1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài thảo luận phân tích và quản lý danh mục đầu tư đề tài tìm hiểu thực trạng phát triển các quỹ đầu tư chứng khoán của việt nam

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu thực trạng phát triển các quỹ đầu tư chứng khoán của Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Phân tích và quản lý danh mục đầu tư
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Theo định nghĩa Luật Chứng Khoán Việt Nam thì QĐT chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của NĐT với mục đích kiếm lợi nhuận từ việcđầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA SAU ĐẠI HỌC

-

-BÀI THẢO LUẬNMôn: phân tích và quản lý danh

mục đầu tư

Đề tài: Tìm hiểu thực trạng phát triển các

quỹ đầu tư chứng khoán của Việt NamGiáo viên hướng

Nhóm thực hiện:

Trang 2

HÀ NỘI – 2022

Trang 3

1.1 Khái niệm về quỹ đầu tư chứng khoán 2

1.2 Vai trò của quỹ đầu tư chứng khoán 2

1.2.1 Huy động vốn cho phát triển kinh tế 2

1.2.2 Bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư: 2

1.2.3 Hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp: 3

1.3 Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán 4

1.3.1 Mục tiêu và chính sách đầu tư 4

Trang 4

2.3 Đánh giá sơ lược tình hình hoạt động của các Công ty Quản lý Quỹ và QĐT Chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam

10

2.4 Phân tích hoạt động của một số Công ty Quản lý Quỹ vàQĐT Chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam 13

2.4.1 Công ty Quản lý Quỹ Vina Capital 13

2.4.2 Công ty Quản lý Quỹ Mekong Capital 14

2.4.3 Quỹ Indochina Capital 15

2.5 Nhận định về các thành tựu và hạn chế của sự phát triển quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam 15

2.5.1 Thành tựu 15

2.5.2 Hạn chế 16

PHẦN 3: KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 19

3.1 Tăng cường phát triển các quỹ đại chúng: 19

3.2 Mở rộng hoạt động huy động vốn và đầu tư quốc tế đối với các quỹ nội địa 19

KẾT LUẬN 21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 5

TTCK, phát triển kênh huy động vốn trung và dài hạn cho thị trường tài chính Song

song với sự phát triển của thị trường, hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán ngày càng phát triển trên cở sở pháp lý ngày càng được cải thiện, bổ sung và hoàn chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạtđộng luôn tuân thủ theo quy định hiện hành với những chuẩn mực đạt tầm quốc tế Kết quả bước đầu là các quỹ đầu tư chứng khoán dần dần được xem như là một thước đo chuẩn cho các hoạt động đầu tư và góp phần tạo sự ổn định cho thị trường, mà ở đó quỹ đóngvai trò là một định chế tài chính tập hợp các NĐT nhỏ lẻ đầu tư một cách tốt nhất và chuyên nghiệp nhất vào TTCK Tuy nhiên, nếu so với quy mô phát triển của thị trường hiện nay thì sự đóng góp này vẫn còn khá khiêm tốn, hạn chế

Do vai trò quan trọng của quỹ đầu tư chứng khoán mà việc đánh giá lại quá trình hình thành, hoàn thiện và phát triển các quỹ đầu tư chứng khoán có ý nghĩa quan trọng giúp TTCK đi vào quỹ đạo đầu tư chuyên nghiệp và bắt nhịp đi chung của TTCK toàn cầu.Với ý nghĩa đó, nhóm đã chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng phát triển các quỹ đầu tư chứng khoán của Việt Nam” làm bài thảo luận

Trang 6

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG

KHOÁN

1.1 Khái niệm về quỹ đầu tư chứng khoán

Theo định nghĩa của Cadogan Financials thì QĐT là một định chế tài chính phi ngân hàng, trung gian giữa người có vốn (thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn thông tin khác nhau) và người cần vốn (sử dụng các khoản tiền đó để đầu tư vào các tài sản khác nhau thông qua công cụ cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ) Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi CTQLQ, ngân hàng giám sát và các cơ quan thẩm quyền khác

Theo định nghĩa của Luật Công Ty Đầu Tư 1940 của Mỹ thì QĐT là các tổ chức tài chính được quản lý chặt chẽ và phải tuân theo các điều luật và quy chế của Liên bang và các tiểu bang

