ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LÊ THỊ PHƯỢNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LĂNG CAN, HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG THEO YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
LÊ THỊ PHƯỢNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LĂNG CAN, HUYỆN LÂM BÌNH,
TỈNH TUYÊN QUANG THEO YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
LÊ THỊ PHƯỢNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LĂNG CAN, HUYỆN LÂM BÌNH,
TỈNH TUYÊN QUANG THEO YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114.01
Người hướng dẫn khoa học: TS ĐẶNG LỘC THỌ
HÀ NỘI - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các nội dung, số liệu trích dẫn đều đảm bảo đúng qui định; số liệu, kết quảtrong Luận văn chưa được nêu trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
TÁC GIẢ
Lê Thị Phượng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành nhất, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:- Ban giám hiệu, khoa Quản lý giáo dục, trường Đại học Giáo dục, Đạihọc Quốc gia Hà Nội
- Các thầy, cô giáo tham gia giảng dạy lớp cao học chuyên ngành Quảnlí giáo dục đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu
- Tiến sỹ Đặng Lộc Thọ, người thầy, người hướng dẫn khoa học đãnhiệt tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu đến khi hoàn thànhluận văn
Đồng thời, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo, chuyênviên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang Bangiám hiệu, các thầy cô giáo cùng các em học sinh trường THCS Lăng Can,các bạn đồng nghiệp và người thân đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tác giảhoàn thành bản luận văn
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2022
TÁC GIẢ
Lê Thị Phượng
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Các chữ viết tắt Các chữ viêt đầy đủ
3 CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
5 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
Trang 61.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Những nghiên cứu về hoạt động dạy học theo yêu cầu pháttriển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh 7
1.1.2 Những nghiên cứu về quản lí hoạt động dạy học theo yêucầu phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh 9
1.2 Một số khái niệm cơ bản 13
1.2.1 Quản lý và quản lý hoạt động dạy học 13
1.2.2 Năng lực, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh 16
1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học theo yêu cầu phát triển năng lựcgiải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh 18
1.3 Dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo củahọc sinh Trung học cơ sở 18
1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý đối tượng học sinh Trung học cơ sở 18
1.3.2 Yêu cầu dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề vàsáng tạo của học sinh Trung học cơ sở theo Chương trình giáo dụcphổ thông 2018 22
1.3.3 Mục tiêu dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực giảiquyết vấn đề và sáng tạo của học sinh Trung học cơ sở 23
Trang 71.3.4 Nội dung dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo của học sinh Trung học cơ sở 24
1.3.5 Phương thức dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực giảiquyết vấn đề và sáng tạo của học sinh Trung học cơ sở 25
1.3.6 Việc thực hiện kiểm tra, đánh giá của GV trong dạy họcphát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinhTrung học cơ sở 26
1.4 Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở theo yêucầu phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh 27
1.4.1 Các yêu cầu đặt ra trong quản lý hoạt động dạy học theo yêucầu phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinhtrung học cơ sở 27
1.4.2 Quản lý mục tiêu dạy học phát triển năng lực giải quyết vấnđề và sáng tạo của học sinh Trung học cơ sở 28
1.4.3 Quản lí nội dung dạy học theo yêu cầu phát triển năng lựcgiải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh Trung học cơ sở 29
1.4.4 Quản lí phương thức dạy học phát triển năng lực giải quyếtvấn đề và sáng tạo của học sinh Trung học cơ sở 32
1.4.5 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá của giáo viên trong dạy họcphát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinhTrung học cơ sở 33
1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theoyêu cầu phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của họcsinh trung học cơ sở 34
Trang 82.1 Khái quát về trường THCS Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh
Tuyên Quang 38
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 38
2.1.2 Bộ máy tổ chức của nhà trường 40
2.1.3 Cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học củanhà trường 41
2.1.4 Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường 42
2.2 Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng 44
2.2.1 Mục đích khảo sát thực trạng 44
2.2.2 Nội dung khảo sát thực trạng 44
2.2.3 Phương pháp khảo sát thực trạng 45
2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu khảo sát thực trạng 45
2.3 Thực trạng hoạt động dạy học ở trường THCS Lăng Can,huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang theo yêu cầu phát triển nănglực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh 46
2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBGV về yêu cầu dạy học pháttriển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh ở trườngTHCS Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang 46
2.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học phát triển năng lựcgiải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trường THCS LăngCan, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang 49
2.3.3 Thực trạng thực hiện nội dung dạy học phát triển năng lựcgiải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trường THCS LăngCan, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang 51
2.3.4 Thực trạng thực hiện phương thức dạy học phát triển nănglực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trường THCS LăngCan, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang 53
2.3.5 Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá của GV trong hoạt độngdạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của họcsinh ở trường THCS Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang 55
Trang 92.4 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS LăngCan, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang theo yêu cầu phát triển
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh 57
2.4.1 Thực trạng nhận thức về vai trò quản lý hoạt động dạy học theoyêu cầu phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinhở trường THCS Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang 57
2.4.2 Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu dạy học phát triểnnăng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trường THCSLăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang 59
2.4.3 Thực trạng quản lý thực hiện nội dung dạy học phát triểnnăng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trường THCSLăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang 61
2.4.4 Thực trạng quản lý thực hiện phương pháp dạy học pháttriển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trườngTHCS Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang 63
2.4.5 Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạyhọc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinhở trường THCS Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang 65
2.4 Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạtđộng dạy học ở trường THCS Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnhTuyên Quang theo yêu cầu phát triển năng lực giải quyết vấn đề vàsáng tạo của học sinh 67
2.5 Đánh giá chung về quản lý hoạt động dạy học ở trường THCSLăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang theo yêu cầu pháttriển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh 69
2.5.1 Các kết quả đạt được 69
2.5.2 Tồn tại, hạn chế 69
2.5.3 Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế 70
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 72
Trang 10Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ỞTRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LĂNG CAN, HUYỆN LÂMBÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG THEO YÊU CẦU PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO HỌC SINH 73
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 73
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 73
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 73
3.1.3 Nguyên tắc đảm đảm tính hiệu quả 73
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 74
3.2 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS LăngCan, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang theo yêu cầu phát triểnnăng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh 74
3.2.1 Chỉ đạo tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho độingũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng củahoạt động dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực giải quyết vấnđề và sáng tạo của học sinh 74
3.2.2 Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu, nội dung hoạt độngdạy học theo yêu cầu phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sángtạo của học sinh 76
3.2.3 Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng về đổi mới phương pháp,hình thức dạy theo yêu cầu phát triển năng lực giải quyết vấn đềvà sáng tạo của học sinh cho đội ngũ cán bộ, giáo viên 79
3.2.4 Xây dựng cơ chế, tạo động lực để giáo viên và học sinh pháthuy tốt vai trò của mình trong dạy học theo yêu cầu phát triển nănglực GQVĐ&ST 81
