Thi nghiệp vụ sư phạm: Tâm lý dạy học Đại học Dùng cho đối tượng học tập và thi kết thúc Nghiệp vụ sư phạm của giáo viên, giảng viên các trường đại học, cao đẳng
Trang 12 CHUYÊN ĐỀ: TÂM LÝ DẠY HỌC ĐẠI HỌC (1)
Câu hỏi: Trình bày những nội dung cơ bản về vai trò và nhân cách nhà giáo trong giáo
dục đại học ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? Vận dụng vào điều kiện công tác của bản thân, anh chị thấy điều gì cần quan tâm ở nội dung này
Nhưng người máy và thiết bị thông minh không thể thay thế thầy giáo, cô giáo trong các trường học vì thầy giáo, cô giáo còn có nhiệm vụ giúp học sinh phát triển phẩm chất, năng lực Học sinh không chỉ học để có điểm cao, thi đỗ mà phải có phẩm chất và năng lực của người công dân thế kỷ 21
Công việc dạy học của các nhà giáo ngày nay khác trước nhiều Mọi kiến thức, hiểu biết của học sinh không chỉ được hình thành qua sách vở, qua in-tơ-nét mà phải được bổ sung qua các hoạt động trải nghiệm, biết học hỏi lẫn nhau, biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống Thông qua giờ dạy trên lớp và hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhà giáo giúp học sinh biết tự học một cách sáng tạo Nhà giáo phải thật sự là nhà giáo dục, nhà sư phạm Chỉ có thấu hiểu tính cách, hoàn cảnh của từng học sinh, nhà giáo mới đưa ra được những phương pháp giáo dục phù hợp, làm cho học sinh thích học, biết cách học, có thói quen học và học hiệu quả
Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 phải có sứ mệnh dám đương đầu với những mặt trái của xã hội tác động đến thế hệ trẻ.Trên thực tế, xã hội hiện nay chưa được ổn định, phân cực giàu nghèo ngày càng lớn, những tác động tiêu cực của xã hội, của văn hóa đời sống ngày một nhiều Nhiều gia đình, bố mẹ lo kiếm sống, không đủ thời gian và không có phương pháp giáo dục con một cách khoa học; chỉ kỳ vọng vào con cái, áp dụng kiểu giáo dục áp đặt mà thiếu đồng hành, lắng nghe con Do đó, vai trò giáo dục gia đình, giáo dục của nhà trường hiện nay là rất lớn Thầy cô giáo không tâm huyết với nghề không thể sáng tạo ra những phương pháp giáo dục hiệu quả, phù hợp với từng loại học sinh, nhất là những học sinh gặp khó khăn về hoàn cảnh sống, về điều kiện học tập
Nhịp độ phát triển của đất nước không chỉ lệ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế, của khoahọc kỹ thuật mà còn phụ thuộc vào nhịp độ phát triển của giáo dục, đào tạo Giáo dục trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 cần phải được ưu tiên phát triển đi trước một bước Muốn vậy giáo dục phải được ưu tiên đồng bộ cả ba mặt: tài chính; cơ chế chính sách quản lý; đào tạo bồi dưỡng, đãi ngộ nhà giáo Nhà giáo sẽ phát huy được vai trò khi
Trang 2yên tâm với cuộc sống đầy đủ bằng chính tiền lương Nhà nước trả Không thể như hiện nay, nhà giáo phải kiếm sống bằng nhiều nghề, dạy học chỉ là phụ.
