1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

biện pháp tổ chức trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy thực hành tiếng việt trong môn ngữ văn 6 đủ 3 bộ sách

26 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện pháp tổ chức trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy Thực hành Tiếng Việt trong môn Ngữ văn 6
Trường học Trường Trung học cơ sở…..
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Đề tài nghiên cứu
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 4,31 MB

Nội dung

Các trò chơi được tổ chức không chỉ giúp các em học sinh phát huy tinh thần học tập chủ động, năng động và sáng tạo hơn, phương pháp này còn giúp các em rèn luyện những kỹ năng mềm cần c

Trang 1

1

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRONG MÔN NGỮ VĂN 6

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

B NỘI DUNG 4

1 Cơ sở lý luận 4

2 Cơ sở thực tiễn 5

3 Giải pháp thực hiện 7

Biện pháp 1 Tổ chức trò chơi cá nhân trong phần khởi động để kiểm tra kiến thức và gợi mở bài mới 7

Biện pháp 2 Tổ chức trò chơi theo nhóm kết hợp kỹ thuật dạy học tích cực giúp học sinh tập trung và tăng khả năng sáng tạo 9

Biện pháp 3 Tổ chức trò chơi vận động giúp học sinh nâng cao khả năng tập trung và phân tích kiến thức Tiếng Việt 12

Biện pháp 4 Tổ chức trò chơi thi đua qua phần mềm thay thế cho hình thức bài tập về nhà truyền thống giúp học sinh chủ động, tự giác ôn tập kiến thức 15

Biện pháp 5 Tổ chức trò chơi kết hợp hoạt động trải nghiệm sưu tầm tranh ảnh giúp học sinh nâng cao khả năng vận dụng kiến thức trong thực tiễn 18 4 Hiệu quả của sáng kiến 20

C KẾT LUẬN 22

1 Kết luận 22

2 Đề xuất, kiến nghị 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 2

kỹ năng thể hiện quan điểm,

Với kinh nghiệm của một người giáo viên và thông qua quan sát giờ học trên lớp của tôi cũng như của các thầy cô khác, tôi nhận thấy rằng nếu trong giờ học không được lồng ghép bất cứ hoạt động tập thể, những hoạt động liên quan đến thực tế mà các em học sinh chỉ ngồi nghe giáo viên giảng bài thì hiệu quả tiết học

sẽ không cao Dễ xảy ra tình trạng các em học sinh mệt mỏi, buồn ngủ, mất tập trung trong lúc nghe giảng, từ đó các em không hiểu bài hoặc dù có tập trung nghe thì cũng khó để có thể nhớ hết và vận dụng thành thạo được các kỹ năng

Bằng những kinh nghiệm tích góp được trong suốt quá trình giảng dạy của mình, cùng việc cần phải đưa ra những giải pháp mới để có thể nâng cao chất

lượng dạy học nên tôi đã chọn đề tài “Biện pháp tổ chức trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy Thực hành Tiếng Việt trong môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)” làm đề tài nghiên cứu Tôi hy vọng đề tài nghiên cứu này

sẽ mang lại những kết quả khả quan cho công tác giảng dạy tại trường

DEMO M604 – SÁCH KNTT

Trang 3

3

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm ra và áp dụng hiệu quả các trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập trong giờ thực hành tiếng Việt của học sinh lớp 6 trường THCS… Thông qua đó, các giáo viên có cơ hội nâng cao trình

độ chuyên môn, nắm bắt được tâm lý của học sinh, có những phương pháp tổ chức các hoạt động cho các em một cách hiệu quả hơn Các em học sinh được kích thích tinh thần học tập, có niềm say mê, hứng thú với môn học Các em học sinh được thực hành Tiếng Việt để trau dồi và phát triển vốn ngôn từ cần thiết cho bản thân để bản thân ngày càng hoàn thiện

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: 30 em học sinh lớp: 6A trường Trung Trung học cơ sở…

- Thời gian: Năm học 2022 – 2023

- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp tổ chức trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy Thực hành Tiếng Việt trong môn Ngữ văn 6

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu, phân loại và hệ thống hóa cơ sở lí luận của đề tài

