Như vậy, việc kiểm soát hoạt động thực thi quyền hành pháp của cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh có vai trò hết sức quan trọng, cụ thể: Thứ nhất, KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh thể hiện
Khái niệm về thực hiện quyền hành pháp trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh 7 1 Khái niệm, đặc điểm quyền hành pháp
Khái niệm về cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
CQHCNN là một bộ phận không thể thiếu của BMNN, được lập nên để thực hiện nhiệm vụ quản lý tất cả lĩnh vực trong đời sống xã hội Hoạt động trong CQHCNN là hoạt động điều hành, chấp hành (hành chính), tức là thực hiện các quyết định của cơ quan QLNN và trực tiếp chỉ đạo, điều hành các hoạt động xã hội hàng ngày Ở Việt Nam, dựa trên các căn cứ pháp lý khác nhau, việc phân loại CQHCNN có ý nghĩa quan trọng, qua đó xác định được vị trí, vai trò của từng loại cơ quan hành chính trong bộ máy hành chính, trên cơ sở đó hoàn thiện hơn nữa sự điều chỉnh pháp luật đối với CQHCNN
Xét trên vị trí trong CQHCNN được quy định trong Hiến pháp năm 2013, CQHCNN được chia thành: CQHCNN cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam là CP CP thống nhất quản lý việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống CQHCNN CQHCNN ở địa phương: UBND các cấp theo đơn vị hành chính; Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do QH thành lập
Xét trên phạm vi lãnh thổ, CQHCNN phân ra thành: CQHCNN ở trung ương: bao gồm CP, các bộ, cơ quan ngang bộ Đây là những cơ quan lãnh đạo toàn bộ hệ thống hành chính Việt Nam trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ hành chính nhà nước CQHCNN ở địa phương: bao gồm UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã Đây là những CQHCNN có chức năng thực hiện những hoạt động hành chính nhà nước trực tiếp tại các đơn vị hành chính trong đất nước; Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Dựa vào tính chất thẩm quyền, CQHCNN được chia thành: CQHCNN có thẩm quyền chung: bao gồm CP và UBND các cấp Các cơ quan này có nhiệm vụ thực hiện hoạt động qlnn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội CQHCNN hay CQNN có thẩm quyền riêng: Cơ quan có thẩm quyền riêng, được tổ chức thành một hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương, có chức năng tham mưu, giúp CQHCNN thẩm quyền chung cùng cấp thực hiện chức năng quản lý ngành hoặc lĩnh vực theo các đơn vị hành chính Ở trung ương, cơ quan có thẩm quyền riêng là bộ, cơ quan ngang bộ có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là thực hiện qlnn đối với ngành và lĩnh vực được giao Ở địa phương, cơ quan thẩm quyền riêng, được hình thành theo quy định của pháp luật và nhu cầu qlnn trên từng lĩnh vực của địa phương ở cấp tương ứng, chẳng hạn như: cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh là sở, ban, cục; cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện là phòng, ban; thực hiện công tác chuyên môn của UBND cấp xã là một số các chức danh được quy định cụ thể trong pháp luật: Trưởng Công an;
Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - Thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường và thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội
Xét trên nguyên tắc tổ chức và hoạt động, CQHCNN phân ra thành: CQHCNN tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể; CQHCNN tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với chế độ thủ trưởng; CQHCNN tổ chức và hoạt động theo chế độ một thủ trưởng
Từ những phân tích trên, luận văn tiếp cận CQHCNN ở cấp tỉnh gồm cơ quan có thẩm quyền chung là UBND cấp tỉnh và cơ quan có thẩm quyền riêng, được hình thành theo quy định của pháp luật và nhu cầu qlnn trên từng lĩnh vực của tỉnh như là các sở, ban, cục.
Khái niệm về thực hiện quyền hành pháp của cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
Về tổ chức QHP, chức năng hành pháp được trao cho CP đảm trách, tổ chức thực hiện QHP trên cơ sở pháp luật [37, tr.96-97] Theo đó, các yếu tố cơ bản của chức năng hành pháp là: “(i) Xác lập đường lối, chính sách của Chính phủ về đối nội và đối ngoại phù hợp với quy định của Hiến pháp và các luật; (ii) Tổ chức thực thi các quy định của Hiến pháp và các luật bằng việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp và luật; (iii) Xây dựng và duy trì hoạt động thường xuyên một bộ máy công quyền từ trung ương xuống địa phương nhằm điều hòa các mối quan hệ xã hội trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nhằm đảm bảo một trật tự an toàn chung cho mọi công dân trong xã hội; (iv) Tổ chức và quản lý các dịch vụ công, quản trị các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, quản lý hành chính việc tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước; (v) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật trong hệ thống các CQHCNN và tổ chức kiểm toán tất cả các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ NSNN” [37, tr.97]
CQHCNN cấp tỉnh thực hiện QHP ở địa phương được phân cấp, phân quyền, ủy quyền nhằm tổ chức thực thi Hiến pháp và pháp luật trên phạm vi đơn vị hành chính - lãnh thổ địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND cùng cấp và thực hiện các nhiệm vụ do CQNN cấp trên giao, qua đó bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho nhân dân địa phương, lợi ích của nhà nước trong quá trình tổ chức, điều hành mọi hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương.
Khái niệm, đặc điểm và vai trò của kiểm soát quyền hành pháp trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
Khái niệm kiểm soát quyền hành pháp trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
Về tổ chức QHP, chức năng hành pháp được trao cho CP đảm trách, tổ chức thực hiện QHP trên cơ sở pháp luật [37, tr.96-97] Theo đó, các yếu tố cơ bản của chức năng hành pháp là: “(i) Xác lập đường lối, chính sách của Chính phủ về đối nội và đối ngoại phù hợp với quy định của Hiến pháp và các luật; (ii) Tổ chức thực thi các quy định của Hiến pháp và các luật bằng việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp và luật; (iii) Xây dựng và duy trì hoạt động thường xuyên một bộ máy công quyền từ trung ương xuống địa phương nhằm điều hòa các mối quan hệ xã hội trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nhằm đảm bảo một trật tự an toàn chung cho mọi công dân trong xã hội; (iv) Tổ chức và quản lý các dịch vụ công, quản trị các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, quản lý hành chính việc tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước; (v) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật trong hệ thống các CQHCNN và tổ chức kiểm toán tất cả các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ NSNN” [37, tr.97]
CQHCNN cấp tỉnh thực hiện QHP ở địa phương được phân cấp, phân quyền, ủy quyền nhằm tổ chức thực thi Hiến pháp và pháp luật trên phạm vi đơn vị hành chính - lãnh thổ địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND cùng cấp và thực hiện các nhiệm vụ do CQNN cấp trên giao, qua đó bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho nhân dân địa phương, lợi ích của nhà nước trong quá trình tổ chức, điều hành mọi hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương
1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của kiểm soát quyền hành pháp trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
1.2.1 Khái niệm kiểm soát quyền hành pháp trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
Việc thực hiện QHP trong CQHCNN cấp tỉnh, thực chất là việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong CQHCNN cấp tỉnh trong thực tiễn Do đó KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh là kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà CQHCNN cấp tỉnh được phân cấp, phân quyền, ủy quyền
KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh có thể chia thành kiểm soát của nhà nước, do các CQNN thực hiện và kiểm soát của xã hội được thực hiện bởi các thiết chế xã hội và nó là một cấu thành trong hệ thống KSQLNN thống nhất với cùng một mục đích làm cho hoạt động của BMNN đúng Hiến pháp, luật, đạt hiệu quả, hiệu lực trong thực hiện; bảo đảm QLNN được thực thi vì Nhân dân
Từ những phân tích trên có thể hiểu: KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh là những phương thức, hình thức, quy trình, hoạt động được điều chỉnh bởi các thể chế nhằm phát hiện, ngăn chặn, loại bỏ những quyết định, hoạt động sai trái trong
CQHCNN cấp tỉnh, cá nhân thuộc CQHCNN cấp tỉnh được giao; việc thực thi QLNN (nhiệm vụ, quyền hạn) và xử lý những vi phạm trong CQHCNN cấp tỉnh và cá nhân thuộc CQHCNN cấp tỉnh để hoạt động thực hiện QLNN trong CQHCNN cấp tỉnh tuân thủ đúng Hiến pháp, luật, đúng mục đích, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc Nhân dân là chủ thể của QLNN.
