Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tương hợp tâm lý giữa cán bộ vàchiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam, trên cơ sở đó
Trang 1MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân có vai tròquan trọng trong xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tập thể,làm cho cán bộ, chiến sĩ luôn có sự đoàn kết, thống nhất, thương yêu nhautrong thực hiện nhiệm vụ Tương hợp tâm lý còn tạo ra động lực mới, yếutố bảo đảm cho xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, giúp cho công tácquản lý bộ đội được nhịp nhàng, thống nhất và có hiệu quả cao
Tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân là sự phứchợp tối ưu những phẩm chất, năng lực, tính cách, sở thích, định hướng giá trịvà tương hợp về sức khỏe thể chất, tinh thần, lứa tuổi, đảm bảo tạo ra sự đồngthuận giữa các cá nhân, góp phần nâng cao hiệu quả sẵn sàng chiến đấu trêntàu Trong tương hợp tâm lý, sự tương hợp về thế giới quan, nhân sinh quan,mục đích sống là rất quan trọng Bởi vì, cán bộ, chiến sĩ có cùng chung chíhướng, lý tưởng, có thế giới quan, nhân sinh quan phù hợp với nhau sẽ dễ bỏqua những những bất đồng khác nhau để tìm đến sự hoà hợp, tương trợ nhau,cùng nhau thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vữngchắc chủ quyền vùng biển, đảo và thềm lục địa của Tổ quốc
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cho thấy giữa cán bộ và chiến sĩtrên tàu có sự tương hợp tâm lý sẽ làm cho quá trình phối hợp hành độngtrở nên chặt chẽ và đồng bộ hơn, dễ dàng giải quyết những bất đồng, khókhăn nẩy sinh trong quá trình triển khai công việc, yếu tố góp phần tạonên sức mạnh chiến đấu của tàu; tuy nhiên vẫn còn hiện tượng giữa cán bộvà chiến sĩ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tương hợp tâm lý ở một sốtàu không bảo đảm [38] Những hiện tượng đó đã gây ảnh hưởng xấu tớiquá trình xây dựng tập thể, làm suy giảm sức mạnh chiến đấu của tàu
Tương hợp tâm lý đã được nhiều nhà tâm lý học quan tâm nghiêncứu từ rất sớm trong hoạt động chung Tuy nhiên, chưa có công trìnhnào nghiên cứu một cách đầy đủ về cơ sở lý luận và thực tiễn về tươnghợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhândân Việt Nam Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xây dựng tương hợptâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dânViệt Nam, để tạo nên sự hoà hợp lẫn nhau, sự tương trợ, giúp đỡ nhauhiệu quả, góp phần tạo nên sức mạnh chiến đấu của đơn vị Vì vậy,làm rõ khung lý luận về tương hợp tâm lý, đánh giá đúng thực trạng vàđề xuất biện pháp tâm lý xã hội nâng cao mức độ tương hợp tâm lýgiữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Namcó ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn hiện nay
Trang 2Xuất phát từ tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn nêu trên, nghiên
cứu sinh lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tương hợp tâm lý giữa cán bộ vàchiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam”.
