1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tỉ lệ phân bố các loại vi khuẩn rickettsiaceae gây bệnh trên Ấu trùng mò, ve và bọ chét trưởng thành tại hà nội và phú thọ

95 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu tỉ lệ phân bố các loại vi khuẩn Rickettsiaceae gây bệnh trên ấu trùng mò, ve và bọ chét trưởng thành tại Hà Nội và Phú Thọ
Tác giả Ma Thị Huyền
Người hướng dẫn TS Lê Thị Hội, PGS.TS Trần Văn Tuấn
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Vi sinh vật
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 6,6 MB

Nội dung

Nghiên cứu tỉ lệ phân bố các loại vi khuẩn rickettsiaceae gây bệnh trên Ấu trùng mò, ve và bọ chét trưởng thành tại hà nội và phú thọ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

MA THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU TỈ LỆ PHÂN BỐ CÁC LOẠI VI KHUẨN RICKETTSIACEAE GÂY BỆNH TRÊN ẤU TRÙNG MÒ, VE VÀ BỌ CHÉT TRƯỞNG THÀNH TẠI HÀ NỘI VÀ PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

MA THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU TỈ LỆ PHÂN BỐ CÁC LOẠI VI KHUẨN RICKETTSIACEAE GÂY BỆNH TRÊN ẤU TRÙNG MÒ, VE VÀ BỌ CHÉT TRƯỞNG THÀNH TẠI HÀ NỘI VÀ PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Vi sinh vật Mã số: 8420101.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS LÊ THỊ HỘI PGS.TS TRẦN VĂN TUẤN

Hà Nội – 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đạo tạo Sau đại học cùng toàn thể các thầy cô của Bộ môn Vi sinh, Khoa Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Lê Thị Hội, giảng viên Bộ môn Vi sinh – Ký sinh trùng lâm sàng, Khoa Kỹ thuật Y học, Trường Đại học Y Hà Nội người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài nghiên cứu, chỉ dạy cho tôi nhiều bài học trong học tập nghiên cứu cũng như trong cuộc sống

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Văn Tuấn, giảng viên Bộ môn Vi sinh, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội người đã định hướng, tạo cơ hội học tập cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Vũ Trung đã tạo điều kiện cho tôi trong mọi hoạt động của nghiên cứu Các anh chị trong dự án ―Nghiên cứu điều

tra bệnh Rickettsia, sốt mò và sốt Q tại bệnh viện và cộng đồng trên toàn quốc‖ đã

hỗ trợ em trong suốt quá trình làm việc và triển khai đề tài Xin cảm ơn các anh chị đồng nghiệp tại khoa Kỹ thuật Y học, Đại học Y Hà Nội luôn quan tâm, chia sẻ cho tôi những kinh nghiệm quý báu, giúp tôi rèn luyện kỹ năng thực hành, tác phong trong môi trường làm việc

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô bờ đến những người thân trong gia đình cùng toàn thể bạn bè đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Học viên

Ma Thị Huyền

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Ma Thị Huyền, học viên cao học khóa 2020-2022 Tôi xin cam đoan đã hoàn thành luận văn này một cách nghiêm túc, minh bạch

Đây là đề tài độc lập của riêng tôi Các số liệu sử dụng phân tích trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định do chúng tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan Các kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác

Học viên

Ma Thị Huyền

Trang 5

1.1.4 Phân bố dịch tễ của bệnh do vi khuẩn họ Rickettsiaceae 13

1.2 Ngoại ký sinh truyền bệnh Rickettsia 17

1.2.1 Đặc điểm phân bố Rickettsia trên ve, mò, bọ chét và chấy rận 17

1.2.2 Các phương pháp thu mẫu và định loại ký sinh 23

1.2.3 Các phương pháp phát hiện vi khuẩn họ Rickettsiaceae trên ngoại ký sinh 26 1.3 Tình hình nghiên cứu hiện nay 27

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1 Đối tượng nghiên cứu 31

2.2 Địa điểm và thời gian thu mẫu 31

2.3 Vật liệu nghiên cứu 32

2.3.1 Trang thiết bị, dụng cụ 32

2.3.2 Hóa chất, sinh phẩm 33

2.4 Phương pháp nghiên cứu 33

2.5 Cỡ mẫu nghiên cứu 33

2.6 Thiết kế nghiên cứu 34

2.7 Các bước tiến hành nghiên cứu 34

2.7.1 Quy trình thu ấu trùng ve ngoài môi trường 34

2.7.2 Định loại ấu trùng ve, mò và bọ chét trưởng thành 40

2.7.3 Đồng nhất mẫu 43

2.7.4 Tách chiết DNA 44

Trang 6

2.7.5 Quy trình kỹ thuật real-time PCR 45

2.7.6 Phản ứng PCR cho giải trình tự đa locus (MLST) 46

2.7.7 Điện di 47

2.7.8 Tinh sạch và giải trình tự 47

2.7.9 Xây dựng cây phát sinh loài 47

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 48

3.1 Kết quả thu mẫu 48

3.2 Định loài vi khuẩn Ricketsiaceae 50

3.3 Mối liên hệ với sinh cảnh 53

3.4 Kết quả phân tích kiểu gen 54

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy trình tách chiết DNA 44

Bảng 2.2: Thành phần phản ứng real – time PCR gen 47kDa 45

Bảng 2.3: Thành phần phản ứng real – time PCR gen 17kDa, ompB và RfelB 46

Bảng 2.4: Thành phần phản ứng PCR lồng 47

Bảng 3.1: Danh sách định loại các mẫu ngoại ký sinh 48

Bảng 3.2: Tỉ lệ phân bố của các loài vi khuẩn Rickettsiaceae tại Phú Thọ và Hà Nội 50 3

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Phân loại các nhóm bệnh do căn nguyên thuộc họ Rickettsiaceae 3

Hình 1.2 Hình ảnh cấu trúc vách vi khuẩn Rickettsiaceae 8

Hình 1.3: Phân bố dịch tễ của sốt mò 13

Hình 1.4: Phân bố các căn nguyên sốt đốm trên người, vectơ và động vật 15

Hình 1.5: Hình ảnh mô tả các giai đoạn chính của ve cần hút máu vật chủ 18

Hình 1.6: Hình ảnh ấu trùng ve "chờ đợi" 24

Hình 2.1: Bản đồ thể hiện khu vực thu mẫu tại Hà Nội và Phú Thọ 31

Hình 2.2: Sơ đồ phân tích bằng realtime PCR và phân tích kiểu gen 34

Hình 2.3: Các dụng cụ kéo vải 35

Hình 2.4: Hình ảnh thu mẫu bằng phương pháp kéo vải 36

Hình 2.5: Cách làm dụng cụ kéo cờ 37

Hình 2.6: Hình ảnh đặt bẫy đĩa đen tìm ấu trùng mò 39

Hình 2.7: Hình ảnh bẫy đèn tại khu vực chuồng trại 40

Hình 2.8: Ví dụ về phân loại và dán nhãn mò (MO) ấu trùng (AT) và trưởng thành 40

Hình 2.9: Cách gộp mẫu ve cho nghiên cứu phân loại và xét nghiệm SHPT 41

Hình 2.10: Phương pháp cắt mẫu ve trưởng thành 42

Hình 2.11: Phương pháp cắt mẫu bọ chét trưởng thành 43

Hình 3.1: Phân bố của ngoại ký sinh nhiễm Rickettsia spp trên các sinh cảnh 53

Hình 3.2: Hình ảnh điện di sản phẩm PCR gen 17kDa và gltA 54

Hình 3.3: Hình ảnh điện di sản phẩm PCR gen ompB 55

Hình 3.4: Hình ảnh kiểm tra chất lượng của trình tự gen 17kDa 55

Hình 3.5: Cây phát sinh loài dựa trên đoạn gen 17kDa 57

Hình 3.6: Cây phát sinh loài dựa trên đoạn gen gltA 58

Hình 3.7: Cây phát sinh loài dựa trên đoạn gen ompB 59

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CDC Centers for Disease Coltrol and Prevention

(Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật) DNA Desoxyribonucleic Acid

PCR Polymerase Chain Reaction (Phản ứng khuếch đại chuỗi gen) qPCR Quatitative Polymerase Chain Reaction (Phản ứng khuếch đại

chuỗi gen định lƣợng) STG Scrub typhus group – Nhóm sốt mò SFG Spotted Fever Group – Nhóm sốt đốm STG Scrub Typhus Group – Nhóm sốt mò TG Typhus Group – Nhóm sốt phát ban WHO World Health Oganization - Tổ chức Y tế Thế giới TSA Type-specific antigen

PDZ Postsynaptic density protein ompA Outer Membrane Protein A – Protein màng ngoài A ompB Outer Membrane Protein B – Protein màng ngoài B Sca Surface Cell Antigen – Kháng nguyên bề mặt

Trang 10

Tại Việt Nam, mặc dù đã có các nghiên cứu trên vật chủ trung gian của Rickettsiacea nhưng vẫn còn tồn tại nhiều lỗ hồng kiến thức trong bức tranh tương tác giữa vật chủ trung gian truyền Rickettsiaceae – con người – môi trường Không có các nghiên cứu về các vật chủ trung gian Rickettsiacea trong đang tìm kiếm vật chủ ở trạng thái tự do trong môi trường, trong khi đây là nguồn lây nhiễm trực tiếp cho con người

Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhắm phát hiện các loài vi khuẩn Rickettsiaceae trên ngoại ký sinh thu đang trong trạng thái tìm kiếm vật chủ trong môi trường tự do Các ngoại ký sinh được thu bằng các phương pháp bẫy truyền thống trong nghiên cứu tiết túc ý học tại hai khu vực là xã Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội và xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ Hai địa điểm có nền kinh tế nông nghiệp, nhiều dạng địa hình và đã ghi nhận các ca nhiễm vi khuẩn Rickettsiaceae trên người ở các nghiên cứu trước đây

Nghiên cứu được thực hiện với hai mục tiêu chính là:

1 Xác định tỷ lệ phân bố và mối liên hệ với sinh cảnh của các loài Rickettsiaceae trên mò, ve và bọ chét thu từ môi trường ở Hà Nội và Phú Thọ

2 Phân tích kiểu gen của các loài Rickettsiaceae trên mò, ve và bọ chét tại hai địa điểm Hà Nội và Phú Thọ

Trang 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Vi khuẩn Ricketsiaceae

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu và phân loại bệnh do vi khuẩn họ Rickettsiacaea

Năm 1810, thuật ngữ "tsutsugamushi" đã được sử dụng mô tả bệnh sốt mò ((Scrub Typhus Group – STG) tại Nhật Bản Năm 1910, Brumpt đã phát hiện ra rằng bệnh nhân bị truyền bệnh do mò Leptotrobidium đốt Sau đó căn nguyên này

được phân lập bởi Nagoya vào năm 1930 đặt tên là vi khuẩn Rickettsia tsutsugamushi [8] sau này được phân loại lại trở thành Orientia tsutsugamushi

Song song với các nghiên cứu về sốt mò, năm 1906, Howard Ricketts đã mô tả một vi sinh vật có liên quan với bệnh sốt đốm vùng núi (Rocky Mountain Spotted fever - RMSF) [24]; Ông chỉ ra rằng loài vi khuẩn gây bệnh này có vòng đời phức tạp gồm 2 vật chủ là ve và động vật có vú Đến năm 1919, Wolbach S Burt mô tả chi tiết hơn về căn nguyên này là một vi khuẩn ký sinh nội bào [67] Vi khuẩn này được

đặt tên là Rickettsia rickettsii để tôn vinh Howard Ricketts - người đã phát hiện ra

nó Năm 1909 Charles Nicolle cũng đã mô tả về bệnh sốt phát ban dịch tễ ở người

(Epidemic Typhus), lây truyền qua chấy rận do căn nguyên Rickettsia prowazekii

[4] Năm 1921, Mooser đã mô tả bệnh sốt phát ban do bọ chét chuột (Murine

Typhus) gây ra bởi R typhi [33] Từ đó đến nay nhiều loài Rickettsia khác gây bệnh

