1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại Thành phố Hà Nội

103 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại Thành phố Hà Nội
Tác giả Tóng Mỹ Linh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Bình
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 39,34 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Khái niệm pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật (15)
    • 1.1.1. Khai niệm trợ giúp xã hi ......................... c Sn SH Hàng Hà hee 9 1.1.2. Khái niệm pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật (0)
  • 1.2. Các nguyên tắc pháp lý của trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật (18)
  • 1.3. Nội dung pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật (20)
    • 1.3.1. Đối tượng được trợ giúp xã hội....................... cess S222 15 1.3.2. Trình tự, thủ tục hưởng trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật (21)
    • 1.3.3. Quyên lợi về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật (32)
    • 1.3.4. Nguồn tài chính và cơ quan tổ chức thực hiện (39)
    • 2.1.2. Công tác người khuyết tật trên địa bàn Thành phô Hà Nội (46)

Nội dung

Như vậy, Luật người khuyết tật 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành dựatheo tiêu chí mức độ khuyết tật chứ không dé cập tới khả năng lao động của banthân đối tượng như trước đây, để xá

Khái niệm pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Các nguyên tắc pháp lý của trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Nguyên tắc pháp lý của trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật là những nguyên ly, tư tưởng chỉ đạo quán triệt và xuyên suốt hệ thống các quy phạm pháp luật về trợ giúp xã hội Các nguyên tắc pháp lý về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật như sau:

Một là, nguyên tắc trợ giúp xã hội bình đẳng, không có sự phân biệt theo tiêu chí nào Nguyên tắc này được ghi nhận trong Điều 34 Hiến Pháp năm 2013 và cụ thể hóa trong các văn bản Luật, dưới luật Nội dung nguyên tắc này thể hiện ở việc các thành viên xã hội nếu bị khuyết tật đều có quyền hưởng trợ giúp xã hội mà không phân biệt về địa vi, kinh tế, tôn giáo, thành phan xã hội Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc ai là người khuyết tật cũng được hưởng trợ giúp xã hội và không phải ai được hưởng trợ giúp xã hội thì mức trợ giúp cũng giống nhau mà còn căn cứ vào mức độ khuyết tật cũng như hoàn cảnh sống trên thực tế của người khuyết tật Điều này được thể hiện thông qua việc phân loại các đối tượng người khuyết tật dé quy định các chế độ hưởng, mức hưởng cũng như điều kiện hưởng cu thé đối với từng loại đối tượng Nguyên tắc này thể hiện sự công bằng xã hội, vừa thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo, nhân văn sâu sắc của chế độ trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật.

Hai là, nguyên tắc mức trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật không phụ thuộc vào sự đóng góp, thu nhập hoặc mức sống của họ mà chủ yếu phụ thuộc vào mức độ khuyết tật và nhu cầu thực tế của đối tượng Với mục đích không nhằm bù dap hay thay thé thu nhập, cũng không nhằm làm đảm bảo cuộc sống với những yêu cầu định trước mà chỉ giúp cho đối tượng thoát khỏi tỉnh trạng cuộc sống thường nhật bị đe dọa, tạo cơ hội cho họ vươn lên khắc phục rủi ro, hòa nhập cộng đồng.

Do vậy, các khoản trợ giúp xã hội cho người khuyết tật không gắn với bất cứ yêu cầu gì về nghĩa vụ tài chính cho việc thụ hưởng Không phải trước khi bị khuyết tật đối tượng nào có thu nhập cao, mức sống cao hơn thì hưởng trợ cấp cao hơn và ngược lại Tiêu chí quan trong dé xác định mức trợ cấp cho người khuyết tật chính là mức độ rủi ro khuyết tật và hoàn cảnh sống thực tế của người khuyết tật Chẳng hạn, với những mức độ khuyết tật khác nhau từ nặng, đặc biệt nặng, khuyết tật trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ khuyết tật mang thai hay thậm chí có cùng mức độ khuyết tật nhưng hoàn cảnh sống có sự khác nhau nhất định như có người chăm sóc, kinh tế gia đình khá giả hay không cũng là những căn cứ quan trọng để xác định mức trợ cấp, hỗ trợ cho phù hợp Điều này phù hợp với ý nghĩa, mục đích của trợ cấp và đảm bảo công bằng cho người thụ hưởng.

Ba là, nguyên tắc thực hiện trợ giúp xã hội cân đối giữa nhu cầu thực tế của người khuyết tật và phù hợp với khả năng đáp ứng của điều kiện kinh tế xã hội.

Việc đáp ứng nhu cầu trợ giúp xã hội của người khuyết tật phải được tính toán cân đổi với khả năng đáp ứng và điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia trong từng giai đoạn, nếu không sẽ không đạt được mục đích của trợ giúp và ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế xã hội khác Nếu trợ cấp quá cao so với khả năng đáp ứng thì thiếu tính khả thi, khó khăn đâm bảo duy trì thực hiện và nếu thực hiện được có thé sẽ tạo tâm lý ¥ lại, trông chờ vào ngudn tài chính trợ giúp làm cản trở ý thức vươn lên, phát huy nội lực và kìm hãm sức phát triển của các cơ chế bảo vệ khác Ngược lại nêu mức trợ cấp, hỗ trợ cho người khuyết tật quá thấp sẽ không đảm bảo được ý nghĩa và mục đích của trợ giúp xã hội Mặc dù vậy, về cơ bản việc cân đối giữa nhu cầu của người khuyết tật và khả năng đáp ứng của điều kiện kinh tế cũng phải hướng đến yêu cầu dam bảo nhu cau tối thiểu cần thiết nhằm duy trì cuộc sống cho người khuyết tật trước những khó khăn của cuộc sống.

