1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tóm tắt năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở binh chủng pháo binh quân đội nhân dân việt nam hiện nay

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, việc lựa chọn vấn đề: “Năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binhchủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” làm đề tài ng

Trang 1

MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Năng lực huấn luyện của sĩ quan Quân đội nói chung, sĩ quan chỉhuy pháo binh cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh nói riêng là một dạngnăng lực đặc thù, có tính chuyên biệt trong lĩnh vực quân sự Năng lựchuấn luyện có vai trò hết sức quan trọng, nhất là đối với sĩ quan chỉ huycấp phân đội - người trực tiếp quản lý, chỉ huy, huấn luyện, rèn luyện bộđội Bởi vì, năng lực huấn luyện không chỉ liên quan đến kết quả hoànthành nhiệm vụ của từng sĩ quan mà còn tác động trực tiếp đến trình độ,năng lực của hạ sĩ quan binh sĩ và chất lượng huấn luyện, khả năng sẵnsàng chiến đấu và chiến đấu của các đơn vị trong quân đội

Trong tác chiến, pháo binh đảm nhiệm kiềm chế, chế áp, tiêudiệt các mục tiêu quan trọng, nguy hại của địch, chi viện hỏa lực chocác lực lượng phát triển chiến đấu Do đó, để hoàn thành nhiệm vụđòi hỏi cán bộ, chiến sĩ pháo binh phải sử dụng thành thạo, làm chủvũ khí trang bị, giỏi kỹ chiến thuật, hiệp đồng chặt chẽ với nhau vàvới các lực lượng của binh chủng hợp thành, nhạy bén, linh hoạt, giỏitính toán để nhanh chóng xác định mục tiêu, tính phần tử bắn, chỉhuy bắn và sửa bắn chính xác Vì vậy, sĩ quan chỉ huy pháo binh cấpphân đội không những phải giỏi kỹ chiến thuật cá nhân mà còn phảicó năng lực huấn luyện tốt để huấn luyện cho phân đội thuộc quyềnthành thạo kỹ chiến thuật pháo binh ngay từ thời bình

Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng năng lực huấn luyện củasĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội, những năm qua Binh chủngPháo binh đã lãnh đạo, chỉ đạo, cơ bản làm tốt công tác giáo dục, đàotạo, xây dựng môi trường huấn luyện thuận lợi và phát huy vai tròcủa các tổ chức, lực lượng trong nâng cao năng lực huấn luyện của sĩquan chỉ huy pháo binh cấp phân đội, nên đa số sĩ quan chỉ huy pháobinh cấp phân đội có năng lực huấn luyện tốt, hoàn thành tốt chứctrách, nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, “chất lượng huấn luyện cácphân đội tiến bộ chưa đồng đều, có nội dung chưa vững chắc , chưađáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao”, một trong những nguyênnhân đó là: “chất lượng đội ngũ sĩ quan chỉ huy cấp phân đội trựctiếp huấn luyện không đồng đều; năng lực, kinh nghiệm huấn luyệnvà chỉ huy, quản lý bộ đội của một số đồng chí còn hạn chế” Tuynhiên, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu làm rõnăng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội dướigóc độ triết học, từ đó đề ra giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực

Trang 2

huấn luyện của họ, nhằm góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện,khả năng sẵn sàng chiến đấu ở Binh chủng Pháo binh hiện nay.

Bên cạnh đó, thực tiễn chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệTổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cũng như những bài học kinhnghiệm rút ra từ một số cuộc xung đột vũ trang và chiến tranh trên thếgiới thời gian gần đây càng cho thấy vai trò rất quan trọng của pháobinh, tên lửa trong chiến đấu Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụhuấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao của Binh chủng Pháobinh, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới, nhất làtrong điều kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khi đối phương sửdụng vũ khí công nghệ cao đã đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu về nănglực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội

Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, việc lựa chọn vấn đề:

“Năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binhchủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” làm đề tài

nghiên cứu có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng năng lực huấn

luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh Quân

đội nhân dân Việt Nam; chỉ ra một số vấn đề đặt ra từ thực trạng.Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao năng lực huấn

luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh Quân

đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.Làm rõ một số vấn đề lý luận về năng lực huấn luyện của sĩquan chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh Quân đội nhândân Việt Nam

Làm rõ thực trạng, xác định nguyên nhân và một số vấn đề đặtra từ thực trạng năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân độiở Binh chủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao năng lực huấn luyện của sĩquan chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh Quân đội nhân dânViệt Nam hiện nay

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phânđội ở Binh chủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam

Trang 3

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: những vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn

năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội Tuynhiên, ở các đơn vị sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội thực hiệnnhiều nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu khác nhau nên đề tàichủ yếu tập trung nghiên cứu trong hoạt động huấn luyện các nộidung kỹ, chiến thuật chuyên ngành Pháo binh

Về không gian: nghiên cứu, khảo sát tại các đơn vị pháo binh

làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu thuộc biên chế củaBinh chủng Pháo binh hiện nay

Về thời gian: các số liệu, tư liệu phục vụ nghiên cứu từ năm

2016 đến nay (thời điểm các đơn vị trong Binh chủng Pháo binh bắtđầu thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Binh chủng Pháobinh lần thứ XIII)

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh về phẩm chất và năng lực con người, về huấn luyện, đàotạo cán bộ, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng; đường lối, quanđiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổquốc và công tác đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cán bộ cáchmạng và xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam

Cơ sở thực tiễn

Đề tài dựa trên thực tiễn kinh nghiệm huấn luyện, chiến đấutrong lịch sử truyền thống pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam vàtrên thế giới; kết quả, kinh nghiệm thực hiện chỉ thị, nghị quyết củaQuân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Binh chủng Pháo binh vềcông tác giáo dục, đào tạo; xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác huấnluyện, sẵn sàng chiến đấu

Các số liệu thống kê, báo cáo, tổng kết hàng năm của các đơn vịtrong Binh chủng Pháo binh; kết quả tổng kết tập huấn, bồi dưỡng cánbộ và các kết quả kiểm tra huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của Binhchủng Pháo binh từ năm 2016 đến nay; kết quả khảo sát thực tiễn, điềutra xã hội học tại các đơn vị hiện nay, kết hợp với kế thừa, tham khảomột số kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan

Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứngvà duy vật lịch sử; đồng thời sử dụng tổng hợp các phương phápnghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành phù hợp vớitừng nội dung cụ thể của luận án như: lịch sử và lôgic, phân tích và

Trang 4

tổng hợp, hệ thống và cấu trúc, trừu tượng hóa và khái quát hoá,thống kê, so sánh, điều tra xã hội học, phỏng vấn

5 Những đóng góp mới của luận án

Xây dựng quan niệm, phân tích cấu trúc năng lực huấn luyện củasĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh và khái quát banhân tố cơ bản quy định năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấpphân đội ở Binh chủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam

Làm rõ ba vấn đề đặt ra từ thực trạng năng lực huấn luyện củasĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội và đề xuất ba giải pháp cơbản nâng cao năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ởBinh chủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ thêm quanniệm về năng lực nói chung, năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huypháo binh cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh Quân đội nhân dânViệt Nam nói riêng

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa họccho Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Pháo binh và các cơ quan, đơn vị pháo binh trongtoàn quân tham khảo, vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động đào tạo,bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huypháo binh cấp phân đội hiện nay

Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,giảng dạy, học tập các nội dung liên quan cho các đối tượng

7 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mụccông trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luậnán, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đếnluận án

1.1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đếnnăng lực, năng lực huấn luyện

Năng lực nói chung và năng lực huấn luyện nói riêng đã đượcnhiều nhà khoa học trong và ngoài quân đội tiếp cận, nghiên cứu,

