17/8/2023, các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cho rằng để nâng cao vai trò của giới trẻ trong chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp và đất nước, cần tăng cường đào tạo năng lực số cho giới trẻ [18]

Để đáp ứng những yêu cầu đó, các giáo trình và phương pháp tổ chức dạy học cũng được đổi mới hoàn toàn, linh hoạt phối hợp các hình thức tổ chức dạy học với nhau Điều này được thấy rõ trong đại dịch Covid 19 vừa qua, linh hoạt sử dụng hình thức học tập trực tuyến, đảm bảo được tiến độ học tập của người học Qua đó, người học ngoài bổ sung kiến thức con phát triển được các năng lực khác, đặc biệt là năng lực số

Ngày nay, công nghệ số vô cùng phát triển, đặc biệt được biết đến gần đây là công nghệ trí tuệ nhân tạo AI: “ChatGPT” - một hệ thống trí tuệ nhân tạo được phát triển bởi OpenAI Với tính năng tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, cải thiện chất lượng và độ chính xác, tăng cường tương tác với người dùng, … ChatGPT ngày càng được ứng dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực

Đối với việc dạy và học vật lí, chuyên đề “Trái đất và bầu trời” không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản về trái đất và bầu trời: các hành tinh, ngôi sao, và các hiện tượng thiên văn, … từ đó giúp học sinh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của trái đất và vũ trụ

Trang 13

3 đối với cuộc sống, đồng thời cũng phát triển các kĩ năng quan sát và phân tích các hiện tượng thiên văn Thực tiễn nhận thấy khi dạy học chuyên đề “Trái Đất và bầu trời” vật lí 10, học sinh ít có cơ hội quan sát được quan sát thực tế các hành tinh và chòm sao, nhất là trong điều kiện ô nhiễm ánh sáng tại các thành phố lớn Bởi vậy rất cần sự có mặt của công nghệ số như các ứng dụng mô phỏng thiên văn Bên cạnh đó, các kiến thức về vũ trụ cũng rất bao la, và nhiều thông tin còn mơ hồ, nên ngoài sách giáo khoa, sách thiên văn thì một công cụ hỗ trợ tìm kiếm thông tin luôn tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, cải thiện chất lượng và độ chính xác như GPT cũng rất hữu dụng

Vì những lí do đã trình bày ở trên, tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng ChatGPT trong dạy học chuyên đề Trái Đất và bầu trời - vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh”

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, sử dụng ChatGPT trong dạy học chuyên đề Trái Đất và bầu trời - vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, cần thực hiện được một số nhiệm vụ sau:

3.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận

- Khái niệm và cấu trúc năng lực số - Các biểu hiện hành vi của năng lực số - Các phương pháp, kĩ thuật bồi dưỡng năng lực số

3.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn

- Điều tra thực trạng việc bồi dưỡng năng số cho học sinh trường THPT thuộc địa bàn nghiên cứu (Thành phố Hà Nội)

- Điều tra thực trạng về các biểu hiện hành vi của năng lực số của học sinh THPT thuộc địa bàn nghiên cứu (Thành phố Hà Nội)

Trang 14

4 - Xử lí kết quả kết quả điều tra Đề xuất biện pháp khắc phục

3.3 Nghiên cứu biểu hiện năng lực số của học sinh theo chương trình tổng thể chương trình giáo dục phổ thông

3.4 Nghiên cứu nội dung giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông môn vật lí, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo về chuyên đề Trái Đất và bầu trời

3.5 Nghiên cứu các khả năng vận hành của ChatGPT đề xuất và thử nghiệm các khả năng ứng dụng trong dạy học

3.6 Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề Trái Đất và bầu trời nhằm phát triển năng lực số cho học sinh lớp 10

3.7 Thiết kế công cụ đánh giá năng lực số khi học sinh học theo tiến trình dạy học đã thiết kế

3.8 Tiến hành thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi, hiệu quả của tiến trình đã xây dựng

4 Câu hỏi nghiên cứu

- ChatGPT là gì? Có thể sử dụng những khả năng nào của ChatGPT để hỗ trợ việc học?

- Làm thế nào thiết kế được các phương án dạy học chuyên đề “Trái Đất và bầu trời” – Vật lí 10 có sử dụng ChatGPT nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh?

5 Đối tượng, khách thể nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

- Chương trình giáo dục phổ thông - Cơ sở lí luận về năng lực số - Các biện pháp bồi dưỡng năng lực số - ChatGPT và vai trò của nó trong giáo dục phổ thông - Giáo viên, học sinh THPT

- Các phương pháp tổ chức sử dụng ChatGPT trong dạy học chuyên đề “Trái Đất và bầu trời” nhằm bồi dưỡng năng lực số cho học sinh

- Sách giáo khoa và các tài liệu về Trái Đất và bầu trời

Trang 15

5

5.2 Khách thể nghiên cứu

- Phương án tổ chức sử dụng ChatGPT trong dạy học bồi dưỡng năng lực số cho học sinh lớp 10

6 Giả thuyết khoa học

Nếu thiết kế được tiến trình tổ chức dạy học chuyên đề “Trái Đất và bầu trời” có sử dụng ChatGPT thì sẽ giúp bồi dưỡng năng lực số của học sinh

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về năng lực số của học sinh - Nghiên cứu cơ sở lí luận về các phương pháp, kĩ thuật dạy học bồi dưỡng năng lực số

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về các công cụ đánh giá năng lực học sinh

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Tiến hành dự giờ, quan sát hoạt động dạy và học Vật lí của giáo viên và học sinh ở các lớp 10 trên địa bàn Hà Nội để rút ra những nhận định về khả năng vận dụng ChatGPT với việc phát triển năng lực số

- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành dự giờ, phỏng vấn, trao đổi với một số giáo viên và học sinh nhằm thu thập và làm rõ tình hình dạy học của giáo viên và học sinh về các kiến thức thuộc chuyên đề Trái Đất và bầu trời

- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia về nhận định thực trạng dạy học chuyên đề Trái Đất và bầu trời cho học sinh trung học phổ thông; thu

Trang 16

6 thập ý kiến đề xuất về khả năng và những biện pháp sử dụng công nghệ số đặc biệt là ChatGPT trong tổ chức hoạt động dạy-học chuyên đề này

- Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: Nghiên cứu cách vận hành ChatGPT, thử nghiệm các cách vận hành ChatGPT trong dạy học

- Xử lí số liệu thu được, nhằm đánh giá sơ bộ thực trạng năng lực số của học sinh và bồi dưỡng năng lực số của học sinh ở một số trường THPT trên địa bàn nghiên cứu và đưa ra biện pháp khắc phục

