1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển giáo viên các trường mầm non huyện phù yên tỉnh sơn la đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

108 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Các nghiên cứu cũng đưa ra những khuyến nghị và giãi pháp để cài thiện chất lượng giáo dục mầm non, đặc biệt là trong việc nâng cao năng lực và kiến thức của giáo viên tuy nhiên vẫn chưa

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ ÚT

PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON

HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHÈ NGHIỆP

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC sĩ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dân khoa học: TS Phạm Thị Thúy Hông

HÀ NÔI - 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kêt các nội dung của luận văn chưa được nộp cho bât kì một chương trình cấp bằng cao học nào cũng như bất kì một chương trình đào tạo cấp bằng nào khác

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình nào khác

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Ut

1

Trang 3

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới TS Phạm Thị Thúy Hồng, người Thầy đã khuyến khích, chỉ dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, các đồng chí lãnh đạo, Phòng chuyên môn Phòng GD&ĐT huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, các cán bộ quản lý, giáo viên và các em học sinh ở các trường mầm non huyện Phù Yên, tỉnh Sơn

La đã hồ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn

Dù đã rất cổ gắng, song luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn

rp r • 2

Tác giả

Hoàng Thị ủt

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3

8 Phương pháp nghiên cứu 4

9 Cấu trúc luận văn 4

CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIẾN GIÁO VIÊN MÀM NONĐÁP ÚNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu 5

1.1.1 Các nghiên cứu về đội ngũ giáo viên mầm non 5

1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩnnghề nghiệp 6

1.2 Những khái niệm cơ bản 10

1.2.1 Trường mầm non 10

1.2.2 Giáo viên mầm non 12

1.2.3 Phát triển giáo viên trường mầm non 12

1.2.4 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non 13

1.2.5 Phát triển giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp 14

1.3 Lý luận về giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp tại các trường mầm non 141.3.1 Vị trí, vai trò của giáo viên mầm non 14

1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên mầm non 15

1.3.3 Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non 16

• • • ill

Trang 5

1.3.4 Yêu cầu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non 18

1.3.5 về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên 18

1.4 Nội dung phát triển giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp 19

1.4.1 Lập kế hoạch phát triển giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp 19

1.4.2 Tuyển dụng giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp 21

1.4.3 Sử dụng đội ngũ giáo viên đáp ứng chuấn nghề nghiệp 23

1.4.4 Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp 24

1.4.5 Kiểm tra, đánh giá giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp 26

1.4.6 Chế độ, chính sách đãi ngộ tạo động lực cho giáo viên 28

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triến giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp 29

2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phù Yên, tình Sơn La và giáo dục mầm non huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La 34

2.1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Phù Yên, tỉnhSơn La 34

2.1.2 Khái quát giáo dục và đào tạo huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La 35

Trang 6

2.2.5 Cách thức xử lý kết quả khảo sát 36

2.3 Thực trạng giáo viên các trường mầm non huyện Phù Yên, tĩnh Sơn La 37

2.3.1 Số lượng và cơ cấu giáo viên 37

2.3.2 Chất lượng giáo viên 38

2.4 Thực trạng phát triển giáo viên các trường mầm non huyện Phù Yên, tỉnhSơn La đáp ứng chuẩn nghề nghiệp 40

2.4.1 Thực trạng nhận thức về sự cần thiết phát triển giáo viên các trườngmầm non huyện Phù Yên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp 40

2.4.2 Thực trạng quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo viên các trường mầm non huyện Phù Yên theo chuẩn nghề nghiệp 41

2.4.3 Thực trạng tuyển dụng giáo viên các trường mầm non huyện Phù Yên theo chuẩn nghề nghiệp 44

2.3.4 Thực trạng sử dụng giáo viên các trường mầm non huyện Phù Yêntheo chuẩn nghề nghiệp 46

2.4.5 Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên huyện Phù Yên, tình Sơn Latheo chuẩn nghề nghiệp 48

2.4.6 Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo viên mầm non huyện Phù Yêntheo chuẩn nghề nghiệp 51

2.4.7 Thực trạng chế độ, chính sách đãi ngộ tạo động lực cho giáo viênmầm non huyện Phù Yên theo chuẩn nghề nghiệp 53

2.5 Thực trạng các yếu tổ ảnh hưởng đến phát triến giáo viên các trường mầm non huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đáp ứng chuẩn nghề nghiệp 55

2.6 Đánh giá chung về thực trạng phát triển giáo viên các trường mầm non huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đáp ứng chuẩn nghề nghiệp 58

Trang 7

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA ĐÁP ÚNG CHUẨN NGHỀ

NGHIỆP 62

3.1 Nguyên tấc đề xuất các biện pháp 62

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp 62

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khá thi 62

3.1.3 Nguyên tăc đảm bảo tính kê thừa 62

3.2 Các biện pháp phát triển giáo viên các trường mầm non huyện Phù Yên, tình Sơn La đáp ứng chuẩn nghề nghiệp 63

3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non huyện Phù Yên về vị trí, vai trò của việc phát triển giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp 63

3.2.2 Biện pháp 2: Lập kế hoạch, tuyến dụng và sứ dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên các trường mầm non huyện Phù Yên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp 65 3.3.3 Biện pháp 3: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đáp ứng chuẩn nghề nghiệp 68

3.2.4 Biện pháp 4: Đẩy mạnh việc nâng cao năng lực của cán bộ quản lýcác trường mầm non huyện Phù Yên, tinh Sơn La đáp ứng chuẩn nghề nghiệp 70

2.3.5 Biện pháp 5: Tăng cường các điều kiện vật chất đảm bảo cho giáo viên các trường mầm non yên tâm làm việc 72

3.2.6 Biện pháp 6: Tiêp tục thực hiện hiệu quả chê độ chính sách đãi ngộ tạo động lực cho giáo viên các trường mầm non huyện Phù Yên, tỉnh SơnLa 74

3.3 Mối liên hệ giữa các biện pháp 76

3.4 Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi các biện pháp 78

vi

Trang 8

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 78

3.3.2 Nội dung khảo nghiệm 78

3.3.3 Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm 78

3.3.4 Kết quả khảo nghiệm 78

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các nội dung đánh giá GV mầm non theo chuẩn nghề nghiệp 17Bâng 2.1 Sổ lượng và cơ cấu giáo viên mầm non huyện Phù Yên từ năm học

2018-2019 đến 2022 - 2023 37Bảng 2.2 Kết quả tự đánh giá năng lực so với chuấn nghề nghiệp giáo viên mầm

non trên địa bàn huyện Phù Yên 39Bảng 2.3 Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phát triển giáo

viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp 40Bảng 2.4 Thực trạng quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo viên mầm non theo

chuẩn nghề nghiệp 42Bảng 2.5 Thực trạng tuyển chọn giáo viên mầm non huyện Phù Yên theo chuấn

nghề nghiệp 45Bảng 2.6 Ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về sử dụng giáo viên mầm non

huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La theo chuẩn nghề nghiệp 47Bảng 2.7 Thực trạng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non huyện

Phù Yên, tỉnh Sơn La chuẩn nghề nghiệp 49Bảng 2.8 Thực trạng kiếm tra, đánh giá giáo viên mầm non huyện Phù Yên theo

chuẩn nghề nghiệp 51Bảng 2.9 Thực trạng chế độ, chính sách đãi ngộ và môi trường phát triển đối với

giáo viên mầm non huyện Phù Yên, tinh Sơn La 54Bảng 2.10 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triền giáo viên mầm non

huyện Phù Yên theo chuẩn nghề nghiệp 55Bảng 3.1 Tính cần thiết của các biện pháp phát triển giáo viên các trường mầm

non huyện Phù Yên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp 78Bảng 3.2 Tính khả thi của các biện pháp phát triển giáo viên mầm non huyện