Trang 5

luận giải theo nhiều góc độ, chiều cạnh khác nhau, trong đó tiêu biểucó: Bùi Minh Đức (2013), “Năng lực và vấn đề phân loại năng lựctrong các nghiên cứu hiện nay”; Hoàng Hòa Bình (2015), “Năng lực

và đánh giá theo năng lực”; Cao Văn Trọng (2017), Nâng cao nănglực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhàtrường quân đội hiện nay; Hồ Hồng Linh, Nguyễn Thị Hảo (2018),

“Ba hướng tiếp cận trong định nghĩa năng lực”; Phạm Bá Tuấn

(2018), Giải pháp bồi dưỡng năng lực huấn luyện của đội ngũ giảngviên các khoa quân sự ở Học viện Chính trị hiện nay; Đoàn KhắcMạnh (2018), Nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũchính trị viên ở các trung đoàn Bộ binh trong Quân đội nhân dânViệt Nam hiện nay; Lê Thanh Phong (2021), Nâng cao năng lựcgiảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay; Đặng Văn Khương(2021), Năng lực công tác dân vận của chính trị viên theo tư tưởngHồ Chí Minh; Nguyễn Hữu Tuấn (2022), Năng lực sư phạm củagiảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quanquân đội hiện nay; Vũ Quang Hà, Trần Đình Hồng (2023), “Thực

trạng năng lực huấn luyện của học viên các Trường Sĩ quan Quân đội

hiện nay”; Trần Hậu Tân (2023), Nâng cao năng lực giảng dạy củagiảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các nhà trường quân độihiện nay Với nhiều cách tiếp cận đa dạng cả về nội dung và phương

pháp, các công trình đã làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến quan niệm,cấu trúc, nhân tố quy định và giải pháp nâng cao, phát triển năng lựcvà năng lực huấn luyện

1.1.2 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến sĩquan cấp phân đội và năng lực của sĩ quan cấp phân đội trongQuân đội nhân dân Việt Nam

Tiêu biểu có các công trình: Đào Văn Tiến (2000), Nâng caonăng lực tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội Quân độinhân dân Việt Nam hiện nay; Nguyễn Bá Dương (2000), Đặc điểmquá trình phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan phân độiQuân đội nhân dân Việt Nam trong nhận thức nhiệm vụ bảo vệ Tổquốc hiện nay; Nguyễn Thanh Hùng (2010), Bồi dưỡng năng lựccông tác đảng, công tác chính trị cho sĩ quan chỉ huy cấp phân đội;Đỗ Văn Lừng (2015), Phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huycấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay; Nguyễn AnhTú (2015), Tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến phát

Trang 6

triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhândân Việt Nam hiện nay; Trương Văn Bảy (2017), Phát triển năng lựcgiáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội Quân đội nhândân Việt Nam hiện nay; Lê Quý Trịnh (2017), Phát triển năng lực trí tuệcủa sĩ quan trẻ trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Hà Sỹ Chiến (2020),Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưuthông tin cấp phân đội theo định hướng phát triển năng lực; Tổngcục Chính trị (2022), Nâng cao chất lượng thực tập cuối khóa củahọc viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện, nhà trườngquân đội hiện nay Các công trình đã tiếp cận, luận giải nhiều vấn đề

liên quan đến đặc điểm, cấu trúc, biểu hiện năng lực và những nhân tốtác động đến năng lực của đội ngũ của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội Mộtsố công trình đã đề xuất các giải pháp sát, đúng góp phần nâng cao nănglực của đội ngũ của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội, đáp ứng yêu cầunhiệm vụ trong tình hình mới

1.1.3 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến bộđội pháo binh và năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháobinh cấp phân đội

Tiêu biểu có các công trình: Nguyễn Văn Thanh (2017), Pháttriển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân độitrong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay; Trương Hồng Sơn

