1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Uỷ thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam với nước ngoài - Thực trạng và giải pháp

93 15 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam với nước ngoài - Thực trạng và giải pháp
Tác giả Trần Khánh Linh
Người hướng dẫn TS. Bùi Thị Thu
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 40,97 MB

Cấu trúc

  • CHUONG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE ỦY THAC (16)
  • TU PHAP TRONG LINH VUC DAN SU (16)
  • KET LUẬN CHƯƠNG 1 (30)
    • CHƯƠNG 2: PHAP LUAT VE ỦY THÁC TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ GIỮA VIỆT NAM (31)
  • VÀ CÁC NƯỚC (31)
  • KET LUẬN CHUONG 2 (61)
    • CHƯƠNG 3: THỰC TIỀN HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ VÀ MỌT SÓ GIẢI (62)
  • BOI CẢNH HOI NHẬP QUOC TE (62)
  • KET LUẬN CHUONG 3 (78)
  • KET LUẬN (79)
  • PHỤ LỤC 1: CÁC NƯỚC CÓ THỎA THUẬN TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VE DAN SỰ VỚI VIỆT NAM (17 NƯỚC) (80)
  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (83)
    • 39. Vũ Thị Phương Lan (chủ biên), Thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tổ nước ngoài theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành (năm (85)
    • 40. Quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tổ nước ngoài: Dé tài nghiên cứu khoa học cấp Trường/Trường Dai học (85)
  • CUA HỘI DONG ĐÁNH GIÁ DE ANTI (89)

Nội dung

Một cách tổng quan, xuất phát từ tất cả các lý do trên, đặc biệt đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu cân thiết phải xâydựng một khung pháp luật c

TU PHAP TRONG LINH VUC DAN SU

Trong tiến trình hội nhập quốc tế, khi các giao dich dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài gia tăng thì hoạt động tương trợ tư pháp lại càng trở lên cần thiết hơn bao giờ hết Hiện nay, thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án ở nơi có số lượng lớn các vụ việc có yếu tố nước ngoài cho thấy, nhiều trường hợp Tòa án gặp nhiều khó khăn khi tiến hành giải quyết các vụ việc có liên quan đến công dan, pháp nhân của các quốc gia khác nhau Dé giải quyết vấn dé nay, Tòa án Việt Nam cần sự hỗ trợ và hợp tác chặt chế trong việc thu thập chứng cứ và tống đạt giấy tờ từ các cơ quan của các quốc gia khác.

Như vậy hoạt động tương trợ tư pháp, hợp tác tư pháp giữa các quốc gia đóng vai trò hết sức quan trọng trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tổ nước ngoài, vì vậy nội dung chương 1 sẽ tìm hiểu một số vấn dé lý luận cơ bản về tương trợ tư pháp, ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự nhằm nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận tạo tiền để cho việc xây dựng và thực thi các quy định của pháp luật về vấn dé này.

1.1 Khái niệm tương trợ tư pháp, ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự Đề hiểu rõ về khái niệm ủy thác tư pháp, trước hết cần nắm được tổng quan các hoạt động hợp tác tư pháp, tương trợ tư pháp giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế Hoạt động hợp tác quốc tế về tư pháp là một quan hệ quan trọng giữa các quốc gia, bên cạnh các quan hệ hợp tác về chính trị, an ninh quốc phòng, nhằm dam bảo tao thuận lợi cho sự phát triển, hợp tác quốc tế về tư pháp đóng vai trò một mặt tạo khung pháp lý dé thực thi các quan hệ pháp luật phát sinh giữa công dân pháp nhân của các quốc gia, mặt khác khuyến khích, thúc đây các giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại, đảm bảo an ninh chính trị trong quan hệ quốc tế. Đối với việc giải quyết các vụ việc đân sự có YTNN tại các cơ quan tư pháp,hoạt động TTTP giữ một vai trò không thể xem nhẹ Đề đạt được sự phối hợp hiệu quả, các cơ quan tư pháp câần tiến hành hoạt động ủy thác tư pháp Ủy thác tư pháp là hình thức chủ yếu của hoạt động tương trợ tư pháp Bên cạnh đó, nội dung của hoạt động này còn bao gồm các hoạt động nghiên cứu, đào tạo chuyên gia, trao đổi thông tin, hỗ trợ xây dựng pháp luật

Như vậy UTTP là “ yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thầm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động TTTP theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc DUOT mà Việt Nam là thành viên ”.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tương trợ tư pháp bao gồm hai lĩnh vực chính là TTTP về hình sự va dân sự Đối với dân sự, hoạt động UTTP gồm: tống đạt; triệu tập những người liên quan như người làm chứng, người giám định và cung cấp tài liệu liên quan, giữa các cơ quan tư pháp tại các quốc gia với nhau.

