1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Uỷ thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam với nước ngoài - Lý luận và thực tiễn

104 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam với nước ngoài - Lý luận và thực tiễn
Tác giả Lê Hoài Anh
Người hướng dẫn TS. Trần Minh Ngọc
Trường học Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 32,8 MB

Nội dung

Mặc dù vậy, trải qua gần 17 năm thực thi, Luật Tương trợ tư pháp 2007đã bộc lộ một số những hạn chế khi nảy sinh những vấn dé mới cần được điềuchỉnh dam bảo khả thi, hiệu quả như: phạm v

Trang 1

LÊ HOÀI ANH

ỦY THAC TƯ PHÁP TRONG LĨNH VUC DAN SU

GIỮA VIET NAM VỚI NƯỚC NGOÀI

-LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC(Định hướng nghiên cứu)

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

LÊ HOÀI ANH

Ngành: Luật quốc tếMãsố: 83 801 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Minh Ngọc

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

Dé hoàn thành luận văn “Ủy thác n pháp trong lĩnh vực dân sự giữaViệt Nam với nước ngoài — lý luận và thực tiển” ngoài sự cỗ gắng của banthân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ từ thây cô, đồng nghiệp, bạn bè vả giađình Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Tran Minh Ngọc — TrưởngKhoa Pháp luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, người trực tiếp hướngdẫn tôi hoàn thành luận văn trên Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến thay cô,ban bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và động viên

tôi trong qua trình hoàn thành luận văn nay!

Hà Nội, ngày 02 thang 07 năm 2024

Túc giả luận văn

Trang 4

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các tai

liệu trích dẫn, vi du néu trong Luận văn nay dam bao độ tin cậy, chính xácvà trung thực Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được côngbố trong bất kỳ công trình nào khác

XÁC NHAN CUA NGƯỜI TÁC GIÁ LUẬN VĂNHƯỚNG DAN KHOA HOC

Trang 5

2.2 Tại Việt Nam Q00 n2 n n1 xnxx 1xx 1151k ty 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của để tải Q0 Hee 6

3.1 Mục đích nghiên cứu - - 2: 1S: 1211211221221 2211111 1111111111181 81111 he 6

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - cece 112112211212211151 1111111111101 0111 he

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của dé tài4.1 Đối tượng nghiên cứu - 5 SE 2112111122221 21 8 ng re 6

4:2: Phạm vi nghiỆn:CỮU::::scz2szsayssnasieG0RSSDEREDOEESBEIEEIHSEENEEĐNEĐEGRSENSII03128A00B3E 7

5 Co sở ly luận và phương pháp nghiên cứu của dé tai cece eee 7

5.2 Phương pháp nghiên CỨU -. -: 25 1221221223223 151 1211511111111 18118111 11 11 se 7

6Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của để tài 22 TT H HH Hee 86.1 Về lý MAN cece ccc ccccsccsesessessessessesssessessessessetivssesessessusssiesiearearesretevsevsasevseess 86.2 on 87 Điểm mới trong nghiên cứu của để tai cecccccccsscsscesessessessessessesseseeseseees 98, TBO ung We 1th enn eeemncnen sneer neces cere oneness scons 9Chương 1 NHUNG VAN DE LY LUẬN VE UY THAC TƯ PHÁPTRONG LĨNH VUC DAN SỰ 2S 222212112121 ru rrya 9

1.1 Khái niệm, phạm vi và ý nghĩa của ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự9

Trang 6

1.1.1 Khái niệm ty thác tư pháp về đân sự - SStnEnnnsxee 91.1.2 Phạm vi của tty thác tư pháp về AGN stể che 141.1.3 Ý nghĩa của ủy thác tư pháp về AGN sự Hee 151.2 Cơ sở pháp lý về ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự 161.2.1 Pháp luật quốc tế về tty thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự 171.2.2 Pháp luật Việt Nam về ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự 17TEE RCT, CG, nnuoeseeesetotttkitutkinottbtietoituDANS08000081031080096103008005 19Chương 2 THUC TRANG PHAP LUAT VE UY THAC TƯ PHÁPTRONG LĨNH VUC DAN SU Ở VIET NAM - sec 212.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dan sự21

2.1.1 Căn cử thực hiện uy thác tư pháp trong lĩnh vực dan sự 21

2.1.2 Chủ thé tham gia hoạt động ty thác tư pháp trong lĩnh vực dan sự 232.1.3 Nguyên tắc tương trợ tit pháp cs cctcHHnH ng 25

2.1.4 Pham vi của uy thác tu pháp trong lĩnh vực dGn sự - 25

2.1.5 Ngôn ngữ uy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự

-2.1.6 Quy trình thực hiện uy thác tur pháp ss- s52

2.1.7 Chi phi thực hiện uy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự

2.1.8 Sự tương thích của pháp luật trong nước với các điều ước quốc té song

phương và da phương mà Liệt Nam là thành viÊH 55555 52s 523 30

2.2 Đánh giá về nội dung và thực tiễn thi hanh các quy định pháp luật về ủy

thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự 1S 2112112212 212211181 181111 me 31

2.2.1 Dánh giá về nội dung các quy định của pháp luật về ty thác tư pháp

trong lĩnh vực AGI SU oe ccc ccc ccc cece eect eee 121 1211211111111 1111111 111 Hà hy 31

2.2.2 Đánh giá về thực tiễn thi hành pháp luật về ty thác tư pháp trong lĩnh vực

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ THỰC HIỆN

Trang 7

3.2 Nguyên tắc nâng cao hiệu quả của ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự513.3 Định hướng hoàn thiện pháp luật về ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự

tai Viet Nam eo cece Ha 52

3.4 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quá thực hiện ủy thác tư pháp trong

lĩnh vực dan sự L1 1221222111115 2511111112211 11H tk k TH 1xx 1151k tờ 57

3.4.1 Hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự 57

EU A9.4 0 00 nổ ằ-ằe sa 62

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO ©2222222222555222222555222Ee2 76

Trang 8

DANH MỤC TU VIET TAT

STT TEN DAY DU TEN VIET TAT1 Công ước La Hay năm 1965 về tổng đạt | Công ước tống đạt

ra nước ngoài giây tờ tư pháp và ngoàitư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặcthương mại

2 Công ước La Hay năm 1970 về thu thập | Công ước thu thập

chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực chứng cứdân sự hoặc thương mại.

Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tê HCCH

Trang 9

Cho đến hết năm 2023 Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 190quốc gia của Liên Hợp quốc! vả có quan hệ kinh tế với hầu hết các nước trênthế giới, đồng thời là thành viên của nhiều diễn đàn, tô chức quốc tế quantrọng Với nhu cầu hợp tác sâu rộng về mọi mặt, nhiều điều ước quốc tế Songphương và đa phương được ký kết trên mọi lĩnh vực Cùng với đó, giao lưunhân dân, sự dich chuyển vốn, đầu tư kinh doanh xuyên biên giới cũng ngảycàng phát triển với quy mô lớn Đồng hành cùng với giao lưu quốc tế cũngnảy sinh nhu cầu tương trợ tư pháp trong đó có tương trợ tư pháp? về dân sựgiữa Việt Nam và các nước Tương trợ tư pháp về dân sự không chỉ là nhucầu hợp tác trong quan ly nha nước mà nguồn gốc của hoạt động nay xuấtphat từ việc bảo vệ quyên và lợi ích chính đáng của công dan, tôn trọng chủquyển quốc gia Bản chất của tương trợ tư pháp về dân sự là việc hỗ trợ lẫnnhau giữa các co quan có thâm quyên của các nước dé thực hiện một số côngviệc trên lãnh thổ nước khác phục vụ giải quyết vụ việc trong nước mìnhthông qua ủy thác tư pháp Nói cách khác, quốc gia này thực hiện các thủ tụcnhất định để gửi yêu cầu của mình cho quốc gia khác thông qua ủy thác tưpháp Đề thực hiện được ủy thác tư pháp, các quốc gia nảy có sự hợp tác chặtchẽ, thiện chí, trách nhiệm giúp tăng hiệu quá giải quyết vụ việc trong nướcmột cách chính xác, nhanh chóng, công bằng, và người thụ hưởng chính làcông dân khi quyển và lợi ích của họ được bảo vệ.

Ngày 21/11/2007 Luật Tương trợ tư pháp được Quốc hội thông qua vacó hiệu lực từ ngày 01/7/2008 đã đánh dấu mốc quan trọng tạo cơ sở vững

1Céng thông tin điện tử Chỉnh phủ, Việt Nam đến với thé giới và thé giới dén với Việt Nam, 2023

102231229095321584.htm, truy cập lúc 600 ngày 12/3/2024

https://media.chinhphu.vn/viet-nam-den-voi-the-gioi-va-the-gioi-den-voi-viet-nam-? Thuật ngữ "tương trợ tư pháp" và "ủy thác tư pháp" sẽ được phân tích trong Chương I của luận văn nay.

