1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh

33 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn TS. Đặng Xuân Huy
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 371,59 KB

Nội dung

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã làm được, hiện nay việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của Huyện vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn cần phải tập trung khắc phục trong

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HỒ MINH TÂN

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

“THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG

MÃ SỐ: 8340403

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người Hướng dẫn khoa học: TS ĐẶNG XUÂN HUY

Phản biện 1: TS ĐOÀN VĂN DŨNG

Học viện Hành chính Quốc gia

Phản biện 2: TS TRẦN MINH TÂN

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài luận văn

Đảng và Nhà nước ta xác định công tác giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Để thực hiện mục tiêu trên, trước hết phải giảm được người nghèo một cách bền vững, điều này được thể hiện thông qua các chính sách, các chương trình hành động và các dự án hỗ trợ giúp cho người nghèo giảm nghèo bền vừng

Tiếp tục thực hiện tinh thần chỉ đạo, các mục tiêu, nhiệm vụ

về công tác giảm nghèo bền vững của Trung ương và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Đảng bộ huyện Bình Chánh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, huyện Bình Chánh xác định đến năm 2025, phấn đấu xây dựng huyện Bình Chánh trở thành Thành phố Bình Chánh Công tác giảm nghèo là một trong số 06 chỉ tiêu để đạt Tiêu chí cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội - là một trong 05 tiêu chí huyện Bình Chánh cần phải đạt được để trở thành thành phố Bình Chánh trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh Chính vì vậy, công tác giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là nhiệm vụ mà Đảng bộ, Chính quyền huyện Bình Chánh cần phải tập trung thực hiện trong thời gian tới

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2023, công tác giảm

nghèo bền vững của huyện Bình Chánh đã đạt được nhiều thành tựu,

kết quả nổi bật, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác giảm nghèo bền vững Những kết quả đạt được là nhờ vào sự quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền huyện Bình

Trang 4

Chánh và 16 xã - thị trấn, cùng với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực của Nhân dân trên địa bàn trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã làm được, hiện nay việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của Huyện vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn cần phải tập trung khắc phục trong thời gian tới như: việc lồng ghép thực hiện mục tiêu giảm nghèo vào trong thực hiện kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội còn hạn chế chưa mang tính đồng bộ;

tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn trên tổng dân số còn ở mức cao; một số hộ dân tuy đã thoát nghèo nhưng chưa căn cơ và bền vững;… đã ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người dân trên địa bàn Huyện Bình Chánh

Đồng thời, việc tổ chức đánh giá thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trong giai đoạn vừa qua trên địa bàn huyện Bình Chánh là cần thiết và cấp bách, để từ đó tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, đúc kết bài học kinh nghiệm, đề ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm thực hiện tốt hơn chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

Xuất phát từ thực tế đã nêu trên, để góp phần tổng kết, đánh giá thực tiễn, bổ sung về mặt lý luận cho việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững để thực hiện tốt hơn mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững nói chung, công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong giai

đoạn hiện nay và thời gian tới, tác giả chọn: “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ quản lý công của mình

Trang 5

2 Các công trình, đề tài nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Công tác quản lý nhà nước và thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững đã được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực quan tâm nghiên cứu, thực hiện Trong các công trình,

đề tài nghiên cứu đó, tiêu biểu có những công trình, đề tài đã được thực hiện trước đây liên quan đến nội dung đề tài luận văn đang nghiên cứu

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở từng địa phương cụ thể của các tác giả nói trên đã đề cập và phân tích những vấn đề thực tiễn liên quan đến công tác giảm nghèo và đề xuất các giải pháp thực hiện công tác giảm nghèo trong thời gian tới đạt được kết quả tốt hơn Trong Lận văn này, tác giả có sự tiếp thu chọn lọc những kết quả nghiên cứu mà các công trình, tài liệu khoa học nói trên Trong quá trình nghiên cứu, phân tích, thực hiện luận văn, tác giải còn sử dụng sưu tầm các tài liệu khác có liên quan đã thu thập được vào trong luận văn của mình

Trong đề tài này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững hiện nay tại địa bàn Huyện Bình Chánh Trên nghiên cứu, đánh giá đó, tác giả trình bày các kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và đề ra một số giải pháp cụ thể để thực hiện tốt hơn chính sách giảm nghèo bền vững tại Huyện Bình Chánh trong thời gian tới

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu của luận văn

Trang 6

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Bình

Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

Để thực hiện đạt được mục đích nghiên cứu đã đặt ra, luận văn phải tập trung hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Một là, trên cơ sở nghiên cứu những quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác giảm nghèo bền vững để đưa ra các khái niệm, lý luận về công tác giảm nghèo, chính sách giảm nghèo bền vững

Hai là, thực hiện việc phân tích, đánh giá thực chất về những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Huyện Bình Chánh trong thời gian qua