3.2.5 Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy họctheo yêu cầu phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo củahọc sinh 83
3.3 Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 86
3.3.1 Mục đích, nội dung, phương pháp, đối tượng khảo sát 86
Trang 113.3.2 Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 87
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96PHỤ LỤC
Trang 12DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng cán bộ giáo viên, nhân viên trường THCS Lăng Can 42 Bảng 2.2 Tuổi đời và thâm niên công tác của CBGVNV 42 Bảng 2.3 Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ giáo viên 42 Bảng 2.4 Thực trạng nhận thức của CBGV về yêu cầu đổi mới
HĐDH theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đềvà sáng tạo 46 Bảng 2.5 Mức độ thực hiện mục tiêu dạy học theo hướng phát triển
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 48 Bảng 2.6 Mức độ thực hiện nội dung dạy học theo hướng phát triển
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 50 Bảng 2.7 Mức độ thực hiện phương thức dạy học theo hướng phát
triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 52 Bảng 2.8 Mức độ thực hiện việc kiểm tra đánh giá của GV trong
dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đềvà sáng tạo 54 Bảng 2.9 Thực trạng nhận thức về vai trò QL dạy học theo hướng
phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 56 Bảng 2.10 Mức độ QL thực hiện mục tiêu dạy học theo hướng phát
triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 58 Bảng 2.11 Mức độ QL việc thực hiện nội dung dạy học theo hướng
phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 59 Bảng 2.12 Mức độ QL việc thực hiện phương pháp dạy học theo
hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 61 Bảng 2.13 Mức độ QL việc kiểm tra, đánh giá của GV trong dạy học
theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 63 Bảng 2.14 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến QL dạy học theo
hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 65
Trang 13Bảng 3.1 Mức độ tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất QL dạy
học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề vàsáng tạo 86 Bảng 3.2 Mức độ tính khả thi của các biện pháp đề xuất QL dạy
học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề vàsáng tạo 88
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Với quan điểm chỉ đạo của Đảng qua các kỳ đại hội: “Giáo dục là quốcsách hàng đầu”, Đại hội XIII yêu cầu xác định rõ mục tiêu của giáo dục, đàotạo trong giai đoạn tới nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàndiện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân,gia đình, xã hội và Tổ quốc, trong đó “Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhâncách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêunước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức tráchnhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huybản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp của người Việt Nam; khơi dậy khát vọng pháttriển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Namxã hội chủ nghĩa”
Được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, xã hội, các cấp, các ngành,thời gian qua, chất lượng giáo dục và đào tạo của nước ta từng bước đượcnâng cao, hoạt động giáo dục đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật như: Cơchế, chính sách trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cơ bản được hoàn thiện;chất lượng đào tạo từng bước được cải thiện, hệ thống chương trình đã đượcđổi mới, chú trọng phát triển các phẩm chất, năng lực cho học sinh; phươngpháp giảng dạy theo hướng tích cực cũng được quan tâm… Bộ Giáo dục vàĐào tạo đã có nhiều chỉ đạo về việc đổi mới dạy học theo tiếp cận phát triểnnăng lực nhằm hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học
sinh: “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS” (2007) [5] và “Địnhhướng mục tiêu và giải pháp cho giáo dục phổ thông trong chiến lược giáodục giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2045” [8]… Chương trình giáo dục phổ
thông tổng thể chính thức đã được Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình sáchgiáo khoa giáo dục phổ thông thông qua năm 2018 [6] đã nêu lên các phẩm
Trang 15chất và các năng lực cần hình thành, phát triển ở học sinh trung học cơ sở,
trong các phẩm chất và năng lực đó thì năng lực “Giải quyết vấn đề và sángtạo” đóng vai trò quan trọng, giúp cho học sinh có thể phát hiện các yếu tố
mới, tích cực trong những ý kiến của người khác; hình thành ý tưởng dựa trêncác nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giảipháp không còn phù hợp; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất;biết cách thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập
Trường THCS Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang trongnhững năm vừa qua đã có rất nhiều đổi mới trong quản lý hoạt động dạy họcnên chất lượng giáo dục toàn diện biến chuyển tích cực, công tác giáo dục vănhóa, kỹ năng mềm … được thực hiện và đạt kết quả tương đối tốt Tuy nhiên,chất lượng dạy học, hoạt động quản lý dạy học theo yêu cầu phát huy nănglực giải quyết vấn đề và tính sáng tạo cho học sinh còn nhiều hạn chế, chưađáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục, một số ít giáo viên còn thụ động trongviệc đổi mới phương pháp dạy học, chất lượng giáo dục chưa đi vào chiềusâu…, đòi hỏi nhà trường phải có những đổi mới trong công tác quản lý hoạtđộng dạy học của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới của CTGDPT 2018
Với các lí do nêu trên, đề tài “Quản lý hoạt động dạy học ở trườngTHCS Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang theo yêu cầu pháttriển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh” nhằm tìm ra
những biện pháp để quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả nhất, hướng đếnmục tiêu “lấy người học làm trung tâm”, góp phần nâng cao chất lượng giáodục và đào tạo, đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về hoạt động dạy học theo yêucầu phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh tại trườngTHCS và quản lý hoạt động dạy học của theo theo yêu cầu phát triển năng lựcgiải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trường THCS để đề xuất biện pháp
Trang 16quản lý phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tiễn của địa phương, củatrường THCS Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, nhằm thực hiệncó chất lượng và hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018.
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học tại trường THCS theo yêu cầu phát triển năng lựcgiải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lí hoạt động dạy học ở Trường THCS Lăng Can, huyện LâmBình, tỉnh Tuyên Quang theo yêu cầu phát triển năng lực giải quyết vấn đề vàsáng tạo của học sinh
4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS theo yêu cầu phát triển nănglực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh là gì? Gồm các nội dung nào?
- Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Lăng Can,huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang theo yêu cầu phát triển năng lực giảiquyết vấn đề và sáng tạo của học sinh như thế nào?
- Để quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Lăng Can, huyện LâmBình, tỉnh Tuyên Quang theo yêu cầu phát triển năng lực giải quyết vấn đề vàsáng tạo của học sinh cần sử dụng những biện pháp nào?
4.2 Giả thuyết khoa học
Hoạt động dạy học tại trường THCS Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnhTuyên Quang trong những năm qua đã có sự quan tâm chỉ đạo theo hướng đổimới của chương trình giáo dục hiện nay Tuy nhiên kết quả còn chưa đáp ứng
được yêu cầu do trong quản lý còn có điều chưa phù hợp Nếu nghiên cứu
được cơ sở lý luận, đánh giá đúng được thực trạng và đề ra biện pháp quản lýhoạt động dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng
Trang 17tạo của học sinh phù hợp với thực tiễn của địa phương và nhà trường thì sẽ
quản lý hiệu quả hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dụctại trường THCS Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xác lập cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học theo yêu cầuphát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh tại trườngTHCS theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 để xây dựngkhung lý thuyết của đề tài, làm cơ sở để khảo sát và đánh giá thực trạng
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động dạy học và thực trạngquản lý hoạt động dạy học tại trường THCS Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnhTuyên Quang theo yêu cầu đổi mới giáo dục làm cơ sở để đề xuất được cácbiện pháp quản lý
5.3 Đề xuất, khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi các biện phápquản lý hoạt động dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực giải quyết vấn đềvà sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trường THCSLăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáodục trong bối cảnh hiện nay
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tạitrường THCS theo yêu cầu phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạocủa học sinh
6.2 Giới hạn về đối tượng khảo sát
- Khảo sát thực trạng và phỏng vấn trực tiếp CB chuyên môn phòngGiáo dục và Đào tạo, CBQL và giáo viên trường THCS Lăng Can tại huyệnLâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, bao gồm: 02 chuyên viên phòng Giáo dụchuyện Lâm Bình; 21 CBGV trường THCS Lăng Can, 23 người là CMHS vàcác lực lượng tham gia GD
Trang 18- Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp qua chuyêngia, và các đối tượng khảo sát.
