Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu có hệ thống về các chính sách giảm nghèo bền vững của nhà nước, phân tích chi tiết thực trạng thực hiện các chính sách này, và đề xuất giải pháp kịp thờ
Trang 12 BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HOÀNG YẾN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2024 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG
Thừa Thiên Huế, tháng 8 năm 2024
Trang 2BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HOÀNG YẾN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2024 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ 8 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGÔ VĂN TRÂN
Thừa Thiên Huế, tháng 8 năm 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Đề án “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2024 - 2025 và định hướng đến năm 2030” là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi
Nội dung của Đề án là kết quả của quá trình thu thập thông tin, số liệu, nghiên cứu, tổng hợp tài liệu, báo cáo của tỉnh Quảng Trị, các văn bản quy định có liên quan đến nội dung Đề án, đảm bảo tính chính xác và khoa học
Tôi xin cam đoan về tính trung thực của kết quả nghiên cứu và sẽ chịu trách nhiệm nếu có những vi phạm trong quy tắc nghiên cứu khoa học
Thừa Thiên Huế, tháng 8 năm 2024
Học viên Hoàng Yến
Trang 4LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề án “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2024-2025 và định hướng đến năm 2030”, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy chương trình thạc sĩ trong suốt thời gian vừa qua
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS Ngô Văn Trân đã hướng dẫn thực hiện Đề án này một cách nhiệt tình và tận tâm
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu của Đề án
Học viên mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến, nhận xét của quý Thầy, Cô và các nhà khoa học để học viên có được hoàn thiện Đề án của mình trong tương lai
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu Nguyên nghĩa ASXH An sinh xã hội BCĐ Ban chỉ đạo BHYT Bảo hiểm y tế CSXH Chính sách xã hội CT-XH Chính trị - Xã hội GNBV Giảm nghèo bền vững HĐND Hội đồng nhân dân KT-XH Kinh tế - xã hội LĐ-TB&XH Lao động, Thương binh và Xã hội MTQG Mục tiêu quốc gia
MTTQ Mặt trận tổ quốc QĐ Quyết định UBMT Ủy ban mặt trận UBND Ủy ban nhân dân XĐGN Xóa đói giảm nghèo
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu 2.1 Tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 21
Biểu 2.2 Tỉ lệ hộ nghèo theo khu vực và huyện Đakrông 22
Biểu 2.3 Hộ nghèo theo đối tượng 23
Biểu 2.4 Khảo sát cán bộ, công chức về chính sách giảm nghèo bền vững 26
Biểu 2.5: Khảo sát mức độ hiểu biết về chính sáchgiảm nghèo bền vững của người dân 28
Trang 74 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án 5
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề án 5
6 Hiệu quả và ý nghĩa của đề án ứng dụng trong thực tiễn 6
7 Bố cục đề án 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 7
1.1 Tổng quan về chính sách giảm nghèo bền vững 7
1.1.1.Nghèo và chuẩn nghèo 7
1.1.2 Giảm nghèo và giảm nghèo bền vững 7
1.1.3 Chính sách giảm nghèo bền vững 9
1.2 Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững 10
1.2.1 Khái niệm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững 10
1.2.2.Vai trò của việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững 10
1.2.3 Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững 11
1.2.4 Nội dung chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam 11
1.3 Quy trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở cấp tỉnh 14
1.3.1 Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững 14
1.3.2 Phổ biển, tuyên truyền về chính sách giảm nghèo bền vững 15
1.3.3 Phân công phối hợp thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững 15
1.3.4 Duy trì chính sách giảm nghèo bền vững 16
1.3.5 Điều chỉnh chính sách giảm nghèo bền vững 16
1.3.6 Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững 16
1.3.7 Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững 17
Trang 8CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2024-2025 VÀ
ĐỊNH HƯỚNG 2030 18
2.1 Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế, văn hoá – xã hội tác động đến thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 18
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 18
2.1.2 Đặc điểm kinh tế, văn hoá – xã hội 18
2.1.3 Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá – xã hội đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 20
2.2 Thực trạng hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 21
2.2.1 Thực trạng hộ nghèo của tỉnh 21
2.2.2 Thực trạng các chiều thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản 23
2.2.3 Nguyên nhân nghèo và nhu cầu trợ giúp 23
2.3 Tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 24
2.3.1 Thể chế hóa và phổ biến, tuyền truyền về chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 24
2.3.1.2 Phổ biến, tuyền truyền về chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 26
2.3.2 Huy động các nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 28
2.3.3 Phân công, phối hợp trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 30
2.3.4 Theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 31
2.3.5 Đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 33
2.4 Đánh giá chung thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 35
2.4.1 Những kết quả đạt được 35
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 35
Trang 9CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP, LỘ TRÌNH, NGUỒN LỰC NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2030 37
3.1 Định hướng, tiêu thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững 37
3.1.1 Định hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 37
3.1.2 Mục tiêu nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của tỉnh Quảng Trị 39
3.1.3 Cơ sở pháp lý xây dựng đề án giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 40
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 41
3.2.1 Hoàn thiện thể chế và nâng cao nhân thức của người dân về chính sách giảm nghèo bền vững 41
3.2.2 Nâng cao năng lực chủ thể thực hiện chính sách 42
3.2.3 Tăng cường nguồn lực cho thực hiện chính sách 43
3.2.4 Hướng dẫn, hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế 43
3.2.5 Tạo cơ hội cho người nghèo phát triển 44
3.2.6 Nâng cao vai trò tổ chức, quản lý, thực hiện các chương giảm nghèo bền vững của các cấp chính quyền 46
3.3 Phân công thực hiện giải pháp 46
3.4 Lộ trình, nguồn lực, ý nghĩa, đối tượng hưởng lợi và những tồn tại khó khăn khi thực hiện đề án 49
3.4.1 Lộ trình 49
3.4.2 Nguồn lực 49
3.4.3 Ý nghĩa của đề án 50
3.4.4 Đối tượng hưởng lợi của đề án 50
3.5 Kiến nghị nhằm thực hiện tốt chính sách giảm nghèo bền vững 51
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC 59