Ba là, đề xuất một số phương hướng, giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn địa phương nhằm phát huy các kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế, tồn tại để thực hiện tốt hơn chính sách giảm nghèo bền vững tại Huyện Bình Chánh trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Công tác thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Huyện Bình Chánh thời

gian qua và hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Trang 7

Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung của công tác thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở phạm vi cấp Huyện

Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu chủ yếu tại địa bàn Huyện Bình Chánh

Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Huyện Bình Chánh trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2023; nghiên cứu đưa ra định hướng, đề xuất giải pháp áp dụng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đến năm 2030

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận của luận văn

Trong nghiên cứu Luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp xã hội học kết hợp với các phương pháp khác như phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp, trừu tượng hoá, khái quát hoá để thu thập - xử lý các thông tin, dữ liệu và đưa ra các đánh giá, nhận định, giải pháp thực hiện

Tác giả sử dụng phương pháp điều tra xã hội học theo hình thức lấy mẫu để thu thập ý kiến đánh giá, nhận xét của cán bộ trong

hệ thống chính trị (100 phiếu) và người dân (210 phiếu) về đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bình Chánh nhằm tham khảo cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp của luận văn

Phương pháp tổng hợp, thu thập dữ liệu, phân tích: Luận văn thu thập dữ liệu từ báo cáo, kế hoạch và các văn bản quản lý về giảm nghèo và sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh và phân tích các thông tin, dữ liệu sau khi thu thập từ các cơ quan quản lý nhà

Trang 8

nước như: UBND huyện, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện để xử lý, tính toán các trị số thể hiện đặc tính của người nghèo, mức độ và chiều thiếu hụt của hộ nghèo, đặc điểm kinh tế - xã hội, tình hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bình Chánh

Từ đó, đưa ra những nhận định, đánh giá về thực trạng hộ nghèo, kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn quận theo khía cạnh đa chiều (y tế, giáo dục, việc làm, vay vốn, nhà ở) và hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bình Chánh trong thời gian qua

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

6.1 Ý nghĩa về lý luận của luận văn

Nghiên cứu công tác thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh được tiếp cận dưới nhiều góc độ của các ngành khoa học khác nhau, nhưng chủ yếu và quan trọng nhất là tiếp cận dưới góc độ của ngành khoa học Quản lý công, vì vậy luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Luận văn tập trung hệ thống một cách cơ bản các khái niệm

về giảm nghèo bền vững và thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn đã cung cấp thông tin về thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở hệ thống, phân tích, tổng hợp và nhận diện những đặc điểm đặc thù về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững Luận văn tổng hợp quan điểm, đường lối của Đảng và

Trang 9

chính sách của Nhà nước về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm tổ chức hoạt động

quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững hiệu quả

6.2 Ý nghĩa về thực tiễn của luận văn

Các giải pháp và đề xuất của Luận văn góp phần phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế tồn tại, phù hợp trong giai đoạn hiện nay, đóng góp thêm các nội dung cần tập trung thực hiện trong công tác thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững để xây dựng, nâng cao chất lượng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững Từ đó, có thể

áp dụng vào thực tiễn cụ thể của huyện Bình Chánh và nhân rộng, triển khai áp dụng sâu rộng đến các địa phương khác cấp huyện có điều kiện tương tự

7 Kết cấu luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn chia làm 03 chương, 11 tiết

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác giảm nghèo và thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

1.1 Lý luận về giảm nghèo bền vững và thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

1.2 Nội dung thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững 1.3 Sự cần thiết thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững 1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

1.5 Bài học kinh nghiệm trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở các địa phương

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Bình Chánh

Trang 10

2.1 Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Huyện Bình Chánh

2.2 Đánh giá kết quả thực hiện

Chương 3: Phương hướng và giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Huyện Bình Chánh

3.1 Chủ trương, quan điểm của Đảng, mục tiêu của Huyện Bình Chánh về giảm nghèo bền vững

3.2 Phương hướng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Huyện Bình Chánh

3.3 Giải pháp nhằm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Huyện Bình Chánh

1.1.1 Khái niệm về giảm nghèo bền vững

Giảm nghèo bền vững là việc thực hiện và duy trì thường xuyên các biện pháp, cách thức để giảm nghèo, trong đó tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo

có tư liệu và phương tiện sản xuất phù hợp để họ tự phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo; tạo cơ hội để người nghèo được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản; đảm bảo người nghèo thoát nghèo và không tái nghèo trở lại