6.3 Giới hạn về thời gian khảo sát
- Nghiên cứu báo cáo đánh giá về hoạt động dạy học tiếp cận năng lựccủa Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lâm Bình, của trường THCS LăngCan huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang trong 3 năm học gần đây (2019-2020, 2020-2021, 2021-2022)
- Kết quả khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được thực hiệntrong năm học 2021-2022
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lí luận liên quan đến đề tàinghiên cứu qua các văn bản, sách, báo, tạp chí có để xây dựng khung lý thuyếtcơ bản của đề tài về hoạt động dạy học ở trường THCS và quản lý hoạt độngdạy học của Hiệu trưởng trường THCS làm cơ sở để xây dựng nội dung tiếnhành khảo sát, phỏng vấn đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học củaHiệu trưởng trường THCS Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Thực hiện phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi, kết hợp với quan sáthoạt động thực tiễn và phỏng vấn trực tiếp để đánh giá được thực trạng hoạtđộng dạy học ở trường THCS và quản lý hoạt động dạy học Lăng Can, huyệnLâm Bình, tỉnh Tuyên Quang (những mặt đã làm tốt, làm chưa tốt và nguyênnhân của những hạn chế)
7.3 Các phương pháp khác
- Phương pháp chuyên gia: Tiến hành khảo nghiệm về tính cần thiết vàtính khả thi của các biện pháp đề xuất nhằm đánh giá mức độ phù hợp của cácbiện pháp quản lí dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh THCS
- Phương pháp toán học xử lý kết quả khảo sát (tính tỷ lệ %, tính giá trị
Trang 19trung bình) để đánh giá mức độ thực hiện, xếp thứ hạng mức độ thực hiện, tínhcần thiết và tính khả thi của các nội dung khảo sát và khảo nghiệm.
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu thamkhảo, luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS
theo yêu cầu phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh
Chương 2: Thực trạng vấn đề quản lý hoạt động dạy học ở trường
THCS Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang theo yêu cầu phát triểnnăng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Lăng
Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang theo yêu cầu phát triển năng lựcgiải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh
Trang 20Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ỞTRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO YÊU CẦU PHÁT TRIỂNNĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu về hoạt động dạy học theo yêu cầu phát triểnnăng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh
Dạy học tiếp cận phát triển năng lực (còn gọi là dạy học định hướng kếtquả đầu ra) được bàn luận và khởi đầu tại Québec (Canada) và Thụy Sĩ (miền
nói tiếng Pháp), sau đó mở rộng sang Bỉ, Madagscar và sang tới Pháp, Hà Lantừ những năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục
quốc tế với Hệ thống chất lượng quốc gia về đào tạo nghề nghiệp ở Anh vàxứ Wales; khung chất lượng quốc gia của New Zealand; Các tiêu chuẩn chấtlượng của Hội đồng đào tạo quốc gia Australia; Những kỹ năng cần thiết phảiđạt được của Hội đồng đào tạo quốc gia Mỹ…
Nguyên nhân của sự phát triển mạnh mẽ này là do rất nhiều nhà nghiêncứu xem tiếp cận năng lực là nội dung ảnh hưởng nhiều nhất, được ủng hộmột cách mạnh mẽ để tạo ra sự cân bằng giáo dục và quá trình dạy học, là“cách thức để chuẩn bị lực lượng lao động cho một nền kinh tế cạnh tranhtoàn cầu” và là “một câu trả lời mạnh mẽ đối với những vấn đề mà các nhàtrường, cá nhân, tổ chức đang phải đối mặt trong thế kỷ XXI”
Ở Việt Nam, dạy học phát triển năng lực học sinh được bàn luận vànghiên cứu khá nhiều từ những năm 90 của thế kỉ XX, nhất là sau khi có Nghịquyết số 29-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013) về đổi mớicăn bản, toàn diện giáo dục & đào tạo Việt Nam Chương trình giáo dục phổthông 2018 được xây dựng theo hướng lấy người học làm trung tâm, "bảođảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục
Trang 21với những kiến thức cơ bản, thiết thực; hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chútrọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đờisống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên; thôngqua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động vàtiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp vớimục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó", [5].Theo chương trình GDPT 2018, các năng lực chung mà học sinh cần đạt đượchình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dụcnhư: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giảiquyết vấn đề và sáng tạo.
Theo các tác giả Nguyễn Sỹ Thư, Đặng Quốc Bảo và Phạm Minh Mục[2], [3], Nguyễn Công Khanh [32]… tổ chức dạy học theo định hướng pháttriển năng lực học sinh là giúp học sinh hiểu được “học để làm gì - Học cáigì” để có năng lực thật sự; đồng thời trau dồi cho học sinh cách “Học hiệuquả” để có năng lực tư duy Bên cạnh đấy, các tác giả trên còn chỉ ra nhữngnăng lực tư duy cơ bản mà học sinh cần có sau quá trình dạy học, đó là: Tưduy nguyên tắc, Tư duy tổng thể; Tư duy sáng tạo; Tư duy tôn trọng; Tư duyđạo đức Các năng lực tư duy cơ bản này giúp cho học sinh hình thành đượcnăng lực chung, có thể ứng dụng sáng tạo trong thực tiễn và trong học tập
Theo tác giả Đặng Thành Hưng (2012) trong nghiên cứu “Năng lực vàgiáo dục theo tiếp cận năng lực” [29] đã đề cập: Tiếp cận năng lực tạo thuận
lợi rất nhiều để phát triển chuẩn học tập và chương trình giáo dục Miễn làphải quên đi cách nghĩ và cách làm cũ về hệ thống các môn học và phân mônquá kềnh càng Theo 7 lĩnh vực năng lực trên cần phát triển chuẩn học tậpgồm 7 chuẩn chung, trong đó có các chuẩn cụ thể và tiêu chí Dựa vào chuẩnhọc tập này mới phát triển chuẩn và công cụ đánh giá cũng như thiết kếchương trình giáo dục Khi có chuẩn học tập quốc gia thì nhiệm vụ phát triểnchương trình sẽ được trao cho địa phương Có nhiều văn bản chương trình
Trang 22mang phong cách và trình độ khác nhau, nhưng đều tuân thủ chuẩn học tậpquốc gia Trình độ tối thiểu phải ngang chuẩn quốc gia, càng cao hơn càngđáng khuyến khích.
Về vấn đề dạy học phát triển năng lực học sinh đã được nhiều tác giảquan tâm, có thể kể đến một số nghiên cứu của các tác giả: Hồ Sỹ Anh (2014)
với đề tài “Tìm hiểu về đánh giá học sinh và đổi mới đánh giá học sinh trunghọc cơ sở theo định hướng phát triển năng lực” [1], Trần Trung Dũng (2014)với nghiên cứu “Tổ chức hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thôngtheo định hướng phát triển năng lực học sinh” [14], Nguyễn Thu Hà (2014)với nghiên cứu “Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo năng lực tronggiáo dục” [19], Hồ Thị Quyên (2018) có “Nghiên cứu về dạy học theo tiếpcận phát triển năng lực người học” [43]… Qua nghiên cứu, các tác giả đã nêu
được cơ sở lý luận của dạy học theo hướng phát triển năng lực, đánh giá đượcthực trạng hoạt động này tại các cơ sở nghiên cứu, đồng thời đưa ra đượcnhững giải pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinhgắn với thực tế của từng đơn vị cơ sở
Như vậy, có thể thấy: Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả về hoạt
động dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực Tuy nhiên, chưa có tác giảnào đi sâu phân tích, nghiên cứu dạy học gắn với hình thành những năng lựccụ thể như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, nănglực giải quyết vấn đề và sáng tạo… Vì vậy, đề tài nghiên cứu nhằm tìm rađược những vấn đề mới trong dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực trongChương trình GDPT2018
1.1.2 Những nghiên cứu về quản lí hoạt động dạy học theo yêu cầu pháttriển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh
Quản lý hoạt động dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực của họcsinh nói chung và quản lý hoạt động dạy học theo yêu cầu phát triển năng lựcgiải quyết vấn đề và sáng tạo nói riêng là một trong những nội dung quan
Trang 23trọng, không thể thiếu trong toàn bộ quy trình quản lý của các nhà trường phổthông, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, là minh chứng rõ nétnhất về vai trò, năng lực, trách nhiệm của hiệu trưởng các nhà trường Có rấtnhiều các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học… về vấn đề quản lýhoạt động dạy học, dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực của nhiều nhànghiên cứu, nhà khoa học, các tác giả trong và ngoài nước.