ở người lần lượt được phát hiện và mô tả Thuật ngữ ―Rickettsiae‖ dùng để chỉ tập hợp các vi khuẩn gây bệnh ở người thuộc họ Rickettsiaceae Bệnh do Rickettsiaceae trước đây có nhiều tên gọi và sự thay đổi qua các giai đoạn Trước cuộc cách mạng DNA, vi khuẩn được coi là Rickettsiales chủ yếu dựa vào tính chất sinh vật hóa học và hình thái học [65] Hệ thống phân loại căn cứ vào các đặc điểm chung dựa trên năm đặc tính sinh học chính: (1) triệu chứng bệnh ở người và phân bố địa lý, (2) vật chủ có xương sống trong tự nhiên và các vectơ, (3) lây nhiễm thực nghiệm và phản ứng huyết thanh học, (4) tính chất phân lập và nuôi cấy, và (5) sản xuất và sinh tổng hợp năng lượng Việc phân loại này mang lại hệ thống phân cấp Rickettsiales gồm ba họ chứa chín

Trang 12

chi gây bệnh nội bào bắt buộc và tùy ý: trong đó họ Rickettsiaceae bao gồm các

Rickettsia, Coxiella, Rochalima và Ehrlichia; Sau sự phát triển của các kỹ thuật sinh

học phân tử, các loài vi khuẩn trong họ Rickettsiaceae được phân tích trình tự gen

16sDNA dẫn đến sự thay đổi về phân loại của họ vi khuẩn này Trong đó, có các loài thuộc chi Rickettsia, là các loài vi khuẩn đặc biệt có bộ gen suy thoái mạnh và

có mối quan hệ di truyền ty thể với các nhóm tổ tiên, được giữ lại ở họ này Một

loài trước đây của chi Rickettsia, tác nhân gây bệnh sốt mò R tsutsugamushi, đã được tách ra khỏi Rickettsia và được xếp vào một chi mới, Orientia [71] Với các chi khác như Coxiella spp phân loại lại sang họ Gammaproteobacteria Chi Rochalima được hợp nhất với Bartonella vào họ Bartonellaceae, với tất cả các loài được đổi tên thành Bartonella spp Cuối cùng, chi Ehrlichia đã được chuyển sang

họ Anaplasmataceae Chính vì vậy hiện tại chỉ có hai chi vi khuẩn thuộc họ

Rickettsiaceae bao gồm chi Rickettsia và Orientia

n 1.1: Phân loại các nhóm bện do căn nguyên t uộc họ Rickettsiaceae [32] Hai chi Rickettsia và Orientia đều có các loài gây bệnh, có 5 nhóm vi khuẩn

gây bệnh khác nhau, bao gồm:

Trang 13

Chi Orientia gây bệnh sốt mò (Scrub typhus group - STG): Nhóm sốt mò

được biết từ rất lâu, ban đầu tác nhân duy nhất được được coi là nguyên nhân gây

sốt mò - Orientia tsutsugamushi Tuy nhiên, gần đây có thêm 2 loài được xác định thuộc chi bao gồm O chuto [41] và O chiloensis [1] gây ra các triệu chứng bệnh tương tự O tsustsugamushi Sau thời gian ủ bệnh từ 6 đến 21 ngày (trung bình là 10

đến 12 ngày), các triệu chứng khởi phát của người bị sốt mò bắt đầu đột ngột và bao gồm sốt, ớn lạnh, nhức đầu và nổi hạch toàn thân Trong trường hợp nặng, thường có các triệu chứng nhịp tim tăng cao, huyết áp giảm, mê sảng, choáng váng, và co giật Triệu chứng lách to và viêm cơ tim có thể xuất hiện và thường gặp hơn những bệnh rickettsial khác Ở những bệnh nhân không được điều trị, sốt cao có thể tồn tại ≥ 2 tuần, sau đó giảm dần trong vài ngày Khi được điều trị, nhiệt độ giảm dần trong 36h Bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và không nguy hiểm Với một số trường hợp có thể chuyển nặng và tử vong Tỉ lệ tử vong khoảng 1,5% ở trên các bệnh nhân được điều trị và khoảng 6% ở các bệnh nhân không được điều trị, một số khu vực ghi nhận tỉ lệ tử vong lên tới 13% [14]

Chi Rickettsia được ban đầu được phân thành 2 nhóm gồm (i) sốt phát ban

(typhus group -TG) và (ii) sốt đốm (spotted fever group - SFG) Hiện nay phân loại

này không còn giá trị do nhiều lý do [65] Đầu tiên, các loài Rickettsia bellii, ettsia canadensis và Rickettsia helvetica không có các đặc điểm như khả năng gây

Rick-bệnh, mối liên hệ với ngoại ký sinh hoặc động vật có xương sống [7] Ba loài này cũng không thuộc nhóm TG hoặc SFG dựa trên phân tích phát sinh gen Chính vì vậy, ba loài này được xếp vào một nhóm mới là nhóm cổ điển ( Ancestral group - AG) Bên cạnh đó, kết quả phân tích gen cho thấy một nhánh phát sinh loài nằm

giữa TG và SFG rickettsiae, bao gồm R felis, R akari và R australis Ví dụ như R.felis là có các đặc điểm trung gian của hai nhóm TG và SFG, giống nhóm TG do

liên quan nhiều đến bọ chét hơn là ve và giống nhóm SFG do nó được duy trì qua các biến thể vectơ [32] Ba loài này được chuyển sang một nhóm mới là nhóm

chuyển tiếp (Transitional Group - TRG) Tóm lại, chi Rickettsia được chia thành 4

nhóm bao gồm:

Trang 14

i) Nhóm gây sốt phát ban (Typhus group - TG):

Bao gồm hai loài gây bệnh chính là Rickettsia prowazekii và Rickettsia typhi + Rickettsia prowazekii (epidemic typhus) gây bệnh sốt phát ban dịch tễ Mặc

dù có bộ gen kích thước nhỏ nhất nhưng là căn nguyên gây bệnh nặng nhất trong

các nhóm Rickettsia prowazekii có khả năng lây truyền gắn liền với chấy rận ở người và từng gây ra những đợt dịch lớn Tỷ lệ tử vong khi mắc R prowazekii lên

tới 60% nếu không được điều trị kịp thời [5] Tuy nhiên tỷ lệ tử vong do căn nguyên này trong thực tế có thể thấp hơn nhiều Chấy, rận chỉ là trung gian truyền bệnh mà không phải là ổ chứa, con người là ổ chứa duy nhất của tác nhân này [8]

+ Rickettsia typhi gây bệnh sốt phát ban do bọ chét chuột truyền (murine typhus), lây truyền chủ yếu qua bọ chét chuột, Xenopsylla cheopis và một số loài

bọ chét khác, chấy và ve cũng có khả năng là trung gian truyền bệnh [22] Các triệu chứng lâm sàng tương đối giống sốt phát ban dịch tễ, tuy nhiên nhẹ và có thời gian ủ bệnh lâu hơn

ii) Nhóm sốt đốm (spotted fever group -SFG): Nhóm sốt đốm (spotted fever group -SFG) được tìm thấy trên toàn thế giới, lây nhiễm cho nhiều loài động vật có xương sống hoang dã và vật nuôi, chủ yếu thông qua vết cắn của ve [57] Các loài động vật chân đốt hút máu khác đóng vai trò là vật truyền bệnh bao gồm chấy, muỗi [52] và bọ chét Hiện có hơn 30 loài được tìm thấy trên khắp thế giới, trong đó có 26 loài được xác định là tác nhân gây bệnh

cho người bao gồm: R rickettsii, R parkeri, R africae, R massiliae, R philipii, R conorii, R sibirica, R slovaca, R raoultii, R monacensis, R aeschlimannii, R hel-vetica, R heilongjiangensis, R japonica, R honei, R tamurae, Candidatus Rickett-sia kellyi, R australis, R mongolotimonae, và R akari Một số loài không rõ khả năng gây bệnh: Candidatus Rickettsia asemboensis, R bellii, R montanensis, R peacockii, R rhipicephali, R monteiroi, R tombii và R argasii [80] Khả năng gây

bệnh chưa rõ, chủ yếu là do chúng chỉ được phân lập từ động vật chân đốt và chưa được phân lập hoặc phát hiện ở người Một số loài gây bệnh điển hình trong nhóm này, bao gồm:

Trang 15

+ Rickettsia rickettsii được truyền bởi ve Dermacentor andersoni, gây bệnh

sốt vùng Rocky Mountain (RMSF) - được đặt tên theo địa danh lần đầu phát hiện ra Đây là loài có độc tính cao nhất với tỷ lệ tử vong 70% trong số các trường hợp được ghi nhận [7]

+ Rickettsia conorii, tác nhân gây bệnh sốt đốm vùng Địa Trung Hải

(Mediterranean spotted fever - MSF) Một số loài được tìm thấy ở các khu vực

địa lý khác nhau và đều truyền bệnh qua ve Rhipicephalus sanguineus được xếp vào loài phụ của Rickettsia conorii Ví dụ: R conorii israelensis - tác nhân gây bệnh sốt đốm Israel (Israel spotted fever - ISF), R conorii caspia - tác nhân gây sốt Astrakhan ( Astrakhan - AF) và R conorii indica - tác nhân gây

bệnh sốt đốm do ve Ấn Độ, (Indian tick typhus - ITT) Các triệu chứng điển hình của MSF bao gồm sốt, phát ban dát sẩn và vảy đặc trưng (―tache noire‖) Các đặc điểm lâm sàng không điển hình và các biến chứng nặng ở nhiều cơ quan cũng có thể xuất hiện Tỷ lệ tử vong do bệnh là cực kỳ hiếm, cao nhất là 2,5% Mức độ nghiêm trọng của bệnh được cho là sự nhạy cảm của vật chủ và độc lực của chủng lây

nhiễm [67] + Rickettsia africae gây bệnh sốt ve châu Phi (African tick bite fever - ATBF) Ve thuộc chi Amblyomma được báo cáo là vectơ chính Nhiễm R africae

được cho là không có triệu chứng hoặc nhẹ, một vài biến chứng hiếm gặp như: sốt kéo dài, bệnh lý thần kinh bán cấp, mệt mỏi mãn tính và viêm cơ tim

Không có trường hợp tử vong nào được báo cáo do nhiễm trùng [50] + R sibirica được tạo thành từ hai loài phụ: R sibirica sibirica và R sibirica mongolotimonae Cả hai đều được công nhận là tác nhân gây bệnh sốt phát ban R sibirica sibirica là tác nhân gây bệnh sốt đốm do ve Siberia (Siberian tick typhus- STT) và R sibirica mongolotimonae là tác nhân gây bệnh Rickettsia liên quan đến viêm hạch bạch huyết

+ Rickettsia heilongjiangensis là tác nhân gây bệnh sốt đốm vùng Viễn

Đông- bệnh tương đối nhẹ, hầu hết các trường hợp quan sát được xảy ra ở người cao tuổi, chỉ có một trường hợp dưới 45 tuổi

Trang 16

iii) Nhóm chuyển tiếp (TRG-Transitional Group): Bao gồm R akari, R australis và R felis, được tìm thấy trên khắp thế giới ở

bọ chét mèo và nhiều loài bọ chét khác, người bệnh và trong một số báo cáo, cả ở người khỏe mạnh và muỗi Ba tác nhân của nhóm này đều gây bệnh:

+ R akari gây bệnh Rickettsialpox Đây là một bệnh nhẹ, các ban xuất hiện ở dạng

mụn nước giống như bệnh thủy đậu, truyền bệnh chủ yếu qua vectơ mò, mạt [4]