Trang 10

nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đã được ban hành như Bộ luật tố

tụng dân sự 2015, Luật Thi hành án dân sự 2014, Luật Phí và lệ phí năm

2015, Nghị định 92/2008/NĐ-CP, Nghị định 111/2011/NĐ-CP, Thông tư

12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC Đồng thời, Việt Nam cũng đã ký kết18 Hiệp định song phương về tương trợ tư pháp và 02 Công ước đa phương làCông ước tống đạt, Công ước thu thập chứng cứ tạo hành lang pháp lý co bảnday đủ dé đáp ứng yêu cau thực tiễn

Mặc dù vậy, trải qua gần 17 năm thực thi, Luật Tương trợ tư pháp 2007đã bộc lộ một số những hạn chế khi nảy sinh những vấn dé mới cần được điềuchỉnh dam bảo khả thi, hiệu quả như: phạm vi của ủy thác tư pháp vé dân sựkhông bao gồm hết phạm vi cam kết trong nhiều điều ước quốc tế về tương

trợ tư pháp mà Việt Nam là thành viên; quy định hướng dẫn lập ủy thác tư

pháp thiếu tập trung, dan trải ở nhiều văn ban, trái thâm quyên; thiếu căn cứ

pháp lý cho xã hội hóa thực hiện ủy thác tư pháp và ap dung tin học hóa yêu

cầu ủy thác tư pháp Ngoài những vấn đề mang tính luật hóa, với đặc điểmlinh động và đa dạng của ủy thác tư pháp, các yêu cầu lập ủy thác tư pháp mớicủa mỗi quốc gia, buộc các tô chức, cá nhân tham gia vào quá trình này phảicập nhật liên tục để áp dụng cho đúng và đủ các yêu câu đó, tránh bị từ chốithực hiện hoặc trả lại ủy thác tư pháp cũng là van dé quan trọng Một trongnhững nguyên nhân đó là cách thức phô biến, bồi dưỡng, tra cứu thông tin vềủy thác tư pháp hiện nay cũng còn nhiều bất cập can phải nghiên cứu, cải tiến,áp dụng công nghệ dé khắc phục

Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 đã được dé xuất sửa đổi, bổ sung từnăm 2018 Tuy nhiên, do một số lý do khách quan nên cho đến nay (tính đếntháng 2/2024) đề nghị xây dựng luật mới thay thế Luật Tương trợ tư pháp năm

Trang 11

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài2.1 Trên thế giới

Tương trợ tư pháp đã xuất hiện và tổn tại từ rất sớm trong lịch sử pháttriển của xã hội Các nhà nước cổ xưa đã nhận ra hiếm khi biên giới trở thànhrào can đối với giao lưu dan sự, thương mại nhưng chu quyền quốc gia lại cóthể cán trở hanh vi nhân danh quốc gia này trên lãnh thô quốc gia khác Và từđó, họ thỏa thuận vé những hỗ trợ dành cho nhau mà ngày nay chúng ta gọi 1atương trợ tư pháp Do vậy, các bài nghiên cứu về tương trợ tư pháp trên thếgiới không ít Tuy nhiên một số tác phẩm tập trung vào phân tích thực tiễnthực hiện tương trợ tư pháp ở các quốc gia, không có nhiều đữ liệu liên hệ vớithực tiễn Việt Nam Một số khác nghiên cứu chuyên biệt về Công ước tốngđạt và Công ước thu thập chứng cứ như bài viết "Tương trợ tư pháp trong lĩnh

vực dân su", tác gia Dieter Martiny, 2009, Oxford University Press Trong bài

viết nay tác giả cũng phân tích các quy định trong các công ước trên và thựctiễn thi hành các công ước này ở Châu Âu

Đặc biệt có ý nghĩa đối với lý luận cũng như thực tiễn Việt Nam phảikê đến hai cuốn sé tay về hai công ước trong khuôn khô HCCH, bao gồm:

Số tay của HCCH về thực thi Công ước năm 1965 về tống đạt ra nướcngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thươngmại, 2016 là tập hợp những giải thích chỉ tiết, cụ thê nhất về nội dung côngước, trong đó đáng chú ý là khuyến nghị và dự báo của HCCH về việc pháttriển của công nghệ thông tin với việc áp dụng Công ước

Số tay của HCCH về thực thi Công ước năm 1970 về thu thập chứng cứở nước ngoai trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại, 2020 bao gồm 4 phần

Trang 12

điều ước quốc tế và luật trong nước.

2.2 Tại Việt Nam

Tương trợ tư pháp về dan sự đã tôn tại và phát triển tại Việt Namtrong thời gian dài, bản thân các vấn dé ly luận của hoạt động này có tínhén định cao so với các van dé pháp lý khác, do vậy các công trình nghiêncứu một cách toàn diện tại Việt Nam về tương trợ tư pháp không có nhiềuvà thường xuyên Chủ yêu các công trình nghiên cứu này nhằm phục vụ

xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Các dé tài nghiên cứu cấp Bộ có thê ké đến là:Đề tai "Cơ sở lý luận va thực tiễn dé xây dựng Pháp lệnh tương trợtư pháp" của Tiến sĩ Hà Hùng Cường, Viện Khoa học pháp lý năm 2000.Công trình nay là kết quả nghiên cứu day dan về cơ sở lý luận và thực tiễncủa hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế, tác giả đã đối chiếu, so sánh, phântích kinh nghiệm quốc tế một cách sâu sắc, tông hợp Thông qua đó, tác giảdé xuất các nội dung hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp trong nước.Đề tài này phục vụ xây dựng Pháp lệnh Tương trợ tư pháp

Đề tài "Các giải pháp tăng cường công tác ký kết, gia nhập và thực hiệnđiều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại

giữa Việt Nam với các nước của Thạc sĩ Nguyễn Khánh Ngọc, Viện Khoa

học pháp ly năm 2013 Công trình này nghiên cứu vị trí vai trò của điều ướcquốc tế trong tương trợ tư pháp Bên cạnh đó, tác giả cũng dé xuất giải pháptăng cường hiệu quả của công tác điều ước quốc tế trong lĩnh vực này

Đề tài "Nghiên cứu xây dựng những định hướng chính sách lớn phụcvụ sửa đổi luật tương trợ tư pháp" của Thạc sĩ Bạch Quốc An, Viện Khoa

Trang 13

Đây là nghiên cứu khoa học tương đối toàn điện về thực tiễn thi hành Luậtcủa Việt Nam hiện nay Thời điểm nghiên cứu của công trình nay là trướcnăm 2020, do vậy sau thời điểm đó đã có nhiều thay đổi lớn trong thựctiễn, đặc biệt và quyết định đó chính là dịch Covid-19 đã anh hưởng rat lớntới công tác tương trợ tư pháp trên phạm vi toàn thé giới.

Bên cạnh những công trình nghiên cứu mang tính tổng hợp nói trên,còn có những bài viết có nội dung tập trung vao từng vấn dé nhỏ trong hoạtđộng tương trợ tư pháp của Việt Nam, một số phải kế đến là:

"Hoàn thiện pháp luật tương trợ tư pháp về dân sự trong bối cảnh hộinhập", Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 8/2017;

"Yêu cau hoàn thiện pháp luật tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dânsự trong giai đoạn toản cau hóa", Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyênđề hội nhập quốc tế về pháp luật, năm 2017;

"Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ và vấn dé gia nhập

của Việt Nam", tác giả Nguyễn Hồng Bắc, Tạp chí Luật học, Trường Đại

học Luật Hà Nội, số 11/2016;

"Góp phan nghiên cứu Luật Tương trợ tư pháp trong diéu kiện hộinhập kinh tế quốc tế", Tạp chí dân chủ và pháp luật, tác giả Hoàng PhướcHiệp, số 10/2007

Như vậy, các công trình nghiên cứu trước đây đã cung cấp thông tin,kiến thức co ban về tương trợ tư pháp vẻ dân sự tương đối day đủ va toànđiện Ở mỗi thời điểm, các công trình khoa học đã nghiên cứu các vấn détrong bối cảnh, điều kiện nhất định và đã đóng góp nhiều cho việc hoànthiện pháp luật tại thời điểm đó Tuy nhiên, những năm gan đây, đặc biệt là

Trang 14

tế và Việt Nam cũng bàn nhiều về van dé ứng dụng khoa học kỹ thuật vàomọi hoạt động nghiên cứu, áp dụng pháp luật quốc tế.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Tổng hợp, so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam, các cam kếtcủa Việt Nam trong các điều ước quốc tế liên quan, phân tích mỗi liên hệ giữaủy thác tư pháp và tương trợ tư pháp, đối chiếu với thực tiễn thực thi phápluật tại Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế Qua đó, dé xuất một số giải pháphoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề hoàn thành mục đích nêu trên, dé tài có nhiệm vụ:- Phân tích cơ sở lý luận, pháp lý về ủy thác tư pháp, tương trợ tư phápvề dan sự của Việt Nam và trên thé ĐIỚI

- Phân tích, đánh giá thành tựu, hạn chế, cũng như nguyên nhân của thànhtựu và hạn chế trong việc thực hiện ủy thác tư pháp về dan sự của Việt Nam

- Dé xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu

quả việc thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của dé tài4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật Việt Nam và các điều ướcquốc tế mà Việt Nam là thành viên về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự

và thực tiến thi hành

Trang 15

về ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Việt Nam Luật Tương trợ tưpháp năm 2007 bao gồm tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ vàchuyên giao trong khi đó xu hướng hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư phápcủa Việt Nam phù hợp với xu hướng của quốc tế hiện nay là tách riêng nộidung về tương trợ tư pháp về dân sự Do vậy, dé tài cũng sẽ phân tích xuhướng tách luật này nhằm làm rõ sự khác biệt giữa lĩnh vực dân sự với các

lĩnh vực khác trong tương trợ tư pháp.