Trang 11

1.1.2 Khái niệm về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Chính sách giảm nghèo bền vững là tập hợp các quyết định của Nhà nước đặt ra những lựa chọn thông minh về giải pháp, mục tiêu, và công cụ chính sách, nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần cho nhóm người nghèo một cách bền vững và chặt chẽ Chính sách này không chỉ hướng tới việc cải thiện điều kiện sống mà còn đặt nặng vào khía cạnh tinh thần, tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định của cộng đồng và đồng thời giúp giảm thiểu khoảng cách xã hội, vùng miền, dân tộc, và các nhóm dân cư

Thực hiện Chính sách giảm nghèo bền vững là một khâu trung tâm, kết nối các khâu khác trong chu trình chính sách giảm nghèo bền vững, nhằm chuyển hóa ý chí của Nhà nước thành hiện thực với các đối tượng nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững

1.2 Nội dung thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Trong Nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, giai đoạn 2011 - 2016, đã khẳng định rõ: Thực hiện chính sách giảm nghèo một cách linh hoạt, đáp ứng hiệu quả theo từng giai đoạn; đa dạng hóa nguồn lực và cách tiếp cận để đảm bảo giảm nghèo bền vững, đặc biệt là tại các vùng nghèo nhất và những khu vực đặc biệt khó khăn, thông qua việc áp dụng các chính sách và giải pháp linh hoạt nhằm giảm thiểu sự chênh lệch về giàu nghèo và giảm bớt khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị

Trong giai đoạn hiện tại, Chính phủ của chúng ta đã đặt ra mục tiêu quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm

nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 tập trung vào thực hiện

là:“Thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái

Trang 12

nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn”

- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 Chính phủ đặt ra những chỉ tiêu rõ ràng và thách

thức đầy quyết tâm đã đề ra 04 chỉ tiêu cụ thể để tập trung thực hiện:

+ Thứ nhất, mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo

chuẩn nghèo đa chiều từ 1% đến 1,5% mỗi năm, đồng thời hạ mức

độ nghèo ở các huyện khó khăn và vùng bãi ngang, ven biển, và hải đảo Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo cũng giảm từ 4% đến 5% mỗi năm, đặc biệt chú trọng vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 3% hàng năm

+ Thứ hai, Chính phủ quyết tâm tập trung vào việc giảm đến 50% số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ, theo chuẩn nghèo

đa chiều của quốc gia Đồng thời, đảm bảo 100% các huyện nghèo

và vùng khó khăn được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho sự liên kết vùng, phục vụ nhu cầu dân sinh và

hỗ trợ các dịch vụ xã hội cơ bản

+ Thứ ba, Chính phủ cam kết hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo trong việc tạo ra việc làm bền vững, đặc biệt là đối với thành viên trong độ tuổi lao động Mục tiêu là đạt tỷ lệ 90% trẻ em thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi

+ Cuối cùng, Chính phủ đề ra mục tiêu hỗ trợ xây dựng và nhân rộng trên 1.000 mô hình, dự án giảm nghèo, tập trung vào phát

Trang 13

triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch và khởi nghiệp Mục tiêu

là tạo ra sinh kế, việc làm và thu nhập bền vững, đồng thời đẩy mạnh

quá trình phát triển kinh tế và xã hội

- Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo Bền vững giai đoạn 2021 – 2025 đã đề ra bảy dự án cụ thể để thúc đẩy quá

trình giảm nghèo một cách có hiệu quả

1.3 Sự cần thiết thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Để thực hiện được mục tiêu chung là làm cho “dân giàu” thì mục tiêu trước mắt của Nhà nước ta là phải giảm được người nghèo, nâng cao chất lượng của sống của người dân về cả vật chất và tinh thần nhất là những nhóm người yếu thế dễ bị tổn thương, giúp họ

vượt qua các khó khăn trong cuộc sống để vươn lên phát triển…

Mặc dù GNBV đang là ưu tiên hàng đầu, thực tế thực hiện

nó vẫn đối mặt với nhiều thách thức đáng kể Trong số đó, đa số hộ nghèo và hộ cận nghèo đang đối diện với những vấn đề lớn như thiếu nguồn thu nhập ổn định, công việc không đảm bảo và thu nhập thấp Mặc dù mức trợ cấp xã hội đã được tăng, nhưng vẫn chưa đạt đến mức độ đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế của cộng đồng, điều này tạo ra một hạn chế nổi bật Ngoài ra, các dịch vụ xã hội cơ bản như nhà ở,

vệ sinh, và thông tin vẫn thiếu hụt, đặc biệt là trong tình hình người lao động gặp khó khăn trong việc tiếp cận việc làm do thiếu kỹ năng nghề nghiệp Thêm vào đó, triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo Bền vững giai đoạn 2021 – 2025 tại một số địa phương vẫn đang diễn ra chậm chạp, làm giảm hiệu suất của chương trình Những yếu tố như biến đổi khí hậu, xu hướng đô thị hóa, sự