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tương hợp tâm lý giữa cán bộ vàchiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam, trên cơ sở đó đềxuất biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao mức độ tương hợp tâm lý giữa cánbộ và chiến sĩ, góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện sẵn sàng chiếnđấu và chiến đấu của tàu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến tương hợp tâm lýgiữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam
Xây dựng khung lý luận về tương hợp tâm lý, tương hợp tâm lý giữacán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam
Khảo sát, đánh giá thực trạng tương hợp tâm lý và thực trạng cácyếu tố ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý giữa cán bộ, chiến sĩ trên tàu Hảiquân Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Đề xuất biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao mức độ tương hợp tâm lý giữacán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Tổ chức thực nghiệm tác động 01 biện pháp tâm lý - xã hội nhằmkhẳng định tính khả thi của biện pháp đã đề xuất
3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp trên tàu Hải quân Quân đội nhândân Việt Nam
Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố tạo thành, mức độ tương hợp và các yếu tố ảnh hưởng đếntương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhândân Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung:
Trên cơ sở lý luận về tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ,luận án tập trung nghiên cứu làm rõ các yếu tố tâm lý tạo thành baogồm: Yếu tố nhận thức, yếu tố thái độ và yếu tố hành động; biểu hiệncác tiêu chí đánh; các yếu tố ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý giữa cánbộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam một cáchcụ thể, tường minh và chính xác
Trang 3Phạm vi về khách thể nghiên cứu:
Gồm 178 cán bộ tàu, 20 cán bộ sĩ quan cấp lữ đoàn và hải đội (Đãqua cương vị cán bộ tàu); 200 quân nhân chuyên nghiệp các chuyên mônkỹ thuật trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam (Trong phạm vinghiên cứu, chúng tôi gọi chung quân nhân chuyên nghiệp với danh từ làchiến sĩ cho đồng đẳng với danh từ dùng chung là cán bộ và chiến sĩ)
Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Luận án triển khai nghiên cứu tại 3
vùng Hải quân của Quân chủng Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam:Vùng Hải quân 1; Vùng Hải quân 2 và Vùng Hải quân 4
Phạm vi về thời gian: Các số liệu sử dụng phục vụ nghiên cứu của
luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2020 đến nay
4 Giả thuyết khoa học
(1) Tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân độinhân dân Việt Nam ở mức cao, là yếu tố có vai trò quan trọng, quyết định tạo rabầu không khí tâm lý - xã hội lành mạnh, giúp cho cán bộ và chiến sĩ trên tàuluôn đoàn kết, tin tưởng, sẵn sàng giúp đỡ nhau với tâm lý phấn khởi, lạc quantrong thực hiện nhiệm vụ
(2) Tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân độinhân dân Việt Nam được tạo thành bởi 3 yếu tố: Nhận thức; thái độ và hànhđộng Nhưng mức độ của các yếu tố không ngang bằng nhau, trong đó, yếu tốnhận thức, yếu tố thái độ ở mức cao, yếu tố hành động đang ở mức trung bình
(3) Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiếnsĩ Trong đó, yếu tố bầu không khí tâm lý - xã hội tác động mạnh nhất đếntương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân
(4) Có thể nâng cao mức độ tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trêntàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam thông qua tổ chức thực hiện đồngbộ những biện pháp tâm lý - xã hội
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận, phương pháp luận củaChủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối củaĐảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nền tảng tư tưởng, nâng cao sứcmạnh chiến đấu của quân đội, cũng như xây dựng mối quan hệ qua lại giữacán bộ và chiến sĩ trong Quân đội
Luận án tiếp cận theo những nguyên tắc phương pháp luận khoa họcTâm lý học
Trang 4Cơ sở thực tiễn
Để thực hiện nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh tiến hành nghiêncứu các Chỉ thị, Nghị quyết của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng vềxây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới
Các Nghị quyết, văn bản, báo cáo đánh giá công tác lãnh đạo, quản lýbộ đội của Quân chủng Hải quân; quan sát thực tiễn hoạt động huấn luyệnsẵn sàng chiến đấu của cán bộ và chiến sĩ trên tàu; quan sát mối quan hệ qualại giữa cán bộ và chiến sĩ theo mức độ tương hợp tâm lý giữa cán bộ vàchiến sĩ trên tàu Hải quân
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các nhóm phương pháp nghiên cứutâm lý học cụ thể sau:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.Phương pháp xử lý và phân tích số liệu bằng thống kê toán học
6 Những đóng góp mới của luận án
Đóng góp về lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm lý luậnTâm lý học quân sự về tương hợp tâm lý trong hoạt động lãnh đạo, quản lýchỉ huy bộ đội trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam
Xác định và đưa ra những thành tố tâm lý tạo thành cũng như tiêu chíđánh giá tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý giữa cánbộ và chiến sĩ; đưa ra những chỉ báo về tương hợp tâm lý giữa cán bộvà chiến sĩ trên tàu Hải quân
Đóng góp về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mức độ các mặt biểu hiện thôngqua các yếu tố tạo thành, tiêu chí đánh giá, thực trạng và những yếutố ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàuHải quân Quân đội nhân dân Việt Nam
Xác định những biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao mức độtương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trong điều kiện hoạtđộng và sẵn sàng chiến đấu trên tàu Hải quân Quân đội nhân dânViệt Nam hiện nay
7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa về lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung phát triển, nângcao, làm phong phú thêm lý luận ở lĩnh vực khoa học Tâm lý học
Trang 5Ý nghĩa về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp cho Đảngủy Quân chủng Hải quân, các Lữ đoàn tàu, Hải đội và cán bộ tàu vận dụngvào hoạt động lãnh đạo, quản lý bộ đội đạt hiệu quả cao
Đồng thời, luận án là nguồn luận cứ khoa học tin cậy giúp cho cán bộlãnh đạo, chỉ huy các đơn vị Hải quân nói riêng và các đơn vị trong toànquân nói chung; cán bộ các học viện, nhà trường quân đội nghiên cứu thamkhảo phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý bộ đội ở đơn vị và công tácgiảng dạy trong các nhà trường quân đội
8 Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (12 tiết), kết luận, kiến nghị,danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan
đến đề tài Luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN1.1 Những nghiên cứu liên quan đến tương hợp tâm lý
1.1.1 Hướng nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất tương hợptâm lý
Một số nhà tâm lý học xã hội như A V Pêtrôvxki, G M.Anđrêeva, A G Côvaliôv, cho rằng hoạt động chính là cơ sở sự hìnhthành và phát triển tương hợp tâm lý N N Ôbôzôv, chỉ ra cách hiểuphổ biến tương hợp tâm lý là sự kết hợp thuận lợi nhất các đặc điểmtâm lý cá nhân của các thành viên trong nhóm Lê Anh Chiến, chỉ rasự tương hợp tâm lý giữa chủ thế quản lý với các thành viên trong tậpthể (đơn vị) là phức hợp tối ưu đặc điểm tâm lý, sinh lý của chủ thểquản lý với mọi thành viên trong tập thể
1.1.2 Hướng nghiên cứu về cấu trúc, biểu hiện của tương hợptâm lý
V.M Sepen chỉ ra rằng tương hợp tâm lý được cấu thành bathành tố: Tương hợp về khí chất, tương hợp về lứa tuổi và tương hợpvề giới tính Свенлисинский А.Л, Vũ Dũng đều cho rằng tương hợptâm lý của nhóm được cấu thành bởi hai thành tố cơ bản là: Tươnghợp tâm sinh lý và tương hợp tâm lý xã hội Lê Minh Nguyệt, chỉ ratương hợp tâm lý là thành tố quan trọng của tương tác tâm lý, nóđược biểu hiện qua sự thống nhất các cá nhân về hiểu biết, về thái độvà hành vi ứng xử đối với sự việc nhất định
Trang 61.1.3 Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tươnghợp tâm lý
Lewin K, cho rằng phong cách tác động của cá nhân cũng là mộtnguyên nhân ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý giữa các cá nhân vớinhau trong quá trình hoạt động Вендров Е.Е, chi ra người chỉ huythiếu cởi mở, cục cằn, thô lỗ, không công bằng, là những yếu tố ảnhhưởng đến tương hợp tâm lý J.P Palôp, cho rằng đặc điểm khí chấtngười lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đến sự tương hợp tâm lý Nguyễn VănTuân, cho rằng người chỉ huy thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm lãnhđạo là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý CaoThị Nga, cho rằng có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến tương hợp tâm lýbao gồm yếu tố tâm lý cá nhân và yếu tố yếu tố bên ngoài chủ thể