Ở Việt Nam, có rất nhiều công trình nghiên cứu về việc quản lý đổimới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm với tưtưởng cơ bản là người học phải chủ động, tích cực, sáng tạo trong quá trìnhhọc tập và rèn luyện, một số tác giả có thể kể đến như như: Trần Kiểm, QuáchTuấn Ngọc, Trần Bá Hoành Những quan điểm của các tác giả kể trên hoàntoàn phù hợp với quan điểm của Đảng ta về giáo dục đào tạo trong thời kỳmới và được thể hiện trong các nghị quyết như Nghị quyết Trung ương 2khóa VIII… Trong đó chỉ rõ: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục lànhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cườngxây dựng và bảo vệ tổ quốc…giữ gìn và phát huy các giá trị vǎn hoá của dântộc, có nǎng lực tiếp thu tinh hoa vǎn hoá nhân loại; phát huy tiềm nǎng củadân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cựccủa cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sángtạo, có kỹ nǎng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷluật; có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa"hồng" vừa "chuyên" như lời dặn của Bác Hồ”, [18] và “Đổi mới mạnh mẽphương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rènluyện nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phươngpháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, bảo đảmđiều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đạihọc.”… Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm của
Trang 24từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vậndụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứngthú học tập cho học sinh” [46].
Một số công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học theo hướngphát triển năng lực học sinh có thể kể đến như: Tài liệu “Cơ sở của khoa họcquản lý giáo dục” của tác giả Nguyễn Minh Đạo; tài liệu “Những khái niệmcơ bản về quản lý giáo dục” của tác giả Nguyễn Ngọc Quang; là những tàiliệu mà trong đó trình bày về khái niệm quản lý, quản lý giáo dục và quản lýhoạt động dạy học, trong đó có đề cập đến dạy học theo hướng phát triển nănglực cho học sinh Có nhiều luận văn Tiến sỹ, thạc sỹ chuyên ngành Quản lýgiáo dục, giáo dục học đề cập đến nội dung quản lý hoạt động dạy học theo yêucầu phát triển năng lực học sinh như: Nguyễn Anh Thuấn (2014) với đề tài
“Đánh giá chất lượng quản lý dạy - học của người Hiệu trưởng trường Trunghọc cơ sở” [50], luận án tiến sĩ của Trần Trung Dũng (2016) với đề tài “Quảnlý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triểnnăng lực học sinh” [17], luận án tiến sĩ của Võ Văn Luyến (2020) với đề tài“Quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh ở các trườngtrung học cơ sở vùng Tây Nam Bộ” [35], luận án của Nguyễn Thị Thu Thơm(2020) với đề tài “Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trunghọc cơ sở khu vực phía Bắc theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông”[49] đã làm rõ quan điểm về quản lý, quản lý hoạt động dạy học, quản lý
hoạt động dạy học của người Hiệu trưởng theo hướng tiếp cận năng lực ngườihọc; thực trạng đánh giá chất lượng quản lý hoạt động dạy học của các trườngphổ thông cũng được chỉ ra; đánh giá hoạt động quản lý dạy học của Hiệutrưởng các trường phổ thông có vai trò trực tiếp nâng cao chất lượng quản lýhoạt động dạy học của hiệu trưởng và góp phần nâng cao chất lượng dạy - họccủa giáo viên và học sinh trong nhà trường Luận án của Nguyễn Anh Thuấn
Trang 25(2014) [50] đã xây dựng quy trình đánh giá chất lượng quản lý dạy học củangười HT trường THCS gồm 4 bước: Bước 1 Chuẩn bị đánh giá; Bước 2.Hiệu trưởng tự đánh giá; Bước 3 Lấy ý kiến các đối tượng bên trong và bênngoài nhà trường tham gia đánh giá HT; Bước 4 Đơn vị đánh giá hoàn thiệnbáo cáo đánh giá.
Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Thanh Cao (2007) với
nghiên cứu “Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động tổ chuyênmôn các trường Trung học cơ sở huyện Phổ Yên - Thái Nguyên” [9], HuỳnhHùng Châu (2008) với nghiên cứu “Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở cáctrường trung học cơ sở thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang theo yêu cầu đổimới giáo dục hiện nay” [10], Bùi Minh Sơn (2008) với nghiên cứu “Biệnpháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện TamĐảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay” [46], Phạm Quang Huân(2011) với nghiên cứu “Quản lý quá trình dạy học ở trường phổ thông” [27],Lê Văn Biên (2014) với nghiên cứu “Quản lý hoạt động chuyên môn củaHiệu trưởng các trường THCS huyện Tứ Kì, tỉnh Hải Dương” [4]; NguyễnĐăng Dũng (2014) với nghiên cứu “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học củaHiệu trưởng trường trung học cơ sở Vũng Kiệt, huyện Thuận Thành, tỉnh BắcNinh đáp ứng yêu cầu trường chuẩn chất lượng cao” [12], tác giả Trần TrungDũng với nghiên cứu “Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổthông theo định hướng phát triển năng lực học sinh” (2014) [13] và “Một sốgiải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở trường trung họcphổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh” (2015) [15], HàHuy Hiệp (2015) với nghiên cứu “Quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giátrong dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở Trường Trunghọc Cơ sở Nguyễn Bá Ngọc, Hải Phòng” [25], Bùi Thu Trang (2016) vớinghiên cứu “Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Trang 26ở trường Trung học cơ sở Nam Trung Yên, Hà Nội” [52], Trần Thị Ngọc(2020) với nghiên cứu “Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh (Các nghiên cứu liên quan và đề xuất mô hình nghiên cứu
về quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Việt tại Việt Nam)” [38], Phan AnhThúy (2020) với nghiên cứu “Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theohướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT Thành Phố Chí Linh,Tỉnh Hải Dương” [51] Qua các nghiên cứu, các tác giả đã phân tích về việc
quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh,rất nhiều giải pháp được đề ra phù hợp với thực tiễn hiện nay của ngành giáodục, có thể được áp dụng khá hữu hiệu cho các nhà trường trong công tácquản lý dạy học
Như vậy, có thể thấy, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, các luận
án, luận văn khoa học về quản lý hoạt động dạy học theo yêu cầu phát triểnnăng lực của học sinh Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâubàn về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học định hướng phát triển mộtnăng lực cụ thể cần đạt được đối với học sinh trung học cơ sở
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý và quản lý hoạt động dạy học
1.2.1.1 Quản lý
Thuật ngữ quản lý được giải thích theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở
những hướng tiếp cận khác nhau Từ điển tiếng Việt do trung tâm Từ điển họcbiên soạn (1998), định nghĩa “Quản lý” là: 1 Trông coi và giữ gìn theo những
yêu cầu nhất định 2 Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu
cầu nhất định
Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã đưa ra các khái niệm khác nhau
về quản lí Theo Frederick Winslow Taylor (1856 -1915) cho rằng: “Quản lýlà biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu đượcrằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”,[45] Mary
Trang 27Parker Pollet (1868-1933) cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật khiến cho côngviệc được thực hiện thông qua người khác” Harold Koontz thì cho rằng:“Quản lý là một hoạt động thiết yếu; nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cánhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu của mọi tập thể làphải đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sựbất mãn cá nhân ít nhất”[61]
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo [2], hoạt động quản lý là hoạt động bao
gồm hai quá trình “Quản” và “Lý” Trong đó: “Quản” có nghĩa là duy trì vàổn định, “Lý” có nghĩa là lý lẽ, lý luận Các tác giả Đặng Vũ Hoạt, Hà ThếNgữ trong tác phẩm: “Những vấn đề cốt yếu trong quản lý” (1987) thì quản lý
là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu quản lý một hệ thốngnhằm đạt được những mục tiêu nhất định Tác giả Thái Văn Thành cho rằng,quản lý nhằm xác định các yếu tố (kế, tổ, đạo, kiểm) của quá trình quản lýnhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra
Như vậy, qua xem xét các cách định nghĩa khác nhau về QL, có thể
hiểu: “Quản lý” là chuỗi các hoạt động, từ việc lập kế hoạch, tổ chức thựchiện, chỉ đạo việc thực hiện đến kiểm tra, đánh giá công việc của các thànhviên trong một tổ chức và việc sử dụng các nguồn lực hợp lý để đạt được cácmục tiêu đã đề ra.