Bến là, nguyên tắc đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật, phát huy khả năng vươn lên hòa nhập cộng đồng Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết tật cần trợ giúp của các đối tượng người khuyết tật là vô cùng đa dang và phong phú Có người khuyết tật cần trợ giúp thường xuyên dé đuy trì cuộc sống hàng ngày, có người khuyết tật cần được giúp đỡ dé hòa nhập cuộc sống, có người khuyết tật cần trợ giúp việc làm Mặt khác không phải lúc nào và bao giờ nhu cầu của người khuyết tật cần được trợ giúp như nhau Vì vậy, để thực hiện hoạt động trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật có hiệu quả thì cần đa dạng hóa các hình thức và biện pháp trợ giúp xã hội đối với họ cho phù hợp: có thể trợ giúp bằng vật chất (tiền, lương thực, thuốc men ) hay các biện pháp tinh thần (giáo dục, dạy nghề, tư vấn việc làm, hỗ trợ học béng ) Trong diéu kién hién nay, viéc xã hội hóa thực hiện trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật được nhìn nhận theo hướng tiến bộ Không phải trợ giúp xã hội cho người khuyết tật chỉ đừng lại ở những khoản trợ cấp do nhà nước thực hiện mang tính ban phát, bao cấp mà hướng tới việc huy động nguồn lực và sự quan tâm của cả cộng đồng nhằm đưa đến sự bảo vệ cao nhất cho người khuyết tật Điều này thé hiện rõ trong những quy định mang tính tùy nghi, điều chỉnh hoạt động của các hiệp hội từ thiện, các trung tâm trợ gitp,chăm sóc người khuyết tật và cả những mô hình chăm sóc thay thế hiện đang thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng.

Nội dung pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Đối tượng được trợ giúp xã hội cess S222 15 1.3.2 Trình tự, thủ tục hưởng trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Xác định đối tượng là một nội dung quan trọng của hoạt động trợ giúp xã hội Bởi trong chế độ trợ giúp xã hội không phải tất cả người khuyết tật đều được hưởng chung một mức trợ cấp ma thường xác định theo thứ tự ưu tiên của mức độ khuyết tật từ nặng đến nhẹ Hiệu quả của chương trình trợ giúp đạt đến mức nao phụ thuộc rất lớn vào việc xác định đối tượng được trợ g1úp để cân đối nguồn lực tài chính của ngân sách với những thứ tự ưu tiên cho từng mức độ khuyết tật theo từng giai đoạn Vậy, việc xác định đúng đối tượng trợ giúp làm tăng lợi ích cho những người khuyết tật nặng trong phạm vi ngân sách Nhà nước có giới hạn. e Đối tượng được trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng:

Theo Điêu 5 Nghị định 20 năm 2021, các đối tượng được hưởng trợ cấp hàng thang gồm:

“ Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng: Trẻ mồ côi, trẻ có cha mẹ bị tuyên bố mắt tích hoặc dang chấp hành án phạt từ,

- Người không có nguồn nuôi dưỡng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn băng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng toi da không quá 22 tuổi.

- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.

- Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ, đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và dang nuôi con đưới 16 tuổi hoặc dang nudi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó dang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thir nhất (người don thân nghèo dang nuôi con).

- Người cao tuổi thuộc điện hộ nghèo, không có người phụng dưỡng

- Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.

- Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc điện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền nti đặc biệt khó khăn.

- Người nhiễm HIV/AIDS thuộc điện hộ nghèo không có nguồn thu nhập 6n định hàng tháng như tiên lương, tiên công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng thang.” Đối tượng người khuyết tật được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng ngày càng được mở rộng Nghị định 20/2021/NĐ-CP đã quy định điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng “Người khuyết tật nặng người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật”

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP, quy định về mức độ khuyết tật cụ thể như sau:

"Điều 3 Murc độ khuyết tật 1 Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dân đến mat hoàn toàn chức năng, không tu kiểm soát hoặc không tu thực hiện được các hoạt động di lại, mặc quan áo, vệ sinh ca nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dỗi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

2 Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động di lại, mặc quan do, vệ sinh cá nhân va những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cả nhân hàng ngày mà cần có người theo dỗi, trợ giúp, chăm sóc ”

Tiêu chí độ tuổi theo quy định ở đây được đặt trong tương quan chung với Luật lao động, nhằm dam bảo yêu cầu của người khuyết tật không có kha năng lao động khi họ trong độ tuổi lao động. Đối với người không có khả năng tự phục vụ được xác định là:

- Người khuyết tật không có khả năng tự phục vụ sinh hoạt cá nhân- Được hội đồng xét duyệt cấp xã hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên xác định

Như vậy, Luật người khuyết tật 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành dựa theo tiêu chí mức độ khuyết tật chứ không dé cập tới khả năng lao động của ban thân đối tượng như trước đây, để xác định đối tượng được hưởng trợ giúp xã hội.