Khái niệm TTTP là sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan có thâm quyển của các quốc gia nhằm thực hiện các hành vi tố tụng tư pháp riêng biệt theo những trình tự, thủ tục, thể thức nhất định nhằm thi hành pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của những đối tượng liên quan trên lãnh thé của nhau, thúc day phát triển quan hệ hợp tác quốc tế) Tại Điều 6, Luật TTTP 2007 thì TTTP được quy định như sau “777P được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyên của nước ngoài thông qua UTTP” Do đó, việc nghiên cứu các vấn dé về ủy thác tư pháp cần đặt trong bối cảnh tông thé các van dé tương trợ tư pháp và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp.

Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước lĩnh vực

“dan sự” được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các van dé dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại va lao động (Điều 1 HD Việt Nam-Cam-pu- chia 2014; Điều 1 HD Việt Nam - Hungari 2018) Tuy nhiên, trong các Công ước của Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế lại không đưa ra định nghĩa thế nào là

“dân sự hoặc thương mại ” cũng như có nhiều giải thích về khái niệm “đân sự hoặc thương mai” giữa các thành viên Cụ thể, các nước thuộc hệ thống thông luật thì có xu hướng giải thích khái niệm này khá rộng, bao gồm tất cả các vấn dé không liên quan đến hình sự, tố tụng hình sự Trong khi đó, các nước thuộc hệ thống dân

3 “Pháp luật tương trợ tư pháp quốc tế” - Tài liệu tham khảo xây dựng dự án Luật Tương trợ tư pháp

- Vụ Pháp luật Quôc tê - Bộ Tư pháp, Nxb Tư pháp, năm 2006, tr 23. luật lại thiên về giải thích theo hướng hẹp hơn và phân biệt theo hướng luật công và luật tr’ Ủy ban đặc biệt của Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế cũng đã có hướng dẫn giải thích khái niệm “ddan sự hoặc thương mai” tại phiên họp năm 2014 theo đó: “Khái niệm dan sự hoặc thương mại nên được giải thích theo hướng độc lập, không dựa trên pháp luật nước yêu cầu hoặc pháp luật nước được yêu cầu.

Khái niệm này cũng cần được giải thích theo phạm vi rộng ” bởi lẽ Công ước không có quy định nào làm rõ những trường hợp cụ thê được coi là không thuộc phạm vi dân sự hoặc thương mại Ví dụ khi xác định phạm vi “ddan sự hoặc thương mai” của yêu cầu thu thập chứng cứ thì cần căn cứ vào ban chất quan hệ pháp luật phát sinh vụ kiện hơn là căn cứ vào chủ thể đưa ra yêu cầu thu thập chứng cứ (cơ quan tư pháp/tòa án cụ thể đưa ra yêu cầu) Từ những điểm không thống nhất nêu trên, có chăng yêu câu cấp thiết về việc đồng bộ cách giải thích về “đân sự hoặc thương mai” đang được đề cập tại các Công ước quy định về việc TTCC hay tống đạt giấy tờ cần được đặt ra?

Hiện nay, theo quan điểm nhiều nước thành viên Công ước La Hay cho rằng quan hệ pháp luật được coi là có tính chất dân sự hoặc thương mại bao gồm các lĩnh vực sau: phá sản hoặc giải thể doanh nghiệp; bảo hiểm: hợp đồng lao động: bảo vệ người tiêu dùng: hôn nhân và gia đình, hộ tịch; cạnh tranh; sở hữu trí tuệ

Tuy nhiên, có một số trường hợp liên quan đến cạnh tranh: hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh đang được phân loại khác nhau, theo đó có nước cho rằng các vụ việc hạn chế cạnh tranh không thuộc phạm vi dân sự hoặc thương mại. Đối với các quan hệ pháp luật về thuế, hải quan, an sinh xã hội, chứng khoán, thì tồn tại hai quan điểm khác nhau giữa các nước thành viên Công ước; theo đó, một loại quan điểm thì cho rằng các quan hệ pháp luật nêu trên thuộc phạm vi lĩnh vực dân sự thương mại, được diéu chỉnh bởi các Công ước, ngược lại, loại quan điểm còn lại thì cho rằng không phải là quan hệ pháp luật “dan sự hoặc thương mại” Về vẫn đề này, Ban Thư ký Hội nghị quốc tế La Hay cho rằng các nước thành viên của Công ước nên “cô găng áp đụng Công ước đên mức cao

486 tay hướng dẫn thực thi Công ước thu thập chứng cử, Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế, năm

2016, trang 49 nhất có thé dé giải quyết” Trong trường hợp nước thành viên được yêu câu thu thập chứng cứ cho rằng các quan hệ pháp luật này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước, thì nên thông báo cho nước yêu cầu thu thập chứng cứ về các phương thức thu thập chứng cứ khác đang được áp dụng.