1.1.4 Hướng nghiên cứu về biện pháp tâm lý - xã hội nângcao mức độ tương hợp tâm lý
A G Kôvaliôp, Л Д Кудряшова, V.I Lêbêđép, cho rằng đểnâng cao mức độ tương hợp tâm lý, đòi hỏi người chỉ huy trong thựchiện các nhiệm vụ phải có kế hoạch, phân công công việc theo sởtrường, cũng như, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực và tính cáchcủa họ Goleman D, chỉ ra rằng để nâng cao mức độ tương hợp tâm lýđòi hỏi người lãnh đạo phải có năng lực tư duy lãnh đạo cũng nhưnăng lực trí tuệ cảm xúc Nguyễn Ngọc Phú, để nâng cao mức độtương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ, đòi hỏi người cán bộ phải cóuy tín, phải thống nhất được mục đích, thống nhất về nhu cầu; thốngnhất về định hướng giá trị chung trong hoạt động
1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổngquan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan
Qua nghiên cứu tổng quan các công trình nhiên cứu có liên quanđến đề tài luận án, chúng tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu đãcông bố của các nhà khoa học trong và ngoài nước có giá trị to lớnđối với đề tài luận án, là cơ sở khoa học để tác giả kế thừa, bổ sungvà phát triển trong quá trình nghiên cứu luận án
Quá trình hệ thống lại các nghiên cứu có liên quan đến đề tàiluận án cũng cho thấy cho đến nay chưa có công trình nào nghiêncứu một cách trực tiếp và có hệ thống về tương hợp tâm lý giữa cánbộ và chiến sĩ, đặc biệt là nghiên cứu tương hợp tâm lý trên một đốitượng hoạt động mang tính đặc thù riêng biệt, là cán bộ và chiến sĩtrên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam
Trang 7Đây chính là “khoảng trống” và cũng là lý do cấp thiết để nghiêncứu sinh xác định và thực hiện nghiên cứu đề tài luận án này.
1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống, khái quát có chọn lọc những công trình
nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài đã công bố cóliên quan đến luận án, từ đó tìm ra “khoảng trống” của các công trìnhnghiên cứu đã có, chứng minh tính độc lập, mới mẻ không trùng lặpvà tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Thứ hai, cho đến nay nghiên cứu về tương hợp tâm lý nói chung,
tương hợp tâm lý giữa các cá nhân với cá nhân nói riêng có nhiềucách tiếp cận khác nhau Do vậy, luận án tiếp cận tương hợp tâm lýgiữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân theo cấu trúc yếu tố tâm lýtạo thành bao gồm nhận thức, thái độ và hành động
Thứ ba, trên cở sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa
học về các yếu tố tạo thành, biểu hiện của tương hợp tâm lý và cácyếu tố ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý Luận án tập trung làm rõ cácyếu tố tạo thành tương hợp tâm lý và các yếu tố ảnh hưởng đến tươnghợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân
Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất các
biên pháp tâm lý - xã hội nâng cao mức độ tương hợp tâm lý; tiếnhành thực nghiệm tác động thông qua 01 biện pháp đề xuất, nhằmnâng cao mức độ tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàuHải quân Quân đội nhân dân Việt Nam
Kết luận chương 1
Kết quả nghiên cứu chỉ ra tương hợp tâm lý được xem như là sự kếthợp tối ưu những đặc điểm giống nhau hoặc bổ sung cho nhau, để tạo rasự cố kết, bền vững bên trong và được cấu thành bởi hai thành phầnchính là tương hợp tâm sinh lý và tương hợp tâm lý xã hội; điều này biểuhiện ra là sự hiểu biết lẫn nhau, thấu hiểu lẫn nhau, sự thích ứng lẫnnhau, sự tôn trọng, cảm thông nhau, cùng phối hợp giúp đỡ nhau thểhiện sự hài lòng cao nhất trong thực hiện nhiệm vụ
Những vấn đề được đề cập ở trên, nghiên cứu sinh coi đó như làtiền đề lý luận cần thiết để giải quyết các vấn đề của luận án như: Lýluận về tương hợp tâm lý, các yếu tố tâm lý tạo thành, những yếu tố ảnhhưởng đến tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân
Trang 8Chương 2NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƯƠNG HỢP TÂM LÝ
GIỮA CÁN BỘ VÀ CHIẾN SĨ TRÊN TÀU HẢI QUÂN
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM2.1 Lý luận về tương hợp tâm lý
2.1.1 Khái niệm tương hợp
Tương hợp là sự liên kết tích cực, phối hợp và tương trợ lẫnnhau trong hoạt động chung giữa các cá nhân diễn ra trong mộtkhông gian và khoảng thời gian nhất định, thể hiện sự hòa hợp giữacác cá nhân.