Theo đó, người khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng (không thuộc trường hợp được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội) là đối tượng được hưởng trợ giúp xã hội So sánh với các nước khi tiêu chí để xác định đối tượng được hưởng trợ giúp xã hội ngoài mức độ khuyết tật còn bao gồm cả các yếu tố khác như hoàn cảnh kinh tế, tình trạng tài sản, tỉnh trạng thân nhân thì quy định đối tượng hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng cho người khuyết tật hiện nay ở Việt Nam khá đơn giản và “thoáng” hơn. e Đối tượng được trợ giúp đột xuất Chế độ trợ giúp đột xuất đối với người khuyết tật là sự giúp đỡ về vật chất và các điều kiện sinh sống khác của xã hội cho những người khuyết tật của mình khi gặp phải những rủi ro hoặc khó khăn bất ngờ như thiên tai, hoả hoạn, tai nạn làm cuộc sống tạm thời bị đe doạ về lương thực, nhà ở, chữa bệnh, chôn cất cẦn phải có sự cứu giúp khẩn cấp Đây là chế độ trợ cấp một lần, gắn liền với các sự cô về thiên tai, hoả hoạn có ý nghĩa “cấp thiết, cấp cứu vô cùng quan trọng đối với đối tượng hưởng Khác với trợ giúp xã hội thường xuyên, đối tượng của trợ giúp xã hội đột xuất là tất cả mọi thành vên xã hội, bao gồm cả người khuyết tật và những người có khả năng lao động hoặc không có khả năng lao động, có thu nhập hoặc không có thu nhập nhưng vì những lý do thiên tai hoặc bất khả kháng mà gặp phải hoạn nạn, khó khăn tạm thời. Đối tượng được trợ giúp xã hội đột xuất là những người hoặc hộ gia đình có người khuyết tật khó khăn đo hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng như: hộ gia đình có người chết, mat tích; Hộ gia đình có người khuyết tật nhà ở bị dé,sap, trôi, cháy, hỏng nang; Hộ gia đình người khuyết tật mất phương tiện sản XuẤt,lâm vào cảnh bị thiếu đói; trẻ em khi cha mẹ chết, Người bị thương nặng: Người thiếu đói do giáp hạt, Người khuyết tật gặp rủi ro ngoài vùng cư trú mà bị thương nặng hoặc bị chét,gia đình không biết để chăm sóc hoặc mai táng. e Đối tượng được hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng Tại Điều 18 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng, theo đó: Đối tượng thuộc diện được hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi đưỡng hàng tháng tai cộng đồng bao gồm người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng theo quy định của pháp luật.

Với quy định về đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc người khuyết tật khi họ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật trong Luật người khuyết tật năm 2010 cũng được mở rộng và thoáng hơn rất nhiều Luật Người khuyết tật năm 2010 quy định đối tượng được hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm: gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó; người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng: người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuôi (khoản 2 Điều 44).

Việc bổ sung thêm hai nhóm đối tượng là người nhận nuôi dưỡng chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng thể hiện sự tiến bộ trong mục tiêu “an sinh xã hội” và đặc biệt là đảm bảo quyền của người khuyết tật là phụ nữ, trẻ em Hơn nữa, luật hiện hành cũng không đưa ra điều kiện về yêu cầu số lượng người khuyết tật như trong quy định trước đây tại Nghị định 67/2007/NĐ-CP (có từ 02 người khuyết tật nặng trở lên) làm tiêu chí dé xác định đối trong hưởng chế độ hỗ trợ kinh phí hàng tháng Đây là điểm tiến bộ trong việc mở rộng quyền cho đối tượng người khuyết tật. e Đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

Dựa trên nguyên tắc phát huy tối đa khả năng của cộng đồng và bản thân đối tượng dé đảm bảo cho đối trong được sống hòa nhập với cộng đồng, pháp luật hiện hành cũng quy định khi đối tượng không đủ khả năng sống tại cộng đồng mới được xem xét dé tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ để được chăm sóc, nuôi dưỡng Thực tế cho thấy, hoàn cảnh sống của những đối tượng này vô cùng khó khăn, không có sự chăm sóc, hỗ trợ thường xuyên hàng ngày tính mạng của họ có thê bị đe dọa.

Luật Người khuyết tật năm 2010 quy định đối tượng khuyết tật được hưởng bảo trợ trong nhóm này là: “Người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi mương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội ” (Điều 45, Khoản 1) Theo đó, đối tượng được xem Xét vào sống tại cơ sở bảo trợ xã hội trước tiên phải là những người khuyết tật đặc biệt nặng được xác định theo tiêu chí của pháp luật Đồng thời họ phải thuộc trường hợp không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống trong môi trường cộng đồng.