Để làm tròn sứ mệnh vẻ vang của mình, trong khi chờ đợi chính sách Nhà nước thay đổi, nhà giáo phải biết tự phát huy nội lực để có thể đóng góp cho sự nghiệp trồng người Trước hết, thầy, cô giáo phải chuẩn bị cho mình có đủ nội lực để phát huy mọi tiềm năng của bản thân cho mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi học sinh Thầy, cô chỉ nói hay, truyền đạt kiến thức giỏi là chưa đủ mà phải có đủ kiến thức về tâm lý học, giáo dục học để có khả năng thấu hiểu từng học sinh; phải có những quan điểm giáo dục tiên tiến kịp thời khích lệ học sinh, dẫn dắt học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua các hoạt động trải nghiệm trên lớp, ngoài nhà trường… Dạy học kiểu áp đặt, khuôn mẫu cứngnhắc chắc chắn sẽ không thành công Dạy học theo kiểu bắt học sinh răm rắp nghe lời, học sinh nào cũng phải giỏi toàn diện các môn, môn nào cũng quan trọng như nhau là cách dạy không theo hứng thú và sự phát triển khác nhau của mỗi học sinh
Để mỗi học sinh phát triển năng lực, thầy, cô phải nắm vững những nguyên tắc ứng xử với học sinh như: chấp nhận mọi mặt mạnh, yếu của từng học sinh, không được chỉ thích dạy những học sinh khá, giỏi, ngoan, loại trừ học sinh yếu kém, cá tính; khách quan đánh giá học sinh, không được có định kiến cá nhân để trù dập học sinh; cho phép học sinh lựachọn những phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp, để các em tự giác thay đổi bản thân; biết xây dựng những tập thể học sinh biết tự quản lý, tự giải quyết các công việc, nhu cầu của chính các em; biết gieo nhu cầu để học sinh dần dần thực hiện các yêu cầu giáo dục chứ không thể dùng “kỷ luật sắt” để áp đặt các em
Dạy học dựa trên nhu cầu của người học và biết cách tổ chức để học sinh thực hiện bằng được những nhu cầu bản thân là cả một nghệ thuật Nó đòi hỏi các nhà giáo phải thật sự tâm huyết, năng động và sáng tạo Để phát huy nội lực của nhà giáo, các cấp quản lý giáodục phải tạo ra trong mỗi nhà trường có văn hóa riêng, làm sao mỗi nhà trường phải tạo được văn hóa phát triển cho các nhà giáo
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chắc chắn sẽ làm tốc độ phát triển xã hội ngày một nhanh hơn, con người sẽ được thỏa mãn nhiều nhu cầu tiện ích trong đời sống Liệu điều đó có mang lại hạnh phúc cho số đông hay chỉ đáp ứng được nhu cầu của những người cóthu nhập cao, những nơi kinh tế phát triển? Chắc chắn xã hội trong bước tiến của mình sẽtìm được lời giải Trong các giải pháp đó, không thể thiếu sự đóng góp của giáo dục, đào tạo Giáo dục là một con đường dẫn mọi người đến thành công, tạo ra sự cân bằng trong
Trang 3xã hội Nhà giáo Việt Nam hơn lúc nào hết phải thấy được đất nước và thế hệ trẻ đang trông chờ ở họ Nhà giáo cần phát huy nội lực của mình mới chủ động đáp ứng được những nhu cầu thay đổi của xã hội, đất nước.
Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế Để đạt được mục tiêu đó, không thể thiếu đến vai tròcủa nhà giáo
Nhà giáo là gì?
Nhà giáo hay còn gọi là giáo viên (giảng viên) được hiểu là người giảng dạy, giáo dục cho học sinh, sinh viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học cho học sịnh các cấp khác nhau phù hợp với độ tuổi và nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đề ra đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng, năng lực của từng học sinh theo quy định của nhà trường và pháp luât
Vị trí, vai trò của nhà giáoCăn cứ theo Điều 66 Luật Giáo dục 2019 quy định vị trí, vai trò của nhà giáo như sau:Điều 66 Vị trí, vai trò của nhà giáo
1 Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên
2 Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh
Trang 4Về vị trí của nhà giáo
Theo đó, nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy kiến thức, kỹ năng và giáo dục về đạo đức, nhân cách cho người học trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục là Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ Cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định rõ đối tượng gọi là giáo viên và giảng viên nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạytrình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên Giáo viên là người có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ theo quy định Còn đối với nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên được gọi là giảng viên Giảng viên đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng Có trình độ Đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Về vai trò của nhà giáo
Theo quy định nêu trên, Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh
Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục, đáp ứng các yêu cầu của Luật giáo dục, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước Xuất phát là người truyền tải tri thức đến người học nên nhà giáo có vai trò then chốt đến chất lượng giáo dục Nghề nhà giáo đượcví như một nghề trồng người tức là tạo nên những con người có tư duy và phẩm chất tích cực góp phần xây dựng và phát triển đất nước văn minh và tiến bộ hơn Đây chính là yếu tố quyết định nên vị thế, tầm quan trọng của nhà giáo trong xã hội
Thời xưa, Thầy Khổng Tử từ hơn 2000 năm trước đã từng nói: “Làm Người thì khó!” Theo đó thì làm Thầy còn khó hơn nhiều, vì làm Thầy là dạy trò nên Người Muốn đạt kết quả ấy thì điều đầu tiên ta phải nhận thức được vị trí, vai trò của Người Thầy trong xãhội
Trang 5Cách đây hơn 200 năm, ở thế kỉ XVIII, nhà giáo Võ Trường Toản, người thầy đầu tiên của đất Nam Bộ, nổi tiếng “học rộng, có tài thao lược và đức hạnh hơn người” đã nói đếntrách nhiệm và vai trò của người làm nghề giáo, đó là : “Lương sư, hưng quốc” Ta nên hiểu quan niệm đó như thế nào? Nhà giáo cần mang những phẩm chất như thế nào để có thể “hưng quốc”? Tức là làm cho nước nhà hùng cường, thịnh vượng?