Trang 10MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Giảm nghèo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tiền đề cho sự phát triển xã hội Chính sách giảm nghèo không chỉ là một trong các chính sách xã hội tập trung vào phát triển con người, đặc biệt là nhóm người nghèo, mà còn là biện pháp giúp họ có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước Điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tăng thu nhập mà còn tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, văn hóa và thông tin, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Ở Việt Nam, việc xóa đói giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội chú trọng và coi đó là nhiệm vụ xuyên suốt để ổn định và phát triển Nhiệm vụ kinh tế xã hội này rất cấp thiết để thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững, đồng thời đảm bảo công bằng xã hội Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong công tác xóa đói giảm nghèo nhờ quá trình đổi mới, và được xem là một trong những quốc gia thành công trong lĩnh vực này Xu hướng giảm nghèo tiếp tục diễn ra khi tỷ lệ hộ gia đình sống dưới ngưỡng nghèo giảm nhanh chóng
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, các văn bản triển khai của tỉnh, đặc biệt là Quyết định số 1707/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2022 của UBND tỉnh Quảng Trị, công tác giảm nghèo ở tỉnh Quảng Trị đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận: Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10,4% (2021) xuống 3,42% (2023), tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, đời sống về vật chất và tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, tốc độ giảm nghèo không đều giữa các khu vực và nhóm dân số khác nhau, giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, hiện nay toàn tỉnh còn 10.431 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ hộ nghèo 5,82%; khu vực thành thị còn 1.144 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ hộ nghèo 2,12%; vùng nông thôn còn 9.287 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ hộ nghèo 7,42% so với hộ dân cư trong vùng, nhưng nguồn lực phục vụ giảm nghèo còn hạn chế, công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình ở một số ngành, địa phương chưa kịp thời, thiếu quan tâm trong chỉ đạo xây dựng
Trang 11chương trình, kế hoạch giảm nghèo Vấn đề này vừa cấp bách vừa là thách thức lớn đối với Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Trị trong việc đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong những năm tới Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu có hệ thống về các chính sách giảm nghèo bền vững của nhà nước, phân tích chi tiết thực trạng thực hiện các chính sách này, và đề xuất giải pháp kịp thời nhằm khắc phục những hạn chế là cần thiết và quan trọng để thúc đẩy hiệu quả của chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Với ý nghĩa đó, học viên đã chọn đề tài “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2024-2025 và định hướng đến năm 2030” làm Đề án tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý công
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài đề án Nghèo đói là một vấn đề xã hội rộng lớn và đa chiều, liên quan đến tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, phân phối của cải vật chất, mở rộng an sinh xã hội và tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận các dịch vụ xã hội Vấn đề này đặc biệt ưu tiên phụ nữ, trẻ em, và các nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, nhằm đảm bảo quyền con người và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo Mục tiêu là thu hẹp khoảng cách và nâng cao trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn, cũng như giữa các nhóm dân tộc và nhóm dân cư Đảng và Nhà nước ta xác định xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước hiện nay Đây là nhiệm vụ phức tạp và khó khăn cả về nhận thức lẫn chỉ đạo thực tiễn Trước hết, cần đảm bảo rằng các cấp, các ngành và mọi người đều có nhận thức đúng đắn về vấn đề xóa đói giảm nghèo trong điều kiện và bối cảnh của Việt Nam
Trong thời gian gần đây, nhiều công trình nghiên cứu công phu đã được thực hiện liên quan đến vấn đề xóa đói giảm nghèo và quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại các địa phương khác nhau, chẳng hạn như:
Bài viết đăng trên các tạp chí
Trang 12Lê Quốc Lý (2020), Chính sách xóa đói giảm nghèo - thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Bài viết thảo luận về tình hình thực thi chính sách giảm nghèo bền vững và đề xuất các giải pháp cụ thể, có tính khả thi cao, nhằm góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về chính sách dân tộc xóa đói giảm nghèo [10]
Lưu Ly (2022) Bài viết "Thành tựu về xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam" Tạp chí Xây dựng Đảng, ngày 31/10/2022 Bài viết đánh giá những thành quả về sinh kế giảm nghèo bền vững của Việt Nam và dựa trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sinh kế thoát nghèo cho các hộ dân trong giai đoạn hiện nay [11]
Vân Huyền (2023) Bài viết “Thành tựu trong công tác xoá đói giảm nghèo” Tạp chí Giáo dục và Thời đại, ngày 30/6/2023 Bài viết nhận định rằng chính sách giảm nghèo đóng vai trò vô cùng quan trọng và xuyên suốt trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta [8]
Quang Minh (2024) Bài viết “Thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam là không thể phủ nhận” Tạp chí Nhân dân, ngày 6/02/2024 Bài viết khẳng định rằng việc xóa đói giảm nghèo một cách toàn diện và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, là một chủ trương và mục tiêu quan trọng hàng đầu, xuyên suốt Công tác này đòi hỏi toàn bộ hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, và mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt quan tâm và tập trung thực hiện, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về giảm nghèo [13]
Các đề tài nghiên cứu Trong luận văn Thạc sĩ Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia, Hồ Thao Bôn Minh (2018) đã tập trung vào đề tài "Chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị", nghiên cứu sâu cơ sở lý luận về thực thi chính sách giảm nghèo bền vững Tác giả đã phân tích thực trạng thực thi chính sách này tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực thi chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực đó [14]
Trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công tại Học viện Hành chính Quốc gia, Hồ Xuân Zét (2021) với đề tài "Quản lý nhà nước đối với hoạt
Trang 13động giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế" đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quy trình thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững Dựa trên những nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quản lý nhà nước về giảm nghèo ở huyện A Lưới trong thời gian tới [30]
Trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công tại Học viện Khoa học xã hội, Trần Thanh Cúc (2020) đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam, tập trung vào huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam Luận văn này đã đánh giá thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Bắc Trà My và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện chính sách này một cách hiệu quả trong vùng đó [5]
Trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công tại Học viện Hành chính Quốc gia, Lê Thị Thu Hằng (2021) đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam, tập trung vào tỉnh Bình Định Luận văn này đã phân tích thực trạng của việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại địa bàn tỉnh Bình Định, và từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách này trong những năm tới [9]
Nhìn chung, các công trình này tập trung vào các góc độ khác nhau về thực trạng của nghèo, nguyên nhân gây ra nghèo, và các kinh nghiệm được tổng kết từ hoạt động giảm nghèo tại các địa phương trên toàn quốc Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm nghèo ở nước ta Nhiều giải pháp có tính khả thi, có giá trị cao trong thực tiễn
Đến nay, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác giảm nghèo cấp huyện, song về công tác giảm nghèo cấp tỉnh, ít có một công trình nào tập trung nghiên cứu một cách cụ thể và sâu sắc thực tế của hoạt động thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững Điều này yêu cầu một cách nhìn cụ thể, bao quát hơn, phải chính xác với thực trạng để đề xuất giải pháp nâng cao thực hiện chính sách về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Quảng Trị
Trang 143 Mục đích và nhiệm vụ của đề án 3.1 Mục đích
Dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn và nghiên cứu đánh giá về thực trạng của các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm đóng góp vào việc giảm nghèo bền vững tại tỉnh Quảng Trị trong thời kỳ hiện tại và định hướng cho giai đoạn đến năm 2030
3.2 Nhiệm vụ Tiến hành hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận cho việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
Sau khi phân tích và đánh giá thực trạng của việc thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững tại tỉnh Quảng Trị,
chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện các chính sách này trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Việc nghiên cứu tập trung vào thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
4.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Các hoạt động nghiên cứu được thực hiện trên diện rộng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Về thời gian: Từ năm 2021 đến năm 2023 và định hướng phát triển 2025, định hướng 2030
2024-Về nội dung: Tập trung vào việc nghiên cứu các nội dung liên quan đến thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề án 5.1 Phương pháp luận
Việc nghiên cứu đề án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giảm nghèo
Trang 155.2 Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chú trọng các phương pháp dưới đây:
Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp: Tác giả sử dụng các phương pháp này để phân tích cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, đối chiếu từ thực tiễn và lý luận, từ đó tổng hợp thành những quan điểm, luận điểm, những kết luận
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Tác giả sử dụng phương này để nghiên cứu các tài liệu sẵn có (sách, báo khoa học, luận văn, luận án, văn bản quản lý của nhà nước, các báo cáo ) liên quan đến chính sách giảm nghèo bền vững và thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại tỉnh Quảng Trị
6 Hiệu quả và ý nghĩa của đề án ứng dụng trong thực tiễn 6.1 Ý nghĩa lý luận
Đề án sẽ đóng góp vào việc làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững (GNBV) ở cả Việt Nam nói chung và ở đơn vị hành chính cấp tỉnh nói riêng Giúp cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức và nhân dân nhìn nhận đúng đắn, sâu hơn về tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách GNBV đối với việc phát triển KT - XH địa phương, nâng cao đời sống nhân dân
6.2 Ý nghĩa thực tiễn Đề án cung cấp một tài liệu thiết thực và ý nghĩa cho đội ngũ cán bộ và công chức hoạt động trong lĩnh vực giảm nghèo nói chung, cũng như cho các nhà thực thi chính sách giảm nghèo bền vững của tỉnh Quảng Trị nói riêng, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh
7 Bố cục đề án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề án gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2024-2025 và định hướng 2030
Chương 3: Giải pháp, lộ trình, nguồn lực nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2030
Trang 16CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1 Tổng quan về chính sách giảm nghèo bền vững
1.1.1.Nghèo và chuẩn nghèo 1.1.1.1 Khái niệm về nghèo Nghèo là vấn đề mang tính toàn cầu, định nghĩa của nó phụ thuộc vào điều kiện KT-XH của từng vùng, từng khu vực, thậm chí là theo từng quốc gia
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), nghèo được định nghĩa dựa trên thu nhập, khi một người có thu nhập hàng tháng dưới mức tiêu chuẩn, tức là một nửa của GDP trên đầu người của quốc gia đó
Hội nghị về giảm nghèo đói ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, được tổ chức bởi ESCAP, đã diễn ra vào tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc, Thái Lan Hội nghị đã đề xuất khái niệm về nghèo đói, bao gồm hai loại
Nghèo tuyệt đối được đề cập đến tình trạng khi một phần của dân cư không có đủ điều kiện để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người, theo các tiêu chuẩn được xã hội công nhận, và thường phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và văn hóa của địa phương
1.1.1.2 Chuẩn nghèo Chuẩn nghèo, hay còn được biết đến như đường nghèo, ngưỡng nghèo hoặc tiêu chí nghèo, đóng vai trò quan trọng như một công cụ để phân biệt giữa những người có hoàn cảnh nghèo và những người không Các cá nhân được xem là nghèo khi mức sống của họ, được đo lường thông qua thu nhập hoặc chi tiêu, dưới mức tối thiểu chấp nhận được, tức là thấp hơn chuẩn nghèo Ngược lại, những người có thu nhập hoặc chi tiêu vượt qua chuẩn này được coi là không nghèo hoặc vượt nghèo, thoát nghèo
1.1.2 Giảm nghèo và giảm nghèo bền vững 1.1.2.1 Giảm nghèo
Trang 17Hiện nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về giảm nghèo Giảm nghèo có thể được đơn giản hóa như việc tăng cường mức sống của bộ phận dân cư nghèo, từng bước giải thoát họ khỏi tình trạng nghèo Thường thấy được biểu hiện qua việc giảm tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo, quá trình giảm nghèo là việc dẫn dắt một phần dân cư nghèo nâng cao mức sống của họ Nói cách khác, đây là việc tạo điều kiện cho bộ phận dân cư nghèo cải thiện mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo, và tiến tới việc tạo ra sự giàu có; điều này bao gồm việc tăng thu nhập, cải thiện mức độ tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội của người dân và các hộ gia đình