Quyên lợi về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Pháp luật nước ta quy định tùy thuộc vào mức độ khuyết tật của từng người khuyết tật mà họ sẽ được hưởng quyên trợ giúp xã hội tương ứng Phụ thuộc vào loại trợ giúp xã hội mà người khuyết tật được hưởng mà có từng mức hưởng khác nhau Ngoài ra, đối với những đối tượng khuyết tật khác nếu đáp ứng các điều kiện có thé được hưởng mức trợ cấp khác bên cạnh mức trợ cấp kinh phí như chi phí sắm tư trang, vật dung sinh hoạt hàng ngày; chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế; chi phí thuốc thang Nhin chung, họ đều được hưởng một trong các chế độ trợ giúp xã hội mà pháp luật về người khuyết tật quy định và mức trợ cấp đối với từng chế độ và mức độ khuyết tật của họ sẽ được hưởng cũng là khác nhau nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người khuyết tật. e Thi nhất, quyền loi được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng (trợ cấp xã hội hàng tháng).

Mức chuẩn (kinh phí) TGXH luôn được xếp vị trí quan trong hàng đầu, được xem là “then chốt” trong nhóm chính sách về bảo trợ xã hội Vì mức chuẩn này dùng để làm “căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức trợ cấp nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng và các mức TGXH khác”! cho những đối trong được hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định.

Về mức hưởng trợ cấp đối với người khuyết tật cũng được tăng lên qua các thời kỳ Mức hưởng chế độ sẽ bằng hệ số hưởng nhân với mức chuẩn trợ cấp xã hội theo quy định của Chính phủ Mức trợ cấp này thay đổi theo từng giai đoạn kinh tế -

13 Khoản 2, Điều 4 Nghị định 136/2013/NĐ-CP. xã hội Theo quy định tại Nghị định 67/2007/ND- CP thi mức chuẩn trợ cấp hàng tháng là 120.000 VND “4 và hệ số hưởng trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng không có khả năng lao động là 1,0 tương đương 120.000 VND/thang, của người tan tật không có khả năng tự phục vụ là 2,0 tương đương 240.000 VND/thang Tới

Nghị định 13/2010/NĐ-CP tuy vẫn giữ nguyên hệ số trợ cấp nhưng mức trợ cấp hang tháng đã được nâng lên ° Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 136/2013/ND- CP quy định mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội hàng tháng là 270.000 đồng °°.

Theo pháp luật hiện hành, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định tăng mức chuẩn TGXH đối với đối tượng bảo trợ xã hội Theo khoản 2, Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, mức chuẩn TGXH áp dụng từ ngày 01/07/2021 là 360.000 đồng/tháng, tăng 90.000 đồng/fháng (gần 30%) so với mức 270.000 đồng/tháng theo quy định tại khoản 1, Điều 4, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.

Chúng ta đều biết, trên thực tiễn, mức chuẩn trợ cấp xã hội theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP được xem là khá thấp Đánh giá khái quát là độ bao phủ của chính sách trợ cấp tiền mặt hiện nay (căn cứ theo Nghị định nói trên và có liên quan) chỉ hỗ trợ một phần nhu câu tối thiểu mà chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản của đối tượng cần trợ giúp và thấp so với nhiều nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương đương Đặc biệt, mức trợ cấp là quá thấp đối với nhóm đối tượng là người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi không người chăm sóc, người khuyết tật nặng không tự đảm bảo được cuộc sống.” Bên cạnh đó, mức chuẩn kinh phí TGXH nói trên duy trì trong khoảng thời gian khá lâu, chậm được thay đổi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của những đối tượng khó khăn và yếu thé trong xã hội, đặc biệt là nhóm người khuyết tật (nặng, đặc biệt nặng).

14 Chính phủ (2007), Nghị định của Chính số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, Hà Nội ;

* Chính phủ (2010), Nghị định của Chính phủ số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 sửa đối, bố sung một số điều của Nghị định của Chính sô 67/2007/NĐ-CP về chỉnh sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, Hà

16 Chính phủ (2013), Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đổi tượng bảo trợ xã hội, Hà Nội.

Xem bài TS Nguyễn Hải Hữu http://hdll.vn/vi/nghien-cuu -trao-doi/xay-dung-he-thong-tro-giup-xa-hoi- toan-dien-co-kha-nang-ung-pho-voi-rui-ro.htm]l

Việc tăng mức chuẩn kinh phí TGXH giúp tăng mức trợ cấp bằng tiền mặt hàng tháng đối với các đối tượng bảo trợ xã hội trong Nghị định 20/2021/NĐ-CP, góp phan thiết thực hỗ trợ và hạn chế phan nào những khó khăn, rủi ro trong đời sống của họ Đặc biệt, ở những gia đình có người khuyết tật (nặng, đặc biệt nặng), chi phi dé phục vụ các nhu cầu (chăm sóc y tế: thiết bị trợ giúp; phương tiện di chuyền; xây dựng cải tạo lối đi, nhà ở phù hợp điều kiện tiếp can; ) luôn cao hơn gia đình không có người khuyết tật Mức chuẩn kinh phí TGXH được tăng lên như hiện tại là bước tiến tháo gỡ một trong những “điểm nghẽn” lâu nay trong chính sách, mang lại cả giá trị vật chất và tinh thần đối với họ Đồng thời, quy định này cũng đã bước đầu khắc phục được một trong những tổn tại, hạn chế đã được chỉ rõ trong Chỉ thị 39/CT-TWcủa Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác người khuyết tật '° trong chính sách đối với người khuyết tật hiện nay.