Ta mạn bàn một chút: “Lương” có nghĩa là lành, tốt, giỏi, khéo léo Như vậy, “Lương sư” có nghĩa là Người Thầy có đạo đức, tốt bụng, yêu thương học trò, có tài trí trong nghề nghiệp lại còn biết khơi gợi nơi người học những cảm hứng tích cực, lương thiện Để đánh giá một đất nước có thực sự hùng cường hay không, nhìn vào đội ngũ nhà giáo của nước ấy thì sẽ rõ - bởi vì họ là những người có ảnh hưởng rất quan trọng đến thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước
Chính những vị “Lương sư” mang đủ những phẩm chất ấy mới có thể “trồng người” và tạo ra những thế hệ “hiền tài” - mà “hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, đi lên; nguyên khí suy thì thế nước yếu, đi xuống” Điều này cũng muốn khẳng định: muốn xây dựng đất nước hùng cường thì, một trong những sách lược quan trọng nhất của những nhà lãnh đạo là phải chăm lo đến đội ngũ nhà giáo - đảm bảo cho họ có thể sống bằng chính sức lao động và sự cống hiến của mình - tức là luôn biết cách thực hiện chiến lược Giáo dục là quốc sách hàng đầu
Trong thế kỉ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: “Thầy cô giáo là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa”- là người có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng, đạo đức chân chính, hệ thống giá trị và tinh hoa văn hóa dân tộc - nhân loại, bồi dưỡng cho học sinh những phẩm cao quí và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội Qua đó, bồi đắp nên tâm hồn Việt Nam qua các thời đại, làm cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc Đó chính là sứ mệnh thiêng liêng và cao cả màxã hội đã tin tưởng trao gửi cho người thầy trong việc “trồng người”
Còn trong xã hội ngày nay, thời đại 4.0, đây là giai đoạn thực hiện “đổi mới căn bản, toàndiện về hiệu quả và chất lượng giáo dục phổ thông, kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; chuyển sang nền giáo dục phát triển toàn diện về cả phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh” Chương trình tổng thể giáo dục phổ thông 2018 đã cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông giai đoạn hiện nay là giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, biết định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã
Trang 6hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.(Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018).
Để thực hiện được mục tiêu của chương trình, nhà trường có sứ mệnh phát triển nhân cách cho mỗi học sinh và phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thường xuyên thay đổi - là trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương Trước những thayđổi của giáo dục trong bối cảnh mới đã đặt ra những yêu cầu mới đã đặt ra những yêu cầumới với Người Thầy, đòi hỏi Người Thầy phải có những vai trò mới trong sự nghiệp giáodục và đào tạo
Trong giáo dục đại học ở Việt Nam, vai trò của nhà giáo là rất quan trọng Nhà giáo không chỉ đóng vai trò giảng dạy mà còn là người hướng dẫn, cố vấn và truyền đạt các giá trị văn hoá, đạo đức cho sinh viên
Nhân cách của nhà giáo cũng là yếu tố rất quan trọng trong việc giáo dục và đào tạo sinh viên Nhà giáo cần có những phẩm chất đạo đức cao, tôn trọng sinh viên, đồng thời có sự kiên nhẫn, tâm huyết và tình yêu thương với nghề giáo
Ngoài ra, nhà giáo cần có kiến thức chuyên môn vững vàng, năng động trong phương pháp giảng dạy, có khả năng nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình giảng dạy
Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục đại học ở Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thứcvà cơ hội phát triển Vì vậy, nhà giáo cần có sự nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực cập nhật kiến thức, áp dụng công nghệ vào giảng dạy, đồng thời xây dựng những mô hìnhgiảng dạy sáng tạo, phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục đại học hiện nay
Tóm lại, vai trò và nhân cách của nhà giáo rất quan trọng trong giáo dục đại học ở Việt Nam Nhà giáo cần có sự năng động, tâm huyết và có kiến thức chuyên môn vững vàng để có thể đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo sinh viên
Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục đại học ở Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thứcvà cơ hội phát triển Một trong những thách thức lớn nhất của giáo dục đại học là nâng
Trang 7cao chất lượng giáo dục và đào tạo sinh viên, đáp ứng nhu cầu của xã hội và thị trường lao động.