8.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm định giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài

8.4 Phương pháp thống kê toán học

Xử lí các số liệu thu được từ thực nghiệm sư phạm, phục vụ cho việc phân tích, đánh giá trong quá trình nghiên cứu

9 Dự kiến đóng góp của luận văn

- Công cụ đánh giá năng lực số của học sinh thông qua một số biểu hiện hành vi của năng lực số

- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học chuyên đề “Trái Đất và bầu trời” có sử dụng ChatGPT nhằm bồi dưỡng năng lực số cho học sinh

- Bổ sung nguồn tài liệu tham khảo về Trái Đất và bầu trời cho giáo viên và học sinh - Bổ sung dữ liệu thực nghiệm về sử dụng ChatGPT trong dạy học cho các nghiên cứu khoa học giáo dục

10 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

Trang 17

7 Chương 2: Thiết kế và tổ chức sử dụng ChatGPT trong tiến trình dạy học chuyên đề “Trái Đất và bầu trời” nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh lớp 10

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 18

8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan các nghiên cứu về dạy học hướng tới bồi dưỡng năng lực số

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin trên thế giới, việc bồi dưỡng NLS cho người học cũng được quan tâm bồi dưỡng từ sớm

Tại Châu Âu, từ năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu Chung (JRC) thuộc Ủy ban Châu Âu đã bắt đầu nghiên cứu về học tập và các kỹ năng cho kỷ nguyên số Mục tiêu của các nghiên cứu này là hỗ trợ, làm chính sách dựa trên bằng chứng nhằm thúc đẩy tiềm năng của các công nghệ số để khuyến khích đổi mới sáng tạo trong thực hành giáo dục và đào tạo, truyền đạt các kỹ năng và năng lực số mới cần thiết cho mọi người dân để họ có thể tăng cơ hội việc làm, phát triển cá nhân và hòa nhập xã hội Năm 2017, Ủy ban Châu Âu đã xuất bản cuốn “DigComp 2.1 the digital competence framework for citizens with eight proficiency levels and examples of use”, cung cấp một mô hình toàn diện về các năng lực số cần thiết cho công dân trong thế kỷ 21 và các ví dụ về cách thức và mức độ mà các năng lực này có thể được sử dụng trong các tình huống thực tế

Đến năm 2018, 2019, các tổ chức như UNESCO, UNICEF đã có các nghiên cứu sâu hơn về khái niệm năng lực số, khung năng lực số cho giáo viên và học sinh, góp phần phát triển năng lực số cho thời đại công nghệ số hiện nay Dự án hợp tác của Văn phòng Nghiên cứu UNICEF - Innocenti, Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (LSE) và mạng EU Kids Online (UNICEF, 2019) - nghiên cứu quốc tế “Global Kids Online” tạo ra và duy trì một cơ sở chứng cứ về việc trẻ em sử dụng Internet bằng cách tạo ra một mạng lưới toàn cầu gồm các nhà nghiên cứu và chuyên gia

Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề bồi dưỡng, phát triển năng lực số

Trang 19

9

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Từ khi bùng nổ đại dịch covid năm 2020, công việc dạy học trực tiếp bị gián đoạn, vấn đề năng lực số, công nghệ số và chuyển đổi số trong giáo dục được quan tâm nhiều hơn Để đáp ứng nhu cầu này, tháng 7 năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học công nghệ Swinburne (Úc) và mạng lưới Olympia Global Network đã tổ chức hội nghị tập huấn “Giáo dục và công nghệ trong thế kỷ 21” theo hình thức trực tuyến Hội nghị thu hút sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, vụ, viện, trường đại học và các thầy cô giáo

Năm 2021, nhóm nghiên cứu của Lê Anh Vinh đã “Xây dựng khung năng lực số cho học sinh phổ thông Việt Nam” [8] và đến năm 2023, Lê Anh Vinh cùng các cộng sự đã chỉ ra rằng, “ChatGPT có khả năng thực hiện các bài kiểm tra ở mức độ nhất định nhưng chất lượng câu trả lời không ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố Nghiên cứu cung cấp một góc nhìn chi tiết về khả năng của ChatGPT trong kiểm tra, đánh giá, giúp các nhà quản lí giáo dục, giáo viên, học sinh… có cơ sở để đưa ra các phương án sử dụng công cụ này một cách phù hợp và hiệu quả.” [9]

Có thể thấy, vấn đề phát triển năng lực số cho học sinh THPT tại Việt Nam trong thời đại mới còn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu mà mà chỉ có một số nghiên cứu về phát triển năng lực số cho các doanh nghiệp, sinh viên các trường đại học, cao đẳng

1.2 Cơ sở lí luận về năng lực số

1.2.1 Năng lực

1.2.1.1 Khái niệm năng lực

Năng lực (NL) là một khái niệm có nhiều cách tiếp cận và diễn đạt khác nhau, một số ví dụ như:

Theo từ điển tiếng Việt, “Năng lực làgkhả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiêngsẵn có để thực hiện mộtghành động nào đó” [4]

Trên góc độ tâm lí học, năng lực là khả năng của một cá nhân thực hiện một hoạt động nào đó với chất lượng cao Năng lực bao gồm cả kiến thức, kỹ năng, kinh

Trang 20

10 nghiệm và thái độ cần thiết để thực hiện hoạt động đó; nó không phải là một đặc điểm cố định, mà có thể được phát triển và nâng cao thông qua học tập, rèn luyện và trải nghiệm thực tiễn

Theo Chương trình giáo dục Quebec (Quebec Education Programme) thì NL được định nghĩa là tổ hợp các hành động trên cơ sở sử dụng và huy động một cách hiệu quả kiến thức và kỹ năng đến từ nhiều nguồn khác nhau, nhằm giải quyết thành công những thách thức xuất hiện trong cuộc sống hoặc thể hiện sự ứng xử phù hợp trong các tình huống thực tế [16]

Như vậy, có nhiều các quan điểm khác nhau về NL, trong khuôn khổ luận văn này, khái niệm NL được hiểu như sau: “NL là khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng với thái độ phù hợp để thực hiện một loại hoạt động nhất định đạt được kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”

1.2.1.2 Phân loại năng lực

Tùy thuộc vào quan điểm tiếp cận mà đưa ra các tiêu chí khác nhau, từ đó xuất hiện nhiều loại NL khác nhau Tìm hiểu chương trình giáo dục ở nhiều nước trên thế giới thì thấy phổ biến nhất là cách phân loại NL thành NL chung và NL riêng (còn gọi là NL chuyên biệt)