Từ việc xác định chuẩn nghèo đa chiều thì vấn đề giảm nghèo cũng được tiếp cận theo hướng đa chiều Với sự vận dụng các nguồn lực khác nhau của trong xã hội, cùng với sự quản lý, điều tiết, xây dựng và triển khai các dự án, chương trình hành động giúp các đối tượng nghèo, hộ nghèo, hộ khó khăn có điều kiện phát triển vươn lên thoát nghèo, làm giàu Đồng thời cải thiện đời sống, tiếp cận những dịch vụ xã hội, sức khỏe và duy trì những nhu cầu cơ bản, phát triển toàn diện về mọi mặt kinh tế - đời sống Góp phần vào phát triển địa phương nói riêng, đất nước nói chung [12]
1.1.2.2 Giảm nghèo bền vững Có thể hiểu "giảm nghèo bền vững" là quá trình thực hiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, với mục tiêu tăng cường khả năng tự thoát nghèo và ngăn chặn việc rơi vào tình trạng nghèo trở lại.Đồng thời, GNBV cũng đặt ra một cam kết không cho phép tái nghèo, đòi hỏi sự duy trì của các nguồn lực, đầu tư và biện pháp chỉ đạo triển khai liên tục, hướng đến mục tiêu không để tình trạng đói nghèo tái phát
Cùng với sự tiếp cận nghèo đa chiều thì GNBV cũng chính là sự hỗ trợ phát triển đa chiều Mà điều quan trọng là tạo nên nguồn lực nội tại của chính người nghèo, làm giàu từ chính năng lực của bản thân Nhờ vào hệ thống các chính sách giảm nghèo đồng bộ và khả thi của Đảng và Nhà nước, người nghèo có nhiều cơ hội hơn để tăng cường khả năng tự thoát nghèo và phát triển bản thân
Trang 18Trong quá trình phát triển bền vững, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững đóng vai trò quan trọng, là một trong những mục tiêu chính của sự phát triển kinh tế - xã hội GNBV không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và tiến bộ công bằng xã hội, mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định chính trị và phát triển xã hội GNBV cung cấp điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn lực phát triển, từ đó tạo ra nhiều cơ hội hơn cho họ và giúp họ dần dần thoát khỏi tình trạng nghèo Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước
1.1.3 Chính sách giảm nghèo bền vững Chính sách giảm nghèo bền vững là sự kết hợp của các quyết định chính trị và các biện pháp chính sách của Nhà nước, nhằm tối ưu hóa giải pháp, mục tiêu và công cụ để giảm nghèo một cách bền vững Mục tiêu của chính sách này là nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, đồng thời giúp thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, dân tộc và các nhóm dân cư khác nhau Chính sách giảm nghèo bền vững cũng thể hiện lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng và các nhóm xã hội, với mục tiêu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến bộ phận dân cư nghèo đói Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo quyền con người và an toàn xã hội cho người nghèo, đồng thời tạo ra sự phát triển bền vững cho họ cũng như cho toàn bộ xã hội
Chính sách GNBV được phân loại dựa trên những tiêu chí khác nhau Mặc dù vậy, chính sách giảm nghèo bền vững được thiết kế dựa trên một cấu trúc cụ thể, bao gồm các phần cơ bản sau: Mục tiêu, Đối tượng và Giải pháp của chính sách
Trong bản chất của tiếp cận nghèo đa chiều, chính sách GNBV được phân chia thành các nhóm sau: Chính sách nhằm tăng thu nhập cho người nghèo; Chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo; Chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro và nguy cơ dễ bị tổn thương; và Chính sách nhằm tăng cường quyền lợi và tiếng nói cho người nghèo
Mặc dù chính sách GNBV được phân chia theo nhiều khía cạnh tiếp cận, mục tiêu chủ đạo vẫn là hỗ trợ và giúp đỡ người nghèo thoát khỏi nghèo một cách bền vững Cụ thể:
Trang 19Thứ nhất, là việc chăm sóc và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, đảm bảo an ninh xã hội và tăng cường phúc lợi xã hội, nhằm đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững và ngăn chặn sự tái phát nghèo Đồng thời, đóng góp vào việc thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống
Thứ hai, là việc thúc đẩy triển khai các nghị quyết của Chính phủ và Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo, tập trung vào chính sách giảm nghèo cho các khu vực đặc biệt khó khăn như các huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, nhằm thu hẹp khoảng cách về mức sống và an sinh xã hội so với bình quân toàn quốc
Thứ ba, nâng cao thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo Mỗi chính sách cụ thể sẽ hướng vào những mục tiêu và phương pháp thực hiện cụ thể, rõ ràng tùy thuộc vào không gian và thời gian nhất định
1.2 Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững 1.2.1 Khái niệm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững Thực hiện chính sách GNBV đồng nghĩa với việc đưa các chính sách công vào đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo đang diễn ra với những đối tượng cụ thể trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định [2]
1.2.2.Vai trò của việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững Việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững có những vai trò quan trọng sau: Tổ chức thực hiện chính sách GNBV để từng bước thực hiện các mục tiêu chính sách GNBV
Thực hiện chính sách GNBV để kiểm định tính đúng đắn của chính sách GNBV
Qua thực hiện giúp chính sách GNBV ngày càng hoàn chỉnh Việc hoạch định một chính sách tốt đều được chúng ta nhận thấy là vô cùng khó khăn và yêu cầu nhiều công đoạn Tuy nhiên, dù chính sách có tốt đến đâu, nếu không được tổ chức thực hiện hoặc thực hiện kém chất lượng, nó cũng không mang
Trang 20lại hiệu quả, không đạt được mục tiêu và có thể ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước Vì vậy, qua việc phân tích này, chúng ta có thể nhìn thấy vai trò quan trọng của việc thực hiện chính sách GNBV
1.2.3 Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách GNBV bao gồm: Thứ nhất, về tính chất của vấn đề chính sách GNBV:
Thứ hai, chất lượng chính sách GNBV: Thứ ba, về nguồn lực để thực hiện chính sách GNBV: Thứ tư, đối tượng chính sách GNBV:
Thứ năm, về môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội: 1.2.4 Nội dung chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam
1.2.4.1 Chính sách ưu đãi tín dụng đối với hộ nghèo Trong thời gian vừa qua chính sách tín dụng hộ nghèo được chú trọng, được sử dụng để thực hiện chủ trương GNBV của Đảng và Nhà nước Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo được thể hiện thông qua nhiều văn bản quan trọng của Nhà nước, bao gồm Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ và Quyết định số 54/2012/QĐ-CP ngày 04/12/2012 của Chính phủ Đây là các văn bản quy định về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo và chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ DTTS đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015 Về tín dụng đối với hộ cận nghèo, có Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 được ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ Về việc điều chỉnh mức vay tín dụng tối đa để thực hiện chiến lược về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, có Quyết định số 1250/2018/QĐ-TTg ngày 19/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ Về việc nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa đối với hộ nghèo, có Quyết định số 12/2019/QĐ-HĐQT ngày 22/02/2019 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Về việc sửa đổi và bổ sung một số điều của Quyết định số 157/2007/QĐ-CP ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên,