Theo định nghĩa Luật Chứng Khoán Việt Nam thì QĐT chứng khoán là quỹ

hình thành từ vốn góp của NĐT với mục đích kiếm lợi nhuận từ việcđầu tư vào chứng

khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó NĐT không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ Khi tham gia vào quỹ, các NĐT sẽ nhậnđược CCQ là loại chứng khoán do CTQLQ đại diện phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT đối với tài sản hoặc vốn của quỹ theo tỷ lệ tương ứng với số đơn vị quỹ của NĐT đó trong vốn điều lệ quỹ

1.2 Vai trò của quỹ đầu tư chứng khoán

Là một trong các định chế trung gian tài chính phi ngân hàng, QĐTCK có nhiều điểm nổi bật so với các trung gian tài chính khác với vai trò:

1.2.1 Huy động vốn cho phát triển kinh tế

Như đề cập ở trên, để phát triển bền vững rất cần những nguồn vốn trung và dài hạn, QĐTCK tạo ra hàng loạt các kênh huy động vốn phù hợp với nhu cầu của cả người đầu tư lẫn người nhận đầu tư Các nguồn vốn nhàn rỗi riêng lẻ trong công chúng do vậy sẽ được tập trung lại thành một nguồn vốn khổng lồ, thông qua QĐTCK sẽ được đầu tư vào các dự án dài hạn, đảm bảo được

Trang 7

nguồn vốn phát triển vững chắc cho cả khu vực tư nhân lẫn khu vực nhà nước Không những thế, các QĐTCK còn khuyến khích được dòng chảy vốn nước ngoài Đối với luồng vốn gián tiếp, việc đầu tư vào Quỹ sẽ loại bỏ các hạn chế của họ về giao dịch mua bán chứng khoán trực tiếp, về kiến thức và thông tin về chứng khoán cũng như giảm thiểu các chi phí đầu tư Đối với luồng vốn đầu tư trực tiếp, QĐTCK góp phần thúc đẩy các dự án bằng cách tham gia góp vốn vào các liên doanh hay mua lại một phần vốn của bên đối tác, tạo thuận lợi cho NĐTNN trong việc thu hồi vốn cũng như tăng được sức mạnh trong nước ở các liên doanh.

1.2.2 Bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư:

Đa dạng hoá danh mục đầu tư – phân tán rủi ro:

Việc phân tán rủi ro đối với một khoản tiền khiêm tốn sẽ vấp phải vấn đề trị giá của các chứng khoán trong danh mục đầu tư, nhất là các chứng khoán được niêm yết trên sở giao dịch thường được giao dịch theo lô chẵn Các khoản vốn nhỏ ấy tuy vậy lại có thể phân tán rủi ro một cách dễ dàng khi chúng được tập trung lại trong một QĐTCK Khi đó tất cả các NĐT dù lớn hay nhỏ đều được tham gia chung vào mọi dự án đầu tư của quỹ, cùng chia sẻrủi ro và lợi nhuận

Tăng tính chuyên nghiệp trong quản lý và đầu tư:

QĐTCK gồm các nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp, có trình độ và kiến thức chuyên sâu, nguồn thông tin đa dạng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với các NĐT riêng lẻ

Giảm thiểu chi phí do lợi ích về quy mô:

Các chi phí về thông tin, chi phí hành chính, trở ngại lớn đối với các NĐT riêng lẻ sẽ giảm thiểu khi được xử lý tập trung Quỹ với tư cách là NĐT lớn luôn nhận được các ưu đãi về chi phí giao dịch cũng như dễ tiếp cận với các dự án hơn

Tăng tính thanh khoản cho tài sản đầu tư:

Việc chuyển đổi tài sản thành tiền mặt với chi phí thấp nhất trong thời gian ngắn nhất luôn là tiêu chí hàng đầu đối với mỗi NĐT Chứng chỉ QĐT chính là một loại chứng khoán, do vậy, người đầu tư hoàn toàn có thể mua bán nó trên TTCK hoặc bán lại cho bản thân quỹ (nếu là QĐT dạng mở)

Trang 8

Thuận tiện cho người đầu tư:

Người đầu tư có thể mua hoặc bán chứng chỉ QĐT trực tiếp hoặc thông qua môi giới, trung gian Việc mua bán có thể thông qua thư tín, điện thoại hay hệ thống mạng máy tính Các NĐT có thể thoả thuận với quỹ để tái đầu tư tự động (automatic

reinvestment) hoặc phân chia lợi nhuận theo từng thời kỳ NĐT cònđược quỹ cung cấp các dịch vụ như thông tin và tư vấn

1.2.3 Hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp:

Nhận được nguồn vốn với chi phí huy động thấp: Việc tiếp cận các nguồn vốn tiết kiệm nhỏ từ các cá nhân qua hệ thống ngân hàng luôn phải đối phó với những thủ tục rườm rà (đảm bảo khoản vay với các chứng từ tài chính và tài sản …) Thông qua QĐTCK, việc huy động vốn chỉ đơn thuần là phát hành chứng khoán với chi phí giảm đáng kể Nhận được các thông tin tư vấn quản lý, marketing và tài chính: QĐTCK cung cấp các thông tin tài chính, tư vấn kế hoạch tài chính, marketing và các mối quan hệ vớicác tổ chức tài chính, doanh nghiệp khác Lợi ích này của QĐTCK được đặc biệt đánh giá cao với các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhất là trong các nền kinh tế chuyển đổi Tiếp cận nguồn tài chính dài hạn: Lợi ích này thu được do sự kết hợp các công cụ huy động vốn của Quỹ Đó là các loại chứng khoán do Quỹ phát hành, cùng với hoạt động của thị trường chứng khoán cho phép trao đổi, mua bán các loại chứng khoán đó Sự kết hợp này khuyến khích các NĐT, đặc biệt là các NĐT có khả năng đầu tưdài hạn, cung cấp nguồn tài chính vô cùng cần thiết cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệ

1.3 Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán

1.3.1 Mục tiêu và chính sách đầu tư

* Mục tiêu đầu tưThông thường, mục tiêu đầu tư phải đảm bảo được tỷ lệ sinh lời kì vọng và rủi ro chấp nhận được đối với sản phẩm đầu tư Đối với từng loại quỹ mà có những mục tiêu đầu tư khác nhau Với quỹ tăng trưởng thì mục tiêu của nó là khả năng sinh lời mong đợi sẽ tăng cao hơn tỉ lệ trung bình Các nhà quản lý danh mục đầu tư tấtnhiên là quan tâm đến sự tăng trưởng của NAV hơn là của cổ tức

Trang 9

Quỹ cân bằng sẽ duy trì tỉ lệ cân đối giữa trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu trong danh mục đầu tư của quỹ Quỹ sẽ dung hòa được tính mạo hiểm của cổ phiếu và tính an toàn của trái phiếu Đây cũng là quỹ cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận mang lại Vì mụctiêu cao nhất của loại quỹ này là sự ổn định Quỹ trái phiếu chủ yếu chỉ đầu tư vào trái phiếu để thu được lợi nhuận ổn định hơn qua các năm Quỹ thị trường tiền tệ sẽ đảm bảo được tính thanh khoản cho tài sản, cho danh mục đầu tư của mình thông qua việc đầu tư vào các loại trái phiếu ngắn hạn, an toàn như các loại chứng chỉ tiền gởi, tín phiếu kho bạc, các loại thương phiếu… Ưu điểm của quỹ này là lãi được tính hằng ngày, tính thanh khoản cao, các nhà đâu tư dễ dàng thay đổi danh mục đầu tư của mình Như vậy, với từng loại quỹ thì sẽ có mục tiêu đầu tư khác nhau và nhà đầu tư tùy thuộc vào mục tiêu của mình mà lựa chọn quỹ đầu tư phù hợp.