- Vé thời gian: Nghiên cứu được thực hiện với số liệu thực tiễn từ khicó Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 đến năm 2023 (số liệu căn cứ vào cácBáo cáo Quốc hội hàng năm của Chính phủ về Tương trợ tư pháp trong lĩnh

vực đân sự).

- Về không gian: Chủ yếu là hoạt động ủy thác tư pháp giữa Việt Namvà nước ngoải, trong đó có một số phân tích so sánh đối chiếu với kinhnghiệm quốc tế

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

5.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của Dé tai là các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách củaDang, Nha nước Việt Nam liên quan ủy thác tư pháp về dân sự

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Dé tai sử dụng các phương pháp nghiên cứu phô biến của khoa học xãhội và khoa học pháp lý để giải quyết các nhiệm vụ của dé tài, bao gồm:

Một là, phương pháp phân tích, so sánh va tổng hop được sử dụng tại

Trang 16

quan giữa ủy thác tư pháp và tương trợ tư pháp, từ đó tổng hợp khái niệmchung về ủy thác tư pháp trong phạm vi nghiên cứu hệ thống pháp luật ViệtNam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

Hai là, phương pháp so sánh, thống kê, tổng kết thực tiến được sử

dụng tại Chương 2 nhằm thống kê các số liệu thực tiễn thực hiện ủy thác tư

pháp của Việt Nam, so sánh kết quả đã thực hiện qua các năm, tổng kết cácvấn dé vướng mắc mà thực tiễn Việt Nam đang gặp phải, đồng thời nêu ranguyên nhân của những tổn tại hạn chế,

Ba là, phương pháp phân tích, so sánh và tông hợp được sử dụng tạiChương 3 nhằm phân tích các định hướng lớn sửa đổi bổ sung các quy địnhhiện hành của co quan nhà nước có thâm quyền, so sánh với thực tiễn từ kinhnghiệm bản thân trong quá trình công tác trực tiếp tại lĩnh vực này dé đưa raquan điểm tổng hợp và biện pháp xử lý triệt để các vướng mắc

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài6.1 Về lý luận

Đề tai là công trình nghiên cứu khoa học cơ bản và hệ thống về van détương trợ tư pháp, hoạt động ủy thác tư pháp về dân sự giữa Việt Nam vànước ngoai Kết quả của dé tài sẽ gop phan bô sung, hoàn thiện các quan điểmvà giải pháp về van dé bảo đảm hoạt động ủy thác tư pháp giữa Việt Nam va

nước ngoài.

6.2 Về thực tiễnDé tai có thé sử dụng làm tải liệu tham khảo cho những người nghiêncứu về ủy thác tư pháp về dân sự Bên cạnh đó, thông qua việc phân tíchnhững van dé còn tôn tại trong quá trình thực hiện úy thác tư pháp về dân sự

Trang 17

pháp luật về tương trợ tư pháp về dân sự.

7 Điểm mới trong nghiên cứu của đề tài- Trên cơ sở phân tích hệ thống cơ sở lý luận và pháp lý về tương trợ tưpháp trong lĩnh vực dân sự, dé tai phân tích đánh giá những thành tựu và hạnchế cũng như các nguyên nhân của việc hạn chế trong việc thực hiện ủy tháctư pháp về dân sự của Việt Nam và những thách thức mà hoạt động này cầngiải quyết trong thời gian tới Các nội dung nay chủ yếu dựa trên các báo cáothường niên của Bộ Tư pháp liên quan và thực tiễn trực tiếp tham gia thực

hiện ủy thác tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài của tác giả.

- Trên cơ sở đánh giá các dự thảo chính sách đã được trình Chính phủ,

để tài sẽ đưa ra quan điểm ủng hộ/ chưa nhất trí thông qua phân tích đánh giátác động của các dự thảo chính sách đó và dé xuất một số giải pháp hoàn thiệnpháp luật về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Việt Nam

8 Bo cục đề tàiNgoài phan Mo dau, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Dé taigồm 3 chương:

- Chương 1: Những vấn dé lý luận vé ủy thác tư pháp trong lĩnh vực

dân sự

- Chương 2: Thực trạng pháp luật vẻ ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân

sự ở Việt Nam.

- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện ủy thác tư

pháp trong lĩnh vực dân sự ở Việt Nam

Trang 18

Theo quan điểm đưa ra tại bài viết "Tương trợ tư pháp" đăng tải trêntrang thông tin của Cơ quan phòng chống Ma tuý và Tội phạm của Liên hợpquốc (UNODC) rằng tương trợ tư pháp là quá trình được thực hiện bởi cácquốc gia nhằm tìm kiếm và cung cấp sự hỗ trợ với các quốc gia khác.

(Nguyên van: Mutual legal assistance (MLA) in criminal matters 1S a process

by which States seek for and provide assistance to other States in servicing of

Judicial document and gathering evidence for use in criminal cases.)

3 Tương trợ tư pháp, UNODC,

https:/Avww.unode.org/e4j/zh/organized-crime/module-11/key-issues/mutual-

legal-assistance htm]#:~:text=Mutual%20legal%20legal-assistance%20(MLA)%20in, for%20use%20in%20criminal%20cases, truy cap luc 9h30 ngay 15/3/2024

Trang 19

Theo khái niệm của Ủy ban Châu Âu: Tương trợ tư pháp là một dạng hợptác giữa các quốc gia khác nhau nhằm mục đích thu thập và trao đổi thông tin.4

(Nguyên văn: Mutual legal assistance 1s a form of cooperation between different

countries for the purpose of collecting and exchanging information )

Luật Tương tro tư pháp 2007 của Việt Nam không có quy định, định

nghĩa, giải thích nào về tương trợ tư pháp nhưng lại có định nghĩa về ủy tháctư pháp (khoản 1 Điều 6) Theo khoản 1 Điều 6 Luật Tương trợ tư pháp 2007,"ủy thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyên của ViệtNam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoal về việc thực hiện một hoặcmột số hoạt động tương trợ tư pháp " Thông qua định nghĩa này có thê hiểurằng tương trợ tư pháp là việc co quan có thâm quyên của Việt Nam hoặc coquan có thâm quyển của nước ngoai gửi yêu câu thông qua ủy thác tư pháp dé

cơ quan có thẩm quyển của bên còn lại thực hiện một hoặc một số hoạt động

tương trợ tư pháp (có phạm vi quy định tại Điều 10 của Luật này) theo quyđịnh của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế ma Việt Nam làthành viên Ủy thác tư pháp là yêu cầu cần được đáp ứng thể hiện rõ ràng,minh thị ý chí của chủ thê là một quốc gia mong muốn, yêu cầu quốc gia khác

"tương trợ" cho mình.