Trang 21có Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg ngày 23/3/2022 được ban hành bởi Chính phủ Về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025, có Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ
Đã triển khai rộng rãi, chính sách tín dụng này đã đáp ứng nhu cầu vốn của hộ nghèo, mang lại hiệu quả thiết thực và là một trong những điểm sáng của các chính sách giảm nghèo
1.2.4.2 Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở Nhằm mục đích đồng bộ với việc thực hiện các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo từng giai đoạn, chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo được thiết lập Từng bước, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ trực tiếp các hộ nghèo để cải thiện điều kiện nhà ở, tăng cường sự ổn định và an toàn, đồng thời nâng cao mức sống và đóng góp vào việc thực hiện chính sách GNBV và mục tiêu xóa đói Chính sách này, ban đầu được thực hiện dưới ánh sáng của Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo Sau đó, vào ngày 29/10/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phát hành Quyết định số 67/QĐ-TTg để mở rộng phạm vi bổ sung thêm đối tượng là các hộ nghèo đang gặp khó khăn về nhà ở
1.2.4.3 Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo Mục tiêu của chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo là cung cấp miễn phí 100% chi phí thẻ bảo hiểm y tế cho họ, nhằm đảm bảo họ có cơ hội tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh và đầu tư vào việc cải thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế Chính sách này được triển khai thông qua các văn bản hướng dẫn như sau: Nghị định số 62/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Thông tư số 09/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế; Quyết định 583/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 - 2015
Trang 22và năm 2020; Quyết định 705/QĐ-TTg ngày 08/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về nâng mức hỗ trợ đóng thẻ bảo hiểm y tế cho một số đối tượng người thuộc hộ cận nghèo Điểm mạnh của chính sách là quy định mức hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, cụ thể, hộ nghèo được hỗ trợ 100% chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế, trong khi hộ cận nghèo được hỗ trợ 70% kinh phí, giúp họ tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng từ cấp trung ương đến địa phương
1.2.4.4 Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo Trong giai đoạn này, theo Nghị định 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ, chính sách học phí được thực hiện với các điều chỉnh và bổ sung một số quy định từ Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, về việc miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng phí tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Chính sách này nhằm mục đích tạo điều kiện cho tất cả trẻ em nghèo tiếp cận dịch vụ giáo dục, đồng thời giảm thiểu sự chênh lệch về môi trường học tập và sinh hoạt trong các nhà trường Học sinh nghèo được miễn học phí, được cấp học bổng dành cho những học sinh giỏi, được tặng học phẩm, hỗ trợ cơm trưa cho học sinh học cả ngày Ngoài ra, kinh phí còn được đầu tư để xây dựng trường, lớp học và nhà bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số và học sinh nghèo, cũng như nhà công vụ cho giáo viên tại các trường ở vùng khó khăn
1.2.4.5 Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt Chính sách hỗ trợ đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ dân, bao gồm cả những hộ thuộc diện đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn, đã được thực hiện theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, được phê duyệt
Hộ nghèo đa chiều thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt được hưởng chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020
1.2.4.6 Chính sách hỗ trợ về trợ giúp pháp lý đối với người nghèo
Trang 23Đây là một trong các chính sách của Đảng và Nhà nước, mục tiêu là cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho các đối tượng như người nghèo, người có công với cách mạng, người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng khác Chính sách này nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho họ tiếp cận kiến thức phổ thông về pháp luật, từ đó nhận thức trách nhiệm và quyền lợi của bản thân trong gia đình và xã hội Ngoài ra, chính sách cũng mong muốn họ có thể phát huy vai trò tích cực trong đời sống kinh tế xã hội, thông qua việc tham gia các hoạt động tố tụng, đặc biệt là trong lĩnh vực tố tụng hình sự, hôn nhân và gia đình, đại diện tố tụng, và tư vấn pháp luật Chính sách này được thực hiện thông qua các Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo, tuân theo tinh thần của Nghị quyết 30a/NQ-CP của Chính phủ Để đảm bảo thực hiện chính sách này, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 52/QĐ-CP ngày 18/8/2010 về chính sách hỗ trợ pháp lý Mục tiêu là nâng cao nhận thức và hiểu biết về pháp luật cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo trong giai đoạn 2011 - 2020 Năm 2011, Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, với hướng tới năm 2030, thông qua Quyết định 678/QĐ-TTg ngày 10/5/2011
1.3 Quy trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở cấp tỉnh 1.3.1 Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
Đây là một bước cần thiết và quan trọng, bởi vì việc thực thi chính sách là một quá trình phức tạp kéo dài, yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng và lập kế hoạch cẩn thận từ trước Kế hoạch triển khai thực thi chính sách công cần được xây dựng trước khi chính sách được áp dụng vào thực tiễn Từ cấp trung ương đến cấp địa phương, các cơ quan thực thi chính sách đều phải lập kế hoạch và chương trình thực hiện cụ thể Kế hoạch triển khai này bao gồm những điểm sau:
Lãnh đạo có thẩm quyền tại mọi cấp độ thông qua kế hoạch tổ chức điều hành, cung cấp nguồn lực, xác định tiến độ và thời gian triển khai, cũng như quy trình kiểm tra, đôn đốc, và điều chỉnh kế hoạch thực thi chính sách
Trang 24Dự kiến các nội quy và quy chế về tổ chức và điều hành hệ thống tham gia thực thi chính sách, cũng như về trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành chính sách, và về các biện pháp khen thưởng và kỷ luật đối với cá nhân và tập thể trong quá trình thực thi chính sách, đang được dự kiến triển khai Dự kiến kế hoạch thực thi ở cấp nào cũng phải được thông qua bởi lãnh đạo cấp đó Kế hoạch thực thi chính sách, sau khi được quyết định thông qua, có giá trị pháp lý và phải được mọi người tuân thủ và thực hiện
