1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái

47 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1.1.2 Đặc điểm và phân loại CSHT giao thông đô thị (13)
  • 1.1.3 Vai trũ của CSHT giao thụng đụ thỊ..............................- 5+5 ô++<<<+++ 8 (0)
  • 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CSHT giao thông đô thị (16)
    • 1.2.1 Nhân tố quy hoạch ........................- ¿2 2 s+x+Ex+£E+£E£EE+EE2EEerxerkerkerxee 9 (0)
    • 1.2.2 Nhân tố vốn đầu tư......................------ ¿+ +++++2x++Extzxeerxzrxerkeersees 10 (0)
    • 1.2.3 Nhân t6 cơ chế chính sách .......................----:-2- 52 ©++cx++zx+zxezzxees 13 (0)
    • 1.2.4 Nhân t6 nguồn nhân lực.........................-- 2-2-5 52+s2+££+£++£x+rxerxerxeez 13 (0)
  • 1.3 Bài học kinh nghiệm trong phát triển CSHT giao thông đô thị (21)
  • 2. CHƯƠNG 2: PHAN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN CƠ SỞ HẠ (0)
    • 2.1 Tổng quan về Tỉnh Yên Baieo.ccccceececcsesscessessesseesessesstesesseseeseesees l6 (0)
      • 2.1.1 Điều kiện tự nhiên.....................-¿- - ¿St +EeEE+ESEEEEEEESEEEErEerkererkererkrre l6 (23)
      • 2.1.2 Tiềm năng kinh tẾ......................- 2-2 2 SsSE+EE£EEtEEE2EE2EE2EEEEEEEErrkerreeg 17 (24)
      • 2.1.3 Về lĩnh vực xây dựng, phát triển và quản lý đô thị (27)
    • 2.2 Thực trạng phát triển CSHT giao thông đô thị tại Tinh Yên Bái (29)
      • 2.2.1 Quy hoạch CSHT giao thụng............................-- ô+5 sss + xsseesseersseres 22 (29)
      • 2.2.2 Vốn đầu tư cho CSHT giao thông.......................----- 2 2s+cs=s+cs+: 25 (32)
    • 2.3 Đánh giá công tác phát triển CSHT giao thông đô thị tại tỉnh Yên Bái ơ— 27 (34)
      • 2.3.1 Những thành tựu đạt được........................-.-- -- ¿5c + + +seseeeseeersreres 27 (34)
      • 2.3.2 Những hạn chế và nguyờn nhõn............................- ------+--ôc+++<cx++seeess 28 (35)
    • 2.4 Quan điểm định hướng phát triển CSHT giao thông đô thị tai Tinh (38)
  • YEN 0 (0)

Nội dung

Tỉnh Yên Bái với mạng lưới giao thông khá thuận lợi bao gồm đườngsắt, đường bộ, đường thuy, giữ vị trí quan trong trong đầu mối giao thônghuyết mạch nối vùng Tây Bắc với đồng bằng Bắc Bộ

Đặc điểm và phân loại CSHT giao thông đô thị

Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị mang tính xã hội rộng lớn và sâu sắc, được xây dựng chủ yếu mang tính chất phục vụ lợi ích cộng đồng, nhằm đáp ứng được nhu cầu đi khác nhau của tat cả các tổ chức, cá nhân trên cơ sở người sử dụng phải tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông CSHT giao thông đô thị là tài sản cố định, thời gian tồn tại lâu dài và chịu tác động mạnh mẽ của tự nhiên Vì thế, việc bảo dưỡng, bảo trì nhằm khắc phục hao mòn hữu hình và vô hình là vô cùng quan trong đề phát triển đô thị.

Dé phục vụ cho công tác nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cụ thé về quy hoạch và tổ chức giao thông phù hợp với nhiều lĩnh vực khác nhau của một chỉnh thể thống nhất là đô thị, HTGTĐT được phân loại theo nhiều đặc trưng khác nhau. a Phân chia CSHT giao thông đô thị theo mối quan hệ giữa giao thông với đô thị

Khi nói đến mối quan hệ giữa giao thông với đô thị, CSHT giao thông đô thị được phân thành hai mảng chính là giao thông đối ngoại và giao thông đối nội

(còn gọi là giao thông nội thị)

Giao thông đối ngoại bao gồm: các tuyến đường, các công trình đầu mối và những phương tiện được sử dụng dé đảm bảo sự liên hệ giữa đô thị với bên ngoài và từ bên ngoài vao trong đô thị.

Giao thông đối nội gồm: các công trình, các tuyến đường và các phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyền trong phạm vi của đô thị, đảm bảo nhu câu liên hệ giữa các bộ phận câu thành của đô thị với nhau. b Phân loại CSHT giao thông đô thị dựa vào vai trò của các yếu tố cấu thành

Các yếu tố câu thành gồm: hệ thống giao thông động, hệ thống giao thông tĩnh và phương tiện g1ao thông.

Hệ thống giao thông động có chức năng đảm bảo cho phương tiện và người di chuyên giữa các khu vực Hệ thống giao thông động bao gồm mạng lưới đường sá, các công trình trên đường và các công trình khác Hệ thống đường giao thông được phân loại theo chất lượng mặt đường: Bê tông, nhựa, đá, cấp phối, dat , đồng thời được tổng hợp theo địa bàn phường, quận. Đường đô thị được sử dụng và khai thác vào các mục đích sau đây:

+) Lòng đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ;

+) Via hè dành cho người đi bộ, dé bố trí các công trình cơ sở hạ tang kĩ thuật như: Chiếu sáng, cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, vệ sinh đô thị, các trạm đỗ xe, các thiết bị an toàn giao thông, để trồng cây xanh công cộng, cây bóng mát hoặc cây xanh cách ly, để sử dụng tạm thời trong các trường hợp khi được cơ quan Nhà nước có thâm quyền cho phép như: Quay báo sách, buồng điện thoại công cộng, các dịch vụ công cộng, tập kết, trung chuyên vật liệu xây dựng, biển báo, bảng tin, quảng cáo, trông giữ các phương tiện giao thông, tô chức các hoạt động văn hóa, xã hội, tuyên truyền

Hệ thống đường sá có vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến việc phát triển kinh tế đô thị Việc lựa chọn vị trí các công ty, nơi ở của các hộ gia đình phần lớn phụ thuộc vào hệ thống đường sá và phương tiện đi lại trong thành phố Thời gian, chi phí vận chuyền hàng hóa và thời gian đi lại phụ thuộc vào độ dài và chất lượng mặt đường Gia cả của các mảnh đất phụ thuộc nhiều vào mức độ thuận tiện của nó về giao thông Một mảnh đất có thé tăng giá gấp nhiều lần nhờ có việc mở một con đường gân đó.