Mỗi người khuyết tật khác nhau sẽ có hệ số khác nhau, và dẫn đến mức hưởng khác nhau Mức trợ cấp cũng được quy định đảm bảo tính công bằng căn cứ vào mức độ, hoàn cảnh cụ thể của từng nhóm đối tượng Hệ số đối với đối tượng người khuyết tật Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật Nhóm người khuyết tật đặc biệt nặng, hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng là 2,0, tương ứng với mức trợ cấp hàng tháng là 720.000 đồng: người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi hoặc trẻ em được hưởng hệ số 2,5, trong ứng mức trợ cấp hàng tháng là 900.000 đồng: người khuyết tật nặng hưởng hệ số 1,5, tương ứng với mức trợ cấp hàng tháng là 540.000 đồng: người khuyết tật nặng là người cao tuổi hoặc trẻ em hưởng hệ số 2,0, trong ứng với mức trợ cấp hang tháng là 720.000 đồng Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau theo các nhóm trên thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất (Điều 16 Nghị định 20/2021/NĐ-CP).

Như vậy, đối với người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Người khuyết tật năm 2010 là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật Mức trợ cấp hàng tháng này được xác định và

18 Xem Chi thị số 39/CT-TW ngày 01/11/2019 của Ban Bi thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật. điều chỉnh trong tương quan mối quan hệ chung với mức trợ cấp của đối tượng chính sách khác, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và điều kiện thực tế.

Mức độ trợ cấp cũng cần phải căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội cũng như các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của đối tượng được trợ cấp Mức chuẩn trợ cấp xã hội đối với đối tượng ở địa phương là do địa phương quyết định nhưng không thấp hơn mức chuẩn trợ cấp tối thiểu của Chính phủ quy định. e _ Thứ hai, quyền lợi hưởng trợ giúp xã hội đột xuất.

Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội dành Chương III để quy định về trợ giúp xã hội khẩn cấp, đưa ra các chính sách hỗ trợ và trình tự thủ tục nhận hỗ trợ đối với người khuyết tật cụ thé:

Nguồn tài chính và cơ quan tổ chức thực hiện

Theo quy định của pháp luật hiện hành về nguồn kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật thì nguồn tài chính thực hiện trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật được hình thành từ ba nguồn chính là ngân sách nhà nước, cá nhân, đoàn thé, hiệp hội trong nước và các chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài Trong đó, nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước vẫn là nguồn lực chủ yếu Tại Thông tư số 76/2021/TT-BTC ngày 15/9/2021, Bộ Tài chính đã hướng dẫn cu thể khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Thông tư số 76/2021/TT-BTC đã hướng dan cụ thé về kinh phí thực hiện chế độ chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, hỗ trợ nhận chăm sóc tại cộng đồng: kinh phí bảo đâm chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội Thông tư cũng hướng dẫn nội dung và mức chỉ tuyên truyền, xét duyệt đối tượng; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, kiểm tra giám sát và kinh phí thực hiện chi trả chính sách; lập dự toán, phân bồ và quyết toán kinh phi.

Thông tư số 76/2021/TT-BTC nêu rõ, kinh phí thực hiện chế độ chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, hỗ trợ nhận chăm sóc tại cộng đồng, kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội công lập; kinh phí thực hiện tuyên truyền, xét duyệt đối tượng, ứng dụng công nghệ thông tin, dao tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ và kiểm tra giám sát và kinh phí thực hiện chi trả chính sáchcủa các cơ quan, đơn vị thuộc cấp nào thi do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đâm trong dự toán chỉ thường xuyên của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Kinh phí thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thành lập và hoạt động được bố trí trong dự toán chỉ thường xuyên của cơ quan Lao động — Thương binh và Xã hội (co quan có thâm quyền giấy chứng nhận đăng ký thành lập và cấp giấy phép hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập) Co quan Lao động — Thương binh và Xã hội cấp kinh phí cho cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập tô chức chăm sóc, nuôi đưỡng đối tượng theo quy định.

Ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương kinh phí thực hiện các chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội theo cơ chế hỗ trợ thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành và được Thủ tướng Chính phủ quyết định Theo Thông tư số 76/2021/TT-BTC, trong chi thực hiện công tác tuyên truyền, chi hỗ trợ biên tập các nội dung truyền thông tại cộng đồng là 150.000 đồng/tin, bài từ 350 từ đến đưới 600 từ, 200.000 đồng/bài từ 600 từ trở lên Chi rà soát, thẩm định hỗ sơ xét duyệt đối tượng là 30.000 đồng/hỗ sơ Về chi kiểm tra, thẩm định thực tế đối tượng tại nơi cư trú, nội dung và mức chi thực hiện theo chế độ công tác phí quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị””.