- Các phương pháp nghiên cứu thực thực tiễn:

+ Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của học sinh trong giờ học, giờ chơi

+ Phương pháp khảo sát bằng phiếu hoặc phỏng vấn trực tiếp các học sinh trong lớp

+ Phương pháp trao đổi: Trao đổi cùng các giáo viên khác hoặc các chuyên gia về những vấn đề cần nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu được thu thập

Trang 4

Trò chơi học tập là một hình thức học tập hiệu quả giúp nâng cao hứng thú của các em trong quá trình giảng dạy Thông qua việc tổ chức các hoạt động trò chơi kết nối với mục tiêu học tập mà các em học sinh tiếp thu kiến thức một cách

tự nhiên, dễ dàng Thay vì phương pháp học truyền thống khiến cho các em cảm thấy áp lực, nhàm chán thì hoạt động trò chơi học tập lại đầy hấp dẫn, thu hút sự chú ý của các em học sinh vào nội dung bài học Trò chơi học tập có vai trò làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ Vì vậy, hoạt động này sẽ làm giảm tính chất căng thẳng, mệt mỏi của giờ học, nhất là khi học những kiến thức lý thuyết mới Trò chơi học tập đóng vai trò trong việc phát triển trí tuệ và năng lực cho các học sinh Hoạt động này vừa giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, tăng cường khả năng hiểu và ghi nhớ bài học, vừa giúp các em phát triển năng lực tự chủ, tự học, năng lực hợp tác làm việc nhóm, năng lực giao tiếp, sự tự tin khi thuyết trình phản biện,

Hiện nay, với yêu cầu đổi mới các phương pháp dạy học đáp ứng với chương trình GDPT 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành công văn số 3977/BGDĐT-GDTH gửi Giám đốc Sở GDĐT các tỉnh yêu cầu tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018 cấp trung học, các Sở GDĐT chỉ đạo các nhà trường tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực người học.”

Cùng với đó, trong công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH, “Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông theo hướng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực; xây dựng kế hoạch bài

Trang 5

5

học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh

để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học.”

bỡ ngỡ vừa phải giảng dạy, vừa tìm hiểu Bên cạnh đó lớp 6 là giai đoạn các em học sinh mới chuyển đổi môi trường học tập nên các em chưa thể bắt nhịp được với phương pháp mới này Trong tiết học vẫn xảy ra tình trạng học sinh mất tập trung, nhiều bạn vẫn còn ham chơi không chú tâm vào việc rèn luyện các kỹ năng dẫn đến việc không thể áp dụng những gì đã được học vào trong thực tế Ngoài ra những điều kiện khách quan bên ngoài cũng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả các trò chơi học tập của các em

* Thuận lợi:

Trường THCS …có đủ điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và học tập Nhà trường mua sắm cơ bản đủ cơ sở vật chất cho lớp học Lớp học rộng rãi, thoáng mát, hệ thống cơ sở vật chất bao gồm: bàn ghế của học sinh

- giáo viên, hệ thống bóng đèn, quạt điện, máy chiếu, đều đạt đúng tiêu chuẩn, sẵn sàng phục vụ và hỗ trợ điều kiện tốt nhất cho giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy

Bên cạnh đó ban giám hiệu nhà trường luôn có những động thái sát sao, quan tâm đặc biệt đến việc học tập cũng như phát triển của các em Vì vậy, mọi hoạt động học tập tại lớp của các em học sinh đều nằm dưới quyền kiểm soát, sự lãnh đạo của ban giám hiệu

Phần lớn các em học sinh trong lớp đều ngoan ngoãn, có ý thức trong học tập và rèn luyện nề nếp tốt Phụ huynh nhiệt tình, tạo cơ hội thuận lợi cho các con

