1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Tl Ldđ.pdf

17 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề QUY ĐỊNH VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO CƠ SỞ TÔN GIÁO
Tác giả Nguyễn Dương Thu Hiền
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thanh Xuân
Trường học KHOA LUẬT KINH TẾ
Chuyên ngành LUẬT KINH DOANH
Thể loại Bài Thu Hoạch
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. HO CHi MINH
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,31 MB

Nội dung

Trong đó các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo là đặc biệt cần thiết bởi các quy định này không chỉ đảm bảo quyền lợi của các tô chức tôn giáo trong vi

Trang 1

KHOA LUẬT KINH TẾ

BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH

*xx*%x%

BÀI THU HOẠCH

MÔN LUẬT ĐẤT ĐAI

QUY ĐỊNH VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ

DỤNG ĐẤT CHO CƠ SỞ TÔN GIÁO

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Thanh Xuân Ghi họ tên: Nguyễn Dương

Thu Hiền

TP HO CHi MINH, 6/2024

Trang 2

DANH MUC TU VIET TAT

GCN Giấy chứng nhận

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MUC TU VIET TAT 2

LOI CAM ON 4

0908009671008 8 .ẻ.ẻẽ 5

I Cơ sở lý luận chung về đất cơ sở tôn giáo 6

L Lý luận chung về đất cơ sở tôn giáo s- 5-1 21 1112111111211 1111 11 1211 11a 6

2.3 Trình tự thủ tục cấp GCN quyên sử dụng đắất - nnnnnnnnrưn 8

IH Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sir dung dat cho cơ sở tôn giáo 9

1 Quy trình cấp GCN quyên sử dụng đất phức tạp và kéo đài -s- c5: 9

HI Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định về cấp GCN quyền sử dụng đất cho cơ

KẾT LUẬN ằằ Ăn Sieeeensasssreeesssssersesssrrssesssres LỔ

TÀI LIỆU THAM KHẢO - acc nền sreensrensrerssrerssres L7

Trang 4

LOI CAM ON

Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Nguyễn Thị

Thanh Xuân - giảng viên hướng dẫn môn Luật Đất đai lớp học phần 232DD0102

Trong suốt quá trình học tập và tìm hiểu môn Luật Đất đai do cô hướng dẫn,

em nghĩ rằng không chỉ riêng mỗi bản thân em mà ắt hắn tất cả các bạn trong lớp cũng đã tích lũy thêm được rất nhiều kiến thức về môn học này nhờ sự quan tâm, giảng đạy đầy tâm huyết và tận tình của cô Những kiến thức mà cô truyền đạt chính

là chia khóa giúp chúng em có thê hoàn thành được bài báo cáo môn học này một

cách tốt nhất

Đề hoàn thành bài báo cáo này, bên cạnh việc vận dụng những kiến thức đã được học trên lớp thì em cũng có tìm tòi thêm một số thông tin bên ngoài sách vở Tuy nhiên, do vốn hiểu biết còn đôi chút hạn chế cũng như chưa được tiếp xúc nhiều với các trường hợp thực tiễn nên cũng không khó tránh khỏi những thiếu sót trong bài làm Do đó, em rất mong nhận được những lời góp ý của cô nhằm mục đích khắc phục được các khuyết điểm đồng thời nâng cao được khả năng làm bài thu hoạch ngảy một hoàn thiện hơn

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô Kính chúc cô thật nhiều sức khỏe, công tác tốt và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp giảng dạy

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Từ xưa đến nay, đất đai luôn được coi là nguồn tài nguyên quý của mọi quốc gia, mỗi tất đất là một “tắc vàng” giúp cho con người có thê canh tác, sản xuất và trồng trọt trên ấy, đất đai đã góp một phần không nhỏ vào sự tồn tại và phát triển của

xã hội loài người Trong hành trình phát triển đó, việc quản lý đất đai không chỉ là

một vấn đề về kinh tế mà còn là một phần không thể thiếu trong việc duy trì và phát triển các giá trị văn hóa, tôn giáo của một quốc gia Bởi các cơ sở tôn giáo đóng vai trò quan trong trong đời sống tính thần của người dân, do đó mà việc bảo đảm quyền

sử dụng đất sẽ giúp các cơ sở này ổn định và phát triển Vì vậy mà việc thiết lập các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo trở nên vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và sự linh hoạt trong quản lý

Trên cơ sở đó, Luật đất đai không chỉ là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu

và sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức mà còn là công cụ đề thúc đây sự phát triển cân đối của đất đai trong xã hội Trong đó các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo là đặc biệt cần thiết bởi các quy định này không chỉ đảm bảo quyền lợi của các tô chức tôn giáo trong việc sử dụng đất mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển các hoạt động tôn giáo, góp phần vào sự ôn định và hòa bình xã hội Cụ thế, việc nghiên cứu các quy định này sẽ làm rõ và hệ thống hóa các quy định hiện hành, đưa ra cái nhìn toàn diện hơn vẻ thực trạng và nhu cầu của các cơ sở tôn giáo nhằm giúp các cơ quan chức năng đưa ra các chính sách quản lý phù hợp và hiệu quả hơn, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ sở tôn giáo hiện nay

Vì lý do nói trên nên em đã chọn để tài “Quy định về cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo” cho bài tiêu luận cuối kỳ Trong bài tiêu luận này, em sẽ tập trung phân tích về quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo, đồng thời đánh giá vai trò và ảnh hưởng của những quy định này đối với cả quản lý đất đai và sự phát triển của các cộng đồng tôn giáo Trên tỉnh thần đó, em cũng sẽ liệt kê một số bất cập về thực trạng sử dụng đất của cơ sở tôn

giáo, có những so sánh giữa Luật đất đai hiện hành (Luật đất đai 2013) và Luật đất

đai mới (Luật đất đai 2024), qua đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhăm tối ưu hóa hiệu quả của chúng

Trang 6

I Cơ sở lý luận chung về đất cơ sở tôn giáo

1 Lý luận chung về đất cơ sở tôn giáo

Đề làm rõ về đất cơ sở tôn giáo thì đầu tiên cần hiểu rõ thế nào là cơ sở tôn

giáo Theo Khoản 14 điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016: “Cơ sở tôn giáo gỗm

chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, †Fụ sở của tô chức tôn giáo, cơ

sở hợp pháp khác của tô chức tôn giáo” Định nghĩa về “cơ sở tôn giáo” cũng được

ghi nhận tại Khoản 4 điều 5 Luật đất đai 2013, trong quy định này thì cơ sở tôn giáo

thuộc nhóm người sử dụng đất Như vậy, theo quy định của Luật đất đai, cơ sở tôn

giáo được xác định là một trong những chủ thé duoc str dung dat Vi vậy mà cơ sở

tôn giáo cũng có các quyền và nghĩa vụ như người sử dụng đất, điều này được quy

định chỉ tiết trong Luật đất đai 2013, tại Điều 166, 170 và I8I

Căn cứ theo Luật đất đai 2013, đất cơ sở tôn giáo là loại đất thuộc nhóm đất

phí nông nghiệp (Điểm g khoản 2 điều 10) và không phải trả tiền sử dụng đất

(Khoản 5 điều 54) Tuy nhiên, quyền sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo bị hạn chế

Cụ thể là đất cơ sở tôn giáo không có quyền chuyên đổi, chuyển nhượng, tặng cho,

cho thuê quyền sử dụng đất, cũng như không được thế chấp hoặc góp vốn băng

quyền sử dụng đất; và khi Nhà nước thu hồi đất, các cơ sở tôn giáo không được bồi

thường về đất (Khoản 2 điều 173 Luật đất đai 2013)

về nguồn sốc, căn cứ theo Luật đất đai 2013, đất cơ sở tôn giáo được hình

thành thông qua 3 nguồn gốc: thông qua việc nhà nước giao đất (khoản 2 điều 159),

thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất (điểm ¡ khoản I điều 169 và

khoản 4 điều 102), và thông qua kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai; quyết

định về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai; quyết định hoặc

bản án của TAND; quyết định thí hành án của cơ quan thí hành án (điểm I khoản I

điều 169)

Về định nghĩa, đất cơ sở tôn giáo được hiểu theo Điều 159 Luật đất dai 2013

như sau:

“] Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất,

thánh đường, miệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, frụ sở

của tô chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt

động

2 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước,

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thâm quyên phê

duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo ”

Nhìn chung, Điều 159 Luật đất đai 2013 đã xác định rõ phạm vi đất cơ sở tôn

giáo, đó là các loại đất thuộc cơ sở tôn giáo bao gồm nhiều hình thức khác nhau như

chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ

Trang 7

sở của tô chức tôn giáo, và các cơ sở khác được Nhà nước cho phép hoạt động Nếu

tổ chức tôn giáo đó tồn tại, nhưng không được Nhà nước cho phép, thì đất của tô

chức tôn giáo đó cũng không được Nhà nước công nhận là đất cơ sở tôn giáo Điều

này đảm bảo rằng các loại cơ sở tôn giáo được nhận diện và quản lý rõ ràng trong hệ

thống pháp luật đất đai Bên cạnh đó, Khoản 2 của điều luật này cũng quy định về

chính sách giao đất của Nhà nước Cụ thé, đất cơ sở tôn giáo được Nhà nước giao đất

không thu tiền sử dụng đất Đây là một chính sách quan trọng nhằm hỗ trợ các hoạt

động tôn giáo, thê hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tôn giáo của người đân