Nội dung và mức chỉ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại cơ sở trợ giúp xã hội quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP cũng được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 76/2021/TT-BTC Trong đó, tiền thuốc chữa bệnh thông thường có mức chi theo hóa đơn, chứng từ thực tế phát sinh, tối đa không quá

Quản lý kinh phí trợ giúp xã hội được quy định cụ thé: Theo Điều 33 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định quản lý kinh phí trợ giúp xã hội, cụ thể như sau: “Việc lập du toán, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước Theo đó, việc quản lý kinh phí trợ giúp xã hội với các đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.” Theo thông tư số 76/2021/TT-BTC quy định, việc lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, kế hoạch tai chính — ngân sách nhà nước 03 năm va kế hoạch tài chính 5 năm, phân bổ, sử dụng, quản lý, hạch toán kế toán, quyết toán và công khai ngân sách nhà nước kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về kế toán Hàng năm, cùng với thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ lập dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp trong dự toán chi ngân sách nhà nước của cơ quan, don vị mình, trình các cấp có thầm quyền theo quy định.

Quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP kinh phi đảm bảo dé chăm sóc nuôi dưỡng người khuyết tật được thực hiện như sau:

? Thông tư số 76/2021/TT-BTC ngày 15/9/2021, Bộ Tài chính đã hướng dẫn cụ thé khoản 1 va khoản 2 Điều

31 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đôi với đôi tượng bảo trợ xã hội.

“a) Đối với cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội công lập thì thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó bảo dam trong du toán chỉ bảo đảm xã hội. b) Đối với cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội ngoài công lập được bố trí trong du toán chi bảo dam xã hội của ngân sách cấp tinh.”

Căn cứ vào Điều 32 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP Kinh phí thực hiện trợ giúp khẩn cấp

“1 Kinh phí thực hiện trợ giúp khẩn cấp bao gồm: a) Ngân sách địa phương tự cân đối theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; b) Trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua cơ quan, tô chức ”

Về bố trí kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện chính sách trợ cấp xã hội cũng từng bước được đổi mới theo hướng các đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng được ngân sách nhà nước đảm bảo đủ kinh phí chỉ trả, cụ thể: Từ năm 2006 trở về trước, kinh phí thực hiện chính sách trợ cấp xã hội được bồ trí trong dự toán hàng năm của các địa phương theo đầu dân số nên những tỉnh nghèo, tỉnh có đông đối tượng trợ cấp xã hội không đủ kinh phí để chi trả Từ năm 2021, thực hiện Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ, điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp xã hội và hệ số trợ cấp cho các đối tượng, ngân sách trung ương đã cấp bô sung có mục tiêu cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách dé chỉ trả nên 100% đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội đều được hưởng trợ cấp Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho lĩnh vực dam bảo xã hội ngoài việc phân bé theo tiêu chí dan số, bố trí kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội theo số lượng đối tượng và mức hưởng trợ cấp Hàng năm, chỉ ngân sách nhà nước thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đều tăng, năm sau cao hơn năm trước cả tỷ lệ và số chỉ tuyệt đối.

Như vậy, đối với hoạt động trợ cấp xã hội hàng tháng cho người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng (không được nuôi dưỡng, chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội), hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng được bồ trí trong dự toán chị theo phân cấp ngân sách của địa phương Vì vậy có thể nói mức trợ cấp bảo trợ xã hội cho người khuyết tật phụ thuộc nhiều vào ngân sách địa phương và có sự khác biệt về mức trợ cấp ở các địa phương.

Tiểu kết chương 1 Nội dung chương | tập trung nghiên cứu các van dé lý luận cơ bản nhất về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật Trong đó, đưa ra khái niệm pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật cũng có những nguyên tắc và nội dung riêng , từ đó xác định nhu cầu và ý nghĩa của trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật. Đây chính là những vấn dé lý luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về trách nhiệm xã hội đối với người khuyết tật tại thành phố Hà Nội ở chương 2 cũng như những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về van dé nay tại chương 3 của luận văn.

Chương 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHAP LUAT VE TRỢ GIÚP XÃ HOI DOI VỚI NGƯỜI KHUYET TAT TỪ THUC TIEN THUC HIEN TẠI THANH PHO HA NOI

2.1 Tinh hình người khuyết tật và công tác người khuyết tật trên địa bàn Thành phố Hà Nội

2.1.1 Tình hình người khuyết tật trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên 3.345 km2 với dân số 7.558.956 người, 30 đơn vị hành chính (12 quận, 17 huyện, | thị xã)21 Theo Báo cáo kết quả thực hiện chính sách đối với người khuyết tật năm 2022 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì toàn thành phố Hà Nội có 111.173 người khuyết tật, chiếm 1,33% dan số Chia theo mức độ khuyết tật có: Đặc biệt nặng: 18.390 người; Nặng: 76.665 người; nhẹ: 16.118 người Có 1.214 người khuyết tật được nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng và 1.930 người khuyết tật dang được chăm sóc tại các Trung tâm Bao trợ xã hội của thành phố (trong đó có 1.306 người tâm thần) Trong đó số người khuyết tật là nữ là 44.079 người (chiếm 45%) Về việc phân Ichia người khuyết tật theo dạng tật thì người khuyết tật vận động 35.810 người (chiếm 36,77%), người khuyết tật thần kinh 25.884 người (chiếm 26,58%), người khuyết tật nhìn 11.229 người (chiếm 11,53%), người khuyết tật nghe nói 9.962 người (chiếm 10,23%), người khuyết tật trí tuệ 14.582 người (chiếm 14,97%), các loại khác 6.205 người (chiếm 6,37%) Đây là một trong những đối tượng cần sự trợ giúp của các dịch vụ công tác xã hội. Đời sống của người khuyết tật trên địa bàn thành phố còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện tiếp xúc với thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Nhà nước và cộng đồng bị hạn chế Da số người khuyết tật không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nên khả năng tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm hết sức khó khăn.Thực hiện chính sách của Dang va Nhà nước và trách nhiệm, tinh cảm của gia đình, cộng đồng là nhằm phục hồi chức năng trả lại các chức năng bị giảm hoặc bị mat cho

