1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận xã hội học đại cương lệch chuẩn trong hành vi sử dụng mạng xã hội của giới trẻ

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

CÂU 1: ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: Bạo lực học đườngTên đề tài: Thực trạng bạo lực học đường ở học sinh các trường THCS trên địa bàn quận Thanh Xuân 1.Mục đích nghiên cứu - Tìm

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA: QUỐC TẾ HỌC XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Tâm

Người thực hiện: Phạm Cẩm LyMã sinh viên: 22031937Lớp: K67 Quốc tế học CLC

Trang 2

MỤC LỤC

CÂU 1: ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 3

1.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

1.2 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.3 Giả thuyết nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

1.4.2 Khách thể nghiên cứu 4

1.5 Phạm vi nghiên cứu 4

1.5.1 Phạm vi nghiên cứu về thời gian 4

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu về không gian 4

CÂU 2: XÂY DỰNG BẢNG HỎI NGHIÊN CỨU CHO ĐỀ TÀI 5

CÂU 3: LỆCH CHUẨN TRONG HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA GIỚI TRẺ 10

3.1 Tổng quan vấn đề 10

3.1.1 Khái niệm lệch chuẩn 10

3.1.2 Mạng xã hội và chuẩn mực trong sử dụng mạng xã hội 10

3.1.3 Hành vi lệch chuẩn trong sử dụng mạng xã hội của giới trẻ 10

3.2 Phân tích chức năng của lệch chuẩn xã hội trong hành vi sử dụng mạng của giới trẻ 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

CÂU 1: ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: Bạo lực học đườngTên đề tài: Thực trạng bạo lực học đường ở học sinh các trường THCS trên địa bàn quận Thanh Xuân

1.Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường ở học sinh trường THCS Hồng Hà- Đề xuất một số kiến nghị nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường ở học

sinh các trường THCS trên địa bàn quận Thanh Xuân

1.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khảo sát thực trạng về bạo lực học đường ở học sinh các trường THCS trên địa bàn quận Thanh Xuân

- Đánh giá thực trạng mức độ, biểu hiện, hậu quả của hành vi bạo lực học đường- Đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao nhận thức về tình trạng bạo

lực học đường, từ đó góp phần ngăn chặn vấn nạn trên

1.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Tình trạng bạo lực học đường ở học sinh các trường THCS trên địa bàn quận Thanh Xuân đang diễn ra như thế nào?

- Những nguyên nhân gây ra hiện tượng bạo lực học đường?- Bạo lực học đường gây ra những hậu quả như thế nào?- Giải pháp nào nhằm ngăn chặn bạo lực học đường?

1.3 Giả thuyết nghiên cứu

- Bạo lực học đường ở học sinh các trường THCS trên địa bàn quận Thanh Xuân đang diễn ra với nhiều hình thức và phức tạp

- Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường có thể là do tâm lý của học sinh, sinh viên, tác động của gia đình, nhà trường, xã hội

- Bạo lực học đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng về cơ thể, tinh thần như: chấn thương, đau đớn, sợ hãi, ám ảnh, hay nghiêm trọng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng

- Một số giải pháp nhằm ngăn chặn bạo lực học đường có thể được áp dụng: tăng cường lắp đặt camera giám sát tại các trường học, thực hiện các biện pháp răn đemột cách quyết liệt hơn, giáo dục các kỹ năng giải quyết vấn đề,…

Trang 4

1.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu- Thực trạng bạo lực học đường ở học sinh các trường THCS trên địa bàn quận

Thanh Xuân1.4.2 Khách thể nghiên cứu

- Học sinh đang theo học tại 15 trường THCS trên địa bàn quận Thanh Xuân

1.5 Phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Phạm vi nghiên cứu về thời gian- Từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 12 năm 20231.5.2 Phạm vi nghiên cứu về không gian

- 15 trường THCS trên địa bàn quận Thanh Xuân

Trang 5

CÂU 2: XÂY DỰNG BẢNG HỎI NGHIÊN CỨU CHO ĐỀ TÀI

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƯỜI DÂN VỀ TRÌNH TRẠNG

MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH TẠI VIỆT NAMKính chào mọi người,