+ R australis gây bệnh sốt ve Queensland và lây truyền qua ve Ixodes holocyclus + R felis: Năm 1990, một sinh vật giống rickettsia trong đàn bọ chét trưởng

thành ở Phòng thí nghiệm Elward, Maryland đã được phát hiện và đặt tên là "tác nhân ELB" [2] Sau đó, việc mô tả thêm đặc tính của tác nhân này dẫn đến việc

phân loại là nhóm sốt phát ban rickettsiae R felis được coi là căn nguyên gây bệnh

mới nổi, làm các nhà nghiên cứu bối rối trong thời gian dài do tính chất của nó trong kiểu gen và kiểu hình Các triệu chứng thường được ghi nhận là sốt, mệt mỏi, đau đầu

iv) Nhóm Cổ điển (AG- Ancestral Group): Rickettsia bellii được mô tả chính thức vào năm 1983 dựa trên các mẫu phân lập nhiều loài ve cứng và ve mềm ở Hoa Kỳ R bellii được cho là không gây bệnh

cho động vật và con người, nó có thể đóng một vai trò quan trọng trong sinh thái học và dịch tễ học của các loài ve gây bệnh khác [68] McKiel và cộng sự lần đầu

tiên mô tả sự phân lập của một chủng Rickettsia mới - R canada 2678 Sau đó, các

chủng H299, CA410 đã được phân lập tại Canada và California - Hoa Kỳ, nhưng

chỉ có chủng 2678 được phân tích chi tiết Bằng chứng huyết thanh cho thấy R canadensis có thể gây ra bệnh sốt ở người

1.1.2 Đặc điểm sinh học

1.1.2.1 Hình thái, cấu trúc, đặc điểm bộ gen

Vi khuẩn thuộc chi Rickettsia là những cầu trực khuẩn đa hình thái, có thể là

trực khuẩn hình que (đường kính 0,3 × 1–2 µm) hoặc cầu khuẩn (đường kính 0,3

Trang 17

µm) Chúng bắt màu kém với thuốc nhuộm Gram nhưng có thể quan sát dễ dàng dưới kính hiển vi quang học khi nhuộm Giemsa, nhuộm Gimenez, nhuộm Acridine Orange (AO) Tuy nhiên, nhuộm miễn dịch huỳnh quang là

phương pháp hữu ích nhất để chẩn đoán bệnh Rickettsia Trước đây, các vi khuẩn được xếp vào nhóm trung gian giữa vi khuẩn và vi rút Do Rickettsia có kích thước

nhỏ bé và ký sinh nội bào giống vi rút nhưng về mặt cấu trúc tế bào, chúng có đầy

đủ bộ phận như vi khuẩn, nghĩa là có vách, nhân, nguyên sinh chất Đến nay, ettsia được khẳng định là vi khuẩn vì chúng có cấu trúc vách tế bào điển hình với

Rick-một lớp peptidoglycan và lipopolysaccharide, có các enzyme cần thiết cho sự chuyển hóa, chứa loại acid nucleic (DNA và RNA), phân bào giống vi khuẩn [65]

n 1.2 Hình ảnh cấu trúc vách vi khuẩn Rickettsiaceae

Hình ảnh cấu trúc vách vi khuẩn (A) R prowazekii; (B) R rickettsii; (C) O tsutsugamushi [66]

Kích thước bộ gen của các nhóm khác nhau nằm trong khoảng từ 1,1 Mb ở TG

[18] , 1,2-1,3 Mb ở SFG [40], 1,3-1,5 Mb ở TRG [18] và 1,5 Mb ở AG [68], với O

Trang 18

tsutsugamushi là trường hợp ngoại lệ có bộ gen 2,1 Mb [71] Kích thước bộ gen

tương quan gần đúng với số lượng gen dao động từ 800 đến 2000 trên mỗi bộ gen

Việc chú thích gen rất khó khăn ở Rickettsia vì quá trình suy thoái gen, có nhiều

gen là một gen hoàn chỉnh ở loài này lại bị suy thoái trở thành nhiều đoạn gen ngắn

ở loại khác[32] Thông qua thoái hóa gen, đa phần Rickettsia đã mất các gen liên

quan đến quá trình trao đổi chất, khả năng tổng hợp axit amin và nucleotide hạn chế, khá tương đồng với cơ chế của vi khuẩn cộng sinh Để bù đắp cho sự mất gen,

các loài Rickettsia đã phát triển khả năng ký sinh, có hệ thống vận chuyển phát triển

phục vụ cho việc lấy các chất chuyển hóa thiết yếu phục vụ cho việc sinh tồn phát

triển tronng khoang tế bào của vật chủ Các nghiên cứu so sánh của các loài sia spp cho thấy một số đặc điểm di truyền và tiến hóa chung ở các loài có bộ gen

Rickett-nhỏ (1,1–2,3 Mbp) này, chẳng hạn như (i) mức độ tổng hợp bộ gen giữa các loài cao; (ii) tiến hóa dạng thoái hóa gen có thể liên quan đến lối sống nội bào nghiêm ngặt của chúng; (iii) làm giàu hàm lượng A + T, chất đồng nhất polyA/T; (iv) thiếu một số con đường trao đổi chất và cần tế bào vật chủ cung cấp các chất chuyển hóa còn thiếu; (v) Khả năng kết hợp và cơ chế bám dính vào vật chủ và khả năng vận động; và (vi) sự phân bố biến đổi của các plasmid [32]

Gen đầu tiên được sử dụng phân loại các loài thuộc chi Rickettsia là 16S

rRNA Để xác định một loài mới xác định sự khác biệt ít nhất 1,3% trong trình tự nucleotide của 16S rRNA Tuy nhiên, quy tắc này không áp dụng được trong trường

hợp với các loài Rickettisa vì độ giống nhau của chúng là 97,9% đến 99% [40] Gần đây Fournier và cộng sự đã đề xuất phân loại Rickettsia ở cấp độ chi, loài bằng cách sử dụng trình tự của gen 16S rRNA (rrs) và bốn gen mã hóa protein gồm: gltA (gen

mã hóa tổng hợp citrat), gen mã hóa protein 17 kDa, nhóm gen kháng nguyên bề

mặt tế bào (Sca) OmpA, OmpB và sca4 (gen D) Mặc dù các các gen làm tăng sự đa

dạng lớn hơn giữa các loài nhất định, nhưng vẫn có thể có các trình tự giống nhau đến 99% ở các loài khác nhau [30] Đây là các protein rất quan trọng giúp bám vào tế bào vật chủ và kích thích phản ứng miễn dịch dịch thể Việc phân loại các tuýp

huyết thanh của các loài Rickettsiae cũng dựa trên các loại protein này

Trang 19

Rickettsia felis là loài đầu tiên được báo cáo chứa plasmid trong họ Rickettsiaceae Nhiều trong số 68 gen được xác định trên plasmid R felis tương đồng với các gen nhiễm sắc thể được xác định trong nhóm AG Rickettsia và O tsutsugamushi và khoảng 30 gen tương đồng với chính gen trên nhiễm sắc thể của R felis [60]

1.1.2.2 Tính chất nuôi cấy và phân lập [64]

Việc nuôi cấy các loài vi khuẩn Rickettsiaceae thường là cho mục đích chẩn đoán chẩn đoán (tăng sinh số lượng vi khuẩn), nghiên cứu và phát triển các kháng nguyên Việc nuôi cấy yêu cầu thực hiện trong các phòng thí nghiệm An toàn sinh học cấp 3 Cách tiến hành thường sử dụng kỹ thuật nuôi cấy vi rút trong các bình nuôi cấy mô với dòng tế bào bám dính thích hợp đóng vai trò là vật chủ Các dòng tế bào chủ có thể là bất kỳ dòng tế bào nào dễ bị nhiễm rickettsial ở nhiệt độ tăng trưởng thích hợp và có thể có nguồn gốc từ động vật có vú (Vero), lưỡng cư (XTC-2), côn trùng (C6/36) hoặc nguồn ve Việc lựa chọn dòng tế bào chủ cũng được xác định bởi nhiệt độ tăng trưởng tối ưu của sinh vật rickettsial mục tiêu Đối với nhiều

thành viên của Rickettsia spp, nhiệt độ tăng trưởng tối ưu là 28°C, và các dòng tế

bào thích hợp là XTC-2, C6/36 hoặc hầu hết các dòng tế bào ve Một số tác nhân khác trên tế bào Veros được sử dụng ở nhiệt độ từ 32-35°C Do đó, nên thử phân lập một sinh vật rickettsial mới hoặc chưa biết từ vật liệu nguồn trong các dòng tế bào chủ khác nhau để xác định ái lực với tế bào chủ và nhiệt độ tăng trưởng tối ưu của chúng Các vi khuẩn thuộc họ Rickettsiaceae có thời gian nhân đôi dài khoảng 8 giờ và do đó quá trình nuôi cấy cần được duy trì trong ít nhất 6 tuần, với môi trường thay đổi 7 ngày /lần Kết hợp với một số kỹ thuật để kiểm tra việc nuôi cấy có thành công hay không như xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang (IFA) hoặc PCR môi trường nuôi cấy

1.1.2.3 Đặc tính kháng nguyên

Chi Orientia: Kháng nguyên bề mặt chính của O tsutsugamushi là TSA56

[62], một loại protein có khả năng miễn dịch mạnh, có sự biến đổi đáng kể ở bốn vùng của nó cho thấy tỉ lệ đột biến cao và có sự tái tổ hợp trong bộ gen Một số giả

Trang 20

thiết cho rằng sự tái tổ hợp giữa các chủng có thể xảy ra ở những con ve đồng nhiễm nhiều kiểu gen hoặc trong quá trình nhiều con ve bị nhiễm bệnh hút máu chung loài gặm nhấm TSA22 và TSA47 là các protein bề mặt sinh miễn dịch chính

khác của O tsutsugamushi TSA22 không có chức năng nào được biết đến TSA47

có tính bảo tồn cao giữa các chủng, chứa serine protease và các miền PDZ, đồng thời tham gia vào quá trình nảy chồi của tế bào chủ Protein 56-kDa là một loại pro-tein đặc trưng và không được biểu hiện ở các vi khuẩn khác, kể cả các thành viên khác của họ Rickettsiaceae Trình tự protein không có sự tương đồng về cấu trúc với bất kỳ protein nào khác trong cơ sở dữ liệu bộ gen, khiến nó trở thành một trong

những mục tiêu hấp hàng đầu để sử dụng trong việc phát triển vắc-xin chống lại O tsutsugamushi O tsutsugamushi có hơn 20 kiểu huyết thanh, được phân loại bởi

kháng nguyên đặc hiệu loài 56 kDa (TSA56) Đây là kháng nguyên quan trọng nhất vì nó không được sản xuất bởi bất kỳ vi khuẩn nào khác và chịu trách nhiệm tạo ra sự đa dạng di truyền ở các chủng khác nhau GroES và GroEL7 là các protein sốc nhiệt thuộc họ Chaperones ở vi khuẩn Các phân tích DNA đã chỉ ra rằng các gen

GroES và GroEL có ở O tsutsugamushi với sự biến đổi nhỏ ở các chủng khác nhau

và chúng tạo ra các protein 11 kDa và 60 kDa Hai protein này cũng được sử dụng là gen đích trong chẩn đoán

Chi Rickettsia: Năm 1984, Anacker và cộng sự mô tả hai kháng nguyên bề mặt có trọng lượng phân tử lần lượt là 190 kDa và 120 kDa ở R rickettsii [7] Các kết quả tương tự cũng được báo cáo đối với Rickettsia conorii [19] Sự khác biệt về

khối lượng phân tử của hai loại kháng nguyên trên đã dẫn đến danh pháp rOmpA (OmpA) cho kháng nguyên 190-kDa và rOmpB (OmpB) cho kháng nguyên 120-kDa OmpA và OmpB là hai thành viên của họ protein ―kháng nguyên tế bào bề mặt‖ (Sca) Các nghiên cứu đã gợi ý rằng OmpA đóng một vai trò trong sự bám dính và OmpB có liên quan đến cả sự bám dính và xâm lấn OmpA chỉ xuất hiện trong nhóm sốt đốm (SFG), trong khi OmpB được bảo tồn trong cả nhóm SFG và sốt phát ban (TG) Đây là hai kháng nguyên quyết định khả năng gây bệnh của