1.2.1.2 Hoạt động dạy học:
Trong nhà trường THCS, hoạt động dạy học là hoạt động cơ bản vàquan trọng nhất, nó bao gồm hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động họccủa học sinh
* Hoạt động dạy Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, việc truyền thụ và lĩnhhội những kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau Hoạt động này chínhlà hoạt động “dạy” Quan niệm hiện đại cho rằng việc dạy phải được thựchiện từ khi con người còn là bào thai qua hoạt động “thai giáo”, sau khi đứa
Trang 28trẻ ra đời lại tiếp tục tiếp thu những kinh nghiệm sống thông qua gia đình, xãhội và quan trọng nhất là từ nhà trường.
Việc dạy tại các nhà trường được thực hiện bởi những người đã đượcđào tạo chuyên nghiệp (giáo viên) thông qua việc tái tạo những kiến thức chohọc sinh (Chủ thể của hoạt động học) Khi thực hiện hoạt động dạy, mục tiêucủa giáo viên chủ yếu nhằm vào việc truyền đạt kiến thức, phát triển học sinhmà không phải là nhằm phát triển bản thân giáo viên
Như vậy, hoạt động dạy là hoạt động của giáo viên nhằm lãnh đạo, tổchức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh
* Hoạt động học:Hoạt động học là một hoạt động hướng đến mục tiêu lĩnh hội nhữngkinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của xã hội nhờ sự tái tạo của cánhân Hoạt động này không thể thực hiện được nếu thiếu đi sự chủ dộng củabản thân người học Kết quả của hoạt động học là nhằm thay đổi chính bảnthân người học, nhờ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo thông qua hệ thốngcác môn học mà người học hình thành được nhân cách
Như vậy, hoạt động học là hoạt động của học sinh nhằm tiếp thu kiếnthức, kỹ năng để hình thành phẩm chất và năng lực cho bản thân.
1.2.1.3 Quản lý hoạt động dạy học
Trong các nhà trường phổ thông, hoạt động dạy học là hoạt động cơbản nhất, cùng với các hoạt động giáo dục khác Hoạt động dạy học bao gồmhoạt động học của học sinh và hoạt động dạy của giáo viên
Khi quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh,Hiệu trưởng cần thực hiện các hoạt động quản lý như: Xây dựng kế hoạch hoạtđộng của nhà trường hàng năm, theo chu kỳ 5 năm, 10 năm ; hoàn thiện bộmáy hoạt động trong nhà trường; chỉ đạo xây dựng các mục tiêu giáo dục,chương trình dạy học; chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng tăng cường năng lựcchuyên môn và phương pháp giảng dạy tích cực cho giáo viên; chỉ đạo các hoạt
Trang 29động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy của giáo viên và kết quả học của học sinh
Như vậy, “Quản lý hoạt động dạy học” là những tác động có mục đíchcủa chủ thể quản lý đến hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh, làm chocác hoạt động đó được thực hiện một cách nghiêm túc, chủ động, có chấtlượng và hiệu quả trong một môi trường sư phạm nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục, đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường.
1.2.2 Năng lực, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh
Năng lực (Competency) là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên
sẵn có để thực hiện một hành động nào đó Năng lực là phẩm chất tâm lý vàsinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó vớichất lượng cao (Theo từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê)
Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóngvai trò là điều kiện bên trong tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạtđộng nhất định, năng lực không phải là một thuộc tính tâm lý nhất định nào đómà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân(Theo từ điển tâm lý học -GS.TS Vũ Dũng chủ biên, 2008)
Như vậy, qua các tài liệu có thể hiểu: “Năng lực” là một đặc tính của
con người về kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi Năng lực là yếu tốgiúp một cá nhân làm việc đạt hiệu quả cao hơn so với những cá nhân khác,đồng thời, năng lực cũng là một trong những thước đo để đánh giá khả nănghoàn thành nhiệm vụ giữa các cá nhân với nhau
Năng lực bao gồm: Các hành vi phù hợp với việc làm, động cơ, kiếnthức/kỹ năng và được xác định thông qua kết quả về việc làm và vai trò côngviệc Năng lực phần lớn được hình thành‚ bồi đắp và có được qua quá trình họctập‚ rèn luyện tại cơ sở giáo dục, công sở; qua những trải nghiệm thực tế, nỗ lựchọc hỏi, luyện tập, trau dồi kiến thức trong cuộc sống thường ngày Mức độ nănglực là hoàn toàn khác nhau giữa mỗi người và phụ thuộc vào vốn sống‚ sự tiếpthu kiến thức, sự hiểu biết trong từng lĩnh vực của từng cá nhân
Trang 30Năng lực gắn liền với từng hoạt động cụ thể, được biểu hiện qua cáchgiải quyết công việc‚ học tập, thực hiện nhiệm vụ của mỗi người Năng lựccủa mỗi người trong các hoạt động là khả năng tự điều khiển, tự quản lý, tựcân bằng, nó được hình thành ở con người qua quá trình sống cũng như quátrình tiếp nhận từ các hoạt động giáo dục Ngoài ra, năng lực cũng chịu sự chiphối‚ sự ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố như: con người‚ gia đình, môi trườnglàm việc‚ môi trường giáo dục…
Năng lực của học sinh là khả năng thực hiện thành công các nhiệm vụhọc tập, giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra trong những bốicảnh nhất định nhờ sự vận dụng kiến thức, kỹ năng, khả năng Năng lực đượcđánh giá ở khả năng sẵn sàng hành động, thích ứng với những điều kiện đangthay đổi của xã hội
Như vậy, “Năng lực học sinh” bao gồm kiến thức, kỹ năng, khả năng,
thái độ mà học sinh đạt được thông qua tiếp nhận một cách chủ động các hoạtđộng giáo dục, trải qua hoạt động trải nghiệm, vận dụng sáng tạo của bản thânhọc sinh Trong quan điểm dạy học hiện đại, năng lực chính là mục đích, cònkiến thức, kỹ năng, thái độ chính là phương tiện để đạt được mục đích đó
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh là một loại nănglực chuyên biệt giúp học sinh có khả năng nhận ra các ý tưởng mới; biết cáchtóm lược các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; phát hiện và phân tích đượccác tình huống có thể xảy ra trong học tập, trong đời sống, phát hiện các yếutố mới; dựa trên hiểu biết sẵn có, hình thành nên được những ý tưởng mới; cóthể lập được các kế hoạch hành động và điều chỉnh các kế hoạch khi cácnguồn lực có sự thay đổi; biết tiếp nhận thông tin đa chiều; đánh giá được cácvấn đề, các tình huống và đưa ra được những biện pháp cụ thể phù hợp vớitừng hành động, so sánh và bình luận được về các biện pháp đã đề xuất
Khi có năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, học sinh sẽ có tư duyđộc lập, nhạy bén, biết đặt những câu hỏi đa dạng về mọi sự vật hiện tượng,tìm các nguồn thông tin đa dạng, chắt lọc những thông tin ấy một cách biện
Trang 31chứng từ những chứng cứ cụ thể, đa chiều; tìm ra các biện pháp giải quyếtvấn đề một cách nhanh chóng và sẵn sàng sửa đổi khi các biện pháp cũ đãkhông còn phù hợp Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo là một năng lựckhông thể thiếu được đối với học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng,nó hình thành cùng với các năng lực khác sẽ giúp cho học sinh hình thànhđược năng lực cá nhân.