Hai cụm từ "tương trợ tư pháp" và "ủy thác tư pháp" được dùng thôngnhất theo cách hiểu như trên từ Luật Tương trợ tư pháp 2007 và sau đó là tạicác điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia

So sánh đối chiếu với hai Công ước trong khuôn khô HCCH là Côngước tống đạt và Công ước thu thập chứng cứ, hai khái niệm nay cũng hoàntoàn thông nhất với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng như

4 Trang thông tin của Ủy ban Châu Au,

https://commission.europa.eu/law/cross-border-cases/judicial-extradition en#:~:text=Mutual%20legal%20assistance%20is%20a, investigations%200r%20proceedings%20in%20another, truy cập lúc 9h30 ngày 15/3/2024

Trang 20

cooperation/types-judicial-cooperation/mutual-legal-assistance-and-quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này "Tương trợ tư pháp"

tương đương với cụm từ "The mutual legal assistance", còn "ủy thác tư pháp"

tương đương với từ "request" trong các văn kiện này Nội dung của ủy thác tưpháp cũng được mẫu hóa và giải thích trong các văn kiện và được hướng dẫn

áp dụng thống nhất trong hệ thống pháp luật liên quan

Tựu chung lại, các khái niệm đưa ra đều thống nhất các đặc điểm của

ủy thác tư pháp như sau:

Thứ nhất, chủ thê thực hiện ủy thác tư pháp, hay nói cách khác là chủthể thực hiện yêu câu tương trợ tư pháp, là các cơ quan nhà nước có thâmquyển của các nước khác nhau R6 ràng, tương trợ tư pháp không phải 1anhững hành vi của cá nhân, tô chức bat kỳ được thực hiện, chủ thé đưa ra yêucầu và chú thể thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp thống nhất trên toản thế

giới là các nhà nước với nhau, thực hiện nhân danh nhà nước.

Thre hai, nội dung của tương trợ tư pháp là những hoạt động mang tinh

pháp lý trên lãnh thé nước mình (tùy thuộc vảo thỏa thuận giữa các nha nướcnày và pháp luật trong nước) dé hỗ trợ co quan có thâm quyền nước khác thực

hiện thủ tục tư pháp trong nước Nội dung của tương trợ tư pháp phải được

thể hiện day đủ thông qua ủy thác tư pháp Các nội dung cơ ban được yêu cầutại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và được hướng dẫn cụ thểtại hệ thống văn ban trong nước Nội dung của ty thác tư pháp không day đủ,không trùng khớp với các thông tin tại các văn ban kèm theo (nếu có) sẽ bịquốc gia nhận ủy thác tư pháp tra lại Ở đây, cần nhắn mạnh rằng, khái niệm"tư pháp" được hiểu là các hoạt động tương trợ nay chủ yếu là phục vụ chohoạt động của cơ quan tư pháp của mỗi nước Mặc dù không có định nghĩa về

khái nệm tư pháp trong các Công ước của HCCH hoặc các hiệp định tương

trợ tư pháp về dan sự mà Việt Nam là thành viên (thường chỉ quy định về

phạm vi của tương tro tư pháp), nhưng quá trình thực hiện ủy thác tư pháp it

nhiều liên quan đến hoạt động của cơ quan tư pháp Ví dụ như trong Công

Trang 21

ước tống đạt quy định về việc tống đạt đối với hai nhóm giấy tờ, tài liệu là "tưpháp" và "ngoài tư pháp" nhưng giải thích của Ủy ban đặc biệt về phạm vi"giấy tờ ngoài tư pháp" là loại giấy tờ không trực tiếp liên quan đến việc xétxử, tuy nhiên, giấy tờ này phải do co quan có thẩm quyên hoặc cán bộ tư pháp

ban hành Các loại giây tờ ngoài tư pháp thuộc phạm vi quy định của Điều 17

Công ước Tống đạt rất rộng Các loại giấy tờ này do pháp luật của quốc giayêu câu quy định Tại phiên họp năm 1978 của Ủy ban đặc biệt HCCH đãthảo luận về khái niệm "cơ quan tư pháp" Công ước thu thập chứng cứ quyđịnh Yêu cầu tương trợ tư pháp phải do co quan tư pháp của nước được yêucau thực hiện Tuy nhiên, tại các điều khoản khác của Công ước quy định làco quan có thâm quyển Như vậy những người thực hiện yêu cầu tương trợ tưpháp trong trường hợp này không chỉ là tòa án vả thâm phán mà còn mở rộngnhững người được co quan tư pháp chỉ định theo luật của nước đó.” Trongpháp luật Việt Nam, Điều 171 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định phạm vigiây tờ được cấp, tống đạt, thông báo rất rộng

Thứ ba, mục dich của tương trợ tư pháp là co quan có thẳm quyền của

các nước hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành các hoạt động tư pháp và ngoài tư pháptrong nước của mình (tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các nha nước nay va

pháp luật trong nước) và đề thực hiện mục đích nảy, bên yêu cau phải thê hiện

ý chí của minh thông qua ủy thác tư pháp.

Thư tư, phạm vi dan sự cần được hiểu theo mục đích của tương tro tưpháp về dân sự dé hỗ trợ cơ quan có thâm quyền nước khác thực hiện thủ tụctố tụng dân sự trong nước của nước đó Do vậy, phạm vi của "dân sự" đượchiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ những vấn đề về dan sự, hôn nhân và gia đình,kinh doanh, thương mai và lao động.Š

š HCCH, 2016, Số tay Công ước thu thập chứng cứ, B4.3, trang 85 :

5 Dé tai khoa học cap Bộ "Nghiên cứu xây dựng những định hướng chính sách lớn phục vụ sửa doi Luật

Tương trợ tư pháp, Viện Khoa học pháp ly (Chủ nhiệm — Thạc sĩ Bạch Quôc An), 2020

Trang 22

Quan điểm của HCCHHCCH là tổ chức quốc tế quan trọng xây dựng nhiều công cụ pháp lyquốc tế về tư pháp vì vậy khái niệm "dân sự và thương mại" là phạm vinghiên cứu của HCCH Trước khi luận bàn về khái niệm nảy, cần lưu ý rằng,

khái nệm dân sự theo nghĩa rộng của Việt Nam tương đương với khái niệm

"dân sự và thương mại" của HCCH.

Khái niém "dân sự hoặc thương mại" được HCCH sử dụng hướng đếngiải quyết các thủ tục dân sự xuyên biên giới Mặc dù khái niệm này không đượcđịnh nghĩa trong các Công ước của HCCH và có thé được giải thích khác nhaugiữa các bên ký kết Đối với các quốc gia theo hệ thông thông luật có cách giảithích rất rộng về khái niệm này đó là bao gồm tất cả những vấn để không phải làhình sự Trong khi đó các quốc gia theo hệ thông dân luật thì giải thích theo cáchhẹp hon, dựa vào cách phân biệt các vấn đề thuộc luật công và luật tư, những gìlà luật công thì sẽ không phải vấn dé dan sự hoặc thương mại

Ủy ban đặc biệt của HCCH đưa ra hướng dẫn về phạm vi của khái nệm

"dân sự hay thương mại" như sau: (1) Khái niệm này nên được giải thích một

cách độc lập, không liên quan đến luật của nước yêu cầu hoặc nước được yêucầu; (2) Khái niệm nên được giải thích tự do, Công ước thu thập chứng cứ khôngloại trừ tuyệt đối một vấn đề nhất định nào khỏi phạm vi của nó; (3) để quyếtđịnh một van dé có phải là "dân sự hay thương mại" hay không cần phải xem xétvề bản chất của nguyên nhân của hành vi dẫn tới vụ việc.” Và như vậy, nếu mộtyêu cầu được xác định là không thuộc phạm vi "dân sự hoặc thương mai" thì sẽbị quốc gia được yêu cầu từ chối thực hiện theo các công ước nay

Thứ năm, căn cứ dé thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự là các điều ướcquốc tế được ký kết bởi các chủ thé đã trình bay ở trên và pháp luật quốc gia.Điều này cũng dé hiểu bởi tương trợ tư pháp bán chất dựa trên sự hỗ trợ của

7 Số tay Công ước thu thập chứng cử, HCCH, 2016

Trang 23

các co quan có thâm quyển của các nước do các cơ quan này khi có nhu cầuthực hiện một hoạt động tư pháp không thé tự minh thi hành trên lãnh thô củanước khác do có giới hạn về chủ quyển quốc gia Vì vậy, muốn thực hiện hoạt

động tương trợ tư pháp, các nước phải có thỏa thuận với nhau Các thủ tục

thực hiện phụ thuộc vào các điều ước quốc tế đó Một số trường hợp không cóđiều ước quốc tế, tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi cólại Với mỗi nhóm điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp sẽ có các quy địnhkhác nhau về ủy thác tư pháp Bên cạnh đó, việc ký kết, thực hiện các điềuước quốc tế cũng phải trên cơ sở pháp luật quốc gia Bản thân các điều ướcquốc tế, nhiều nội dung cũng dẫn chiếu tới pháp luật quốc gia vì vậy các chủthể căn cứ điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia mình để đưa ra yêu cầu, căncứ pháp luật quốc gia được yêu cầu (lựa chọn phương thức thực hiện ủy thác

tư pháp) khi lập ủy thác tư pháp.