Đặc điểm của kiểm soát quyền hành pháp trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
a) Đối tượng bị kiểm soát đối với hoạt động kiểm soát quyền hành pháp trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 nêu rõ đối tượng bị kiểm soát trong hoạt động KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh là toàn bộ tổ chức, cá nhân được trao và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong CQHCNN cấp tỉnh trong quá trình chấp hành, thực thi, tổ chức, điều hành, triển khai pháp luật; hoạch định, ban hành chính sách thuộc thẩm quyền Theo đó, đối tượng bị kiểm soát trong hoạt động KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh ở nước ta bao gồm toàn bộ tổ chức, cá nhân thuộc CQHCNN cấp tỉnh trong quá trình chấp hành và thực hiện quyền hành chính nhà nước ở tỉnh - quá trình thực hiện quyền hành pháp được phân công, phân cấp
Nói cách khác, đối tượng bị kiểm soát trong hoạt động KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh là tổ chức, cá nhân thuộc CQHCNN cấp tỉnh thực hiện quyền hành pháp trong CQHCNN cấp tỉnh - tức là quá trình tổ chức và hoạt động; thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong CQHCNN cấp tỉnh theo quy định của pháp luật b) Chủ thể kiểm soát quyền hành pháp trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
Chủ thể kiểm soát việc thực hiện QLNN nói chung được xác định khá đa dạng, ở mỗi nước khác nhau và ở mỗi giai đoạn khác nhau có sự quy định khác nhau Thông thường, chủ thể KSQLNN gồm các CQNN; nhân viên nhà nước; nhân dân; các đảng phái chính trị; các cơ quan ngôn luận, báo chí; các tổ chức xã hội khác, Ở nước ta, chủ thể KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh là các cơ quan, tổ chức, cá nhân với những hoạt động của mình, có tác động đến hoạt động thực hiện QHP trong CQHCNN cấp tỉnh nhằm bảo đảm cho các hoạt động này hợp pháp Nếu xét từ nguyên tắc QHP thuộc về Nhân dân thì rõ ràng, mọi cá nhân, tổ chức đều có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động thực hiện QHP trong CQHCNN cấp tỉnh
Chủ thể kiểm soát việc thực hiện QHP là các CQNN: Hoạt động KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh của các CQNN rất quan trọng, đặc biệt là các cơ quan chuyên trách, chuyên môn là hiệu quả nhất
Chủ thể kiểm soát là nhân dân: trong xã hội hiện đại nhân dân thường được tuyên bố là chủ thể của QHP, tất cả QHP thuộc về nhân dân, do vậy, hiến pháp, pháp luật của các quốc gia đều quy định nhân dân có quyền và có trách nhiệm KSQHP
Các CQNN, nhân viên nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân…
Sự kiểm soát của nhân dân đối với việc thực hiện QHP trong CQHCNN cấp tỉnh có thể trực tiếp và cũng có thể gián tiếp thông qua các tổ chức do nhân dân lập ra
Chủ thể KSQHP là các tổ chức chính trị - xã hội: ngoài nhà nước còn tồn tại khá nhiều các tổ chức chính trị - xã hội khác nhau, đặc biệt là tổ chức đảng cầm quyền
Các tổ chức này được thành lập bởi nhiều lực lượng khác nhau trong xã hội vì những mục đích khác nhau, song sự tồn tại, hoạt động và lợi ích của chúng luôn liên quan đến QHP nên họ cũng ở những mức độ khác nhau quan tâm đến việc KSQHP
Trong giới hạn của luận văn, chủ thể KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh được xác định nghiên cứu dựa vào phương thức kiểm soát bên trong hệ thống QLNN và phương thức kiểm soát xã hội đối với việc thực thi QHP trong CQHCNN cấp tỉnh
Và đây cũng là trục phân tích của luận văn từ lý luận tới thực trạng pháp lý, thực tiễn thực hiện cũng như giải pháp bảo đảm KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh ở Việt Nam Đối với KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh của CQNN, trong giới hạn của luận văn có các chủ thể kiểm soát được xác định như sau: (1) QH; (2) CP; (3) TAND; (4) HĐND cấp tỉnh; (5) KTNN Đối với KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh bằng thiết chế xã hội thì các chủ thể được xác định như sau: (1) Đảng Cộng sản Việt Nam; (2) Liên minh chính trị - MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội khác, các tổ chức xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, hiệp hội, (3) Các tổ chức báo chí - truyền thông; (4) Nhân dân c) Phương thức kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
Mỗi chủ thể khác nhau sử dụng các hình thức khác nhau để thực hiện hoạt động kiểm soát của mình “Phương thức” được hiểu là cách thức chủ thể triển khai, thực hiện một hoạt động nhất định thông qua các cơ chế, quy trình và dựa trên những chuẩn mực, nguyên tắc, quy định nhằm đạt được những mục tiêu xác định Phương thức KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh rất đa dạng, phụ thuộc vào mỗi quốc gia và mỗi thời kỳ khác nhau Việc kiểm soát thông thường diễn ra bằng các hình thức cơ bản sau: hoạt động báo cáo của các cơ quan, nhân viên nhà nước; hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo dõi thi hành pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền; hoạt động chất vấn, điều trần, bỏ phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu bất tín nhiệm, ; hoạt động kiểm toán; hoạt động trưng cầu ý dân; hoạt động phản biện xã hội; mỗi chủ thể kiểm soát có thể thực hiện một hoặc nhiều hình thức trên để KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh
Gắn với chủ thể kiểm soát, phương thức KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh được phân chia thành hai phương thức, bao gồm phương thức kiểm soát của các CQNN và phương thức kiểm soát của xã hội đối với việc thực hiện QHP của
Phương thức KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh của các CQNN là sự kiểm soát mang tính QLNN, do các CQNN đảm nhiệm, gắn với chủ thể có thẩm quyền theo Hiến định và luật định Phương thức KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh của các CQNN được thực hiện thông qua các hoạt động kiểm soát cụ thể, bao gồm thiết lập, bầu, bãi bỏ, xem xét việc tổ chức, thực thi QHP của CQHCNN cấp tỉnh; giám sát của QH; giám sát của HĐND cùng cấp; kiểm tra của cơ quan hành chính cấp trên đối với cấp dưới; thanh tra của Thanh tra nhà nước; kiểm toán của KTNN; kiểm tra, giám sát trong nội bộ CQHCNN cấp tỉnh; kiểm soát thông qua hoạt động xét xử của Tòa án