* Chính sách đầu tưChính sách đầu tư là các hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu của quỹ Trong chính sách đầu tư, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm lựa chọn một danh mục đầu tư phù hợp, trong những ngành nghề có mức độ rủi ro khác nhau và lợi nhuận kỳ vọng cũngkhác nhau Thông thường có thể chính sách đầu tư của quỹ là họ sẽ lựa chọn một danh mục đầu tư có mức độ sinh lời phù hợp với mức độ rủi ro mà họ chấp nhận được Đây là chính sách ăn theo thịtrường, không gặp nhiều rủi ro Với nhà đầu tư chuyên nghiệp, chính sách đầu tư của họ mang lại hiệu quả hơn do họ có thể nhìn được cơ hội phát triển của thị trường mà người khác không nhìn thấy được, nghĩa là họ sẽ mua được các tài sản, chứng khoán với giá rẻ và khi giá cả các tài sản lên mức mong đợi thì họ sẽ thu được lợi nhuận mong muốn Nhưng để thực hiện việc đầu tư hiệu quả và mang lại kết quả mong muốn, công ty quản lý quỹ đầu tư phải thực hiện việc phân tích chứng khoán và lựa chọn danh mục đầu tư

1.2.2 Huy động vốn và cấu trúc vốn

* Huy động vốn

Trang 10

Các loại quỹ sẽ huy động vốn bằng việc phát hành các chứngchỉ quỹ đầu tư ra công chúng Các nhà đầu tư sẽ nhận được số chứng chỉ quỹ xác nhận quyền sở hữu một số vốn nhất định trong tổng lượng vốn của quỹ Các chứng chỉ quỹ đầu tư có thể được bánqua trung gian hay bán trực tiếp tại quỹ hay công ty quản lý quỹ.Các trung gian thường là các tổ chức bảo lãnh phát hành và các đại lý bán của họ.

Các tổ chức bảo lãnh phát hành chính là người đảm bảo cho đợt phát hành được thành

công thông qua một số cam kết nhất định với quỹ, công ty quản lý quỹ Các đại lý chào bán của họ có thể là các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán hoặc các công ty tài chính Cách thức chào bán này mang tính chuyên nghiệp cao và khả năng thành công là rất lớn Chào bán trực tiếp tại quỹ hoặc công ty quảnlý quỹ Các loại quỹ đóng do công ty quản lý quỹ thành lập thường bán các chứng chỉ quỹ thông qua hình thức này Khả năng thành công của đợt phát hành sẽ phụ thuộc vào uy tín của công ty quản lý quỹ, chính sách tiếp thị sản phẩm, mức độ quan tâm của công chúng Thông thường việc định giá phát hành lần đầu của quỹ do các tổ chức đứng ra

thành lập quỹ xác định Đối với các quỹ mở thì giá phát hành lần đầu do các sáng lập

viên xác định, đối với các quỹ đóng thì giá phát hành lần đầu sẽ docông ty quản lý quỹ xác định giá

* Cơ cấu vốnNguồn vốn của quỹ đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau Ta có thể phân loại nguồn hình thành dựa theo từng tiêu chí Theo tính chất chuyên nghiệp của nhà đầu tư thì có nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức

- Nhà đầu tư cá nhân tham gia vào quỹ sẽ nhận được nhiều ích lợi hơn (như trong phần lợi thế của quỹ đầu tư chứng khoán đã nói), đó là được đa dạng hóa đầu tư, được quản lý chuyên nghiệp Như vậy việc các nhà đầu tư cá nhân với số vốn nhỏ, mong muốn được sinh lời ổn định thì quỹ đầu tư là một lựa chọn đúng đắn

Trang 11

- Nhà đầu tư có tổ chức tham gia vào quỹ khi họ nhìn thấy nócó nhiều ưu điểm hơn là tự đầu tư Một nhà đầu tư tổ chức mà quyết định nắm giữ chứng chỉ quỹ là điều họ rất cân nhắc, khi đó họ tin tưởng vào một chiến lược đầu tư tốt, có hiệu quả cao Còn theo yếu tố nước ngoài thì có nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

- Nhà đầu tư trong nước cũng có thể là cá nhân hay tổ chức Có thể nói nguồn vốn trong nước luôn là nguồn vốn ổn định và vững chắc nhất cho sự phát triển kinh tế

- Nhà đầu tư nước ngoài thường là các tổ chức, có khi đó là một quỹ đầu tư nước ngoài tham gia mua chứng chỉ quỹ Đây là những nhà đầu tư mong muốn được đầu tư vào thị trường trong nước nhưng có ít hiểu biết về thị trường