Trang 6

ý thức trong học tập và rèn luyện, vẫn còn một số ít em còn hiếu động, chưa thực

sự chăm học Bên cạnh đó nhiều em học sinh còn quá nhút nhát nên việc để các

em chủ động giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài hay có những hoạt động yêu cầu trình bày kết quả làm việc của mình khiến các em còn hồi hộp, lo lắng nên trả

lời còn khá ngập ngừng, không có sự lưu loát nhất định

Bảng khảo sát thái độ học tập môn Ngữ Văn trước khi áp dụng của lớp 6A

Tiêu chí đánh giá Trước khi áp dụng

Số lượng Tỷ lệ Học sinh hứng thú với trò chơi cá nhân trong

Học sinh hứng thú với các phần mềm trò chơi 7/30 24%

Học sinh chủ động, tích cực tham gia các trò chơi

Trang 7

7

các trò chơi học tập chỉ chiếm 14% 30% các em học sinh đã tỏ ra hứng thú với

hoạt động trải nghiệm sưu tầm tranh ảnh

* Nội dung và cách thực hiện:

Phần khởi động đầu tiết học có vai trò vô cùng quan trọng hay cũng có thể nói đây sẽ là yếu tố quyết định bầu không khí của cả tiết học Một phần khởi động hay, thú vị sẽ tạo cơ hội để các em có thể tiếp cận được với nhiều hình thức học tập khác nhau, từ đó kích thích trí tò mò và làm các em mong chờ đến các tiết học sau để được tham gia vào nhiều hoạt động thú vị khác

Việc xây dựng phần khởi động đa dạng đầu tiết học sẽ giúp không khí lớp học trở nên thoải mái, vui vẻ, khơi gợi được sự tò mò cũng như nâng cao được động lực học tập cho các em học sinh Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để các em được tiếp cận với nhiều phương pháp học khác nhau, từ đó giúp các em tìm được phương pháp học tập phù hợp và mang lại hiệu quả cao cho bản thân

Trò chơi cá nhân đối với các em học sinh lớp 6 có vai trò vô cùng quan trọng bởi hầu hết các em đang ở độ tuổi có thói quen là ỷ lại vào ông bà, bố mẹ Các trò chơi cá nhân yêu cầu mỗi người chơi phải tự quyết định đưa ra được đáp án của mình mà không có sự trợ giúp của người khác nên thông qua các trò chơi, các em

sẽ rèn luyện được cho mình khả năng tự lập, sự tự tin giải quyết các vấn đề 1 mình

Ví dụ 1: Kiểm tra kiến thức về từ ghép, từ láy đã được học ở Thực hành Tiếng Việt (trang 20 - Ngữ văn 6 tập 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Trang 8

8

Trò chơi Truyền chai nước

Mục đích: Trò chơi giúp các em học sinh tăng thêm vốn từ, giúp các em phân biệt nhanh chóng và hình thành phản xạ về các từ láy và từ ghép trong tiếng Việt Trò chơi cũng giúp các em biết thêm nhiều từ mới về một chủ đề nhất định Thông qua trò chơi, các em học sinh sẽ có thể gắn kết và chia sẻ với nhau nhiều hơn, đoàn kết hơn, hứng thú hơn

Trang 9

9

Ví dụ 2: Thực hành Tiếng Việt kiểm tra về Cụm danh từ (trang 66 - Ngữ

văn 6 tập 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Trò chơi Ai nhanh hơn

Mục đích: Thông qua quá trình chơi trò chơi, các em sẽ chủ động ghi nhớ lại kiến thức cũng như biết cách áp dụng những gì mình được học vào trong thực tế,

từ đó có thể tham gia và chiến thắng trò chơi

Tổ chức trò chơi theo hình thức cá nhân như này sẽ giúp các em học sinh rèn luyện được thói quen tư duy độc lập, khả năng thích ứng nhanh Bên cạnh đó việc chơi trò chơi cá nhân như vậy sẽ tạo điều kiện cho các em có không gian để phát

Trang 10

10

triển bản thân, các em sẽ không còn rụt rè, ỉ lại vào bạn bè, thầy cô, từ đó các em

sẽ ngày càng tự tin hơn vào những quyết định của mình

* Điểm mới:

Thay vì kiểm tra bài cũ bằng giấy bút như ở phương pháp dạy học cũ thì ở phương pháp này các em được tham gia các trò chơi để kiểm tra lại kiến thức Qua những trò chơi cá nhân mà các em được tham gia, các em sẽ vừa được được