(2019), “Một số biện pháp bảo toàn lực lượng pháo binh trong chiến

tranh địch sử dụng vũ khí công nghệ cao”; Trần Văn Nghĩa (2019),

“Một số biện pháp nâng cao khả năng chiến đấu pháo binh trongchiến tranh địch sử dụng vũ khí công nghệ cao”; Nguyễn Anh Giang(2019), “Một số biện pháp nâng cao chất lượng huấn luyện khai thácvũ khí, trang bị, khí tài ở phân đội 97, Binh chủng Pháo binh”; ĐỗTất Chuẩn (2019), “Phát huy kết quả hội thi cán bộ đại đội huấnluyện giỏi và cán bộ trung đội, đại đội, tiểu đoàn huấn luyện điềulệnh giỏi năm 2019, nâng cao chất lượng cán bộ đơn vị cơ sở lựclượng Pháo binh - Tên lửa dự bị”; Lê Ngọc Thứ (2019), “Lữ đoànPháo binh 16 đột phá nâng cao chất lượng huấn luyện chiến đấu”;Nguyễn Văn Anh (2021), “Xu hướng sử dụng Pháo binh trong tácchiến hiện đại”; Bùi Bắc Bình (2022), “Thấm nhuần lời dạy của BácHồ, Trường Sĩ quan Pháo binh tập trung nâng cao chất lượng giáo

dục, đào tạo”; Nguyễn Văn Hải (2022), Phát triển năng lực làm chủvũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ởBinh chủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay; Kiều

Trang 7

Hữu Kiên (2023), “Trường Sĩ quan Pháo binh đổi mới căn bản, toàndiện công tác giáo dục, đào tạo” Nguyễn Đức Hiền (2024), “Nângcao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ở Lữ đoàn 675, Binhchủng Pháo binh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”.Các công trình đã tiếp cận, luận giải nhiều vấn đề liên quan đến hoạtđộng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu pháo binh, cấu trúc, biểu hiệnnăng lực và những ưu điểm, hạn chế trong năng lực của sĩ quan chỉhuy pháo binh cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh Một số côngtrình đã làm rõ những yếu tố tác động và yêu cầu đối với năng lựccủa sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội; đề xuất một số giải phápnâng cao các dạng năng lực khác nhau của đối tượng này góp phầnnâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong Binhchủng Pháo binh hiện nay.

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan vànhững vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổngquan đối với đề tài luận án

* Về lý luận: Tuy có ít công trình đề cập trực tiếp đến năng lực

huấn luyện nhưng các công trình khoa học đều luận giải hết sức sâu sắcnhiều vấn đề lý luận và thực tiễn để chỉ ra những đặc trưng, bản chất củanăng lực nói chung và các loại năng lực cụ thể chuyên biệt có tính chấtgần giống năng lực huấn luyện như: năng lực sư phạm, năng lực giảngdạy, năng lực giáo dục nhân cách Dù tiếp cận với nhiều mục đích vàđối tượng nghiên cứu khác nhau theo từng lĩnh vực hoạt động cụ thể,nhưng đa số các tác giả cho rằng, năng lực liên quan đến lĩnh vực huấnluyện là một loại năng lực chuyên biệt được cấu thành từ các nhân tố cơbản như: tri thức, kỹ xảo, kỹ năng chuyên môn, thái độ của chủ thể đápứng yêu cầu của hoạt động và bảo đảm cho hoạt động đó đạt hiệu quảcao Bên cạnh đó, một số công trình tiếp cận từ chuyên ngành triếthọc đã làm rõ sự quy định của cả nhân tố chủ quan và khách quan đốivới quá trình hình thành, phát triển năng lực nói chung và các dạngnăng lực mang tính chất chuyên biệt như năng lực huấn luyện nóiriêng Do đó, nghiên cứu những công trình khoa học đã tổng quan cóý nghĩa rất quan trọng đối với luận án Đây là cơ sở giúp tác giả luậnán hiểu rõ hơn về ưu điểm, nhược điểm của mỗi quan niệm và cách tiếpcận khách thể, để kế thừa có chọn lọc và tiếp tục đi sâu nghiên cứunhững vấn đề lý luận về năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy

Trang 8

pháo binh cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh Quân đội nhân dânViệt Nam hiện nay.