Về phạm vi của “lĩnh vực dân sự hoặc thương mai’, Ủy ban Đặc biệt ghi nhận đã có những bước thay đổi, phát triển trong quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên trong bối cảnh quan hệ hợp tác tư pháp ngày càng mở rộng Phạm vi

“lĩnh vực dân sự hoặc thương mai” trong hợp tác tương trợ tư pháp thu thập chứng cứ ngày càng được các nước tiếp cận linh hoạt và cởi mở hơn, các vấn dé gia đình, nhân thân, quyền sở hữu trí tuệ, phá sản, bảo hiểm, lao động, bảo vệ người tiêu dùng, cạnh tranh đều được coi là có tính chất dân sự hoặc thương mại Lĩnh vực hình sự không thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước Tuy nhiên, nhiều Quốc gia thành viên Công ước chấp nhận yêu cầu thu thập chứng cứ dé giải quyết vụ kiện dân sự của cá nhân đòi bồi thường thiệt hại xuất phát từ trách nhiệm hình sự.

KET LUẬN CHƯƠNG 1

VÀ CÁC NƯỚC

Nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh thương mại, hiện nay hệ thống pháp luật Việt Nam về tương trợ và ủy thác tư pháp ngày càng được mở rộng thông qua việc ký kết các DUQT và được hoàn thiện trong hệ thống các văn bản pháp luật trong nước Các Điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp và ủy thác tư pháp đóng vai trò làm cầu nối, thống nhất hóa cơ chế hop tác quốc tế về tư pháp trên phạm vi quốc tế, trong khi đó hệ thống các văn bản pháp luật trong nước đã cu thé hóa và xây dựng một cơ chế thực thi trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm thực hiện hiệu quả các hoạt động ủy thác tư pháp từ Việt Nam ra nước ngoài và các ủy thác tư pháp tử nước ngoài vào Việt

Nội dung chương 2 sẽ phân tích chỉ tiết các quy định liên quan đến việc ủy thác tư pháp giữa Việt Nam và các quốc gia theo các DUQT mà Việt Nam tham gia ký kết, cũng như các quy định về ủy thác tư pháp trong hệ thống pháp luật nội địa Việt Nam, đặc biệt là trong trường hợp thực hiện UTTP với các nước mà Việt

Nam chưa ký kết DUQT Vấn dé nay sẽ được xem xét dựa trên việc phân tích các điều luật hiện hành và thực tiễn thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý tại Việt

2.1 Pháp luật về ủy thác tư pháp giữa Việt Nam với các nước ký kết Điều ước quốc tế

Do tính chất các vụ việc dân sự có có yếu tố nước ngoài là những vụ việc hết sức phức tạp, liên quan đến công dân, pháp nhân của các quốc gia khác nhau, nên dé giải quyết loại vụ việc này sẽ hết sức khó khăn nếu không có sự hợp tác, hỗ trợ giữa các cơ quan tư pháp của các nước hữu quan Đối với Việt Nam, trước xu thé hội nhập quốc tế phát trién mạnh mẽ, bên cạnh các DUQT song phương, Việt Nam đã gia nhập các ĐƯQT đa phương về tương trợ tư pháp, nhằm mở rộng, tăng cường các hoạt động ủy thác tư pháp đặc biệt trong lĩnh vực dân sự Là thành viên các DUQT đa phương về tương trợ tư pháp như Hội nghị quốc tế La Hay đã tạo những bước tiến đột phá, mở rộng không gian pháp lý cho các hoạt động tương trợ tư pháp, tạo thuận lợi hơn nữa cho việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tổ nước ngoài giữa Việt Nam với các nước có số lượng cộng đồng người Việt chiếm số lượng lớn.