Phù Yên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp 80

IX

Trang 11

MỞ ĐẰU1 Lý do chọn đề tài

Với tư cách là bậc học đâu tiên trong hệ thông giáo dục quôc dân, giáo dụcmầm non có nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hỉnh thành nhân cách ở trẻ Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một Muốn đạt được mục tiêu trên, việc đầu tiên là phải chăm lo phát triển năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên, bởi vì giáo viên là nhân tố quyết định trực tiếp đến quá trình hình thành phát triển nhân cách trẻ

Đội ngũ giáo viên luôn được xem là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục của đất nước Trong chỉ thị 40/CT-TƯ ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc: “Xây dựng, năng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” đã nêu rõ: ‘‘Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giảo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về sổ lượng, đồng bộ về cơ cẩu, đặc biệt chủ trọng nâng cao bản lình chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ” [2, tr 1],

Đe nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 16/2018/TT- BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 qui định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non một mặt giúp các cấp quản lí xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên nhà trường, mặt khác giúp giáo viên mầm non tự đánh giá năng lực nghề nghiệp của mình

Thực tế, hiện nay, đội ngũ giáo viên mầm non vẫn đang phải đối một số thách thức, bao gồm thiếu hụt giáo viên chất lượng, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn và vùng sâu, còn thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao và kỳ năng phòng tránh tai nạn cho trẻ Ớ các trường mầm non trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La trong những năm gần đây, mặc dù đã chú trọng và quan

Trang 12

tâm tới đội ngũ giáo viên; đã có những biện pháp tác động, hoạt động thiêt thực nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non đáp úng chuẩn nghề nghiệp Tuy nhiên, năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số nhà giáo còn hạn chế, vẫn còn những giáo viên chưa đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm nên gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận với những yêu cầu đổi mới giáo dục; công tác xây dựng quy hoạch, tuyển chọn giáo viên còn nhiều bất cập.

Công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp là nhiệm vụ hết sức cần thiết và quan trọng Các nghiên cứu hiện nay chủ yếu đang tập trung vào việc phân tích và đánh giá hiệu quả cùa các chương trình đào tạo giáo viên mầm non, cũng như tìm kiếm phương pháp giáo dục hiệu quả và phù hợp với đặc thù của trẻ mầm non Các nghiên cứu cũng đưa ra những khuyến nghị và giãi pháp để cài thiện chất lượng giáo dục mầm non, đặc biệt là trong việc nâng cao năng lực và kiến thức của giáo viên tuy nhiên vẫn chưa giải quyết được bài toán về phát triển năng lực đội ngũ giáo viên

Xuất phát từ những yêu cầu cà về mật lý luận và thực tiễn, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình là: “Phát triển giáo viên các trường mầm non huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đáp ứng chuẩn nghề nghiệp” với

mong muốn góp phần đẩy mạnh hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non tại các trường trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

3 Câu hồi nghiên cứu

- Công tác phát triển GVMN chuẩn nghề nghiệp có những nội dung nào?- Phát triển GV đáp ứng chuẩn nghề nghiệp các trường mầm non huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La hiện nay đang có những vấn đề như thế nào?

2

Trang 13

- cần phải có những biện pháp nào để phát triển GV các trường mầm non huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đáp úng chuẩn nghề nghiệp?

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Giáo viên các trường mầm non huyện Phù Yên, tình Sơn La đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Phát triển GV các trường mầm non huyện Phù Yên, tinh Sơn La đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

5 Giả thuyết khoa học

Đổi mới giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay đặt ra những yêu cầu cho GVMN phát triển theo chuẩn nghề nghiệp Nếu đề xuất và thực hiện đồng

bộ các biện pháp phát triển GV các trường mầm non huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La theo chuẩn nghề nghiệp thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng GV nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển GV các trường mầm non huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

- Khảo sát thực trạng phát triển GV các trường mầm non huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và phân tích nguyên nhân

- Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân, đề xuất một số biện pháp phát triển GV các trường mầm non huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

7 Giới hạn phạm vi nghiên cửu

Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu trong 05 năm (từ 2018 đến nay)

Địa bàn nghiên cứu: Tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Khách thê điều tra: Cán bộ quản lý giáo dục, GV trong 05 trường mầm non

trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

3

Trang 14

8 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt là quản lý hoạt động giáo dục nhà trường; phân tích, phân loại, xác định các khái niệm cơ bản; tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Chù yếu là điều tra thông tin bằng phiếu, thu thập ý kiến chuyên gia, thu thập, xử lý các dừ liệu, tìm hiểu thực trạng Các phương pháp cơ bản: Điều tra, tổng hợp, phân tích, đánh giá, nêu vấn đề và đề xuất những biện pháp kết hợp với trao đổi, phỏng vấn,

Phương pháp xử lý thông tin

Ngoài các phương pháp trên tác giã còn sử dụng các phương pháp xử lý số liệu thống kê để bổ trợ, bổ sung việc xử lý kết quả

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khào, phụ lục luận văn gồm có 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển GV mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

Chương 2: Thực trạng về phát triển GV các trường mầm non huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

Chương 3: Biện pháp về phát triển GV các trường mầm non huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

4

Trang 15

CHƯƠNG 1Cơ SỞ LÝ LUẬN VÈ PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN MÃM NON ĐÁP ỨNG

CHUẨN NGHỀ NGHIỆP1.1 Tổng quan nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu về đội ngũ giảo viên mầm non

Giáo viên mầm non là nguồn nhân lực cho nền GDMN góp phần quyết định nhất chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng - GD trẻ ở các trường mầm non, một bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân Vì vậy, trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học GD đã có nhiều công trình nghiên cứu về GVMN: Vai trò, mô hình nhân cách người GVMN, đặc điếm lao động nghề nghiệp người GVMN, các phẩm chất và năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu chăm sóc nuôi dưỡng GD trẻ mầm non, Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu

biếu thế hiện trong các đề tài khoa học và bài báo khoa hoa học như sau:

Tác giả Lam Hồng và nhóm tác giả nghiên cứu đề tài khoa học, (2006)

“Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chuẩn GVMN đáp ứng yêu cầu đôi mới của GDMN' đã phân tích những vấn đề lý luận về cách tiếp cận xây dựng chuẩn nghề nghiệp GVMN Làm rõ cơ sở thực tiễn trong cách tiếp cận xây dựng chuẩn nghề nghiệp GVMN Làm rõ cơ sở thực tiễn trong tiếp cận xây dựng chuẩn nghê nghiệp GVMN trong thời kỳ đối mới; nghề dậy học và nhân cách của GVMN trong thời kỳ đổi mới; đổi mới GVMN hiện nay; phân tích hoạt động lao động cùa GVMN khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình đổi mới GDMN

Hội thảo về xây dựng mô hình nhân cách GVMN trong thời kỳ hội nhập quốc tế năm 2012 một số tác giả đã tập trung vào 06 nội dung chính:

- Quan điểm về nhân cách và đặc trưng nhân cách GVMN- Những yếu tố ảnh hưởng tới nhân cách GVMN trong giai đoạn hiện nay.- Những bất cập trong đào tạo GVMN ở các trường sư phạm hiện nay.- Vấn đề tổ chức, quản lý, sử dụng GVMN tại các cơ sở GDMN hiện nay.- Vấn đề phát triển nguồn nhân lực cho GD và ĐT nói chung và GDMN nói riêng đáp ứng yêu cầu phát triền của đất nước trong giai đoạn hiện nay

- Đề xuất mô hình nhân cách GVMN trong thời kỳ hội nhập quốc tế: Khả năng tiềm năng, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; nếp sống thói quen và cách

5

Trang 16

phẩm chất nhân cách,

Theo tác giả Nguyễn Thị Như Mai, “Nhận thức về sự cần thiết của sáng tạo trong nhân cách và thực trạng sáng tạo trong chăm sóc - giáo dục trẻ em của GVMN' đã nêu: Thời đại hiện nay đòi hỏi con người năng động, sáng tạo Để tạo ra lớp trẻ có khả năng sáng tạo thì bản thân người GVMN phải nhận thức được tầm quan trọng của năng lực sáng tạo trong nhân cách, phải nồ lực sáng tạo trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, Sáng tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu cùa nhân cách người lao động hiện đại Vì vậy, đào tạo những GVMN có năng lực sáng tạo là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay

Lê Thị Phương Thảo (2013), “Biện pháp phát triển đội ngũ giảo viên tiêu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đáp ứng chuẩn nghề nghiệp ”, đã phân

tích rõ thực trạng giáo viên và công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn, đồng thời đề xuất được một số biện pháp cần thiết, khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Nguyễn Thị Thu Hà (2015), “Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngữ giảo

viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở trường trung học cơ sở Nguyền Huy Tưởng, Đông Anh, Hà Nội”, Luận văn đã nghiên cứu lý luận về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và đề xuất các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng các tiêu chuấn, tiêu chí nghề nghiệp trong giai đoạn thực hiện đổi mới giáo dục hiện nay

Phạm Văn Hòa (2017), “Phát triển đội ngũ giáo viên trường dạy nghề quân đội theo tiếp cận năng lực" luận án tiến sĩ ngành Quản lý giáo dục Luận

án đã tập trung đánh giá về đội ngũ giáo viên trong trường dạy nghề quân đội theo hướng tiếp cận năng lực Qua đó, tác giả chỉ ra những điếm mạnh, điểm yếu và đề xuất giải pháp để phát triển đội ngũ giáo viên này

Có thể nói, các nghiên cứu về GVMN nói trên sẽ là cơ sở để đưa ra các vấn đề phát triển đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp

1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

- về phát triển đội ngũ giảo viên mầm non:

Chất lượng của giáo dục đại học nói chung và giáo dục mầm non nói riêng tốt hay chưa đạt yêu cầu là do nhiều điều kiện mang lại, tuy nhiên yếu tố

6

Trang 17

tính chất quyết định đến chất lượng giáo dục là do đội ngũ GV, sự phát triển của GV Có thể nói, vấn đề phát triển đội ngũ GV là trung tâm của các chương trình cải cách, đối mới giáo dục của các nước trên thế giới.

Phát triển giáo viên các trường mầm non hiện nay được nhiều nước trên thế giới thực hiện theo nhiều cách khác nhau Fumiko Shinohara (2004 “ICTs in Teachers Training, UNESCO”); Harry Kwa (2004 “Information Technology Training Program for Student and Teachers”); David C.B (1979 “Teachers”) đã nghiên cứu, cũng như phát triền đội ngũ GV dưới góc độ nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và chú trọng tới chất lượng GV; đề cao phát triển bền vững và sự thích ứng nhanh của GV trước tiến trình phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế [dẫn theo 16, tr 8]

Tại hội thảo Cambridge về nhà giáo cho thế kỷ 21, người ta đã đặt ra 5 yêu cầu cốt lõi đối với nhà giáo là: Kiến thức, kỹ năng sư phạm, phẩm chất, thái độ và niềm tin Tại “Diễn đàn Giáo dục cho mọi người”, do UNESCO (Dakar, Senégal Tháng 4/2000), coi chất lượng giáo viên là một trong mười yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục [35, tr 29]

Đối với Nhật Bản, họ rất quan tâm và chú trọng tới công tác phát triển đội ngũ giáo viên Luật Giáo dục Nhật Bản quy định: “Địa vị xã hội của giáo viên phải được tôn trọng, sự đối xử đúng đắn và phù hợp với giáo viên phải được đảm bảo” Đe trở thành giáo viên phổ thông phải có chứng chỉ sư phạm và có quy chế bồi dưỡng bắt buộc hàng năm đối với giáo viên phồ thông mới vào nghề Giáo viên đương nhiệm được bồi dưỡng bằng nhiều hình thức, ở nhiều cấp với phương thức đối mới, đa dạng Chính sách đãi ngộ GV chù yếu thể hiện qua lương, phụ cấp, trợ cấp Mức tăng lương dựa vào thành tích và thâm niên công tác, trung bình 1 năm hoặc 2 năm một lần Giáo viên trường công ở Nhật Bản được hưởng nhiều loại trợ cấp, quan trọng nhất là tiền thưởng 3 lần trong năm và cao gấp 5,2 lần lương tháng [dần theo 16, tr 9]

Đối với Cộng hòa Pháp - quốc gia có nền giáo dục phát triển cao thuộc cộng đồng Châu Âu, có quy định về tuyển dụng GV phải thông qua thi tuyển (vào ngạch công chức giáo viên) Các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Bộ có thể tuyển dụng GV cộng tác (Giáo viên hợp đồng) để giảng dạy các môn về kỳ

7

Trang 18

thuật và dạy nghê Giáo viên của cơ sở giáo dục tư thục cũng được hưởng chính sách nâng ngạch bậc như GV các cơ sở giáo dục công lập về chế độ ưu đãi GV, Luật giáo dục Cộng hòa Pháp có quy định: Giáo viên chính thức hoặc thực tập sinh có quyền có nhà ở hoặc có phụ cấp nhà ở, lương chính của giáo viên trung học và tương đương, ngoài lương theo văn bằng còn có lương theo cấp bậc và trợ cấp bù giá [dẫn theo 31, tr 9].

Raja Roy Singh đã nghiên cứu về phát triển đội ngũ GV thông qua việc nghiên cứu xác định vai trò, vị trí của GV trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp và nội dung phát triền đội ngũ GV: Giáo viên không chỉ là nhà chuyên môn mà còn là nhà giáo dục, nhà khoa học, người tư vấn, hướng dẫn, người học tập suốt đời [dẫn theo 18, tr 7]

Như vậy, nhiều nước trên thế giới đều nhận thức sâu sắc vai trò then chốt của giáo dục, đào tạo (đặc biệt là GV) đối với sự phát triển của đất nước, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục sẽ quyết định nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội

ớ Việt Nam, đồi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn lực lao động Để đổi mới giáo dục, đào tạo đạt hiệu quả thì việc phát triển đội nhà giáo trở nên rất quan trọng và cấp thiết hiện nay

Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, chế độ chính sách để tập trung phát triển đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng của đội ngũ này để đáp ứng yêu cầu của thực tiền giáo dục đào tạo ở Việt Nam Nghị quyết TW khóa VIII đã nêu:“Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục” [dẫn theo 36],

Trong chiến lược phát triền giáo dục giai đoạn năm 2011 - 2020 của Chính phủ cũng đã nêu rõ: “Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục” [dẫn theo 37],

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: Đổi mới

8

Trang 19

căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quổc tế, trong đó, đối mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt.

Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2001-2010 đã xác định mục tiêu, các nhiệm vụ chủ yếu, các giải pháp cho việc xây dựng và phát triền đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 đã đề ra các giải pháp phát triển giáo dục, trong đó có giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trong giải pháp này khẳng định: đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đối mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015

- về phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp:

Cùng với việc phát triển đội ngũ GV hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết đăng trên các tạp chí bàn về phát triến đội ngũ nhà giáo theo chuẩn nghề nghiệp, tiêu biểu có một số công trình sau:

Lê Hoàng Dự (2018), Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay, bài viết đã nêu lên Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện phát triển đội ngũ giáo viên mầm non Từ những cơ sở thực tiễn, tác giả bài viết đã nêu lên giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay

Tạ Hoa Dung (2018), Một số đề xuất nghiên cứu vẩn đề quán lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non ngoài công lập ở thành phố Hà Nội theo hướng “chuân hóa" [42], bài viết tập trung nghiên cứu các cơ sở khoa học góp phần tạo ra cơ sở lí luận vững chắc để xác định một vài định hướng nghiên cứu mới về vấn đề quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non ngoài công lập nhàm nâng cao chất lượng các trường mầm non ngoài công lập ở TP Hà Nội hiện nay

9

Trang 20

yêu cầu đôi mới giáo dục và đào tạo [43], bài viết cho rằng, đội ngũ nhà giáo là nhân tố quyết định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non Trong những năm qua đội ngũ giáo viên mầm non đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, nhiều chế độ chính sách cho giáo dục mầm non được ban hành Tuy nhiên giáo dục mầm non vẫn đang đối diện nhiều khó khăn và thách thức Một bộ phận đội ngũ nhà giáo còn hạn chế về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đòi hởi những giải pháp cơ bản để thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu đồi mới giáo dục mầm non.

Như vậy, việc phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung, phát triến giảng viên nói riêng hiện nay là một vấn đề rất quan trọng nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo, nhiều nhà khoa học Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên mới chỉ tập trung vào một số nội dung cơ bán mang tính lý luận chung của công tác phát triền đội ngũ giáo viên Do vậy, việc nghiên cứu phát triển giáo viên các trường mầm non ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La là hết sức cần thiết

1.2. Những khái niệm CO bẳn

1.2.1 Trường mầm non

Vai trò của giáo dục mầm non rất quan trọng bởi giáo dục mầm non như một sự khởi đầu mới mẻ cho những đứa trẻ, đây là môi trường giáo dục đầu tiên mà mồi đứa trẻ được tiếp xúc vì thế cần tạo được môi trường giáo dục lành mạnh, vui tươi, hòa đồng đế làm bước đệm hình thành nên nhân cách của đứa trẻ, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một

Theo Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 thì Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo

Giáo dục mầm non là một trong những cấp học của hệ thống giáo dục quốc dân Căn cử vào Điều 23 của Luật Giáo dục năm 2019 quy định về vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục mầm non như sau:

“Điều 23 Vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục mầm non:1/ Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuối đến 06 tuồi

2/ Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình

10

Trang 21

cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” [Dần theo 44],

Theo đó, trường mầm non là cơ sở giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng Trường mầm non do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý

Phòng giáo dục và đào tạo giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với trường mầm non

Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục quốc gia Việt Nam có mục tiêu được xác định rõ tại Thông tư sô 01/VBHN-BGD&ĐT vê ban hành Giáo dục mầm non: “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triến ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phấm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” [dẫn theo 16],

Trường mầm non có chức năng, nhiệm vụ được quy định rõ ràng, cụ thể tại điều 2, Điều lệ trường mầm non:

“1 Tồ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

2 Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cành khó khăn, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuồi Hằng năm, tự kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định về phố cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản

3, Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên đế thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

4 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật

11

Trang 22

5 Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.

6 Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân đế thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

7 Tố chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng

8 Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định

9 Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật”, [dẫn theo 16]

1.2.2 Giáo viên mầm non

Luật Giáo dục (2005) qui định: "Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảngdạy, giáo dục trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác", "Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phố thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên" [45, tr 24],

Theo Điều 34, Điều lệ trường mầm non quy định: “Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập" [47, tr 19],

Như vậy, giáo viên mầm non là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong độ tuổi từ 3 tháng đến 6 tuổi ở các cơ sở giáo dục

mầm non.1.2.3 Phát triển giáo viên trường mầm non

Trước hết cần làm rõ khái niệm “phát triển”, “phát triển” tuy ban đầu được các nhà kinh tế học định nghĩa là “tăng trưởng kinh tế”, nhưng nội hàm của nó từ lâu đã vượt khỏi phạm vi này, được nâng cấp sâu sắc hơn và chính xác hơn Theo Từ điển Tiếng Việt “phát triển” được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên Theo từ điển Tiếng Việt, phát triển có nghĩa là: "Biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp" [48, tr 112]

Như vậy, “phát triển” được hiểu là quá trình vận động và biến đổi làm cho tăng số lượng, thay đổi về chất lượng theo hướng tích cực và bền vững

Theo tác giả Nguyễn Quang Truyền thì phát triển đội ngũ giáo viên là

12

Trang 23

"Xây dựng một đội ngũ đủ vê sô lượng, đông bộ vê cơ câu, loại hình, đoàn kêt nhất tri trên cơ sở đường lối giáo dục của Đảng và ngày càng vững mạnh về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đủ sức thực hiện chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo" [dẫn theo 16, tr 11 ].

Trong đánh giá của Piper thì Phát triến đội ngũ giáo viên là công cụ mạnh nhất của công tác phát triển nhà trường Nó tập trung vào các biện pháp nhàm đạt được các mục tiêu trong tương lai và gắn chặt với lập kế hoạch chiến lược

Trong nghiên cứu này: Phát triển đội viên mầm non là làm cho đội ngũ giáo viên có năng lực và phàm chất mới cao hơn, đám bảo về số lượng, nâng cao chất lượng và đồng bộ về cơ cẩu. Sự phát triển đội ngũ giáo viên mầm non thể hiện: Phát triển về phẩm chất, trình độ chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn; đảm bảo đầy đủ về sổ lượng và có cơ cấu phù hợp

Vì vậy, phát triển đội ngũ giáo viên mầm non là khái niệm tống hợp bao gồm cả tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả

1.2.4 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Theo định nghĩa trong từ điển Bách khoa toàn thư giáo dục quốc tế, chuẩn (Standard) là mức độ ưu việt cần phải có để đạt được những mục đích đặc biệt; là cái đề đo xem điều gi là phù hợp; là trình độ thực hiện mong muốn trên thực tế hoặc mang tính xã hội [dần theo 16, tr 12]

“Chuẩn là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm cho đúng hay "là cái được chọn làm mẫu để thể hiện một đơn vị đo lường"

[dẫn theo 41, tr 13],

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay là mẫu hình hướng tới của giáo viên mầm non trong thời kỳ đồi mới giáo dục phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là căn cứ cho hoạt động đào tạo bồi dưỡng, giám sát, kiểm định và đám bảo chất lượng đội ngũ giáo viên Chuẩn được ban hành sẽ tạo nên sự thay đổi cơ bản trong quan niệm về người giáo viên, về chất lượng của đội ngũ giáo viên, về yêu cầu và nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, về các chính sách tạo điều kiện cho việc sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên, và lựa chọn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục

Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ GD&ĐT ban

13

Trang 24

hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non nêu rõ: “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là hệ thống phẩm chất, năng lực mà giảo viên cần đạt được đê thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non.” [7, tr 1].