Hệ thống giao thông tĩnh có chức năng phục vụ phương tiện và hành khách (hoặc hàng hóa) trong thời gian không di chuyển Nó gồm hệ thống các điểm đầu mối giao thông của các phương thức vận tải khác nhau (các nhà ga đường sắt, các bến cảng, ga hàng không, các bến vận tải đường bộ ), các bãi đỗ xe, các điểm đầu - cuối, các điểm trung chuyên, các điểm dừng dọc tuyến Hệ thống giao thông tĩnh là yếu tổ không kém phan quan trọng trong giao thông đô thị hiện đại Tuy nhiên vân đê này vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Phương tiện giao thông được chia làm 2 nhóm, đó là Phương tiện giao thông công cộng (gồm: 6 tô buýt, taxi, tàu điện cao tốc, tàu hỏa ngoại thành ) và phương tiện giao thông cá nhân (xe ô tô cá nhân, xe đạp, xe máy ).

1.1.3 Vai trò của CSHT giao thông đô thị

Hệ thống giao thông đô thị có thể ví như huyết mạch trong một cơ thế sông là đô thị, nếu huyết mạch được lưu thông tốt thì sẽ là cơ sở thúc đây đô thị phát triển mạnh mẽ, ngược lại một hệ thống giao thông không đồng bộ, không xứng tầm sẽ là lực cản cho sự phát triển của đô thị Đối với từng đô thị, ở mức độ khác nhau, CSHTGTĐT luôn tạo ra những hiệu quả và có vai trò nhất định trong các lĩnh vực sau:

- ŒTĐT cho phép mở rộng phạm vi cung cấp nhân lực

Trong phạm vi đô thi, nếu không tô chức được một mạng lưới GTDT hợp lý, đảm bảo nhu cầu liên hệ nhanh chóng và thuận tiện thì tốc độ di chuyển chậm sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nhân lực cho các trung tâm công nghiệp, các khu vực hành chính, dịch vụ Kích thước của đô thị càng mở rộng thì vai trò của GTĐT càng trở nên quan trọng bởi chính GTĐT là cơ sở để tăng khoảng cách đi lại từ nguồn đến đích Điều này cũng đồng nghĩa với việc phạm VI Cung cấp nhân lực, phạm vi phục vụ sẽ được mở rộng.

- Mang lại hiệu quả do tiết kiệm thời gian di chuyển

Chỉ phí thời gian trong việc đi lại trong các đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào tốc độ của các phương tiện giao thông mà đô thị có thể sử dụng Đô thị càng lớn thì nhu cầu đi lại càng lớn, chiều dài của chuyến đi càng lớn, nếu đô thị có được CSHTGTDT hop lý, sử dung được các phương tiện phù hợp thì tong thời gian tiết kiệm do đi lại là đáng kể, góp phan tạo ra tong sản pham xã hội và tăng thời gian nghỉ ngơi, tái phục hồi sức lao động cho người dân

- CSHTGTĐT dam bảo về sức khỏe và nâng cao an toàn cho con người

An toàn giao thông gắn liền với hệ thống phương tiện và mạng lưới hạ tầng kỹ thuật giao thông Hàng năm trên thế giới có chừng 800000 người thiệt mạng do tai nạn giao thông Xây dựng CSHTGTDT hợp lý sẽ góp phan quan trong trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn cho người đi lại.

Những điều kiện tiện nghi tối thiểu của phương tiện vận chuyền luôn có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của hành khách.

- Bảo vệ môi trường do thị

Quy hoạch, tổ chức GTĐT phải luôn đi kèm với các biện pháp bảo vệ môi trường Khi đô thị sử dụng các loại phương tiện giao thông hiện đại, không chiếm diện tích đường hoặc phương tiện sử dụng năng lượng sạch sẽ giúp hạn chế mật độ xe lưu thông trên đường, hạn chế được khối lượng lớn khí thải chứa nhiều chất độc hại có ảnh hưởng tới môi trường sinh thái đô thị.

- Giữ trật tự, ổn định xã hội

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CSHT giao thông đô thị

Nhân t6 nguồn nhân lực . 2-2-5 52+s2+££+£++£x+rxerxerxeez 13

nghiệp của các nước khác Ví dụ như nhân lực trong lĩnh vực hàng không (tiếp viên, phi công, ) lĩnh vực hàng hải (thuyền viên hàng hải, ) hiện nay có rất nhiều lao động nước ngoài dang làm việc trên đội tàu bay, tàu biên Việt Nam

Bài học kinh nghiệm trong phát triển CSHT giao thông đô thị

Việc phát triển CSHT giao thông đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội, vì đây là một trong những linh vực chủ chốt và vô cùng quan trong của một quốc gia Phát triển CSHT giao thông tạo thế mở cửa nên kinh tế, góp phan làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ và theo ngành, từ đó tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế.

Mô hình hợp tác công — tư (PPP) hiện đang là một giải pháp tối ưu cho Việt Nam để huy động vốn phát triển CSHT giao thông PPP là một mô hình vẫn còn khá mới tại nước ta, nhưng trên thế giới thì đã có rất nhiều nước áp dụng từ hơn 50 năm qua và đã thu được nhiều thành tựu lớn vì vậy, dé hình thức này thật sự phát huy tốt ở Việt Nam, chúng ta cần phải nghiên cứu và học hỏi những bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới vào đầu tư CSHT giao thông.

