1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

cấu trúc nhân cách theo sigmund freud đề xuất mô hình thân cách bss basic social self concept

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Vídụ như khi chúng ta khát nước, chúng ta sẽ nỗ lực tìm nước uống để giải tỏacơn khát ngay lập tức hoặc trong quan hệ tình dục, cái Ấy sẽ thúc đẩy cácxung năng tình dục mà không quan tâm

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

MỤC LỤC

1.Cấu trúc nhân cách theo Sigmund Freud 3

1.1 Giới thiệu chung về tác giả Sigmund Freud 3

1.2 Cấu trúc nhân cách theo Sigmund Freud 3

1.3 Sự phát triển của nhân cách trong giai đoạn thơ ấu theo Sigmund Freud 7

1.4 Nhận xét, kết luận và ứng dụng trong thực tiễn 9

1.4.1 Nhận xét và kết luận 9

1.4.2 Ứng dụng trong thực tiễn 10

2 Đề xuất mô hình thân cách BSS “ Basic - Social - Self-concept” 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ………13

Trang 3

1.Cấu trúc nhân cách theo Sigmund Freud

1.1 Giới thiệu chung về tác giả Sigmund Freud

Sigmund Freud (6/51856 - 23/9/1939) Ông là một bác sĩ về thần kinhvà là nhà tâm lý học người Áo Ông là người đặt nền móng và phát triển họcthuyết phân tâm học Freud là nhà tâm lý học, nhà sinh lý học và nhà tưtưởng vĩ đại nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20, Sigmund Freud Được ví như cha đẻcủa phân tâm học Freud cũng có ảnh hưởng đến nhiều nhà tâm lý học lỗi lạckhác, bao gồm con gái của ông là Anna Freud, Melanie Klein, KarenHorney, Alfred Alder, Erik Erikson và Carl Jung Ông đã xây dựng một số lýthuyết trong suốt cuộc đời của mình bao gồm các khái niệm về tình dục trẻsơ sinh, sự kìm nén và tâm trí vô thức Freud cũng khám phá cấu trúc củatâm trí, và phát triển một khung trị liệu nhằm mục đích hiểu và điều trị cácvấn đề tâm thần đáng lo ngại Freud đã cách mạng hóa cách suy nghĩ và cáchđiều trị đối với các tình trạng sức khỏe tâm thần Freud sáng lập phân tâmhọc như một cách để lắng nghe bệnh nhân và hiểu rõ hơn về cách thức hoạtđộng của tâm trí người bệnh Và kết quả là trường phái phân tâm học đã cóảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của tâm lý học và tâm thần học hiện đại

1.2 Cấu trúc nhân cách theo Sigmund Freud

Xuyên suốt quá trình xây dựng học thuyết phân tâm của mình, trongcác bài báo cáo cũng như các tác phẩm về bệnh tâm thần, nhiều lần Freudđưa ra cấu trúc nhân cách Mô hình nhân cách được ông làm rõ trong tácphẩm “tự ngã và bản ngã” (1923) Trong tác phẩm này, ông đưa ra cấu trúcnhân cách của con người bao gồm ba bộ phận cấu thành: cái Ấy(Id) - Bảnnăng, cái Tôi (Ego) - Bản ngã, Cái Siêu tôi (SuperEgo) - Siêu ngã Tươngứng với ba bộ phận ấy là ba vùng tâm lý: Vô thức, tiền thức và ý thức Mỗibộ phận như vậy có một nguyên tắc hoạt động khác nhau Tất cả những yếutố này phối hợp cùng với nhau để tạo nên sự phức tạp trong nhân cách của

Trang 4

con người Mỗi yếu tố đều bổ sung sự đóng góp đặc thù của nó vào tính cáchcon người, và cách thức mà các yếu tố này tương tác đều gây ra sự ảnhhưởng lên một cá nhân Mỗi yếu tố tham gia nên tính cách con người sẽ xuấthiện ở những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của mỗi người