2.1.2 Khái niệm tương hợp tâm lý
Tương hợp tâm lý là sự hòa hợp, tương trợ, thích ứng lẫn nhaugiữa các cá nhân, được tạo thành bởi các yếu tố: nhận thức, thái độvà hành động nhằm thống nhất cao trong thực hiện nhiệm vụ, nângcao hiệu quả hoạt động chung.
2.1.3 Các yếu tố cơ bản tạo thành tương hợp tâm lý
Kế thừa các kết quả nghiên cứu và với hướng nghiên cứu tươnghợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trong quân đội Nghiên cứu sinhxác định tương hợp tâm lý được cấu thành bởi các yếu tố sau:
2.1.3.1 Yếu tố nhận thức2.1.3.2 Yếu tố thái độ2.1.3.3 Yếu tố hành động
2.2 Lý luận về tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trêntàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam
2.2.1 Đặc điểm hoạt động của cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hảiquân Quân đội nhân dân Việt Nam
2.2.1.1 Tập thể cán bộ, chiến sĩ trên tàu đa dạng về chuyên mônnghiệp vụ.
2.2.1.2 Hoạt động của cán bộ, chiến sĩ trên tàu luôn chịu sự tácđộng của môi trường khắc nghiệt.
2.2.1.3 Tính đơn điệu của những tác động và sự hạnchế trong vận động chi phối cả quá trình hoạt động trênbiển của cán bộ, chiến sĩ.
2.2.1.4 Hoạt động của tàu Hải quân diễn ra trên một khônggian rộng, đồng thời phải sử dụng một lượng vật chất kỹ thuật lớn.
Trang 92.2.1.5 Hoạt động của tàu Hải quân diễn ra ở vùng biển thườngxảy ra tranh chấp phức tạp về chủ quyền và nguồn lợi biển giữa cácquốc gia trong khu vực.
2.2.2 Khái niệm tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trêntàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam
Tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quânQuân đội nhân dân Việt Nam là sự hòa hợp, tương trợ, thích ứng lẫnnhau giữa cán bộ và chiến sĩ, được tạo thành bởi các yếu tố: nhậnthức, thái độ và hành động, nhằm thống nhất cao trong thực hiệnnhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu quả huấn luyện sẵn sàng chiếnđấu và chiến đấu trên tàu.
2.2.3 Các yếu tố tạo thành tương hợp tâm lý giữa cán bộ vàchiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam
2.2.3.1 Yếu tố nhận thức của cán bộ và chiến sĩ
Yếu tố nhận thức của cán bộ, chiến sĩ quân đội nói chung; cán bộ,chiến sĩ trên tàu Hải quân nói riêng là sự hiểu biết sâu sắc về mục tiêu, lýtưởng chiến đấu của quân đội, quân chủng và nhiệm vụ của tàu trongnhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và thực hiện có hiệuquả đối sách của Đảng, Nhà nước, mà cụ thể là đối sách của Quân chủngHải quân trong xử lý và giải quyết tình huống trên biển
2.2.3.2 Yếu tố thái độ của cán bộ và chiến sĩ
Yếu tố thái độ của cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân là một tìnhcảm biểu thị đức tính thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, một “phẩm chấtđặc biệt” trong nhân cách người cán bộ, chiến sĩ trong quân đội, thể hiệntruyền thống của quân đội ta