Trang 12

PHẦN 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG

KHOÁN CỦA VIỆT NAM

2.1 Đánh giá sơ lược tình hình hoạt động của các Quỹ Đầu Tư Chứng khoán trong nước

Thời kỳ sôi động của hoạt động QĐTCK trong nước là từ tháng 7/2006 tới tháng 3/2008, khi có tới 20 QĐT trong nước được thành lập với tổng vốn huy động hơn 13.500 tỷ đồng (trong đó có 4 quỹ đại chúng) Đây cũng là thời kỳ bùng nổ của TTCK Việt Nam với sự tăng trưởng thần kỳ cả về quy mô cũng như số lượng doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và niêm yết

Từ tháng 3/2008 -2011, cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình huy động quỹ trong nước của các CTQLQ gặp rất nhiều khó khăn Chỉ có 3 QĐT được thành lập trong năm 2010 với tổng số vốn huy động 800 tỷ đồng, đưa tổng số quỹ trong nước lên con số 23 Như vậy, trong số 47 CTQLQ thành lập theo Luật Chứng khoán, chỉ có 13 công ty lập được quỹ trong nước và thực hiện nghiệp vụ quản lý quỹ, còn các CTQLQ khác chủ yếu chỉ cung cấp dịch vụ quản lý danh mục đầu tư cho các NĐT trong và ngoài nước.Về tính chất nguồn vốn, 23 QĐT trong nước chủ yếu huy động nguồn vốn nội địa, duy nhất QĐT thành viên của công ty cổ phẩn quản lý quỹ đầu tư FPT có hơn 51% vốn góp từ NĐTNN Thống kê không chính thức cho thấy, số lượng QĐT hoạt động tại Việt Nam khá đông đảo, khoảng hơn 400 quỹ với hơn 50 QĐT chứng khoán, trong khi quỹ thành lập trong nước còn quá nhỏ bé, cả về số lượng và quy mô vốn quản lý Các QĐT vào Việt Nam, tính tới thời điểm này, chủ yếu dưới hình thức công ty đầu tư hoặc QĐT của NĐTNN thành lập tại nước thứ ba là các thiên đường thuế như Cayman Islands, Bermuda, British Virgin Island và sau đó mở tài khoản đầu tư vào Việt Nam với tư cách một NĐTNN đầu tư gián tiếp

Nhận thấy cơ hội từ dòng vốn ngoại dồi dào và sự quan tâm của NĐTNN đối với

tiềm năng phát triển của TTCK Việt Nam, nhiều CTQLQ đã chuyển hướng lấy huy động nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài làm mục tiêu để thành lập quỹ trong nước Tuy nhiên, các nỗ lực huy động vốn nước ngoài cho mục tiêu trên đều chưa đạt được kết quả

Trang 13

Đến giai đoạn 2011-2021, khung pháp lý cho hoạt động củacác công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư được tiếp tục được bổ sung vớicác mô hình quỹ mới (quỹ mở, quỹ hoán đổi danh mục - ETF, quỹbất động sản) đã đánh dấu sự phát triển mạnh của nghiệp vụ quảnlý quỹ Việt Nam Đặc biệt, sự xuất hiện của các quỹ mở, quỹ ETFcó thể coi là một bước ngoặt trong sự phát triển của quản lý quỹđầu tư chứng khoán Quỹ mở cũng chính là sản phẩm nền tảng đểthiết kế các mô hình quỹ liên kết TTCK với các thị trường khác nhưthị trường bảo hiểm, thị trường trái phiếu chính phủ Ở giai đoạnnày, hoạt động huy động thành lập quỹ đầu tư chứng khoán tạiViệt Nam được các công ty quản lý quỹ đẩy mạnh, số lượng quỹtăng gần gấp 3 lần từ 23 quỹ vào năm 2011 lên 62 quỹ vào thờiđiểm tháng 9/2021