Phương thức kiểm soát của xã hội đối với KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh là sự kiểm soát mang tính xã hội, được thực hiện bởi các thiết chế xã hội Phương thức kiểm soát bên ngoài nhà nước lại được thực hiện thông qua các hoạt động kiểm soát cụ thể, bao gồm: sự kiểm tra, giám sát của Đảng, cấp ủy đối với đảng viên; kiến nghị, góp ý, giám sát, phản biện xã hội; phóng sự điều tra, bản tin của các phương tiện thông tin đại chúng; KNTC của người dân d) Nội dung kiểm soát quyền hành pháp trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
Các quốc gia thường quy định việc KSQLNN đối với một số nội dung cơ bản sau:
Vai trò của kiểm soát quyền hành pháp trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
Thứ nhất, KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh thể hiện bản chất dân chủ của nhà nước
Một là, bản chất dân chủ của nhà nước được thể hiện thông qua tính đa dạng của các chủ thể thực hiện hoạt động kiểm soát như: CQNN cấp trên (QH, CP, Bộ );
Cơ quan đại diện cùng cấp (HĐND); Tổ chức xã hội (theo nghĩa rộng); Công dân;
Cơ quan báo chí; CQHCNN (UBND) có quyền kiểm tra, thanh tra bao hàm mọi vấn đề thuộc mọi ngành, lĩnh vực quản lý ở địa phương (kiểm tra nội bộ)
Hai là, bản chất dân chủ của nhà nước được thể hiện thông qua các nội dung và hình thức kiểm soát, thông qua hình thức giám sát của nhân dân trong một số hoạt động trong CQHCNN cấp tỉnh như: giám sát đội ngũ cán bộ, công chức trong việc thực thi chức trách nhiệm vụ; giám sát việc bảo đảm quyền tự do và lợi ích chính đáng của công dân…
Ba là, bản chất dân chủ của nhà nước được thể hiện thông qua các quy định về đối tượng kiểm soát, về hậu quả pháp lý của các phương thức kiểm soát
Như vậy, KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh là một trong những biện pháp bảo đảm QLNN hay QHP thuộc về nhân dân; là biện pháp đẩy lùi tiêu cực nảy sinh trong hoạt động trong CQHCNN cấp tỉnh Kiểm soát bên ngoài hay kiểm soát nội bộ không chỉ nâng cao tính dân chủ của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân mà còn vì lợi ích của nhân dân
Thứ hai, bảo đảm pháp chế, kỷ luật; phòng ngừa sai phạm trong quản lý hành chính nhà nước trong CQHCNN cấp tỉnh
Thông qua hoạt động KSVTHQLNN trong CQHCNN cấp tỉnh bởi các thiết chế kiểm soát bên trong, kiểm soát bên ngoài, các vi phạm pháp luật được phát hiện và được xử lý Khi đó, nền pháp chế được bảo vệ, đồng thời cũng tạo ra tính kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước ở địa phương Ý nghĩa của hoạt động này là ngăn chặn, phát hiện, hạn chế và xử lý kịp thời, triệt để các hành vi vi phạm pháp luật, qua đó bảo đảm pháp luật đi vào cuộc sống và phát huy tối đa hiệu quả; khắc phục những hạn chế, yếu kém của bộ máy quản lý và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước
Thứ ba, kiểm soát đối với việc thực hiện QHP trong CQHCNN cấp tỉnh góp phần bảo đảm và bảo vệ QCN, QCD, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Xét cho cùng, mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của công dân về nguyên tắc đều được giải quyết cuối cùng ở cấp tỉnh từ hành chính cho đến tư pháp, do đó, KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh để CQHCNN cấp tỉnh thực hiện QHP đúng Hiến pháp, pháp luật, đạt mục đích và hiệu quả cuối cùng cũng là để bảo đảm QCN, QCD; là thành quả của mục tiêu xây dựng NNPQ là phương tiện để bảo đảm QCN, QCD
Thứ tư, bảo đảm việc thực thi QHP trong CQHCNN cấp tỉnh đúng mục đích, khoa học, hiệu quả đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ, duy trì trật tự xã hội dân chủ và ổn định
Thông qua hoạt động kiểm soát, kiểm nghiệm mô hình tổ chức, thực hiện QHP của UBND cấp tỉnh đã khoa học, hiệu quả, hoạt động đã đúng mục đích chưa, cần thay đổi những gì để việc thực hiện QHP mang lại lợi ích cho nhân dân, tạo điều kiện cho xã hội phát triển nhanh và bền vững vì hạnh phúc con người Việc phân công, phối hợp và kiểm soát QLNN nói chung, KSQHP của UBND cấp tỉnh nói riêng nhằm bảo đảm cho QLNN là thống nhất, bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả từ trung ương tới địa phương.
Các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến kiểm soát thực hiện quyền hành pháp của cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
Yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội
Kinh tế phản ánh tập trung trình độ phát triển về đời sống vật chất, đời sống chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước của một quốc gia nói chung, của từng vùng lãnh thổ nói riêng Thực trạng và chất lượng phát triển kinh tế sẽ thể hiện khả năng đảm bảo về vật chất, về trí tuệ, về dân chủ cho kiểm soát QLNN nói chung, kiểm soát QHP của
CQHCNN cấp tỉnh nói riêng Nền kinh tế - xã hội ở trong tỉnh phát triển năng động, bền vững sẽ là điều kiện thuận lợi để tiến hành các hình thức KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh đạt hiệu quả cao, đặc biệt là phương thức kiểm soát từ phía người dân khi đời sống nhân dân được nâng cao, sự hiểu biết của người dân phát triển thì sự tham gia của người dân vào qlnn về kinh tế - xã hội của địa phương càng lớn Ngược lại, khi nền kinh tế - xã hội chậm phát triển thiếu bền vững, nhiều giá trị xã hội sẽ bị xói mòn sẽ có tác động tiêu cực tới chất lượng, hiệu quả đối với hoạt động KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh Điều đó nói lên rằng, yếu tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động KSQLNN nói chung và KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh nói riêng
Các yếu tố văn hóa thường thuộc về một môi trường văn hóa - xã hội nhất định và gắn liền với một phạm vi không gian - xã hội nhất định, nơi các cá nhân và cộng đồng xã hội tổ chức các hoạt động sống, lao động, sinh hoạt, cùng nhau tạo dựng, thừa nhận và chia sẻ các giá trị văn hóa, lối sống, phong tục, tập quán, tôn giáo và tín ngưỡng Việc phân chia tỉnh phụ thuộc một phần các yếu tố văn hóa - xã hội của một vùng, lãnh thổ Các yếu tố văn hóa - xã hội có ảnh hưởng tới KSQLNN, KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh bao gồm: các giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa pháp luật, lối sống, các phong tục, tập quán trong xã hội, dư luận xã hội về thông tin đại chúng ở trong một tỉnh nhất định Các yếu tố nêu trên, ở chừng mực khác nhau, tác động đến việc thực hiện QHP của CQHCNN cấp tỉnh, bao gồm những tác động tích cực và cả những tác động tiêu cực.