Trang 14

hội nhập quốc tế, già hóa dân số, chênh lệch thu nhập, và tình trạng

di cư lao động đến các thành phố lớn cũng như đại dịch COVID-19

đã tác động lớn đến kinh tế và cuộc sống hàng ngày của người dân Những vấn đề này đòi hỏi sự tập trung đặc biệt và giải pháp sáng tạo

để đảm bảo rằng Mục tiêu Giảm Nghèo Bền Vững có thể thực sự đạt được và duy trì hiệu quả trong thời gian tới Chính vì vậy, nhiều vấn

đề rất lớn đã và đang đặt ra đối với công tác GNBV trong giai đoạn hiện nay

1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

1.4.1 Nhận thức về giảm nghèo bền vững

Các chủ thể hoạch định và thực thi chính sách phải nhận thức đúng và đầy đủ về công tác giảm nghèo và vai trò, tầm quan trọng của chính sách GNBV tác động đến các đối tượng người nghèo thì việc hoạch định và thực thi chính sách mới liên quan đến công tác giảm nghèo mới có hiệu quả trong thực tiễn Thực tế chứng minh rằng sự nhận thức về khái niệm giảm nghèo bền vững đa dạng có thể dẫn đến đặc điểm cụ thể trong cơ chế tổ chức, chính sách, mức độ quan tâm, và ưu tiên thực hiện khác nhau

1.4.2 Nguồn lực đảm bảo thực hiện chính sách, chương

trình, dự án giảm nghèo

- Hiện nay, thực tế cho thấy rằng việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đòi hỏi cần có nguồn kinh phí đủ mạnh mẽ, và chủ yếu được cân đối từ nguồn ngân sách của quốc gia Đồng thời, cần có sự đa dạng hóa bằng cách huy động các nguồn lực khác từ xã hội, bao gồm: các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, và cả

Trang 15

sự đóng góp từ các quỹ từ thiện quốc tế, cùng với sự tham gia tích cực của cá nhân trong nước

1.4.3 Công tác tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình giảm nghèo

Nhà nước, trong vai trò quản lý vĩ mô và thực hiện kiểm soát

xã hội qua việc đưa ra chính sách, đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu GNBV và giảm thiểu nguy cơ tái nghèo Để làm được điều này, chúng ta cần xây dựng một hệ thống chính sách, chương trình, và dự án có khả năng kích thích tăng trưởng kinh tế cũng như đảm bảo rằng nhóm người nghèo và có thu nhập thấp có cơ hội hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế-xã hội

1.4.4 Các yếu tố đặc thù địa phương ảnh hưởng đến quá trình giảm nghèo bền vững

- Yếu tố về vị trí địa lý

- Yếu tố về đất đai

- Yếu tố về khí hậu và thời tiết

- Yếu tố về điều kiện xã hội

- Yếu tố về lao động

- Yếu tố về văn hóa

- Yếu tố về tôn giáo, tín ngưỡng

- Yếu tố liên quan đến dân tộc

- Yếu tố liên quan đến điều kiện kinh tế

1.4.5 Trình độ học vấn và ý thức của người nghèo

Trình độ học vấn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng kiếm việc làm và thoát nghèo của một phần người dân, đặc biệt là ở các khu vực công nghiệp, chế xuất, và đô thị mới, nơi mà cơ

Trang 16

hội việc làm có thu nhập cao và ổn định Trình độ chuyên môn kém thường đi đôi với trình độ học vấn thấp, tạo ra rào cản trong việc tiếp cận công việc có thu nhập cao

1.5 Bài học kinh nghiệm trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

1.5.1 Kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở một số quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Các đơn vị như Quận 6, Quận 11 và Huyện Bình Chánh đều

có điểm chung là đã xác định công tác giảm nghèo bền vững là một nội dung rất quan trọng trong tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội mà địa phương cần phải tập trung thực hiện và hoàn thành Tuy nhiên, mỗi quận, huyện lại phát triển những phương thức và giải pháp độc đáo, sáng tạo phù hợp với bối cảnh cụ thể của từng địa phương Điều này nhằm khuyến khích ý chí tự lực,

sự tự cường của từng hộ dân trong việc vượt qua tình trạng nghèo

đó, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình họ

1.5.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Bình Chánh Trước hết, Huyện phải xác định việc nâng cao nhận thức, ý

thức trách nhiệm của từng hộ dân tự vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, địa phương là nội dung trong tâm cần phải tập trung thực hiện Do đó, phải đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến người dân, nhất là người nghèo

Thứ hai, cấp ủy Đảng và chính quyền Huyện cần mạnh mẽ

hơn trong việc lãnh đạo, điều hành, và kêu gọi sự hỗ trợ từ hệ thống chính trị và nhân dân để chung tay thực hiện các chương trình và chính sách giảm nghèo, hướng tới sự bền vững

Ngày đăng: 10/04/2024, 15:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w