1.3.2 Phổ biển, tuyên truyền về chính sách giảm nghèo bền vững Hoạt động này là một phần không thể thiếu, mang ý nghĩa to lớn đối với cả cơ quan nhà nước và các đối tượng thực thi chính sách Việc phổ biến và tuyên truyền chính sách (qua các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo chí, Internet, và thông qua tuyên truyền miệng) giúp các đối tượng hưởng chính sách và toàn bộ cộng đồng dân cư hiểu rõ hơn về mục tiêu, yêu cầu và tính chính xác của chính sách trong các hoàn cảnh cụ thể, cũng như về tính khả thi của chính sách đó, từ đó khuyến khích họ tự giác tuân thủ theo quy định của Nhà nước
Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền này, cần phải đầu tư vào việc nâng cao trình độ chuyên môn, cung cấp trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, và sử dụng các phương tiện truyền thông để truyền đạt thông điệp về chính sách đến cộng đồng Cùng với đó, mỗi cán bộ và công chức phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện chính sách, tự chủ tìm kiếm các giải pháp phù hợp để đạt được mục tiêu của chính sách và triển khai kế hoạch thực thi chính sách một cách hiệu quả
1.3.3 Phân công phối hợp thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững Chính sách giảm nghèo được triển khai trên diện rộng và có sự tham gia đa dạng của nhiều tổ chức Đồng thời, các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách diễn ra vô cùng đa dạng và phong phú, đôi khi phức tạp, và chúng thường tương tác, thúc đẩy lẫn nhau hoặc thậm chí đôi khi xung đột
Vì vậy, để tổ chức thực hiện chính sách GNBV một cách hiệu quả, cần thiết phải có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các ngành và các cấp
Trang 25từ Trung ương đến địa phương Đặc biệt tại cấp địa phương, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội Việc phân công và phối hợp diễn ra theo quy trình thực hiện chính sách với tinh thần chủ động và sáng tạo, nhằm duy trì ổn định và nâng cao hiệu lực cũng như hiệu quả của chính sách Đồng thời, tránh tình trạng nhiều khê và phiền hà, những điều này có thể làm giảm hiệu quả của chính sách dù chính sách đó có tính đúng đắn và hợp lý
1.3.4 Duy trì chính sách giảm nghèo bền vững Đây là một hoạt động quan trọng nhằm bảo đảm sự tồn tại và hiệu quả của chính sách GNBV của Chính phủ trong môi trường thực tế Để duy trì chính sách này, cần sự đồng lòng và sự hợp tác từ nhiều bên, bao gồm cả Nhà nước và các tổ chức thực hiện chính sách Đồng thời, để thực hiện và duy trì chính sách một cách ổn định trong thời gian dài, cần phải có một đội ngũ cán bộ và công chức, cùng với nguồn lực và công cụ quản lý đủ mạnh mẽ Trong quá trình triển khai chính sách, khi gặp khó khăn do biến động của môi trường, các cơ quan Nhà nước cần áp dụng các công cụ quản lý tích cực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi chính sách
1.3.5 Điều chỉnh chính sách giảm nghèo bền vững Điều này rất quan trọng và thường xuyên xảy ra, vì cần điều chỉnh chính sách GNBV sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế tại các địa phương
Cơ quan nào ban hành chính sách, cơ quan đó có thẩm quyền điều chỉnh và bổ sung chính sách theo thẩm quyền của mình Trong quá trình điều chỉnh chính sách, cần đảm bảo giữ vững mục tiêu ban đầu của chính sách, chỉ thực hiện điều chỉnh các biện pháp và cơ chế thực hiện mục tiêu Nếu có thay đổi về mục tiêu, có thể coi như chính sách đã thất bại Do đó, quá trình này đòi hỏi kiến thức và kỹ năng để thực hiện và phải điều chỉnh chính sách từng bước sao cho phù hợp
1.3.6 Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
Các cơ quan có thẩm quyền ở mọi cấp bậc cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện chính sách, dựa vào kế hoạch thực hiện Việc kiểm tra
Trang 26này giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn về tình hình thực thi chính sách và đưa ra những kết luận chính xác về hiệu quả của chính sách Hơn nữa, qua việc kiểm tra, các đối tượng thực thi có thể nhận ra những hạn chế của mình, từ đó có thể bổ sung và hoàn thiện để nâng cao hiệu quả của chính sách
1.3.7 Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
Đây là quá trình đánh giá và rút ra kết luận về sự chỉ đạo và thực thi chính sách của các đối tượng thực hiện chính sách
Các đối tượng được xem xét và đánh giá bao gồm các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, cũng như các bên tham gia vào thực thi chính sách, kể cả những đối tượng được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp
Việc đánh giá, tổng kết và rút ra kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường kết quả thực hiện chính sách, phản ánh sự hưởng ứng với mục tiêu của chính sách, và ý thức tuân thủ các quy định về cơ chế và biện pháp thực hiện mục tiêu chính sách trong điều kiện cụ thể về không gian và thời gian Vì vậy, việc đánh giá thực hiện chính sách GNBV giúp phát hiện ra những kết quả và mặt đạt được, đồng thời nhận diện các hạn chế, vấn đề tồn tại và khó khăn đang diễn ra trong quá trình thực hiện Nhờ đó, các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và người thực thi có thể tìm ra các phương hướng và giải pháp để cải thiện và tối ưu hóa thực hiện chính sách
Trang 27CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI
ĐOẠN 2024-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2030 2.1 Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế, văn hoá – xã hội tác động đến thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên Vị trí địa lý của Quảng Trị là rất đặc biệt, nằm ở trung tâm của đất nước và là điểm xuất phát trên tuyến đường chính kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây, liên kết với Lào, Thái Lan và Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và các cảng biển Miền Trung như Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng Việc này tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, phát triển giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, thương mại, dịch vụ và du lịch
Với diện tích tổng cộng là 473.744 ha, tỉnh Quảng Trị bao gồm 10 huyện, thị xã và thành phố, trong đó có Cam Lộ, Đakrông, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Triệu Phong, Vĩnh Linh, đảo Cồn Cỏ cùng với thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị
Về tọa độ địa lý, tỉnh Quảng Trị nằm giữa 16o18' và 17o10' vĩ độ Bắc và giữa 106o32' và 107o34' kinh độ Đông
- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế - Phía Đông giáp Biển Đông
- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 2.1.2 Đặc điểm kinh tế, văn hoá – xã hội
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh Quảng Trị đã có xu hướng phát triển và tăng trưởng đáng kể
GRDP theo giá thực tế trên lãnh thổ tỉnh đã liên tục tăng qua các năm, đặc biệt vào năm 2023, khi đạt 51.657.320 triệu đồng, tăng 46,6% so với năm 2020 (21.588.970 triệu đồng)