Rickettsia và là ứng cử viên sáng giá cho việc phát triển vắc-xin Ngoài ra, các

Trang 21

nhóm này có chung một kháng nguyên: lipoprotein có trọng lượng 17 kDa, cùng với

gen mã hóa tổng hợp citrat, chúng được sử dụng để xác định chi Rickettsia Phân tích trình tự bộ gen hoàn chỉnh của Rickettsia, đã xác định có tới 17 loại kháng

nguyên bề mặt gồm: Sca0 (OmpA), Sca1-Sca4, Sca5 (OmpB), Sca6-Sca16 Mỗi loại quy định hoạt động chức năng riêng biệt Sca0 (OmpA), Sca5 (OmpB), Sca4 cùng với lipoprotein có trọng lượng 17 kDa, 16s RNA, được sử dụng để phân biệt các loài trong nhóm sốt đốm (SFG) [13]

1.1.3 Cơ chế gây bệnh

Cơ chế gây bệnh có thể khác nhau tùy thuộc vào loài Rickettsiaceae cụ thể

Đối với nhóm vi khuẩn SFG gây bệnh, các tác nhân Rickettsiae sẽ đi vào hạ bì và

mao mạch nhỏ, gây nhiễm trùng ban đầu với các mức độ khác nhau Trong vài

trường hợp các vết đốt do ve truyền Rickettsioses, các loài vi khuẩn Rickettsia nhân

lên mạnh mẽ ngay tại vết đốt tạo ra các tổn thương hạ vì thành vẩy bong tróc trong vòng vài ngày sau khi nhiễm bệnh Các vết bong tróc này thường được gọi là ―eschar‖, là một đặc điểm quan trọng trong chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng [21] Vi khuẩn Rickettisaceae sau khi được đưa vào da sẽ lây lan qua hệ thống bạch

huyết và tuần hoàn và tìm cách gắn vào tế bào đích Orientia tsutsugamushi, ettsia spp đều xâm nhập vào tế bào chủ bằng cơ chế nội bào O tsutsugamushi và Rickettsia spp ly giải phagosome ngay sau khi xâm nhập vào tế bào chủ O tsutsu-gamushi sao chép trong nhân trong khi Rickettsia spp được sao chép ở tế bào chất O tsutsugamushi thoát ra khỏi tế bào bị nhiễm bệnh bằng cơ chế nảy chồi giống như vi rút Rickettsia spp di chuyển trực tiếp vào các tế bào lân cận hoặc thoát ra qua quá trình ly giải tế bào Đối với phần lớn Rickettsia spp, tế bào đích là tế bào nội mô; tuy nhiên, R akari được biết là nhắm vào đại thực bào Rickettsia spp thoát khỏi phagosome và sinh sôi nảy nở nội bào R akari có thể lây lan thông qua các đại thực bào tuần hoàn, trong khi các loài Rickettsia spp khác lây lan nhanh chóng

Rick-từ tế bào này sang tế bào khác qua hàng trăm tế bào nội mô bị nhiễm bệnh liền kề [65] Quá trình này gây ra sự phá vỡ tế bào nội mô mạch máu với sự thâm nhiễm quanh mạch máu của tế bào T và đại thực bào Cấp tiến tổn thương tế bào nội mô dẫn

Trang 22

đến phát ban đỏ đặc trưng Khi tổn thương nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến mất dịch nội mạch vào các khoảng kẽ, làm giảm thể tích dịch nội mạch, gây hạ huyết áp và giảm tưới máu cho các cơ quan Các hậu quả cuối cùng của quá trình này có thể bao gồm phù phổi và hội chứng suy hô hấp cấp tính, tổn thương thận cấp tính (thường do tăng nitơ huyết trước thận có thể tiến triển thành hoại tử ống thận cấp), viêm não, suy đa

tạng và tử vong Do đó, sự tương tác phân tử giữa các loài Rickettsia spp và tế bào nội

mô của vật chủ có vai trò quan trọng trong nghiên cứu bệnh SFG

Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào loài Rickettsia gây bệnh và các

yếu tố độc lực liên quan của chúng, RMSF và bệnh sốt phát ban do bọ chét chuột truyền dẫn đến diễn biến bệnh nặng hơn, trong khi sốt do ve cắn ở châu Phi thường là một bệnh nhẹ Các yếu tố của vật chủ, chẳng hạn như tuổi già, các bệnh đi kèm ( ví dụ như tiểu đường và nghiện rượu), và thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydro-genase sẽ gây ảnh hưởng tới mức độ nặng của bệnh Thuốc kháng sinh điều trị thường có hiệu quả cao trong quá trình điều trị, nêu bật tầm quan trọng của việc chẩn đoán kịp thời

1.1.4 Phân bố dịch tễ của bệnh do vi khuẩn họ Rickettsiaceae

1.1.4.1 Nhóm sốt mò (Scrub typhus group- STG)

n 1.3: Phân bố dịch tễ của sốt mò [62]

Trang 23

Trong lịch sử, phân bố của bệnh sốt mò được coi như loài đặc hữu chỉ phân bố ở một số khu vực Châu Á Thái Bình Dương được gọi là tam giác sốt mò với căn

nguyên duy nhất được biết tới là O tsutsugamushi Các báo cáo chỉ ra sự phân bố

của sốt mò trong tam giác sốt mò, bao gồm các quốc gia ở phía tây (Pakistan, Afghanistan, Tajikistan, Nepal, Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka và Maldives), phía đông bắc (Trung Quốc, Nga, Cộng hòa Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan), phía nam (Úc, Papua New Guinea, Indonesia và các quần đảo của Đông Nam Thái Bình Dương), và khu vực trung tâm (Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Việt Nam và Philippines) (Hình 1.3) [62]

Tuy nhiên, các báo cáo huyết thanh học về sốt mò xuất hiện tại Châu Phi cho thấy khu vực phân bố rộng lớn hơn nhiều tam giác sốt mò Nhận định này càng chắc chắn khi phát hiện một trường hợp bị sốt mò tại Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất năm 2010 Trong báo cáo này, có không chỉ có bằng chứng huyết thanh học bệnh nhân mà còn có bằng chứng sinh học phân tử và phân lập thành công vi khuẩn gây bệnh Phân tích phát sinh loài cho thấy tác nhân gây bệnh ở

Dubai khác so với loài O tsutsugamushi và nó đã được đề xuất tên gọi là Candidatus Orientia chuto [41] Năm 2020, xuất hiện một báo cáo về một trường hợp bị sốt mò tại

Chile, chứng tỏ phân bố của sốt mò trên toàn cầu Trong báo cáo này, không thể phân

lập được vi khuẩn, tuy nhiên, bằng chứng sinh học phân tử của DNA của Orientia đã chỉ ra rằng Orientia này không phải là O tsutsugamushi hoặc Ca O chuto (Hình 3) Tác nhân này được đặt tên là Candidiatus Orientia chiloensis [1]

1.1.4.2 Nhóm sốt đốm (Spotted fever group - SFG)

Sự đa dạng lớn nhất của các loài SFG được thấy ở Á-Âu, ghi nhận 16 loài SFG, tiếp theo là 13 loài ở Châu Phi, 10 loài ở Châu Mỹ, và hai loài ở Châu Đại

Dương Sự phân bố lục địa cũng khác nhau giữa các loài SFG R helvetica, R oultii, R monacensis, R conorii, R massiliae, R aeschlimannii, R slovaca, R sibirica, Candidatus R tarasevichiae, R japonica và R heilongjiangensis phân bố chủ yếu ở Á-Âu R parkeri, R rickettsii, R amblyommii và R rhipicephali chủ yếu

Trang 24

ra-được tìm thấy ở châu Mỹ R africae chủ yếu ra-được quan sát thấy ở các quốc gia ven

biển châu Phi [80]

n 1.4: Phân bố các căn nguyên sốt đốm trên người, vectơ và động vật [80]

Dựa trên sự tương đồng về mặt sinh thái được thể hiện bằng các yếu môi trường và khí hậu sinh thái, 17 loài SFG được nhóm thành năm cụm với các mô

hình tập hợp không gian rõ ràng R helvetica và Candidatus R tarasevichiae tạo

thành Cụm I, bao gồm các vùng ở vĩ độ cao (30°N−60°N) có nhiệt độ thấp và độ

Trang 25

che phủ đất trồng trọt cao R massiliae, R conorii và R aeschlimannii được nhóm

lại thành Cụm II, chủ yếu được tìm thấy ở Nam Mỹ, châu Phi cận Sahara, khu vực Địa Trung Hải, Trung Á, Đông Á và Nam Úc; khu vực có nhiệt độ và lượng mưa

cao, độ che phủ đất trồng trọt cao và độ cao thấp Cụm III, bao gồm R japonica, R heilongjiangensis và R africane, có sự phân bố tương tự với Cụm II nhưng có thêm

các khu vực rủi ro ở phía đông Bắc Mỹ Cụm này trải dài trên các khu vực địa sinh học có đặc điểm là lượng mưa hàng năm cao, tỷ lệ đất trồng trọt cao và độ phong

phú của động vật có vú cao R monacensis, R sibirica, R raoultii và R ca được xếp vào Cụm IV, phân bố ở cùng khu vực với Cụm III nhưng có phạm vi

slova-rộng hơn, có thời tiết ấm áp và ẩm ướt, thảm thực vật và động vật phong phú Cụm

V bao gồm R rickettsii, R amblyommii, R parkeri và R rhipicephali, phân bố chủ

yếu ở châu Mỹ, châu Phi cận Sahara và Đông Nam Á nơi có nhiều đồng cỏ hơn đất trồng trọt Các điều kiện ảnh hưởng tới tỷ lệ phân bố của các loài này bao gồm lượng mưa hàng năm, nhiệt độ trung bình, diện tích đất trồng trọt [80]

1.1.4.3 Nhóm sốt phát ban (Typhus group - TG)

Nhóm bệnh sốt phát ban gồm 2 loài là R prowazekii, tác nhân gây sốt phát ban dịch tễ và R typhi, tác nhân gây bệnh sốt phát ban do bọ chét chuột truyền

Bệnh sốt phát ban dịch tễ có liên quan đến các cuộc chiến tranh và di cư, xảy ra vào mùa đông khi thời tiết lạnh và điều kiện vệ sinh thấp kém là môi trường thuận lợi

cho rận phát triển Các phát hiện trước đây cho thấy căn nguyên R prowazekii được

phát hiện gây bệnh rải rác tại các khu vực vùng núi Andes, khu vực Nam Mỹ, ở

Burundi và Ethiopia và Algeria [15] R typhi gây bệnh sốt phát ban do bọ chét

chuột truyền rải rác ở khắp nơi trên thế giới, phụ thuộc vào sự phân bố của ổ chứa

chính là chuột Rattus norvegicus và Rattus rattus Bọ chét chuột Xenopsylla cheopis

là trung gian truyền bệnh sang người Theo các nghiên cứu, bệnh sốt phát ban do bọ chét chuột truyền phân bố rải rác ở khắp nơi trên thế giới Ở các nuớc trong khu vực Đông Nam Á như Philippines, Singapore, Thái Lan, sốt phát ban bọ chét chuột truyền đã được xác định là một căn nguyên gây sốt quan trọng cho cộng đồng và có

Trang 26

thể lây lan thành dịch [10] Vì khu vực này là nơi có nhiều chuột, đặc biệt các loài

Rattus spp và trung gian truyền bệnh Xenopsylla cheopis Tỷ lệ tử vong có thể lên

tới 10% đến 30% đối với bệnh sốt phát ban dịch tễ, trong khi bệnh sốt phát ban bọ chét chuột truyền thường nhẹ hơn, tỷ lệ tử vong từ 1 đến 4%, tùy thuộc vào việc sử dụng kháng sinh thích hợp