Cái Ấy (Id), là một bộ phận trong mô hình nhân cách con người, bảnchất của cái ấy là phần vô thức sâu nhất và nguyên sơ nhất của nhân cách,tồn tại từ khi sinh ra Cái Ấy mang đặc trưng là tính vô thức, bao gồm bảnnăng và những hành vi nguyên thủy Cái Ấy hoạt động dựa trên nguyên lýkhoái cảm, tìm cách thỏa mãn ngay lập tức các nhu cầu và mong muốn màkhông quan tâm đến thực tế hay hậu quả Nguyên lý của cái Ấy là nguyên lýkhoái cảm, nó tìm cách thỏa mãn ngay lập tức các nhu cầu và mong muốnmà không quan tâm đến thực tế hay hậu quả Cái Ấy là động lực thúc đẩyhành vi và cảm xúc, nó không bị kiểm soát bởi logic hay lý trí Chức năngcủa cái Ấy là thỏa mãn nhu cầu, nhu cầu thôi thúc bên trong, nó luôn tìmcách để thỏa mãn các nhu cầu, mong muốn và khao khát đó, thông thường làcác nhu cầu cơ bản như ăn uống, tình dục, Nếu các nhu cầu này không đượcđáp ứng ngay lập tức, chủ thể sẽ rơi vào trạng thái lo âu hoặc căng thẳng Vídụ như khi chúng ta khát nước, chúng ta sẽ nỗ lực tìm nước uống để giải tỏacơn khát ngay lập tức hoặc trong quan hệ tình dục, cái Ấy sẽ thúc đẩy cácxung năng tình dục mà không quan tâm đến các yếu tố xã hội hay đạo đức.Nếu chúng ta hoàn toàn bị chi phối bởi nguyên tắc khoái cảm, chúng ta cóthể tìm cách chiếm đoạt những gì mình muốn từ người khác để thỏa mãnnhững khao khát hoặc ham muốn của bản thân Hành vi như vậy có thể coi làmang tính phá hoại và không được xã hội chấp nhận Sự phát triển của cáiTôi và cái Siêu Tôi giúp con người kiểm soát các bản năng và hành xử mộtcách thực tế và được xã hội chấp nhận

Khác với cái Ấy, cái Tôi hoạt động dựa trên nguyên lý thực tế, cónghĩa là nó xem xét các hậu quả thực tế của các hành động trước khi thựchiện Cái Tôi đứng giữa cái Ấy và cái Siêu tôi, nó phải tìm cách để thỏa mãn

Trang 5

nhu cầu của cái Ấy trong giới hạn thực tế và các chuẩn mực đạo đức của cáiSiêu Tôi Cái Tôi phải giải quyết mâu thuẫn giữa cái Ấy và cái Siêu Tôi, đảmbảo rằng các hành động được thực hiện một cách hợp lý và có thể được chấpnhận trong xã hội Cái Tôi phải hoạt động cả ở bên ngoài lẫn bên trong Ởbên ngoài, cái Tôi phải nhận biết những tác động bên ngoài, để quyết địnhtiếp thu hay tránh khỏi, để có những thay đổi thay đổi thích hợp để có lợi chonó Còn ở bên trong, cái Tôi tiến hành hoạt động chống lại cái Ấy, bằng cáchgiành quyền làm chủ cái đòi hỏi và cân nhắc, quyết định các nhu cầu có thểthỏa mãn hay phải trì hoãn việc thỏa mãn hoặc dập tắt khao khát đó ngay lậptức Con người phải dùng một năng lượng đáng kể để kiềm chế và kiểm soátnhững bản năng phi lý của cái Ấy Lấy một ví dụ cụ thể, khi bạn đang ởtrong một hội nghị quan trọng, bạn cảm thấy đói và mắc vệ sinh, bản năngcủa bạn thúc ép, muốn bạn phải rời khỏi chỗ này và giải quyết những nhucầu này ngay lập tức nhưng cái Tôi lại kéo chân bạn lại chờ cho cuộc hộinghị kết thúc rồi mới giải quyết mong muốn của cái Ấy Cái Tôi kìm hãm cáiẤy lại để cái Siêu Tôi và cái Ấy được cân bằng, sau buổi hội nghị, bạn vừacó thể đi ăn mà vừa không bị chỉ trích bởi chuẩn mực xã hội khi rời khỏi khimọi người chưa kết thúc buổi hôm đó Hoặc trong công việc, khi cái Ấy thúcđẩy nhu cầu nghỉ ngơi hoặc giải trí ngay lập tức, cái Tôi sẽ xem xét liệu điềunày có ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và quyết định hành động sao chophù hợp với thực tế hiện hữu

Cái Tôi sử dụng các cơ chế phòng vệ để kiềm chế và điều chỉnh cácxung năng của cái Ấy Các cơ chế phòng vệ giúp giảm căng thẳng và bảo vệcái Tôi khỏi những xung đột nội tâm và lo âu