2.1.1 Pháp luật về Ủy thác tư pháp giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hội nghị quốc té La Hay

Một trong những thành công của Hội nghị quốc tế La Hay về tư pháp quốc tế là đạt được sự thống nhất trong việc xây dựng hệ thống các quy định về Tư pháp quốc tế Tại hội nghị này, nổi bật nhất là 03 DUQT về tố tụng, hợp tác va UTTP trong lĩnh vực dân sự, bao gồm:

- Về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự, thương mại ra nước ngoài: CƯ La Hay ngày 15/11/1965;

- Về TTCC cho các vụ kiện dân sự và thương mại: CƯ La Hay ngày

- Về miễn hợp pháp hóa các giấy tờ đo cơ quan công quyền nước ngoài cấp:

CU Apostile 2.1.1.1 Công ước La Hay năm 1965 về Tổng đạt ra nước ngoài giấy tờ tr pháp và ngoài tu pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước Tổng dat)

Hội nghị La Hay tô chức lần thứ mười ngày 15/11/1965 đã soạn thảo và đồng nhất thông qua Công ước Tống đạt Công ước này có hiệu lực từ 10/02/1969 Đến ngày 2 tháng 8 năm 2017, đã có 73 quốc gia ký kết Công ước này Mục đích của việc ban hành nhằm đảm bảo cho người nhận thông báo có thể bảo vệ quyền lợi cá nhân, tối giản hóa quy trình tống đạt giấy tờ giữa bên yêu cầu và bên được yêu cầu đồng thời cung cấp bằng chứng về việc hoàn thành bằng việc cung cấp giấy xác nhận đã được quy ước sẵn. a Phạm vi áp dung công trớc

CU La Hay áp dụng cho các vụ việc về dân sự có yêu câu tống đạt giấy tờ tư pháp hoặc ngoài tư pháp khi thỏa mãn các điều kiện gồm: (i) Giấy tờ phải được tống đạt từ nước thành viên này sang nước thành viên khác 01 kênh tống đạt chính được quy định từ Điều 2-7 và từ Điều 8-11 là và các kênh tống đạt thay thế. b Kênh tống đạt chính Kênh tổng đạt chính là kênh tống đạt thông qua CQTW của nước được yêu cầu Mỗi quốc gia chỉ định một cơ quan trung ương làm đầu mối cho việc thực hiện tống đạt giấy tờ Số điện thoại, fax, địa chỉ, email và địa chỉ trang web (nếu có) của CQTW các nước thành viên được công khai tại website của Hội nghị La Hay Các cơ quan này được chỉ định theo quy định của nước sở tại, thường là tòa án, Bộ Tư pháp hoặc Bộ Ngoại giao.

Theo quy định của Công ước, việc thực hiện hoạt động tống đạt sẽ không tính phí Tuy nhiên, đối với các chi phí liên quan đến việc thực hiện tống đạt theo các phương thức đặc biệt, quốc gia yêu cầu có thé phải chịu chi phí Thêm vào đó, trường hợp pháp luật tại nước sở tại yêu cầu một tổ chức tư nhân (thừa phát lại) thực hiện tống đạt thì quốc gia yêu cầu sẽ thanh toán chi phí này Quá trình thực hiện rơi vào khoảng 2-6 tháng Kết quả của quá trình thực hiện phải được xác nhận bởi

CQTW và nêu rõ là có thành công hay không thành công. c Kênh tong đạt thay thể Kênh tống đạt thay thế gồm:

(i) Điều 8: Tống đạt trực tiếp cho đương sự ở nước ngoài thông qua cơ quan ngoại giao, lãnh sự Trường hợp quốc gia nhận yêu cầu không đồng ý thì chỉ việc tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp cho công dân của nước yêu cầu tại nước được yêu cầu được áp dụng kênh tống dat nay;

(ii) Điều 9: Thông qua cơ quan ngoại giao, lãnh sự tống đạt cho cơ quan có thâm quyền của nước được yêu cau:

(iii) Điểm a Điều 10: Tống đạt trực tiếp qua đường bưu điện cho đương sự ở nước ngoài Tống đạt từ nhân viên tư pháp, cán bộ hoặc người có thâm quyển của nước yêu câu trực tiếp qua nhân viên tư pháp, cán bộ hoặc người có thẩm quyền của nước được yêu cầu (điểm b Điều 10); Tống đạt từ bất kỳ cá nhân nào có liên quan trong thủ tục tố tụng trực tiếp qua nhân viên tư pháp, cán bộ hoặc người có thâm quyển của nước được yêu cầu (điểm c Điều 10); Thành viên CƯ Tống dat cũng có thê phân đối các kênh tống đạt tại Điều 10, khi đó quốc gia gửi không thê gửi giấy tờ theo các kênh này đến quốc gia nhận đã phản đối:

(iv) _ Điều 11: Các kênh tống đạt khác mà các nước thành viên chấp nhận.

Kênh tống đạt chính và kênh tống đạt thay thế đều có gia trị pháp ly như nhau Tuy nhiên nếu việc tống đạt được thực hiện qua kênh chính, Công ước có quy định cụ thé về trình tự thủ tục, Cơ quan trung ương tiếp nhận yêu câu, tạo điều kiện thực hiện nhanh chóng hiệu quả các yêu cầu tống đạt.