1.1.4.4 Nhóm sốt chuyển tiếp -TRG:

R akari gây rickettsialpox với vật chủ chính là mò Liponyssoides sanguineus

Bất chấp sự phân bố rộng rãi về mặt địa lý của mò truyền bệnh và chuột nhà, các báo cáo đã xác nhận về bệnh đậu mùa rickettsialpox tương đối thưa thớt và rời rạc,

cho thấy R akari phân bố ít phổ biến hơn vật chủ có xương sống hoặc vectơ động vật chân đốt chính của nó [4] Rickettsia australis gây bệnh sốt Queensland chủ yếu được tìm thấy ở Australia, Tasmania [80] R felis là căn nguyên phân bố trên toàn thế giới R felis là tác nhân gây bệnh sốt đốm do bọ chét Điều thú vị là cùng với R typhi, đây là loài Rickettsia phân bố trên toàn cầu Cả hai loài rickettsiae này đều

lây truyền qua bọ chét Trong những năm gần đây, sự phân bố rộng rãi về mặt địa lý

của R felis và tỷ lệ bệnh do tác nhân này gây ra tăng lên, chứng tỏ rằng R felis là

loài Rickettsia phân bố rộng rãi nhất

1.2 Ngoại ký sinh truyền bệnh Rickettsia

1.2.1 Đặc điểm phân bố Rickettsia trên ve, mò, bọ chét và chấy rận

1.2.1.1 Đặc điểm vi k uẩn ọ Rickettsiaceae ký sinh trên ve

Ve được coi là vectơ truyền bệnh quan trọng đứng thứ hai sau muỗi Ve là loài ký sinh phổ biến của động vật có xương sống bao gồm Ixodidae (ve cứng) có khoảng hơn 700 loài trên toàn thế giới và Argasidae (ve mềm) khoảng 200 loài [59] Ixodidae chiếm đa số và là trung gian truyền bệnh Rickettsioses chủ yếu Ixodidae là vectơ truyền bệnh của ít nhất 15 loài Rickettsiaceae gây bệnh [59] Các ngoại ký sinh thuộc họ này thường có thời gian hút máu kéo dài, bám vào vật chủ trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần trong khi ăn Vòng đời của ve gồm 8 giai đoạn chính, trong đó

Trang 27

có 3 giai đoạn ve cần hút máu vật chủ bao gồm ấu trùng (larval), nhộng (nymph) và ve trưởng thành Số lượng vật chủ hút máu trong vòng đời là căn cứ chính để phân loại ve Trong đó ve một vật chủ sẽ hoàn thành vòng đời của chúng trên một vật chủ duy nhất, trong khi hầu hết các loài ve tách ra khỏi vật chủ, lột xác trong môi trường sau đó tìm kiếm vật chủ tiếp theo Ve một vật chủ và ba vật chủ chiếm ưu thế hơn

cả Ví dụ như chi Rhipicephalus - được biết tới là trung gian truyền bệnh phổ biến

là một chi 3 vật chủ điển hình [6] Các loài ve khác nhau có các loài vật chủ yêu thích khác nhau Thực tế, con người không phải là vật chủ yêu thích của ve mà chỉ là vật chủ vãng lai

n 1.5: Hình ảnh mô tả các giai đoạn chính của ve cần hút máu vật chủ [51]

Sự phân bố của ve phụ thuộc rất nhiều vào sinh cảnh của chúng và rất ít loài phân bố rộng khắp trên thế giới Do khả năng di chuyển kém, nên sự lây lan của ve chủ yếu nhờ sự di cư của vật chủ là động vật đặc biệt là các loài chim Khả năng đề

Trang 28

kháng với điều kiện môi trường phụ thuộc theo từng loài, giai đoạn phát triển, tuổi và trạng thái sinh lý vì vậy rất khó để mô tả khung sinh tồn chung của tất cả các loài ve Hầu như tất cả các loài ve đều hoạt động theo mùa Môi trường sống của con người, vật nuôi và ve chồng lên nhau Sự đa dạng lớn của môi trường sống khiến việc phòng tránh chúng rất khó khăn Nhận thức về các yếu tố này có thể giúp trong việc phát triển các biện pháp hiệu quả hơn để quản lý và kiểm soát ve, đặc biệt trong việc bảo vệ sức khỏe của con người và động vật [57]

Ve đóng vai trò là tiết túc truyền bệnh, ổ chứa của nhiều loài Rickettsiaceae

Con người có thể bị nhiễm Rickettsia hoặc một số bệnh truyền nhiễm khác thông

vết cắn của ve Ve nhiễm Rickettsiaceae sẽ đưa vi khuẩn từ tuyến nước bọt vào lớp hạ bì và các mao mạch nhỏ thông qua quá trình hút máu gây nhiễm trùng ban đầu với các mức độ viêm cục bộ khác nhau Có nhiều yếu tố góp phần vào việc truyền các bệnh Rickettsiaceae thành công như thời gian hút máu, nồng độ vi khuẩn trong

tuyến nước bọt của ve và phụ thuộc vào tác nhân Rickettsia spp Ngoài lây truyền

qua vết cắn thì cũng có các trường hợp báo cáo việc nghiền nát ve nhiễm bệnh vô tình chung làm vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở trên da Việc duy trì nhiễm

Rickettsia trên ve theo chiều dọc qua các thế hệ cho thấy ve cũng là ổ chứa của loài

vi khuẩn này

Cơ chế truyền dọc của Rickettsia ở động vật chân đốt thường là theo đường buồng trứng, ve có thể truyền khuẩn Rickettsia lên tới 12 thế hệ Cơ chế truyền dọc giúp duy trì sự lây nhiễm trong tự nhiên Tuy nhiên, một số loài Rickettsia, vòng đời

của động vật chân đốt bị nhiễm bệnh với sự lây nhiễm của một hoặc một số động vật có xương sống là điều kiện cần cho sự đảm bảo cho sự sống sót của vi khuẩn trong môi trường [44]

Trong các năm của thế kỷ 20, hai loài R ricketsii và R conorii được biết đến

rộng rãi là nguyên nhân chủ yếu có liên quan tới nhiễm trùng trên người lây truyền qua ve (RMSF và MSF) Hiện nay, tổng cộng có 26 loài được miêu tả có khả năng

gây bệnh và được lây truyền qua ve bao gồm Rickettsia parkeri , Rickettsia

Trang 29

massiliae, Rickettsia africane, Rickettsia philipii, Rickettsia montanensis, Rickettsia sp strain Atlantic rainforest, Rickettsia sibirica, Rickettsia slovaca, Rickettsia raoultii, Rickettsia monacensis, Rickettsia aeschlimannii, Rickettsia helvetica, Rick-ettsia heilongjiangensis, Rickettsia japonica, Rickettsia honei, Rickettsia tamurae, Rickettsia australis, Rickettsia honei, Candidatus Rickettsia tarasevichiae [80]

Tuy nhiên, có nhiều loài hoặc ―ứng cử viên‖ cho loài mới được coi là có thể

gây bệnh do còn thiếu các dữ liệu chắc chắn bao gồm: Rickettsia philipii rhipicephali, Candidatus R barbariae, Candidatus R amblyommii ,Candidatus R andeanae ,Candidatus R colombianensi, Candidatus R cooleyi,Candidatus R kellyi ,Candidatus R kotlanii, Candidatus R kulagini, Candidtus R liberiensis, Candidatus R moreli, Candidatus R principis, Candidatus R rioja, Candidatus R siciliensis, Candidatus R vini, R ant chini, R agasii , R asiatica, R derrickii, R Gravesii, R guntherii, R hoogstraalii, R peacockii, R sauri, R sp.KVH-02-3H7, R sp.COPERI, R sp.NOD, R sp Chủng Davousti, R sp chủng DmS1, R sp.chủng IXLI1, R sp.chủng Uilenbergi, R tasmanensis , R monteiroi, và Candidatus R wissemanii

Một loài Rickettsia có thể phân bố trên nhiều loài ve khác nhau, một cá thể ve thì có thể đồng nhiễm nhiều loài Rickettsia khác nhau và đồng nhiễm với một số

loài vi khuẩn gây bệnh khác

1.2.1.2 Đặc điểm vi k uẩn Rickettsiaceae ký sinh trên mò

Mò Leptotrombidium là vectơ truyền bệnh và ổ chứa chính của vi khuẩn

Orientia tsutsugamushi và mò Liponyssoides sanguineus là vectơ truyền bệnh Rickettsia akari Mò phát triển qua 4 giai đoạn gồm trứng, ấu trùng, thanh trùng và

con trưởng thành Ấu trùng là giai đoạn sống ký sinh duy nhất trong vòng đời của mò Sau khi nở, chúng bò lên cỏ hoặc những bụi cây thấp để chờ đợi vật chủ là người và các động vật gặm nhấm (chủ yếu là chuột) đi qua, chúng sẽ bám vào da và

hút máu của vật chủ Con người là vật chủ vãng lai của ấu trùng mò, vi khuẩn O tsutsugamushi sẽ được truyền quan người qua vết cắn của ấu trùng mò nhiễm bệnh

Trang 30

Thành phần loài và sự phân bố của quần thể mò rất khác nhau tùy theo khu vực và bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khí hậu và môi trường bao gồm độ ẩm, lượng mưa, nhiệt độ và sự phân bố của của vật chủ là động vật có xương sống

Leptotrombidium deliense, L imphalum và L flectcheri là những vectơ phổ biến ở

các vùng nhiệt đới và các vùng khí hậu ấm áp, bao gồm miền nam Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Thái Lan Ở những khu vực lạnh hơn như miền bắc Trung Quốc và

miền nam Hàn Quốc, L pallidium, L palpae và L scutella là những vectơ phổ biến Trong tự nhiên, O tsutsugamushi được duy trì theo chiều dọc thông qua sự lây

truyền qua các giai đoạn trong quá trình lột xác (ấu trùng đến nhộng đến trưởng thành) và lây truyền thông qua buồng trứng từ con cái trưởng thành trứng [46] Mò cái có thể duy trì khả năng lây nhiễm trong suốt vòng đời của chúng với thời gian tối đa là 2 năm và có thể lây truyền nhất quán sang nhiều thế hệ Cơ chế mà ấu trùng mò phơi nhiễm với các căn nguyên và duy trì mầm bệnh chưa được hiểu rõ

Một giả thiết cho rằng việc lây truyền O tsutsugamushi theo chiều ngang từ những

con mò bị nhiễm sang những con mò lành là do khoảng cách gần khi cùng ký sinh trên một vật chủ

Sốt mò liên quan khá nhiều tới các nghề nghiệp như làm nông, làm vườn Mò phân bố chính ở và có mật độ thay đổi theo mùa, cao nhất là các tháng mùa mưa có nhiệt độ và độ ẩm cao Sự thay đổi về số lượng và mật độ của quần thể mò cũng

như tỉ lệ mò nhiễm vi khuẩn là yếu tố phản ánh mức độ lưu hành bệnh sốt mò ở các

nước trong khu vực lưu hành bệnh Gánh nặng thực sự của bệnh tật và tính không

đồng nhất về mặt di truyền của Orientia ở cấp độ toàn cầu vẫn chưa được xác định

rõ ràng và cần được giải quyết

Liponyssoides sanguineus có kích thước nhỏ (khoảng 400-700 µm) là vật chủ trung gian truyền R akari Do kích thước nhỏ bé của nó, loài này hầu như không bao giờ bị phát hiện khi đang đốt người L sanguineus đã được thu thập từ chuột

nhà và các loài gặu khác ở nhiều bang trên khắp Hoa Kỳ, cũng như ở Ai Cập, Ukraina, Armenia, Turkmenistan và Sicily Mặc dù loài mò truyền bệnh và chuột nhà có phạm vi phân bố rộng, nhưng thực tế bệnh rickettsialpox được báo cáo tương

Trang 31

đối ít và lẻ tẻ Mò chuột nhiệt đới (Ornithonyssus bacoti) cũng có thể hoạt động như một vectơ hiệu quả của R akari trong điều kiện thử nghiệm [4]