Tôi là học viên khoa Quốc tế học, trường Đại học KHXH và Nhân văn, đang

thực hiện đề tài nghiên cứu về Thực trạng bạo lực học đường tại các trường

học trên địa bàn quận Thanh Xuấn Rất mong nhận được sự giúp đỡ của mọi

người bằng cách trả lời chân thành các câu hỏi sau đây Bảng hỏi này hoàn

toàn là bảo mật, tôi xin cam kết rằng mọi thông tin chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu, ngoài ra không nhằm mục đích nào khác Xin chân

thành cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người!Hướng dẫn điền: Bạn vui lòng tích dấu X vào ô có phương án trả lời đúng nhất hoặc điền vào những phần để trống (…….) trong phương án trả lời Nếu có phương án trả lời khác, bạn vui lòng ghi rõ câu trả lời của mình vào phần để trống Với những câu hỏi có ghi chú nhiều lựa chọn, bạn có thể chọn nhiều phương án trả lời phù hợp nhất với mình

A Xin bạn cho biết một số thông tin cá nhân

Câu 1 ( câu hỏi hỗn hợp): Giới tính:□ Nam □Nữ □ Khác:………Câu 2 (câu hỏi đóng lựa chọn): Hiện đang học lớp:

□ Lớp 6 □ Lớp 7□ Lớp 8 □ Lớp 9Câu 3 (câu hỏi đóng lựa chọn): Tên trường:

□ Trường THCS Thanh Xuân Nam □ TrườngTHCS Phan Đình Giót□ Trường THCS Nhân Chính □ Trường THCS Thanh Xuân □ Trường THCS Nguyễn Trãi □ Trường THCS Khương Đình□ Trường THCS Kim Giang □ Trường THCS Hạ Đình□ Trường THCS Nguyễn Lân □ Trường THCS Khương Mai

Trang 6

□ Trường THCS Thanh Xuân Trung □ Trường THCS Phương Liệt□ Trường THCS Archimedes Academy □ Trường THCS Việt Nam-Angieri□ Trường Liên cấp TH và THCS Ngôi Sao Hà Nội

□ Tâm lý tuổi dậy thì (tính hiếu thắng, muốn thể hiện bản thân, ghen ghét, ganh đua,…)

□ Tác động của gia đình (thiếu tình cảm của cha mẹ, thiếu sự giám sát, môi trường gia đình căng thẳng, chứng kiến bạo lực từ người thân,…)

□ Tác động của môi trường học tập (chưa có nhiều sự kết hợp với giáo dục pháp luật, nhà trường chưa thực sự chặt chẽ về kỷ luật,…)

□ Tác động của xã hội (bài viết, video, phim ảnh,… không đúng đắn, có tính bạolực)

Câu 4 (câu hỏi có không, câu hỏi lọc): Bạn có đang hãy đã từng là nạn nhân của bạo lực học đường hay không?

□ Có □ Không (chuyển xuống câu 9)

Trang 7

Câu 5 (câu hỏi đóng tùy chọn): Hành vi bạo lực đó diễn ra như thế nào? (Câu hỏinhiều lựa chọn)

□ Trêu trọc, sỉ nhục, đặt biệt danh, đe dọa, bình phẩm thiếu tôn trọng□ Tát, xô đẩy, đánh đấm, đụng chạm cơ thể, dùng vũ khí, trấn lột□ Kết bè phái nhằm xa lánh, cô lập, xúi giục mọi người tẩy chay□ Đăng những tin nhắn, hình ảnh, video, bài viết không đúng sự thật lên mạng xã hội nhằm gây tổn thương, tra tấn người khác

Câu 6 (câu hỏi mở): Hành vi trên xảy ra bao nhiêu lần? Câu 7 (câu hỏi đóng tùy chọn, lọc): Bạn đã làm gì khi rơi vào tình huống trên?□ Không phản kháng, im lặng, mặc kệ người ta muốn làm gì thì làm

□ Sợ hãi, van xin □ Tìm cách trả thù □ Bỏ học□ Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người xung quanh: thầy cô, cha mẹ,…(chuyển câu 8)□ Khác:……… Câu 8 (câu hỏi mở): Họ phản ứng như thế nào?

………Câu 9 (câu hỏi lọc): Bạn đã từng chứng kiến các vụ bạo lực học đường hay chưa?