Việc triển khai mô hình đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai, tạo điều kiện hoàn thiện hệ thống GTVT nói riêng và cơ sở hạ tầng Việt Nam nói chung Việc thực hiện thành công mô hình PPP trong lĩnh vực giao thông không những trực tiếp thúc day sự phát triển kinh tế - xã hội nước nhà mà còn đóng góp mạnh mẽ cho chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam trong tương lai.

Tại Canada, từ những năm 1900 đến nay, Cannada đã phát triển rộng khắp các dự án PPP để xây dựng cơ sở hạ tầng ở mọi cấp Tới nay, Cannada đã trở thành một trong những nước có thị trường PPP năng động, phát triển mạnh và bền vững nhất với hơn 200 dự án PPP đang trong giai đoạn khai thác, xây dựng hoặc lựa chọn nhà đầu tư.

Tại Australia, các dự án áp dụng hình thức hợp tác công - tư (PPP) triển khai đáng kể tại Australia từ những năm 1980 và van đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông và hạ tầng xã hội Trong 10 năm tới, Chính phủ Australia có kế hoạch đầu tư 750 tỷ đô la Úc cho các dự án khác nhau từ đường bộ, đường sắt, sân bay đến trường học.

Với Phillipines Giai đoạn 1990 - 2008 đã thu hút hơn 19 tỷ đô la Mỹ từ tư nhân để đầu tư cho cơ sở hạ tầng điện, nước, giao thông Từ giữa năm 2014 đã có 7 dự án PPP được phê duyệt như dự án đường cao tốc, sân bay quốc tế và dự án hệ thống thu phí tự động cho tuyến tàu điện ngầm.

Qua các kinh nghiệm triển khai các dự án PPP tại một số quốc gia có thể thấy hình thức đầu tư PPP đã được các quốc gia triển khai từ rất lâu và việc sớm hoàn thiện các luật liên quan tới PPP được các quốc gia này rất quan tâm và được chỉnh sửa, b6 sung thường xuyên cho phù hợp với nhu cầu thực tế Bên cạnh đó, đa phần các nước đều đã thành lập cơ quan chuyên quản của cả nước về hoạt động PPP, chịu trách nhiệm về việc quản lý và xét duyệt các dự án Việt Nam cần một hạ tầng giao thông hiện dai dé đảm bảo thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trở thành một phần trong trung tâm sản xuất của thế giới Do đó, muốn đầu tư phát triển CSHTGT Việt Nam theo đúng mục tiêu đã đặt ra đòi hỏi chúng ta phải học hỏi những kinh nghiệm của các nước trong việc áp dụng hình thức hợp tác công - tư vả rút ra những bài học phù hợp với thực tiễn phát triên CSHTGT Việt Nam.

Chính phủ Malaysia khang định: “Đẩu tw phát triển CSHT GTĐB vùng là can thiết trong sự phát triển của đô thị” Việc xây dựng và nâng cao đường sá đô thi sẽ tiếp tục nâng cao khả năng tiếp cận của khu vực với các khu vực khác trong toàn lãnh thổ và góp phần nỗ lực xóa đói giảm nghèo của Chính phủ Chính phủ ban hành chương trình khuyến khích xây dựng đường giao thông nông thôn với mục tiêu nâng cao sức sản xuất và thu nhập của người dân, ưu tiên xây dựng đường nối các điểm dân cư biệt lập với trung tâm dịch vụ cộng đồng Đồng thời cũng phù hợp với tong thé phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng.

Nét nổi bật trong phát trién CSHT GTĐB của Maylaysia là việc phát triển đường giao thông được chú ý kết hợp với quy hoạch phát triển các vùng du lịch.

Trong đó, chính quyền địa phương phân loại các khu dân cư để mở mang đường sá cho phù hợp Đồng thời, Chính phủ áp dụng chính sách phân cấp xây dựng và quản lý CSHT GTĐB đảm bảo được yêu cầu giao thông với chi phí xây dựng tối thiểu, chăng hạn các tuyến đường xây dựng chỉ đáp ứng nhu cầu vận chuyển mang tính thời vụ thì chỉ cần xây dựng đường cấp phối đất đồi.

Chính phủ Malaysia nhận thấy rằng, việc cung cấp một hệ thống

CSHTGT rộng lớn với yêu cầu hiệu quả sử dụng ngày càng cao sẽ đòi hỏi những nguồn lực từ nhiều phía tức là sự tham gia mạnh mẽ hơn của khu vực tư nhân sẽ trở lên ngày càng quan trọng Chính phủ đã có những chính sách thu hút vốn đầu

15 tư của khu vực tư nhân như thực hiện hình thức đầu tư BOT, BTO, BT, hỗ trợ về khoa học công nghệ, kỹ thuật và nhân lực

CHUONG 2: PHAN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN CƠ SỞ HẠ

TANG GIAO THONG ĐÔ THỊ TÍNH YEN BAI.

2.1 Tống quan về Tinh Yên Bái 2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Tinh Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm sâu trong nội địa thuộc vùng núi phía Bắc, có toa độ địa lý 210 18' 46"- 220 17' 22" vĩ độ Bắc, 1030 53'00" - 1050 06'17" kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 180 km Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang, phía

Tây giáp tinh Sơn La Diện tích tự nhiên toàn tinh là 6.882,922 km2, chiếm 2,09% tổng diện tích tự nhiên cả nước Yên Bái có 8 đơn vị hành chính cấp huyện va 1 don vị cấp Thanh phó, với tổng 180 số xã, phường, thị tran; trong đó Nhà nước công nhận 70 xã vùng cao, bằng 38,9% tổng số xã, chiếm 67,56% diện tích tự nhiên toàn tinh và có 61 xã DBKK Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh như đường quốc lộ 32, Hữu nghị 70, quốc lộ 379; tuyến đường sắt

Hà Nội - Lào Cai đi qua Yên Bái; đường hàng không sân bay quân sự Yên Bái; đường thuỷ Hà Nội - Yên Bái chạy dọc theo sông Hồng Hệ thống sông ngòi thuỷ văn: Thuộc lưu vực của 2 hệ thống sông Hồng và sông Chảy, có hồ Thác Bà, có 76 khe suối, 134 hồ lớn nhỏ.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính Tỉnh Yên Bái