?! Hồng Phượng (2015), Hà Nội, Quan tâm chăm sóc đổi tượng bảo trợ xã hội, http://btxh.gov.vn, (ngày truy cập 15/7/2016). người tàn tật hoặc giúp họ xử trí tốt hơn với tình trạng tan tật của minh khi ở nha hoặc ở cộng đồng, tạo nên khối thống nhất cho quá trình hội nhập của người tàn tật.

Công tác người khuyết tật trên địa bàn Thành phô Hà Nội

Để hỗ trợ Người khuyết tật, Thành ủy đã ban hành nhiều chỉ thị, chương trình; UBND đã xây dựng các kế hoạch, đồng thời ban hành nhiều cơ chế chính sách đặc thù để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân Thủ đô, cụ thể như: e Ve công tác tuyên truyền Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao ý thức tôn trọng, tuân thủ, chấp hành pháp luật của Nhân dân, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội Trong thời gian qua, Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền bình đẳng của người khuyết tật trong việc tham gia các hoạt động xã hội trên địa ban tỉnh bằng nhiều hình thức đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Hàng năm, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo cho ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan tổ chức tập huấn hướng dẫn chính sách bảo trợ xã hội như triển khai thực hiện các Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ lồng ghép với công tác tuyên truyền thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước về thực hiện chính sách đối với người tâm thần Thông qua tập huấn nắm vững các quy định chung, cán bộ xã, phường vừa thực hiện tốt công tác chính sách đồng thời góp phần tuyên truyền giải thích cho người dân nắm được chính sách của Nhà nước đối với người tâm thân. e Ban hành và thực hiện các chính sách đảm bảo cho người khuyết tật on định cuộc song hòa nhập cộng đồng

Thực hiện Luật Người khuyết tật và Quyết định số 1190/QĐ-TTg ngày05/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dé án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch số239/KH-UBND về trợ giúp người khuyết tật thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 -

2030 và phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện cho các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội.

Một số chính sách quan trọng đối với người khuyết tật da được ban hành như:

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có trên 206.000 đối tượng bảo trợ xã hội đang được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, 100% đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng được thành phố Hỗ Nội hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế; 100% học sinh khuyết tật, học sinh là đối tượng bảo trợ xã hội được miễn học phí Triển khai Nghị định số

20/2021/NĐ-CP, ngày 15-3-2021, của Chính phủ “Quy định chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội” và Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND, ngày 23-9- 2021, của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội “Quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội và đối tượng bảo trợ xã hội của thành phố Hà Nội”, tại các trung tâm bảo trợ xã hội thành phố Hà Nội hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng 2.904 đối tượng bảo trợ xã hội Trong đó, có 433 trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng, 114 người cao tuổi cô đơn, 680 người khuyết tật, 1.250 người tâm thần, 427 người lang thang vô gia cư.

Kể từ khi Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội ra đời; Kéo theo một số nghị quyết của Hội đồng nhân dân địa phương cũng được thay đổi Quyết định số 78/2014/QĐ-UBND ngày 31/10/2014 về quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng và tại các cơ sở Bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội (Quyết định số 78/2014/QD- UBND), Quyết định 25/2015/QD- UBND thành phố Hà Nội sửa đổi, bé sung một số điều của Quyết định 78/2014/QĐ-UBND (Quyết định 25/2015/QĐ-UBND) bị bãi bỏ theo quyết định số 26/2021/QĐ-UBND thành phố Hà Nội về việc bãi bỏ một số quyết định.

Nghị quyết số 03/2021/NQ-HDND ngày 23/09/2021 của Hội đồng nhân dânThành phố quy định một số nội dung và mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Thành phố; Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 của Hội đồng nhân dân quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội và đối tượng bảo trợ xã hội của thành phố Hà Nội: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 5986/TTr- SLĐTBXH ngày 22/10/2021 Chỉ đạo các quận huyện, thị xã lồng ghép công tác chăm sóc, trợ giúp người khuyết tật trong việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Chỉ đạo, hướng dẫn các quận huyện, thị xã, xã phường, thị trấn triển khai thực hiện công tác rà soát xác định dạng tật, mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật cho người khuyết tật trên địa bàn toàn thành phố theo quy định

Hàng năm Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội xây dựng kế hoạch và thành lập các đoàn kiểm tra về công tác trợ giúp xã hội tại quận, huyện, thị xã trong đó có việc kiểm tra về công tác tổ chức thực hiện và lưu giữ hồ sơ xác nhận mức độ khuyết tật, thực hiện chế độ chính sách đối với người khuyết tật tại các xã phường, thị trấn Qua kiểm tra đã kịp thời hướng dẫn giải đáp được những vấn dé phát sinh trong quá trinh thực hiện đồng thời yêu cầu một số đơn vị chấn chỉnh, thực hiện nghiêm túc việc xác định mức độ khuyết tật và quy trình thủ tục, hồ sơ liên quan đến việc xác nhận mức độ khuyết tật.