2.2 Phân tích hoạt động của một số Quỹ Đầu Tư Chứng khoán trong nước

2.2.1 Công ty Liên Doanh Quản lý QĐT Vietfund Management

CTQLQ VFM được thành lập với tên gọi ban đầu là Công tyLiên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VietFundManagement) theo Giấy phép số 01/GPĐTUBCKNN ngày 15/7/2003của UBCKNN (sau được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần quản lýQuỹ đầu tư Việt Nam theo Giấy phép thành lập và hoạt động số45/UBCK-GP ngày 08/01/2009), là công ty liên doanh đầu tiên tạiViệt Nam chuyên về quản lý QĐT chứng khoán, và quản lý danhmục đầu tư, với tổng vốn điều lệ 100 tỷ đồng do các bên liêndoanh góp vốn là Công ty Dragon Capital Management (49%) vàNgân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)(51%)

Hiện nay, Công ty quản lý quỹ VFM đang quản lý tổng tài sản hơn5.000 tỷ đồng với hơn 15.000 NĐT là pháp nhân, cá nhân trong vàngoài nước thông qua các sản phẩm quỹ:

Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1) (có mã giao dịchniêm yết vào ngày 22/09/2004 trên HOSE là VFMVF1), Quỹ đầu tưtăng trưởng Việt Nam (VF2), Quỹ đầu tư Doanh nghiệp hàng đầuViệt Nam (VF4) (có mã giao dịch niêm yết vào ngày 03/06/2008

Trang 14

trên HOSE là VFMVF4), Quỹ đầu tư năng động (VFA) (có mã giaodịch niêm yết vào ngày 09/07/2010 trên HOSE là VFMVFA) và mộtsố nguồn vốn ủy thác khác.

Quỹ đầu tư chứng khoán VF1:

QĐT Việt Nam VF1 là quỹ công chúng dạng đóng đầu tiêncủa Việt Nam, được huy động nguồn vốn từ cá nhân, pháp nhântrong và ngoài nước với quy mô vốn ban đầu 300 tỷ đồng vàotháng 4/2004 QĐT VF1 được niêm yết tại SGDCKTPHCM từ tháng 11/2004

Chiến lược đầu tư của Quỹ VFMVF1 dạng Quỹ mở là đầu tưnăng động vào các loại chứng khoán vốn của các công ty hoạtđộng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trái phiếu chuyển đổicùng với các loại chứng khoán nợ (bao gồm, nhưng không giới hạn,trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, tráiphiếu chính quyền địa phương, trái phiếu của các tổ chức pháthành hoạt động theo pháp luật Việt Nam…), giấy tờ có giá và cáccông cụ thị trường tiền tệ Theo phân loại trong danh mục này, tráiphiếu chuyển đổi sẽ là một phần trong danh mục chứng khoán nợ.Trong điều kiện bình thường, Quỹ sẽ duy trì mục tiêu phân bổ đầutư bao gồm khoảng 20% giá trị tài sản ròng của quỹ vào chứngkhoán nợ và tiền, và khoảng 80% vào chứng khoán vốn, ưu tiênđầu tư vào cổ phiếu các công ty có vốn hoá lớn và vừa có tiềmnăng tăng trưởng cao Trong một số trường hợp, khi điều kiện vĩmô và tình hình thị trường thay đổi, Quỹ VFMVF1 có thể thay đổi tỷlệ phân bổ tài sản giữa cổ phiếu và trái phiếu ở mức +/-10% giá trịtài sản ròng so với tỷ trọng mục tiêu nhằm nắm bắt tốt nhất cơ hộităng trưởng hoặc giảm thiểu rủi ro cho danh mục đầu tư

Quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam VF4:

Cũng thuộc sự quản lý của VFM như VF1, VF4 là quỹ công chúng dạng đóng thứ tư (sau VF1, MAFPF1 của Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán Manulife Việt Nam, và PRUBF1 của Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán Prudential Việt Nam) niêm trên sàn HOSE huy động nguồn vốn từ cá nhân trong và ngoài nước với quy mô vốn ban đầu 806,46 tỷ đồng vào tháng 1/2008 và được niêm yết trên sàn HOSE vào tháng 6/2008

Trang 15

Chứng chỉ quỹ VF4 thuộc quỹ mở VF4 (tên mới là DC - DCBC),một quỹ đầu tư dạng mở, tập trung vào các doanh nghiệp hàng đầu tại thị trường Việt Nam Điểm chung của các doanh nghiệp này là các doanh nghiệp có giá trị lớn, đã hoặc sẽ niêm yết trên thịtrường chứng khoán Danh mục đầu tư của quỹ VF4 có sự linh hoạt, được phân bổ hợp lý nhằm tối ưu hoá lợi nhuận và giảm thiểutối đa rủi ro cho quỹ.