Yếu tố pháp lý
Yếu tố pháp lý có thể được nhìn nhận qua không gian, thời gian xác định Ở một quốc gia tuy có sự thống nhất về hệ thống pháp luật, nhưng giữa các vùng, miền, địa phương, yếu tố pháp lý lại có sự phân hóa đa dạng Các yếu tố này có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh Mức độ hoàn thiện các quy định của pháp luật về kiểm soát QLNN nói chung và KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh có thể dựa trên các tiêu chí khác nhau, nhưng tựu chung lại tập trung ở các tiêu chí căn bản, đó là tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp
Tính toàn diện của các quy định pháp luật về kiểm soát QLNN và KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh đòi hỏi mọi hoạt động kiểm soát phải được điều chỉnh bằng pháp luật, bao gồm các quy định về các chủ thể kiểm soát, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể đó, thủ tục, phương thức, cách thức thực hiện kiểm soát Tính đồng bộ các quy định của pháp luật về KSQLNN nói chung và KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh nói riêng đòi hỏi các văn bản quy định về KSQLNN phải tạo thành một chỉnh thể thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo Tính phù hợp các quy định của pháp luật về KSQLNN nói chung và KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh đòi hỏi các văn bản, các quy định trong các văn bản phải phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội.
Yếu tố trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật
Dân trí và hiểu biết pháp luật của nhân dân phát triển đến một mức độ nhất định sẽ giúp nhân dân hiểu rõ trách nhiệm của nhà nước là như thế nào trong việc phục vụ mình Đồng thời, nhân dân sẽ biết cách sử dụng hiệu quả hơn các công cụ mà pháp luật trao cho để kiểm soát hoạt động của các CQNN
Mặt khác, dân trí cao khiến nhận thức về chính trị của nhân dân được nâng cao Rõ ràng, khi nào người dân chưa thực sự quan tâm đến đời sống chính trị đất nước, chưa nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc tham gia vào công việc qlnn, quản lý xã hội thì khi đó khó có thể có được (dù là không hiệu quả) sự kiểm soát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước Đồng thời, trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của các tầng lớp nhân dân ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành công luận Ở những tỉnh mà người dân có trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật cao thì người dân hiểu được vị trí, vai trò xã hội cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân từ đó tăng cường sự tham gia tham gia qlnn, xã hội và do đó tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động của CQHCNN cấp tỉnh.
Sự tham gia của các tổ chức xã hội và công dân đối với kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyền hành pháp của cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
Trong xu hướng dân chủ và pháp quyền hiện nay, ngoài sự KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh do các CQNN, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện, các hoạt động của CQHCNN cấp tỉnh còn được kiểm soát bởi các tổ chức xã hội và công dân thông qua quyền tham gia của các tổ chức và công dân vào hoạt động hành chính nhà nước tại địa phương Sự tham gia vào hoạt động hành chính nhà nước của các chủ thể này tùy thuộc vào tính tích cực của họ Sự tham gia này có ý nghĩa lớn trong việc bảo đảm hoạt động của các CQHCNN cấp tỉnh đạt hiệu quả, hiệu lực thể hiện ở việc: góp phần thúc đẩy việc giải quyết các vấn đề công; thúc đẩy chính sách công; góp phần hạn chế sự sai lầm trong giải quyết các vấn đề công và chính sách, nâng cao chất lượng chính sách; góp phần thực thi chính sách hiệu quả; nâng cao hiệu quả và chất lượng phục vụ công; bảo đảm quyền con người, quyền công dân không bị xâm phạm bởi hoạt động của UBND cấp tỉnh; củng cố niềm tin của người dân đối với hoạt động của CQHCNN cấp tỉnh
Trong điều kiện Việt Nam, các hội được thành lập dựa trên cơ sở quyết định của các CQHCNN, không ít những hội hoạt động dựa trên cơ sở kinh phí nhà nước, do đó khó thực hiện chức năng giám sát đối với hoạt động QLNN nói chung và kiểm soát đối với việc thực hiện QHP trong CQHCNN cấp tỉnh Mặt khác tính chính trị của nhân dân ở nước ta còn hạn chế, người dân cũng ít quan tâm đến hoạt động của công quyền, nếu công quyền không gây tổn hại trực tiếp đến các quyền, lợi ích của mình Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT QUYỀN HÀNH PHÁP TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Thực trạng hoạt động kiểm soát quyền hành pháp trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay
2.1.1 Thực trạng kiểm soát của cơ quan nhà nước đối với quyền hành pháp trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
2.1.1.1 Thực trạng giám sát của Quốc hội a Hoạt động giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của VBQPPL
Hiến pháp năm 2013, Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND quy định chủ thể có quyền giám sát VBQPPL trong CQHCNN cấp tỉnh là ĐBQH và các Đoàn ĐBQH ở địa phương Trong quá trình thực hiện giám sát, các chủ thể này đã tập trung vào xem xét tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và tính khả thi của VBQPPL, tiến độ ban hành VBQPPL để kịp thời trong công tác điều hành, qlnn trong CQHCNN các cấp ở địa phương
Thực tiễn công tác giám sát những năm qua, các Đoàn ĐBQH và ĐBQH còn nhiều lúng túng trong việc thực hiện quyền giám sát VBQPPL Nhiều ĐBQH không rõ đó là quyền hay trách nhiệm, và nếu là trách nhiệm thì đó là công việc thường xuyên đối với tất cả các VBQPPL được triển khai thực hiện hay chỉ đối với một số văn bản do CQHCNN cấp tỉnh ban hành Hoạt động giám sát VBQPPL của Đoàn ĐBQH và ĐBQH thường được lồng ghép với các hoạt động giám sát chuyên đề, vì vậy, ít khi phát hiện được dấu hiệu vi phạm pháp luật [12, tr.301] Đề án công tác giám sát của QH đánh giá: “Dù không ít văn bản do các Bộ, ngành hoặc Chính quyền địa phương ban hành có dấu hiệu vi phạm pháp luật (được phát hiện qua công tác kiểm tra của ngành Tư pháp, qua báo chí) nhưng chưa được các Đoàn ĐBQH, các ĐBQH kịp thời phát hiện và bày tỏ ý kiến” [34, tr.25] b Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
Hoạt động giám sát việc giải quyết KNTC thể hiện tập trung ở việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư KNTC của công dân Trong những năm gần đây (2015- 2018), đơn thư KNTC gửi đến QH đang có chiều hướng tăng Cụ thể, qua tổng hợp báo cáo cho thấy, QH, các cơ quan của QH, Ban của UBTVQH đã tiếp nhận và xử lý 85.240 đơn thư KNTC và kiến nghị phản ánh của cử tri Nội dung khiếu nại về hành chính tập trung chủ yếu về lĩnh vực đất đai, liên quan đến thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tranh chấp đất đai, đòi lại đất cũ; về ô nhiễm môi trường; về chế độ bảo hiểm xã hội, chính sách người có công, bình xét hộ nghèo; chuyển đổi mô hình chợ Nội dung tố cáo phần lớn là tố cáo về các hành vi vi phạm trong việc quản lý đất đai; quy chế thực hiện dân chủ trong xây dựng nông thôn mới; thực hiện không nghiêm túc các quyết định xử lý, giải quyết của cấp có thẩm quyền; vi phạm nguyên tắc quản lý kinh tế, tài chính; đầu tư xây dựng [28] c Giám sát của đoàn giám sát của QH