Nguồn: Bản đồ Việt Nam Địa hình: Yên Bái năm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc - Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn - Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi năm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô Địa hình khá phức tạp nhưng có thé chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp Vùng cao có độ cao trung bình 600m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh Vùng này dân cư thưa thot, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vao phát triển kinh tế - xã hội Vùng thấp có độ cao đưới 600m, chủ yếu là địa hình đổi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm

32,44% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

CHƯƠNG 2: PHAN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN CƠ SỞ HẠ

Thực trạng phát triển CSHT giao thông đô thị tại Tinh Yên Bái

CSHT giao thông là một trong những “huyết mạch” của nền kinh tế, vì vậy, trong vòng 30 năm qua, CSHT giao thông đô thị tại Tỉnh Yên Bái luôn không ngừng được đầu tư, phát triển và tạo nên “mạch nguồn” giao thông thông suốt từ thành thị đến nông thôn, nhất là các thôn, bản vùng sâu vùng xa Những con đường đó đã đánh thức tiềm năng ở mọi miền quê, tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đem lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho người dân.

Nếu nhắc đến Yên Bái vào một thời gian trước, nhiều người không khỏi ái ngại bởi đường sa di lại vô cùng khó khăn, chia cắt Với thực trạng đó, không chỉ khiến việc đi lại của nhân dân gặp nhiều trở ngại mà nó còn hạn chế sự phát triển về kinh tế - xã hội với quyết tâm đầu tư xây dựng CSHT giao thông mở đường cho phát triển kinh tế, tỉnh đã từng bước khắc phục khó khăn, tận dụng, lồng ghép các nguôn lực đê nâng câp, sửa chữa, mở mới các tuyên đường.

2.2.1 Quy hoạch CSHT giao thông

Tỉnh Yên Bái đã đề ra những giải pháp hữu hiệu huy động ở mức cao nhất các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Trung ương, của các thành phần kinh tế và của toàn xã hội dé đầu tư kết cau ha tang kinh tế - xã hội; hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; đây mạnh cải cách hành chính cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư; huy động tham gia của các doanh nghiệp thu hút mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng; thực hiện nghiêm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sat đối với các hoạt động dau tu Đồng thời sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án dé bố trí nguồn lực đầu tư đứt điểm, sớm đưa công trình vào khai thác, sử dụng phát huy hiệu quả, tránh đầu tư dàn trải.

Trong những năm qua, Yên Bai đã ưu tiên các nguồn lực tập trung đầu tư các công trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa quan trọng, có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: Dự án Cầu Tuần Quán; Cầu Bách

Lẫm kết nối Quốc lộ 37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; Đường nối nút giao IC12 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với xã Việt Hồng, huyện Tran

Yên; Đường vành đai suối Thia kết hợp phát triển quỹ đất thị xã Nghĩa Lộ;

Nâng cấp, cải tạo Khu tưởng niệm Bác Hồ và di tích lịch sử văn hóa Lễ đài

Sân vận động: Đầu tư nâng cấp hạ tầng thành phố Yên Bái (Dự án “Chương trình đô thị miền núi phía Bắc”); Đường nối quốc lộ 32C với đường cao tốc

Nội Bài - Lào Cai; Hạ tầng kỹ thuật công viên Đồng Tâm, thành phố Yên Bái;

Tu bổ, tôn tạo, mở rộng khu Di tích mộ Nguyễn Thái Học và các chiến sy hi sinh trong cuộc khởi nghĩa Yên Bai; Đường Hoa Ban và sân vận động thi xã

Nghĩa Lộ; Dự án chỉnh tri tổng thể khu vực Ngòi Thia, tỉnh Yên Bái; Duong nối Quốc lộ 32C với đường Âu Cơ, thành phố Yên Bái; Cầu Cổ Phúc; Dự án Dé chống ngập sông Hồng khu vực xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái

Trong giai đoạn 2016 - 2020 huy động được 12.317 triệu đồng, trong đó giai đoạn 2016 - 2019, tinh đã huy động các nguồn lực được 9.468 tỷ đồng dé đầu tư cho phát triển kết cau hạ tang giao thông trên địa bàn tỉnh. Đối với các tuyến đường tỉnh, trong giai đoạn 2016 - 2019, toàn tỉnh đã thực hiện hoàn thành đầu tu nâng cấp và xây dung mới 9 dự án, tong chiều dài 138,5Km, với kinh phí là 502,578 tỷ đồng, gồm: đường Cảng Hương Lý - Văn Phú, có chiều dài 7,8Km; đường Yên Thế - Vĩnh Kiên (đoạn Cam Nhân - Xuân Long - Yên Thế), có chiều dài 25,9Km; đường nối nút giao IC12 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, có chiều dài

7,3 km; đường Văn Chấn - Trạm Tấu, có chiều đài 27,5; đường Hợp Minh - My, có chiều dài 3,4Km; Đường Mậu A - Tân Nguyên, có chiều dài 4,2Km; Duong Yên Bái - Khe Sang, đoạn Đông An di Châu Qué Thượng, có chiều dài 16 Km; Đường Âu Lâu - Đông An (ĐT.1I66) có chiều dai 48,5Km; Đường Cam Ân - Mông Sơn có chiều đài 9,4Km; đường Yên Bái - Khe Sang, đoạn Đông An đi Châu Quế Thượng, có chiều dai 16 Km Hoàn thành các dự án đường đô thị: Đường tránh ngập thành phố Yên Bái (bao gồm đường và hạ tầng kỹ thuật); cầu Bách Lẫm; cầu Tuần Quán; đường Thanh Niên kéo dài; đường vành đai suối Thia; đầu tư, sửa chữa và chỉnh trang các tuyến đường đô thị

Vào ngày 19/5/2020, công trình đường nối Quốc lộ 32C với Cao tốc Nội Bài — Lào cao chính thức được thông xe kĩ thuật với tong mức dau tư lên đến 930 tỷ đồng, chiều dài toàn tuyến trên 15km, bề rộng mặt đường 33m, quy mô 4 làn xe chạy, có dải phân cách giữa, hệ thống cây xanh, điện chiếu sáng và chỉ dẫn giao thông được đầu tư khang trang, hiện đại Công trình được đầu tư đã giúp cho mạng lưới giao thông của thành phố Yên Bái và các địa phương lân cận phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận tiện với cao tốc Nội Bài — Lào Cai, mở rộng không gian đô thị sang phía hữu ngạn sông Hong, tạo đà thúc day phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.