Tom lại, trong phạm vi nghiên cứu pháp luật Việt Nam và các điều ướcquốc tế mà Việt Nam là thành viên về tương trợ tư pháp, có thể nói rằng ủythác tư pháp 1a yêu cầu mà một quốc gia nhận được từ một quốc gia khác trêncơ sở pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế hoặc nguyên tắc có đi có lại,thông qua cơ quan nhà nước có thâm quyên của mình, thực hiện những hànhvi tô tụng tư pháp trong lãnh thổ quốc gia mình nhằm thực thi pháp luật, baovệ quyên va lợi ích hợp pháp của Nha nước, co quan, tô chức, cá nhân theotrình tự, thủ tục nhất định tùy thuộc vào pháp luật quốc gia và điều ước quốctế mà quốc gia đó 1a thành viên

1.1.2 Pham vi của ủy thác tw pháp về dân sựĐiều 10 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định về phạm vi tương trợtư pháp về dân sự giữa Việt Nam vả nước ngoai bao gồm:

"1, Tong dat gidy to, hé so, tài liệu liên quan dén tương trợ tu pháp

về dân sự;

Trang 24

2 Triệu tập người làm chứng, người giảm định;

3 Thu thập, cung cấp chứng cứ;4 Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự "Như vậy, phạm vi của ủy thác tư pháp về dân sự chính là phạm vicủa tương trợ tư pháp về dân sự được quy định trong hệ thống văn bản quyphạm pháp luật tương đối rõ

Căn cứ xác định phạm vi của ủy thác tư pháp về đân sự đối với ViệtNam bao gồm pháp luật trong nước và các Hiệp định song phương có nộidung tương trợ tư pháp về dân sự, các Công ước tống đạt và Công ước thuthập chứng cứ trong phạm vi Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế ma Việt

Nam cũng là thành viên.

1.1.3 Y nghĩa của ủy thác tw pháp về dân sự

Ủy thác tư pháp nói chung và ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự nóiriêng mà thông qua đó các quốc gia thực hiện tương trợ tư pháp cho nhau bêncạnh việc xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của các chủ thé mà còn thé hiện tinhthân và nghĩa vụ hợp tác trong quan hệ quốc tế không phân biệt đối xử trongviệc thực thi các cam kết quốc tế của các nước một cách thiện chí

Ý nghĩa pháp lý trong việc bảo dam quyển con người, quyển công dan:Rõ ràng tương trợ tư pháp là hoạt động hỗ trợ giữa các cơ quan có thâmquyển của các nước khác nhau thực hiện các thủ tục tố tụng trong nước củamình, nhưng cái đích cuối cùng và căn bản đó là bảo đảm quyển con người,quyên công dân, đặc biệt trong lĩnh vực dân sự Quyển con người, quyển côngdân đó chính là được pháp luật bảo vệ, quyền được biết và tham gia té tunggiải quyết các vụ việc dân sự va các việc khác liên quan đến quyên và lợi íchhợp pháp của mình Chính vì ý nghĩa này ma các văn bản quy định vẻ ủy tháctư pháp chính là quy định hình thức để thực hiện tương trợ tư pháp rõ ràng,

Trang 25

minh bạch, tạo thuận lợi tối đa dé công dân đều có thé được hưởng quyền này.

Thực hiện ủy thác tư pháp là nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan nhà nước có

thâm quyền theo đúng quy định của pháp luật

Y nghia về mặt xã hội: Nếu không có ủy thác tư pháp hoặc thực hiệnkhông đúng, không day đủ quy định vẻ ủy thác tư pháp thì tương trợ tư phápsẽ bi từ chối thực hiện, trước hết ảnh hưởng đến quyển và lợi ích hợp phápcủa công dân, tô chức có liên quan đến vụ việc đang giải quyết Hệ lụy củaviệc này ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ việc của cơ quan tư pháp khôngđủ khách quan, toàn diện, chính xác Hoặc đơn giản, về phía người dân, tôchức có liên quan ở nhiều nước khác nhau không biết việc của mình đã đượcgiải quyết do đó yêu cầu co quan có thâm quyền ở nước mình đang sinh sốnggiải quyết, thậm chí kết quả giải quyết không giống nhau, khó khăn trong việcthi hành các quyết định giải quyết này Do vậy, căn cứ pháp lý đây đú, chặtchẽ, tuân thủ nghiêm túc quy định về ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sựkhông chi góp phan bảo vệ công lý mà còn hỗ trợ ổn định trật tự của công tácgiải quyết các vụ việc dân sự

1.2 Cơ sở pháp lý về ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sựVăn bán quy phạm pháp luật chuyên ngành cao nhất về ủy thác tư

pháp hiện nay là Luật Tương trợ tư pháp 2007 Văn bản này quy định tích

hợp các lĩnh vực bao gồm dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyền giao Trongcác điều ước quốc tế trước đây giữa Việt Nam va các nước cũng bao gồmcác lĩnh vực này Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học pháp lý, ngườita nhận ra rằng mỗi lĩnh vực này co những nguyên tắc riêng va việc damphán dé thống nhất tất cả các lĩnh vực trong cùng một văn ban gây ranhững hạn chế không cần thiết trong hợp tác quốc tế Do vay, các hiệp địnhsong phương về tương trợ tư pháp hiện nay đã tách riêng các lĩnh vực nay,trong đó, tương trợ tư pháp về dân sự là một lĩnh vực hoản toàn độc lập

Trang 26

Cùng với xu hướng đó, Bộ Tư pháp cũng đang nghiên cứu xây dựng Luật

Tương trợ tư pháp về dân sự tách riêng các lĩnh vực khác

1.2.1 Pháp luật quốc té về ủy thác tw pháp trong lĩnh vực dân sựTính đến hết năm 2023, Việt Nam đã ký kết tổng cộng 18 Hiệp định songphương va 02 Công ước của HCCH vẻ tư pháp quốc tế (Công ước tống đạt vaCông ước thu thập chứng cứ) liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự.Š

Các hiệp định song phương liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sựvề cơ bản thống nhất bao gồm các định nghĩa về một số thuật ngữ đề thốngnhất cách hiểu và giải thích khi áp dụng, phạm vi của tương trợ tư pháp, quytrình thực hiện ủy thác tư pháp, thành phan hồ sơ tài liệu của yêu cầu úy thác

tư pháp, chi phí thực hiện ủy thác tư pháp (Hiệp định song phương thường

dành sự đôi xử ưu đãi cho nhau nên chi phí là miễn phi)

Hai Công ước đa phương trong khuôn khô HCCH cũng có các quy địnhvề cơ bản giống với các Hiệp định song phương Tuy nhiên, các yêu cầu lập ủythác tư pháp tương đối khác nhau Ví dụ như mẫu yêu cầu ủy thác tư pháp, sốlượng Về chi phí thực hiện ủy thác tư pháp tùy thuộc pháp luật trong nước quyđịnh nên chi phí và cách thức thanh toán rất khác nhau Trong quá trình thựchiện ủy thác tư pháp theo các Công ước nảy, mọi thông tin được niêm yết trêncông thông tin điện tử của HCCH tạo điều kiện tiếp cận một cach dé dàng

1.2.2 Pháp luật Việt Nam về ủy thác tw pháp trong lĩnh vực dân sựVăn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến ủy thác tư pháp về dânsự bao gồm 09 văn bản cấp độ luật, nghị quyết của Quốc hội và 02 văn bảncấp nghị định của Chính phủ và 02 văn bản cấp thông tư của bộ, ngảnh.°

8 Báo cáo rà soát điều ước quốc tê về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dan sự kèm theo Tờ trình số

87/TTr-BTP ngày 15/12/2023, Bộ Tư pháp, 2023

Trang 27

Về cơ bản các quy định pháp luật liên quan đến ủy thác tư pháp tronglĩnh vực dân sự hiện nay có tính thống nhất, 6n định trong quá trình thực hiện.Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ủy thác tư pháp trong lĩnh vựcdân sự phủ hợp và có tính bé sung cho các quy định ủy thác tư pháp về dan sự

của Luật Tương trợ tư pháp.