Hằng năm QH, UBTVQH, HĐDT và các Ủy ban của QH thành lập các Đoàn giám sát để thực hiện giám sát hoạt động của các cơ quan thuộc CP, hoạt động của các CQNN tại địa phương Tùy theo tính chất, mức độ của sự việc mà thành phần mỗi đoàn giám sát có thể gồm có: Chủ tịch QH, Phó Chủ tịch QH, Ủy viên UBTVQH, đại diện của HĐDT, các Ủy ban của QH, ĐBQH Ngoài ra, căn cứ vào tính chất của từng hoạt động giám sát cụ thể mà có thể có đại diện của TAND tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Bảng 2.1: Số lượng đoàn giám sát của các cơ quan của QH (2015-2019)
Các cơ quan của QH 2015 2016 2017 2018 2019
UB Văn hóa giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng 2 7 9 10 9
UB Khoa học công nghệ và Môi trường 5 8 11 10 9
UB An ninh quốc phòng 1 3 6 6 5
Các cơ quan của QH 2015 2016 2017 2018 2019
UB các vấn đề xã hội 1 15 5 8 9
UB Tài chính - Ngân sách 2 7 6 8 8
(Nguồn: Số liệu do Văn phòng QH cung cấp)
Số lượng các đoàn giám sát những năm gần đây có xu hướng tăng lên, điều đó thể hiện sự giám sát kịp thời của QH, khắc phục tình trạng QH chỉ ngồi một chỗ trong phòng kính và giám sát cơ quan thực hiện QHP ở địa phương bằng hình thức xét các báo cáo gửi đến [12, tr332]
Nội dung giám sát của QH rất phong phú như tổ chức đoàn giám sát về địa phương giải quyết KNTC; giám sát chương trình xóa đói, giảm nghèo; giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị; Thực hiện Nghị quyết số 14/2016/QH14 ngày 27/7/2016 của QH về chương trình hoạt động giám sát của QH năm 2017, Nghị quyết số 20/2016/QH14 ngày 28/7/2017 của QH về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016”, Nghị quyết số 258/NQ-UBTVQH14 ngày 21/9/2016 của UBTVQH về danh sách Ủy viên Đoàn giám sát, Đoàn giám sát đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-ĐGS ngày 30/11/2016 để xác định cụ thể yêu cầu, nội dung, tiến độ công việc Đoàn công tác tiến hành giám sát trực tiếp đối với 15 Bộ, ngành ở trung ương và 15 địa phương (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà Giang, Tuyên Quang, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Kiên Giang, Lâm Đồng, Bình Phước); tổ chức một số hội thảo, hội nghị chuyên đề để thảo luận, lấy ý kiến các vị ĐBQH, đại diện các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức hữu quan, các chuyên gia, nhà khoa học về các vấn đề thuộc phạm vi giám sát và kết quả giám sát d Thực trạng giám sát theo chuyên đề
Năm 2019, QH và UBTVQH tổ chức 04 chuyên đề, nội dung chuyên đề giám sát phù hợp, đề cập đến những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, đáp ứng nguyện vọng của cử tri Về hoạt động giám sát việc thực hiện các nghị quyết của QH về chất vấn và giám sát chuyên đề, tại kỳ họp thứ 6, QH đã giám sát việc thực hiện các nghị quyết của QH về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4 Hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và giám sát việc tiếp công dân, giải quyết KNTC của công dân cũng có chuyển biến tích cực, nhiều kiến nghị đã được giải quyết thấu đáo, mang lại sự hài lòng, phấn khởi của đông đảo cử tri [18]
Như vậy, giám sát theo chuyên đề là một hoạt động giám sát thực tế đáng ghi nhận của QH Việt Nam Giám sát chuyên đề là hình thức giám sát sâu sát nhất, cụ thể nhất trên thực tiễn và đang thể hiện tính hiệu quả e Giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương
Khảo sát 63 báo cáo tổng kết nhiệm kỳ QH khóa XIII của 63 đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho thấy, có tới 47 báo cáo cùng chung nhận định về hạn chế trong hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương như sau: Hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương thường được tổ chức theo hình thức Đoàn giám sát chuyên đề của Đoàn ĐBQH; việc ĐBQH xây dựng và triển khai thực hiện chương trình giám sát riêng theo quy định của Luật hoạt động giám sát là chưa được thực hiện Nhiều ĐBQH kiêm nhiệm cũng không bố trí được thời gian tham gia các Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH Một số Đoàn ĐBQH còn đánh giá: Các hoạt động giám sát tại địa phương còn phụ thuộc nhiều vào chương trình giám sát chung của QH, UBTVQH, nội dung giám sát còn ít, chưa theo kịp với yêu cầu thực tế đặt ra; việc phối hợp giữa Đoàn ĐBQH với thường trực HĐND còn hạn chế [36, tr.93]
2.1.1.2 Thực trạng kiểm soát của Chính phủ a Thông qua thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
Theo số liệu cung cấp từ Bộ Tư pháp, tính đến hết năm 2015, Bộ đã tiến hành kiểm tra 2.391 văn bản, tăng 617 văn bản so với năm 2011 (1.774 văn bản), nhưng giảm 1.496 văn bản so với năm 2014 (3.887 văn bản) Qua hoạt động kiểm tra, Bộ đã phát hiện 44 văn bản có nội dung, thẩm quyền sai quy định (chiếm 1,84% trên tổng số văn bản được kiểm tra); trong đó có 27 văn bản ban hành từ cấp địa phương Ngoài ra, có 459 văn bản sai sót về thể thức, kỹ thuật Qua đó, Bộ đã chỉ đạo tiến hành xem xét, xử lý và đến 01/2016 đã có 14 văn bản đã được xử lý xong, các văn bản khác đang trong thời gian xử lý Các kết quả trên cho thấy, chất lượng thẩm định VBQPPL tuy đã được cải thiện một bước, nhưng vẫn tồn tại những nội dung thiếu tính khả thi, chưa hợp lý Năm 2018, Báo cáo của Bộ Tư pháp gửi Thủ tướng CP đánh giá hậu quả, tác hại của việc ban hành văn bản trái pháp luật đã chỉ ra: các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương đã phát hiện 5.639 văn bản trái pháp luật trong năm 2017, trong đó, 1.236 VBQPPL trái pháp luật về thẩm quyền ban hành và nội dung; 3.829 VBQPPL sai sót về căn cứ pháp lý, hình thức và kỹ thuật trình bày thể thức văn bản; 574 văn bản không phải là VBQPPL nhưng có chứa QPPL [20]
Năm 2018, các bộ, cơ quan ngang bộ (bao gồm cả Bộ Tư pháp) và địa phương đã thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền đối với 19.477 văn bản; trong đó, các bộ, cơ quan ngang bộ kiểm tra được 7.979 văn bản (trong đó có 7.822 VBQPPL), các địa phương kiểm tra được 11.498 văn bản (trong đó có 8.422 VBQPPL) Qua công tác kiểm tra, các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương đã phát hiện 317 VBQPPL trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền ban hành, giảm gần 50% so với năm 2017 (trong đó gồm 17 VBQPPL của cơ quan cấp bộ; 59 VBQPPL của CQĐP cấp tỉnh; 241 văn bản của QPPL của CQĐP cấp huyện và cấp xã); 160 văn bản không phải là VBQPPL nhưng có chứa QPPL Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp đã thực hiện kiểm tra 5.557 văn bản; phát hiện và đã công bố kết quả kiểm tra đối với 84 văn bản sai về nội dung, thẩm quyền ban hành (27 văn bản cấp bộ và 57 văn bản của HÐND và UBND cấp tỉnh) [19] b Thông qua hoạt động tiếp công dân của Thanh tra chính phủ