1.2.5 Phát triển giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Phát triển giáo viên mầm non là phát triển người giáo viên mầm non có có những người gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc, có phẩm chất trong sáng, năng lực chuyên môn vững vàng, có ý chí kiên định trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo; biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời có khả năng tiếp thu các nền văn hóa tiến bộ của nhân loại, phục vụ tốt các yêu cầu của ngành giáo dục nói chung và nhà trường mầm non nói riêng

Phát triển giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp phải lấy chuẩn nghề nghiệp giáo viên làm mục tiêu hoạt động và phấn đấu, đồng thời là căn cứ để đánh giá kết quả đạt được của giáo viên qua một giai đoạn phát triển Phát triển giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu về nghề nghiệp đối với năng lực đào tạo của giáo viên và xác định những năng lực cần hình thành và phát triển ở giáo viên mầm non một cách rõ ràng

Phát triển giáo viên mầm non theo chuẩn chuẩn nghề nghiệp là quá trình tác động nhằm thay đôi một cách tích cực đến đội ngũ giáo viên mầm non theo hệ thống các yêu cầu cơ bán với 5 tiêu chuẩn về: phẩm chất nhà giáo; phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng môi trường giáo dục; phát triển moi quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng; sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân

tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thê hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giảo dục trẻ em.

1.3 Lý luận về giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp tại các trường mầm non

1.3.1 Vị tri, vai trò của giáo viên mầm non

"Giáo dục mầm non có vai trò khá đặc biệt trong chiến lược xây dựng nguồn lực con người", chính vì thế mà giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người mới cho xã hội xã hội chủ nghĩa

Đánh giá về vai trò, tầm quan trọng của người giáo viên, Chủ tịch Hồ Chí

14

Trang 25

Minh đã khẳng định “Có gi vẻ vang hơn là nghề đào tạo nhũng thế hệ sau này tích cực góp phần xây dụng Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản? Người Thầy giáo tốt - Thầy xứng đáng là người Thầy giáo - là người vẻ vang nhất Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song nhũng người Thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh” [49, tr 331 - 332],

Giáo viên là yếu tố quyết định đối với chất lượng giáo dục của nhà trường, vì vậy yêu cầu tất yếu là phải phát triển đội ngũ giáo viên một cách toàn diện và chất lượng

Trong trường mầm non, giáo viên giữ vị trí, vai trò chủ đạo trong các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ em Người giáo viên mầm non phải phát hiện, định hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ Quan hệ giữa giáo viên và trẻ như lời căn dặn của Bác: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ Muốn làm được thì trước hết phải yêu tré Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu Dạy trẻ cũng như trồng cây non Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt ”[49, tr 201],

Vai trò của người giáo viên mầm non được thể hiện rõ qua việc họ thực hiện nhiệm vụ, công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non

Đe thực hiện tốt hoạt động giáo dục, người giáo viên mầm non phải có những kiến thức, kĩ năng chăm sóc giáo dục trẻ, nắm vừng khoa học tâm lý giáo dục hiện đại, am hiểu đặc điểm trẻ em ở lứa tuồi này

1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên mầm non

Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non được quy định tại khoản 1 Điều 34 và Điều 35 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Văn bán hợp nhất 05/VBHN-BGDĐT năm 2014 như sau:

“Điều 35 Nhiệm vụ của giáo viên1 Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

2 Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi

15

Trang 26

trường giáo dục, tô chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mầu giáo độc lập.

3 Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đổi xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp

4 Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em

5 Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hóa; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng” [47, tr 20]

“Điều 37 Quyền của giáo viên:1 Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

2 Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

3 Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo

4 Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự

21]

1.3.3 Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Theo thông tư số 26/2018/QĐ-BGDĐT đã đưa ra tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (từ Điều 4 đến Điều 8)

16

Trang 27

Bảng 1.1 Các nội dung đánh giá GV mâm non theo chuân nghê nghiệp

Các nội dung đánh giá GV theo chuẩn

Các mức đánh giá (theo hướng dẫn tại

thông tư

Tiêu chuẩn 1 Phẩm chất nhà giáo

1 Tiêu chí 1 Đạo đức nhà giáo2 Tiêu chí 2 Phong cách làm việc

Tiêu chuẩn 2 Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

1 Tiêu chí 3 Phát triển chuyên môn bản thân2 Tiêu chí 4 Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm

sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em3 Tiêu chí 5 Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em

4 Tiêu chí 6 Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em5 Tiêu chí 7 Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em

6 Tiêu chí 8 Quản lý nhóm, lóp

Tiêu chuẩn 3 Xây dựng môi trường giáo dục

1 Tiêu chí 9 Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện

2 Tiêu chí 10 Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường

Tiêu chuẩn 4 Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng

1 Tiêu chí 11 Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi

dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em2 Tiêu chí 12 Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em

Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả

năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm

17

Trang 28

1.3.4 Yêu cầu đảnh giả chuân nghề nghiệp giáo viên mầm non

Yêu cầu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT như sau:

- Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.- Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thế của cơ sở giáo dục mầm non và địa phương

- Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT và có các minh chứng xác thực, phù hợp

1.3.5 về số lượng, chất lượng đội ngũ giảo viên

* về số lượng đội ngũ giáo viên mầm non:Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT quy định:- Đối với nhóm trẻ: Cứ 15 trẻ em/nhóm trẻ từ 03 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi; 20 trẻ em/nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi; 25 trẻ em/nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi: tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ

- Đối với lớp mẫu giáo: Cứ 25 trẻ em/lớp từ 3 tuổi đến 4 tuổi; 30 trẻ em/lóp từ 4 tuồi đến 5 tuổi; 35 trẻ em/lớp từ 5 tuồi đến 6 tuổi: tối đa 2,2 giáo viên/lớp

- Những cơ sở giáo dục mầm non không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lóp mẫu giáo thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lóp mẫu giáo như sau: Cứ 06 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi hoặc 08 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi, 11 trẻ từ 3 đến 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 đến 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 đến 6 tuổi thì được bố trí thêm 1,0 giáo viên

- Đối với nhóm trẻ ghép, lóp mẫu giáo ghép theo Điều lệ trường mầm non thì được bố trí định mức giáo viên theo quy định

18

Trang 29

- Đối với điểm trường chỉ có 01 nhóm trẻ hoặc 01 lớp mẫu giáo không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo thì được bố trí 2,0 giáo viên/nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.

* về số lượng đội ngũ giáo viên mầm nonCăn cứ Điều 9, 10, 11 chương III Quy định ban hành kèm Thông tư 26 năm 2018, giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ mỗi năm một lần và hiệu trưởng trường mầm non tồ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học Trong đó, giáo viên được xếp loại như sau:

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức tốt: Có tất cả các

tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức tốt;

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức khá: Có tất cả các

tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt từ mức khá trờ lên, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức khá trở lên;

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức đạt: Có tất cả các

tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên;

- Chưa đạt chuấn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá

chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó)

1.4 Nội dung phát triển giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp

1.4.1 Lập kế hoạch phát triến giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Quy hoạch giáo viên mầm non là một nội dung rất quan trọng về phát triển đội ngũ giáo viên để góp phần thực hiện các định hướng của huyện, Phòng GD&ĐT, của Hiệu trưởng các trường mầm non, phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, đồng thời làm nhiệm vụ điều khiển, điều chỉnh trong công tác qưản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý

Việc xây dựng quy hoạch tốt sẽ giúp cho cán bộ quản lý các trường mầm non có sự chủ động và linh hoạt để tìm hướng đi và cách làm riêng để phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, ổn định và có chất lượng đáp ứng được yêu cầu thúc đẩy sự phát triển nhà trường Đây là một hoạt động quan trọng, có vai trò chi phối đến hầu hết các hoạt động nhà trường, đảm bảo việc thực hiện

19

Trang 30

mục tiêu giáo dục.