1.2.1.3 Đặc điểm vi k uẩn Rickettsiaceae ký sinh trên bọ c ét

Các loài Rickettsiae lây truyền qua bọ chét bao gồm Rickettsia asembonensis, R felis, Ca R senegalensis thuộc nhóm sốt chuyển tiếp và vi khuẩn Rickettsia typhi

gây sốt do bọ chét chuột truyền thuộc nhóm sốt phát ban Bọ chét là loài động vật chân đốt phân bố khắp nơi trên thế giới Chính vì vậy, các loài vi khuẩn lây truyền qua bọ chét thường có phân bố trên toàn cầu

R typhi được truyền bệnh bởi nhiều loài bọ chét khác nhau - đặc biệt là X cheopis, cũng như các loài Xenopsylla khác như X astia, X brasilliensis và Syno-sternus pallidus, và hiếm gặp nhưng quan trọng là Ctenocephalides felis thường gọi

là bọ chét mèo Thường ký sinh ở mèo, thú có túi và các động vật nuôi trong nhà,

quanh nhà và động vật hoang dã khác R typhi có phân bố khắp nơi trên thế giới và

phổ biến hơn ở các vùng nhiệt đợi và cận nhiệt đới nhất là khu vực các cảng biển nơi tìm thấy ổ chứa là các loại gặm nhấm nhỏ và bọ chét truyền bệnh

Bọ chét mèo cũng là vật chủ chính của R felis, đa số các nghiên cứu về tỉ lệ R felis trên bọ chét mèo đều có tỉ lệ nhiễm cao Bằng chứng phân tử của R felis cũng đã được phát hiện ở các loài bọ chét khác (Ctenocephalides canis, Pulex irritans, Ar-cheopsylla erinacei, Xenopsylla cheopis, Xenopsylla brasiliensis, Leptopsylla segnis, Leptopsylla aethiopica, Echidnophaga gallinacea, Ctenphthalus congeneroides, Ste-noponia sidimi, Rhadinopsylla insolita, Polygenis gwyni, Orchopeas Howardi), ve (Amblyomma humerale, Rhipicephalus sanguineus, Rhipicephalus bursa, Amblyomma maculatum, Carios capensis), chấy rận (Linognathus setosus) , muỗi (Anopheles sinen-sis, Anopheles gambiae, Culex pipiens, Aedes albopictus) [11]

R asembonensis ban đầu được mô tả là một loài Rickettsia spp được phát hiện ở nhiều loài bọ chét khác nhau (ví dụ: C felis, C canis, Echidnophaga gallinacean, X cheopis và Pulex irritans ) được thu thập từ nhiều loại động vật nuôi trong nhà (như

chó, mèo và loài gặm nhấm) và nhà (bằng bẫy đèn) ở Asembo, Kisumu, ở miền tây

Trang 32

Kenya trong một nghiên cứu giám sát dịch tễ học Ca R senegalensis cũng được phát

hiện trên các loài bọ chét khác nhau [48] Hai loài này cũng thuộc nhóm sốt chuyển

tiếp cùng R felis tìm thấy phổ biến ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ

Nghiên cứu về dịch tễ các bệnh bọ chét truyền thường được thực hiện nhiều nhất trên bọ chét thu từ vật chủ như chó, mèo và các loài động vật hoang dã

1.2.1.4 Đặc điểm vi k uẩn Rickettsiaceae ký sinh trên c ấy rận

Chấy, rận: gồm hai loài truyền bệnh ở người là Pediculus humanus humanus và Pediculus humanus corporis Chúng là vectơ của ít nhất 3 bệnh ở người như sốt phát ban dịch tễ do R prowazekii [22], sốt tái phát do Borrelia recurrentis và sốt mương do Bartonella Quintana Chấy, rận chỉ là vectơ truyền bệnh R prowazekii

mà không phải là ổ chứa Con đường lây truyền bệnh là từ phân của chấy rận xâm nhập qua vết xước ở trên da

1.2.2 Các phương pháp thu mẫu và định loại ký sinh

Hiện nay có khoảng 900 loài ve đã được xác định và phân loại trên toàn thế giới trong đó đa số có tầm quan trọng đặc biệt, vì chúng là nguyên nhân gây ra tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao ở người và động vật [57] Việc xác định và phân loại ve một cách chính xác là một điều thiết yếu để có thể nghiên cứu và kiểm soát chúng Việc phân loại ve chủ yếu được thực hiện bằng nhận diện đặc điểm hình thái như đầu giả, mai lưng, các chi, các đặc điểm khác nhau giữa con đực và cái Phương pháp này không tốn kém và có thể thực hiện ngay tại nơi thu thập mẫu; tuy nhiên phương pháp này bị giới hạn bởi kiến thức chuyên môn về côn trùng học, không phù hợp khi áp dụng với số lượng mẫu lớn Các công cụ phân tử đã được sử dụng như một giải pháp thay thế để khắc phục những hạn chế trên, trình tự của một số gen đã được sử dụng bao gồm các tiểu đơn vị của ribosome (như 12S, 16S hoặc 18S), các khoảng trình tự phiên mã nội bào; chỉ với một lượng nhỏ mẫu và một số bước có thể tự động hóa, cho phép xác định một số lượng lớn các mẫu, tiết kiệm được rất nhiều thời gian; tuy nhiên độ nhạy và độ đặc hiệu của các phương pháp

Trang 33

này không đồng nhất cho tất cả các loài động vật chân đốt, về mặt chi phí thực hiện cũng tốn kém Bên cạnh đó, phương pháp phân tích khối phổ protein MALDI-TOF MS được phát triển để xác định các loài động vật chân đốt, công cụ này đã được sử dụng để phân loại các loài ve và xác định tình trạng lây nhiễm của chúng

Các nghiên cứu thường tập trung vào việc thu thập ve trực tiếp từ vật chủ của chúng Sau đó các phương pháp thu thập ve ngoài môi trường cũng được phát triển để theo dõi ve trong thời kỳ tìm kiếm vật chủ của ve Mỗi loài ve có những phương thức sống chuyên biệt nên việc thu thập mẫu ve đòi hỏi các kỹ thuật chuyên biệt Ví

dụ, ve Lone star, Amblyomma americanum, vectơ Rickettsia rickettsia, Borrelia lonestari, và Francisella tularensis là những loài ve di động mạnh và bẫy CO2 có

thể thu hút ve tìm vật chủ từ môi trường bên ngoài một cách hiệu quả Các loài ve

Nidicolous như Ixodes angustus (Neumann), có liên quan chặt chẽ với vật chủ của

chúng là các loài gặm nhấm, thường cư trú trong hang và tổ của vật chủ, vì vậy việc thu thập mẫu phải lấy từ các dịch tiết của vật chủ hoặc thu thập trên chính vật chủ Một số loài ve khác có tập tính phục kích hoặc ‗chờ đợi‘ trên ngọn thực vật để bám vào vật chủ khi chúng đi ngang qua Vì vậy cần có các phương pháp thích hợp để thu thập các loài ve đang ―chờ đợi‖ này

n 1.6: Hình ảnh ấu trùng ve "chờ đợi" [61]

Trang 34

Hai trong số các kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất đối với ve cứng có tập tính ―chờ đợi‖ là kéo cờ và kéo vải [16] Cả hai phương pháp đều khai thác hành vi tìm kiếm bằng cách kéo hoặc quét một tấm vài dày trên lớp lá hoặc thảm thực vật để tìm ve Phương pháp thu mẫu bằng cách kéo vải, thu thập trên một vị trí đã được xác định với lớp vải (đã thiết kế sẵn) kéo theo sau và tiếp xúc với thảm thực vật Do đó có thể biết được diện tích thu mẫu và ước tính được mật độ ve, vì vậy kéo vải là phương pháp được lựa chọn khi các nhà nghiên cứu muốn xem xét mật độ có tầm quan trọng trong dịch tễ học Phương pháp thu mẫu bằng cách kéo cờ sử dụng một chiếc cột để gắn cờ và vẫy lên các thảm thực vật Với phương pháp này người thu mẫu dễ kiểm soát cờ hơn, do đó phù hợp với mục đích phát hiện định tính, thu thập một số loài ve Phương pháp bẫy CO2 cũng được sử dụng thu mẫu ngoại ký sinh [34] Có nhiều đề xuất cải tiến các phương pháp này để nâng cao khả năng thu mẫu hơn như phối hợp các phương pháp với nhau hoặc thay đổi cách thực hiện Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các phương pháp bao gồm kéo cờ, kéo vải và đặt bẫy CO2 để thu thập các mẫu ấu trùng ve phù hợp với mục tiêu nghiên cứu

Hiện tại việc nghiên cứu các vùng dịch tễ của mò đã được thực hiện trên một số nước trên thế giới Tại Việt Nam có một số nghiên cứu được tiến hành để xác định tỉ lệ mò nhiễm bệnh Các phương pháp thu thập mò từ các loài vật chủ thường được tiến hành nhiều hơn, chủ yếu là thu thập ấu trùng mò đang ký sinh trong chuột hoang dã Bên cạnh đó, phương pháp bẫy đĩa đen thường được sử dụng trong thu thập ấu trùng mò trong môi trường tự nhiên Các bẫy đĩa đen được đặt trên mặt đất mùn ẩm hoặc trên thảm cỏ thấp nơi ghi ngờ có ấu trùng mò Ưu điểm của phương pháp đĩa đen là có thể thu được ấu trùng mò sống tự do, có thể khả thi sử dụng cho việc phát triển đàn mò trong phòng thí nghiệm hoặc nghiên cứu sinh lý học và hệ vi sinh vật của chúng Tuy nhiên, phương pháp này có các thách thức như phải tìm đúng khu vực có ấu trùng mò đi qua [17]

Tương tự mò, bọ chét cũng thường được thu thập từ vật chủ như chó, mèo và các loài gặm nhấm Là côn trùng biến thái hoàn toàn, bọ chét hoàn thành một chu kỳ từ trứng đến trưởng thành qua một số giai đoạn ấu trùng và giai đoạn nhộng Các

Trang 35

mầm bệnh lây truyền qua bọ chét ở người được duy trì theo chu kỳ lây truyền từ động vật sang vật chủ là động vật có vú và bọ chét Sự lây lan nhanh chóng của mầm bệnh sang quần thể người là do tập tính kiếm ăn thường xuyên và khả năng di chuyển bất thường của bọ chét Các bệnh do bọ chét lây lan rộng rãi trên khắp thế giới, dưới dạng các ổ dịch đặc hữu, nơi có các thành phần của chu kỳ; tuy nhiên, những căn bệnh này trở thành dịch bệnh trong quần thể người khi vật chủ là động vật có vú bị nhiễm bệnh chết và bọ chét của chúng bỏ đi để tìm kiếm máu Chính vì vậy, nghiên cứu bọ chét tự do trong ngoại cảnh đóng vai trò quan trọng trong hoàn thiện con đường lây truyền của bọ chét sang người Các phương pháp thu bọ chét từ môi trường thường sử dụng bẫy đèn [26] và bẫy CO2 [34]

1.2.3 Các phương pháp phát hiện vi khuẩn họ Rickettsiaceae trên ngoại ký sinh

Trên thế giới, hiện nay việc nghiên cứu tỉ lệ mang vi khuẩn của các loài ngoại ký sinh này được thực hiện khá nhiều Các phương pháp phát hiện vi khuẩn Rickettsiaceae trên các ngoại ký sinh rất đa dạng: i) Nhuộm, soi[62]; ii) phân lập và nuôi cấy; iii) giải phẫu mô ; iv) sinh học phân tử [42]