Thực hiện Luật tiếp công dân và chỉ đạo của TTCP, Tổng TTCP và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng CP đã tổ chức tiếp dân tại Trụ sở tiếp công dân trung ương và tại địa phương nơi xảy ra vụ việc KNTC Qua tiếp dân đã có ý kiến kết luận, trình TTCP chỉ đạo giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc KNTC đông người, phức tạp, kéo dài
Kết quả về hoạt động tiếp công dân năm 2018 [3]: TTCP chủ trì, phối hợp với các cơ quan thực hiện tốt công tác tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đã tiếp 4.697 lượt với 18.566 công dân đến trình bày 3.602 vụ việc; trong đó, khiếu nại 2.117 vụ việc, tố cáo 503 vụ việc, phản ánh và kiến nghị 982 vụ việc; có 525 lượt đoàn đông người; 13.802 đơn thư gửi đến TTCP và Trụ sở Tiếp công dân Trung ương, đã xử lý 13.632 đơn, còn 170 đơn đang xử lý Trong số đơn đã xử lý có 4.348 đơn đủ điều kiện xử lý, chiếm 32% (khiếu nại 3.546 đơn, tố cáo 205 đơn, kiến nghị và phản ánh 597 đơn) c Thông qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng
Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của ngành Thanh tra, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh cho biết, năm 2016, toàn ngành đã triển khai 6.586 cuộc thanh tra hành chính và 252.592 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm về kinh tế hơn 59,4 nghìn tỷ đồng, 4 nghìn ha đất, đã kiến nghị thu hồi hơn 37,9 nghìn tỷ đồng, Về thanh tra hành chính, TTCP tiến hành 55 cuộc thanh tra Đã công bố kết luận của 21 cuộc, phát hiện sai phạm số tiền có giá trị rất lớn hơn 11 nghìn tỷ đồng; kiến nghị thu hồi hơn 5 nghìn tỷ đồng; kiến nghị, xử lý khác hơn 6 nghìn tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra xử lý 5 vụ, 40 đối tượng Thanh tra các bộ, ngành, địa phương triển khai 6.531 cuộc thanh tra, kết thúc và công bố kết luận 5.228 cuộc; phát hiện sai phạm số tiền hơn 4,5 nghìn tỷ đồng, 4 nghìn ha đất; kiến nghị thu hồi 690 tỷ đồng Về thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, Thanh tra các bộ, ngành trung ương và sở, ngành cấp tỉnh đã tiến hành 252.592 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với 516.604 tổ chức, đơn vị, cá nhân trên các lĩnh vực Qua thanh tra đã phát hiện 198.578 tổ chức, cá nhân có vi phạm, tổng số tiền vi phạm hơn 43,7 nghìn tỷ đồng; kiến nghị thu hồi hơn 32,2 nghìn tỷ đồng; ban hành 162.894 quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 5,4 nghìn tỷ đồng
Toàn ngành cũng đã đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 3.388 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra, thu hồi và xử lý khác 10,5/14,9 nghìn tỷ đồng, đạt tỷ lệ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT QUYỀN HÀNH PHÁP
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể đối với kiểm soát quyền hành pháp trong cơ
hành pháp trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
3.1.1 Tăng cường phương thức kiểm soát của các cơ quan nhà nước
3.1.1.1 Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội
Thực hiện chế độ ĐBQH chuyên nghiệp, chuyên trách; đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, người giúp việc cho ĐBQH ĐBQH hoạt động phải vì mục tiêu phục vụ yêu cầu của cử tri đã bầu ra mình Hoạt động giám sát của ĐBQH được thực hiện chủ yếu do yêu cầu, động viên ý chí, nguyện vọng của nhân dân Nâng cao năng lực của ĐBQH bởi chất lượng giám sát của QH phụ thuộc vào chất lượng giám sát của từng ĐBQH Các ĐBQH cần tiếp tục nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng giám sát; cần tập huấn về kỹ năng giám sát độc lập; rèn luyện lòng tin về công bằng, về lợi ích Nhân dân, quốc gia, dân tộc; nâng cao bản lĩnh trách nhiệm không khoan nhượng trước hành vi vi phạm pháp luật Để giám sát chuyên đề của QH, cần lựa chọn nội dung chuyên đề có trọng tâm, trọng điểm; Thu thập thông tin chuyên sâu về vấn đề giám sát và đối tượng giám sát; Ý kiến, kiến nghị có nội dung cụ thể, rõ ràng; Nếu có vi phạm thì cần có biện pháp xử lý trách nhiệm Chủ động xây dựng các chuyên đề giám sát phù hợp với tình hình thực tế nhưng vẫn đảm bảo được tính hệ thống, liên tục Bên cạnh việc xây dựng chuyên đề giám sát thông thường theo từng năm, nên xây dựng cả việc giám sát chuyên đề theo giai đoạn
Nghiên cứu thành lập cơ quan chuyên trách của QH để tiếp nhận và giám sát giải quyết khiếu kiện QH, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của QH trong phạm vi, thẩm quyền của mình có trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận khiếu nại của công dân và giám sát việc giải quyết khiếu nại của công dân Trên thực tế hiệu quả của hoạt động này không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu, mong đợi của công dân
3.1.1.2 Tăng cường hoạt động kiểm soát của Chính phủ
Chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề phân cấp phân quyền giữa trung ương - địa phương theo xu hướng tiếp thu có chọn lọc các hạt nhân cơ bản của nguyên tắc phân quyền, vì vậy cần xem xét đến việc điều chỉnh nguyên tắc hoạt động tổ chức BMNN “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” theo định hướng rõ ràng giữa sự thống nhất và phân công quyền lực Ngoài ra, đối với các chính sách, quy định về phân cấp quyền lực cho địa phương, cần thiết phải ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, nhanh chóng, kịp thời, tránh tình trạng cấp CQĐP khi áp dụng các quy định của trung ương có sự lúng túng, đôi khi là tự giải thích dẫn đến một số sai phạm như thời gian vừa qua
Thanh tra nhà nước phối hợp với KTNN rà soát, sửa đổi hoàn thiện Quy chế phối hợp giữa hai cơ quan, trong đó tập trung vào việc phối hợp, xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm toán; xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán và kế thừa kết quả hoạt động giữa hai cơ quan TTCP phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ và các đơn vị liên quan rà soát, báo cáo đề xuất việc sửa đổi, bổ sung pháp luật về thanh tra theo hướng phân định rõ thẩm quyền thanh tra của TTCP và Thanh tra các bộ, cơ quan ngang bộ; hoàn thiện hướng dẫn về quy trình, nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra; quy định về xây dựng định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra
Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo trong CQHCNN cấp tỉnh Báo cáo trong CQHCNN cấp tỉnh đặc biệt quan trọng trong việc CP nắm bắt, theo dõi thông tin về hoạt động trong CQHCNN cấp tỉnh Yêu cầu của báo cáo là phản ánh trung thực, toàn diện, đầy đủ, chính xác, kịp thời những vấn đề mà CP cần và phải biết Cần rà soát lại chế độ báo cáo của các CQHCNN cấp tỉnh và xem xét vấn đề trách nhiệm pháp lý trong việc thực hiện chế độ báo cáo
3.1.1.3 Tăng cường hoạt động kiểm soát của Tòa án
Thiết lập cơ chế phối hợp ràng buộc trách nhiệm giữa CQHCNN cấp tỉnh, các cơ quan thuộc CQHCNN cấp tỉnh, người có thẩm quyền và tòa án hành chính khi phát sinh tranh chấp hành chính Nếu CQHCNN cấp tỉnh và các cơ quan thuộc CQHCNN cấp tỉnh, người có thẩm quyền nhận thức rõ ràng về vị trí, vai trò của