Do đó, để làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non trong nhà trường cần quán triệt sâu sắc những quan điếm của Đảng, của Nhà nước bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ bên cạnh việc phát huy trác nhiệm của người cán bộ quản lý nhà trường Quy hoạch đội ngũ giáo viên phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, sứ mệnh nhà trường, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực

trạng một cách toàn diện về đội ngũ giáo viên hiện có

Khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non cần quán triệt quan điểm:

- Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non vừa là mục tiêu, vừa là động lực đế đảm bảo hoàn thành các mục tiêu giáo dục và phát triển nhà trường

- Phát triển đội ngũ giáo viên phải được xem là nhiệm vụ của mỗi cán bộ quản lý và của mồi giáo viên

Việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non phải được thực hiện một cách bài bản theo quy trình:

Bước 1: Phân tích điều kiện thực tế, xác định mục tiêu phát triển giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

Bước 2: Đánh giá thực trạng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ;Bước 3: Quy hoạch phát triển đội ngũ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp;

Bước 4: Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

Đe xây dựng tốt quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non trong nhà trường, thi trước hết cán bộ quản lý cần làm tốt công tác dự báo giáo dục Đối với việc xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non thì việc này giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý biết trước được xu thế, có kế hoạch, phương pháp tác động để đạt kết quả mong muốn trong việc phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo yêu cầu thực tiễn đòi hỏi

Muốn dự báo chính xác để phát triển đội ngũ giáo viên mầm non cho từng năm, từng giai đoạn cụ thể lãnh đạo nhà trường cần tiến hành điều tra, phân tích một số vấn đề liên quan như: Các yếu tố về kinh tế - xã hội địa phương; Xác định quy mô dân số và khả năng thu hút học sinh của nhà

20

Trang 31

trường; năm vững quy định của Nhà nước vê tỷ lệ sô học sinh/giáo viên; Dự tính được tải trọng chuyên môn hay số giờ dạy/năm mà giáo viên phải đảm nhận;

Xác định cơ cấu độ tuổi, giới tính của đội ngũ giáo viên nhà trường để tính tỷ lệ hao hụt giáo viên qua từng năm, từng giai đoạn từ đó có kế hoạch cân đối, bổ sung, thay thế;

Đánh giá được năng lực, trình độ đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện tại và vai trò, vị trí, yêu cầu về phẩm chất, năng lực của đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp trong giai đoạn phát triển tiếp theo của nhà trường,

Nội dung quy hoạch phát triển giáo viên mầm non phải toàn diện nêu được nhiệm vụ trọng tâm, phản ánh mục tiêu quản lý nhà trường Quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phải do hiệu trưởng nhà trường soạn thảo và ban hành với sự tham gia thảo luận rộng rãi của tập thề cán bộ quàn lý, giáo viên và các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường

Đe thực hiện tốt kế hoạch, cán bộ quản lý cần xác định rõ lộ trình và các điều kiện thực hiện lộ trình đó Định kỳ hằng năm phải tiến hành kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức thực hiện

Quy hoạch, kế hoạch là sản phẩm của hoạt động quản lý, nó là kết quả của quá trình tư duy, là công cụ quan trọng của người hiệu trưởng Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo viên là một phương pháp tiếp cận hợp lý đề đạt mục tiêu đã định từ trước, hơn nữa đây là phương pháp tiếp cận không tách rời khỏi môi trường

1.4.2 Tuyển dụng giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

Tuyển dụng là một nội dung quan trọng trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non Thông qua hoạt động tuyển dụng này, giúp nhà trường tìm được những giáo viên có năng lực tốt, trình độ chuyên môn cao, phấm chất và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

Tuyển dụng giáo viên mầm non là hoạt động nhằm bổ sung giáo viên cho nhà trường, đây là một hoạt động hết sức quan trọng vì nó không chỉ đàm bảo đủ số lượng giáo viên mà còn giúp nhà trường kiện toàn bộ máy để thực hiện chất lượng giáo dục của nhà trường

21

Trang 32

Để đạt được điều đó, hoạt động tuyền dụng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp hiện nay cần phải xuất phát từ một số yêu cầu như:

Một là, dựa vào sứ mệnh, tầm nhìn và nhiệm vụ của nhà trường;

Hai là, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo viên của nhà trường trong một giai đoạn cụ thể

Ba là, căn cứ vào yêu cầu, vị trí việc làm và nhu cầu của nhà trường

Bon là, đảm bảo tính công tâm, khách quan, cần sử dụng nhiều hình thức để tuyển chọn như: Thi tuyển, xét tuyển và các hình thức phỏng vấn nhằm đánh giá về kiến thức giao tiếp, hiểu biết xã hội, nguyện vọng, hưóng phấn đấu của người dự tuyển

Đề thực hiện tốt công tác tuyến dụng giáo viên mầm non, đòi hỏi người làm công tác tuyển dụng cần nắm vững mục tiêu, nội dung, yêu cầu và quy trình tuyển dụng và cần căn cứ chuẩn nghề nghiệp và điều kiện của nhà trường để xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng Các bước tuyển dụng bao gồm:

1 Xác định phấm chất nhà giáo (các tiêu chí đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn 1): Trong quá trình tuyển dụng, nhà trường cần đặc biệt chú trọng đánh giá phẩm chất nhà giáo của ứng viên, bao gồm lòng nhiệt huyết, tôn trọng học trò và đồng nghiệp, trách nhiệm, kiên nhẫn và kỷ luật Sự sẵn sang tuân thủ các quy định và rèn luyện đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hồ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo

2 Xác định chuyên môn, nghiệp vụ (các tiêu chí đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn 2): Quá trình tuyển dụng cần đảm bảo rằng ứng viên có kiến thức chuyên môn sâu rộng và kỳ năng nghiệp vụ phù hợp với vị trí mà họ đang ứng tuyển Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ sư phạm mầm non; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đồi mới giáo dục, tồ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non

3 Xây dựng môi trường giáo dục các tiêu chí đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn 3): Nhà trường cần xem xét khả năng của ứng viên trong việc xây dựng môi trường học tập tích cực, linh hoạt và thúc đẩy sự phát triến toàn diện của học sinh

22

Trang 33

4 Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng các tiêu chí đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn 4): Trong quá trình tuyển dụng, nhà trường cần đánh giá khả năng của ứng viên trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh và cộng đồng, thông qua các hoạt động như gặp gỡ phụ huynh, tổ chức sự kiện văn hóa, và liên kết với các tố chức xã hội.