Không chỉ riêng tại thành phố Yên Bái mà ở các địa phương khác, nhiều công trình có quy mô lớn, hiện đại đã được đầu tư và đưa vào khai thác, sử dụng.

Tại huyện Trấn Yên đã hoàn thành cầu Cổ Phúc chỉ sau một năm xây dựng Đây là cây cầu thứ 7 bắc qua sông Hồng của Tỉnh và cũng là cây cầu lớn vượt sông Hồng đầu tiên của huyện Tran Yên, điều này đã mở ra những cơ hội lớn cho địa phương nơi đây phát triển.

Hết năm 2020, toàn tỉnh Yên Bái cũng đã kiên cố hóa được gần 520km đường giao thông nông thôn, đạt gần 173% so với kế hoạch đã được đề ra Giờ đây 100% địa phương trong tỉnh đã có đường ô tô đi đến trung tâm xã, với giao thông thuận tiện, đi lại được cả bốn mùa.

Năm 2021, tỉnh Yên Bái đang tiếp tục đầu tư nhiều dự án quan trọng về hạ tầng giao thông như: đường nối Quốc lộ 32 từ thị xã Nghĩa Lộ đi tỉnh lộ 174 lên huyện Trạm Tấu; đường Trạm Tau — Bắc Yên; đường nối Quốc lộ 32C với

Quốc lộ 37 và đường Yên Ninh, thành phố Yên Bái.

2.2.2 Vốn đầu tư cho CSHT giao thông

Đánh giá công tác phát triển CSHT giao thông đô thị tại tỉnh Yên Bái ơ— 27

Với việc tập trung huy động nguồn lực lớn, mang lưới giao thông toàn tinh Yên Bái từng bước được hoàn thiện theo hướng đồng bộ, liên hoàn, thông suốt, có tính kết nối cao, tạo nền tang cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh Trong đó, các dự án trọng điểm đã và đang tạo ra những điểm nhắn quan trọng về kết cấu HTGT của địa phương trong kết nối vùng, miền, khu vực Các tuyến đường bộ từng bước được cải tạo, nâng cấp cùng với vận tải đường sắt, đường thủy bước đầu hình thành mạng lưới giao thông vận tải tương đối đồng bộ, đặc biệt là các công trình vượt sông, suối trên các tuyến đã cơ bản được xây dựng Mạng lưới giao thông đô thị đã từng bước được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường đô thị, đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hóa, hành khách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh của địa phương và khu

2.3.1 Những thành tựu đạt được

Năm 2020 tỉnh Yên Bái đã dành nguồn lực trên 2.800 tỷ đồng đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư một số công trình trọng điểm, có tác động lớn đến việc phát triển, mở rộng không gian đô thị và kinh tế - xã hội Thành phố Yên Bái đang trên đà phan đấu trở thành đô thị loại II, cụ thể hóa mục tiêu đó, những năm gần đây, nhiều công trình giao thông trọng điểm mang tầm vóc, giá trị lịch sử liên tiếp được khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng đã góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo đô thị, nông thôn theo hướng ngày càng văn minh, hiện đại Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là ngành GTVT, Yên Bái đã có mạng lưới giao thông đa dạng, đồng bộ, tạo điều kiện dé tỉnh Yên Bái tăng cường giao lưu kinh tẾ, thương mại, phát triển văn hóa xã hội không chỉ với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn của cả nước mà còn giúp cho tỉnh Yên Bái dễ dàng tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục thực hiện tốt các đột phá chiến lược xây dựng kết cầu hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội Trong đó, đặc biệt hạ tầng giao thông đảm bảo tính kết nối vùng, liên vùng và phát triển đồng bộ thành thị và nông thôn để không có sự chênh lệch quá lớn giữa hạ tầng vùng trung tâm,

27 vùng sâu vùng xa nhằm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và tỉnh phát triển hàng đầu ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.

Công trình đường nối Quốc lộ 32C với Cao tốc Nội Bài- Lào Cai chính thức được thông xe kĩ thuật vào ngày 19/5/2020 đã giúp cho mạng lưới giao thông của không chỉ thành phố Yên Bái và các địa phương lân cận phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận tiện với cao tốc Nội Bài — Lào Cai, mở rộng không gian đô thi sang phía hữu ngạn sông Hong, tạo đà thúc đây phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới Đến nay, mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tinh cf tổng chiều dài 8.706km Trong đó, tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai và 5 tuyến quốc lộ chạy qua địa phận tỉnh dài 482,1km, 14 tuyến tinh lộ dài 491km, đường giao thông nông thôn là 7.453km, đường đô thị là 280 km.

Các tuyến đường bộ cùng với vận tải đường sắt, đường thủy bước đầu hình thành mạng lưới giao thông vận tải tương đối đồng bộ.

Hệ thống giao thông phát triển, là động lực quan trọng đánh thức tiềm năng kinh tế của nhiều vùng, nhiều địa phương Nhìn vào số liệu thống kê trong 5 năm gan đây cho thay, kinh tế - xã hội Yên Bái phát triển mạnh mẽ, đời sống vật chất, tỉnh thần người dân được nâng lên rõ rệt; tốc độ tăng GRDP (giá so sánh

2010) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 6,64%/năm, cao hơn giai đoạn trước (5,71%/năm); quy mô kinh tế tăng nhanh, đến năm 2020 ước đạt trên 33.500 tỷ đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2015; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 21,13% (giảm 4,48%); tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 26,88% (tăng 1,43%); tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 47,21% (tăng 3,09%), GRDP bình quân đầu người đạt trên 40 triệu đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2015 Những con số trên đã phản ánh được phần nào sự phát triển về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của tỉnh Yên Bái trong vòng vài năm trở lại đây Có thê thấy, tỉnh đã rất chú trọng trong việc thu hút đầu tư và xây dựng CSHT giao thông, đồng thời nhận thức được tầm quan trong của hệ thống giao thông đô thị, là “huyết mạch” của nền kinh tế và đánh thức được vô vàn tiềm năng kinh tế của địa phương.