Không có quy định nào thê hiện sự ưu tiên, phân cấp đối với các kênh tống đạt Việc tống đạt có thể thực hiện qua kênh chính hoặc kênh thay thế tùy theo điều kiện của quốc gia lựa chọn và trong trường hợp vi phạm an ninh, chủ quyền quốc gia thì có khả năng bị từ chối Tuy nhiên, việc từ chối này hiếm khi được áp đụng. d Cơ quan Trung wong

Công ước nhất quán quy định thành viên phải chỉ định đầu mối là một CQTW CQTW và cơ quan có thâm quyên gửi tống đạt theo quy định tại Điều 6 và 9 Trách nhiệm của các quốc gia thành viên là chỉ định CQTW theo kênh tống đạt chính và cơ quan có thẩm quyền theo các kênh thay thé Bên cạnh đó, quy định này cũng góp phần xử lý đúng lúc những khúc mắc khi thực hiện công tác tống dat.

Thông thường, CQTW tại các quốc gia thường được chỉ định là Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp hoặc tòa án Thông tin này có thê truy cập tại trang Web chính thức.

2.1.1.2 Công ước La Hay 1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dan sự hoặc thương mai

KET LUẬN CHUONG 2

BOI CẢNH HOI NHẬP QUOC TE

Việc gia nhập hai Công ước quan trọng về TTTP trong lĩnh vực dân sự của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế vào năm 2016 đã mở rộng việc hợp tác với các quốc gia trên thế giới Đồng thời, Việt Nam cũng tiến hành đàm phán thêm những DUQT song phương nên các yêu cầu về TTTP về dân sự giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới cũng ngày một tăng cao, thực tiến hoạt động UTTTP cũng ngày càng được mở rộng cả về không gian lẫn phạm vi lĩnh vực hỗ trợ.

Trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, bat cập không chỉ xuất phát từ thé chế, chính sách, quy định của pháp luật, mà còn do những nguyên nhân khách quan.

Nội dung chương 3 sẽ phân tích thực tiễn hoạt động ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam và các nước, nêu những khó khăn bat cap va dé xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

3.1 Thực tiễn hoạt động ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam va các nước.

Hang năm số lượng các yêu cầu về tương trợ tư pháp thường rất lớn Dé đáp ứng nhu cầu này và dam bảo tính hiệu quả phù hợp với quy định pháp luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, tòa án và cơ quan thi hành án dân sự (cấp tỉnh, thành phố) đã phải nỗ lực rất nhiều trong quá trình triển khai thực hiện.

Tại Việt Nam thực tiễn trong thời gian qua, số lượng hồ sơ tống đạt ra nước ngoài ngày càng tăng, đa dạng về nước được tống đạt đến Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011, trung bình mỗi năm có gần 1.800 hé sơ tống đạt được Việt Nam gửi đi Trong 2 năm tiếp theo, con số này là gần 3.000, trong đó các yêu cầu tống đạt giấy tờ, tài liệu chiếm tới 80%?3 Xu thế các nước hiện nay không ký thêm

23 Báo cáo số 413/BC-CP ngày 17/10/2014 về Hoạt động tương trợ tư pháp của Chính phủ trình Quốc hội. các HDTTTP vi họ đã là thành viên công ước Tống đạt Bộ Tư pháp ước tính đến năm 2019, 2.185 yêu cầu UTTP có thé được Việt Nam gửi cho nước ngoài Trong số đó, có 231 yêu cầu (chiếm 10,59%) được gửi đến các quốc gia chưa có Hiệp định Quốc tế về Tương trợ Tư pháp (ÐĐƯQT) với Việt Nam; 1.245 yêu cầu (chiếm 57%) thực hiện thông qua Công ước Tống đạt; và 709 yêu cầu (chiếm 32,5%) thực hiện thông qua Hiệp định Tương trợ Tư pháp song phương Tổng số yêu cầu Tương trợ Tư pháp đã nhận được phản hôi là 1.118/2.185 (tức là 51,1%) Trong do, 11/231 yêu cầu (chiếm 0,49%) gửi đến các quốc gia chưa có DUQT với Việt Nam đã được đáp ứng; 706/1.245 yêu cầu (chiếm 56,7%) gửi qua kênh Công ước La Hay về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp đạt đã có phản hôi; và 401/709 yêu cầu (chiếm 56,6%) gửi qua kênh hiệp định song phương đã được giải quyết Năm 20 19, Bộ Tư pháp nhận được 405 phan hồi về các hồ sơ UTTP đã yêu câu trong hai năm trước đó Kết quả thực hiện UTTP gửi ra nước ngoài năm 2018 so với năm 2019 giảm 4,9% Nguyên nhân là đo mặc dù các số lượng hồ sơ UTTP có phân hôi tăng nhiều hơn so với năm 2018 nhưng tông số lượng hồ so UTTP trong năm này cũng tăng 5,7% (117 hồ sơ) so với trước đó.