1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực giảiquyết vấn đề và sáng tạo của học sinh
Trong các hoạt động quản lý của Hiệu trưởng ở trường THCS, quản lýhoạt động dạy học là một trong những nội dung quản lý cơ bản Hoạt động nàycó thể được tiến hành theo những định hướng khác nhau, tùy thuộc mục đích,yêu cầu của các chủ thể quản lý Nếu định hướng theo nội dung, quản lý hoạtđộng dạy học tập trung phần nhiều vào việc truyền thụ kiến thức, kỹ năng, tháiđộ cho học sinh và kiểm tra khả năng tái hiện của các em Còn nếu định hướngtheo sự phát triển năng lực của học sinh, trọng tâm của quản lý hoạt động dạyhọc sẽ hướng tới hình thành năng lực ở học sinh, hướng đến đầu ra của học sinhqua quá trình dạy học Nói cách khác, quản lý hoạt động dạy học ở trườngTHCS đòi hỏi một quá trình từ xây dựng mục tiêu dạy học, lựa chọn nội dung,lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học cho đến hoạt động kiểm tra, đánhgiá kết quả đầu ra ở trường THCS phải được tổ chức, chỉ đạo, hành động theoyêu cầu phát triển những năng lực cần có ở lứa tuổi học sinh THCS
Như vậy, từ những phân tích trên có thể hiểu: “Quản lý hoạt động dạyhọc theo yêu cầu phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của họcsinh ở trường THCS” là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo vàkiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học để đạt được mục tiêu phát triểnnăng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh ở trường THCS.
1.3 Dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của họcsinh Trung học cơ sở
1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý đối tượng học sinh Trung học cơ sở
Trang 321.3.3.1 Khái quát về sự phát triển sinh lý, tâm lý của lứa tuổi học sinh THCS
Học sinh THCS có độ tuổi từ 11 - 15 tuổi Lứa tuổi này còn gọi là lứatuổi thiếu niên và là thời kỳ mà các em có những bước phát triển mạnh mẽ vềcả tinh thần lẫn thể chất Lứa tuổi này thường được thể hiện qua đặc điểm sau:
- Đây là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, thời kì trẻ ở
ngã rẽ của sự phát triển với nhiều khả năng, nhiều phương án, nhiều conđường để mỗi trẻ em trở thành một cá nhân trưởng thành Ở thời kì này, nếusự phát triển không được định hướng hoặc định hướng sai, bị tác động bởi cácyếu tố tiêu cực đến từ nhà trường, gia đình và xã hội thì hàng loạt nguy cơ dẫntrẻ em đến sự phát triển lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cáchsẽ xuất hiện
- Ở thời kì này, tính tích cực xã hội của trẻ em được phát triển mạnhmẽ, các em có nhu cầu xây dựng các mối quan hệ bình đẳng với người lớn vàbạn ngang hàng, trẻ tích cực lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị xã hội, liêntưởng đến tương lai của mình và bước đầu có những kế hoạch hành độngtương ứng
- Trong suốt thời kì tuổi thiếu niên đều diễn ra sự hình thành các cấu
trúc mới về thể chất, tâm lý, sinh lí, về hoạt động, tương tác xã hội và nhữngyếu tố mới của sự trưởng thành
- Tuổi thiếu niên là giai đoạn khó khăn, phức tạp và đầy mâu thuẫn trong
quá trình phát triển Các em luôn có xu hướng khẳng định bản thân đã là ngườilớn, muốn chứng tỏ bản thân mình đã độc lập trong suy nghĩ và hành động Tuynhiên, bản chất là các em vẫn còn nhỏ, cần sự phát triển hoàn thiện hơn
1.3.3.2 Sự phát triển nhận thức của học sinh trung học cơ sở
a Sự phát triển tri giác
Ở học sinh THCS, các em có khả năng phân tích và tổng hợp phức tạpkhi tri giác sự vật, hiện tượng Khả năng quan sát phát triển, trở thành thuộctính ổn định của cá nhân Tuy nhiên tri giác của học sinh THCS còn một số
Trang 33hạn chế: thiếu kiên trì, còn vội vàng, hấp tấp trong tri giác, tính tổ chức, tínhhệ thống trong tri giác còn yếu.
b Sự phát triển trí nhớ
Khả năng ghi nhớ của học sinh lứa tuổi THCS đã thay đổi về chất, khảnăng ghi nhớ có chủ định tăng lên, các em có nhiều tiến bộ trong ghi nhớ tàiliệu trừu tượng, ghi nhớ từ ngữ Ghi nhớ logic, chủ động thay thế dần cho ghinhớ bị động, máy móc Học sinh bắt đầu biết sử dụng những phương pháp ghinhớ khoa học, sự ghi nhớ lâu hơn, hiệu quả tái hiện ghi nhớ tăng lên
Tuy nhiên, khả năng ghi nhớ ở lứa tuổi này cũng còn bộc lộ một sốthiếu sót: Các em có xu hướng phản đối các yêu cầu học thuộc lòng của giáoviên, xem đó là học vẹt, máy móc Kỹ năng trình bày nội dung bài học theocác diễn đạt của bản thân các em còn hạn chế Vì vậy, giáo viên cần giúp cácem phát triển tốt cả hai loại ghi nhớ chủ động, logic và ghi nhớ bị động
c Sự phát triển tư duy
Tư duy của học sinh lứa tuổi THCS cũng có những biến đổi cơ bản, có sựbiến chuyển từ tư duy cụ thể sang trừu tượng Các em có khả năng phân tích tàiliệu tương đối đầy đủ, sâu sắc, biết phân tích các yếu tố bản chất, những mối liênhệ, quan hệ mang tính quy luật khi lĩnh hội, giải quyết nhiệm vụ Khả năngkhái quát hoá, trừu tượng hoá ở học sinh THCS phát triển mạnh Khả năng suyluận của các em tương đối hợp lí và có cơ sở sát thực
Học sinh THCS biết lập luận, có cách diễn đạt riêng, biết cách lập luậnmột cách có căn cứ để giải quyết vấn đề Các em không dễ tin, không dễ chấpnhận ý kiến người khác, muốn tranh luận, chứng minh vấn đề một cách sátthực Sự hình thành tính độc lâ ̣p và sáng tạo là một đặc điểm quan trọng trongsự phát triển tư duy của học sinh THCS
Trên thực tế, tư duy của học sinh THCS còn bộc lộ một số hạn chế Cácem hiểu bản chất của khái niệm nhưng không phải lúc nào cũng phân biệtđược dấu hiệu đó trong mọi trường hợp; gă ̣p khó khăn trong khi phân tích mọi
Trang 34liên hệ nhân quả Ngoài ra đối với một số học sinh, hoạt động nhận thứcchưa trở thành hoạt động độc lập, tính kiên trì trong học tập còn yếu.