5 Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật (các tiêu chí đánh giá đáp ứng tiêu chuấn 5): Quá trình tuyển dụng cũng cần đánh giá khả năng sử dụng ngoại ngừ, công nghệ thông tin và thể hiện khả năng nghệ thuật của ứng viên trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Đăc biêt, viêc tố chức tuyển chon cần phải thành lâp Hôi đồng tuyển dụng hoăc bô phận tồ chức cán bô để triển khai theo đúng quy trình Tuyển chon giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp đòi hỏi các trường phái căn cử vào các yêu cầu, tiêu chuẩn của giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đế thưc hiên tuyến chon có hiêu quả

1.4.3 Sử dụng đội ngũ giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

Sử dụng giáo viên là phân công nhiệm vụ, cắt cử giáo viên vào nhừngvị trí việc làm phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để họ nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục đồng thời có khả năng sáng tạo trong công việc Hoạt động này đòi hỏi cán bộ quản lý nhà trường phải có tầm nhìn, có bộ óc sáng suốt để nhìn nhận, đánh giá đúng giá trị của người giáo viên mầm non

Việc này đảm bảo cho giáo viên mầm non đủ số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu chuần nghề nghiệp, đảm bảo sự phân công đúng người đúng việc, đảm bào đúng thời hạn, linh hoạt, mềm dẻo trong sử dụng giáo viên Và để làm tốt công tác sử dụng giáo viên mầm non đòi hởi cán bộ quản lý nhà trường phải làm tốt một số công việc sau:

1/ Đánh giá đúng năng lực cùa giáo viên.2/ Nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng của mồi cá nhân, tìm ra ưu, nhược điểm để có sự phân công lao động hợp lý phát huy được ưu thế của họ;

3/ Xây dựng quy chế làm việc, phân công một cách rõ ràng, công bàng;4/ Gắn chặt các nghĩa vụ với quyền lợi, đảm bảo công bằng trong khen

23

Trang 34

thưởng, đãi ngộ

Sừ dụng giáo viên mầm non là khâu quan trọng trong công tác phát triến giáo viên, vì có sắp xếp sử dụng hợp lý đúng người đúng việc mới tạo điều kiện cho từng giáo viên phát huy được khả năng của họ Để làm tốt công tác này đòi hỏi người hiệu trưởng cần tìm được sự thống nhất chung từ nguyện vọng của giáo viên, sự đề nghị, tham mưu của tổ chuyên môn, sự bàn bạc dân chủ với đại diện Ban Chấp hành Công đoàn và Đoàn Thanh niên từ đó mới đưa ra quyết định quăn lý của mình Ngoài ra, phải thật sự công bằng và khách quan nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của đội ngũ giáo viên và lợi ích học sinh, đồng thời hướng đến nâng cao chất lượng

1.4.3 Đào tạo, bồi dưững giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

Công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, có kỹ năng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn giảng dạy cho đội ngũ giáo viên mầm non là yêu cầu cấp thiết hiện nay Đào tạo chủ yếu là hình thành năng lực nghề nghiệp ban đầu, bồi dưỡng được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người học, được cấp chứng chỉ sau khi kiểm tra đạt được những yêu cầu theo chuẩn nghề nghiệp

Việc xác định nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên mầm non phải căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, công việc thực tế

Đe đạt được mục tiêu giáo dục mầm non nói chung, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nói riêng thì cán bộ quản lý phải xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng hợp lý, bám sát mục tiêu đặt ra và trên cơ sở các tiêu chí mà chuẩn nghề nghiệp đã quy định Nội dung bồi dưỡng xây dựng phải bám sát mục tiêu, phù họp với sự hình thành và phát triển kỳ năng nghề nghiệp của giáo viên, đảm bảo tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành phải cân đối

Như vậy, việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giúp cho nhà quản lý biết được những nội dung sẽ triển khai trong quá trình bồi dưỡng; trình tự thực hiện các hoạt động được sắp xếp có tính khả thi, có phù hợp với thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non? Các trường cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đồng thời cần tạo điều kiện

24

Trang 35

để giáo viên thuận lợi trong việc tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Xây dựng môi trường tự học, tự nghiên cứu cho đội ngũ giáo viên một cách rộng rãi trong nhà trường.

Quá trình đào tạo, bồi dưỡng này nên được thực hiện thường xuyên với sự đa dạng hóa các nội dung và hình thức thực hiện đảm bảo sự phát triến mạnh về chất lượng giáo viên mầm non Công tác đào tạo, bồi dưỡng có thể thực hiện theo các hình thức chính quy hoặc không chính quy, tập trung dài hạn hay ngắn hạn, tự bồi dưỡng

Một số nguyên tắc cơ bản khi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp là:

Một là: Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và nhu cầu phát triển giáo viên của nhà trường; Bảo đảm tất cả cán bộ quản lý và giáo viên đều được tham gia bồi dưỡng

Hai là'. Bồi dưỡng có trọng tâm, tập trung vào các vấn đề mới, những khó khăn mà thực tiễn hoạt động của giáo viên gặp phải; bảo đảm tính kế thừa, phát triền và hệ thống; không gây quá tải cho giáo viên Khuyến khích quá trình tự học, tự bồi dưỡng, của giáo viên

Ba là: phát huy vai trò nòng cốt của cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán

trong việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên nhà trường theo chuẩn nghề nghiệp

Bốn là: Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đều phải được kiểm tra, đánh giá

thường xuyên và đó sẽ là cơ sở quan trọng để xét thi đua giáo viên

Quy trình đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non để đạt chuẩn có thể được thiết lập theo các yêu cầu cùa bạn như sau:

1 Rà soát việc đáp ứng các tiêu chuẩn giáo viên và phân loại giáo viên: Căn cứ chuẩn nghề nghiệp, xác định hệ thống tiêu chí đánh giá để đánh giá các giáo viên hiện tại dựa trên các tiêu chuẩn nghề nghiệp và phẩm chất nhà giáo Phân loại giáo viên theo năng lực và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ

2 Xây dựng nội dung chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp năng lực từng nhóm giáo viên sau phân loại: Dựa trên kết quả phân loại, thiết kế chương trình đào tạo riêng cho từng nhóm giáo viên để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của họ

25

Trang 36

3 Xác định các hình thức, phương pháp bôi dưỡng: Chọn ra các phương pháp đào tạo phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của từng nhóm giáo viên, bao gồm học tập trực tuyến, đào tạo nội bộ, thực hành tại lớp học, và các hoạt động thực tế.

4 Tổ chức đào tạo bồi dưỡng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (các tiêu chuẩn 1, 2, 3, 4, 5): Phát triển chương trình đào tạo chi tiết, bao gồm các chủ đề như phương pháp giảng dạy, quản lý lóp học, đánh giá học sinh, phát triển chuyên môn, và nâng cao phẩm chất nhà giáo; Tổ chức các khoá đào tạo theo chủ đề và mức độ phù hợp với từng nhóm giáo viên

r m Ậ 1 1 • Ậ Á 4- r 1 * r F 4-/\4- rr 9• r •m Ậ 1 r 1 •Ậ

5 Tô chức kiêm tra đành giá mức độ đáp ứng cua giáo viên: Tô chức kiêm tra định kỳ đế đánh giá kết quả đào tạo và bồi dưỡng của giáo viên; Xác định mức độ đáp ứng của giáo viên đối với các tiêu chuẩn nghề nghiệp và phẩm chất nhà giáo, từ đó cung cấp phản hồi và hỗ trợ cần thiết đề giáo viên có thể cải thiện kỹ năng và năng lực của mình Sử dụng các phương pháp đánh giá đa chiều, bao gồm cả đánh giá của cấp trên, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh, để đánh giá sự đáp ứng cùa giáo viên đối với chuẩn nghề nghiệp và phẩm chất nhà giáo

6 Tạo điều kiện để giáo viên tiếp tục phát triển: Cung cấp các cơ hội đào tạo liên tục và chuyên sâu để giáo viên có thể duy trì và nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của mình; Khuyến khích giáo viên tham gia các hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia cộng đồng chuyên môn và nhóm nghiên cứu