Theo các số liệu chính thức, số lượng yêu cầu UTTP của Cơ quan có thâm quyền nước ngoài tới Việt Nam cũng ngày càng tăng lên, đạt tới 1.353 yêu cau đã tiếp nhận Trong đó, 76% tương đương với 1029 yêu cầu được tiến hành theo kênh Hiệp định tương trợ tư pháp song phương; 20% tương đương 273 yêu cau thực hiện theo kênh Công ước tống đạt và 4% tương đương với 51 yêu cầu triển khai cho những nước chưa ký kết DUQT với Việt Nam Trong 1353 yêu cầu đã tiếp nhận thì có 52,8% đã có phản hồi, trong đó kết quả thực hiện theo Hiệp định song phương là 558/1.029 (54.2%), theo kênh Công ước tống đạt là 149/273 (54.5%), theo kênh ngoại giao là 8/51 (15,6%) Năm 2019, Bộ Tư pháp cũng đã trả lời 99 yêu cầu UTTP nhận từ các năm 2017 và 2018 Tương tự như các UTTP của Việt Nam gửi đi nước ngoài, so với năm 2018, số lượng UTTP được thực hiện cho phía nước ngoài cũng tăng, nhưng do số lượng UTTP được tiếp nhận tăng thêm 324 yêu cầu (tăng 31,4%)'!.

Bao cáo số 479/BC-CP ngày 30/09/2019 về Hoạt động tương trợ tư pháp năm 2019 của Chính phủ trình

Có đến 60% số lượng ủy thác về lĩnh vực hôn nhân gia đình trong tổng số các yêu cầu UTTP, kế đến là các yêu cầu xác minh địa chỉ, tình trạng nhân thân, hôn nhân, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, chứng minh nhân dan Trong đó Đức là quốc gia đứng dau, tiếp theo là Pháp, cùng với Hàn Quốc, Thuy Sỹ, Na-uy, Nga Dang chú ý, những nước như Lào, Campuchia, Indonesia, Thái Lan và An Độ, mặc dù chưa từng gửi yêu cầu UTTP quốc tế về dân sự, nhưng gan đây đã bắt đầu thực hiện với số lượng đáng kể Trong đó, Ba Lan là quốc gia thực hiện nhiều yêu cầu UTTP nhất, chiếm 90% trong số này Cộng hòa Séc giữ vị trí đầu tiên về yêu cầu UTTP liên quan đến việc truy nhận cha và cấp dưỡng nuôi con từ năm 1995 đến nay Gần đây, cơ quan tư pháp cũng thực hiện các yêu cầu liên quan đến việc tống đạt giấy gọi ra Tòa án nước ngoài trong các vụ tranh chấp dân sự và hợp đồng lao động.

Ngoài những yêu cầu UTTP từ các quốc gia nước ngoài dành cho Việt Nam, thì Việt Nam cũng đưa ra những yêu cầu UTTP cho nước ngoài Trong đó số lượng yêu cầu ủy thác tư pháp về việc tống đạt giấy tờ và lấy lời khai chiếm tỷ lệ cao nhất, lên đến 85-90% Ké đến là UTTP trong một số lĩnh vực khác như lay lời khai của công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoai trong các vụ kiện dân sự như thừa kế, chia tài san, tranh chấp đất dai, đòi bồi thường, đơn phương chấm dứt hợp đồng, wes

Từ những năm 90 cho đến đến nay, TAND thành phố Ha Nội và TAND thành phố Hồ Chí Minh là những nơi tiếp nhận và giải quyết nhiêu nhất các ủy thác tư pháp từ các tòa án nước ngoài Déng thời, đây cũng là những cơ quan có thâm quyền của Việt Nam đưa ra nhiều yêu cầu về UTTP nhất đối với cơ quan có thâm quyển tại nước ngoài Trong các yêu cầu UTTP, những yêu cầu liên quan đến vụ kiện ly hôn giữa công dân Việt Nam và công dân Đài Loan do TAND thành phố Hồ Chi Minh yêu cầu chiếm 50% Năm 2004, số vụ kiện mà TAND TP.Hồ Chi Minh yêu cầu với Đài Loan là hơn 100 vụ, nhưng chỉ có 1 vụ thành công.

25B40 cáo số 427 2017/BC-CP ngày 12/10/2017 về hoạt động tương trợ tư pháp của Chính phủ trình Quốc hội.