* Về thực trạng: Các công trình đã tiếp cận nhiều khía cạnh

liên quan đến thực trạng năng lực của sĩ quan quân đội và nănglực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủngpháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Trong đó, nhiềucông trình đã nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề đặt ra từ thựctrạng năng lực của sĩ quan quân đội hiện nay, như: vấn đề đặt rađối với công tác đào tạo ở các nhà trường, bồi dưỡng, rèn luyện ởcác đơn vị; đối với xây dựng môi trường và trong phát huy nhân tốchủ quan của đội ngũ sĩ quan, trước những tác động của điều kiệnkinh tế - xã hội, của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc khi địch sử dụngvũ khí công nghệ cao Kết quả khảo sát và những nhận định,đánh giá của các công trình trên là nguồn tài liệu quan trọng, có độtin cậy cao để tác giả tham khảo và tiến hành đánh giá thực trạng,xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với năng lựchuấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội ở Binh chủngPháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

* Về giải pháp: Các công trình đã đề xuất nhiều giải pháp liên

quan đến phát triển, bồi dưỡng, nâng cao năng lực của sĩ quan quânđội nói chung, năng lực của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội nói riêng.Hệ thống giải pháp của các công trình khoa học đã tổng quan cơ bảnmang tính đồng bộ, có tính khả thi Đây là cơ sở rất quan trọng giúpnghiên cứu sinh tiếp cận để đề xuất các giải pháp nhằm nâng caonăng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủngPháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

* Về lý luận: Luận án tập trung nghiên cứu, làm rõ các nội

dung có liên quan để xây dựng quan niệm về năng lực, năng lực huấnluyện và năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ởBinh chủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam từ góc độ triếthọc; làm rõ cấu trúc và mối quan hệ giữa các thành tố Đồng thời,luận án đi sâu phân tích các nhân tố cơ bản quy định năng lực huấnluyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh Quânđội nhân dân Việt Nam Trong từng nhân tố làm rõ vị trí, vai trò, tínhquy định và biểu hiện của chúng

* Về thực trạng: Luận án tập trung khảo sát, phân tích,

đánh giá thực trạng năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo

Trang 9

binh cấp phân đội, chỉ rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan từthực trạng năng lực huấn luyện của họ Trên cơ sở đó, khái quátnhững vấn đề đặt ra nảy sinh từ thực trạng và những mâu thuẫn từthực tiễn quá trình huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấpphân đội ở Binh chủng Pháo binh hiện nay.

* Về giải pháp: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn năng lực huấn

luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội, luận án đề xuất cácnhóm giải pháp nâng cao năng lực huấn luyện của họ Luận án căn cứtheo từng nhóm vấn đề lý luận và cấu trúc khái niệm đã luận giải đểđưa ra giải pháp cơ bản nâng cao năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉhuy pháo binh cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh Quân đội nhândân Việt Nam hiện nay Trong mỗi giải pháp, luận án tập trung làmrõ vị trí, vai trò, cơ sở xác định, nội dung và yêu cầu thực hiện từngbiện pháp gắn với các đối tượng cụ thể

Kết luận chương 1

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luậnán cho thấy, vấn đề năng lực nói chung và năng lực huấn luyệncủa sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội nói riêng được các nhàkhoa học quan tâm nghiên cứu với nhiều góc độ tiếp cận và cáchluận giải khác nhau Đây là là vấn đề có tính thời sự, cấp thiếtđược đặt ra từ chính thực tiễn hoạt động huấn luyện, sẵn sàngchiến đấu của các đơn vị trong Binh chủng Pháo binh Quân độinhân dân Việt Nam hiện nay

Các công trình khoa học với nhiều cách tiếp cận và phạm vi,nội dung, phương pháp nghiên cứu khác nhau nhưng đã luận giải,làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến luậnán; đề xuất các giải pháp tương ứng nhằm hoàn thiện các dạngnăng lực của những đối tượng có liên quan đến nội dung luận ánnghiên cứu Tuy nhiên, quá trình tổng quan cũng cho thấy, cònnhiều vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài luận án chưađược luận giải thấu đáo, sâu sắc Do đó, đề tài luận án xác địnhnhiệm vụ cần tập trung giải quyết, đó là: làm rõ lý luận năng lựchuấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủng Pháobinh từ góc độ triết học; phân tích, đánh giá thực trạng xác địnhnguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng để đề xuất mộtsố giải pháp cơ bản cao năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huypháo binh cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh Quân đội nhândân Việt Nam hiện nay