ôn lại bài cũ vừa rèn luyện được bản lĩnh, kỹ năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề độc lập

Biện pháp 2 Tổ chức trò chơi theo nhóm kết hợp kỹ thuật dạy học tích cực giúp học sinh tập trung và tăng khả năng sáng tạo

* Mục đích:

Biện pháp được thực hiện giúp các em học sinh củng cố kiến thức về Tiếng Việt, thông qua các hoạt động nhóm, kích thích tinh thần cạnh tranh lành mạnh giữa các em học sinh Từ đó nâng cao tinh thần học tập, xây dựng động lực học tập cho các em, thúc đẩy các em chủ động tìm kiếm các thông tin về những kiến thức Tiếng Việt qua hoạt động nhóm kết hợp kỹ thuật dạy học tích cực các em sẽ biết cách giúp đỡ lẫn nhau học tập, nâng cao khả năng sáng tạo

* Nội dung và cách thực hiện:

Kỹ thuật dạy học tích cực là một kỹ thuật dạy học mới mà ở đó học sinh sẽ

là những người làm chủ tiếp thu kiến thức, giáo viên chỉ đóng vai trò là những người hướng dẫn, giúp các em học sinh được chuẩn hóa kiến thức Một số kỹ thuật dạy học tích cực mà tôi đã vận dụng tại lớp 6A:

Kỹ thuật khăn trải bàn là một kỹ thuật dạy học tích cực sử dụng hình thức tổ chức các hoạt động mang tính kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy và học Kỹ thuật mảnh ghép là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp gồm có nhiều chủ đề khác nhau để kích thích sự tham gia tích cực của học sinh cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác Kỹ thuật mảnh ghép sẽ được thực hiện thông qua 2 vòng là vòng chuyên gia và vòng mảnh ghép

Trang 11

- Xác định nội dung, ý nghĩa của thành ngữ, tục ngữ

Đầu tiên, giáo viên sẽ sử dụng phần mềm Duck Race (Đua vịt) để xác định xem nhóm nào sẽ giành quyền trả lời câu hỏi

+ Mục đích: Trò chơi này đã tạo ra không gian thi đua lành mạnh cho các em học sinh, bên cạnh đó thông qua trò chơi, các em sẽ xác định được nội dung, ý nghĩa của thành ngữ, tục ngữ

+ Cách chơi: Tôi sẽ mời xung phong 4 em học sinh trong lớp lên tham gia trò chơi này Các em học sinh có nhiệm vụ đặt câu với mỗi thành ngữ cho sẵn sao cho phù hợp nhất Mỗi học sinh lên trả lời sẽ tương ứng với một chú vịt Học sinh nào trả lời nhanh nhất và chính xác nhất sẽ là chú vịt được về đích đầu tiên

https://www.online-stopwatch.com/duck-race/?countdown=00:00:10

Trang 12

8

DEMO M604 – SÁCH CTST

Ví dụ 1: Kiểm tra kiến thức về từ ghép, từ láy đã được học ở Thực hành Tiếng Việt, trang 27

Trò chơi Truyền chai nước

Mục đích: Trò chơi giúp các em học sinh tăng thêm vốn từ, giúp các em phân biệt nhanh chóng và hình thành phản xạ về các từ láy và từ ghép trong tiếng Việt Trò chơi cũng giúp các em biết thêm nhiều từ mới về một chủ đề nhất định Thông qua trò chơi, các em học sinh sẽ có thể gắn kết và chia sẻ với nhau nhiều hơn, đoàn kết hơn, hứng thú hơn

Trang 13

9

Ví dụ 2: Thực hành Tiếng Việt - bài 5, kiểm tra về Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

Trò chơi Ai nhanh hơn

Mục đích: Thông qua quá trình chơi trò chơi, các em sẽ chủ động ghi nhớ lại kiến thức cũng như biết cách áp dụng những gì mình được học vào trong thực tế,

từ đó có thể tham gia và chiến thắng trò chơi

Cách chơi:

Tôi sẽ cho học sinh xem lại bài tập 2 của Thực hành Tiếng Việt - bài 4/ trang

96 Sau đó, giáo viên giao nhiệm vụ cho cả lớp viết theo hình thức cá nhân 1 câu bất kỳ chưa được mở rộng thành phần chủ ngữ hay vị ngữ vào một tờ giấy và gấp lại Sau đó, học sinh sẽ bốc một phiếu bất kỳ và trong 10 giây phải nói được một câu sao cho thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ được mở rộng

Tổ chức trò chơi theo hình thức cá nhân như này sẽ giúp các em học sinh rèn luyện được thói quen tư duy độc lập, khả năng thích ứng nhanh Bên cạnh đó việc chơi trò chơi cá nhân như vậy sẽ tạo điều kiện cho các em có không gian để phát triển bản thân, các em sẽ không còn rụt rè, ỉ lại vào bạn bè, thầy cô, từ đó các em

sẽ ngày càng tự tin hơn vào những quyết định của mình

* Điểm mới:

Thay vì kiểm tra bài cũ bằng giấy bút như ở phương pháp dạy học cũ thì ở phương pháp này các em được tham gia các trò chơi để kiểm tra lại kiến thức Qua những trò chơi cá nhân mà các em được tham gia, các em sẽ vừa được được

ôn lại bài cũ vừa rèn luyện được bản lĩnh, kỹ năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề độc lập

Trang 14

8

DEMO M604 – SÁCH CD

Ví dụ 1: Kiểm tra kiến thức về từ ghép, từ láy đã được học ở Thực hành Tiếng Việt (trang 24 - Ngữ văn 6 tập 1 sách Cánh diều)

Trò chơi Truyền chai nước

Mục đích: Trò chơi giúp các em học sinh tăng thêm vốn từ, giúp các em phân biệt nhanh chóng và hình thành phản xạ về các từ láy và từ ghép trong tiếng Việt Trò chơi cũng giúp các em biết thêm nhiều từ mới về một chủ đề nhất định Thông qua trò chơi, các em học sinh sẽ có thể gắn kết và chia sẻ với nhau nhiều hơn, đoàn kết hơn, hứng thú hơn

Trang 15

9

sinh sẽ phải nói 1 từ láy hoặc từ ghép với 1 trong 7 từ đó và nêu rõ đó là từ ghép hay từ láy Trong 30 giây, học sinh không trả lời được sẽ nhận hình phạt vui Tôi thường lựa chọn các đề tài quen thuộc để các em học sinh có thể dễ dàng làm quen trong các vòng chơi đầu Tiếp đó, tôi tăng độ khó dần qua các vòng để các em học sinh cảm thấy hứng thú hơn, tạo ra một chút thử thách trong trò chơi

Ví dụ 2: Thực hành Tiếng Việt kiểm tra về Mở rộng thành phần chính của

câu bằng cụm từ

Trò chơi Ai nhanh hơn

Mục đích: Thông qua quá trình chơi trò chơi, các em sẽ chủ động ghi nhớ lại kiến thức cũng như biết cách áp dụng những gì mình được học vào trong thực tế,

từ đó có thể tham gia và chiến thắng trò chơi

Cách chơi:

Tôi sẽ cho học sinh xem lại bài tập 4 của Thực hành Tiếng Việt (trang 16 -

Ngữ văn 6 tập 1 sách Cánh diều) Sau đó, giáo viên giao nhiệm vụ cho cả lớp viết theo hình thức cá nhân 1 câu bất kỳ chưa được mở rộng thành phần chủ ngữ hay

vị ngữ vào một tờ giấy và gấp lại Sau đó, học sinh sẽ bốc một phiếu bất kỳ và trong 10 giây phải nói được một câu sao cho thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ được

mở rộng

Tổ chức trò chơi theo hình thức cá nhân như này sẽ giúp các em học sinh rèn luyện được thói quen tư duy độc lập, khả năng thích ứng nhanh Bên cạnh đó việc chơi trò chơi cá nhân như vậy sẽ tạo điều kiện cho các em có không gian để phát triển bản thân, các em sẽ không còn rụt rè, ỉ lại vào bạn bè, thầy cô, từ đó các em

sẽ ngày càng tự tin hơn vào những quyết định của mình

* Điểm mới:

Ngày đăng: 25/08/2024, 14:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w