□ Đã từng □ Chưa từng (Chuyển xuống câu 17)Câu 10 (câu hỏi đóng tùy chọn): Hành vi bạo lực đó diễn ra như thế nào? (câu hỏi nhiều lựa chọn)

□ Trêu trọc, sỉ nhục, đặt biệt danh, đe dọa, bình phẩm thiếu tôn trọng□ Tát, xô đẩy, đánh đấm, đụng chạm cơ thể, dùng vũ khí, trấn lột□ Kết bè phái nhằm xa lánh, cô lập, xúi giục mọi người tẩy chay□ Đăng những tin nhắn, hình ảnh, video, bài viết không đúng sự thật lên mạng xã hội nhằm gây tổn thương, tra tấn người khác

Câu 11 (câu hỏi hỗn hợp) : Phản ứng của bạn khi chứng kiến sự việc trên?

Trang 8

□ Làm lơ, mặc kệ □ Can ngăn □ Báo cho thầy cô, phụ huynh □ Tham gia vào hành động bạo lực □ Khác:………

Câu 12 (câu hỏi hỗn hợp, câu hỏi đóng tùy chọn): Bạn chứng kiến hành vi bạo lực ở đâu? ( câu hỏi nhiều lựa chọn)

□ Trong lớp học □ Sân trường□ Nhà vệ sinh □ Sau trường □ Khác:………Câu 13 (câu hỏi đóng lựa chọn): Các vụ bạo lực mà bạn chứng kiến thường xảy ra ở nam hay nữ?

□ Nam □ Nữ □ Cả haiCâu 14 (câu hỏi hỗn hợp, câu hỏi đóng tùy chọn): Hậu quả mà nạn nhân phải gánh chiụ là gì? (câu hỏi có nhiều lựa chọn)

□ Stress, ám ảnh, trầm cảm □ Bầm tím, trầy xước, gãy tay/chân,… □ Tự sát, cố gắng tự sát □ Khác:……… Câu 15 (câu hỏi có không, câu hỏi lọc): Nhà trường có biết những vụ bạo lực trên hay không?

□ Có □ Không (chuyển câu 17)Câu 16 (câu hỏi hỗn hợp): Nhà trường đã xử lý vụ việc như thế nào?□ Cảnh cáo □ Đuổi học

□ Bỏ qua, bảo học sinh tự hòa giải □ Khác:………

Câu 17 (câu hỏi hỗn hợp): Theo bạn những người có hành vi bạo lực học đường phải bị xử lý như thế nào?

Trang 9

□ Nhà trường họp hội đồng kỷ luật□ Đuổi học

□ Chuyển cho công an xử lý□ Hòa giải giữa hai bên

□ Khác:………

Câu 18 (câu hỏi đóng có không): Bạn có được nghe hay học về phòng chống bạolực học đường chưa?□ Có □ KhôngCâu 19 (câu hỏi đóng tùy chọn): Bạn được nghe các thông tin về phòng chống bạo lực học đường ở đâu? (câu hỏi có nhiều lựa chọn)□ Từ người thân (bố mẹ, ông bà,…)

□ Từ bạn bè□ Từ lớp học, nhà trường

□ Từ phương tiện thông tin đại chúng (báo đài,…)Câu 20 (câu hỏi mở): Bạn có đề xuất gì để ngăn chặn hành vi bạo lực học đường?………

Trang 10

CÂU 3: LỆCH CHUẨN TRONG HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI

CỦA GIỚI TRẺ3.1 Tổng quan vấn đề

3.1.1 Khái niệm lệch chuẩnLệch chuẩn xã hội có thể được hiểu đơn giản là những hành vi đi lệch với sự mong đợi của số đông, hay sự vi phạm các chuẩn mực xã hội

3.1.2 Mạng xã hội và chuẩn mực trong sử dụng mạng xã hội- Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiềudạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu.Mạng xã hội được tạo ra nhằm mục đích cho phép người dùng có thể kết nối, chia sẻ những thông tin hữu ích trên nền tảng Internet, tạo nên một cộng đồng cógiá trị

- Các quy tắc chuẩn mực khi sử dụng mạng xã hội+ Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

+ Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

+ Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin

+ Quy tắc Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật

3.1.3 Hành vi lệch chuẩn trong sử dụng mạng xã hội của giới trẻDường như một số bộ phận giới trẻ đã quên mục đích ban đầu của mạng xã hội dẫn đến sự xuất hiện của những hành vi đi lệch với “sự chuẩn” của mạng xã hội.- Họ coi mạng xã hội như một phương tiện để giải trí, giết thời gian, tán ngẫu, thậm chí họ có thể dành hàng giờ chỉ để lướt mạng ví dụ như: facebook, tiktok, - Mạng xã hội cũng là nơi giới trẻ thể hiện bản thân, gây sự chú ý, điều đó là không sai nhưng đôi khi sự chú ý đó lại xuất phát từ những việc làm lố lăng, phản cảm