Trang 10

Chương 2MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC HUẤN LUYỆN

CỦA SĨ QUAN CHỈ HUY CẤP PHÂN ĐỘI Ở BINH CHỦNGPHÁO BINH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM2.1 Quan niệm về năng lực và năng lực huấn luyện của sĩquan chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh Quân độinhân dân Việt Nam

2.1.1 Quan niệm năng lực và năng lực huấn luyện * Quan niệm về năng lực

Năng lực của con người là vấn đề đã được bàn đến ở rất nhiềugóc độ tiếp cận khác nhau trong lịch sử cũng như hiện nay Tuynhiên, để tiếp cận, nghiên cứu năng lực một cách khoa học, cần dựatrên cơ sở phương pháp luận của triết học mácxít và kế thừa nhữngthành tựu nghiên cứu của các khoa học khác

Trên cơ sở khái quát, kế thừa các quan điểm có liên quan đếnnăng lực trong lịch sử và hiện nay Luận án quan niệm:

Năng lực là sự thống nhất biện chứng giữa các yếutố thể chất và tinh thần tạo thành khả năng của chủ thể,được họ vận dụng vào hoạt động nhận thức và hoạt độngthực tiễn, trong những điều kiện cụ thể.

Với cách quan niệm này thì năng lực của con người khôngphải là một khái niệm tĩnh, chung chung, trừu tượng, bất biến mànăng lực luôn gắn với một chủ thể xác định; có thể được cải thiện vàphát triển thông qua việc học tập, rèn luyện, tích lũy, trải nghiệm,nhưng cũng có thể suy giảm và dần mất đi nếu không thường xuyênđược vận dụng hoặc bồi dưỡng, củng cố cho phù hợp với thực tiễn

Cách hiểu, năng lực là “sự thống nhất biện chứng của cácyếu tố” là nói đến những khả năng đang tồn tại và nó tồn tại ngaytrong hiện thực của chủ thể, bao gồm hệ thống các yếu tố cả vậtchất và yếu tố tinh thần, cả sức mạnh đã có và sức mạnh ở dạngtiềm năng Mỗi yếu tố đều có vị trí, vai trò nhất định trong việctạo nên khả năng và điều kiện nội tại căn bản để chủ thể vận dụngvào hoạt động đạt chất lượng, hiệu quả Tuy nhiên, tùy vào từnghoạt động cụ thể mà yếu tố vật chất hay tinh thần trong năng lựccủa chủ thể được bộc lộ rõ nét hơn, đòi hỏi cao hơn, nhưng có thểnói cái cốt lõi của năng lực làm cơ sở giúp chủ thể hoạt động có

Trang 11

hiệu quả đó là tư chất, tri thức, kỹ năng và thái độ của mỗi ngườitrong lĩnh vực hoạt động ấy.

* Quan niệm về huấn luyện

Huấn luyện có thể được thực hiện thông qua nhiều hoạt độngkhác nhau như các hoạt động thực hành, đào tạo, giảng dạy, hướngdẫn, phản hồi, đánh giá và tư vấn Mục đích của huấn luyện là nângcao phẩm chất, năng lực, hiệu suất của người được huấn luyện, đồngthời tăng khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc, nhiệm vụ trongnhững hoàn cảnh cụ thể

Như vậy, có thể hiểu huấn luyện là một hình thức của quátrình dạy học, đặc trưng bởi sự gắn kết chặt chẽ giữa truyền đạt vàrèn luyện, hướng dẫn, luyện tập giúp người học có kiến thức, kỹnăng, thái độ và hành vi mới hoặc cải thiện, thuần thục các kỹ năng,tố chất đã có.