2.2.3.3 Yếu tố hành động của cán bộ, chiến sĩ.
Hành động của cán bộ, chiến sĩ đó là hành động phối hợp vớinhau, biểu thị sự chuyển hoá yếu tố nhận thức, yếu tố thái độ thànhmục đích chung cùng nhau trong thực hiện nhiệm vụ
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý giữa cán bộvà chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam
2.3.1 Nhóm yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến tương hợp tâm lýgiữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân
2.3.1.1 Xu hướng nghề nghiệp quân sự của cán bộ và chiến sĩtrên tàu Hải quân
2.3.1.2 Tính cách của cán bộ và chiến sĩ2.3.1.3 Khí chất của cán bộ, chiến sĩ
Trang 102.3.1.4 Năng lực của người cán bộ lãnh đạo, quản lý chỉhuy tàu
2.3.1.5 Sự thành thạo chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ và chiến sĩ trên tàuHải quân
2.3.1.6 Phong cách lãnh đạo, chỉ huy của đội ngũ cán bộ tàu
2.3.2 Nhóm yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý giữacán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân
2.3.2.1 Điều kiện, môi trường hoạt động trên tàu Hải quân2.3.2.2 Tính chất, yêu cầu nhiệm vụ của cán bộ vàchiến sĩ trên tàu Hải quân
2.3.2.3 Bầu không khí tâm lý - xã hội trong tập thểquân nhân trên tàu Hải quân
2.3.2.4 Biến đổi về định hướng giá trị trong xã hộitác động đến tập thể cán bộ, chiến sĩ trên tàu Hải quân
Kết luận chương 2
Tương hợp tâm lý là sự hoà hợp, tương trợ, thích ứng lẫn nhau giữacác cá nhân, có tác dụng tạo ra sự cố kết bên trong chặt chẽ, đồng bộ,thống nhất góp phần đem lại hiệu quả cao trong hoạt động chung
Tương hợp tâm lý được cấu thành bởi 3 yếu tố cơ bản đó là: yếu tốnhân thức, yếu tố thái độ và yếu tố hành động Ba yếu tố có vị trí, vai tròkhác nhau, nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau,làm nền tảng, tiền đề cho sự phát triển của nhau, để tạo nên sự hoànchỉnh cuối cùng là tương hợp tâm lý
Tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân chịuảnh hưởng của yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan
Chương 3TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Tổ chức nghiên cứu
3.1.1 Đơn vị nghiên cứu
Luận án triển khai nghiên cứu tập trung ở 04 đơn vị: Lữ đoàn 170 Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân; Lữ đoàn 167 - Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hảiquân và Lữ đoàn 955, Lữ đoàn 162 - Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân
-3.1.2 Khách thể nghiên cứu
Gồm 178 cán bộ tàu, 20 cán bộ sĩ quan cấp lữ đoàn và hải đội(đã qua cương vị cán bộ tàu); 200 quân nhân chuyên nghiệp cácchuyên môn kỹ thuật trên tàu
3.1.3 Nội dung nghiên cứu
- Làm rõ các quan điểm khoa học về tương hợp tâm lý, xâydựng các khái niệm công cụ về tương hợp, tương hợp tâm lý, tương
Trang 11hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhândân Việt Nam, xác định những yếu tố tạo thành và đưa ra nhữngbiểu hiện tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ, xác định cácyếu tố ảnh hưởng cơ bản đến tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiếnsĩ trên các tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng mức độ tương hợp tâm lý vàthực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý giữa cán bộvà chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam
- Đề xuất các biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao mức độ tương hợp tâm lýgiữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam
- Thực nghiệm tác động tâm lý tới nâng cao mức độ tương hợpgiữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân ViệtNam
3.1.4 Các giai đoạn nghiên cứu
Luận án được tổ chức nghiên cứu theo 3 giai đoạn: Nghiên cứu lýluận; nghiên cứu thực tiễn; nghiên cứu thực nghiệm
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu3.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu3.2.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi3.2.4 Phương pháp quan sát
3.2.5 Phương pháp xin ý kiến chuyên gia3.2.6 Phương pháp thực nghiệm
3.2.7 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
3.3 Tiêu chí và mức độ đánh giá tương hợp tâm lý giữa cánbộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam
3.3.1 Tiêu chí đánh giá tương hợp tâm lý giữa cán bộ vàchiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam
- Tiêu chí đánh giá về nhận thức lẫn nhau của cán bộ và chiếnsĩ
- Tiêu chí đánh giá về thái độ giữa cán bộ và chiến sĩ- Tiêu chí đánh giá về hành động giữa cán bộ và chiến sĩ
3.3.2 Mức độ đánh giá tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiếnsĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam
Chỉ báo
Rất thấp Về nhận thức: không ý thức rõ nhiệm vụ của bản thân
Trang 12trong thực hiện nhiệm vụ chung, cũng như hiểu rõ vềnhau như tính cách, khí chất, năng lực, hoàn cảnh giađình của nhau Mâu thuẫn nhau ở nhiều vấn đề.