- Đặc biệt là một số trường hợp còn đăng tải những thông tin, hình ảnh, video xuyên tạc những vấn đề liên quan đến lịch sử, pháp luật,….nhằm “câu like”, tạo sự nổi tiếng

Trang 11

3.2 Phân tích chức năng của lệch chuẩn xã hội trong hành vi sử dụng mạng của giới trẻ

Trong cách hiểu thông thường, lệch chuẩn xã hội thường được xem là mang tính tiêu cực Tuy nhiên lệch chuẩn cũng có những mặt tích cực của nó, và hành vi lệch chuẩn trong sử dụng mạng xã hội của giới trẻ cũng vậy

- Lệch chuẩn xã hội góp phần củng cố, tăng cường các giá trị, chuẩn mực xã hội.Ví dụ: Vấn đề “sính ngoại” Hiện tượng tự dọn ly nước sau khi uống trong quán nước, cụ thể là cuộc tranh luận trên mạng xã hội giữa 2 tiktoker Hoàng Anh Panda và Hỷ Khí Dương Dương Tiktoker Hoàng Anh chi sẻ rằng vấn đề dọn dẹp ly uống là ý thức của mỗi người chứ không phải nghĩa vụ bắt buộc, anh cho rằng việc dọn ly là của các bạn nhân viên phục vụ và khách cũng là đã trả tiền cho dịch vụ đó Sau đó, TikToker Hỷ Khí Dương Dương đã để lại bình luận rằng

: “Thì đó là suy nghĩ của bạn, mình đi nước ngoài nhiều nên mình luôn dọn dẹp ly hết, mình tự tin mình có ý thức” Hay trước đó là vụ việc cũng liên quan đến 1

tiktoker chê cá Việt Nam và khen cá Hàn Quốc cũng đã gây nhiều tranh cãi Qua những vụ việc này đã dẫn đến một cuộc bùng nổ dư luận về vấn đề “sính ngoại”, khiến rất nhiều người quan tâm và đưa ra quan điểm của mình.- Lệch chuẩn xã hội giúp tăng cường tính đoàn kết hay tinh thần tập thể Ví dụ: Khi một nhóm bạn cùng có chung một quan điểm về một vấn đề trên mạng xã hội cụ thể là về vấn đề sử dụng mạng xã hội quá nhiều Họ cho rằng điều đó là không tốt và có thể gây ra những tác hại cho bản thân Và sau đó lệch chuẩn xã hội xuất hiện và chỉ ra cho họ rẳng việc “nghiện” mạng xã hội là đi ngược lại vớichuẩn mực của hành vi xử dụng mạng xã hội, khi đó sẽ giúp họ vững tin vào quan điểm của mình và gắn kết hơn với các thành viên cùng quan điểm trong cùng một nhóm

- Lệch chuẩn xã hội có thể dự báo hay/và đem lại một sự thay đổi cho xã hội Ví dụ: Hiện tượng livestream bán hàng online Vào năm 2007, livestream được xuấthiện lần đầu với tên gọi là Upstream với mục đích là trao đổi thông tin hay trò chuyện trực tiếp với những người thân yêu, người hâm mộ Sau đó, mọi người đã cải tiến và biến nó thành một nơi không chỉ để giao lưu mà còn để bán hàng, và xu hướng livestream bán hàng bắt đầu trở nên nổi tiếng khắp thế giới Từ đó nảy sinh ra các nền tảng bán hàng online như: shopee, lazada,… Nhiều doanh nghiệp cũng trở nên phát đạt nhờ hiện tượng này và ngày nay đây cũng là một cách bán hàng hiệu quả và thu được nhiều lợi nhuận

Trang 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Khoa Xã hội học trường đại học KHXH và Nhân văn, Giáo trình Xã hội học đại cương, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.

2 Bộ thông tin và truyền thông (2021), QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNHBỘ QUY TẮC ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI, Thư viện pháp luật.3 Yến Nhi (2023), Khách tự dọn ly sau khi uống nước tại quán: Sính ngoại

hay khác biệt văn hóa?, TRAVELLIVE+4 Khánh Hoài (2022),Sự thật về việc Tiktoker chê cá Việt Nam tanh, thích

ăn cá nước ngoài, Báo dân trí5 2021, Livestream là gì và nguồn gốc ra đời của công cụ này, Trọng Kiểm

Production

Ngày đăng: 27/08/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w