Công tác bảo xã hội, cứu trợ đột xuất, tập trung người lang thang cũng được quan tâm Trong năm 2022, Sở tiếp tục hướng dẫn các quận, huyện, thị xã xét duyệt trợ cấp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND của HĐND Thành phố đảm bảo đúng, đủ, kịp thời Phối hợp Phòng Lao động- TBXH một số quận, huyện tập huấn công tác trợ giúp xã hội; tuyên truyén, tập huấn chính sách hỏa tang, công tác tập trung người lang thang Xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác tập trung người lang thang trên địa bàn Thành phố năm 2022; xây dựng Phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đồng thời yêu cầu các đơn vị trực thuộc Sở tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trong năm và chủ động ứng phó với diễn biến của thời tiết, đảm bảo sức khỏe đối tượng quản ly tại don vi.

Ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Mô hình cơ sở phòng và điều trị rối nhiễu tâm trí cho người mắc bệnh tâm thân tại Trung tâm Chăm sóc và phục hồi chức năng người tâm thần số 1 Hà Nội Báo cáo nhà ở hộ nghèo giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch 2022-2025; Dé nghị UBND các huyện, thị xã rà soát, lập danh sách hộ có hoàn cảnh khé khăn cần hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nha ở, gửi UBMTTQ Thành phố xây dung kế hoạch vận động hỗ trợ Trong năm, Sở đã tiếp nhận 501 người lang thang xin tiền, người vô gia cư vào các Trung tâm bảo trợ xã hội (trong đó có 37 người tâm thần lang thang, lang thang ốm yếu suy kiệt do các bệnh viện ban giao).

Về trợ giúp đột xuất, đã thực hiện hỗ trợ đột xuất đối với các gia đình của 35 nạn nhân với số tiền 896,4 triệu đồng.

Trong năm 2023, Sở Lao động -TBXH tiếp tục thực hiện day đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và trợ giúp xã hội khẩn cấp, chính sách đối với người cao tuổi, người khuyết tật và các đối tượng bảo trợ xã hội Đánh giá kết quả thực hiện Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ và các chương trình, dé án, chính sách trợ giúp thường xuyên và đột xuất đối với các đối tượng yếu thế, quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa ban Thành phố Tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật; phối hợp triển khai thực hiện mục tiêu 100% người cao tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế; xây dựng và thực hiện các mô hình câu lạc bộ liên thế hệ giúp đỡ nhau và các mô hình trợ giúp người khuyết tật Đây mạnh thực hiện chi trả trợ cấp thông qua tổ chức dịch vụ bưu chính công ích.

Một số hoạt động của Hội người khuyết tật Thành phố Hà Nội đã thực hiện trong thời gian qua Hội NKT TP Hà Nội được thành lập theo Quyết định số

266/QĐ-UBND ngày 16/1/2006 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Mục đích: tập hợp, đoàn kết, nâng cao năng lực của người khuyết tật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội để người khuyết tật khắc phục khó khăn, phan đấu vươn lên trở thành những người có ích, hoà nhập day đủ và bình đẳng vào xã hội, hướng tới “Xã hội hòa nhập, không rào cản và vì quyển của người khuyết tật” Tầm nhìn: Trong tương lai không xa người khuyết tật Việt

Nam hoà nhập bình đẳng và đầy đủ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội Theo đó, đến nay, mạng lưới hội viên Hội NKT Hà Nội đã bao phủ hết 30 quận, huyện của Hà Nội; 18 nhóm, câu lạc bộ với tổng số khoảng 16.000 người 94% các Hội NKT quận, huyện nhận được kinh phí hỗ trợ hoạt động từ UBND với các mức độ khác nhau, 60% được hỗ trợ văn phòng làm việc.

Các tổ chức Hội quận, huyện, thị xã đã được thành lập, hoạt động thường xuyên, hiệu quả, là chỗ dựa tinh thần vững mạnh cho người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống Năm 2018 Hội NKT Hà Nội đã ký với Cục Việc làm — Bộ LDTB&XH hợp đồng công việc; theo đó Hội thực hiện đảo tạo, bồi dưỡng kỹ năng làm việc, kỹ năng tìm việc, tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho NKT Đã có 12 cuộc tập huấn cho khoảng 360 NKT có nhu cầu việc làm, tư vấn về việc làm cho 600 lượt NKT Nhằm thử nghiệm mô hình liên kết với DN dé tạo việc làm cho NKT, năm 2018 Hội đã hop tác với Công ty IntelLife thực hiện Dự án “Chung tay vì cộng đồng” Sau 3 tháng đầu tiên, có 30 NKT làm việc tại xưởng, đến năm 2021 là 185 NKT làm việc ở các vị trí khác nhau tại công ty, giúp thu nhập ổn định mà đời sống cũng cải thiện rõ rệt.

Ngày đăng: 02/09/2024, 14:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN