1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tín chấp trong pháp luật việt nam những bất cập và định hướng hoàn thiện

36 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề TÍN CHÁP TRONG PHÁP LUAT VIET NAM - NHUNG BAT CẬP VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN
Tác giả Lê Phương Hà, Phạm Thị Cẩm Hường, Dương Thị Quỳnh Nhâm, Đặng Yến Nhi, Đỉnh Nguyễn Diễm Trinh
Người hướng dẫn NGUYEN PHAN PHUONG TAN
Chuyên ngành Luật hợp đồng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021 - 2022
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 4,03 MB

Nội dung

Chính vì điều đó, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể được hiểu theo 2 phương diện: Mặt khách quan : Đây là quy định của pháp luật để đảm bảo về sự kiện giao dịch của đôi bên đồng thời xác

Trang 1

Môn

Mã học phần

Nhóm thực hiện

Thành viên nhóm

2 Mục tiêu nghiên cứu

TIỂU LUẬN

DE TAI: TIN CHAP TRONG PHÁP LUAT VIET NAM-NHUNG BAT

CAP VA DINH HUONG HOAN THIEN

Giang vién huéng dan: NGUYEN PHAN PHUONG TAN

Đỉnh Nguyễn Diễm Trinh - K205032169

Năm 2021 - 2022

1 Tính cấp thiết của dé tai

3 Phương pháp nghiên cứu

4 Đối tượng nghiên cứu

Trang 2

5 Kết cấu tiêu luận 5

CHUONG 1 KHAI QUAT CHUNG VE CAC BIEN PHAP DAM BAO

CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN VE BAO DAM THUC HIEN NGHĨA VỤ BẰNG

2.1 Khái quát về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng biện pháp tín chấp 2.1.1 Khái niệm về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bằng tín chấp 9 2.1.2 Tiêu chí xây dựng và đặc điểm biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bằng tín

2.2 Điều kiện phát sinh biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tín chấp II

2.2.1 Chủ thể của quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng biện pháp tín

CHUONG 3 NHUNG BAT CAP TRONG SU DUNG PHAP LUAT VE BAO

DAM THUC HIEN NGHIA VU BANG BIEN PHAP TiN CHAP VA KIEN

3.1 Thực tiễn sử dụng pháp luật về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bằng biện pháp

3.1.2 Bat cập trong việc xác định quyền và nghĩa vụ trong quan hệ bảo đảm

3, L3 Cham dit quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vu bằng biện pháp tín

3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng biện

Trang 4

LOI NOI DAU

Hoạt động cho vay tín chấp là khái niệm không còn xa lạ gì đối với chúng ta, đây là một hình thức cho vay mới đem lại lợi ích tối đa cho người vay Tín chấp tuy không còn mới mẻ nhưng nó mới được phổ biến và đưa vào chính sách của đa số các ngân hàng và cơ sở cho vay gần đây Vì vậy, việc tiền hành các thủ tục cho vay tín chấp còn nhiều bất cập và rủi ro cao

Đây cũng chính là lý do nhóm mong muốn nghiên cứu về vấn đề: “TÍN CHÁP

TRONG PHÁP LUAT VIET NAM - NHUNG BAT CẬP VÀ ĐỊNH HƯỚNG

HOÀN THIỆN'' Các văn bản pháp luật cũng như các thông tư, nghị định đã quy định

về thủ tục và chính sách cho vay tín chấp tuy vậy trong thực tiễn vẫn còn nhiều khó

khăn như: thủ tục cho vay rườm rả, rủi ro cao

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế của Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với thế giới, đặc biệt là Việt Nam cam kết sẽ mở rộng thị trường tài chính trong nước đối với các công ty, doanh nghiệp nước ngoài có nguồn lực đồi dào về cả tài chính, nguồn nhân lực và công nghệ Đây là điều kiện đề họ có thê chỉ phối thị trường tài chính Việt Nam Một câu hỏi lớn được đặt ra rằng:“'Làm cách nào đề Việt Nam vững trong suốt quá trình cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng thương mại nước ngoài?ˆ° Bài toán khó cần lời giải cụ thé hơn cho các ngân hàng thương mại trong nước Đối mặt với sự gay gắt trong việc cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, các ngân hàng và tổ chức tín đụng cần phải quan tâm hơn đền việc tạo lập các môi quan hệ, tạo ra su tin tưởng-cơ sở đề cho vay tin chap Mặt khác, một trong những bất cập to lớn khi các doanh nghiệp muốn vay vốn của ngân hàng hoặc cơ sở tín đụng cần phải có tài sản thế chấp mặc dù trên cơ sở lý thuyết, các ngân hàng hoặc cơ sở tín dụng vẫn có thê cho các đoanh nghiệp vay vốn mà không cần tài sản đảm bảo, tuy nhiên, thực tiễn thì rất ít trường hợp này xảy ra hoặc có thê nói là không có

Việc cho vay tín chấp đã được tiến hành tại nhiều ngân hàng như: Sacombank, SHB, OCB, VPBank, tuy đã đem đến nhiều thành công tử việc tạo dựng nhiều mối quan hệ với doanh nghiệp, gia tăng dư nợ tín dụng nhưng cũng phải gánh chịu những

rủi ro hiện hữu và rủi ro tiềm ân khi thực hiện chính sách vay vốn tín chấp này như: Nợ

4

Trang 5

xấu đối với các doanh nghiệp khi không có đủ tài sản đảm bảo cho khoản vay hay những khoản vay tiêu dùng cá nhân đến nay vẫn chưa thể thu hồi nguồn vay đo khách hàng trì trệ hoặc tệ hơn là không có khả năng chi tra

Trên cơ sở thực tiên áp dụng chính sách vay von tin chap trên còn nhiêu rủi ro và bất cập trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài ““tín chấp trong pháp luật Việt

^xa??

Nam-những bất cập và định hướng hoàn thiện đề thực hiện tiêu luận cuối ky

2 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống lại những vấn đề lý luận về chính sách cho vay tín chấp tại các Ngân hàng thương mại vả cơ sở tín dụng

Xem xét, khảo sát lại thực trạng cho vay tín chấp tại các Ngân hàng và các cơ sở tín dụng

Dé ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoản thiện các thủ tục cũng như các bắt

cập trong việc cho vay tín chấp

3 Phương pháp nghiên cứu

Khảo sát thực trạng cho vay tín chấp tại các ngân hàng và cơ sở tín dụng

Năm bắt được những bất cập cũng như rủi ro mà bên phía Ngân hàng, các cơ sở tín dụng đang phải gánh chịu

4 Đối tượng nghiên cứu

Các Ngân hàng và cơ sở tín dụng đang thực hiện cho vay tín dụng tại Việt Nam Các doanh nghiệp vay vốn đầu tư hay các cá nhân vay vốn tiêu dùng

5 Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và kết luận thì tiêu luận có kết cầu gồm 3 chương như sau:

Chương l1: Khái quát chung về các biện pháp đảm bảo trong pháp luật Việt Nam

Chương 2: Lý luận về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bằng biện pháp tín chấp

Trang 6

Chương 3: Thực tiễn sử dụng pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng biện pháp tín chấp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Trang 7

PHAN NOI DUNG CHUONG 1 KHAI QUAT CHUNG VE CAC BIEN PHAP DAM BAO TRONG PHAP LUAT VIET NAM

1.1 Khai niém bién phap dam bao

Căn cứ pháp lý: Bộ luật Dân sự 2015 và Nghị định 102/2017/NĐ-CP đăng ký biện pháp đảm bảo

Biện pháp bảo đảm là loại trách nhiệm đặc biệt trong đó các bên có thê thỏa thuận phạm vi trách nhiệm, mức độ chịu trách nhiệm va cả hình thức, biện pháp áp dụng trách nhiệm Có thê tự họ áp dụng theo các biện pháp đã thỏa thuận mà không phụ thuộc vào

ý chí của người thứ ba Bên cạnh đóm người có quyền luôn được ưu tiên thanh toán từ

số tiền bán đấu giá đối tương đảm bảo Đó là quyền đặc biệt của người cho vay có bảo đảm nhằm bảo vệ hữu hiện nhất quyết và lợi ích hợp pháp của người có quyên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự

Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định 7 biện pháp bảo đảm Khi các bên lựa chọn một trong bảy biện pháp trên đề thực hiện nghĩa vụ thì đôi bên phát sinh mối quan hệ pháp luật Chính vì điều đó, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể được hiểu theo 2 phương

diện:

Mặt khách quan : Đây là quy định của pháp luật để đảm bảo về sự kiện giao dịch của đôi bên đồng thời xác định rõ quyền, nghĩa vụ và bảo đảm quyền lợi khi lựa chọn biện pháp bảo đảm đó

Mặt chủ quan: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự là sự

tự thỏa thuận của bên vay và bên cho vay khi lựa chọn hình thức bảo đảm mang tính chất tác động, dự phòng, ngăn ngừa cũng như đề ra các biện pháp khắc phục trong trường hợp có rủi ro xảy ra khi thực hiện giao dịch

1.2 Các loại biện pháp đảm bảo

Theo Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 về “Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” bao gồm 9 biện pháp: Cầm cố tài sản, thé chap tai san, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyên sở hữu, bảo lãnh, tín châp, câm giữ tài sản

Trang 9

CHUONG 2 LY LUAN VE BAO DAM THUC HIEN

NGHIA VU BANG BIEN PHAP TIN CHAP

2.1, Khái quát về biện pháp báo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng biện pháp tín

chấp

2.1.1 Khái niệm về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bằng tín chấp

Khải niệm về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ

Nhằm khắc phục tình trạng người có nghĩa vụ không tự giác thực hiện hoặc không có điều kiện vật chất để thực hiện và tạo cho nguodi co quyén trong cac quan hé nghĩa vụ có được thế chủ động trong thực tế hưởng quyền dân sự, tạo cơ chế an toàn trong thiết lập và thực hiện giao dịch Pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận đặt

ra các biện pháp bảo đảm việc giao kết hợp đồng cũng như việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự

Hiện tại luật Việt Nam không có điều khoản nào đưa ra khái niệm các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Có thê hiểu biện pháp bảo đảm nghĩa vụ là loại trách nhiệm đặc biệt trong đó các bên có thể thỏa thuận phạm vi trách nhiệm mức độ chịu trách nhiệm, mức độ chịu trách nhiệm và cả hình thức, biện pháp áp dụng trách nhiệm, buộc các chủ thể tham gia giao dịch đó (gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyên giao vật, chuyên giao quyền trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc

hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của chủ thê khác (bên có quyền)

Khải niệm về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bằng tín chấp

Tín chấp là thuật ngữ được nhiều người biết đến trong đời sống xã hội Nhưng hiện nay, cũng giống như biện pháp bảo dam bang nghĩa vụ, pháp luật ở nước ta vẫn chưa quy định rõ khái niệm tín chấp là gì Có thê hiểu tín chấp là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại Điều 292 Bộ luật dân sự

2015

Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bằng tín chấp là việc bảo lãnh bằng uy tín của tô chức chính trị - xã hội cho cá nhân hoặc hộ gia đình nghèo không có tài sản dé thé chap được vay một số tiền nhỏ tại ngân hàng hoặc tô chức tín dụng khác nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh hoặc làm dịch vụ Việc cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp phải lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo lãnh

Trang 10

2.1.2 Tiêu chí xây dựng và đặc điểm biện pháp bảo dam nghĩa vụ bằng tín chấp

Tiêu chí xây dựng biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bằng tin chap

Biện pháp bảo đảm bằng tín chấp mang tính chất đối nhân.Các tổ chức chính trị-

xã hội str dung uy tin cla minh dé bao đảm trước các tổ chức tín dụng cho các cá nhân,

hộ gia đình vay vốn Biện pháp bảo đảm này được dùng để thực thi các chính sách hỗ trợ người nghèo - đối tượng không có tài sản bảo đảm trong việc tiếp cận vốn vay của Chính phủ Nó có tính chất “tương trợ”, hỗ trợ cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn.!

Chú trọng quyền tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận, tự chịu trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch bảo đảm theo tỉnh thần và nguyên tắc của Hiến pháp năm

2013, đồng thời đã đơn giản hóa thủ tục giao kết, thực hiện hợp đồng bảo đảm!

Đặc điểm biện pháp bao dam nghĩa vụ bằng tín chấp

Thứ nhất về hình thức vay tín chấp thì không thê thực hiện được trong giai đoạn đầu của mỗi quan hệ giữa người cho vay và người vay Để có được sự tín nhiệm, quan

hệ vay - cho vay phải trải qua một thời gian nhất định

Thứ hai, đối với hình thức này thì thế chủ động trong việc quyết định cho vay tín chấp thuộc về người cho vay Bởi lẽ, khi và chỉ khi người cho vay có được độ tin cậy rất cao đối với người vay mới có thê quyết định cho vay tín chấp

Thứ ba, đối với phía người vay (các doanh nghiệp) đóng một vai trò to lớn trong quá trình tạo ra sự tín nhiệm đề có thê vay tín chấp Trong nhiều trường hợp, chính hoạt động kinh doanh có hiệu quả và sự minh bạch của doanh nghiệp lại là nhân tố quyết định đề ngân hàng và các tô chức tín dụng quyết định cho vay tín chấp

Thứ tư, một đặc điểm đặc trưng của vay tín chấp đó là sự tín nhiệm (“tài sản” đảm bảo tiền vay) lại là loại tài sản vô hình, không thê đem đấu giá đề thu hỗồi vốn cho vay Vì vậy, quyết định cho vay tín chấp của các ngân hàng và tô chức tín dụng cần đặc biệt cần trọng và vì vậy, khó khăn là lẽ đương nhiên.?

2.2 Điều kiện phát sinh biện pháp bao dam thực hiện nghĩa vụ bằng tín chấp

2.2.1 Chủ thể của quan hệ bảo đâm thực hiện nghĩa vụ bằng biện pháp tín chấp

Bên được bảo đảm (bên nọ)

1 Trang thông tin điện tử trường đại học Kiểm sát Hà Nội Quyền tự đo giao kết hợp đồng ở Việt Nam - lý luận và thực tiễn

2 Công thông tin điện tử Sở tư pháp tỉnh Bắc Ninh Nghị định quy định thị hành Bộ luật Dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa

VỤ

10

Trang 11

Bên được bảo đảm là cá nhân, hộ gia đình nghèo: Hiện nay, việc xác định chuẩn nghèo được căn cứ theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng L1 năm 2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 — 2019 Trên thực tế, để xác định các hộ gia đỉnh nghèo thi can cử vào danh sách được lập trên địa bàn các xã, phường Những hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận hộ nghèo dé duoc hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước Sở dĩ, chỉ cá nhân, hộ gia đình nghèo mới được vay tín chấp bởi lẽ biện pháp tín chấp không đòi hỏi

cá nhân, hộ gia đình phải dùng lợi ích vật chất đề bảo đảm, phù hợp với điều kiện kinh

tế của cá nhân, hộ gia đình nghèo Hơn nữa, vay tín chấp tại các Ngân hàng chính sách

xã hội là chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước nhằm thực hiện công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân.”

Bên bảo đảm (bên tín chấp)

Bên bảo đảm tín chấp là các tổ chức chính trị - xã hội không có nghĩa vụ thực hiện thay cho bên được bảo đảm tín chấp ( tức bên đi vay nợ) Nghĩa vụ của họ chỉ là giám sát và đôn đôc việc trả nợ của bên di vay

Bên bảo đảm bao gồm bên cầm có, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên

ký quỹ, bên mua trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên bảo lãnh, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở trong trường hợp tín chấp, bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cằm giữ (Căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Nghị định

21/2021/NĐ-CP)

Ngoài ra căn cử Điều 45 Nghị định 21/2021/NĐ-CP: “7rường hợp báo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tín chấp thì tô chức ở xã, phường, thị trấn của Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng san Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến bình Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Công đoàn cơ sở là bên bảo đảm bằng tín chấp, trừ trường hợp Điễu lệ của tổ chức này quy định khác” Bên nhận bảo đảm (bên nhận tín chấp)

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, bên nhận bảo đảm bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên có quyên trong ký quỹ, bên bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu,

3 Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế (Nghiên cứu trao đổi, 17/11/2021) Quy định pháp luật về biện pháp bao đảm

11

Trang 12

bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong trường hợp tín chấp, bên có quyền trong hợp đồng song vụ đôi với biện pháp câm giữ

Như vậy, chủ thê tham gia vào quan hệ biện pháp bảo đảm là tô chức, cá nhân trong tham gia hợp đồng, thỏa thuận có áp đụng biện pháp bảo đảm Ngoài ra, theo quy

định tại Điều 35 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định về việc nhận thế chấp của cá

nhân, tô chức kinh tế không phải là tổ chức tín đụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gan liền với đất của hộ gia đỉnh, cá nhân sử dụng đất, thì việc nhận thế chấp của cá nhân, tô chức kinh tế không phải là tổ chức tín đụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản găn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau đây: “1 Bên nhận thế chấp là tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Dat dai, cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vị dân sự day đủ”!

2.2.2 Hình thức xác lập quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng biện pháp tín chấp

Theo Điều 345 BLDS 2015 quy định về hình thức tín chấp như sau: “7c cho vay có bảo đâm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tô chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn ` Hợp đồng vay vốn được giao kết giữa tổ chức tín đụng và cá nhân, hộ gia đình thuộc đối tượng chính sách - xã hội Trong hợp đồng cần phải có sự xác nhận của tô chức chính trị - xã hội đứng ra bảo đảm cho bên vay về hoàn cảnh gia đình, điều kiện vay Quy định này nhằm đảm bảo tính xác thực của việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng biện pháp tín chấp, vì so với các biện pháp bảo đảm được xác lập theo thỏa thuận, tính chất bảo đảm của biện pháp tín chấp rất thấp Theo đó, tín chấp thuần túy là dùng

uy tín để cam kết (và bảo đảm) về khả năng trả nợ vốn vay của bên có nghĩa vụ Trường hợp bên vay không trả được nợ thì bên nhận bảo đảm (là các tổ chức tín dụng) không thê xử lý uy tín của tổ chức chính trị xã hội - yếu tô thuộc về “chính trị - tinh

Trang 13

2.2.3 Nội dung của quan hệ bảo dam thực hiện nghĩa vụ bằng biện pháp tín chấp

Phạm vì nội dung giao dịch bảo đảm

Theo Điều 345 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung tín chấp như sau:

“Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải được cụ thể về số tiên, mục dich thoi han vay, lãi suất, quyên, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tô chức tín dụng cho vay

và 1Ô chức chỉnh trị - xã hội đâm bảo bằng tín chấp”

Cụ thê, nội dung của hợp đồng tín chấp bao gồm các nội dung sau:

Số tiền vay: Số tiền vay được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật về việc cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn và được áp đụng như nhau đối với các chủ thê này

Mục đích vay tín chấp: Vay tín chấp luôn có quy định cụ thê về mục đích vay Mục đích vay trong tín chấp thường hướng đến việc sản xuất, kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi,

Thời hạn vay: Thời hạn vay được quy định cụ thê trong các văn bản pháp lý Bên cạnh việc xác định thời hạn vay theo đơn vị thời gian, thời hạn vay còn được xác định theo một sự kiện nhất định ( Ví dụ: Cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay tín chấp

dé đi xuất khâu lao động thì thời hạn vay theo thời gian đi xuất khâu lao động) Lãi suất: Lãi suất được quy định cụ thé trong cac van ban quy dinh vé chương trình cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay tín chấp Có thê coi đây là một hình thức vay vốn lãi suất thấp bởi lãi suất trong vay tín chấp thường thấp hơn so với lãi suất thông thường

Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể: Bao gồm người vay, tô chức tín đụng cho vay và tô chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp

Phạm vì về đối tượng của giao dịch bảo đảm tín chấp

Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm, bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tô chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, theo quy định của pháp luật ( quy định tại Điều 344 BLDS 2015)

Dựa vào quy định nêu trên, đối tượng của giao dịch bảo đảm tín chấp là tài sản, hợp đồng tín dụng và uy tín của các tô chức chính trị - xã hội

Khi các cá nhân, hộ gia đình nghèo có nhu cầu vay vốn đề sản xuất, kinh doanh hoặc làm dịch vụ mà không có tài sản bảo đảm, các tổ chức chính trị-xã hội bằng uy tin của mình để bảo đảm trước các tô chức tín dụng cho các cá nhân, hộ gia đình vay

13

Trang 14

vốn Khi đứng ra bảo đảm, các tổ chức này phải xác nhận theo yêu cầu của tô chức tin dụng về điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, hộ gia đình nghèo khi vay vốn tại tổ chức tín dụng đó đồng thời phải chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức tín dụng Tổ chức chính trị-xã hội có quyền từ chối bảo đảm băng tín chấp, nếu xét thấy

cá nhân, hộ gia đình nghèo không có khả năng sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ và trả nợ cho tô chức tín dụng

Quyên và nghĩa vụ của các chủ thể trong giao địch bảo đâm tín chấp

Căn cứ vào Điều 46 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định về Quyên, nghĩa vụ

của các bên trong tín chấp như sau:

“1 Bên bảo đâm bằng tín chấp có quyên, nghĩa vụ:

a) Chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tô chức tín dụng cho vay đề giúp đỡ, hướng dân, tạo điều kiện cho người vay; giảm sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có

hiệu quả; đôn đốc trả nợ đây du, dung hạn;

b) Xác nhận theo yêu cầu của tô chức tín dụng cho vay về điều kiện, hoàn cảnh của người vay khi vay vốn;

c) Quyên, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dán sự, luật khác liên quan quy định

2 Tổ chức tín dụng cho vay có quyên, nghĩa vụ:

a) Yêu câu bên bảo đảm bằng tín chấp phối hợp trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay và

đôn dốc trả nợ;

b) Phối hợp với bên bảo đảm bằng tín chấp trong việc cho vay và thu hồi nợ;

c) Quyên, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dán sự, luật khác liên quan quy định

3 Người vay có quyên, nghĩa vụ:

a) Str dung von vay đề sản xuất, kinh doanh, phục vụ nhu cẩu đời sống hoặc tiếu dùng phù hợp với mục đích vay;

b) Tạo điều kiện thuận lợi cho tô chức tín dụng cho vay và bên bảo đảm bằng tín chấp kiểm tra việc sử dụng vốn vay;

e) Trả nợ đây đủ gốc và lãi vay (nếu có) đúng hạn cho tô chức tín dụng cho vay; đ) Quyên, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định ”

14

Trang 15

2.2.4 Trình tự, thủ tục xác lập quan hệ bao dam thực hiện nghĩa vụ bằng biện pháp tín chấp

Hình thức vay tín chấp tuy chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam cách đây không lâu nhưng đã thu hút được đông đảo khách hàng tham gia vay vốn Đây là một loại hình vô cùng đơn giản, mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng như: Đáp ứng nhanh chóng nhụ cầu vay vốn, không cần thế chấp tài sản, thủ tục nhanh gọn Ngày càng nhiều khách hàng có nhu cầu và tìm đến loại hình vay vốn này Tuy nhiên, không phải ai cũng có thê tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng Phần lớn lý do trong các trường hợp này là đo hồ sơ vay tín chấp của khách hàng không đúng quy định

Do đặc thù của các khoản vay tín chấp là khách hàng không cần có tài sản đảm bảo khoản vay đối với ngân hàng Vì vậy, thủ tục vay tín chấp tại ngân hàng cũng khá đơn giản và nhanh gọn Khách hàng chủ yếu chuẩn bị hồ sơ chứng minh nhân thân và

hồ sơ chứng minh thu nhập trả nợ đối với ngân hàng Các giấy tờ cần thiết gồm có: Đơn

đề nghị vay vốn tín chấp theo mẫu của ngân hàng, chứng minh thư nhân dân, giấy đăng

ký kết hôn hoặc giấy chứng nhận độc thân, số hộ khâu, số tạm trú và giấy tờ chứng minh thu nhập

Đối với các giấy tờ chứng minh thu nhập, tùy thuộc vào nguồn thu nhập là từ lương hay từ hoạt động cho thuê bất động sản, hoạt động kinh đoanh sẽ phải chuẩn bị

hồ sơ khác nhau khi vay vốn ngân hàng Ngoài ra, hiện nay các ngân hàng cũng phát triển rất nhiều các hình thức vay vốn tín chấp như: Vay theo hợp đồng bảo hiểm, vay theo thẻ tín dụng, vay theo hóa đơn điện, nước Mỗi trường hợp lấy khách hàng có thê

sẽ phải chuan bị thêm một số giây tờ khác, theo sự tư van của các nhân viên ngân hang

Hồ so vay tin chap theo luong

Vay tín chấp qua lương có hai hình thức: Lương chuyên khoản và lương tiền mặt Cả hai hình thức này về cơ bản có hỗ sơ giống nhau chỉ khác nhau phan ching minh thu nhập hàng tháng: Bản chính đơn đề nghị vay vốn và hợp đồng vay vốn theo mẫu riêng của từng ngân hàng/tô chức tín dụng: Bản sao chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/ hộ chiếu còn hiệu lực; Bản sao Hộ khâu/ Giấy tạm trú của khách hàng: Giấy xác nhận độc thân nều chưa kết hôn/ giấy đăng ký kết hôn (nêu có); Giấy tờ chứng minh thụ nhập; Hợp đồng lao động/ quyết định bổ nhiệm; Nhận lương tiền mặt: Bản chính giấy xác nhận lương và bảng lương từ 3-6 tháng gần nhất; Nhận lương chuyên khoản: Sao

kê tài khoản lương 3-6 tháng gần nhất có đóng dấu của ngân hàng

15

Trang 16

Hồ sơ vay tín chấp theo hợp đồng bảo hiểm

Bên cạnh lương cũng có thê dùng hợp đồng bảo hiểm đề vay tín chấp Thường hình thức nay chủ yếu được cung cấp bởi các công ty tài chính như Prudential, Fecredit

Hồ sơ vay tín chấp theo hợp đồng bảo hiểm gồm có: Ảnh 3 x 4; Bản phô tô chứng minh nhân dân; Bản sao số hộ khẩu; Bản sao Hợp đồng bảo hiểm; Bản sao biên lai đóng phí 3 hoặc 6 tháng gần nhất hoặc sao kê giao dịch đóng phí bảo hiểm; Điền đầy đủ vào giấy đề nghị vay tín chấp theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ theo mẫu của từng ngân hàng/ công ty tài chính."

5 Điều 45 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

16

Trang 17

CHUONG 3 NHUNG BAT CAP TRONG SU DUNG PHAP LUAT VE BAO DAM THUC HIEN NGHIA VU BANG BIEN PHAP TIN CHAP VA KIEN NGHI HOAN

THIEN PHAP LUAT

3.1 Thực tiễn sử dụng pháp luật về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bằng biện pháp tín chấp

3.1.1 Bắt cập trong việc xác định chủ thể bảo đảm

Chủ thê bảo đảm trong quan hệ tín chấp là các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở

Tổ chức chính trị-xã hội là các tổ chức được thành lập bởi những thành viên đại diện cho lực lượng xã hội nhất định, thực hiện các hoạt động xã hội rộng rãi và có ý nghĩa chính trị nhưng các hoạt động này không nhằm tới mục đích giành chính quyền Các tô chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể đứng ra đảm bảo vay cho các cá

nhân, hộ gia đình nghèo như: Hội Nông dân Việt Nam; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt

Nam; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Mặt trận Tô quốc Việt Nam

Theo từ điển Tiếng Việt, tín chấp là vay tiền bằng sự tín nhiệm, không thế chấp tài sản Ở đây có nghĩa là tín chấp được nhắc tới là một loại hình tín dụng của các ngân hàng chứ không phải dưới góc độ một biện pháp bảo đảm dân sự Theo cách hiểu nay, tin chấp là một hình thức vay tiền ngân hàng mà trong hình thức này, sự tín nhiệm hay

là uy tín được xem là một sự bảo đảm dé vay tién ma không cần có tài sản đưa ra đề thế chấp Như vậy, xét vay tín chấp, ta thấy bên cạnh hợp đồng vay tiền băng tín chấp ngân hàng hoặc các tô chức tín dụng khác luôn luôn là một sự bảo đảm bằng uy tín, sự tín nhiệm của cá nhân hay tô chức nào đó, không chỉ có tổ chức chính trị - xã hội Sự bảo dam bang uy tin, sự tín nhiệm của cá nhân hay tổ chức nào đó chính là biện pháp bảo đảm bằng tín chấp Như vậy: Tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội là một loại của tín chấp Uy tín, sự tín nhiệm của các tô chức chính trị - xã hội là sự bảo đảm trước ngân hàng, tô chức tín dụng để vay tiền."

Về khái nệm Tín châp của các tô chức chính trị - xã hội, Bộ luật dân sự năm

2005 không nêu rõ khái niệm mà chỉ quy định: “TÔ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có

6 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác

17

Trang 18

thé bao dam bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại hang hoặc tô chúc tín dụng khác dé sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phú ” Còn NÐ 163/2006/ ND — CP xay dựng khái niệm tín chấp như sau: “7 chấp là việc tô chức chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tin cua minh bao dam cho ca nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tô chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ `

Từ các vấn để trình bày ở trên, có thể xác định được:

Tín chấp có phạm vì rộng hơn tín chấp của tô chức chính trị - xã hội

Luật không quy định, nhưng có khá nhiều tổ chức vay tín chấp băng tín chấp Sự khác nhau cơ bản để phân biệt tín chấp trong các trường hợp này chính là “sự tín nhiệm ”của “ai” được “dùng” để vay tiền Như chúng ta đã biết, có nhiều đối tượng được bảo đảm băng tín chấp đề người có nhu cầu vay vốn được vay vốn, cụ thể là các

cá nhân có uy tín, các tô chức kinh tế, các tổ chức xã hội, các tô chức chính trị - xã hội,

các tô chức chính trị xã hội - nghề nghiệp

Tín chấp và vay tín chấp là hai khái niệm khác nhau

Hai khái niệm này rất đễ bị sử dụng nhằm, bởi thoạt nghe thì rất giỗng nhau Có thê phân biệt như sau: “Tín chấp” là một biện pháp bảo đảm dé vay tiền ngân hàng hoặc các tô chức tín dụng còn “vay tín chấp” là một hình thức tín dụng, trong đó áp dụng biện pháp bảo đảm là tín chấp - lay uy tin dé thé chap

Tín chấp không phải là vay không có tài sản bảo đâm

Nếu không tìm hiểu rõ ràng và thiếu cần trọng trong cách hiểu, sẽ dẫn tới việc

đồng nhất hai khái niệm này bởi chúng có điểm giống nhau là đối tượng hướng tới là

một khoản tiền (trong tín chấp, bằng uy tín của cá nhân, tổ chức nào đó mà người có nghĩa vụ được vay một khoản tiền; trong vay không có tài sản bảo đảm, người có nghĩa

vụ vay một khoản tiên mà không có tài sản bảo đảm)

Có thế phân biệt tín chấp với vay không có tài sản bảo đảm một cách đơn giản là: tín chấp là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đân sự được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005 còn vay không có tài sản bảo đảm là một dạng cấp tín dụng

18

Ngày đăng: 24/08/2024, 11:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w