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Hiện tại, cơ sở hạ tầng mạng lưới giao thông đô thị tại tỉnh Yên Bái đang phát triển và bố trí khá hợp lí Song, dé đáp ứng được nhu cau phát triển của địa phương giữ vị trí trung tâm kết nối giao thông của các tỉnh miền núi phía Bắc, có thể thấy, hệ thống giao thông toàn vùng chưa đáp ứng được những đòi hỏi và đang dần bộc lộ những bắt cập.

28 Đầu tiên thể hiện ở việc quy hoạch chung hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ toàn vùng cũng như quy hoạch giao thông tại các đô thị, giữa các đô thị với nhau, cấp kĩ thuật của các công trình còn thấp, hiệu quả đầu tư và sử dụng công trình là chưa cao , về quy mô, tốc độ bao phủ của mạng lưới như hiện nay còn rất chậm so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Nguyên nhân là do tốc độ đô thị hóa diễn ra quá nhanh, việc phân định ranh giới giữa khu vực đô thị và nông thôn là tương đối Điều đó ảnh hưởng tới quy hoạch chung mạng lưới và quy hoạch của các đô thị, làm cho mục tiêu của quy hoạch đã không bám sát được thực tế phát triển đô thị của vùng.

Về mặt chất lượng thì mạng lưới giao thông đường bộ của vùng vẫn không đảm bảo hiệu quả hoạt động như mong muốn Nguyên nhân chủ yếu là do tiêu chuẩn kĩ thuật còn thấp, việc tổ chức không gian và tổ chức luồng tuyến chưa hiệu quả làm giảm tốc độ lưu thông của các phương tiện vận tải, tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra gây ton thất về kinh tế.

Trong những năm qua mặc dù đã đầu tư nâng cấp các nút giao thông , các điểm giao cắt quan trọng trên các tuyến đường trọng điểm, nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt hiệu quả mong muốn Tình trạng ùn tắc giao thông bắt đầu xảy ra vào những tuyến đường chính như đường Điện Biên, đường Yên Ninh Nguyên nhân là do tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh và của người dân diễn ra khá nhanh, số lượng ô tô tăng mạnh trong những năm gần đây khiến CSHT giao thông không thê đáp ứng kịp Để giảm tải cho thành phố, một trong những giải pháp là đầu tư nâng cấp, xây mới các tuyến giao thông giữa các đô thị trong vùng Thực tế cho thấy các công trình này được đầu tư lớn ,hiệu quả mang lại là rõ rệt ,tuy nhiên tốc độ triển khai xây dựng còn chậm ,làm giảm hiệu quả lưu thông và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong thời gian xây dựng công trình Có lẽ trong thời gian tới các cấp quản lí cần quan tâm hơn đên các dự án này, thay vì chỉ tập trung giải quyét các vân đê trên các tuyên giao thông trọng diém.

Thực tế mạng lưới đường phố trong các đô thị hiện nay đang có nhiều van đề bất cap, vé mat số lượng không đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, các tuyến đường đô thị vẫn còn nhiều đường phố chưa đảm bảo chất lượng (một ví dụ điển hình là tuyến đường Thanh Niên, ở tuyến đường này mặt đường không được rải nhựa nên di chuyển băng phương tiện như xe máy, xe đạp khá khó khăn, gỗ ghé Nguyên nhân là do tuyến đường này nằm gần đê của Sông Hong, vì điều kiện tự nhiên tại tỉnh Yên Bái khá khắc nghiệt, nên mỗi khi lũ lên đều dâng cao

29 và ảnh hưởng nghiêm trọng đên tuyên đường và cuộc sông của người dân cũng như việc di chuyển quanh khu vực này.)

Mặc dù đã được đầu tư đáng ké trong thời gian qua nhưng dường như ha tầng giao thông đường bộ trong vùng vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu đó Cũng phải nói rằng hạ tầng giao thông của tỉnh Yên Bái còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, nhiều công trình vẫn còn thi công dở dang, nhiều tuyến đường chưa được triển khai nâng cấp do còn nhiều hạn chế trong vấn đề vốn đầu tư Do đó, chiều rộng lòng đường nhiều tuyến chưa kịp theo tốc độ gia tăng về phương tiện vận tải, tình trạng ùn tắc cục bộ tại các đô thị, tại các nút giao thông trên các tuyến đường còn khá phổ biến Đã biết đây không phải là van dé có thé giải quyết trong một sớm một chiều, nhưng cũng cần phải thừa nhận là chúng ta đã giải quyết vấn dé này chưa được tốt Bên cạnh đó, phát triển kinh tế đã ngày càng nâng cao thu nhập của người dân, tăng cơ hội đi lại và sinh hoạt của người dân bằng nhiều hình thức, phương tiện vận tải với chi phí phù hợp khả năng thu nhập của họ.

Thực tế cho thay phương tiện cơ giới cá nhân và gia đình đang có tốc độ phát triển rất nhanh, lưu lượng phương tiện cá nhân tham gia giao thông hiện nay rất lớn tạo nên áp lực cho hạ tầng giao thông tại tỉnh Yên Bái Ngoài ra, hằng năm nhu cầu đi lại của nhân dân trong các dịp lễ tết, mùa du lịch cũng tăng đột biến.

Quan điểm định hướng phát triển CSHT giao thông đô thị tai Tinh

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; Nghị quyết số 67/2021/NQ-HĐND ngày 07/12/2021 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, tỉnh Yên Bái đã xác định tập trung vào thực hiện 3 khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; trong đó, có đột phá về đầu tư xây dựng hệ thong kết cấu ha tầng kinh tế - xã hội, đây nhanh tiến độ và cơ bản hoàn thành các dự án trọng điểm của tỉnh đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư, tạo thêm động lực thúc đây phát triển kinh tế - xã hội như: Đường nối Quốc lộ 32C với Quốc lộ 37 và đường Yên Ninh; Đường nối Quốc lộ 32, Quốc lộ 37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC12); Ngoài ra, cần huy động khu vực kinh tế tư nhân tham gia đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng giao thông, hạ tang đô thị, ha tang khu công nghiệp Thực hiện phân bé các nguồn vốn ngay từ đầu năm, bảo đảm kịp thời và đúng tiến độ Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý tài chính, quản lý đầu tư và xây dựng dé nâng cao hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình, chống lãng phí, thất thoát vốn; không dé nợ đọng xây dựng cơ bản.