Ngoài ra trong quá trình thực hiện ủy thác tư pháp, Bộ Tư pháp có trách

nhiệm cập nhật thông tin từ đầu mối của các nước về ủy thác tư pháp đề banhành các công văn hướng dẫn các co quan có thâm quyền thực hiện tương trợ

tư pháp của Việt Nam

® Bao cáo rà soát văn bản quy phạm pháp luật về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự kèm theo Tờ trình

sô 87/TTr-BTP ngày 15/12/2023 của Bộ Tư pháp, 2023

Trang 28

TIỂU KET CHƯƠNG 1Các cơ quan tư pháp của một quốc gia khi giải quyết những vụ việc cóyếu tố nước ngoài thường cân sự hỗ trợ của co quan có thâm quyển của nướcngoài có liên quan thực hiện một số hoạt động giúp các cơ quan tư pháp này

hoàn thành nhanh chóng các vụ việc trong nước cua mình Qua đó, bảo vệ

hữu hiệu quyền lợi ích hợp pháp của nha nước, tổ chức, cá nhân Khi các

quan hệ giữa các quốc gia được thiết lập, các quan hệ dân sự, kinh tế cảng có

cơ hội phát triển mạnh mẽ, do đó, nhu cầu tương trợ tư pháp không ngừngtăng lên Dé thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp, các quốc gia sẽ théhiện ý chí, mong muốn của mình thông qua ủy thác tư pháp Để phục vụchính yêu cầu của hoạt động tư pháp của nước mình, các quốc gia sẽ tham giaký kết các điều ước quốc tế thiết lập nên cơ sở pháp lý vững chắc thực hiện ủythác tư pháp cho nhau Theo quá trình phát triên của ủy thác tư pháp, phápluật trong lĩnh vực này cũng dần hoàn thiện và theo những chuân mực chungcủa thé giới

Khoản 1 Điều 6 Luật Tương trợ tư pháp 2007, "ủy thác tư pháp là yêucầu bang văn ban của cơ quan có thâm quyển của Việt Nam hoặc cơ quan cóthâm quyển của nước ngoal về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động

tương trợ tư pháp " Theo định nghĩa này của pháp luật Việt Nam, ủy thác

tư pháp là yêu cầu mà một quốc gia nhận được từ một quốc gia khác trên cơsở các điều ước quốc tế hoặc nguyên tắc có đi có lại, thông qua cơ quan nhảnước có thâm quyên của minh, thực hiện những hành vi tố tụng tư pháp tronglãnh thô quốc gia mình nhằm thực thi pháp luật, bảo vệ quyên và lợi ích hợppháp của Nhà nước, cơ quan, tô chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục nhất địnhtùy thuộc vào pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành

Viên.

Trang 29

Với ý nghĩa và sự cần thiết của ủy thác tư pháp như trên, Việt Nam đãgia nhập hai Công ước trong khuôn khổ HCCH là Công ước tông đạt và Côngước thu thập chứng cứ, đồng thời ký kết được 18 hiệp định tương trợ tư pháptrong lĩnh vực dân sự tạo ra hệ thống quan hệ tương trợ tư pháp với hàng chụcquốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có những quốc gia có quanhệ mật thiết với Việt Nam và phát sinh số lượng ủy thác tư pháp rất lớn như

Trung Quốc, lãnh thé Đài Loan, Hoa Kỳ Hàn Quốc

Pháp luật trong nước đã hình thành một hệ thống các văn bản quy phạmpháp luật đưa hoạt động ủy thác tư pháp vào trật tự nhất định, hỗ trợ đắc lựccho việc thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam Tuy nhiên, với sự phát triểnkhông ngừng của khoa học kỹ thuật, của khoa học pháp lý quốc tế và nhu cầuủy thác tư pháp đã vượt xa thời điểm xây dựng Luật Tương trợ tư pháp 2007.Do vậy, thực tiễn thực hiện đã phát sinh nhiều khó khăn vướng mắc sẽ được

trình bảy tại Chương II sau đây.

Trang 30

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VE ỦY THÁC TƯ PHÁP TRONG LĨNH

VỰC DÂN SỰ Ở VIỆT NAM2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về ủy thác tư pháp trong lĩnh vực

dan sự

2.1.1 Căn cứ thực hiện iy thác tw pháp trong lĩnh vực dân sw

Pháp luật Việt Nam về ủy thác tư pháp quy định rõ rang va thống nhất vớicác điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự mà Việt Nam là

thành viên Luật Tương trợ tư pháp 2007 đã nội luật hóa và chi tiết hóa đầy đủ các

yêu cầu đối với ủy thác tư pháp trong Công ước tống đạt và các hiệp định songphương Mặc dù Việt Nam gia nhập Công ước thu thập chứng cứ sau thời điểmban hành Luật Tương trợ tư pháp 2007 nhưng Luật nay vẫn thống nhất với cáccam kết của Việt Nam tại Công ước Theo đó, ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dânsự được thực hiện trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (18Hiệp định song phương va 02 Công ước trong khuôn khô HCCH) và hệ thống văn

bản quy phạm pháp luật trong nước.

Nội dung cơ bản của 18 Hiệp định song phương tập trung một số vấn đểnhư sau: Phạm vi tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, Quy ước cơ quan đầumối của các bên, phương thức liên lạc, chi phí thực hiện ủy thác tư pháp, và cácquy định khác liên quan đến ngôn ngữ, điều kiện từ chối hoặc hoãn thực hiện,trình tự thủ tục cụ thê Về cơ bản, hoạt động tương trợ tư pháp không có quá nhiềuthay đổi trong một thời gian dài như các hoạt động quan hệ quốc tế khác, do đó,

các quy định cơ bản của hoạt động tương trợ tư pháp vẫn phù hợp sau một thời

gian dải thực hiện, đặc biệt là yêu cau lập ủy thác tư pháp Trong quá trình đàmphán các điều ước quốc tế cũng như hoàn thiện pháp luật trong nước về tương trợtư pháp trong lĩnh vực dân sự đều đòi hỏi sự cân trọng trong công tác rà soát, so

Trang 31

sánh đối chiếu cả hai chiều đáp ứng yêu cầu thống nhất, khả thi giữa pháp luậtquốc tế và pháp luật trong nước.

Số lượng 18 nước ký kết Hiệp định song phương với Việt Nam là con sốrất nhỏ so với số lượng các nước Việt Nam có quan hệ tương trợ tư pháp Do vậy,tham gia ký kết các điều ước đa phương là giải pháp vô cùng hữu hiệu Hiện nay,Việt Nam đã là thành viên của 02 Công ước trong khuôn khổ HCCH về tương trợtư pháp trong lĩnh vực dân sự là Công ước tống đạt và Công ước thu thập chứngcứ Hai Công ước nay cũng là những công ước thanh công nhất của HCCH chođến thời điểm hiện tại Tính đến ngày 23/6/2023, Công ước tống đạt có 82 thànhviên.!? Công ước thu thập chứng cứ có 66 thành viên.!! Trong đó, một số nước cósố lượng yêu cầu ủy thác tư pháp lớn với Việt Nam như Hoa Kỳ, Úc là thành viên

của cả hai Công ước nảy.

So với Hiệp định song phương, điều ước đa phương là sự chuân hóa mực

thước trong hoạt động tương trợ tư pháp giữa các nước, đơn giản hóa thủ tục,

công khai và dé dang truy cập thông tin các yêu cầu của các nước thành viên Tuynhiên, so với điều ước đa phương, các hiệp định song phương là sự thỏa thuậnnhững ưu đãi mà hai nước danh cho nhau Vi dụ, Công ước tống đạt quy định cácnước thực hiện tống đạt miễn phí cho nhau nếu được thực hiện bởi cơ quan nhànước Có nghĩa là nếu ủy thác tư pháp do tổ chức tư nhân của nước đó thực hiệnthì có quyên thu các khoản phí (Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp miễn phí chocác yêu cầu từ Hoa Ky vi do Bộ Tư pháp, hệ thống toa án nhân dân va thi hành án

dân sự thực hiện Hoa Ky thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam thông qua

Công ty ABC legal và thu phí với mức 95 đô la Mỹ).!? Còn đối với 18 Hiệp định

19 Website chính thức của HCCH, https://www.hcch.net/en/instruments/conventions/status-table/?cid=17,

Trang 32

song phương hiện nay của Việt Nam và nước ngoài thì miễn phí cho nhau không

phân biệt là cơ quan có thâm quyên hay tô chức tư nhân được ủy quyên

Trong trường hợp không có điều ước quốc tế, theo quy định tại Điều 4 vàĐiều 66 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định cho phép thực hiện theo nguyên

tắc có đi có lại và đo Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ

quan hữu quan xem xét quyết định áp dung nguyên tắc nay

Trong các điều ước quốc tế có nhiều nội dung dẫn chiếu tới quy định trong

nước, ví dụ như các phương thức khác phù hợp với pháp luật nước nhận ủy thác

(mục ¢ về các phương thức tống đạt tại mẫu 2B ban hành kèm theo Thông tu12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC hướng dẫn chi tiết mẫu yêu cầu ủy thác tưpháp của Công ước tống đạt), về những nội dung này, hệ thống pháp luật ViệtNam quy định đây đủ và chỉ tiết

2.1.2 Chủ thể tham gia hoạt động ủy thác tw pháp trong lĩnh vực dân sựMặc dù không có quy định riêng chủ thê của úy thác tư pháp trong lĩnh vựcdân sự nhưng các quy trình thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp chỉ rõ các chủ thé

Khoản 2 Điều 6 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định: "Tương trợ tư pháp