Thành phần phát triển cuối cùng trong tính cách con người là cái SiêuTôi hay còn gọi là Siêu Ngã Cái Siêu Tôi đại diện cho các giá trị đạo đức vàchuẩn mực xã hội mà cá nhân tiếp thu được từ gia đình, trường học và xãhội Nó cũng bao gồm cả những lý tưởng cao cả và cả những nguyên tắcđúng sai trong xã hội Cái Siêu Tôi hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt

Trang 6

Chức năng của nó là giám sát cái Tôi, có nghĩa là nó đảm bảo cho cái Tôikhông phạm những quy tắc đạo đức, là hiện thân của những lý tưởng và cốgắng đạt tới sự hoàn thiện thay vì thỏa mãn hay thực tại Khác với cái Tôi, cốgắng trì hoãn những khao khát của cái Ấy đến một thời điểm thích hợp thìcái Siêu Tôi áp chế hoàn toàn những dục vọng đó Cấu trúc cái Siêu Tôi cóhai phần: Cái Siêu tôi lý tưởng, phần này bao gồm những quy tắc và tiêuchuẩn cho các hành vi tốt, bao gồm các hành vi được cha mẹ và những ngườikhác chấp nhận, việc phục tùng các quy tắc này làm chủ thể cảm thấy tự hào,thấy mình có giá trị và đưa đến cảm giác thành tựu Phần còn lại là Lươngtâm, phần này thể hiện những điều bị cha mẹ và xã hội cho là tệ hại Nhữnghành vi này thường bị cấm và đưa đến hậu quả xấu, khiến chủ thể bị phạt, cócảm giác tội lỗi, ăn năn Phần này có chức năng phê phán và trừng phạt cáiTôi khi hành vi có hành vi không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức CáiSiêu Tôi phát triển thông qua quá trình xã hội hóa và nội hóa các giá trị từcha mẹ và xã hội Nó giúp duy trì các giá trị đạo đức và lý tưởng mà mộtngười hướng tới trong suốt cuộc đời Ví dụ như khi một người đối mặt vớimột tình huống mà hành động có thể mang lại lợi ích cá nhân như có ý địnhbuôn bán chất cấm để có tiền mua đồ ăn chẳng hạn, hành động này là viphạm đạo đức, cái Siêu Tôi sẽ làm người đó cảm thấy tội lỗi hoặc hối hậnnếu họ chọn hành động sai trái đó.

Tuy nhiên, ba thành phần này không tồn tại một cách riêng lẻ, độc lậphay có ranh giới rõ ràng Chúng linh hoạt và liên tục tương tác với nhautrong mỗi cá nhân, ảnh hưởng đến toàn bộ tính cách và hành vi Với nhiềunguồn lực đấu tranh lẫn nhau, xung đột giữa bản năng, bản ngã và siêu ngã làđiều đương nhiên Cái Ấy bất chấp hiện thực, chỉ luôn muốn thỏa mãn bảnnăng tính dục, tìm kiếm khoái lạc, cái Tôi dựa vào những chuẩn mực đạo đứcđể hạn chế đối với những dục vọng và hành động của con người, còn cái Tôithì hoạt động ở giữa cái Ấy và cái Siêu Tôi, nó vừa thông qua tri giác và tư

Trang 7

duy để thỏa mãn những yêu cầu của cái Ấy, vừa làm hệ thống kiểm soátkhao khát bản năng đúng với chuẩn mực đạo đức

Cái Ấy - cái Tôi - cái Siêu tôi, ba yếu tố này nếu cân bằng với nhau sẽtạo nên trạng thái tâm lý cân bằng và nhân cách bình thường ở con người.Tuy nhiên nếu ba yếu tố này mất thăng bằng con người sẽ rơi vào trạng tháiloạn thần kinh

1.3 Sự phát triển của nhân cách trong giai đoạn thơ ấu theoSigmund Freud

Theo Freud, sự phát triển bản năng tính dục giai đoạn thơ ấu rất quantrọng trong quá trình thành nhân cách của con người Ông đã chia sự pháttriển của bản năng tính dục trong đời sống của con người thành hai giai đoạn:Giai đoạn tự thỏa mãn và giai đoạn thỏa mãn với người khác

Giai đoạn tự thỏa mãn trải qua hai thời kỳ là thời kỳ môi miệng vàthời kỳ hậu môn