Trong 6 thang đầu năm 2005, TAND TP.Hồ Chí Minh yêu cầu xử ly 73 vụ UTTP, nhưng chưa có vụ nào được tống đạt thành công tới đương sự.

Số lượng các vụ kiện ly hôn do Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chi Minh yêu cầu liên quan đến công dân Việt Nam và người Việt Nam có quốc tịch Hoa Kỳ cũng tăng lên từ đầu năm 2000 đến nay Tuy nhiên, do họ định cư tại nhiều bang khác nhau nên việc thực hiện ủy thác gặp nhiều khó khăn cũng như, phía Hoa Kỳ đã thể hiện ý định tạm dừng việc thực hiện các yêu cầu UTTP của Việt Nam trong các vụ ly hôn giữa công dân Việt Nam và Hoa Kỳ từ đầu năm 2005 Vì thế còn tồn đọng một số lượng lớn hồ sơ được TAND thành phố Hồ Chí Minh gửi tới

Tại TAND thành phố Hà Nội, phần lớn các yêu cầu UTTP là các vụ kiện ly hôn giữa công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập tại Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Séc, Pháp, Ba Lan, Nhật Ban, Hàn Quốc, Nga với tỷ lệ tống đạt thành công lên tới 60-70% so với thành phố Hồ Chí Minh Lý giải cho việc này đó là do nhận được sự hỗ trợ từ phía tòa án có thẩm quyển nước ngoài cũng như Dai sứ quán Việt Nam tại các nước trên nhận được sự ủng hộ của cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại đây.

Trong thời gian qua Việt Nam đã thực hiện khá tốt công việc liên quan đến hoạt động TT TP trong lĩnh vực dân sự với các nước, cụ thể: a Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động TTTP Đề đảm bảo tính hiệu quả trong việc triển khai các hoạt động T TP, các co quan chức năng đã chủ động triển khai và lên kế hoạch thực thi DUQT kết hợp với việc tăng cường phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn thực thi các quy định pháp luật về TTTP Từ đó, đưa ra phương án cải thiện dé thông qua hoạt động này, rà soát lại toàn bộ tình hình thực hiện UTTP tại các cơ quan địa phương Cac cơ quan đầu mối tại trung ương sẽ tiến hành giải đáp những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai trên thực tiễn để đảm bảo việc thực thi hoạt động UTTP tại địa phương đúng pháp luật và đạt nhiều kết quả tích cực hơn. b Vẻ công tác xây dựng hoàn thiện thể chế về TTTP và khung pháp luật về tương trợ tr pháp

Các bộ, ngành đã phat huy sự chu động trong việc thực hiện chủ trương sửa đôi Luật TTTP theo hướng tách thành những lĩnh vực riêng Luật TTTP năm 2007 ra đời mang một ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành khung pháp lý cho hoạt động TTTP ở các khía cạnh về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù Sau khi Luật được ban hành, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương đã trién khai tổng thé các hoạt động từ ban hành văn bản quy định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành Luật, ký kết các điều ước quốc tế, tuyên truyền phô biến pháp luật tương trợ tư pháp cho đến xây dựng về bộ máy nhân lực tại các cơ quan trung ương Tuy nhiên, dưới sự chuyên biến nhanh chóng, bất dich và phức tạp của tình hình kinh tế xã hội, cùng với việc ban hành Nghị quyết số 27- NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã đặt ra yêu cầu cần tổng kết, đánh giá toàn diện việc tổ chức thi hành Luật TTTP để có thể tham mưu, đề xuất hoàn thiện thể chế và tô chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực này.

Nhìn chung, cơ sở pháp lý cho hoạt động TTTP đã được xây dựng đồng bộ thông qua sự ban hành của Luật TTTP và các văn bản hướng dẫn thi hành Sau 14 năm áp đụng trên thực tiễn, Luật TTTP đã giúp nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp dân sự, hình sự có yếu tố nước ngoài Bên cạnh đó cũng góp phan tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các cơ quan té tụng, cũng như góp phân phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức. c Công tác ký kết và thực hiện các DUOT về TTTP Việc ký kết và thực hiện các DUQT về TTTP của Việt Nam tiếp tục được đây mạnh Chính phủ và các bộ, ngành đầu mối đã hoàn thành việc dé xuất dam phán và ký kết DUQT về TTTP với nhiều quốc gia, trong đó có Mông Cổ, Lào, Nhật Bản - các đối tác truyền thống và quan trọng của Việt Nam Việc số lượng các Uỷ thác TTP dân sự và hình sự gửi đi và nhận được tăng cao hơn cũng chứng minh rằng kết quả thực hiện các ĐƯỢT về TTTP được cải thiện.