được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thâm quyền của Việt Nam hoặc

cơ quan có thâm quyền của nước ngoai thông qua ủy thác tư pháp" Như vậy, chủthé của ủy thác tư pháp không thé là tổ chức, cá nhân bat kỳ mà 1a co quan cóthâm quyển của một quốc gia Những cơ quan có thâm quyển nay được quy địnhtheo pháp luật trong nước của mỗi nước hoặc theo điều ước quốc tế mà Việt Namlà thành viên Thông thường, co quan có thâm quyển của Việt Nam trong điềuước quốc tế phải phủ hợp với pháp luật trong nước Ví dụ: Cơ quan trung ương

của Việt Nam trong các hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự mà Việt

Nam là thành viên là Bộ Tư pháp Cơ quan này được giao trách nhiệm "Tiếpnhận, chuyên giao, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các uy thác tư pháp về dân sự"

tại khoản 2 Điều 62 Luật Tương trợ tư pháp 2007

Trang 33

Ngoài cơ quan trung ương, tủy thuộc vào yêu câu ủy thác tư pháp thì cácchủ thé tham gia thực hiện khác nhau bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao (Điều 63Luật Tương trợ tư pháp 2007), Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Điều 64 LuậtTương trợ tư pháp 2007), Bộ Công an (Điều 65 Luật Tương trợ tư pháp 2007), BộNgoại giao (Điều 66 Luật Tương trợ tư pháp 2007), cơ quan đại diện Việt Nam ởnước ngoài (Diéu 67 Luật Tương trợ tư pháp 2007), Tòa án nhân dân cấp tinh(Điều 68 Luật Tương trợ tư pháp 2007), Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (Điều69 Luật Tương trợ tư pháp 2007), co quan điều tra (Điều 70 Luật Tương trợ tưpháp 2007), Tòa án nhân dân cấp cao, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao, Cơ quanthi hành án dân sự cấp tỉnh (khoản 1 Điều 10 Thông tư số 12/2016/TTLT-BTP-

BNG-TANDTC).

Ngoài ra, tòa án nhân dân cấp huyện, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện,Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện cũng có thê lập hồ sơ yêu cầu ủy thác tưpháp ra nước ngoài nếu can thiết dé giải quyết vụ việc của mình nhưng phái gửicho Tòa án nhân dân cấp tỉnh ký, đóng dấu dưới danh nghĩa của tòa án nhân dâncấp tỉnh (khoản 2 Điều 10 Thông tư số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC)

Riêng đối với hoạt động tống đạt giấy to của nước ngoài, Bộ luật tố tụng

dân sự 2015 cho phép được thực hiện thông qua các kênh bưu chính (khoản 1

Điều 173), Thông tư số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC cho phép thực hiệnqua kênh thừa phát lại (điểm e khoản 1 Điều 17) vì vậy trong những trường hợpnhất định, chủ thê thực hiện ủy thác tư pháp có thê là bưu điện hoặc thừa phát lại.Hién nay, trên thực tế các chủ thé này có tham gia thực hiện nhưng với một số địaphương thông qua hợp đồng với cơ quan có thâm quyên cấp tỉnh (Tòa án nhândân cấp tỉnh) 2

13 Theo ghi nhận qua hoạt động kiểm tra thường niên của Đoàn kiểm tra liên ngành về hoạt động ủy thác tư

pháp do Bộ Tư pháp chủ trì

Trang 34

2.1.3 Nguyên tắc tương trợ tư phápĐiều 4 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định rõ 02 nguyên tắc:

Một là, "tôn trọng độc lập, chủ quyển, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệpvào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với

Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và Điều ước quốc tế ma Việt Nam 1a thànhviên." Nguyên tắc nay là thống nhất va được ghi nhận tại 18 Hiệp định tương trợtư pháp về dân sự mà Việt Nam đã ký kết

Hai là, "trường hợp Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế vềtương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc

có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật va

tập quán quốc tế." Nguyên tắc nay đã được cụ thé hóa tại Điều 5 Thông tư số12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC: "Cơ quan có thấm quyền Việt Nam có thêtừ chối thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự cho nước ngoài trên cơ sở nguyêntắc có đi có lại trong tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoàitheo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật Tương trợ tư pháp trong những trườnghợp sau đây: (1) Khi có căn cứ cho thay phía nước ngoai không thực hiện tươngtrợ tư pháp về dân sự cho Việt Nam; (2) Việc thực hiện tương trợ tư pháp đó tráivới các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam" Sau gần 10 năm gặp khókhăn trong quá trình triển khai trên thực tế bởi chỉ với quy định của Luật Tương

trợ tư pháp 2007 sẽ thiếu quy định cụ thể về điều kiện, thâm quyền, trình tự, thủ

tục xem xét áp dụng nguyên tắc có đi có lại

2.1.4 Phạm vi của ty thác tw pháp trong lĩnh vực dân sw

Điều 10 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định:"Pham vi tương trợ tư pháp về dân sự giữa Liệt Nam và nước ngoài baogốm:

Trang 35

1 Tổng đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dan

sự;

2 Triệu tập người lam chung, người giám định;

3 Thu thập, cung cấp chứng cứ;4 Các yéu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự "

Như vậy, phạm vi của ủy thác tư pháp phụ thuộc vào phạm vi của tương tro

tư pháp, điều đó có nghĩa là các chủ thé chỉ có thé yêu câu tương trợ trong phạmvi của Điều 10 Luật Tương trợ tư pháp 2007 Đa số các Hiệp định tương trợ tưpháp về dân sự có bao gồm nội dung về công nhận va cho thi hành ban án, quyếtđịnh dân sự của tòa án, phán quyết của trọng tai nước ngoải!' tuy nhiên các hiệpđịnh khác chưa có hoặc trong quá trình đàm phán các hiệp định mới không thôngnhất được dé đưa vao (Thái Lan, Hàn Quốc) do quan điểm pháp lý của mỗi nước

khác nhau.

2.1.5 Ngôn ngữ ủy thác tw pháp trong lĩnh vực dan sự

Điều 5 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định 02 trường hợp: nếu ViệtNam và nước ngoài có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dânsự thì thực hiện theo thỏa thuận trong điều ước quốc tế đó; trường hợp chưa cóđiều ước quốc tế thì hồ sơ ủy thác tư pháp được lập theo ngôn ngữ của nước đượcyêu cầu ủy thác tư pháp hoặc ngôn ngữ khác nhưng phải được chấp nhận bởi nướcđược yêu cầu Đối với các hiệp định tương trợ tư pháp vẻ dân sự mà Việt Nam kýkết đều thỏa thuận văn bản, giấy tờ tương trợ tư pháp phải được dịch ra ngôn ngữcủa nước được yêu cầu Một số trường hợp chấp nhận tiếng Nga, Pháp, Anh Việc

dịch ủy thác tư pháp ra nước ngoài của Việt Nam hiện nay được thực hiện bởi các

cơ sở tư nhân cung cấp dịch vụ dịch thuật Trong thực tiễn, có một số ngôn ngữ

14 Các hiệp định với các nước như: Cadactan, Campuchia, Hungari, Mông cổ, Nga, Triều Tiên, Ucraina, Đài

Trang 36

ma ở các tinh không có cơ sở cung cấp dịch vụ dịch thuật nên trong trường hợpnày, các cơ quan có thâm quyên của địa phương phải gửi hé sơ đến các cơ sở dịchthuật ở các thành phố lớn đề thực hiện Việc này cũng phát sinh chi phí và tốn thờigian trong quá trình giải quyết vụ việc.

2.1.6 Quy trình thực hiện ủy thác tw pháp

Quy trình, thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp được thực hiện theo hướng dẫn

trực tiếp tại Luật Tương trợ tư pháp 2007, Nghị định 92/2008/NĐ-CP, đặc biệt cụthé là Thông tư 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, cụ thê, quy trình thực hiện

ủy thác tư pháp được thực hiện như sau:

+ Đối với yêu cầu ủy thác của nước ngoài đến Việt Nam:Trong trường hợp có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về dân sự, saukhi nhận được yêu câu từ cơ quan có thâm quyên nước ngoài, Bộ Tư pháp kiêmtra và chuyên cho co quan có thâm quyển của Việt Nam dé thực hiện Sau khithực hiện, dù có kết quả hay không, các cơ quan này phải trả kết quả cho Bộ Tưpháp dé gửi cho co quan có thâm quyển của nước ngoài

Trong trường hợp không có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về dânsự, sau khi nhận được yêu câu ủy thác tư pháp của cơ quan có thâm quyên củanước ngoài Bộ Ngoại giao gửi Bộ Tư pháp dé Bộ này gửi cơ quan có thâm quyền

trong nước thực hiện.