Trong lĩnh vực quân sự, nhất là ở các đơn vị làm nhiệm vụ huấnluyện sẵn sàng chiến đấu, khái niệm huấn luyện thường được sử dụng khinói tới dạy học các môn có tính chất thực hành và huấn luyện chủ yếu làhuấn luyện chiến đấu

* Quan niệm về năng lực huấn luyện

Năng lực huấn luyện mang đầy đủ tính chất, đặc điểm củanăng lực nói chung, tuy nhiên do mục đích, tính chất, đặc điểm củahoạt động huấn luyện nên năng lực huấn luyện là một dạng năng lựcđặc thù - năng lực nghề nghiệp

Năng lực huấn luyện là sự thống nhất biện chứng giữa các yếutố tư chất, tri thức, kỹ năng, thái độ, phương pháp huấn luyện tạothành khả năng của chủ thể, được chủ thể vận dụng vào quá trình tổchức huấn luyện trong những điều kiện cụ thể.

Năng lực huấn luyện là một loại năng lực chuyên biệt, đặc thùcủa năng lực nói chung, được hình thành trong quá trình giáo dục -đào tạo và được củng cố, phát triển thông qua trải nghiệm trong thựctiễn và học tập lẫn nhau Năng lực huấn luyện không chỉ đơn thuần làviệc người dạy có tư chất, tri thức, kỹ năng, thái độ, phương pháphuấn luyện tốt mà còn phải được biểu hiện thông qua việc vậndụng các yếu tố đó vào quá trình huấn luyện và vận dụng trong xửtrí các tình huống xảy ra khi huấn luyện như: xây dựng kế hoạch,lựa chọn nội dung, sử dụng phương pháp huấn luyện phù hợp vớiđiều kiện thực tiễn và đối tượng người học nhằm truyền đạt kiếnthức, rèn luyện kỹ năng, phương pháp cho người học hiệu quả;

Trang 12

vận dụng vào tiếp nhận và xử lý các thông tin phản hồi từ ngườihọc; vào đánh giá chất lượng quá trình huấn luyện, cũng như biếtcách tư vấn, động viên khích lệ để giúp người học nâng cao nănglực của mình, cải thiện hiệu quả hoạt động, đáp ứng được các yêu cầucủa môi trường công tác

2.1.2 Quan niệm về năng lực huấn luyện củasĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủng Pháobinh Quân đội nhân dân Việt Nam

* Sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội Sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội là những sĩ quanchỉ huy, tham mưu được đào tạo chuyên ngành pháo binh, đảmnhiệm về công tác tác chiến, huấn luyện chiến đấu và sẵn sàngchiến đấu, xây dựng lực lượng về quân sự ở các đơn vị pháo binhtừ cấp trung đội đến cấp tiểu đoàn và tương đương, với các chức

danh như: trung đội trưởng, phó đại đội trưởng, đại đội trưởng,phó tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng, các trợ lý (trinh sát, thammưu) tiểu đoàn Họ thường có tuổi đời từ 22 đến 45; có thâm niêncông tác từ 5 đến 25 năm; quân hàm từ thiếu úy đến trung tá

* Khái quát đặc điểm hoạt động huấn luyện của sĩ quan chỉhuy cấp phân đội ở các đơn vị trong Binh chủng Pháo binh

Thứ nhất, hoạt động huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh

cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh chịu sự quy định của yêu cầu,nhiệm vụ pháo binh trong chiến đấu

Thứ hai, đối tượng, nội dung, yêu cầu, thời gian, phương pháp

huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội

Thứ ba, sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội trực tiếp quản

lý, chỉ huy và huấn luyện các nội dung quân sự chung cho đơn vịtheo phân cấp nhưng huấn luyện nội dung chuyên ngành theo vị tríđảm nhiệm khi chiến đấu

Thứ tư, vật chất phục vụ cho hoạt động huấn luyện, sẵn sàng

chiến đấu và chiến đấu của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân độichủ yếu là các loại khí tài, tên lửa, pháo cỡ lớn

* Năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ởBinh chủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam

Từ những cách tiếp cận về năng lực nói chung, năng lực huấnluyện nói riêng, đặc điểm của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân độivà hoạt động huấn luyện của họ, có thể khái quát:

Ngày đăng: 23/08/2024, 06:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w