Các loài Rickettsiaceae có kích thước rất nhỏ và không bắt màu nhuộm gram nên cần một số phương pháp nhuộm khác Ngoài ra việc quan sát trên kính hiển vi điện tử cũng được thực hiện để quan sát đầy đủ hình thể của các loài này Các loài Rickettsiaceae không thể nuôi cấy trên môi trường nhân tạo, các mẫu ngoại ký sinh được sử dụng để nuôi cấy cần phải lưu trữ đặc biệt để tránh cho vi khuẩn bị tiêu diệt Trên thế giới việc thực hiện nuôi cấy từ ngoại ký sinh đã được thực hiện thành công trên nhiều loài Các phương pháp sinh học phân tử cũng được sử dụng bổ trợ cho định loại sau khi nuôi cấy

Sự phát triển của phương pháp sinh học phân tử cũng thể hiện nhiều ưu điểm như nhanh, dễ thực hiện và có độ chính xác cao Kháng nguyên đặc hiệu loại 56-kDa đa hình (TSA), bao gồm bốn vùng biến đổi (VD) I-IV thể hiện sự không đồng nhất về trình tự đáng kể giữa các chủng thường được sử dụng để chỉ định loại và

phân tích tiến hóa của O tsutsugamushi Bên cạnh đó các gen 47kDa tổng hợp

Trang 36

kháng nguyên bề mặt của chi Orientia[54] và gen 17kDa tổng hợp kháng nguyên bề mặt của chi Rickettsia[42] Bên cạnh đó còn rất nhiều các gen riêng biệt cho các loài

như gltA, ompA Tuy nhiên, do mẫu DNA tách chiết trực tiếp bằng cách nghiền cá thể ngoại ký sinh nên mẫu DNA thu được có độ tinh khiết không cao Tỷ lệ DNA của vi khuẩn trên tỷ lệ DNA của các loài ngoại ký sinh là nhỏ khiến cho một số phương pháp sinh học phân tử bị ức chế Để định loại chính xác nhất một loài thì cần kết hợp giữa phương pháp nuôi cấy để tăng số lượng vi khuẩn từ đó tăng nồng độ và độ tinh khiết của DNA

1.3 Tình hình nghiên cứu hiện nay

1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Phần lớn các nghiên cứu trên thế giới đề cập đến bộ gen, sinh học tế bào vi khuẩn, lối sống nội bào và sự tương tác với phản ứng miễn dịch của vật chủ của các loài Rickettsiaceae [18] Các phân tích tổng hợp chọn lọc đã được trình bày trong các bản tổng hợp cập nhật Những tiến bộ rất gần đây về cơ chế bệnh sinh và tương tác với hệ thống miễn dịch của vật chủ tiếp tục trau dồi kiến thức về sinh học rickettsial

Các báo cáo vi khuẩn họ Rickettsiaceae gây bệnh trên người khá phổ biến Nhóm sốt mò thường được báo cáo với bằng chứng huyết thanh học từ 1,1-47,6% trong cộng đồng [22] Đối với một số nhóm người có các đặc điểm như sốt không rõ nguyên nhân tỉ lệ này còn cao hơn Đối với nhóm sốt đốm, các loài

chiếm ưu thế nhất trong số 24 loài liên quan đến nhiễm trùng ở người là R

rick-ettsii (42,2%) và R conorii (33,0%), tiếp theo là R sibirica (8,4%), R lis (3,2%), và R japonica (3,1%) [80]

fe-Các nghiên cứu trên vectơ được thực hiện phổ biến hơn cả fe-Các loài vectơ thường gặp của nhóm SFG bao gồm ve (146 loài), tiếp theo là bọ chét (24 loài), muỗi (15 loài), ve (sáu loài),chấy (bốn loài), keds (hai loài) [80] Đa số các nghiên cứu thực hiện trên các vectơ đang trong trạng thái ký sinh trên vật nuôi như chó,

Trang 37

mèo hoặc gia súc như trâu, bò và các loài động vật gặm nhấm Đối với ve, tỉ lệ

nhiễm Rickettsia spp trên ve trưởng thành đang ký sinh được báo cáo với các tỉ lệ

khác nhau ở các khu vực khác nhau như 14,2% ở Ý [35], 7.5 % ở Thượng Hải, Trung Quốc [69], 64% tại Mông Cổ [31] Có hơn 700 nghiên cứu về ve trưởng thành [13] nhưng nghiên cứu thực hiện thu ấu trùng từ môi trường thu tự nhiên có số lượng ít hơn nhiều Các nghiên cứu ve trong giai đoạn ấu trùng ―chờ đợi‖ có tỉ lệ

nhiễm Rickettsia spp từ 7-25% tại Pháp [3], Tây Ba Nha [28] và Thái Lan [70],

Malaysia [43] Các nghiên cứu về bọ chét và mò cũng được thực hiện chủ yếu từ giai đoạn trưởng thành đang ký sinh trên các loài vật chủ Các nghiên cứu về bọ chét trong môi trường tự nhiên là rất ít, một nghiên cứu tại Ugada, Châu Phi báo cáo tỉ lệ

nhiễm R felis 56% [53] Các nghiên cứu về mò ở đang hút máu trên vật chủ cho thấy tỉ lệ nhiễm O tsutsugamushi khác nhau giữa các khu vực địa lý khác nhau Tỉ

lệ nhiễm từ 0.9% đến 5.7% ở ấu trùng mò ký sinh trên gặm nhấm hoang dã ở Quảng

Đông, Trung Quốc [39] Tỉ lệ nhiễm O tsutsugamushi trên gặm nhấm khoảng 4,8%

và 0,7% ở ấu trùng mò tại Hàn Quốc [12]

1.3.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương Khí hậu đặc trưng của nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên, không thuần nhất trên toàn lãnh thổ, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt Địa hình nước ta rất đa dạng, phần lớn là đồi núi (chiếm ¾ diện tích lãnh thổ), chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích Sự đa dạng về địa hình và khí hậu của Việt Nam rất phù hợp cho các vectơ của bệnh

Rickettsia lưu hành và phát triển

Không nằm ngoài phân bố chung của thế giới, sốt mò là căn nguyên gây sốt không rõ nguyên nhân phổ biến thứ hai tại Việt Nam chỉ sau cúm Một số báo cáo lẻ tẻ về các tác nhân khác nhau được báo cáo trên người tại Miền Bắc, miền trung [47] [23] Tỉ lệ nhiễm trong một nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2014 cho thấy

Trang 38

tỉ lệ khoảng 3,5% trên số ca nhập viện [54] Năm 2021, một báo cáo toàn quốc về

các bệnh do Rickettsia được báo cáo bởi Nguyễn Vũ Trung và cộng sự cho thấy tỉ lệ sốt mò và các loài Rickettsia khác chiếm khoảng 30% các trường hợp sốt không rõ

nguyên nhân trên 27 bệnh viện So với các nghề nghiệp khác, nông dân chiếm tỷ lệ nổi trội hơn cả, dao động từ 42,1 – 83,9% trong các nghiên cứu đã được công bố Điều này góp phần giải thích cho hiện tượng bệnh hay gặp ở nông thôn hơn là thành thị Tại miền Bắc, do nghiên cứu được tiến hành tại các bệnh viện tuyến Trung ương nên các ca bệnh chủ yếu đến từ Hà Nội và rải rác ở các tỉnh thành khác [54]

Các nghiên cứu sau đó về bệnh Rickettsia trên các bệnh nhân sốt chưa rõ

nguyên nhân ghi nhận tỷ lệ sốt do bọ chét chuột truyền dao động từ 4,8 – 33,3% [75], [49] Nghiên cứu được tiến hành trong vòng 2 năm tại Bệnh viện Bạch Mai cho số lượng bệnh nhân sốt do bọ chét chuột truyền là 193/579 bệnh nhân, hai nghiên cứu khác tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và một số bệnh viện tại Quảng Nam chỉ ghi nhận 12 và 18 ca bệnh [47] Chưa có ca bệnh sốt phát ban dịch

tễ do chấy rận (do R prowazekii gây ra) nào được ghi nhận tại Việt Nam Trong số 3 nhóm bệnh do chi Rickettsia, bằng chứng về sự lưu hành và phân bố của nhóm sốt

đốm SFG được biết đến khá muộn và hạn chế Năm 2015, kết quả nghiên cứu về tỷ

lệ lưu hành kháng thể kháng Rickettsia tại Hà Nội đã được công bố với tỷ lệ đối

tượng mang kháng thể kháng các tác nhân gây bệnh nhóm sốt đốm là 1,7%, thấp nhất trong số 3 nhóm bệnh Một nghiên cứu về huyết thanh học cũng cho thấy có sự

xuất hiện của căn nguyên R coronii tại Yên Bái [35] Đối với nhóm sốt chuyển tiếp, năm 2019 có 2 ca bệnh nhiễm R felis đầu tiên đã được mô tả trong một nghiên cứu

trên 378 bệnh nhân sốt chưa rõ nguyên nhân tại Quảng Nam [47] Gần đây một điều tra cộng đồng người tại Tây Nguyên cũng cung cấp bằng chứng huyết thanh học và

sinh học phân tử chiếm khoảng 2,53% của R felis [36]

Các nghiên cứu trên ngoại ký sinh, vật nuôi và các loài động vật hoang dã để phát hiện vi khuẩn Rickettsiaceae cũng được thực hiện, với phương pháp phổ biến nhất là sinh học phân tử Đa số các nghiên cứu tập trung vào thu các loài ngoại ký

Trang 39

sinh trên vật chủ Một nghiên cứu cho thấy vi khuẩn O tsutsugamushi trên chuột và

ấu trùng mò tại Hà Giang của tác giả Lê Thị Lan Anh [9], tại Đồng Bằng sông Cửu Long của tác giả Lê Thành Đồng [79] Nghiên cứu của nhóm tác giả Minh Doan Binh và cộng sự trên mò thu từ chuột hoang dã ở vườn quốc gia Bùi Gia Mập cho

thấy tỉ lệ O tsutsuamushi là 1,4%, không phát hiện các tác nhân Rickettsia spp [12]

Tỉ lệ của một nghiên cứu khác trên các loài động vật có vú nhỏ thu Hà Nội cũng khá

tương ứng tỉ lệ Rickettsia spp của tác gia Min Doan Binh khoảng 1,3% [37] Ngoài

các nghiên cứu phát hiện tác nhân và dịch tễ sốt mò, cũng có các nghiên cứu tối ưu quy trình xét nghiệm phát hiện loài vi khuẩn này

Đối với vi khuẩn chi Rickettsia, tỉ lệ nhiễm Rickettsia spp trên các loài ngoại

ký sinh và gặm nhấm thường rất cao, 68% và 68,8% như trên bọ chét thu từ chó

[24, 55], 19,3% trên chuột hoang dã [9] Căn nguyên được báo cáo phổ biến nhất là R felis trên bọ chét mèo và trên chuột [9, 24] Không có các nghiên cứu về

Rickettsiaceae trên các loài ngoại ký sinh thu từ môi trường tự nhiên tại Việt Nam Do thiếu các điều kiện cơ sở vật tư, các nghiên cứu tại Việt Nam chỉ báo cáo dựa vào bằng chứng sinh học phân tử hoặc huyết thanh học Chưa có nghiên cứu

nào nuôi cấy thành công các loài vi khuẩn Rickettsia spp Tình hình nghiên cứu về

Rickettsiaceae tại Việt Nam đang phát triển và đóng góp thông tin quan trọng để

hiểu rõ hơn về vi khuẩn Rickettsia và bệnh lý do chúng trên cả người và động vật

Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều lỗ hổng thông tin ở các giai đoạn khác nhau trong vòng đời của vectơ truyền bệnh, mối liên hệ giữa vectơ truyền bệnh với vật chủ - con người cũng như các nghiên cứu đi sâu vào đặc điểm di truyền cấu tạo của các tác nhân thuộc họ vi khuẩn Rickettsiaceae

Trang 40

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các loài vi khuẩn gây bệnh trên người thuộc họ Rickettsiaceae trên mẫu ấu trùng ve, mò, bọ chét trưởng thành sống tự do trong môi trường