Từ những đặc điểm trên, giáo viên cần chủ ý phát triển tư duy trừutượng cho học sinh THCS để làm cơ sở cho việc lĩnh hội khái niệm khoa họctrong học tập, hướng dẫn các em biện pháp rèn luyện kĩ năng suy nghĩ độclập, phê phán
e Sự phát triển tưởng tượng và ngôn ngữ
Khả năng tưởng tượng của học sinh lứa tuổi này phát triển khá phongphú, các em thường có những suy nghĩ mơ mộng, thiếu thực tế Khả năngngôn ngữ của các em cũng phát triển mạnh, vốn từ phong phú Trình độ tưduy logic trong ngôn ngữ cũng tăng cao Các em biết cách vận dụng ngôn ngữvào phản biện các vấn đề trong học tập và đời sống Tuy nhiên, mặc dù vốn từrất nhiều nhưng các em vẫn sử dụng chưa hoàn toàn hợp lý, chưa có cấu trúcchặt chẽ Khả năng tưởng tượng làm cho các em có xu hướng dùng những từngữ cầu kỳ, sáo rỗng, không phù hợp với tình huống thực tế
1.3.3.3 Hoạt động học tập của học sinh trung học cơ sở
Lứa tuổi học sinh THCS có nhiều hoạt động nhưng hoạt động chínhcủa các em là hoạt động học tập, nó thường có những đặc điểm:
+ Động cơ học tập là tìm hiểu một cách hệ thống tri thức từ những mônhọc cụ thể và áp dụng chúng vào giải quyết nhiệm vụ thực tế đang được đặt rahàng ngày cho học sinh THCS cả ở trường học, gia đình cũng như ngoài xã hội
+ Cuối THCS xuất hiện động cơ học tập liên quan để dự định nghềnghiệp và tự ý thức
+ Có thái độ cụ thể với từng môn học, có môn “thích” thì tập trung vàonhiều hơn, môn “không thích”, môn “không cần” thì thường có xu hướng bỏqua Thái độ khác nhau đối với các môn học của học sinh THCS phụ thuộcvào khả năng, sở thích của các em, cũng phụ thuộc vào phương pháp giảngdạy của giáo viên và nội dung học tập
+ Tính chất và hình thức hoạt động học thay đổi: thường hứng thú với
Trang 35những hình thức học tập đa dạng, phong phú (những giờ thảo luận, thực hành,thí nghiệm )
+ Học sinh THCS không còn phụ thuộc vào giáo viên nhiều như lứatuổi học sinh tiểu học
1.3.2 Yêu cầu dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạocủa học sinh Trung học cơ sở theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 bao gồmcác yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của học sinh, yêu cầu cần đạt vềnăng lực chung của học sinh Chương trình GDPT 2018 hình thành và pháttriển cho học sinh những 10 năng lực cốt lõi sau: “(a) Có 3 năng lực chungđược hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáodục: (1) năng lực tự chủ và tự học, (2) năng lực giao tiếp và hợp tác, (3) nănglực giải quyết vấn đề và sáng tạo; và (b) có 7 năng lực đặc thù được hìnhthành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dụcnhất định: (4) năng lực ngôn ngữ, (5) năng lực tính toán, (6) năng lực khoahọc, (7) năng lực công nghệ, (8) năng lực tin học, (9) năng lực thẩm mĩ, (10)năng lực thể chất” [6]
Trong đó, chương trình đặt ra những yêu cầu cụ thể về năng lực giảiquyết vấn đề và sáng tạo của học sinh THCS gồm các yêu cầu sau: “Biết xácđịnh và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tinliên quan từ nhiều nguồn khác nhau; Phân tích được tình huống trong học tập;phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập; Phát hiện yếu tốmới, tích cực trong những ý kiến của người khác; hình thành ý tưởng dựa trêncác nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giảipháp không còn phù hợp; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất;Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuấtđược giải pháp giải quyết vấn đề; Lập được kế hoạch hoạt động với mục tiêu,nội dung, hình thức hoạt động phù hợp; Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho
Trang 36các thành viên tham gia hoạt động; Đánh giá được sự phù hợp hay không phùhợp của kế hoạch, giải pháp và việc thực hiện kế hoạch, giải pháp; Biết đặtcác câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng, vấn đề; biết chú ý lắng nghevà tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc; biết quan tâm tớicác chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng; biết đánh giá vấn đề,tình huống dưới những góc nhìn khác nhau” [6].
Như vậy, trong chương trình GDPT 2018 đã xây dựng đầy đủ yêu cầu
cần đạt của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh THCS, từ việcphân tích, đánh giá thông tin đến nhìn nhận đánh giá sự vật hiện tượng từ đóhình thành năng lực
1.3.3 Mục tiêu dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực giải quyết vấn đềvà sáng tạo của học sinh Trung học cơ sở
Dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạocủa học sinh nhằm mục tiêu phát triển năng lực GQVĐ&ST ở người học; Nókhông nằm ngoài mục tiêu chung của giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiệnnay, đó là nhằm tạo ra những “con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, vănhóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức côngdân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân;nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầucủa sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế” [6]
Dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạocủa học sinh về bản chất là “Vận dụng những kiến thức kỹ năng một cách tựtin, hiệu quả và thích hợp trong hoàn cảnh phức hợp và có biến đổi trong họctập cả trong nhà trường và ngoài nhà trường, trong đời sống thực tiễn” [6]
Hoạt động dạy học thay vì chỉ dừng ở việc hướng tới mục tiêu hìnhthành kiến thức, kỹ năng và thái độ tích cực ở học sinh thì còn hướng tới mụctiêu xa hơn, đó là trên cơ sở những kiến thức, kỹ năng, thái độ được hìnhthành, phát triển khả năng giải quyết các vấn đề có ý nghĩa đối với học sinh
Trang 37Về mục tiêu kiến thức: ngoài các yêu cầu về mức độ như nhận biết, táihiện kiến thức cần có, những mức độ cao hơn như vận dụng kiến thức trongcác tình huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế.