Bằng cách không thu tiền sử dụng đất, không những Nhà nước tạo điều kiện thuận

lợi cho các tổ chức tôn giáo trong việc xây đựng và đuy trì các cơ sở của mình mà

còn phản ánh sự công nhận và tôn trọng của Nhà nước đối với vai trò của các tổ chức

tôn giáo trong đời sống cộng đồng

2 Quy định về cấp GCN quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo

2.1 Tham quyền cấp GCN quyền sử dụng đất

Về thâm quyền cấp GCN quyên sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo thì UBND

tỉnh là cơ quan có thâm quyền thực hiện việc cấp giấy này, cụ thể: “Ủy ban nhân

dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyên sở hữu nhà ở và tài sản

khác gắn liền với đất cho tô chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước

ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước

ngoài có chức năng ngoại giao ” Ngoài ra, UBND tỉnh được ủy quyền cho cơ quan

tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Khoản 1 điều 105 Luật đất đai 2013)

2.2 Điều kiện cấp GCN quyền sử dụng đất

Về điều kiện cấp GCN quyên sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo, Khoản 4 điều

102 Luật đất đai 2013 có quy định:

“Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất, quyên sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau

đây:

4) Được Nhà nước cho phép hoạt động;

b) Không có tranh chấp;

c) Không phải là đất nhận chuyên nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng

7 nam 2004.”

Theo quy định của Điều 102, điều kiện đầu tiên để cơ sở tôn giáo được cấp

GCN quyền sử dụng đất là phải được Nhà nước cho phép hoạt động, tức là chỉ

những cơ sở tôn giáo hợp pháp va được công nhận mới được cấp GCN quyển sử

dụng đất Đây là một điều kiện hợp lý, vì nó giúp Nhà nước quản lý và giám sát các

hoạt động tôn giáo, đảm bảo chúng phủ hợp với luật pháp và các quy định hiện hành

Điều kiện thứ hai yêu cầu đất của cơ sở tôn giáo phải không có bất kỳ tranh chấp nào

với các bên khác Yêu cầu này là vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo tính minh bạch về

Trang 8

quyền sử dụng đất, giúp cho quyền sử dụng đất của cơ sở tôn giáo không bị ảnh

hưởng bởi các mâu thuẫn hoặc kiện tụng Cuối cùng, để được cấp GCN quyển sử

dụng đất thì yêu cầu đặt ra với cơ sở tôn giáo là đất đó không phải là đất nhận

chuyền nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 Ngày này có thể được

quy định như một mốc thời gian đề tránh những tranh cãi hoặc lợi dụng pháp luật về

đất đai Cụ thể, điều kiện này nhằm tránh việc các cơ sở tôn giáo sử dụng việc

chuyền nhượng hoặc nhận tặng cho đất sau ngày 01/07/2004 như một cách đề lách

luật hoặc lợi dụng chính sách đất đai Tuy nhiên, việc này cũng có thê gây khó khăn

cho những cơ sở tôn giáo thực sự cần đất sau thời điểm này và không có ý định lợi

dụng chính sách

2.3 Trình tự thủ tục cấp GCN quyền sử dụng đất

Về trình tự thủ tục cấp GCN quyên sử dụng đất, bên cạnh Luật đất đai 2013,

Chính phủ còn ban hành Nghị định 43/2014/NĐ-CP đề hướng dẫn thi hành Luật đất

đai Điều 28 trong văn bản này quy định về thủ tục cấp GCN quyén str dung dat,

quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất do cơ sở tôn giáo

đang sử dụng Cụ thé, điều luật đi sâu vào ba vấn đề:

Thứ nhất, rà soát và kê khai Khoản 1 điều 28 quy định Các cơ sở tôn giáo

như chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đảo tạo, trụ sở tô chức

tôn giáo, và các cơ sở tôn giáo khác được Nhà nước cho phép hoạt động, nếu chưa

có GCN quyền sử dụng đất, phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo

UBND cấp tỉnh Sau đó, các cơ sở tôn giáo cần báo cáo về: tông diện tích đất sử

dụng: phân loại nguồn sốc đất; diện tích đất đã cho mượn, ở nhờ, thuê; diện tích đất

bị lấn, chiếm

Thứ hai, kiểm tra và xử lý Khoản 2 điều 28 quy định UBND cap tinh là chủ

thê có thâm quyên kiểm tra thực tế, xác định ranh giới thửa đất và quyết định xử lý:

(1) Diện tích đất sử dụng ôn định trước 15/10/1993: Giải quyết đựa trên nhu

cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo và các bên liên quan, đảm bảo quyền lợi phù hợp

với thực tế

(2) Diện tích đất sử dụng từ 15/10/1993 đến 01/07/2004: Giải quyết theo quy

định về mượn đất, thuê đất giữa hộ gia đình, cá nhân

(3) Diện tích đất mở rộng không phép, bị lấn chiếm, có tranh chấp: UBND

cấp tỉnh giải quyết theo quy định pháp luật

Thứ ba, cấp GCN quyền sử dụng đất Căn cứ theo Khoản 3 điều 28 Luật đất

đai 2013, sau khi xử lý và đủ điều kiện, cơ sở tôn giáo được cấp GCN quyền sử dụng

đất, theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất, với thời hạn sử dụng đất ôn

định lâu đài Trường hợp đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất

nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phí nông nghiệp, làm cơ sở

hoạt động từ thiện (kế cả trường hợp nhận chuyên nhượng, nhận tặng cho trước ngày

01 tháng 7 năm 2004) thì được cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và

Trang 9

tài sản khác gan liền với đất theo hình thức và thời hạn sử dụng đất tương ứng với

mục đích đó như đối với hộ gia đình, ca nhân

Tổng quan, những điều kiện trên đề cơ sở tôn giáo được cấp GCN quyền sử

dụng đất theo Luật đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP nhằm cân bằng giữa

việc bảo vệ quyền lợi của các cơ sở tôn giáo và việc quản lý chặt chẽ đất đai tôn giáo

của Nhà nước, tuy nhiên, có thể cần có thêm sự linh hoạt hoặc các quy định bỗ sung

để giải quyết những trường hợp đặc biệt

H Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo

1 Quy trình cấp GCN quyền sử dụng đất phức tạp và kéo dài

Hiện nay, việc cấp GCN quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo còn tồn tại khá

nhiều khó khăn và vướng mắc trong quy trình Cụ thể, mặc dù thủ tục được quy định

khá rõ trong Điều 28 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn,

quy trình này diễn ra vô cùng phức tạp, đòi hỏi nhiều thủ tục và giấy tờ Các cơ sở

tôn giáo đề phải trải qua nhiều bước kiểm tra và xác minh từ các cơ quan nhà nước

Điều này có thê gây khó khăn cho các cơ sở tôn giáo, đặc biệt là những cơ sở thiếu

nguồn lực hoặc hiểu biết về pháp lý đề hoàn thành các thủ tục cần thiết

Ngoài ra, Khoản 2 điều 181 quy định: “Cơ sở tôn giáo, cộng đông dân cư sử

dụng đất không được chuyến đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyên sử dụng

đất: không được thế chấp, góp vốn bằng quyên sử dụng đất”, đồng nghĩa với việc tô

chức tôn giáo không được phép tự tạo quỹ đất Tuy nhiên, một số nơi hiện nay không

có đất vì nhiều địa phương đã hết quỹ đất, không có quy hoạch chưa có quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất đề bố trí giao đất và cấp GCN quyền sử dụng đất cho các cơ sở

tôn giáo đề xây dựng cơ sở thờ tự Điều này gây ảnh hưởng đến các tô chức tôn giáo

bởi một số tổ chức tôn giáo có sự gia tăng về số lượng tín đồ, dẫn đến gia tăng nhu

cầu về cơ sở thờ tự nên họ rất cần quỹ đất để xây dựng hay mở rộng cơ sở tôn giáo

Đề đáp ứng nhu cầu sử dụng, một số tổ chức tôn giáo đã thực hiện các giao địch như

mua, bán, sang nhượng, nhận hiến tặng tài sản, sau đó làm thủ tục xin Nhà nước thu

hồi và giao lại cho tô chức tôn giáo Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi sự tham gia ý

kiến của nhiều cơ quan chức năng, dẫn đến thủ tục kéo đài so với quy định Có thể

thấy, quy hoạch tông thể về sử dụng đất cơ sở tôn giáo chưa được cơ quan chức năng

hướng dẫn và quan tâm đúng mức Chính vì thiếu quy hoạch cho nên mỗi khi tô

chức tôn giáo có nhu cầu xin cấp đất để xây dựng cơ sở thờ tự thì chính quyền địa

phương rất lúng túng, bị động trong giải quyết' Cũng vì những nguyên nhân này mà

dẫn đến việc thời gian cấp GCN quyền sử dụng đất đối với cơ sở tôn giáo bị kéo dài

và khiến cho một số nơi thờ tự không thê sữa chửa hay xây đựng mới, dẫn đến khó

khăn trong sinh hoạt tôn giáo

1 PGS.TS Phạm Hữu Nghị: Pháp luật về đất tôn giáo - Thực trạng và những vấn đề đặt

ra, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam, ngày 30/04/2023

Trang 10

10

Một nguyên nhân khác khiến nhiều cơ sở tôn giáo vẫn chưa được cấp giấy

chứng nhận quyền sử đụng đất là do sự không rõ ràng và phức tạp trong các vấn đề

liên quan Dù Khoản 2 điều 28 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định Ủy ban nhân

dân cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra thực tế, xác định ranh ĐIỚI cụ thể của thửa đất và

quyết định xử lý theo các trường hợp cụ thể, nhưng thực tiễn cho thấy đây không

phải là một vấn đề dễ Cụ thẻ, ranh giới, mốc giới đất sử đụng của các cơ sở tôn giáo

chưa được thống nhất với đất do UBND xã quản lý cũng như đất của các hộ dân giáp

ranh Việc chưa thống nhất được có thể đo lich sử sử dụng đất phức tạp hoặc thiếu sự

rõ ràng về quyền sở hữu đất, dẫn đến tranh chấp đất đai Đây cũng được coi là một

trong những lý đo dẫn đến việc chậm trễ hoặc không thê cấp GCN quyền sử dụng đất

cho các cơ sở tôn giáo Bên cạnh đó, nguồn gốc sử dụng đất của họ thiếu minh bạch,

diện tích sử dụng thường xuyên biến động Một số trường hợp, các cơ sở tôn giáo đã

tự ý chuyên đổi, chuyển nhượng, hiến tặng hay mở rộng sang đất công: thậm chí tự

động chuyên mục đích sử dụng đất và xây dựng các công trình kiên cố khi chưa có

sự cho phép của cơ quan nhà nước có thắm quyền?

Minh họa cho điều này, tại TP.HCM, Thánh thất Cao Đài Tiên Thiên do Giáo

hữu Thượng Cung Thanh - Trưởng ban đại diện Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên trông

coi, đang đối mặt với tình trạng tranh chấp đất đai kéo dài đai đẳng suốt nhiều thập

kỷ qua Theo lời kê của Giáo hữu Thượng Cung Thanh, cơ sở Hội thánh đã được xây

dựng từ 90 năm trước và chưa từng ghi nhận bất kỳ tranh chấp nảo liên quan đến

quyền sở hữu đất đai cho đến sau năm 1975 Tuy nhiên, sau từ thời điểm đó, tinh

trang lấn chiếm đất tại khu vực này bắt đầu xuất hiện, ảnh hưởng trực tiếp đến diện

tích đất của Thánh thất Nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp và củng cố cơ sở cho hoạt

động tín ngưỡng, Hội thánh đã chủ động tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết dé

xin cấp GCN quyên sử dụng đất Nhưng dù đã trải qua nhiều giai đoạn lãnh đạo và

nễ lực đệ đơn đề nghị, cho đến nay, Hội thánh vẫn chưa nhận được phản hồi chính

thức và cụ thể từ phía cơ quan chức năng liên quanẺ

Hậu quả của việc vướng mắc thủ tục pháp lý này là Thánh thất đang phải đối

mặt với nhiều khó khăn trong việc duy trì và tu sửa cơ sở Một phần diện tích đất bị

lấn chiếm khiến cho việc xây dựng và nâng cấp các hạng mục công trình trở nên bất

khả thị, buộc Hội thánh phải sử dụng tam bat che chan tam bợ đề bảo vệ Thánh điện,

gây mat my quan dé thi và tiềm ấn nguy cơ mắt an toàn

2 Mạnh Tú: Hải Dương - Tập trung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ

sở tôn giáo, Chuyên trang thông tin Chính sách và cuộc sống - TTXVN, 2023,

[truy cập ngày 09/06/2024]

3 Hồng Giang: Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đối) - Nhiều ý kiến đề xuất từ đại diện

các tôn giáo, Báo tin tức, 2023, https://baotintuc.vn/thoi-su/gop-y-du-thao-luat-dat-dai-

sua-doi-nhieu-y-kien-de-xuat-tu-dai-dien-cac-ton-giao-20230310134337779.htm, [truy

cập ngày 09/06/2024]

Ngày đăng: 24/08/2024, 11:13