2.2 Địa điểm và thời gian thu mẫu

- Tháng 9 năm 2021 tại xã Phú Lương, quận Hà Đông, TP Hà Nội (GPS:20⁰,93‘/105⁰,77‘) và tháng 12 năm 2021 tại xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (GPS:22⁰,11‘/105⁰,23‘)

- Định loại ấu trùng ve tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương bằng các khóa định loại hình thái của các nghiên cứu trước đây [59][74] [35]

- Phân tích và thực hiện các xét nghiệm sinh học phân tử tại Bộ môn Vi sinh Đại học Y Hà Nội

n 2.1: Bản đồ thể hiện khu vực thu mẫu tại Hà Nội và Phú Thọ

Ngày đăng: 02/09/2024, 23:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Akl, T., Bourgoin, G., Souq, M.-L., Appolinaire, J., Poirel, M.-T., Gibert, P., Abi Rizk, G., Garel, M. and Zenner, L. Detection of tick-borne pathogens in questing Ixodes ricinus in the French Pyrenees and first identification of Rick- ettsia monacensis in France. Parasite. 26, 20.DOI:https://doi.org/10.1051/parasite/2019019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Parasite
[6] Alieva, E.E., Bondarenko, E.I., Maliy, K.D., Shvalov, A.N., Verbenets, E.A. and Gafarova, M.T. 2020. The role of Rhipicephalus sanguineus ticks parasi- tizing dogs in the spread of tick-borne rickettsial pathogens in the city of Se- vastopol. New Microbes and New Infections. 36, (Jun. 2020), 100704.DOI:https://doi.org/10.1016/j.nmni.2020.100704 Sách, tạp chí
Tiêu đề: New Microbes and New Infections
[7] Anacker, R.L., Philip, R.N., Williams, J.C., List, R.H. and Mann, R.E. 1984. Biochemical and immunochemical analysis of Rickettsia rickettsii strains of various degrees of virulence. Infection and Immunity. 44, 3 (Jun. 1984), 559– Sách, tạp chí
Tiêu đề: Infection and Immunity
[8] Angelakis, E., Bechah, Y. and Raoult, D. 2016. The History of Epidemic Ty- phus. Microbiology Spectrum. 4, 4 (Aug. 2016).DOI:https://doi.org/10.1128/microbiolspec.PoH-0010-2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Microbiology Spectrum
[9] Anh, L.T.L., Cuong, V.V., Toan, T.V., Nhung, H.T.H., Anh, L.T.V., Thuy, C.T.T., Giang, P.T.H., Nga, B.T.T., Anh, B.T.L. and Chau, N.V. 2020. Detec- tion of DNA of Rickettsia and Orientia tsutsugamushi in rodents and ectopara- sites in Ha Giang province. Vietnam Journal of Biotechnology. 18, 3 (Nov Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnam Journal of Biotechnology
[10] Aung, A.K., Spelman, D.W., Murray, R.J. and Graves, S. 2014. Rickettsial In- fections in Southeast Asia: Implications for Local Populace and Febrile Re- turned Travelers. The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene. 91, 3 (Sep. 2014), 451–460. DOI:https://doi.org/10.4269/ajtmh.14-0191 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene
[11] Barua, S., Hoque, M.M., Kelly, P.J., Poudel, A., Adekanmbi, F., Kalalah, A., Yang, Y. and Wang, C. 2020. First report of Rickettsia felis in mosquitoes, USA. Emerging Microbes & Infections. 9, 1 (May 2020), 1008–1010.DOI:https://doi.org/10.1080/22221751.2020.1760736 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Emerging Microbes & Infections
[14] Bonell, A., Lubell, Y., Newton, P.N., Crump, J.A. and Paris, D.H. 2017. Esti- mating the burden of scrub typhus: A systematic review. PLoS Neglected Trop-ical Diseases. 11, 9 (Sep. 2017), e0005838.DOI:https://doi.org/10.1371/journal.pntd.0005838 Sách, tạp chí
Tiêu đề: PLoS Neglected Trop-"ical Diseases
[15] Breedlove, B. 2023. Specter of Epidemic Typhus. Emerging Infectious Diseas- es. 29, 4 (Apr. 2023), 871–872. DOI:https://doi.org/10.3201/eid2904.AC2904 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Emerging Infectious Diseas-es
[16] Carroll, J.F. and Schmidtmann, E.T. 1992. Tick Sweep: Modification of the Tick Drag-Flag Method for Sampling Nymphs of the Deer Tick (Acari: Ixodi- dae). Journal of Medical Entomology. 29, 2 (Mar. 1992), 352–355.DOI:https://doi.org/10.1093/jmedent/29.2.352 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Medical Entomology
[17] Chen, K., Roe, R.M. and Ponnusamy, L. 2022. Biology, Systematics, Microbi- ome, Pathogen Transmission and Control of Chiggers (Acari: Trombiculidae, Leeuwenhoekiidae) with Emphasis on the United States. International Journal of Environmental Research and Public Health. 19, 22 (Nov. 2022), 15147.DOI:https://doi.org/10.3390/ijerph192215147 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Environmental Research and Public Health
[18] Complete Genome Sequence of Rickettsia typhi and Comparison with Sequences of Other Rickettsiae - PMC:https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC516817/. Accessed: 2023-11-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC516817/
[19] Crocquet-Valdes, P.A., Weiss, K. and Walker, D.H. 1994. Sequence analysis of the 190-kDa antigen-encoding gene of Rickettsia conorii (Malish 7 strain).Gene. 140, 1 (Jan. 1994), 115–119. DOI:https://doi.org/10.1016/0378-1119(94)90740-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gene
[20] Danchenko, M., Benada, O., Skultety, L. and Sekeyová, Z. 2022. Culture Iso- late of Rickettsia felis from a Tick. International Journal of Environmental Re- search and Public Health. 19, (Apr. 2022), 4321.DOI:https://doi.org/10.3390/ijerph19074321 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Environmental Re-search and Public Health
[21] Description of Eschar-Associated Rickettsial Diseases Using Passive Surveillance Data — United States, 2010–2016 | MMWR:https://www.cdc.gov/mmwr/volumes/68/wr/mm685152a2.htm. Accessed: 2023-12-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: https://www.cdc.gov/mmwr/volumes/68/wr/mm685152a2.htm
[22] Devamani, C.S., Schmidt, W.-P., Ariyoshi, K., Anitha, A., Kalaimani, S. and Prakash, J.A.J. 2020. Risk Factors for Scrub Typhus, Murine Typhus, and Spotted Fever Seropositivity in Urban Areas, Rural Plains, and Peri-Forest Hill Villages in South India: A Cross-Sectional Study. The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene. 103, 1 (Jul. 2020), 238–248.DOI:https://doi.org/10.4269/ajtmh.19-0642 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene
[23] Dieme, C., Parola, P., Guernier, V., Lagadec, E., Minter, G.L., Balleydier, E., Pagès, F., Dellagi, K., Tortosa, P., Raoult, D. and Socolovschi, C. 2015. Rick- ettsia and Bartonella Species in Fleas from Reunion Island. The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene. 92, 3 (Mar. 2015), 617–619.DOI:https://doi.org/10.4269/ajtmh.14-0424 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene
[26] Dryden, M.W. and Broce, A.B. 1993. Development of a Trap for Collecting Newly Emerged Ctenocephalides felis (Siphonaptera: Pulicidae) in Homes.Journal of Medical Entomology. 30, 5 (Sep. 1993), 901–906.DOI:https://doi.org/10.1093/jmedent/30.5.901 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Medical Entomology
[28] Fernández de Mera, I.G., Ruiz-Fons, F., de la Fuente, G., Mangold, A.J., Gortázar, C. and de la Fuente, J. 2013. Spotted Fever Group Rickettsiae in Questing Ticks, Central Spain. Emerging Infectious Diseases. 19, 7 (Jul. 2013), 1163–1165. DOI:https://doi.org/10.3201/eid1907.130005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Emerging Infectious Diseases
[25] Dittrich, S., Phommasone, K., Anantatat, T., Panyanivong, P., Slesak, G., Blacksell, S.D., Dubot-PA(c)rA"s, A., Castonguay-Vanier, J., Stenos, J., New- ton, P.N. and Paris, D.H. 2014. Rickettsia felis Infections and Comorbid Con- ditions, Laos, 2003-2011. Emerging Infectious Diseases. 20, 8 (Aug. 2014), 1402–1404. DOI:https://doi.org/10.3201/eid2008.131308 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

n  1.2. Hình ảnh cấu trúc vách vi khuẩn Rickettsiaceae - Nghiên cứu tỉ lệ phân bố các loại vi khuẩn rickettsiaceae gây bệnh trên Ấu trùng mò, ve và bọ chét trưởng thành tại hà nội và phú thọ
n 1.2. Hình ảnh cấu trúc vách vi khuẩn Rickettsiaceae (Trang 17)
n  1.5: Hình ảnh mô tả các giai đoạn chính của ve cần hút máu vật chủ [51]. - Nghiên cứu tỉ lệ phân bố các loại vi khuẩn rickettsiaceae gây bệnh trên Ấu trùng mò, ve và bọ chét trưởng thành tại hà nội và phú thọ
n 1.5: Hình ảnh mô tả các giai đoạn chính của ve cần hút máu vật chủ [51] (Trang 27)
n  1.6: Hình ảnh ấu trùng ve "chờ đợi" [61]. - Nghiên cứu tỉ lệ phân bố các loại vi khuẩn rickettsiaceae gây bệnh trên Ấu trùng mò, ve và bọ chét trưởng thành tại hà nội và phú thọ
n 1.6: Hình ảnh ấu trùng ve "chờ đợi" [61] (Trang 33)
n  2.2: Sơ đồ phân tích bằng realtime PCR và phân tích kiểu gen - Nghiên cứu tỉ lệ phân bố các loại vi khuẩn rickettsiaceae gây bệnh trên Ấu trùng mò, ve và bọ chét trưởng thành tại hà nội và phú thọ
n 2.2: Sơ đồ phân tích bằng realtime PCR và phân tích kiểu gen (Trang 43)
n  2.4: Hình ảnh thu mẫu bằng p ương p áp kéo vải - Nghiên cứu tỉ lệ phân bố các loại vi khuẩn rickettsiaceae gây bệnh trên Ấu trùng mò, ve và bọ chét trưởng thành tại hà nội và phú thọ
n 2.4: Hình ảnh thu mẫu bằng p ương p áp kéo vải (Trang 45)
n  2.6: Hình ảnh đặt bẫy đĩa đen tìm ấu trùng mò  2.7.1.5.  Bẫy đèn - Nghiên cứu tỉ lệ phân bố các loại vi khuẩn rickettsiaceae gây bệnh trên Ấu trùng mò, ve và bọ chét trưởng thành tại hà nội và phú thọ
n 2.6: Hình ảnh đặt bẫy đĩa đen tìm ấu trùng mò 2.7.1.5. Bẫy đèn (Trang 48)
n  2.7: Hình ảnh bẫy đèn tại khu vực chuồng trại - Nghiên cứu tỉ lệ phân bố các loại vi khuẩn rickettsiaceae gây bệnh trên Ấu trùng mò, ve và bọ chét trưởng thành tại hà nội và phú thọ
n 2.7: Hình ảnh bẫy đèn tại khu vực chuồng trại (Trang 49)
n  3.2: Hình ản  điện di sản phẩm PCR gen 17kDa và gltA - Nghiên cứu tỉ lệ phân bố các loại vi khuẩn rickettsiaceae gây bệnh trên Ấu trùng mò, ve và bọ chét trưởng thành tại hà nội và phú thọ
n 3.2: Hình ản điện di sản phẩm PCR gen 17kDa và gltA (Trang 63)
n  3.3: Hình ản  điện di sản phẩm PCR gen ompB - Nghiên cứu tỉ lệ phân bố các loại vi khuẩn rickettsiaceae gây bệnh trên Ấu trùng mò, ve và bọ chét trưởng thành tại hà nội và phú thọ
n 3.3: Hình ản điện di sản phẩm PCR gen ompB (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w