Bên cạnh đó, hệ thống giao thông nông thôn (GTNT) ngày càng được mở rộng, cứng hóa, khép kín và hoàn thiện, tạo điều kiện cho việc giao thương, phát triển kinh tế - xã hội và sản xuất, sinh hoạt của nhân dân tại các thôn, bản vùng cao Tùy điều kiện cụ thé, mỗi địa phương có những cách làm riêng dé huy động, vận động nhân dân tham gia làm đường như nơi có đá thì góp đá, có cát, sỏi thì góp cát sỏi, góp công san nên đường, góp tiên, hiên đât

Hiện tại, tỉnh đang tiếp tục triển khai các dự án mang tầm chiến lược, liên kết vùng của tỉnh và với các tỉnh thuộc vùng trung du và miễn núi phía Bắc như dự án cầu Cổ Phúc; dự án đường quốc lộ 37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai

(C12) với tỉnh lộ 172, tỉnh lộ 173 (đoạn Vân Hội - Dai Lịch - My) Mạng lưới giao thông đường bộ thực sự trở thành cơ sở hạ tang quan trọng, huyết mach day nhanh liên kết các vùng, miền trong tỉnh cũng như kết nối Yên Bái với các tỉnh trong vùng trung du, miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng và thủ đô

Hà Nội giúp việc vận chuyên hàng hóa, đi lại của người dân được thuận lợi hơn,

31 mang lại lợi ích to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh và các tỉnh miên núi phía bắc, tạo điêu kiện thu hút các nhà đâu tư đên Yên Bái.

Tinh Yên Bái đã dé ra những giải pháp hữu hiệu huy động ở mức cao nhất các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Trung ương, của các thành phần kinh tế và của toàn xã hội dé đầu tư kết cấu ha tầng kinh tế - xã hội; hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; day mạnh cải cách hành chính cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư; huy động tham gia của các doanh nghiệp thu hút mọi nguồn lực cho dau tư phát triển Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng; thực hiện nghiêm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động đầu tư Đồng thời sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án dé bố trí nguồn lực đầu tư dứt điểm, sớm đưa công trình vào khai thác, sử dụng phát huy hiệu quả, tránh đầu tư dàn trải. Được sự giúp đỡ của Trung ương, tỉnh Yên Bái đã lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là giao thông kết nối vùng, liên vùng: hạ tầng đô thị, khu công nghiệp; hạ tầng y tế, giáo dục, hạ tầng xây dựng nông thôn mới Trong đó, nguồn lực từ ngân sách nhà nước là đòn bây dé thu hút các nguồn lực dau tư ngoài nhà nước.

2.5 Một số giải pháp để phát triển CSHT giao thông đô thị tại tỉnh Yên Bái 2.5.1 Huy động vốn đầu tư

Nhu cầu vốn đầu tư cho việc thực hiện quy hoạch cơ sở hạ tầng là rất lớn Cac cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm, tỉnh cần chủ dộng xây dựng kế hoạch, phan kỳ đầu tư phù hợp dé đảm bảo vốn cho các công trình, các dự án trọng điểm Đồng thời cần có các giải pháp đây mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài ngước, huy động, sử dụng tốt mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các nguồn vốn từ dân cư, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đầu tư trực tiếp nước ngoài Tiếp tục tạo lập môi trường thuận lợi dé xay dung co chế, chính sách ưu đãi để thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển nhanh và bền vững.

Vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách nhằm huy động vốn một cách tích cực, trong đó huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất dé phát triển đô thị, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế quốc doanh, xã hội hóa trong các lĩnh vực y tẾ, giáo dục, văn hóa, thé thao Đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm vốn ODA), trong đó cả từ ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh dành chủ yếu cho nền phát

32 triển hạ tầng kinh tế và xã hội Tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh, có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển Tranh thủ các nguồn vốn từ Trung ương thông qua các chương trình phát triển và các cơ chế chính sách ưu đãi của Chính phủ Đối với các nguồn tài trợ ODA, tập trung và lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các trung tâm kinh tế và các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, các công trình bảo vệ môi trường, giảm nghèo Nguồn vốn ngân sách được xác định là nguồn vốn chủ dao trong việc phát triển KCHTGT Cho nên việc tìm kiếm các giải pháp tăng thu hợp lý cho NSNN là vấn đề mang tính chiến lược Thuế là hình thức thu chủ yếu và tạo ra đại bộ phận thu nhập của NSNN Dé có thé tăng số tiền thuế thu được trong tổng thu ngân sách cần bổ sung các loại thuế, phí đánh vào phương tiện vận tải như: thuế phương tiện tính theo tỷ lệ % giá bán phương tiện, thuế đánh vào các loại xe tải hạng nặng tính theo trọng tải, lệ phí đăng ký xe có động cơ, nâng cao mức thu và 6n định chính sách thu thuế xăng dau Khi XD mức thu các loại thuế liên quan đến HTGT, cần phải tính đến mức độ đóng góp của hệ thống KCHTGT để có nguồn thu đầu tư lại cho giao thông. Đối với vốn doanh nghiệp nhà nước và tín dụng nhà nước, cần khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhà nước mở rộng đầu tư sản xuất, kinh doanh, tăng cường bố trí vốn tin dụng nhà nước cho các dự án sản xuất ưu tiên Ngoài ra, phát hành trái phiếu cũng là một hình thức dé thu hút vốn đầu tư hiệu quả. Đối với nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp ngoại quốc và dân cư, ban hành và thực thi nhất quán chính sách khuyến khích, ưu đãi đâuù tư trên dia ban Thành phó Thực hiện tốt công tác xúc tiễn đầu tu Khan trương đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu Xây dựng danh mục và xúc tiến các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh có nguồn thu lớn Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguên thiên nhiên và đất dai Đầu tư tư nhân, ké cả đầu tư nước ngoài, hứa hẹn nguồn tài chính dồi dào và có thé đáp ứng tốt cho chương trình đầu tư phát triển CSHTGT Dé có thé tận dụng tối đa tiềm năng này cần có các dự án tốt với mức giá phí đảm bảo thu hồi chi phí đầy đủ, tính cả lãi vốn đầu tư; cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho các giao dịch, và phải có môi trường quản lý điều tiết tốt Ví dụ: đường thu phí có thê tạo khả năng hấp dẫn đối với nhà đầu tư tư nhân, hay XD cầu, cảng là các dự án tiềm năng có thé tranh thủ được nhiều vốn tư nhân Thu hút khu vực tư nhân thực hiện các đầu tư lớn về CSHT là việc vừa khó vừa phức tạp Đề thu hút nguồn vốn tư nhân, các nha đâu tư kỳ vọng mức lãi trên von dau tư tương xứng với rủi ro họ