- Năng lực chung là những NL cơ bản, cần thiết cho mọi hoạt động của con người,

chẳng hạn như năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, Những năng lực này được hình thành và phát triển trên cơ sở của nhiều môn học và có liên quan đến nhiều môn học khác nhau Do đó, năng lực chung được hình thành xuyên suốt trong chương trình giáo dục

- Năng lực riêng là những NL cần thiết cho một lĩnh vực hoạt động cụ thể, nó được

hình thành và phát triển do một lĩnh vực/môn học nào đó

1.2.2 Khái niệm năng lực số

Khái niệm “năng lực số” (NLS) lần đầu tiên được đề cập vào năm 1997 bởi học giả Gilster, là khả năng hiểu và sử dụng thông tin dưới nhiều định dạng khác nhau từ nhiều nguồn khác nhau, được hiển thị qua máy tính

Trang 21

11 Năm 2006, Ủy ban và Nghị viện Châu Âu cho rằng: “NLS là một trong những NL cơ bản toàn diện [10], trong đó NL này được định nghĩa: “NLS liên quan đến việc sử dụng công nghệ số một cách tự tin và có tư duy phản biện phục vụ cho học tập, giải trí, công tác và giao tiếp NL số gồm những kĩ năng cơ bản về CNTT như: Sử dụng máy tính để tìm kiếm, tiếp cận, đánh giá, lưu trữ, tạo ra sản phẩm, trình bày và trao đổi thông tin cũng như giao tiếp và tham gia vào các mạng lưới hợp tác thông qua internet”

Theo TS.Jane Secker [Secker, 2018], năng lực số là khả năng sử dụng công nghệ số để tạo ra, chia sẻ và sử dụng thông tin một cách sáng tạo và hiệu quả

Theo Killen (2018), năng lực số là khả năng sử dụng công nghệ số một cách hiệu quả và an toàn trong các lĩnh vực học tập, làm việc, giao tiếp và giải trí

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc – UNESCO (2018) định nghĩa năng lực số là khả năng truy cập, quản lý, hiểu, kết hợp, giao tiếp, đánh giá và sáng tạo thông tin một cách an toàn và phù hợp thông qua công nghệ số để phục vụ cho các công việc từ đơn giản đến phức tạp cũng như khởi nghiệp Năng lực số là tổng hợp của năng lực sử dụng máy tính, năng lực công nghệ thông tin, năng lực thông tin và năng lực truyền thông [13]

Dự án DKAP do UNESCO Bangkok khởi sướng định nghĩa: “NL số là khả năng sử dụng kĩ thuật số của trẻ em để định hướng (tự điều chỉnh), tham gia và đóng góp vào môi trường kĩ thuật số trong thế kỉ XXI” [14]

Tổng quan thấy rằng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực số, không có một định nghĩa thống nhất, bởi nó bao hàm nhiều khía cạnh khác nhau Việc chọn định nghĩa phù hợp phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận của nhà nghiên cứu Tuy nhiên, nhìn chung, NLS có thể được hiểu là việc sử dụng công nghệ mới để truy xuất, xử lý thông tin, truyền thông và tạo ra nội dung số

1.2.3 Cấu trúc của khung năng lực số

Năm 2017 cùng với sự hỗ trợ của Ủy ban Châu Âu, dự án nghiên cứu chiến lược thúc đẩy sáng kiến về NLS cho cộng đồng Châu Âu của JRC đã đề xuất Khung

Trang 22

12 NLS cho công dân, được gọi tắt là “DigComp 2.0” gồm 5 lĩnh vực chính và 21 năng

lực[8]:

Bảng 1.1 Khung năng lực số của Châu Âu

Lĩnh vực NL NL thành phần

1 NL xử lí thông tin và dữ liệu

1.1 Duyệt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và nội dung kĩ thuật số

1.2 Đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số 1.3 Quản lí dữ liệu, thông tin và nội dung số 2 Thành thạo thông

tin và dữ liệu

2.1 Tương tác thông qua công nghệ kĩ thuật số 2.2 Chia sẻ thông qua các công nghệ kĩ thuật số 2.3 Tham gia vào quyền công dân thông qua công nghệ kĩ thuật số

2.4 Hợp tác thông qua công nghệ kĩ thuật số 2.5 Hiểu biết và tuân thủ các nghi thức xã giao 2.6 Quản lí

3 Sáng tạo nội dung số

3.1 Phát triển nội dung số 3.2 Tích hợp và xây dựng lại nội dung kĩ thuật số 3.3 Bản quyền và giấy phép

3.4 Lập trình 4 An toàn 4.1 Bảo vệ thiết bị

4.2 Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư 4.3 Bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc

Trang 23

13 4.4 Bảo vệ môi trường 5 Giải quyết vấn đề 5.1 Giải quyết các vấn đề kĩ thuật

5.2 Xác định nhu cầu và đáp ứng công nghệ 5.3 Sử dụng sáng tạo các công nghệ kĩ thuật số 5.4 Nhận dạng kĩ thuật số

Năm 2018 trung tâm Nghiên cứu về Thông tin và NL Máy tính Quốc tế (The International Computer Literacy and Information Study - ICILS) điều chỉnh khung NLS năm 2013 từ bảy khía cạnh trong hai nhóm “thu thập và quản lí thông tin” và “Tạo ra và trao đổi thông tin” thành tám khía cạnh tổ chức thành 4 phần [11]:

- Hiểu việc sử dụng máy tính (nền tảng của việc sử dụng máy tính và các quy ước sử dụng máy tính)

- Thu thập thông tin (các khía cạnh: truy cập, đánh giá và quản lí thông tin) - Tạo ra thông tin (chuyển đổi và tạo ra thông tin)

- Giao tiếp số (chia sẻ thông tin và sử dụng thông tin một cách có trách nhiệm và an toàn)

Theo khung NLS của UNESCO, 7 nhóm năng lực đều được chia thành các năng lực thành phần, trong đó có mô tả chi tiết các biểu hiện của năng lực thành phần theo các nhánh: hiểu biết, áp dụng và tạo ra nội dung mới

- Nhóm 0: Vận hành thiết bị và phần mềm - Nhóm 1: Năng lực thông tin và dữ liệu - Nhóm 2: Giao tiếp và hợp tác

- Nhóm 3: Sáng tạo nội dung số - Nhóm 4: An ninh

Trang 24

14 - Nhóm 5: Giải quyết vấn đề

- Nhóm 6: Năng lực liên quan đến nghề nghiệp Trong cuốn sách năng lực số Digital literacy thuộc chương trình Tư duy thời đại số của nhóm tác giả Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Facebook đã đưa ra cấu trúc năng lực số gồm 7 nhóm năng lực [6]:

Bảng 1.2 Cấu trúc khung năng lực số cho sinh viên Việt Nam

Lĩnh vực NL NL thành phần

1 Vận hành thiết bị và phần mềm

1.1 Vận hành thiết bị số 1.2 Vận hành phần mềm và dịch vụ số 2 Khai thác thông tin &

trong môi trường số

3.1 Giao tiếp, nhận thức các chuẩn mực hành vi, hiểu công chúng (thấu cảm)

3.2 Tham gia hiệu quả cộng đồng/nhóm/diễn đàn trực tuyến

3.3 Thực hành quyền và dịch vụ công qua nền tảng số 3.4 Ứng xử trên môi trường mạng theo chuẩn mực đạo đức và pháp luật

3.5 Cộng tác trong công việc thông qua công nghệ số 4 An toàn và an ninh số 4.1 Kiểm soát dấu chân số

Trang 25

15 4.2 Bảo vệ danh tính số và quyền riêng tư 4.3 Duy trì an ninh số - (cân bằng số, nhận biết rủi ro) 4.4 Bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng thiết bị và dịch vụ số

5 Sáng tạo nội dung số 5.1 Thực hành tư duy đổi mới sáng tạo trong xây dựng

nội dung số 5.2 Tạo lập nội dung số (công cụ và phương pháp) 5.3 Áp dụng các cơ sở pháp lí trong xây dựng, phát triển, và sử dụng nội dung số

5.4 Tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển ứng dụng trên nền tảng số

6 Học tập và phát triển kỹ năng số

6.1 Nhận biết xu thế và cơ hội của đào tạo trực tuyến 6.2 Học tập số (công cụ và phương pháp)

6.3 Truy cập mở đến nguồn tài nguyên học tập 7 Sử dụng năng lực số

cho nghề nghiệp

7.1 Sử dụng công nghệ số đặc thù cho công việc 7.2 Nhận biết và đánh giá nội dung và dữ liệu đặc thù 7.3 Sử dụng công nghệ vào khởi nghiệp

Khi xây dựng khung năng lực số cho học sinh phổ thông Việt Nam nhóm tác giả Lê Anh Vinh đã đưa ra 7 lĩnh vực thành phần với các thành tố năng lực và biểu hiện hành vi năng lực như sau [8]:

Trang 26

16

Bảng 1.3 Mô tả hành vi năng lực số cho học sinh phổ thông Việt Nam

Lĩnh vực NL/NL thành phần

Mục tiêu/Mô tả hành vi

0 Vận hành các thiết bị kĩ thuật số

Lựa chọn và sử dụng được thiết bị, công nghệ một cách hợp lí trong những tình huống cụ thể của đời sống

0.1 Phần cứng Lựa chọn và sử dụng được các chức năng và tính năng phần

cứng của thiết bị số 0.2 Phần mềm Biết và hiểu về dữ liệu, thông tin và nội dung số cần thiết, sử

dụng đúng cách các phần mềm của thiết bị số 1 Xử lí thông tin và

dữ liệu

Tìm kiếm, đánh giá, lưu trữ và quản lí thông tin cần thiết, địa chỉ nguồn dữ liệu, thông tin và nội dung số, sử dụng chúng hiệu quả

1.1 Duyệt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và nội dung số

Xác định được thuộc tính; tìm kiếm, truy cập và điều hướng được dữ liệu, thông tin và nội dung số cần tìm

Xác định và cập nhật các chiến lược tìm kiếm

1.2 Đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số

Phân tích, so sánh và đánh giá được độ tin cậy, tính xác thực của các nguồn dữ liệu, thông tin và nội dung số Phân tích, diễn giải và đánh giá đa chiều các dữ liệu, thông tin và nội dung số

1.3 Quản lí dữ liệu, thông tin và nội dung số

Tổ chức, lưu trữ và truy xuất được các dữ liệu, thông tin và nội dung số

Tổ chức, xử lí dữ liệu, thông tin và nội dung số trong môi trường có cấu trúc

2 Giao tiếp và hợp tác

Tương tác, giao tiếp và hợp tác thông qua các công nghệ số để tham gia vào xã hội và quản lí thông tin cá nhân

Trang 27

17 2.1 Tương tác

thông qua các công nghệ số

Tương tác thông qua một số công nghệ số và lựa chọn được phương tiện số phù hợp cho một ngữ cảnh nhất định để sử dụng

2.2 Chia sẻ thông qua công nghệ số

Chia sẻ dữ liệu, thông tin và nội dung số với người khác thông qua các công nghệ số phù hợp Đóng vai trò là người chia sẻ thông tin từ nguồn thông tin đáng tin cậy và biết trích dẫn nguồn một cách phù hợp

2.3 Tham gia với tư cách công dân thông qua công nghệ số

Tham gia vào các hoạt động của cộng đồng thông qua việc sử dụng các dịch vụ số công và tư Tìm kiếm cơ hội tự phát triển bản thân, thể hiện quyền và trách nhiệm công dân qua công nghệ số một cách phù hợp

2.4 Hợp tác thông qua công nghệ số

Sử dụng các công cụ và công nghệ số trong khi trao đổi và làm việc với người khác để cùng kiến tạo tài nguyên và tri thức

2.5 Chuẩn mực giao tiếp

Nhận thức được các chuẩn mực hành vi và biết cách thể hiện các chuẩn mực đó trong quá trình sử dụng công nghệ số và giao tiếp trong môi trường số Điều chỉnh các phương pháp giao tiếp phù hợp với một đối tượng cụ thể; nhận thức được sự khác nhau về thế hệ và tính đa dạng về văn hóa trong môi trường số

2.6 Quản lí định danh cá nhân

Tạo, quản lí và bảo vệ được thông tin định danh cá nhân (identity - Tham khảo từ thông tin 03/2014/TT-BTTTT về chuẩn NLCNTT) trong môi trường số, bảo vệ được hình ảnh cá nhân và xử lí được dữ liệu được tạo ra thông qua một số công cụ, môi trường và dịch vụ số

3 Tạo lập nội dung số

Tạo ra, biên tập, cải tiến, tích hợp thông tin và nội dung số vào hệ thống

Trang 28

18 3.1 Phát triển nội

dung số

Tạo ra và chỉnh sửa nội dung số ở các định dạng khác nhau, thể hiện được bản thân thông qua các phương tiện số

3.2 Tích hợp và tinh chỉnh nội dung số

Sửa đổi, tinh chỉnh, cải tiến, tích hợp thông tin và nội dung vào kiến thức đã có nhằm tạo ra sản phẩm mới, nguyên bản và phù hợp

Thể hiện và chia sẻ được ý tưởng trong nội dung số đã tạo lập

3.3 Bản quyền Hiểu và thực hiện được các quy định về bản quyền đối với

dữ liệu, thông tin và nội dung số 3.4 Lập trình Lập ra và phát triển một chuỗi các thao tác logic cho một hệ

thống máy tính nhằm giải quyết một vấn đề hoặc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể

4 An toàn kĩ thuật số

Bảo vệ được thiết bị, nội dung, dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số; bảo vệ thể chất và tinh thần và hòa nhập xã hội; nhận thức được tác động xã hội của công nghệ số và việc sử dụng chúng

4.1 Bảo vệ thiết bị Bảo vệ các thiết bị và nội dung số, hiểu về các rủi ro và mối

đe dọa trong môi trường số Biết về vấn đề an toàn và có biện pháp bảo vệ, chú ý đến độ tin cậy và quyền riêng tư

4.2 Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư

Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số

Hiểu về cách sử dụng và chia sẻ thông tin định danh cá nhân đồng thời có thể bảo vệ bản thân và những người khác khỏi tổn hại

Hiểu được các dịch vụ số luôn có chính sách thông báo cho người sử dụng về thông tin cá nhân sẽ được sử dụng

Trang 29

19 4.3 Bảo vệ sức

khỏe tinh thần và thể chất

Có các biện pháp phòng tránh các tác động tiêu cực tới sức khỏe và các mối đe dọa đối với thể chất và tinh thần khi khai thác và sử dụng công nghệ số

Bảo vệ bản thân và những người khác khỏi những nguy hiểm trong môi trường số

Nhận thức được công nghệ số vì lợi ích xã hội và hòa nhập xã hội

4.4 Bảo vệ môi trường

Nhận thức được ảnh hưởng công nghệ số và sử dụng chúng đối với môi trường

5 Giải quyết vấn đề Xác định được các nhu cầu và vấn đề, giải quyết các tình

huống có vấn đề trong môi trường số; sử dụng được các công cụ số cải tiến quy trình và sản phẩm; cập nhật được sự phát triển của công nghệ số mới

5.1 Giải quyết các vấn đề kĩ thuật

Xác định các vấn đề kĩ thuật khi vận hành thiết bị và sử dụng môi trường số, từ đó giải quyết được các vấn đề này (từ xử lí sự cố đến giải quyết các vấn đề phức tạp hơn)

5.2 Xác định nhu cầu và phản hồi công nghệ

Phân tích nhu cầu và từ đó xác định, đánh giá, lựa chọn, sử dụng các công cụ số và giải pháp công nghệ tương ứng khả thi để giải quyết các nhu cầu đề ra Điều chỉnh và tùy chỉnh môi trường số theo nhu cầu cá nhân

5.3 Sử dụng sáng tạo, hiệu quả, công nghệ số

Sử dụng các công cụ và công nghệ số để tạo ra kiến thức và cải tiến các quy trình, kết quả, sản phẩm Huy động cá nhân và tập thể vào quá trình tìm hiểu và giải quyết các vấn đề về nhận thức, tình huống có vấn đề trong môi trường số

5.4 Xác định thiếu hụt về NLS

Hiểu về những thiếu hụt cần phát triển trong NL số của bản thân để tăng cường và cập nhật Có thể hỗ trợ người khác

Trang 30

20 phát triển NL số Tìm kiếm cơ hội phát triển tự bản thân và luôn cập nhật thành tựu kĩ thuật số

5.5 Tư duy thuật toán

Xử lí một vấn đề theo kiểu thuật toán bằng một chuỗi thao tác logic

6 NL định hướng nghề nghiệp liên quan

Vận hành được các công nghệ số chuyên biệt và phân tích, đánh giá về dữ liệu chuyên ngành, thông tin và nội dung số cho một lĩnh vực cụ thể

6.1 Vận hành những công nghệ số đặc trưng trong một lĩnh vực đặc thù

Lựa chọn, sử dụng được các công cụ và công nghệ số chuyên biệt cho một lĩnh vực cụ thể

6.2 Diễn giải, thao tác, xử lí với thông tin, dữ liệu và nội dung kĩ thuật số cho một lĩnh vực đặc thù

Hiểu, phân tích và đánh giá được dữ liệu, thông tin chuyên ngành, và nội dung số cho một lĩnh vực cụ thể trong môi trường số

Trong luận văn này, tác giả sử dụng khung năng lực số của nhóm tác giả Lê Anh Vinh làm cơ sở cho quá trình thiết kế kế hoạch dạy học, nhằm bồi dưỡng NLS cho HS lớp 10 Cụ thể các thành tố năng lực số được bồi dưỡng qua luận văn này như sau:

Trang 31

21

Bảng 1.4 Các thành tố năng lực được lựa chọn để bồi dưỡng

Lĩnh vực NL/NL thành phần

Năng lực thành phần được bồi dưỡng, phát triển

1.1 Duyệt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và nội dung số x 1.2 Đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số x

3.2 Tích hợp và tinh chỉnh nội dung số x 5.2 Xác định nhu cầu và phản hồi công nghệ x 5.3 Sử dụng sáng tạo, hiệu quả, công nghệ số x

1.2.4 Thang đánh giá năng lực số

Dựa vào đặc điểm của HS, cấu trúc của NLS, và bảng các thành tố NLS được bồi dưỡng, tác giả đưa ra thang đánh giá NLS cho từng thành tố NL cụ thể như sau:

Bảng 1.5 Thang đánh giá năng lực số

Năng lực Thành tố NL Các mức độ biểu hiện

1 Xử lí thông tin và dữ liệu

1.1 Duyệt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và nội dung số

M3 - Xác định loại thông tin cần tìm, phạm vi tìm kiếm, độ chính xác và độ tin cậy của thông tin - Xác định các từ khóa phù hợp với nội dung cần tìm kiếm

M2

Trang 32

22 - Xác định loại thông tin cần tìm, phạm vi tìm kiếm, độ chính xác và độ tin cậy của một vài thông tin

- Xác định một số từ khóa phù hợp với nội dung cần tìm kiếm

M1 - Xác định loại thông tin cần tìm, phạm vi tìm kiếm

- Xác định một số từ khóa tìm kiếm

1.2 Đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số

M3 - Phân loại và đánh giá các kết quả tìm kiếm để lựa chọn được thông tin phù hợp

- Loại bỏ các thông tin không cần thiết hoặc không phù hợp

- Đánh giá được độ chính xác và độ tin cậy của thông tin trước khi sử dụng thông qua đánh giá trực quan, đánh giá theo chuyên môn và đánh giá qua so sánh dữ liệu, thông tin và nội dung số với các nguồn tham khảo khác

- Tuân thủ các quy tắc đạo đức và pháp luật khi sử dụng dữ liệu, thông tin và nội dung số

M2 - Đánh giá các kết quả tìm kiếm để lựa chọn được thông tin phù hợp

Trang 33

23 - Loại bỏ được đa số thông tin không cần thiết hoặc không phù hợp

- Đánh giá được độ chính xác và độ tin cậy của đa số thông tin trước khi sử dụng thông qua đánh giá trực quan, đánh giá theo chuyên môn và đánh giá qua so sánh dữ liệu, thông tin và nội dung số với các nguồn tham khảo khác

- Tuân thủ các quy tắc đạo đức và pháp luật khi sử dụng dữ liệu, thông tin và nội dung số

M1 - Đánh giá các kết quả tìm kiếm để lựa chọn được thông tin phù hợp

- Loại bỏ được một số thông tin không cần thiết hoặc không phù hợp

- Đánh giá được độ chính xác và độ tin cậy của một số thông tin trước khi sử dụng thông qua đánh giá trực quan, đánh giá theo chuyên môn và đánh giá qua so sánh dữ liệu, thông tin và nội dung số với các nguồn tham khảo khác

3 Tạo lập nội dung số

3.1 Phát triển nội dung số

M3 - Xác định được nhu cầu và mục tiêu của nội dung số cần tạo ra, bao gồm đối tượng mục tiêu, nội dung cần truyền tải, thông điệp cần truyền tải

Trang 34

24 - Tạo ra và chỉnh sửa nội dung số ở các định dạng khác nhau, thể hiện được bản thân thông qua các phương tiện số

M2 - Xác định được nhu cầu và mục tiêu của nội dung số cần tạo ra, bao gồm đối tượng mục tiêu, nội dung cần truyền tải

- Tạo ra và chỉnh sửa nội dung số thể hiện được bản thân thông qua các phương tiện số

M1 - Xác định được nhu cầu và mục tiêu của nội dung số cần tạo ra

- Tạo ra và chỉnh sửa nội dung số

3.2 Tích hợp và tinh chỉnh nội dung số

M3 - Tạo ra sản phẩm mới, nguyên bản và phù hợp bằng cách sửa đổi, tinh chỉnh, cải tiến, tích hợp thông tin và nội dung vào kiến thức đã có - Tái sử dụng và chỉnh sửa nội dung số một cách sáng tạo và hiệu quả, bao gồm cả nội dung văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,

M2 - Tạo ra sản phẩm mới phù hợp bằng cách tích hợp thông tin và nội dung vào kiến thức đã có

Trang 35

25 - Tái sử dụng và chỉnh sửa nội dung số một cách hiệu quả, bao gồm cả nội dung văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,

M1 - Tạo ra sản phẩm mới phù hợp bằng cách tích hợp thông tin và nội dung vào kiến thức đã có - Tái sử dụng và chỉnh sửa nội dung số, bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,

5 Giải quyết các vấn đề kĩ thuật

5.2 Xác định nhu cầu và phản hồi công nghệ

M3 - Xác định, đánh giá, lựa chọn, sử dụng các công cụ số và giải pháp công nghệ phù hợp để giải quyết các nhu cầu

- Đánh giá được ưu nhược điểm của các giải pháp công nghệ

- Đưa ra đề xuất và cải tiến các giải pháp công nghệ

M2 - Lựa chọn, sử dụng các công cụ số và giải pháp công nghệ phù hợp để giải quyết các nhu cầu - Đánh giá được ưu nhược điểm của các giải pháp công nghệ

- Đưa ra một vài đề xuất và cải tiến các giải pháp công nghệ

M1

Trang 36

26 - Sử dụng các công cụ số và giải pháp công nghệ phù hợp để giải quyết các nhu cầu

- Đánh giá được một số ưu nhược điểm của các giải pháp công nghệ

5.3 Sử dụng sáng tạo, hiệu quả, công nghệ số

M3 - Sử dụng các công nghệ số để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và hiệu quả

- Sử dụng các công cụ và công nghệ số để tạo ra kiến thức/sản phẩm mới, và cải tiến các quy trình, kết quả, sản phẩm

- Sử dụng các công nghệ số để cải thiện hiệu quả công việc

M2 - Sử dụng các công nghệ số để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả

- Sử dụng các công cụ và công nghệ số để tạo ra kiến thức/sản phẩm mới

- Sử dụng các công nghệ số để cải thiện hiệu quả công việc

M1 - Sử dụng các công nghệ số để giải quyết vấn đề - Sử dụng các công cụ và công nghệ số để tạo ra một vài kiến thức/sản phẩm mới

Trang 37

27

1.2.5 Các phương pháp, kĩ thuật bồi dưỡng năng lực số

Để bồi dưỡng năng lực số cho HS một cách hiệu quả, cần sử dụng các phương pháp dạy học tích cực Các phương pháp dạy học tích cực giúp HS chủ động, tích cực tham gia vào quá trình học tập, từ đó phát triển các kỹ năng số một cách tự nhiên và hiệu quả Bồi dưỡng NLS có thể chia thành 2 nhóm:

- Phương pháp và kĩ thuật trực tiếp: + Giảng dạy các kiến thức và kỹ năng cơ bản về công nghệ số + Tổ chức các hoạt động thực hành để giúp HS áp dụng các kỹ năng số vào thực tế + Hướng dẫn HS sử dụng các công cụ và phần mềm công nghệ số

- Phương pháp và kĩ thuật gián tiếp: + Giới thiệu cho HS các nguồn tài nguyên trực tuyến để tự học các kỹ năng số + Tổ chức các hoạt động ngoại khóa liên quan đến công nghệ số

Việc bồi dưỡng năng lực số cho HS là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường và gia đình Bằng cách áp dụng các phương pháp và kĩ thuật phù hợp, HS có thể phát triển các kỹ năng số cần thiết để thành công trong thế giới hiện đại

1.2.6 Công cụ đánh giá năng lực số của HS

1.2.6.1 Các phương pháp đánh giá năng lực [19]

Thông thường đánh giá năng lực có thể phân thành ba nhóm chính là đánh giá năng lực nhận thức, đánh giá năng lực thực hiện và đánh giá thái độ Cụ thể được biểu diễn như sơ đồ dưới đây:

Trang 38

28

1.2.6.2 Một số loại hình tham chiếu đánh giá năng lực số

Có nhiều loại hình tham chiếu đánh giá năng lực, trong đó có thể kể đến một số loại hình sau [3]:

- Tham chiếu theo chuẩn mực: Phương pháp này so sánh thành tích của học sinh với thành tích của các học sinh khác, có thể là trong cùng một nhóm học tập hoặc trong một nhóm học sinh đã nghiên cứu từ trước Phương pháp này mang ý nghĩa thống kê, giúp đánh giá năng lực số của học sinh một cách khách quan và toàn diện

- Tham chiếu theo chuẩn đầu ra: Phương pháp này so sánh kết quả của học sinh với chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục Phương pháp này giúp đánh giá năng lực số của học sinh một cách trực tiếp và dễ hiểu, tuy nhiên cũng có thể gây ra sự bất công cho những học sinh có hoàn cảnh khác nhau

- Tham chiếu theo bản thân: là so sánh thành tích/ kết quả học tập của cá nhân ở thời điểm hiện tại so với quá khứ Kiểu đánh giá này chú trọng đến các giá trị, nguyện vọng mong đợi từ chính người học hơn là các tiêu chí từ xã hội

- Tham chiếu theo tiêu chí: là so sánh kiến thức hoặc kỹ năng của một người với tiêu chuẩn định trước, mục tiêu học tập, mức độ thực hiện hoặc một bộ tiêu chí Thành tích/kết quả của HS được đánh giá theo mức độ thực hiện hành vi thông qua nhiệm vụ đã hoàn thành

Tham chiếu theo tiêu chí tập trung vào đánh giá kết quả của học sinh so với các tiêu chí đã được xác định trước, không quan tâm đến việc so sánh kết quả của học

Trang 39

29 sinh với các chuẩn của chương trình giáo dục Ngược lại, việc tham chiếu theo tiêu chí thể hiện sự theo dõi quá trình phát triển của học sinh qua các mức độ đạt được trong quá trình phát triển năng lực Trong khi đó, đánh giá theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục không phân biệt rõ ràng giữa các mức độ phát triển năng lực, chủ yếu tập trung vào hai danh mục là đạt chuẩn và không đạt chuẩn (tức là chỉ xác định một mức độ trên đường phát triển năng lực) Do đó, việc đánh giá theo tiêu chí có khả năng xác định vị trí cụ thể của học sinh trên quá trình phát triển năng lực, đồng thời đưa ra quyết định về khả năng thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một tình huống nhất định mà không phụ thuộc quá mức vào điểm số

1.2.6.3 Các loại hình đánh giá [7]

- Đánh giá kết quả và đánh giá quá trình + Đánh giá kết quả: Đánh giá tổng kết thường được áp dụng vào cuối kì (khi kết thúc một học trình, một học phần) Đây là hình thức đánh giá bằng cách cho điểm, nhằm giúp người học biết được khả năng của mình

+ Đánh giá quá trình: Đánh giá quá trình thường được thực hiện trước (trước = dự đoán) hoặc trong suốt học phần hoặc đơn vị học trình Đánh giá quá trình được thực hiện với mục đích hỗ trợ quá trình học tập Thông qua việc đánh giá quá trình, người học nhận được thông tin về mức độ hiểu biết của mình, những lĩnh vực cần cải thiện, từ đó giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp giảng dạy một cách linh hoạt và phù hợp với người học

- Đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí: + Đánh giá theo chuẩn: là một phương pháp đánh giá đưa ra đánh giá về mức độ năng lực của cá nhân so với các người khác tham gia cùng bài thi Loại đánh giá này thường kết hợp với đường cong "phân bố chuẩn," trong đó giả định rằng một số người sẽ đạt điểm rất cao, một số người sẽ đạt điểm rất thấp, và phần lớn sẽ nằm ở giữa, thường được coi là trung bình Phương pháp này thường sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan với đáp án ngắn gọn Do đó, việc đánh giá theo chuẩn gặp khó khăn khi đánh giá các năng lực của học sinh

Trang 40

30 + Đánh giá theo tiêu chí: không đánh giá người học dựa trên xếp hạng kết quả thu được mà người học được đánh giá dựa trên các tiêu chí đã được định rõ về thành tích Đánh giá theo tiêu chí thường được áp dụng để xác lập một mức độ năng lực của một cá nhân

- Đánh giá chính thức và không chính thức + Đánh giá chính thức: Đánh giá chính thức thường gắn liền với một tài liệu viết, chẳng hạn như bài kiểm tra, bài thi, hoặc bài luận, được thực hiện để cho điểm đối với người được đánh giá người học

+ Đánh giá không chính thức: Đánh giá không chính thức bao gồm nhiều phương pháp như quan sát, theo dõi buổi học, sử dụng bảng điểm, sử dụng thang điểm, hướng dẫn chấm bài, đánh giá về khả năng thực hiện, kiểm tra thông qua hồ sơ học tập, đánh giá từ đồng đẳng và tự đánh giá, cũng như các phiên thảo luận Đánh giá không chính thức không liên quan trực tiếp đến việc đưa ra điểm tổng kết cho người học và thường được thực hiện một cách tự nhiên và linh hoạt

- Đánh giá khách quan và chủ quan + Đánh giá khách quan: là hình thức hỏi chỉ có một đáp án đúng duy nhất Các loại hình câu hỏi khách quan bao gồm: trắc nghiệm đúng/ sai, trắc nghiệm khách quan, và câu hỏi so khớp Đánh giá khách quan đang rất phù hợp với hình thức đánh giá trên máy tính hoặc trực tuyến đang ngày càng phổ biến

+ Đánh giá chủ quan: Đánh giá chủ quan là một dạng đánh giá mà nói đến việc đặt ra câu hỏi hơn là tìm kiếm một đáp án cụ thể (hoặc có thể có nhiều cách trình bày cho một đáp án đúng) Các câu hỏi đánh giá chủ quan thường bao gồm câu hỏi tự luận hoặc yêu cầu viết bài luận Một số người đã đưa ra lập luận rằng sự so sánh giữa đánh giá chủ quan và đánh giá khách quan không đặc sắc và thiếu tính chính xác, vì trong thực tế, không có khái niệm về đánh giá "khách quan" đích thực Mọi hình thức đánh giá đều phản ánh sự xây dựng dựa trên kiến thức tiền có sẵn về nội dung học và quyết định liên quan, cũng như ảnh hưởng của những quan điểm văn hóa cụ thể

Ngày đăng: 04/09/2024, 14:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
19. Lê Thái Hưng & Hà, L. T. H. Cách thức đánh giá năng lực (2019), http://qm.education.vnu.edu.vn/cach-thuc-danh-gia-nang-luc-nguoi-hoc-phan-2, truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách thức đánh giá năng lực
Tác giả: Lê Thái Hưng & Hà, L. T. H. Cách thức đánh giá năng lực
Năm: 2019
18. Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 2023, https://nghisitre.quochoi.vn/, truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2023 Link
20. 19 Ways to Use ChatGPT in Your Classroom, https://www.edweek.org/teaching-learning/opinion-19-ways-to-use-chatgpt-in-your-classroom/2023/01, truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2023 Link
13. Law, N., Woo, D., de la Torre, J. & Wong, K. (2018) A global framework of reference on digital literacy skills for indicator 4.4. 2 Khác
14. Le Vinh, A., Duc Quang, P. & Do Lan, D. (2019) The DKAP Project The Country Report of Vietnam, Pham and Duc Lan, Do, The DKAP Project The Country Report of Vietnam (May 23, 2019) Khác
15. Montenegro-Rueda, M., Fernández-Cerero, J., Fernández-Batanero, J. M. & López-Meneses, E. (2023) Impact of the implementation of ChatGPT in education:A systematic review, Computers. 12, 153 Khác
16. Québec, P. (2004) Quebec education program: Secondary school education, cycle one Khác
17. Wardat, Y., Tashtoush, M. A., AlAli, R. & Jarrah, A. M. (2023) ChatGPT: A revolutionary tool for teaching and learning mathematics, Eurasia Journal of Mathematics, Science and Technology Education. 19, em2286.3. Tài liệu điện tử Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Khung năng lực số của Châu Âu - sử dụng chat gpt trong dạy học chuyên đề trái đất và bầu trời vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh
Bảng 1.1. Khung năng lực số của Châu Âu (Trang 22)
Bảng 1.2. Cấu trúc khung năng lực số cho sinh viên Việt Nam - sử dụng chat gpt trong dạy học chuyên đề trái đất và bầu trời vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh
Bảng 1.2. Cấu trúc khung năng lực số cho sinh viên Việt Nam (Trang 24)
Bảng 1.4. Các thành tố năng lực được lựa chọn để bồi dưỡng - sử dụng chat gpt trong dạy học chuyên đề trái đất và bầu trời vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh
Bảng 1.4. Các thành tố năng lực được lựa chọn để bồi dưỡng (Trang 31)
Bảng 1.5. Thang đánh giá năng lực số - sử dụng chat gpt trong dạy học chuyên đề trái đất và bầu trời vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh
Bảng 1.5. Thang đánh giá năng lực số (Trang 31)
Hình 1.1. Những phát hiện chính của các nghiên cứu được phân tích - sử dụng chat gpt trong dạy học chuyên đề trái đất và bầu trời vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh
Hình 1.1. Những phát hiện chính của các nghiên cứu được phân tích (Trang 47)
2.1.2.2. Sơ đồ cấu trúc chung - sử dụng chat gpt trong dạy học chuyên đề trái đất và bầu trời vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh
2.1.2.2. Sơ đồ cấu trúc chung (Trang 60)
2.1.2.3. Sơ đồ cấu trúc theo nội dung - sử dụng chat gpt trong dạy học chuyên đề trái đất và bầu trời vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh
2.1.2.3. Sơ đồ cấu trúc theo nội dung (Trang 61)
Hình 2.1. Quy trình sử dụng ChatGPT trong dạy học vật lí - sử dụng chat gpt trong dạy học chuyên đề trái đất và bầu trời vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh
Hình 2.1. Quy trình sử dụng ChatGPT trong dạy học vật lí (Trang 77)
Bảng 2.1. Danh mục bài học và các đơn vị kiến thức trong chuyên đề - sử dụng chat gpt trong dạy học chuyên đề trái đất và bầu trời vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh
Bảng 2.1. Danh mục bài học và các đơn vị kiến thức trong chuyên đề (Trang 80)
Bảng 2.2. Danh mục bài học và các nhiệm vụ học tập - sử dụng chat gpt trong dạy học chuyên đề trái đất và bầu trời vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh
Bảng 2.2. Danh mục bài học và các nhiệm vụ học tập (Trang 81)
Hình 3.1. Hình ảnh GV dạy thực nghiệm Bài 1 trên lớp học - sử dụng chat gpt trong dạy học chuyên đề trái đất và bầu trời vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh
Hình 3.1. Hình ảnh GV dạy thực nghiệm Bài 1 trên lớp học (Trang 101)
Hình 3.2. Hình ảnh HS thực hành học tập trên phần mềm ChatGPT - sử dụng chat gpt trong dạy học chuyên đề trái đất và bầu trời vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh
Hình 3.2. Hình ảnh HS thực hành học tập trên phần mềm ChatGPT (Trang 104)
Hình 3.3 . Hình ảnh HS trình bày báo cáo trên lớp - sử dụng chat gpt trong dạy học chuyên đề trái đất và bầu trời vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh
Hình 3.3 Hình ảnh HS trình bày báo cáo trên lớp (Trang 106)
Hình ảnh buổi hội thảo tại Khoa tin học trường ĐH Sư phạm Hà Nội - sử dụng chat gpt trong dạy học chuyên đề trái đất và bầu trời vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh
nh ảnh buổi hội thảo tại Khoa tin học trường ĐH Sư phạm Hà Nội (Trang 118)
Hình ảnh biểu đồ thời gian đạt được 1 triệu người dùng - sử dụng chat gpt trong dạy học chuyên đề trái đất và bầu trời vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh
nh ảnh biểu đồ thời gian đạt được 1 triệu người dùng (Trang 118)
Hình ảnh tại buổi hội thảo "Sử dụng Trí tuệ Nhân tạo có trách nhiệm” (21/9/2023) - sử dụng chat gpt trong dạy học chuyên đề trái đất và bầu trời vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh
nh ảnh tại buổi hội thảo "Sử dụng Trí tuệ Nhân tạo có trách nhiệm” (21/9/2023) (Trang 119)
Hình ảnh trong buổi hội thảo về mô hình nguyên lí hoạt động   và ứng dụng ChatGPT trong giáo dục (14/4/2023) tại Hà Nội - sử dụng chat gpt trong dạy học chuyên đề trái đất và bầu trời vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực số của học sinh
nh ảnh trong buổi hội thảo về mô hình nguyên lí hoạt động và ứng dụng ChatGPT trong giáo dục (14/4/2023) tại Hà Nội (Trang 119)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w