Về thái độ: không có thái độ tốt với nhau, việc ai người đó làm.
Không khí trên tàu luôn căng thẳng, nặng nề, mệt mỏi
Về hành động: không có sự phối hợp hành động với
nhau, quan hệ giữa cán bộ và chiến sĩ nặng nề, căngthẳng, xuất hiện tâm lý chán nản, né tránh nhau trongcông việc
Thấp
Về nhận thức: đã nhận thức được nhiệm vụ chung,
nhưng còn nhiều điều không hiểu về nhau, không nắmbắt được nhu cầu, nhận thức, hành động của nhau
Về thái độ: có thái độ nhất định với nhau, nhưng mang
tính chiếu lệ cho qua
Về hành động: phối hợp hành động với nhau không hiệu
quả, luôn có trạng thái mong muốn nhanh chóng kếtthúc công việc hoạt động cùng nhau
Trung bình
Về nhân thức: có hiểu biết về nhau, nhận biết tính cách
của nhau cũng như nhu cầu, nhận thức, hành động củanhau, nhưng còn hời hợt bề ngoài, nên chưa tạo được sựhoà hợp nhau trong tương hợp
Về thái độ: có thái độ phù hợp với nhau, nhưng chưa
tích cực và hiệu quả không cao Thái độ với nhau vẫncòn mang tính miến cưỡng
Về hành động: Trong công việc hàng ngày có lúc, có
thời điểm có cảm giác hài lòng với nhau, nhưng còn cótâm lý để ý nhau, khép mình trong quan hệ hàng ngày
Cao
Về nhận thức: hiểu về nhau, có chung quan điểm ở nhiều
lĩnh vực, có sự chia sẻ với nhau trong cuộc sống cũng nhưtrong công việc qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ và tin tưởngnhau, nhưng chưa đến mức tương hợp nhau tuyệt đối
Về thái độ: có thái độ với nhau cao, luôn chủ động tích
cực trong tượng trợ, đồng cảm, tin tưởng, tôn trọng nhauvà thiết lập được mối quan hệ sâu sắc Bầu không khítrên tàu đoàn kết thương yêu nhau trong thực hiện nhiệmvụ
Về hành động: trong công việc hài lòng, vui vẻ, sẵn sàng
hợp tác với nhau, nhưng chưa xuất hiện tâm lý mongmuốn kéo dài thời gian hoạt động cùng nhau
Rất cao Về nhận thức: hiểu biết sâu sắc về nhau, đồng cảm với
trong lời nói cũng như trong hành động, cảm nhận vềnhau đến mức thấu cảm, thấu hiểu mọi hành vi, cử chỉcủa nhau, cả những biểu hiện tâm lý bên trong thông quahành vi bên ngoài
Về thái độ: luôn tôn trọng lẫn nhau một cách trong sáng;
cán bộ và chiến sĩ luôn quan tâm lo lắng cho nhau, giúpđỡ nhau một cách tự nguyện trong công việc chung cũng