Trang 28Tỉ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm của GRDP trong giai đoạn 2020 - 2023 đạt trên 7,12%, và năm 2016 là năm có tỉ lệ tăng trưởng giảm nhất (đạt 6,39%) Trong giai đoạn này, năm 2023 được ghi nhận là một năm tăng trưởng đặc biệt mạnh mẽ, khi tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đạt 39.166.806 triệu đồng, tăng 7,91% so với năm 2020 Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2023 và cũng cao hơn nhiều so với bình quân trên toàn quốc Cụ thể, trong lĩnh vực tăng trưởng, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đã tăng 5,10%, khu vực công nghiệp - xây dựng đã tăng 13,89%, và khu vực dịch vụ đã tăng 6,35% so với năm 2020
Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Trị đang trải qua một quá trình chuyển dịch tích cực và hợp lý, điều này phản ánh xu hướng chung của toàn quốc Tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đang dần tăng lên, trong khi tỷ trọng của ngành nông - lâm - thủy sản đang giảm đi Đặc biệt, ngành dịch vụ ngày càng đóng góp quan trọng và tăng nhanh về tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 38,8% năm 20120 lên 50,56% năm 2021 và giảm nhẹ vào năm 2022 (49,6%) Ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 21,01% năm 2020 lên 24,7% năm 2023 Trái ngược với xu hướng, tỷ trọng của khu vực nông - lâm - thủy sản đã tăng từ 23,5% vào năm 2020 lên 25,53% vào năm 2023, trước khi liên tục giảm xuống còn 21,11% vào cùng năm 2023
Tỷ lệ tăng trưởng của sản phẩm quốc nội (GRDP) bình quân đầu người cũng đã tăng lên 1,3 lần, từ năm 2020 (10,6%) lên đến năm 2023 (13,5%) GRDP bình quân đầu người năm 2023 đã đạt 60 triệu đồng, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2019 (29,4 triệu đồng) Sự tăng trưởng của GRDP và kinh tế này là minh chứng cho sự phát triển vững chắc của kinh tế - xã hội của tỉnh trong suốt nhiều năm qua, đã đóng góp vào sự ổn định kinh tế của địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
Với sự phát triển của kinh tế, chính sách An sinh xã hội (ASXH) nhận được sự quan tâm và đầu tư đáng kể hơn Cơ sở hạ tầng được cải thiện, và chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc tạo điều kiện cho ASXH trở nên bền vững hơn từng ngày
Trang 292.1.3 Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá – xã hội đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Một là: Vấn đề về mức độ tàn phá môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, đây là một yếu tố trực tiếp gây ra sự gia tăng và vi phạm của nghèo đói Sự ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp và các công ty đã dẫn đến sự gia tăng của các căn bệnh Đồng thời, môi trường khắc nghiệt cùng với các thiên tai thường xuyên xảy ra như bão lũ, hạn hán, cháy rừng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và cuộc sống của người dân Những vấn đề này gây ra khó khăn cho ngành nông nghiệp và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo bền vững
của chiến tranh để lại, theo thống kê năm 2023, trên địa bàn tỉnh có hơn 5.100 người bị thương do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, trong đó có rất nhiều trẻ em Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương nói chung và chính sách GNBV nói riêng
yếu bao gồm dân tộc Pa Cô, Vân Kiều, đặt trọng tâm tại hai huyện miền núi là Hướng Hóa và Đakrông Các cộng đồng còn lại phân bố tại một số xã thuộc vùng miền núi của các huyện Vĩnh Linh và Gio Linh So với mặt bằng chung của tỉnh, đời sống của người DTTS vẫn còn nhiều khó khăn Năm 2023, tỉ lệ nghèo vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Trị là 49,51%, cao hơn nhiều so với tỉ lệ hộ nghèo chung của tỉnh là 10,44%,tình hình chung về dân trí người DTTS còn thấp đã ảnh hưởng lớn đến chính sách GNBV trên tại tỉnh Quảng Trị
Thứ tư: Việc triển khai và thực hiện chính sách về công tác giảm nghèo bền vững đòi hỏi nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất của Nhà nước, đây là yếu tố không thể thiếu Đa số nguồn lực tài chính cần thiết cho việc này được cung cấp từ ngân sách Nhà nước, kèm theo nguồn lực từ các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức phi chính phủ, và các doanh nghiệp
Thứ năm: Tình trạng thiếu đất đai, đặc biệt là trong các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đang có dấu hiệu gia tăng, gây ra ảnh hưởng đến an ninh
Trang 30lương thực của họ Sự khan hiếm đất sản xuất không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất lương thực mà còn gây ra rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ cần thiết và các yếu tố đầu vào như điện, nước và giống cây
Tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đã khiến cho tỉnh Quảng Trị vẫn đang đứng trong số những địa phương có tốc độ phát triển chậm nhất trên cả nước Đại bộ phận dân cư sống ở nông thôn, công nghiệp phát triển chậm Năng suất lao động thấp nên đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn
2.2 Thực trạng hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 2.2.1 Thực trạng hộ nghèo của tỉnh
2.2.1.1 Chung toàn tỉnh Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2021, tỉnh Quảng Trị có 179.218 hộ dân cư, trong đó hộ đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ 11,72%, với 20.999 hộ
Tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 16,01%; trong đó: 18.717 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 10,44% với 78.221 nhân khẩu; 9.984 hộ cận nghèo với 39.429 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 5,57% so với tổng số hộ dân cư
Khu vực thành thị có 1.785 hộ nghèo và 2.720 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ lần lượt là 3,30% và 5,03% trong dân cư; vùng nông thôn có 16.932 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 13,53% và 7.264 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,8% so với hộ dân trong vùng
Hình 2.1 Tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng TrịNguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị năm 2023
10,44
5,57
83,99Quảng Trị
Trang 312.2.1.3 Khu vực xã đặc biệt khó khăn miền núi, bãi ngang, ven biển và hải đảo Xã Gio Hải (huyện Gio Linh), xã Hải An, xã Hải Khê (huyện Hải Lăng) và huyện đảo Cồn Cỏ có 3.975 hộ với 16.007 cư dân, trong đó có 433 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 10,89% và 230 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,79% Tại khu vực này, cơ sở hạ tầng để tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, phục vụ nhu cầu dân sinh, đặc biệt là cơ sở vật chất trường học vẫn chưa đạt chuẩn mức 2, cùng với thiếu hụt nhà văn hóa xã và nguồn nước sạch sinh hoạt
Khu vực miền núi có hộ nghèo là người DTTS cao nhất (Huyện nghèo Đakrông) Với 11.565 hộ dân cư, trong đó có 8.947 hộ đồng bào DTTS, chiếm tỷ lệ 77,36%; toàn huyện có 5.687 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 49,17% với 26.528 nhân khẩu; hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 7,74%, với 895 hộ cận nghèo