Để đáp ứng thách thức này, nhà giáo cần phải có sự năng động và sáng tạo trong phương pháp giảng dạy Nhà giáo cần phải áp dụng các công nghệ mới vào quá trình giảng dạy nhằm tăng tính tương tác và truyền tải kiến thức hiệu quả hơn cho sinh viên Các công nghệ này bao gồm việc sử dụng video, hình ảnh, âm thanh, đồng thời tích hợp các công nghệ thông tin, kỹ thuật số để tạo ra các bài giảng số, tài liệu học tập trực tuyến và các ứng dụng giáo dục
Ngoài ra, nhà giáo cần xây dựng các mô hình giảng dạy sáng tạo, phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục đại học hiện nay Các mô hình này có thể bao gồm học tập đa dạng, học tập tích cực, học tập trải nghiệm, học tập chủ động, học tập suốt đời, học tập đồng hành với thực tiễn, học tập tương tác với cộng đồng, học tập phát triển kỹ năng mềm và phát triển nhân cách
Ngoài ra, nhà giáo cần có khả năng nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình giảng dạy Việc nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ sẽ giúp nhà giáo cập nhật kiến thức chuyên môn, tạo ra những giải pháp mới và hiệu quả cho quá trình giảng dạy, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của giáo dục đại học Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế
Trong tổng thể, vai trò và nhân cách của nhà giáo là rất quan trọng trong giáo dục đại họcở Việt Nam Những nhiệm vụ và thách thức đang đặt ra cho giáo dục đại học yêu cầu nhàgiáo phải có sự năng động, sáng tạo và có khả năng đáp ứng các yêu cầu khắt khe của xã hội và thị trường lao động Đồng thời, nhà giáo cần phải có tư duy đổi mới và áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại để tạo ra môi trường học tập tích cực, tạo động lực học tập cho sinh viên
Bên cạnh đó, nhà giáo còn phải có khả năng tham gia nghiên cứu, áp dụng khoa học côngnghệ vào quá trình giảng dạy, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của giáo dục đại học Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế
Trang 8Tuy nhiên, để có những nhà giáo đủ năng lực và chất lượng để đáp ứng những yêu cầu khắt khe của giáo dục đại học hiện nay, cần có sự đầu tư từ phía nhà nước và các đơn vị quản lý giáo dục đại học Cần xây dựng các chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển năng lực cho giảng viên, cải thiện điều kiện làm việc và trang thiết bị giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo có thể phát triển sự nghiệp và đóng góp tích cực vào sự phát triển của giáo dục đại học nước nhà.
1 Người Thầy là tấm gương học tập suốt đời.
Người Thầy là nhà giáo dục chuyên nghiệp: Người Thầy trước hết là nhà giáo dục với hainhiệm vụ cốt lõi là dạy học và giáo dục
Người thầy là nhà nghiên cứu thực hành: người thầy là người nghiêncứu và giải quyết những vấn đề của thực tiễn giáo dục ở nhà trường
Người Thầy là người canh tân xã hội: giáo dục là phương pháp cơ bản của tiến bộ và cải cách xã hội - giáo dục bản thân nó là để làm thay đổi, làm mới người học và qua đó làm mới xã hội theo hướng tăng trưởng, tích cực
Bên cạnh thái độ trân trọng biết ơn, đề cao những tấm gương Người Thầy đang ngày đêmâm thầm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, chúng ta cũng không khỏi băn khoăn, lo lắng trước thái độ thiếu tôn trọng, đánh giá sai, đưa thông tin sai lệch của một số bộ phận trong xã hội về hình ảnh Người Thầy - trước những hiện tượng tiêu cực – “con sâu làm rầu nồi canh” Chúng ta không khỏi hoang mang, lo lắng, đau lòng trước những hiện tượng đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc - hạ thấp uy tín, danh dự và vai trò của Người Thầy Đó là hiện tượng cần lên án, phê phán, vì đạo lý tốt đẹp của dân tộc không được tôn trọng, học tập Khi đối diện trước những thông tin chưa có tính xác thực và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín Người Thầy, chúng ta cần bình tâm, cân nhắc khi chia sẻ, bình luận, tránh sa vào các thông tin sai lệch, thiếu tinh thần xây dựng hoặc những mục đích vụ lợi, thiếu công bằng
Có thể nói, dù ở bất cứ thời đại nào, Người Thầy vẫn luôn được cả xã hội trân trọng, đề cao, đặt ở vị trí quan trọng trong giáo dục Trong giai đoạn hiện nay, thầy giáo không phải là người trao truyền kiến thức mà là người biết khơi dậy và phát triển nội lực của học sinh Và để trở thành người dẫn đường, người truyền cảm hứng cho học sinh, Người Thầy cần hội tụ nhiều năng lực và phẩm chất cao quí:
Trang 9Thấm nhuần tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về giáo dục.Có đức, có tài: gương mẫu về đạo đức, có tình yêu thương học trò, tận tâm, tận lực với nghề, giỏi chuyên môn, có năng lực sư phạm chuyên sâu để truyền lửa cho thế hệ mai sau.
Học tập suốt đời: không ngừng học tập, rèn luyện, hoàn thiện lối sống, nhân cách, có trách nhiệm
Là người kết nối các lực lượng cùng tham gia vào giáo dục, biết lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ với mọi người xung quanh, với học sinh, làm công tác định hướng tư tưởng để khai mở những tiềm năng vốn có của học sinh, khích lệ để học sinh vượt qua giới hạn củachính bản thân, để mỗi ngày học sinh có cảm hứng và hành động tích cực
Và hơn lúc nào hết, để góp phần cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước theo hướng đổi mới, hội nhập quốc tế, chúng ta luôn nỗ lực để xây dựng một đội ngũ những người làm công tác giáo dục có đủ năng lực, phẩm chất, ra sức rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục còn bao khó khăn vất vả nhưng cũng hết sức vẻ vang như lờiBác Hồ đã căn dặn: “Anh chị em là những người “ vô danh anh hùng” Tuy vô danh nhưng rất hữu ích Một phần tương lai của dân tộc nước nhà nằm trong sự cố gắng của anh chị em ”
Trả lời yêu cầu của bạn, trong đó tôi đã trình bày về vai trò và nhân cách của nhà giáo trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay Tôi đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhà giáo trong việc tạo ra một môi trường học tập tích cực và đáp ứng các yêu cầu của xã hội và thị trường lao động Tôi đã cũng đề cập đến những yêu cầu và kỹ năng cần thiết mà nhà giáo cần có, bao gồm sự năng động, sáng tạo, tư duy đổi mới, khả năng áp dụng khoa học công nghệ và áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại
Tuy nhiên, để đáp ứng được những yêu cầu này, cần có sự đầu tư và hỗ trợ từ phía nhà nước và các đơn vị quản lý giáo dục đại học, bao gồm các chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển năng lực cho giảng viên, cải thiện điều kiện làm việc và trang thiết bị giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo có thể phát triển sự nghiệp và đóng góp tích cựcvào sự phát triển của giáo dục đại học nước nhà
KẾT LUẬN
Trong nội dung về vai trò và nhân cách nhà giáo trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, cần quan tâm đến những yêu cầu và kỹ năng cần thiết mà nhà giáo cần có để đáp ứng các yêu cầu của xã hội và thị trường lao động Đồng thời, cần đặc biệt chú ý đến sự đầu tư và hỗ trợ từ phía nhà nước và các đơn vị quản lý giáo dục đại học, bao gồm các
Trang 10chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển năng lực cho giảng viên, cải thiện điều kiện làm việc và trang thiết bị giảng dạy để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo có thể phát triển sự nghiệp và đóng góp tích cực vào sự phát triển của giáo dục đại học nước nhà.
Ngoài ra, cần quan tâm đến việc xây dựng một môi trường học tập tích cực và khuyến khích sự phát triển của học sinh và sinh viên Nhà giáo cần phải thúc đẩy tinh thần học tập tích cực, truyền cảm hứng và động viên học sinh và sinh viên trong quá trình học tập Bên cạnh đó, nhà giáo cần có tầm nhìn sáng tạo và có khả năng áp dụng các phương phápgiảng dạy hiện đại để giúp học sinh và sinh viên tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả nhất
Ngoài việc giảng dạy, nhà giáo còn có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ Nhà giáo cần có khả năng tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, đóng góp ý kiến và kinh nghiệm để phát triển các giải pháp mới và cải tiếncác sản phẩm và quy trình công nghệ Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học và giúp đất nước phát triển trong kinh tế và công nghệ
Tóm lại, để đảm bảo vai trò và nhân cách nhà giáo đóng góp tích cực vào giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, cần phải đầu tư và hỗ trợ cho giáo viên trong việc phát triển kỹ năng và năng lực, cải thiện điều kiện làm việc và trang thiết bị giảng dạy, xây dựng môi trường học tập tích cực và khuyến khích sự phát triển của học sinh và sinh viên, và tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