33 lãnh chịu, nhưng cần cân bằng nhu cầu này với việc bảo vệ người sử dụng trước thé lực thị trường của các DN CSHT đã tư nhân hoá Sự cân bằng này phải được thực hiện trong các văn bản giao dịch hợp đồng pháp lý, giấy phép và luật pháp được thiết lập dé thu hút những đầu tư ban đầu và trong môi trường quan lý điều tiết tiếp theo được thiết lập để điều chỉnh hoạt động của DN CSHT Làm tốt tất cả những việc này là chuyện rất khó, đòi hỏi phải có các nhà kinh tế, kế toán và luật sư giỏi cũng như phải có định hướng chính trị cần trọng. Đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Huy động tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo lợi thế trong việc thu hút nguồn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, Chú trọng công tác xúc tiến đầu tư dé thu hút làn sóng đầu tư mới từ Nhật Ban và Hoa Ky và các quốc gia khác vào Việt Nam

Như đã nói ở trên, hình thức hợp tác công - tư (PPP) đang là một giải pháp tối ưu cho Việt Nam nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung Vi bài toán vốn là van đề hết sức nan giải đối với phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt nếu không có những đột phá trong phương thức quản lý cũng như những mô hình thu hút nguôn lực xã hội phù hợp Cùng với các mô hình đầu tư BOT, BT , PPP can phải trở thành nguồn lực quan trọng để đảm bảo mục tiêu lớn trong xây dựng cơ bản nói chung, hạ tầng giao thông nói riêng thời gian tới Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc triển khai mô hình PPP theo đúng chuẩn mức, tập quán quốc tế sẽ khắc phục được các khiếm khuyết cũng của các dự án BOT, BTO bấy lâu đang triển khai ở Việt Nam và có như vậy mới đủ điều kiện để huy động được vốn tư nhân, đặc biệt là vốn tư nhân quốc tế Qua làm việc với các đối tác, chuyên gia quốc tế trong việc giúp Việt Nam xây dựng cơ chế và triển khai một số dự án thí điểm theo mô hình PPP, nếu thời gian tới Việt Nam thực hiện những nguyên tắc PPP tiệm cận với tập quán quốc tế và đặc biệt tạo một thị trường các dự án PPP trên cơ sở đấu thầu cạnh tranh, công khai và minh bạch thì các đối tác sẵn sàng tham gia và khăng định việc huy động một nguồn lực bên ngoài khoảng

70 — 80 tỷ USD trong 10 năm tới là khả thi.

Mô hình PPP trở nên hấp dẫn với chính phủ các nước đang phát triển vì nó được đánh giá như là một cơ chế ngoài ngân sách phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng Nó giúp tăng cường cung cấp các dịch vụ hạ tầng cần thiết, áp dụng mô hình PPP có thể không yêu cầu bat kỳ chi tiêu tiền mặt ngay lập tức qua đó giúp làm giảm gánh nặng của chi phí thiết kế và xây dựng; cho phép chuyên nhượng nhiều rủi ro dự án sang khu vực tư nhân Ngoài ra, mô hình PPP giúp đưa ra

34 những lựa chọn tốt hơn về thiết kế, công nghệ, xây dựng, sự vận hành và chất lượng cung cấp dich vụ ha tầng

2.5.2 Phát triển nguồn nhân lực

Cần phải kiện toàn bộ máy quản lý hành chính Tỉnh thực hiện công tác quản lý hệ thống giao thông và tăng sự phối hợp giữa các bộ phận.

- Kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực của cán bộ quản lý Quản lý là công việc mang tính tổng hợp của nhiều ngành, không những kiến thức chuyên môn, kiến thức kinh tế - xã hội và kiến thức quản lý nhà nước về đô thị Hiện nay, đa số cán bộ quản lý trong Tỉnh đều thuộc chuyên ngành kĩ thuật, như vậy khả năng phân tích, lý luận và đưa ra quyết định bộ quản lý kiến thức về quản lý Nhà nước, thường xuyên tô chức các lớp đào tạo cho các cán bộ quản lý

- Cần thay đối tư duy trong quan lý Bộ mặt đô thi của Tinh Yên Bái dang CÓ SỰ chuyên biến một cách rõ rệt Theo quan điểm của Đảng “Quan hệ sản xuất phải thay đổi phù hợp với lực lượng sản xuất” Vì thế, để phù hợp với xã hội văn minh đô thị, tư duy của các nhà quản lý cũng cần phải thay đổi Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lý, phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, tuy nhiên, khi chuyên sang nền kinh tế thị trường, vai trò đó đã thay đổi Nhà nước đóng vai trò là nhà phát triển, người hỗ trợ, người điều phối, người khuyến khích khi làm việc với khối tư nhân Quán triệt nguyên tắc tổ chức bộ máy theo chế độ một thủ trưởng, nhưng phải đảm bảo tính dân chủ trong quyết định quản lý.

Ngày đăng: 01/09/2024, 03:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Tình hình vốn huy động cho phát triển CSHT - Chuyên đề thực tập: Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Hình 1.1. Tình hình vốn huy động cho phát triển CSHT (Trang 18)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w