Quỹ đầu tư năng động VFA:

Quỹ đầu tư Năng Động Việt Nam (VFA) là quỹ mở đầu

tiên và duy nhất đầu tư vào cổ phiếu trên TTCK Việt Nam Quỹ đầutư VFA áp dụng mô hình Quant trong đầu tư, mô hình có nhiều tínhnăng vượt trội năng động, khoa học, hiệu quả đáp ứng nhu cầu củaNhà đầu tư Quỹ đầu tư VFA được chuyển đổi từ quỹ đóng sang quỹmở vào tháng 4/2013

Quỹ đầu tư VFA ra đời với mục tiêu nắm bắt những cơ hộivàng của thị trường trong giai đoạn hậu khủng hoảng Chiến lượccủa Quỹ đầu tư VFA là nắm bắt các xu hướng tăng trưởng của thịtrường chứng khoán Việt Nam dựa trên mô hình đầu tư theo xuhướng (trend-following) thuộc mô hình đầu tư phân tích định lượng(Quant), nhằm mang lại lợi nhuận ròng cho quỹ Bên cạnh đó, Quỹđầu tư VFA luôn giữ vững mục tiêu bảo toàn vốn khi thị trường diễnbiến không thuận lợi Quỹ đầu tư VFA thừa hưởng các ưu điểm củacác sản phẩm quỹ trước đó nổi bật là chiến lược chia cổ tức hiệuquả Trong trường hợp có lợi nhuận, Quỹ VFA sẽ chia ở mức tốithiểu 50% lợi nhuận thực hiện hàng năm (realized gain) cho nhàđầu tư

2.2.2 Công ty Quản lý Quỹ Đầu Tư Prudential Việt Nam (PVFMC)

Thành lập vào tháng 5/2005, CTQLQ Đầu tư Prudential Vietnam (PVFMC) là

CTQLQ quốc tế hàng đầu với số lượng NĐT lớn nhất tại Việt Nam PVFMC áp dụng

nguyên tắc đầu tư theo định hướng giá trị trong dài hạn đối với cácquỹ và danh mục đầu tư cho các NĐT cá nhân và NĐT tổ chức trong và ngoài nước Ngoài việc quản lý tài sản của Công ty Bảo

Ngày đăng: 30/08/2024, 15:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Sơn, (2010), 10 năm hoạt động TTCK Việt Nam và định hướng chiến lược giai đoạn 2010-2020, Tạp chí kinh tế và dự báo Sách, tạp chí
Tiêu đề: 10 năm hoạt động TTCK Việt Nam và định hướng chiến lược giai đoạn 2010-2020
Tác giả: Nguyễn Sơn
Năm: 2010
2. Trần Đắc Sinh, (2015), Các giải pháp để đưa doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán , Đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Khoa học Công nghệ TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp để đưa doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán
Tác giả: Trần Đắc Sinh
Năm: 2015
3. TS. Phan Thị Bích Nguyệt, (2016), Đầu Tư Tài Chính, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu Tư Tài Chính
Tác giả: TS. Phan Thị Bích Nguyệt
Nhà XB: Nhà xuấtbản Thống kê
Năm: 2016
4. TS.Trần Ngọc Thơ, (2013), Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại, Nhà xuất bảnThống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại
Tác giả: TS.Trần Ngọc Thơ
Nhà XB: Nhà xuất bảnThống kê
Năm: 2013
5. TS.Trần Thị Thùy Linh, (2015), Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán – Mô hình phù hợp cho các thị trường chứng khoán mới nổi, Tạp chí phát triển kinh tế số 212 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán – Môhình phù hợp cho các thị trường chứng khoán mới nổi
Tác giả: TS.Trần Thị Thùy Linh
Năm: 2015
6. Hình thành và phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ tạiViệt Nam – Đề tài khoa học cấp bộ của Ủy ban chứng khoán Nhà nước Khác
w