Quy trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên mầm non theo các yêu cầu trên cần sự quản lý chặt chẽ, tính linh hoạt và liên tục cải tiến để đảm bão rằng đội ngũ giáo viên luôn đáp ứng được các chuẩn nghề nghiệp và phẩm chất nhà giáo đặt ra

ỉ.4.4 Kiểm tra, đánh giá giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả hoặc phẩm chất của giáo viên dựa trên những những thông tin thu thập được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đưa đến kết luận một cách chính xác và khách quan nhất

Trong quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non cũng đã chì rõ

26

Trang 37

yêu cầu và quy trình đánh giá giáo viên Cụ thể tại Điều 9 đã đưa ra yêu cầu đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non bao gồm:

- Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chù.- Dựa trên phấm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục mầm non và địa phương

- Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định này và có các minh chứng xác thực, phù họp

Tại Điều 10 về Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đã quy định quy trình đánh giá như sau:

- về quy trình đánh giá:+ Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;+ Cơ sớ giáo dục mầm non tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

+ Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiền thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua các minh chứng xác thực, phù họp

- Kết quả xếp loại đánh giá:Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí: Đạo đức nhà giáo, Phong cách làm việc, Phát triển chuyên môn băn thân, Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hưởng phát triến toàn diện trẻ em, Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em, Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em, Quản lý nhóm, lớp, Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện đạt mức tốt;

+ Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí Đạo đức nhà giáo, Phát triển chuyên môn bân thân, Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triến toàn diện trẻ em, Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em, Quan sát và đánh giá sự

27

Trang 38

phát triên của trẻ em, Quăn lý nhóm, lớp, Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện đạt mức khá trở lên;

+ Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên;

+ Chưa đạt chuấn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó)

Tại điều 11 về Chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định:

- Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ mồi năm một lần vào cuối năm học.- Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tố chức đánh giá giáo viên

theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học

- Trong trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của cấp trên quản lý, cơ sở giáo dục mầm non rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên”

Một số nội dung kiểm tra, đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá đáp ứng chuẩn nghề nghiệp2 Thiết lập các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra theo chuẩn nghề nghiệp

3 Lựa chọn lực lượng, hình thức kiểm tra phù hợp4 Thu thập các thông tin đa chiều, chính xác

5 Đưa ra các kết luận, đánh giá

1.4.5 Chế độ, chính sách đãi ngộ tạo động lực cho giáo viên

Đây là quá trình nhà trường quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên để họ có thể hoàn thành hiệu quà nhiệm vụ được giao góp phần đạt tới mục tiêu giáo dục Đây là điều kiện cần thiết nhất để động viên, khuyến khích giáo viên cống hiến cho sự nghiệp giáo dục Một chế độ chính sách, đãi ngộ tốt, hợp lý sẽ giúp cho giáo viên tái tạo lại sức lao động tốt hơn và ngược lại

Chế độ, chính sách, nhất là chế độ khen thường kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng, nó chi phối mạnh mẽ việc hình thành và phát huy tiềm năng, sự nhiệt tình, gắn bó của giáo viên với công việc Chế độ, chính sách và chế độ

28

Trang 39

khen thưởng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công tác của giáo viên Chính vì thế cán bộ quản lý nhà trường cần thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách, đảm bảo quyền lợi vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên như nâng lương, phụ cấp, trợ cấp khó khăn, tiền thưởng, phúc lợi, tiền tăng giờ, chế độ nghỉ hè Phải tạo điều kiện về thời gian và phương tiện cho đội ngũ giáo viên hoàn thành nhiệm vụ được phân công như trang bị đồ dùng dạy học, giáo viên có sách tham khảo, có phòng làm việc, phòng nghỉ, cung cấp văn phòng phẩm, trang bị phòng máy vi tính nối mạng cho giáo viên truy cập thông tin Chú ý tổ chức tham quan du lịch, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao trong nhà trường để xây dựng khối đại đoàn kết, môi trường sư phạm lành mạnh.

Thực hiện các chế độ, chính sách chính là những hành vi ứng xử của nhà trường đối với giáo viên mầm non thông qua nhiều biện pháp khác nhau nhằm đạt được mục tiêu nhất định Việc thực hiện chế độ, chính sách có 2 dạng cơ bản: tinh thần (tặng giấy khen, bằng khen, thăng chức ) hay vật chất (lương, thưởng, nhà ở ) với điều kiện tạo cho mọi mặt của giáo viên được ổn định và ngày càng tốt hơn

Đề giúp giáo viên yên tâm công tác và cống hiến cho giáo dục mầm non, Chính phú ban hành Nghị định số 06/2018/NĐ-CP quy định chính sách cụ thê đổi với 4 nhóm đối tượng giảo viên mầm non Theo đó, giáo viên mầm non làm

việc theo chế độ hợp đồng lao động ở các cơ sở công lập, nếu đủ tiêu chuẩn chức danh giáo viên mầm non hạng IV (mã số v.07.02.06) trở lên thì được ký hợp đồng lao động, xếp lương ở chức danh giáo viên mầm non hạng IV, được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành như giáo viên mầm non là viên chức trong các cơ sở công lập

1.5 Những yếu tố ănh hưởng đến phát triến giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

1.5.1 Yeu tố khách quan

Một là, sự phát triển của khoa học và công nghệ

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ trong thời đại ngày nay (đặc biệt là sự phát triển cùa thời kỳ công nghệ 4.0) có tác động rất lớn đến các hoạt động của ngành giáo dục, trong đó có cả đội ngũ giáo viên Để đáp

29

Trang 40

ứng yêu cầu phát triển đó thì đội ngũ giáo viên cũng ngày càng phát triển hơn nữa để hoàn thành tốt các nhiệm vụ giáo dục Ngoài những yêu cầu cơ bản, thì giáo viên còn phải có khả năng khai thác, tìm kiếm thông tin, tài liệu phục vụ cho giảng dạy; phải biết vận dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào bài học Nếu không theo kịp thì giáo viên sẽ bị bỏ lại, không thế theo kịp và chắc chắn sẽ bị công việc loại trừ Chính vì thế, giáo viên phải tích cực học

Các văn bản chỉ đạo để phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT); Chương trình giáo dục mầm non (Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT); Các văn bản này ảnh hưởng tới công tác quản lý, điều hành của cán bộ quản lý các trường, là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện hiệu quả quản lý và phát triền đội ngũ giáo viên mầm non

Ba là, các yếu tố kinh tế - xã hội

Sự phát triển của kinh tế - xã hội của địa phương với những chỉ tiêu chủ yếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế có tác động đến các hoạt động giáo dục theo nhiều góc độ Mặt khác kinh tế phát triển sẽ giúp cho các lực lượng xã hội có trách nhiệm và tích cực hơn trong hoạt động xã hội hóa giáo dục, đóng góp, ủng hộ xây dựng nhà trường, quan tâm đến đời sống giáo viên và các hoạt động giáo dục khác Kinh tế xã hội địa phương phát triển sẽ tạo ra một môi trường tốt đề giáo viên có cơ hội tiếp cận với những cái mới, cái tốt của xã hội Được đáp ứng tốt nhu cầu sống, đảm bảo sự an tâm công tác cho họ

1.5.2 Yếu tố chủ quan

Thứ nhất, nhận thức của các lực lượng tham gia công tác xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non đạt chuẩn nghề nghiệp hiện nay

30

Ngày đăng: 04/09/2024, 10:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w