KET LUẬN CHUONG 3

Việc gia nhập hai Công ước quan trọng về TTTP trong lĩnh vực dân sự và đàm phán thêm các DUQT song phương trong lĩnh vực này đã mang đến nhiều kết quả tích cực trong hoạt động UTTP quốc tế về dân sự của Việt Nam Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, khó khăn trong quá trinh triển khai thực hiện hoạt động TTTP Tập trung vào một số vấn dé liên quan đến: công tác hoàn thiện co sở pháp lý điều chỉnh hoạt động UTTP còn nhiều khó khan; một số quy định của pháp luật và văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động TTTP còn mâu thuẫn, chồng chéo; quy trình, thủ tục thực hiện UTTP còn nhiều khó khăn Vì thế cần thiết có những biện pháp phủ hợp và có hệ thống để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động ủy thác tư pháp trong thời gian tới.

Trong giới hạn phạm vi luận văn này, tác giả tập trung kiến nghị một số giải pháp nôi bật góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Việt Nam Các biện pháp này chú trọng đến việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp luật trong nước về UTTP quốc tế về dân sự tại Việt Nam cho phủ hợp với tình hình thực tiễn Tích cực hoàn thiện cơ sở pháp lý quốc tế bằng việc day mạnh gia nhập các DUQT đa phương về TTTP Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ trực tiếp thực hiện TTTP về dân sự tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

KET LUẬN

Với mục đích của việc nghiên cứu pháp luật về ủy thác tư pháp về dân sự chủ yếu là nhằm hướng tới mục đích nâng cao hiệu quả của việc giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài Trong điều kiện hội nhập quốc tế với muôn vàn thách thức phía trước, Việt Nam chúng ta cần liên tục rà soát, đánh giá và không ngừng hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp và UTTP tại Việt Nam, từ đó đạt được mục tiêu cuối cùng là việc giải quyết tranh chấp nói chung và tranh chấp thương mại quốc tế nói riêng tại Việt Nam thực sự hiệu quả, luôn theo kịp với xu hướng phát triển của quốc tế.

Trong xu hướng mở rộng quan hệ quốc tế hiện nay không thể phủ nhận là hoạt động TTTP ngày càng trở nên quan trọng hơn và có ảnh hưởng đến quan hệ và sự phát triển của các quốc gia Do đỏ, hoạt động xây đựng, hoàn thiện pháp luật và thể chế về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp cũng được các quốc gia, các thiết chế quốc tế chú trọng xây dựng.

CUA HỘI DONG ĐÁNH GIÁ DE ANTI

ớp Cao học khóa: 29 Niên khóa: 2021-20 23 eva thực tiên của đề án (be tài có phù hợp với nội a nội dung của Các luận văn đã báo vệ hay Độc lập - Tự do ~ Hạnh phúc đà nội, ngày 6. oKinh gửi: Phong dio tao Sau đại học; trường Đại học Luật Hà nội. thực uẫn cập: thiết trong 'pháp luật nước ta i nay SẼ gop phen tao lập những luận cứ cee văn này, Theo chúng tôi, các phương pháp nghiên cứu mà tác để thực hiện đề tài nói trên là các phương pháp đán an trong quá trinh thực hiện đề tài Luan văn thạc sỹ luật hộ ede Kế quả nghiện củu mới, đúng sóp mỗi của tức Sỉ triển khoa học chuyên ngành

Nội dụng của ban Luận văn thạc J luật học của học ' viên cao học quật Trần ' chánh

Thứ nhất, tác giá Luận văn đã có nhiều cô găng để nghiền: cứu các van để thuộc -

Oi dụng của dé.tai Luận văn Nội dụng Luận văn: được trình bày thành 3 chương, au và Kết luận cùng Danh mục tài liệu tham kháo khá: phòng phú trong 71 van đánh máy đẹp, Các vận đề lý luận về Uy tháe từ Pháp trong lĩnh vực

&t Nam với nước ngoài theo quy định của Bộ luậU tổ tung dan sự đã ob dong, rõ rang trong Chương 1 va Cl huong 2 của Luận van, Một ong 3.của Luận Văn; đã góp ees giải quyết được các vấn để 8: của Luan văn, ăn: có thể được col công trình khoa học tiếp tục nghiên cứu, an dé lý bận \ Và thue? tiên của hệ ne ag et tổ tụng dân sự dung, kết câu tà hình thức của Luận Văn Thực sỹ t để các tải liệu, báo so, công trình nghiên cứu, các Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ` ócủa chuyên ngành (8280108, ¢ luận van đã bảo về trước đó. tham khảo nhất là trong bồi cảnh

Ngày đăng: 02/09/2024, 14:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w