Tòa án hành chính thì sẽ thận trọng hơn khi ra quyết định hành chính và người có thẩm quyền cũng sẽ xem xét kỹ lưỡng trước khi xảy ra hành vi vi phạm hành chính có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Mặt khác, khi có yêu cầu, đề nghị, kiến nghị của Tòa án, họ sẽ ý thức được trách nhiệm của mình trong việc trả lời
Phân định rõ trách nhiệm giám sát của tòa án hành chính trong quá trình giải quyết vụ án hành chính đối với các CQHCNN cấp tỉnh bằng cách quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án hành chính và trách nhiệm cụ thể trong CQHCNN cấp tỉnh khi nhận được đề nghị của tòa án hành chính Xác định rõ quy trình thực hiện, bộ phận giám sát thực hiện
Phân định rõ trách nhiệm pháp lý của các CQHCNN cấp tỉnh trong trường hợp không thực hiện kiến nghị của Tòa án, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
3.1.1.4 Tăng cường hoạt động kiểm soát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh Đổi mới cơ chế bầu cử bảo đảm quyền bầu cử thực chất của nhân dân, đổi mới cơ chế tổ chức HĐND cấp tỉnh theo hướng nâng cao tính độc lập của HĐND cấp tỉnh so với UBND cấp tỉnh, đặc biệt cần hạn chế tối đa việc làm bán chuyên trách, phát huy cơ chế đại biểu chuyên trách, chuyên nghiệp Trên cơ sở đó, luật quy định thêm nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND với tư cách là cơ quan tự quản ở địa phương
Các Ban của HĐND cấp tỉnh cần chủ động trong công tác thẩm tra, bảo đảm kết quả thẩm tra toàn diện, sát thực, có tính phản biện, làm cơ sở để HĐND cấp tỉnh thảo luận và quyết định các vấn đề lớn, quan trọng của địa phương
HĐND cấp tỉnh cần tiếp tục nâng cao vai trò, trình độ, kỹ năng hoạt động của HĐND cấp tỉnh vì HĐND cấp tỉnh phải gắn bó với cử tri, lắng nghe, phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri, vừa giám sát, vừa tác động, đôn đốc cơ quan có thẩm quyền giải quyết thỏa đáng ý kiến, nguyện vọng của cử tri HĐND cấp tỉnh phải có trách nhiệm nâng cao năng lực và trách nhiệm cho ĐBHĐND cấp tỉnh như tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho đại biểu tham gia hoạt động giám sát của Thường trực HĐND cấp tỉnh và các Ban của HĐND cấp tỉnh; quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND; chú trọng khâu giám sát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND cấp tỉnh; tiếp tục nâng cao chất lượng bộ máy tham mưu giúp việc cho HĐND cấp tỉnh Hơn nữa, HĐND cấp tỉnh cần làm tốt công tác hậu giám sát Công tác giám sát sẽ kém hiệu quả nếu các kiến nghị sau giám sát không được các cơ quan tiếp thu và nghiêm túc thực hiện Thường trực HĐND cấp tỉnh và các Ban của HĐND cấp tỉnh cần tăng cường hơn nữa công tác giám sát, đôn đốc việc thực hiện kết luận giám sát của các đối tượng giám sát Cần tổ chức giám sát lại và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý đối với trường hợp không thực hiện nghiêm túc kết luận giám sát
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Thường trực HĐND cấp tỉnh, Uỷ ban MTTQ, UBND cấp tỉnh, tạo điều kiện để HĐND cấp tỉnh thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình Tiếp tục đổi mới công tác tổ chức và điều hành kỳ họp, giảm thời gian đọc báo cáo, tờ trình, dành nhiều thời gian để đại biểu tham gia thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp Nội dung, chương trình kỳ họp phải được chuẩn bị chu đáo, đầy đủ; hạn chế việc bổ sung, rút khỏi chương trình kỳ họp những nội dung đã được thống nhất Tài liệu kỳ họp phải được gửi đến Thường trực HĐND cấp tỉnh đầy đủ, đúng thời gian quy định HĐND cấp tỉnh cần thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát, khảo sát của Thường trực và các ban của HĐND cấp tỉnh; xem xét, giải quyết và trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri
3.1.2 Đẩy mạnh hoạt động kiểm soát của các thiết chế xã hội đối kiểm soát quyền hành pháp trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
3.1.2.1 Nâng cao vai trò của Đảng
Tăng cường kiểm tra, giám sát của cấp ủy trong việc thực hiện Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/09/2019 của Bộ Chính trị về KSQL trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền, phân định giữa trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tập thể, không để tập thể là nơi để cá nhân thực hiện lợi ích riêng Trong công tác cán bộ cần phải công khai để mọi người dân cùng biết, bàn bạc, giám sát, kiểm tra Bởi vì KSQL trong công tác cán bộ không chỉ cần cán bộ, đảng viên mà còn cần sự tham gia của người dân
Căn cứ kết quả kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng, của UBKT cấp ủy cần kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước Khi xử lý vi phạm phải kịp thời, nghiêm minh, không có
Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát quyền hành pháp trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
3.2.1 Tiếp tục thể chế hóa nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước trong
Lần đầu tiên, Hiến pháp năm 2013 có quy định về “kiểm soát” trong nguyên tắc
“quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” Như vậy, KSQLNN là một nguyên tắc Hiến định Tuy nhiên, ngoài Hiến pháp ghi nhận, hiện nay, chưa có một VBQPPL nào cụ thể hóa KSQLNN Việc thực hiện KSQLNN nói chung và KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh nói riêng mới chỉ được ghi nhận rải rác trong Hiến pháp như: giám sát chuyên đề, tiếp nhận đơn KNTC; giám sát của HĐND, MTTQ trong các luật về tổ chức BMNN như Luật tổ chức QH, Luật Tổ chức CP, Luật Tổ chức TAND, Các yếu tố phân công, phối hợp trong thực hiện QLNN là cơ sở, căn cứ cho
KSQLNN đã được thừa nhận nhưng chưa thể chế hóa đầy đủ, chi tiết trong các luật về tổ chức BMNN Vì vậy, giải pháp quan trọng để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế KSQLNN trong việc thực hiện QHP trong CQHCNN cấp tỉnh là tiếp tục sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức BMNN để thể chế hóa đầy đủ các quy định, các yếu tố phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các CQNN mà Hiến pháp 2013 quy định
3.2.2 Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho các chủ thể thực hiện kiểm soát quyền hành pháp trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
Một là, hoàn thiện hoạt động qlnn theo hướng phân công, phân cấp, phân quyền rõ ràng, rành mạch, phát huy trách nhiệm người đứng đầu CQHCNN cấp tỉnh
KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh vốn được hình thành từ hoạt động thực hiện
QHP trong CQHCNN cấp tỉnh Chính hoạt động thực hiện QHP trong CQHCNN cấp tỉnh - hoạt động chấp hành, điều hành hay hoạt động quản lý “chi phối và quyết định các phương thức kiểm soát nó” [23, tr.60-70] Do đó, muốn hoàn thiện KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh thì phải hoàn thiện quản lý nội dung Bên cạnh việc hoàn thiện nội dung, cần đổi mới mô hình tổ chức thực thi QLNN theo chiều ngang và chiều dọc, hoàn thiện phạm vi, cấp độ, nhiệm vụ, phương thức thực hiện, đối tượng quản lý và trách nhiệm quản lý Đó là cơ sở để xác định rõ phạm vi quản lý hành chính nhà nước nhằm bảo đảm “quyền lực đến đâu thì kiểm soát đến đó”