Ở thời kỳ môi miệng, là độ tuổi từ khi sinh ra đến khoảng hai tuổi.Trong giai đoạn này, miệng là nguồn chính của khoái cảm và sự thỏa mãn.Trẻ sơ sinh nhận được sự thoải mái và thỏa mãn thông qua các hoạt độngnhư bú mẹ, mút ngón tay, và cắn Việc bú sữa, mút tay, cắn đồ vật không chỉđáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà còn mang lại cảm giác an toàn và thoải máicho trẻ Nếu trẻ được thỏa mãn đủ, trẻ sẽ phát triển tính cách cân bằng, tự tinvà lạc quan Nếu không, có thể hình thành những tính cách tiêu cực nhưtham lam, ích kỷ hoặc phụ thuộc

Ở thời kì hậu môn, khoảng từ hai đến ba tuổi, trong giai đoạn này, trẻem nhận được khoái cảm từ việc kiểm soát việc đại tiện, cảm giác đến từviệc giữ lại hoặc thải phân ra Trẻ khám phá ra việc giữ phân lại một thờigian cũng gây cảm giác khoái lạc, nhưng điều đó lại bị cấm cản bởi cha mẹcủa chúng, hành động của cha mẹ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý củatrẻ Sự khuyến khích và khen ngợi sẽ giúp trẻ phát triển cảm giác tự chủ và

Trang 8

tự tin, trong khi đó sự phê phán hoặc trừng phạt có thể gây ra cảm giác xấuhổ và lo lắng cho chúng Cha mẹ cần có sự khuyến khích và hỗ trợ trẻ trongquá trình huấn luyện vệ sinh một cách nhẹ nhàng và kiên nhẫn

Ở giai đoạn khoái lạc với người khác: gồm các thời kỳ là thời kỳ sùngbái dương vật, thời kỳ tiềm phục và thời kỳ sinh dục

Ở thời kỳ sùng bái dương vật, giai đoạn kéo dài từ 3 tuổi đến 6 tuổi, ởgiai đoạn này, vùng sinh dục trở thành nguồn chính của khoái cảm và sự thỏamãn Trẻ bắt đầu có những khám phá và tò mò về cơ thể của mình và củangười khác Ngoài ra, trẻ bắt đầu nhận thức về sự khác biệt giữa nam và nữ,và phát triển ý thức về giới tính của mình Lúc này, những thúc đẩy bản nănghướng tới những mục tiêu khác nhau và chèn ép lẫn nhau, trong đó nhữngthúc đẩy bản năng thường vướng phải những cấm đoán, áp chế xã hội, vì thếmà có một vài thúc đẩy bản năng không được thực hiện, trẻ sẽ rơi vào nhữngmặc cảm, mặc cảm đầu tiên mà trẻ mắc phải là mặc Oedipe, loại mặc cảmnày xuất hiện trong lúc tuổi thơ và mất đi khi mối tương quan giữa cha mẹ vàcon cái hòa hợp Nếu không, mặc cảm này sẽ kéo dài mãi tới tuổi trưởngthành và nhân cách con người sẽ bị ảnh hưởng ở nhiều mặt

Thời kỳ tiền phục, kéo dài từ khoảng 6 tuổi đến lúc dậy thì khoảng 12tuổi, đây là giai đoạn mà các xung động tình dục của trẻ trở nên tiềm ẩn và íthoạt động hơn so với các giai đoạn trước, năng lượng tình dục được chuyểnhướng sang các hoạt động khác, như học tập, thể thao, và phát triển các kỹnăng xã hội Ở thời kì này, trẻ dễ dàng chấp nhận những khuôn mẫu xã hội.Việc phải chịu ảnh hưởng từ những môi trường bên ngoài mà trẻ tiếp xúc,điển hình là môi trường học đường, tạo cho trẻ sự tương quan mới bằng việcphân biệt rõ ràng giữa thế giới khách quan và thế giới khách quan giữa thếgiới thực tế và thế giới của thèm muốn Thời kì này rất quan trọng trong sựhình thành nhân cách của trẻ, tại vi trong thời gian này, trẻ thay thế sự đồnghóa tình cảm với cha mẹ bằng sự tìm kiếm riêng tư Chính vì vậy, mà siêu

Trang 9

ngã được hình thành trong hoàn cảnh xáo trộn khi trẻ chứng kiến nhữngxung khắc trong gia đình, từ đó dẫn tới nhân cách lệch lạc.