Như vậy, mục tiêu về kỹ năng cần yêu cầu học sinh đạt được ở mức độ
phát triển kỹ năng thực hiện các hoạt động đa dạng, các mục tiêu này cần đạtđược thông qua các hoạt động trong và ngoài nhà trường
1.3.4 Nội dung dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạocủa học sinh Trung học cơ sở
Hoạt động dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực giải quyết vấn đềvà sáng tạo của học sinh không quy định những nội dung dạy học cụ thể màquy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên cơ sởđó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp,tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêudạy học tức là đạt được chuẩn đầu ra
Trong chương trình dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực GQVĐ&ST,kết quả học tập của học sinh thường được mô tả thông qua hệ thống các nănglực chi tiết và có thể quan sát, đo lường, đánh giá được Học sinh cần đạtđược những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương trình thì mới hìnhthành được năng lực Việc đưa ra các chuẩn đầu ra là nhằm bảo đảm cho việcquản lý hoạt động dạy học theo các tiêu chí cụ thể của chuẩn đầu ra Các nộidung dạy học được đưa ra nhằm tới mục tiêu là năng lực giải quyết vấn đề vàsáng tạo của học sinh đạt được sau khi tiến hành các hoạt động dạy – học
Như vậy, giáo viên cần quán triệt yêu cầu dạy học theo hướng hình
thành năng lực GQVĐ&ST của học sinh khi xây dựng nội dung dạy học, cácnội dung được lựa chọn đưa vào trong bài học phải bao gồm những kiến thức,kỹ năng, thái độ góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đềvà sáng tạo của học sinh trên cơ sở quy định chung của ngành Bên cạnh đó,giáo viên cũng cần lựa chọn thêm những nội dung từ thực tế của các địa
Trang 38phương, từ cuộc sống hàng ngày của học sinh mà các em đang trải nghiệm.
1.3.5 Phương thức dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực giải quyết vấnđề và sáng tạo của học sinh Trung học cơ sở
Dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạocủa học sinh coi trọng vai trò đặc biệt của các phương thức dạy học Để có thểphát huy tốt vai trò của các yếu tố này, GV cần sử dụng các phương thức dạyhọc theo hướng chuyển từ truyền thụ kiến thức sang chỉ đạo, tổ chức, hướngdẫn hoạt động học tập của HS; thông qua đó các em chủ động chiếm lĩnh kiếnthức, hình thành phương pháp học, NL phát hiện và giải quyết vấn đề, biếtvận dụng sáng tạo kiến thức… Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc ứng dụngcông nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Một số phương thứcthường được sử dụng bao gồm:
- Phương thức hoạt động nhóm: Đây là phương thức được giáo viênđánh giá cao và thường xuyên áp dụng trong dạy học phát triển năng lực.Hoạt động nhóm sẽ tăng cường tính chủ động, sáng tạo cũng như khả nănggiao tiếp, khả năng dùng ngôn ngữ để thể hiện bản thân của học sinh Cácbước hoạt động nhóm thường bao gồm: Giáo viên giới thiệu nội dung, giaonhiệm vụ và tiến hành phân chia nhóm; học sinh ở các nhóm tiến hành thảoluận, ghi chép và báo cáo kết quả hoạt động cho giáo viên; Giáo viên cho cácnhóm đánh giá chéo và đi đến kết luận cuối cùng để chốt lại vấn đề
- Phương thức đóng vai: Phương thức này sẽ giúp cho học sinh đượcđóng vai trực tiếp vào một tình huống cụ thể để cùng phân tích thảo luận vàđưa ra kết luận Thực tế, phương thức này cũng được coi là một hình thứcthảo luận nhóm nhưng thay vì cả nhóm cùng thảo luận và ghi nhận kết quả thìcác em sẽ được lần lượt đóng vai sau đó cùng thảo luận, đánh giá về tìnhhuống Giáo viên sẽ là người định hướng, đưa ra tình huống và đưa ra kếtluận về cách giải quyết tốt nhất cho 1 vấn đề
Trang 39- Ngoài 2 phương thức trên, trong dạy học phát triển năng lực giảiquyết vấn đề và sáng tạo, giáo viên còn có thể ứng dụng một số phương thứckhác như: phương thức trò chơi, nghiên cứu khảo nghiệm, giải quyết vấn đề,dự án…
Như vậy, để dạy học phát triển năng lực đạt được mục tiêu thì các
phương thức này cần phải được sử dụng linh hoạt trong từng tình huống, từngchủ đề, từng môn học cụ thể
1.3.6 Việc thực hiện kiểm tra, đánh giá của GV trong dạy học phát triểnnăng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh Trung học cơ sở
Trong dạy học phát triển năng lực GQVĐ&ST của học sinh, việc đánhgiá kết quả học tập cần chú trọng vào khả năng ứng dụng sáng tạo tri thức củahọc sinh trong những tình huống cụ thể khác nhau Việc đánh giá kết quả họctập của học sinh ở các môn học và các hoạt động giáo dục ở mỗi giai đoạnhọc tập là biện pháp trọng tâm để xác định mức độ thực hiện các mục tiêu dạyhọc phát triển năng lực, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao kết quả họctập của học sinh
Giữa kiểm tra đánh giá theo năng lực và kiểm tra, đánh giá kiến thức,kỹ năng là không có mâu thuẫn Bởi việc kiểm tra đánh giá theo năng lực chỉlà bước phát triển cao hơn của kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng Học sinhvừa phải áp dụng kiến thức, kỹ năng vừa phải sử dụng những kinh nghiệm cóđược thông qua trải nghiệm từ gia đình, cộng đồng, xã hội để giải quyết mộtcách sáng tạo các vấn đề của thực tiễn
Để kiểm tra, đánh giá được học sinh trong dạy học phát triển năng lực,người giáo viên cần trao cho các em cơ hội được giải quyết các vấn đề phátsinh trong thực tiễn một cách chủ động Nghĩa là giáo viên để cho học sinhđược vận dụng tri thức, kỹ năng, tình cảm, thái độ trong hoàn thành nhiệm vụtrong thực tế cuộc sống
Trang 40Như vậy, trong dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
của học sinh có thể sử dụng một số phương pháp đánh giá như: Phương phápquan sát, Phương pháp thực hành, Trắc nghiệm, Tự luận, Thông qua sản phẩm,thực hiện Dự án…
1.4 Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở theo yêu cầu
phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh1.4.1 Các yêu cầu đặt ra trong quản lý hoạt động dạy học theo yêu cầu pháttriển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trung học cơ sở
Quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của các chủ thể quảnlý, trong quá trình quản lý, nhiều tình huống có vấn đề luôn nảy sinh theonhững cách khác nhau, đòi hỏi các chủ thể quản lý phải đưa ra những biệnpháp quản lý khoa học, luôn sáng tạo trên cơ sở các hướng dẫn, quy định củangành giáo dục
Các yêu cầu đặt ra trong quản lý hoạt động dạy học theo yêu cầu phát triểnnăng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trung học cơ sở bao gồm:
- Xây dựng được các chương trình dạy học và bảo đảm tính liên tục,tính logic của chương trình Khi xây dựng chương trình dạy học cần tính đếnsự toàn diện trong giáo dục THCS, tức là bảo đảm mối quan hệ giữa các bộmôn, sự liên kết giữa các bộ môn nhằm hình thành năng lực ở học sinh Đồngthời cũng phải bảo đảm đúng các quy định của Bộ Giáo dục đào tạo về nộidung chương trình, bao gồm cả yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ, cácnăng lực và phẩm chất cần đạt sau quá trình dạy học
- Quản lý hoạt động dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực GQVĐ&STnhằm đảm bảo quá trình dạy học diễn ra đúng kế hoạch, đảm bảo mục tiêu đặtra Vì vậy, trong quá trình quản lý, chủ thể quản lý cần vận dụng linh hoạt, cóhiệu quả các chức năng quản lý nói chung Bên cạnh đó, cần quản lý hoạtđộng dạy học trong mối quan hệ tương tác thường xuyên với đời sống xã hộiluôn biến động