Tuy nhiên, mô tả trên là nguyên lý chung, còn quy định vẻ việc thực hiệnủy thác tư pháp của nước ngoài đến Việt Nam có thê cụ thê từng trường hợp theoquy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Ví dụ: Theo Công ướctống đạt: gồm kênh chính (Chi có sự tham gia của cơ quan có thâm quyên lập hỗso của nước ngoải, co quan trung ương của nước yêu câu, Bộ Tư pháp Việt Namvà cơ quan của Việt Nam thực hiện tống dat), kênh ngoại giao, lãnh sự trực tiếp(Điều 8), kênh ngoại giao gián tiếp (đoạn 2 Điều 9); kênh lãnh sự gián tiếp (đoạn 1

Trang 37

Điều 9); kênh bưu điện Theo hiệp định song phương áp dụng quy trình của kênhchính Còn theo kênh ngoại giao không có điều ước quốc tế tương tự kênh ngoạigiao gián tiếp.

+ Đối với yêu cau ủy thác tư pháp của Việt Nam di nước ngoài:Trường hợp có điều ước quốc tế vé tương trợ tư pháp về dân sự, sau khinhận được yêu cầu ủy thác tư pháp của co quan có thâm quyền trong nước, Bộ Tưpháp kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyên cho co quan có thẳm quyển củanước ngoài (cơ quan trung ương) đề thực hiện

Nếu hồ sơ không hợp lệ, Bộ Tư pháp trả lại cho cơ quan có thâm quyểntrong nước vả có hướng dẫn cụ thể

Trường hợp không có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về dân sự, BộTư pháp chuyển yêu cầu ủy thác tư pháp cho Bộ Ngoại giao Bộ Ngoại giaochuyên cho cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài Cơ quan nảychuyên yêu cau ty thác tư pháp cho cơ quan có thâm quyển nước ngoài Quy trìnhthủ tục chỉ tiết tùy thuộc vào điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Nếukhông có điều ước quốc tế thì áp dụng nguyên tắc có đi có lại theo quy định.Nguyên tắc này có từ Luật Tương trợ tư pháp 2007 nhưng qua thực tiễn bộc lộnhiều bat cập, thiếu kha thi vì vậy Thông tư 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTCđã lap lỗ hồng nay bằng các quy định minh thị, định lượng, kha thi hon

Việc lựa chọn phương thức thực hiện trong việc lập ủy thác tư pháp của

những người thực thi tại các cơ quan có thẳm quyển ở địa phương đôi khi cũnggặp khó khăn trong việc xác định vì vậy những trường hợp này thường bị nhằmhoặc bỏ trồng trong khi điền mẫu yêu cầu ủy thác tư pháp theo mẫu 2A ban hành

kèm theo Thông tư 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.

Chương 6 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định về trách nhiệm của các cơquan nha nước trong hoạt động tương trợ tư pháp nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn,

Trang 38

trách nhiệm của từng Bộ, ngành các cấp tham gia vào quy trình thực hiện ủy thác

tư pháp.

2.1.7 Chỉ phí thực hiện ủy thác tw pháp trong lĩnh vực dân sw

Điều 16 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định:"1 Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự giữa Liệt Nam và nướcngoài do nước yêu cầu chỉ trả, trie tường hop có thỏa thuận khác

2 Cá nhân, tô chức Việt Nam yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyêncủa Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh yêu cầu try thác tư pháp ra

nước ngoài thì phải trả chỉ phi theo quy định của Viét Nam và của nước được yêu

cau "

Chi phi nay sẽ được thông báo cho cá nhân, tổ chức dé nộp trước khi hồ sơủy thác tư pháp được quyết định lập và gửi ra nước ngoải Với những công dânViệt Nam thuộc trường hợp được trợ giúp pháp ly thì co thể được xem xét hỗ trợ

các chi phí nay theo quy định.

Theo quy định hiện hành, đối với yêu cầu ủy thác tư pháp ra nước ngoaichịu lệ phí theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về

mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lên phí tòa án và chỉphí theo quy định của nước ngoài.

Đối với yêu câu ủy thác tư pháp đến Việt Nam theo điều ước quốc tế màViệt Nam là thành viên Các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự đều thé hiện sựthiện chí hợp tác của các bên ký kết do vậy, các bên thực hiện việc tương trợ tưpháp miễn phí cho nhau trừ một số trường hợp theo thỏa thuận trong hiệp định(chi phí của người làm chứng, người giám định cư trú trên lãnh thé một bên vađược triệu tập bởi bên kia; chi phí liên quan đến yêu cầu công nhận va cho thi

hanh ban an, quyét định của Tòa án va quyết định của trọng tài) Nếu việc thực

Trang 39

hiện yêu cầu tương trợ tư pháp cần khoản chi phí bat thường, hai bên sẽ trao đôi ý

kiến để quyết định điều kiện cho việc thực hiện yêu cầu đó.

Đối với các trường hợp thực hiện theo Công ước tống đạt thì việc tống đạt

các giấy tờ tư pháp từ một nước ký kết không làm phát sinh bất kỳ khoản thanhtoán hoặc hoàn trả các loại thuế hay chi phí cho việc tống đạt được thực hiện bởinước nhận Tuy nhiên, một số trường hợp người gửi phải thanh toán hoặc hoan trảcác chi phí phát sinh !

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện còn có những van dé liên quan đến các

văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật Giao dịch điện tử 2023, Luật Phi và lệ

phí năm 2015, Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Luật Thỏa thuận quốc tế năm2020, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH, Nghị định 111/2011/NĐ-CP, Thông tư

203/2016/TT-BTC.

2.1.8 Sự tương thích của pháp luật trong nước với các điều ước quốc té

song phương và da phương mà Việt Nam là thành viên

Luật Tương trợ tư pháp 2007 ra đời từ sớm được xây dựng mang tính định

hình quy trình tương trợ tư pháp ở Việt Nam va chưa cụ thé chi tiết dé có thé ápdụng trực tiếp vì vậy các quy định của Luật này không trái với các điều ước quốctế mà Việt Nam là thành viên Sau khi gia nhập Công ước tống đạt va HCCH, cácvăn bản hướng dan thi hành như Thông tư số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành Luật Tương trợ tư pháp,

01/2019/TTLT-TANDTC-BNG Nhìn chung, trong quá trình xây dựng pháp luật

trong nước va quy trình dam phan, ký kết điều ước quốc tế, Việt Nam đã thực hiệncác bước rà soát dé đảm bảo các văn ban này không mâu thuẫn với nhau Day làmột trong những yêu cầu quan trọng nhất được quy định tại Luật Ban hanh vănbản quy phạm pháp luật và Luật Điều ước quốc tế Các điều ước quốc tế về ủy

15 Điều 12 Công ước tống đạt

Trang 40

thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự ma Việt Nam là thành viên hiện nay bao gồm18 Hiệp định song phương và 02 Công ước trong khuôn khô HCCH Tương trợ tưpháp đã có lịch sử phát triển lâu dài và trong nhiều năm trở lại đây đã có sự ônđịnh nhất định vì vậy các quy định vẻ ủy thác tư pháp không có nhiều thay đổi.Các quy định về lập ủy thác tư pháp của Việt Nam chu yếu chỉ phân biệt nhau bởicăn cứ điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Theo đó cách thức lập đượcchia thành hai nhóm là theo Công ước và theo hiệp định, có đặc điểm, thành phan,ủy thác tư pháp khác nhau Hệ thống pháp luật Việt Nam vẻ úy thác tư pháp hiệnnay là sự chi tiết hóa của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Vì vay,

vé co ban, pháp luật Việt Nam thông nhất với các điều ước quốc tế mà Việt Nam

là thành viên trong khuôn khổ tương trợ tư pháp về dân sự

2.2 Đánh giá về nội dung và thực tiễn thi hành các quy định pháp luậtvề ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự

2.2.1 Đánh giá về nội dung các quy định của pháp luật về ủy thác tw

pháp trong lĩnh vực dân sự

Mặc dù tại thời điểm ra đời của mình, Luật Tương trợ tư pháp 2007 đã tạora dau ấn mạnh mẽ khi lần đầu tiên một văn bản quy phạm pháp luật tổng hợp,

thông nhất ở cấp độ Luật được ban hành chuẩn hóa thẳm quyền, quy trình, thủ tục

thực hiện ủy thác tư pháp tại Việt Nam Tuy nhiên sau L7 năm t6n tại với sự ra đời

cua hang loạt các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, các hiệp định song

phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên, nhận thức về xã hội hóa hoạtđộng tương trợ tư pháp, cùng với đó là sự phát triển của khoa học kỹ thuật, côngnghệ thay đổi, nhiều nước đã áp dụng công nghệ mới dé nâng cao chất lượngtương trợ tư pháp thì một số quy định của Luật Tương trợ tư pháp 2007 đã dân lỗi

thời và cản trở hiệu quả của công tác tương trợ tư pháp.

Ngày đăng: 02/09/2024, 14:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w