Thời kỳ sinh dục là thời kỳ sau cùng, là độ tuổi từ 12 tuổi trở đi, giaiđoạn này đánh dấu sự trưởng thành về mặt tình dục và sự hình thành hoànchỉnh của nhân cách Đây là lúc có sự biến đổi đặc biệt về tâm sinh lý, nănglượng tình dục Ở thời kì này, sự trưởng thành về tình dục và khả năng điềutiết các xung động tình dục là yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhâncách hoàn chỉnh Trẻ học cách kiểm soát và điều chỉnh các ham muốn tìnhdục của mình theo cách chấp nhận được về mặt xã hội và đạo đức Ngoài ra,đây là giai đoạn mà cá nhân đạt đến sự phát triển toàn diện, không chỉ về mặttình dục mà còn về mặt tình cảm, xã hội và trí tuệ

1.4 Nhận xét, kết luận và ứng dụng trong thực tiễn

1.4.1 Nhận xét và kết luận

Phân tâm học của Freud xây dựng lý thuyết về nhân cách dựa trên lýthuyết về vô thức Cấu trúc nhân cách của ông được chia ra làm ba phần gồmcái Ấy, cái Tôi và cái Siêu tôi Và quá trình hình thành nhân cách được gắnvới các giai đoạn phát triển bản năng tính dục Freud đã mở ra một hướngnghiên cứu mới về tâm lý học và nhân cách, nhấn mạnh vai trò của vô thứcvà các xung đột nội tâm trong việc hình thành nhân cách Ngoài ra, lý thuyếtcủa ông đã đặt nền móng cho nhiều trường phái và phương pháp trị liệu tâmlý sau này Cấu trúc nhân cách của Freud mang tính hệ thống, liên kết nhiềukhía cạnh của tâm lý và nhân cách con người, nó còn mang tính phức tạp, cụthể trong cách phân tích vô thức và các giai đoạn phát triển tâm lý tính dục,điều đó đã mang lại những hiểu biết, lý giải về hành vi và động cơ của conngười Freud chính là người dẫn đầu trong việc nghiên cứu nhân cách conngười theo khía cạnh sinh học, khía cạnh cơ bản, làm tiền đề cho các công

Trang 10

trình nghiên cứu của các tác giả khác Tuy nhiên, lý thuyết của Freud cũngcó một số hạn chế như thiếu các nghiên cứu khoa học và bằng chứng thựcnghiệm để chứng minh các giả thuyết của mình Ngoài ra, Freud bị chỉ tríchvì quá tập trung vào yếu tố tình dục trong việc phát triển nhân cách, làmgiảm tầm quan trọng của các yếu tố khác như môi trường, xã hội và văn hóa.Một hạn chế nữa đó là, nhiều khái niệm của Freud, chẳng hạn như vô thức vàcác cơ chế phòng vệ, rất khó kiểm chứng và đo lường một cách khách quan,Freud cũng tập trung quá nhiều vào những trải nghiệm và sự phát triển trongthơ ấu, nhưng ít chú ý đến sự phát triển và thay đổi nhân cách trong các giaiđoạn sau này của cuộc đời.

1.4.2 Ứng dụng trong thực tiễn Ứng dụng trong tham vấn - trị liệu là một trong những thế mạnh củaphân tâm học:

Liên tưởng tự do : Bệnh nhân được khuyến khích nói tự do về bất kỳ điều

gì họ nghĩ đến, giúp khám phá các suy nghĩ và cảm xúc vô thức Họ được khuyếnkhích nói bất cứ điều gì xuất hiện ở trong đầu, những gì đang hiện hữu Với môitrường thoải mái, có thể là điều kiện thuận lợi để các vấn đề thuộc khu vực vô thứcsẽ xuất hiện trên bề mặt Khi thân chủ chia sẻ những liên tưởng đó, tham vấn viênsẽ là người lắng nghe để tìm ra căn nguyên của vấn đề

Phân tích chống đối: đây là kỹ năng nhà tham vấn phát hiện những chống

đối ở người thân chủ Các thân chủ thường tỏ thái độ chống đối bằng cách lảngtránh, hủy lịch tham vấn nhiều lần, bỏ ngang cuộc hẹn Từ đó, tham vấn viên sẽphân tích những hành vi đó được thân chủ thể hiện một cách vô thức, sau đó cónhững biện pháp để giúp thân chủ vượt qua được những rào cản

Môi trường thả lỏng: Ở đây, thân chủ được tự do cảm xúc và nói lên những

gì mà họ suy nghĩ được Môi trường phải thực sự thoải mái, an toàn, khiến thân chủ

Ngày đăng: 27/08/2024, 09:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w