Hình 2.2 Tỉ lệ hộ nghèo theo khu vực và huyện Đakrông Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị năm 2023 2.2.1.4 Hộ nghèo theo đối tượng
- Hộ nghèo có đối tượng người có công chiếm tỷ lệ 1,21% trong tổng số hộ nghèo và chiếm 0,13% so với hộ dân cư với 226 hộ và 941 nhân khẩu, riêng huyện Hướng Hóa và Đakrông chiếm 93,36% với 211 hộ nghèo có đối tượng người có công
- 3.821 hộ nghèo không có khả năng lao động với 6.240 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 20,41% so với tổng số hộ nghèo, trong đó có 3.238 hộ nghèo bảo trợ xã hội – đây là nhóm khó thoát nghèo, 86,47% hộ nghèo không có khả năng lao động tập trung ở
01020304050
Huyện nghèo Đakrông khó khăn bãi ngang, Khu vực xã đặc biệt
ven biển và hải đảo
49,17
10,89
Trang 32các huyện vùng đồng bằng như: Cam Lộ (72,41%), Hải Lăng (61,35%), Triệu Phong (57,84%)
- 12.585 hộ nghèo đồng bào DTTS với 62.051 nhân khẩu, chiếm tỷ trọng 67,24% số hộ nghèo và chiếm tỷ lệ 59,93% so với tổng số hộ đồng bào DTTS
Hình 2.3 Hộ nghèo theo đối tượng Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị năm 2023 2.2.2 Thực trạng các chiều thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản Theo số liệu rà soát, chỉ số thiếu hụt khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo bình quân là 3,99 chỉ số/hộ; cao nhất là huyện Hướng Hóa (4,47 chỉ số/hộ), thấp nhất là huyện Cam Lộ 3,25 chỉ số/hộ; vùng thành thị thiếu hụt bình quân là 3,45 chỉ số/hộ; vùng nông thôn bình quân 4,05 chỉ số/hộ
Hộ cận nghèo thiếu hụt bình quân 1,83 chỉ số/hộ, trong đó vùng thành thị là 1,73 chỉ số/hộ; và vùng nông thôn là 1,86 chỉ số/hộ
Thiếu hụt về chất lượng, diện tích nhà ở, nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng dịch vụ viễn thông… chiếm trên 40% trong tổng số nghèo và gần 52% hộ cận nghèo thiếu hụt về thẻ bảo hiểm y tế… đây là những vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong thời gian đến (Chi tiết tại Phụ lục I Tổng hợp số lượng và tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản)
2.2.3 Nguyên nhân nghèo và nhu cầu trợ giúp 2.2.3.1 Nguyên nhân
1,2120,41
59,9318,45
Người có công Không có khả năng lao động Đồng bào DTTS Khác
Trang 33Thiếu vốn, thiếu kỹ năng lao động, thiếu kiến thức sản xuất, kinh doanh vẫn là các nguyên nhân chính của đa số hộ nghèo Xét theo từng nhóm nguyên nhân nghèo cho thấy: có sự chênh lệch lớn giữa hộ nghèo vùng đồng bào DTTS, miền núi so với vùng đồng bằng, như:
Tại hai huyện miền núi (Đakrông, Hướng Hóa): có 6.709 hộ nghèo/7.525 hộ nghèo do thiếu kỹ năng lao động (89,16%); có 5.903 hộ nghèo/6.598 hộ nghèo do thiếu kiến thức về sản xuất (89,47%); có 3,747 hộ/4.831 hộ nghèo do thiếu đất canh tác (77,56%); 6.905/ 8.232 hộ nghèo thiếu vốn sản suất, kinh doanh (83,88%)
Ngược lại, ở các huyện vùng đồng bằng, nguyên nhân nghèo chủ yếu do không có lao động (62,20%), do đau ốm, bệnh tật (65,40%) và các nguyên nhân rủi ro khác (69,86%) theo từng nhóm nguyên nhân nghèo
2.2.3.2 Nhu cầu trợ giúp Bình quân có 3,57 nhu cầu trợ giúp đối với 1 hộ nghèo, như: Hỗ trợ sinh kế chiếm 48,02% so với tổng số hộ nghèo (8.988 hộ);
Hỗ trợ giải quyết về vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường: 35,82% (6,705 hộ); Hỗ trợ về nhà ở đảm bảo cuộc sống: 34,68% (6.491 hộ);
Hỗ trợ về đất sản xuất: 27,82% (5.207 hộ) Hỗ trợ vay vốn ưu đãi phát triến sản xuất kinh doanh: 26,59%) (Chi tiết tại Phụ lục II và III)
2.3 Tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
2.3.1 Thể chế hóa và phổ biến, tuyền truyền về chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
2.3.1.1 Kế hoạch thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Chính sách giảm nghèo là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đồng thời là trách nhiệm của toàn bộ cộng đồng Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân tỉnh và Ủy ban Nhân dân tỉnh đã xác định rằng việc giảm nghèo là một trong những
Trang 34mục tiêu quan trọng và liên tục Dựa trên các hướng dẫn từ Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh và Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững của tỉnh đã phát triển kế hoạch thực hiện theo chu kỳ 5 năm và hàng năm Việc triển khai và thực hiện chính sách được tổ chức có sự đánh giá định kỳ và điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương Các văn bản hướng dẫn đã được ban hành căn cứ vào các quy định của cấp trên và được điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với mục tiêu giảm nghèo của từng năm và giai đoạn tại địa phương, đảm bảo việc triển khai và thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả
Các văn bản cấp tỉnh được ban hành để quản lý và điều hành việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương:
Chỉ thị số 34-CT/TU về việc tăng cường lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trên địa bàn các huyện miền núi
Vào ngày 22/6/2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI đã ban hành Chỉ thị số 07-CT/TU về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2016-2020
Ngày 6/9/2021, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 2359/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh
Vào ngày 01 tháng 6 năm 2022, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 1707/QĐ-UBND để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh
Ngày 05/4/2022, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu Quốc gia tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 – 2025
960/QĐ-Ngày 06/6/2022, Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu Quốc gia đã ban hành Quyết định số 1499/QĐ-BCĐCTMTQG về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu Quốc gia tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025
Trang 35Nhìn chung, việc ban hành các văn bản nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, quy định, hướng dẫn các nội dung về thực hiện chính sách GNBV kịp thời, đầy đủ, ổn định, đồng bộ, thống nhất, khả thi, hợp lý, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của luật, pháp lệnh, nghị quyết Nhờ đó, công tác thực hiện chính sách GNBV tại tỉnh Quảng Trị được thực hiện kịp thời, hiệu quả
Nhằm khách quan trong công tác thực hiện chính sách GNBV tại tỉnh Quảng Trị, tác giả đã tiến hành khảo sát tại 4 huyện, thị xã (thị xã Quảng Trị; Cam Lộ; Đakrông; Gio Linh) gồm: 50 phiếu khảo sát kết quả thu được như sau:
Hình 2.4 Khảo sát cán bộ, công chức về chính sách giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2021 - 2023
Nguồn: Tác giả khảo sát năm 2024 Theo kết quả khảo sát trên trong tổng số 50 CBCC tại: thị xã Quảng Trị; Cam Lộ; Đakrông; Gio Linh Đa sô CBCC đã hiểu rõ chủ trương của Đảng, nhà nước và các kê hoạch của tỉnh là 39 CBCC, nhưng vẫn còn một số CBCC chưa hiểu các chính sách về GNBV
2.3.1.2 Phổ biến, tuyền truyền về chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đã được thực hiện kịp thời, thông tin về tận cơ sở thông qua các cách thức tuyên truyền như:
63,226,4
Hiểu rất rõ Hiểu rõChưa hiểu