Hai là, tiếp tục tổng kết thực tiễn Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND năm 2015 để sửa đổi, bổ sung, trong đó, luật cần có những quy định cụ thể để phân biệt, làm rõ quyền giám sát tối cao của QH với quyền giám sát của các cơ quan của Quốc hội, quyền giám sát của Đoàn ĐBQH và ĐBQH về phạm vi giám sát của QH, thẩm quyền, chủ thể và khách thể giám sát Phân biệt giám sát của QH và giám sát của cơ quan chuyên môn của Quốc hội Đặc biệt, cần có quy định rõ ràng về đối tượng giám sát cũng như giới hạn về nội dung, phạm vi, quy trình, thủ tục giám sát đối với đối tượng đó Phân biệt rõ chức năng giám sát tối cao của QH với chức năng kiểm tra, giám sát của các cơ quan khác
Ba là, CP cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho CQHCNN cấp tỉnh Trong mối quan hệ với kiểm tra, giám sát, việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho CQHCNN cấp tỉnh không chỉ phù hợp với tự quản địa phương mà còn để CP và các bộ tập trung vào quản lý, điều hành vĩ mô, xây dựng hành lang pháp lý, quy hoạch, kế hoạch chung cho cả nước
Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo trong CQHCNN cấp tỉnh Yêu cầu của báo cáo là phản ánh trung thực, toàn diện, đầy đủ, chính xác và kịp thời những vấn đề mà CP quan tâm, cần và phải biết Rà soát chế độ báo cáo trong CQHCNN cấp tỉnh và xem xét quy định trách nhiệm pháp lý trong việc thực hiện chế độ báo cáo
Tăng cường và làm rõ vai trò của cá nhân người đứng đầu CQHCNN cấp tỉnh và các cơ quan thuộc CQHCNN cấp tỉnh
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các VBQPPL về tổ chức và hoạt động của CP như: Luật về thanh tra của CP đối với cơ quan hành chính cấp dưới, Luật Giám sát hoạt động của công chức và chế độ công vụ Xây dựng cơ sở pháp lý về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong CQHCNN cấp tỉnh Kiểm soát của CP đối với hoạt động thực hiện QHP trong CQHCNN cấp tỉnh cần tập trung vào đổi mới cơ chế kiểm tra, thanh tra
Bốn là, hoàn thiện pháp luật về KNTC, bảo đảm các quyền dân chủ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, đồng thời là kênh pháp lý để công dân thực hiện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình Đó cũng là hình thức thực hiện hiệu quả quyền KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh, góp phần xóa bỏ biểu hiện quan liêu, tham nhũng, chuyên quyền của cán bộ, công chức; minh bạch hóa hành chính nhà nước, góp phần củng cố, tăng cường pháp chế XHCN, tạo dựng trật tự xã hội ổn định
Năm là, cần đẩy mạnh cải cách thể chế tư pháp theo hướng xây dựng việc tổ chức bộ máy tư pháp, xác định rõ chức năng, quyền hạn và chế độ quản lý của cơ quan tư pháp; bảo đảm các cơ quan tòa án xét xử và cơ quan kiểm sát thực hiện quyền hạn của mình một cách độc lập, công khai và minh bạch dựa trên pháp luật; tăng cường giám sát tư pháp, xử lý các biểu hiện vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thực hiện QTP
Sáu là, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động kiểm toán của
KTNN, xem xét mối quan hệ phối hợp và phạm vi thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, bảo đảm hạn chế tối đa Nhiều chồng chéo, chồng chéo giữa hoạt động thanh tra và hoạt động KTNN; Bổ sung đầy đủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN trong phòng, chống tham nhũng bảo đảm thống nhất giữa các pháp luật có liên quan; Tăng cường kiểm toán hoạt động để đánh giá tốt hơn công tác chỉ đạo, điều hành của từng cá nhân, tổ chức; Bổ sung quy định về xử phạt vi phạm Luật KTNN của đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan; Quyền khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến KTNN
Bảy là, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động giám sát của
HĐND Để hoạt động giám sát có hiệu quả, trước hết cần hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND Mặc dù Luật 2015 đã quy định chức năng giám sát của HĐND các cấp nhưng vẫn chưa có đủ cơ sở pháp lý để HĐND thực hiện tốt chức năng của mình Nhiều quy định còn mang tính chung chung, dễ dẫn đến cách hiểu khác nhau và do đó việc thực hiện ở mỗi địa phương cũng khác nhau Pháp luật cần quy định rõ trách nhiệm giám sát của chủ thể thực hiện quyền giám sát và mức độ tham gia của tổ chức, cá nhân để bảo đảm tính hợp pháp của hoạt động giám sát; quy định chế tài đối với các cơ quan, ban ngành khi không thực hiện các kiến nghị, yêu cầu của HĐND; Quy định các biện pháp cụ thể để kiểm tra, giám sát việc giải quyết các vấn đề nêu ra sau cuộc họp như ai có thẩm quyền kiểm tra việc giải quyết này, cách thức tiến hành, trách nhiệm của người đó, bị chất vấn khi không làm đúng những gì đã hứa
Tăng số lượng đại biểu chuyên trách, cùng với đó, các ĐBHĐND phải có chuyên môn, có chuyên môn cao về lĩnh vực mình phụ trách, đại diện cho cử tri
Tám là, Hiến pháp 2013 giao cho MTTQ Việt Nam chức năng mới là giám sát, phản biện xã hội Luật MTTQ Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật đã được thể chế hóa thành cơ sở pháp lý vững chắc để các tổ chức xã hội tham gia KSQLNN nói chung và việc thực hiện QHP trong CQHCNN cấp tỉnh nói riêng như tham gia bầu cử đại diện nhà nước, cơ quan dân cử, tham gia vào quá trình giải quyết KNTC Tuy nhiên, vai trò kiểm soát của các tổ chức xã hội này còn khá mờ nhạt, bộc lộ một số hạn chế, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của người dân nên cần sửa đổi, bổ sung trong phù hợp với quá trình đổi mới và phát triển của đất nước
Chín là, Hiến pháp 2013 ghi nhận quyền dân chủ trực tiếp của công dân là phương tiện để công dân trực tiếp thực hiện KSQLNN như: “tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình” Đến nay, việc này chưa được thể chế hóa thành luật nên công dân chưa có điều kiện thực hiện quyền của mình Vì vậy, để những quy định của Hiến pháp đi vào thực tế và phát huy hiệu lực, thời gian tới phải có những quy định pháp luật cụ thể hóa các quyền này Xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực pháp luật về cơ chế giám sát của nhân dân theo hướng tập trung nâng cao năng lực của người dân trong giám sát việc thực hiện QHP trong CQHCNN cấp tỉnh; Quy định rõ các hình thức trách nhiệm trong CQHCNN cấp tỉnh đối với người dân và có cơ chế bảo đảm thực hiện các hình thức này trên thực tế Nâng cao vị thế, vai trò độc lập và phản biện xã hội của các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội trong việc thực hiện QHP trong CQHCNN cấp tỉnh Việc ghi nhận thể chế chính quyền địa phương trong Hiến pháp và pháp luật đã thể hiện xu hướng phân quyền ở nước ta hiện nay Vì vậy mà phát huy tính dân chủ nên được xem là vấn đề trọng tâm trong hoạt động KSQHP trong CQHCNN cấp tỉnh như đúng tính chất của nó
Nghiên cứu xây dựng một luật về vấn đề giám sát, có thể cả phản biện của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và của công dân
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và ban hành những luật sau khi điều kiện đã chín muồi: